Thiền Osho - Chỉ thầy mới có thể chọn đệ tử

Thiền Osho - Chỉ thầy mới có thể chọn đệ tử

Price:

Read more

Thiền Osho - Chỉ thầy mới có thể chọn đệ tử

Đức Sơn là một thầy lớn. Trước khi ông ấy trở thành thầy ông ấy đã đi tới am của Qui Sơn. Mọi thầy đều có am riêng của mình, tu viện riêng của mình, và các đệ tử đi từ tu viện này sang tu viện khác trong việc tìm một người mà họ có thể rơi vào tình yêu với người đó, mà họ có thể mạo hiểm tất cả vì người đó. Và khoảnh khắc ai đó tìm ra thầy, người là quí giá hơn cuộc sống riêng của anh ta, ngày đó là ngày may mắn nhất cho đệ tử. Bây giờ không còn nhu cầu nào nữa để đi bất kì đâu, người đó đã về tới nhà. Bây giờ đệ tử có thể lắng đọng sâu trong im lặng, sâu trong chân lí của người đó. Người đó đã tìm ra ý nghĩa của sự tồn tại.
Đức Sơn tới am của Qui Sơn, cắp hành trang dưới nách, đi qua pháp đường, từ đông sang tây và từ tây sang đông; nhìn quanh nói, "Meo, meo," và đi ra.
Đức Sơn ra tới cổng, nhưng rồi tự nhủ mình, "Phải không được vội vàng."
Điều đã xảy ra là rất đơn giản. Đức Sơn đang nói với Qui Sơn, "Tôi chỉ giống như mèo, meo, meo. Thầy có khả năng dạy cho con vật hồn nhiên không? Tôi hoàn toàn dốt, dốt như con vật - thầy có khả năng dạy không? Và tôi đã từng đi tìm từ đông sang tây, từ tây sang đông, và tôi còn chưa bắt gặp người có thể là thầy tôi."
Vì Qui Sơn đã không nói gì, Đức Sơn ra tới cổng, nhưng rồi tự nhủ mình, "Phải không được vội vàng. Việc này, việc hỏi này đã quá nhanh rồi, mình đã không cho Qui Sơn đủ cơ hội.
"Phải không được vội vàng," cho nên ông ấy chỉnh y phục nghiêm chỉnh và đi vào lần thứ hai để có cuộc gặp riêng. Qui Sơn đang ngồi tại chỗ.
Đức Sơn, đưa toạ cụ lên, nói, "Hoà Thượng!”
'Hòa thượng' là một từ có ý nghĩa kính trọng, yêu mến và biết ơn lớn lao. Nó cũng có vẻ hay.
"Hoà Thượng!" Qui Sơn làm dường như giơ phất tử lên. Thế là Đức Sơn hét "Quái!", phẩy tay áo và đi ra. Quay lưng lại pháp đường, Đức Sơn mang dép rơm và đi mất.
Đến tối, Qui Sơn hỏi thủ toà, "Người mới tới đâu rồi?"
Thủ toà nói, "Lúc ấy ông ta quay lưng lại pháp đường, mang dép và đi mất."
Những lời này không được hiểu một cách trực tiếp, mà theo cách rất gián tiếp. Bằng việc quay lưng lại pháp đường ông ấy đang nói, "Tôi không quan tâm tới bài giảng, tới lời, trong kinh sách."
Ông ấy mang dép rơm và đi mất.
Qui Sơn nói, "Ngày sau người này sẽ lên đỉnh núi chỗ biệt lập, tự xây am cỏ và quở phật mắng tổ."
Bất kì người nào không biết truyền thống của Thiền đều sẽ nghĩ rằng Qui Sơn đang kết án Đức Sơn, nhưng ông ấy đang ca ngợi. Ông ấy đang nói, "Anh chàng đó thực sự được làm bằng chất liệu mà người tìm kiếm cần được làm ra. Đầu tiên anh ta tới và không hỏi một lời chỉ đơn giản nói, 'Meo, Meo,' và không đợi câu trả lời đi ra luôn. Ta đơn giản quan sát anh ta. Anh ta đi qua phòng từ đông sang tây, từ tây sang đông, chỉ để chỉ cho ta rằng anh ta đã từng tới nhiều, nhiều thầy. ‘Thầy không mới. Thầy có nhận ra tôi là người tìm kiếm không? Thầy có sẵn sàng là thầy cho một người hồn nhiên như con vật không?'
"Trước khi ta có thể nói bất kì cái gì, anh ta đi ra, nhưng thế rồi anh ta nghĩ rằng điều đó là việc ra đi quá nhanh chóng, 'Mình phải cho ông già này chút ít cơ hội chứ.' Thế là anh ta quay vào và với kính trọng lớn, đơn giản nói, 'Hòa thượng!' Nhưng ta không thể chấp nhận được anh ta, vì anh ta được làm bằng chất liệu khác."
Có hai kiểu đệ tử, những người sẽ nhấn mạnh vào việc tìm một mình chân lí và những người thích đi cùng thầy, trở thành cái bóng của thầy, làm tan biến bản thân họ vào trong thầy một cách an bình, im lặng.
Qui Sơn, thấy anh chàng này, vẫn còn im lặng không nói gì, nhưng về sau khi thủ tòa hỏi ông ấy, "Cái gì đã xảy ra?"
Qui Sơn nói, "Ngày sau người nay sẽ lên đỉnh núi chỗ biệt lập." – đám đông không phải là chỗ của người này, và người này cũng không thể là đệ tử. Người này được sinh ra để là thầy. Một ngày nào đó người này sẽ đi lên đỉnh núi xa xôi và lập ra am, và người này sẽ nở hoa đẹp tới mức ngay cả chư phật sẽ xấu hổ và chư tổ sẽ ghen tị.
Đó là cách ca ngợi rất kì lạ, nhưng Qui Sơn dường như là con người của sáng suốt vô cùng. Không một lời nào đã được thoát ra nhưng ông ấy đã nhìn vào bên trong chính chiều sâu của Đức Sơn và tiềm năng của ông này. Và ông ấy không phải là người bỏ phí thời gian cho ai đó có tiềm năng dẫn người đó đi đâu đó khác.
Trong huyền môn Ai Cập cổ có câu ngạn ngữ, rằng không phải đệ tử chọn thầy, chính thầy mới chọn đệ tử. Làm sao đệ tử thấp kém có thể quyết định được? Trên nền tảng nào đệ tử có thể chọn thầy? Chỉ thầy mới có thể chọn đệ tử. Từ chiều cao của mình thầy có thể thấy tiềm năng. Qui Sơn có thể thấy rằng Đức Sơn không phải là bồ tát, mà là a la hán. Ông này chắc một mình sẽ tìm ra chân lí, và sẽ trở thành thầy lớn, nhưng là thầy của rất ít người. Và chắc chắn ông ấy sẽ không trở thành đệ tử, đó không phải là định mệnh của ông ấy.
Qui Sơn đã biểu lộ sáng suốt vô cùng. Chỉ bằng việc quan sát những cử chỉ bình thường, ông ấy có thể thấy chính chiều sâu bên trong của Đức Sơn. Và điều ông ấy nói đã thực sự xảy ra. Đức Sơn cuối cùng đã trở thành thầy lớn theo cách riêng của ông ấy. Ông ấy đã đi tới nhiều thầy nữa sau Qui Sơn, nhưng ở mọi nơi ông ấy đều cư xử theo cách không ai có thể chấp nhận được ông ấy. Mọi thầy mà ông ấy tới thăm đều có thể thấy tiềm năng lớn trong ông ấy, nhưng ông ấy tự mình phải tìm nó, ông ấy sẽ không nhận sự giúp đỡ của bất kì ai, điều đó đơn giản không có trong bản tính của ông ấy.
Và khi bản thân Đức Sơn trở thành thầy, ông ấy thực sự lên núi, toàn một mình, nhưng tên ông ấy, vinh quang của ông ấy, lan rộng như đám cháy hoang - người khác đã nở hoa trong tính toàn bộ của phật tính - và hàng trăm người tới với ông ấy.
Qui Sơn đang nói rằng con người của sáng tỏ và chứng ngộ có thể nhìn thấu bạn; ông ấy có thể nhìn xuyên thấu bạn có thể trở thành cái gì. Và người như Qui Sơn sẽ không can thiệp, do từ bi; ông ấy sẽ không nói một lời nào với người này, người có thể trở thành thầy theo cách riêng của mình sớm hay muộn. Ông ấy sẽ để cho ông này tìm ra điều đó. Bất kì giúp đỡ nào cho người như vậy sẽ là việc làm sao lãng.
Trích từ quyển "Thiền: Sét kim cương" - Osho

0 Đánh giá

Ads Belove Post