Read more
Yoga: Alpha và
Omega (Tập 3)
Chương 5. Cái nhìn
thuần khiết
Nirvitarka samadhi được đạt tới
khi kí ức được làm thuần khiết, và tâm trí có khả năng thấy bản chất thực của mọi
sự không bị vướng cản. Các giải thích được nêu cho samadhis về savitarka và
nirvitarka, cũng giải thích trạng thái cao hơn của samadhi, nhưng trong những
trạng thái cao hơn này của savichara và nirvichara samadhis, các đối thể của
thiền là tinh tế hơn. Phạm vi của samadhi được kết nối với những đối thể tinh
hơn này mở rộng tới giai đoạn vô hình của năng lượng tinh tế.
Tâm trí là kí ức; nó giống như
máy tính. Để cho chính xác, nó là máy tính sinh học. Nó tích luỹ mọi thứ được
kinh nghiệm, được biết. Qua nhiều kiếp, qua hàng triệu kinh nghiệm, tâm trí thu
thập kí ức. Nó là hiện tượng bao la. Hàng triệu và hàng triệu kí ức được lưu giữ
trong nó; nó là nhà kho lớn.
Mọi kiếp sống quá khứ của bạn đều
được lưu giữ trong nó. Các nhà khoa học nói, ngay cả trong một phút hàng nghìn
kí ức được thu thập, liên tục - không có việc biết của bạn, tâm trí cứ hoạt động.
Ngay cả khi bạn đang ngủ, kí ức vẫn được hình thành. Ngay cả trong khi bạn ngủ...
ai đó kêu và khóc, các giác quan của bạn hoạt động và thu thập kinh nghiệm này.
Bạn có thể không có khả năng nhớ lại nó vào buổi sáng bởi vì bạn không ý thức,
nhưng trong thôi miên sâu nó có thể được gợi ra. Trong thôi miên sâu, mọi thứ
mà bạn đã kinh nghiệm, dù là có chủ ý hay không chủ ý, tất cả đều có thể được gợi
lại - các kiếp sống quá khứ của bạn nữa. Việc trải rộng đơn giản của tâm trí là
thực sự bao la. Nhưng kí ức này là tốt nếu bạn có thể dùng chúng, nhưng những
kí ức này là nguy hiểm nếu chúng bắt đầu dùng bạn.
Tâm trí thuần khiết là tâm trí mà tâm trí là người chủ của các kí ức riêng của nó. Tâm trí không thuần khiết
là tâm trí mà liên tục bị kí ức gây ấn tượng. Khi bạn nhìn vào một sự kiện, bạn
có thể nhìn mà không diễn giải nó; thế thì tâm thức là trong tiếp xúc trực tiếp
với thực tại. Hay bạn có thể nhìn qua tâm trí, qua các cách diễn giải; thế thì
bạn không trong tiếp xúc với thực tại. Tâm trí là tốt như một dụng cụ, nhưng nếu
tâm trí trở thành sự ám ảnh và tâm thức bị kìm nén bởi tâm trí, thế thì thực tại
cũng sẽ bị kìm nén bởi tâm trí. Thế thì bạn sống trong maya; thế thì bạn sống
trong ảo tưởng.
Bất kì khi nào bạn nhìn một sự
kiện, nếu bạn nhìn nó một cách trực tiếp, ngay lập tức, không có tâm trí và kí ức
chen vào, chỉ thế thì nó mới là sự kiện. Ngoài ra, nó trở thành diễn giải, và mọi
diễn giải đều là giả bởi vì mọi diễn giải đều được nạp bằng kinh nghiệm quá khứ
của bạn. Bạn chỉ có thể thấy những điều mà hài hoà với kinh nghiệm quá khứ của
bạn, bạn không thể thấy được những thứ không trong hài hoà với kinh nghiệm quá
khứ của bạn - và kinh nghiệm quá khứ của bạn không phải là tất cả. Cuộc sống là
lớn hơn kinh nghiệm quá khứ của bạn. Dù tâm trí có thể lớn đến đâu, nó vẫn chỉ
là phần tí hon nếu bạn xét tới toàn thể sự tồn tại - nhỏ thế. Cái đã biết là rất
nhỏ; cái không biết là bao la và vô hạn. Khi bạn cố biết cái không biết qua cái
đã biết thế thì bạn bỏ lỡ vấn đề. Đây là sự không thuần khiết. Khi bạn cố biết
cái không biết bằng cái không biết bên trong bạn, thế thì có khải lộ.
Chuyện xảy ra:
Mulla Nasruddin bắt được một
con cá rất, rất to trong sông. Một đám đông tụ tập lại, bởi vì không ai đã bao
giờ thấy con cá to thế. Mulla Nasruddin nhìn con cá, không thể nào tin nổi điều
đó là có thể - con cá to thế! Với đôi mắt lồi ra anh ta đi quanh con cá, nhưng
dầu vậy vẫn không thể nào tin được. Anh ta chạm vào con cá, những vẫn không thể
nào tin được, bởi vì anh đã nghe nói về con cá to như thế chỉ có trong chuyện cổ
tích của người đánh cá. Đám đông cũng đang đứng đó với những cặp mắt không thể
tin được. Thế rồi Mulla Nasruddin nói, “Xin giúp tôi ném con cá này trở lại
sông. Nó không phải là cá, nó là điều dối trá.”
Bất kì cái gì là thực nó khớp với
kinh nghiệm quá khứ của bạn. Nếu nó không khớp, nó là dối trá. Bạn không thể
tin được vào Thượng đế bởi vì nó không khớp với kinh nghiệm quá khứ của bạn. Bạn
không thể tin được vào thiền vì bạn bao giờ cũng sống trong chợ và bạn chỉ biết
thực tại của chợ, của tâm trí tính toán, của tâm trí kinh doanh. Bạn không biết
cái gì về lễ hội - thuần khiết, đơn giản, không có lí do chút nào, vô nguyên
nhân. Nếu bạn đã sống trong thế giới của các nhà khoa học, bạn không thể tin được
rằng có thể có cái gì tự phát bởi vì các nhà khoa học sống trong thế giới của
nhân quả. Mọi thứ đều có nguyên nhân; không cái gì là tự phát. Cho nên khi nhà
khoa học nghe nói rằng cái gì đó là có thể mà tự phát - khi chúng ta nói tự
phát chúng ta ngụ ý rằng nó không có nguyên nhân, đột nhiên có từ trời xanh -
nhà khoa học không thể tin được. Người đó sẽ nói, “Nó không phải là cá chút
nào, nó là dối trá. Ném nó trở lại sông đi.”
Nhưng những người đã làm việc
trong thế giới bên trong biết rằng có hiện tượng mà vô nguyên nhân. Không chỉ
có thế, rằng họ biết điều này; họ biết rằng toàn thể sự tồn tại là vô nguyên
nhân. Nó là một thế giới khác, khác toàn bộ với tâm trí khoa học.
Bất kì cái gì bạn thấy, ngay cả
trước khi bạn đã nhìn thấy nó, diễn giải này đã đi vào. Một cách liên tục tôi
quan sát mọi người; tôi nói chuyện với họ - nếu nó khớp, họ thậm chí không nói
gì, họ cho tôi cái gật đầu bên trong, “Vâng.” Họ đang nói: đúng rồi. Nếu nó
không khớp với thái độ của họ, họ không nói gì nhưng cái không được viết ngay
lên mặt họ. Sâu bên dưới họ đã bắt đầu nói, “Không, nó là không đúng.”
Mới đêm hôm nọ tôi nói chuyện với
một người bạn - anh ta đã tới mới chỉ vài ngày trước đây, rất mới. Anh ta tin
vào nhịn ăn, và khi tôi nói với anh ta: Nhịn ăn có thể là nguy hiểm và bạn
không nên cứ theo cách riêng của bạn, bạn nên hỏi chuyên gia. Và nếu bạn lắng
nghe tôi, tôi không ủng hộ nhịn ăn chút nào, bởi vì nhịn ăn là một loại kìm
nén. Thân thể là thực. Đói của thân thể là thực; nhu cầu của thân thể là thực.
Đừng ăn quá nhiều, bởi vì điều đó nữa là chống lại thân thể và là một loại kìm
nén. Và đừng cứ nhịn ăn, bởi vì điều đó nữa là không thực và điều đó nữa là kìm
nén. Điều đó nữa không trong hài hoà với tự nhiên. Đó là lí do tại sao tôi gọi
nó là không thực...
Ai đó bị ám ảnh với việc ăn thức
ăn - người đó điên; và ai đó bị ám ảnh với không ăn thức ăn - người đó cũng
điên. Cả hai đang phá huỷ thân thể họ - những kẻ thù - và nhịn ăn đã được dùng
như một thủ đoạn.
Bất kì khi nào bạn nhịn ăn,
năng lượng của bạn trở nên thấp, phải trở nên thế, bởi vì thức ăn được cần để
giữ cho nó thường xuyên tuôn chảy. Sau ba, bốn ngày nhịn ăn, năng lượng của bạn
thấp tới mức tâm trí không thể nào nhận được đủ năng lượng từ điều đó, bởi vì
tâm trí là xa hoa. Khi thân thể có quá nhiều, thế thì nó cho tâm trí. Tâm trí
là kẻ tới sau, tới rất muộn trên thế giới này. Thân thể là cơ sở và chủ yếu.
Trước hết, nhu cầu thân thể phải được đáp ứng - chỉ thế rồi mới tới tâm trí.
Nó cũng giống như khi bạn đói,
bạn không thể hỗ trợ được cho triết gia trong thị trấn. Khi bạn đói triết gia
phải đi từ đó; ông ta không thể sống ở đó được. Triết học chỉ tới khi xã hội
phong lưu, giầu có. Tôn giáo tới chỉ khi xã hội là giầu có, khi nhu cầu cơ sở
được đáp ứng. Và cùng điều đó cũng là kinh tế trong thân thể: thứ nhất là thân
thể, thứ hai tới tâm trí. Nếu thân thể đang trong rắc rối và không có được đủ hạn
ngạch cho nó, thế thì hạn ngạch cho tâm trí sẽ lập tức bị cắt đi.
Và đây là thủ đoạn mà mọi người
đã từng giở ra với thân thể riêng của họ: khi hạn ngạch cho tâm trí bị cắt bỏ,
tâm trí không thể nghĩ được bởi vì việc nghĩ cần năng lượng. Mọi người nghĩ họ
đã trở nên có tính thiền bởi vì tâm trí không có thêm ý nghĩ. Điều đó là không
đúng. Cho chúng thức ăn và ý nghĩ sẽ quay lại. Khi năng lượng không tuôn chảy,
tâm trí trở thành giống như lòng sông mùa hè - sông không chảy nhưng bờ có đó,
mọi thứ đều sẵn sàng. Bất kì khi nào có mưa, sông lại sẽ tuôn chảy. Bất kì khi
nào có năng lượng, rắn sẽ lại ngóc đầu nó lên. Rắng không chết - đơn giản trong
cơn mê vì năng lượng không được cung cấp.
Nhịn ăn là thủ đoạn để tạo ra
trạng thái có tính thiền. Và nhịn ăn cũng là thủ đoạn để tạo ra brahmacharya hư
huyễn, vô dục, bởi vì khi bạn nhịn năng lượng không cao và trung tâm dục không
thể có được năng lượng.
Lại có câu hỏi về kinh tế: cá
nhân sống qua thức ăn, xã hội sống qua dục, giống nòi sống qua dục. Bạn ở đây bởi
vì bố mẹ bạn yêu nhau, đi vào trong dục. Con bạn sẽ ở đây, bạn sẽ ra đi, nếu bạn
đi vào trong dục. Nếu bạn không đi vào trong dục, thế thì không còn tương lai nữa.
Bạn không giúp cho giống nòi được ở đây. Nếu mọi người trở thành brahmachari,
người vô dục, thế thì xã hội sẽ biến mất.
Qua thức ăn thân thể cá nhân tồn
tại; qua dục thân thể của giống nòi tồn tại. Nhưng đầu tiên là cá nhân, bởi vì
nếu cá nhân không có đó thế thì làm sao giống nòi có thể tồn tại được? Cho nên
cá nhân là chính, giống nòi là phụ. Khi bạn đầy năng lượng và thân thể cảm thấy
thoải mái, thế thì lập tức năng lượng được cung cấp cho trung tâm dục. Bây giờ
bạn có đủ và bạn có thể chia sẻ với giống nòi. Khi năng lượng tuôn chảy thấp, dục
biến mất. Nhịn ăn mười ngày, và đến ngày thứ mười bạn sẽ cảm thấy rằng bạn
không quan tâm tới đàn bà. Nếu bạn nhịn ăn dài ngày hơn, quãng mười lăm ngày, đến
ngày thứ mười lăm, ngay cả các tạp chí Playboy và Playgirl rất đẹp có đó bạn sẽ
không có khả năng mở chúng ra. Chúng sẽ nằm đó và bụi sẽ phủ lên chúng. Bạn sẽ
không bị cám dỗ. Đến ngày thứ hai mươi mốt, nếu bạn tiếp tục nhịn ăn, ngay cả
đàn bà trần truồng có thể múa ở đó và bạn sẽ ngồi như Phật. Không phải là bạn
đã trở thành như Phật đâu... chỉ có thức ăn tốt cho một ngày thôi, và hôm sau bạn
quan tâm ngay tới Playboy và Playgirl. Và đến ngày thứ ba, năng lượng tuôn chảy
trở lại; bạn lại quan tâm tới đàn bà.
Thực ra, các nhà tâm lí học đã
làm điều đó thành tiêu chí: nếu đàn ông không quan tâm tới đàn bà thì cái gì đó
là sai. Nếu đàn bà không quan tâm tới đàn ông thì cái gì đó sai; năng lượng
tuôn chảy thấp. Và trong một trăm trường hợp, chín mươi chín trường hợp họ là
đúng, họ là phải. Chỉ với trường hợp thứ một trăm họ sẽ không đúng bởi vì người
đó sẽ là vị Phật - không phải là năng lượng đang tuôn chảy thấp; năng lượng là
cao nhất, tại đỉnh của nó, tại mức lớn nhất của nó. Nhưng bây giờ người đó là
người khác đang đi theo chiều khác, nơi người đó không quan tâm tới người khác
bởi vì người đó đã trở thành được thoả mãn thế với bản thân mình. Không có chuyển
động vì người khác - không phải là năng lượng bị thiếu.
Khi tôi đang nói với người mới
tới này, tôi có thể thấy trên mặt anh ta rằng anh ta đang đưa đầu: không. Anh
ta đã không nói lấy một lời, nhưng tôi biết rằng anh ta đang nói rằng “Tôi
không thể tin cậy được vào điều này.” Thế rồi anh ta nói, “Nhưng tôi là người
tin vào nhịn ăn, và tôi đã tới đây bởi vì tôi tin vào nhịn ăn. Bất kì điều gì
thầy đang nói, tôi không thể cảm thấy hài hoà với nó.”
Bạn không thể lắng nghe được bởi
vì kí ức; bạn không thể thấy được bởi vì kí ức; bạn không thể nhìn vào tính giả
của thế giới bởi vì kí ức. Kí ức bước vào - quá khứ của bạn, tri thức của bạn,
học hành của bạn, kinh nghiệm của bạn - và chúng tô mầu thực tại. Thế giới
không phải là ảo tưởng, nhưng khi được diễn giải, bạn sống trong thế giới ảo tưởng.
Nhớ lấy điều này.
Người Hindu nói thế giới là
maya, ảo tưởng. Khi họ nói điều đó, họ không ngụ ý thế giới đang có đó, họ đơn
giản ngụ ý thế giới bên trong bạn, thế giới của diễn giải của bạn. Thế giới của
cái giả là không thực; nó là bản thân brahman. Nó là thực tại tối cao. Nhưng thế
giới mà bạn đã tạo ra qua tâm trí và kí ức của bạn và trong đó bạn sống, cái
bao quanh bạn, giống như bầu không khí bao quanh bạn - và bạn đi cùng nó và ở
trong nó - bất kì chỗ nào bạn đi, bạn mang nó quanh bạn. Nó là hào quang của bạn,
và qua nó bạn nhìn vào thế giới. Thế thì bất kì điều gì bạn đang nhìn vào đều
không là sự kiện, nó là diễn giải.
Patanjali nói:
Nirvitarka samadhi được đạt tới
khi kí ức được làm thuần khiết, và tâm trí có khả năng thấy bản chất thực của mọi
sự không bị vướng cản.
Diễn giải là chướng ngại. Diễn
giải, và thực tại bị mất. Nhìn không có diễn giải và thực tại có đó, và bao giờ
cũng đã từng có đó. Thực tại có đó mọi khoảnh khắc. Làm sao nó có thể khác được?
Thực tại nghĩa là, cái mà là thực. Nó đã không di chuyển từ chỗ của nó cho dù một
khoảnh khắc. Như bạn sống trong diễn giải của bạn và bạn tạo ra thế giới của
riêng bạn. Thực tại là chung, ảo tưởng là riêng.
Bạn phải đã nghe câu chuyện, một
câu chuyện rất cổ, chuyện Ấn Độ cổ đại:
Năm người mù tới xem voi. Họ
chưa bao giờ thấy nó; nó là tuyệt đối mới trong thị trấn. Voi không tồn tại ở
phần nước họ. Tất cả họ đều sờ, tất cả họ đều cảm nhận con voi, và tất cả họ đều
diễn giải bất kì cái gì họ cảm thấy. Họ diễn giải qua kinh nghiệm của họ. Một
người nói, “Voi giống như cột trụ,” vì người đó sờ vào chân voi - và người đó
đúng. Đích thân người đó sờ bằng chính tay người đó, và thế rồi người đó nhớ tới
cột trụ - và đích xác giống như cột trụ. Và cứ thế, cứ thế, tất cả họ đều diễn
giải.
Chuyện xảy ra ở một trường tiểu
học ở Mĩ: một cô giáo kể chuyện này cho lũ con trai và con gái mà không nói cho
chúng rằng năm người đến xem voi là người mù. Và câu chuyện này nổi tiếng thế,
và cô mong đợi rằng lũ trẻ sẽ hiểu. Thế rồi cô hỏi, “Bây giờ nói cho cô, năm
người đó đã tới xem voi là ai?”
Một cậu bé giơ tay lên và nói,
“Dạ các chuyên gia ạ.”
Chuyên gia bao giờ cũng mù. Cậu
bé đó thực sự là người khám phá. Đây là bản chất của toàn thể câu chuyện. Thực
ra, họ đều là chuyên gia bởi vì chuyên gia biết quá nhiều về cái quá ít. Ông ta
trở thành ngày càng hẹp hơn, hẹp hơn, hẹp hơn - gần như mù với toàn thế giới.
Chỉ theo một hướng đặc biệt ông ta mới có mắt; ngoài ra, ông ta mù. Tầm nhìn của
ông ta trở thành cứ hẹp hơn và hẹp hơn và hẹp hơn. Chuyên gia càng lớn, tầm
nhìn càng hẹp. Chuyên gia tuyệt đối phải mù hoàn toàn. Họ nói rằng chuyên gia
là người biết ngày càng nhiều về cái ngày càng ít.
Vài thế kỉ trước đã có các bác
sĩ trị liệu, thầy lang, người biết mọi thứ về thân thể. Không có chuyên gia.
Bây giờ nếu bạn có cái gì đó sai với tim bạn thì bạn đi tới chuyên gia, cái gì
đó sai với răng bạn, bạn đi tới chuyên gia khác. Tôi đã nghe một câu chuyện rằng
một người tới bác sĩ và anh ta nói, “Tôi đang bị khó khăn lắm. Tôi không thể
nhìn rõ được. Mọi thứ cứ dường như trong sương mù.”
Bác sĩ nói, “Điều đầu tiên nhất
đã. Trước hết anh nói với tôi mắt nào gặp khó khăn, bởi vì tôi là chuyên gia chỉ
về mắt phải thôi. Nếu mắt trái anh bị trục trặc, anh đi sang chuyên gia khác ngồi
ngay trước tôi đây.” Chẳng mấy chốc mà chuyên gia mắt trái và chuyên gia mắt phải
sẽ tách rời. Nó phải vậy bởi vì tri thức chuyên gia trở thành ngày càng hẹp
hơn, hẹp hơn. Mọi chuyên gia đều mù, và kinh nghiệm làm cho bạn thành chuyên
gia.
Đẻ biết thực tại bạn không cần
phải là chuyên gia. Để biết thực tại bạn không cần phải hạn hẹp, riêng biệt. Để
hài hoà với thực tại bạn phải bỏ mọi tri thức của bạn, gạt nó sang bên, và nhìn
vào nó với đôi mắt của trẻ thơ không với đôi mắt của chuyên gia - bởi vì những
đôi mắt đó bao giờ cũng mù. Chỉ trẻ thơ mới có mắt thực, nhìn rộng, nhìn mọi
nơi, khắp xung quanh theo mọi hướng - bởi vì nó không biết gì. Nó di chuyển
theo mọi hướng mọi lúc. Khoảnh khắc bạn biết - và bạn bị móc vào đâu đó. Nếu bạn
có thể lại trở thành đứa trẻ lần nữa và có thể nhìn vào thực tại mà không có
chướng ngại, diễn giải, kinh nghiệm, tri thức, tri thức chuyên gia, thế thì
Patanjali nói, nirvitarka samadhi được đạt tới. Bởi vì khi không có diễn giải,
kí ức được làm thuần khiết và tâm trí có khả năng thấy bản tính thực của mọi sự.
Patanjali chia samadhi thành
nhiều tầng. Thứ nhất ông ấy nói về savitarka samadhi. Nó nghĩa là: samadhi có lập
luận. Bạn vẫn là người lập luận, logic. Thế rồi ông ấy gọi samadhi thứ hai,
nirvitarka: samadhi không lập luận. Bây giờ bạn không tranh cãi về thực tại. Bạn
thậm chí không nhìn vào thực tại bằng tri thức của bạn. Bạn đơn giản nhìn vào
thực tại.
Người nhìn vào thực tại bằng
logic, lập luận, không bao giờ nhìn vào thực tại. Người đó phóng chiếu tâm trí
riêng của mình lên thực tại. Thực tại làm việc như màn ảnh cho người đó phóng
chiếu bản thân mình. Bất kì cái gì bạn phóng chiếu, bạn sẽ thấy ở đó. Đầu tiên
bạn để nó ở đó, và thế rồi bạn thấy nó ở đó. Nó là lừa dối bởi vì bản thân bạn
đặt nó ở đó, và thế rồi bạn thấy nó ở đó. Nó không thực.
Nasruddin có lần bảo tôi, “Vợ
tôi là người đàn bà đẹp nhất trên thế giới.”
Tôi hỏi anh ta, “Mulla, làm sao
anh đi tới biết điều đó?”
Anh ta nói, “Làm sao á? - đơn
giản. Vợ tôi bảo tôi thế!”
Đây là cách nó cứ diễn ra trong
tâm trí: bạn để nó vào trong thực tại, và thế rồi bạn thấy nó ở đó. Đây là thái
độ của tâm trí savitarka. Tâm trí nirvikalpa, tâm trí nirvitarka, không đặt cái
gì; nó đơn giản nhìn vào bất kì cái gì đang là hoàn cảnh.
Tại sao bạn cứ đặt vào thực tại
cái gì đó từ tâm trí bạn? - bởi vì bạn sợ thực tại. Nỗi sợ sâu sắc về thực tại
có đó. Nó có thể là cái không phải là cái thích của bạn. Nó có thể là cái chống
lại bạn - tâm trí bạn - bởi vì thực tại là tự nhiên; nó không bận tâm bạn là
ai. Bạn sợ: thực tại có thể không là điều thoả ước của bạn cho nên tốt hơn cả
là không nhìn nó; cứ nhìn bất kì cái gì bạn muốn. Đây là cách bạn đã mất nhiều
kiếp sống - lừa xung quang. Và bạn không lừa được ai khác, bạn đang tự lừa mình
thôi, bởi vì với diễn giải và phóng chiếu của bạn thực tại không thể bị thay đổi.
Duy nhất bạn chịu khổ không cần thiết. Bạn nghĩ có cửa và không có cửa; nó là
tường và bạn cố đi qua nó. Thế thì bạn chịu đau, thế thì bạn bị choáng.
Chừng nào bạn còn chưa thấy thực
tại bạn sẽ không bao giờ có khả năng tìm ra cửa của nhà tù mà trong đó bạn đang
ở. Cửa tồn tại, nhưng cửa không thể tồn tại theo ham muốn của bạn. Cửa tồn tại;
nếu bạn bỏ ham muốn bạn sẽ có khả năng thấy nó. Và đây là rắc rối: bạn cứ đi
theo việc thoả ước mong. Bạn cứ tin tưởng và phóng chiếu, và mọi lần niềm tin bị
tan nát và phóng chiếu sụp đổ - bởi vì điều đó sẽ xảy ra nhiều lần, bởi vì mơ
ngày của bạn không thể được hoàn thành bởi thực tại. Bất kì khi nào mơ bị tan
tành, cầu vồng sụp xuống, ham muốn chết đi - bạn khổ. Nhưng ngay lập tức bạn bắt
đầu tạo ra ham muốn khác, cầu vồng khác của ao ước của bạn. Lần nữa bạn bắt đầu
làm cầu vồng mới bắc giữa bạn và thực tại.
Không ai có thể đi trên cầu vồng
được. Nó có vẻ như cầu; nó không phải là cầu. Thực ra, cầu vồng không tồn tại,
nó chỉ xuất hiện. Nếu bạn đi tới đó bạn sẽ không thấy cầu vồng nào cả. Nó giống
như hiện tượng tựa giấc mơ. Sự chín chắn bao gồm trong việc đã đi tới nhận ra rằng
“Bây giờ không phóng chiếu, diễn giải nữa. Bây giờ tôi sẵn sàng nhìn bất kì cái
gì đang là hoàn cảnh.”
Wittgenstein, một trong nhưng
nhà trí thức rất tinh tường của thời đại này, bắt đầu cuốn sách cực kì có giá
trị của ông ấy Tractatus bằng câu, “Thế giới là mọi thứ đang trong hoàn cảnh. Bạn
có thể mơ quanh nó; điều đó sẽ không ích gì. Bạn dừng việc mơ lại và nhìn xem.
Thế giới là mọi thứ đang trong hoàn cảnh.” Bạn đừng phí hoài không cần thiết cuộc
sống và thời gian và năng lượng của bạn trong việc cố gắng nhìn cái gì đó mà
không có đó. Dừng việc mơ lại và nhìn vào thực tại đi.
Đó là nghĩa của nirvitarka
samadhi, samadhi không có lập luận nào. Nó chỉ là cái nhìn thuần khiết. Bạn
không suy luận về nó, bạn đơn giản nhìn nó. Bạn không làm gì về nó, bạn đơn giản
cho phép nó ở đó và xuyên thấu vào bạn. Trong savitarka samadhi bạn cố xuyên thấu
vào thực tại. Trong nirvitarka samadhi bạn cho phép thực tại xuyên thấu vào bạn.
Trong savitarka samadhi bạn cố làm cho thực tại tương ứng với bạn. Trong
nirvitarka samadhi bạn cố, bản thân bạn, tương ứng theo thực tại.
Các giải thích được nêu cho
samadhis về savitarka và nirvitarka, cũng giải thích trạng thái cao hơn của
samadhi, nhưng trong những trạng thái cao hơn này của savichara và nirvichara
samadhis, các đối thể của thiền là tinh tế hơn.
Thế rồi Patanjali đem vào hai từ
khác, savichara và nirvichara. Savichara nghĩa là với suy tư, và nirvichara
nghĩa là không suy tư. Chúng là những trạng thái cao nhất của cùng hiện tượng
mà ông ấy gọi là savitarka và nirvitarka. Savitarka samadhi, nếu được tuân
theo, sẽ trở thành savichara.
Nếu bạn nghĩ một cách logic, và
cứ nghĩ, và cứ nghĩ, logic có biên giới cho nó, nó là không vô hạn. Logic không
thể vô hạn được; thực ra, logic phủ nhận mọi vô hạn. Logic bao giờ cũng ở biên
giới, chỉ thế thì nó mới có thể vẫn còn là logic, bởi vì với vô hạn cái phi
logic bước vào, với vô hạn điều huyền bí bước vào, với vô hạn điều kì diệu bước
vào. Với việc bước vào này, cái hộp của Pandora* mở ra. Cho nên logic chưa bao
giờ nói về vô hạn; logic nói mọi thứ đều hữu hạn, có thể được định nghĩa. Mọi
thứ đều ở bên trong các biên giới, có thể được hiểu. Logic bao giờ cũng sợ vô hạn,
nó có vẻ như là bóng tối bao la; logic run rẩy khi đi vào trong nó. Logic giữ bản
thân nó ở trên đường xa lộ, nó chưa bao giờ đi vào nơi hoang dã. Trên xa lộ mọi
thứ là an toàn và bạn biết nơi bạn đi. Một khi bạn bước sang bên đường và đi
vào nơi hoang dã bạn không biết bạn đi đâu. Logic là nỗi sợ rất sâu.
Nếu bạn hỏi tôi, logic là kẻ
hèn lớn nhất. Những người dũng cảm bao giờ cũng đi ra ngoài logic. Những người
hèn bao giờ cũng còn bên trong giam hãm của logic. Logic là nhà tù, được trang
hoàng đẹp. Nhưng nó không giống như bầu trời bao la. Bầu trời không được trang
điểm chút nào; nó là không trang hoàng, nhưng nó bao la. Nó là tự do, và tự do
có cái đẹp riêng của nó; nó không cần trang điểm. Bầu trời là đủ cho bản thân
nó. Nó không cần hoạ sĩ vẽ cho nó, không nhà trang điểm nào để trang điểm cho
nó. Chính tính bao la của nó là cái đẹp của nó. Nhưng tính bao la cũng là tuyệt
vời, bởi vì nó mênh mông thế. Tâm trí đơn giản chùn lại trước nó, tâm trí dường
như yếu ớt thế. Bản ngã bị tan tành trước nó, cho nên bản ngã tạo ra nhà tù đẹp
của logic, định nghĩa - mọi thứ rõ ràng, mọi thứ đều được biết, từ kinh nghiệm
- và đóng cửa nó lại với cái không biết; làm ra thế giới của bản thân nó, một
thế giới tách rời, một thế giới riêng tư.
* Trong thần thoại Hy Lạp, đó
là một chiếc hộp các thần trên đỉnh núi Olympus đã tặng cho nàng Pandora - người
phụ nữ đầu tiên đến thế giới loài người. Nàng Pandora đã được các thần dặn kĩ rằng
không được mở chiếc hộp đó ra. Nhưng vì tò mò, Pandora đã mở chiếc hộp ra và tất
cả những điều bất hạnh từ hộp đó tràn ngập khắp thế gian: thiên tai, bệnh tật,
chiến tranh… Chiếc hộp chỉ còn sót lại một chút “ hy vọng” mang tên Pandora cho
loài người để có thể tiếp tục sống.
Thế giới đó không thuộc về cái
toàn thể; nó đã bị cắt ra. Mọi mối quan hệ với cái toàn thể đã bị cắt ra.
Đó là lí do tại sao logic sẽ
không bao giờ dẫn bất kì ai tới điều thiêng liêng bởi vì logic là con người, và
nó đã phá vỡ mọi cây cầu với điều thiêng liêng. Điều thiêng liêng là hoang dại;
nó là điều bí ẩn và cực kì bí ẩn. Nó là bí ẩn lớn mà không thể được giải quyết.
Nó không phải là câu đố mà bạn có thể giải được, nó là điều bí ẩn. Bản chất của
nó là tới mức nó không thể được giải. Nhưng nếu bạn cứ tiếp tục suy nghĩ một
cách logic, sẽ tới một khoảnh khắc mà bạn đạt tới biên giới của logic. Nếu bạn
cứ suy nghĩ thêm nữa và thêm nữa, thế thì tư duy logic đổi thành suy tư, thành
vichar.
Bước đầu tiên là tư duy logic,
và nếu bạn tiếp tục bước cuối cùng sẽ là suy tư. Nếu triết gia tiếp tục, cứ đi
nữa, không bị mắc kẹt ở đâu đó, ông ấy nhất định trở thành nhà thơ một ngày nào
đó vì khi biên giới được vượt qua, đột nhiên có thơ ca. Thơ ca là suy tư; nó là
vichar.
Nghĩ nó theo cách này: triết
gia logic ngồi trong vườn và ngắm hoa hồng. Ông ấy diễn giải nó, ông ấy phân loại
nó - ông ấy biết đây là kiểu hoa hồng gì, nó tới từ đâu, sinh lí của hoa hồng,
hoá chất của hoa hồng: ông ấy nghĩ về mọi thứ một cách logic. Ông ấy phân loại
nó, định nghĩa nó, làm việc loanh quanh - thực ra, chưa bao giờ chạm vào hoa hồng
chút nào. Đi loanh quanh và loanh quanh, lòng vòng, nói quanh co, bỏ hoa hồng ở
đó. Bởi vì logic không thể chạm vào hoa hồng được. Nó có thể cắt hoa hồng, nó
có thể để hoa hồng vào ngăn kéo, nó có thể phân loại, nó có thể dán nhãn -
nhưng nó không thể chạm vào hoa hồng.
Hoa hồng sẽ không cho phép
logic chạm vào nó. Và cho dù logic muốn, điều đó là không thể được. Logic không
có tim và chỉ tim mới có thể chạm vào hoa hồng. Hoa hồng sẽ không cho phép bí ẩn
của nó tới với cái đầu bởi vì đầu chỉ như kẻ cưỡng hiếp - và hoa hồng tự mở bản
thân nó cho tình yêu, không cho cưỡng hiếp.
Khoa học là cưỡng hiếp; thơ ca
là tình yêu. Nếu ai đó tiếp tục, như Einstein, thế thì triết gia hay nhà khoa học
hay nhà logic học trở thành nhà thơ. Einstein đã trở thành nhà thơ trong những
ngày cuối đời của ông ấy. Eddington đã trở thành nhà thơ trong những ngày cuối
đời của ông ấy. Họ đã bắt đầu nói về điều bí ẩn. Họ đã đi tới biên giới của
logic. Những người bao giờ cũng vẫn còn là logic là những người đã không đi tới
chính phạm vi, tới chính tận cùng của suy luận logic của họ. Họ không thực là
logic. Nếu họ thực sự đi, thế thì một khoảnh khắc nhất định tới nơi logic chấm
dứt và thơ ca bắt đầu.
‘Vichar’ là suy tư. Nhà thơ làm
gì? - ông ấy suy tư. Ông ấy chỉ nhìn vào hoa, ông ấy không nghĩ về nó. Đây là
phân biệt, rất tinh tế: nhà logic nghĩ về hoa, nhà thơ nghĩ hoa, không về nó.
Và ‘về nó’ không phải là hoa. Bạn có thể nói và nói về nó, nhưng điều đó không
phải là hoa. Nhà logic đi vòng, nhà thơ đi thẳng và đem tới chính thực tại của
'hoa'. Với nhà thơ, hoa hồng là hoa hồng là hoa hồng là hoa hồng - không ‘về’.
Ông ấy đi vào trong, trong hoa. Bây giờ kí ức không được đem vào. Tâm trí bị gạt
sang bên; nó là tiếp xúc trực tiếp.
Đây là giai đoạn cao hơn của
cùng một hiện tượng. Phẩm chất đã trở nên được làm tinh, nhưng hiện tượng vẫn
là một.
Đó là lí do tại sao Patanjali
nói:
Các giải thích được nêu cho
samadhis về savitarka và nirvitarka, cũng giải thích trạng thái cao hơn của
samadhi, nhưng trong những trạng thái cao hơn này của savichara và nirvichara
samadhis, các đối thể của thiền là tinh tế hơn.
Trong savichara, nhà thơ - và bất
kì ai vào trong savichara đều trở thành nhà thơ - nghĩ hoa. Không phải về nó,
mà ngay lập tức và trực tiếp; nhưng vẫn có phân chia. Nhà thơ là tách rời khỏi
hoa. Nhà thơ là chủ thể và hoa là đối thể. Nhị nguyên tồn tại. Nhị nguyên là
không được siêu việt: nhà thơ đã không trở thành hoa, hoa đã không trở thành
nhà thơ. Người quan sát là người quan sát, và cái được quan sát vẫn là cái được
quan sát. Người quan sát đã không trở thành cái được quan sát; cái được quan
sát đã không trở thành người quan sát. Nhị nguyên tồn tại.
Trong savichara samadhi, logic
đã bị vứt bỏ, nhưng không vứt nhị nguyên. Trong nirvichara samadhi, ngay cả nhị
nguyên cũng bị vứt bỏ. Người ta đơn giản nhìn vào hoa, không nghĩ về bản thân
mình và không nghĩ về hoa; không nghĩ chút nào. Đó là nirvichara: không có suy
tư, bên ngoài suy tư. Người ta đơn giản ở cùng hoa, không nghĩ về, không nghĩ -
không như nhà logic không như nhà thơ.
Bây giờ tới nhà huyền môn, người
đơn giản ở cùng hoa. Bạn không thể nói rằng ông ấy nghĩ về, hay ông ấy nghĩ.
Không, ông ấy đơn giản hiện hữu cùng. Ông ấy cho phép hoa được hiện hữu đó và
cho phép bản thân ông ấy hiện hữu ở đó. Trong khoảnh khắc đó của việc cho phép
đột nhiên sự thống nhất tới. Hoa không còn là hoa, và người quan sát không còn
là người quan sát. Đột nhiên năng lượng gặp gỡ và quyện lẫn và trở thành một.
Bây giờ nhị nguyên được siêu việt lên. Hiền nhân này không biết ai là hoa và ai
đang quan sát nó. Nếu bạn hỏi hiền nhân, nhà huyền môn, ông ấy sẽ nói, “Tôi
không biết. Có thể là hoa đang quan sát tôi. Có thể là tôi đang quan sát hoa.
Điều đó thay đổi,” ông ấy sẽ nói, “điều đó còn tuỳ. Và thỉnh thoảng, không có cả
ta không có cả hoa. Cả hai biến mất. Chỉ một năng lượng được thống nhất còn lại.
Ta trở thành hoa và hoa trở thành ta.” Đây là trạng thái của nirvichara, của
không suy tư nhưng hiện hữu.
Savitarka là bước thứ nhất,
nirvitarka là bước cuối cùng theo cùng một hướng. Savichara là bước thứ nhất,
nirvichara là bước cuối cùng theo cùng hướng - trên hai bình diện. Nhưng
Patanjali nói cùng lời giải thích đó áp dụng được. Cái cao nhất, mãi cho tới
nay, là nirvichara.
Patanjali sẽ đi tới giai đoạn
cao hơn nữa, bởi vì ít thứ hơn phải được giải thích, và ông ấy đi rất chậm, bởi
vì nếu ông ấy đi rất nhanh sẽ không thể nào để cho bạn hiểu được. Ông ấy đi
ngày càng sâu hơn mọi khoảnh khắc. Ông ấy đang đưa bạn, dần dần, tới đại dương
vô hạn, từng bước một. Ông ấy không phải là người tin vào đốn ngộ - phải dần dần,
đó là lí do tại sao hấp dẫn của ông ấy là lớn thế.
Nhiều người đã tồn tại, những
người đã nói về đốn ngộ, nhưng họ đã không hấp dẫn quần chúng bởi vì điều đơn
giản không thể tin nổi rằng đốn ngộ là có thể. Tilopa có thể nói điều đó, nhưng
đó không phải là vấn đề - rằng Tilopa nói điều đó. Vấn đề là: mọi người có hiểu
điều đó không? - đó là lí do tại sao nhiều Tilopa đã biến mất. Hấp dẫn củaPatanjali
tiếp tục, bởi vì không ai có thể hiểu những hoa dại đó như Tilopa. Họ đột nhiên
biến mất khỏi trời xanh và họ nói, “Đột nhiên, ông cũng có thể trở thành giống
chúng ta.” Điều này là không thể lĩnh hội được. Dưới nhân cách từ lực của họ, bạn
có thể nghe họ, nhưng bạn không thể tin được họ. Khoảnh khắc bạn rời khỏi họ bạn
sẽ nói, “Người này đang nói cái gì đó ở bên ngoài mình. Nó đi qua đầu mình.”
Các Tilopa đã sống, đã nói, đã
thử, nhưng họ đã không có khả năng giúp được nhiều người. Hiếm khi ai đó sẽ hiểu
họ. Đó là lí do tại sao Tilopa phải đi tới Tây Tạng để tìm đệ tử - nước bao la
này, và ông ấy không thể tìm được một đệ tử - và Bồ đề đạt ma phải đi sang
Trung Quốc để tìm đệ tử. Đất nước cổ đại này, trong hàng nghìn năm làm việc về
chiều hướng tôn giáo, và ông ấy đã không thể tìm ra được một đệ tử! Vâng... khó
cho Tilopa, khó cho Bồ đề đạt ma tìm ra một đệ tử.
Tìm ai đó người có thể hiểu được
Tilopa là khó vì ông ấy nói về mục đích, và ông ấy nói, “Không có đường và
không có phương pháp.” Ông ấy đứng trên đỉnh núi và ông ấy nói, “Không có đường.”
Và bạn đang đứng ở thung lũng - tăm tối, ẩm ướt, trong khổ của bạn - bạn nhìn
vào Tilopa và bạn nói, “Có thể đấy... nhưng làm sao, làm sao người ta đạt tới...?”
Bạn cứ hỏi, “Làm sao?”
Krishnamurti cứ nói với mọi người
không có phương pháp và sau mỗi buổi nói mọi người lại hỏi, “Thế thì làm sao?
Thế thì làm sao đạt tới?” Và ông ấy đơn giản nhún vai và trở nên cáu, “Tôi đã bảo
các ông không có phương pháp, cho nên đừng có hỏi làm sao, bởi vì làm sao lại
là hỏi về phương pháp.” Và đây không phải là những người mới, người hỏi.
Krishnamurti có những người đã từng nghe ông ấy trong ba mươi, bốn mươi năm. Bạn
sẽ thấy những người rất già, cổ đại trong buổi nói của ông ấy. Họ đã từng nghe
ông ấy liên tục; họ nghe ông ấy một cách tôn giáo. Họ bao giờ cũng tới - bất kì
khi nào ông ấy có đó, họ bao giờ cũng tới và họ nghe. Bạn sẽ thấy gần như cùng
khuôn mặt trong bao nhiêu năm đó, và họ cứ hỏi đi hỏi lại từ thung lũng của họ,
“Nhưng làm sao?” - và Krishnamurti đơn giản nhún vai và nói, “Không có làm sao.
Ông đơn giản hiểu, và ông đạt tới. Không có đường.”
Tilopa, Bồ đề đạt ma,
Krishnamurti, họ tới và đi; họ không giúp gì mấy. Những người nghe họ thích
nghe họ - cho dù đi tới hiểu biết trí tuệ nào đó - nhưng họ vẫn còn trong thung
lũng. Bản thân tôi đã bắt gặp nhiều người nghe Krishnamurti, nhưng tôi chưa bao
giờ thấy một người nào đã đi ra ngoài thung lũng của mình bằng việc nghe ông ấy.
Người đó vẫn còn trong thung lũng, bắt đầu nói như Krishnamurti, có vậy thôi; bắt
đầu nói cho người khác rằng không có đường và không có lối, và vẫn còn trong
thung lũng.
Patanjali đã là giúp đỡ vô
biên, vô song. Hàng triệu người đã đi qua thế giới này bởi giúp đỡ của
Patanjali bởi vì ông ấy không nói theo hiểu biết của ông ấy, ông ấy đi cùng bạn.
Và khi hiểu biết của bạn tăng trưởng, ông ấy đi ngày càng sâu hơn và sâu hơn;
Tilopa muốn đệ tử này đi theo ông ấy. Patanjali đi tới bạn; Tilopa muốn bạn đi
tới ông ấy. Và, tất nhiên, Patanjali cầm tay bạn và dần dần ông ấy đưa bạn tới
đỉnh cao nhất có thể được, về điều Tilopa nói nhưng không thể đưa được, vì ông ấy
sẽ không bao giờ tới thung lũng của bạn. Ông ấy sẽ vẫn còn ở trên đỉnh núi và sẽ
cứ kêu từ chỗ đó. Thực ra, ông ấy sẽ làm cho nhiều người phát cáu vì ông ấy sẽ
không dừng. Ông ấy sẽ cứ hô lên từ đỉnh, “Điều này là có thể! Và không có đường,
và không có phương pháp. Các ông đơn giản tới, Nó xảy ra; các ông không thể làm
được.” Ông ấy chọc tức.
Khi không có phương pháp, mọi
người phát cáu và họ muốn ông ấy thôi đi, đừng có hô lên nữa. Bởi vì nếu không
có đường, thế thì làm sao đi từ thung lũng tới đỉnh được? Bạn đang nói điều vô
nghĩa! Nhưng Patanjali rất nhạy cảm, rất lành mạnh, ông ấy đi từng bước một,
đưa bạn từ nơi bạn đang hiện hữu; và đi tới thung lũng, cầm tay bạn và nói, “Từng
bước một thôi, lấy các bước đi.”
Patanjali nói, “Có đường chứ.
Có phương pháp chứ.” Và ông ấy thực sự rất, rất khôn ngoan. Dần dần, ông ấy sẽ
thuyết phục bạn đến cuối rằng bỏ phương pháp và bỏ con đường đi - chả có gì cả
- nhưng chỉ ở lúc cuối, tại chính đỉnh, ngay khi bạn đã đạt tới. Khi ngay cả
Patanjali bỏ bạn, cũng không có rắc rối gì; bạn sẽ đích thân đạt tới. Vào khoảnh
khắc cuối ông ấy trở thành vô lí. Bằng không, ông ấy là hợp lí. Ông ấy vẫn còn
hợp lí cả ngày tới mức khi ông ấy trở thành vô lí, thế nữa ông ấy vẫn hấp dẫn,
thế nữa ông ấy vẫn có vẻ rất hợp lí. Bởi vì một người như Patanjali không thể
nói điều vô nghĩa. Ông ấy là tin cậy được.
Giải thích được nêu về samadhis
của savitarka and nirvitarka, cũng giải thích trạng thái cao hơn của samadhi,
nhưng trong những trạng thái cao hơn này của savichara và nirvichara samadhis,
các đối thể của thiền là tinh tế hơn.
Các giải thích được nêu cho
samadhis về savitarka và nirvitarka, cũng giải thích trạng thái cao hơn của
samadhi, nhưng trong những trạng thái cao hơn này của savichara và nirvichara
samadhis, các đối thể của thiền là tinh tế hơn.
Dần dần, đối thể của thiền phải
được làm ngày càng tinh tế hơn. Chẳng hạn, bạn có thể thiền về tảng đá, hay bạn
có thể thiền về hoa, hay bạn có thể thiền về hương hoa, hay bạn có thể thiền về
thiền nhân. Và thế thì mọi sự trở nên tinh tế... và tinh tế... và tinh tế....
Chẳng hạn, bạn có thể thiền về âm Aum. Thiền đầu tiên là nói nó to để cho nó
vang vọng khắp quanh bạn. Nó trở thành ngôi đền âm thanh quanh bạn: “Aum, aum,
aum.” Bạn tạo ra rung động khắp quanh bạn - thô, bước thứ nhất. Thế rồi bạn ngậm
miệng lại. Bây giờ bạn không nói nó to: bên trong bạn nói: “Aum, aum, aum. ”
Môi không được phép chuyển động, thậm chí cả lưỡi cũng không. Không lưỡi không
môi, bạn nói aum. Bây giờ bạn tạo ra bầu không khí bên trong, khí hậu bên trong
của aum. Đối thể đã trở nên tinh tế. Thế rồi bước thứ ba: bạn thậm chí không nhẩm
nó, bạn đơn giản nghe nó. Bạn đổi vị trí - từ người làm, bạn chuyển sang tính
thụ động của người nghe. Ở trạng thái thứ ba bạn cũng không phát âm aum bên
trong, bạn đơn giản ngồi và bạn nghe âm này. Nó tới bởi vì nó có đó. Bạn không
im lặng; đó là lí do tại sao bạn không thể nghe thấy nó.
Aum không phải là lời của ngôn
ngữ con người. Nó không có nghĩa gì. Đó là lí do tại sao người Hindu không viết
nó trong thứ tự chữ cái thông thường. Không, họ đã làm một hình dạng tách rời
cho nó chỉ để phân biệt nó, rằng đây không phải là một phần của bảng chữ. Nó tồn
tại theo cách riêng của nó, tách rời, và nó ngụ ý cái không. Nó không phải là lời
của ngôn ngữ con người. Nó là âm của chính bản thân sự tồn tại; âm của vô âm,
âm của im lặng. Khi mọi thứ là im lặng thế thì nó được nghe thấy. Cho nên bạn
trở thành người nghe. Nó cứ diễn ra, ngày càng tinh tế hơn. Và ở giai đoạn thứ
tư bạn đơn giản quên về mọi thứ: người làm, và người nghe, và âm thanh - mọi thứ.
Trong giai đoạn thứ tư có cái không.
Bạn phải đã thấy mười bức tranh
chăn bò của Thiền. Trong bức tranh thứ nhất một người đang đi tìm bò - bò đi
đâu đó trong rừng hoang, không dấu hiệu, không vết chân - chỉ nhìn khắp xung
quanh, toàn cây là cây. Ở bức tranh thứ hai anh ta có vẻ hạnh phúc hơn - dấu
chân đã được tìm thấy. Ở bức thứ ba anh ta dường như có chút ít ngơ ngác - mỗi
lưng bò được thấy ló ra gần cây, nhưng khó phân biệt. Rừng hoang, rậm rạp. Có
thể đó chỉ là ảo giác mà anh ta thấy lưng bò; có đó chỉ là một phần của cây, và
anh ta phóng chiếu... Thế rồi ở bức thứ tư, anh ta tóm được đuôi bò. Ở bức thứ
năm, anh ta đã kiểm soát được nó bằng chiếc roi; bây giờ con bò ở trong quyền lực
của anh ta. Ở bức thứ sáu, anh ta cưỡi lên con bò. Ở bức thứ bẩy, anh ta quay về
nhà với chiếc sáo, hát bài ca, cưỡi trên bò. Ở bức thứ tám, bò trong ổn định,
anh ta đang về nhà, hạnh phúc; bò đã được tìm thấy. Ở bức thứ chín, không có
gì; bò đã tìm được, và bò và người tìm kiếm, người tìm kiếm và cái được tìm, cả
hai đã biến mất. Việc tìm kiếm xong rồi.
Vào thời cổ đã có chín bức
tranh. Nó là một bộ hoàn chỉnh. Cái trống rỗng là bức cuối cùng. Nhưng thế rồi
một thầy vĩ đại đã thêm bức tranh khác. Bức thứ mười - người này trở lại, lại
có đó. Và trong bức thứ mười không chỉ người này trở lại, người này đã đi ra chợ
để mua vài thứ, và không chỉ vài thứ, người này đang mang một chai rượu. Điều
này thực sự hay. Đây là sự đầy đủ. Nếu nó chấm dứt ở trống rỗng, cái gì đó là
không đầy đủ. Người này lại trở lại, và không chỉ trở lại, người đó ở trong chợ.
Không chỉ trong chợ, người này đã mua chai rượu.
Cái toàn thể trở nên ngày một
tinh tế hơn, ngày một tinh tế hơn. Một khoảnh khắc tới khi bạn cảm thấy nó là
hoàn hảo, tinh tế nhất. Khi mọi thứ trở thành trống rỗng và không có tranh, người
tìm kiếm và cái tìm kiếm cả hai đã biến mất. Nhưng đây không thực sự là chấm dứt.
Vẫn còn một điều tinh tế. Người này quay lại thế giới được biến đổi toàn bộ.
Người này không còn là cái ta cũ - được tái sinh, và khi bạn được tái sinh, thế
giới cũng không còn như cũ. Rượu là rượu không còn nữa, chất độc là chất độc
không còn nữa, chợ là chợ không còn nữa. Bây giờ mọi thứ được chấp nhận. Nó là
đẹp. Bây giờ người đó đang mở hội. Đó là biểu tượng: rượu.
Việc tìm kiếm trở thành ngày một
tinh tế hơn, và tâm thức trở nên ngày một mạnh hơn. Và một khoảnh khắc tới khi
tâm thức là mạnh tới mức bạn sống như người thường trong thế giới, không sợ
hãi. Nhưng đi cùng Patanjali từng bước một. Các đối thể của thiền là ngày một
tinh tế hơn.
Phạm vi của samadhi được kết nối
với những đối thể tinh hơn này mở rộng tới giai đoạn vô hình của năng lượng
tinh tế.
Đây là bức tranh thứ chín. Phạm
vi của samadhi mà được kết nối với những đối thể mịn hơn này trở thành ngày
càng mịn hơn, và một khoảnh khắc tới khi hình dạng biến mất và nó là vô hình dạng.
...mở rộng tới giai đoạn vô
hình của năng lượng tinh tế.
Năng lượng là tinh tế thế bạn
không thể làm ra bức tranh từ chúng, bạn không thể khắc chúng được; duy nhất
cái trống rỗng có thể chỉ ra chúng: số không - bức tranh thứ chín. Dần dần bạn
sẽ hiểu cách các tranh còn lại bước vào.
Patanjali - tôi gọi ông ấy là
nhà khoa học của thế giới tôn giáo, nhà toán học của huyền môn, nhà logic học của
phi logic. Hai cái đối lặp gặp gỡ trong ông ấy. Nếu nhà khoa học đọc kinh yoga
của Patanjali ông ấy sẽ hiểu ngay lập tức. Một Wittgenstein, một tâm trí logic,
sẽ lập tức cảm thấy đồng cảm với Patanjali. Ông ấy tuyệt đối logic. Và nếu ông ấy
dẫn bạn tới phi logic, ông ấy dẫn bạn vào trong các bước logic mà bạn chưa bao
giờ biết khi ông ấy đã bỏ logic và đưa bạn ra ngoài nó.
Ông ấy đi như triết gia, nhà tư
tưởng, và làm phân biệt tinh tế tới mức khoảnh khắc ông ấy đưa bạn vào trong
nirvichara, vào trong vô suy tư, bạn sẽ không thể có khả năng quan sát khi nào
bước nhảy đã được lấy. Ông ấy đã cắt việc nhảy thành nhiều bước nhỏ.
Với Patanjali bạn sẽ không bao
giờ cảm thấy sợ, bởi vì ông ấy biết bạn sẽ cảm thấy sợ ở đâu. Ông ấy cắt ra các
bước ngày càng nhỏ hơn, gần như bạn đi trên đất bằng. Ông ấy đưa bạn chậm tới mức
bạn không thể quan sát được khi nào cú nhảy đã xảy ra, khi nào bạn đã vượt qua
biên giới. Và ông ấy cũng là nhà thơ, nhà huyền môn - tổ hợp rất hiếm hoi.
Có những nhà huyền môn như
Tilopa, có những nhà thơ lớn như các rishis của Upanishads, có những nhà logic
lớn như Aristotle, nhưng bạn không thể tìm ra được một Patanjali. Ông ấy là tổ
hợp tới mức kể từ khi ông ấy hiện hữu không ai có thể được so sánh với ông ấy.
Rất dễ dàng là nhà thơ bởi vì bạn được làm từ một mảnh. Rất dễ dàng là nhà
logic - bạn được làm từ một mảnh. Gần như không thể nào là một Patanjali vì bạn
bao hàm nhiều cái đối lập thế - và ông ấy tổ hợp chúng tất cả trong một hài hoà
đẹp thế. Đó là lí do tại sao ông ấy đã trở thành alpha và omega của toàn thể
truyền thống yoga.
Thực ra, không phải là ông ấy
đã phát minh ra yoga; yoga là cổ đại hơn nhiều. Yoga đã có đó trong nhiều thế kỉ
trước Patanjali. Ông ấy không phải là người khám phá, nhưng ông ấy gần như trở
thành người khám phá và người sáng lập chỉ bởi vì tổ hợp hiếm hoi này của nhân
cách của ông ấy. Nhiều người đã làm việc trước ông ấy và gần như mọi thứ đã được
biết tới, nhưng yoga vẫn phải đợi một Patanjali. Và đột nhiên, khi Patanjali
nói về nó, mọi thứ rơi vào hàng lối và ông ấy trở thành người sáng lập. Ông ấy
đã không là người sáng lập, nhưng nhân cách của ông ấy là tổ hợp các mặt đối lập
thế, ông ấy có thể chứa trong bản thân mình những phần tử không thể nào hiểu thấu,
ông ấy đã trở thành người sáng lập - gần như người sáng lập. Bây giờ yoga bao
giờ cũng sẽ được biết cùng với Patanjali.
Kể từ Patanjali, nhiều người đã
lại làm việc và nhiều người đã đạt tới những góc mới của thế giới của yoga,
nhưng Patanjali sừng sững như đỉnh Everest. Dường như không thể có chuyện bất
kì ai đã bao giờ có khả năng vươn lên cao hơn Patanjali - gần như không thể được;
bởi vì tổ hợp hiếm hoi này là không thể được. Là nhà logic và là nhà thơ và là
nhà huyền môn, và không phải là tài năng bình thường... Điều đó là có thể: bạn
có thể là nhà logic, nhà logic lớn, và là nhà thơ rất thường. Bạn có thể là nhà
thơ lớn và nhà logic thường, hạng ba - điều đó là có thể, điều đó không rất
khó. Patanjali là nhà logic thiên tài, nhà thơ thiên tài, và nhà huyền môn
thiên tài; Aristotle, Kalidas, Tilopa tất cả được buộc lại thành một - do đó mới
có hấp dẫn.
Cố hiểu Patanjali sâu nhất có
thể được đi, bởi vì ông ấy sẽ giúp cho bạn. Các Thiền sư sẽ không giúp được mấy
đâu. Bạn có thể tận hưởng họ - hiện tượng đẹp. Bạn có thể kính nể, bạn có thể
tràn đầy sự ngạc nhiên, nhưng họ sẽ không giúp cho bạn. Hiếm hoi mới có người
có khả năng trong các bạn, người có thể nhận dũng cảm và nhảy vào trong vực thẳm.
Patanjali sẽ giúp đỡ nhiều. Ông ấy có thể trở thành rất nền tảng của bản thể bạn,
và ông ấy có thể dẫn bạn đi, dần dần. Ông ấy hiểu bạn nhiều hơn bất kì ai khác.
Ông ấy nhìn bạn và ông ấy cố gắng nói ngôn ngữ mà người cuối cùng trong các bạn
sẽ có khả năng hiểu được. Ông ấy không chỉ là thầy, ông ấy là thầy giáo vĩ đại
nữa.
Các nhà giáo dục biết rằng thầy
giáo vĩ đại không phải là người có thể được hiểu chỉ bởi vài học sinh hàng đầu
trong lớp, những người ngồi hàng ghế đầu, bốn hay năm người trong một lớp năm
mươi người. Người đó không phải là thầy giáo vĩ đại. Thầy giáo vĩ đại là người
có thể được hiểu bởi người ngồi hàng ghế cuối cùng. Patanjali không chỉ là thầy,
ông ấy cũng là thầy giáo nữa.
Krishnamurti là thầy, Tilopa là
thầy - nhưng không là thầy giáo. Họ có thể được hiểu chỉ bởi người cao nhất.
Đây là vấn đề - người cao nhất không cần hiểu. Họ có thể đi bằng cách riêng của
họ. Cho dù không có Krishnamurti họ sẽ đi vào trong đại dương và đạt tới bờ bên
kia; vài ngày sớm hay muộn, có vậy thôi. Người ngồi hàng ghế cuối cùng, người
không thể đi theo cách riêng của họ - Patanjali là dành cho họ. Ông ấy bắt đầu
từ chỗ thấp nhất và ông ấy đạt tới chỗ cao nhất. Giúp đỡ của ông ấy là cho tất
cả mọi người. Ông ấy không dành cho vài người được chọn.
Đủ cho hôm nay.
0 Đánh giá