Read more
Yoga: Alpha và
Omega (Tập 1)
Chương 3. Năm
biến thể tâm trí
Chúng có thể hoặc là cội nguồn của khổ hoặc
không khổ.
Chúng là tri thức đúng, tri thức sai,
tưởng tượng, ngủ và kí ức.
Tâm trí có thể hoặc là cội nguồn
của tù túng hoặc là cội nguồn của tự do. Tâm trí trở thành cổng cho thế giới
này, lối vào; nó cũng có thể trở thành lối ra. Tâm trí đưa bạn tới địa ngục,
tâm trí cũng có thể đưa bạn tới cõi trời. Cho nên tất cả đều phụ thuộc vào cách
tâm trí được dùng. Việc dùng đúng về tâm trí trở thành thiền, việc dùng sai về
tâm trí trở thành điên.
Tâm trí có đó, với mọi người.
Khả năng của tối và sáng, cả hai đều được ngụ ý trong nó. Bản thân tâm trí
không là kẻ thù không là bạn bè. Bạn có thể làm nó thành bạn, bạn có thể làm nó
thành thù; điều đó tuỳ thuộc vào bạn - vào bạn, người ẩn đằng sau tâm trí. Nếu
bạn có thể làm cho tâm trí thành công cụ của bạn, nô lệ của bạn, tâm trí trở
thành lối chuyển qua đó bạn có thể đạt tới điều tối thượng. Nếu bạn trở thành
nô lệ và tâm trí được phép là người chủ, thế thì tâm trí này, kẻ đã trở thành
người chủ sẽ dẫn bạn tới khổ não cùng cực và bóng tối.
Mọi kĩ thuật, mọi phương pháp,
mọi con đường của Yoga, thực sự có liên quan sâu sắc chỉ với một vấn đề: cách
dùng tâm trí. Được dùng đúng, tâm trí đi tới điểm nó trở thành vô trí. Bị dùng
sai, tâm trí đi tới điểm nó chỉ là hỗn độn, nhiều tiếng nói đối kháng lẫn nhau,
mâu thuẫn, lẫn lộn, mất trí.
Người điên trong nhà thương
điên và Phật dưới gốc cây bồ đề - cả hai đều dùng tâm trí, cả hai đều đã đi qua
tâm trí. Phật đã đi tới điểm mà tâm trí biến mất. Được dùng đúng, nó cứ biến dần
đi; một khoảnh khắc tới khi nó không hiện hữu. Người điên cũng đã dùng tâm trí.
Bị dùng sai, tâm trí trở nên bị phân chia; bị dùng sai, tâm trí trở thành nhiều;
bị dùng sai, nó trở thành đa số. Và chung cuộc tâm trí điên có đó, bạn tuyệt đối
vắng bóng.
Tâm trí của Phật đã biến mất và
Phật ở trong hiện tại trong tính toàn bộ của ông ấy. Tâm trí người điên đã trở
thành toàn bộ và bản thân người đó đã biến mất hoàn toàn. Đây là khác biệt...
hai cực. Bạn và tâm trí bạn: nếu chúng tồn tại cùng nhau thế thì bạn sẽ trong
khổ. Hoặc bạn phải biến mất hoặc tâm trí sẽ phải biến mất. Nếu tâm trí biến mất
thế thì bạn đạt tới chân lí; nếu bạn biến mất bạn đạt tới điên khùng. Và đây là
cuộc vật lộn: ai sẽ biến mất?
Bạn sẽ biến mất, hay tâm trí?
Đây là xung đột, gốc rễ của mọi vật lộn.
Những lời kinh này của
Patanjali sẽ đưa bạn từng bước tới hiểu biết này về tâm trí: nó là gì, nó lấy
kiểu phương thức nào, kiểu thay đổi nào đi vào trong nó, làm sao bạn có thể
dùng nó và đi ra ngoài nó. Và nhớ lấy, bạn chẳng có gì khác ngay bây giờ, chỉ
tâm trí - bạn phải dùng nó. Bị dùng sai bạn sẽ cứ rơi vào trong ngày càng nhiều
khổ.
Bạn đang trong khổ. Đó là vì
trong nhiều kiếp bạn đã dùng tâm trí theo cách sai và tâm trí đã trở thành chủ;
bạn chỉ là nô lệ, cái bóng đi theo tâm trí. Bạn không thể nói với tâm trí, “Dừng
lại!” Bạn không thể ra lệnh cho tâm trí riêng của mình; tâm trí của bạn cứ ra lệnh
cho bạn và bạn phải tuân theo nó. Bản thể bạn đã trở thành cái bóng và nô lệ,
công cụ.
Tâm trí không là gì ngoài công
cụ cũng giống như tay hay chân bạn. Bạn ra lệnh cho chân - chân bạn, chúng cử động.
Khi bạn nói dừng lại, chúng dừng lại. Bạn là người chủ. Nếu tôi muốn cử động
tay tôi, tôi cử động nó. Nếu tôi không muốn cử động, tôi không cử động nó. Tay
không thể nói với tôi, “Bây giờ tôi muốn được cử động.” Tay không thể nói với
tôi, “Bây giờ tôi sẽ cử động. Bất kì điều gì ông làm, tôi sẽ không nghe ông
đâu.” Và nếu tay tôi bắt đầu cử động mặc cho tôi, thế thì đó sẽ là hỗn độn
trong thân thể. Cùng điều đó đã xảy ra trong tâm trí.
Bạn không muốn nghĩ và tâm trí
cứ nghĩ. Bạn muốn ngủ - bạn nằm trong giường, quay mình đổi bên; bạn muốn ngủ
và tâm trí tiếp tục. Tâm trí nói, “Không, tôi sẽ nghĩ về cái gì đó”; bạn cứ
nói, “Dừng lại!” và nó không bao giờ nghe bạn. Và bạn không thể làm được gì.
Tâm trí cũng là công cụ nhưng bạn đã cho nó quá nhiều quyền lực. Nó đã trở
thành độc tài, và nó sẽ vật lộn kịch liệt nếu bạn cố đưa nó vào chỗ đúng của
nó.
Phật cũng dùng tâm trí, nhưng
tâm trí của ông ấy giống như chân của bạn. Mọi người cứ tới tôi và họ hỏi, “Điều
gì xảy ra cho tâm trí của người chứng ngộ? Nó đơn giản biến mất sao? Ông ấy
không thể dùng được nó sao?”
Nó biến mất như người chủ, nó
còn lại như nô lệ. Nó còn lại như công cụ thụ động. Nếu vị Phật muốn dùng nó,
ông ấy có thể dùng nó. Khi Phật nói với bạn ông ấy sẽ phải dùng nó, bởi vì
không có khả năng nói mà không có tâm trí. Tâm trí phải được dùng. Nếu bạn đi tới
Phật và ông ấy nhận ra bạn - rằng bạn là người như trước - ông ấy phải dùng tâm
trí: không có tâm trí không thể có việc nhận ra, không có tâm trí không có kí ức.
Nhưng ông ấy dùng tâm trí, nhớ lấy - đây là phân biệt - và bạn đang bị tâm trí
dùng. Bất kì khi nào ông ấy muốn dùng nó, ông ấy dùng nó. Bất kì khi nào ông ấy
không muốn dùng nó, ông ấy không dùng nó. Nó là công cụ thụ động, nó không có nắm
giữ nào lên ông ấy.
Cho nên Phật vẫn còn như tấm
gương. Nếu bạn đến trước tấm gương, gương phản xạ bạn. Khi bạn rời đi việc phản
xạ mất đi, gương trống rỗng. Bạn không giống tấm gương. Bạn thấy ai đó: người
này đã đi rồi nhưng suy nghĩ vẫn tiếp tục, phản xạ vẫn tiếp tục. Bạn cứ nghĩ về
người đó. Và cho dù bạn muốn dừng lại, tâm trí sẽ không nghe theo.
Làm chủ tâm trí là Yoga. Và khi
Patanjali nói, “Việc dừng của tâm trí,” điều này được ngụ ý: việc dừng lại như
người chủ. Tâm trí dừng là người chủ. Thế thì nó không chủ động, thế thì nó là
công cụ thụ động. Bạn ra lệnh, nó làm việc; bạn không ra lệnh, nó vẫn còn tĩnh
lặng. Nó chỉ chờ đợi. Nó không thể khẳng định bản thân nó. Việc khẳng định bị mất,
bạo hành bị mất. Nó sẽ không cố gắng kiểm soát bạn: bây giờ chỉ việc ngược lại
mới là hoàn cảnh.
Làm sao trở thành người chủ? Và
làm sao đưa tâm trí vào chỗ đúng nơi bạn có thể dùng nó, nơi nếu bạn không muốn
dùng nó bạn có thể gạt nó sang bên và vẫn còn im lặng? Cho nên toàn thể cơ chế
của tâm trí sẽ phải được hiểu. Bây giờ chúng ta nên đi vào kinh.
Lời kinh thứ nhất:
Biến thể tâm trí có năm điều.
Chúng có thể hoặc là cội nguồn
của khổ hoặc không khổ.
Điều thứ nhất cần được hiểu: rằng
tâm trí không phải là cái gì đó khác với thân thể, nhớ lấy. Tâm trí là một phần
của thân thể. Nó là thân thể, nhưng tinh tế sâu; trạng thái của thân thể, nhưng
rất mỏng manh, rất mịn. Bạn không thể nắm được nó, nhưng qua thân thể bạn có thể
ảnh hưởng tới nó. Nếu bạn uống ma tuý, nếu bạn uống LSD hay cần sa hay cái gì
đó khác... hay rượu, đột nhiên tâm trí bị ảnh hưởng. Rượu đi vào thân thể,
không đi vào tâm trí, nhưng tâm trí bị ảnh hưởng. Tâm trí là phần tinh vi nhất
của thân thể.
Điều ngược lại cũng đúng: ảnh
hưởng lên tâm trí và thân thể bị ảnh hưởng. Điều đó xảy ra trong thôi miên. Người
không thể bước đi được, người nói rằng mình bị liệt, vẫn có thể bước đi dưới
thôi miên. Bạn không bị liệt, nhưng nếu dưới thôi miên, người ta nói, “Bây giờ
thân thể bạn bị liệt, bạn không thể bước được,” bạn không thể bước đi. Người liệt
có thể bước đi dưới thôi miên. Điều gì xảy ra? Thôi miên đi vào trong tâm trí,
gợi ý đi vào trong tâm trí thế rồi thân thể theo sau.
Điều đầu tiên được hiểu: tâm
trí và thân thể không phải là hai. Đây là một trong những khám phá sâu sắc nhất
của Patanjali. Bây giờ khoa học hiện đại thừa nhận điều đó, nó rất gần đây ở
phương Tây. Bây giờ họ nói thân-và-tâm - nói theo lưỡng phân này là không đúng.
Bây giờ họ nói nó là ‘tâm thân’, nó là tâm trí-thân thể. Hai từ này chỉ là hai
chức năng của một hiện tượng. Một cực là tâm trí, cực kia là thân thể, cho nên
bạn có thể làm việc từ cả hai và thay đổi cái kia.
Thân thể có năm cơ quan hoạt động,
năm indriya, năm công cụ hoạt động. Tâm trí có năm biến thể, năm phương thức vận
hành. Tâm trí và thân thể là một. Thân thể được phân chia thành năm chức năng,
tâm trí cũng được phân chia thành năm chức năng. Chúng ta sẽ đi vào chi tiết từng
chức năng.
Điều thứ hai về kinh này là:
Chúng có thể hoặc là cội nguồn
của khổ hoặc không khổ.
Năm biến thể này của tâm trí,
tính toàn bộ này của tâm trí, có thể đưa bạn vào trong phiền não sâu, trong
dukkha, trong khổ. Hay nếu bạn dùng đúng tâm trí này, vận hành của nó, nó có thể
đưa bạn vào trong vô khổ.
Từ ‘vô khổ’ đó là rất có ý
nghĩa. Patanjali không nói rằng nó sẽ dẫn bạn vào ananda, vào phúc lạc, không;
nhiều nhất nó có thể dẫn bạn vào trong vô khổ. Tâm trí có thể dẫn bạn vào trong
khổ nếu bạn dùng sai nó, nếu bạn trở thành nô lệ cho nó. Nếu bạn trở thành người
chủ tâm trí có thể dẫn bạn vào trong vô khổ - không trong phúc lạc, bởi vì phúc
lạc là bản tính của bạn; tâm trí không thể dẫn bạn tới điều đó được. Nhưng nếu
bạn trong vô khổ thế thì phúc lạc bên trong bắt đầu tuôn chảy.
Phúc lạc bao giờ cũng có đó bên
trong, nó là bản tính cố hữu của bạn. Nó không là cái gì để được đạt tới và kiếm
được, nó không là cái gì để được đạt tới ở đâu đó. Bạn được sinh ra cùng nó, bạn
đã có nó, nó đã là hoàn cảnh. Đó là lí do tại sao Patanjali không nói rằng tâm
trí có thể dẫn bạn vào khổ và có thể dẫn bạn vào phúc lạc, không. Ông ấy rất
khoa học, rất chính xác. Ông ấy sẽ không dùng ngay cả một từ mà có thể cho bạn
bất kì thông tin không đúng nào. Ông ấy đơn giản nói hoặc khổ hoặc vô khổ.
Phật cũng nói nhiều lần, bất kì
khi nào những người tìm kiếm tới ông ấy... và người tìm kiếm đều theo phúc lạc,
cho nên họ sẽ hỏi Phật, “Làm sao chúng tôi có thể đạt tới phúc lạc, phúc lạc tối
thượng?” Ông ấy sẽ nói, “Ta không biết. Ta có thể chỉ cho ông con đường dẫn tới
vô khổ, chỉ là thiếu vắng khổ. Ta không nói gì về điều khẳng định, phúc lạc, chỉ
điều phủ định. Ta có thể chỉ cho ông cách đi vào trong thế giới của vô khổ.”
Đó là mọi điều các phương pháp
có thể làm. Một khi bạn ở trong trạng thái của vô khổ phúc lạc bên trong bắt đầu
tuôn chảy. Nhưng điều đó không tới từ tâm trí, điều đó tới từ bản thể bên trong
của bạn. Cho nên tâm trí chẳng liên quan gì tới nó, tâm trí không thể tạo ra được
nó. Nếu tâm trí ở trong khổ thế thì tâm trí trở thành cản trở; nếu tâm trí là
trong vô khổ thế thì tâm trí trở thành việc mở - nhưng nó không sáng tạo, nó
không làm gì cả.
Bạn mở cửa sổ và tia sáng mặt
trời đi vào: bằng việc mở cửa sổ bạn không tạo ra mặt trời, mặt trời đã ở đó rồi.
Nếu như nó không có đó thế thì chỉ bằng việc mở cửa sổ, các tia sáng sẽ không
vào. Cửa sổ của bạn có thể trở thành cản trở: tia sáng mặt trời có thể ở bên
ngoài và cửa sổ bị đóng. Cửa sổ có thể cản trở hay nó có thể cho đường vào. Nó
có thể trở thành lối chuyển nhưng nó không thể có tính sáng tạo. Nó không thể tạo
ra tia sáng, tia sáng có đó.
Tâm trí bạn, nếu nó đang trong
khổ, trở thành bị đóng. Nhớ lấy, một trong các đặc trưng của khổ là tính đóng.
Bất kì khi nào bạn trong khổ bạn đều trở nên đóng. Quan sát mà xem - mỗi khi bạn
cảm thấy phiền não gì đó bạn đều đóng với thế giới. Ngay cả với bạn thân nhất của
mình, bạn cũng đóng. Ngay cả với vợ bạn, con bạn, người yêu của bạn, bạn đóng
khi bạn đang khổ, bởi vì khổ cho bạn việc co vào bên trong. Bạn co lại. Từ mọi
nơi bạn đã đóng cửa của bạn.
Đó là lí do tại sao trong khổ mọi
người bắt đầu nghĩ tới tự tử. Tự tử nghĩa là đóng toàn bộ, không có khả năng của
trao đổi nào, không có khả năng của bất kì cửa nào. Ngay cả cửa đóng cũng nguy
hiểm. Ai đó có thể mở nó cho nên phá cửa đi, phá mọi khả năng đi. Tự tử nghĩa
là, “Bây giờ tôi sẽ phá huỷ tất cả mọi khả năng của bất kì lối mở nào. Bây giờ
tôi đang đóng bản thân tôi một cách toàn bộ.”
Bất kì khi nào bạn trong khổ bạn
bắt đầu nghĩ tới tự tử. Bất kì khi nào bạn hạnh phúc bạn không thể nghĩ về tự tử,
bạn không thể hình dung được, bạn thậm chí không thể nghĩ. “Sao mọi người tự tử?
Tại sao? Cuộc sống vui thế, cuộc sống là âm nhạc sâu sắc thế, sao mọi người phá
huỷ cuộc sống?” - điều đó dường như không thể được.
Tại sao, khi bạn hạnh phúc, điều
đó có vẻ không thể được? Bởi vì bạn mở, cuộc sống tuôn chảy trong bạn. Khi bạn
hạnh phúc bạn có linh hồn lớn hơn, mở rộng. Khi bạn bất hạnh ban có linh hồn nhỏ
hơn, nó co lại.
Khi ai đó bất hạnh, chạm vào
người đó, cầm tay người đó trong tay bạn - bạn sẽ cảm thấy bàn tay đó chết. Chẳng
cái gì tuôn chảy qua nó - không tình yêu, không hơi ấm. Nó lạnh lẽo, cứ dường
như nó thuộc vào cái xác. Khi ai đó hạnh phúc chạm tay người đó mà xem: có trao
đổi, năng lượng tuôn chảy. Tay người đó không phải là đầu chết, tay người đó đã
trở thành chiếc cầu. Qua tay người đó cái gì đó đi tới bạn, trao đổi, quan hệ.
Hơi ấm tuôn chảy. Người đó đạt tới bạn. Người đó làm mọi nỗ lực để tuôn chảy
trong bạn và người đó cho phép bạn cũng tuôn chảy trong người đó.
Khi hai người hạnh phúc họ trở
thành một. Đó là lí do tại sao tính một xảy ra trong tình yêu và những người
yêu bắt đầu cảm thấy rằng họ không phải là hai. Họ là hai, nhưng họ bắt đầu cảm
thấy họ không phải là hai bởi vì trong tình yêu họ hạnh phúc tới mức việc tan
chảy xảy ra. Họ tan chảy vào nhau, họ tuôn chảy vào nhau. Các biên giới tan biến,
các định nghĩa mờ đi và họ không biết ai là ai. Trong khoảnh khắc đó họ trở
thành một.
Khi bạn hạnh phúc bạn có thể
tuôn chảy vào người khác và bạn có thể cho phép người khác tuôn chảy trong bạn:
đây là điều mở hội nghĩa là gì. Khi bạn cho phép mọi người tuôn chảy vào bạn và
bạn tuôn chảy vào mọi người, bạn đang mở hội cuộc sống. Và mở hội là lời nguyện
lớn nhất, đỉnh cao nhất của thiền.
Trong khổ bạn bắt đầu nghĩ về tự
tử; trong khổ bạn bắt đầu nghĩ về phá huỷ. Trong khổ bạn chỉ là cực đối diện của
mở hội - bạn trách móc, bạn không thể mở hội. Bạn có phẫn uất chống lại mọi thứ.
Mọi thứ là sai và bạn có tính phủ định và bạn không thể tuôn chảy. Bạn không thể
quan hệ và bạn không thể cho phép bất kì ai tuôn chảy trong bạn. Bạn đã trở
thành hòn đảo, đóng hoàn toàn. Đây là cái chết sống. Cuộc sống chỉ có khi bạn mở
và tuôn chảy, khi bạn không sợ hãi, bạo dạn, mong manh, mở hội.
Patanjali nói tâm trí có thể
làm hai điều. Nó có thể tạo ra khổ. Bạn có thể dùng nó theo cách bạn có thể trở
nên khổ... bạn đã dùng nó theo cách này, bạn là thầy quá khứ về điều đó. Không
có nhu cầu nói nhiều về nó, bạn đã biết điều đó. Bạn biết nghệ thuật về cách tạo
ra khổ. Bạn có thể không nhận biết, nhưng đó là điều bạn đang liên tục làm. Bất
kì cái gì bạn chạm tới đều trở thành nguồn của khổ - tôi nói, bất kì cái gì!
Tôi thấy những người nghèo, họ
khổ sở, hiển nhiên. Họ nghèo, nhu cầu cơ sở của cuộc sống không được đáp ứng.
Nhưng thế rồi tôi thấy người giầu, họ cũng khổ. Và những người giầu này nghĩ rằng
của cải chẳng dẫn tới đâu cả. Điều đó không đúng. Của cải có thể dẫn tới mở hội
chứ - nhưng bạn không có tâm trí để mở hội. Cho nên nếu bạn nghèo bạn khổ, nếu
bạn trở nên giầu bạn khổ hơn. Khoảnh khắc bạn chạm vào của cải, bạn đã phá huỷ
chúng.
Bạn đã nghe câu chuyện Hi Lạp về
vua Midas chưa? Bất kì cái gì ông ấy chạm vào đều biến thành vàng. Bạn chạm vào
vàng, lập tức nó trở thành bùn. Nó biến thành bụi cát và thế rồi bạn nghĩ rằng
chẳng có gì trong thế giới này, ngay cả của cải cũng vô dụng. Chúng không vô dụng
đâu. Nhưng tâm trí bạn không thể mở hội, tâm trí bạn không thể tham gia được
vào bất kì cái gì không khổ. Nếu bạn được mời lên cõi trời bạn sẽ không thấy
cõi trời ở đó đâu, bạn sẽ tạo ra địa ngục. Như bạn vậy, bất kì chỗ nào bạn đi bạn
sẽ đem địa ngục của bạn đi cùng bạn.
Có một câu ngạn ngữ A rập: rằng
địa ngục và cõi trời không phải là nơi chốn địa lí, chúng là thái độ. Và không
ai vào cõi trời hay địa ngục - mọi người vào cùng cõi trời hay địa ngục. Bất kì
chỗ nào bạn đi bạn đều có phóng chiếu địa ngục của bạn hay phóng chiếu cõi trời
cùng với bạn. Bạn có máy chiếu bên trong: ngay lập tức bạn phóng chiếu.
Nhưng Patanjali cẩn thận: ông ấy
nói khổ hay vô khổ - khổ tích cực hay khổ tiêu cực - nhưng không phải phúc lạc.
Tâm trí không thể cho bạn phúc lạc; không ai có thể cho nó được. Nó bị ẩn kín
trong bạn. Khi tâm trí ở trạng thái vô khổ, phúc lạc đó bắt đầu tuôn chảy. Nó
không tới từ tâm trí, nó tới từ cõi bên kia. Đó là lí do tại sao ông ấy nói
chúng có thể là nguồn của phiền não hay vô phiền não.
Lời kinh thứ hai:
Chúng là tri thức đúng, tri thức
sai,
tưởng tượng, ngủ và kí ức.
Thứ nhất là praman, tri thức
đúng. Từ tiếng Phạn ‘praman’ là rất sâu sắc và thực sự không thể dịch được. Tri
thức đúng chỉ là cái bóng, không phải là nghĩa đích xác, bởi vì không có từ nào
có thể dịch được cho praman. Praman bắt nguồn từ gốc prama. Nhiều điều phải được
hiểu về nó.
Patanjali nói rằng tâm trí có
năng lực: nếu năng lực đó được chỉ đạo đúng thì bất kì cái gì được biết tới đều
đúng, nó là đúng hiển nhiên. Chúng ta không nhận biết về nó bởi vì chúng ta
chưa bao giờ dùng nó. Khả năng đó vẫn còn không được dùng tới. Nó chỉ là... căn
phòng đang tối, bạn đi vào trong nó, bạn có ngọn đuốc, nhưng bạn không dùng nó
cho nên căn phòng vẫn còn tối. Bạn cứ loạng choạng va vào bàn này, vào ghế kia,
và bạn có ngọn đuốc nhưng đuốc phải được thắp lên. Một khi bạn thắp đuốc lên,
ngay lập tức bóng tối biến mất. Và nơi đuốc được tập trung vào bạn biết: ít nhất
chỗ đó trở nên hiển nhiên, rõ ràng hiển nhiên.
Tâm trí có năng lực về praman,
về tri thức đúng, về trí huệ. Một khi bạn biết nó, cách bật nó lên, thế thì bất
kì chỗ nào bạn đi ánh sáng đó, tri thức đúng duy nhất đó đều được hiển lộ.
Không biết nó, bất kì cái gì bạn biết cũng sẽ là sai.
Tâm trí có năng lực về tri thức
sai nữa. Trong tiếng Phạn tri thức sai đó được gọi là viparyaya, giả, mithya.
Và bạn cũng có năng lực đó. Bạn uống rượu, điều gì xảy ra? - toàn thế giới trở
thành viparyaya, toàn thế giới trở thành giả. Bạn bắt đầu thấy những thứ không
có đó. Điều gì đã xảy ra? Rượu không thể tạo ra được các thứ. Rượu đang làm cái
gì đó bên trong thân thể và bộ não của bạn. Rượu bắt đầu làm việc ở trung tâm
mà Patanjali gọi là viparyaya. Tâm trí có một trung tâm mà có thể làm suy đồi mọi
thứ. Một khi trung tâm đó bắt đầu vận hành thì mọi thứ đều bị làm suy đồi.
Tôi nhớ lại.... Có lần chuyện xảy
ra là Mulla Nasruddin và bạn anh ta uống rượu trong quán rượu. Họ bước ra, say
tuý luý. Và Nasruddin là một người uống rượu có kinh nghiệm, lâu năm; người kia
là người mới, cho nên người kia bị ảnh hưởng nhiều hơn. Thế rồi người kia hỏi,
“Bây giờ tôi không thể thấy được, tôi không thể nghe được, tôi thậm chí không
thể bước đi cho đúng. Làm sao tôi sẽ về nhà đây? Anh bảo tôi với, Nasruddin.
Xin anh chỉ hướng cho tôi. Làm sao tôi về tới nhà được?”
Nasruddin nói, “Trước hết anh
đi đi. Sau nhiều bước anh sẽ tới một điểm tại đó có hai đường: một đường đi
sang phải, đường kia đi sang trái. Anh đi sang trái, bởi vì đường đi sang phải
không tồn tại. Tôi đã nhiều lần ở đường bên phải đó, nhưng bây giờ tôi là người
có kinh nghiệm. Anh sẽ thấy hai con đường - chọn đường bên trái ấy, đừng chọn đường
bên phải. Đường bên phải đó không tồn tại. Nhiều lần tôi đã đi trên nó và thế rồi
anh chẳng bao giờ tới, anh không bao giờ tới nhà anh.”
Một lần Nasruddin dạy cho con
anh ta bài học đầu tiên về uống rượu. Cho nên anh ta bảo nó.... Đứa con hỏi, nó
tò mò; nó hỏi, “Khi nào người ta dừng uống?”
Nasruddin nói, “Nhìn lên bàn
kia. Bốn người đang ngồi đó. Khi con bắt đầu thấy tám người, dừng lại!”
Đứa con nói, “Nhưng bố ơi, chỉ
có hai người ngồi đó!”
Tâm trí có một khả năng. Khả
năng đó vận hành khi bạn ở dưới ảnh hưởng của bất kì ma tuý nào, bất kì chất
gây say nào. Patanjali gọi khả năng đó là viparyaya, tri thức sai, trung tâm của
suy đồi.
Đích xác đối lập lại nó có một
trung tâm mà bạn không biết. Đích xác đối lập với nó có một trung tâm: nếu bạn
thiền sâu, im lặng, trung tâm khác đó sẽ bắt đầu vận hành. Trung tâm đó được gọi
là praman, tri thức đúng. Qua vận hành của trung tâm đó, bất kì cái gì được biết
tới đều là đúng. Cho nên vấn đề không phải là điều bạn biết; từ đâu bạn biết mới
là vấn đề.
Đó là lí do tại sao mọi tôn
giáo đã từng chống lại rượu. Điều đó không dựa trên nền tảng đạo đức nào,
không! Chính bởi vì rượu ảnh hưởng lên trung tâm của suy đồi. Và mọi tôn giáo đều
ủng hộ thiền vì thiền nghĩa là tạo ra tĩnh lặng ngày càng nhiều, trở nên im lặng
ngày càng nhiều.
Rượu cứ làm hoàn toàn điều đối
lập - làm cho bạn ngày càng bị khuấy động, kích động, rối loạn. Việc run rẩy đi
vào bên trong bạn. Người say thậm chí không thể bước đúng được; thăng bằng của
người đó bị mất. Thăng bằng bị mất không chỉ trong thân thể, mà cả trong tâm
trí.
Thiền nghĩa là thu lấy thăng bằng
bên trong. Khi bạn thu được thăng bằng bên trong và không có run rẩy, toàn thể
thân-tâm đã trở nên tĩnh lặng - thế thì trung tâm tri thức đúng bắt đầu vận
hành. Qua trung tâm đó, bất kì cái gì được biết tới đều là đúng.
Bạn ở đâu? Bạn không phải là
người nghiện rượu, bạn không là thiền nhân; bạn phải ở đâu đó giữa hai điều
này. Bạn không trong bất kì trung tâm nào. Bạn ở giữa hai trung tâm này của tri
thức sai và tri thức đúng. Đó là lí do tại sao bạn bị lẫn lộn.
Thỉnh thoảng bạn có những
thoáng nhìn. Bạn nghiêng một chút về trung tâm tri thức đúng, thế rồi những
thoáng nhìn nào đó tới với bạn. Bạn nghiêng về trung tâm về suy đồi, thế thì
suy đồi đi vào trong bạn. Và mọi thứ bị trộn lẫn, bạn trong hỗn độn. Đó là lí
do tại sao hoặc bạn sẽ phải trở thành thiền nhân hoặc bạn sẽ phải trở thành
nghiện rượu, bởi vì lẫn lộn là quá nhiều và đây là hai cách.
Hoặc bạn đánh mất bản thân mình
trong chất gây say: thế thì bạn thoải mái... ít nhất bạn đã thu được một trung
tâm - có thể là trung tâm tri thức sai, nhưng bạn được định tâm. Toàn thế giới
có thể nói bạn sai. Bạn không nghĩ vậy, bạn nghĩ toàn thế giới là sai. Ít nhất
trong những khoảnh khắc đó của vô ý thức bạn được định tâm, định tâm trong
trung tâm sai. Nhưng bạn hạnh phúc bởi vì ngay cả định tâm trong trung tâm sai
vẫn cho hạnh phúc nào đó. Bạn tận hưởng nó, do đó mới có nhiều hấp dẫn thế tới
rượu.
Các chính phủ đã từng tranh đấu
hàng thế kỉ. Luật pháp đã được làm ra, cấm đoán và mọi thứ, nhưng chẳng cái gì
giúp ích. Chừng nào nhân loại còn chưa trở nên có tính thiền, không cái gì có
thể giúp ích. Mọi người sẽ cứ tiếp tục - họ sẽ tìm những cách thức mới và
phương tiện mới để được say sưa. Họ không thể bị ngăn cản, và bạn càng cố ngăn
cản họ, càng có nhiều luật pháp cấm đoán và nhiều hấp dẫn hơn.
Mĩ đã làm điều đó và phải rút
lui. Họ đã cố gắng hết sức, nhưng khi rượu bị cấm đoán thì nhiều rượu hơn lại
được dùng. Họ đã cố gắng, họ đã thất bại. Ấn Độ đã từng cố gắng từ thời Độc lập.
Nó đã thất bại, và nhiều bang đã lại bắt đầu. Điều đó dường như vô dụng.
Chừng nào con người chưa thay đổi
bên trong, bạn không thể ép buộc con người bằng bất kì việc cấm đoán nào; điều
đó là không thể được, bởi vì thế thì con người sẽ phát điên. Đây là cách của
con người vẫn còn lành mạnh. Trong vài giờ con người trở nên bị đờ đẫn, 'bị
say', thế rồi người đó ổn thoả. Thế thì không có khổ, thế thì không có phiền
não. Khổ sẽ tới, phiền não sẽ tới, nhưng ít nhất nó bị trì hoãn. Sáng mai khổ sẽ
có đó, phiền não sẽ có đó - người đó sẽ phải đối diện với nó. Nhưng đến tối người
đó có thể lại hi vọng; người đó sẽ uống rượu và thấy thoải mái.
Đây là hai phương án. Nếu bạn
không có tính thiền thế thì sớm hay muộn bạn sẽ phải tìm ma tuý nào đó. Và có
ma tuý tinh tế. Rượu không rất tinh tế, nó rất thô. Có những ma tuý tinh tế. Dục
có thể trở thành ma tuý cho bạn. Và qua dục bạn có thể mất ý thức. Bạn có thể
dùng bất kì cái gì làm ma tuý. Chỉ thiền mới có thể có ích. Tại sao? - bởi vì
thiền cho bạn việc định tâm vào trung tâm mà Patanjali gọi là praman.
Tại sao nhiều nhấn mạnh thế của
mọi tôn giáo vào thiền? Thiền phải làm phép màu bên trong nào đó. Đây là phép
màu: rằng thiền giúp bạn bật lên ánh sáng của tri thức đúng. Thế thì dù bạn đi
bất kì đâu, thế thì dù hội tụ của bạn chuyển tới bất kì đâu, bất kì cái gì được
biết đều là đúng.
Phật đã được hỏi hàng nghìn và
hàng nghìn câu hỏi. Một hôm ai đó hỏi ông ấy, “Chúng tôi tới với câu hỏi mới.
Chúng tôi thậm chí đã không nêu câu hỏi trước thầy và thầy bắt đầu trả lời. Thầy
chưa bao giờ nghĩ về nó. Làm sao điều đó xảy ra?”
Thế là Phật nói, “Vấn đề không
phải là nghĩ. Các ông nêu câu hỏi và ta đơn giản nhìn vào nó, và bất kì cái gì
là đúng đều được hiển lộ. Vấn đề không phải là nghĩ và ngẫm về nó. Câu trả lời
không tới như suy luận logic. Nó chỉ là việc hội tụ của trung tâm đúng.”
Phật giống như ngọn đuốc. Bất
kì chỗ nào đuốc chuyển tới, nó đều làm hiển lộ. Dù câu hỏi là bất kì cái gì, điều
đó không phải là vấn đề. Phật có ánh sáng, và bất kì khi nào ánh sáng đó tới bất
kì câu hỏi nào, câu trả lời sẽ được hiển lộ. Câu trả lời sẽ đi ra từ ánh sáng
đó. Nó là hiện tượng đơn giản, việc khải lộ.
Khi ai đó hỏi bạn, bạn phải
nghĩ về điều đó. Nhưng làm sao bạn có thể nghĩ được nếu bạn không biết? Nếu bạn
biết, không cần nghĩ. Nếu bạn không biết, bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ tìm trong kí ức,
bạn sẽ tìm ra nhiều manh mối. Bạn sẽ làm việc chắp vá. Bạn không thực sự biết,
bằng không đáp ứng chắc đã có tức khắc rồi.
Tôi đã nghe nói về một cô giáo,
một cô giáo trường tiểu học. Và cô hỏi lũ trẻ, “Các con có câu hỏi nào không?”
Một cậu bé đứng dậy và nó nói,
“Con có một câu hỏi và con đã chờ đợi... bất kì khi nào cô hỏi con sẽ hỏi nó:
Trọng lượng của toàn trái đất là gì?”
Cô ấy trở nên bối rối vì cô ấy
chưa bao giờ nghĩ về điều đó, chưa bao giờ đọc về nó. Trọng lượng toàn trái đất
là gì? Cho nên cô ấy giở thủ đoạn mà mọi giáo viên đều biết. Họ phải giở thủ đoạn
thôi. Cô ấy nói, “Được, câu hỏi này là có ý nghĩa. Bây giờ ngày mai, mọi người
phải tìm ra câu trả lời.” Cô ấy cần thời gian. “Ngày mai cô sẽ hỏi câu hỏi này,
và bất kì trò nào đem tới câu trả lời đúng sẽ có phần thưởng cho trò đó.”
Mọi đứa trẻ đều tìm và tìm,
nhưng chúng không thể tìm ra được. Và cô giáo chạy thẳng tới thư viện. Cả đêm
cô tìm, và chỉ trước sáng cô mới có thể tìm ra trọng lượng của trái đất. Cô rất
hạnh phúc. Cô quay về trường và lũ trẻ đã ở đó. Chúng đều kiệt sức. Chúng nói rằng
chúng không thể tìm được câu trả lời. “Chúng con đã hỏi mẹ và chúng con hỏi bố
và chúng con hỏi mọi người. Chẳng ai biết cả. Câu hỏi này dường như khó lắm.”
Cô giáo cười và cô nói, “Điều
này không khó. Cô có câu trả lời, nhưng cô thử xem các con có tìm ra được nó
không thôi. Đây là trọng lượng của trái đất...”
Cậu nhỏ kia người đã nêu ra câu
hỏi này, cậu lại đứng lên và cậu nói, “Có người hay không có người?” Bây giờ lại
cùng tình huống....
Bạn không thể đẩy Phật vào tình
huống như vậy. Vấn đề không phải là tìm ra ở đâu đó; nó không thực là câu hỏi về
việc trả lời cho bạn. Câu hỏi của bạn chỉ là cái cớ. Khi bạn nêu câu hỏi cho Phật,
ông ấy đơn giản đưa ánh sáng của ông ấy hướng về câu hỏi đó và bất kì cái gì được
hiển lộ đều được hiển lộ. Ông ấy trả lời bạn, đó là đáp ứng sâu sắc của trung
tâm đúng, praman.
Patanjali nói có năm biến thể của
tâm trí. Tri thức đúng: nếu trung tâm này của tri thức đúng bắt đầu vận hành
trong bạn, bạn sẽ trở thành hiền nhân, thánh nhân. Bạn sẽ trở thành có tính tôn
giáo. Trước điều đó bạn không thể trở nên có tính tôn giáo được.
Đó là lí do tại sao Jesus hay
Mohammed, họ có vẻ điên - bởi vì họ không cãi; họ không nêu trường hợp của họ một
cách logic, họ đơn giản khẳng định. Bạn hỏi Jesus, “Ông có thực là con trai duy
nhất của Thượng đế không?” Ông ấy nói, “Có.” Và nếu bạn hỏi ông ấy, “Chứng minh
điều đó đi,” ông ấy sẽ cười. Ông ấy sẽ nói, “Không cần chứng minh. Tôi biết. Điều
này là cảnh ngộ, điều này là hiển nhiên.” Với chúng ta điều đó có vẻ phi logic.
Người này dường như thần kinh, nói cái gì đó mà chẳng có bằng chứng nào.
Nếu praman này, trung tâm này của
prama, trung tâm này của tri thức đúng vận hành, bạn sẽ giống hệt: bạn có thể
khẳng định nhưng bạn không thể chứng minh. Làm sao bạn có thể chứng minh? Nếu bạn
trong tình yêu làm sao bạn có thể chứng minh rằng bạn đang trong tình yêu? Bạn
đơn giản có thể khẳng định. Bạn bị đau trong chân: làm sao bạn có thể chứng
minh rằng bạn bị đau? Bạn đơn giản khẳng định, “Tôi bị đau.” Bạn biết ở đâu đó
bên trong; việc biết đó là đủ.
Ramakrishna được hỏi, “Có Thượng
đế không?”
Ông ấy nói, “Có.”
Ông ấy được hỏi, “Thế thì chứng
minh điều đó đi.”
Ông ấy nói, “Không cần - ta biết.
Với ta không có nhu cầu. Với ông có nhu cầu, cho nên ông tìm. Không ai có thể
chứng minh điều đó cho ta, ta không thể chứng minh điều đó cho ông. Ta phải
tìm, ta phải tìm ra. Và ta đã tìm ra có Thượng đế!”
Đây là vận hành của trung tâm
đúng. Cho nên Ramakrishna hay Jesus có vẻ ngớ ngẩn: họ đang tuyên bố những điều
nào đó mà không đưa ra bằng chứng nào. Họ không tuyên bố, họ không nói điều gì.
Những điều nào đó được hiển lộ cho họ bởi vì họ có trung tâm mới vận hành điều
bạn không có - và bởi vì bạn không có nó bạn phải chứng minh.
Nhớ lấy, việc chứng minh chứng
tỏ rằng bạn không có cảm giác bên trong về cái gì, mọi thứ đều phải được chứng
minh - ngay cả tình yêu cũng phải được chứng minh. Và mọi người cứ tiếp diễn....
Tôi biết nhiều đôi: chồng cứ chứng
minh rằng anh ta yêu và anh ta đã không thuyết phục được vợ, và vợ cứ chứng
minh rằng cô ấy yêu và cô ấy đã không thuyết phục được chồng. Họ vẫn còn không
được thuyết phục và điều đó vẫn còn là xung đột. Và họ cứ cảm thấy rằng người
khác chưa chứng minh được điều đó. Những người yêu cứ đi tìm. Họ tạo ra tình huống
trong đó bạn phải chứng minh rằng bạn yêu. Và dần dần cả hai phát chán - nỗ lực
vô tích sự này để chứng minh và chẳng cái gì có thể được chứng minh.
Làm sao bạn có thể chứng minh
được tình yêu? Bạn có thể cho bài trình bày, nhưng chẳng cái gì được chứng
minh. Bạn có thể hôn và ôm và bạn có thể hát, bạn có thể nhảy múa, nhưng không
cái gì được chứng minh. Bạn có thể chỉ giả vờ.
Biến thể thứ nhất này của tâm
trí là tri thức đúng. Thiền dẫn tới biến thể này. Và khi bạn có thể biết đúng
và không có nhu cầu chứng minh, chỉ thế thì tâm trí mới có thể bị vứt bỏ, không
trước điều đó. Khi không có nhu cầu chứng minh tâm trí không được cần tới, bởi
vì tâm trí là công cụ logic. Bạn cần nó trong mọi khoảnh khắc. Bạn phải nghĩ,
tìm ra cái gì sai và cái gì đúng. Mọi khoảnh khắc đều có chọn lựa và phương án.
Bạn phải chọn.
Chỉ khi praman vận hành, khi
tri thức đúng vận hành, bạn mới có thể bỏ được tâm trí, bởi vì bây giờ chọn lựa
không có nghĩa. Bạn di chuyển vô chọn lựa; bất kì cái gì là đúng đều được hiển
lộ cho bạn.
Định nghĩa về hiền nhân là: người
không bao giờ chọn lựa. Người không bao giờ chọn tốt chống lại xấu. Người đó
đơn giản di chuyển theo chiều hướng mà chính là chiều hướng tốt. Nó cũng giống
như hoa hướng dương: khi mặt trời ở phương đông hoa quay về phương đông, nó
không bao giờ chọn lựa; khi mặt trời đi về phương tây hoa quay về phương tây.
Nó đơn giản di chuyển cùng mặt trời. Nó đã không chọn di chuyển, nó đã không
quyết định; nó đã không ra quyết định, “Bây giờ mình phải di chuyển vì mặt trời
đã di chuyển về tây.”
Hiền nhân cũng giống như hoa hướng
dương - ông ấy đơn giản di chuyển theo bất kì chỗ nào là tốt. Cho nên bất kì
cái gì ông ấy làm cũng đều tốt. Upanishad nói, “Đừng phán xét hiền nhân. Cách
đo bình thường của ông không có tác dụng.” Bạn phải làm điều tốt chống lại điều
xấu. Ông ấy không có gì để chọn, ông ấy đơn giản di chuyển; bất kì cái gì ông ấy
làm đều tốt. Và bạn không thể thay đổi được ông ấy bởi vì vấn đề không phải là
các phương án. Nếu bạn nói, “Cái này xấu,” ông ấy sẽ nói, “Được, nó có thể xấu,
nhưng đây là cách tôi di chuyển, đây là cách bản thể tôi tuôn chảy.”
Những người biết - và mọi người
trong thời của Upanishad đều biết - đã quyết định rằng, “Chúng ta sẽ không phán
xét hiền nhân.” Một khi một người đã đi tới được định tâm trong bản thân mình,
khi một người đã đạt tới thiền, một khi một người đã trở nên im lặng và tâm trí
đã bị vứt bỏ, người đó là ở ngoài đạo đức của chúng ta, bên ngoài truyền thống.
Người đó ở bên ngoài những giới hạn của chúng ta. Nếu chúng ta có thể tuôn chảy
chúng ta có thể theo ông ấy, nếu chúng ta không thể theo được chúng ta bất lực.
Nhưng không cái gì có thể được làm và chúng ta không nên phán xét.
Nếu tri thức đúng vận hành, nếu
tâm trí bạn đã lấy biến thể này về tri thức đúng, bạn sẽ trở thành có tính tôn
giáo. Trông đấy, nó là khác toàn bộ. Patanjali không nói nếu bạn đi tới giáo đường
hồi giáo, tới giáo đường Do Thái giáo, tới đền chùa, nếu bạn làm nghi lễ nào
đó, bạn cầu nguyện.... Không, điều đó không phải là tôn giáo. Bạn phải làm cho
trung tâm tri thức đúng của bạn vận hành, để cho dù bạn đi tới đền chùa hay
không điều đó cũng không quan trọng; nó không thành vấn đề. Nếu trung tâm tri
thức đúng của bạn vận hành bất kì điều gì bạn làm cũng đều là lời nguyện và bất
kì chỗ nào bạn đi cũng là đền chùa.
Kabir đã nói, “Bất kì chỗ nào
tôi đi tôi đều thấy ngài, Thượng đế của tôi. Bất kì chỗ nào tôi di chuyển, tôi
di chuyển trong ngài, tôi loạng choạng vớ phải ngài. Và bất kì cái gì tôi làm,
ngay cả bước đi, ăn, nó đều là lời nguyện.” Kabir nói, “Tính tự phát này là
samadhi của tôi. Tự phát là thiền của tôi.”
Thứ hai là tri thức sai: nếu
trung tâm tri thức sai của bạn đang vận hành, thế thì bất kì cái gì bạn làm, bạn
sẽ làm sai, và bất kì cái gì bạn chọn bạn sẽ chọn sai. Bất kì cái gì bạn quyết
định sẽ sai vì bạn không quyết định, trung tâm sai đang vận hành.
Có những người: họ cảm thấy rất
không may mắn vì bất kì cái gì họ làm đều đi sai. Và họ cố gắng không làm sai,
nhưng điều đó chẳng ích gì vì trung tâm của họ phải được thay đổi. Tâm trí họ vận
hành theo cách sai. Họ có thể nghĩ rằng họ đang làm điều tốt nhưng họ sẽ làm điều
xấu. Với mọi ước muốn tốt của mình, họ không thể đừng được điều đó; họ bất lực.
Mulla Nasruddin thường tới thăm
một thánh nhân. Anh ta tới thăm nhiều, nhiều ngày. Và thánh nhân này là người
im lặng, ông ấy sẽ không nói gì. Thế thì Mulla Nasruddin phải hỏi; anh ta nói,
“Tôi đã đến đi đến lại mãi, chờ đợi thầy sẽ nói cái gì đó. Và thầy đã không nói
gì cả. Và chừng nào thầy còn chưa nói tôi không thể hiểu được. Cho nên xin thầy
cho tôi một thông điệp về cuộc sống của tôi, một chiều hướng để cho tôi có thể
đi theo hướng đó.”
Thế là hiền nhân Sufi đó nói,
“Neki kar kuyen may dal”: Làm điều tốt, và ném nó xuống giếng. Đó là một trong
những câu ngạn ngữ Sufi cổ nhất: “Làm điều tốt, và ném nó xuống giếng.” Nó
nghĩa là làm điều tốt và quên nó ngay lập tức; không nhớ nó rằng, “Mình đã làm
điều tốt.”
Thế là ngày hôm sau Mulla
Nasruddin giúp một bà già đi qua đường, và thế rồi đẩy bà ấy xuống giếng.
Neki kar kuyen may dal: Làm điều
tốt, và ném nó xuống giếng.
Nếu trung tâm sai của bạn vận
hành, bất kì cái gì bạn làm - bạn có thể đọc Koran, bạn có thể đọc Gita, và bạn
sẽ thấy các nghĩa. Krishna sẽ bị choáng, Mohammed sẽ bị choáng khi thấy bạn có
thể tìm ra những nghĩa như vậy.
Mahatma Gandhi đã viết trong tự
tiểu sử của ông ấy với ý định là nó sẽ giúp ích cho mọi người. Thế rồi nhiều
thư gửi tới ông ấy vì ông ấy mô tả cuộc sống dục của mình. Ông ấy trung thực, một
trong những người trung thực nhất, cho nên ông ấy đã viết mọi thứ, bất kì cái
gì đã xảy ra trong quá khứ của ông ấy: làm sao ông ấy đã quá mê đắm vào ngày bố
ông ấy chết; ông ấy không thể ngồi cạnh bên bố ông ấy ngay cả vào ngày đó, ông ấy
phải cùng vợ ông ấy lên giường.
Và các bác sĩ đã nói, “Đây là
đêm cuối cùng. Bố ông không thể sống được tới sáng đâu. Ông ấy sẽ chết trước
sáng.” Nhưng chỉ quãng mười hai giờ hay một giờ đêm ông ấy bắt đầu cảm thấy ham
muốn, ham muốn dục. Người bố đang cảm thấy buồn ngủ cho nên ông ấy lẻn đi, đi tới
vợ ông ấy và mê mải trong dục. Và vợ đang mang thai, lúc đó là tháng thứ chín.
Và bố đang sắp chết, người bố chết trong đêm, và con cũng chết vào khoảnh khắc
nó được sinh ra. Cho nên cả đời Gandhi có hối hận sâu sắc rằng ông ấy đã không
thể ở cùng với người bố sắp chết bởi vì dục ám ảnh thế.
Cho nên ông ấy đã viết mọi thứ,
ông ấy là trung thực - và chỉ để giúp cho người khác. Nhưng nhiều bức thư bắt đầu
tới ông ấy, và những bức thư đó lại tới mức làm cho ông ấy choáng. Nhiều người
viết cho ông ấy, “Cuốn tự truyện của ông tới mức chúng tôi đã trở nên nhiều dục
hơn trước khi đọc nó. Cứ đọc qua tự tiểu sử của ông chúng tôi đã trở nên nhiều dục
và mê đắm hơn. Nó gợi tình.”
Nếu trung tâm sai vận hành thế
thì không cái gì có thể được làm. Bất kì cái gì bạn làm, cư xử, nó sẽ sai. Bạn
sẽ đi theo cái sai. Bạn có trung tâm đang ép buộc bạn đi tới cái sai. Bạn có thể
đi tới Phật, nhưng bạn sẽ thấy cái gì đó sai trong ông ấy ngay lập tức. Bạn
không thể gặp được Phật - ngay lập tức bạn sẽ thấy cái gì đó sai. Bạn có sự hội
tụ vào cái sai, thôi thúc sâu sắc để tìm cái sai ở bất kì chỗ nào, ở mọi nơi.
Patanjali gọi biến thể này của
tâm trí là viparyaya. Viparyaya nghĩa là suy đồi. Bạn làm suy đồi mọi thứ. Bạn
diễn giải mọi thứ theo cách nó trở thành suy đồi.
Omar Khayyam viết, “Tôi đã nghe
nói rằng Thượng đế là từ bi.” Điều này là đẹp. Người Mô ha mét giáo cứ nhắc lại,
“Thượng đế là rahman, từ bi; rahim, từ bi.” Họ cứ nhắc lại, liên tục. Cho nên
Omar Khayyam nói, “Nếu ngài thực sự từ bi, nếu ngài từ bi, thế thì không cần phải
sợ. Tôi có thể cứ phạm tội lỗi. Nếu ngài từ bi thế thì sợ là gì? Tôi có thể phạm
bất kì tội nào tôi muốn và ngài từ bi - cho nên bất kì khi nào tôi đứng trước
ngài tôi sẽ nói, ‘Rahim, rahman’: Ôi Thượng đế của từ bi, con đã phạm tội....
Nhưng ngài là từ bi; nếu ngài thực sự từ bi thế thì ngài từ bi với tôi đi.” Thế
là ông ấy cứ uống rượu, ông ấy cứ phạm bất kì cái gì ông ấy nghĩ là tội. Ông ấy
đã diễn giải theo cách rất suy đồi.
Trên khắp thế giới mọi người đã
làm điều đó. Ở Ấn Độ chúng ta nói, “Nếu ông đi tới sông Hằng, nếu ông tắm trong
sông Hằng, tội của ông sẽ tan biến.” Nó là khái niệm hay trong bản thân nó. Nó
chỉ ra nhiều điều. Nó chỉ ra rằng tội lỗi không phải là cái gì đó rất sâu, nó
chỉ giống như bụi trên bạn. Cho nên đừng bị ám ảnh quá nhiều bởi nó, đừng cảm
thấy mặc cảm; nó chỉ là bụi và bên trong bạn vẫn còn thuần khiết. Ngay cả tắm
trong sông Hằng cũng có thể giúp đỡ. Điều này chỉ chứng tỏ bạn không trở nên bị
ám ảnh quá nhiều với tội lỗi như Ki tô giáo đã trở nên vậy. Mặc cảm đã trở
thành nặng nề thế, cho nên ngay cả chỉ nói tới tắm trong sông Hằng cũng sẽ có
ích. Đừng sợ nhiều thế. Nhưng chúng ta đã diễn giải nó thế nào? Chúng ta nói,
“Thế thì nó là được - cứ phạm tội đi.” Và sau một chốc, khi bạn cảm thấy rằng
bây giờ bạn đã phạm phải nhiều tội rồi, vậy cho một cơ hội đi ra sông Hằng để
làm thuần khiết chúng và thế rồi quay lại và phạm tội nữa. Đây là trung tâm của
suy đồi.
Trung tâm thứ ba là tưởng tượng:
tâm trí có khả năng tưởng tượng. Điều đó là tốt, điều đó là hay. Mọi điều là
hay đều đã tới qua tưởng tượng. Hội hoạ, nghệ thuật, múa, âm nhạc, mọi thứ là đẹp
đều tới qua tưởng tượng. Nhưng mọi thứ là xấu, cái đó cũng tới qua tưởng tượng.
Hitler, Mao, Mussolini, tất cả họ đều tới qua tưởng tượng.
Hitler đã tưởng tượng một thế
giới của siêu nhân. Và ông ta đã tin vào Friedrich Nietzsche người đã nói,
“Tiêu diệt mọi người yếu. Tiêu diệt mọi người không phải là siêu nhân; chỉ để lại
siêu nhân trên trái đất.” Cho nên ông ta đã tiêu diệt. Chỉ tưởng tượng, chỉ tưởng
tượng điều không tưởng - rằng chỉ bằng tiêu diệt người yếu, chỉ bằng tiêu diệt
cái xấu, chỉ bằng tiêu diệt những người què quặt vật lí bạn sẽ có thế giới đẹp.
Nhưng chính việc tiêu diệt là điều xấu nhất có thể có trên thế giới - chính việc
phá huỷ.
Nhưng ông ta đã làm việc qua tưởng
tượng. Ông ta có tưởng tượng, tưởng tượng không tưởng - người tưởng tượng nhất!
Hitler là một trong những người tưởng tượng nhất, và tưởng tượng của ông ta trở
thành cuồng tín và điên khùng tới mức vì thế giới tưởng tượng của mình ông ta
đã cố gắng phá huỷ thế giới này một cách hoàn toàn. Tưởng tượng của ông ta đã
phát điên.
Tưởng tượng có thể cho bạn thơ
ca và hội hoạ và nghệ thuật, và tưởng tượng có thể cho bạn điên khùng nữa. Điều
đó tuỳ vào cách bạn dùng nó. Mọi khám phá khoa học lớn đều trải qua tưởng tượng
- mọi người có thể tưởng tượng, những người có thể tưởng tượng điều không thể
được. Bây giờ chúng ta có thể bay trong không trung, bây giờ chúng ta có thể
lên mặt trăng. Đây là những tưởng tượng sâu sắc.
Con người đã từng tưởng tượng
trong hàng thế kỉ, hàng nghìn năm, cách bay, cách lên mặt trăng. Mọi đứa trẻ được
sinh ra với ham muốn đi lên mặt trăng, bắt lấy mặt trăng. Nhưng chúng ta đã lên
tới nó! Qua tưởng tượng sáng tạo tới, nhưng qua tưởng tượng phá huỷ cũng tới.
Patanjali nói, tưởng tượng là
phương thức thứ ba của tâm trí. Bạn có thể dùng nó theo cách sai và thế thì nó
sẽ phá huỷ bạn. Bạn cũng có thể dùng nó theo cách đúng. Và thế thì có thiền
quán tưởng: họ bắt đầu bằng tưởng tượng, nhưng dần dần tưởng tượng trở thành
tinh tế hơn và tinh tế hơn và tinh tế hơn. Và thế rồi tưởng tượng chung cuộc bị
vứt bỏ và bạn đối diện với chân lí.
Mọi thiền của Ki tô giáo và Mô
ha mét giáo về căn bản là thông qua tưởng tượng. Đầu tiên bạn phải tưởng tượng
cái gì đó, thế rồi bạn cứ tưởng tượng nó và thế rồi qua tưởng tượng bạn tạo ra
bầu không khí quanh bạn. Bạn thử nó; thử cái gì là có thể qua tưởng tượng. Ngay
cả điều không thể cũng thành có thể.
Nếu bạn nghĩ bạn đẹp, nếu bạn
tưởng tượng bạn đẹp, một vẻ đẹp nào đó sẽ bắt đầu xảy ra cho thân thể bạn. Cho
nên bất kì khi nào đàn ông nói với đàn bà, “Em đẹp đấy,” đàn bà lập tức thay đổi.
Cô ấy có thể đã không đẹp trước khoảnh khắc này. Cô ấy có thể đã không đẹp, chỉ
ở nhà, bình thường, nhưng người đàn ông này đã cho cô ấy tưởng tượng.
Cho nên mọi đàn bà được yêu đều
trở nên đẹp hơn, mọi đàn ông được yêu đều trở nên đẹp hơn. Người không được yêu
có thể đẹp, nhưng trở thành xấu vì anh ta không thể tưởng tượng được, cô ta
không thể tưởng tượng được. Và nếu tưởng tượng không có đó, bạn co lại.
Coué, một trong những nhà tâm
lí lớn của phương Tây, đã giúp cho hàng triệu người được chữa khỏi nhiều, nhiều
bệnh chỉ qua tưởng tượng. Công thức của ông ấy là rất đơn giản. Ông ấy sẽ nói,
“Ông cứ bắt đầu cảm thấy rằng ông ổn thoả đi. Cứ nhắc lại ở bên trong tâm trí,
‘Mình đang ngày một khá hơn. Mọi ngày mình đều khá hơn.’ Ban đêm, trong khi bạn
rơi vào giấc ngủ, cứ nghĩ bạn mạnh khoẻ, và bạn đang ngày càng mạnh khoẻ hơn mọi
khoảnh khắc, và đến sáng bạn sẽ là người mạnh khoẻ nhất trên thế giới. Cứ tưởng
tượng.”
Và ông ấy đã giúp cho hàng triệu
người. Ngay cả những bệnh không chữa nổi cũng được chữa khỏi. Nó có vẻ giống
như phép màu. Nó không là gì, nó chỉ là luật cơ sở: tâm trí bạn tuân theo tưởng
tượng.
Bây giờ các nhà tâm lí nói rằng
nếu bạn nói với trẻ em, “Các cháu ngu ngốc, mụ mị” chúng trở nên mụ mị. Bạn buộc
chúng phải mụ mị. Bạn cho tưởng tượng của chúng gợi ý rằng chúng mụ mị.
Nhiều thực nghiệm đã được thực
hiện. Nói với đứa trẻ, “Các cháu mụ mị. Các cháu không thể làm được gì; các
cháu không thể giải được bài toán toán học này,” và cho chúng bài toán và bảo
chúng, “Bây giờ thử xem” - nó sẽ không có khả năng giải bài đó. Bạn đã đóng
cánh cửa. Nói với đứa trẻ, “Cháu thông minh và bác chưa từng thấy đứa con trai
nào thông minh như cháu; với giai đoạn của cháu, với độ tuổi của cháu, cháu là
quá thông minh. Cháu biểu lộ nhiều tiềm năng, cháu có thể giải được bất kì bài
toán nào. Bây giờ thử điều này” - và nó sẽ có khả năng giải quyết bài toán đó.
Bạn đã trao tưởng tượng cho nó.
Bây giờ những điều này đã được
chứng minh một cách khoa học, đã được khám phá một cách khoa học, rằng bất kì
tưởng tượng nào bắt vào đều trở thành hạt mầm. Toàn thể thế hệ, toàn thể độ tuổi,
toàn thể đất nước đã bị thay đổi chỉ thông qua tưởng tượng.
Bạn đi tới Punjab.... Có lần
tôi đã du hành từ Delhi tới Manali. Người lái xe của tôi là người Sikh, một
sardar. Con đường, đoạn đường này là nguy hiểm, và xe rất lớn. Và nhiều lần người
lái xe đã trở nên sợ hãi. Nhiều lần anh ta nói, “Bây giờ tôi không thể đi tới
được. Chúng ta sẽ phải quay lại.”
Chúng tôi thử mọi cách để thuyết
phục anh ta. Tại một điểm anh ta trở nên sợ thế anh ta dừng xe lại, đi ra khỏi
xe và nói, “Không! Bây giờ tôi không thể đi được từ đây. Nó nguy hiểm.” Anh ta
nói. “Nó có thể không nguy hiểm cho ông, ông có thể sẵn sàng chết. Nhưng tôi
không, tôi muốn quay lại.”
Tình cờ một trong những người bạn
tôi, người cũng là một sardar và là một quan chức cảnh sát lớn cũng tới. Anh ta
đi theo tôi để dự trại ở Manali. Xe anh ta tới cho nên tôi bảo anh ta, “Làm cái
gì đó đi! Người này đã ra khỏi xe.”
Viên quan chức cảnh sát đó tới
và anh ta nói, “Anh là một sardar, một người Sikh, và là đồ hèn sao? Vào xe
đi!”
Người này lập tức vào trong xe
và khởi động nó. Cho nên tôi hỏi anh ta, “Có chuyện gì vậy?”
Anh ta nói, “Bây giờ ông ấy đã
chạm vào bản ngã của tôi. Ông ấy nói, ‘Anh là một sardar sao?’ - ‘sardar’ nghĩa
là người lãnh đạo của đàn ông - ‘một người Sikh và đồ hèn sao?!’ Ông ta đã chạm
vào tưởng tượng của tôi. Ông ta đã chạm vào lòng tự hào của tôi. Bây giờ chúng
ta có thể đi. Chết hay sống, nhưng chúng ta sẽ tới Manali!”
Và điều này đã không xảy ra với
một người. Nếu bạn đi tới Punjab... điều đó đã xảy ra cho cả triệu người. Nhìn
vào người Hindu của Punjab và vào người Sikhs của Punjab mà xem. Máu của họ là
như nhau, họ thuộc về cùng giống nòi. Chỉ năm trăm năm trước tất cả đều là người
Hindu. Và thế rồi một kiểu giống nòi khác, giống nòi quân sự, được sinh ra. Chỉ
bằng việc mọc râu, chỉ bằng việc thay đổi bộ mặt của bạn, bạn không thể trở nên
bạo dạn được. Nhưng bạn có thể... tưởng tượng. Nanak đã cho họ tưởng tượng rằng,
“Bạn là kiểu giống nòi khác. Bạn là không thể chinh phục được.” Và một khi họ
đã tin, một khi tưởng tượng đó bắt đầu có tác dụng, trong vòng năm trăm năm một
giống nòi mới, khác toàn bộ với người Hindu Punjab, đã đi vào hiện hữu ở
Punjab. Không cái gì khác, nhưng ở Ấn Độ không ai bạo dạn hơn họ. Hai cuộc chiến
tranh thế giới này đã chứng minh rằng trên toàn trái đất, người Sikh không có
so sánh. Họ có thể chiến đấu một cách bạo dạn.
Điều gì đã xảy ra? Chỉ tưởng tượng
của họ đã tạo ra một chỗ quanh họ. Họ cảm thấy rằng chỉ bởi việc là người Sikh
họ là khác. Tưởng tượng có tác dụng! Nó có thể làm ra con người bạo dạn từ bạn,
nó có thể làm bạn thành kẻ hèn.
Tôi đã nghe: Mulla Nasruddin
đang ngồi ở quán rượu, uống rượu. Anh ta không phải là người bạo dạn, một trong
những kẻ hèn nhất - nhưng rượu cho anh ta dũng cảm. Và thế rồi một người, một
người khổng lồ, bước vào quán rượu - trông dữ tợn, nguy hiểm, trông như kẻ giết
người. Vào bất kì lúc nào, trong ý thức của mình, Mulla Nasruddin chắc đã sợ chết
khiếp, nhưng bây giờ anh ta say cho nên anh ta chẳng sợ gì cả.
Người trông dữ tợn đó lại gần
Mulla, và thấy rằng anh ta không sợ gì cả, hắn ta dậm mạnh chân. Mulla bực
mình, tức giận, và anh ta nói, “Anh làm gì vậy? Anh làm nó có chủ định hay đấy
chỉ là một loại trò đùa?” Nhưng vào lúc đó, bằng việc dậm chân của anh ta,
Mulla bị đem ngược lại từ say rượu. Anh được đưa lại, anh ta trở về với ý thức
của mình. Nhưng anh ta đã nói, “Anh làm gì vậy? Đấy là có chủ định hay đấy chỉ
là một loại trò đùa?”
Người này nói, “Có chủ định.”
Mulla Nasruddin nói, “Thế thì
cám ơn anh. Có chủ định là được, bởi vì tôi không thích các kiểu trò đùa.”
Patanjali nói tưởng tượng là khả
năng thứ ba. Bạn cứ tưởng tượng.... Nếu bạn tưởng tượng sai bạn tạo ra hoang tưởng
quanh bạn, ảo tưởng, mơ - bạn có thể bị lạc trong chúng. LSD và các ma tuý
khác, chúng giúp và có tác dụng lên trung tâm này. Cho nên bạn có bên trong bất
kì tiềm năng nào, hành trình LSD của bạn sẽ giúp bạn phát triển nó. Cho nên chẳng
cái gì là chắc chắn. Nếu bạn có tưởng tượng hạnh phúc, cuộc hành trình ma tuý sẽ
là cuộc hành trình hạnh phúc, đỉnh cao. Nếu bạn có tưởng tượng khổ sở, tưởng tượng
ác mộng, cuộc hành trình sẽ là tồi tệ.
Đó là lí do tại sao nhiều người
đưa ra các báo cáo mâu thuẫn. Huxley nói nó có thể là chìa khoá tới cửa của cõi
trời, và Rheiner nói nó là địa ngục tối hậu. Điều đó tuỳ vào bạn; LSD không thể
làm gì được. Nó đơn giản nhảy vào trung tâm tưởng tượng của bạn và bắt đầu vận
hành ở đó theo cách hoá học. Nếu bạn có tưởng tượng kiểu ác mộng thế thì bạn sẽ
phát triển điều đó, và bạn sẽ trải qua địa ngục. Và nếu bạn bị nghiện với những
giấc mơ đẹp bạn có thể lên cõi trời.
Tưởng tượng này có thể vận hành
hoặc như địa ngục hoặc như cõi trời. Bạn có thể dùng nó để đi tới mất trí hoàn
toàn. Điều gì đã xảy ra cho người điên trong nhà thương điên? Họ đã dùng tưởng
tượng của họ, và họ đã dùng nó theo cách mà họ bị nhận chìm bởi nó. Người điên
có thể ngồi một mình và người đó nói to cho ai đó. Người đó không chỉ nói, người
đó trả lời nữa. Người đó hỏi, người đó trả lời, người đó nói cho người khác vắng
mặt ở đó. Bạn có thể nghĩ rằng người đó điên, nhưng người đó nói với một người
thực. Trong tưởng tượng của người đó người này là thực, và người đó không thể
phán đoán cái gì là tưởng tượng và cái gì là thực.
Trẻ con không thể phán đoán.
Nhiều lần thế trẻ con làm mất đồ chơi của chúng trong mơ, và thế rồi chúng sẽ
khóc buổi sáng, “Đồ chơi của con đâu rồi?” Chúng không thể phán đoán rằng mơ là
mơ và thực tại là thực tại. Và chúng chẳng đánh mất cái gì, chúng chỉ mơ. Các
biên giới bị mờ đi; chúng không biết mơ chấm dứt ở đâu và thực tại bắt đầu ở
đâu.
Người điên cũng bị mờ đi. Người
đó không biết cái gì là thực, cái gì là không thực. Nếu tưởng tượng được dùng
đúng thế thì bạn sẽ biết rằng đây là tưởng tượng, và bạn sẽ vẫn còn tỉnh táo rằng
đây là tưởng tượng. Bạn có thể tận hưởng nó, nhưng điều này là không thực.
Cho nên khi mọi người thiền,
nhiều điều xảy ra qua tưởng tượng của họ. Họ bắt đầu thấy ánh sáng, mầu sắc,
linh ảnh, nói chuyện với bản thân Thượng đế, hay đi cùng Jesus hay nhảy múa
cùng Krishna. Đây là những điều tưởng tượng, và thiền nhân phải nhớ rằng đây là
chức năng của tưởng tượng. Bạn có thể tận hưởng nó, chẳng cái gì sai trong
chúng, chúng là vui đùa - nhưng đừng nghĩ rằng chúng là thực.
Điều thứ tư là ngủ. Ngủ nghĩa
là vô ý thức khi có liên quan tới ý thức đi ra ngoài của bạn. Nó đã đi sâu vào
trong bản thân nó. Hoạt động đã dừng lại, hoạt động ý thức đã dừng lại. Tâm trí
không hoạt động. Ngủ là việc không hoạt động của tâm trí. Nếu bạn mơ thế thì đó
không phải là ngủ. Bạn chỉ ở giữa thức và ngủ. Bạn đã rời khỏi việc thức và bạn
còn chưa đi vào ngủ; bạn chỉ ở giữa.
Ngủ nghĩa là trạng thái vô nội
dung toàn bộ - không hoạt động, không chuyển động trong tâm trí. Tâm trí đã bị
hấp thu hoàn toàn, được thảnh thơi. Ngủ này là hay, nó cho cuộc sống. Bạn có thể
dùng nó. Và ngủ này, nếu bạn biết cách dùng nó, có thể trở thành samadhi. Bởi
vì samadhi và ngủ là không khác nhau lắm. Chỉ có một khác biệt: là trong
samadhi bạn sẽ nhận biết; mọi thứ khác sẽ là như nhau.
Trong ngủ mọi thứ là như nhau,
chỉ bạn là không nhận biết. Bạn ở trong cùng phúc lạc mà trong đó Phật đã đi
vào, trong đó Ramakrishna sống, trong đó Jesus đã làm nhà của ông ấy. Trong ngủ
say bạn ở trong cùng trạng thái phúc lạc - nhưng bạn không nhận biết. Cho nên đến
sáng bạn cảm thấy đêm đã là tốt, đến sáng bạn cảm thấy được sảng khoái, sống động,
được làm khoẻ lại. Đến sáng bạn cảm thấy rằng đêm đã là đẹp, nhưng đây chỉ là
ráng chiều. Bạn không biết cái gì đã xảy ra, cái gì thực sự xảy ra. Bạn không
nhận biết.
Ngủ có thể được dùng theo hai
cách. Cũng như nghỉ ngơi tự nhiên... bạn thậm chí đã mất hút vào điều đó. Mọi
người không thực sự đi vào giấc ngủ - họ cứ mơ liên tục. Thỉnh thoảng, trong
vài giây, họ đụng vào... họ đụng vào và họ lại bắt đầu mơ. Im lặng của ngủ, âm
nhạc phúc lạc của ngủ, đã trở thành không được biết tới. Bạn đã phá huỷ nó.
Ngay cả ngủ tự nhiên cũng bị phá huỷ. Bạn bị khuấy động và kích động tới mức
tâm trí không thể rơi hoàn toàn vào trong quên lãng.
Nhưng Patanjali nói ngủ tự
nhiên là tốt cho sức khoẻ của thân thể, và nếu bạn có thể trở nên tỉnh táo
trong giấc ngủ nó có thể trở thành samadhi, nó có thể trở thành hiện tượng tâm
linh. Cho nên có các kĩ thuật - chúng ta sẽ thảo luận về chúng sau - về cách giấc
ngủ có thể trở thành việc thức tỉnh. Gita nói rằng nhà yogi không ngủ ngay cả
khi người đó ngủ. Người đó vẫn còn tỉnh táo, cái gì đó bên trong cứ luôn nhận
biết. Toàn thân rơi vào giấc ngủ, tâm trí rơi vào trong giấc ngủ, nhưng việc chứng
kiến còn lại. Ai đó đang quan sát - người quan sát trên tháp vẫn tiếp diễn. Thế
thì ngủ trở thành samadhi; nó trở thành cực lạc tối thượng.
Và điều cuối cùng là kí ức. Kí ức
là biến thể thứ năm của tâm trí. Điều đó nữa cũng có thể được dùng hay bị dùng
sai. Nếu kí ức bị dùng sai nó tạo ra lẫn lộn. Thực sự, bạn có thể nhớ cái gì
đó, nhưng bạn không thể chắc chắn liệu nó đã xảy ra theo cách đó hay không. Kí ức
cảu bạn là không tin cậy. Bạn có thể thêm nhiều thứ cho nó; tưởng tượng có thể
đi vào trong nó. Bạn có thể cắt bỏ nhiều thứ từ nó, bạn có thể làm nhiều thứ
cho nó. Và khi bạn nói, “Đây là kí ức của tôi,” nó là thứ đã được tinh chế và bị
thay đổi. Nó không phải là thực.
Mọi người nói, “Thời thơ ấu của
tôi đã là thiên đường” - và nhìn trẻ con mà xem. Những đứa trẻ này về sau cũng
nói rằng thời thơ ấu của chúng là thiên đường... và chúng đang khổ. Và mọi đứa
trẻ đều khao khát sớm lớn lên, làm sao trở thành người lớn. Mọi đứa trẻ đều
nghĩ rằng người lớn đang tận hưởng, họ đang tận hưởng mọi thứ đáng tận hưởng. Họ
mạnh mẽ, họ có thể làm mọi thứ; nó bất lực. Trẻ con nghĩ chúng khổ. Nhưng những
đứa trẻ này sẽ lớn như bạn đã lớn lên, và thế rồi về sau chúng sẽ nói rằng thời
thơ ấu là đẹp, là thiên đường.
Kí ức của bạn là không tin cậy.
Bạn đang tưởng tượng. Bạn chỉ đang tạo ra quá khứ của bạn. Bạn không thực với
nó. Và bạn vứt bỏ nhiều thứ từ nó - bạn vứt bỏ mọi cái xấu, mọi cái buồn, mọi
cái đau đớn; và mọi cái đẹp bạn tiếp tục. Bạn nhớ mọi thứ hỗ trợ cho bản ngã của
bạn, và mọi thứ không hỗ trợ bạn vứt nó đi, bạn quên nó.
Cho nên mọi người có nhà kho lớn
các kí ức bị vứt bỏ. Và bất kì cái gì bạn nói là không đúng bạn không thể nhớ một
cách thực sự. Mọi trung tâm của bạn đều bị lẫn lộn và chúng đi vào lẫn trong
nhau và quấy rối.
Chính kí ức... Phật đã dùng từ
'chính kí ức' cho thiền. Patanjali nói, nếu kí ức là đúng, điều đó nghĩa là người
ta phải trung thực toàn bộ với bản thân mình. Thế thì, chỉ thế thì, kí ức mới
có thể đúng. Bất kì cái gì đã xảy ra, xấu hay tốt, đừng thay đổi nó. Biết nó
như nó vậy. Điều đó rất khó. Điều đó là gian nan. Bạn chọn và thay đổi. Biết
quá khứ của người ta như nó vậy sẽ làm thay đổi toàn thể cuộc đời bạn. Nếu bạn
biết đúng quá khứ của mình như nó vậy, bạn sẽ không thích lặp lại nó trong
tương lai. Ngay bây giờ mọi người đang nghĩ về cách lặp lại nó dưới dạng được sửa
đổi, nhưng nếu bạn biết quá khứ đích xác như nó vậy bạn sẽ không thích lặp lại
nó.
Chính kí ức sẽ cho bạn sức đẩy
về cách tự do với mọi kiếp sống. Và nếu kí ức là đúng thì bạn thậm chí có thể
đi vào trong các kiếp quá khứ. Nếu bạn trung thực thế thì bạn có thể đi vào
trong các kiếp sống quá khứ. Và thế thì bạn chỉ có một ham muốn: làm sao siêu
việt lên trên mọi điều vô nghĩa này. Nhưng bạn nghĩ quá khứ là đẹp, và bạn nghĩ
tương lai sẽ là đẹp, chỉ hiện tại này là sai. Nhưng quá khứ là hiện tại vài
ngày trước đây, và tương lai sẽ trở thành hiện tại sau vài ngày. Và từng lúc từng
hiện tại đều sai và mọi quá khứ là đẹp và mọi tương lai là đẹp. Đây là kí ức
sai. Nhìn thẳng vào, đừng thay đổi. Nhìn vào quá khứ như nó đã vậy. Nhưng chúng
ta không trung thực....
Mọi đàn ông đều ghét bố mình,
nhưng nếu bạn hỏi bất kì ai người đó sẽ nói, “Tôi yêu bố tôi. Tôi kính trọng bố
mà không ai khác.” Mọi đàn bà đều ghét mẹ mình, nhưng hỏi và mọi đàn bà sẽ nói,
“Mẹ tôi, mẹ là thiêng liêng.” Đây là kí ức sai.
Gibran có một câu chuyện. Anh
ta nói, một đêm mẹ và con gái đột nhiên thức dậy vì tiếng ồn. Họ cả hai đều là
người mộng du, và vào lúc tiếng ồn đột nhiên xảy ra ở nhà hàng xóm, họ cả hai
bước ra vườn, vẫn ngủ. Họ là người mộng du.
Điều đó chắc phải đã là một cú
choáng, vì trong giấc ngủ, bà già, người mẹ, đang nói với con gái, “Vì mày, đồ
chồn cái - vì mày mà tuổi xuân của tao bị mất. Mày đã phá huỷ tao. Và bây giờ bất
kì ai tới nhà này đều nhìn mày. Không ai nhìn tao cả.” Một ghen tị sâu sắc tới
với mọi bà mẹ khi con gái trở nên trẻ và đẹp: điều đó xảy ra cho mọi bà mẹ,
nhưng nó ở bên trong.
Và con gái đang nói, “Đồ bà già
mục nát.... Vì bà mà tôi không thể tận hưởng được cuộc sống. Bà là cản trở. Mọi
nơi bà đều là cản trở, chướng ngại. Tôi không thể yêu được, tôi không thể tận
hưởng được.”
Và đột nhiên, vì tiếng ồn, họ cả
hai thức dậy. Và bà già nói, “Con ơi, con làm gì ở đây thế? Con có thể bị cảm lạnh
đấy. Vào nhà đi.”
Và con gái nói, “Nhưng mẹ đang
làm gì ở đây vậy? Mẹ đã không khoẻ và trời là đêm lạnh. Lại đây, mẹ. Lên giường
đi.”
Điều đầu tiên đã xảy ra từ vô ý
thức. Bây giờ họ lại đang giả vờ. Họ đã trở nên thức. Bây giờ vô thức đã đi rồi,
tâm trí có ý thức đã bước vào. Bây giờ họ là kẻ đạo đức giả. Tâm trí có ý thức
của bạn là đạo đức giả.
Để thực sự trung thực với kí ức
riêng của mình, người ta sẽ phải thực sự trải qua nỗ lực gian nan. Và bạn phải
thực, dù nó là bất kì cái gì. Bạn phải là thực trần trụi. Bạn phải biết bạn thực
sự nghĩ gì về bố bạn, về mẹ bạn, về chị bạn - thực sự. Và đừng trộn lẫn, đừng
thay đổi, đừng đánh bóng điều bạn có trong quá khứ; cứ để nó là như vậy. Nếu điều
này xảy ra, thế thì, Patanjali nói, đây sẽ là tự do. Bạn sẽ vứt bỏ nó. Toàn thể
sự việc là vô nghĩa và bạn sẽ không thích phóng chiếu nó lần nữa trong tương
lai.
Và thế thì bạn sẽ không là kẻ đạo
đức giả. Bạn sẽ là thực, đúng, chân thành. Bạn sẽ trở thành đích thực. Và khi bạn
trở thành đích thực, bạn trở thành như tảng đá: không cái gì có thể thay đổi được
bạn, không cái gì có thể tạo ra lẫn lộn.
Bạn trở thành như chiếc kiếm: bạn
bao giờ cũng có thể cắt bất kì cái gì sai, bạn có thể phân chia bất kì cái gì
là đúng từ cái sai. Và thế thì sáng tỏ của tâm trí được đạt tới. Sáng tỏ đó có
thể đưa bạn tới thiền. Sáng tỏ đó có thể trở thành nền cơ sở cho trưởng thành -
cho trưởng thành ra ngoài.
Đủ cho hôm nay?
0 Đánh giá