Read more
Không có khác biệt giữa kẻ ăn xin và hoàng đế
Người dạy khỉ sẵn lòng thay đổi cách thu xếp cá nhân để đáp ứng điều kiện khách quan. Ông ta chẳng mất gì bởi việc đó. Người trí huệ thực sự, xem xét cả hai vế vấn đề không thiên vị, xét cả hai dưới ánh sáng của Đạo. Điều này được gọi là theo hai quá trình một lúc.
Người hiểu biết bao giờ cũng
nhìn vào các điều kiện khách quan, không bao giờ nhìn vào cảm giác chủ quan của
mình. Khi lũ khỉ nói không, nếu bạn là người dạy khỉ, bạn chắc sẽ cảm thấy khó
chịu. Lũ khỉ này đang cố gắng nổi loạn đây, chúng đã không vâng lời, điều này
không thể tha thứ được. Điều đó sẽ làm chạm tự ái bên trong của bạn.
Bạn giận dữ thậm chí cả với những
vật chết. Nếu bạn đang cố gắng mở cửa và nó cứ không mở, bạn phát điên. Nếu bạn
đang cố gắng viết thư mà bút trục trặc, không trơn tru, bạn phát điên. Bạn cảm
thấy bị động chạm, dường như cái bút này đang làm việc một cách cố ý, dường như
có ai đó trong thuyền. Bạn thậm chí còn cảm thấy ai đó đang có đó trong chiếc
bút để quấy nhiễu bạn.
Và điều này không chỉ là logic
của trẻ nhỏ đâu, đây là logic của bạn nữa. Nếu đứa trẻ va phải bàn, nó sẽ đánh
cái bàn để uốn nắn lại điều sai trái, và nó bao giờ cũng sẽ là kẻ thù của chiếc
bàn đó. Nhưng bạn thì cũng thế - với những thứ chết, với các đồ vật, bạn cũng
giận dữ, bạn phát điên!
Đây là chủ quan, và một người
trí huệ thì chẳng bao giờ chủ quan cả. Người trí huệ bao giờ cũng nhìn vào các
điều kiện khách quan. Người đó sẽ nhìn vào chiếc cửa, và nếu nó không mở, thế
thì người đó sẽ thử mở nó. Nhưng người đó không thể giận dữ với nó bởi vì chiếc
thuyền là rỗng. Không có ai ở đó cố đóng cửa, chống lại nỗ lực của bạn.
Để đáp ứng các điều kiện khách
quan người dạy khỉ đổi cách sắp xếp cá nhân. Người đó nhìn vào lũ khỉ và tâm
trí của chúng, người đó không cảm thấy khó chịu - người đó là người dạy khỉ,
không phải là khỉ. Người đó nhìn và người đó phải đã cười to bên trong, bởi vì
người đó biết tổng số. Và người đó chịu nhường. Chỉ người trí huệ mới nhường nhịn.
Người ngu bao giờ cũng chống lại. Người ngu nói thà chết còn hơn uốn mình, thà
tan vỡ còn hơn khuất phục.
Lão Tử và Trang Tử bao giờ cũng
nói: Khi có gió lớn, cây với bản ngã ngu đần sẽ chống lại và chết, còn cỏ trí
huệ uốn mình theo gió. Cơn bão đi qua và cỏ lại đứng thẳng dậy, cười khanh
khách thích thú. Cỏ là khách quan, cây lớn là chủ quan. Cây lớn nghĩ quá nhiều
về bản thân mình: “Mình là ai đó, kẻ nào có thể khuất phục được mình? Kẻ nào có
thể buộc mình phải chịu nhún nhường?” Cây lớn sẽ tranh đấu với cơn bão. Thật là
ngu xuẩn đi tranh đấu với bão, bởi vì bão không tới cho bạn. Nó không là gì đặc
biệt cả, cơn bão đơn giản đi qua và bạn có đó, đấy là sự trùng hợp.
Khỉ là con vật và lại coi mình
là con vật rất thượng đẳng! Chúng không gây khó chịu cho người dạy khỉ. Khỉ chỉ
là khỉ thôi. Đó là cách thức chúng như vậy. Chúng không thể nhìn vào tổng số,
chúng không thể lấy tổng. Chúng chỉ có thể nhìn gần, không nhìn được xa - cái
xa là quá xa với chúng. Chúng không thể nào quan niệm được buổi tối, chúng chỉ
biết về buổi sáng.
Cho nên khỉ là khỉ, bão là bão.
Tại sao phải khó chịu? Chúng không tranh đấu với bạn. Chúng chỉ theo con đường
của riêng chúng, thói quen của chúng. Cho nên người dạy khỉ không khó chịu. Người
đó là người trí huệ, người đó nhường nhịn, người đó chỉ giống như ngọn cỏ. Nhớ
điều này bất kì khi nào bạn bắt đầu cảm thấy chủ quan. Nếu ai đó nói điều gì
đó, lập tức bạn cảm thấy bị động chạm, cứ như là điều đó nói cho bạn. Bạn đang
trong con thuyền quá nhiều. Điều đó có thể không nói cho bạn chút nào. Người
khác có thể bầy tỏ chủ quan của mình.
Khi ai đó nói, “Anh đã xúc phạm
tôi,” cái thực sự có nghĩa là cái gì đó khác. Nếu anh ta có một chút ít thông
minh thêm, anh ta sẽ nói điều đó theo cách vòng vo khác. Anh ta sẽ nói, “Tôi cảm
thấy bị xúc phạm. Anh có thể đã không xúc phạm tôi, nhưng bất kì điều gì anh
nói, tôi đều cảm thấy bị xúc phạm.” Đây là cảm giác chủ quan.
Nhưng không ai hiểu cái chủ
quan của họ và mọi người đều phóng chiếu cái chủ quan lên các điều kiện khách
quan. Người khác bao giờ cũng nói, “Anh đã xúc phạm tôi.” Và khi bạn nghe thấy
điều đó thì bạn cũng chủ quan nốt. Cả hai con thuyền đều tràn đầy, quá đông
đúc. Nhất định là có va chạm, thù địch, bạo hành.
Nếu bạn trí huệ, khi người khác
nói, “Anh đã xúc phạm tôi,” bạn sẽ nhìn vào vấn đề một cách khách quan và bạn sẽ
nghĩ, “Sao người khác lại cảm thấy bị xúc phạm nhỉ?” Bạn sẽ cố gắng hiểu cảm
giác của người khác, và nếu bạn có thể đặt mọi thứ vào đúng chỗ thì bạn sẽ nhường
nhịn. Khỉ vẫn là khỉ. Tại sao phải giận dữ, tại sao phải khó chịu?
Người ta kể và Mulla Nasruddin
rằng khi anh ta già anh ta đã được làm quan toà danh dự. Vụ án đầu tiên đưa ra
trước ông ấy là một người bị cướp. Nasruddin nghe câu chuyện của anh ta và nói,
“Đúng đấy, anh phải đấy.” Nhưng ông ta chưa nghe câu chuyện của người kia!
Viên thư kí toà thì thào vào
tai ông ta, “Ông là người mới, Nasruddin. Ông không biết ông đang làm gì. Ông
phải nghe phía bên kia nữa trước khi ông đưa ra lời phán xét.”
Thế là Nasruddin nói, “Được.”
Người kia, kẻ cướp, kể lại câu
chuyện. Nasruddin nghe và nói, “Anh phải đấy.”
Viên thư kí toà cảm thấy lẫn lộn:
“Viên quan toà này không chỉ thiếu kinh nghiệm, ông ta còn khùng nữa.” Lần nữa
ông ta thì thào vào tai ông ấy, “Ông đang làm gì vậy? Cả hai không thể đều phải
cả.”
Nasruddin nói, “Đúng đấy, anh phải
đấy.”
Đây là người trí huệ, người
nhìn vào các điều kiện khách quan. Người đó sẽ nhường nhịn. Người đó bao giờ
cũng nhường nhịn, người đó bao giờ cũng nói có - bởi vì nếu bạn nói không, thế
thì con thuyền của bạn không rỗng. Cái không bao giờ cũng tới từ bản ngã. Cho
nên nếu người trí huệ phải nói không, người đó sẽ vẫn dùng thuật ngữ có. Người
đó sẽ không nói không thẳng thừng, người đó sẽ dùng thuật ngữ của có. Nếu người
ngu muốn nói có, người đó sẽ cảm thấy khó của việc không nói không. Người đó sẽ
dùng thuật ngữ của không, và nếu người đó phải nhường, người đó nhường một cách
miễn cưỡng. Người đó nhường một cách khó chịu, chống đối. Người dạy khỉ đã nhường
nhịn.
0 Đánh giá