SÁCH NÓI THIỀN OSHO AUDIO - Nếu bạn tin cậy vào bản thân bạn, thầy không được cần

SÁCH NÓI THIỀN OSHO AUDIO - Nếu bạn tin cậy vào bản thân bạn, thầy không được cần

Price:

Read more


Nếu bạn tin cậy vào bản thân bạn, thầy không được cần
Chúng ta có cần chứng ngộ - "chuyện trọng đại" - vì mục đích chứng ngộ không? Liệu có đủ không nếu yêu thầy và muốn nhiều hơn bất kì cái gì để “đền đáp lòng tốt của thầy"?

Maneesha, bạn không thể yêu chứng ngộ được, bạn không thể ghét chứng ngộ được. Đây không phải là những cách thức có thể của việc tiếp cận tới chứng ngộ. Bạn có thể được chứng ngộ hay không, không có vấn đề về yêu chứng ngộ hay không yêu chứng ngộ. Và yêu thầy là không đủ vì điều đó có thể trở thành việc an ủi: rằng bạn ở cùng thầy, bạn yêu thầy, còn cần cái gì khác nữa? Yêu thầy chỉ có một nghĩa - rằng bạn mở tới điểm thầy có thể đánh, và chém phăng, như chiếc kiếm, mọi rào chắn chứng ngộ của bạn.
Bạn sẽ không cho phép bất kì người nào tới quá gần mà không có tin cậy. Ở cùng thầy đơn giản có nghĩa là không phòng thủ; nếu thầy chặt đầu bạn, bạn sẽ vẫn biết ơn. Và thầy phải chặt nhiều thứ hơn so với đầu bạn. Thầy phải chặt mọi hoạt động tâm trí của bạn, thầy phải chặt mọi tình cảm trái tim bạn. Chừng nào ý nghĩ và tình cảm còn chưa biến mất, bạn không thể tuyệt đối im lặng.
Nếu bạn yêu thầy, việc đó không phải là kết thúc; nó chỉ là bắt đầu của quá trình. Bản thân thầy là phương cách. Về phần riêng của bạn, điều đó sẽ là rất khó khăn. Nhưng nếu bạn tin cậy ai đó - và bạn có thể cảm thấy rằng người đó đã tới - bạn có thể mở trái tim bạn, không có sợ.
Thầy là yêu thuần khiết, không hướng tới bất kì ai nói riêng. Bạn có thể mở với thầy, phơi bày bản thân bạn, không ẩn nấp đằng sau ý nghĩ, lí thuyết, triết lí hay tôn giáo. Chỉ mở và phơi bày bản thân bạn với mọi vết thương của bạn, với mọi chỗ tối của bạn, với mọi khổ của bạn, với mọi giận và ghen tị của bạn. Bạn có thể mở bản thân bạn mà không sợ gì, vì thầy không bao giờ phán xét. Thầy không có phán xét, thầy đơn giản yêu. Và từ yêu của thầy, thầy chặt đi mọi rào chắn và để bạn một mình như ngọn lửa. Không có gì mà bạn phải làm - chỉ ngọn lửa nhảy múa của bạn là đủ sự biết ơn.
Trong chứng ngộ của bạn, thầy đã lại trở nên chứng ngộ. Khi từng đệ tử trở nên được chứng ngộ, thầy trở nên được chứng ngộ lặp đi lặp lại; và với niềm vui vô cùng của người làm vườn khi từng cây của mình bắt đầu nở hoa. Quan sát mắt người đó - mọi mầu sắc đó, mọi hoa đó đang nhảy múa trong gió, trong mưa, trong ánh mặt trời - và người đó đã chờ đợi bao lâu! Các bạn là khu vườn của tôi. Tôi sẽ đợi cho tới khi các bạn thu lấy dũng cảm, và dũng cảm này có nghĩa là biến mất vào trong đấy, đánh mất bản thân bạn trong buông bỏ hoàn toàn.
Chứng ngộ không ở đâu đó khác. Nó đang ẩn đằng sau hạt mầm của bạn, bên trong bạn. Bạn chỉ phải tin cậy. Nếu bạn tin cậy vào bản thân bạn, thầy không được cần. Nhưng bởi vì xã hội đã tạo ra bạn theo cách mà bạn không thể tin cậy được vào bản thân bạn, bạn bao giờ cũng bị phân chia - làm nó hay không làm nó, hiện hữu hay không hiện hữu - tâm trí bạn liên tục do dự. Bạn cần ai đó kiên định. Điều đó gần giống như giải phẫu; bạn không thể làm giải phẫu cho bản thân bạn được, nó sẽ rất khó, gần như không thể được.
Bạn sẽ cần ai đó khác và bạn sẽ phải tin cậy bởi vì người đó mở trái tim bạn hay mở não bạn và ai biết người đó là loại người nào. Nhưng bình thường bạn tin cậy vào nhà giải phẫu cho dù bạn không biết ông ấy. Chức năng của thầy là sâu sắc hơn nhiều. Nó cần yêu và tin cậy rất có ý thức về phía đệ tử vì thầy sẽ xé toang mọi nhân cách của bạn và làm tan tành mọi thói quen tâm trí bạn để đem ra ngọn lửa ẩn kín với mọi sự huy hoàng của nó. Bạn không phải yêu nó. Bạn sẽ hân hoan, bạn sẽ nhảy múa, bạn sẽ hát, bạn sẽ chia sẻ, bây giờ bạn sẽ yêu mọi thứ bao quanh bạn.
Maneesha, ngay cả biết ơn cũng không cần; nó tới theo cách riêng của nó. Với chứng ngộ của bạn, biết ơn của bạn tới theo cách riêng của nó. Phương Tây tuyệt đối vô nhận biết về tại sao ở phương Đông các đệ tử chạm chân thầy.
Một hôm một người tới và muốn chạm chân Phật Gautam và Phật nói, "Đợi đã. Chưa phải là thời điểm."
Người này nói, "Thầy ngụ ý gì, chưa phải thời điểm?"
Phật nói, "Tay ông còn trống rỗng. Cứ đợi chút ít cho tới khi ta có thể thấy rằng tay ông đầy sự biết ơn. Nhưng chưa cái gì đã xảy ra trong ông mà đem lại biết ơn theo cách riêng của nó. Khi nó xảy ra - không có nỗ lực nào - đầu ông sẽ muốn chạm chân thầy của ông." Thầy đã từng làm việc mà không có phần thưởng nào. Bạn không thể trả tiền cho thầy, bạn không thể làm được bất kì cái gì đáp lại mọi điều đã xảy ra cho bạn qua thầy. Biết ơn là nhận biết rất bất lực: "Nhiều nhất, tôi có thể chạm chân thầy."
Khi Sariputta, một trong những đệ tử lớn của Phật Gautam, trở nên chứng ngộ, ông ấy thậm chí không chạm chân Phật. Ông ấy đơn giản chạm bụi gần chân Phật.
Phật nói, "Ông làm gì vậy?"
Ông ấy nói, "Chạm chân thầy dường như là quá nhiều. Chạm bụi dưới chân thầy là đủ." Sariputta nói điều này cho dù ông ấy đã chứng ngộ, nhưng ông ấy cũng hiểu rằng không cái gì có thể được làm để đền đáp lại. Không có cách nào để đền đáp nó. Mọi điều chúng ta có thể làm là biểu lộ lòng biết ơn của chúng ta.

0 Đánh giá

Ads Belove Post