Read more
Không
thầy nào có thể ép buộc bất kì người nào được chứng ngộ
Khi Nham Đầu từ biệt Đức Sơn, Đức
Sơn nói, "Đi về đâu?"
Nham Đầu nói, "Tạm từ hoà
thượng hạ sơn, thưa thầy."
Đức Sơn nói, "Sau đó làm
gì?"
Nham Đầu nói, "Chẳng quên
thầy, thưa thầy."
"Nương vào đâu mà ông nói
lời này?" Đức Sơn hỏi.
Nham Đầu nó, "Đâu chẳng
nghe: ‘Trí vượt hơn thầy mới kham truyền trao, trí ngang bằng thầy, kém thầy nửa
đức.’"
Đức Sơn nói, "Đúng thế!
Đúng thế! Phải khéo hộ trì."
Trong dịch thuật, phần có ý
nghĩa nhất bao giờ cũng bị mất. Đức Sơn là thầy lớn. Nham Đầu là học trò, thậm
chí không là đệ tử, vì đệ tử không bao giờ bỏ thầy. Đệ tử trở thành gần như một
phần của chính bản thể của thầy. Có nảy sinh kết nối vô hình giữa hai trái tim.
Họ nhảy múa cùng nhau.
Nhưng Nham Đầu phải đã chỉ là một
học trò, thu thập tri thức từ thầy này, từ thầy kia. Anh ta thậm chí không nhận
biết về khác biệt giữa thầy giáo và thầy, cũng không nhận biết về khác biệt giữa
đệ tử và học trò. Học trò quan tâm tới tri thức, đệ tử quan tâm tới hiện hữu; đệ
tử chỉ muốn ở đỉnh cao nhất của tiềm năng riêng của mình. Anh ta không muốn
mang kinh sách không cần thiết trên lưng mình, anh ta muốn hoa sen nở bên trong
bản thể riêng của mình. Đệ tử không phải là học trò. Đệ tử là người yêu. Học
trò chỉ thu thập tri thức.
Đức Sơn nói, "Đi về đâu? Nếu
ông thực sự là đệ tử, không có đi, không có đến gì nữa, vì ông đã tìm thấy tác
nhân xúc tác, điều sẽ làm biến đổi bản thể ông. Nhưng nếu ông đi, ít nhất ta có
thể hỏi ông đi đâu." Chính là từ từ bi mà Đức Sơn đang nói cho Nham Đầu,
"Xin hãy hiểu cho: đi xa khỏi đây là đi xa khỏi bản thân ông. Bởi ngẫu
nhiên, ông đã tới rất gần tới việc bùng nổ, cho nên giờ ông định đi đâu? Khi
mùa xuân sắp tới, ông đi sao? Khi hoa sắp nở trong mọi mầu sắc của chúng, ông
đi sao? Ông đi đâu?"
Nham Đầu không thể hiểu được. Học
trò là rất nghèo nàn khi có liên quan tới kinh nghiệm tồn tại.
Nham Đầu nói, "Tạm từ hoà
thượng hạ sơn, thưa thầy."
Anh ta không biết khác biệt giữa
thầy và thầy giáo; anh ta không có quyền gọi Đức Sơn là 'thầy'. Trong từ điển
nó ngụ ý cùng điều, nhưng cuộc sống không là từ điển. Thầy là người có thể truyền
bản thể mình cho bạn, người có thể - chỉ bằng việc hiện diện - tạo ra tình huống
trong đó bạn trở thành lửa. Thầy giáo chỉ có thể nói về điều kinh sách nói. Thầy
là sự hiện diện, là im lặng. Ngay cả trong lời thầy, thầy cũng đang cố giúp bạn
đi hướng tới vô lời.
Nhưng Nham Đầu đã trong lẫn lộn
vô cùng. Anh ta nói, "Tạm từ hoà thượng, thưa thầy..."
Nếu như tôi ở vị trí của Đức
Sơn, tôi sẽ ra lệnh cho Sardar Gurudayal Singh chăm nom anh chàng Nham Đầu này,
đánh anh ta ba lần. Anh ta không thể dùng từ 'thầy' được, anh ta đang làm cho
nó đồng nghĩa với 'thầy giáo'.
"... hạ sơn." Đức Sơn
nói, “Sau đó làm gì? Ông sẽ làm gì dưới núi? Từ đó, ông đi về đâu?” Nham Đầu
nói, "Chẳng quên thầy, thưa thầy." Không có vấn đề quên thầy. Đệ tử
mang thầy trong tim mình, không trong kí ức. Anh ta mang cùng ngọn lửa bên
trong anh ta, không trong ý nghĩ của anh ta.
Nham Đầu nói, "Chẳng quên
thầy, thưa thầy."
Lặp đi lặp lại, điều đang trở
nên rõ ràng hơn là anh ta đơn giản là một học trò.
Đức Sơn hỏi anh ta, "Nương
vào đâu mà ông nói lời này" Ông ấy đang nói, "Ông thậm chí còn chưa
biết ta. Trên nền tảng nào mà ông nói rằng ông sẽ không quên ta? Làm sao ông có
thể quên được ai đó mà ông đã không biết? Trước khi ông có thể quên, yêu cầu cơ
bản là ít nhất phải biết. Dựa vào đâu mà ông nói điều này?"
Nham Đầu nói, - và đây là trích
dẫn từ kinh sách Phật giáo cổ đại - "Đâu chẳng nghe: ‘Trí vượt hơn thầy mới
kham truyền trao, trí ngang bằng thầy, kém thầy nửa đức."
Anh ta không hiểu điều anh ta
đang nói tới. Phát biểu này trong kinh sách Phật giáo chẳng liên quan gì tới
tri thức; nó có cái gì đó liên quan với việc biết. Đó là cách mọi thứ đổi mầu của
chúng trong việc dịch. Việc biết là điều có tính tồn tại, tri thức chỉ là kí ức.
Ngay cả máy tính cũng có tri thức bởi vì nó có bộ nhớ. Bằng việc ghi nhớ kinh
sách, bạn không chứng tỏ thông minh của bạn, bạn chỉ chứng tỏ rằng bạn là cái
máy tính tốt.
Kinh sách chắc chắn nói điều
này, "Nếu việc biết của đệ tử thậm chí là một nửa việc biết của thầy anh
ta, anh ta cũng có một nửa đức hạnh mà thầy anh ta có. Nhưng nếu việc biết của
anh ta vượt quá việc biết của thầy, chỉ thế thì anh ta mới đủ phẩm chất cho việc
truyền trao."
Trong bản dịch này, mọi thứ đã
trở thành đảo lộn. Bạn không thể vượt qua được việc biết của thầy bởi vì thầy
chẳng biết gì theo nghĩa tối thượng. Làm sao bạn có thể vượt qua hư không - bạn
có nghĩ có khả năng nào không? Cái gì đó có thể bị vượt qua, nhưng hư không thì
không thể bị vượt qua. Hư không là bao la và vô giới hạn, làm sao bạn có thể vượt
qua được nó?
Nhưng Đức Sơn là một trong những
thầy giáo từ bi lớn. Thay vì đánh Nham Đầu, từ từ bi ông ấy đơn giản nói,
"Vâng. Đúng thế! Đúng thế! Phải khéo hộ trì. Ta rút lại trách nhiệm của ta
với ông, giờ ông là theo cách riêng của ông, cảnh giác vào." Thực ra điều
ông ấy đang nói là, "Giờ ta không còn quan tâm tới ông. Ông đang phá bỏ mọi
cây cầu giữa ông và ta. Bất kì điều gì ông nghĩ, bất kì cái gì ông đã hiểu, giữ
nó cho chắc và cứ theo cách riêng của ông."
Không thầy nào có thể ép buộc bất
kì người nào được chứng ngộ. Không thầy nào có thể tạo ra xiềng xích cho đệ tử.
Không thầy nào sẽ nói, "Ở lại với ta." Chính trái tim của đệ tử mới
muốn còn ở lại. Nó không phải là mệnh lệnh từ phía thầy, nó là yêu từ phía đệ tử.
Nó là chuyện tình lớn, 'việc trọng đại'. Bạn có thể hiểu điều đó vì bạn không
phải là học sinh và đây không phải là đại học. Đây đơn giản là việc tụ tập của
những người tìm kiếm người đã rơi vào yêu thầy, người đã nhận ra trong trái tim
sâu thẳm nhất của họ rằng đây là chỗ họ thuộc vào.
Nhưng nó không phải là mệnh lệnh.
Từ phía tôi, bạn là tuyệt đối tự do. Nếu không ai tới đây, tôi sẽ vẫn tới mọi tối
để nói cho tre. Chính quyết định của bạn là ở đây hay không ở đây. Nhưng Đức
Sơn từ bi, vẫn nói rằng, "Nếu ông bỏ đi, thế thì phải cảnh giác. Ông có thể
lạc lối rất dễ dàng. Ông đã không hiểu bất kì cái gì."
Trích từ quyển
"Thiền: Sét kim cương" - Osho
0 Đánh giá