Chương 1. Cuộc sống là tấm gương

Chương 1. Cuộc sống là tấm gương

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 6)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 1. Cuộc sống là tấm gương

35. Khi người yogi được định chắc trong bất bạo hành, có việc bỏ thù địch của những người đang có trong hiện diện của ông ấy.
36. Khi người yogi được định chắc trong sự trung thực, ông ấy đạt tới kết quả cùa hành động mà không hành động.
37. Khi người yogi được định chắc trong trung thực, giầu có bên trong tự chúng hiện diện.
38. Khi người yogi được định chắc trong tiết dục, cường tráng được thu lấy.
39. Khi người yogi được định chắc trong không sở hữu, nảy sinh tri thức về "thế nào" và "tại sao" của sự tồn tại.
Có lần chuyện xảy ra, tôi ở trong vùng núi cùng vài người bạn. Chúng tôi đi tới một điểm như điểm vọng; nó là chỗ đẹp, rất im lặng, được bao quanh bởi núi đồi. Một trong những người bạn bắt đầu sủa như chó. Khắp núi đồi vọng lại nó - toàn thể chỗ này dường như đầy hàng nghìn con chó. Thế rồi, ai đó khác bắt đầu tụng mật chú Phật giáo: "Sabbe sanghar anichcha. Sabbe dhamma anatta. Gate, gate, para gate, para sangate. Bodhi swaha." Núi đồi trở thành Phật tử; chúng vọng lại nó. Câu mật chú này nghĩa là: "Mọi thứ đều vô thường, không cái gì thường hằng; tất cả là luồng, không cái gì là chất liệu. Mọi thứ đều không có cái ngã. Mất đi, mất đi, mất đi tới cùng, mọi thứ mất đi - lời, tri thức, chứng ngộ nữa."
Tôi nói với những người bạn đang ở đó cùng tôi rằng cuộc sống cũng giống điểm vọng này: bạn sủa vào nó, nó sủa vào bạn; bạn tụng câu mật chú hay, cuộc sống trở thành sự phản xạ của việc tụng hay đó. Cuộc sống là gương. Hàng triệu gương bao quanh bạn - mọi khuôn mặt đều là gương; mọi tảng đá đều là gương; mọi đám mây đều là gương. Mọi mối quan hệ đều là gương. Trong bất kì cách nào bạn đều có liên hệ với cuộc sống, nó phản xạ bạn. Đừng giận cuộc sống nếu nó bắt đầu sủa vào bạn. Bạn phải đã bắt đầu dây chuyền này. Bạn phải đã làm cái gì đó lúc ban đầu gây ra nó. Đừng cố thay đổi cuộc sống; thay đổi bản thân bạn đi, và cuộc sống thay đổi.
Đây là hai quan điểm: một quan điểm tôi gọi là quan điểm cộng sản, điều nói, "Thay đổi cuộc sống đi, chỉ thế thì bạn mới có thể hạnh phúc"; quan điểm kia tôi gọi là tôn giáo, điều nói, "Thay đổi bản thân bạn, và cuộc sống đột nhiên trở thành đẹp." Không cần thay đổi xã hội, thế giới. Nếu bạn đi theo hướng đó bạn đang đi theo hướng sai mà sẽ không dẫn bạn tới đâu cả. Ngay chỗ đầu tiên, bạn không thể thay đổi được nó - nó bao la thế. Điều đó đơn giản là không thể được. Nó phức tạp thế và bạn ở đây chỉ chốc lát; và cuộc sống là rất cổ đại và cuộc sống sẽ có mãi mãi và mãi mãi. Bạn chỉ là khách; ở trọ qua đêm và bạn qua đi: gate, gate - mất đi, mất đi mãi mãi. Làm sao bạn có thể hình dung được thay đổi nó?
Cực kì ngu xuẩn khi nói cuộc sống có thể được thay đổi, nhưng có nhiều hấp dẫn trong nó. Quan điểm cộng sản có hấp dẫn sâu sắc trong nó. Không phải bởi vì nó đúng - hấp dẫn tới từ nguồn khác nào đó: bởi vì nó làm cho bạn thành không có trách nhiệm, đó là hấp dẫn. Mọi thứ khác đều chịu trách nhiệm, trừ bạn; bạn là nạn nhân. "Toàn thể cuộc sống chịu trách nhiệm. Thay đổi cuộc sống đi" - điều này hấp dẫn tâm trí bình thường vì không tâm trí nào muốn cảm thấy có trách nhiệm.
Bất kì khi nào bạn khổ bạn đều muốn đổ trách nhiệm lên ai đó. Bất kì ai cũng được, bất kì cớ nào cũng được, nhưng thế thì bạn được đỡ nặng gánh. Bây giờ bạn biết bạn khổ vì người đàn ông này hay người đàn bà kia, hay kiểu xã hội này, chính phủ này, cấu trúc xã hội này, nền kinh tế này - cái gì đó - hay, chung cuộc, Thượng đế chịu trách nhiệm hay số phận. Đây là quan điểm cộng sản. Khoảnh khắc bạn đổ trách nhiệm lên người khác, bạn đã trở thành người cộng sản; bạn không còn là người tôn giáo.
Cho dù bạn đổ trách nhiệm lên Thượng đế, bạn đã trở thành người cộng sản. Cố hiểu tôi đi, bởi vì người cộng sản không tin vào Thượng đế, nhưng toàn thể quan điểm của việc đổ trách nhiệm lên ai đó khác là tính chất cộng sản - thế thì Thượng đế phải bị thay đổi.
Đó là điều mọi người cứ làm trong đền chùa: họ đi và cầu nguyện để thay đổi Thượng đế. Những người đó toàn là người cộng sản. Họ có thể ẩn trốn trong quần áo tôn giáo; họ là người cộng sản. Họ đang cầu nguyện cái gì? Bạn đang nói với Thượng đế, "Làm cái này, không làm cái kia"; "Vợ con ốm, làm cho cô ấy khoẻ đi." Bạn đang nói với cái toàn thể, "Ông chịu trách nhiệm đấy." Bạn đang phàn nàn; sâu bên dưới lời cầu nguyện của bạn là lời phàn nàn. Bạn có thể nói rất lễ phép, nhưng lễ phép của bạn là giả. Bạn thậm chí có thể tâng bốc ông ấy, nhưng sâu bên dưới bạn đang nói, "Ông chịu trách nhiệm đấy - làm cái gì đó đi!"
Thái độ này tôi gọi là thái độ cộng sản; với điều đó tôi ngụ ý thái độ rằng "tôi không chịu trách nhiệm; tôi là nạn nhân. Toàn thể cuộc sống chịu trách nhiệm." Thái độ tôn giáo nói, "Cuộc sống đơn giản phản xạ."
Cuộc sống không phải là người làm; nó là tấm gương. Nó không làm gì cho bạn, bởi vì cùng cuộc sống này cư xử với Phật theo cách khác. Cuộc sống là như nhau; nó hành xử với bạn theo cách khác. Tấm gương là như nhau, nhưng khi bạn tới trước gương nó phản xạ mặt bạn. Và nếu mặt bạn không phải là mặt Phật, gương có thể làm gì? Khi Phật tới trước gương, nó phản xạ phật tính.
Khi tôi nói điều này cho bạn tôi nói vậy vì đó là cách tôi đã kinh nghiệm. Một khi bạn đối diện với những thay đổi, những thay đổi nhỏ; bởi vì gương không có lập trường cố định. Gương chỉ vọng lại, phản xạ. Nó không nói gì cả. Nó đơn giản phơi bày - nó phơi bày bạn. Nếu cuộc sống là khổ, bạn phải đã bắt đầu dây chuyền này. Nếu mọi người chống lại bạn, bạn phải đã bắt đầu dây chuyền này. Nếu mọi người cảm thấy thù địch, bạn phải đã bắt đầu dây chuyền này.
Đổi nguyên nhân đi. Và bạn là nguyên nhân. Tôn giáo làm bạn có trách nhiệm - và đó là cách tôn giáo làm bạn tự do bởi vì thế thì đó là tự do chọn lựa của bạn. Là khổ hay là sướng - điều đó là tuỳ ở bạn. Không ai khác liên quan gì tới nó cả. Thế giới sẽ vẫn còn như vậy; bạn có thể bắt đầu nhảy múa, và toàn thế giới nhảy múa cùng bạn.
Họ nói khi bạn khóc bạn khóc một mình, khi bạn cười, cả thế giới cười cùng bạn. Không, điều đó cũng không đúng. Khi bạn khóc cả thế giới phản xạ điều đó; khi bạn cười thế nữa cả thế giới phản xạ điều đó. Khi bạn khóc cả thế giới cảm thấy muốn khóc. Khi bạn buồn, nhìn lên trăng - trăng có vẻ buồn; nhìn lên sao - chúng có vẻ như những người bi quan rất lớn; nhìn ra sông - nó dường như không chảy, u ám, tối tăm. Khi bạn hạnh phúc thế thì nhìn lên cũng trăng đó - nó mỉm cười; và cùng sao đó - nhảy múa; và cùng sông đó - chảy cùng bài ca, mọi u ám đã biến mất.
Không có địa ngục và không có cõi trời. Khi bạn có cõi trời bên trong bạn, thế giới này... Và đây là thế giới duy nhất có đó! Nhớ lấy, không có thế giới khác. Khi bạn được rót đầy bằng cõi trời bên trong, thế giới phản xạ nó. Khi bạn được rót đầy bằng địa ngục, thế giới không thể giúp được, nó phản xạ.
Nếu bạn cảm thấy có trách nhiệm với bản thân bạn, bạn đã bắt đầu đi vào chiều hướng tôn giáo. Tôn giáo tin vào cách mạng cá nhân. Không có cách mạng khác - mọi cách mạng khác đều là cách mạng giả, rởm. Chúng có vẻ như chúng đang thay đổi; chúng chẳng thay đổi gì. Chúng tạo ra nhiều ồn ào về thay đổi - chẳng cái gì thay đổi. Không thể thay đổi được cái gì chừng nào bạn chưa thay đổi.
Đây là lời kinh về tính trách nhiệm này: trách nhiệm cá nhân. Lúc ban đầu bạn sẽ cảm thấy chút ít nặng gánh: rằng "Tôi chịu trách nhiệm," và bạn không thể trút gánh nặng lên bất kì ai khác. Nhưng biết cho rõ, nếu bạn có trách nhiệm, thế thì có hi vọng; bạn có thể làm cái gì đó. Nếu người khác có trách nhiệm thế thì không hi vọng gì, vì bạn có thể làm được gì? Bạn có thể thiền, nhưng người khác đang tạo ra rắc rối; bạn sẽ khổ. Bạn có thể trở thành vị phật, nhưng toàn thế giới vẫn còn là địa ngục. Bạn sẽ khổ. Lúc ban đầu mọi tự do đều được cảm thấy như gánh nặng - đó là lí do tại sao mọi người sợ tự do.
Erich Fromm đã viết một cuốn sách hay, Nỗi sợ tự do. Tôi thích tiêu đề này. Sao mọi người sợ tự do nhiều thế? Người ta đáng phải nghĩa ngược lại chứ; họ đáng phải không sợ tự do chứ. Ngược lại, chúng ta nghĩ mọi người muốn tự do, nhưng đây cũng là quan sát của tôi: sâu bên dưới không ai muốn tự do - bởi vì tự do là trách nhiệm lớn lao. Chỉ thế thì bạn mới có trách nhiệm. Thế thì bạn không thể đổ trách nhiệm lên vai ai đó khác được. Thế thì bạn không có an ủi nào - nếu bạn khổ vì nguyên nhân riêng của bạn, vì cái ta riêng của bạn; bạn đã gây ra nó.
Nhưng qua gánh nặng đó cánh cửa mới mở ra: bạn có thể ném nó đi. Nếu tôi đã là nguyên nhân cho khổ của tôi, tôi có thể bỏ việc gây ra chúng. Tôi đã đạp xe đạp và tôi cảm thấy khổ với xe đẹp và tôi mệt, và tôi cứ nói, "Dừng nó lại," và tôi cứ đạp xe... Chính là tôi phải dừng đạp xe, và xe dừng lại. Không ai khác đạp nó cả.
Đây là nghĩa sâu nhất của lí thuyết về nghiệp: rằng bạn chịu trách nhiệm. Một khi bạn hiểu nó sâu sắc, rằng "tôi chịu trách nhiệm," nửa công việc đã được làm. Thực ra, khoảnh khắc bạn nhận ra, "tôi chịu trách nhiệm cho mọi điều tôi đã khổ sở hay thích thú," bạn đã trở nên tự do, tự do khỏi xã hội, tự do khỏi thế giới. Bây giờ bạn có thể chọn thế giới riêng của bạn để sống trong nó. Đây là thế giới duy nhất! - nhớ lấy. Nhưng bạn có thể chọn bây giờ. Bạn có thể nhảy múa, và cái toàn thể nhảy múa cùng bạn.
Những lời kinh này của Patanjali là rất có ý nghĩa.
Khi người yogi được định chắc trong bất bạo hành, có việc bỏ thù địch của những người đang trong hiện diện của ông ấy.
Nhiều điều được ngụ ý. Thứ nhất, ở Ấn Độ chúng ta chưa bao giờ dùng từ "yêu." Chúng ta bao giờ cũng dùng từ "bất bạo hành" - "ahimsa" pratishthayam. Jesus dùng "yêu"; Mahavira, Patanjali, Phật, họ không bao giờ dùng "yêu" - họ dùng "bất bạo hành." Tại sao? "Yêu" dường như là từ hay hơn, khẳng định hơn, thơ ca hơn. "Bất bạo hành" có vẻ giống như một từ xấu, phủ định. Nhưng có cái gì đó cho nó. Khi bạn nói "yêu," bạn đã đi vào theo cách xông xáo tinh tế. Khi tôi nói, "Tôi yêu bạn," tôi đã đi từ trung tâm của tôi hướng tới bạn. Cái xông xáo là đẹp, nhưng nó là xông xáo. Patanjali nói "bất bạo hành." Nó là trạng thái phủ định, trạng thái thụ động: tôi chỉ nói, "tôi sẽ không làm đau bạn," vậy thôi.
Yêu nói, "Tôi sẽ làm cho bạn hạnh phúc " - điều không thể được. Ai có thể làm cho bất kì ai hạnh phúc được? Yêu hứa hẹn. Mọi hứa hẹn đều là giả. Làm sao bạn có thể làm cho bất kì ai hạnh phúc được? Nếu mọi người đều chịu trách nhiệm cho cái ta riêng của mình, làm sao thậm chí có thể nghĩ được rằng bạn có thể làm cho ai đó hạnh phúc được? Khi tôi nói, "Tôi yêu bạn," tôi đang tạo ra nhiều hứa hẹn thế, tôi đang chỉ cho bạn nhiều khu vườn đẹp thế... Tôi đang vẫy gọi bạn tới những mơ ước. Không, Patanjali sẽ không dùng từ này, bởi vì sâu bên dưới tôi đang nói, "Tôi sẽ làm cho bạn hạnh phúc. Lại gần tôi đi; lại gần tôi đi. Tôi sẵn sàng làm cho bạn hạnh phúc " - điều là không thể được. Không ai có thể làm cho bất kì ai hạnh phúc được. Nhiều nhất tôi có thể nói, "Tôi sẽ không làm đau bạn." Điều đó là dành cho tôi, không làm đau, nhưng làm sao tôi có thể nói, "Tôi sẽ làm cho bạn hạnh phúc"?
Đó là lí do tại sao mọi tình yêu đều dẫn tới thất vọng. Những người yêu hứa hẹn với nhau - có chủ ý, không chủ ý - những đoá hồng đẹp, thiên đường; và từng người đều nghĩ về lời hứa - và thế rồi nó không bao giờ được hoàn thành. Không ai có thể làm cho bạn hạnh phúc được - ngoại trừ bản thân bạn. Nếu bạn rơi vào tình yêu: người đàn ông nghĩ người đàn bà sẽ cho anh ta cuộc sống đẹp, một điều say mê, thế giới kì ảo; và người đàn bà cũng nghĩ rằng người đàn ông sẽ dẫn cô ấy tới thiên đường cuối cùng. Không ai có thể dẫn được bất kì ai. Đó là lí do tại sao những người yêu cảm thấy thất vọng: lời hứa là giả. Không phải là họ đã lừa nhau đâu, họ đã tự lừa mình. Không phải là họ đã chủ ý lừa nhau đâu, họ đã không biết. Họ đã không nhận biết về điều họ nói.
Mahavira, Phật, Patanjali, họ dùng từ dở: bất bạo hành, ahimsa. Không có vẻ hay, đơn giản là phủ định - nó nói "bất bạo hành," vậy thôi. "Tôi sẽ không làm đau bạn " - chừng đó có thể được hoàn thành. Cho dù thế, không có bảo đảm tuyệt đối rằng bạn sẽ không cảm thấy đau. "Tôi sẽ không làm đau bạn," vậy thôi; thế nữa cũng không phải là điều cần thiết tuyệt đối rằng bạn sẽ không cảm thấy đau. Dầu vậy bạn có thể cảm thấy đau bởi vì bạn tạo ra vết thương riêng của bạn, bạn tạo ra khổ riêng của bạn. "Tôi sẽ không là một phần của nó," vậy thôi. Patanjali có thể nói - "Tôi sẽ không tham gia vào trong nó. Tôi sẽ không làm đau bạn."
" Khi người yogi được định chắc..." trong thái độ bất bạo hành, rằng người đó sẽ không làm đau bất kì người nào, "... có việc bỏ sự thù địch bởi những người đang trong sự hiện diện của ông ấy." Người như vậy, người không nghĩ, mơ mộng theo bất kì cách nào, có ý thức, vô ý thức, không có ham muốn làm đau bất kì ai - trong sự hiện diện của người đó, việc bỏ thù địch xảy ra. Nhưng trước khi bạn chấm dứt nó, nhiều vấn đề nữa nảy sinh.
Jesus bị đóng đinh; thù địch đã không bị bỏ đi. Đó là lí do tại sao bạn hỏi người Jaina họ sẽ không nói rằng ông ấy đã chứng ngộ, bởi vì mọi người có thể đóng đinh ông ấy. Nhưng cùng điều đó đã xảy ra cho Mahavira. Sau chứng ngộ của ông ấy, ông ấy đã bị ném đá. Với Phật cùng điều đó đã xảy ra - không bị đóng đinh, nhưng bị ném đá, bị xúc phạm. Mọi người cố giết ông ấy. Thế thì làm sao hiểu được điều đó? Người Jaina, Phật tử, họ có cách giải thích. Nếu đó là vấn đề của Jesus, họ sẽ nói ông ấy không chứng ngộ - giải thích đơn giản, được kết thúc - nhưng nếu đó là vấn đề về Mahavira họ nói rằng ông ấy đang đóng tài khoản các kiếp sống quá khứ của ông ấy. Cả hai đều sai. Cả hai đều sai vì khi một người trở nên chứng ngộ người đó đã đóng mọi tài khoản rồi. Người đó đã kết thúc mọi nghiệp; bây giờ không cái gì có đó.
Dầu vậy, đã có các trường hợp: Jesus đã bị đóng đinh; Socrates bị đầu độc; Al-Hillaj Mansoor bị giết, bị sát hại rất tàn bạo; Mahavira bị ném đã nhiều lần, bị sỉ nhục, bị tống ra khỏi làng; Phật, nhiều lần việc sát hại đã được dự định làm. Thế thì làm sao giải thích được lời kinh của Patanjali? Nếu kinh này là đúng thế thì những điều này phải không xảy ra chứ. Nếu những điều này xảy ra thế thì chỉ có hai khả năng: hoặc tất cả những người này - Al-Hillaj Mansoor, Jesus, Mahavira, Phật - đều chưa chứng ngộ, không thực được thiết lập trong bất bạo hành, hoặc có ngoại lệ nào đó cho qui tắc. Có vài ngoại lệ.
Thực ra bất kì khi nào một người được thiết lập trong bất bạo hành, cuộc sống - ngoại trừ con người - trở nên tuyệt đối bất bạo hành với người đó. Con người là sinh linh bị hư hỏng. Tấm gương không rõ ràng. Cuộc sống... cây cối là bất bạo hành với vị phật, con vật là bất bạo hành.
Chuyện xảy ra là một trong những anh họ của Phật, người trong ganh ghét sâu với ông ấy - một cách không cần thiết, bởi vì vị phật không là người cạnh tranh của bất kì ai - cứ liên tục nghĩ, "Phật đã trở thành người vĩ đại thế, và mình bị bỏ lại đằng sau. Mình là không ai cả." Ông ta thử mọi cách để thu lấy đệ tử và tự tuyên bố rằng ông ta là vị phật, nhưng không ai nghe ông ta cả. Tất nhiên, vài người ngu tụ tập. Thế rồi ông ta trở nên rất đối kháng với Phật; ông ta cố giết phật.
Chuyện kể rằng Phật đang thiền dưới gốc cây gần quả núi, và Devadatta, anh họ Phật, lăn một tảng đá lớn từ trên núi. Có mọi khả năng là Phật chắc đã bị nghiền nát, nhưng bằng cách nào đó tảng đá đổi đường của nó. Phật vẫn còn nguyên không bị đụng chạm. Ai đó hỏi, "Việc gì đã xảy ra?" Phật nói, "Đá cảm thấy nhiều hơn Devadatta, anh trai ta, cảm thấy. Nó đổi đường."
Một con voi điên được Devadatta thả ra lao vào Phật. Con voi này điên; nó xô tới. Các đệ tử trốn mất, họ quên hoàn toàn, và Phật vẫn còn ngồi im lặng dưới cây. Con voi tới gần... cái gì đó xảy ra - nó cúi mình dưới chân Phật. Mọi người hỏi, "Cái gì xảy ra?" Ông ấy nói, "Con voi điên, vậy mà không điên như Devadatta. Ngay cả con voi điên này cũng có lành mạnh nào đó còn lại trong nó."
Một trong những nhà tâm lí học vĩ đại nhất làm việc và làm nghiên cứu sâu về não người là Delgado. Ông ấy đã thử một thực nghiệm với điện cực. Cái gì đó kiểu như thế phải đã xảy ra khi con voi dừng lại và cúi mình xuống. Delgado đã đặt điện cực vào não bò đực. Những điện cực đó có thể được thao tác từ bất kì đâu bằng radio, không dây. Thế rồi, ông ấy nhấn nút; cả nghìn người đã tụ tập để xem. Ông ấy nhấn nút và ép trung tâm trong não từ đó giận dữ nảy sinh: con bò trở nên hung dữ và điên. Nó chạy trong cơn rồ dại; nó lap tới Delgado. Mọi người nín thở, bởi vì đây là cái chết chắc chắn. Còn cách một bước chân, Delgado nhấn nút khác, và đột nhiên cái gì đó xảy ra bên trong và con bò dừng lại - chỉ mỗi bước chân, cái chết chỉ là ở cách một bước chân.
Delgado đã làm điều đó bằng công cụ điện, nhưng cùng điều đó là khả năng: Phật đã không làm gì cả, nhưng điều đó đã xảy ra - bất bạo hành sâu sắc, và cái gì đó lẩy cò trong não con voi. Nó không còn điên nữa; nó hiểu. Nó cảm; nó cúi mình.
Nhân loại không còn là tấm gương đúng. Nhân loại không còn thuần khiết thế như núi đồi vang vọng. Nhân loại bị hư hỏng, cho nên điều đó là có thể. Tôi không thấy giải thích nào trong các kiếp quá khứ. Tôi không thấy giải thích nào trong việc phủ nhận rằng Jesus đã là người chứng ngộ, không. Giải thích là thế này: rằng cuộc sống có thể phản xạ chỉ khi cuộc sống là sống động. Con người đã trở nên chết thế. Bạn không cảm. Ngay cả bạn, nếu bạn tới gặp vị phật - bạn không cảm thấy mấy. Bạn nói ông ấy chỉ là một người như bất kì người nào khác. Tất nhiên xương là như nhau và da là như nhau và thân thể là như nhau - biên giới là như nhau - nhưng ai ở trong biên giới, ngọn lửa đó?
Nhưng bạn có thể cảm thấy nó chỉ nếu bạn đã cảm thấy nó bên trong bản thân bạn. Bằng không làm sao bạn có thể cảm thấy nó được? Bạn có thể nhận ra vị phật chỉ khi bạn đã nhận ra phẩm chất nào đó của phật tính trong bạn; chiếc cầu có từ đó. Nếu bạn đã không nhận ra bất kì phật tính nào bên trong bạn, bất kì điều thiêng liêng nào trong bạn, bạn không thể nhận ra được vị phật, nhận ra bất bạo hành của ông ấy, nhận ra rằng ông ấy đã siêu việt, ông ấy không còn là một phần của tính điên của bạn.
Đó là lí do tại sao Mahavira bị ném đá: bởi những người đã hoàn toàn bị hư hỏng. Luật tự nhiên không vận hành với họ; bằng không luật tuyệt đối hoàn hảo. Nếu bạn im lặng và bạn tới gần vị phật, đột nhiên bạn sẽ cảm thay thay đổi lớn xảy ra bên trong bạn. Bạn không thể cảm thấy thù nghịch được.
Đó là lí do tại sao có sợ hãi khi lại gần vị phật. Bạn có thể cảm thấy thù nghịch khi bạn ở xa ông ấy. Nếu bạn tới đối diện với ông ấy điều đó trở thành khó, ngày càng khó hơn. Nếu bạn ở trong sự hiện diện của ông ấy, cho dù bạn điên, khả năng vẫn có đó rằng ngay cả bạn đang trong mọi điên khùng của bạn cũng có thể được thay đổi và biến đổi. Đó là lí do tại sao mọi người bao giờ cũng né tránh chư phật - Mahavira, Patanjali, Jesus, Lão Tử. Họ không lại gần những người này. Họ tụ tập các thứ về họ trong bãi chợ và họ bắt đầu tin vào tin đồn, nhưng họ sẽ không lại gần. Họ sẽ không tới xem điều đã xảy ra.
Và đến lúc họ tới họ đã thu thập nhiều rác rưởi, nhiều thứ cũ rích quanh họ tới mức họ đã chết. Họ có nhiều thái độ cố định tới mức tấm gương của họ không vận hành nữa. Gương bị phủ đầy bụi. Tất nhiên gương phản chiếu, nhưng nếu nó bị phủ bụi thì bạn có thể cứ nhìn và mặt bạn sẽ không được phản chiếu.
Con vật, cây cối, chim chóc, ngay cả chúng cũng đã hiểu. Tương truyền là khi Phật trở nên chứng ngộ hoa bừng nở trái vụ. Và điều đó không chỉ xảy ra với Phật; nó đã xảy ra nhiều lần rồi. Nó không phải là huyền thoại. Cây trở nên hạnh phúc thế... Đó là lí do tại sao Phật tử đã từng gìn giữ cây đó, cây Bồ đề, dưới nó Phật đã trở nên chứng ngộ. Nó mang cái gì đó - nó đã chứng kiến một trong những điều xảy ra vĩ đại nhất trên thế gian. Nó là nhân chứng duy nhất còn lại. Nó mang lịch sử thật, điều đã xảy ra trong đêm đó khi Phật trở nên chứng ngộ.
Bây giờ các nhà khoa học nói rằng cây bồ đề là cây thông minh nhất trên thế giới. Nó có hoá chất nào đó mà tuyệt đối cần thiết cho thông minh, không có nó tâm trí không thể thông minh được. Các cây khác có đó, nhưng chẳng cái gì giống như cây bồ đề, cây Bo. Nó có phẩm chất lớn nhất của những hoá chất đó, cái làm cho tâm trí thông minh. Có thể nó là cây thông minh nhất trên thế giới. Nó đã chứng kiến Phật nở hoa trong chiều hướng khác. Nó đã biết một trong những giờ cực đỉnh nhất của toàn thể sự tồn tại.
Nhưng tấm gương của con người bị che phủ bởi bụi - bụi của niềm tin, ý thức hệ.
Mới hai, ba ngày trước đây, một gia đình nhận tính chất sannyas. Cậu bé của gia đình cũng nhận tính chất sannyas. Tôi cho cậu ta một trong những cái tên rất hay, Swami Krishna Bharti, nhưng nó nói, "Không. Cái tên này như tên con gái." Krishna: gia đình là người Jaina; họ không cảm thấy thích Krishna. Cái tên này có vẻ con gái. Krishna phải trông như con gái với mọi người Jaina - cách ăn mặc, nhảy múa của ông ấy, khuôn mặt, tóc dài. Điều tốt là ông ấy đã được sinh ra vào thời xưa. Nếu như ông ấy được sinh ra bây giờ thì bất kì chính phủ nào cũng sẽ cắt tóc của ông ấy đi. Ông ấy chắc trông như kẻ hippie với tóc dài và với chiếc sáo. Cậu bé nói, "Cái tên như tên con gái. Bác cho cháu cái gì khác đi, cái tên khác đi."
Nếu người Jaina tới gặp Krishna, người đó sẽ không thừa nhận. Nếu người Hindu tới gặp Mahavira, người đó sẽ không thừa nhận. Niềm tin là bụi bám xung quanh - bạn không thể nhìn đúng được; cái nhìn của bạn bị mất.
Nếu bạn là người Mô ha mét giáo bạn không thể đọc Gita được. Nếu bạn là người Hindu giáo bạn không thể đọc được Koran - không thể được - bởi vì Hindu giáo của bạn bao giờ cũng sẽ len vào giữa. Ngay cả Gandhi người thường nói rằng mọi tôn giáo đều như nhau cũng đã chọn các đoạn từ Koran mà hoàn toàn là dịch sang - có vẻ giống như bản dịch - của Gita; các đoạn khác ông ấy bỏ đi. Ông ấy đã đọc Gita và Koran và chọn những đoạn mà có thể khớp với ý thức hệ của ông ấy, và thế rồi ông ấy nói mọi thứ là tốt. Nhưng các đoạn thực mà nói ngược lại Gita, điều làm cho Koran là Koran - những đoạn đó bị bỏ ra ngoài.
Tâm trí, với niềm tin, ý tưởng, quan niệm, hệ thống, triết lí, là tâm trí bị tê liệt - không còn tự do di chuyển, bị trói buộc quá nhiều, bị tù túng quá nhiều, một nô lệ. Và nhìn và vị phật bạn cần tự do - tâm trí di chuyển tuyệt đối trong tự do, không tù túng, không định kiến, không niềm tin nào quanh nó.
Lời kinh này là hoàn hảo: "Khi người yogi được định chắc trong bất bạo hành, có việc bỏ thù địch của những người đang trong hiện diện của ông ấy." Đột nhiên, tình yêu nảy sinh... chẳng vì lí do thấy được nào. Chỉ hiện diện của người đó vận hành, chỉ cách người đó hiện hữu - bạn di chuyển dưới trường năng lượng của người đó, và bạn không còn như cũ.
Đó là lí do tại sao trước người như vậy đám đông bao giờ cũng cảm thấy rằng họ đã thôi miên hoá bằng cách nào đó. Không ai thôi miên bạn cả, nhưng việc thôi miên xảy ra. Chính phẩm chất của hiện hữu của họ là êm dịu. Chính phẩm chất của hiện hữu của họ làm im lặng bạn; việc nói bên trong của bạn dừng lại trong sự hiện diện của họ. Bạn không cảm thấy bản thân bạn; bạn cảm thấy bị thay đổi bằng cách nào đó. Khi bạn về nhà, lần nữa bạn lại như cũ, người cũ. Thế rồi bạn ngó lại dĩ vãng và bạn cảm thấy bạn bị thôi miên, hay cái gì? Không ai thôi miên cả, nhưng điều này bao giờ cũng vậy - rằng Phật thôi miên, rằng Jesus thôi miên. Không ai thôi miên bạn, nhưng chính sự hiện hữu của họ là êm dịu tới mức bạn cảm thấy buồn ngủ. Bạn đã không ngủ ngon; hiện hữu của họ làm bạn thảnh thơi.
Dưới trường năng lượng của họ, cái gì đó đã từng bị ẩn kín trỗi dậy và cái gì đó đã từng ở trên nay đi xuống. Bạn không còn như cũ; chính cấu trúc của bạn thay đổi. Nếu bạn có thể hiểu được quá trình này thì bạn có thể hiểu từ người Hindu đã dùng; từ đó là satsang: chỉ hiện hữu trong sự hiện diện của người đã chứng ngộ. Không cái gì khác được cần. Phương Tây gần như không có khả năng hiểu được điều đó, rằng chỉ sự hiện diện là đủ. Satsang nghĩa là chỉ hiện hữu trong sự hiện diện của người đã đạt tới chân lí - hiện hữu cùng người đó, hiện hữu trong năng lượng của người đó, được nuôi dưỡng với năng lượng của người đó.
Vào đêm cuối cùng, khi Jesus sắp ra đi khỏi bạn bè của ông ấy, ông ấy bẻ miếng bánh mì và đưa nó cho các đệ tử và nói, "Ăn nó đi; đây là ta." Điều đó là có thể. Khi một người như Jesus cầm bánh mì trong tay, bánh mì không còn là như cũ nữa; nó đã trở thành linh thiêng. Và khi Jesus nói, "Nó là ta," ông ấy ngụ ý nó theo đúng từng từ. Ở trong sự hiện diện của thầy là ăn thầy, đúng từng từ. Ở cùng thầy là ở trong thầy.
Thực ra, kinh sách cổ Hindu nói rằng ở cùng thầy là ở trong bụng mẹ của thầy. Trường năng lượng đó là bụng mẹ của thầy, và khi bạn ở trong bụng mẹ của thầy bạn được chuyển hoá, được biến đổi, được tôn lên; con người mới được sinh ra. Qua thầy, người ta đạt tới lần sinh mới - người ta trở thành dwij, được sinh ra hai lần. Một lần sinh được đạt tới qua người bố và người mẹ, bố mẹ - đó là việc sinh của thân thể. Lần sinh khác được đạt tới qua thầy - đó là việc sinh của tâm linh, linh hồn.
Ở trong sự hiện diện của thầy là ở trên con đường trở thành vị phật. Không cái gì khác được cần. Nếu bạn có thể thấm đẫm sự hiện diện này, nếu bạn có thể cho phép sự hiện diện này làm việc, nếu bạn có thể vẫn còn thụ động trong sự hiện diện này, được nuôi dưỡng trên nó, cảm nhận, thì mọi thứ sẽ xảy ra.
Người Hindu có hai từ. Một từ là satsang, điều không thể hiểu được với người phương Tây bởi vì họ nói giáo huấn nào đó phải được cho. Người Hindu nói sự hiện diện là đủ, không giáo huấn nào được cần. Từ khác là darshan. Điều đó nữa cũng là khó hiểu: chỉ nhìn thầy là đủ; chỉ nhìn vào mắt thầy là đủ; chỉ thấy là đủ. Darshan nghĩa là nhìn thấy. Người phương Tây tới tôi; họ tới vì những câu hỏi. Khi họ còn ở đây trong vài ngày thêm thế thì họ hiểu; thế thì họ bắt đầu cảm thấy rằng các câu hỏi là vô dụng. Thế thì họ bắt đầu tới và họ nói, "Tôi chẳng có gì để nói cả... chỉ ở đây thôi." Cần thời gian cho họ cảm thấy rằng chỉ ở cùng tôi là đủ.
Đem tới câu hỏi là đem tới rào chắn; tới với câu hỏi là tới với rào chắn. Chỉ tới mà không câu hỏi nào - không cái gì để hỏi, chỉ hiện hữu - là tới mà không có rào chắn. Thế thì năng lượng trôi nổi, gặp gỡ, hoà nhập - bạn có thể trở thành một phần của bụng mẹ của tôi; tôi có thể trôi nổi trong bạn. Nhưng nếu bạn có câu hỏi thế thì tâm trí là cao hơn. Khi bạn không có câu hỏi nào, bản thể bạn có đó, cởi mở, mong manh.
Khi người yogi được định chắc trong sự trung thực, ông ấy đạt tới kết quả cùa hành động mà không hành động.
Điều này thậm chí còn khó hơn. Khi người yogi được định chắc trong chân lí: satya pratishthayam. Bạn phải tỉnh táo từ chính lúc ban đầu rằng khi kinh sách phương Đông nói "chân lí" họ không ngụ ý chỉ nói về điều đúng, không. "Được định chắc trong chân lí" nghĩa là phải là đích thực, là bản thân mình - không một chút giả dối nào bên trong. Tất nhiên người như vậy nói ra chân lí, nhưng đó không phải là vấn đề. Người như vậy sống trong chân lí - đó mới là vấn đề. Ở phương Tây chân lí nghĩa là tính đúng đắn, nói ra điều đúng, vậy thôi. Ở phương Đông nó nghĩa là sống chân lí. Việc nói sẽ đi theo sau tự bản thân nó, đấy không phải là vấn đề chút - nó là cái bóng - nhưng sống trong chân lí nghĩa là tuyệt đối là bản thân mình, không mang mặt nạ nào, không cá tính nào, chỉ là điều bản chất.
Từ "personality-cá tính" là có nghĩa. Nó bắt nguồn từ gốc Hi Lạp, persona: persona nghĩa là mặt nạ. Trong kịch Hi Lạp các nghệ sĩ thường đeo mặt nạ; những người đó được gọi là personas. Người thực bị ẩn kín đằng sau và persona là tất cả những cái được biết tới cho thế giới - bộ mặt.
Không có cá tính nào, chỉ điều bản chất... Thiền nhân nói, "Tìm ra mặt của ông, mặt nguyên thuỷ." Đó là thiền tất cả là gì. Họ nói với các đệ tử, "Quay về đi, và tìm ra mặt mà ông đã có trước khi ông được sinh ra. Đó là chân lí." Trước khi bạn được sinh ra: vì khoảnh khắc bạn được sinh ra, cái giả bắt đầu. Khoảnh khắc bạn trở thành một phần của gia đình, bạn đã trở thành một phần của dối trá. Khoảnh khắc bạn trở thành một phần của xã hội, bạn đã trở thành một phần của dối trá lớn hơn. Mọi xã hội đều dối trá - được trang điểm đẹp đẽ, nhưng là dối trá. Bạn phải tìm mặt mà bạn có trước khi bạn vào thế giới này, tính trinh nguyên nguyên thuỷ.
Người ta phải quay lại và đi vào trong. Người ta phải đi tới cảm thấy trung tâm, cái bản chất của bản thể bạn, bên ngoài cái đó không có khả năng đi nữa. Người ta phải liên tục khử bỏ dần: bạn không là thân thể, thân thể cứ thay đổi; bạn không là tâm trí, tâm trí bao giờ cũng ở trong luồng - toàn ý nghĩ là ý nghĩ là ý nghĩ - nó là một quá trình; bạn không là xúc động, chúng tới rồi đi. Bạn là cái còn lại và còn lại và còn lại. Thân thể tới và đi, tâm trí tới và đi. Cái còn lại bao giờ cũng ẩn kín đằng sau, cái đó là chân lí. Là cái đó chính là nghĩa của: satya pratishthayam, người được định chắc trong chân lí.
"... ông ấy đạt tới kết quả cùa hành động mà không hành động." Ở đây bạn có thể hiểu điều Lão tử đã từng nói. Nếu bạn trở nên được hài hoà với chân lí của bản thể bạn, bạn không cần làm gì cả - mọi sự xảy ra. Không phải là bạn chỉ nằm ra trên giường mà ngủ đâu, không, nhưng bạn không là người làm. Bạn làm mọi thứ, nhưng bạn không là người làm: cái toàn thể bắt đầu vận hành từ bạn. Bạn trở thành việc vận hành của cái toàn thể, thành công cụ; điều Krishna gọi là nimitt: chỉ là công cụ của cái toàn thể - ngài chảy qua bạn và ngài làm. Bạn không cần lo nghĩ về kết quả; bạn không cần lo nghĩ về lập kế hoạch. Bạn sống khoảnh khắc sang khoảnh khắc và cái toàn thể chăm nom, và mọi thứ khớp tốt đẹp.
Một khi bạn được định chắc trong bản thể của bạn, bạn được định chắc trong cái toàn thể, bởi vì bản thể của bạn là một phần của cái toàn thể. Mặt bạn là một phần của xã hội, cá tính của bạn là một phần của thế giới; bản thể của bạn, bản chất của bạn, là một phần của cái toàn thể. Bạn là thượng đế được ẩn kín bên dưới. Trên bề mặt bạn có thể là tên trộm, trên bề mặt bạn có thể là sư, là người tốt, người xấu, kẻ tội phạm, quan toà - cả nghìn lẻ một vở kịch, trò chơi - nhưng sâu bên dưới bạn là tính thượng đế. Một khi bạn được định chắc trong tính thượng đế đó, cái toàn thể bắt đầu vận hành qua bạn.
Bạn không thể thấy được sao? Không cây nào lo nghĩ về hoa, chúng tới. Không sông nào lo nghĩ về việc tới đại dương, chưa bao giờ bị thần kinh và chưa bao giờ đi tới tư vấn nhà phân tâm, nhưng đơn giản đạt tới đại dương. Bắt đầu cứ di chuyển đi. Mọi thứ đang đi trôi chảy thế, không có quấy nhiễu và mục tiêu chưa bao giờ bị lỡ. Duy nhất con người mang nhiều gánh nặng lo nghĩ thế: làm gì, không làm gì; cái gì là tốt và cái gì là xấu; làm sao đạt tới mục đích, làm sao cạnh tranh - làm sao không cho phép người khác đạt tới, làm sao đạt tới là người đầu tiên trong mọi người. "Cách trở thành ": Phật đã gọi đây là bệnh về tanha, bệnh của việc trở thành.
Người được định chắc trong chân lí đã xảy ra. Bây giờ không có bệnh của việc trở thành; người đó đã đạt tới việc hiện hữu. Trở thành là bệnh; hiện hữu là lành mạnh. Và hiện hữu là sẵn có ngay bây giờ nếu bạn đi vào bên trong. Chỉ cái nhìn là được cần.
Tôi đã nghe nói về một Thiền sư. Ông ấy là một quan võ nhỏ đang phụng sự triều đỉnh trước khi ông ấy trở nên chứng ngộ. Ông ấy tới thầy của mình và ông ấy muốn trở thành sư, ông ấy muốn từ bỏ thế giới. Thầy nói, "Không cần đâu, vì hiện hữu có thể được đạt tới ở bất kì chỗ nào. Không có nhu cầu đi tới tu viện. Nó có thể được đạt tới ở bất kì chỗ nào ông ở. Ở lại đi, chỉ cho phép nó xảy ra."
Người này bắt đầu thiền, và thiền không là gì ngoài ngồi im lặng, không làm gì. Ý nghĩ tới và đi. Người ta chỉ chứng kiến, không kết án, không ca ngợi - không đánh giá - đơn giản nhìn chúng, tách rời, dửng dưng.
Nhiều năm trôi qua. Một hôm ông ấy đang ở nhiệm sở làm công việc văn phòng nào đó. Đột nhiên - trời bắt đầu mưa - sét bất thần đánh xuống, và ông ấy bị choáng và bị ném vào trong bản thể của mình: và ông ấy bắt đầu cười. Và tương truyền là thế rồi ông ấy không bao giờ dừng cười. Ông ấy đi tới thầy vừa đi vừa cười và ông ấy nói, "Sét đánh bất thần, và tôi thức dậy, và tôi nhìn vào bên trong... và người cũ đã từng có đó vẫn ở trong nhà. Và tôi đã tìm và kiếm người cũ này, người cổ đại này, và người đó chỉ ngồi đó bên trong tôi hoàn toàn thoải mái như ở nhà."
Sét đánh bất thần... Bạn chỉ phải ở trong tâm trạng cảm nhận, thế rồi bất kì cái gì cũng có thể lẩy cò nó. Chỉ tiếng hét từ thầy, cú đánh từ thầy, cái nhìn từ thầy - cú sét đánh bất thần - và cái gì đó... Bạn là cái bạn đang tìm kiếm. Điều duy nhất là cái nhìn vào bên trong. Người ta trở nên được định lại, và thế rồi người ta trở thành sự vận hành của cái toàn thể - và trở thành sự vận hành của cái toàn thể là tất cả. Chẳng cái gì khác còn lại nữa. Thế thì dòng sông của bạn chảy tới đại dương, cây của bạn bừng nở, nở hoa.
"Khi người yogi được định chắc trong sự trung thực, ông ấy đạt tới kết quả cùa hành động mà không hành động." Thế thì không có gì để được làm; mọi sự xảy ra. Không phải là bạn không làm - nhớ điều đó - nhưng cái toàn thể làm nó; bạn không là người làm.
Khi người yogi được định chắc trong trung thực, giầu có bên trong tự chúng hiện diện.
Bạn bao giờ cũng tìm và kiếm kho báu, và chúng lẩn tránh, và chúng như ảo ảnh, và chúng xuất hiện và khi bạn đạt tới sau một cuộc hành trình dài chúng không có đó - bởi vì kho báu thực được ẩn kín đằng sau bạn. Nó là bạn! Không có kho báu khác; bạn là kho báu.
Khi người ta được định chắc trong trung thực: asteya pratishthayam. Từ asteya nghĩa đúng từng từ là "không trộm cắp." Điều đó phải được hiểu. "Trung thực" không mang nghĩa đó. Tất nhiên trung thực là một phần của nó, một trong các cấu phần, nhưng không trộm cắp là rất khác.
Bạn có thể không là trộm cắp, nhưng nếu bạn ghen tị với của cải của người khác bạn vẫn là trộm cắp. Nếu bạn thấy xe hơi của ai đó đi qua và đố kị nảy sinh, hay tham vọng - một ham muốn để sở hữu chiếc xe đó - bạn đã phạm vào trộm cắp rồi. Không toà án nào có thể bắt bạn được, nhưng trong toà án của cái toàn thể, bạn bị bắt: trộm cắp đã bị phạm vào. Không trộm cắp nghĩa là tâm trí không ham muốn, bởi vì làm sao bạn có thể là không trộm cắp mà có ham muốn được? Tâm trí cứ cố gắng sở hữu ngày càng nhiều hơn - và bất kì khi nào bạn muốn sở hữu bạn đều phải lấy nó từ ai đó khác. Nó là việc trộm cắp. Bạn có thể không phạm vào nó, nhưng tâm trí đã phạm vào nó.
Không trộm cắp nghĩa là tâm trí không ghen tị, không cạnh tranh. Và cách mạng vĩ đại xảy ra: khi không trộm cắp nào có đó trong bản thể của bạn, đột nhiên bạn rơi vào kho báu riêng của bạn, bởi vì khi bạn là kẻ trộm cắp - cạnh tranh, tham vọng, ghen tị - bạn bao giờ cũng nhìn vào kho báu của người khác. Đó là cách bạn bỏ lỡ kho báu riêng của bạn. Mắt bao giờ cũng chuyển động và nhìn vào kho báu của người khác: ai đang làm cái gì, ai đang có cái gì. Khi bạn đang cố có nhiều hơn, bạn đang bỏ lỡ cái mà bạn đã có. Bởi vì cái "nhiều hơn" đó bạn bao giờ cũng trong di chuyển và không bao giờ trong nghỉ ngơi, nơi bạn có thể khám phá ra bản thể riêng của bạn.
Kho báu riêng của bạn có thể được khám phá ra chỉ trong không gian nào đó, và không gian đó là sẵn có khi bạn không ghen tị, khi bạn không bận tâm về điều người khác có. Bạn nhắm mắt lại; thế giới không thành vấn đề. Có, có nhiều, không còn có nghĩa: thế thì bản thể được hiển lộ.
Và có hai kiểu người: người quan tâm tới việc có nhiều, và người quan tâm tới việc hiện hữu nhiều. Nếu bạn quan tâm tới việc có nhiều, bất kì cái gì là đối tượng của việc có nhiều, điều đó không tạo ra khác biệt - bạn có thể cứ thu thập tiền bạc, bạn có thể cứ thu thập tri thức, bạn có thể cứ thu thập danh tiếng, quyền lực, bạn có thể cứ thu thập bất kì cái gì bạn muốn - nhưng nếu bạn quan tâm tới việc có, bạn sẽ bỏ lỡ; bởi vì không cần nỗ lực liên tục này để có. Bạn bao giờ cũng có kho báu bên trong bạn rồi. Khi người yogi được định chắc trong tính không trộm cắp, giầu có bên trong tự chúng hiện diện.
Brahmacharya pratishthayam veerya labha.
Khi người yogi được định chắc trong tiết dục, cường tráng được thu lấy.
Dịch tiếng Phạn là gần như không thể được. Sau nhiều thế kỉ và thế kỉ của cải tiến, của truy hỏi tâm linh, thiền, tiếng Phạn đã đạt tới hương vị của riêng của nó mà không ngôn ngữ khác có. Chẳng hạn, không thể nào dịch được từ brahmacharya. Theo nghĩa từng chữ nó có nghĩa là "hành xử như thượng đế," hiện hữu như thượng đế. Bình thường nó được dịch là "kìm nén dục." Khác biệt bao la - nó không chỉ là vô dục - phải được hiểu: bạn có thể vô dục và bạn có thể không đạt tới brahmacharya, nhưng nếu bạn đạt tới brahmacharya bạn sẽ vô dục.
Vô dục là kìm nén - bạn kìm nén năng lượng dục của bạn - và đè nén đó chưa bao giờ dẫn tới biến đổi. Nhưng có những cách theo đó tính thượng đế của bạn được hiển lộ ra cho bạn: đột nhiên, dục biến mất. Không phải là nó bị đè nén. Trong tính thượng đế đó năng lượng lấy dạng khác toàn bộ. Bạn trở thành vô dục, không cần nỗ lực nào về phần bạn; nếu có nỗ lực thì nó sẽ là kìm nén. Vô dục là hậu quả của brahmacharya.
Thế thì làm sao đạt tới brahmacharya - "Khi nào người yogi được định chắc trong brahmacharya..."? Nếu bạn được định chắc trong ahimsa, bất bạo hành, nếu bạn được định chắc trong chân lí, nếu bạn được định chắc trong không trộm cắp, điều đó đơn giản là được định như thượng đế. Khi bạn không làm hại người khác, bạn không tạo ra xiềng xích. Bạn đang chặt bỏ xiềng xích; bạn trở thành tự do. Khi bạn không cố ra vẻ và bạn là đích thực, khi bạn không cố có mặt nạ quanh bạn - bạn là thực tới chính cốt lõi của bạn - năng lượng dục sẽ thay đổi.
Bạn có quan sát rằng khi bạn bạo hành có nhiều năng lượng dục hơn không? Thực ra, chồng và vợ biết rõ rằng nếu họ đánh nhau, đêm đó họ có thể làm tình tốt hơn. Tại sao điều đó xảy ra? Bạo hành tạo ra năng lượng dục. Một người càng bạo hành, người đó sẽ càng dâm dục hơn. Bất bạo hành biến đổi năng lượng dục. Nếu bạn không cố làm hại người khác, nếu bạn không quan tâm tới việc làm hại bất kì ai, nếu bạn có tình yêu sâu sắc, thương mến, từ bi hướng tới người khác, bạn sẽ thấy ham muốn dục của bạn lắng xuống.
Dục có thể tồn tại trong nhóm nào đó: giận dữ, bạo hành, hận thù, ghen tị, cạnh tranh, tham vọng. Tất cả những điều này đều phải có đó; dục có thể tồn tại như một phần của nhóm này. Nếu bạn bỏ các thứ khác, dần dần bạn thấy dục đã mất thôi thúc đó; nó trở nên ngày một thân thương hơn là dục, ngày một đáng yêu hơn là dục, ngày một từ bi hơn - cùng năng lượng đi lên cao hơn, trên bình diện cao hơn.
Người ta trở nên được định chắc trong brahmacharya không bởi vô dục - bởi vì, nếu bạn đi và quan sát những người đã kìm nén dục của họ, bạn sẽ thấy rằng họ đã trở nên giận hơn, họ đã trở nên bạo hành hơn. Đó là lí do tại sao khắp lịch sử nhân loại quân đội đã bị buộc phải vẫn còn vô dục, bởi vì một khi quân đội bị buộc vẫn còn vô dục, họ trở nên bạo hành hơn: năng lượng mà có thể xả ra qua dục không được xả ra.
Thực ra các nhà tâm lí đã thấy liên kết sâu sắc giữa bạo hành và năng lượng dục bị kìm nén. Mọi cánh tay đều bạo hành - bạn đâm dao hay kiếm vào ai đó: điều đó cũng giống như năng lượng dục xuyên vào người đàn bà. Thân thể người khác trở thành đàn bà và tay bạn trở thành biểu tượng dương vật. Nó có thể là viên đạn bắn ra từ súng máy và bạn có thể ở nơi xa, nhưng điều đó là như nhau. Bất kì khi nào năng lượng dục của bạn bị kìm nén, bạn sẽ tìm ra cách thức và phương tiện để xuyên vào thân thể người khác. Quân đội đã không được phép có bạn gái. Chỉ quân đội Mĩ mới được phép - họ sẽ bị đánh bại, và ở mọi nơi. Họ không thể chiến đấu trên thế giới được. Lính Mĩ không thể chiến đấu được. Nếu bạn được thoả mãn về dục, ham muốn chiến đấu biến mất. Chúng được kết nối.
Đó là lí do tại sao chuyện xảy ra là bất kì khi nào văn hoá rất phát triển nó bao giờ cũng bị đánh bại bởi văn hoá không rất phát triển. Ấn Độ bị đánh bại bởi người Huns, người Thổ Nhĩ Kì, người Mô ha mét giáo - họ bắt nguồn từ thế giới rất không phát triển và họ đã đánh bại nền văn hoá rất phát triển. Bất kì khi nào một nền văn hoá rất phát triển, nó rất được thoả mãn, hài lòng. Mọi thứ đều tốt thế, ai muốn chiến đấu? Khi mọi thứ an bình thế, ai bận tâm đi giết và bị giết? Và những người tới chỉ là người man rợ, tuyệt đối vô văn hoá, và về mặt dục rất bị thất vọng. Nếu bạn muốn quân đội chiến đấu tốt, làm cho quân đội bị thất vọng về dục. Thế thì họ sẽ chiến đấu, bởi vì thế thì chiến đấu đã trở thành dâm dục biểu tượng.
Điều này đã xảy ra ngay bây giờ ở Việt Nam. Không phải là người cộng sản đã thắng và Mĩ đã thua; nó đơn giản chỉ là văn hoá cao bao giờ cũng thua. Văn hoá thấp hơn, nước nghèo, theo mọi cách đều không được thoả mãn - về mặt dục trong trạng thái kìm nén rất sâu - nhất định thắng. Bất kì khi nào một nước nghèo lâm vào chiến đấu với nước giầu, nước giầu sẽ bị thất bại chung cuộc. Bạn có thể thấy điều đó một cách dễ dàng: nếu một gia đình giầu bắt đầu đánh nhau với gia đình nghèo, gia đình giầu sẽ bị đánh bại - bởi vì khi bạn giầu, được thoả mãn, chính thôi thúc đánh nhau biến mất; và trong đánh nhau bạn sẽ thua, cho nên bạn tránh đánh nhau. Và người nghèo chẳng có gì để mất cả - sao người đó né tránh đánh nhau? Thực ra người đó tận hưởng nó. Người đó có mọi thứ để thu lấy, chẳng cái gì mất cả.
Và cùng điều đó xảy ra trong cuộc sống các cá nhân. Nếu bạn trở nên bất bạo hành, nếu bạn trở nên được định chắc trong chân lí, nếu bạn trở nên được định chắc trong không trộm cắp, đột nhiên bạn thấy dục đã mất thèm khát. Nó không còn là đam mê điên cuồng nữa. Bạn có thể tận hưởng nó nếu bạn thích nó, nhưng đam mê không còn điên khùng nữa. Nó đã trở thành dịu hơn, và chung cuộc nó biến mất.
Và khi nó biến mất, năng lượng đã bị giam cầm trong dục được xả ra. Năng lượng đó trở thành kho chứa của bạn. Đó là lí do tại sao Patanjali nói, "Khi người yogi được định chắc trong tiết chế dục, cường tráng được thu lấy." Năng lượng vô cùng được thu lấy. Không phải là bạn trở thành lực sĩ lớn hay bạn trở thành võ sĩ đấm bốc, không. Năng lượng đó có chiều hướng khác toàn bộ. Năng lượng đó không để cho chiến đấu. Năng lượng đó không phải của thế giới này. Năng lượng đó không thực sự là nam tính; năng lượng đó là nữ tính. Mọi người yogis đã đạt tới nó đều trở nên nữ tính nhiều hơn. Nhìn Phật mà xem: mặt ông ấy, thân thể ông ấy - tròn trĩnh của nó, mềm dịu của nó - như nữ tính.
Người Hindu đã làm hay - họ chưa bao giờ vẽ Phật, Mahavira, Krishna, Ram, có râu mép, râu cằm, không. Không phải là họ theo bất kì cách nào bị thiếu hoocmôn và họ đã không có râu mép râu cằm nào - họ phải có râu mép và râu cằm đẹp chứ - nhưng người Hindu đã bỏ ý tưởng này vì với râu mép và râu cằm họ trông như nam hơn, và toàn thể ý tưởng này phải được diễn đạt theo cách nữ tính: sự tròn trĩnh của thân thể Phật, sự mềm dịu. Và đá cẩm thạch giúp đỡ vô cùng; đá cẩm thạch cho nó phẩm chất nữ tính. Nietzsche phê bình Phật và Jesus đã gọi họ là "tính đàn bà." Phê bình của ông ấy là tuyệt đối ngớ ngẩn, nhưng ông ấy ít nhất đã đánh đúng điểm trong việc gọi họ là có tính đàn bà - họ là vậy.
Khi năng lượng dục biến mất, nó đi đâu? Nó không đi ra ngoài; nó trở thành cái vũng bên trong. Người ta đơn giản cảm thấy đầy sức mạnh và năng lượng. Không phải là người đó dùng nó và cứ đi tranh đấu với nó đâu; bây giờ không có thôi thúc tranh đấu. Người ta mạnh tới mức thực ra tranh đấu là không thể được. Chỉ những người yếu mới tranh đấu. Những người sợ sức mạnh của họ - họ tranh đấu để chứng tỏ rằng họ mạnh. Người mạnh thực không tranh đấu. Họ nhìn vào toàn thể sự việc như trò chơi, trẻ con.
Khi người yogi được định chắc trong không sở hữu, nảy sinh tri thức về "thế nào" và "tại sao" của sự tồn tại.
Khi người yogi được định trong không sở hữu, khi người đó không sở hữu cái gì ngoại trừ bản thân người đó; người đó có thể là vua, người đó có thể sống trong cung điện, nhưng người đó không sở hữu nó. Nếu nó bị mất, không một gợn sóng nào sẽ nảy sinh trong tâm trí người đó.
Có câu chuyện về một người yogi vĩ đại; tên ông ấy là Janak. Ấn Độ đã tôn thờ ông ấy trong nhiều thế kỉ, và Ấn Độ đã không tôn thờ bất kì ai khác như ông ấy bởi vì ông ấy là duy nhất theo một cách nào đó. Phật đã rời bỏ cung điện, vương quốc của ông ấy; Mahavira đã bỏ cung điện và vương quốc của ông ấy; Janak chưa hề rời bỏ. Phật và Mahavira có hàng nghìn, toàn lịch sử đầy họ - Janak dường như là duy nhất. Ông ấy đã không theo hình mẫu này. Ông ấy vẫn còn trong cung điện; ông ấy vẫn còn là vua.
Chuyện xảy ra là một người tìm kiếm trẻ được thầy anh ta bảo, "Bây giờ ông đi tới Janak đi. Khai tâm cuối cùng của ông sẽ được ông ấy thực hiện. Bất kì cái gì ta có thể dạy ta đã dạy cho ông rồi, nhưng ta là người ăn xin. Ta không biết gì về thế giới; ta đã từ bỏ nó. Ông phải đi tới người biết về thế giới này. Điều này sẽ là khai tâm cuối cùng của ông. Trước khi ông từ bỏ ông phải hỏi ai đó người biết thế giới này. Ta không biết nó, cho nên đi tới Janak nhà vua đi."
Đệ tử này có hơi chút ngần ngại vì anh ta đã sẵn sàng từ bỏ và anh ta đã không tin rằng Janak này có thể là người chứng ngộ. Nếu ông ấy chứng ngộ thì sao ông ấy ở trong cung điện? Logic thông thường: ông ấy phải từ bỏ mọi thứ chứ. Ông ấy phải không sở hữu cái gì bởi vì đó là một trong những điều cơ bản - trở nên vô sở hữu, vẫn còn trong vô sở hữu, trong mộc mạc thuần khiết của vô sở hữu. Người ta trở nên đơn giản thế, hồn nhiên thế, sao ông ấy sống như vua? Nhưng khi thầy đã nói thế, anh ta phải đi thôi. Ngần ngại, lưỡng lự, anh ta tới.
Trời tối anh ta tới, Janak mời anh ta tới triều đình. Đang có nhiều tưng bừng hớn hở. Gái đẹp nhảy múa, rượu và đàn bà, và mọi người đều gần như say xỉn. Chàng thanh niên này từ một đạo tràng tới không thể tin được vào mắt mình, và anh ta không thể in được vào thầy già của mình - sao cái lão khờ đó đã cho anh ta tới đây. Để làm gì? Anh ta bị rối loạn nhiều tới mức anh ta muốn bỏ đi ngay lập tức, nhưng Janak nói, "Điều đó sẽ là việc sỉ nhục đấy. Ông đã tới; phải ở lại ít nhất một đêm chứ. Sáng mai ông có thể ra đi. Và tại sao ông bị rối loạn thế? Nghỉ ngơi chút ít đi. Đến sáng ta sẽ hỏi ông đã tới vì chủ định gì."
Anh thanh niên nói, "Bây giờ chẳng cần hỏi cái gì cả. Tôi đã thấy bằng chính mắt tôi điều đang xảy ra ở đây."
Janak cười. Anh thanh niên được chăm sóc chu đáo - ăn ngon, được cho xoa bóp và tắm táp, được cho phòng đẹp, giường rất đắt. Anh ta mệt mỏi, đi bộ từ tu viện trong rừng rậm tới thủ đô, và anh ta muốn nghỉ. Khoảnh khắc anh ta nằm lên giường, anh ta thấy một chiếc kiếm treo ngay trên anh ta bằng sợi chỉ rất mảnh. Anh ta không thể tin được ngụ ý của nó là gì, và anh ta đã được đón nhận chu đáo thế và bây giờ tại sao có trò đùa này. Anh ta không thể ngủ được cả đêm - liên tục sợ hãi. Anh ta không thể tận hưởng được chiếc giường, anh ta không thể tận hưởng được cung điện - chiếc kiếm treo đó trên anh ta.
Đến sáng nhà vua hỏi, "Ông ngủ ngon không?"
Anh ta đáp, "Làm sao tôi có thể ngủ được? Ông đang nói điều vô nghĩa gì với tôi vậy? Mọi thứ đều ổn, nhưng chiếc kiếm kia treo bằng sợi chỉ mảnh mai - bất kì khoảnh khắc nào nó cũng có thể rơi xuống. Chỉ làn gió thoảng thôi và tôi sẽ bị giết."
Thế là nhà vua nói, "Ông không thể tận hưởng được chiếc giường sao? Nó là chiếc đẹp nhất chúng ta có trong cung điện này, và căn phòng mà ta đã cho ông là sang trọng nhất đấy."
Anh ta nói, "Tôi thậm chí không nhớ tới phòng đó và giường đó. Tôi chưa bao giờ ở trong khổ sở thế - vì chiếc kiếm đó."
Nhà vua nói, "Thế thì tốt hơn cả là ông đừng đi. Ta đang ở trong cung điện này, nhưng chiếc kiếm đang treo trên ta - chiếc kiếm của cái chết. Và sợi chỉ còn mảnh hơn thế này, và bất kì khoảnh khắc nào ta cũng có thể chết."
Khi người ta nhớ tới cái chết, làm sao người ta có thể sở hữu được cái gì? Nhà ở có đó, cung điện có đó, vương quốc có đó - nhưng chết còn có nhiều hơn bất kì cái gì khác. Làm sao người ta có thể sở hữu được? Khi chết có đó, và người ta nhớ tới nó, người ta trở thành vô sở hữu. Thế thì người ta biết, "Mình chỉ có thể sở hữu bản thân mình thôi. Chết sẽ đem mọi thứ khác đi."
"Khi người yogi được định chắc trong không sở hữu, nảy sinh tri thức về "thế nào" và "tại sao" của sự tồn tại." Khi người ta trở thành không sở hữu, năng lượng không còn đi ra ngoài. Nó di chuyển vì ham muốn sở hữu. Khi bạn nhận biết rằng không cái gì có thể bị sở hữu - bạn đi vào trong thế giới và bạn đi ra khỏi nó; thế giới có đó trước khi có bạn, nó sẽ có đó sau khi có bạn... Không cái gì có thể bị sở hữu; chính ý tưởng sở hữu là ngu xuẩn. Khoảnh khắc bạn nhận biết về nó, đột nhiên, toàn thể năng lượng của bạn, cái đã từng đi vào cả nghìn lẻ một hướng để sở hữu thế giới, bây giờ đi vào trong, và, Patanjali nói, "... nảy sinh tri thức về "thế nào" và "tại sao" của sự tồn tại." Và thế thì bạn biết bạn đã tới từ đâu, bạn là ai. Thế thì bạn đi tới đối diện với cội nguồn nguyên thuỷ của cuộc sống, sự tồn tại. Thế thì bạn mặt đối mặt với cội nguồn, chính cội nguồn. Cội nguồn đó là Thượng đế: cái bắt đầu và cái kết thúc, alpha và omega.

0 Đánh giá

Ads Belove Post