Chương 1. Nghĩa của Samadhi

Chương 1. Nghĩa của Samadhi

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 2)
Chương 1. Nghĩa của Samadhi

Sampragyata samadhi là samadhi được đi kèm với suy luận, suy nghĩ, phúc lạc và cảm giác về bản thể thuần khiết.
Trong asampragyata samadhi có việc dừng lại của mọi hoạt động tâm trí, và tâm trí chỉ duy trì những ấn tượng không được biểu lộ.
Videhas và prakriti-layas đạt tới asampragyata samadhi bởi vì họ dừng đồng nhất bản thân họ với thân thể họ trong kiếp sống trước của họ. Họ lấy tái sinh vì hạt mầm của ham muốn vẫn còn.
Những người khác đã đạt tới asampragyata samadhi cũng đạt tới qua tin tưởng, nỗ lực, nhớ lại, tập trung và khu biệt.
Patanjali là nhà khoa học vĩ đại nhất về nội tâm. Cách tiếp cận của ông ấy là cách tiếp cận của tâm trí khoa học: ông ấy không phải là nhà thơ. Và theo cách đó ông ấy rất hiếm hoi, bởi vì những người đi vào trong thế giới nội tâm gần như bao giờ cũng là nhà thơ, những người đi vào trong thế giới bên ngoài gần như bao giờ cũng là các nhà khoa học.
Patanjali là đoá hoa hiếm hoi. Ông ấy có tâm trí khoa học, nhưng cuộc hành trình của ông ấy là nội tâm. Đó là lí do tại sao ông ấy đã trở thành lời đầu tiên và cuối cùng: ông ấy là alpha và omega. Trong năm nghìn năm không ai có thể cải tiến cho ông ấy. Dường như ông ấy không thể nào được cải tiến. Ông ấy sẽ vẫn còn là lời cuối cùng - bởi vì chính tổ hợp này là không thể được. Có thái độ khoa học và đi vào trong nội tâm là gần như không thể được. Ông ấy nói như nhà toán học, nhà logic học. Ông ấy nói như Aristotle, và ông ấy là một Heraclitus.
Cố hiểu mọi lời của ông ấy. Điều đó sẽ là khó: nó sẽ khó bởi vì thuật ngữ của ông ấy sẽ là thuật ngữ của logic, suy luận, nhưng chỉ dẫn của ông ấy là hướng về tình yêu, hướng về cực lạc, hướng về Thượng đế. Thuật ngữ của ông ấy là thuật ngữ của người làm việc trong phòng thí nghiệm khoa học, nhưng phòng thí nghiệm của ông ấy là bản thể nội tâm. Cho nên đừng bị lạc lối bởi thuật ngữ của ông ấy, và giữ lại cảm giác là ông ấy là nhà toán học của thơ ca tối thượng. Ông ấy là điều ngược đời, nhưng ông ấy không bao giờ dùng ngôn ngữ ngược đời - ông ấy không thể dùng được. Ông ấy giữ lại bối cảnh logic rất vững chắc. Ông ấy phân tích, mổ xẻ, nhưng mục đích của ông ấy là tổng hợp. Ông ấy phân tích chỉ để tổng hợp.
Cho nên bao giờ cũng nhớ tới mục đích - đừng bị lạc lối bởi con đường - đạt tới điều tối thượng qua cách tiếp cận khoa học. Đó là lí do tại sao Patanjali đã gây ấn tượng lên tâm trí phương Tây rất nhiều. Patanjali bao giờ cũng có ảnh hưởng. Bất kì chỗ nào tên ông ấy đạt tới, ông ấy đều có ảnh hưởng bởi vì bạn có thể hiểu ông ấy một cách dễ dàng; nhưng hiểu ông ấy là không đủ. Hiểu ông ấy là dễ dàng như hiểu một Einstein. Ông ấy nói với trí tuệ nhưng mục đích của ông ấy, mục tiêu của ông ấy, là trái tim. Điều này bạn phải nhớ.
Chúng ta sẽ đi trên địa hình nguy hiểm. Nếu bạn quên rằng ông ấy cũng là nhà thơ, bạn sẽ bị lạc lối. Thế thì bạn trở nên bị gắn bó quá nhiều vào thuật ngữ của ông ấy, vào ngôn ngữ, suy luận, và bạn quên mục đích của ông ấy. Ông ấy muốn bạn đi ra ngoài lí trí, nhưng qua lí trí. Điều đó là một khả năng. Bạn có thể vét cạn lí trí sâu tới mức bạn siêu việt lên trên nó. Bạn đi qua lí trí; bạn không né tránh nó. Bạn dùng lí trí để đi ra ngoài nó như một bước. Bây giờ nghe lời của ông ấy. Từng lời đều phải được phân tích.
Sampragyata samadhi là samadhi được đi kèm với lí trí, suy nghĩ, phúc lạc và cảm giác về bản thể thuần khiết.
Ông ấy phân chia samadhi, điều tối thượng, thành hai bước. Điều tối thượng không thể được phân chia. Nó là không phân chia được, và thực ra không có các bước. Nhưng chỉ để giúp tâm trí, người tìm kiếm, ông ấy chia nó đầu tiên thành hai. Bước thứ nhất ông ấy gọi là sampragyata samadhi - samadhi mà trong đó tâm trí vẫn còn trong sự thuần khiết của nó.
Bước thứ nhất này: tâm trí phải được làm tinh tế và được thuần khiết - bạn không thể đơn giản bỏ nó được. Patanjali nói không thể nào bỏ được nó bởi vì sự không thuần khiết có xu hướng níu bám. Bạn có thể vứt bỏ chỉ khi tâm trí tuyệt đối thuần khiết - được làm tinh tế, tinh vi tới mức nó không có xu hướng níu bám.
Ông ấy không nói, “Vứt bỏ tâm trí,” như các Thiền sư nói. Ông ấy nói điều đó là không thể được; bạn đang nói điều vô nghĩa. Bạn đang nói chân lí đấy, nhưng điều đó là không có khả năng bởi vì tâm trí không thuần khiết có trọng lượng - nó treo đó, như tảng đá. Và tâm trí không thuần khiết có ham muốn - cả triệu ham muốn, không được hoàn thành, khao khát được hoàn thành, đòi hỏi được hoàn thành, cả triệu ý nghĩ không được hoàn thành trong nó. Làm sao bạn có thể bỏ nó được? - bởi vì cái không hoàn thành bao giờ cũng cố để được hoàn thành.
Nhớ lấy, Patanjali nói, bạn có thể vứt bỏ một thứ chỉ khi nó hoàn thành. Bạn có quan sát không? Nếu bạn là hoạ sĩ và bạn vẽ, chừng nào bức vẽ còn chưa trở nên hoàn thành bạn không thể quên được nó. Nó liên tục, ám ảnh bạn. Bạn không thể ngủ ngon được; nó có đó. Tâm trí có dòng chảy ngầm trong nó. Nó di chuyển; nó đòi hỏi được hoàn thành. Một khi nó được hoàn thành, nó được kết thúc. Bạn có thể quên về nó. Tâm trí có xu hướng đi tới hoàn thành. Tâm trí là kẻ cầu toàn, và do vậy bất kì cái gì không hoàn thành đều là căng thẳng trên tâm trí. Patanjali nói bạn không thể vứt bỏ suy nghĩ được chừng nào suy nghĩ còn chưa hoàn hảo tới mức bây giờ không có gì để được làm về nó. Bạn có thể đơn giản vứt bỏ nó và quên đi.
Đây là cách thức đối lập đối xứng hoàn toàn với Thiền, với Heraclitus. Samadhi thứ nhất, cái là samadhi chỉ nhân danh, là sampragyata - samadhi với tâm trí được làm thuần khiết tinh tế. Samadhi thứ hai là asampragyata - samadhi không có tâm trí. Nhưng Patanjali nói rằng khi tâm trí biến mất và không có ý nghĩ, thế nữa hạt mầm tinh tế của quá khứ vẫn được giữ lại bởi vô thức.
Tâm trí có ý thức bị phân chia thành hai. Thứ nhất, sampragyata - tâm trí với trạng thái được thuần khiết, cũng giống như bơ được làm thuần khiết. Nó có cái đẹp của riêng nó, nhưng nó có đó. Và dù đẹp thế nào, tâm trí là xấu; dù thuần khiết và im lặng thế nào, chính hiện tượng của tâm trí là không thuần khiết. Bạn không thể làm thuần khiết chất độc được, nó vẫn còn độc. Ngược lại, bạn càng làm thuần khiết nó càng trở nên độc hơn. Nó có thể trông rất, rất đẹp; nó có thể có mầu sắc, hình dáng riêng của nó, nhưng nó vẫn không thuần khiết.
Đầu tiên bạn làm thuần khiết, thế rồi bạn vứt bỏ. Nhưng thế nữa cuộc hành trình vẫn không hoàn thành bởi vì đây là mọi điều trong tâm trí ý thức. Bạn sẽ làm gì với vô thức? Ngay đằng sau các tầng của tâm trí ý thức là lục địa bao la của vô thức. Có những hạt mầm của mọi kiếp sống quá khứ của bạn trong vô thức.
Thế rồi Patanjali chia vô thức thành hai. Ông ấy nói sabeej samadhi - khi vô thức có đó và tâm trí đã bị loại bỏ một cách có ý thức, nó là samadhi có chủng tử, hạt mầm - sabeej. Khi những hạt mầm đó cũng bị thiêu cháy, thế thì bạn đạt tới điều hoàn hảo - nirbeej samadhi: samadhi vô chủng tử, không hạt mầm.
Cho nên ý thức ở trong hai bước, và thế rồi vô thức ở trong hai bước. Và khi nirbeej samadhi được đạt tới, cực lạc tối thượng, không hạt mầm nào bên trong bạn mọc ra và nở hoa và đưa bạn vào cuộc hành trình thêm nữa vào sự tồn tại... thế thì bạn biến mất.
Trong những kinh này ông ấy nói,
Sampragyata samadhi là samadhi được đi kèm với lí trí, suy nghĩ, phúc lạc và cảm giác về bản thể thuần khiết.
Nhưng đây là bước thứ nhất. Nhiều người bị lạc lối - họ tưởng đây là bước cuối cùng bởi vì nó thuần khiết thế và bạn cảm thấy phúc lạc và hạnh phúc tới mức bạn nghĩ rằng bây giờ không có gì hơn nữa để được đạt tới. Nếu bạn hỏi Patanjali, ông ấy sẽ nói satori tỏ ngộ của Thiền chính là samadhi thứ nhất. Nó không phải là cái cuối cùng, cái tối thượng; cái tối thượng vẫn còn ở xa xăm.
Từ mà ông ấy dùng không thể được dịch đích xác sang tiếng Anh bởi vì tiếng Phạn là ngôn ngữ hoàn hảo nhất; không ngôn ngữ nào thậm chí tới gần nó. Cho nên tôi sẽ phải giải thích cho bạn. Từ được dùng là vitarka: trong tiếng Anh nó được dịch là suy luận. Đó là việc dịch nghèo nàn. Vitarka phải được hiểu. Tarka nghĩa là logic, suy luận, và Patanjali nói có ba kiểu logic. Một kiểu ông ấy gọi là kutarka - suy luận hướng tới điều phủ định; bao giờ cũng nghĩ dưới dạng không, phủ nhận, hoài nghi, hư vô.
Bất kì điều gì bạn nói, người sống trong kutarka - logic phủ định - bao giờ cũng nghĩ cách phủ nhận điều đó, cách nói không với nó. Người đó nhìn vào điều phủ định. Người đó bao giờ cũng phàn nàn, càu nhàu. Người đó bao giờ cũng cảm thấy rằng cái gì đó ở đâu đó bị sai - bao giờ cũng thế. Bạn không thể đưa người đó về điều đúng được bởi vì đây là định hướng của người đó. Nếu bạn bảo người đó nhìn mặt trời, người đó sẽ không nhìn mặt trời, người đó sẽ nhìn vết đen ở mặt trời. Người đó bao giờ cũng tìm ra góc tối của mọi sự: đó là kutarka. Đó là kutarka - suy luận sai - nhưng điều đó có vẻ như suy luận.
Chung cuộc nó dẫn tới chủ nghĩa vô thần. Thế thì bạn phủ nhận Thượng đế, bởi vì nếu bạn không thể thấy được cái tốt, bạn không thể thấy được phía sáng hơn của cuộc sống, làm sao bạn có thể thấy được Thượng đế? Bạn đơn giản phủ nhận. Thế thì toàn thể sự tồn tại trở thành tối. Thế thì mọi thứ là sai, và bạn tạo ra địa ngục quanh bạn. Nếu mọi thứ đều sai, làm sao bạn có thể hạnh phúc được? Và đó là bịa đặt của bạn, và bạn bao giờ cũng có thể tìm ra cái gì đó sai bởi vì cuộc sống bao gồm nhị nguyên.
Trong bụi hồng có hoa đẹp, nhưng cũng có gai. Con người của kutarka sẽ đếm gai, và thế thì người đó sẽ đi tới hiểu rằng hoa hồng này phải là ảo tưởng; nó không thể tồn tại được. Giữa bao nhiêu gai đó, cả triệu gai, làm sao hoa hồng có thể tồn tại được? Điều đó là không thể được; chính khả năng này bị phủ nhận. Ai đó đang lừa dối.
Mulla Nasruddin rất, rất buồn. Anh ta đi tới tu sĩ và nói, “Phải làm gì đây? Mùa màng của tôi lại bị phá huỷ rồi - không mưa.”
Tu sĩ nói, “Đừng buồn thế, Nasruddin. Nhìn vào phía sáng hơn của cuộc đời đi. Anh có thể hạnh phúc bởi vì dẫu sao anh vẫn có nhiều. Và bao giờ cũng tin vào Thượng đế, người cung cấp. Ngài thậm chí còn cung cấp cho chim trời, cho nên sao anh lo?”
Nasruddin nói, “Vâng!” một cách rất cay đắng. “Cả ngô của tôi nữa! Thượng đế cung cấp cho chim trời cả ngô của tôi.”
Anh ta không thể thấy được ra vấn đề. Mùa màng của anh ta bị phá huỷ bởi những con chim này, và Thượng đế đang cung cấp cho chúng... “và mùa màng của tôi bị phá huỷ.” Đây là kiểu tâm trí bao giờ cũng tìm cái gì đó này khác, và anh ta bao giờ cũng căng thẳng. Lo âu sẽ theo anh ta như cái bóng. Điều này Patanjali gọi là kutarka - logic phủ định, suy luận phủ định.
Thế rồi có tarka - suy luận đơn giản. Suy luận đơn giản chẳng dẫn tới đâu. Nó đi trong vòng tròn bởi vì nó không có mục đích. Bạn có thể cứ suy luận và suy luận và suy luận, nhưng bạn sẽ không đi tới bất kì kết luận nào, bởi vì suy luận có thể đi tới kết luận chỉ khi có mục đích từ chính lúc bắt đầu. Bạn đang đi theo một hướng, thế thì bạn đạt tới đâu đó. Nếu bạn đi theo mọi hướng - lúc đi về phương nam, lúc đi về phương đông, lúc về phương tây - bạn phí hoài năng lượng.
Suy luận không có mục đích được gọi là tarka, suy luận với thái độ phủ định được gọi là kutarka, suy luận với nền tảng khẳng định được gọi là vitarka. Vitarka nghĩa là suy luận đặc biệt. Cho nên vitarka là yếu tố đầu tiên của sampragyata samadhi. Người muốn đạt tới an bình bên trong phải được huấn luyện trong vitarka - suy luận đặc biệt. Người đó bao giờ cũng nhìn vào phía sáng hơn, điều khẳng định. Người đó đếm hoa và quên gai - không phải là không có gai, nhưng người đó không quan tâm tới chúng. Nếu bạn yêu hoa và đếm hoa, một khoảnh khắc tới khi bạn không thể tin được vào gai, bởi vì làm sao lại có thể có chuyện nơi hoa đẹp thế tồn tại, làm sao gai có thể tồn tại được? Phải có cái gì đó ảo tưởng.
Con người của kutarka đếm gai; thế thì hoa trở thành ảo tưởng. Con người của vitarka đếm hoa; thế thì gai trở thành ảo tưởng. Đó là lí do tại sao Patanjali nói vitarka là yếu tố đầu tiên; chỉ thế thì phúc lạc mới là có thể. Qua vitarka người ta đạt tới cõi trời. Người ta tạo ra cõi trời riêng của mình ở khắp xung quanh.
Quan điểm của bạn là đáng quan tâm. Bất kì cái gì bạn thấy quanh bạn đều là sáng tạo riêng của bạn - cõi trời hay địa ngục. Và Patanjali nói bạn có thể đi ra ngoài logic và suy luận chỉ thông qua suy luận khẳng định. Qua phủ định bạn không bao giờ có thể đi ra ngoài được bởi vì bạn càng nói không, bạn càng tìm thấy những điều để buồn, cái không, bị phủ nhận. Thế rồi, dần dần, bạn trở thành cái không thường hằng bên trong - đêm tối, chỉ gai và không hoa nào có thể nở trong bạn - sa mạc....
Khi bạn nói có, bạn thấy ngày càng nhiều điều để nói có với. Khi bạn nói có, bạn trở thành người nói có. Cuộc sống được khẳng định, và bạn hấp thu qua cái có của bạn mọi thứ là tốt, đẹp, mọi thứ là đúng. ‘Có’ trở thành cánh cửa cho điều thiêng liêng đi vào bạn, ‘không’ trở thành cánh cửa bị đóng. Với cửa của bạn bị đóng, bạn là địa ngục, với cửa của bạn mở, mọi cánh cửa đều mở, sự tồn tại chảy trong bạn. Bạn tươi mát, trẻ trung, sống động; bạn trở thành đoá hoa.
Vitarka, vichar, ananda: Patanjali nói nếu bạn được hài hoà với vitarka - suy luận khẳng định - thế thì bạn có thể là nhà tư tưởng, chưa bao giờ trước nó. Thế thì suy nghĩ nảy sinh. Ông ấy có nghĩa rất khác về suy nghĩ. Bạn cũng nghĩ rằng bạn suy nghĩ; Patanjali sẽ không đồng ý . Ông ấy nói bạn có ý nghĩ, nhưng không có suy nghĩ. Đó là lí do tại sao tôi nói khó mà dịch được ông ấy.
Ông ấy nói bạn có ý nghĩ, những ý nghĩa vẩn vơ như đám đông, nhưng không có suy nghĩ. Giữa hai ý nghĩ của bạn không có dòng chảy bên trong. Chúng là những thứ bị nhổ bật rễ, không có lập kế hoạch bên trong. Suy nghĩ của bạn là hỗn độn, nó không phải là hài hoà; nó không có kỉ luật bên trong. Nó giống hệt như bạn nhìn chuỗi tràng hạt. Có các hạt; chúng được giữ lại với nhau bằng sợi dây vô hình chạy qua chúng. Ý nghĩ là hạt; suy nghĩ là dây. Bạn có hạt - quá nhiều, thực ra, còn nhiều hơn bạn cần - nhưng không có sợi chỉ chạy bên trong. Sợi chỉ bên trong đó được Patanjali gọi là suy nghĩ - vichar. Bạn có ý nghĩ, nhưng không có suy nghĩ. Và nếu điều này cứ diễn ra mãi, bạn sẽ trở thành điên. Người điên là người có hàng triệu ý nghĩ và không có suy nghĩ, và sampragyata samadhi là trạng thái nơi không có ý nghĩ, nhưng suy nghĩ là hoàn hảo. Phân biệt này phải được hiểu.
Ý nghĩ của bạn, ngay chỗ đầu tiên, không phải là của bạn - bạn đã cóp nhặt chúng. Như trong phòng tối, thỉnh thoảng một tia sáng tới từ mái và bạn thấy cả triệu hạt bụi lơ lửng trong tia sáng. Khi tôi nhìn vào bạn tôi thấy cùng hiện tượng này: hàng triệu hạt bụi. Bạn gọi chúng là các ý nghĩ. Chúng di chuyển trong bạn vào và ra khỏi bạn. Từ đầu này chúng vào đầu khác và chúng cứ tiếp diễn. Chúng có cuộc sống riêng của chúng.
Ý nghĩ là vật; nó có sự tồn tại riêng của nó. Khi một người chết, mọi ý nghĩ điên khùng của người đó lập tức được thoát ra và chúng bắt đầu tìm chỗ trú ẩn ở đâu đó này khác. Lập tức chúng đi vào những người ở xung quanh. Chúng giống như vi khuẩn, chúng có cuộc sống riêng của chúng. Ngay cả khi bạn đang sống bạn cứ phát tán ý nghĩ của bạn khắp xung quanh bạn. Khi bạn nói, thế thì tất nhiên bạn ném ý nghĩ của bạn vào người khác. Nhưng khi bạn im lặng, thế thì bạn cũng đang ném ý nghĩ ra khắp xung quanh. Chúng không phải là của bạn; đó là điều thứ nhất.
Con người của suy luận khẳng định sẽ loại bỏ mọi ý nghĩ không phải là của riêng mình. Chúng không phải là đích thực, người đó đã không tìm thấy chúng qua kinh nghiệm riêng của mình. Người đó đã tích luỹ từ người khác, vay mượn. Chúng là bẩn, chúng đã từng ở trong nhiều tay và đầu. Con người của suy nghĩ sẽ không vay mượn, người đó thích có ý nghĩ tươi mát của riêng mình. Và nếu bạn là khẳng định, và nếu bạn nhìn vào cái đẹp, nhìn vào chân lí, nhìn vào cái thiện, nhìn vào đoá hoa, nếu bạn trở nên có khả năng thấy ngay cả trong đêm tối nhất rằng sáng sắp tới gần hơn, bạn sẽ có khả năng suy nghĩ.
Thế thì bạn có thể tạo ra ý nghĩ riêng của bạn. Và một ý nghĩ được bạn tạo ra thực sự là có tiềm năng: nó có quyền năng của riêng nó. Những ý nghĩ này mà bạn đã vay mượn gần như chết bởi vì chúng đã từng du hành - du hành trong hàng triệu năm. Nguồn gốc của chúng bị mất: chúng đã mất mọi tiếp xúc với nguồn gốc của chúng. Chúng giống như bụi trôi nổi khắp xung quanh. Bạn bắt chúng - thỉnh thoảng bạn thậm chí trở nên nhận biết về nó nhưng bởi vì nhận biết của bạn lại tới mức nó không thể thấy qua mọi sự...
Thỉnh thoảng bạn ngồi. Đột nhiên bạn trở nên buồn chẳng vì lí do nào cả. Bạn không thể tìm được lí do. Bạn nhìn quanh, không có lí do nào; không có gì ở đó, không cái gì đã xảy ra - bạn vẫn như cũ và đột nhiên cái buồn chiếm lĩnh. Một ý nghĩ trôi qua; bạn ở ngay trên đường. Nó là điều ngẫu nhiên. Một ý nghĩ trôi qua như đám mây - ý nghĩ buồn thoát ra từ ai đó. Nó là điều ngẫu nhiên, bạn bị vào trong bắt giữ. Thỉnh thoảng một ý nghĩ còn dai dẳng - bạn không thấy tại sao bạn cứ nghĩ mãi về nó. Nó có vẻ ngớ ngẩn, nó dường như là vô dụng. Nhưng bạn không thể làm gì được, nó cứ gõ vào cổng. “Nghĩ về tôi đi,” nó nói. Ý nghĩ đang chờ ngoài cửa, gõ cửa. Nó nói, “Cho không gian đi. Tôi muốn vào.”
Từng ý nghĩ có cuộc sống riêng của nó. Nó di chuyển. Và nó có sức mạnh thế và bạn bất lực thế bởi vì bạn vô nhận biết tới mức bạn bị các ý nghĩ chuyển đi.
Toàn thể cuộc sống của bạn bao gồm những điều ngẫu nhiên thế. Bạn gặp mọi người, và hình mẫu sống cả đời bạn thay đổi. Cái gì đó đi vào trong bạn, bạn bị sở hữu, và bạn quên bạn đang đi đâu. Bạn đổi hướng của bạn; bạn đo theo ý nghĩ này. Và điều này chỉ là ngẫu nhiên, Bạn giống như trẻ con.
Patanjali nói đây không phải là suy nghĩ. Đây là trạng thái thiếu suy nghĩ; đây không phải là suy nghĩ. Bạn là đám đông. Bạn không có một trung tâm bên trong bạn mà có thể suy nghĩ. Khi người ta đi vào trong kỉ luật của vitarka, suy luận đúng, thế thì người ta trở nên ngày càng có năng lực suy nghĩ. Suy nghĩ là một năng lực; ý nghĩ không phải là năng lực. Ý nghĩ có thể được học từ người khác; suy nghĩ, không bao giờ. Suy nghĩ tự bản thân bạn phải học.
Và đây là khác biệt giữa các trường phái Ấn Độ cổ về học tập và đại học hiện đại: trong các đại học hiện đại bạn đang nhận các ý nghĩ; trong các trường phái cổ đại về việc học, các trường trí huệ, họ dạy suy nghĩ, không dạy ý nghĩ.
Suy nghĩ là phẩm chất của bản thể bên trong của bạn. 'Suy nghĩ' nghĩa là gì? Nó nghĩa là duy trì tâm thức của bạn, duy trì tỉnh táo và nhận biết, đương đầu với vấn đề. Vấn đề có đó - bạn đối diện với nó bằng toàn bộ nhận biết của bạn và thế thì nảy sinh câu trả lời, sự đáp ứng. Đây là suy nghĩ.
Một vấn đề được khơi ra, bạn có câu trả lời làm sẵn. Trước khi bạn thậm chí nghĩ về nó, câu trả lời bước vào. Ai đó nói, “Có Thượng đế không?” và người đó thậm chí còn chưa nói điều đó và bạn nói, “Có.” Bạn gật cái đầu gỗ của mình, bạn nói, “Có, có đấy.”
Nó có phải là ý nghĩ của bạn không? Bạn có nghĩ về vấn đề ngay bây giờ không, hay bạn mang câu trả lời có sẵn bên trong kí ức của bạn? Ai đó đã trao nó cho bạn - bố mẹ bạn, thầy giáo của bạn, xã hội của bạn; ai đó đã trao nó cho bạn, và bạn mang nó như một kho báu, và câu trả lời này tới từ kí ức đó.
Con người của suy nghĩ dùng tâm thức của mình mỗi lần có vấn đề. Một cách tươi mát, người đó dùng tâm thức của mình. Người đó đương đầu với vấn đề, và thế rồi nảy sinh ý nghĩ bên trong người đó mà không phải là một phần của kí ức. Đây là khác biệt. Con người của ý nghĩ là con người của kí ức; người đó không có năng lực suy nghĩ. Nếu bạn hỏi một câu hỏi mà là mới người đó sẽ lúng túng, người đó không thể trả lời được. Nếu bạn hỏi một câu hỏi mà người đó biết câu trả lời, người đó sẽ lập tức trả lời. Đây là khác biệt giữa bác học và người biết, người có thể nghĩ.
Patanjali nói vitarka, suy luận đúng, dẫn tới suy ngẫm, vichar. Suy ngẫm, vichar, dẫn tới phúc lạc. Đây là thoáng nhìn đầu tiên tất nhiên, và nó là thoáng nhìn; nó sẽ tới và nó sẽ bị mất đi. Bạn không thể giữ được nó lâu. Nó sẽ chỉ là thoáng nhìn; dường như trong một khoảnh khắc tia chớp đã xảy ra và bạn thấy mọi bóng tối biến mất - nhưng lần nữa bóng tối có đó. Dường như mây đã biến mất và bạn thấy trăng trong một giây - rồi mây lại có đó. Hay, vào sáng mặt trời lên, gần Himalayas, trong một khoảnh khắc bạn có thể có thoáng nhìn về đỉnh Gourishankar - đỉnh cao nhất. Nhưng thế rồi có sương mù, và thế rồi có mây, và đỉnh núi bị mất. Đây là satori, tỏ ngộ. Đó là lí do tại sao đừng bao giờ thử dịch satori là samadhi. Satori - tỏ ngộ là một thoáng nhìn. Nhiều điều phải được làm sau khi điều đó được đạt tới. Thực ra, công việc thực bắt đầu sau tỏ ngộ đầu tiên, thoáng nhìn đầu tiên, bởi vì thế thì bạn đã có nếm trải cái vô hạn. Bây giờ việc tìm kiếm đích thực thực sự bắt đầu. Trước điều đó, nó chỉ chừng chừng vậy, hờ hững, bởi vì bạn đã không thực sự tin tưởng, chắc chắn, điều bạn đang làm, nơi bạn đang đi, điều đang xảy ra.
Trước điều đó, nó đã là tin tưởng, tin cậy. Trước điều đó thầy được cần để chỉ cho bạn, để đem bạn trở lại lặp đi lặp lại. Nhưng sau khi tỏ ngộ đã xảy ra, bây giờ nó không còn là niềm tin, nó đã trở thành việc biết. Bây giờ tin cậy không còn là nỗ lực; bây giờ bạn tin cậy vì kinh nghiệm riêng của bạn đã chỉ ra cho bạn. Sau thoáng nhìn đầu tiên, việc tìm kiếm thực bắt đầu. Trước điều đó bạn chỉ đi lòng vòng. Suy luận đúng dẫn tới suy ngẫm đúng, suy ngẫm đúng dẫn tới trạng thái của phúc lạc, và trạng thái này của phúc lạc dẫn tới cảm giác về bản thể thuần khiết.
Tâm trí phủ định bao giờ cũng có tính bản ngã. Đó là trạng thái không thuần khiết của bản thể. Bạn cảm thấy ‘tôi’, nhưng bạn cảm thấy ‘tôi’ vì lí do sai. Quan sát mà xem. Bản ngã được nuôi dưỡng trên cái không. Bất kì khi nào bạn nói không, bản ngã nảy sinh. Bất kì khi nào bạn nói có, bản ngã không thể nảy sinh được vì bản ngã cần tranh đấu, bản ngã cần thách thức, bản ngã cần đặt bản thân nó chống lại ai đó, cái gì đó. Nó không thể tồn tại một mình, nó cần nhị nguyên. Bản ngã bao giờ cũng đi tìm tranh đấu - với ai đó, với cái gì đó, với tình huống nào đó. Người đó bao giờ cũng cố tìm ra cái gì đó để nói không - để thắng, để thắng lợi.
Bản ngã là bạo hành, và không là bạo hành tinh vi nhất. Khi bạn nói không với những điều bình thường, ngay cả ở đó bản ngã cũng nảy sinh. Đứa trẻ nhỏ nói với mẹ nó, “Con chạy ra ngoài chơi nhé?” và cô ấy nói, “Không!” Chẳng cái gì nhiều được tham gia, nhưng khi người mẹ nói không cô ấy cảm thấy cô ấy là ai đó. Bạn đi ra ga tầu hoả và bạn hỏi vé và người bán vé đơn giản không nhìn bạn. Anh ta cứ làm việc cho dù không có công việc. Nhưng anh ta đang nói, “Không, cứ đợi đấy đã!” Anh ta cảm thấy anh ta là ai đó, người nào đó. Đó là lí do tại sao, trong văn phòng, ở mọi nơi bạn sẽ nghe thấy, “Không.” “Có” là hiếm hoi, rất hiếm. Một nhân viên bình thường có thể nói không với bất kì ai, dù bạn là bất kì ai. Anh ta cảm thấy có quyền.
“Không” cho bạn cảm giác về quyền lực - nhớ điều này. Trừ phi điều đó là tuyệt đối cần thiết, đừng bao giờ nói không. Ngay cả nó có là tuyệt đối cần thiết, nói nó theo cách khẳng định mà bản ngã không nảy sinh. Bạn có thể nói... Ngay cả không cũng có thể được nói theo cách như vậy rằng nó dường như giống có. Bạn có thể nói có theo cách mà nó có vẻ giống như không. Điều đó là tuỳ theo giọng điệu, nó là tuỳ theo thái độ, nó là tuỳ theo cử chỉ.
Nhớ điều này: với người tìm kiếm, điều phải thường xuyên được nhớ là bạn phải liên tục sống trong hương vị của có. Đó là điều con người của tin tưởng đang là: người đó nói có. Ngay cả khi không là được cần tới, người đó nói có. Người đó không thấy có đối kháng gì trong cuộc sống. Người đó khẳng định. Người đó nói có cho thân thể mình, người đó nói có cho tâm trí mình, người đó nói có cho mọi người, người đó nói có cho toàn bộ sự tồn tại. Việc nở hoa tối thượng xảy ra khi bạn có thể nói có tuyệt đối, không điều kiện nào. Đột nhiên bản ngã sụp đổ - nó không thể đứng được, nó cần cột trụ của không. Thái độ phủ định tạo ra bản ngã. Thái độ khẳng định - bản ngã mất đi, và thế thì bản thể là thuần khiết.
Tiếng Phạn có hai từ dành cho ‘tôi’ - ahankar và asmita. Khó dịch. Ahankar là nghĩa sai của 'tôi' mà bắt nguồn từ việc nói không. Asmita là nghĩa đúng của ‘tôi’ bắt nguồn từ việc nói có. Cả hai đều là ‘tôi’. Một từ là không thuần khiết: không là không thuần khiết - phủ định, phá huỷ. Không là phá huỷ, việc phá huỷ rất tinh vi. Đừng bao giờ dùng nó, vứt nó đi nhiều nhất khi bạn có thể vứt. Bất kì khi nào bạn tỉnh táo, đừng dùng nó. Cố tìm ra cách vòng tránh. Cho dù bạn phải nói nó, nói nó theo cách mà nó có vẻ như là có. Dần dần bạn sẽ trở nên được hoà điệu, và bạn sẽ cảm thấy thuần khiết thế đi tới bạn qua có.
Thế rồi asmita: asmita là bản ngã vô ngã. Không cảm thấy 'tôi' chống lại bất kì ai - chỉ cảm thấy bản thân mình mà không để bản thân mình chống lại bất kì ai. Chỉ cảm thấy sự một mình toàn bộ của bạn... và sự một mình toàn bộ là thuần khiết nhất của các trạng thái. Khi chúng ta nói “tôi đây,” ‘tôi’ là ahankar, ‘đây’ là asmita - chỉ là cảm giá về tính đây mà không có ‘tôi’ cho nó, chỉ cảm thấy sự tồn tại, bản thể. Có là đẹp, không là xấu.
Trong asampragyata samadhi có việc dừng lại của mọi hoạt động tâm trí, và tâm trí chỉ duy trì những ấn tượng không được biểu lộ.
Sampragyata samadhi là bước đầu tiên. Suy luận đúng, suy ngẫm đúng, trạng thái của phúc lạc, thoáng nhìn về phúc lạc, và cảm giác về "đây" - sự tồn tại đơn giản thuần khiết không có bản ngã nào trong nó - điều này dẫn tới asampragyata samadhi. Thứ nhất là sự thuần khiết; thứ hai là sự biến mất, bởi vì ngay cả cái thuần khiết nhất cũng là không thuần khiết vì nó có. ‘Tôi’ là sai; ‘đây’ cũng là sai - có tốt hơn ‘tôi’, nhưng khả năng cao hơn có đó khi ‘đây’ cũng biến mất - không chỉ ahankar, mà cả asmita. Bạn là không thuần khiết, thế thì bạn trở thành thuần khiết, nhưng nếu bạn bắt đầu cảm thấy rằng “tôi là thuần khiết,” bản thân thuần khiết đã trở thành không thuần khiết. Điều đó nữa cũng phải biến mất.
Biến mất của thuần khiết là asampragyata samadhi. Biến mất của không thuần khiết là sampragyata samadhi; biến mất của thuần khiết nữa, cũng là asampragyata. Có chỗ dừng của mọi hoạt động tâm trí. Ý nghĩ biến mất trong trạng thái thứ nhất, trong trạng thái thứ hai, suy nghĩ cũng biến mất. Gai biến mất trong trạng thái thứ nhất; trong trạng thái thứ hai, hoa cũng biến mất. Khi không biến mất ở trạng thái thứ nhất; có còn lại. Trong trạng thái thứ hai, có cũng biến mất bởi vì có cũng được quan hệ với không. Làm sao bạn có thể giữ lại có mà không có không? Chúng là cùng nhau; bạn không thể tách chúng ra được. Nếu không biến mất, làm sao bạn có thể nói có? Sâu bên dưới có là đang nói không với không. Phủ định của phủ định - nhưng một cái không tinh vi tồn tại. Khi bạn nói có, bạn đang làm gì? Bạn không nói không, nhưng không có ở bên trong. Bạn không mang nó ra: nó không được biểu lộ.
Có của bạn không thể có nghĩa gì nếu bạn không có 'không' bên trong bạn. Nó sẽ ngụ ý gì? Nó sẽ là vô nghĩa. Có là có nghĩa chỉ bởi vì không; không là có nghĩa chỉ bởi vì có. Chúng là nhị nguyên. Trong sampragyata samadhi, không bị bỏ đi: mọi điều là sai đều bị loại bỏ. Trong asampragyata samadhi, có bị loại bỏ; mọi điều là đúng, mọi điều là tốt, cái đó nữa bị loại bỏ đi. Trong sampragyata samadhi bạn loại bỏ Quỉ; trong asampragyata samadhi bạn loại bỏ Thượng đế nữa, bởi vì làm sao Thượng đế có thể tồn tại mà không có Quỉ? Họ là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Mọi hoạt động dừng lại. Có cũng là một hoạt động, và hoạt động là căng thẳng. Cái gì đó đang diễn ra... cho dù đẹp đấy, nhưng dầu vậy vẫn là cái gì đó đang diễn ra; và sau một thời kì ngay cả đẹp cũng thành xấu. Sau một thời kì bạn chán với hoa. Sau một thời kì, hoạt động, cho dù rất tinh tế và thuần khiết, vẫn cho bạn căng thẳng: nó trở thành lo âu.
Trong asampragyata samadhi có việc dừng lại của mọi hoạt động tâm trí, và tâm trí chỉ duy trì những ấn tượng không được biểu lộ.
Nhưng dầu vậy, nó không phải là mục đích - bởi vì cái gì sẽ xảy ra cho mọi ấn tượng của bạn mà bạn đã thu thập trong quá khứ? Nhiều, nhiều kiếp bạn đã sống, đã hành động, đã phản ứng. Bạn đã làm nhiều điều, hoàn tác nhiều điều. Cái gì sẽ xảy ra cho nó? Tâm trí có ý thức đã trở thành thuần khiết; tâm trí có ý thức đã vứt bỏ ngay cả hoạt động của thuần khiết. Nhưng vô thức là bao la và ở đó bạn mang mọi hạt mầm, bản kế hoạch tổng thể. Chúng ở bên trong bạn.
Cây đã biến mất; bạn đã chặt cây hoàn toàn. Nhưng hạt mầm đã rơi xuống, chúng đang nằm trong đất. Chúng sẽ mọc ra khi mùa vụ của chúng tới. Bạn sẽ có kiếp sống khác, bạn sẽ được sinh ra lần nữa. Tất nhiên, phẩm chất của bạn sẽ khác bây giờ, nhưng bạn sẽ lại được sinh ra bởi vì những hạt mầm đó vẫn còn chưa bị thiêu cháy.
Bạn đã chặt cái đã biểu lộ. Dễ chặt bất kì cái gì đang trong biểu lộ; dễ chặt mọi cây. Bạn có thể đi vào vườn và nhổ cả bãi cỏ, từng cọng cỏ, hoàn toàn. Bạn có thể giết mọi thứ nhưng trong vòng hai tuần lễ cỏ sẽ lại tới bởi vì điều bạn đã làm là nhổ cái đã biểu lộ. Bạn vẫn chưa chạm tới hạt mầm đang nằm trong đất. Điều đó phải được thực hiện ở trạng thái thứ ba.
Asampragyata samadhi vẫn là sabeej - có hạt mầm. Và có các phương pháp: cách thiêu cháy những hạt mầm này, cách tạo ra lửa - lửa mà Heraclitus đã nói tới, cách tạo ra lửa đó và thiêu cháy các hạt mầm vô thức. Khi chúng cũng biến mất, thế thì đất là tuyệt đối thuần khiết; không cái gì có thể nảy sinh ra từ nó. Thế thì không sinh, không tử. Thế thì toàn thể bánh xe dừng lại cho bạn, bạn đã rút khỏi bánh xe. Và việc rút khỏi xã hội sẽ không ích gì chừng nào bạn còn chưa rút khỏi bánh xe. Thế thì bạn trở thành người bỏ dở hoàn hảo!
Vị Phật là người bỏ dở hoàn hảo; một Mahavira, một Patanjali, là những người bỏ dở hoàn hảo. Họ đã không rút ra khỏi thể chế hay xã hội, họ đã rút ra khỏi chính bánh xe của sinh tử. Nhưng điều đó xảy ra chỉ khi mọi hạt mầm bị thiêu cháy. Bước cuối cùng là nirbeej samadhi - vô chủng tử, không hạt mầm.
Trong asampragyata samadhi có việc dừng lại của mọi hoạt động tâm trí, và tâm trí chỉ duy trì những ấn tượng không được biểu lộ.
Videhas và prakriti-layas đạt tới asampragyata samadhi bởi vì họ dừng đồng nhất bản thân họ với thân thể họ trong kiếp sống trước của họ. Họ lấy tái sinh vì hạt mầm của ham muốn vẫn còn.
Ngay cả vị Phật được sinh ra. Trong kiếp sống quá khứ ông ấy đã đạt tới asampragyata samadhi, nhưng hạt mầm còn đó. Ông ấy phải tới thêm một lần nữa. Ngay cả một Mahavira được sinh ra - một lần; hạt mầm đem ông ấy tới. Nhưng đây là kiếp sống cuối cùng. Sau asampragyata samadhi, chỉ một kiếp sống là có thể. Nhưng thế thì phẩm chất của kiếp sống này sẽ khác toàn bộ bởi vì người đó sẽ không bị đồng nhất với thân thể. Và người đó thực sự không có gì để làm vì hoạt động của tâm trí đã dừng rồi. Thế thì người đó sẽ làm gì? Một kiếp sống này được cần để làm gì? Ông ấy chỉ phải cho phép những hạt mầm đó được biểu lộ và ông ấy sẽ vẫn còn là nhân chứng. Đây là lửa.
Một người tới và nhổ vào Phật; người đó đang giận. Phật chùi mặt và hỏi, “Ông phải nói cái gì khác nữa?”
Người này không thể nào hiểu nổi, người đó đang thực sự giận - nóng đỏ. Người đó thậm chí không thể hiểu được điều Phật nói. Và toàn thể sự việc ngớ ngẩn thế, bởi vì Phật đã không phản ứng. Người đó đâm ra lúng túng chẳng biết làm gì, nói gì. Người đó bỏ đi; cả đêm người đó không thể ngủ được. Làm sao bạn có thể ngủ được khi bạn xúc phạm ai đó và không có phản ứng? Thế thì việc xúc phạm quay trở về bản thân bạn. Bạn phóng ra mũi tên; nó đã không được nhận. Nó quay lại, nó quay lại về nguồn, không tìm thấy chỗ trú ngụ. Người đó đã xúc phạm Phật, nhưng việc xúc phạm đã không tìm được chỗ trú, cho nên nó sẽ đi đâu? Nó quay về người chủ nguyên thuỷ.
Cả đêm người đó phát sốt; người đó không thể tin được điều đã xảy ra. Và thế rồi người đó bắt đầu hối hận, rằng người đó đã sai - rằng người đó đã không làm điều tốt. Sáng hôm sau, từ sớm, người đó tới và người đó hỏi xin tha thứ.
Phật nói, “Đừng lo nghĩ về nó. Ta phải đã làm cái gì đó sai với ông trong quá khứ. Bây giờ tài khoản được đóng lại. Và ta sẽ không phản ứng đâu; bằng không sẽ cứ lặp lại mãi.... Được kết thúc rồi! Ta đã không phản ứng. Bởi vì nó đã là hạt mầm ở đâu đó, nó phải được kết thúc. Bây giờ tài khoản của ta với ông được đóng lại rồi.”
Trong kiếp sống này, khi một videha - người đã hiểu rằng mình không phải là thân thể, người đã đạt tới asampragyata samadhi - tới thế gian, điều đó chỉ để kết thúc tài khoản. Toàn thể kiếp sống của người đó bao gồm việc kết thúc các tài khoản, hàng triệu kiếp, nhiều quan hệ, nhiều dính líu, cam kết - mọi thứ phải được đóng lại.
Chuyện xảy ra: Phật tới một làng. Cả làng tụ tập - họ háo hức nghe ông ấy. Đó là một cơ hội hiếm hoi. Ngay cả các kinh đô cũng liên tục mời Phật, và ông ấy không tới. Và ông ấy đã đi tới làng nhỏ này, xa xôi hẻo lánh - và không lời mời nào, bởi vì dân làng chưa bao giờ có thể thu được dũng cảm để đi và mời ông ấy tới làng của họ: chỉ là một làng nhỏ, vài túp lều, và ông ấy đã tới mà không có lời mời nào! Cả làng như bốc lửa với kích động, và ông ấy đã ngồi dưới gốc cây và không nói.
Họ nói, “Bây giờ thầy đang đợi ai? Mọi người đều có ở đây; cả làng ở đây. Thầy bắt đầu đi.”
Phật nói, “Nhưng ta phải đợi bởi vì ta đã tới vì ai đó không ở đây. Một lời hứa phải được hoàn thành, tài khoản được đóng. Ta đang đợi người đó.”
Thế rồi một cô gái tới, và thế rồi Phật bắt đầu. Sau khi ông ấy đã nói, họ hỏi, “Thầy đợi cô gái này sao?” - bởi vì cô gái này thuộc vào tầng lớp tiện dân, đẳng cấp thấp nhất. Không ai có thể nghĩ rằng Phật đã đợi cô ấy.
Ông ấy nói, “Vâng, ta đã đợi cô ấy. Khi ta tới cô ấy đã gặp ta trên đường và cô ấy nói, ‘Đợi đã, vì tôi đang đi sang thị trấn khác vì công việc, nhưng tôi sẽ về sớm.’ Và trong kiếp quá khứ ở đâu đó ta đã cho cô ấy lời hứa rằng khi ta trở nên chứng ngộ ta sẽ tới và nói bất kì cái gì đã xảy ra cho ta. Tài khoản đó phải được đóng lại. Lời hứa đó đang treo trên ta và nếu ta không thể hoàn thành được nó, ta sẽ phải quay lại lần nữa.”
Một videha hay một prakriti-laya... cả hai từ này đều hay. Videha nghĩa là vô thân thể. Khi bạn đạt tới asampragyata samadhi thân thể có đó, nhưng bạn trở thành vô thân thể. Bạn không còn là thân thể. Thân thể trở thành chỗ trú ngụ, bạn không bị đồng nhất.
Cho nên hai từ này là hay: videha nghĩa là người biết rằng mình không là thân thể - biết, nhớ, không tin; và prakriti-laya, bởi vì người biết rằng mình không là thân thể, người đó không còn là prakriti, chức năng tự nhiên.
Thân thể thuộc về vật chất. Một khi bạn không bị đồng nhất với vật chất trong bạn, bạn không bị đồng nhất với vật chất bên ngoài, phía ngoài. Người đạt tới trạng thái này mà người đó không còn là thân thể, thì đạt tới việc người đó không còn là cái được biểu hiện, prakriti - chức năng tự nhiên của người đó bị tan biến, Không còn 'thế giới' cho người đó; người đó không bị đồng nhất, người đó đã trở thành nhân chứng cho nó. Người như vậy cũng được sinh ra ít nhất một lần nữa bởi vì người đó phải đóng nhiều tài khoản; nhiều lời hứa cần được hoàn thành, nhiều nghiệp cần được loại bỏ.
Chuyện xảy ra là anh họ của Phật, Devadatta, chống lại ông ấy. Ông ta cố giết ông ấy theo nhiều cách. Khi Phật đang đợi dưới gốc cây, thiền, ông ấy lăn một tảng đá lớn từ trên núi xuống. Tảng đá lăn tới; mọi người chạy mất. Phật vẫn còn đó ngồi dưới gốc cây - điều đó thật nguy hiểm, và tảng đá tớí suýt chạm ông ấy, lướt qua ông ấy. Ananda hỏi ông ấy, “Sao thầy không tránh đi khi chúng tôi tất cả đều tránh? Có đủ thời gian mà.”
Phật nói, “Với các ông có đủ thời gian. Thời gian của ta qua rồi. Và Devadatta phải làm điều đó. Một thời gian nào đó quay về kiếp nào đó đã có nghiệp nào đó. Ta phải đã gây cho ông ấy đau đớn nào đó, phiền não nào đó, lo âu nào đó. Nó phải được đóng lại. Nếu ta tránh, nếu ta làm bất kì cái gì, lại một đường mới bắt đầu.”
Một videha, người đã đạt tới asampragyata, không phản ứng. Người đó đơn giản quan sát, chứng kiến. Đây là lửa của chứng kiến thiêu cháy mọi hạt mầm trong vô thức, và một khoảnh khắc tới khi mảnh đất là tuyệt đối thuần khiết; không có hạt mầm nào chờ đợi mọc ra. Thế thì không có nhu cầu quay lại. Đầu tiên chức năng tự nhiên tan biến, và thế rồi ông ấy làm tan biến bản thân mình vào trong vũ trụ.
Videhas và prakriti-layas đạt tới asampragyata samadhi bởi vì họ dừng đồng nhất bản thân họ với thân thể họ trong kiếp sống trước của họ. Họ lấy tái sinh vì hạt mầm của ham muốn vẫn còn.
Tôi ở đây để hoàn thành cái gì đó; bạn ở đây để đóng tài khoản của tôi. Bạn không ở đây một cách ngẫu nhiên. Có cả triệu người trên thế giới. Sao bạn ở đây và không phải là ai đó khác? Cái gì đó phải được đóng lại.
Những người khác đã đạt tới asampragyata samadhi cũng đạt tới qua tin tưởng, nỗ lực, nhớ lại, tập trung và khu biệt.
Cho nên có hai khả năng. Nếu bạn đã đạt tới asampragyata samadhi trong kiếp sống quá khứ của bạn, trong kiếp này bạn được sinh ra là vị Phật - chỉ vài hạt mầm phải được hoàn thành, điều phải được vứt bỏ, thiêu cháy. Đó là lí do tại sao tôi nói bạn được sinh ra gần như vị Phật. Không cần bạn làm gì cả; bạn đơn giản phải quan sát bất kì cái gì xảy ra.
Do đó mới có khăng khăng liên tục của Krishnamurti rằng không cần làm gì cả. Nó là đúng cho ông ấy; nó là không đúng cho thính giả của ông ấy. Với thính giả của ông ấy, có nhiều nhu cầu cần được thực hiện, và họ sẽ bị lạc lối bởi phát biểu này. Ông ấy đang nói về bản thân ông ấy. Ông ấy được sinh ra là một asampragyata Phật, ông ấy được sinh ra là một videha, ông ấy được sinh ra là một prakriti-laya.
Ông ấy đang tắm khi ông ấy mới năm tuổi ở gần Adyar, và một trong những nhà Thông thiên học lớn nhất, Leadbeater, quan sát cậu bé. Nó là một kiểu trẻ con khác toàn bộ. Nếu ai đó ném bùn vào nó, nó sẽ không phản ứng. Đã có nhiều trẻ con đang chơi. Nếu ai đó đẩy nó xuống sông, nó sẽ đơn giản xuống. Vâng, nó không giận, nó không tranh đấu. Nó có phẩm chất khác toàn bộ - phẩm chất của một asampragyata Phật.
Leadbeater gọi Annie Besant quan sát đứa trẻ này. Nó không phải là đứa trẻ thường, và toàn thể phong trào Thông thiên học xoay quanh nó. Họ đã hi vọng rất nhiều rằng nó sẽ trở thành một hoá thân - rằng nó sẽ trở thành người thầy hoàn hảo cho thời đại này. Nhưng vấn đề là sâu sắc. Họ đã chọn người đúng, nhưng họ đã hi vọng sai - bởi vì một người được sinh ra là một asampragyata Phật thậm chí không thể chủ động được như một hoá thân. Mọi hoạt động đã dừng lại. Ông ấy đơn giản có thể quan sát; ông ấy có thể là nhân chứng. Bạn không thể làm cho ông ấy rất chủ động được. Ông ấy chỉ có thể là sự thụ động. Họ đã chọn người đúng, nhưng dầu vậy vẫn sai...
Và họ đã hi vọng rất nhiều... và thế rồi toàn thể phong trào xoay quanh Krishnamurti. Khi ông ấy vứt bỏ điều đó và nói, “Tôi không thể làm được cái gì bởi vì chẳng cái gì được cần,” toàn thể phong trào đổ phịch xuống bởi vì họ đã hi vọng quá nhiều với người này, và thế rồi toàn thể mọi sự biến thành khác hoàn toàn. Nhưng điều này có thể được đoán trước.
Annie Besant, Leadbeater và những người khác, họ là những người rất, rất hay, nhưng không thực sự nhận biết về phương pháp phương Đông. Họ đã biết nhiều từ sách vở, kinh sách, nhưng họ đã không biết đích xác bí mật mà Patanjali đang chỉ ra: rằng một asampragyata, một videha, được sinh ra, nhưng ông ấy không chủ động. Ông ấy là sự thụ động. Nhiều điều có thể xảy ra qua ông ấy, nhưng điều đó có thể xảy ra chỉ nếu ai đó tới và buông xuôi với ông ấy. Bởi vì ông ấy là sự thụ động, ông ấy không thể buộc bạn làm cái gì đó. Ông ấy sẵn có, nhưng ông ấy không thể năng nổ.
Lời mời của ông ấy là dành cho mọi người và cho tất cả. Nó là lời mời mở, nhưng ông ấy không thể gửi cho bạn lời mời nói riêng bởi vì ông ấy không thể chủ động. Ông ấy là cánh cửa mở; nếu bạn thích, bạn có thể đi qua. Kiếp sống cuối cùng là tuyệt đối thụ động, chỉ chứng kiến. Đây là một cách các asampragyata Phật được sinh ra từ kiếp sống quá khứ của họ.
Nhưng bạn có thể trở thành một asampragyata Phật cũng trong kiếp này. Với họ Patanjali nói, Shraddha virya smriti samadhi pragya: Những người khác đã đạt tới asampragyata samadhi cũng đạt tới qua tin tưởng, nỗ lực, nhớ lại, tập trung và khu biệt.
Gần như không thể nào dịch được nó, cho nên tôi sẽ giải thích thay vì dịch, chỉ để cho bạn việc cảm, bởi vì lời sẽ làm bạn lạc lối.
Shraddha không đích xác là đức tin, nó giống nhiều với tin cậy hơn. Tin cậy là rất, rất khác với đức tin. Đức tin là cái gì đó bạn được sinh ra trong nó, tin cậy là cái gì đó bạn trưởng thành trong nó. Là người Hindu là đức tin; là người Ki tô giáo là đức tin, là người Mô ha mét giáo là đức tin. Nhưng là đệ tử ở đây cùng tôi là tin cậy. Tôi không thể công bố đức tin được - nhớ lấy. Jesus cũng không thể công bố đức tin được bởi vì đức tin là cái gì đó bạn được sinh vào nó. Người Do Thái đã tin tưởng; họ có đức tin. Và thực ra, đó là lí do tại sao họ đã tiêu diệt Jesus, bởi vì họ nghĩ rằng ông ấy đang mang họ ra khỏi đức tin của họ, phá huỷ đức tin của họ.
Ông ấy đòi hỏi tin cậy. Tin cậy là thân thiết cá thể, nó không phải là hiện tượng xã hội. Bạn đạt tới nó qua đáp ứng riêng của bạn. Không ai có thể được sinh ra trong tin cậy; trong đức tin thì được. Đức tin là tin cậy chết, tin cậy là đức tin sống. Cho nên cố hiểu phân biệt này.
Người ta phải trưởng thành trong shraddha, tin cậy. Và nó bao giờ cũng có tính cá thể. Đệ tử đầu tiên của Jesus đã đạt tới tin cậy. Họ đã là người Do Thái, được sinh ra là người Do Thái. Họ đã đi ra khỏi đức tin của họ. Đó là nổi dậy. Đức tin là mê tín; tin cậy là nổi dậy. Tin cậy đầu tiên đưa bạn xa khỏi đức tin của bạn. Nó phải như vậy, bởi vì nếu bạn đang sống trong nấm mồ chết, thế thì điều đầu tiên bạn phải được đưa ra khỏi nó, chỉ thế thì bạn mới có thể được giới thiệu cho cuộc sống lần nữa. Jesus đã cố gắng đưa mọi người hướng tới shraddha, tin cậy. Bao giờ cũng dường như ông ấy đang phá huỷ đức tin của họ.
Bây giờ khi người Ki tô giáo tới tôi, cùng tình huống đó lặp lại. Ki tô giáo là đức tin, cũng như Do Thái giáo là đức tin vào thời Jesus. Khi một người Ki tô giáo tới tôi, tôi lại phải mang người đó ra khỏi đức tin của người đó để giúp người đó trưởng thành hướng tới tin cậy.
Tôn giáo là đức tin, và có tính tôn giáo là ở trong tin cậy. Và có tính tôn giáo không có nghĩa là người Ki tô giáo, người Hindu, hay người Mô ha mét giáo, bởi vì tin cậy không có tên; nó không được dán nhãn. Nó giống như yêu. Tình yêu có là người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo không? Hôn nhân là người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo. Tình yêu sao? - tình yêu không biết đẳng cấp, không phân biệt. Tình yêu không biết người Hindu, không biết người Ki tô giáo.
Hôn nhân giống đức tin; tình yêu giống tin cậy - bạn phải trưởng thành trong nó, nó là cuộc phiêu lưu. Đức tin không phải là cuộc phiêu lưu; bạn được sinh ra trong nó, nó là thuận tiện. Tốt hơn cả nếu bạn tìm kiếm thoải mái và thuận tiện, tốt hơn cả là vẫn còn trong đức tin. Là người Hindu, người Ki tô giáo; đi theo qui tắc. Nhưng nó sẽ vẫn còn là thứ chết trừ phi bạn đáp ứng từ trái tim bạn, trừ phi bạn đi vào tôn giáo theo trách nhiệm riêng của bạn, và không phải bởi vì bạn đã được sinh ra là người Ki tô giáo. Làm sao bạn có thể là người Ki tô giáo được sinh ra?
Làm sao tôn giáo được liên kết với việc sinh? Việc sinh không thể cho bạn tôn giáo được. Nó có thể cho bạn xã hội, tín điều, giáo phái; nó có thể cho bạn mê tín. Từ ‘superstition - mê tín’ là rất, rất có nghĩa. Nó ngụ ý 'đức tin không cần thiết'. Từ ‘super’ nghĩa là không cần thiết, thừa - đức tin mà đã trở thành không cần thiết, đức tin đã trở thành chết. Vào lúc nào đó nó có thể đã từng sống.
Tôn giáo phải được tái sinh lặp đi lặp lại. Nhớ lấy, bạn không được sinh ra trong tôn giáo, tôn giáo phải được sinh ra trong bạn - thế thì nó là tin cậy. Tái sinh lặp đi lặp lại. Bạn không thể cho con bạn tôn giáo của bạn, chúng sẽ phải tìm và thấy tôn giáo riêng của chúng. Mọi người phải tìm và thấy tôn giáo của riêng mình. Nó là cuộc phiêu lưu - cuộc phiêu lưu lớn nhất. Bạn đi vào trong cái không biết. Shraddha, Patanjali nói, là điều đầu tiên, nếu bạn muốn đạt tới asampragyata samadhi. Với sampragyata samadhi, suy luận, suy luận đúng. Có thấy phân biệt này không? Với sampragyata samadhi, suy luận đúng, suy nghĩ đúng là cơ sở; với asampragyata samadhi, tin cậy đúng - không suy luận.
Không suy luận... nhưng tình yêu. Và tình yêu là mù quáng. Nó có vẻ mù với lí trí bởi vì nó là cú nhảy vào bóng tối. Lí trí hỏi, “Mình đi đâu đây? Cứ còn ở lãnh thổ đã biết đi. Và phỏng có ích gì mà đi vào hiện tượng mới? Sao không vẫn còn trong khuôn mẫu cũ? Nó là thuận tiện, thoải mái, và bất kì cái gì mình cần, nó có thể cung cấp.” Nhưng mọi người phải tìm ra ngôi đền riêng của mình. Chỉ thế thì nó mới sống.
Bạn ở đây với tôi - đây là tin cậy. Khi tôi không còn ở đây, con bạn có thể cùng tôi. Điều đó sẽ là đức tin. Tin cậy xảy ra chỉ với thầy sống; đức tin, với thầy chết điều không còn đó. Đệ tử đầu tiên có tôn giáo. Thế hệ thứ hai, thứ ba dần dần mất đi tôn giáo, nó trở thành giáo phái.
Thế thì bạn đơn giản đi theo bởi vì bạn được sinh ra trong nó. Nó là nghĩa vụ, không phải tình yêu. Nó là luật xã hội. Nó giúp đỡ, nhưng nó không là gì sâu sắc trong bạn. Nó không đem lại cái gì cho bạn; nó không phải là việc xảy ra. Nó không phải là việc mở ra sâu sắc trong bạn - nó chỉ là bề mặt, khuôn mặt. Cứ đi và xem trong nhà thờ: chủ nhật mọi người đi; họ thậm chí cầu nguyện. Nhưng họ chờ đợi khi nào điều đó kết thúc.
Một đứa bé ngồi trong nhà thờ. Nó đã tới lần đầu tiên - mới bốn tuổi. Người mẹ hỏi nó thích việc đó thế nào. Nó nói, “Nhạc hay, nhưng thương mại lâu quá.”
Nó là thương mại khi bạn không có tin cậy. Shraddha là tin cậy đúng; đức tin là tin cậy sai. Đừng nhận tôn giáo từ ai đó khác. Bạn không thể vay mượn nó được, đó là lừa dối; bạn có nó mà không trả tiền cho nó, và mọi thứ đều phải trả tiền chứ. Và đạt tới asampragyata samadhi là không rẻ đâu. Bạn phải trả toàn giá, và toàn giá là bản thể toàn bộ của bạn.
Là người Ki tô giáo chỉ là cái nhãn. Có tính tôn giáo không phải là cái nhãn, toàn thể bản thể bạn được tham gia vào. Nó là cam kết. Mọi người tới tôi và họ nói, “Chúng tôi yêu thầy. Bất kì điều gì thầy nói cũng đều tốt. Nhưng chúng tôi không muốn nhận tính chất sannyas bởi vì chúng tôi không muốn bị cam kết.” Nhưng chừng nào bạn còn chưa cam kết, tham dự, bạn không thể trưởng thành được, bởi vì thế thì không có quan hệ. Thế thì giữa bạn và tôi có lời, không phải quan hệ. Thế thì tôi có thể là thầy giáo, nhưng tôi không là thầy của bạn. Thế thì bạn có thể là học trò, nhưng không là đệ tử.
Shraddha, tin cậy, là cánh cửa thứ nhất, cánh cửa thứ hai là virya. Điều đó nữa cũng là khó. Nó được dịch là nỗ lực. Không, nỗ lực đơn giản là một phần của nó. Từ ‘virya’ có nghĩa nhiều điều, nhưng sâu bên dưới nó ngụ ý năng lượng sinh học. Một trong các nghĩa của virya là tinh dịch, hiệu lực dục. Nếu bạn thực sự muốn dịch nó đích xác, virya là năng lượng sinh học, toàn bộ hiện tượng năng lượng của bạn - bạn như năng lượng. Tất nhiên, năng lượng này có thể được đem tới chỉ qua nỗ lực; do đó, một trong các nghĩa là nỗ lực.
Nhưng nó là nghèo nàn - không giầu có như từ virya. Virya nghĩa là toàn bộ năng lượng của bạn phải được mang vào trong nó. Chỉ tâm trí sẽ không có tác dụng. Bạn có thể nói có từ tâm trí, điều đó sẽ không đủ. Tính toàn bộ của bạn, không giữ lại cái gì: đó là nghĩa của virya. Và điều đó là có thể chỉ khi có tin cậy. Bằng không bạn sẽ giữ cái gì đó, chỉ để an ninh, an toàn, bởi vì, “Người này có thể đưa tới chỗ nào đó sai, cho nên chúng ta có thể lùi vào bất kì khoảnh khắc nào. Bất kì khoảnh khắc nào chúng ta cũng có thể nói, ‘Đủ rồi; bây giờ không thêm nữa.’”
Bạn giữ lại một phần của bạn chỉ để có tính quan sát: Người này đang dẫn tới đâu? Mọi người tới tôi và họ nói, “Chúng tôi đang xem. Để chúng tôi xem trước cái gì đang xảy ra.” Họ rất láu lỉnh - những kẻ ngu láu lỉnh, bởi vì những điều này không thể được xem từ bên ngoài. Điều đang xảy ra là hiện tượng bên trong. Nhiều lần bạn thậm chí không thể thấy được nó đang xảy ra cho ai. Nhiều lần chỉ tôi mới có thể thấy điều đang xảy ra. Bạn trở nên nhận biết chỉ về sau khi mọi điều đã xảy ra.
Người khác không thể quan sát được. Từ bên ngoài không có khả năng nào của việc quan sát nó. Làm sao bạn có thể quan sát được từ bên ngoài? Cử chỉ bạn có thể thấy; mọi người hành thiền bạn có thể thấy. Nhưng điều đang xảy ra bên trong, đó là thiền. Điều họ đang làm bên ngoài chỉ là tạo ra tình huống.
Chuyện xảy ra: đã có một thầy Sufi rất vĩ đại, Jalaluddin. Ông ấy có một trường nhỏ cho những học trò hiếm hoi - hiếm, bởi vì ông ấy là người rất chọn lựa. Ông ấy sẽ không cho phép bất kì ai trừ phi ông ấy đã chọn người đó. Ông ấy làm việc với rất ít người, nhưng mọi người đi qua thỉnh thoảng sẽ tới xem điều đang xảy ra ở đó. Một lần một nhóm các giáo sư tới. Họ bao giờ cũng là những người rất tỉnh táo, rất láu lỉnh, và họ nhìn. Trong nhà của thầy, ngay trong khu vực nhà, một nhóm năm mươi người đang ngồi và họ làm những cử chỉ điên khùng - ai đó cười, ai đó khóc, ai đó nhảy nhót. Các giáo sư xem. Họ nói, “Cái gì đang diễn ra vậy? Người này đang đưa họ tới điên khùng. Họ đã điên, họ ngu - bởi vì một khi bạn trở nên điên sẽ khó mà quay lại. Và điều này là vô nghĩa; chúng tôi chưa bao giờ nghe nói.... Mọi người ngồi im lặng khi họ thiền.”
Có nhiều thảo luận trong họ. Một nhóm trong họ nói, “Bởi vì chúng tôi không biết điều gì đang xảy ra, đưa ra bất kì phán xét nào cũng là không tốt.”
Thế rồi có nhóm thứ ba trong số họ nói, “Dù nó là bất kì cái gì, điều đó đáng tận hưởng. Chúng tôi thích xem. Nó là hay. Sao chúng ta không thể tận hưởng nó? Sao bận tâm điều họ đang làm? Nhưng cứ xem họ là điều hay rồi.”
Thế rồi sau vài tháng, cùng nhóm đó lại tới trường này để xem. Bây giờ điều gì đang xảy ra? Bây giờ mọi người đều im lặng. Năm mươi người có đó, thầy có đó. Họ ngồi im lặng, im lặng thế, cứ dường như không có ai ở đó, như tượng cả. Lần nữa lại có thảo luận. Có một nhóm nói, “Bây giờ họ là vô dụng. Nhìn cái gì? Chẳng có gì cả! Lần thứ nhất chúng ta tới nó là hay. Chúng ta đã tận hưởng điều đó. Nhưng bây giờ họ chán thấy mồ.”
Nhóm khác nói, “Nhưng bây giờ chúng ta nghĩ họ đang thiền. Lần thứ nhất họ đơn giản điên. Đây là điều đúng để làm; đây là cách thiền được thực hiện. Nó được viết trong kinh sách, được mô tả theo cách này.”
Nhưng vẫn có nhóm thứ ba nói, “Chúng ta chẳng biết gì về thiền. Làm sao chúng ta có thể phán xét được?”
Thế rồi lần nữa, sau bốn tháng, nhóm này tới. Bây giờ chẳng có ai. Duy nhất thầy đang ngồi, mỉm cười. Mọi đệ tử đã biến mất. Cho nên họ hỏi, “Chuyện gì đã xảy ra vậy? Lần thứ nhất chúng tôi tới đã có đáng đông điên khùng và chúng tôi nghĩ điều này là vô dụng, thầy làm cho mọi người phát rồ. Lần tiếp chúng tôi tới nó đã rất tốt. Mọi người thiền. Tất cả họ đã đi đâu rồi?”
Thầy nói, “Công việc xong rồi, các đệ tử đã biến mất. Ta đang mỉm cười hạnh phúc vì sự việc đã xảy ra. Và các ông ngu, ta biết! Ta cũng đã từng quan sát - không chỉ các ông. Ta biết thảo luận nào đã diễn ra, và các ông đã nghĩ gì lần thứ nhất và lần thứ hai.” Jalaluddin nói, “Nỗ lực mà các ông đã làm để tới đây ba lần chắc đủ cho các ông trở thành thiền nhân, và thảo luận mà các ông đã từng tham gia, ngần ấy năng lượng là đủ để làm cho các ông im lặng. Trong cùng một thời kì, những đệ tử đó đã biến mất còn các ông đang đứng ở cùng chỗ đó. Lại đây! Đừng xem từ bên ngoài.”
Họ nói, “Vâng, đó là lí do tại sao chúng tôi cứ tới đi tới lại, để xem cái gì đang xảy ra. Khi chúng tôi chắc chắn, thế thì được. Bằng không chúng tôi không muốn được cam kết.”
Người láu lỉnh không bao giờ muốn được cam kết, nhưng có cuộc sống nào mà không có cam kết? Người láu lỉnh nghĩ cam kết là tù túng, nhưng có tự do nào mà không có tù túng? Đầu tiên bạn phải đi vào trong quan hệ, chỉ thế thì bạn mới có thể đi ra bên ngoài nó được. Đầu tiên bạn phải đi vào trong cam kết sâu, sâu vào chiều sâu, từ tim tới tim, và chỉ thế thì bạn mới có thể siêu việt trên nó. Không có cách khác. Nếu bạn chỉ đi ra và xem, bạn không bao giờ có thể đi vào trong điện thờ được. Và thế thì không thể có quan hệ. Điện thờ là cam kết.
Thầy và đệ tử là mối quan hệ tình yêu, tình yêu cao nhất có thể có. Chừng nào mối quan hệ còn chưa có đó bạn không thể trưởng thành. Patanjali nói: điều thứ nhất là tin cậy - shraddha; và điều thứ hai là năng lượng - nỗ lực. Toàn thể năng lượng của bạn phải được đem vào; bộ phận sẽ không có tác dụng. Nó thậm chí có thể có tính phá huỷ nếu bạn chỉ tới một cách bộ phận và vẫn còn ở ngoài một cách bộ phận, bởi vì điều đó sẽ trở thành rạn nứt bên trong bạn. Nó sẽ tạo ra căng thẳng bên trong bạn; nó sẽ trở thành lo âu thay vì phúc lạc.
Phúc lạc là nơi bạn hiện hữu trong tính toàn bộ của bạn; lo âu là nơi bạn chỉ ở trong một phần, bởi vì thế thì bạn bị phân chia và có căng thẳng, và hai phần đang đi theo những đường tách rời. Thế thì bạn ở trong khó khăn.
Những người khác đã đạt tới asampragyata samadhi cũng đạt tới qua tin tưởng, nỗ lực, năng lượng, nhớ lại. Từ này nhớ lại smriti: nó là việc nhớ lại - điều Gurdjieff gọi là tự nhớ. Đó là smriti.
Bạn không nhớ bản thân mình. Bạn có thể nhớ cả triệu thứ nhưng bạn cứ liên tục quên bản thân mình, rằng bạn hiện hữu. Gurdjieff có kĩ thuật; ông ấy có nó từ Patanjali. Và thực ra mọi kĩ thuật đều tới từ Patanjali. Ông ấy là thầy quá khứ của kĩ thuật. Smriti là nhớ lại - tự nhớ, bất kì cái gì bạn làm. Bạn đang bước đi: nhớ sâu bên dưới, “Mình đang bước, mình hiện hữu.” Đừng bị mất hút trong việc bước. Việc bước có đó - chuyển động, hoạt động - và trung tâm bên trong có đó, chỉ nhận biết, quan sát, chứng kiến.
Bạn không cần lặp lại trong tâm trí, “Mình đang bước.” Nếu bạn lặp lại, điều đó không phải là việc nhớ. Bạn phải nhận biết không bằng lời, “Mình đang bước, mình đang ăn, mình đang nói, mình đang nghe.” Bất kì cái gì bạn làm, cái 'tôi' bên trong không nên bị quên đi; nó nên vẫn còn lại. Nó không phải là tự ý thức, nó là ý thức về cái ta. Tự ý thức là bản ngã; ý thức về cái ta là asmita, thuần khiết, chỉ là nhận biết rằng 'tôi đây'.
Bình thường, tâm thức của bạn như mũi tên hướng tới đối thể. Bạn nhìn tôi: toàn thể tâm thức của bạn đang hướng về tôi như mũi tên. Nhưng bạn bị hướng về tôi. Tự nhớ nghĩa là bạn phải có mũi tên kép, một phía của nó chĩa vào tôi, phía kia chĩa vào bạn. Mũi tên nhắm kép là smriti, tự nhớ.
Rất khó - bởi vì dễ nhớ tới đối thể và quên bản thân bạn. Cái đối lập cũng là dễ - nhớ bản thân bạn và quên đối thể. Cả hai đều dễ; đó là lí do tại sao những người đang ở chợ, ở trong thế giới, và những người đang trong tu viện, bên ngoài thế giới, là như nhau. Cả hai đều là mũi tên một hướng. Ở chợ họ nhìn vào đồ vật, đối thể. Ở tu viện họ nhìn vào bản thân họ.
Smriti không là ở chợ không là ở tu viện. Smriti là hiện tượng về tự nhớ, khi chủ thể và đối thể cả hai là cùng nhau trong tâm thức. Đó là điều khó nhất trên thế giới. Cho dù bạn có thể đạt tới một khoảnh khắc, một phần khoảnh khắc, bạn sẽ có thoáng nhìn về tỏ ngộ ngay lập tức. Ngay lập tức bạn đã đi ra khỏi thân thể... ở đâu đó khác.
Thử nó đi. Nhưng, nhớ lấy, nếu bạn không có tin cậy nó sẽ trở thành căng thẳng. Đây là vấn đề được bao hàm. Nó sẽ trở thành căng thẳng thế, bạn có thể phát điên vì nó là trạng thái rất căng thẳng. Đó là lí do tại sao lại khó nhớ cả hai: đối thể và chủ thể, cái bên ngoài và cái bên trong. Nhớ cả hai là rất, rất gian nan. Nếu có tin cậy, tin cậy đó sẽ hạ căng thẳng xuống bởi vì tin cậy là tình yêu. Nó sẽ xoa dịu bạn; nó sẽ là lực xoa dịu quanh bạn. Bằng không căng thẳng có thể trở thành nhiều thế bạn sẽ không có khả năng ngủ. Bạn sẽ không có khả năng an bình bất kì khoảnh khắc nào bởi vì nó sẽ là vấn đề thường xuyên, và bạn sẽ chỉ liên tục trong lo âu.
Đó là lí do tại sao chúng ta có thể làm một thứ: điều đó là dễ dàng. Đi tới tu viện, nhắm mắt lại, nhớ tới bản thân mình, quên thế giới. Nhưng bạn đang làm gì? Bạn đơn giản đảo ngược lại toàn thể quá trình, không gì khác. Không thay đổi. Hay, quên những tu viện này và những đền này và những thầy này và ở trong thế giới, tận hưởng thế giới. Điều đó nữa là dễ dàng. Điều khó khăn là trở nên ý thức về cả hai. Và khi bạn có ý thức về cả hai và năng lượng là nhận biết đồng thời, được nhắm theo các chiều đối lập ngược nhau, có sự siêu việt. Bạn đơn giản trở thành cái thứ ba: bạn trở thành nhân chứng cho cả hai. Và khi cái thứ ba bước vào, đầu tiên bạn cố nhìn đối thể và bản thân bạn. Nhưng nếu bạn cố nhìn cả hai, dần dần, dần dần, bạn cảm thấy cái gì đó đang xảy ra bên trong bạn - bởi vì bạn đang trở thành cái thứ ba: bạn là ở giữa hai điều này, đối thể và chủ thể. Bạn không là đối thể không là chủ thể bây giờ.
... đạt tới qua tin tưởng, nỗ lực, nhớ lại, tập trung và khu biệt.
Shraddha - tin cậy; và virya - cam kết toàn bộ, nỗ lực toàn bộ, năng lượng toàn bộ phải được đem vào; mọi tiềm năng của bạn phải được mang vào. Nếu bạn thực sự là người tìm kiếm chân lí bạn không thể tìm kiếm cái gì khác. Nó là sự tham gia đầy đủ. Bạn không thể làm nó thành việc làm một phần thời gian: “Thỉnh thoảng vào buổi sáng mình thiền và thế rồi mình đi.” Không, thiền phải trở thành sự liên tục hai mươi bốn giờ của bạn. Bất kì cái gì bạn làm, thiền phải có đó trong bối cảnh một cách liên tục. Năng lượng sẽ được cần tới: toàn thể năng lượng của bạn sẽ được cần tới.
Và bây giờ, vài điều nữa. Nếu toàn thể năng lượng của bạn là được cần tới, dục biến mất một cách tự động vì bạn không có năng lượng để phí hoài. Brahmacharya (vô dục) với Patanjali không phải là kỉ luật, nó là hậu quả. Bạn đưa toàn thể năng lượng của bạn vào, để cho bạn không có năng lượng nào còn lại. Và nó xảy ra trong cuộc sống bình thường nữa. Bạn có thể thấy một hoạ sĩ lớn: ông ấy quên đàn bà hoàn toàn. Khi ông ấy vẽ không có dục trong tâm trí ông ấy bởi vì toàn thể năng lượng đang di chuyển. Bạn không có bất kì năng lượng phụ nào.
Nhà thơ lớn, ca sĩ lớn, vũ công đang chuyển động toàn bộ trong cam kết của người đó, tự động trở thành vô dục. Người đó không có kỉ luật cho nó. Dục là năng lượng thừa; dục là van an toàn. Khi bạn có quá nhiều trong bạn và bạn không thể làm được gì với nó, tự nhiên đã làm một van an toàn. Bạn có thể tống nó ra, bạn có thể xả nó ra; bằng không bạn sẽ phát điên hay vỡ tung, nổ tung. Và nếu bạn cố kìm nén nó, thế nữa bạn sẽ phát điên, bởi vì kìm nén nó sẽ không ích gì. Nó cần việc biến đổi, và biến đổi đó tới từ cam kết toàn bộ. Một chiến binh, nếu người đó thực sự là chiến binh, một chiến binh hoàn hảo, sẽ ở bên ngoài dục. Toàn thể năng lượng của người đó đang chuyển động.
Tương truyền có một câu chuyện rất, rất hay: có một triết gia lớn, nhà tư tưởng, tên ông ấy là Vachaspati. Ông ấy bị thu hút vào trong nghiên cứu của mình nhiều tới mức khi bố ông ấy nói với ông ấy, “Bây giờ bố già rồi, và bố không biết khi nào bố sẽ chết - bất kì khoảnh khắc nào - và con là con trai duy nhất của bố, và bố muốn con lấy vợ,” ông ấy bị thu hút vào nghiên cứu của ông ấy nhiều tới mức ông ấy nói, “Vâng được.” Ông ấy đã không nghe điều bố ông ấy nói. Cho nên ông ấy đã lấy vợ. Ông ấy đã lấy vợ, nhưng hoàn toàn quên mất rằng ông ấy đã có vợ bởi vì ông ấy bị thu hút thế.
Và điều này có thể xảy ra chỉ ở Ấn Độ; điều này không thể xảy ra ở bất kì đâu khác. Vợ yêu ông ấy nhiều tới mức cô ấy không muốn quấy rầy. Cho nên, chuyện kể rằng, mười hai năm trôi qua. Cô ấy phục vụ cho ông ấy như cái bóng, làm mọi chăm sóc, nhưng không quấy rầy hay nói, “Em ở đây, và anh đang làm gì vậy?” Ông ấy liên tục viết những lời bình chú - một trong những điều vĩ đại nhất đã từng được viết ra. Ông ấy đã viết bình chú về Brahmasutra của Badrayana, và ông ấy mê mải, toàn bộ tới mức ông ấy không chỉ quên mất về vợ mình: ông ấy thậm chí không nhận biết ai đem thức ăn lên, ai đem đĩa đi rửa, ai tới buổi tối và thắp đèn lên, ai chuẩn bị giường cho ông ấy.
Mười hai năm trôi qua, và đêm tới khi bình chú của ông ấy đã hoàn thành. Ngay khi lời cuối cùng ông ấy định viết ra, ông ấy đã lấy lời nguyện rằng khi lời bình chú hoàn thành ông ấy sẽ trở thành một sannyasin. Thế thì ông ấy sẽ không quan tâm tới tâm trí, và mọi thứ được kết thúc. Đây là nghiệp duy nhất của ông ấy mà phải được hoàn thành.
Đêm đó ông ấy có chút ít thảnh thơi, bởi vì ông ấy đã viết câu cuối cùng gần mười hai giờ đêm, và lần đầu tiên ông ấy trở nên nhận biết về mọi thứ xung quanh. Đèn đang cháy yếu dần và cần thêm dầu. Một bàn tay đẹp đang rót dầu vào trong nó. Ông ấy nhìn lại xem ai có đó. Ông ấy không thể nhận ra được khuôn mặt. Ông ấy nói, “Cô là ai và cô làm gì ở đây?”
Vợ nói, “Vì anh đã hỏi, em phải nói rằng mười hai năm trước anh đã cưới em làm vợ, nhưng anh mê mải thế, cuốn hút vào công việc của anh nhiều thế, em đã không muốn làm ngắt quãng hay quấy rầy anh.”
Vachaspati bắt đầu khóc, nước mắt ông ấy bắt đầu chảy xuống. Người vợ hỏi, “Có chuyện gì vậy?”
Ông ấy nói, “Việc này rất phức tạp. Bây giờ anh lúng túng, bởi vì lời bình chú hoàn thành rồi và anh là một sannyasin. Anh không thể là người chủ gia đình được; anh không thể là chồng em được. Lời bình chú hoàn thành rồi, và anh đã lấy lời nguyện và bây giờ không còn thời gian cho anh, anh sắp sửa đi ngay lập tức. Sao em không bảo anh từ trước? Anh có thể đã yêu em. Và anh có thể làm gì cho sự phục vụ của em, tình yêu của em, sự thành tâm của em?”
Cho nên ông ấy đã gọi lời bình chú của mình về Brahmasutra, là Bhamati. Bhamati là tên của vợ ông ấy. Cái tên này là ngớ ngẩn: gọi lời bình chú cho Brahmasutra của Badrayana là Bhamati... nó chẳng có quan hệ gì. Nhưng ông ấy nói, “Bây giờ anh chẳng thể làm gì khác được. Điều cuối cùng là viết tên của cuốn sách, cho nên anh sẽ gọi nó là Bhamati, để cho điều đó bao giờ cũng được ghi nhớ.”
Ông ấy rời khỏi nhà. Người vợ khóc lóc, kêu lên - không vì đau đớn nhưng trong phúc lạc tuyệt đối. Cô ấy nói, “Điều đó là đủ. Cử chỉ này, tình yêu này trong mắt anh, là đủ. Em đã có đủ; anh đừng cảm thấy mặc cảm. Đi đi! Và quên em hoàn toàn đi. Em không muốn là gánh nặng lên tâm trí em. Không cần nhớ tới anh.”
Điều đó là có thể... nếu bạn bị thu hút toàn bộ, dục biến mất bởi vì dục là van an toàn. Khi bạn có năng lượng không được dùng, thế thì dục trở thành điều ám ảnh quanh bạn. Khi toàn bộ năng lượng được dùng, dục biến mất. Và đó là trạng thái của brahmacharya, của virya, của mọi việc nở hoa tiềm năng của bạn.
... nỗ lực, nhớ lại, tập trung và khu biệt.
Shraddha - tin cậy; virya - toàn bộ năng lượng sinh học của bạn, toàn bộ cam kết và nỗ lực của bạn; smriti - tự nhớ; và samadhi. Từ ‘samadhi’ nghĩa là trạng thái của tâm trí nơi không vấn đề nào tồn tại. Nó bắt nguồn từ từ samadhan - trạng thái của tâm trí khi bạn cảm thấy tuyệt đối ổn thoả, không vấn đề, không câu hỏi, không việc hỏi, trạng thái không vấn đề của tâm trí. Nó không phải là tập trung. Tập trung chỉ là phẩm chất tới với tâm trí mà không có vấn đề gì.
Đây là khó khăn trong việc dịch. Tập trung là một phần - nó xảy ra. Nhìn vào đứa trẻ bị cuốn hút trong việc chơi của nó: nó có tập trung mà không nỗ lực nào. Nó không tập trung vào việc chơi của nó; tập trung là sản phẩm phụ. Nó bị cuốn hút vào việc chơi tới mức việc tập trung xảy ra. Nếu bạn tập trung một cách có chủ ý vào cái gì đó thế thì có nỗ lực, thế thì có căng thẳng, thế thì bạn sẽ bị mệt mỏi.
Samadhi xảy ra một cách tự động, tự phát, nếu bạn bị cuốn hút. Nếu bạn đang nghe tôi, nó là samadhi. Nếu bạn nghe tôi một cách toàn bộ, không có nhu cầu về bất kì cách thiền nào khác. Nó trở thành việc tập trung. Không phải là bạn tập trung - nếu bạn lắng nghe một cách đáng yêu, tập trung theo sau.
Trong asampragyata samadhi, khi tin cậy là đầy đủ, khi nỗ lực là toàn bộ, khi việc nhớ lại là sâu sắc, samadhi xảy ra. Bất kì cái gì bạn làm, bạn làm với tập trung toàn bộ - không có bất kì nỗ lực nào để làm việc tập trung. Và nếu tập trung cần nỗ lực, điều đó là xấu. Nó sẽ giống như bệnh tật trên bạn; bạn sẽ bị phá huỷ bởi nó. Tập trung nên là hậu quả. Bạn yêu một người và, chỉ ở cùng với người đó, bạn được tập trung. Nhớ đừng bao giờ tập trung vào bất kì cái gì. Thay vì thế lắng nghe sâu sắc, lắng nghe một cách toàn bộ, và bạn sẽ có tập trung tự nó tới.
Và khu biệt - pragya. Pragya không phải là khu biệt; khu biệt lại là một phần của pragya. Pragya thực ra nghĩa là trí huệ - nhận biết việc biết. Phật đã nói rằng khi ngọn lửa thiền cháy cao, ánh sáng bao quanh ngọn lửa đó là pragya. Samadhi bên trong, và thế thì mọi thứ quanh bạn đều sáng, hào quang theo sau bạn. Trong mọi hành động của bạn, bạn đều trí huệ; không phải là bạn đang cố là người trí huệ, nó đơn giản xảy ra bởi vì bạn là nhận biết một cách toàn bộ thế. Bất kì điều gì bạn làm cho nó xảy ra đều có tính trí huệ - không phải là bạn liên tục nghĩ làm điều đúng.
Người liên tục nghĩ làm điều đúng sẽ không có khả năng làm cái gì cả - người đó sẽ không có khả năng làm ngay cả điều sai, bởi vì điều này sẽ trở thành căng thẳng thế trên tâm trí người đó. Và cái gì là đúng và cái gì là sai? Làm sao bạn có thể quyết định được? Con người của trí huệ, con người của hiểu biết, không chọn lựa. Người đó đơn giản cảm. Người đó đơn giản ném nhận biết của mình vào mọi nơi, và trong ánh sáng đó người đó hành động. Bất kì chỗ nào người đó đi cũng đều đúng.
Đúng không thuộc vào sự việc, nó thuộc vào bạn - người đang hàng động. Không phải là Phật đã làm những điều đúng - không! Bất kì cái gì ông ấy đã làm đều đúng. Khu biệt là từ nghèo nàn. Con người của hiểu biết có khu biệt. Người đó không nghĩ về nó; điều đó là dễ dàng cho người đó. Nếu bạn muốn thoát ra khỏi phòng này, bạn đơn giản đi tới cửa. Bạn không dò dẫm, bạn không trước hết đi tới tường và thử tìm đường; bạn đơn giản đi ra. Bạn thậm chí không nghĩ rằng đây là cửa.
Nhưng khi người mù phải đi ra, người đó hỏi, “Cửa ở đâu?” Và thế nữa người đó cố gắng tìm nó. Người đó sẽ gõ nhiều chỗ bằng chiếc gậy, người đó sẽ dò dẫm, và trong tâm trí người đó sẽ liên tục nghĩ, “Nó là cửa hay là tường? Mình đi đúng hay sai?” Và khi người đó đi tới cửa, người đó nghĩ, “Vâng, bây giờ đây là cửa.”
Mọi điều này xảy ra bởi vì người đó mù. Bạn phải khu biệt bởi vì bạn mù; bạn phải nghĩ bởi vì bạn mù; bạn phải tin vào đúng và sai bởi vì bạn mù; bạn phải ở trong kỉ luật và đạo đức bởi vì bạn mù.
Khi hiểu biết nở hoa, khi ngọn lửa có đó, bạn đơn giản nhìn và mọi thứ là rõ ràng. Khi bạn có sáng tỏ bên trong, mọi thứ là rõ ràng; bạn trở thành cảm nhận. Bất kì cái gì bạn làm đều đơn giản đúng. Không phải là nó là đúng cho nên bạn làm nó; bạn làm nó với hiểu biết, và nó đúng.
Shraddha, virya, smriti, samadhi, pragya. Những người khác đạt tới asampragyata samadhi đều đạt tới qua tin cậy, năng lượng vô hạn, nỗ lực, việc tự nhớ toàn bộ, tâm trí không hỏi và ngọn lửa của hiểu biết.
Đủ cho hôm nay.

0 Đánh giá

Ads Belove Post