Chương 2. Hấp dẫn tới cái khó

Chương 2. Hấp dẫn tới cái khó

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 2)
Chương 2. Hấp dẫn tới cái khó

Câu hỏi thứ nhất:
Osho ơi,
Điều thầy đã nói về Heraclitus, Christ và Thiền dường như là giáo huấn nhà trẻ khi so với Patanjali. Heraclitus, Christ và Thiền làm bước cuối cùng dường như đóng; Patanjali làm ngay cả bước đầu tiên cũng dường như là không thể được. Dường như chúng tôi những người phương Tây đã khó bắt đầu nhận ra được khối lượng công việc phải được làm.
Lão Tử nói, “Bất tiếu, bất túc dĩ vi Đạo - Nếu Đạo mà không bị cười, nó không phải là Đạo.” Và tôi muốn nói với bạn: Nếu bạn không hiểu lầm tôi, bạn sẽ không là bạn. Bạn nhất định hiểu lầm. Bạn đã không hiểu điều tôi đã từng nói về Heraclitus, Christ và Thiền, và nếu bạn không thể hiểu được Heraclitus, Thiền và Jesus, bạn sẽ không có khả năng hiểu được cả Patanjali.
Qui tắc đầu tiên của hiểu là không so sánh. Làm sao bạn có thể so sánh được? Bạn biết gì về trạng thái bên trong nhất của Heraclitus hay Basho hay Phật, Jesus hay Patanjali? Bạn là ai để so sánh? So sánh là phán xét. Bạn là ai để phán xét? Nhưng tâm trí muốn phán xét bởi vì trong phán xét tâm trí cảm thấy cao siêu. Bạn trở thành quan toà; bản ngã của bạn cảm thấy rất, rất thoả mãn. Bạn cảm thấy bản ngã. Qua phán xét và so sánh bạn nghĩ rằng bạn biết.
Họ là các kiểu hoa khác nhau - không thể so sánh được. Làm sao bạn có thể so sánh hoa hồng với hoa sen? Có khả năng nào của so sánh không? Không có khả năng nào bởi vì cả hai là những thế giới khác nhau. Làm sao bạn có thể so sánh mặt trăng với mặt trời? Không có khả năng nào. Họ là các chiều khác nhau. Heraclitus là hoa dại; Patanjali là vườn được trồng trọt. Patanjali sẽ ở gần hơn với trí tuệ của bạn, Heraclitus gần trái tim bạn hơn. Nhưng khi bạn đi sâu hơn, những khác biệt bị mất đi. Khi bản thân bạn bắt đầu nở hoa, thế thì một hiểu biết mới bừng lên trên bạn - hiểu biết rằng hoa khác nhau ở mầu sắc, khác nhau ở mùi vị, khác nhau ở hình, dạng và tên.
Nhưng trong việc nở hoa chúng không khác nhau. Việc nở hoa, hiện tượng rằng chúng đã nở hoa, là như nhau. Heraclitus tất nhiên là khác; ông ấy phải vậy. Mọi cá nhân đều duy nhất; Patanjali cũng khác. Bạn không thể để họ vào trong một phân loại. Không tồn tại các ngăn mà bạn có thể ép họ vào hay phân loại họ. Nhưng nếu bạn cũng nở hoa, thế thì bạn sẽ đi tới hiểu rằng việc nở hoa là như nhau dù hoa là hoa sen hay hoa hồng. Điều đó không tạo ra khác biệt gì. Hiện tượng bên trong nhất của năng lượng đi tới mở hội là như nhau.
Họ nói khác nhau; họ có những hình mẫu khác nhau của tâm trí. Patanjali là nhà tư tưởng khoa học. Ông ấy là nhà văn phạm, nhà ngôn ngữ. Heraclitus là nhà thơ phóng túng. Ông ấy không bận tâm về văn phạm hay ngôn ngữ hay hình dạng. Và khi bạn nói rằng lắng nghe Patanjali bạn cảm thấy rằng Heraclitus và Basho và Thiền dường như trẻ con, như giáo huấn nhà trẻ, bạn chẳng nói điều gì về Patanjali hay Heraclitus, bạn đang nói cái gì đó về bản thân bạn. Bạn đang nói rằng bạn là người hướng tâm trí.
Bạn có thể hiểu Patanjali; Heraclitus đơn giản tránh né bạn. Patanjali là vững chắc hơn; bạn có thể bị lôi cuốn về ông ấy. Heraclitus là mây; bạn không thể bị lôi cuốn nào về ông ấy. Bạn có thể làm ra đầu đuôi từ Patanjali; ông ấy dường như hợp lí. Bạn sẽ làm gì với một Heraclitus, với một Basho? Không, họ đơn giản bất hợp lí thế. Suy nghĩ về họ, tâm trí bạn trở nên tuyệt đối bất lực. Khi bạn nói những điều như vậy, so sánh, phán xét, bạn nói cái gì đó về bản thân bạn - bạn là ai.
Patanjali có thể được hiểu; không có rắc rối về điều đó. Ông ấy là tuyệt đối hợp lí, có thể được theo; không có vấn đề gì về điều đó. Mọi kĩ thuật của ông ấy đều có thể được thực hiện bởi vì ông ấy cho bạn ‘cách thức’, và ‘cách thức’ bao giờ cũng dễ hiểu. Phải làm gì? Làm nó thế nào? Ông ấy cho bạn kĩ thuật.
Hỏi Basho hay Heraclitus phải làm gì, và họ đơn giản nói chẳng có gì để được làm. Thế thì bạn đâm lúng túng. Nếu cái gì đó được dự định để được làm, bạn có thể làm nó, nhưng nếu chẳng cái gì để được làm, bạn đâm ra lúng túng. Dầu vậy, bạn sẽ cứ hỏi đi hỏi lại mãi, “Phải làm gì? Làm sao làm nó? Làm sao đạt tới điều này mà thầy đang nói tới?”
Họ nói về điều tối thượng mà không nói về cách dẫn tới điều đó. Patanjali nói về cách thức, chưa bao giờ nói về mục đích. Patanjali quan tâm tới phương tiện, Heraclitus quan tâm tới mục đích. Mục đích là điều bí ẩn. Nó là thơ ca; nó không phải là giải pháp toán học. Nó là bí ẩn. Nhưng con đường là điều khoa học. Kĩ thuật, bí quyết hấp dẫn bạn. Nhưng điều này chỉ ra cái gì đó về bạn, không về Heraclitus hay Patanjali. Bạn là người hướng theo tâm trí, người hướng theo cái đầu. Cố thấy điều này. Đừng so sánh Patanjali và Heraclitus. Đơn giản cố thấy sự việc - rằng nó chỉ ra cái gì đó về bạn. Và nếu nó chỉ ra cái gì đó về bạn, bạn có thể làm cái gì đó.
Đừng nghĩ rằng bạn biết Patanjali là gì và Heraclitus là gì. Bạn thậm chí không thể hiểu được đoá hoa bình thường trong vườn - còn họ là việc nở hoa tối thượng trong sự tồn tại. Chừng nào bạn chưa nở hoa theo cùng cách bạn sẽ không có khả năng hiểu được. Nhưng bạn có thể so sánh, bạn có thể phán xét, và qua phán xét bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể vấn đề.
Cho nên qui tắc đầu tiên của hiểu biết là không bao giờ phán xét. Không bao giờ phán xét và không bao giờ so sánh Phật, Mahavira, Mohammed, Christ, Krishna. Không bao giờ so sánh! Họ tồn tại trong chiều bên ngoài so sánh, và bất kì điều gì bạn biết về họ đều thực sự không là gì cả - chỉ các mảnh mẩu. Bạn không thể có cái hiểu toàn bộ. Họ ở bên ngoài thế. Thực ra, bạn đơn giản thấy phản xạ của họ trong nước của tâm trí bạn.
Bạn đã không thấy trăng; bạn đã thấy trăng trong hồ thôi. Bạn đã không thấy thực tại; bạn đã đơn giản thấy phản xạ qua gương, và việc phản xạ tuỳ thuộc vào gương.
Nếu gương có khuyết tật, việc phản xạ là khác. Tâm trí bạn là tấm gương của bạn.
Khi bạn nói rằng Patanjali dường như là rất vĩ đại, và giáo huấn của ông ấy là rất vĩ đại, bạn đơn giản đang nói rằng bạn không thể hiểu được Heraclitus chút nào. Và nếu bạn không thể hiểu được ông ấy, điều đó đơn giản chỉ ra rằng ông ấy là rất, rất xa bên ngoài bạn; ông ấy là xa bên ngoài bạn hơn Patanjali. Ít nhất bạn có thể hiểu được chừng nấy - rằng Patanjali dường như là khó. Bây giờ theo tôi cho sát. Nếu cái gì đó mà khó, bạn có thể giải quyết nó - dù khó đến thế nào, bạn vẫn có thể giải quyết được nó. Nỗ lực gian nan hơn là được cần, nhưng điều đó có thể được làm.
Heraclitus là không dễ dàng; ông ấy đơn giản là không thể được. Patanjali là khó khăn. Bạn có thể hiểu được khó khăn này; bạn có thể làm cái gì đó. Bạn có thể đem ý chí của bạn vào nó, nỗ lực của bạn, toàn thể năng lượng của bạn vào nó và nó có thể được giải quyết. Khó khăn có thể được làm thành dễ dàng, các phương pháp tinh vi hơn có thể được tìm ra. Nhưng bạn sẽ làm gì với điều không thể được? Nó không thể được làm thành dễ dàng nhưng bạn có thể tự lừa bản thân mình. Bạn có thể nói chẳng có gì trong nó, rằng nó là giáo huấn nhà trẻ và bạn là người lớn rồi; rằng cái đó dành cho trẻ con, không dành cho bạn.
Đây là thủ đoạn của tâm trí để né tránh điều không thể được, bởi vì bạn biết bạn sẽ không có khả năng giải quyết nó. Cho nên tiến trình dễ nhất là đơn giản nói, “Nó không dành cho tôi; nó ở dưới tôi - thứ giáo huấn nhà trẻ,” và bạn là người lớn đã trưởng thành. Bạn cần đại học; bạn không cần trường vườn trẻ. Patanjali phù hợp với bạn. Ông ấy có vẻ rất khó, nhưng ông ấy có thể được giải quyết. Điều không thể được không thể được giải quyết.
Nếu bạn muốn hiểu Heraclitus, không có cách nào ngoại trừ việc vứt bỏ tâm trí của bạn hoàn toàn. Nếu bạn muốn hiểu Patanjali, có cách từng bước một. Ông ấy cho bạn các bước - điều cần làm - nhưng nhớ lấy, chung cuộc, cuối cùng, ông ấy cũng sẽ nói với bạn, “Vứt tâm trí đi.” Điều Heraclitus nói lúc đầu, ông ấy sẽ nói lúc cuối. Nhưng trên đường, toàn thể con đường, bạn có thể bị lừa. Đến cuối ông ấy sẽ nói cùng điều, nhưng dầu vậy ông ấy sẽ là hiểu được vì ông ấy làm ra các bậc, và việc nhảy dường như không giống nhảy khi bạn có các bước.
Đây là tình huống: Heraclitus mang bạn tới vực thẳm và nói, “Nhảy đi!” Bạn nhìn xuống; tâm trí bạn đơn giản không thể hiểu được điều ông ấy nói. Nó có vẻ như tự tử. Không có bước nào cả. Bạn hỏi, “Làm thế nào?”, và ông ấy nói, “Không có ‘thế nào’, ông đơn giản nhảy!” 'Thế nào' là gì? Bởi vì không có bước nào cả, 'thế nào' không thể được giải thích. Ông đơn giản nhảy thôi!” Ông ấy nói, “Nếu ông sẵn sàng ta có thể đẩy ông, nhưng không có phương pháp.” Có phương pháp nào trong việc lấy cú nhảy không? Cú nhảy là bất thần; phương pháp tồn tại khi một vật, một quá trình là dần dần. Thấy nó là không thể được, bạn đổi ý, nhưng để tự an ủi mình rằng bạn không yếu đuối thế, bạn nói rằng điều đó dành cho trẻ con - nó không đủ khó. Nó không dành cho bạn.
Patanjali đem bạn tới cùng vực thẳm đó, nhưng ông ấy đã làm ra các bước. Ông ấy nói lấy từng bước mỗi lúc. Nó hấp dẫn - bạn có thể hiểu. Toán học là đơn giản: lấy bước này, rồi bước khác. Không có việc nhảy. Nhưng nhớ lấy, sớm hay muộn ông ấy sẽ đem bạn tới điểm từ đó bạn phải nhảy. Ông ấy đã tạo ra các bước, nhưng chúng không dẫn tới đáy, chỉ tới lưng chừng - và đáy là xa xăm tới mức bạn có thể nói đích xác rằng nó là vực thẳm vô đáy.
Cho nên bao nhiêu bước bạn lấy cũng không khác biệt gì. Vực thẳm vẫn còn như cũ. Ông ấy sẽ dẫn bạn đi chín mươi chín bước, và bạn rất hạnh phúc - dường như bạn đã che đậy vực thẳm và bây giờ đáy đã tới gần hơn. Không, đáy vẫn còn xa xăm như trước đây. Chín mươi chín bước này chỉ để lừa tâm trí bạn, chỉ để cho bạn cái 'thế nào', kĩ thuật. Thế rồi tại bước thứ một trăm ông ấy nói, “Bây giờ nhảy đi!” Và vực thẳm vẫn còn như cũ, khẩu độ vẫn như cũ.
Không có khác biệt, bởi vì vực thẳm là vô hạn, Thượng đế là vô hạn. Làm sao bạn có thể gặp ngài dần dần được? Nhưng chín mươi chín bước này sẽ lừa bạn: Patanjali láu lỉnh hơn. Heraclitus là hồn nhiên: ông ấy đơn giản nói với bạn, “Đây là sự việc: vực thẳm ở đây. Nhảy đi!” Ông ấy không thuyết phục bạn, ông ấy không dụ dỗ bạn, ông ấy đơn giản nói, “Đây là sự kiện. Nếu ông muốn nhảy, nhảy đi; nếu ông không muốn nhảy, đi chỗ khác chơi.”
Ông ấy biết rằng làm ra các bước là vô dụng, bởi vì chung cuộc người ta phải lấy cú nhảy. Nhưng tôi nghĩ sẽ là tốt cho bạn đi theo Patanjali bởi vì dần dần ông ấy cám dỗ bạn. Ít nhất bạn có thể lấy một bước; thế rồi bước thứ hai trở nên dễ hơn; thế rồi bước thứ ba. Và, khi bạn đã lấy bước thứ chín mươi chín, việc quay lại sẽ là khó khăn vì thế thì quay lại sẽ tuyệt đối chống lại bản ngã của bạn, bởi vì thế thì toàn thế giới sẽ cười. Bạn đã trở thành hiền nhân lớn thế, và bạn đang quay lại với thế gian sao? Và bạn là nhà mahayogi thế - nhà yogi vĩ đại - sao bạn quay lại? Bây giờ bạn bị bắt, và bạn không thể quay lại được.
Heraclitus là đơn giản, hồn nhiên. Giáo huấn của ông ấy không phải dành cho trường vườn trẻ, nhưng ông ấy là đứa trẻ - điều đó là đúng - hồn nhiên như đứa trẻ, trí huệ cũng như đứa trẻ. Patanjali tinh ranh, nhưng Patanjali sẽ phù hợp với bạn bởi vì bạn cần ai đó có thể dẫn bạn đi theo cách tinh ranh tới điểm từ đó bạn không thể quay lại được - điều đó đơn giản trở thành không thể được.
Gurdjieff thường nói rằng có hai kiểu thầy: kiểu này hồn nhiên và đơn giản; kiểu kia ranh mãnh và tinh ranh. Bản thân ông ấy nói, “Ta thuộc vào phân loại thứ hai.” Patanjali là cội nguồn của mọi thầy ranh mãnh. Họ dẫn bạn tới vườn hồng và thế rồi, đột nhiên, vực thẳm. Và bạn bị mắc trong nắm giữ của việc làm riêng của bạn tới mức bạn không thể quay lại được. Bạn đã thiền, bạn đã từ bỏ thế giới, từ bỏ vợ và con. Trong nhiều năm bạn đã làm những tư thế, thiền, và bạn tạo ra hào quang quanh bạn mà mọi người tôn thờ bạn. Hàng triệu người nhìn vào bạn như thượng đế - và bây giờ đi tới vực thẳm. Bây giờ, chỉ để giữ lấy danh tiếng của bạn, bạn phải nhảy. Đi đâu nào? Bây giờ bạn không thể đi đâu được.
Phật là đơn giản; Patanjali là ranh mãnh. Mọi khoa học đều tinh ranh. Điều này phải được hiểu, và nhớ tôi không nói nó theo nghĩa xúc phạm; tôi không kết án. Mọi khoa học đều tinh ranh!
Tương truyền là một tín đồ của Lão Tử - một ông già, nông dân - đang kéo nước từ giếng lên. Thay vì dùng bò kéo hay ngựa kéo, ông già này và con ông ta làm việc như bò và mang nước lên khỏi giếng, vã mồ hôi, thở dồn dập. Việc đó là khó.
Một tín đồ của Khổng Tử đi qua. Ông ta nói với ông già này, “Ông chưa từng nghe nói à? Cách này rất nguyên thuỷ. Sao ông phí hơi thở của mình thế? Bây giờ bò có thể được dùng, ngựa có thể được dùng. Ông không nghe nói là ở thị trấn, ở thành phố, không ai làm việc như thế này nữa à, như cách ông đang làm vậy? Nó rất nguyên thuỷ. Khoa học đã tiến bộ nhanh.”
Ông già nói, “Đợi đã, và đừng nói to thế. Khi con trai tôi đi rồi, thế thì tôi sẽ đáp.” Khi đứa con đã đi làm việc nào đó, ông ấy nói, “Bây giờ, ông là người nguy hiểm. Nếu con tôi nghe thấy điều này, nó sẽ lập tức nói, ‘Được rồi! Thế thì tôi không muốn kéo cái này nữa. Tôi không thể làm việc này của con bò. Cần con bò đã.’”
Đệ tử của Khổng Tử nói, “Cái gì sai trong điều đó?”
Ông già nói, “Mọi thứ đều sai trong nó bởi vì nó là tinh ranh. Nó là lừa dối bò; nó là lừa dối ngựa. Và điều này dẫn tới điều khác. Nếu cậu bé này còn trẻ và không trí huệ phát hiện ra rằng ông có thể tinh ranh với con vật, nó sẽ tự hỏi tại sao ông không thể tinh ranh với con người. Một khi nó biết rằng ông có thể khai thác qua tinh ranh, thế thì tôi không biết nó sẽ dừng ở đâu. Xin ông đi khỏi đây, và đừng bao giờ quay lại nữa trên con đường này. Đừng đem những thứ tinh ranh như thế cho làng này. Chúng tôi hạnh phúc.”
Lão Tử chống lại khoa học. Ông ấy nói khoa học là tinh ranh. Nó là lừa dối tự nhiên, khai thác tự nhiên - qua cách thức tinh ranh, ép buộc tự nhiên. Và con người càng trở nên khoa học, con người càng trở nên tinh ranh hơn; nó phải như vậy thôi. Người hồn nhiên không thể có tính khoa học được, điều đó là khó. Nhưng con người đã trở nên tinh ranh và láu lỉnh, và Patanjali, biết thừa rằng có tính khoa học là tinh ranh, cũng biết rằng con người chỉ có thể được mang lại về tự nhiên qua phương cách mới, tinh ranh mới.
Yoga là khoa học của bản thể bên trong. Bởi vì bạn không hồn nhiên, bạn phải được mang về tự nhiên qua cách tinh ranh. Nếu bạn hồn nhiên không cần biện pháp nào, không cần phương pháp nào. Hiểu biết đơn giản, hiểu biết như trẻ thơ và bạn sẽ được biến đổi. Nhưng bạn không biến đổi. Đó là lí do tại sao bạn cảm thấy rằng Patanjali dường như rất vĩ đại. Chính bởi vì tâm trí hướng cái đầu của bạn và tinh ranh của bạn.
Điều thứ hai cần nhớ: ông ấy có vẻ khó. Bạn nghĩ Heraclitus là đơn giản sao? Patanjali có vẻ khó; điều đó nữa trở thành hấp dẫn cho bản ngã. Bản ngã bao giờ cũng muốn làm cái gì đó mà khó, bởi vì chống lại cái khó bạn cảm thấy bạn là ai đó. Nếu cái gì đó rất đơn giản, làm sao bản ngã có thể được nuôi dưỡng từ điều đó?
Mọi người tới tôi và họ nói, “Thỉnh thoảng thầy dạy rằng chỉ bằng việc ngồi và không làm gì, nó có thể xảy ra. Làm sao nó có thể đơn giản vậy được? Làm sao nó có thể dễ dàng thế?” Trang Tử nói, “Dễ là đúng,” nhưng những người này nói, “Không! Làm sao nó có thể dễ thế được? Nó phải khó - rất, rất khó, gian nan.”
Bạn muốn làm những điều khó vì khi bạn tranh đấu chống lại khó khăn, chống lại dòng chảy, bạn cảm thấy bạn là ai đó - người chinh phục. Nếu cái gì đó là đơn giản, nếu cái gì đó là dễ dàng tới mức ngay cả trẻ con cũng có thể làm điều đó, thế thì bản ngã của bạn sẽ đứng ở đâu? Bạn đòi hỏi có rào cản, bạn đòi hỏi những khó khăn, và nếu không có khó khăn bạn tạo ra chúng để cho bạn có thể tranh đấu, để cho bạn có thể bay ngược cơn gió mạnh và bạn có thể cảm thấy, “Mình là ai đó - người chinh phục!” Nhưng đừng thạo đời thế.
Bạn biết cụm từ ‘smart aleck-kẻ thạo đời’? Bạn có thể không biết nó bắt nguồn từ đâu - nó bắt nguồn từ Alexander đấy. Từ ‘aleck’ bắt nguồn từ dạng nói tắt của Alexander. “Đừng là một Alexander thạo đời.” Đơn giản thôi: đừng cố là kẻ chinh phục, bởi vì đó là ngu. Đừng cố là ai đó.
Nhưng Patanjali hấp dẫn; Patanjali hấp dẫn với bản ngã Ấn Độ lắm, cho nên Ấn Độ đã tạo ra tính bản ngã tinh vi nhất trên thế giới. Bạn không thể tìm ra được bản ngã tinh vi ở bất kì đâu trên thế giới hơn bạn có thể tìm ra ở Ấn Độ. Gần như không thể nào tìm ra một nhà yogi đơn giản. Nhà yogi không thể đơn giản được bởi vì ông ấy là nhiều asanas (tư thế) thế, nhiều mudras (ấn) thế, và ông ấy làm việc gian khó thế, làm sao ông ấy có thể đơn giản được? Ông ấy nghĩ bản thân ông ấy là ở trên đỉnh - người chinh phục. Toàn thể thế giới phải cúi đầu với ông ấy; ông ấy là tinh hoa - chính hạt muối của đời.
Bạn đi và xem nhà yogi mà xem: bạn sẽ thấy họ là những bản ngã rất, rất tao nhã. Điện thờ bên trong của họ vẫn trống rỗng; điều thiêng liêng đã không vào. Điện thờ đó vẫn là ngai vàng cho bản ngã riêng của họ. Chúng có thể đã trở thành rất tinh vi; chúng có thể đã trở thành tinh vi tới mức chúng có thể dường như rất khiêm tốn, nhưng nếu bạn quan sát, bạn cũng sẽ thấy bản ngã trong khiêm tốn của họ.
Họ nhận biết rằng họ khiêm tốn, đó là khó khăn. Người thực sự khiêm tốn không nhận biết rằng người đó khiêm tốn. Người thực sự khiêm tốn đơn giản là khiêm tốn, không nhận biết, và người thực sự khiêm tốn chưa bao giờ tuyên bố rằng mình là khiêm tốn bởi vì mọi tuyên bố đều là của bản ngã. Jhiêm tốn không thể được tuyên bố; khiêm tốn không phải là lời khoe khoang, nó là trạng thái của bản thể, và mọi tuyên bố đều đáp ứng cho bản ngã. Tại sao điều này đã xảy ra? Tại sao Ấn Độ đã trở thành nước bản ngã rất tinh vi? Và khi có bản ngã, bạn trở thành mù quáng.
Bây giờ hỏi nhà yogi Ấn Độ: họ đang kết án toàn thế giới. Phương Tây, họ nói, là duy vật - duy nhất Ấn Độ là tâm linh. Toàn thế giới là duy vật... cứ dường như có độc quyền. Và họ mù quáng thế, họ không thể thấy ra sự kiện rằng hoàn cảnh đang đích xác đối lập.
Tôi càng quan sát tâm trí Ấn Độ và phương Tây, tôi càng cảm thấy tâm trí phương Tây ít duy vật hơn tâm trí Ấn Độ. Tâm trí Ấn Độ nhiều duy vật hơn, níu bám vào đồ vật nhiều hơn, không thể chia sẻ; nó là keo kiệt. Tâm trí phương Tây có thể chia sẻ, ít keo kiệt hơn. Bởi vì phương Tây đã tạo ra của cải vật chất phong phú thế không có nghĩa là phương Tây là duy vật, và bởi vì Ấn Độ nghèo không có nghĩa là nó là tâm linh.
Nếu nghèo nàn mà là tâm linh, thế thì bất lực sẽ là brahmacharya - vô dục. Không, nghèo nàn là không tâm linh; mà sung túc cũng không duy vật. Duy vật không thuộc về đồ vật, nó thuộc về thái độ. Tâm linh cũng không thuộc vào nghèo nàn, nó thuộc vào nội tâm - việc chia sẻ không gắn bó. Ở Ấn Độ bạn không thể tìm ra người nào chia sẻ cái gì. Không ai có thể chia sẻ; mọi người đều tích trữ, và bởi vì họ là những kẻ tích trữ thế, họ nghèo. Bởi vì vài người tích trữ quá nhiều, thế thì nhiều người trở thành nghèo.
Phương Tây đã từng chia sẻ. Đó là lí do tại sao toàn thể xã hội vươn lên từ nghèo nàn để thành sung túc. Ở Ấn Độ vài người đã trở nên giầu thế, bạn không thể tìm ra người giầu như vậy ở bất kì đâu khác - nhưng vài người - và toàn thể xã hội kéo bản thân nó vào nghèo nàn. Và lỗ hổng này là bao la, bạn không thể tìm được lỗ hổng như vậy ở bất kì đâu. Lỗ hổng giữa người có của như Birla và người ăn xin là bao la. Lỗ hổng như thế không thể tồn tại ở bất kì đâu khác, không có trong sự tồn tại ở bất kì chỗ nào khác. Người giầu ở phương Tây, người nghèo ở phương Tây, nhưng lỗ hổng không lớn thế. Ở đây lỗ hổng đơn giản là vô hạn. Bạn không thể hình dung được lỗ hổng như vậy. Làm sao nó có thể được lấp đầy? Nó không thể được lấp đầy bởi vì mọi người đều là duy vật. Bằng không làm sao có lỗ hổng này? Tại sao lại lỗ hổng này? Bạn không thể chia sẻ được sao? - không thể được! Nhưng bản ngã nói rằng toàn thế giới đều duy vật.
Điều này đã tới bởi vì mọi người bị hấp dẫn tới và tới những người đang cho các phương pháp khó. Không cái gì sai với Patanjali, nhưng bản ngã Ấn Độ thấy lối ra tinh vi đẹp để là bản ngã.
Cùng điều đó xảy ra cho bạn. Patanjali hấp dẫn bạn; ông ấy là khó khăn. Heraclitus là ‘vườn trẻ’ vì ông ấy đơn giản thế. Tính đơn giản chưa bao giờ hấp dẫn bản ngã. Nhưng nhớ, nếu tính đơn giản có thể trở thành sự hấp dẫn thì con đường là không dài. Nếu khó khăn trở thành hấp dẫn, thế thì con đường sẽ rất dài bởi vì, từ chính lúc đầu, thay vì vứt bỏ bản ngã, bạn đã bắt đầu tích luỹ nó.
Tôi không nói về Patanjali để làm cho bạn bản ngã hơn. Nhìn và xem đấy. Tôi bao giờ cũng sợ nói về Patanjali; tôi chưa bao giờ sợ nói về Heraclitus, Basho, Phật. Tôi sợ bởi vì bạn. Patanjali là đẹp, nhưng bạn có thể bị hấp dẫn vì lí do sai. Và điều này sẽ là lí do sai, nếu bạn nghĩ ông ấy là khó và chính khó khăn đó trở thành hấp dẫn.
Ai đó đã hỏi Edmund Hillary, người chinh phục Everest - đỉnh núi cao nhất, đỉnh duy nhất chưa bị chinh phục - ai đó đã hỏi, “Tại sao? Tại sao ông nhận rắc rối thế? Nhu cầu là gì? Và cho dù ông có lên tới đỉnh, ông sẽ làm gì? Ông sẽ phải quay về thôi.”
Hillary nói, “Nó là thách thức cho bản ngã con người. Một đỉnh núi chưa bị chinh phục phải bị chinh phục!” Nó không có tiện dụng khác. Bạn sẽ làm gì? Ông ấy đã làm gì? Ông ấy đi lên đó, đặt một lá cờ và quay về. Vô nghĩa làm sao! Và nhiều người đã chết trong nỗ lực này. Nhiều nhóm đã từng thử trong gần cả trăm năm. Nhiều người đã chết, mất tích, rơi xuống vực thẳm - không bao giờ quay lại. Nhưng càng khó đạt tới, càng nhiều hấp dẫn.
Sao lên mặt trăng? Bạn sẽ làm gì? Trái đất này không đủ sao? Nhưng không, bản ngã con người không thể chịu được điều này - rằng trăng vẫn còn không bị chinh phục. Con người phải lên tới đó: bởi vì nó khó thế, nó phải bị chinh phục. Cho nên bạn có thể bị hấp dẫn tới vì những lí do sai. Bây giờ lên mặt trăng không phải là nỗ lực thơ ca; nó giống như trẻ nhỏ giơ tay chúng lên và cố bắt mặt trăng.
Vì nhân loại đã đi vào tồn tại, mọi đứa trẻ đều khao khát lên tới mặt trăng. Mọi đứa trẻ đều đã thử, nhưng khác biệt này phải được hiểu sâu sắc. Nỗ lực của đứa trẻ là đẹp. Mặt trăng đẹp thế. Chạm tới nó, lên tới nó là nỗ lực thơ ca. Không có bản ngã; đấy là hấp dẫn đơn giản, chuyện tình. Mọi đứa trẻ đều rơi vào trong chuyện tình đó. Nếu bạn có thể tìm ra một đứa trẻ không bị hấp dẫn bởi trăng, đó là kiểu đứa trẻ gì vậy?
Trăng tạo ra thơ ca tinh tế, hấp dẫn tinh tế. Người ta muốn chạm vào nó và cảm nó; người ta muốn đi lên mặt trăng. Nhưng đó không phải là lí do cho nhà khoa học. Với nhà khoa học trăng có đó, một thách thức. Làm sao trăng này dám ở đó liên tục, là một thách thức? Con người ở đây và con người không thể lên tới được! Con người phải lên tới đó!
Bạn có thể bị hấp dẫn vì những lí do sai. Lỗi không phải là ở trăng; lỗi cũng không phải ở Patanjali. Nhưng bạn phải không bị hấp dẫn bởi lí do sai. Patanjali là khó - điều khó nhất - bởi vì ông ấy phân tích toàn thể con đường, và từng mảnh dường như rất khó. Nhưng khó phải không là hấp dẫn: nhớ điều đó. Bạn có thể bước qua cánh cửa của Patanjali nhưng bạn phải không rơi vào tình yêu với cái khó mà với sự sáng suốt - ánh sáng mà Patanjali toả lên trên con đường. Bạn phải rơi vào tình yêu với ánh sáng này, không với khó khăn của con đường. Điều đó sẽ là lí do sai.
“Điều thầy đã từng nói về Heraclitus, Christ và Thiền dường như giống giáo huấn vườn trẻ khi so với Patanjali.” Xin đừng so sánh. So sánh là từ bản ngã. Trong sự tồn tại thực, mọi thứ tồn tại mà không có so sánh nào. Cây vươn lên trên trăm mét trong bầu trời và hoa cỏ rất, rất nhỏ cả hai là như nhau khi có liên quan tới sự tồn tại. Nhưng bạn đi và bạn nói, “Đây là cây lớn, và cái gì thế này? Chỉ là cỏ thường.” Bạn mang so sánh vào, và bất kì khi nào so sánh tới, cái xấu tới. Bạn đã phá huỷ một hiện tượng đẹp.
Cây là vĩ đại trong "tính cây" của nó và cỏ là vĩ đại trong "tính cỏ" của nó. Cây có thể đã vươn lên cả trăm mét; hoa của nó có thể nở hoa trên trời cao nhất - và cỏ chỉ bám lấy đất; hoa của nó sẽ rất, rất nhỏ. Thậm chí không ai có thể nhận biết khi nào chúng nở hoa và khi nào chúng tàn phai. Nhưng khi hoa cỏ này nở, hiện tượng nở hoa này là như nhau, việc mở hội là như nhau, và không có một chút khác biệt gì. Nhớ điều này: rằng trong sự tồn tại không có so sánh. Tâm trí đem tới so sánh. Nó nói, “Mình là đẹp hơn.” Bạn không thể đơn giản nói, “Mình đẹp sao?” Sao đem 'hơn' vào?
Mulla Nasruddin đang trong tình yêu với một người đàn bà, và vì đàn bà thiên về hỏi, khi Mulla Nasruddin hôn cô ấy, cô ấy hỏi, “Anh hôn em là người đàn bà đầu tiên phải không? Em là người đàn bà đầu tiên anh đã hôn? Đây có phải là cái hôn đầu tiên của anh trao cho người đàn bà không?”
Nasruddin nói, “Đúng, cái hôn đầu tiên và ngọt ngào nhất.”
Việc so sánh là ở trong máu bạn. Bạn không thể vẫn còn với sự việc như nó vậy. Người đàn bà cũng đang hỏi để so sánh; bằng không tại sao lại bị lo nghĩ về liệu đây có phải là cái hôn đầu tiên hay thứ hai? Mỗi cái hôn đều tươi mát và trinh nguyên. Nó không có quan hệ với cái hôn khác của quá khứ hay của tương lai. Từng cái hôn đều là sự tồn tại trong bản thân nó. Nó tồn tại một mình trong tính đơn độc của nó. Nó là đỉnh trong bản thân nó; nó là một đơn vị - không được nối với quá khứ hay với tương lai theo bất kì cách nào. Tại sao hỏi liệu nó có là đầu tiên không? Cái đầu tiên mang tới cái đẹp nào? Tại sao không là cái thứ hai, và tại sao không là cái thứ ba?
Nhưng tâm trí muốn so sánh. Tại sao tâm trí muốn so sánh? Bởi vì qua so sánh bản ngã được nuôi dưỡng. Nó có thể cảm thấy, “Mình là người đàn bà đầu tiên; đây là cái hôn đầu tiên.” Bạn không quan tâm tới cái hôn - về phẩm chất của cái hôn. Khoảnh khắc này mở ra cánh cửa của trái tim bạn; bạn không quan tâm tới điều đó, cái đó không là gì cả. Bạn quan tâm tới liệu nó có là cái đầu tiên hay không. Bản ngã bao giờ cũng quan tâm tới so sánh, và sự tồn tại không biết tới so sánh. Những người như Heraclitus và Patanjali sống trong sự tồn tại, không trong tâm trí. Đừng so sánh họ.
Nhiều người tới tôi và họ hỏi, “Ai vĩ đại hơn, Phật hay Christ?” Hỏi ngu xuẩn làm sao! Tôi nói với họ, “Phật là vĩ đại hơn Christ và Christ là vĩ đại hơn Phật.” Sao bạn cứ so sánh? Có một điều tinh vi đang làm việc: nếu bạn là tín đồ của Christ, bạn sẽ muốn Christ là vĩ đại nhất bởi vì bạn chỉ có thể vĩ đại nếu Christ là vĩ đại nhất. Đó là việc đáp ứng cho bản ngã riêng của bạn. Làm sao thầy của bạn không là thầy vĩ đại nhất? Thầy phải vĩ đại nhất chứ, bởi vì bạn là đệ tử vĩ đại thế. Và nếu Christ không phải là vĩ đại nhất, thế thì người Ki tô giáo sẽ ra sao? Nếu Phật không phải là vĩ đại nhất, thế thì cái gì sẽ xảy ra cho bản ngã của các Phật tử?
Mọi giống nòi, mọi tôn giáo, mọi nước, đều nghĩ bản thân mình là vĩ đại nhất - không phải bởi vì bất kì nước nào là vĩ đại, không phải bởi vì bất kì giống nòi nào là vĩ đại: trong sự tồn tại này mọi thứ đều vĩ đại. Sự tồn tại chỉ tạo ra cái vĩ đại nhất; mọi người đều duy nhất. Nhưng điều đó không hấp dẫn tâm trí bởi vì thế thì tính vĩ đại lại thành bình thường thế. Mọi người đều vĩ đại sao? - thế thì hữu dụng của nó là gì? Ai đó phải là thấp hơn chứ. Cấp bậc phải được tạo ra.
Mới đêm hôm nọ tôi đã đọc cuốn sách của George Mikes và ông ấy nói rằng ở Budapest, ở Hungary, nơi ông ấy được sinh ra, một người đàn bà Anh rơi vào tình yêu với ông ấy. Ở Hungary, một người đàn bà Anh rơi vào tình yêu với ông ấy. Ông ấy không mấy trong tình yêu, nhưng ông ấy không muốn thô lỗ, cho nên khi cô ấy hỏi, “Chúng ta không thể cưới nhau được sao?” ông ấy đáp, “Điều đó sẽ khó vì mẹ anh sẽ không cho phép anh và sẽ không hạnh phúc nếu anh lấy người nước ngoài.”
Quí bà Anh rất bị xúc phạm. Cô ấy nói, “Cái gì? Em, mà là người nước ngoài à? Em không phải là người nước ngoài! Em là người Anh! Anh mới là người nước ngoài và cả mẹ anh nữa!”
Mikes nói, “Ở Budapest, ở Hungary, anh là người nước ngoài sao?”
Người đàn bà nói, “Vâng! Chân lí không lệ thuộc vào địa lí.”
Mọi người đều nghĩ theo cách đó. Tâm trí cố gắng hoàn thành ham muốn của nó, là tối cao nhất. Với tôn giáo, giống nòi, đất nước, mọi thứ, người ta phải có tính quan sát - rất quan sát. Chỉ thế thì bạn mới có thể đi ra ngoài hiện tượng tinh vi này của bản ngã.
Bạn nói: “Heraclitus, Christ và Thiền làm bước cuối cùng dường như đóng lại; Patanjali làm ngay cả bước thứ nhất dường như không thể được.” ... Bởi vì nó là cả hai. “Ngài là gần hơn cái gần nhất và ngài là xa hơn cái xa nhất,” Upanishad nói. Ngài là cả gần và xa. Ngài phải có đó, bởi vì nếu không ai sẽ là ở xa? Và ngài phải ở gần nữa, vì nếu không ai sẽ ở gần bạn? Ngài chạm vào da bạn và ngài lan toả ra bên ngoài các biên giới. Ngài là cả hai!
Heraclitus nhấn mạnh vào cái gần bởi vì ông ấy là người đơn giản, và ông ấy nói rằng ngài ở gần thế, không gì cần phải được làm để đem ngài lại gần hơn. Ngài gần như ở đó; ngài chỉ quan sát ở cổng, gõ vào cửa nhà bạn, chờ đợi gần tim bạn. Chẳng cái gì cần được làm. Bạn đơn giản im lặng và có cái nhìn; chỉ ngồi im lặng và nhìn. Bạn chưa bao giờ đánh mất ngài. Chân lí là gần.
Thực ra, nói chân lí là gần cũng sai vì bạn cũng là chân lí. Ngay cả tính gần cũng dường như là rất, rất xa; ngay cả tính gần cũng chỉ ra rằng có phân biệt, khoảng cách, lỗ hổng. Ngay cả lỗ hổng đó cũng không có đó: bạn là nó! Upanishad nói, “Ngươi là cái đó: ngay cả khoảnh cách ngần đó cũng là không có đó để nói rằng ngài là gần.
...Vì Heraclitus và Thiền, họ muốn bạn lấy cú nhảy ngay lập tức - không chờ đợi. Patanjali nói ngài là rất xa. Ông ấy cũng đúng: ngài cũng rất xa. Và ngài sẽ hấp dẫn bạn nhiều hơn, bởi vì nếu ngài gần thế và bạn đã không đạt tới ngài, bạn sẽ cảm thấy rất, rất chán nản. Nếu ngài gần thế, chỉ ngay bên cạnh bạn, đang đứng bên cạnh bạn, nếu ngài là hàng xóm duy nhất và từ mọi nơi ngài đều bao quanh bạn và bạn đã không đạt tới, bản ngã của bạn sẽ cảm thấy rất rất thất vọng. Một người vĩ đại thế như bạn, và ngài ở gần thế và bạn bỏ lỡ sao? Điều đó dường như rất thất vọng. Nhưng nếu ngài rất xa, thế thì mọi thứ là được, bởi vì thời gian được cần, nỗ lực được cần - không cái gì sai với bạn; ngài ở xa xăm thế.
Khoảng cách là điều bao la thế. Bạn sẽ cần thời gian, bạn sẽ đi, bạn sẽ di chuyển, và một ngày nào đó bạn sẽ đạt tới. Nếu ngài ở gần, thế thì bạn sẽ cảm thấy mặc cảm. Thế thì tại sao bạn không đạt tới ngài? Đọc Heraclitus và Basho và Phật, người ta cảm thấy không thoải mái. Điều đó không bao giờ xảy ra với Patanjali. Người ta cảm thấy thoải mái.
Nhìn vào điều ngược đời này của tâm trí. Với điều dễ nhất của mọi người, người ta cảm thấy không thoải mái. Không thoải mái tới từ bạn. Đi cùng Heraclitus hay Jesus là rất không thoải mái bởi vì họ cứ khăng khăng rằng vương quốc của Thượng đế là ở bên trong bạn - và bạn biết rằng chẳng cái gì tồn tại ngoại trừ địa ngục bên trong bạn. Và họ cứ nhấn mạnh vương quốc của Thượng đế là ở bên trong bạn; điều đó trở thành không thoải mái.
Nếu vương quốc của Thượng đế là ở bên trong bạn, thế thì cái gì đó là sai với bạn. Tại sao bạn không thể thấy được nó? Và nếu nó hiện diện như vậy, sao nó không thể xảy ra ngay khoảnh khắc này? Đó là thông điệp của Thiền - rằng nó là tức khắc. Không cần chờ đợi, không cần phí thời gian. Nó có thể xảy ra ngay bây giờ, chính khoảnh khắc này! Không có cớ nào cả. Điều này làm cho bạn không thoải mái; bạn cảm thấy không thoải mái, bạn không thể tìm được cớ nào. Với Patanjali, bạn có thể tìm được cả triệu cớ. Ngài ở rất xa; nỗ lực của cả triệu kiếp sống là được cần. Vâng, nó có thể được đạt tới, nhưng bao giờ cũng trong tương lai. Bạn thấy thoải mái. Không có khẩn thiết về điều đó, và bạn có thể hiện hữu như bạn ngay bây giờ. Sáng mai bạn sẽ bắt đầu đi trên đường, và ngày mai không bao giờ tới.
Patanjali cho bạn không gian, tương lai. Ông ấy nói, “Làm cái này và cái kia và cái kia, và dần dần bạn sẽ đạt tới - một ngày nào đó, không ai biết, trong kiếp sống tương lai nào đó....” Bạn thấy thoải mái, không khẩn thiết. Bạn có thể như bạn vậy; không có vội vàng.
Những Thiền nhân này, họ đưa bạn tới dở hơi! Và tôi đưa bạn tới dở hơi hơn, vì tôi nói từ cả hai phía. Đây chỉ là một cách. Đây là công án. Đây là cách đưa bạn tới dở hơi. Tôi dùng Heraclitus, tôi dùng Patanjali, nhưng đây là thủ đoạn để đưa bạn tới dở hơi. Bạn đơn giản không thể được phép thảnh thơi. Bất kì khi nào có tương lai, bạn đều thấy được. Thế thì tâm trí có thể ham muốn Thượng đế, và không cái gì sai với bạn. Chính hiện tượng này là tới mức nó sẽ mất thời gian. Điều này trở thành cái cớ.
Với Patanjali bạn có thể trì hoãn; với Thiền bạn không thể trì hoãn. Nếu bạn trì hoãn, chính bạn đang trì hoãn, không phải Thượng đế. Với Patanjali bạn có thể trì hoãn, bởi vì chính bản chất của Thượng đế là tới mức nó có thể được đạt tới chỉ theo cách dần dần. Điều đó là rất, rất khó khăn. Đó là lí do tại sao bạn cảm thấy thoải mái với khó khăn. Đây là điều ngược đời: với những người nói nó là dễ, bạn cảm thấy không thoải mái; với những người nói nó là khó, bạn cảm thấy thoải mái. Nó đáng phải đối lập lại.
Và chân lí là cả hai, cho nên điều đó là tuỳ ở bạn. Nếu bạn muốn trì hoãn, Patanjali là hoàn hảo. Nếu bạn muốn nó ở đây và bây giờ, thế thì bạn sẽ phải lắng nghe Thiền và bạn sẽ phải quyết định. Bạn có trong khẩn thiết không? Bạn đã không khổ đủ sao? Hay bạn muốn khổ thêm nữa? Thế thì Patanjali là hoàn hảo - đi theo Patanjali đi. Thế thì ở đâu đó trong tương lai xa bạn sẽ đạt tới phúc lạc. Nhưng nếu bạn đã khổ đủ rồi... Và đây là điều chín chắn là gì: hiểu rằng bạn đã khổ đủ rồi.
Và bạn gọi Heraclitus và Thiền dành cho trẻ con sao? Vườn trẻ sao? Đây là chín chắn duy nhất, khi đã nhận ra, “Mình đã khổ đủ rồi.” Nếu bạn cảm thấy điều này, thế thì sự khẩn thiết được tạo ra, thế thì ngọn lửa được tạo ra. Cái gì đó phải được làm ngay bây giờ! Bạn không thể trì hoãn nó được; không có nghĩa trong việc trì hoãn. Bạn đã trì hoãn nó đủ rồi. Nhưng nếu bạn muốn nó trong tương lai, nếu bạn muốn khổ thêm chút nữa, nếu bạn đã trở nên nghiện với địa ngục - vẫn còn hệt như thế một ngày nữa đi - hay nếu bạn muốn sửa đổi nào đó, thế thì đi theo Patanjali.
Đó là điều Patanjali nói: “Làm cái này, làm cái kia, từ từ thôi. Làm thứ này, thế rồi thứ khác,” và hàng triệu thứ phải được làm và chúng không thể được làm ngay lập tức, cho nên bạn cứ sửa đổi bản thân bạn. Hôm nay bạn lấy lời nguyện rằng bạn sẽ không bạo hành; ngày mai bạn sẽ lấy lời nguyện khác. Thế rồi ngày kia bạn sẽ trở thành vô dục... và theo cách này nó cứ diễn ra mãi. Và thế rồi có cả triệu thứ phải bị bỏ lại: nói dối bị bỏ, bạo hành bị bỏ, hung hăng bị bỏ; dần dần giận, ghét, ghen, sở hữu - cả triệu thứ. Và trong khi đó, bạn vẫn còn như cũ.
Làm sao bạn có thể vứt bỏ giận nếu bạn đã không vứt bỏ ghét? Làm sao bạn có thể vứt bỏ giận nếu bạn đã không vứt bỏ ghen? Làm sao bạn có thể vứt bỏ giận nếu bạn đã không vứt bỏ hung hăng? Chúng là có liên hệ tương hỗ. Cho nên bạn nói rằng bây giờ bạn sẽ không còn giận, nhưng bạn đang nói gì vậy? - vô nghĩa! Bởi vì bạn sẽ vẫn còn ghét, bạn sẽ vẫn còn hung hăng, bạn sẽ thích chi phối, bạn sẽ thích ở trên đỉnh - và bạn đang bỏ giận sao? Làm sao bạn có thể bỏ được nó? Chúng là có quan hệ tương hỗ.
Đây là điều Thiền nói: rằng nếu bạn muốn vứt bỏ nó, hiểu hiện tượng này rằng mọi thứ đều có quan hệ. Hoặc bạn bỏ nó bây giờ hoặc bạn không bao giờ bỏ nó. Đừng tự lừa bản thân bạn. Bạn có thể đơn giản quét vôi trắng nó: chút ít ở đây, miếng vá ở kia, và ngôi nhà cũ vẫn còn với mọi cái cũ của nó. Và trong khi bạn cứ làm việc, sơn quét tường và chít lỗ hổng và thế này thế nọ, bạn tưởng bạn đang tạo ra cuộc sống mới và đồng thời bạn liên tục như cũ. Bạn càng liên tục, nó càng trở nên bắt rễ sâu.
Đừng tự lừa bản thân bạn. Nếu bạn có thể hiểu, việc hiểu là ngay lập tức. Đó là thông điệp của Thiền. Nếu bạn không thể hiểu, thế thì cái gì đó phải được làm, và Patanjali sẽ là tốt - cho nên theo Patanjali. Ngày này hay ngày khác bạn sẽ phải đi tới một hiểu biết mà bạn thấy rằng toàn thể điều này đã là thủ đoạn - thủ đoạn của tâm trí bạn để né tránh thực tại, để né tránh và trốn chạy - và vào ngày đó, đột nhiên bạn sẽ vứt bỏ nó.
Patanjali là dần dần, Thiền là bất thần. Nếu bạn không thể bất thần được, thế thì tốt hơn cả là dần dần đi. Thay vì là không cái gì, không cái này không cái nọ, tốt hơn cả là bạn cứ dần dần. Patanjali cũng sẽ đem bạn tới cùng tình huống nhưng ông ấy sẽ cho bạn một chút không gian. Điều đó là thoải mái hơn - khó, nhưng thoải mái hơn. Không biến đổi tức khắc nào được cần. Tâm trí có thể khớp với tiến bộ dần.
Bạn nói: “Heraclitus, Christ và Thiền làm bước cuối dường như đóng; Patanjali thậm chí làm bước đầu dường như không thể được. Điều đó dường như chúng tôi những người phương Tây đã bắt đầu nhận ra khối lượng công việc phải được làm.”
Điều đó là tuy ở bạn. Nếu bạn muốn làm công việc này, bạn có thể làm nó. Nếu bạn muốn nhận ra mà không làm công việc, điều đó nữa là có thể. Điều đó nữa là có thể! Điều đó là tuỳ ở bạn chọn lựa. Nếu bạn muốn làm công việc vất vả, tôi sẽ cho bạn công việc vất vả. Tôi có thể tạo ra thậm chí còn nhiều bước hơn. Patanjali có thể bị kéo căng ra thậm chí còn dài hơn. Tôi có thể để mục đích thậm chí ra xa xăm hơn; tôi có thể cho bạn điều không thể được để làm. Đó là chọn lựa của bạn. Hay nếu bạn thực sự muốn nhận ra, thế thì điều này có thể được làm chính khoảnh khắc này. Điều đó là tuỳ ở bạn. Patanjali là một cách nhìn, Heraclitus cũng là một cách nhìn.
Một lần chuyện xảy ra: tôi đi qua phố và tôi thấy một cậu bé đăng ăn quả dưa hấu rất lớn. Quả dưa quá to với nó, và tôi nhìn và tôi ngắm và tôi thấy rằng nó đang thấy hơi khó để kết thúc quả dưa. Thế là tôi bảo nó, “Dường như nó thực sự quá to phải không?”
Cậu bé nhìn tôi và nói, “Không! Không đủ cho cháu đâu.”
Nó cũng đúng. Mọi thứ đều có thể được nhìn từ hai quan điểm. Thượng đế là gần và xa. Bây giờ điều đó là tuỳ ở bạn để quyết định liệu bạn muốn lấy cú nhảy từ đâu - từ gần hay từ xa. Nếu bạn muốn lấy cú nhảy từ xa thế thì mọi kĩ thuật bước vào, bởi vì chúng sẽ đưa bạn đi xa - từ đó bạn sẽ lấy cú nhảy. Điều đó cũng giống như bạn đang đứng trên bờ này của đại dương; đại dương là ở đây, và cũng ở kia ở bờ bên kia - cái hoàn toàn không thấy được, rất, rất xa xăm. Bạn có thể lấy cú nhảy từ bờ này bởi vì đó là cùng đại dương, nhưng nếu bạn quyết định lấy cú nhảy từ bờ kia, Patanjali cho bạn con thuyền.
Cái toàn thể của yoga là con thuyền để đi sang bờ bên kia để lấy cú nhảy. Điều đó là tuỳ ở bạn. Bạn có thể tận hưởng cuộc hành trình; không có gì sai trong nó. Tôi không nói nó là sai; tuỳ ở bạn thôi! Bạn có thể lấy chiếc thuyền và đi sang bờ bên kia và lấy cú nhảy từ đó. Nhưng cùng đại dương này tồn tại ở đây. Sao không lấy cú nhảy từ bờ bên này? Cú nhảy sẽ là một, và đại dương sẽ là một, và bạn sẽ là một. Đi sang bờ bên kia có khác biệt gì? Có thể có người trên bờ bên kia người có thể cố tới đây. Có những người theo Patanjali ở đó cũng đã làm thuyền. Họ đang tới đây để lấy cú nhảy từ chỗ xa xăm.
Chuyện xảy ra: Một người cố băng qua đường. Lúc đó là giờ cao điểm, và khó mà băng qua đường được. Nhiều xe chạy nhanh thế, và anh ta là người rất, rất ôn hoà. Anh ta đã thử nhiều lần và thế rồi quay lại. Thế rồi anh ta thấy một người quen cũ, Mulla Nasruddin, ở hè đường bên kia. Anh ta kêu lên, “Nasruddin, làm sao anh đã qua được đường?” Nasruddin nói, “Tôi chưa bao giờ đi qua nó. Tôi được sinh ra ở phía bên này.”
Có những người bao giờ cũng nghĩ tới bờ xa. Xa xăm bao giờ cũng có vẻ đẹp; xa xăm có từ lực của riêng nó bởi vì nó bị che phủ trong sương. Nhưng đại dương là một. Điều đó là tuỳ bạn chọn lựa. Không cái gì sai trong việc đi trên đại dương đó, nhưng đi vì lí do đúng. Bạn có thể đơn giản né tránh việc nhảy từ bờ này. Thế thì cho dù thuyền có dẫn bạn tới bờ bên kia, khoảnh khắc bạn đạt tới bờ bên kia bạn sẽ bắt đầu nghĩ về bờ bên này, bởi vì thế thì bên này sẽ là điểm xa xôi. Và nhiều lần, trong nhiều kiếp, bạn đã làm điều này. Bạn đã đổi bờ, nhưng bạn đã không lấy cú nhảy.
Tôi đã thấy bạn đi qua đại dương từ bờ này sang bờ kia và từ phía kia sang phía này. Bởi vì đây là vấn đề: bờ kia là xa xôi bởi vì bạn đang ở đây. Khi bạn ở kia, bờ này sẽ là xa xôi. Và bạn đang trong giấc ngủ tới mức bạn quên hoàn toàn lặp đi lặp lại rằng bạn cũng đã từng ở bờ đó. Đến lúc bạn đạt tới bờ bên kia, bạn đã quên mất bờ mà bạn đã bỏ lại sau. Đến lúc bạn đạt tới, quên lãng đã nắm quyền.
Bạn nhìn và bờ xa xăm và ai đó lại nói, “Đây là thuyền, thưa ông. Ông có thể sang bờ bên kia và ông có thể lấy cú nhảy từ đó, bởi vì Thượng đế là rất, rất xa xôi.” Và bạn lại bắt đầu chuẩn bị để rời bờ này. Patanjali cho bạn thuyền để đi sang bên kia, nhưng khi bạn đã đạt tới bên kia, Thiền bao giờ cũng sẽ cho bạn cú nhảy. Cú nhảy chung cuộc là của Thiền. Trong khi bạn có thể làm nhiều điều; điều đó không phải là vấn đề. Bất kì khi nào bạn lấy cú nhảy nó sẽ là cú nhảy bất thần, nó không thể là dần dần được.
Mọi sự dần dần là đi từ bờ này sang bờ kia - nhưng không cái gì sai trong nó. Nếu bạn tận hưởng cuộc hành trình, nó là đẹp, bởi vì ngài là ở đây, ngài là ở chỗ giữa, ngài cũng ở bờ kia. Không cần đạt tới bờ kia. Bạn có thể lấy cú nhảy ở giữa, chính từ thuyền. Thế thì thuyền trở thành bờ. Nơi bạn nhảy là bờ. Mọi khoảnh khắc, nơi bạn có thể lấy cú nhảy đều trở thành bờ. Nếu bạn không lấy cú nhảy, thế thì nó không còn là bờ nữa. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Điều đó tuỳ thuộc vào bạn; nhớ cho kĩ điều này.
Đó là lí do tại sao tôi đang nói về mọi quan điểm mâu thuẫn, để cho bạn có thể hiểu từ mọi nơi. Bạn có thể thấy thực tại từ mọi nơi và thế rồi bạn có thể quyết định. Nếu bạn quyết định đợi thêm chút nữa, hay. Nếu bạn quyết định lấy cú nhảy ngay bây giờ, hay. Với tôi mọi sự đều hay và tốt, và tôi không có chọn lựa. Tôi đơn giản cho bạn mọi chọn lựa. Nếu bạn nói, “Tôi muốn đợi một chút,” tôi nói, “Tốt! Tôi ban phúc cho bạn. Đợi chút đi.” Nếu bạn nói, “Tôi sẵn sàng và tôi muốn nhảy,” tôi nói, “Nhảy đi, với phúc lành của tôi.”
Với tôi không có chọn lựa - không Heraclitus, không Patanjali. Tôi đơn giản mở mọi cánh cửa cho bạn với hi vọng rằng bạn có thể đi vào cửa nào đó. Nhưng nhớ thủ đoạn của tâm trí. Khi tôi nói về Heraclitus bạn nghĩ nó là quá mông lung, quá huyền bí, quá đơn giản. Khi tôi nói về Patanjali bạn nghĩ nó là quá khó, gần như không thể được. Tôi mở cánh cửa và bạn diễn giải cái gì đó và đưa ra phán xét và bạn dừng bản thân bạn. Cánh cửa không mở cho bạn phán xét, cánh cửa là mở cho bạn đi vào.
Câu hỏi thứ hai:
Osho ơi,
Thầy nói về chuyển từ đức tin sang tin cậy. Làm sao chúng tôi có thể dùng tâm trí cái đung đưa từ hoài nghi sang tin tưởng để đi ra ngoài hai cực này?
Hoài nghi và tin tưởng là không khác - hai mặt của cùng một đồng tiền. Điều này phải được hiểu trước, bởi vì mọi người nghĩ rằng khi họ tin tưởng, họ đã đi ra ngoài hoài nghi. Tin tưởng là hệt như hoài nghi vì cả hai là mối quan tâm tâm trí. Tâm trí bạn tranh cãi, nói không, không tìm được bằng chứng để nói có - bạn hoài nghi. Thế rồi tâm trí bạn tìm được luận cứ để nói có, chứng minh cho nói có - bạn tin tưởng. Nhưng trong cả hai trường hợp bạn tin vào lí trí; trong cả hai trường hợp bạn tin vào luận cứ. Khác biệt chỉ trên bề mặt; sâu bên dưới bạn tin vào suy luận, và tin cậy bị gạt ra ngoài suy luận. Nó là điên, nó là bất hợp lí, nó là ngớ ngẩn.
Và tôi nói tin cậy không phải là đức tin. Tin cậy là việc đương đầu cá nhân. Đức tin là được cho và được vay mượn. Nó là ước định. Đức tin là ước định mà bố mẹ, văn hoá, xã hội cho bạn. Bạn không bận tâm về nó; bạn không làm nó thành mối quan tâm cá nhân. Nó là thứ được cho. Một thứ được cho và cái đã không là trưởng thành cá nhân chỉ là mẽ ngoài, mặt giả, mặt ngày chủ nhật.
Trong sáu ngày bạn khác; thế rồi vào chủ nhật bạn vào nhà thờ và bạn đeo mặt nạ lên. Xem cách mọi người cư xử trong nhà thờ: từ tốn thế, nhân ái thế - vẫn cùng những người đó! Ngay cả kẻ giết người cũng tới nhà thờ và cầu nguyện. Nhìn mặt người đó mà xem - nó có vẻ đẹp và hồn nhiên thế, và người này đã giết người! Trong nhà thờ bạn có mặt đúng để dùng và bạn biết cách dùng nó. Nó đã từng là ước định. Từ chính thời thơ ấu nó đã được trao cho bạn.
Đức tin là được trao cho; tin cậy là trưởng thành. Bạn đương đầu với thực tại, bạn đối diện với thực tại, bạn sống thực tại, và dần dà bạn đi tới hiểu rằng hoài nghi dẫn tới địa ngục, tới khổ. Bạn càng hoài nghi, bạn càng trở nên khổ hơn. Nếu bạn có thể hoài nghi hoàn toàn, bạn sẽ trong khổ hoàn hảo. Nếu bạn không trong khổ hoàn hảo, đó là vì bạn không thể hoài nghi được hoàn toàn. Bạn vẫn tin cậy. Ngay cả người vô thần cũng tin cậy. Ngay cả người hoài nghi liệu thế giới có tồn tại hay không cũng tin cậy; bằng không người đó không thể sống được, cuộc sống sẽ trở thành không thể được.
Nếu hoài nghi trở thành toàn bộ, bạn không thể sống được một khoảnh khắc. Làm sao bạn có thể thở vào được nếu bạn hoài nghi? Nếu bạn thực sự hoài nghi, ai biết rằng việc thở là không độc? Ai biết rằng hàng triệu vi khuẩn không được mang vào? Ai biết rằng ung thư không tới cùng hơi thở? Nếu bạn thực sự hoài nghi, bạn thậm chí không thể thở được. Bạn không thể sống một khoảnh khắc; bạn sẽ chết ngay lập tức. Hoài nghi là tự tử, nhưng bạn chưa bao giờ hoài nghi hoàn hảo, cho nên bạn cứ nấn ná mãi. Bạn nấn ná; bạn kéo lê bằng cách nào đó. Nhưng cuộc sống của bạn là không toàn bộ. Nghĩ mà xem: nếu hoài nghi toàn bộ là tự tử, thế thì tin cậy toàn bộ sẽ là điều tuyệt đối của cuộc sống có thể.
Đó là điều xảy ra cho con người của tin cậy: người đó tin cậy, và người đó càng tin cậy người đó càng có khả năng của việc tin cậy. Người đó càng có khả năng của tin cậy, cuộc sống càng mở hơn. Người đó cảm nhiều hơn, người đó sống nhiều hơn, người đó sống mãnh liệt. Cuộc sống trở thành phúc lạc đích thực. Bây giờ người đó có thể tin cậy nhiều hơn. Không phải là người đó chưa bao giờ bị lừa, bởi vì nếu bạn tin cậy, điều đó không có nghĩa là không ai sẽ lừa bạn. Thực ra nhiều người sẽ lừa bạn bởi vì bạn trở nên mong manh. Nếu bạn tin cậy, nhiều người sẽ lừa bạn, nhưng không ai có thể làm cho bạn khổ được; đó là điểm cần hiểu. Họ có thể lừa bạn, họ có thể đánh cắp các thứ từ bạn, họ có thể vay tiền và không bao giờ trả lại tiền, nhưng không ai có thể làm cho bạn khổ được. Điều đó trở thành không thể được. Cho dù họ giết bạn, họ cũng không thể làm cho bạn khổ được.
Bạn tin cậy, và tin cậy làm cho bạn thành mong manh nhưng cũng là tuyệt đối thắng lợi bởi vì không ai có thể đánh bại bạn được. Họ có thể lừa bạn, họ có thể đánh cắp từ bạn, bạn có thể trở thành kẻ ăn xin nhưng dầu vậy bạn sẽ là hoàng đế. Chân lí làm ra hoàng đế từ người ăn xin và hoài nghi làm ra kẻ ăn xin từ hoàng đế. Nhìn vào hoàng đế, người không thể tin cậy được: ông ta bao giờ cũng sợ sệt. Ông ta không thể tin cậy được vào vợ riêng của mình, ông ta không thể tin cậy được vào con riêng của mình, bởi vì vua có nhiều tới mức con sẽ giết ông ta, vợ sẽ đầu độc ông ta. Ông ta không thể tin cậy được vào bất kì ai. Ông ta sống trong không tin tới mức ông ta đã ở trong địa ngục rồi. Cho dù ngủ ông ta cũng không thể thảnh thơi được. Ai biết cái gì sắp xảy ra?
Tin cậy làm cho bạn ngày một mở hơn. Tất nhiên, khi bạn mở nhiều thứ sẽ trở thành có thể. Khi bạn mở, bạn bè sẽ đạt tới trái tim bạn; tất nhiên kẻ thù cũng có thể đạt tới trái tim bạn.... Cánh cửa là mở. Cho nên có hai khả năng. Nếu bạn muốn được an ninh, bạn đóng cửa hoàn toàn. Cài then nó, khoá nó và trốn bên trong. Bây giờ không kẻ thù nào có thể vào được, nhưng bạn bè cũng không thể vào được. Cho dù Thượng đế tới, ngài không thể vào được. Bây giờ không ai có thể lừa được bạn, nhưng phỏng có ích gì? Bạn đang trong nấm mồ. Bạn đã chết rồi. Không ai có thể giết được bạn, nhưng bạn đã chết; bạn không thể đi ra. Bạn sống trong an ninh tất nhiên, nhưng đây là kiểu cuộc sống gì vậy? Bạn không sống chút nào.
Thế thì bạn mở cửa ra. Hoài nghi là đóng cửa; tin cậy là mở cửa. Khi bạn mở cửa, mọi phương án đều trở thành có thể. Bạn bè có thể vào, kẻ thù có thể vào. Gió sẽ tới; nó sẽ đem hương thơm của hoa. Nó cũng sẽ đem vi khuẩn bệnh tật. Bây giờ mọi thứ đều có thể - cái tốt cái xấu. Yêu sẽ tới; ghét cũng sẽ tới. Bây giờ Thượng đế có thể tới và Quỉ cũng có thể tới. Đây là sợ - rằng cái gì đó có thể đi sai; cho nên bạn đóng cửa lại. Nhưng thế thì mọi thứ đi sai. Mở cửa ra - cái gì đó có thể đi sai, nhưng không sai với bạn, nếu tin cậy của bạn là toàn bộ. Ngay cả trong kẻ thù bạn sẽ thấy bạn bè và ngay cả trong Quỉ bạn sẽ thấy Thượng đế. Tin cậy là biến đổi tới mức bạn không thể tìm được cái xấu bởi vì toàn thể cái nhìn của bạn đã thay đổi.
Đó là nghĩa của lời của Jesus, “Yêu kẻ thù của ông.” Làm sao bạn có thể yêu được kẻ thù của bạn? Nó đã là vấn đề để được giải quyết - điều bí ẩn cho các nhà thượng đế học Ki tô giáo. Làm sao bạn có thể yêu được kẻ thù của bạn? Nhưng con người của tin cậy có thể yêu, bởi vì con người của tin cậy không biết tới kẻ thù. Con người của tin cậy chỉ biết tới bạn bè. Người đó tới dưới dạng nào không tạo ra khác biệt. Nếu người đó tới để ăn cắp, người đó là người bạn; nếu người đó tới để lấy đồ, người đó là người bạn - người đó tới trong bất kì hình dạng nào.
Chuyện xảy ra là al-Hillaj Mansoor, một nhà huyền môn vĩ đại, một người Sufi vĩ đại, đã bị giết, bị sát hại. Lời cuối cùng của ông ấy, khi ông ấy nhìn lên trời, đã là, “Nhưng ông không thể lừa ta được.” Nhiều người ở đó; al-Hillaj đã mỉm cười và ông ấy nói với bầu trời, “Trông đấy, ông không thể lừa được ta.”
Thế là ai đó hỏi, “Ông ngụ ý gì? Ông đang nói với ai?”
Ông ấy nói, “Ta đang nói cho Thượng đế của ta: Dưới bất kì hình dạng nào ông tới ông đều không thể lừa được ta. Ta biết ông rõ lắm. Bây giờ ông đã tới như cái chết. Ông không thể lừa được ta.”
Con người của tin cậy không thể bị lừa. Dưới bất kì hình dạng nào, dù bất kì ai tới, đó bao giờ cũng là điều thiêng liêng tới với người đó, bởi vì tin cậy làm cho mọi thứ đều thành linh thiêng. Tin cậy là giả kim thuật. Nó biến đổi không chỉ bạn; nó biến đổi toàn thế giới cho bạn. Bất kì chỗ nào bạn nhìn bạn đều thấy ngài: trong người bạn, trong kẻ thù; trong đêm, trong ngày. Vâng, Heraclitus là đúng: Thượng đế là hè và đông, ngày và đêm; Thượng đế là no và đói. Đây là tin cậy. Patanjali làm tin cậy thành cơ sở - cơ sở của mọi trưởng thành.
Bạn nói: “Thầy nói về chuyển từ đức tin sang tin cậy...” Đức tin là cái được trao cho; tin cậy là cái được tìm ra. Đức tin được bố mẹ bạn trao cho; tin cậy phải được bạn tìm lấy. Đức tin được xã hội trao cho; để tìm ra tin cậy bạn phải tìm và kiếm và truy hỏi. Tin cậy có tính cá nhân, thân thiết; đức tin giống như hàng hoá - bạn có thể mua nó trong chợ.
Bạn có thể mua nó trong chợ - khi tôi nói điều đó, tôi nói điều đó với tâm trí rất cân nhắc. Bạn có thể đi và trở thành người Mô ha mét giáo; bạn có thể đi và trở thành người Hindu. Đi vào đền thờ Arya và bạn có thể được cải đạo thành người Hindu. Không có khó khăn gì. Đức tin có thể được mua trong chợ. Từ người Mô ha mét giáo bạn có thể trở thành người Hindu, từ người Hindu bạn có thể trở thành người Jaina. Nó đơn giản tới mức bất kì tu sĩ ngu xuẩn nào cũng có thể làm được điều đó. Nhưng tin cậy không phải là hàng hoá. Bạn không thể đi và tìm ra nó trong chợ; bạn không thể mua được nó. Bạn phải trải qua nhiều kinh nghiệm. Dần dần nó nảy sinh; dần dần nó thay đổi bạn. Phẩm chất mới, ngọn lửa mới tới với bản thể bạn.
Khi bạn thấy rằng hoài nghi là khổ, thế thì tin cậy nảy sinh, thế thì tin cậy tới. Khi bạn thấy đức tin là chết, thế thì tin cậy tới. Là người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo, bạn có bao giờ quan sát rằng bạn hoàn toàn chết không? Bạn là kiểu người Ki tô giáo nào? Nếu bạn thực sự là người Ki tô giáo bạn sẽ là một Christ - không gì kém hơn điều đó. Tin cậy sẽ làm cho bạn thành một Christ; đức tin sẽ làm cho bạn thành người Ki tô giáo - cái thay thế rất nghèo nàn. Bạn là kiểu người Ki tô giáo nào vậy? Bởi vì bạn đi tới nhà thờ, bởi vì bạn đọc Kinh Thánh sao? Đức tin của bạn không phải là việc biết, nó là dốt nát.
Chuyện xảy ra trong câu lạc bộ Rotary ở đâu đó một nhà kinh tế học lớn tới nói chuyện. Ông ấy nói theo cách nói của các nhà kinh tế. Tu sĩ của thị trấn cũng có mặt để nghe ông ấy. Sau bài nói, tu sĩ đi tới nhà kinh tế và nói, “Ông nói hay đấy, nhưng phải nói thẳng, tôi chả hiểu từ nào cả.”
Nhà kinh tế học nói, “Trong trường hợp đó, tôi muốn nói với ông điều ông vẫn nói cho thính giả của ông: ‘Phải có đức tin chứ!’”
Khi bạn không thể hiểu được, khi bạn là người dốt, toàn xã hội nói, “Phải có đức tin.” Tôi sẽ nói với bạn: hoài nghi tốt vẫn còn hơn là có đức tin sai. Hoài nghi là tốt hơn, bởi vì hoài nghi sẽ tạo ra khổ. Đức tin là an ủi; hoài nghi sẽ tạo ra khổ. Và nếu có khổ, bạn sẽ phải tìm kiếm tin cậy. Đây là vấn đề, thế tiến thoái lưỡng nan mà đã xảy ra trên thế giới. Bởi vì đức tin, bạn đã quên mất cách tìm tin cậy. Bởi vì đức tin, bạn đã trở thành không tin cậy. Bởi vì đức tin, bạn mang cái xác: bạn là người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét giáo, và bạn bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Bởi vì đức tin, bạn nghĩ bạn có tính tôn giáo. Thế thì cuộc truy hỏi dừng lại.
Hoài nghi chân thực là tốt hơn đức tin không chân thực. Và mọi đức tin đều là giả nếu bạn đã không trưởng thành trong nó, nếu nó không phải là tình cảm của bạn và bản thể của bạn và kinh nghiệm của bạn - mọi đức tin đều là giả! Chân thực đi. Hoài nghi đi! Khổ đi! Chỉ khổ mới đem bạn tới hiểu biết. Nếu bạn thực sự khổ, ngày này hay ngày khác bạn sẽ hiểu rằng chính hoài nghi làm cho bạn khổ. Và thế thì biến đổi trở thành có thể.
Bạn hỏi tôi, “Làm sao chúng tôi có thể dùng tâm trí cái đung đưa từ hoài nghi sang tin tưởng để đi ra ngoài hai cực này?” Bạn không thể dùng nó được, bởi vì bạn chưa bao giờ là người hoài nghi chân thực. Đức tin của bạn là giả: hoài nghi bị che giấu sâu bên dưới. Chỉ trên bề mặt mới có lớp vôi quét của đức tin. Sâu bên dưới bạn hoài nghi nhưng bạn sợ biết rằng bạn hoài nghi, cho nên bạn cứ níu bám lấy đức tin, bạn cứ làm những cử chỉ của đức tin. Bạn có thể làm cử chỉ, nhưng qua cử chỉ bạn không thể đạt tới được thực tại. Bạn không thể đi và cúi lạy trong điện thờ; bạn đang làm các cử chỉ của người tin cậy. Nhưng bạn sẽ không trưởng thành, bởi vì sâu bên dưới không có tin cậy, chỉ hoài nghi. Đức tin chỉ là cái được chồng lên.
Điều đó cũng giống như việc hôn một người bạn không yêu. Từ bên ngoài mọi thứ là như nhau: bạn làm cử chỉ hôn. Không nhà khoa học nào có thể thấy khác biệt gì. Nếu bạn hôn một người, ảnh chụp của nụ hôn, hiện tượng sinh lí, việc truyền hàng triệu con vi khuẩn từ môi người này sang người khác, mọi thứ đều đích xác như nhau dù bạn yêu người đó hay không. Nếu nhà khoa học quan sát và ngắm nhìn, khác biệt sẽ là gì? Không khác gì cả - không một mảy may khác biệt. Người đó sẽ nói cả hai đều là hôn và đích xác như nhau.
Nhưng bạn biết khi bạn yêu một người, thế thì cái gì đó của điều vô hình đi qua mà không thể bị bất kì dụng cụ nào phát hiện. Khi bạn không yêu một người, thế thì bạn có thể cho nụ hôn nhưng chẳng cái gì truyền qua. Không trao đổi năng lượng, không giao cảm nào xảy ra. Nó là hệt như với đức tin và tin cậy. Tin cậy là hôn có tình yêu, với trái tim yêu đương sâu sắc, còn đức tin là hôn không có tình yêu nào.
Cho nên bắt đầu từ đâu? Điều đầu tiên là truy hỏi vào hoài nghi. Vứt đức tin giả đi, trở thành người hoài nghi chân thành chân thực. Chân thực của bạn sẽ có ích bởi vì nếu bạn chân thực làm sao bạn có thể bỏ lỡ vấn đề rằng hoài nghi tạo ra khổ? Nếu bạn chân thành, bạn nhất định biết. Sớm hay muộn bạn sẽ đi tới nhận ra rằng hoài nghi đã từng tạo ra nhiều khổ - bạn càng đi vào trong hoài nghi nhiều, bạn càng cảm thấy khổ nhiều. Người ta trưởng thành chỉ qua khổ.
Và khi bạn đi tới điểm mà khổ trở thành không thể nào chịu được nữa, bạn vứt nó đi. Không phải là bạn thực sự vứt nó đi đâu; chính việc không thể chịu được trở thành việc vứt bỏ. Và một khi không còn hoài nghi nữa và bạn đã khổ qua nó, bạn bắt đầu đi hướng tới tin cậy.
Tin cậy, shraddha, là biến đổi; và, Patanjali nói, shraddha đó, tin cậy đó, là cơ sở của mọi samadhi, của mọi kinh nghiệm tối thượng về điều thiêng liêng.
Đủ cho hôm nay.

0 Đánh giá

Ads Belove Post