Chương 6. Thuần khiết của Yoga

Chương 6. Thuần khiết của Yoga

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 1)
Chương 6. Thuần khiết của Yoga

Câu hỏi thứ nhất:
Thầy nói rằng Yoga của Patanjali là khoa học chính xác, tuyệt đối logic, trong đó kết quả là chắc chắn như hai cộng với hai thành bốn. Nếu việc đạt tới cái không biết và vô hạn có thể được thu lại thành logic đơn thuần, nó là không đúng và đồng thời ngớ ngẩn rằng hiện tượng vô hạn là ở bên trong quĩ đạo của tâm trí hữu hạn?
Điều đó có vẻ ngớ ngẩn, nó có vẻ phi logic, nhưng sự tồn tại là ngớ ngẩn và sự tồn tại là phi logic. Bầu trời là vô hạn, nhưng nó có thể được phản xạ trong cái vũng tí hon; bầu trời vô hạn có thể được phản xạ trong gương nhỏ. Tất nhiên cái toàn thể của nó sẽ không được phản xạ, nó không thể được phản xạ. Nhưng bộ phận cũng là toàn thể và bộ phận cũng thuộc vào bầu trời.
Tâm trí con người hệt như cái gương. Nếu nó thuần khiết thế thì cái vô hạn có thể có phản xạ trong nó. Phản xạ sẽ không là vô hạn. Nó sẽ chỉ là một phần, một thoáng nhìn, nhưng thoáng nhìn đó trở thành cánh cửa. Thế thì, dần dần, bạn có thể bỏ gương lại sau và đi vào trong cái vô hạn, bỏ phản xạ đằng sau và đi vào trong cái thực.
Từ cửa sổ của bạn, khung cửa sổ nhỏ, bầu trời vô hạn có đó. Bạn có thể nhìn qua cửa sổ. Bạn sẽ không thấy toàn thể bầu trời, tất nhiên, nhưng bất kì cái gì bạn thấy đều là bầu trời. Điều duy nhất phải nhớ là, không nghĩ rằng bất kì cái gì bạn đã thấy đều là vô hạn. Nó có thể là của cái vô hạn, nó không là cái vô hạn. Cho nên bất kì điều gì tâm trí con người có thể quan niệm được đều có thể là thiêng liêng, nhưng nó chỉ là một phần của điều thiêng liêng, một thoáng nhìn. Nếu bạn liên tục nhớ điều đó, thế thì không có ảo tưởng. Thế thì, dần dần, phá huỷ cái khung đi. Dần dần, phá huỷ tâm trí hoàn toàn để cho gương không còn đó và bạn được tự do với việc phản xạ và bạn đi vào thực tại.
Trên bề mặt điều đó có vẻ ngớ ngẩn. Tuy nhiên, trong tâm trí tí hon như vậy, có thể có tiếp xúc nào với cái vĩnh hằng, với cái vô hạn, với cái vô tận không? Điều thứ hai cũng phải được hiểu. Tâm trí tí hon này cũng không tí hon thực đâu, bởi vì nó cũng là một phần của cái vô hạn. Nó có vẻ tí hon bởi vì bạn thôi, nó có vẻ hữu hạn bởi vì bạn. Bạn đã tạo ra biên giới. Các biên giới là giả. Ngay cả tâm trí tí hon của bạn cũng thuộc vào cái vô hạn, nó là một phần của cái vô hạn.
Và có nhiều điều cần được hiểu. Một trong những điều ngược đời nhất về cái vô hạn là thế này: cái là bộ phận bao giờ cũng bằng cái toàn thể - bởi vì bạn không thể phân chia cái vô hạn được. Mọi phân chia đều là giả.
Phân chia nó có thể là tiện dụng đấy: tôi có thể nói rằng bầu trời trên nhà tôi, trên đất tôi, là bầu trời của tôi - như Ấn Độ nói rằng bầu trời trên lục địa Ấn Độ là bầu trời Ấn Độ. Bạn ngụ ý gì? Bạn không thể phân chia bầu trời được. Nó không thể là của Ấn Độ hay của Trung Quốc được, nó là sự mở rộng không phân chia. Nó bắt đầu không ở đâu cả, nó kết thúc không ở đâu cả.
Cũng cùng điều đó xảy ra với tâm trí. Bạn gọi nó là tâm trí của bạn; cái ‘của bạn’ đó là giả. Tâm trí là một phần của cái vô hạn. Cũng như vật chất là một phần của cái vô hạn, tâm trí là một phần của cái vô hạn. Linh hồn bạn cũng là một phần của cái vô hạn. Khi cái ‘của tôi’ mất đi bạn là vô hạn. Cho nên nếu bạn có vẻ hữu hạn, đó là ảo tưởng.
Tính hữu hạn không phải là thực tại; tính hữu hạn chỉ là quan niệm, ảo tưởng. Và bởi vì quan niệm của bạn mà bạn bị giới hạn trong nó. Và bất kì cái gì bạn nghĩ, bạn đều trở thành. Phật đã nói - và ông ấy đã lặp lại nó liên tục trong bốn mươi năm - rằng bất kì cái gì bạn nghĩ bạn đều trở thành. Suy nghĩ làm cho bạn thành bất kì cái gì đang là bạn. Nếu bạn hữu hạn, chính quan điểm đó bạn đã lấy. Vứt quan điểm đó đi và bạn trở thành vô hạn.
Và toàn thể quá trình của Yoga là cách vứt bỏ - cách vứt bỏ cái khung, cách phá huỷ tấm gương, cách đi từ suy nghĩ tới thực tại, cách đi ra bên ngoài các biên giới.
Biên giới được tự tạo ra, chúng không thực có đó. Chúng chỉ là ý nghĩ. Đó là lí do tại sao, bất kì khi nào không có ý nghĩ trong tâm trí, bạn không có. Tâm trí vô ý nghĩ là vô ngã, tâm trí vô ý nghĩ là vô biên giới, tâm trí vô ý nghĩ đã là vô hạn rồi. Nếu ngay cả một khoảnh khắc thôi mà không có ý nghĩ, bạn là vô hạn - bởi vì không có ý nghĩ không thể có biên giới được. Không có ý nghĩ bạn biến mất và điều thiêng liêng giáng xuống.
Ở trong ý nghĩ là con người, ở dưới ý nghĩ là con vật, ở bên ngoài ý nghĩ là điều thiêng liêng. Nhưng tâm trí logic sẽ nêu ra các câu hỏi, tâm trí logic sẽ nói, “Làm sao bộ phận có thể bằng toàn thể được? Bộ phận phải nhỏ hơn toàn thể. Nó không thể bằng được.”
Trong cuốn Tertium Organum, Ouspensky viết - đó là một trong những cuốn sách hay nhất, một trong vài cuốn sách hay nhất trên thế giới - rằng bộ phận không chỉ bằng cái toàn thể, nó thậm chí có thể lớn hơn cái toàn thể. Nhưng ông ấy gọi đó là toán học cao hơn. Toán học đó thuộc Upanishad. Trong Ishavasya Upanishad có nói, “Ông có thể lấy ra cái toàn thể từ cái toàn thể, và dầu vậy cái toàn thể vẫn còn lại đằng sau. Ông có thể để cái toàn thể vào trong cái toàn thể, và dầu vậy cái toàn thể vẫn còn là cái toàn thể.” Điều đó là ngớ ngẩn. Nếu bạn thích gọi nó là ngớ ngẩn bạn có thể gọi nó là ngớ ngẩn. Nhưng thực sự, nó là toán học cao hơn nơi biên giới mất đi và giọt nước trở thành đại dương và đại dương không là gì ngoài giọt nước.
Logic nêu ra câu hỏi, nó cứ nêu ra chúng. Đó là bản chất của tâm trí logic, cứ nêu ra câu hỏi. Và nếu bạn đi theo những câu hỏi đó bạn có thể đi tới vô cùng. Gạt tâm trí, logic của nó, lập luận của nó sang bên, và trong vài khoảnh khắc cố gắng hiện hữu không có ý nghĩ. Nếu bạn có thể đạt tới trạng thái đó của vô ý nghĩ cho dù một khoảnh khắc thôi bạn sẽ đi tới nhận ra rằng bộ phận là bằng toàn thể, bởi vì đột nhiên bạn sẽ thấy mọi biên giới đã biến mất. Chúng là các biên giới mơ. Mọi phân chia đã biến mất, và bạn và cái toàn thể đã trở thành một.
Điều này có thể là kinh nghiệm. Điều này không thể là suy diễn logic. Nhưng khi tôi nói rằng Patanjali là logic, tôi ngụ ý gì? Trong kết luận này, không ai có thể logic khi có liên quan tới cái bên trong, tâm linh, kinh nghiệm tối thượng. Nhưng trên con đường, bạn có thể logic. Khi có liên quan tới kết quả tối thượng của Yoga, Patanjali cũng không thể là logic được; không ai có thể. Nhưng để đạt tới mục đích đó bạn không thể đi theo con đường logic.
Theo nghĩa đó Patanjali là logic và hợp lí, toán học, khoa học. Ông ấy không đòi hỏi bất kì đức tin nào. Ông ấy chỉ đòi hỏi dũng cảm để thực nghiệm, dũng cảm để di chuyển, dũng cảm để lấy cú nhảy vào cái không biết. Ông ấy không nói, “Tin đi và thế rồi ông sẽ kinh nghiệm.” Ông ấy nói, “Kinh nghiệm đi và thế rồi ông sẽ tin.” Và ông ấy đã làm ra một cấu trúc về cách tiến từng bước một. Con đường của ông ấy không phải là ngẫu nhiên; nó không giống như mê cung, nó giống như đường siêu xa lộ. Mọi thứ đều rõ ràng và con đường ngắn nhất có thể được. Nhưng bạn phải theo nó trong mọi chi tiết, bằng không bạn sẽ đi ra khỏi con đường và đi vào vùng hoang vắng.
Đó là lí do tại sao tôi nói ông ấy là logic, và bạn sẽ thấy cách ông ấy là logic. Ông ấy bắt đầu từ thân thể bởi vì ông ấy được bắt rễ trong thân thể. Ông ấy bắt đầu và làm việc với việc thở của bạn bởi vì việc thở của bạn là cuộc sống của bạn. Đầu tiên ông ấy làm việc trên thân thể, thế rồi ông ấy làm việc trên prana - tầng thứ hai của sự tồn tại - việc thở của bạn; thế rồi ông ấy bắt đầu làm việc trên ý nghĩ.
Có nhiều phương pháp mà bắt đầu trực tiếp với ý nghĩ. Chúng không logic và khoa học thế bởi vì người bạn đang làm việc với được bắt rễ trong thân thể. Người đó là thân thể, cơ thể. Cách tiếp cận khoa học phải bắt đầu với thân thể. Thân thể bạn phải thay đổi trước hết. Khi thân thể bạn thay đổi thế thì việc thở của bạn có thể được thay đổi. Khi việc thở của bạn thay đổi thì ý nghĩ của bạn có thể được thay đổi. Và khi ý nghĩ của bạn thay đổi thế thì bạn có thể được thay đổi.
Bạn có thể không quan sát rằng bạn là một hệ thống gắn bó gồm nhiều tầng. Nếu bạn chạy, thế thì việc thở của bạn thay đổi bởi vì nhiều ô xi hơn được cần tới. Khi bạn chạy việc thở của bạn thay đổi, và khi việc thở của bạn thay đổi ý nghĩ của bạn lập tức thay đổi.
Ở Tây Tạng họ nói nếu bạn giận, thế thì chạy đi. Chạy hai hay ba vòng quanh nhà bạn, và thế rồi quay lại và xem giận của bạn đã đi đâu - bởi vì nếu bạn chạy nhanh việc thở của bạn thay đổi; nếu việc thở của bạn thay đổi hình mẫu ý nghĩ của bạn không thể vẫn còn như cũ, nó phải đổi.
Không cần chạy: bạn có thể đơn giản lấy năm cái thở sâu - thở ra, thở vào - và xem giận của bạn đã đi đâu. Khó mà thay đổi giận một cách trực tiếp. Dễ thay đổi thân thể hơn, thế rồi thay đổi việc thở, thế rồi thay đổi giận dữ. Đây là quá trình khoa học. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng Patanjali là khoa học. Không ai khác đã có tính khoa học thế.
Nếu bạn đi tới Phật ông ấy sẽ nói, “Bỏ giận đi.” Patanjali sẽ không bao giờ nói... ông ấy sẽ nói nếu bạn có giận, điều đó nghĩa là bạn có hình mẫu thở mà giúp cho giận, và chừng nào hình mẫu thở đó còn chưa thay đổi bạn không thể vứt bỏ giận được. Bạn có thể làm, bằng cố gắng, nhưng điều đó sẽ không giúp ích, hay nó có thể mất thời gian rất lâu. Không cần thiết. Cho nên ông ấy sẽ quan sát hình mẫu thở của bạn, nhịp điệu thở, và nếu bạn có nhịp thở nào đó điều đó nghĩa là bạn có tư thế thân thể nào đó cho nó.
Phần thô nhất là thân thể và phần tinh nhất là tâm trí. Đừng bắt đầu từ phần tinh vì nó sẽ khó hơn. Nó là mông lung, bạn không thể hiểu thấu nó. Bắt đầu với thân thể đi. Đó là lí do tại sao Patanjali bắt đầu với tư thế thân thể.
Bạn có thể đã không quan sát, bởi vì chúng ta không tỉnh táo trong cuộc sống, tới mức bất kì khi nào bạn có tâm trạng nào đó trong tâm trí, bạn có tư thế thân thể nào đó liên kết với nó. Nếu bạn giận, bạn có thể ngồi thảnh thơi được không? - không thể được. Nếu bạn giận tư thế thân thể bạn sẽ thay đổi, nếu bạn chăm chú thế thì tư thế thân thể bạn sẽ thay đổi, nếu bạn ngủ tư thế thân thể bạn sẽ thay đổi.
Nếu bạn im lặng hoàn toàn bạn sẽ ngồi như Phật, bạn sẽ bước đi như Phật. Nếu bạn bước đi như Phật, bạn sẽ cảm thấy im lặng nào đó hội nhập bên trong tim bạn. Chiếc cầu im lặng nào đó đang được tạo ra bởi việc bước đi như Phật của bạn. Ngồi dưới cây như vị Phật đi. Chỉ ngồi, chỉ thân thể: đột nhiên bạn sẽ thấy rằng việc thở của bạn đang thay đổi - nó thảnh thơi hơn, nó hài hoà hơn. Khi việc thở là hài hoà và thảnh thơi, bạn sẽ cảm thấy tâm trí bớt căng thẳng. Có ít ý nghĩ hơn, ít mây hơn, nhiều không gian, bầu trời hơn. Bạn sẽ cảm thấy im lặng trong và ngoài, đang tuôn chảy.
Do đó tôi nói Patanjali là có tính khoa học. Nếu bạn muốn thay đổi tư thế thân thể, Patanjali sẽ nói đổi thói quen ăn thức ăn của bạn, bởi vì mọi thói quen ăn thức ăn đều tạo ra tư thế thân thể tinh tế. Nếu bạn là người ăn thịt bạn không thể ngồi như Phật được. Nếu bạn là người không ăn chay tư thế của bạn sẽ khác, nếu bạn là người ăn chay tư thế của bạn sẽ khác - bởi vì thân thể được xây dựng bằng thức ăn của bạn. Điều đó không phải ngẫu nhiên. Bất kì cái gì bạn đang đặt vào thân thể, thân thể sẽ phản xạ nó.
Cho nên với Patanjali ăn chay không phải là sùng bái đạo đức, nó là phương pháp khoa học. Khi bạn ăn thịt bạn không chỉ ăn thức ăn, bạn đang cho phép con vật nào đó từ thịt đi vào trong bạn. Thịt là một phần của một thân thể đặc biệt, thịt là một phần của hình mẫu bản năng đặc thù. Thịt là con vật chỉ mới vài giờ trước, và thịt đó có thể mang mọi dấu ấn của con vật, mọi thói quen của con vật. Khi bạn ăn thịt nhiều thái độ của bạn sẽ bị ảnh hưởng bởi nó.
Và nếu bạn nhạy cảm bạn có thể trở nên nhận biết rằng bất kì khi nào bạn ăn những thứ nào đó, thay đổi nào đó lập tức tới. Bạn có thể uống rượu và thế thì bạn không như cũ, ngay lập tức một nhân cách mới đã đi vào. Rượu không thể tạo ra nhân cách nhưng nó thay đổi hình mẫu thân thể bạn, hoá chất thân thể bị thay đổi. Với thay đổi của hoá chất thân thể tâm trí phải thay đổi hình mẫu của nó, và khi tâm trí thay đổi hình mẫu một nhân cách mới đã đi vào.
Tôi đã nghe về một trong những chuyện ngụ ngôn Trung Quốc cổ nhất rằng ngày xưa chuyện xảy ra: một chai rượu mạnh rơi khỏi bàn, chỉ là ngẫu nhiên - mèo có thể đã nhảy lên. Cái chai bị vỡ và rượu mạnh tràn ra khắp sàn. Đến đêm ba con chuột tới liếm rượu mạnh. Một con lập tức nói, “Bây giờ tớ sẽ tới nhà vua, tới cung điện, để đặt ông ta về đúng chỗ của ông ta.”
Con khác nói, “Tớ chẳng lo nghĩ về vua. Bản thân tớ sẽ là hoàng đế của cả trái đất.”
Và con thứ ba nói, “Cứ làm bất kì cái gì các bạn thích đi, các bạn. Tớ sẽ lên tầng và làm tình với con mèo.”
Toàn thể nhân cách đã thay đổi - chuột nghĩ về làm tình với mèo sao? Điều đó có thể xảy ra chứ, nó xảy ra mọi ngày.... Bất kì cái gì bạn ăn đều làm thay đổi bạn, bất kì cái gì bạn uống đều làm thay đổi bạn bởi vì thân thể là phần lớn; chín mươi phần trăm, bạn là thân thể của bạn.
Patanjali có tính khoa học bởi vì ông ấy ghi chép lại mọi sự - thức ăn, tư thế, cách bạn ngủ, cách bạn dậy buổi sáng, khi nào bạn dậy buổi sáng, khi nào bạn đi ngủ. Ông ấy ghi chép mọi thứ để cho thân thể bạn trở thành tình huống cho cái gì đó cao hơn.
Thế rồi ông ấy ghi chép về việc thở của bạn. Nếu bạn buồn bạn có nhịp điệu thở khác. Cứ ghi nó xuống. Bạn thử mà xem; bạn có thể có thực nghiệm rất hay. Bất kì khi nào bạn buồn cứ quan sát hơi thở của bạn - bao nhiêu lần bạn thở vào và thế rồi bao nhiêu lần bạn thở ra. Cứ ghi nó xuống. Cứ đếm bên trong: một, hai, ba, bốn, năm... Bạn đếm tới năm và việc thở vào xong. Thế rồi bạn đếm - nó đến tới mười và việc thở ra xong. Cứ quan sát chi li nó để cho bạn có thể đi tới biết tỉ số. Thế thì bất kì khi nào bạn cảm thấy hạnh phúc ngay lập tức thử hình mẫu buồn đó - năm, mười - và hạnh phúc sẽ biến mất.
Điều đảo lại cũng đúng. Bất kì khi nào bạn cảm thấy hạnh phúc, ghi ra về cách bạn thở, và bất kì khi nào bạn cảm thấy buồn thử hình mẫu đó. Ngay lập tức, buồn sẽ biến mất, bởi vì tâm trí không thể tồn tại trong chân không. Nó tồn tại trong hệ thống, và việc thở là hệ thống sâu nhất cho tâm trí.
Hơi thở là ý nghĩ. Nếu bạn dừng thở, lập tức ý nghĩ dừng lại. Thử điều đó trong một giây. Dừng thở. Ngay lập tức có đứt đoạn trong quá trình suy nghĩ; quá trình này bị phá vỡ. Suy nghĩ là phần vô hình của việc thở thấy được.
Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói Patanjali có tính khoa học. Ông ấy không phải là nhà thơ. Nếu ông ấy nói, “Không ăn thịt,” ông ấy không nói điều đó bởi vì ăn thịt là bạo hành, không. Ông ấy nói điều đó vì ăn thịt là tự phá huỷ mình. Có những nhà thơ nói bất bạo hành là đẹp; Patanjali nói bất bạo hành là để mạnh khoẻ, bất bạo hành là để vị kỉ. Bạn không có từ bi với ai đó khác, bạn có từ bi với bản thân mình.
Ông ấy quan tâm tới bạn - và việc biến đổi. Và bạn không thể thay đổi các thứ chỉ bởi suy nghĩ về thay đổi, bạn phải tạo ra tình huống. Bằng không, trên khắp thế giới tình yêu đã được dạy, nhưng tình yêu chẳng tồn tại ở đâu cả bởi vì tình huống không tồn tại. Làm sao bạn có thể yêu nếu bạn là kẻ ăn thịt? Nếu bạn ăn thịt, bạo hành có đó. Và với bạo hành sâu sắc như vậy làm sao bạn có thể yêu được? Yêu của bạn sẽ chỉ là giả. Hay, nó có thể chỉ là hình dạng của ghét.
Có một chuyện cổ Ấn Độ. Một nhà truyền giáo Ki tô giáo đi qua một khu rừng. Tất nhiên ông ấy tin vào tình yêu, cho nên ông ấy không mang súng. Đột nhiên ông ấy thầy một con sư tử tiến tới. Ông ta trở nên sợ. Ông ta bắt đầu nghĩ, “Bây giờ cẩm nang về tình yêu không có tác dụng. Sẽ là khôn hơn nếu mình có súng.”
Nhưng cái gì đó phải được làm, và ông ta đang trong tình trạng khẩn cấp. Thế rồi ông ta nhớ ai đó đã nói ở đâu đó rằng nếu bạn chạy thì sư tử sẽ đuổi theo bạn, và trong vài phút bạn sẽ bị bắt và chết. Nhưng nếu bạn nhìn chăm chăm vào mắt sư tử thế thì có khả năng nào đó nó có thể bị ấn tượng, bị thôi miên. Nó có thể đổi ý. Và có những câu chuyện là nhiều lần sư tử đã đổi ý của chúng, chúng đã lẻn đi mất.
Cho nên điều đó cũng đáng thử, và chẳng hữu dụng gì mà trốn. Nhà truyền giáo nhìn chăm chăm. Sư tử cũng lại gần. Nó cũng bắt đầu nhìn chăm chăm vào mắt nhà truyền giáo. Trong năm phút họ đứng mặt đối mặt, nhìn chăm chăm vào mắt nhau. Thế rồi đột nhiên nhà truyền giáo thấy phép màu. Đột nhiên sư tử chắp móng vuốt nó lại gần nhau và hạ chúng xuống trong tâm trạng rất cầu nguyện, dường như nó đang cầu nguyện.
Điều này là quá nhiều! Ngay cả nhà truyền giáo cũng không mong đợi nhiều thế - rằng sư tử phải bắt đầu cầu nguyện. Ông ấy hạnh phúc. Nhưng thế rồi ông ấy nghĩ, “Cái gì cần được làm bây giờ? Mình phải làm gì?” Nhưng vào lúc đó ông ấy cũng bị thôi miên - không chỉ sư tử - thế là ông ấy nghĩ, “Tốt hơn cả là làm theo sư tử.”
Ông ấy cũng cúi mình, bắt đầu cầu nguyện. Năm phút lại trôi qua. Thế rồi sư tử mở mắt ra và nói,
“Này người, ông làm gì vậy? Ta đang nói ân huệ, nhưng ông đang làm gì?”
Con sư tử này là sư tử tôn giáo, ngoan đạo, nhưng chỉ trong ý nghĩ. Quả thực ông ấy là sư tử, và ông ấy sẽ là sư tử.
Ông ấy định giết người này; ông ấy nói ân huệ.
Đây là tình huống về toàn thể hiện tượng con người, toàn thể nhân loại - chỉ ngoan đạo trong ý nghĩ; quả thực, con người vẫn còn là con vật. Và đây bao giờ cũng là như vậy trừ phi chúng ta không níu bám lấy ý nghĩ mà tạo ra tình huống, tình huống trong đó ý nghĩ thay đổi.
Patanjali sẽ không nói rằng là tình yêu là tốt, ông ấy sẽ giúp bạn tạo ra tình huống trong đó tình yêu có thể nở hoa. Đây là lí do tại sao tôi nói ông ấy có tính khoa học. Nếu bạn theo ông ấy, từng bước một, bạn sẽ thấy nhiều việc nở hoa trong bạn mà không thể nào quan niệm nổi trước đây, không thể tưởng tượng được. Bạn thậm chí đã không thể mơ về chúng. Nếu bạn đổi thức ăn, nếu bạn đổi tư thế thân thể mình, nếu bạn đổi hình mẫu ngủ của mình, nếu bạn đổi thói quen bình thường, bạn sẽ thấy người mới nảy sinh trong bạn. Và thế thì có những thay đổi khác có thể. Sau một thay đổi này thay đổi khác trở thành có thể. Từng bước một nhiều khả năng mở ra. Đó là lí do tại sao tôi nói ông ấy có tính logic. Ông ấy không là triết gia logic, ông ấy là người logic, thực hành.
Câu hỏi thứ hai:
Hôm qua thầy đã nói tới các nhà tư tưởng phương Tây người bắt đầu hoài nghi mọi thứ mà có thể được hoài nghi, nhưng không thể hoài nghi bản thân mình. Thầy đã nói rằng đây là thành tựu lớn mở ra tới điều thiêng liêng. Thế là thế nào?
Việc mở ra hướng tới tâm thức cao hơn nghĩa là bạn phải có cái gì đó không thể hoài nghi được cùng bạn - đó là điều tin cậy ngụ ý. Bạn có ít nhất một điểm mà bạn tin cậy vào, điều bạn thậm chí không thể hoài nghi cho dù bạn muốn hoài nghi. Đó là lí do tại sao tôi nói Descartes đã đi tới một điểm qua nghiên cứu logic của ông ấy rằng , “Chúng ta không thể hoài nghi bản thân mình. Tôi không thể hoài nghi được rằng tôi hiện hữu, bởi vì ngay cả nói rằng tôi hoài nghi, tôi phải có đó đã. Chính khẳng định rằng ‘tôi hoài nghi’ chứng minh rằng tôi hiện hữu.”
Bạn phải đã nghe tới lời tuyên bố quả quyết của Descartes, Cogito, ergo sum - “Tôi nghĩ, do đó tôi hiện hữu.” Hoài nghi là suy nghĩ: tôi hoài nghi, do đó tôi hiện hữu. Nhưng đây chỉ mới là việc mở ra, và Descartes chưa bao giờ, chưa bao giờ đi ra ngoài việc mở ra này. Ông ấy đã quay lại. Bạn có thể quay về từ chính cửa. Ông ấy hạnh phúc là ông ấy đã tìm ra một trung tâm, một trung tâm không thể hoài nghi được, và thế rồi ông ấy bắt đầu soạn ra triết học của ông ấy. Cho nên mọi điều ông ấy đã phủ nhận trước đây, ông ấy kéo vào từ cửa sau: “Bởi vì tôi hiện hữu, thế thì phải có đấng sáng tạo người đã tạo ra tôi.” Và thế rồi ông ấy tiếp tục - thế thì cõi trời và địa ngục, thế thì Thượng đế và tội lỗi và toàn thể thượng đế học Ki tô giáo đi vào từ cửa sau.
Ông ấy dùng điều này như truy vấn triết lí. Ông ấy không phải là nhà yogi; ông ấy không thực tìm kiếm trong bản thể của ông ấy, ông ấy tìm kiếm một lí thuyết. Nhưng bạn có thể dùng cái đó như lối mở. Lối mở nghĩa là bạn phải siêu việt lên trên nó, bạn phải đi ra ngoài, bạn phải đi qua nó, bạn phải đi xuyên qua nó. Bạn không níu bám lấy nó. Nếu bạn níu bám thế thì mọi lối mở sẽ trở thành đóng.
Điều tốt là nhận ra, rằng “Ít nhất tôi không thể hoài nghi bản thân tôi.” Thế thì bước đúng sẽ là thế này: “Nếu tôi không thể hoài nghi bản thân tôi được, nếu tôi cảm thấy tôi hiện hữu, thế thì tôi phải biết tôi là ai.” Thế thì điều đó trở thành truy vấn đúng. Thế thì bạn đi vào tôn giáo, bởi vì khi bạn hỏi, “Tôi là ai?” bạn đã hỏi câu hỏi nền tảng. Không triết lí - mang tính tồn tại. Không ai khác có thể nói cho bạn, bạn là ai. Không ai khác có thể cho bạn câu trả lời làm sẵn. Bạn sẽ phải tìm bản thân mình, bạn sẽ phải đào nó ra từ bên trong bản thân bạn.
Chỉ điều chắc chắn logic này rằng ‘tôi hiện hữu’ là không mấy hữu dụng nếu bạn không tiến lên và hỏi, “Tôi là ai?” Và đây không phải là câu hỏi, đây là đi vào cuộc truy tìm. Câu hỏi có thể đưa bạn vào trong triết lí, cuộc truy tìm đưa bạn vào trong tôn giáo. Cho nên nếu bạn cảm thấy rằng bạn không biết bản thân mình, thế thì đừng đi tới bất kì ai để hỏi, “Tôi là ai?” Không ai có thể trả lời bạn được. Bạn có đó bên trong, được ẩn kín. Bạn phải xuyên thấy vào chiều đó nơi bạn hiện hữu, đương đầu với bản thân mình.
Đây là kiểu hành trình khác - nội tâm. Mọi hành trình của chúng ta đều ở bên ngoài: chúng ta làm cầu để đạt tới ai đó khác. Cuộc truy tìm này nghĩa là bạn phải phá vỡ mọi chiếc cầu tới người khác. Mọi điều bạn đã làm bên ngoài phải bị vứt bỏ và cái gì đó mới phải được bắt đầu bên trong. Nó sẽ là khó, chỉ bởi vì bạn đã trở nên bị cố định thế với cái bên ngoài. Bạn bao giờ cũng nghĩ tới người khác, bạn chưa bao giờ nghĩ về bản thân mình.
Điều này là lạ, nhưng không ai nghĩ về bản thân mình, người đó nghĩ về người khác. Nếu thỉnh thoảng bạn nghĩ về bản thân mình nó cũng là trong quan hệ với người khác. Nó chưa bao giờ thuần khiết. Nó không đơn giản chỉ là về bạn. Thế thì khi bạn nghĩ chỉ về bạn, suy nghĩ sẽ phải bị loại bỏ... bởi vì bạn có thể nghĩ gì được?
Bạn có thể nghĩ về người khác; suy nghĩ nghĩa là ‘về’. Bạn có thể nghĩ cái gì về bản thân bạn? Bạn sẽ phải vứt bỏ suy nghĩ và bạn sẽ phải nhìn vào bên trong - không suy nghĩ nhưng nhìn, thấy, quan sát, chứng kiến. Toàn thể quá trình này sẽ thay đổi. Người ta phải tìm bản thân mình.
Hoài nghi là tốt. Nếu bạn hoài nghi, và nếu bạn liên tục hoài nghi, chỉ có một hiện tượng như tảng đá mà không thể bị hoài nghi, điều là sự tồn tại của bạn. Thế thì cuộc truy tìm mới sẽ nảy sinh, và điều đó không phải là câu hỏi. Bạn sẽ phải hỏi, “Tôi là ai?”
Cả đời mình Ramana Maharshi đã cho các đệ tử của ông ấy chỉ một kĩ thuật. Ông ấy sẽ nói, “Ngồi xuống, nhắm mắt lại, và cứ hỏi, ‘Tôi là ai? Tôi là ai?’ Dùng nó như câu mật chú.” Nhưng nó không phải là mật chú. Bạn phải không dùng nó như từ chết; nó phải trở thành việc xuyên thấu bên trong: Tôi là ai? Cứ hỏi điều đó. Tâm trí bạn sẽ trả lời nhiều lần rằng bạn là linh hồn, bạn là cái ta, bạn là điều thiêng liêng - nhưng đừng nghe theo những điều này, đây toàn là thứ vay mượn; bạn đã nghe những điều này. Gạt chúng sang bên. Chừng nào bạn còn chưa đi tới biết bạn là ai.... Và nếu bạn cứ liên tục gạt tâm trí sang bên, một ngày nào đó có bùng nổ. Tâm trí bùng bổ và mọi tri thức vay mượn biến mất khỏi bạn, và lần đầu tiên bạn đối diện với bản thân mình, nhìn vào bên trong bản thân mình. Đây là lối mở, và đây là con đường, và đây là cuộc truy tìm.
Hỏi bạn là ai và không níu bám lấy những câu trả lời rẻ rúng. Mọi câu trả lời được cho bởi người khác đều rẻ. Câu trả lời thực chỉ có thể tới từ bạn. Nó cũng giống như hoa thực chỉ có thể tới từ bản thân cây; bạn không thể đặt nó từ bên ngoài. Bạn có thể đặt, nhưng đó sẽ là hoa chết. Điều đó có thể lừa được người khác nhưng nó không thể lừa được bản thân cây. Cây biết, “Đây chỉ là hoa chết treo trên cành của ta. Và đây chỉ là trọng lượng. Đây không phải là hạnh phúc, đây chỉ là gánh nặng.” Cây không thể mở hội nó được, cây không thể đón chào nó được.
Cây có thể đón chào chỉ cái gì đó tới từ chính gốc rễ, từ bản thể bên trong của nó, cốt lõi bên trong nhất của nó. Và khi nó tới từ cốt lõi bên trong nhất của nó, hoa trở thành linh hồn của nó. Và qua hoa cây diễn đạt điệu vũ của nó, bài ca của nó. Toàn thể cuộc sống của nó trở thành có nghĩa. Cũng như điều đó, câu trả lời sẽ tới từ bạn, từ gốc rễ của bạn. Thế thì bạn sẽ nhảy múa cùng nó. Thế thì toàn thể cuộc sống của bạn sẽ trở thành có nghĩa.
Nếu câu trả lời được cho từ bên ngoài nó sẽ chỉ là một dấu hiệu, dấu hiệu chết. Nếu nó tới từ bên trong nó sẽ không là dấu hiệu, nó sẽ là ý nghĩa. Nhớ hai từ này, ‘dấu hiệu’ và ‘ý nghĩa’. Dấu hiệu có thể được cho từ bên ngoài, ý nghĩa chỉ có thể nở hoa từ bên trong. Triết học làm việc với dấu hiệu, quan niệm, lời. Tôn giáo làm việc với ý nghĩa; nó không liên quan tới lời và dấu hiệu và kí hiệu.
Nhưng điều đó sẽ là cuộc hành trình gian nan cho bản thân bạn bởi vì không ai có thể thực sự giúp đỡ, và mọi người giúp, theo một cách nào đó, đều là cản trở. Nếu ai đó quá chiếu cố và cho bạn câu trả lời, người đó là kẻ thù của bạn. Patanjali sẽ không cho bạn câu trả lời, ông ấy sẽ đưa ra chỉ dẫn cho bạn về con đường, con đường nơi câu trả lời riêng của bạn sẽ nảy sinh, nơi bạn sẽ đương đầu với câu trả lời.
Thầy vĩ đại chỉ cho phương pháp, thầy không cho câu trả lời. Các triết gia đã cho câu trả lời, nhưng Patanjali, Jesus hay Phật, họ đã không cho câu trả lời.
Bạn hỏi câu trả lời và họ cho bạn phương pháp, họ cho bạn kĩ thuật. Bạn phải làm việc vì câu trả lời của bạn từ bản thân bạn qua nỗ lực của bạn, qua đau khổ của bạn, qua sự xuyên thấu của bạn. Chỉ qua tapascharya của bạn câu trả lời mới có thể tới, và nó có thể trở thành ý nghĩa. Sự hoàn thành của bạn là qua nó.
Câu hỏi thứ ba:
Phật chung cuộc đã truyền cho Mahakashyapa điều ông ấy không thể truyền được cho bất kì ai khác qua lời. Trong loại tri thức nào - trực tiếp, suy diễn và lời của người chứng ngộ - mà nó tới? Thông điệp là gì?
Đầu tiên, bạn hỏi, “Thông điệp là gì?” Nếu Phật đã không thể truyền đạt được nó qua lời, tôi cũng không thể truyền đạt được nó qua lời. Điều đó là không thể được.
Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại.
Một đệ tử tới Mulla Nasruddin và anh ta hỏi Mulla, “Tôi nghe nói rằng thầy có bí mật, bí mật tối thượng, chìa khoá mà có thể mở được mọi cánh cửa của bí ẩn.”
Nasruddin nói, “Có, ta có nó. Nhưng sao lại về nó? Sao ông hỏi về điều đó?”
Người này sụp xuống dưới chân Mulla và anh ta nói, “Tôi đã đi tìm thầy, thầy ơi. Nếu thầy có chìa khoá và bí mật, nói cho tôi đi.”
Nasruddin nói, “Nếu nó là bí mật thế, ông phải hiểu nó không thể được nói ra dễ dàng vậy. Ông sẽ phải đợi.”
Đệ tử này hỏi, “Bao lâu?”
Nasruddin nói, “Điều đó nữa cũng không chắc chắn. Nó phụ thuộc vào kiên nhẫn của ông - ba năm hay ba mươi năm.”
Đệ tử này chờ đợi. Sau ba năm anh ta lại hỏi. Nasruddin nói, “Nếu ông hỏi nữa, thế thì nó sẽ mất ba mươi năm đấy. Cứ đợi thôi. Nó không phải là điều thường, nó là bí mật tối thượng.”
Ba mươi năm trôi qua và đệ tử nói, “Thầy ơi, bây giờ cả đời tôi bị phí hoài rồi. Tôi đã chẳng được cái gì. Bây giờ, xin cho tôi bí mật.”
Nasruddin nói, “Có một điều kiện: ông sẽ phải hứa với ta là ông sẽ giữ nó là bí mật, ông sẽ không nói nó cho bất kì ai.”
Người này nói, “Tôi hứa với thầy là nó sẽ vẫn còn là bí mật cho tới khi tôi chết. Tôi sẽ không nhắc tới nó cho bất kì ai.”
Nasruddin nói, “Cám ơn ông. Đây là điều thầy ta đã nói.... Đây là lời hứa của ta cho thầy ta. Và nếu ông có thể giữ nó là bí mật cho tới chết, ông nghĩ sao? Ta không thể giữ nó là bí mật được sao?”
Nếu Phật im lặng, tôi cũng có thể im lặng về điều đó. Có cái gì đó mà không thể được nói ra. Nó không phải là thông điệp, bởi vì thông điệp bao giờ cũng có thể được nói. Và nếu chúng không thể được nói thì chúng không thể là thông điệp. Thông điệp là cái gì đó được nói ra, cái có thể được nói. Thông điệp bao giờ cũng là lời nói.
Phật không có thông điệp, đó là lí do tại sao ông ấy không thể nói được nó ra. Đã có mười nghìn đệ tử, nhưng chỉ mỗi Mahakashyapa nhận được nó vì ông ấy hiểu im lặng của Phật. Đó là bí mật của bí mật: ông ấy có thể hiểu được im lặng.
Phật vẫn còn im lặng dưới gốc cây một sáng. Và ông ấy thực sự sẽ cho bài thuyết pháp và mọi người đều chờ đợi. Ông ấy vẫn còn im lặng... vẫn còn im lặng. Các đệ tử trở nên không thoải mái. Điều đó chưa bao giờ xảy ra trước đây: ông ấy sẽ tới và ông ấy sẽ nói, và ông ấy sẽ đi. Nhưng nửa giờ đã trôi qua. Mặt trời đã lên, mọi người đều cảm thấy nóng. Có im lặng trên bề mặt, nhưng mọi người đều không thoải mái bên trong, huyên thuyên bên trong, cứ hỏi, “Sao hôm nay Phật im lặng?”
Và ông ấy ngồi đó dưới gốc cây với đoá hoa trong tay và cứ nhìn mãi vào đoá hoa cứ dường như ông ấy thậm chí không nhận biết về mười nghìn đệ tử đã tụ tập để nghe. Họ đã tới từ những làng rất, rất xa xôi. Từ khắp cả nước, họ đã tụ tập lại.
Thế rồi ai đó nói, ai đó thu lấy dũng cảm và nói, “Sao thầy không nói? Chúng tôi đang đợi.”
Phật tương truyền đã nói rằng, “Ta đang nói đây. Cả nửa giờ này, ta vẫn đang nói rồi.”
Điều đó quá ngược đời. Nó rõ ràng là ngớ ngẩn - ông ấy vẫn còn im lặng, ông ấy đã không nói cái gì. Nhưng nói với Phật, “Thầy đang nói điều ngớ ngẩn,” là không thể được. Đệ tử này lại vẫn còn im lặng, nhiều băn khoăn hơn bây giờ.
Và đột nhiên một đệ tử, Mahakashyapa, bắt đầu cười. Phật gọi ông ấy tới gần, đưa cho ông ấy đoá hoa và nói, “Bất kì cái gì có thể được nói, ta đã nói cho những người khác, và điều không thể được nói ta đã trao cho ông.” Phật chỉ đưa đoá hoa, nhưng đoá hoa này chỉ là biểu tượng. Với đoá hoa ông ấy cũng đã cho ý nghĩa nào đó nữa. Đoá hoa này chỉ là dấu hiệu, nhưng ông ấy đã truyền cái gì đó khác mà không thể được truyền bởi lời.
Bạn cũng biết những cảm giác nào đó mà không thể truyền được. Khi bạn ở sâu trong tình yêu, bạn làm gì? Bạn sẽ cảm thấy thật vô nghĩa mà đơn giản cứ nói, “Anh yêu em, em yêu anh.” Và nếu bạn nói điều đó quá nhiều người kia sẽ phát chán. Và nếu bạn cứ lặp lại người kia sẽ nghĩ bạn chỉ là con vẹt. Và nếu bạn tiếp tục người kia sẽ nghĩ rằng bạn không biết yêu là gì.
Khi bạn cảm thấy yêu, thật vô nghĩa mà nói rằng bạn yêu. Bạn phải làm cái gì đó - cái gì đó có ý nghĩa. Nó có thể là nụ hôn, nó có thể là cái ôm, nó có thể chỉ là cầm tay người kia trong tay bạn, không làm gì cả - nhưng nó là có ý nghĩa. Bạn đang truyền cái gì đó mà không thể truyền bằng lời.
Phật đã truyền cái gì đó mà không thể truyền qua lời. Ông ấy đã cho đoá hoa. Nó là món quà. Món quà đó là thấy được; cái gì đó vô hình đang truyền qua cùng món quà đó.
Khi bạn cầm tay người bạn của bạn trong tay bạn, điều đó là thấy được. Nhưng cầm tay người bạn của bạn trong tay bạn không tạo ra mấy ý nghĩa, nhưng cái gì đó khác đang truyền qua. Nó là việc trao đổi. Năng lượng nào đó, cảm giác nào đó, cái gì đó sâu sắc tới mức lời không thể diễn đạt được nó, đang đi qua. Đây là dấu hiệu, bàn tay chỉ là dấu hiệu. Ý nghĩa là vô hình, nó đi qua. Nó không phải là thông điệp, nó là món quà... nó là ân huệ.
Phật đã cho bản thân ông ấy, ông ấy đã không cho thông điệp nào. Ông ấy đã rót bản thân mình vào Mahakashyapa. Và Mahakashyapa trở nên có khả năng nhận điều này vì hai lí do. Một là, ông ấy vẫn còn im lặng toàn bộ trong khi Phật im lặng. Những người khác cũng dường như im lặng, nhưng họ không im lặng; họ liên tục nghĩ, “Sao Phật im lặng?” Họ nhìn nhau, làm dấu hiệu - “Cái gì đã xảy ra cho Phật? Ông ấy đã phát điên sao? Ông ấy chưa bao giờ im lặng thế.”
Không ai im lặng cả. Mỗi Mahakashyapa, trong cả hội chúng lớn mười nghìn sư đó, là im lặng. Ông ấy không băn khoăn, ông ấy không nghĩ. Phật nhìn vào đoá hoa và Mahakashyapa nhìn Phật. Và bạn không thể tìm ra đoá hoa lớn hơn Phật. Đó là việc nở hoa cao nhất của tâm thức con người. Cho nên Phật cứ nhìn mãi vào hoa và Mahakashyapa cứ nhìn mãi vào Phật. Chỉ hai người không nghĩ. Phật không nghĩ, ông ấy nhìn. Và Mahakashyapa không nghĩ, ông ấy cũng nhìn. Đây là một điều làm cho ông ấy có khả năng nhận.
Và điều thứ hai là ở chỗ ông ấy cười. Nếu im lặng không thể trở thành mở hội, nếu im lặng không thể trở thành tiếng cười, nếu im lặng không thể trở thành điệu vũ, nếu im lặng không thể trở thành cực lạc, thế thì nó là bệnh hoạn. Thế thì nó sẽ trở thành buồn. Thế thì nó sẽ biến thành bệnh tật. Thế thì im lặng sẽ không sống động, nó sẽ chết.
Bạn có thể trở nên im lặng chỉ bằng việc trở nên chết, nhưng thế thì bạn sẽ không nhận được ân huệ của Phật. Thế thì điều thiêng liêng không thể giáng xuống bạn được. Điều thiêng liêng cần hai thứ: im lặng và im lặng nhảy múa - im lặng, sống động. Và ông ấy là cả hai trong khoảnh khắc đó. Ông ấy đã im lặng, và khi mọi người nghiêm chỉnh ông ấy cười. Phật rót bản thân ông ấy ra: đó không phải là thông điệp.
Đạt tới hai điều này, thế thì tôi có thể rót bản thân tôi vào bạn. Im lặng, và không làm im lặng đó thành thứ buồn. Cho phép nó là cười và múa. Im lặng phải như trẻ thơ, đầy năng lượng, rung động, cực lạc. Nó không nên là chết. Thế thì, chỉ thế thì, điều Phật đã làm cho Mahakashyapa mới có thể được làm cho bạn.
Toàn thể nỗ lực của tôi là ở chỗ ai đó, một ngày nào đó... ai đó sẽ trở thành Mahakashyapa. Nhưng nó không phải là thông điệp.
Câu hỏi thứ tư:
Thầy vẫn thường nói rằng hầu hết các kinh sách đều có nhiều điều được gọi là ‘chen thêm ý vào’. Kinh Yoga của Patanjali liệu có chịu cùng khiếm khuyết này không, và thầy sẽ xử trí nó thế nào?
Không, Kinh Yoga của Patanjali là tuyệt đối thuần khiết. Không ai đã bao giờ chen thêm cái gì vào trong chúng. Có những lí do điều đó không thể nào được làm. Thứ nhất, Kinh Yoga của Patanjali không phải là kinh phổ biến. Nó không phải là Gita, nó không phải là Ramayana, nó không phải là Kinh Thánh. Đám đông thông thường chưa bao giờ quan tâm tới nó. Khi đám đông thông thường quan tâm tới cái gì đó, họ làm cho nó thành không thuần khiết. Nó nhất định là vậy bởi vì thế thì kinh sách phải được kéo xuống mức của họ.
Kinh Yoga của Patanjali vẫn còn chỉ dành cho các chuyên gia; chỉ vài người được chọn mới trở nên quan tâm tới nó. Mọi người sẽ không quan tâm đâu. Và nếu tình cờ bạn ngẫu nhiên có được Kinh Yoga của Patanjali, bạn có thể đọc chỉ vài trang và thế rồi bạn sẽ ném nó đi. Nó không dành cho bạn. Nó không phải là chuyện, nó không phải là kịch, nó không phải là chuyện ngụ ngôn. Nó là chuyên luận khoa học, đơn giản, chỉ dành cho ít người. Và cách thức nó đã từng được viết ra là tới mức những người không sẵn sàng cho nó sẽ tự động quay lưng đi.
Trường hợp tương tự đã xảy ra trong thế kỉ này với Gurdjieff. Trong ba mươi năm liên tục ông ấy đã chuẩn bị một cuốn sách. Một người với tầm cỡ của Gurdjieff có thể làm việc đó trong ba ngày. Ngay cả ba ngày có thể là nhiều hơn mức đủ. Lão Tử đã làm điều đó: trong ba ngày toàn thể Đạo Đức Kinh đã được viết ra. Gurdjieff cũng có thể đã làm điều đó trong ba ngày; không có khó khăn gì - nhưng trong ba mươi năm ông ấy đã viết cuốn sách đầu tiên của mình. Và ông ấy đã làm gì? Ông ấy sẽ viết một chương, và thế rồi ông ấy cho phép nó được đọc lên trước các đệ tử của ông ấy. Các đệ tử sẽ lắng nghe chương đó và ông ấy sẽ nhìn vào các đệ tử. Nếu họ có thể hiểu được, ông ấy sẽ đổi nó đi. Đó là điều kiện: nếu họ có thể hiểu được ông ấy sẽ đổi nó đi. Nếu ông ấy thấy rằng họ đã theo nó, thế thì nó là sai. Liên tục, trong ba mươi năm, mọi chương đều được đọc cả nghìn lẻ một lần, và mọi lúc ông ấy quan sát. Khi cuốn sách trở thành hoàn toàn không thể được, rằng không ai có thể đọc được và hiểu nó....
Ngay cả người rất thông minh cũng phải đọc nó ít nhất bẩy lần; thế thì các thoáng nhìn về nghĩa mới bắt đầu tới. Và điều đó nữa sẽ chỉ là thoáng nhìn. Nếu người đó muốn xuyên thấu thêm, thế thì người đó sẽ phải thực hành bất kì điều gì Gurdjieff đã nói, và qua thực hành các nghĩa sẽ trở nên rõ ràng. Và điều đó sẽ lấy ít nhất là cả đời người ta để đi tới hiểu biết toàn bộ về điều ông ấy đã viết.
Kiểu sách này không thể được nội suy. Thực sự, cuốn sách đầu tiên của ông ấy... tương truyền là rất ít người đã đọc nó đầy đủ. Nó là khó - một nghìn trang. Cho nên khi ấn bản đầu tiên được xuất bản, ông ấy đã xuất bản nó với một điều kiện: chỉ một trăm trang, phần giới thiệu thôi, được tách mở ra. Mọi trang khác không được tách mở ra, chúng được dính lại không bị tách rời ra. Chỉ một trăm trang được tách ra, và một ghi chú được cho trên cuốn sách, “Nếu bạn có thể đọc một trăm trang này và vẫn nghĩ cần đọc thêm nữa, thì tách tiếp các trang khác ra. Bằng không, trả lại sách cho nhà xuất bản và lấy lại tiền của bạn.”
Tương truyền rằng có rất ít người sống đã đọc toàn thể cuốn sách một cách hoàn toàn. Nó được viết theo cách mà bạn sẽ phát chán. Đọc hai mươi, hai mươi nhăm trang, thế là đủ; và người này dường như điên.
Đây là kinh, kinh của Patanjali; mọi thứ đã được cô đọng trong hạt mầm. Ai đó đã hỏi tôi, “Patanjali đã cô đọng kinh...” mới hôm nọ ai đó đã tới và hỏi tôi, “...và thầy nói nhiều thế về những kinh đó.” Tôi phải nói, bởi vì ông ấy đã làm ra cây từ hạt mầm, và tôi phải làm cho hạt mầm lại thành cây.
Từng lời kinh đều được cô đọng, cô đọng toàn bộ. Bạn không thể làm được gì trong nó, và không ai quan tâm tới. Chỉ để giữ cho cuốn sách bao giờ cũng thuần khiết, đây là một trong các phương pháp. Và trong nhiều nghìn năm cuốn sách đã không được viết ra, nó chỉ được các đệ tử ghi nhớ; nó được trao từ người này qua người khác chỉ như việc ghi nhớ. Nó đã không được viết ra, cho nên không ai có thể làm gì về nó. Nó là kí ức thiêng liêng, được gìn giữ. Và ngay cả khi sách được viết ra, nó đã được viết ra theo cách mà nếu bạn để cái gì đó vào trong nó, điều đó sẽ bị tìm ra ngay lập tức.
Trừ phi một người tầm cỡ của Patanjali cố làm điều đó... bạn không thể làm nó được. Nghĩ mà xem, nếu bạn có một công thức Einstein, bạn có thể làm gì với nó? Nếu bạn làm bất kì cái gì, điều đó sẽ bị bắt ngay lập tức. Trừ phi một tâm trí như Einstein thử chơi với nó... bạn không thể làm gì được. Công thức này là đầy đủ, không cái gì có thể được thêm vào, không cái gì có thể bị xoá đi. Trong bản thân nó, nó là một đơn vị. Bất kì cái gì bạn làm, bạn sẽ bị bắt.
Đây là công thức hạt mầm. Nếu bạn thêm một lời thôi, bất kì ai làm việc trên con đường của Yoga sẽ lập tức đi tới biết rằng điều này là sai.
Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại. Chuyện xảy ra trong thế kỉ này. Một trong những nhà thơ vĩ đại nhất của Ấn Độ, Rabindranath Tagore, đã dịch cuốn sách riêng của ông ấy, Gitanjali, từ tiếng Bengali sang tiếng Anh. Ông ấy đã đích thân dịch nó, và thế rồi ông ấy có chút ít ngần ngại liệu việc dịch có được hay không. Thế là ông ấy nhờ C. F. Andrews, một trong những người bạn và đệ tử của Mahatma Gandhi, “Ông đọc qua nó đi.
Bản dịch thế nào?” C. F. Andrews không phải là nhà thơ, ông ấy là người Anh, rất có giáo dục, biết về ngôn ngữ, văn phạm và mọi thứ - nhưng ông ấy không phải là nhà thơ.
Cho nên ở bốn chỗ, ở bốn điểm, ông ấy bảo Rabindranath đổi những từ nào đó: “Chúng không đúng văn phạm, người Anh sẽ không hiểu chúng.” Cho nên Rabindranath đơn giản sửa bất kì cái gì Andrews gợi ý. Ông ấy đã đổi bốn từ trong toàn bộ bản dịch của ông ấy. Thế rồi ông ấy đến London, và lần đầu tiên, trong buổi tụ tập của các nhà thơ.... Một trong những nhà thơ người Anh cùng thời ông ấy, Yeats, đã thu xếp buổi tụ tập đó. Bản dịch được đọc lên lần đầu tiên.
Khi toàn thể bản dịch được đọc, mọi người lắng nghe và Rabindranath hỏi, “Các ông có gợi ý gì không? Bởi vì đây chỉ là bản dịch và tiếng Anh không phải là tiếng mẹ đẻ của tôi.”
Và rất khó dịch thơ. Yeats, là một nhà thơ cùng tầm cỡ như Rabindranath, nói, “Chỉ ở bốn điểm cái gì đó sai” - và những điểm đó đích xác là bốn từ mà Andrews đã gợi ý!
Rabindranath không thể tin được vào điều đó. Ông ấy nói, “Làm sao, làm sao ông có thể tìm ra được? Bởi vì đây là bốn từ tôi đã không dịch: Andrews đã gợi ý và tôi đã để chúng vào.”
Yeats nói, “Toàn thể bài thơ là dòng chảy, chỉ bốn từ này gống như đá; dòng chảy bị phá rối. Dường như ai đó khác đã làm việc này. Ngôn ngữ của ông có thể không đúng văn phạm, ngôn ngữ của ông không một trăm phần trăm đúng - nó không thể thế, điều đó chúng tôi có thể hiểu được - nhưng nó là một trăm phần trăm thơ ca. Bốn từ này đã tới từ một giáo viên. Văn phạm đã trở thành đúng nhưng thơ ca đã đi sai.”
Với Patanjali, bạn không thể làm gì được. Bất kì ai làm việc trên Yoga sẽ thấy điều đó ngay lập tức rằng ai đó khác, người không biết gì, đã chèn vào cái gì đó. Có rất ít sách mà vẫn thuần khiết, và sự thuần khiết đã được duy trì. Đây là một trong chúng. Không cái gì đã từng bị thay đổi, không một lời, không cái gì đã được thêm vào. Nó như Patanjali ngụ ý nó là vậy.
Đây là tác phẩm của nghệ thuật khách quan. Khi tôi nói tác phẩm của nghệ thuật khách quan, tôi ngụ ý điều nào đó. Mọi thận trọng đã được tính tới. Trong khi những kinh này là được cô đọng, mọi thận trọng đã được tính tới để cho chúng không thể bị phá huỷ. Chúng đã từng được xây dựng theo cách mà bất kì cái gì ngoại lai, bất kì yếu tố ngoại nào sẽ trở thành một nốt chói tai. Nhưng tôi nói nếu một người như Patanjali thử, ông ấy có thể làm được điều đó.
Nhưng một người như Patanjali sẽ không bao giờ thử điều như vậy. Chỉ những tâm trí kém hơn bao giờ cũng thử chen vào. Và tâm trí kém hơn có thể thử điều đó, và việc này có thể tiếp tục, chen thêm vào, chỉ khi nó trở thành thứ đám đông. Đám đông là không nhận biết - không thể là nhận biết. Chỉ Yeats trở nên nhận biết rằng cái gì đó sai. Có nhiều người khác hiện diện trong buổi tụ tập; không ai nhận biết.
Đây là giáo phái bí mật, di sản bí mật. Và cho dù cuốn sách được viết ra, nhưng dạng sách đã không được coi là tin cậy. Vẫn có những người sống đã nhận được kinh của Patanjali một cách trực tiếp từ thầy của họ, không từ sách này. Và truyền thống này vẫn còn sống động, và nó sẽ tiếp tục bởi vì sách là không tin cậy. Thỉnh thoảng sách có thể bị thất lạc. Nhiều điều có thể đi sai với sách.
Cho nên có truyền thống bí mật, và truyền thống đó đã được duy trì. Và những người biết qua lời của thầy họ, họ cứ liên tục kiểm tra liệu có cái gì sai hay cái gì đã bị thay đổi trong dạng sách.
Điều này đã không được duy trì cho các kinh sách khác. Kinh Thánh có nhiều chỗ chen thêm vào tới mức nếu Jesus quay lại ông ấy sẽ không có khả năng hiểu điều gì đã xảy ra, làm sao những điều này đã bước vào. Bởi vì trong ba trăm năm sau khi Jesus chết... sau ba trăm năm, lần đầu tiên Kinh Thánh được ghi lại. Trong ba trăm năm này nhiều điều đã biến mất. Ngay cả đệ tử của ông ấy cũng có những câu chuyện khác để kể.
Phật chết. Hai trăm năm sau cái chết của ông ấy, lời của ông ấy đã được ghi lại. Có nhiều giáo phái, nhiều kinh sách, và không ai có thể nói cái nào là thật và cái nào là giả. Nhưng Phật đã nói với quần chúng, cho nên ông ấy không được cô đọng như Patanjali. Ông ấy đã nói cho quần chúng, cho người bình thường, người thường. Ông ấy đã nói thêm nhiều điều, chi tiết. Trong những chi tiết đó nhiều thứ có thể được thêm vào, nhiều thứ có thể bị xoá đi, và không ai sẽ trở nên nhận biết rằng cái gì đó đã từng được làm.
Nhưng Patanjali đã không nói cho quần chúng. Ông ấy đã nói cho vài người rất chọn lọc, một nhóm, một nhóm rất ít người, cũng như Gurdjieff. Gurdjieff chưa bao giờ nói trước quần chúng. Một nhóm đệ tử rất được chọn lọc của ông ấy đã có khả năng nghe ông ấy, và điều đó nữa cũng với nhiều điều kiện. Không buổi gặp gỡ nào đã bao giờ được tuyên bố trước. Nếu ông ấy định nói đêm nay, vào tám giờ ba mươi, thế thì gần tám giờ bạn sẽ nhận được chỉ dẫn rằng Gurdjieff định nói ở đâu đó. Và bạn phải đi tới chỗ đó ngay lập tức bởi vì vào tám giờ ba mươi cửa sẽ bị đóng lại. Và ba mươi phút này không bao giờ đủ. Và khi bạn đến nơi bạn có thể thấy rằng ông ấy đã cắt bỏ. Lại ngày hôm sau....
Có lần ông ấy liên tục cắt bỏ trong bẩy ngày. Ngày thứ nhất bốn trăm người tới, ngày cuối cùng chỉ còn mười bốn. Dần dần họ bị làm nản lòng. Và thế rồi dường như không thể nào có chuyện ông ấy sẽ nói. Ngày cuối cùng, chỉ mười bốn người... khi ông ấy nhìn, ông ấy nói, “Bây giờ số lượng người đúng còn lại. Và các ông có thể đợi trong bẩy ngày và các ông không bị nản lòng, cho nên bây giờ các ông đã thu được nó. Bây giờ ta sẽ nói, và chỉ mười bốn người này sẽ có khả năng nghe loạt này. Bây giờ không người nào được thông báo rằng ta đã bắt đầu nói.”
Kiểu công việc này là khác. Patanjali đã làm việc với một nhóm người rất gần gũi. Đó là lí do tại sao không tôn giáo nào đã đi ra từ nó, không tổ chức. Patanjali không có giáo phái. Một lực vô cùng thế, nhưng ông ấy vẫn còn đóng bên trong một nhóm nhỏ. Và ông ấy đã làm việc với nó theo cách mà sự thuần khiết phải được duy trì. Nó đã được duy trì mãi cho tới giờ.
Câu hỏi cuối cùng:
Xin thầy giải thích về cách làm việc của lực không biết đó, cái giữ tâm trí con người bị thu hút, bị gắn với những điều và thói quen trần tục, mặc cho việc đầy nhận biết rằng kết quả tối thượng không là gì ngoài khổ?
Nhận biết này là không toàn bộ, nhận biết này chỉ là trí tuệ. Về mặt logic bạn theo, “Bất kì cái gì mình đang làm đều dẫn mình tới khổ,” nhưng đây không phải là kinh nghiệm tồn tại của bạn. Bạn hiểu về mặt hợp lí thôi. Nếu bạn chỉ là một mình lí trí thế thì không có vấn đề gì, nhưng bạn cũng là "vô lí trí". Nếu như bạn chỉ có tâm trí có ý thức thế thì được; nhưng bạn cũng có tâm trí vô thức nữa. Tâm trí có ý thức biết rằng bạn sẽ khổ mọi ngày bởi nỗ lực riêng của bạn, bạn đang tạo ra địa ngục riêng của bạn. Nhưng vô thức là không nhận biết, và vô thức là chín lần hơn tâm trí ý thức của bạn. Và vô thức đó cứ dai dẳng trong thói quen riêng của nó.
Bạn quyết định không giận nữa vì giận không làm gì ngoài việc đầu độc hệ thống riêng của bạn. Nó cho bạn khổ. Nhưng lần sau khi ai đó xúc phạm bạn vô thức sẽ gạt lí trí ý thức của bạn sang bên, sẽ bùng nổ, và sẽ giận. Và vô thức đó đã không biết về quyết định của bạn chút nào, và vô thức đó vẫn còn là lực hoạt động.
Tâm trí có ý thức là không tích cực. Nó chỉ nghĩ, nó là nhà tư tưởng; nó không là người làm. Cho nên cái gì phải được làm? Chỉ bằng suy nghĩ có ý thức rằng cái gì đó sai bạn sẽ không dừng nó được. Bạn sẽ phải làm việc theo kỉ luật, và qua kỉ luật tri thức có ý thức này sẽ xuyên thấu như mũi tên vào vô thức.
Qua kỉ luật, qua Yoga, qua thực hành, quyết định có ý thức sẽ đi vào vô thức, và khi nó đi vào trong vô thức chỉ thế thì nó mới là hữu dụng. Bằng không bạn sẽ cứ nghĩ cái gì đó và bạn sẽ cứ làm cái gì đó hoàn toàn ngược lại.
Thánh Augustine nói, “Bất kì cái gì tôi biết là tốt - và tôi bao giờ cũng nghĩ làm nó - nhưng bất kì khi nào cơ hội để làm nó tới, tôi bao giờ cũng làm bất kì cái gì sai.” Đây là thế tiến thoái lưỡng nan của con người.
Và Yoga là con đường để bắc cầu ý thức với vô thức. Khi chúng ta đi sâu hơn vào trong kỉ luật bạn sẽ trở nên nhận biết về cách điều này có thể được làm. Điều này có thể được làm. Cho nên đừng dựa vào ý thức, nó là không hoạt động; vô thức là hoạt động. Thay đổi vô thức đi, chỉ thế thì cuộc sống của bạn mới có nghĩa khác. Bằng không bạn sẽ trong khổ nhiều hơn. Suy nghĩ cái gì đó và làm cái gì đó sẽ thường xuyên tạo ra hỗn độn, và dần dần bạn sẽ mất tự tin. Dần dần bạn sẽ cảm thấy rằng bạn là tuyệt đối không có khả năng, bất lực, bạn không thể làm được gì. Việc tự kết án sẽ nảy sinh. Bạn sẽ cảm thấy mặc cảm.
Và mặc cảm là tội lỗi duy nhất.
Đủ cho hôm nay?

0 Đánh giá

Ads Belove Post