Chương 3. Cái bóng của tôn giáo

Chương 3. Cái bóng của tôn giáo

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 6)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 3. Cái bóng của tôn giáo

40. Khi thuần khiết được đạt tới có nảy sinh trong người yogi sự chán ghét thân thể riêng của người đó và một sự miễn cưỡng tới trong tiếp xúc vật lí với người khác.
41. Từ thuần khiết tinh thần có nảy sinh hân hoan, sức mạnh của tập trung, kiểm soát các giác quan, và sự thích hợp cho việc tự nhận ra.
42. Mãn nguyện đem tới hạnh phúc tối cao.
Bất bạo hành, không sở hữu, không trộm cắp, và đích thực trong hiện hữu cho sự thuần khiết. Điều này không phải là các khái niệm đạo đức cho Patanjali; điều này phải bao giờ cũng được giữ trong tâm trí. Ở phương tây chúng đã được dạy là đạo đức; ở phương Đông như vệ sinh bên trong, không như đạo đức. Ở phương Tây chúng đã được dạy như mục đích vị tha; ở phương Đông không có gì của chủ nghĩa vị tha trong chúng - nó là vị kỉ tuyệt đối. Nó là vệ sinh bên trong của bạn. Chúng trao thuần khiết cho bạn, và qua thuần khiết điều không thể trở thành có thể, điều không đạt tới được là được đạt tới. Qua thuần khiết cái thô thiển của bản thể bạn bị mất đi. Bạn trở nên tinh tế, tinh vi, và hiền dịu. Qua thuần khiết bạn trở thành ngôi đền của điều thiêng liêng. Qua thuần khiết lời mời được gửi tới cái toàn thể, và rơi vào trong bạn... và một ngày nào đó đại dương tới, và rơi vào trong giọt nước.
Khi chúng được dạy như các khái niệm đạo đức, như ở phương Tây - hay cả ở Ấn Độ, như Mahatma Gandhi đã từng dạy - phầm chất toàn bộ của chúng thay đổi. Khi bạn nói, "Bạn phải không bạo hành vì bạo hành làm đau người khác. Đừng gây đau cho bất kì ai. Nhân loại là một gia đình, và gây đau là tội lỗi," bạn đã làm trệch toàn thể sự việc sang chiều khác toàn bộ. Patanjali nói, "Không bạo hành: điều đó làm thuần khiết ông. Không gây đau bất kì ai - thậm chí không nghĩ tới việc gây đau bất kì ai, bởi vì khoảnh khắc ông bắt đầu nghĩ theo cách đó ông đang rơi vào bên trong không thuần khiết." Vấn đề không phải là người khác, vấn đề là bạn. Tất nhiên, khi người ta không bạo hành người khác được lợi, nhưng đó không phải làm mục đích của việc không bạo hành. Đó chỉ là sản phẩm phụ, chỉ là cái bóng.
Nếu bạn không bạo hành vì người khác không nên bị làm đau, thế thì bạn không thực sự là không bạo hành. Thế thì, bạn là công dân tốt, nhưng chẳng cái gì tôn giáo đã xảy ra bên trong bản thể bạn. Không bạo hành của bạn sẽ có tác dụng như chất bôi trơn giữa bạn và người khác. Cuộc sống của bạn sẽ êm ả hơn, nhưng không thuần khiết hơn, vì mục đích thay đổi toàn thể phẩm chất. Mục đích không phải là bảo vệ người khác - người khác được bảo vệ, đó là điều khác - mục đích là trở nên thuần khiết để cho bạn có thể biết sự thuần khiết tối thượng.
Các tôn giáo phương Đông vẫn còn vị kỉ bởi vì họ biết không có cách khác để hiện hữu; và khi ai đó vị kỉ người khác được lợi vô cùng. Thực ra mọi vị tha, mọi vị tha đích thực, đều nở hoa từ vị kỉ sâu sắc. Chúng không mâu thuẫn, chúng không đối lập: hoa của vị tha nở ra chỉ trong bản thể đã từng là vị kỉ sâu sắc. Là vị kỉ chính là tự nhiên. Buộc mọi người phải là khác đi là làm cho họ thành không tự nhiên, và bất kì cái gì không tự nhiên cũng đều không phải là cách thức của Thượng đế. Bất kì cái gì không tự nhiên đều sẽ là kìm nén; nó sẽ không đem tới thuần khiết cho bạn.
Cho nên điều này phải được nhớ: đây không phải là mục đích đạo đức. Thực ra ở phương Đông đạo đức chưa bao giờ được dạy như mục đích; nó là cái bóng của tôn giáo. Khi tôn giáo xảy ra, đạo đức tự động xảy ra - người ta không cần bận tâm về nó. Người ta không cần bị liên quan; nó tới theo cách riêng của nó. Ở phương Tây đạo đức đã được dạy như mục đích - thực ra, như tôn giáo. Không tồn tại cái gì ở kinh sách phương Đông như Mười lời răn, chẳng cái gì giống điều đó.
Cuộc sống không nên là cuộc sống tuân theo lời răn, bằng không bạn sẽ trở thành nô lệ. Và cho dù bạn đạt tới thiên đường qua cảnh nô lệ, thiên đường của bạn sẽ không đủ là thiên đường đâu - cảnh nô lệ sẽ vẫn còn là một phần của nó. Độc lập, tự do, nên là phần cố hữu của sự trưởng thành của bạn.
Cho nên đây là biện pháp vệ sinh. Chúng làm thuần khiết bạn; chúng cho bạn mạnh khoẻ bên trong.
Khi thuần khiết được đạt tới có nảy sinh trong người yogi sự chán ghét thân thể riêng của người đó và một sự miễn cưỡng tới trong tiếp xúc vật lí với người khác.
Có khó khăn nào đó với từ jugupsa. Nó đã được dịch trong mọi bản dịch là "chán ghét" vì không có từ tương đương tồn tại trong tiếng Anh. Nó không phải là chán ghét, không thế chút nào; chính từ này là sai. Chính từ "chán ghét" là tạo ra chán ghét. Và nghĩ về người yogi, chán ghét đó nảy sinh trong người đó về thân thể riêng của người đó, đơn giản là không thể tin được bởi vì người yogis đã chăm sóc cho thân thể của họ vì không ai khác đã bao giờ chăm sóc. Họ chăm sóc thân thể họ vì không ai chăm sóc thân thể cả; họ có thân thể đẹp. Nhìn Mahavira hay Phật - những thân thể đẹp, rất cân xứng, như hài hoà trong vật chất. Không, điều đó là không thể được. "Chán ghét" là từ sai; đầu tiên, nó phải được hiểu.
Jugupsa không ngụ ý chán ghét. Nghĩa là rất khó; tôi sẽ phải giải thích cho bạn. Có ba kiểu người. Một, người điên trong yêu với thân thể; thực ra bị ám ảnh. Đặc biệt đàn bà - tuyệt đối hướng thân thể. Nhìn đàn bà mà xem: cô ấy chưa bao giờ hạnh phúc hơn khi cô ấy đối diện với gương. Tự yêu mình - họ có thể dành hàng giờ hàng giờ trước gương... bị ám ảnh. Không cái gì sai trong việc đứng trước gương, nhưng chỉ ở đó, hàng giờ, trông như nỗi ám ảnh. Đây là kiểu thứ nhất, người liên tục bị ám ảnh với thân thể - nhiều tới mức người đó quên mất rằng người đó tồn tại bên ngoài thân thể. Sự siêu việt bị quên lãng; người đó trở thành chỉ là thân thể. Người đó không sở hữu thân thể; thân thể sở hữu người đó. Đây là kiểu người thứ nhất.
Kiểu người thứ hai chính là đối lập của kiểu thứ nhất: người đó cũng bị ám ảnh - theo hướng đảo ngược. Người đó chống lại thân thể, chán ghét nó: người đó đã đập vỡ gương. Người đó cứ làm hại thân thể riêng của mình theo cả triệu cách; người đó ghét nó. Người thứ nhất yêu nó như sự ám ảnh; người kia đi sang cực đoan khác - người đó ghét nó. Người đó muốn tự tử.
Bạn có thể thấy kiểu người thứ hai; họ có thể giả vờ là người yogis, nhưng họ không phải vậy. Người yogi không thể ghét được. Vấn đề không phải là bất kì đối thể nào: người yogi đơn giản không thể ghét được bởi vì ghét tạo ra không thuần khiết. Vấn đề không phải là ghét ai đó khác hay cái gì đó hay thân thể riêng của người ta: bất kì đối tượng của ghét là gì, ghét đều đem tới không thuần khiết. Người yogi không thể ghét được thân thể riêng của mình. Nhưng bạn có thể tìm thấy kiểu người này trong người yogi suy đồi trên phố của Benares. Nằm trên gai nhọn hay đinh sắt nhọn, hành hạ thân thể riêng của người đó. Đây chính là cái đối lập với người đàn bà tận hưởng tự yêu mình trước gương.
Nhịn ăn: nhịn ăn trong bản thân nó có thể là tốt, có thể là xấu. Điều đó còn tuỳ. Nhịn ăn có thể chỉ là cách hành hạ thân thể; thế thì nó là xấu, thế thì nó là bạo hành. Và đây là quan sát của tôi: những người không bạo hành với người khác, người đã kìm nén bạo hành của họ với người khác và đã trở thành không bạo hành - bạo hành của họ bắt đầu một cách mới: như việc xả ra họ bắt đầu bạo hành với thân thể riêng của họ. Có những câu chuyện về những người suy đồi phá huỷ mắt họ để cho họ không thể nhìn thấy đàn bà đẹp. Chuyện về mọi người - và không phải ngoại lệ, có cả nghìn.
Ở Nga đã tồn tại một giáo phái trước cách mạng, cả nghìn tín đồ, những người đã cắt bộ phận sinh dục của họ - chỉ để ở trong căm ghét sâu sắc với thân thể. Họ không thể sinh ra con cái. Nhưng thế thì làm sao tăng được số tín đồ - bởi vì mọi tổ chức đều quan tâm điều đó? Cho nên họ gặp khó khăn. Họ sẽ nhận trẻ em và cắt bộ phận sinh dục của chúng - một hành động tội ác chống lại thân thể riêng của người ta.
Trong Ki tô giáo đã từng có giáo phái mà lời cầu nguyện duy nhất là quất mạnh vào thân thể riêng của họ mọi sáng. Và thánh nhân vĩ đại nhất được coi là người quất vào thân thể mình nhiều tới mức nó trở thành bầm tím - trên khắp thân thể, da rách tả tơi và máu chảy ra. Điều thường được viết trong tiểu sử của các thánh nhân lớn là người đó đã đánh thân thể mình bao nhiêu lần vào buổi sáng bằng roi - một trăm lần, hai trăm lần, ba trăm lần; cũng như ở Ấn Độ các sư Jaina cứ đếm ngày của họ, bao nhiêu ngày họ đã nhịn ăn trong năm - một trăm ngày, năm mươi ngày, bao nhiêu ngày. Người vĩ đại là người đã từng nhịn ăn, gần như bỏ đói, thân thể riêng của họ.
Trong Ki tô giáo đã từng có những linh mục có đinh để trong giầy của họ đâm vào thân thể họ; và họ sẽ bước đi trong những giầy đó và họ sẽ mang vết thương liên tục trong chân họ. Máu chảy ra, mủ tích lại - họ là những thánh nhân lớn.
Nếu người ta nhìn vào tôn giáo một cách khoa học thì chín mươi phần trăm của nó sẽ chứng minh là bệnh hoạn. Những người này cần điều trị tâm thần. Những người này không có tính tôn giáo, không chút nào. Gọi họ là tôn giáo đơn giản là ngu xuẩn: họ thậm chí không bình thường; họ điên.
Đây là hai kiểu người, và thế rồi giữa hai kiểu này - đích xác ở giữa - là kiểu thứ ba, những người Patanjali dùng cho từ jugupsa: người đó không chán ghét thân thể riêng của mình, người đó không bị ám ảnh. Người đó ở trong cân bằng sâu sắc. Người đó chăm nom cho thân thể vì thân thể là phương tiện. Người đó thậm chí còn đối xử với thân thể như một vật linh thiêng. Nó hiện hữu - Thượng đế đã tạo ra nó; và bất kì cái gì Thượng đế tạo ra, làm sao nó có thể không thiêng liêng được? Nó là ngôi đền. Nó phải không bị kết án. Nó phải không bị mê đắm điên khùng tới mức bạn bị mất hút trong nó.
Ngôi đền không nên trở thành hình ảnh; ngôi đền không nên trở thành điện thờ. Điện thờ là cốt lõi bên trong nhất vì nó mà ngôi đền tồn tại. Bạn không nên bắt đầu tôn thờ bức tường ngôi đền, nhưng không có nhu cầu để đi sang cái đối lập - rằng bạn bắt đầu phá huỷ ngôi đền.
Chỉ việc không đồng nhất sâu sắc là được cần. Người ta phải biết: "Tôi ở trong thân thể, nhưng siêu việt trên thân thể. Tôi ở trong thân thể, nhưng không là thân thể. Tôi ở trong thân thể, nhưng không bị giới hạn trong nó. Tôi ở trong thân thể, nhưng cũng ở bên ngoài nó." Thân thể không nên là giới hạn - chỗ trú ngụ, tất nhiên, và chỗ trú ngụ đẹp tới mức đó. Người ta phải biết ơn nó; không có nhu cầu tranh đấu với nó. Tranh đấu với nó đơn giản là ngu xuẩn và trẻ con. Nó phải được dùng - và dùng đúng.
Jugupsa nói... nếu tôi phải dịch nó bằng cách nào đó thì tôi sẽ nói: người yogi được vỡ mộng với thân thể. Không chán ghét - đơn giản vỡ mộng. Người đó không nghĩ rằng qua thân thể phúc lạc mà linh hồn đi tìm là có thể, không. Nhưng người đó không nghĩ điều ngược lại nữa: rằng qua phá huỷ thân thể mà phúc lạc có thể được đạt tới. Không, người đó vứt bỏ nhị nguyên. Người đó sống trong thân thể như khách, và người đó đối xử với thân thể như ngôi đền.
"Khi thuần khiết được đạt tới có nảy sinh trong người yogi sự chán ghét thân thể riêng của người đó và một sự miễn cưỡng tới trong tiếp xúc vật lí với người khác."
Khi bạn ở trong thân thể quá nhiều bạn bao giờ cũng khao khát tiếp xúc với thân thể khác, thèm khát được trong tiếp xúc với thân thể khác - điều bạn gọi là yêu, mà lại không phải là yêu, mà chỉ là thèm khát - bởi vì thân thể không thể tồn tại một mình được. Nó tồn tại trong mạng các thân thể khác.
Đứa trẻ được sinh ra trong bụng người mẹ; trong chín tháng thân thể của mẹ nuôi thân thể của con. Thân thể của con lớn lên qua thân thể mẹ, cũng như cành mọc ra từ cây. Khi đứa trẻ sẵn sàng, tất nhiên, nó chuyển ra khỏi bụng mẹ, nhưng dầu vậy vẫn còn trong tiếp xúc sâu sắc: với vú mẹ đứa trẻ vẫn tiếp tục tiếp xúc - không chỉ uống sữa - liên tục nhận hơi ấm của thân thể, điều là nhu cầu thể chất.
Và nếu đứa trẻ mất hơi ấm của người mẹ, nó không bao giờ có thể mạnh khoẻ; thân thể bao giờ cũng sẽ khổ. Nó có thể được cho mọi thứ được cần tới - thức ăn, sữa, vitamins - nhưng nếu hơi ấm của người đàn bà không được trao cho nó... Và điều đó nữa theo cách rất đáng yêu vì nếu bạn không yêu một người thì nhiệt là có thể, có thể truyền qua từ thân thể bạn tới người khác, nhưng không có hơi ấm. Nhiệt trở nên ấm áp qua yêu. Nó có chiều hướng khác về chất. Nó không chỉ là nhiệt; bằng không bạn có thể trao nhiệt cho đứa trẻ. Bây giờ nhiều thực nghiệm đã được tiến hành: đứa trẻ ở trong nhà có sưởi trung tâm - điều đó không ích gì. Thân thể người mẹ đang cho rung động tinh tế của tình yêu: của việc chấp nhận, của việc được yêu, của việc được cần. Điều đó cho gốc rễ.
Đó là lí do tại sao, một cách liên tục, đàn ông sẽ theo đuổi - tìm, kiếm - thân thể đàn bà cả đời; và đàn bà sẽ tìm kiếm thân thể đàn ông cả đời. Dục đối lập có tính hấp dẫn vì tính cực của thân thể giúp đỡ; nó cho năng lượng. Chính tính cực cho căng thẳng và năng lượng. Bạn được nuôi dưỡng qua nó; bạn trở nên mạnh qua nó.
Điều này là tự nhiên, không cái gì sai trong nó, nhưng khi người ta trở nên thuần khiết - qua bất bạo hành, không sở hữu, đích thực - khi người ta trở nên ngày càng thuần khiết hơn, hội tụ của tâm thức dịch chuyển từ thân thể sang bản thể. Bản thể có thể còn lại tuyệt đối một mình.
Đó là lí do tại sao người được gắn bó sâu sắc với thân thể không bao giờ có thể trở nên tự do. Chính gắn bó sẽ dẫn người đó vào nhiều kiểu trói buộc, tù túng. Bạn có thể yêu người đàn bà, bạn có thể yêu người đàn ông, nhưng sâu bên dưới bạn cũng chống lại - bởi vì người yêu cũng là trói buộc. Nó làm bạn què quặt, mối quan hệ: nó cũng nuôi dưỡng bạn, nó cũng cầm tù bạn. Bạn không thể sống mà không có nó, và bạn không thể sống mà có nó. Đây là vấn đề cho mọi người yêu. Họ không thể sống một cách tách biệt và họ không thể sống cùng nhau. Khi tách biệt họ nghĩ tới nhau, khi ở cùng nhau họ tranh đấu với nhau.
Tại sao điều này xảy ra? Cơ chế này là đơn giản. Khi bạn không ở cùng người đàn bà, người bạn có thể yêu và người yêu bạn, bạn bắt đầu cảm thấy bị đói hơi ấm chảy từ thân thể người đàn bà. Khi bạn ở cùng với người đàn bà bạn không còn bị đói nữa, bạn không còn đói, bạn được nuôi dưỡng tốt. Và chẳng mấy chốc bạn trở nên chán. Chẳng mấy chốc bạn đã lấy vào quá nhiều: bây giờ bạn muốn tách ra và bạn tách rời và một mình. Mọi người yêu, khi ở cùng nhau, đều nghĩ, "Ở một mình thật hay làm sao." Và khi họ ở một mình, thế thì sớm hay muộn họ bắt đầu cảm thấy cần người kia và họ bắt đầu tưởng tượng và mơ, "Ở cùng nhau sẽ hay làm sao."
Thân thể cần ở cùng nhau; và linh hồn bên trong nhất của bạn cần sự một mình. Đó là vấn đề. Linh hồn bên trong nhất của bạn có thể vẫn trưởng thành còn một mình - nó là đỉnh Himalaya đứng một mình sừng sững giữa trời. Linh hồn bên trong nhất của bạn trưởng thành khi nó một mình, nhưng thân thể cần có quan hệ. Thân thể cần đám đông, hơi ấm, nhóm bạn bè, xã hội, tổ chức; bất kì chỗ nào bạn ở cùng với nhiều người thân thể đều cảm thấy thoải mái. Trong đám đông linh hồn bạn có thể cảm thấy bị đói vì nó được nuôi dưỡng trên sự một mình, nhưng thân thể bạn cảm thấy thoải mái. Trong sự một mình linh hồn bạn cảm thấy hoàn hảo, nhưng thân thể bạn bắt đầu cảm thấy đói về quan hệ.
Và trong cuộc sống, nếu bạn không hiểu điều này, bạn trở nên rất, rất khổ, một cách không cần thiết. Nếu bạn hiểu điều đó bạn tạo ra nhịp điệu: bạn hoàn thành nhu cầu thân thể và bạn hoàn thành nhu cầu linh hồn nữa. Thỉnh thoảng bạn đi và quan hệ, thỉnh thoảng bạn đi ra khỏi nó. Thỉnh thoảng bạn sống cùng nhau, thỉnh thoảng bạn sống một mình. Thỉnh thoảng bạn trở thành đỉnh núi - một mình tuyệt đối tới mức ngay cả ý tưởng về người khác cũng thiếu vắng. Đây là nhịp điệu.
Nhưng khi ai đó đã đạt tới sự một mình và hội tụ tâm thức đã thay đổi... Đó là điều yoga tất cả là gì: cách thay đổi hội tụ từ thân thể sang linh hồn, từ vật chất sang phi vật chất, từ cái hữu hình sang cái vô hình, từ cái biết sang cái không biết - từ thế giới sang Thượng đế. Dù bạn diễn đạt theo cách nào nó đều là phi vật chất. Đó là thay đổi hội tụ. Khi hội tụ đã thay đổi hoàn toàn, người yogi hạnh phúc thế trong sự một mình của người đó, phúc lạc tới mức khao khát bình thường kia về thân thể ở cùng với người khác dần dần biến mất.
Khi thuần khiết được đạt tới có nảy sinh trong người yogi sự vỡ mộng về thân thể riêng của người đó: bây giờ người đó biết rằng thiên đường mà người đó đã từng tìm kiếm không thể được đạt tới qua thân thể, phúc lạc mà người đó đã từng mơ tới là không thể được qua thân thể. Điều đó là không thể được cho thân thể: qua cái giới hạn bạn đang cố đạt tới cái vô giới hạn. Qua vật chất bạn đang cố đạt tới cái vĩnh hằng, cái bất tử. Không cái gì là sai trong thân thể: nỗ lực của bạn là ngớ ngẩn. Đừng giận thân thể; thân thể đã không làm gì với bạn cả. Chỉ dường như là ai đó đáng cố nghe qua mắt - bây giờ chẳng cái gì sai với mắt: mắt được làm ra để nhìn, không để nghe. Thân thể được làm từ vật chất; nó không được làm từ phi vật chất. Nó được làm từ cái chết. Nó không thể là bất tử được. Bạn đang đòi hỏi điều không thể được. Đừng đòi hỏi điều đó.
Đó là vấn đề của vỡ mộng: người yogi đơn giản hiểu cái gì là có thể và cái gì là không thể với thân thể. Cái mà là có thể thì được; cái mà là không thể người đó không đòi hỏi. Người đó không giận. Người đó không ghét thân thể. Người đó lấy mọi chăm nom về nó bởi vì thân thể có thể trở thành chiếc thang; nó có thể trở thành cánh cửa. Nó không thể trở thành mục đích, nhưng nó có thể trở thành cánh cửa.
Vỡ mộng về thân thể riêng của mình - và thế thì khi vỡ mộng này xảy ra: "... một sự miễn cưỡng tới trong tiếp xúc vật lí với người khác." Thế thì nhu cầu ở trong tiếp xúc vật lí với người khác, dần dần khô héo đi. Thực ra đây là khoảnh khắc đúng khi bạn có thể nói người này đã ra khỏi bụng mẹ, không trước nó.
Một số người chưa bao giờ ra khỏi bụng mẹ. Ngay cả khi họ chết, nhu cầu của họ về sự hiện diện của người khác, nhu cầu của họ về liên hệ, quan hệ, vẫn tiếp tục. Họ đã không ra khỏi bụng mẹ. Về mặt vật lí họ có thể đã ra từ nhiều, nhiều năm trước rồi - người này có thể tám mươi, chín mươi tuổi. Chín mươi năm trước, người đó đã ra khỏi bụng mẹ, nhưng tất cả chín mươi năm này người đó đã từng sống trong tiếp xúc - tìm kiếm, bao giờ cũng tham lam về tiếp xúc thân thể. Người đó đã sống trong bụng mẹ đã mất lặp đi lặp lại trong giấc mơ của mình.
Người ta nói rằng bất kì khi nào người đàn ông rơi vào tình yêu với người đàn bà - bất kì cái gì anh ta nghĩ, điều đó không phải là vấn đề - anh ta lại rơi vào trong bụng mẹ. Và có lẽ, điều đó gần như là chắc chắn - tôi nói "có lẽ" bởi vì nó còn chưa là một giả thuyết được chứng minh về khoa học - rằng sự thôi thúc đi vào thân thể người đàn bà, thôi thúc dục, có thể không là gì ngoài cái thay thế cho việc đi vào bụng mẹ lần nữa. Mọi hoạt động dục có thể là việc tìm cách đi vào bụng mẹ lần nữa. Và theo mọi cách mà con người đã phát minh để làm cho thân thể mình được tiện nghi, các nhà tâm lí học nói con người đang cố tạo ra bụng mẹ bên ngoài. Nhìn căn phòng tiện nghi: nếu nó thực sự tiện nghi nó phải có cái gì đó chung với bụng mẹ - hơi ấm, ấm cúng, lụa là, nhung - cái chạm bên trong vào làn da của mẹ. Gối, giường - mọi thứ cho bạn cảm giác thoải mái chỉ khi bằng cách nào đó nó có liên quan tới bụng mẹ.
Bây giờ ở phương Tây họ đã làm những cái bể nước nhỏ, như bụng mẹ. Trong những cái bể nước đó nước ấm được rót đầy, đích xác cùng nhiệt độ như bụng mẹ. Trong tối sâu sắc con người nổi trong bể nước, tuyệt đối thoải mái - trong tối đen, như trong bụng mẹ. Họ gọi chúng là bể nước thiền. Nó giúp đỡ: người ta cảm thấy rất, rất im lặng, hạnh phúc bên trong nảy sinh - bạn lại trở thành đứa trẻ. Đứa trẻ trong bụng mẹ nổi trên chất lỏng ở nhiệt độ nào đó. Chất lỏng có tất cả mọi chất liệu của biển, cùng nước mặn với cùng chất liệu. Bởi vì điều đó các nhà khoa học đã đi tới nhận ra rằng con người phải đã tiến hoá từ cá - bởi vì vẫn trong bụng mẹ đó áp suất của biển phải được duy trì.
Mọi thoải mái có đó, sâu bên dưới, như bụng mẹ. Và bất kì khi nào bạn nằm cùng người đàn bà, co tròn, bạn cảm thấy thoải mái. Mọi đàn ông, dù già thế nào, đều lại trở thành đứa trẻ; và mọi đàn bà, dù trẻ thế nào, đều lại trở thành người mẹ. Bất kì khi nào họ ở trong tình yêu người đàn bà bắt đầu đóng vai người mẹ và người đàn ông bắt đầu đóng vai đứa bé. Ngày cả đàn bà trẻ cũng trở thành người mẹ và đàn ông già trở thành đứa con.
Trong người yogi thôi thúc này biến mất - và với thôi thức này, người đó được thực sự sinh ra. Chúng ta ở Ấn Độ đã gọi người đó là "được sinh ra hai lần," dwij. Đây là lần sinh thứ hai của người đó, lần sinh thực. Bây giờ người đó không còn cần bất kì ai; người đó đã trở thành ánh sáng siêu việt. Bây giờ người đó có thể nổi trên đất; bây giờ người đó có thể bay trên trời. Người đó không còn bắt rễ vào đất bây giờ. Người đó đã trở thành hoa - không phải hoa, bởi vì ngay cả hoa cũng bắt rễ trong đất... người đó đã trở thành hương thơm của hoa. Tự do hoàn toàn. Đi vào trong bầu trời không có rễ nào trong đất. Ham muốn của người đó đi vào trong tiếp xúc với thân thể người khác biến mất.
Từ thuần khiết tinh thần có nảy sinh hân hoan, sức mạnh của tập trung, kiểm soát các giác quan, và sự thích hợp cho việc tự nhận ra.
Người này phúc lạc thế, người này bây giờ không có nhu cầu ở trong tiếp xúc với người khác là phúc lạc thế trong tự do, vui đùa thế, mở hội - mọi khoảnh khắc của người đó đều là vui mừng mãnh liệt. Bạn càng được bắt rễ trong thân thể, bạn sẽ càng buồn hơn, bởi vì thân thể là thô. Nó là vật chất, nặng. Bạn càng đi ra ngoài thân thể, bạn trở nên nhẹ hơn. Jesus đã nói với tín đồ của ông ấy, "Lại đây, theo ta. Tải trọng của ta là nhẹ. Tất cả những người mang tải nặng, lại đây, theo ta. Tải trọng của ta nhẹ, vô trọng lượng."
"Từ thuần khiết tinh thần có nảy sinh hân hoan..." Nếu bạn buồn, nếu bạn bao giờ cũng chán nản, nếu bạn bao giờ cũng khổ, chẳng cái gì có thể được làm trực tiếp với khổ của bạn. Và bất kì cái gì phải được làm sẽ chứng tỏ là vô tích sự. Phương Đông đã đi tới biết rằng nếu bạn buồn, khổ, chán nản, bao giờ cũng đi vào tải trọng nặng - đây không phải là bệnh; đây chỉ là triệu chứng của bệnh. Bệnh là ở chỗ bạn bị hướng sâu trong thân thể. Cho nên vấn đề không phải là cách xua tan bóng tối của bạn và cách làm cho bạn hạnh phúc; đó không phải là vấn đề. Vấn đề là làm sao giúp bạn trở nên không bị vướng mắc với thân thể; làm sao giúp bạn để cho vướng mắc của bạn với thân thể ngày càng ít dần ít dần ít dần.
Mọi người tới tôi mọi ngày. Họ nói, "Chúng tôi buồn, khổ. Mọi ngày buổi sáng dường như lại là một ngày vô vọng sắp sửa phải được đối diện. Bằng cách nào đó chúng ta mang bản thân mình ra khỏi giường - chẳng hi vọng nào. Chúng tôi, chúng tôi đã sống dài dài... cùng việc lặp lại những ngày buồn. Vậy phải làm gì? Thầy có thể cho chúng tôi cái gì đó để cho chúng tôi có thể tự kéo mình ra, ra khỏi nỗi buồn được không?" Một cách trực tiếp, chẳng cái gì có thể được làm; chỉ bằng cách gián tiếp cái gì đó mới có thể được làm. Đây là tính triệu chứng; đây không phải làn nguyên nhân. Và nếu bạn điều trị triệu chứng, bệnh sẽ không biến mất.
Tâm lí học phương Tây đã từng điều trị triệu chứng, và yoga là tâm lí, cái điều trị nguyên nhân. Tâm lí học phương Tây cứ tiếp diễn: bất kì cái gì bạn nói đều là triệu chứng của bạn, họ coi nó như đương nhiên và họ bắt đầu loại bỏ nó. Họ đã không thành công. Tâm lí học phương Tây đã chứng minh là trò đánh lừa, sự thất bại hoàn toàn, nhưng bây giờ nó là một thể chế lớn tới mức các nhà tâm lí không thể nói điều đó. Toàn thể cuộc sống của họ phụ thuộc vào nó - lương to của họ... và họ là một trong những nghề được trả lương cao nhất. Họ không thể chấp nhận được sự kiện: bây giờ họ đã trở nên nhận biết rằng họ đã không giúp được bất kì ai. Nhiều nhất họ kéo dài, nhiều nhất họ cho hi vọng, và nhiều nhất họ giúp cho bạn điều chỉnh theo khổ của bạn, nhưng không biến đổi nào xảy ra qua nó. Khi thời gian trôi qua người ta trở nên được hài hoà với khổ, người ta trở nên chấp nhận sự kiện rằng nó có đó. Người ta không lo nghĩ nhiều về nó, nhưng không cái gì đã thay đổi.
Bây giờ họ biết, nhưng bây giờ tâm lí học là nghề tăng trưởng thế, và hàng nghìn người sống theo nó - và thực sự có thể sống cuộc sống xa hoa; nhiều thứ được bịa ra trong nó - rằng ai sẽ nói nó, rằng toàn thể chuyện này chỉ là trò đánh lừa, giả dối, không ai được giúp sao? Nó phải như vậy, bởi vì các triệu chứng không thể bị thay đổi. Bạn có thể vẽ chúng, nhưng sâu bên dưới chúng vẫn còn như cũ. Bạn có thể cho chúng các cái tên mới, nhãn mới; điều đó không tạo ra khác biệt.
Nguyên nhân phải được thay đổi, và nguyên nhân là: bạn sẽ buồn theo cùng tỉ lệ mà bạn được bắt rễ trong thân thể. Bạn sẽ hớn hở theo cùng tỉ lệ như bạn không được bắt rễ trong thân thể. Càng tự do khỏi thân thể... càng hớn hở, hớn hở hơn. Khi bạn hoàn toàn tự do khỏi thân thể bạn trở thành hương thơm thoảng trên trời. Bạn trở nên phúc lạc - phúc lạc mà Jesus nói tới, phúc lành mà Jesus liên tục nói tới; niết bàn của Phật. Mahavira đã cho nó từ đích xác đúng; ông ấy gọi nó là kaivalya, sự một mình. Bạn đã trở nên độc lập toàn bộ và một mình. Bây giờ chẳng cái gì được cần; bạn là đủ cho bản thân bạn. Đây là mục đích, nhưng mục đích có thể được đạt tới chỉ nếu bạn đi rất thận trọng và bạn không bị vướng mắc với triệu chứng.
Ai đó bị sốt, thân thể nóng, nhiệt độ lên cao - đây là triệu chứng. Nhiệt độ có thể là ba chín độ, bốn mươi độ, bốn mốt độ. Đây là triệu chứng; đừng bắt đầu chữa nhiệt độ thân thể. Bạn có thể chữa nó: bạn có thể để người này dưới vòi hoa sen nước lạnh, nước đá. Lúc đầu nó thậm chí có vẻ như là mọi sự được giúp đỡ, nhưng nhớ lấy, bạn sẽ không thể chữa được cho người đó khỏi bệnh - bạn có thể chữa cho người đó khỏi chính việc sống. Người đó sẽ chết - bởi vì sốt là triệu chứng. Sốt đơn giản chỉ ra rằng bên trong thân thể có cuộc chiến lớn, cuộc chiến cơ bản. Các phần tử của thân thể đang trong xung đột, đó là lí do tại sao nhiệt độ được tạo ra. Đó là lí do tại sao có sốt. Thân thể không thoải mái. Cuộc nội chiến đã bùng phát ra ở bên trong thân thể. Những phần tử nào đó của thân thể đang đánh các phần tử khác, có thể phần tử ngoại lai. Chúng đang trong xung đột; bởi vì xung đột mà nhiệt phát ra.
Nhiệt chỉ là chỉ báo rằng cuộc chiến đã bùng phát. Cuộc chiến phải được điều trị, không phải nhiệt độ. Nhiệt độ chỉ là để cho bạn thông điệp: "Bây giờ bạn phải làm cái gì đó; mọi sự đã đi ra ngoài tôi." Thân thể đang cho bạn chỉ dẫn: "Mọi sự bây giờ đi ra ngoài tôi rồi; tôi không thể làm gì được. Làm cái gì đó đi. Đi tới bác sĩ, tới bác sĩ trị liệu. Lấy sự giúp đỡ đi; bây giờ nó ở ngoài tôi rồi. Bất kì cái gì tôi có thể làm thì tôi đã làm rồi, nhưng bây giờ không cái gì hơn có thể được làm. Cuộc chiến đã bùng phát."
Đừng bao giờ điều trị triệu chứng, và đừng phí thời gian vào điều trị triệu chứng; bao giờ cũng đi tới nguyên nhân.
Và đây không phải là giả thuyết, và đây không phải là lí thuyết - yoga không tin vào lí thuyết và Patanjali không phải là triết gia. Ông ấy tuyệt đối là nhà khoa học về thế giới bên trong, và bất kì điều gì ông ấy nói ông ấy đều nói bởi vì hàng triệu người yogis đã kinh nghiệm nó. Điều này là như vậy không ngoại lệ nào. Trong cuộc sống đời thường bạn có quan sát không? Khi bạn cảm thấy vui vẻ: trong cuộc sống bình thường nữa nếu bạn vẫn còn quan sát bạn sẽ trở nên nhận biết rằng bất kì khi nào bạn cảm thấy vui vẻ bạn đều quên thân thể. Bất kì khi nào ai đó vui vẻ người đó đều quên thân thể mình, và bất kì khi nào ai đó buồn người đó đều không thể quên được thân thể.
Thực ra trong ayurveda định nghĩa về mạnh khoẻ là một trong những điều có ý nghĩa nhất; không y học nào khác ở bất kì đâu trên thế giới đã cho định nghĩa như vậy. Thực ra y học phương Tây không có định nghĩa về mạnh khoẻ. Nhiều nhất họ có thể nói: Khi không có bệnh, thế thì bạn mạnh khoẻ. Nhưng đây không phải là định nghĩa về mạnh khoẻ. Kiểu định nghĩa nào vậy, khi bạn đem bệnh vào để mà định nghĩa mạnh khoẻ? Bạn nói, "Khi không có bệnh bạn là mạnh khoẻ." Nó là định nghĩa phủ định, không khẳng định. Ayurveda nói rằng khi bạn vô thân thể bạn mạnh khoẻ. Điều này thực là hay vô cùng. Videha: khi bạn không cảm thấy thân thể - bạn gần như là không phải thân thể.
Bạn có thể quan sát điều đó: đầu chỉ bước vào khi đau đầu tới. Bằng không ai biết về đầu? Bạn chưa bao giờ nhận biết về đầu. Đau đầu mang tới nhận biết; bằng không bạn là vô đầu. Và nếu bạn liên tục nhớ tới đầu, phải có cái gì đó sai. Khi việc thở là lành mạnh bạn không nhận biết chút nào, nhưng khi cái gì đó đi sai - hen suyễn, viên phế quản, cái gì đó đi sai - thế thì bạn nhận biết. Việc thở có đó với nhiều âm thanh, tiếng ồn và mọi thứ, và bạn không thể quên được nó. Khi chân bạn mỏi thế thì bạn biết chúng có. Khi cái gì đó đi sai, chỉ thế thì bạn mới trở nên có ý thức. Nếu mọi thứ vận hành hoàn hảo, bạn quên nó.
Đây là định nghĩa của mạnh khoẻ: khi bạn quên thân thể hoàn toàn, bạn là mạnh khoẻ. Và ai có thể quên thân thể hoàn toàn được? Chỉ người yogi.
Chúng ta có ba từ: rogi, bhogi, yogi. Từ rogi: người ốm; từ bhogi: người mê đắm trong thân thể; và người yogi: người đã đi ra ngoài thân thể. Bhogi hiếm khi đạt tới những khoảnh khắc của yoga, những khoảnh khắc mà người đó sẽ quên thân thể. Chín mươi chín phần trăm cuộc đời người đó sẽ thuộc vào thế giới của rogi, người ốm; chỉ một phần trăm cuộc đời người đó sẽ là những khoảnh khắc, những khoảnh khắc hiếm hoi, khi người đó sẽ trở thành người yogi. Thỉnh thoảng mọi thứ vận hành tốt, chạy ro ro - như chiếc xe chạt tốt, hoàn hảo đang rù rù, ca hát; toàn thể bộ máy của bạn đang rù rù hay, tốt: điều này hiếm khi có với người bhogi, không bao giờ có với người rogi, bao giờ cũng có với người yogi. Người rogi là người ốm; người bhogi là người mê đắm trong thân thể quá nhiều và rơi xuống người rogi, sớm hay muộn sẽ trở nên ốm yếu và chết; và người yogi: người yogi là người đã siêu việt trên thân thể, sống bên ngoài - thế thì người đó vui vẻ.
Người rogi chưa bao giờ vui vẻ, người bhogi hiếm khi, người yogi luôn luôn. Vui vẻ là bản tính của người đó. Người đó vẫn còn hạnh phúc không vì nguyên nhân thấy được nào.
Với trường hợp của bạn là điều đối lập: bạn vẫn còn bất hạnh chẳng vì nguyên nhân thấy được nào. Nếu ai đó hỏi bạn, "Sao bạn khổ thế?" bạn nhún vai. Bạn không biết tại sao. Bạn đã coi điều đó là đương nhiên như cách sống của bạn, để mà khổ. Thực ra nếu bạn thấy người khổ bạn không bao giờ hỏi, "Sao bạn khổ?" Bạn chấp nhận điều đó. Khi bạn thấy ai đó hạnh phúc, rất hạnh phúc, bạn hỏi, "Có chuyện gì vậy? Sao bạn hạnh phúc thế? Cái gì đã xảy ra?" Khổ đã được coi là đương nhiên, được chấp nhận. Hạnh phúc đã trở thành hiếm hoi, ngoại lệ tới mức nó gần như quá tốt để không là thực.
Chuyện xảy ra, mọi người tới tôi: khi họ bắt đầu thiền, và nếu họ thực sự đi vào trong nó, mọi sự bắt đầu thay đổi. Khi họ đã tới họ đều khổ, buồn; thế rồi cái gì đó bùng mở ra - vui vẻ bắt đầu. Họ không thể tin được vào điều đó. Họ chạy tới tôi và họ nói, "Điều gì đã xảy ra? Đột nhiên tôi cảm thấy rất hạnh phúc. Tôi có tưởng tượng không?" Họ không thể tin được rằng điều này có thể là thực. Tâm trí nói, "Mình phải tưởng tượng rồi. Mình, người khốn khổ thế, và mình có thể hạnh phúc được sao? Không thể được." Họ tới tôi và họ nói, "Chúng tôi có tưởng tượng không, hay thầy đã thôi miên tôi?"
Họ chưa bao giờ nghĩ khi họ khổ rằng ai đó có thể đã thôi miên họ. Họ chưa bao giờ nghĩ khi họ khổ rằng có thể họ đang tưởng tượng nó, nhưng khi họ cảm thấy hạnh phúc, hạnh phúc đã trở thành một thứ hiếm hoi, không thể tin được tới mức họ hỏi, "Nó có thực không?"
Trong tiếng Anh bạn có câu "quá tốt không thể là thực được"; bạn không có câu "quá tệ không thể là thực được." Câu kia phải phổ biến hơn, thông thường hơn, nhưng "tốt" không thể được tin; đó là lí do tại sao có câu "quá tốt không thể là thực được." Câu đó nên bị phá bỏ đi, hoàn toàn bị quên đi. Khi ai đó nói cái gì đó tệ bạn nên nói, "Quá tệ không thể thật được, không thể tin được. Bạn phải đã tưởng tượng." Nhưng không, nó không phải vậy. Khổ dường như là điều tự nhiên; hạnh phúc, cái gì đó phi tự nhiên.
"Từ thuần khiết tinh thần có nảy sinh hân hoan, sức mạnh của tập trung,..." Mọi người cố gắng tập trung vẫn còn bị bắt rễ trong thân thể; thế thì tập trung là rất khó, gần như không thể được. Bạn không thể tập trung cho một phút được. Tâm trí vẩn vơ, cả nghìn lẻ một ý nghĩ nảy sinh, và trước khi bạn biết, bạn đã đi đâu đó khác rồi: mơ ngày bắt đầu. Bất kì khi nào bạn muốn tập trung vào cái gì đó... gần như là không thể được. Nhưng lí do là ở chỗ bạn bị bắt rễ quá nhiều trong thân thể. Nếu bạn nhìn qua thân thể, tập trung là không thể được. Nếu bạn nhìn bên ngoài thân thể, tập trung dễ dàng thế...
Chuyện xảy ra, Vivekananda ở cùng một học giả lớn. Tên ông ấy là Deussen, một trong những học giả lớn, người đã dịch kinh sách tiếng Phạn sang ngôn ngữ phương Tây. Đặc biệt, Deussen đã làm việc về Upanishads, và ông ấy là một trong những người dịch xuyên thấu nhất. Một cuốn sách mới tới. Vivekananda hỏi, "Tôi có thể đọc nó được không? Tôi có thể mượn nó để đọc được không?" Deussen nói, "Được, ông có thể mượn nó. Tôi còn chưa đọc nó chút nào." Sau nửa giờ Vivekananda trả lại cuốn sách. Deussen không thể tin được vào điều đó; cuốn sách lớn thế sẽ cần ít nhất một tuần lễ để đọc, và nếu bạn muốn tiêu hoá nó, thế thì thậm chí còn lâu hơn nữa. Nếu bạn thực sự muốn hiểu nó, nó là cuốn sách khó, thế thì thậm chí còn lâu hơn. Ông ấy nói, "Ông đã đọc hết nó chưa? Ông đã thực sự đọc nó chưa, hay chỉ nhìn lướt qua đây đó?" Vivekananda nói, "Tôi đã nghiên cứu nó rồi." Deussen nói, "Thế thì tôi không thể tin được vào điều đó. Thế thì ông sẽ phải cho tôi một ân huệ. Để tôi đọc cuốn sách đó, và tôi sẽ hỏi ông vài câu hỏi về cuốn sách này."
Deussen phải đọc cuốn sách trong bẩy ngày, nghiên cứu nó; và thế rồi ông ấy hỏi vài câu hỏi, và Vivekananda đáp lại đích xác, dường như ông ấy đã đọc cuốn sách đó cả đời. Deussen đã viết trong hổi kí của mình: "Điều đó là không thể được với tôi, và tôi hỏi, 'Làm sao điều đó là có thể được?' Vivekananda nói, 'Khi ông nghiên cứu qua thân thể, tập trung là không thể được. Khi ông không bị bắt rễ vào thân thể, ông lơ lửng trên cuốn sách một cách trực tiếp - tâm thức ông chạm trực tiếp vào. Không thân thể ở giữa sách và ông đứng như rào chắn: thế thì ngay cả nửa giờ cũng là đủ. Ông thấm đẫm tinh thần của nó.' "
Nó cũng giống thế này: đứa trẻ nhỏ đọc - nó không thể đọc được từ to lớn; nó phải cắt từ thành các mẩu nhỏ. Nó không thể đọc được toàn thể câu. Khi bạn đọc, bạn đọc toàn thể câu. Nếu bạn thực sự là người giỏi đọc bạn có thể đọc cả đoạn - chỉ một thoáng nhìn, nó trôi qua. Có khả năng, nếu thân thể không can thiệp, bạn có thể đọc toàn thể cuốn sách chỉ bằng cách đi qua. Và nếu bạn đọc bằng thân thể bạn có thể quên. Nếu bạn đọc không bằng thân thể thì không có nhu cầu ghi nhớ nó; bạn sẽ không quên nó - bởi vì bạn đã hiểu nó.
Sức mạnh của tập trung nảy sinh trong con người của thân thể thuần khiết, của tâm thức thuần khiết, của sự thuần khiết.
"... kiểm soát giác quan..." Đây là hậu quả, nhớ lấy. Chúng không thể được thực hành; nếu bạn thực hành bạn sẽ không bao giờ đạt tới chúng. Chúng xảy ra. Nếu nguyên nhân cơ bản đã bị loại bỏ, nếu bạn không còn bị đồng nhất với thân thể, thế thì, "kiểm soát các giác quan." Thế thì nó ở bên trong kiểm soát của bạn. Thế thì nếu bạn muốn nghĩ, bạn nghĩ; nếu bạn không muốn nghĩ bạn chỉ việc nói với tâm trí, "Dừng lại." Nó là cái máy mà bạn có thể bật lên hay tắt đi, nhưng việc làm chủ là được cần; và nếu bạn không là người chủ và bạn cố gắng trở thành người chủ, bạn sẽ tạo ra nhiều lẫn lộn và rắc rối cho bản thân bạn và bạn sẽ bị thất bại lặp đi lặp lại, và các giác quan sẽ vẫn còn là ông chủ. Đó không phải là cách để thắng chúng. Cách để thắng chúng là không đồng nhất bản thân bạn với thân thể. Bạn phải đi tới biết rằng bạn không là thân thể; và thế rồi bạn phải đi tới biết rằng bạn không là tâm trí.
Bạn phải trở thành nhân chứng cho mọi thứ bao quanh bạn. Thân thể có đó, vòng tròn thứ nhất; thế rồi tâm trí có đó, vòng tròn thứ hai; thế rồi trái tim có đó, vòng tròn thứ ba. Và thế rồi ngay đằng sau ba vòng tròn này là trung tâm - bạn. Nếu bạn được định tâm trong bản thân bạn, cả ba tầng này sẽ theo bạn. Nếu bạn không được định tâm ở đó thế thì bạn sẽ phải theo chúng.
"...kiểm soát các giác quan, và sự thích hợp cho việc tự nhận ra."
Và đây là cách người ta trở nên phù hợp, có khả năng nhận ra bản thân mình. Mọi người đều muốn nhận ra bản thân mình, nhưng không ai muốn trải qua kỉ luật - không ai muốn trưởng thành. Mọi người đều muốn nó như thứ thần kì. Mọi người tới tôi và họ nói, "Thầy không thể ban phúc lành cho chúng tôi để chúng tôi có thể trở nên tự nhận ra mình được sao?" Nếu như nó dễ dàng như thế, rằng phúc lành của tôi sẽ có tác dụng, thế thì tôi chắc đã ban phúc lành cho toàn thế giới rồi. Sao bận tâm ban phúc lành cho từng cá nhân? Ban phúc theo qui mô lớn, và để toàn thế giới được chứng ngộ. Thế thì Phật chắc đã làm như vậy rồi, Mahavira chắc đã làm như vậy rồi - xong chuyện rồi. Tất cả chắc đã trở nên chứng ngộ rồi.
Điều đó không thể được làm theo cách đó. Không ai có thể ban phúc lành cho bạn được; bạn phải kiếm được phúc lành đó. Bạn phải trải qua kỉ luật sâu sắc, bạn phải thay đổi hội tụ của bạn vào bản thể, bạn phải trở nên có khả năng, bạn phải trở thành phương tiện đúng; bằng không thỉnh thoảng chuyện xảy ra là một cách ngẫu nhiên ai đó đã loạng choạng vớ phải cái ta, nhưng điều đó đã là cú sốc và điều đó đã không giúp được cho người nào. Điều đó đã làm rạn vỡ toàn thể cá tính của bạn - bạn có thể phát điên. Nó giống thế này: một dòng nước mạnh cuốn phăng bạn mà bạn không sẵn sàng - mọi thứ sẽ đi sai. Thậm chí, cầu chì có thể cháy - bạn có thể chết.
Bạn phải đạt tới sự thuần khiết, đạt tới không đồng nhất với thân thể, với tâm trí; bạn phải đạt tới phẩm chất nào đó của việc chứng kiến. Chỉ thế thì, chỉ theo tỉ lệ đó, việc biết cái ta mới trở thành có thể. Bạn không thể được nó cho không. Bạn phải trả giá cho nó - và trả giá dưới dạng của hiện hữu. Không phải là bạn có thể trả giá cho nó bằng tiền, không cái gì khác sẽ có ích: bạn phải trả giá cho nó dưới dạng hiện hữu "... và sự thích hợp cho việc tự nhận ra."
Mãn nguyện đem tới hạnh phúc tối cao.
Và thuần khiết này, chung cuộc, đem tới mãn nguyện. Từ này là một trong những từ sâu lắng nhất; bạn phải hiểu nó, cảm nó, thấm đẫm nó. "Mãn nguyện" nghĩa là dù tình huống là bất kì cái gì, bạn đều chấp nhận nó mà không phàn nàn gì. Thực ra bạn không chỉ chấp nhận nó mà không phàn nàn gì, bạn hân hoan trong nó với lòng biết ơn sâu sắc. Khoảnh khắc này là hoàn hảo. Khi tâm trí bạn không đi từ nó, khi bạn không yêu cầu bất kì thời gian nào khác, khi bạn không yêu cầu bất kì không gian nào khác, khi bạn không yêu cầu bất kì cách hiện hữu nào khác, khi bạn không hỏi bất kì cái gì, khi việc hỏi đã mất đi, bạn đơn giản ở đây bây giờ, hân hoan, như chim hót trên cây, hoa nở trên cây, sao dời, mọi thứ được coi là "đây là tất cả, cái toàn thể, cái hoàn hảo, không cải tiến nào là có thể trong nó " - khi tương lai mất đi, khi ngày mai biến mất... có mãn nguyện. Khi bây giờ là thời gian duy nhất, vĩnh hằng, có mãn nguyện, và trong mãn nguyện đó, Patanjali nói, "... hạnh phúc tối cao."
"Mãn nguyện đem tới hạnh phúc tối cao." Cho nên mãn nguyện là kỉ luật của người yogi; ông ấy phải được hài lòng. Nếu không cái gì có thể tạo ra không hài lòng trong bạn, nếu không cái gì có thể tạo ra bất ổn trong bạn - nếu không cái gì có thể đẩy bạn ra khỏi trung tâm của bạn - có nảy sinh hạnh phúc tối cao.

0 Đánh giá

Ads Belove Post