Read more
Mọi giấc mơ của
chúng ta đều bắt rễ trong cái giả - Osho
Peter Markee, nó đúng ở mọi
nơi. Nó đúng vĩnh viễn. Chân lí là phổ quát: thời gian không tạo ra khác biệt,
nơi chốn không tạo ra khác biệt. Và đây là một trong những chân lí nền tảng nhất
của trưởng thành tâm linh: cái giả phải bị bỏ đi bởi vì cái giả là rào chắn. Bạn
vẫn còn bị lừa bởi cái giả; do đó việc tìm kiếm cái thật chưa bao giờ bắt đầu.
Bạn tin cái giả là cái thật.
Thế thì tại sao bạn phải nỗ lực
hiểu cái thật? Nếu bạn nghĩ rằng tối là sáng, thế thì cần gì tìm kiếm sáng? Nếu
bạn nghĩ cuộc sống này là tất cả, thế thì không có vấn đề tìm và hỏi về kiếp sống
khác. Nếu thời gian là toàn bộ thực tại của bạn, thế thì vĩnh hằng chưa bao giờ
trở thành cuộc truy tìm cho bạn. Cái giả sẽ nghĩa là bản ngã; cái thật sẽ nghĩa
là vô ngã. Cái giả sẽ là của bạn; cái thật sẽ là của Thượng đế. Cái giả sẽ là
cá thể; cái thực sẽ là vạn vật. Cái giả sẽ đơn giản nghĩa là bạn tin bản thân bạn
tách rời khỏi cái toàn thể; còn cái thật sẽ làm việc tan biến của ảo tưởng tách
rời này, trở thành cái bạn thực sự đang là - một phần trong sự hài hoà vũ trụ
này, hoàn toàn là một với nó. Thế thì bạn không có đích tách biệt nào, bạn
không có mục đích riêng tư nào. Thế thì bất kì chỗ nào cái toàn thể đi, bạn đi.
Bạn chỉ là con sóng trong đại dương.
Và trước khi cái thực có thể được
biết, cái giả phải dừng lại, bởi vì cái giả đang che mắt bạn. Bạn bám lấy cái
giả, bám lấy đồ chơi. Và chừng nào bạn chưa thấy ra vấn đề - rằng đồ chơi chỉ
là đồ chơi, không đáng bám vào... Trong chính khoảnh khắc đó của việc thấy, đồ
chơi tuột khỏi tay bạn theo cách của nó bởi vì bạn không còn bám lấy nó nữa. Thấy
ra cái giả là giả là bắt đầu của chân lí. Nhưng việc thấy đó là gian nan. Trong
nhiều kiếp chúng ta đã sống với cái giả và chúng ta đã tin vào cái giả. Chúng
ta đã nuôi dưỡng, nuôi nấng cái giả. Tất cả hi vọng của chúng ta, mọi giấc mơ của
chúng ta đều bắt rễ trong cái giả. Toàn thể các kiếp sống của chúng ta đều là đầu
tư vào cái giả; do đó chúng ta sợ ngay cả việc nhìn, chúng ta sợ ngắm nhìn,
quan sát.
Kinh nghiệm đáng sợ nhất cho
con người là nhớ, quan sát, nhận biết; do đó mới có khó trong thiền. Nó không nảy
sinh từ bên ngoài; không có rối loạn bên ngoài. Rối loạn thực là bên trong bạn.
Bạn thực sự không muốn thiền. Bạn đang trong trói buộc kép. Bạn nghe chư phật
nói về cái đẹp và ân huệ và phúc lành của thiền, và bạn trở nên tham về nó.
Nhưng thế rồi bạn nhìn vào đầu tư riêng của mình và bạn trở nên kinh hãi, cho
nên bạn cố thiền. Vậy mà bạn không thực sự muốn thiền bởi vì thiền nghĩa là bạn
sẽ phải nhìn mọi thứ như chúng vậy - cái giả là giả, cái thực là thực - và điều
đó sẽ làm tan tành toàn thể nỗ lực của bạn của nhiều kiếp trong một khoảnh khắc.
Dũng cảm lớn được cần tới để
thiền, dũng cảm để vứt bỏ mọi đầu tư. Thông minh lớn lao được cần. Thực ra, đây
là thông minh thực: thấy rằng bằng bất kì cách nào và bất kì nỗ lực nào bạn làm
để nhận ra cái giả, để làm ra cái đúng từ nó, chúng sẽ thất bại. Thấy điều đó -
rằng toàn thể nỗ lực là bài tập trong vô tích sự hoàn toàn - là thông minh. Nó
chẳng có liên quan gì tới trí tuệ; nó rất đơn giản.
Nhìn, quan sát, và không sợ và
không né tránh việc nhìn. Và không cứ chơi với bản thân mình, lừa bản thân
mình. Đừng vẫn còn trong trói buộc kép, với tay này tạo ra và tay kia phá đi.
Đó là điều mọi người đang làm: một nửa con người họ muốn tiếp tục như họ vậy -
nửa ngu xuẩn, nửa hợp lí, số học của tâm trí họ. Và nửa kia, nửa thông minh, nửa
trực giác - trái tim - muốn bắt đầu cái mới, bởi vì bạn đã thấy quá lâu rằng chẳng
cái gì thành công cả. Và dầu vậy bạn cứ đi trên cùng lối mòn. Đây là lúc, đúng
lúc, để thoát ra khỏi lối mòn và có việc sinh thành mới.
Điều Gurdjieff nói đã được mọi
bậc thầy lớn của thế giới nói rồi. "Thức dậy đi," Phật nói. Cũng cùng
điều đó, lời có khác. "Quan sát," Jesus nói. Có tính quan sát cứ dường
như người chủ nhà đã đi ra ngoài và người đó đã bảo người hầu vẫn còn còn tỉnh
táo bởi vì người chủ có thể về bất kì lúc nào và người chủ không muốn họ ngủ -
bất kì khoảnh khắc nào người chủ cũng có thể về. Họ phải tỉnh táo, cảnh giác, mọi
lúc. Jesus nói tỉnh táo.
Trong tỉnh táo kinh nghiệm đầu
tiên là ở chỗ bạn có cá tính, cái là giả. Gurdjieff gọi nó là ý chí giả. Và bạn
có cái gì đó khác, cái gì đó không có tính cá thể trong bạn, cái là ý chí thật.
Dáng vẻ của bạn từ bên ngoài là giả; điều bạn kinh nghiệm từ cốt lõi bên trong
nhất của bạn là thật. Bạn là sự trộn lẫn của cái ngẫu nhiên và cái tinh tuý, của
cái tình cờ và cái bản chất.
Bạn là điểm gặp gỡ của thời
gian và vĩnh hằng, ngã tư đường nơi vật chất và tâm thức gặp gỡ, nơi thân thể
và linh hồn gặp nhau, nơi cái thực và cái không thực bắt tay nhau. Vâng, bạn
đích xác ở ngã tư đường. Và bạn phải rất tỉnh táo không chọn cái giả - bởi vì
cái giả rất hấp dẫn. Cái giả làm đủ mọi thứ tuyên truyền về bản thân nó; cái giả
sẽ cố gắng thuyết phục bạn với đủ mọi luận cứ.
Chân lí vẫn còn im lặng. Chừng
nào bạn chưa sẵn sàng đón nhận nó, nó thậm chí sẽ không gõ cửa nhà bạn. Cái giả
sợ rằng nếu nhiều khói không được tạo ra quanh nó thì tính giả của nó sẽ bị bạn
thấy. Cho nên cảnh giác với sự hợp lí hoá của cái giả, tuyên truyền của nó, luận
cứ của nó, bằng chứng của nó. Và cũng nhớ cái im lặng của chân lí - hoàn toàn
im lặng, tuyệt đối im lặng. Chân lí chưa bao giờ thuyết phục bạn; nó sẽ đợi -
nó có thể đợi tới vĩnh hằng. Nhưng cái giả không thể đợi được, nó là nhất thời,
nó không thể kiên nhẫn thế được. Nó phải thuyết phục bạn, nó phải cám dỗ bạn
ngay lập tức có thể được. Cái giả rất thôi miên.
Cách thức của chúng là đối lập
toàn bộ. Chân lí được đạt tới qua thức tỉnh, còn cái giả được đạt tới qua ngủ
say. Cái giả giống như thuốc ngủ: nó rất an ủi, thoải mái, ấm cúng, an ninh, an
toàn. Nó cho bạn mọi loại bảo vệ, bảo hiểm. Nó cứ bảo bạn, "Ở cùng mình đi
và mình sẽ bảo vệ cho. Mình là người gác, người hướng dẫn, bạn của mình, triết
gia của mình." Chân lí chưa bao giờ tuyên bố điều gì.
Chừng nào bạn chưa hoàn toàn
chán ngán với cái giả và những tuyên bố của nó - tất cả đều là hư huyễn... Nó
nói nhiều, nhưng nó chưa bao giờ chuyển giao hàng hoá nào. Chừng nào bạn chưa
trở nên thất vọng toàn bộ, chán chường, ngán ngẩm với nó, bạn sẽ không nhìn vào
chân lí im lặng đâu; bạn sẽ không nghe tiếng nói nhỏ bé, tĩnh lặng bên trong.
Và tiếng nói đó là tiếng nói của Thượng đế. Nó là phổ quát; nó chẳng liên quan
gì tới bạn cả.
Chân lí sẽ không phải là của bạn.
Nó là cái toàn thể nói qua bạn, vận hành qua bạn. Cái giả cho bạn ý niệm về bản
ngã lớn - "Mình là ai đó" - còn cái thật lấy đi mọi bản ngã. Nó làm bạn
thành cái không, không ai cả. Chỉ qua tính không ai cả của bạn mà cái toàn thể
mới có thể vận hành không bị cản trở.
Vâng, Peter Markee này,
Gurdjieff là đúng. Và bất kì cái gì là đúng với Gurdjieff cũng là đúng ở đây nữa
- là đúng vĩnh viễn. Bất kì chỗ nào thầy tồn tại, cái giả đều phải qui hàng. Điều
đó thực ra là vận hành của tính chất sannyas. Nó là phương cách để khuất phục
cái giả. Tính chất sannyas nghĩa là bạn buông xuôi bản ngã của bạn. Bạn nói với
thầy, "Xin thầy lấy gánh nặng khỏi đầu tôi."
Bạn cúi đầu, bạn chạm chân thầy.
Điều đó đơn giản là biểu tượng rằng "Bây giờ tôi sẽ không vận hành như một
thực thể tách biệt với thầy."
Và thầy là người đã buông xuôi
ý chí của mình, người tồn tại không như một cá thể, người chỉ là sự hiện diện,
cửa sổ mở vào Thượng đế. Và khi bạn buông xuôi với cửa sổ này bạn đang buông
xuôi với bầu trời bên ngoài. Cửa sổ này sẽ chỉ làm cho bầu trời thành sẵn có.
Phương Tây chưa phát triển kĩ thuật về mối quan hệ thầy-đệ tử. Vài cá nhân hiếm
hoi đã thử, nhưng họ đã thất bại. Socrates đã thử ở Athens nhưng ông ấy đã thất
bại; ông ấy đã không được nghe theo. Jesus đã thử lần nữa; ông ấy thất bại.
Phương Tây vẫn còn bận tâm, hội tụ tập trung vào cái giả. Nó tin vào bản ngã.
Phương Đông tin vào vô ngã. Tâm
lí học phương Tây nói, làm bản ngã mạnh hơn. Nó là tâm lí học của cái giả - được
bắt rễ trong cái giả, hỗ trợ cho cái giả. Phương Đông nói: Để bản ngã tan ra,
biến mất, bay hơi. Nó là tâm lí của vô ngã, là quan điểm khác toàn bộ.
Gurdjieff lại đã cố gắng đem
phương Đông tới cho phương Tây. Ông ấy cũng thất bại. Điều đó rất khó; nhiều thế
kỉ đều chống lại điều đó, và thôi miên và ước định của xã hội đều chống lại điều
đó. Ngay cả đại đệ tử của riêng ông ấy, P.D. Ouspensky, cũng đã không thể hiểu
được ông ấy, đã hiểu lầm ông ấy. Ông này đã phản bội ông ấy, cũng như Judas đã
phản bội Jesus. Và bạn biết không? - Judas là người văn hoá nhất, có giáo dục
nhất trong số các đệ tử của Jesus; do đó ông ấy phải có bản ngã lịch sự nhất.
Ông ấy là một trí thức. Những tín đồ khác đều là người đơn giản: ngư phủ, thợ mộc,
người thu thuế, kẻ đánh bạc, kẻ say, điếm - những người đơn giản. Người duy nhất
không đơn giản là Judas; ông ấy phức tạp. Ông ấy có thể đã là giáo sư ở Oxford
hay Cambridge hay Harvard và ông ấy đã là một giáo sư cực kì hoàn hảo - ông ấy
là người biện luận dẻo mồm. Có vài khoảnh khắc ông ấy thậm chí còn cãi với
Jesus. Và nếu bạn nghe luận cứ bạn sẽ đồng ý với Judas, bạn sẽ không đồng ý với
Jesus.
Một hôm Jesus đang ở nhà của
Mary và Martha và Mary đem nước hoa rất đắt tới và rửa chân Jesus bằng nước hoa
đắt đó. Judas lập tức nêu ra câu hỏi; ông ấy nói, "Điều này là ngu xuẩn -
phí nhiều tiền thế một cách không cần thiết!" Và ông ấy đưa ra một luận cứ
hay - một luận cứ xã hội. Ông ấy nói, "Ngần ấy tiền có thể đã được đem cho
người nghèo. Có nhiều người ăn xin ở ngoài nhà. Tiền này có thể đã nuôi sống
nhiều người ăn xin trong nhiều ngày. Nó là nước hoa hiếm! Sao phí hoài nó? Chân
có thể được rửa bằng nước - không cần!" Và cô ấy đã rót cả chai nước hoa
to ra! Bây giờ, bạn sẽ đồng ý với ai nào? Và bạn có biết Jesus nói gì không?
Jesus nói, "Người ăn xin bao giờ cũng có đó. Ta không phải bao giờ cũng ở
đây."
Điều này dường như không phải
là luận cứ hấp dẫn lắm! Jesus nói, "Đừng quấy rầy cô ấy. Đừng quấy rầy
tình yêu của cô ấy, tin tưởng của cô ấy, tin cậy của cô ấy. Điều đó hoàn toàn
đúng. Nó tới từ tình yêu sâu sắc của cô ấy với ta. Cứ để cô ấy làm điều đó. Và
người ăn xin bao giờ cũng sẽ có đó. Cho dù tiền này có được đem cho họ, chẳng
cái gì mấy sẽ xảy ra. Có thể trong vài ngày họ sẽ có khả năng ăn; thế rồi lại..."
Bạn sẽ đồng ý với người nào?
Chín mươi chín phần trăm là khả năng bạn sẽ đồng ý với Judas - và sau đó nhiều
người thế đi theo Karl Marx, Engels, Lenin, Stalin, Mao; sau đó nhiều tuyên
truyền cộng sản xã hội chủ nghĩa thế trên khắp thế giới, ai sẽ không đồng ý với
Judas? Ông ấy dường như là người tiên phong của triết lí chủ nghĩa xã hội. Và
câu trả lời của Jesus dường như không có vẻ hấp dẫn, thuyết phục gì. Dường như
đó là việc lảng tránh câu hỏi này, lảng tránh vấn đề này.
Nhưng Judas đã phản bội Jesus
chỉ vì lí do đơn giản là ông ấy quá nhiều về trí tuệ, quá bản ngã, quá tự kiêu.
Cùng điều đó lại đã xảy ra với Gurdjieff và Ouspensky. Ouspensky là đệ tử giỏi
nói nhất của Gurdjieff. Thực ra, chính bởi vì Ouspensky mà Gurdjieff đã trở nên
nổi tiếng trên thế giới. Chính cuốn sách của Ouspensky đã làm cho cái tên của
Gurdjieff được biết tới cho số đông người trên thế giới. Nhưng sao ông ấy đã phản
bội thầy? Vào những năm cuối đời mình, ông ấy đã rất chống đối thầy mình. Ngay
cả nhắc tới cái tên của Gurdjieff trong sự hiện diện của Ouspensky cũng là xúc
phạm ông ấy; ông ấy không dung thứ ngay cả việc nhắc tới tên của Gurdjieff. Cái
tên đó đã hoàn toàn bị vứt bỏ - ngay cả trong sách của ông ấy mà đã được viết
trước khi ông ấy tách mình ra khỏi Gurdjieff. Ông ấy đã đổi cái tên từ
Gurdjieff sang chỉ G; ông ấy không viết cả tên. Ông ấy đơn giản nhắc, "G
nói..." - cũng giống như XYZ. Và thế rồi - ông ấy cũng đủ láu lỉnh - bất
kì khi nào ai đó hỏi, "Bản thân ông đã nhắc tới G," ông ấy nói,
"Đấy là những ngày ông ấy còn đúng. Về sau Gurdjieff đã phát điên. Tôi chống
lại Gurdjieff về sau."
Và tại sao ông ấy chống lại thầy
mình? Gurdjieff đã cố gắng phá huỷ bản ngã của ông ấy một cách toàn bộ và điều
đó ông ấy không thể nào chấp nhận được. Ông ấy ở London, Gurdjieff ở Nga, ở
Tiflis, và Gurdjieff gửi thông điệp, "Tới ngay lập tức. Bán mọi thứ ở đó
đi. Đừng phí một khoảnh khắc thời gian. Đem tất cả tiền bạc và lại đây."
Đó là những này của chiến tranh
thế giới thứ nhất; rất khó đi lại, đi lại nguy hiểm, và quay về Nga là nguy hiểm
cho Ouspensky bởi vì người bôn sê vích, người cộng sản, đã lên nắm quyền và nước
Nga, toàn thể nước Nga đang trong rối loạn. Không có trật tự, không có chính phủ.
Dầu vậy, thầy đã yêu cầu, thế
là ông ấy bán mọi của cải, nhà cửa, đem toàn bộ số tiền và đi ngược về Nga vẫn
biết hoàn toàn rõ là ông ấy đang đi vào nguy hiểm. Cuộc hành trình thật lâu; mất
ba tháng ông ấy mới tới, lúc thì đi bằng tầu hoả và lúc thì đi bằng ngựa và lúc
thì ông ấy bị ngăn cản và cảnh sát theo dõi ông ấy. Nhưng bằng cách nào đó ông ấy
đã tới đó - thầy đã yêu cầu ông ấy tới, và ông ấy đã tới. Ông ấy hi vọng rằng
khi ông ấy đã hi sinh lớn lao, vậy ông ấy sẽ được thầy khen ngợi. Và bạn có biết
Gurdjieff đã làm gì không? Khoảnh khắc Ouspensky tới ông ấy nói, "Để tiền
lại và quay về! Để tiền của ông lại đây và quay về London ngay lập tức!"
Điều này là quá thể. Ông ấy trở
nên đối kháng. Ông ấy cứ tưởng Gurdjieff đã trở nên điên khùng. Gurdjieff không
điên khùng. Giá mà Ouspensky tuân theo điều đó nữa, mặc dầu điều đó rất phi
lí... Nhưng Ouspensky là nhà toán học, nhà logic, một trí thức lớn của thế kỉ
này, một trong những nhà toán học sâu sắc nhất mà chúng ta đã từng tạo ra. Ông ấy
không thể tin được tất cả điều vô nghĩa này. Ông ấy đi về, nhưng ông ấy quay
sang chống đối, trở nên rất chua cay - nói rằng Gurdjieff đã phát điên.
Đó là việc hợp lí hoá của ông ấy
để né tránh nhìn chân lí, rằng Gurdjieff đã cố gắng phá huỷ bản ngã của ông ấy
một cách toàn bộ. Đó là cú đánh cuối cùng vào đầu ông ấy. Nếu như ông ấy tuân
theo điều đó ông ấy đã trở nên được chứng ngộ. Ông ấy đã bỏ lỡ vấn đề - và từ bậc
cuối cùng của chiếc thang ông ấy đã bỏ lỡ và ngã xuống. Đôi khi điều đó xảy ra:
bạn có thể bỏ lỡ ở khoảng khắc cuối cùng.
Thế rồi trong cả đời mình Ouspensky
toàn nói chống lại Gurdjieff; tên Gurdjieff trở nên không được nhắc tới. Bất kì
cái gì ông ấy dạy ông ấy đều đã học từ Gurdjieff, nhưng ông ấy rất giữ bí mật.
Ông ấy không cho phép các đệ tử của mình đọc sách của Gurdjieff. Ông ấy không
cho phép các đệ tử của mình đi và gặp Gurdjieff. Đệ tử của Ouspensky có thể gặp
Gurdjieff chỉ sau cái chết của Ouspensky; và thế rồi họ ngạc nhiên họ đã bỏ lỡ
biết bao nhiêu. Ouspensky chỉ là một giáo sư, không gì khác. Gurdjieff là người
đã chứng ngộ. Nhưng vấn đề bao giờ cũng là cách vứt bỏ bản ngã. Gurdjieff làm
khó chịu nhiều người ở phương Tây bởi lẽ đơn giản là ở phương Tây không có truyền
thống, không có bối cảnh, không có hoàn cảnh cho tâm lí của vô ngã.
Đó là lí do tại sao tôi đã chọn
ở đây, ở phương Đông. Ngay cả mọi người tới từ phương Tây họ cũng phải tới tôi,
bởi vì chỉ ở không gian phương Đông mới có khả năng để buông xuôi bản ngã. Toàn
thể chỗ này đều có ích; không cần nhiều nỗ lực. Và một khi công xã mới được thiết
lập việc vứt bỏ bản ngã sẽ trở thành hiện tượng rất dễ dàng, trò chơi trẻ con.
Khi bạn thấy mười nghìn sannyasins đi mà không có bản ngã, không đầu, bạn sẽ
trông ngu xuẩn với cái đầu. Bạn sẽ vội vàng ngay lập tức để cho đầu bạn có thể
bị chặt đi và bạn cũng có thể chạy không đầu và làm mọi thứ, điều không thể được
trước đây - bởi vì có đầu.
Gurdjieff là đúng: cái giả phải
bị vứt bỏ. Cái giả phải dừng để cái thực hiện hữu.
0 Đánh giá