Read more
Thiền Osho -
Yoga: Alpha và Omega (Tập 5)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 4. Vì bạn là chư phật
Powered by RedCircle
Powered by RedCircle
Câu hỏi thứ nhất
Thầy nói người ta có thể lấy cú nhảy để đạt
tới chứng ngộ nhanh chóng. Điều đó có thể được không? Chứng ngộ nghĩa là đi
lên, chẳng phải vậy sao? Nhưng cú nhảy chỉ có thể được lấy nếu chúng ta muốn đi
xuống, như nhảy từ lâu đài nhiều tầng xuống đất. Làm sao người ta có thể nhảy từ
đất lên nóc lâu đài? Người ta chỉ có thể nhảy lên, đi lên cái gì đó. Xin thầy
giải thích.
Bạn bỏ lỡ toàn thể vấn đề rồi,
và bạn bở lỡ nó trong cách làm tương tự. Chứng ngộ là "không đi đâu cả,"
không đi lên không đi xuống. Chứng ngộ là ở chỗ bạn đang ở - ngay bây giờ,
chính khoảnh khắc này. Nó không phải là việc đi; nó là việc hiện hữu. Bạn không
đi đâu cả trong chứng ngộ. Phật không đi, không trèo lên đỉnh Everest. Bạn đi
vào trong và chiều đó của tính nội tâm không lên hay xuống. Nó không thuộc vào
chiều lên hay chiều xuống; đó là các chiều bên ngoài. Bên trong, bạn ở đích xác
nơi bạn hiện hữu. Chứng ngộ không phải là đi, mà là hiện hữu - hiện hữu tĩnh lặng
toàn bộ. Do đó, việc nhảy là có thể.
Bạn đúng. Nếu nó là đi lên, làm
sao bạn có thể nhảy được? Thực ra, cho dù nó là đi xuống, nhảy từ Everest sẽ
đơn giản là ngu xuẩn. Bạn sẽ chết. Không, nó không xuống không lên. Bạn đơn giản
đóng bản thân bạn từ mọi hướng. Dần dần bạn lắng đọng ở bên trong.
Từ Hi Lạp, gốc Hi Lạp, cho từ
tiếng Anh "mystic-huyền môn' là rất, rất hay. Gốc Hi Lạp nghĩa là "được
thiết lập trong bản thân người ta." Thế thì bạn trở thành nhà huyền môn -
không đi, không chuyển động. Ngay khoảnh khắc này nếu bạn không di chuyển theo
bất kì hướng nào dù bất kì cái gì - xuống/lên, phải/trái, tương lai/quá khứ -
không đi bất kì đâu, thế thì tâm thức bạn tĩnh lặng, không vẩn vơ. Trong khoảnh
khắc đó có chứng ngộ. Đó là lí do tại sao nhảy là có thể. Làm sao bạn có thể nhảy
từ Pune tới Calcutta? Điều đó là không thể được. Bạn có thể nhảy bên trong bởi
vì bạn đã là nó. Không thời gian nào được cần, chỉ hiểu biết. Không trì hoãn
nào là cần, không cần nói "ngày mai."
Chỉ hiểu biết là được cần. Bạn
hiểu và nó xảy ra ngay lập tức. Cho nên toàn thể nỗ lực là bởi vì hiểu biết
không có đó.
Và đừng bao giờ cố gắng bất kì
điều tương tự nào. Bạn sẽ hoàn tác nó. Tương tự bao giờ cũng là chỉ dẫn; bạn
không nên coi nó sát từng từ. "Nhảy" ở đây không có nghĩa là nhảy;
"đi lên" không có nghĩa là đi lên; "đi xuống" không có
nghĩa là đi xuống. Đây là những chỉ dẫn; đừng lấy sát theo nghĩa đen. Chỉ lấy
hương và quên hoa đi; bằng không bạn sẽ cứ hiểu lầm tôi. Và điều này đã xảy ra
nhiều lần thế, hàng triệu lần; với mọi người tôn giáo nó đã xảy ra bởi vì họ
nói theo tương tự. Không có cách khác để nói. Họ nói theo ví von, ngụ ngôn. Và
thế rồi bạn có thể mở rộng chuyện ngụ ngôn tới ngu xuẩn. Nếu bạn cứ mở rộng
chuyện ngụ ngôn, một điểm tới khi toàn thể sự việc bị mất và mọi thứ trở thành
ngu xuẩn.
Đó là lí do tại sao trong tay kẻ
thù mọi tôn giáo đều trở thành ngu xuẩn. Toàn thể thủ đoạn là: điều bạn cứ mở rộng
theo cách tương tự - một điểm tới nơi nó không còn đứng vững được, không còn có
ý nghĩa. Chẳng hạn, Jesus nói "cha ta ở trên trời." Bây giờ "trên"
này không có nghĩa là phía trên. "Cha ta" không có nghĩa là cha ta, bởi
vì không thể có "của ta" trong đó được. "... ở trên trời" -
bây giờ bạn có thể bóp méo toàn thể nghĩa này một cách dễ dàng. Khi những người
bạn Ki tô giáo cũng có thể phá huỷ nó, kẻ thù nhất định phá huỷ nó. Họ cầu nguyện
nhìn lên trên. Điều đó là ngu xuẩn bởi vì, thực ra, trong sự tồn tại không cái
gì ở trên và không cái gì ở dưới. Nếu bạn nhận sự tồn tại trong tính toàn bộ của
nó, cái gì ở dưới và cái gì ở trên? Không thể có cái gì dưới và cái gì trên được
- đây là những thuật ngữ tương đối.
Nếu bạn lấy từ "cha,"
thế thì khó khăn nảy sinh. Một người Arya Samaji - giáo phái hiện đại của Hindu
giáo, cuồng tín và ngu xuẩn - tới tôi, và ông ta nói, "Thỉnh thoảng tôi đã
nghe ông nói tới Jesus nữa. Ông có là người Ki tô giáo không?" Tôi nói,
"Theo cách nào đó, có đấy." Tất nhiên ông ta trở nên điên. Ông ta
không thể hiểu được "theo cách nào đó." Ông ta nói, "Tôi có thể
chứng minh rằng Jesus của ông hoàn toàn sai. Ông ta nói 'cha ta ở trên trời' -
thế thì ai là mẹ?" Bây giờ đây là cách tương tự có thể là... Ai là mẹ?
Không có mẹ làm sao có thể có cha?
Hoàn toàn đúng. Nó dường như
đơn giản thế. Bạn có thể đánh bại luận cứ này.
Và thế rồi người Ki tô giáo, sợ
vì họ nói "Thượng đế là cha," thế thì họ phải làm cho điều đó thành
rõ ràng rằng Jesus là đứa con duy nhất, bởi vì nếu mọi người đều là con thế thì
toàn thể vấn đề bị mất: cái gì là đặc biệt và duy nhất của Jesus. Cho nên ông ấy
là đứa con duy nhất. Bây giờ mọi sự từ tồi tệ tới tồi tệ hơn. Thế thì mọi người
khác là ai? Tất cả đều là con hoang sao? Toàn thế giới? Duy nhất Jesus là con -
thế thì về bạn, về bạn thì sao? Về giáo hoàng, và các tông đồ và toàn thế giới
thì sao? Thế thì toàn thể sự tồn tại trở thành con hoang, không cha. Chẳng ai
biết.
Bạn có thể mở rộng sự tương tự.
Đi tới một điểm nó phá huỷ toàn thể nghĩa - không chỉ điều đó, nó cho hình ảnh
ngu xuẩn tới mức bất kì ai cũng phải phì cười. Do đó, tôn giáo có thể được hiểu
chỉ trong thông cảm sâu sắc. Nếu bạn có thông cảm bạn có thể hiểu nó: nếu bạn
không có thông cảm bạn chỉ có thể hiểu lầm nó - bởi vì toàn thể hiện tượng này
là ngụ ngôn. Để hiểu ngụ ngôn, hiểu ngôn ngữ là không đủ, hiểu văn phạm là
không đủ, bởi vì chuyện ngụ ngôn là cái gì đó siêu việt lên trên văn phạm và
ngôn ngữ. Nếu bạn rất thông cảm, chỉ thế thì bạn sẽ có khả năng bắt lấy nghĩa.
Tương tự không phải là bằng chứng.
Tương tự chỉ là phương pháp để chỉ ra cái gì đó mà không thể được nói - để chỉ
ra cái gì đó mà không thể nói ra được. Bao giờ cũng nhớ điều này: bằng không bạn
sẽ bị mắc vào trong sự láu lỉnh của riêng bạn.
Câu hỏi thứ hai
Tại sao thiền sinh phải sống gần thầy họ
trong mười, hai mươi, hay thậm chí trong bốn mươi năm để chứng ngộ bất thần xảy
ra?
Bởi vì ngu xuẩn của họ thôi. Bạn
có thể được chứng ngộ trong một phút; bạn có thể đợi trong bốn mươi năm. Điều
đó tuỳ vào bạn thô thế nào. Bạn có thể đợi nhiều kiếp; điều đó tuỳ vào bạn níu
bám bao nhiêu vào dốt nát của bạn. Thiền sư không chịu trách nhiệm rằng đệ tử
phải đợi bốn mươi năm. Đệ tử chịu trách nhiệm. Đệ tử phải đã là người rất tối dạ,
đần độn; chẳng cái gì xuyên thấu vào trong tâm trí anh ta. Hay anh ta có thể đã
là người rất láu lỉnh về trí tuệ, cho nên bất kì cái gì được nói anh ta liền tạo
ra hiểu biết trí tuệ quanh nó - và bỏ lỡ vấn đề mà có thể được bắt lấy chỉ từ
tim qua tim. Trong mối quan hệ sâu sắc, nơi trái tim và trái tim gặp gỡ, hoa của
hiểu biết nở bung.
Cho nên những người phải đợi
trong bốn mươi năm hoặc phải đã rất ngu si hoặc rất thông thái. Cả hai đều thuộc
kiểu ngu. Họ phải hoặc là bác học hoặc chỉ kẻ ngốc; cả hai là như nhau.
Bác học bỏ lỡ nhiều hơn kẻ ngốc.
Ngay cả kẻ ngốc thỉnh thoảng cũng có thể hiểu, có thể có hiểu biết, bởi vì người
đó đơn giản. Người đó không có tâm trí phức tạp: nếu cái gì đó xuyên thấu, nó
xuyên thấu. Nhưng với người của tri thức - học giả, nhà logic, nhà thượng đế học,
triết gia - có những tầng tinh vi mà gần như không thể nào xuyên thấu được. Nếu
bạn đơn giản nó có thể xảy ra ngay bây giờ. Nếu bạn không đơn giản bạn sẽ phải
đợi; và thế thì bạn phải hiểu phức tạp nào đang tạo ra vấn đề.
Một mình bạn chịu trách nhiệm
cho bất kì cái gì xảy ra. Thầy chỉ là sự hiện diện. Bạn có thể cũng chia sẻ thầy.
Thầy cũng giống như mặt trời, ngọn đèn sáng: bạn có thể mở mắt và bạn có thể
nhìn, nhưng nếu bạn không mở mắt, đèn sẽ không buộc bạn mở mắt đâu. Ngay cả mặt
trời cũng không thể làm được điều đó. Nhưng bao giờ cũng nhớ, nếu bạn chờ đợi
điều đó là vì bạn, hoặc vì láu lỉnh của bạn hoặc vì ngu xuẩn của bạn. Vứt cả
hai đi. Đó là cách người ta trở thành đệ tử - vứt cả hai ngu xuẩn của bạn và
tri thức của bạn đi. Khi bạn vứt cả hai không có rào chắn; bạn là mong manh, bạn
là mở. Trong việc mở đó chứng ngộ là có thể vào bất kì khoảnh khắc nào.
Câu hỏi thứ ba
Tôi chắc thầy sẽ không nói với hạt mầm,
"Lấy cú nhảy bất thần và nở hoa đi," nhưng sao thầy thích nói với con
người, "Lấy cú nhảy bất thần và là vị phật"?
Vì hạt mầm là hạt mầm và không
thể hiểu được, và người không là hạt mầm và có thể hiểu được. Nhưng nếu bạn là
hạt mầm bạn sẽ không nghe đâu; nếu bạn là người bạn sẽ hiểu. Điều đó tuỳ vào bạn
bởi vì bạn có thể trông như người đấy - bạn có thể chỉ là hạt mầm hay thậm chí là
tảng đá. Hình tướng không phải là điều thực. Tất cả các bạn trông đều như người,
nhưng hiếm khi người ta là người.
Từ "man-người" là
hay. Nó bắt nguồn từ gốc tiếng Phạn manu. Manu nghĩa là "người có thể hiểu."
Từ đó, từ cùng gốc đó, tới từ Ấn Độ man, manasvi: người có thể hiểu.
"Man" là từ hay. Nó nghĩa là "người có thể hiểu," "người
có năng lực hiểu." Cho nên tôi không thể nói với hạt mầm, "Lấy cú nhảy
bất thần và là hoa đi," nhưng tôi nói với con người. Và đây là điều nực cười,
rằng thỉnh thoảng ngay cả hạt mầm cũng có thể nghe được điều đó và người sẽ
không nghe thấy.
Bạn có đọc cái gì về Luther
Burbank, một người Mĩ yêu cây cối không? Ông ấy đã làm phép màu này: ông ấy nói
với hạt mầm, ông ấy nói với cây trồng của ông ấy, và ông ấy nói liên tục - đó
là điều tôi đang làm - và một khoảnh khắc tới khi cây bắt đầu nghe ông ấy. Ông ấy
làm việc trên một cây xương rồng trong bẩy năm - liên tục với với cây xương rồng,
nói, "Bạn không cần lo nghĩ và không cần đề phòng, vì không có nguy hiểm
cho cuộc sống của bạn."
Mọi cây xương rồng đều có gai để
bảo vệ bản thân nó. Đó là áo giáp của nó. Bất an ninh trong sa mạc; cây xương rồng
sống trong sa mạc trong chỗ rất bất an ninh và nguy hiểm. Cách cây xương rồng sống
sót được trong sa mạc là phép màu, và một số cây xương rồng sống sót được thậm
chí tới hai nghìn năm, cây xương rồng rất già. Trong sa mạc không có nước; cuộc
sống phải là cuộc vật lộn rất sâu. Chúng sống chỉ trên những giọt sương. Đó là
lí do tại sao chúng không có lá, bởi vì lá làm bay hơi quá nhiều nước. Đó là thủ
đoạn của chúng để cho mặt trời không thể làm bay hơi nước từ chúng. Nước khan
hiếm thế. Cây xương rồng không có lá, chỉ có gai; và sâu bên trong bụng chúng,
chúng cứ tích trữ nước. Trong nhiều tháng nếu không có nước chúng sẽ sống;
chúng thực sự chỉ là kẻ tích trữ nước. Chúng không có cái gì phụ thêm - không
lá, không cái gì. Và chưa bao giờ có bất kì loài xương rồng nào mà không có gai.
Người này Burbank là điên. Bạn
bè bắt đầu nghĩ. "Ông ấy đã phát rồ." Thậm chí cả gia đình ông ấy bắt
đầu nghĩ, "Bây giờ điều này là quá thể: mọi ngày ngồi gần cây xương rồng
và nói, cứ nói, 'Bạn không cần sợ; tôi là bạn của bạn. Bạn có thể rút gai đi.
Không có bất an ninh gì - bạn ở nhà với người bạn, người yêu. Bạn không ở trong
sa mạc. Và không ai sẽ làm hại bạn."
Bẩy năm là dài... nhưng điều đó
đã xảy ra. Sau bẩy năm một nhánh mới mọc ra từ cây xương rồng mà không có gai
nào. Đó là tiếp xúc con người đầu tiên với thế giới cây cối. Nó là hiện tượng
hiếm hoi - chỉ bằng nói chuyện.
Đó là lí do tại sao tôi cứ nói
hoài, thuyết phục bạn, bạn có thể nhảy được, vẫn biết rõ rằng bẩy năm hay bẩy
mươi năm, ai mà biết được? Bạn thậm chí sẽ bắt đầu nghĩ về tôi: "Ông ấy
điên, cứ nói mọi thứ mọi ngày; chẳng ai nghe." Nhưng nếu Burbank có thể
thành công với hạt mầm, cây xương rồng, cây cối, sao tôi không thành công?
Câu hỏi thứ tư
Thầy nói rằng thầy "nói Lão Tử và thầy
nói "về" Patanjali. Điều này phụ thuộc vào thầy, hay vào chúng tôi,
hay vào cái gì?
Nếu như tôi một mình, bạn không
có đây, tôi sẽ không bao giờ nói về Patanjali; bởi vì điều đó sẽ tuyệt đối ngớ
ngẩn. Nếu chỉ bạn có đó và tôi không có đó, thế thì tôi sẽ liên tục nói về
Patanjali; bởi vì thế thì sẽ không có khả năng nói về Lão tử. Nhưng bởi vì bạn
có đó và tôi ở đây nó là trường hợp năm mươi-năm mươi - với điều kiện là nếu bạn
nghe tôi về Lão Tử tôi sẽ nói về Patanjali. Bạn phải nghe tôi về Lão Tử, thế
thì tôi sẽ nói về Patanjali; và bởi vì bạn muốn nghe tôi về Patanjali, bạn sẽ
phải nghe tôi về Lão Tử nữa.
Toàn thể tâm trí bạn sẽ muốn
nghĩ theo các bước dần dần. Đó là điều tôi ngụ ý khi tôi nói Patanjali. Tôi
không nói gì về Patanjali - đừng hiểu lầm. Patanjali nghĩa là bạn muốn trưởng
thành dần dần, chậm chạp, từng bước một: điều đó nghĩa là bạn muốn trì hoãn,
chuẩn bị. Patanjali nghĩa là trì hoãn, chuẩn bị. Nhớ tới các "p" -
Patanjali và postponement (trì hoãn), preparation (chuẩn bị). Với Patanjali thời
gian là có thể, ngày mai là có thể, tương lai là có thể. Ông ấy không nói với bạn,
"Ngay bây giờ, ngay lúc này, nhảy đi." Ông ấy rất, rất logic, khoa học,
dần dần - không nói điều vô nghĩa; ông ấy nói điều có nghĩa. Bạn có thể hiểu
ông ấy dễ dàng; ông ấy bắt đầu từ chỗ bạn đang vậy.
Lão Tử đơn giản là ngớ ngẩn: có
vẻ giống nhà thơ nhiều hơn và ít như tâm trí khoa học; có vẻ nhiều điều giống
mà bạn có thể vui sướng trong ông ấy, nhưng bạn không thể làm gì với bất kì điều
gì ông ấy nói. Làm sao bạn có thể làm được nó? Khoảng cách bao la thế.
Tôi nói với bạn về Patanjali để
cho bạn trở nên, dần dần thôi, nhận biết, tỉnh táo; và tôi cứ nói về Lão Tử nữa:
rằng nếu bạn thực sự hiểu Patanjali bạn sẽ trở nên ngày càng được chuẩn bị hơn.
Patanjali chuẩn bị; lại nhớ tới các "p." Patanjali chuẩn bị, ông ấy
là việc chuẩn bị, nhưng nếu bạn cứ nghe Patanjali bạn có thể cứ chuẩn bị và chuẩn
bị và chuẩn bị, và khoảnh khắc không bao giờ tới khi bạn nhảy. Nó giống như người
bao giờ cũng chuẩn bị, tra cứu bản đồ và sách hướng dẫn, và không bao giờ đi
trên cuộc hành trình. Thực ra, điều đó trở thành toàn thể công việc của người
đó, toàn thế sở thích. Người đó nghĩ về đi, người đó mua sách về Himalayas - bản
đồ, sách hướng dẫn, sách ảnh - người đó đi xem phim, người đó nói cho những người
đã từng tới Himalayas và người đó chuẩn bị - người đó mua quần áo và mọi thứ mà
có thể được cần cho cuộc hành trình - nhưng người đó bao giờ cũng chuẩn bị và
thế rồi chết. Nghe theo Patanjali nguy hiểm đó có đó: bạn có thể bị nghiện với
chuẩn bị.
Có nhiều người - "nhiều"
không hay, gần như tất cả - người nghiện chuẩn bị. Họ kiếm tiền bằng ý tưởng rằng
một ngày nào đó họ sẽ đi tận hưởng; và họ không bao giờ tận hưởng. Dần dần họ
quên về tận hưởng và họ trở nên nghiện với việc kiếm tiền tới mức tiền trở
thành mục đích. Tiền là phương tiện. Và lúc ban đầu họ cũng có ý tưởng rằng khi
tiền có đó họ sẽ tận hưởng - họ sẽ làm bất kì cái gì họ bao giờ cũng muốn làm
và đã không thể làm vì tiền không có đó; khi tiền có đó họ sẽ sống thực. Nhưng
đến lúc tiền có đó: bây giờ họ bị vào kỉ luật kiếm tiền và họ quên cách tiêu tiền;
thế thì tiền trở thành mục đích. Thế thì họ cứ kiếm tiền, kiếm tiền và họ chết.
Patanjali có thể trở thành việc
nghiện - thế thì bạn chuẩn bị, thế thì bạn cứ kiếm tiền, phương pháp, nhưng bạn
không bao giờ sẵn sàng nhảy múa và tận hưởng. Đó là lí do tại sao tôi cứ nói về
Lão Tử, để cho bất kì khi nào bạn cảm thấy rằng bây giờ bạn sẵn sàng, đột nhiên
Lão Tử đánh sâu trong tim và bạn lấy cú nhảy.
Khi tôi nói về Lão Tử tôi nói
tôi 'nói Lão Tử,' bởi vì từ chỗ ông ấy nói, tôi đứng ở đó. Bất kì điều gì ông ấy
nói tôi đều muốn bản thân tôi nói ra. Tôi chưa bao giờ bắt gặp một điểm nào mà
tôi có thể nói bất đồng với ông ấy. Tôi đồng ý toàn bộ. Với Patanjali tôi đồng
ý có điều kiện, tương đối, không tuyệt đối, bởi vì Patanjali là phương tiện và
Lão tử là mục đích.
Nếu bạn có thể vứt phương tiện
và ngay bây giờ lấy cú nhảy, hay. Nếu bạn không thể, thế thì chuẩn bị một chút.
Việc chuẩn bị đó không phải là chuẩn bị cho bạn lấy cú nhảy; việc chuẩn bị đó
chỉ chuẩn bị cho bạn có được dũng cảm. Cú nhảy là có thể ngay bây giờ, nhưng bạn
không có dũng cảm. Nếu bạn có dũng cảm: ngay bây giờ, không cần - bạn có thể bỏ
Patanjali hoàn toàn. Patanjali phải bị bỏ một ngày nào đó - cuộc hành trình phải
bị bỏ khi mục đích được đạt tới; phương tiện phải bị bỏ khi bạn đã đạt tới đích
- nhưng bạn không bao giờ có thể bỏ được Lão Tử; đó là chính mục đích. Cho nên
nó là thu xếp năm mươi-năm mươi.
Bạn sẽ ngạc nhiên rằng thỉnh
thoảng bạn cũng thích Lão Tử lắm, nhưng thích không phải là vấn đề. Bạn có thể
nhìn lên các vì sao trong đêm, và bạn thích chúng, nhưng phải làm gì? Làm sao đạt
tới? Chúng ở xa xôi thế... Người ta phải bắt đầu từ chỗ người ta đang ở.
Patanjali là hữu dụng. Lão Tử là tuyệt đối vô dụng. Dùng Patanjali để cho một
ngày nào đó bạn có thể dùng Lão Tử vô dụng nữa; điều đó là xa hoa, việc buông bỏ.
Vâng, Lão Tử là xa hoa, việc buông bỏ. Nhớ lấy các "l" - ông ấy là
luxury (xa hoa), let-go (buông bỏ). Nếu bạn có thể đảm đương được, hay. Nếu bạn
không thể đảm đương được, nó đơn giản tạo ra ham muốn và thất vọng và không gì
khác: ham muốn, về cách mọi sự sẽ vậy nếu bạn có thể lấy cú nhảy. Ham muốn vô
cùng nảy sinh. Bạn cảm thấy ông ấy gần thế trong ham muốn của bạn, nhưng bạn
không thể lấy cú nhảy vì dũng cảm không có đó; và, đột nhiên, ông ấy xa xôi thế,
như vì sao. Thất vọng rơi xuống bạn.
Patanjali-và-Lão Tử là cân bằng
sâu sắc giữa phương tiện và cứu cánh, giữa con đường và mục đích.
Câu hỏi thứ năm
Nếu tất cả chúng tôi đều là chư phật tại
sao chúng tôi rơi vào trong dốt nát và vô nhận biết?
Vì các bạn là chư phật. Đá
không thể rơi vào vô nhận biết được. Vì các bạn là chư phật, các bạn có thể
rơi: chỉ nhận biết mới có thể rơi vào trong vô nhận biết, chỉ người sống mới có
thể chết, chỉ người yêu mới có thể ghét, và chỉ từ bi mới có thể trở thành giận.
Cho nên không có mâu thuẫn. Câu hỏi này nảy sinh trong tâm trí: "Nếu mọi
người là vị phật, và mọi người là Thượng đế, sao chúng ta trong dốt nát nhiều
thế?" Vì bạn là thượng đế, bạn có thể sa ngã.
Chuyện xảy ra: Nhà huyền môn
Sufi, Junnaid, đi qua một khu rừng. Ông ấy thấy một người đang bước đi ở đó,
ngay trên bờ hồ sâu. Người này hoàn toàn say, một chai rượu trong tay người đó,
và người đó lang thang như người say - và bất kì khoảnh khắc nào người đó cũng
có thể ngã xuống hồ, và điều đó là nguy hiểm. Cho nên Junnaid đuổi theo người
đó, cầm tay người đó và nói, "Anh bạn, anh làm gì vậy? Điều này là nguy hiểm.
Đi ở đây, say thế, anh có thể ngã. Và hồ rất sâu, và không có ai quanh đây. Cho
dù anh kêu khóc, chẳng ai nghe cả."
Người say mở mắt ra và nói,
"Junnaid, ông có thể không biết ta, nhưng ta biết ông. Điều ông nói với
ta, ta muốn nói với ông nữa: rằng nếu ta ngã, nhiều - nhiều nhất thôi - thân thể
ta sẽ bị hại, nhưng nếu ông ngã, thế thì toàn thể tâm thức ông... "
Junnaid quay về với đệ tử của
ông ấy, và ông ấy nói. "Hôm nay ta tìm ra thầy."
Và ông ấy đúng, người say đúng,
bởi vì Junnaid ở trên đỉnh, đi trên đỉnh tâm thức - nếu ông ấy ngã từ đó mọi thứ
sẽ bị tan tành. Bạn càng đi cao, nguy hiểm càng lớn. Những người bước đi trên đất
bằng, cho dù họ ngã, cái gì sẽ xảy ra? Nhiều nhất, chút ít gãy xương như
Teertha. Cho nên họ vào bệnh viện và họ có thể được băng bó. Nhưng nếu bạn đi
trên đỉnh cao, thế thì nguy hiểm là rất nhiều.
Vì các bạn là chư phật, đó là
lí do tại sao các bạn đã ngã vào dốt nát nhiều thế, vào thung lũng bóng tối sâu
thế. Cho nên đừng bị chán nản về nó. Nếu bạn ở sâu thế trong thung lũng, điều
đó là một chỉ báo rằng lần nữa bạn có thể ở trên đỉnh. Chính khả năng của việc
ngã xảy ra bởi vì có năng lực ở trên đỉnh. Và điều đó là tốt - không cái gì sai
- bởi vì nó là kinh nghiệm. Phật tính của bạn sẽ trở nên trong trẻo hơn. Khi bạn
đã qua bóng tối và khổ này, và khi bạn về nhà, bạn sẽ không là cùng người như bạn
đã là trước khi bạn ngã. Sự mãnh liệt của nhận biết của bạn sẽ có phẩm chất
khác bây giờ: bạn đã đau khổ và bạn đã biết. Bạn sẽ tỉnh táo hơn. Nhận biết của
bạn bây giờ sẽ tỉnh táo hơn, mãnh liệt, toàn vẹn, kết tinh.
Chuyện xảy ra: Một người rất giầu
trở nên bị thất vọng với giầu có của mình - như nó vẫn xảy ra. Thực ra điều này
nên là tiêu chí liệu một người là giầu hay không. Nếu một người thực sự giầu
người đó nhất định bị thất vọng với giầu có của mình. Nếu người đó còn chưa thất
vọng người đó vẫn còn là người nghèo; người đó có thể có tiền, nhưng người đó
không giầu - bởi vì người giầu nhất định biết rằng bất kì cái gì người đó có đã
không thoả mãn cho người đó chút nào. Lo âu sâu sắc, trống rỗng, theo sau người
đó; bây giờ điều đó thậm chí còn mãnh liệt hơn - sự sáng tỏ đã tới. Người nghèo
bao giờ cũng có thể hi vọng rằng ngày mai sẽ tốt. Làm sao người giầu có thể hi
vọng được? Ngày mai sẽ là như nhau cả. Hi vọng chết rồi. Người đó có tất cả những
thứ người đó có thể có; ngày mai sẽ không thêm vào cái gì nữa. Một Andrew
Carnegie - khi ông ấy chết ông ấy để lại hàng nghìn triệu đô la. Ngày mai có thể
thêm được cái gì? Thêm vài nghìn nữa sao? Vài triệu nữa? Nhưng ông ấy không thể
dùng được vài triệu đó bởi vì ngay bây giờ ông ấy không biết phải làm gì với tiền
của ông ấy. Ông ấy đã có nhiều hơn số được cần.
Thực ra, bạn càng có nhiều tiền,
giá trị của tiền càng ít. Giá trị tuỳ thuộc vào sự nghèo. Một ru pi trong túi
người nghèo có nhiều giá trị hơn cùng đồng ru pi đó trong túi người giầu vì người
nghèo có thể dùng nó; người giầu không thể dùng được nó. Bạn càng có nhiều tiền,
giá trị càng ít. Một điểm bão hoà tới khi tiền không có giá trị nào - dù bạn có
nó hay không cũng không tạo ra khác biệt gì; cuộc sống của bạn sẽ tiếp tục như
cũ. Là giầu nghĩa là phá huỷ giá trị của tiền; thế thì tiền là vô giá trị. Bạn
có nhà bạn muốn, bạn có xe bạn muốn, bạn có mọi thứ bạn muốn - bây giờ tiền
không là gì, chỉ là con số. Bạn có thể cứ để các con số trong số dư ngân hàng của
bạn - chẳng dùng gì. Thế rồi đột nhiên hi vọng chết; và đột nhiên người ta nhận
ra: "Mình đã không đạt tới cái gì cả."
Người giầu này, tôi sẽ kể cho bạn,
là giầu thực, và anh ta trở nên thất vọng với giầu có của mình tới mức anh ta bỏ
lâu đài đi tìm người trí huệ; bởi vì anh ta thực sự khổ sở, thực sự trong đau
khổ. Anh ta muốn cảm thấy hạnh phúc một chút. Anh ta đi từ người trí huệ nọ tới
người trí huệ khác mà toàn vô dụng. Họ nói nhiều, nhưng không ai có thể chỉ cho
anh ta. Và anh ta khăng khăng - anh ta phải đã là người rất theo kinh nghiệm -
anh ta khăng khăng: "Chỉ cho tôi hạnh phúc, thế thì tôi sẽ tin." Anh
ta phải đã có tâm trí khoa học. Anh ta nói, "Ông không thể lừa tôi bằng việc
nói được. Chỉ cho tôi hạnh phúc đi - nó ở đâu. Đích xác nếu tôi thấy nó, chỉ thế
thì tôi mới có thể trở thành đệ tử của ông." Bây giờ hiếm khi tìm ra thầy
có thể chỉ cho bạn được. Có thầy giáo, hàng nghìn và hàng nghìn, người có thể
nói về hạnh phúc, và nếu bạn nhìn mặt họ bạn sẽ thấy rằng họ khổ nhiều hơn bạn.
Người giầu này tới một làng, và
mọi người bảo anh ta, "Có đấy, chúng tôi có một nhà huyền môn Sufi. Ông ấy
có thể giúp được. Ông ấy có chút ít lập dị, vậy nên nhận biết chút ít về ông ấy.
Nhận biết chút ít, hừmm?... vì không ai biết ông ấy sẽ làm gì. Nhưng ông ấy là
hiện tượng hiếm hoi - anh đi tới ông ấy xem."
Người giầu này đi; anh ta cố
tìm ra ông ấy. Ông ấy không ở trong lều. Mọi người nói rằng ông ấy mới đi vào rừng,
cho nên anh ta đi tới đó. Ông ấy đang ngồi dưới một cây to, sâu trong thiền.
Người giầu này dừng lại ở đó, xuống ngựa. Và ông ấy trông thực sự đang trong hạnh
phúc sâu sắc, im lặng thế, bình thản thế. Ngay cả mọi thứ quanh ông ấy cũng
tĩnh lặng - cây cối, chim chóc. Không khí rất thanh bình; trời tối đang buông
xuống.
Người giầu quì xuống dưới chân
ông ấy và nói, "Thưa ngài, tôi muốn hạnh phúc. Tôi có mọi thứ - trừ mỗi hạnh
phúc."
Người Sufi mở mắt và nói,
"Ta sẽ chỉ cho ông hạnh phúc, ông chỉ cho ta giầu có của ông."
Hoàn toàn đúng. Nếu bạn đề nghị
ông ấy chỉ cho hạnh phúc, bạn chỉ cho ông ấy giầu có của bạn chứ. Anh ta có
hàng nghìn kim cương trong túi trên lưng ngựa vì anh ta đã dự phòng cho điều
đó. Anh ta bao giờ cũng nghĩ, "Nếu có ai đó hạnh phúc, người đó sẽ hỏi; và
phải trả giá chứ. Và chẳng có gì bạn có thể có trong đời mà không phải trả giá
cho nó." Cho nên anh ta đã mang chúng theo mình. Những kim cương đó đáng
giá hàng triệu ru pi. Anh ta đưa cái túi và nói, "Ông trông đây."
Trong chớp mắt, nhà huyền môn vồ
lấy chiếc túi trong tay anh ta và chạy mất. Người giầu không thể tin được trong
một giây về điều đã xảy ra. Khi anh ta hoàn hồn anh ta chạy đuổi theo vừa la to
- "Ối cướp, tôi bị cướp!"
Tất nhiên, nhà huyền môn biết
đường trong làng, và ông ấy có thể chạy nhanh. Và ông ấy là một fakir, mạnh khoẻ,
và người giầu trong đời chưa bao giờ đuổi theo ai đó. Cho nên, khóc lóc, kêu
gào, la hét, đau khổ... và cả làng tụ tập lại, và mọi người nói, "Chúng
tôi đã bảo anh từ trước rồi, ‘Đừng đi, ông ấy lập dị. Chả ai biết ông ấy sẽ làm
gì.'" Và cả làng trở nên bị kích động. Đó là đau khổ thực cho người giầu.
Dành dụm cả đời của anh ta bị mất - và không gì giúp được.
Chạy vòng quanh làng, nhà huyền
môn quay lại cùng cây đó nơi con ngựa vẫn đứng đấy. Ông ấy để cái túi gần con
ngựa, ngồi dưới cây, nhắm mắt lại, trở nên im lặng. Người giầu tới - chạy tới,
thở gấp, vã mồ hôi, nước mắt dàn dụa - cả đời anh ta lâm nguy. Thế rồi anh ta đột
nhiên thấy cái túi ở gần ngựa; anh ta cầm nó đưa lên tim, bắt đầu nhảy múa, trở
nên hạnh phúc...
Nhà huyền môn mở mắt ra và nói,
"Trông đấy! Ta chẳng chỉ cho anh hạnh phúc là gì sao?"
Bạn phải biết khổ; chỉ thế thì
bạn mới biết hạnh phúc là gì. Bạn cần bối cảnh. Mọi kinh nghiệm đều là kinh
nghiệm trên bối cảnh. Vị phật phải tới thế giới để cảm thấy rằng mình là vị phật.
Bạn phải tới thế giới và khổ để biết bạn là ai. Không có nó, không có khả năng
nào. Bạn ở trong cùng trạng thái mà người giầu này đã ở: chạy quanh nhà huyền
môn, mọi thứ bị cướp đi, kêu khóc. Tôi có thể thấy: mọi thứ bị cướp, bạn chạy
trong ngôi làng thế giới này. Đường thì không biết, nhưng bạn bị cướp. Bạn bất
hạnh tới chính cốt lõi, khổ sở. Chạy, chạy, chạy... một hôm bạn sẽ quay lại cái
cây, bạn sẽ thấy lại cái túi. Bạn sẽ nhảy múa; bạn sẽ cực lạc. Bạn sẽ nói,
"Bây giờ tôi biết hạnh phúc là gì."
Thế giới là kinh nghiệm cần thiết.
Nó là trường học. Người ta phải trải qua nó. Để biết bản thân mình người ta phải
đánh mất bản thân mình trước hết. Không có cách khác; đó là cách duy nhất.
Không cái gì có thể được làm về nó. Cái đó là thế.
Vâng, đó là lí do tại sao. Bởi
vì các bạn là chư phật, đó là lí do tại sao bạn khổ. Bởi vì các bạn là chư phật,
đó là lí do tại sao bạn rơi vào vô nhận biết. Bạn có thể về nhà bất kì ngày
nào. Điều đó là dành cho bạn; bạn phải quyết định và quay về cội nguồn.
Trong Ki tô giáo một từ đã bị
hiểu nhầm rất nhiều, và đó là "repent - hối lỗi." Từ Do Thái gốc cho
"repent" nghĩa là trở về, không phải hối lỗi. Đó là hối lỗi duy nhất
- nếu bạn trở về! Nhưng chỉ bởi vì bị dịch là "hối lỗi" toàn thể sự
việc bị mất. Những người Mô ha mét giáo có từ tương tự, toba. Toba nghĩa là trở
về. Nó nghĩa là "đi về cội nguồn." Toba cũng giống như repentance;
cái đó nữa cũng không phải là hối lỗi. Người Jainas có một từ: họ gọi nó là
pratikraman; điều đó nghĩa là trở về.
Toàn thể vấn đề là cách trở về
cội nguồn từ nơi bạn đã tới. Và đó là thiền tất cả là gì: trở về, quay lại cội
nguồn và rơi vào trong nó lần nữa. Các bạn là chư phật, các bạn đã từng là chư
phật, các bạn sẽ vẫn còn là chư phật - nhưng phật tính có ba giai đoạn: một,
trước khi bạn đánh mất nó, thời thơ cấu của vị phật; thế rồi, bạn đi tìm nó, thời
thanh niên của vị phật; thế rồi, bạn đạt tới nó, tuổi già. Mọi đứa trẻ đều là vị
phật, mọi thanh niên đều là người tìm kiếm, và mọi người già nên là, nếu mọi sự
mà đúng, người đã đạt tới. Đó là lí do tại sao chúng ta kính trọng và tôn vinh
người già nhiều thế ở phương Đông. Nếu mọi thứ diễn ra tốt lành, người trí huệ
nghĩa là người đã quay lại tới cội nguồn.
Đứa trẻ có hồn nhiên, nhưng nó
vô nhận biết về điều đó, bởi vì nó có điều đó từ chính lúc bắt đầu. Làm sao nó
có thể trở nên nhận biết về điều đó được? Nó cần kinh nghiệm về cái đối lập; chỉ
thế thì nó sẽ trở nên nhận biết. Và thế thì nó sẽ khao khát đạt tới việc trở lại
điều đó lần nữa: mọi người đều khao khát lại là đứa trẻ, lại hồn nhiên thế.
Toàn thể kinh nghiệm này kì diệu thế.
Nhưng nó đã không kì diệu thế
vào lúc đó! Cứ quay lại thời thơ ấu của bạn mà xem. Đừng nhớ nó - sống lại nó.
Đó đã là khổ. Không đứa trẻ nào hạnh phúc: mọi đứa trẻ đều muốn trở thành người
lớn, trưởng thành, lớn, mạnh - mọi đứa trẻ - bởi vì mọi đứa trẻ bản thân nó đều
bất lực. Nó không biết nó có gì. Làm sao bạn có thể biết được khi bạn còn chưa
làm mất điều đó? Nó sẽ phải đánh mất hồn nhiên: nó sẽ phải đi vào trong thế giới
của suy đồi; nó sẽ phải đi sâu vào trong tội lỗi. Nó đã là thánh nhân, nhưng
tính thánh thiện đó đã không phải là thành tựu. Nó chỉ là món quà tự nhiên.
Nếu cái gì đó được tự nhiên
trao cho bạn, bạn không thể đánh giá nó được. Đó là lí do tại sao bạn không biết
ơn chút nào.
Tôi đã nghe một câu chuyện
Sufi. Một người tới một nhà huyền môn Sufi và anh ta nói, "Tôi thất vọng
và tôi định tự tử. Tôi định dìm bản thân mình vào sông và tôi thấy ông đang ngồi
trên bờ. Tôi nghĩ, ‘Sao không thử nỗ lực cuối cùng?' Tôi muốn biết ông nói
gì." Nhà huyền môn nói, "Sao anh thất vọng thế?"
Người này nói, "Tôi chẳng
có gì cả. Đó là lí do tại sao tôi thất vọng - không một xu. Tôi là người nghèo
nhất trên thế giới, và tôi khổ. Và mọi thứ đều nhiều nỗ lực thế - tôi mệt mỏi
vì nó. Xin ban phúc cho tôi để cho tôi có thể chết bởi vì tôi có vận đen tới mức
bất kì cái gì tôi làm tôi bao giờ cũng thất bại. Tôi sợ rằng ngay cả tự tử tôi
cũng sẽ thất bại."
Nhà huyền môn nói, "Anh đợi
đấy. Nếu anh định tự tử và anh nói rằng anh không có gì, cho ta một ngày đi. Ngày
mai, ta sẽ xoay xở được."
Sáng hôm sau ông ấy đưa anh ta
tới hoàng đế. Hoàng đế là đệ tử của người Sufi này. Ông ấy đi vào cung điện,
nói với hoàng đế, quay lại, đưa người này tới hoàng đế và nói với người này,
"Hoàng đế sẵn sàng mua đôi mắt của anh. Và bất kì giá nào anh đòi, ngài sẽ
trả."
Người này nói, "Ông nghĩ
sao? Tôi điên chắc - bán mắt tôi à?"
Người Sufi nói, "Anh đã
nói anh chẳng có gì. Bây giờ, bất kì cái gì anh đòi, bất kì giá nào - một triệu
ru pi, hai triệu ru pi, mười triệu ru pi, trăm triệu ru pi - nhà vua sẵn sàng
mua đôi mắt. Và mới mấy giờ trước, anh đã nói anh chẳng có gì - và anh không sẵn
sàng bán mắt sao? Và anh định tự tử. Và ta đã thuyết phục nhà vua mua mắt anh nữa,
răng anh nữa, tay anh, chân anh. Anh ra giá và chúng ta sẽ chặt mọi thứ và đưa
tiền cho anh. Anh sẽ là người giầu nhất thế giới."
Người này nói, "Tôi cứ tưởng
ông là người trí huệ - ông dường như là kẻ sát nhân!" Người này trốn biệt.
Anh ta nói, "Ai biết được, nếu mình vào cung điện và nhà vua cũng điên như
thế này và họ bắt đầu móc mắt mình ra..."
Anh ta trốn biệt, nhưng lần đầu
tiên anh ta nhận ra bạn sẽ đòi giá bao nhiêu cho đôi mắt của bạn. Nhưng bạn
chưa bao giờ biết ơn về chúng. Bạn chưa bao giờ cám ơn Thượng đế rằng bạn đang
sống động. Nếu bạn định chết chính khoảnh khắc này và ai đó có đó để chia cho bạn
thêm một ngày nữa, bạn sẽ sẵn sàng trả bao nhiêu? Bạn sẽ sẵn sàng cho tất cả.
Nhưng bạn chưa bao giờ cám ơn... bởi vì bạn được nó không mất tiền. Bạn được nó
như món quà, và không ai đánh giá cao món quà.
Thời thơ ấu là món quà. Hồn
nhiên có đó nhưng đứa trẻ vô nhận biết. Nó sẽ phải đánh mất hồn nhiên. Khi nó
đánh mất - trong tuổi thanh niên nó sẽ lang thang, sẽ bị trộn lẫn vào trong các
cách thức của thế giới, sẽ trở thành tối tăm hoàn toàn, vấy bẩn, tội nhân - thế
rồi người đó sẽ khao khát. Thế rồi người đó sẽ biết người đó đã mất gì. Và thế
rồi người đó sẽ đi tới nhà thờ và tới đền chùa và tới Himalayas, và tìm kiếm thầy
- và người đó đang hỏi cái không; người đó đang hỏi chỉ điều này - trả lại hồn
nhiên của người đó. Và nếu mọi thứ đi đúng và người đó là người dũng cảm, đến
cuối, đến lúc người đó sắp chết, người đó có thể đạt tới hồn nhiên đó lần nữa.
Nhưng khi người già trở thành đứa
trẻ đó là khác biệt toàn bộ. Đó là định nghĩa về thánh nhân: người già trở
thành đứa trẻ lần nữa, hồn nhiên. Nhưng hồn nhiên của người đó có phẩm chất
khác bởi vì người đó biết, bây giờ, nó có thể bị mất; và người đó biết, bây giờ,
rằng khi nó mất người ta khổ vô cùng. Bây giờ người đó biết rằng không có hồn
nhiên này mọi thứ trở thành địa ngục. Bây giờ người đó biết hồn nhiên này là trạng
thái phúc lạc duy nhất, giải thoát duy nhất có đó.
Cùng điều đó xảy ra với nhận biết
của bạn: bạn có nó, bạn đánh mất nó, bạn giành lại nó. Nó trở thành vòng tròn.
Đó là lí do tại sao Jesus nói, "Chừng nào các ông còn chưa là đứa trẻ, chừng
nào các ông còn chưa giống như đứa trẻ, các ông sẽ không vào vương quốc Thượng
đế của ta." Đó là việc trở về; vòng tròn là đầy đủ.
Quên từ "hối lỗi" đi
thay thế nó bằng "trở về," và Ki tô giáo trở thành tự do với phạm tội.
Cái "hối lỗi," từ "hối lỗi" đó đã tạo ra toàn thể khổ sở.
Trở về là hay; hối lỗi là hiện tượng xấu xí. Và tôn giáo không nên tạo ra tội lỗi
trong bạn, nó nên tạo ra dũng cảm. Tội lỗi tạo ra sợ hãi. Và điều duy nhất được
cần là dũng cảm - bạo dạn - trở về nhà.
Câu hỏi thứ sáu
Người ta có thể lấy cú nhảy bất thần với sự
giúp đỡ của ma tuý không?
Không. Điều đó sẽ là việc nhảy
của ma tuý, không của bạn; và vấn đề là dành cho bạn lấy cú nhảy, không dành
cho ma tuý. Ma tuý không tìm kiếm chứng ngộ; chúng hoàn toàn ổn như chúng vậy.
Nếu bạn dùng ma tuý, và cái gì đó xảy ra cho bạn, thực sự nó đang xảy ra cho ma
tuý, không cho bạn. Nó xảy ra chỉ cho hoá chất của thân thể, không cho tâm thức
của bạn. Nó là hiện tượng mơ, ảo giác.
Thỉnh thoảng nó có thể đẹp - thỉnh
thoảng thôi, nhớ lấy. Thỉnh thoảng nó có thể là rất địa ngục. Điều đó là tuỳ.
Đó là lí do tại sao tôi nói ma tuý chỉ có thể tạo ra tình huống trong hoá chất
thân thể bạn, nhưng nếu tâm trí bạn trải qua địa ngục, tâm trí sẽ tiếp tục đi
qua địa ngục. Bây giờ địa ngục sẽ mạnh hơn, có vậy thôi; bởi vì bây giờ hoá chất
là khác. Bạn sẽ đi tới địa ngục, nhưng bạn bây giờ sẽ đi nhanh hơn. Ma tuý có
thể cho bạn tốc độ. Cho nên cũng tốt mà gọi ma tuý là "tốc độ"; chúng
chỉ cho tốc độ, không gì khác. Nếu bạn cảm thấy đẹp và tốt, bạn sẽ cảm thấy đẹp
và tốt "với tốc độ," nhưng chúng không thể thay đổi được bạn. Bất kì
cái gì bạn là sẽ vẫn còn như cũ.
Và nguy hiểm là ở chỗ bạn có thể
bị chúng lừa. Và một khi bạn bị lừa rồi và bạn nghĩ, "Đây là cực lạc, đây
là điều được cần," thế thì bạn bị lạc. Thế thì bạn bao giờ cũng nghĩ dưới
dạng đó: rằng dùng ma tuý và bạn kinh nghiệm Thượng đế. Bạn chả kinh nghiệm cái
gì cả, bởi vì Thượng đế không phải là kinh nghiệm chút nào. Nó là việc dừng mọi
kinh nghiệm. Khi mọi đối thể biến mất - kinh nghiệm là đối thể - và khi chỉ chủ
thể còn lại, tâm thức - không cái gì để biết, nhưng chỉ mỗi người biết - thế
thì có Thượng đế. Thượng đế không phải là đối thể; Thượng đế là tính chủ thể.
Không ma tuý nào có thể cho bạn điều đó.
Câu hỏi thứ bẩy
Tôi có đúng không khi cảm thấy rằng thầy đã
đi qua con đường của chứng ngộ dần dần? Thầy có nhảy múa khi chứng ngộ xảy ra
không?
Tôi vẫn đang nhảy múa đây. Nếu
bạn có mắt bạn có thể thấy. Nếu bạn không có mắt tôi có thể làm được gì?
Và không có chứng ngộ dần dần;
chứng ngộ bao giờ cũng bất thần. Bạn có thể chuẩn bị dần dần, bạn có thể chuẩn
bị bất thần, nhưng chứng ngộ bao giờ cũng bất thần. Nó xảy ra trong một khoảnh
khắc. Không phải là ai đó được chứng ngộ năm mươi phần trăm, chứng ngộ sáu mươi
phần trăm, không. Mới khoảnh khắc trước người đó đã là một trăm phần trăm không
chứng ngộ, và chỉ một khoảnh khắc sau đó người đó đã chứng ngộ một trăm phần
trăm. Điều đó xảy ra một cách bất thần: bằng không sẽ có mức độ. Không có mức độ
đâu.
Nó cũng giống như chết: nó xảy
ra trong một khoảnh khắc. Bạn không thể nói rằng một người là chết một nửa. Cho
dù người đó có vẻ chết một nửa, người đó hoàn toàn sống động; đó chỉ là hình tướng.
Một người có thể trong cơn mê, nằm vô thức, nhưng thế nữa người đó vẫn sống
hoàn toàn, không chết một nửa. Hoặc bạn chết hoặc bạn sống - không có cách khác
- hoặc thế này hoặc thế nọ. Chứng ngộ bao giờ cũng bất thần.
Và chuẩn bị sao? Điều này là điểm
rất tinh tế cần hiểu: chuẩn bị không phải cho chứng ngộ; chuẩn bị là cho dũng cảm
của bạn. Người dũng cảm có thể nhận nó ngay bây giờ; người hèn sẽ mất nhiều năm
để chuẩn bị cho bản thân mình. Toàn thể vấn đề là về sợ. Nếu sợ bị bỏ đi, bạn ở
trong tự do. Nếu bạn tiếp tục nuôi dưỡng nỗi sợ của bạn và chăm sóc nỗi sợ của
bạn, bạn sẽ không bao giờ tự do. Cho nên làm điều đó thành rõ ràng trong tâm
trí bạn đi: rằng chứng ngộ không cần chuẩn bị; mọi chuẩn bị chỉ bởi vì bạn sợ.
Cho nên điều đó tuỳ thuộc vào bạn. Bất kì khi nào bạn quyết định vứt bỏ sợ, nó
có thể xảy ra.
Nó không phải là cái gì đó bên
ngoài bạn mà phải được đạt tới; bạn đã mang nó cùng bạn rồi. Điều đó hệt như
sinh con: người đàn bà mang thai - đứa trẻ đã ở đó rồi, đập rộn ràng, sống động,
đạp - nhưng nếu người đàn bà rất sợ hãi, việc sinh sẽ mất thời gian lâu. Nếu cô
ấy rất sợ và căng thẳng, khi đứa trẻ muốn ra khỏi bụng mẹ, cô ấy sẽ siết toàn
thể cơ chế trong sợ hãi và sẽ không cho phép đứa con đi ra. Đứa trẻ cần lối
chuyển thảnh thơi để đi ra, và người đàn bà căng thẳng tới mức cô ấy sẽ không
cho phép đứa trẻ đi ra. Và đứa trẻ muốn ra bởi vì bây giờ đó là cuộc sống duy
nhất của nó - vài ngày nữa và, nếu nó ở trong bụng mẹ, nó sẽ chết. Cho nên đứa
trẻ sẽ làm mọi nỗ lực để đi ra, và người đàn bà căng thẳng: có xung đột. Xung đột
đó tạo ra đau; bằng không thì không việc sinh trẻ con nào đáng phải bị đau.
Không có nhu cầu; nó không phải là sự cần thiết.
Tới các bộ lạc xưa, cổ đại ở Ấn
Độ mà xem. Việc sinh con xảy ra dễ dàng, tự nhiên tới mức những người đó chưa
bao giờ nghe nói rằng có đau gì trong nó. Người đàn bà sẽ làm việc trên cánh đồng,
và đứa trẻ được sinh ra - không một người chăm sóc cô ấy; cô ấy sẽ tự chăm sóc
mình. Cô ấy sẽ để đứa trẻ dưới cây, làm công việc ban ngày của mình - không vội
gì về nhà - thế rồi đến tối đem đứa trẻ về. Đơn giản. Chỉ đơn giản vậy, như nó
xảy ra trong con vật, không có vấn đề gì.
Người mẹ tạo ra vấn đề. Người mẹ
căng thẳng, sợ hãi. Căng thẳng đó, và nỗ lực của đứa trẻ để đi ra, tạo ra cuộc
vật lộn; và, thế thì, mất thời gian.
Đứa trẻ sẵn sàng đi ra vào bất
kì khoảnh khắc nào. Bạn đã trải qua mọi thời kì thai nghén. Như tôi thấy, mọi
người đều trong tháng thứ chín - mọi người bao giờ cũng ở trong tháng thứ chín.
Bây giờ, toàn thể vấn đề là làm sao thảnh thơi và để đứa trẻ ra và được sinh
ra. Bạn có thể thảnh thơi chỉ nếu bạn không sợ. Chấp nhận đi, đừng sợ. Chấp nhận
cuộc sống. Nó là người bạn, không phải kẻ thù. Toàn thể sự tồn tại này là nhà;
bạn không là người lạ ở đây. Quên mọi điều Darwin nói đi - sống còn, vật lộn,
chinh phục. Toàn điều vô nghĩa. Nghe theo những người nói nó là nhà đi, bởi vì
họ là đúng. Bằng không thì không có thể được.
Bạn được sinh ra trong cuộc sống
- làm sao nó có thể chống lại bạn được? Làm sao người mẹ có thể chống lại đứa
con được? Và bạn sẽ trở lại nó: cũng giống như con sóng đạt tới đỉnh, nhảy múa
dưới mặt trời, và thế rồi trở lại. Làm sao đại dương có thể chống lại sóng được?
Thực ra toàn thể sức mạnh của sóng là món quà từ đại dương: nó vươn lên cao,
không phải nó vươn lên đâu, nhưng bởi vì đại dương dâng lên trong nó.
Bạn chỉ là những con sóng trong
đại dương vũ trụ của tâm thức. Chấp nhận điều đó đi. Cảm thấy như ở nhà. Bạn
không là người lạ ở đây; bạn được sự tồn tại yêu mến. Và thế rồi, đột nhiên, bạn
thu lấy dũng cảm vì không có sợ.
Chứng ngộ bao giờ cũng bất thần.
Nếu bạn phải đi dần dần đấy là vì tâm trí không chấp nhận của bạn, sợ sệt, thận
trọng.
Câu hỏi thứ tám
Thầy có thực biết cách làm tôi điên không.
Bây giờ, ngay cả chứng ngộ cũng không còn đủ tốt thêm nữa. Không, nó phải là bất
thần; bằng không chúng tôi vẫn bỏ lỡ cái gì đó. Nếu tôi có bao giờ gặp Thượng đế
tôi sẽ bắn ông ấy. Làm sao thầy mong đợi tôi và cân bằng của tôi nếu trước hết
thầy cứ nhấn mạnh vào quên chứng ngộ đi, sống một cách tự nhiên, và nếu bất kì
cái gì mà phải được làm là thực hành kiên nhẫn, và thế rồi đùng một cái tôi phải
lấy một bước khổng lồ bẩy trong một - dũng cảm và nhảy sao? Tất cả điều này chỉ
làm cho chúng tôi lâm vào trạng thái tuyệt vọng sao?
Tất nhiên rồi.
Và tôi cũng sẽ bảo bạn rằng bất
kì khi nào bạn gặp Thượng đế, bắn ông ấy đi... bởi vì đó sẽ là rào chắn cuối cùng.
Bắn ông ấy ngay lập tức để cho một mình bạn được bỏ lại trong tính một mình của
bạn; bằng không ông ấy sẽ trở thành thế giới, kinh nghiệm.
Và toàn thể vấn đề này, bạn đã
hiểu rõ, là dẫn bạn tới điên khùng. Điên tới mức bạn trở nên chán với cái điên
của bạn và đột nhiên nhảy ra khỏi nó; bằng không thì bạn sẽ không nhảy đâu. Nếu
bạn ở nhà trong cái điên khùng của bạn, làm sao bạn sẽ nhảy ra khỏi nó? Cho nên
tôi sẽ làm toàn thể tình huống thành tuyệt vọng, tuyệt vọng mãnh liệt tới mức bạn
nhảy ra khỏi bộ da của bạn, và bạn được tự do.
Câu hỏi thứ chín
Tôi đã kinh nghiệm trung tâm của của vô hiện
hữu từ đó mọi hiện hữu nảy sinh cũng như cực lạc của điều thầy nói. Nếu tôi hỏi...
Nhưng nếu bạn đã kinh nghiệm vô
hiện hữu, cần gì mà hỏi? Không có "nếu" nếu bạn đã kinh nghiệm. Nếu bạn
hỏi, bạn có thể đã tưởng tượng rằng bạn đã kinh nghiệm trạng thái của vô hiện hữu
- bởi vì từ trạng thái của vô hiện hữu, không câu hỏi nào nảy sinh. Chúng không
thể nảy sinh được; không có khả năng nào. Ai sẽ tạo ra câu hỏi trong trạng thái
vô hiện hữu? Một khi bạn đã biết cái shunya đó, cái trống rỗng đó, chẳng cái gì
nảy sinh.
Bạn phải đã tưởng tượng rồi. Và
nó xảy ra: trước khi người ta đạt tới trạng thái này, người ta tưởng tượng nó
nhiều lần, bởi vì ham muốn. Nghe tôi liên tục, bạn tạo ra ham muốn: làm sao được
chứng ngộ, làm sao tự do khỏi mọi đau khổ này. Ham muốn đó sẽ tạo ra giấc mơ. Nếu
ham muốn là rất mãnh liệt nó sẽ tạo ra giấc mơ sinh động tới mức chúng sẽ có vẻ
như linh ảnh. Chúng sẽ thực hơn thực tại bình thường; và thế thì bạn sẽ nghĩ rằng
bạn đã kinh nghiệm. Không đâu.
Nếu kinh nghiệm về vô hiện hữu
xảy ra, mọi câu hỏi tan biến - không phải là chúng được giải, không câu hỏi nào
đã bao giờ được giải, nhưng bởi vì câu hỏi là ngớ ngẩn. Chúng không thể được giải.
Mọi câu hỏi đều ngớ ngẩn. Khi tôi nói điều này tôi ngụ ý: nếu ai đó hỏi,
"Mùi của mầu đỏ là gì?" câu hỏi này có vẻ đúng về văn phạm, nhưng nó
ngớ ngẩn vì mầu đỏ, hay bất kì mầu nào cho điều đó, chả có kết nối gì với bất
kì mùi nào. Nhưng ai đó hỏi, "Mầu đỏ có mùi gì?”... nó là ngớ ngẩn. Mọi
câu hỏi đều ngớ ngẩn; cho nên chúng không cần được giải.
Một khi bạn im lặng, tuyệt đối
im lặng, bạn đột nhiên hiểu cái ngu xuẩn của mọi câu hỏi - và mọi triết lí, bởi
vì tất cả các triết lí đều phụ thuộc vào quan niệm rằng câu hỏi là đáng được trả
lời.
Không. Bạn có thể tưởng tượng;
khi bạn tưởng tượng thế thì điều này sẽ xảy ra.
"Tôi đã kinh nghiệm trung
tâm của của vô hiện hữu từ đó mọi hiện hữu nảy sinh cũng như cực lạc của điều
thầy nói. Nếu tôi hỏi tôi làm gì để nhảy vào trong chứng ngộ...?"
Nhưng cái gì là nhu cầu bây giờ?
Bạn nói bạn đã kinh nghiệm trung tâm của vô hiện hữu. Bạn nói rằng bạn đã đạt tới
và kinh nghiệm trạng thái cực lạc. Đây là chứng ngộ. Thế thì bất kì cú nhảy nào
đều sẽ là nhảy ra khỏi nó. Cho nên xin bạn, đừng nhảy! Bây giờ việc nhảy sẽ là
nguy hiểm. Bạn sẽ nhảy vào thế giới lần nữa. Đây là dành cho người trần tục mà
tôi đang lay - "nhảy vào chứng ngộ" - không dành cho chư phật, những
người đã đạt tới. Họ không nên nhảy. Họ nên tránh mọi cú nhảy và mọi cám dỗ nhảy;
bằng không họ sẽ trở lại trong thế giới, và thế thì lần nữa rắc rối sẽ nảy
sinh.
Nhớ đừng trở thành nạn nhân của
tưởng tượng. Tưởng tượng có thể chơi trò chơi vô cùng - không chỉ với bạn; nó
đã chơi với mọi người. Bất kì cái gì bạn đòi hỏi, nó có thể cung cấp cho bạn.
Chuyện xảy ra: Mulla Nasruddin
xin việc trên một con tầu. Anh ta được phỏng vấn. Người nhận cuộc phỏng vấn hỏi,
"Nếu một cơn bão tới, anh sẽ làm gì?" Anh ta nói, "Tôi sẽ thả
neo."
Người này nói, "Lại có cơn
bão khác tới, và thậm chí còn lớn hơn cơn đầu, anh sẽ làm gì?"
Anh ta nói, "Tôi sẽ thả
neo khác." Cứ thế cuộc phỏng vấn tiếp diễn. " - cơn bão thứ mười!"
Và Nasruddin nói, "Tôi sẽ
thả neo khác."
Người này nói, "Nhưng anh
lấy đâu ra lắm neo thế?"
Anh ta nói, "Từ chỗ anh có
được bão ấy! Cùng chỗ ấy."
0 Đánh giá