Chương 8. Tâm trí nam, Tâm trí nữ, vô trí

Chương 8. Tâm trí nam, Tâm trí nữ, vô trí

Price:

Read more

Thiền Osho - Yoga: Alpha và Omega (Tập 5)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 8. Tâm trí nam, Tâm trí nữ, vô trí

Powered by RedCircle


Powered by RedCircle

Câu hỏi thứ nhất
Nghe thầy hết sáng nọ tới sáng kia, tôi cảm thấy quá bão hoà với ý nghĩ về cần nhìn vào bên trong và thấy. Thực ra tôi cảm như con chó đuổi đuôi: nó càng cố gắng vất vả, nó càng ít cơ hội thành thành công. Nhưng từ bỏ cố gắng đã không giúp gì mấy, vì là tỉnh táo và nhận biết hơn đang biến thành việc làm tinh vi khác, và tôi trở lại cùng con đường mòn.
Điều này là tốt, rằng bạn đang trở nên nhận biết là cả làm lẫn không làm đều không giúp ích gì, vì không làm của bạn lại là làm một cách tinh vi. Với nhận biết này một cánh cửa mới sẽ mở ra bất kì ngày nào, bất kì khoảnh khắc nào. Khi bạn không làm, không không làm, khi bạn đơn giản ở đó, khi bạn là sự hiện hữu - không là người làm hay người không làm, bởi vì người không làm cũng là người làm - nhị nguyên biến mất. Thế thì đột nhiên bạn thấy bạn bao giờ cũng ở nhà rồi, bạn chưa bao giờ bỏ nó - bạn chưa bao giờ đi bất kì chỗ nào khác. Thế thì con chó nhận ra không có nhu cầu đuổi đuôi, đuôi đã thuộc vào nó rồi. Không có nhu cầu đuổi đuôi vì đuôi đã theo chó rồi. Nhưng người ta phải làm để đạt tới không làm. Thế rồi người ta phải làm cái không làm để đạt tới hiện hữu. Và mọi thứ đều giúp đỡ. Ngay cả thất bại, thất vọng - mọi thứ đều giúp đỡ. Cuối cùng, khi bạn đạt tới, bạn hiểu rằng mọi thứ đã giúp đỡ - đi lạc lối, rơi vào lối mòn và bẫy cũ - mọi thứ đã giúp đỡ; không cái gì vô dụng. Và mọi thứ trở thành bước này tới bước khác.
Hôm qua tôi mới đọc một bài báo của Swami Agehananda Bharti. Anh ấy kể lại rằng một lần anh ấy đã hỏi Ravishankar về George Harrison chơi đàn sitar hay thế nào. Ravishankar nghĩ một chốc và thế rồi nói, "Ồ, anh ta cầm nó vừa phải." Nhưng điều đó nữa là bắt đầu tốt rồi. Nếu bạn muốn học chơi sitar, cầm đàn sitar tuyệt đối như nó phải vậy là việc bắt đầu tốt; nó đã là cái gì đó rồi. Cho nên đừng cười. Ravishankar đã ca ngợi George Harrison, rằng anh ấy cầm đàn tốt.
Đầu tiên bạn sẽ trở thành người làm. Làm điều đó cho tốt vào, đó là toàn thể vấn đề. Nếu bạn không làm nó tốt bạn sẽ phải tới đi tới lại, bởi vì không cái gì có thể bị bỏ lại không đầy đủ; nó phải được hoàn thành. Thực ra bạn phải bị thất vọng toàn bộ tới mức bạn không bao giờ quay lại làm lần nữa. Thế rồi làm việc không làm, và làm nó toàn bộ tới mức cái đó nữa cũng được kết thúc. Và thế thì không có cách nào quay lại. Bạn không thể rơi lại nếu mọi thứ đã được hoàn thành; chỉ kinh nghiệm chưa hoàn thành mới cứ gọi bạn trở lại.
Kinh nghiệm không đầy đủ có lực từ trong chúng; chúng đòi hỏi hoàn thành. Đó là lí do tại sao bạn cứ rơi đi rơi lại vào đường mòn. Bạn hành động một cách không trưởng thành. Một kinh nghiệm đã không chín - về mặt trí tuệ bạn bắt đầu hiểu nó nhưng không hiểu toàn bộ - và bạn hành động. Điều đó sẽ không giúp ích. Toàn thể bản thể bạn nên hiểu nó rằng "điều này là vô tích sự." Không phải bởi vì tôi nói - điều đó sẽ không ích gì - nhưng vì toàn thể bản thể bạn nói, "Điều này là vô tích sự. Mình đang làm gì? Nó là vô nghĩa."
Thế thì làm việc không làm. Nó là việc làm, đó là lí do tại sao tôi nói "làm." Rất tinh vi. Cái thô là cái thứ nhất, phần khi bạn làm. Thứ hai là cái tinh; bạn sẽ sớm nhận ra rằng cái này, lần nữa, là cái bạn đang làm - bạn đang cố không làm, nhưng việc cố có đó và đó là nỗ lực. Cái vô nỗ lực của bạn cũng là nỗ lực. Nhưng bạn có thể hiểu được nó ngay bây giờ, điều tôi đang nói. Điều đó không phải là vấn đề: Bạn phải cảm thấy nó, trải qua nó, nhận ra nó. Trưởng thành được cần tới - qua việc kinh nghiệm - thế thì một ngày nào đó thô và tinh cả hai cùng biến mất. Đột nhiên bạn ngồi đó - không cái gì để làm và không cái gì để không làm.
Thế thì bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ đơn giản hiện hữu. Không có nhu cầu đuổi đuôi. Bây giờ, chó biết rằng đuôi thuộc vào nó; bây giờ, chó đã trở thành vị phật. Đây là chứng ngộ.
Câu hỏi thứ hai
Trong buổi darshan hay bài giảng của thầy tôi thỉnh thoảng được tràn ngập bởi hiện tượng rằng thầy hiện hữu. Và thế rồi tôi nghĩ rằng điều đó chắc phải là giống như khi tôi ngồi dưới chân của Phật, Christ, và các thầy khác - và đã thất bại. Xin thầy hứa với tôi không để lại bất kì hòn đá nào chưa được lật lên để chắc rằng thầy sẽ là thầy cuối cùng của tôi?
Điều đó là tuỳ vào bạn chứ. Tôi sẽ không để bất kì hòn đá nào chưa được lật lên, nhưng điều đó sẽ không giúp gì mấy đâu - Phật cũng đã không để bất kì hòn đá nào còn chưa được lật lên, Jesus cũng vậy. Không thầy nào đã bao giờ để bất kì hòn đá nào không được lật, nhưng không thầy nào có thể trao chứng ngộ cho bạn được. Chừng nào bạn chưa hiểu, không cái gì có thể được làm.
Thỉnh thoảng, chính nỗ lực của thầy thậm chí có thể tạo ra kháng cự trong bạn. Tôi cảm thấy điều đó nhiều lần. Nếu tôi theo bạn quá nhiều bạn bắt đầu trốn khỏi tôi. Nếu tôi cố gắng quá nhiều để làm cái gì đó bạn trở nên sợ. Tôi phải cho bạn các liều tương ứng với năng lực tiêu hoá của bạn.
Điều đó tuỳ vào bạn. Nếu bạn muốn, mọi thứ là có thể; nhưng sâu bên dưới bạn không muốn nó. Đó là vấn đề bạn níu bám nó. Bạn nói rằng bạn muốn được chứng ngộ, bạn nói rằng bạn được kết thúc với toàn thể cuộc sống mục nát này và bạn muốn siêu việt lên trên nó - nhưng bạn có thực sự được kết thúc với nó không? Bạn có thực sự đóng tài khoản của bạn với nó không? Chẳng phải ở đâu đó sâu bên trong bạn vẫn có một hạm muốn le lói, một hi vọng vẫn sống, một hạt mầm có thể đâm chồi bất kì khoảnh khắc nào trong cuộc sống khác đó sao? Nếu bạn quan sát bạn sẽ hiểu rằng có ham muốn, hi vọng, rằng bạn có thể đã không biết cái toàn thể của cuộc sống, rằng có thể có cái gì đó bạn đã từng bỏ lỡ, rằng có thể đã có phúc lạc nào đó và bạn đã không gõ đúng cửa. Điều đó tiếp tục.
Bạn tới tôi, nhưng bạn tới nửa vời. Đó không phải là việc tới; đó không phải là việc tới chút nào. Bạn chỉ dường như tới tôi, nhưng bạn chưa bao giờ tới. Tôi hứa với bạn tôi sẽ không để bất kì hòn đá nào còn chưa được lật lên, nhưng bạn có ở đây không? Bạn có ở gần tôi, cạnh tôi không? Bạn rất tinh ranh và láu lỉnh; ngay cả khi bạn ở gần bạn vẫn cứ bảo vệ bản thân bạn theo cả nghìn lẻ một cách.
Chẳng hạn, ngay cả câu hỏi của bạn, thái độ của bạn, đều có tính bảo vệ. Và bạn không biết chúng đang bảo vệ cái gì. Tôi biết một người trong các bạn, một người đàn bà rất keo kiệt - cô ấy ở đây để kiếm chứng ngộ. Nhưng từ khi cô ấy ở đây cô ấy đã từng hỏi các câu hỏi: sao đạo tràng có xe hơi đắt thế, sao tôi đeo đồng hồ đắt thế. Cô ấy phải làm gì với xe hơi hay đồng hồ? Sao chỉ những câu hỏi này nảy sinh trong tâm trí cô ấy? Tính keo kiệt riêng của cô ấy - việc bảo vệ. Tôi biết cô ấy là người keo kiệt sắt đá, và chừng nào tính keo kiệt của cô ấy còn chưa bị phá vỡ, cô ấy không thể trưởng thành được.
Điều đó dành cho tôi quyết định, có hay không có xe nào. Và tôi có lí do riêng của tôi, và bạn không thể hiểu được lí do của tôi. Tôi chưa bao giờ dùng nó cả, nhưng tôi có nó. Nó chỉ đậu đó. Nhưng nó đã làm phép màu; nó đã thay đổi nhiều thứ. Tôi được bao quanh bởi vài người keo kiệt, marwadis, và họ sẽ không rời tôi. Tôi đã mua xe này - tất cả họ bỏ đi. Họ đơn giản bỏ đi; họ không bao giờ quay lại. Chỉ có hai khả năng: hoặc họ phải bỏ tính keo kiệt của họ, thế thì họ có thể đã ở lại đây; hoặc họ phải bỏ tôi. Và từ khi họ đi đạo tràng có phẩm chất khác cho nó. Họ là những người bẩn thỉu, nhưng tôi không thể bảo ai đó đi được. Tôi phải tạo ra phương cách. Xe đó đã làm nhiều hơn giá của nó, nhưng bạn không biết đâu. Nhưng bạn cần không bị liên quan tới những thứ này chút nào.
Gurdjieff hay nói, bất kì khi nào ai đó tới ông ấy sẽ nói, "Đưa tất cả tiền cho ta." Nhiều người đơn giản bỏ ông ấy vì điều này; vì họ đã tới thầy tâm linh và ông này lại theo tiền của họ. Nhưng những người còn lại, họ đã được biến đổi. Không phải là Gurdjieff quan tâm tới tiền của họ đâu - ông ấy quan tâm tới việc phá vỡ tính keo kiệt của họ, bởi vì nếu bạn keo kiệt bạn không thể mở rộng được. Toàn thể tâm thức của người keo kiệt co lại. Tính keo kiệt là chứng táo bón của bản thể: bạn không thể mở rộng được, bạn không thể chia sẻ được, bạn không thể tuôn chảy được. Tính keo kiệt là loạn thần kinh; mọi thứ đều bị chặn lại. Và tiền là Thượng đế. Để cho bạn Thượng đế thực, Thượng đế giả của bạn phải bị đập tan. Điều đầu tiên Gurdjieff sẽ hỏi sẽ là về tiền.
Ngay cả hỏi ông ấy một câu hỏi cũng không dễ dàng như với bạn hỏi tôi đâu. Ông ấy thường đòi một trăm đô la cho một câu hỏi, điều đó nghĩa là một nghìn ru pi cho một câu hỏi. Và có thể ông ấy sẽ nói "có" hay "không" - "Bây giờ nếu ông có câu hỏi khác, đưa một nghìn ru pi nữa ra đi." Khi ông ấy viết cuốn sách đầu tiên của mình Tất cả và mọi thứ, ông ấy không xuất bản nó. Các đệ tử thúc ông ấy: "Xuất bản nó đi; đây là công trình vĩ đại." Ông ấy nói, "Cứ đợi đấy." Ông ấy sẽ cho phép một người nhìn vào bản thảo và ông ấy sẽ lấy một nghìn đô la - chỉ để nhìn bản thảo thôi.
Ông ấy làm gì? Và ông ấy chả quan tâm chút nào tới tiền: một tay ông ấy lấy, tay kia ông ấy sẽ cho. Ông ấy chết đi là người nghèo; và ông ấy phải đã tích luỹ hàng triệu đô la nếu ông ấy quan tâm tới tiền, nhưng ông ấy chẳng có gì - khi ông ấy chết thậm chí một đô la cũng không tìm ra. Tiền đã biến mất đi đâu? Ông ấy lấy từ ai đó, cho nó cho ai đó khác... Ông ấy chỉ là lối chuyển ở giữa cho tiền chảy.
Mọi người sẽ bỏ ông ấy ngay lập tức vào khoảnh khắc họ thấy rằng ông ấy đòi tiền. Và ông ấy không giống tôi: ông ấy sẽ đòi toàn thể số tiền - "Bất kì cái gì ông có, ông cho đi. Buông xuôi đi." Nhưng những người đã buông xuôi, họ được ân huệ; họ đã được biến đổi toàn bộ. Điều đó đã trở thành cái bắt đầu. Điều đó đã là điểm đập phá từ đó mọi thứ trở thành khác. Với người quá bị gắn bó với tiền, cho đi tất cả chính là điều vĩ đại.
Có lần chuyện xảy ra: Một người đàn bà, một nhạc sĩ, tới ông ấy, và ông ấy đòi mọi đồ trang sức cô ấy có. Cô ấy thực sự trong tin cậy sâu sắc với ông ấy; cô ấy lập tức đưa mọi đồ trang sức. Đến tối, những đồ trang sức đó được trả lại cho cô ấy. Nhưng cô ấy không chỉ thấy những đồ trang sức đó ở đó, còn thêm vài thứ nữa được Gurdjieff thêm vào trong túi - còn giá trị hơn là đồ trang sức riêng của cô ấy. Cô ấy không thể hiểu được điều gì đã xảy ra.
Thế rồi mười lăm ngày sau một người đàn bà khác tới, một người đàn bà rất giầu, và Gurdjieff đòi bất kì cái gì cô ta có - mọi đồ trang sức và tiền bạc và mọi thứ - cho vào trong túi và đưa cho ông ấy; chỉ thế thì ông ấy mới bắt đầu công việc. Người đàn bà này sợ. Cô ta nói, "Tôi sẽ nghĩ và ngày mai tôi sẽ trả lời." Thế rồi cô ta nghe nói về người đàn bà nhạc sĩ này. Cô ta đi tới cô ấy và hỏi, "Điều gì đã xảy ra?" Cô ấy kể toàn bộ câu chuyện. Thế rồi cô ta rất sung sướng. Cô ta nói, "Thế thì tốt, làm ăn được - một phi vụ: mình cho vài thứ trang sức và chúng gần như được gấp đôi." Ngay lập tức, trong đêm - cô ta không thể đợi được tới ngày hôm sau - ngay lập tức, cô ta đổ mọi đồ trang sức vào trong nó, trong túi, đưa nó cho Gurdjieff... Nó không bao giờ được trả lại. Người đàn bà này đợi và đợi mãi mà nó không bao giờ được trả lại.
Bạn không thể hiểu được, trên bề mặt, điều gì đang xảy ra. Người đàn bà đã buông xuôi không bị gắn bó với tiền; chẳng có vấn đề gì trong việc lấy nó. Gurdjieff trả lại nó với nhiều đồ trang sức được thêm vào. Người đàn bà kia đã cho tiền như việc mặc cả. Cô ta bị ám ảnh với tiền; tiền không thể được trả lại. Nhưng ngay cả người đàn bà kia thay đổi, sẽ hiểu toàn thể hiện tượng về tại sao chúng đã không được trả lại.
Đừng bận tâm. Điều tôi làm và điều tôi không làm - điều đó không phải là mối quan tâm của bạn, không phải lo nghĩ của bạn. Bạn là đủ trong lo nghĩ riêng của bạn; bạn có quá nhiều vấn đề riêng của bạn. Đừng bận tâm về tôi. Tôi có cách riêng của tôi. Và đừng thử khuyên tôi - quên chuyện đó đó đi. Chỉ nghĩ về cái ta riêng của bạn thôi, tại sao bạn ở đây. Và bạn có thể bỏ lỡ những điều nhỏ bé bởi vì những điều đó sẽ nhắm mắt bạn lại. "Tại sao cái này?" và "Tại sao cái kia?" - cái đó không dành cho bạn nghĩ tới.
Tôi biết cái gì đang diễn ra, và mọi bước mà tôi lấy là được lấy rất, rất có cân nhắc. Và trong đời tôi, tôi chưa bao giờ hối hận về bất kì cái gì tôi đã làm: nó là điều để làm.
Nhưng người đàn bà này, người cứ hỏi về xe hơi, về nhà, cái này cái nọ - và cô ấy là đàn bà giầu, thực ra, rất giầu - cô ấy sợ tiền riêng của mình: cô ấy bảo vệ tính keo kiệt riêng của mình. Và cô ấy nghĩ cô ấy đang hỏi câu hỏi rất liên quan. Nhưng nếu cô ấy còn ở đây tôi sẽ phá vỡ tảng băng này. Điểm duy nhất là nếu cô ấy có can đảm để ở đây trong vài ngày. Và tính keo kiệt của cô ấy phải bị phá vỡ, bởi vì không có nó bị phá vỡ cô ấy sẽ không bao giờ trưởng thành. Nếu cô ấy thực sự sợ, cô ấy nên trốn đi - cô ấy nên trốn nhanh nhất có thể được - bởi vì sớm sẽ không có khả năng thoát.
Hỏi các câu hỏi có liên quan tới trưởng thành của bạn đi - câu hỏi của bạn, điều đã ở sâu bên trong bản thể bạn và cần được trả lời.
Câu hỏi thứ ba
Có phải mọi tâm trí đều được làm ra từ cùng vật liệu - sự ngu xuẩn?
Vâng. Tâm trí là ngu xuẩn. Không có tâm trí nào thông minh cả. Tâm trí không thể thông minh được; tâm trí là ngu xuẩn. Nói "tâm trí ngu" là không đúng; nó là lặp lại vì "ngu xuẩn" và "tâm trí" cả hai đều ngụ ý cùng một thứ.
Tại sao tâm trí ngu xuẩn? Bởi vì tâm trí không là gì ngoài quá khứ, bụi bám vào mà bạn đã thu thập trên đường - hết tầng bụi nọ tới tầng bụi kia. Cái đó cản trở thông minh của bạn. Điều đó giống như tấm gương bị che phủ bởi bụi; gương là tâm thức. Khi mọi bụi được chùi sạch đi, thông minh nảy sinh: khi không có tâm trí bạn thông minh; khi có tâm trí bạn ngu xuẩn.
Tất nhiên, có hai kiểu "ngu" - ngu dốt nát, ngu thông thái: những người không biết gì và ngu và những người biết quá nhiều và ngu. Và nhớ lấy, kiểu thứ hai là nguy hiểm hơn kiểu thứ nhất bởi vì kiểu thứ hai có nhiều bụi trên gương hơn kiểu thứ nhất. Người dốt có thể tiến hoá dễ dàng hơn bác học, người nghĩ mình biết. Chính suy nghĩ rằng người đó biết trở thành cản trở. Tâm trí là không thông minh; thông minh là của vô trí. Tâm trí là khối chắn.
Cố hiểu điều này. Tâm trí là mọi điều bạn đã kinh nghiệm, mọi điều bạn đã trải qua, mọi điều đã chết - tâm trí là phần chết của bản thể bạn. Thế rồi bạn cứ mang nó. Nó không cho phép bạn ở đây; nó không cho phép bạn ở hiện tại. Nó không cho phép bạn được thông minh. Trước khi bạn đáp ứng, nó bắt đầu phản ứng.
Chẳng hạn, nếu tôi hỏi một người, "Có Thượng đế không? Thượng đế có tồn tại không?" - nếu người đó trả lời từ tâm trí người đó sẽ là ngu. Nếu người đó nói, "Có, Thượng đế tồn tại," bởi vì người đó đã được nuôi lớn theo cách như vậy - được dạy, được trau dồi, được ước định, rằng Thượng đế tồn tại - người đó nói, "Có, Thượng đế tồn tại"; nhưng đây không phải là đáp ứng thông minh. Người đó không biết; ai đó khác, người khác, đã nói cho người đó. Họ cũng không biết; ai đó khác, người khác, đã nói cho họ. Người đó đã nghe tin đồn, và người đó tin vào tin đồn. Không, người đó không thông minh. Người đó thậm chí không đủ thông minh để hiểu điều người đó đang nói. Hay người này có thể nói, "Không, Thượng đế không tồn tại," bởi vì người đó được nuôi lớn ở gia đình cộng sản hay ở Nga hay ở Trung Quốc. Điều đó nữa cũng là cùng tâm trí ngu xuẩn - ước định thay đổi, nhưng tính ngu xuẩn là một: người biết rằng Thượng đế không tồn tại, mà chẳng biết. Người đó đã không tìm; người đó đã không điều tra. Người đó đã không đi vào trong vấn đề này chút nào.
Nhưng nếu một người thông minh được hỏi... Người thông minh: tôi ngụ ý người không nhìn qua tâm trid, gạt tâm trí sang bên. Bạn hỏi người đó, "Thượng đế có tồn tại không?" - sẽ không có câu trả lời. Nhiều nhất người thông minh có thể nói, "Tôi không biết." Khi bạn nói, "Tôi không biết," bạn biểu lộ thông minh nào đó, tính khả năng. Điều đó là rất nhỏ, nhưng nó có thể phát triển và có thể trở thành hiện tượng lớn lao. Hay người đó sẽ nói, "Tôi không nghiên cứu. Tôi đã nghe mọi người nói thế này và thế nọ, nhưng tôi không biết. Khi có liên quan tới tôi, tôi không nhận biết thế này hay thế nọ, có hay không. Cả hai là không thể được; tôi không thể nói được."
Đây là thông minh, và người này một ngày nào đó có thể biết vì với thông minh này, khám phá là có thể. Nếu bạn bị kẹt với lí thuyết, bị nặng gánh với kinh sách, bạn sẽ không bao giờ thông minh; bạn bao giờ cũng vẫn còn ngu xuẩn.
Tâm trí là quá khứ - cái đã chết lơ lửng trên cái đang sống. Nó giống như mây bao quanh bạn: qua nó bạn không thể thấy được, cái nhìn không rõ ràng, mọi thứ bị bóp méo. Để cho mây này biến đi. Vẫn còn với không câu trả lời, không kết luận, không triết lí, không tôn giáo. Vẫn còn mở, chỉ mở; vẫn còn mong manh, và chân lí có thể xảy ra cho bạn. Mong manh là thông minh. Biết rằng bạn không biết là thông minh. Biết rằng qua tâm trí bạn bỏ lỡ là thông minh. Biết rằng qua vô trí cánh cửa mở ra là thông minh. Bằng không, tâm trí là ngu xuẩn.
Câu hỏi thứ tư
Thầy nói rằng thầy không bao giờ bắt gặp đàn bà thực sự thông minh. Nhưng làm sao tới đạo tràng mọi người điều hành đều là đàn bà?
Vì tôi không muốn đạo tràng được quản lí bởi trí tuệ. Tôi muốn nó được quản lí bởi trái tim. Tôi không muốn nó được quản lí bởi tâm trí nam. Tôi muốn nó được quản lí bởi trái tim nữ... bởi vì, với tôi, có nữ tính là trở nên mong manh, trở nên cảm nhận. Có nữ tính là trở nên thụ động, có nữ tính là cho phép; có nữ tính là không trong vội vàng và căng thẳng; có nữ tính là trong tình yêu. Vâng, đạo tràng được quản lí bởi đàn bà, bởi vì tôi muốn nó được quản lí bằng trái tim.
Tôi nói tôi chưa bao giờ bắt gặp đàn bà thực sự thông minh. Tôi ngụ ý "trí tuệ," không phải là thông minh khi tôi nói bây giờ. Thông minh đó không nam không nữ. Thông minh đó là của vô trí. Tâm trí là nam, tâm trí là nữ - vô trí không là gì cả. Vô trí không có giới tính cho nó. Vô trí chỉ là lối mở, không gian. Ở đó mọi nhị nguyên biến mất - nam/nữ, âm/dương, khẳng định/phủ định, tồn tại/không tồn tại. Mọi nhị nguyên biến mất trong vô trí, nhưng trước khi vô trí đó tới, nếu bạn phải chọn trong tâm trí, thế thì chọn tâm trí nữ tính hơn là tâm trí nam tính - bởi vì tâm trí nam tính có hùng hổ của nó.
Đó là điều tốt trong thế giới; nếu bạn muốn thành công trong thế giới, thế thì tâm trí nam được cần: hùng hổ, gây gổ - bao giờ cũng sẵng sàng đánh nhau, bao giờ cũng sẵn sàng cạnh tranh, bao giờ cũng sẵn sàng giết và sát hại - bạo hành, ghen tị - bao giờ cũng tỉnh táo và sống trong thế giới nơi mọi người bị coi là kẻ thù và bao giờ cũng cảnh giác rằng mọi người khác đang cố đạt tới cùng điều mà bạn cố đạt tới... và có vật lộn vô cùng.
Nếu bạn muốn thành công trong thế giới, thế thì cần tâm trí nam. Nếu bạn muốn thành công trong thế giới bên trong, thế thì cần tâm trí nữ. Nhưng đó chỉ là bắt đầu - tâm trí nữ chỉ là bắt đầu. Nó là một bước hướng tới vô trí. Đây là vấn đề: tâm trí nam có chút ít xa với vô trí hơn là tâm trí nữ. Đó là lí do tại sao tâm trí nữ có vẻ huyền bí.
Thực ra bạn có thể yêu người đàn bà trong cả đời bạn, nhưng bạn sẽ không bao giờ có khả năng hiểu. Cô ấy sẽ vẫn còn là một điều bí ẩn, không dự đoán được; sống nhiều qua các tâm trạng hơn là qua ý nghĩ, giống như khí hậu hơn, ít như cái máy. Buổi sáng có mây và đến trưa mây đã biến mất và trời rất nắng. Yêu người đàn bà và bạn sẽ biết. Buổi sáng có mây và cô ấy buồn và, ngay lập tức, chẳng cái gì đặc biệt đã xảy ra, và mây đã biến mất và trời lại nắng và cô ấy hát. Không thể tin được cho đàn ông. Điều vô nghĩa nào cứ diễn ra trong đàn bà? Vâng, nó là vô nghĩa bởi vì, với đàn ông, mọi thứ đáng phải có giải thích có lí. "Tại sao em buồn?' Đàn bà đơn giản nói, "Em cảm thấy buồn." Đàn ông không thể hiểu được điều đó. Bạn phải có lí do nào đó để buồn chứ. Chỉ buồn thôi sao? "Sao em sướng?" Đàn bà nói cô ấy cảm thấy hạnh phúc. Cô ấy sống qua tâm trạng.
Tất nhiên, khó cho đàn ông sống cùng đàn bà. Hừmm?... bởi vì nếu mọi sự đều hợp lí, mọi sự có thể được quản lí. Nếu mọi sự mà bất hợp lí - từ trên trời rơi xuống và diễn ra - thế thì rất khó quản lí. Không đàn ông nào đã bao giờ có khả năng quản lí đàn bà. Chung cuộc, anh ta buông xuôi; chung cuộc, anh ta buông xuôi toàn thể nỗ lực quản lí.
Tâm trí đàn ông ở xa với vô trí; nó máy móc hơn, hợp lí hơn, trí tuệ hơn - nhiều trong cái đầu. Tâm trí nữ tính ở gần hơn, tự nhiên hơn, bất hợp lí hơn - nhưng gần trái tim. Và từ tim dễ rơi vào bụng hơn, nơi vô trí tồn tại. Cái đầu ở vị trí của trí tuệ; trái tim ở vị trí của tình yêu, trực giác; và ở ngay dưới rốn, sáu phân dưới rốn, là trung tâm mà người Nhật Bản gọi là hara. Đó là trung tâm của vô trí - nơi sống và chết gặp gỡ, nơi mọi nhị nguyên biến mất. Từ đầu bạn phải rơi sâu xuống vào trong hara.
Đứa trẻ được sinh ra, thế thì nó vận hành từ hara. Trong bụng mẹ đứa trẻ vận hành từ hara: nó không có tâm trí, không ý nghĩ. Nó sống động - sống động hoàn hảo - thực ra nó sẽ không bao giờ sống động nhiều thế lần nữa như nó trong bụng mẹ. Thế rồi đứa trẻ được sinh ra. Thế nữa trong vài tháng đứa trẻ cứ vận hành từ hara. Nhìn đứa trẻ ngủ: nó thở từ bụng, không thở từ ngực; ngực hoàn toàn được thảnh thơ. Việc thở đi tới hara, và đập vào hara. Nó vận hành từ hara. Đó là lí do tại sao mọi đứa trẻ có vẻ hồn nhiên thế. Bất kì khi nào bạn có thể có lại hara bạn sẽ lại trở thành hồn nhiên, tấm gương không bụi.
Nữ tính không phải là mục đích - nữ tính là ở gần với vô trí. Đó là lí do tại sao Lão Tử cứ khăng khăng, "Trở nên thụ động. Chờ đợi, kiên nhẫn. Đừng vội vàng. Và đừng hung hăng," bởi vì chân lí không thể bị chinh phục. Bạn chỉ có thể buông xuôi theo nó.
Cho nên đạo tràng sẽ được quản lí bởi đàn bà cho tới khi tôi tìm ra người có vô trí. Khi người vô trí sẵn có thế thì sẽ không có vấn đề nam và nữ; thế thì đạo tràng sẽ được quản lí những người vô trí. Thế thì một kiểu thông minh khác vận hàng. Thực ra chỉ thế, thông minh mới hoạt động: nó không phải là trí tuệ; nó là toàn bộ.
Câu hỏi thứ năm
Ở cùng với thầy ở đây tại Pune cuộc sống của tôi đã trở nên được làm giầu có vô cùng mà không có nỗ lực nào về phần tôi. Với điều này tôi cảm thấy biết ơn sâu sắc. Nhưng tại sao phương thuốc hay dễ chịu này chỉ dành cho một nhúm người khi toàn thế giới đang chết?
Đây bao giờ cũng còn là câu hỏi liên quan, trong nhiều thế kỉ. Vị phật ở đó, cúng dường mọi điều ông ấy có thể cúng dường, sẵn sàng chia sẻ hiện hữu của ông ấy, nhưng không ai dường như cần cả - và mọi người đều đang cần. Mọi người đang ốm, và Phật có đó cúng dường thuốc, nhưng không ai dường như quan tâm tới thuốc. Phải có nguyên nhân nào đó.
Đây là quan sát của tôi: rằng quan tâm tới hạnh phúc là rất khó, quan tâm tới mạnh khoẻ là rất khó. Mọi người có cái thích không lành mạnh về ốm yếu và mọi người có gắn bó không lành mạnh với bất hạnh. Đó là lí do tại sao bạn bao giờ cũng sẵn sàng cho bất hạnh. Không chuẩn bị nào được cần cả, không Patanjali nào được cần - không tám bước nào để trở nên bất hạnh. Mọi người đều sẵn sàng nhảy. Khi có liên quan tới bất hạnh thì mọi người đều theo Lão Tử và không ai đã bao giờ hỏi làm sao. Không ai tới tôi và hỏi làm sao để bất hạnh; mọi người đều biết. Không ai đã từng dạy bạn bất hạnh - không ai, không chút nào. Bạn biết nó theo bản năng. Bạn đã là thầy trong điều đó.
Phải có đầu tư sâu sắc trong nó. Sao mọi người thích bất hạnh? Khi tôi nói "thích" tôi không ngụ ý rằng họ biết họ thích. Họ có thể nói họ không thích: "Ai thích bất hạnh!" Họ muốn hạnh phúc, nhưng đó không phải là vấn đề - họ níu bám lấy bất hạnh. Họ có thể nói họ thích hạnh phúc, nhưng họ níu bám lấy bất hạnh. Họ nói họ ham muốn hạnh phúc, nhưng bất kì cái gì họ làm cũng đều tạo ra bất hạnh. Và điều đó không mới; họ đã từng làm nó nhiều kiếp rồi. Lặp đi lặp lại họ làm cùng điều - thế thì họ bất hạnh. Và họ nói họ muốn hạnh phúc.
Có đầu tư nào đó. Tôi muốn nói cho bạn vài điều vì chúng có thể có ích. Khi bạn bất hạnh dễ dàng kết án toàn thế giới, dễ đổ trách nhiệm lên mọi người khác. Khi bạn bất hạnh bạn có thể thao túng người khác, những người ở gần bạn - bởi vì bạn bất hạnh, và họ có trách nhiệm làm cho bạn hạnh phúc. Khi bạn bất hạnh bạn có thể đòi hỏi sự chú ý: tôi đang ốm đây; tôi đang bất hạnh đây.
Bạn phải đã bắt gặp người bị chứng nghi bệnh, người cứ nói mãi về ốm yếu và bệnh tật của họ và họ khuếch đại nó lên nhiều tới mức, thực ra, ốm yếu lớn chừng đó không tồn tại. Nhưng nếu bạn nói, "Anh đang khuếch đại," họ cảm thấy bị tổn thương nhiều lắm. Thực ra họ thích thú chính ý tưởng rằng họ ốm thế. Họ đi từ bác sĩ nọ tới bác sĩ kia chỉ để kể câu chuyện của họ. Không ai có thể giúp được họ với điều họ có - điều họ biết. Không ai khôn ngoan vậy; không ai biết gì. Và họ có ốm yếu bí ẩn thế quanh họ, họ biết từ chính lúc bắt đầu không ai sẽ giúp được. Họ đang làm gì khi họ nói liên tục về ốm yếu của họ - dường như ai đó cứ phô ra cho bạn vết thương của người đó lặp đi lặp lại và cứ sờ mó vào vết thương và chơi với vết thương và tự làm đau mình? Người đó đòi hỏi thông cảm, chú ý.
Và từ chính thời thơ ấu đứa trẻ học thủ đoạn này. Toàn xã hội, từ chính lúc đầu, đi sai. Bất kì khi nào đứa trẻ ốm, bố mẹ sẽ chú ý nhiều hơn. Bất kì khi nào đứa trẻ bất hạnh cả gia đình cảm thấy có trách nhiệm, và đứa trẻ trở thành kẻ độc tài nhỏ trong bản thân nó. Khi đứa trẻ ốm nó có thể ra lệnh theo lời nó. Nó có thể nói đồ chơi này phải được đem tới tối nay, và không ai có thể nói không - bởi vì nó ốm. Nhưng khi nó khoẻ không ai bận tâm về nó; khi nó mạnh khoẻ không ai tới và ngồi bên nó. Khi nó ốm bố tới, Bố lớn, người quan trọng tới mức đứa trẻ cảm thấy sung sướng; bây giờ nó còn quan trọng hơn bạn. Bạn chỉ ngồi bên cạnh giường hỏi về sức khoẻ của nó; thế rồi bác sĩ tới, những bác sĩ lớn, bác sĩ nổi tiếng; hàng xóm tới; mẹ liên tục làm nhặng sị lên về ốm yếu của nó. Nó trở thành trung tâm của cả gia đình, và cả gia đình là thế giới cho đứa trẻ. Cả thế giới quay quanh nó: nó trở thành mặt trời và mọi thứ trở thành hành tinh. Điều đó đẹp thế, nó cảm thấy. Bây giờ nó học thủ đoạn qua đó nó sẽ khổ cả đời - thủ đoạn rất nguy hiểm.
Nếu tôi được phép theo cách riêng của tôi, tôi sẽ bảo các bố mẹ đừng bao giờ chú ý nhiều khi đứa trẻ ốm yếu và bất hạnh. Chăm sóc, nhưng không chú ý nhiều. Thay vì thế, khi nó hạnh phúc và mạnh khoả thì chú ý. Khi đứa trẻ hạnh phúc làm cho nó cảm thấy rằng nó là trung tâm của gia đình. Khi nó bất hạnh chỉ để nó ở bên, cho nó thuốc, nhưng để nó cảm thấy rằng không ai thực sự bận tâm về nó. Nó bị gạt sang bên. Điều đó có vẻ rất, rất nghiệt ngã, độc ác - điều tôi đang nói có vẻ rất độc ác - nhưng tôi bảo bạn đây là từ bi, nếu bạn hiểu toàn thể hiện tượng, bởi vì với lòng tốt bình thường của bạn đứa trẻ sẽ khổ cả đời nó. Không chỉ một đời đâu - điều đó trở thành hình mẫu bắt rễ sâu: trong nhiều kiếp người đó sẽ lặp lại cùng điều.
Bất kì khi nào trong cuộc sống bạn cần sự chú ý... Và mọi người đều cần chú ý, bởi vì chú ý là thức ăn cho bản ngã. Duy nhất vị phật không cần chú ý - bởi vì bản ngã không có đó, thức ăn không được cần - bằng không mọi người đều cần sự chú ý. Và bất kì khi nào bạn cần sự chú ý, bạn sẽ làm gì? Bạn biết mỗi một thủ đoạn: bất hạnh, rơi vào ốm yếu. Chín mươi phần trăm ốm bệnh nảy sinh đầu tiên trong tâm trí, trong vô thức. Vợ không bận tâm về bạn: thay vì thế ngược lại, khi bạn về từ văn phòng cô ấy đang đợi để tranh cãi hay cô ấy bỏ lại bát đĩa cho bạn rửa. Nhưng khi bạn ốm, cô ấy vây quanh bạn, cô ấy trở nên nồng nhiệt, cô ấy chăm sóc mọi thứ nhỏ bé, cô ấy không tranh cãi... Bạn cảm thấy thoải mái.
Đây thực sự là chuyện không lành mạnh: rằng khi bạn khó chịu, bạn cảm thấy thoải mái và khi bạn khoẻ bạn cảm thấy khó chịu. Nhưng đây là tình huống này. Nếu vợ ốm chồng tới với hoa và kem. Khi cô ấy ổn thoả, anh ta thậm chí không nhìn cô ấy - anh ta tới với tờ báo, mở báo ra, và bắt đầu đọc.
Mọi người cứ chơi trò chơi về việc bị bất hạnh. Bạn muốn hạnh phúc, nhưng chừng nào bạn chưa cắt bỏ đầu tư vào bất hạnh, bạn không thể hạnh phúc được. Và hạnh phúc không phải là trách nhiệm của ai đó khác hướng tới bạn, nhớ lấy. Không ai khác có thể làm cho bạn hạnh phúc được. Nó là trưởng thành riêng của bạn, nhận biết riêng của bạn, năng lượng hoạt động riêng của bạn - ngày càng cao hơn - cái cho bạn phúc lạc. Nhưng bạn phải hiểu cơ chế vô thức sâu bên dưới - rằng bạn nói về hạnh phúc nhưng bạn ham muốn bất hạnh.
Đó là lí do tại sao... Và bất kì cái gì bạn muốn đều xảy ra! Thế giới này thực sự là chỗ phép thần. Nếu bạn muốn bất hạnh nó sẽ xảy ra, nếu bạn muốn hạnh phúc nó sẽ xảy ra - bởi vì bạn là nhân tố quyết định; bạn là cơ sở của mọi điều xảy ra cho bạn. Đây là toàn thể luật nghiệp: bất kì cái gì bạn muốn, bạn làm, và nó xảy ra. Nếu bạn bất hạnh đó là vì bạn muốn nó. Tôi lại có vẻ độc ác rồi. Hừmm?... bởi vì bạn tới tôi để được an ủi. Tôi đáng phải nói với bạn, "Bạn bất hạnh vì cả thế giới đang âm mưu chống lại bạn." Bạn cảm thấy thoải mái, nhưng thế thì tôi không giúp cho bạn. Tôi giúp cho ốm bệnh của bạn; tôi làm cho bạn ngày càng loạn thần kinh hơn.
Không. Không ai chịu trách nhiệm cho bất hạnh của bạn ngoại trừ bạn. Và điều này dứt khoát là vậy. Không có ngoại lệ cho nó. Điều này rất khoa học - tuyệt đối khoa học - luật: bạn chịu trách nhiệm. Để điều này xuyên thấu vào trong tâm trí bạn rằng duy nhất bạn chịu trách nhiệm. Bất kì khi nào bạn cảm thấy bất hạnh, đau khổ, buồn, biết rõ rằng bạn đang tạo ra nó. Và nếu bạn muốn tạo ra, tốt thôi. Tận hưởng nó đi. Thế thì đừng đòi về hạnh phúc. Thế thì cứ thảnh thơi trong nó: cứ buồn, cứ bất hạnh, trở thành đêm tối đi. Tôi không nói rằng bạn phải trở thành ngày; không cần. Nếu bạn thích là đêm tối, là nó đi - nhưng thế thì đừng đòi ngày. Rắc rối nảy sinh: bạn níu bám lấy đêm và bạn đòi ngày. Bạn tới tôi và tôi thấy. Bạn đòi im lặng - và tôi thấy bạn đang níu bám vào tiếng ồn, ý nghĩ, suy nghĩ. Bạn đòi an bình và bạn níu bám lấy những thứ sẽ không cho phép bạn được an bình. Cho nên dọn sạch đống lộn xộn này trong bạn đi.
Mọi người đều cần, họ bao giờ cũng cần, nhưng họ sẽ không tới bởi vì họ có thể sợ. Mọi người tới tôi, và thỉnh thoảng họ trở nên sợ hạnh phúc cái bắt đầu phát triển bên trong họ - cái gì đó không quen thuộc thế.
Có lần chuyện xảy ra, George Bernard Shaw nói về một người với ý rất kết án. Một người bạn chung cho hai người này, người biết rõ George Bernard Shaw và biết rõ người kia, nói với George Bernard Shaw, "Tôi biết rõ rằng ông không biết ông ấy chút nào; và ông đang kết án ông ấy bằng những từ nào đó - và tôi biết rằng ông thậm chí chưa từng được giới thiệu với ông ấy. Ông thậm chí không có quen biết xa xăm nào, cho nên nếu ông thực sự muốn biết người này, có lẽ tôi nên đưa ông ấy tới và giới thiệu ông ấy với ông chăng?" George Bernard Shaw nói, "Không, không - bởi vì nếu ông giới thiệu ông ấy tôi dễ thích ông ấy."
Đó là rắc rối. Mọi người có thể khổ, nhưng bạn đem họ tới tôi: có khả năng họ có thể trở nên hạnh phúc. Đó là nỗi sợ. Có khả năng họ có thể trở nên an bình. Đó là nỗi sợ. Cho nên thay vì tới tôi họ sẽ nói chống lại tôi. Họ đang nói chống lại tôi không phải để thuyết phục ai đó khác; họ đang nói chống lại tôi để thuyết phục bản thân họ cho nên họ không cần tới tôi. Tâm trí rất tinh ranh và cứ giở trò với bạn, và chừng nào bạn chưa thực sự nhận biết bạn không bao giờ có thể thoát ra khỏi toàn thể đống lộn xộn này mà chính là tâm trí.
Câu hỏi thứ sáu
Nếu Lão Tử và Patanjali gặp gỡ hôm nay họ có thể hoà hợp giáo huấn của họ về phát triển tâm linh không? Nếu trong phật tính của họ không tồn tại phân biệt giữa họ tại sao giáo huấn của họ khác nhau thế. Và tại sao đã không có một thầy trước thầy trong mọi thời đại, người đã tổ hợp và tổng hợp tất cả các giáo huấn của chư phật quá khứ?
Câu hỏi này có ba bước. Bước thứ nhất: "Nếu Lão Tử và Patanjali gặp gỡ hôm nay họ có thể hoà hợp giáo huấn của họ về phát triển tâm linh không?"
Nếu họ gặp gỡ họ sẽ không thấy rằng có gì phải hoà hợp cả - mọi thứ đều được hoà hợp rồi. Họ sẽ ôm choàng nhau, ngồi cầm tay nhau, nhưng sẽ không nói. Họ có thể đã làm điều đó ở đâu đó trên cõi trời; bởi vì mọi thứ được hoà hợp rồi. Vấn đề là với bạn, không phải với họ. Vấn đề dành cho những người đang trên đường, không dành cho người đã đạt tới đích, bởi vì tại đích mọi thứ được hoà hợp. Đích là một; đường là nhiều. Đi trên một đường bạn cảm thấy rằng ai đó khác đang đi trên đường khác, nhưng đạt tới đích bạn đột nhiên trở nên nhận biết rằng mọi người đều đạt tới cùng một đích. Chân lí là một.
Cho nên không có vấn đề về việc hoà hợp nào. Không cần bất kì tổng hợp nào; mọi thứ là được tổng hợp tuyệt đối rồi. Họ có thể có tiếng cười rõ to hay chén trà, nhưng sẽ không có bất kì thảo luận triết lí nào - chừng nấy là chắc chắn. Họ có thể chơi bài hay cái gì đó khác vô nghĩa, nhưng không có thảo luận lí trí nào diễn ra ở đó. Tôi bao giờ cũng nghĩ rằng trên cõi trời, nơi những người được giải thoát ở, họ sẽ làm gì nhỉ? Họ phải chơi bài, chơi cờ - toàn những thứ vô nghĩa. Cái gì?... bạn sẽ làm cái gì ở đó? Chơi đùa thôi. Đấy không phải là trò chơi ở đó, bởi vì trò chơi trở nên nghiêm chỉnh. Chơi đùa chỉ là chơi đùa. Bạn tận hưởng nó, cũng giống như trẻ nhỏ.
Phần thứ hai của câu hỏi này: "Nếu trong phật tính của họ không phân biệt nào tồn tại giữa họ, tại sao giáo huấn của họ khác nhau thế?"
Giáo huấn là khác nhưng thầy giáo không khác. Chỉ tồn tại một thầy giáo thôi. Giáo huấn là khác bởi vì học sinh là khác, đệ tử là khác. Patanjali đang nói cho một loại người khác - bạn phải hiểu điều này. Lão Tử nói cho người có phẩm chất khác.
Ở Ấn Độ ngay cả huyền môn cũng là hiện tượng rất, rất logic. Ấn Độ là một nước rất, rất tư duy: nó nghĩ về "điều không thể nghĩ được" nữa; nó lí thuyết hoá về cái mà không thể được lí thuyết hoá; nó định nghĩa cái mà không thể được định nghĩa. Toàn thể kinh sách Ấn Độ đầy những... Họ sẽ cứ nói, "Thượng đế không thể được định nghĩa" - và họ sẽ định nghĩa. Và họ sẽ nói, "Chân lí là không thể được định nghĩa" - và trong việc nói điều này họ đã định nghĩa nó; họ đã chỉ ra một phẩm chất, về tính không định nghĩa được. Họ cứ nói, "Không cái gì có thể được nói về Thượng đế” và ngay lập tức họ sẽ nói, "Ngài ở bên trong bạn" hay "Ngài đã tạo ra tất cả" hay "Ngài là tất cả."
Ấn Độ là nước suy tư. Nó thích suy nghĩ. Nó yêu suy nghĩ nhiều tới mức điều đó đã trở thành không thực dụng. Mọi người thích suy nghĩ, và họ nghĩ và nghĩ và họ trở thành không thực tế, gần như không thực tế. Ấn Độ đã không tạo ra bất kì công nghệ khoa học nào. Nếu tâm trí có tính thực tế tâm trí quan tâm tới làm cái gì đó. Ấn Độ là một nước tư duy không thực tế; nó cứ nghĩ. Toàn thể công việc của cuộc sống dường như là để nghĩ.
Trung Quốc của Lão Tử là khác toàn bộ, và đệ tử mà Lão Tử đã tụ tập quanh ông ấy...Và đây không phải là truyền thống mới mà Lão Tử đang quảng bá. Nó đã tồn tại ít nhất năm nghìn năm trước Lão Tử. Nó là rất, rất cổ đại. Trung Quốc trong những ngày đó là nước không suy nghĩ: ít suy tư và nhiều tính thiền. Nó không quan tâm về suy nghĩ, lí thuyết hoá, triết lí hoá. Trung Quốc đã không cho thế giới triết lí hay - Ấn Độ đã cho. Với hầu hết các triết lí mà bạn có thể bắt gặp ở bất kì đâu, bạn bao giờ cũng sẽ thấy hạt mầm ở Ấn Độ. Thỉnh thoảng điều đó trở hiện tượng đáng ngạc nhiên.
Bạn không thể quan niệm được bất kì triết lí nào trên thế giới mà không có điều song song ở Ấn Độ. Mọi thứ đã từng được nghĩ tới ở bất kì đâu khác đều đã được nghĩ tới ở Ấn Độ. Trong suy nghĩ bạn không thể cạnh tranh được với người Ấn Độ. Không phải người Ấn Độ ngày nay đâu - tôi không nói về người Ấn Độ ngày nay. Họ chỉ là tàn tích của vinh quang quá khứ. Thực ra, Ấn Độ không còn tồn tại. Ấn Độ của Phật, Ấn Độ của Patanjali, Ấn Độ của Upanishads và Vedas, không tồn tại chút nào. Họ nghĩ và nghĩ và họ đã tạo ra các lí thuyết hoành tráng về thế giới, nhưng chúng không theo kinh nghiệm, chúng không thực tế.
Trung Quốc khác toàn bộ. Họ không quan tâm tới suy tư về các lí thuyết; thay vì thế, họ quan tâm tới việc sống. Họ quan tâm tới hiện hữu, nhiều hơn suy nghĩ. Và Lão Tử là cực đỉnh.
Khi Bồ đề đạt ma tới Trung Quốc hai dòng chảy này gặp gỡ - thiền kiểu Lão Tử và suy tư của Phật. Họ gặp gỡ, và một trong những điều đẹp nhất đã được sinh ra, đó là Thiền. Nó có phẩm chất của Phật và nó có phẩm chất của Lão Tử. Nó không là Phật giáo không là Lão giáo; nó là cả hai. Nó là con lai vĩ đại nhất đã từng xảy ra trên trái đất.
Patanjali là rất logic, logic trong thế giới của điều bí ẩn. Ông ấy đi từng bước một, phân tích. Ông ấy có thể đã thoả mãn cho bất kì Einstein nào, bất kì Wittgenstein hay Russell. Lão Tử có thể đã không thoả mãn cho Einstein, ông ấy có thể đã không thoả mãn cho Russell hay Wittgenstein, vì ông ấy sẽ có vẻ ngớ ngẩn. Ông ấy nói sáng chế vô nghĩa. Nhưng Patanjali chắc đã thoả mãn cho bất kì tâm trí khoa học nào, dù lớn thế nào, bởi vì ông ấy nói khoa học thế và ông ấy đi dần dần thế, từng bước một, chỉ ra mọi móc nối.
Giáo huấn là khác vì Patanjali được sinh ra ở Ấn Độ, nói cho người Ấn Độ - một nước rất suy tư. Lão Tử nói cho các nhà huyền môn, một nước có tính rất thiền vào những ngày đó. Cả hai đã nói cho những người khác nhau; các kiểu đệ tử khác nhau tụ tập quanh họ. Việc dạy khác nhau vì việc dạy dành cho người được dạy. Thầy giáo không khác. Nếu bạn bỏ Patanjali một mình và Lão Tử một mình họ sẽ hệt như nhau, nhưng nếu Patanjali ở cùng với học sinh của ông ấy và Lão Tử ở cùng đệ tử của ông ấy, họ sẽ khác biệt. Nếu Patanjali và Lão Tử im lặng, họ là như nhau, nhưng nếu họ nói với ai đó họ sẽ khác. Thầy giáo phải dạy tương ứng theo đệ tử - hiểu biết của người đó, huấn luyện của người đó, năng khiếu của người đó, thông minh của người đó, ước định của người đó. Thầy phải mang giáo huấn của mình xuống mức của học sinh; bằng không ông ấy không phải là thầy giáo. Đó là lí do tại sao các giáo huấn khác biệt.
Và một điều nữa: có hai kiểu người. Một kiểu, người rất, rất dũng cảm và điên rồ lấy cú nhảy; thực ra, dũng cảm một cách hiểm nguy, bất hợp lí. Trong tâm trạng nào đó họ có thể lấy cú nhảy; họ không bận tâm về hậu quả. Và thế rồi có kiểu người khác - ngần ngại, sẽ làm mọi điều chắc chắn về cái gì sẽ xảy ra, về hậu quả và kết quả; chỉ thế thì người đó mới hành động. Patanjali có hấp dẫn với những người muốn được thuyết phục trước cú nhảy. Lão Tử dành cho những người không bận tâm tới bất kì thuyết phục nào; họ sẵn sàng nhảy. Với hai kiểu khác nhau này, hai giáo huấn khác nhau tồn tại, nhưng thầy giáo là như nhau.
Phần thứ ba: "Và tại sao đã không có một thầy trước thầy trong mọi thời đại, người đã tổ hợp và tổng hợp mọi giáo huấn của chư phật quá khứ?"
Không có nhu cầu; bây giờ nhu cầu tồn tại. Trong quá khứ thế giới đã bị phân chia. Thế giới là rất, rất lớn. Mọi người vẫn còn bị hạn chế trong nước riêng của họ. Các giáo huấn đã không gặp gỡ: người Mô ha mét giáo đã sống như người Mô ha mét giáo, chưa bao giờ nhận biết về điều Vedas nói; người Hindu đã sống như người Hindu, chưa bao giờ biết thực sự điều Zarathustra đã dạy. Nhưng bây giờ thế giới đã trở thành rất nhỏ, cái làng toàn cầu; thế giới đã co lại vô cùng. Bây giờ mọi người đều biết mọi thứ khác: người Ki tô giáo không chỉ là người Ki tô giáo - người đó biết Gita nói gì, người đó biết điều Koran nói gì. Bây giờ có lẫn lộn; bởi vì Koran nói cái gì đó, Gita nói cái gì đó, Kinh Thánh nói cái gì đó khác. Bây giờ mọi người đều nhận biết về mọi thứ khác ở xung quanh. Mọi người liên tục di chuyển từ nước này sang nước khác, từ thầy giáo này sang thầy giáo khác. Có nhiều người ở đây, những người đã từng ở cùng nhiều thầy giáo; bây giờ họ là đống lộn xộn.
Sự tổng hợp lớn được cần. Trong tương lai, tôn giáo sẽ không có khả năng tồn tại tách biệt, không. Điều đó sẽ trở thành không thể được. Tôi đang tạo ra cơ sở cho ngôi đền mới - mà cũng sẽ là nhà thờ nữa, là nhà thờ hồi giáo, nhà thờ Do Thái giáo. Tôi đang tạo ra cơ sở cho người tôn giáo mà không là người Ki tô giáo không là người Hindu giáo không là người Mô ha mét giáo, chỉ là người tôn giáo. Bây giờ thời gian đang chín cho việc tổng hợp lớn lao; nó chưa bao giờ như vậy.
Phật đã nói với những người không phải là người Mô ha mét giáo. Jesus đã nói cho những người là người Do Thái; Jesus nói dường như không tồn tại ai khác hơn người Do Thái. Ông ấy ấy nói cho người Do Thái, nhưng bây giờ tôi đang nói cho ai? Ở đây có người Do Thái, người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo, người Jaina, Phật tử, người Sikhs - tất cả đều ở đây. Bạn ở đây là thế giới thu nhỏ. Chẳng mấy chốc, khi mọi người sẽ hiểu lẫn nhau nhiều hơn, khác biệt sẽ mất đi. Khi người Ki tô giáo sẽ hiểu Gita thực sự, phân biệt giữa Gita và Kinh Thánh sẽ mất; chúng sẽ trở thành một toàn thể.
Đó là lí do tại sao tôi đang cố gắng nói về mọi hệ thống và mọi thầy, để cho cơ sở có thể được tạo ra. Ngôi đền của tương lai, con người tôn giáo của tương lai sẽ đứng trên cơ sở đó. Người đó sẽ không là người Ki tô giáo. Thực ra trong tương lai nếu ai đó là người Ki tô giáo, người đó sẽ có vẻ hơi lạc hậu, và nếu ai đó là người Hindu người đó sẽ có vẻ hơi ngu, và nếu ai đó vẫn cứ khăng khăng rằng mình là người Mô ha mét giáo, người đó sẽ không là người đương đại - người đã chết. Tương lai là dành cho tôn giáo - trong đó mọi tôn giáo sẽ quyện lẫn và gặp gỡ và tan biến.
Đó là lí do tại sao nó đã không được cần tới trong quá khứ. Bây giờ nó được cần tới. Bây giờ con người đang ở quanh một trong những điểm ngoặt vĩ đại nhất. Điều đó bao giờ cũng xảy ra sau hai mươi nhăm thế kỉ rằng nhân loại lấy lối ngoặt; vòng tròn là đầy đủ. Tâm thức con người đã lấy một lối ngoặt vào thời của Phật. Bây giờ hai mươi nhăm thế kỉ đã qua rồi và lối ngoặt ở ngay trong tương lai gần. Những người tỉnh táo sẽ được lợi nhất bởi việc rẽ đó bởi vì họ có thể dùng con sóng triều đó. Họ có thể cưỡi lên con sóng đó; họ có thể về tới nhà dễ dàng. Khi biển đang lúc triều xuống khó mà đạt tới bờ. Khi biển đang lúc triều lên, sóng đi tới bờ theo cách riêng của nó - bạn chỉ bỏ thuyền cho chúng và chúng mang bạn.
Trong vòng hai mươi nhăm năm nữa một trong những điểm có ý nghĩa nhất của lịch sử sẽ được đạt tới và tâm thức con người sẽ lấy lối ngoặt. Nếu bạn sẵn sàng và có tính thiền vào khoảnh khắc đó, nhiều điều là có thể mà sẽ không có thể lần nữa trong hai mươi nhăm thế kỉ. Vào thời của Patanjali đã có lối ngoặt; Patanjali đã tồn tại hai mươi nhăm thế kỉ trước Phật. Điều này bao giờ cũng là vậy.
Nó cũng giống như trái đất quay một vòng quanh mặt trời trong một thời kì thời gian nào đó: toàn thể tâm thức con người đi theo vòng tròn và tới cội nguồn trong một thời gian nào đó, đó là hai mươi nhăm thế kỉ. Khoảnh khắc mấu chốt đang ở gần. Nó có thể trở thành rất triệt để. Nếu trong tâm trí mình bạn được tổng hợp, bạn sẽ có khả năng dùng lối ngoặt đó. Nếu bạn không được tổng hợp - bạn vẫn còn là người Mô ha mét giáo, bạn vẫn còn là người Ki tô giáo - bạn vẫn còn lạc hậu, bạn vẫn còn của quá khứ. Bạn không ở đây; bạn không sẵn có cho hiện tại. Làm cho bạn thành sẵn có cho hiện tại, làm bạn có năng lực hiểu điều sắp xảy ra sớm, đó là điều toàn thể việc tổng hợp này tất cả là gì.
Câu hỏi thứ bẩy
Thầy ngụ ý gì bởi việc nói cho chúng tôi, "Nghe theo tiếng nói bên trong của bạn và hành động tương ứng," trong khi vẫn biết rõ rằng chúng tôi chỉ có tiếng nói của tâm trí? Trống rỗng có tiếng nói nào không?
Vâng. Trống rỗng có tiếng nói riêng của nó. Đúng theo từ, nó không phải là tiếng nói; nó là thôi thúc. Nó không phải là âm thanh, nó là im lặng. Không ai nói cái gì đó để làm; bạn đơn giản cảm thấy thích việc làm. Lắng nghe tiếng nói bên trong nghĩa là để mọi thứ cho cái trống rỗng bên trong. Thế thì nó hướng dẫn bạn. Bạn bao giờ cũng đi đúng nếu bạn đi vào trống rỗng. Nếu bạn có trống rỗng bên trong, không cái gì có thể đi sai. Trong trống rỗng không cái gì đã bao giờ đi sai - đó là chính tiêu chuẩn của việc là đúng, bao giờ cũng đúng. Vâng, trống rỗng có tiếng nói riêng của nó, im lặng có âm nhạc riêng của nó, bất động có điệu vũ riêng của nó; nhưng bạn sẽ phải đạt tới nó.
Tôi không nói nghe theo tâm trí. Thực ra tâm trí không phải là của bạn. Khi tôi nói, "Nghe theo tiếng nói riêng của bạn," tôi ngụ ý vứt bỏ mọi cái mà xã hội đã trao cho bạn - tâm trí bạn được xã hội trao cho. Tâm trí bạn không phải là của bạn. Nó là xã hội, là ước định; nó có tính xã hội. Trống rỗng là của bạn; tâm trí không phải là của bạn. Tâm trí là có tính Hindu giáo, Mô ha mét giáo, Ki tô giáo; tâm trí có tính cộng sản, chống cộng sản, tư bản. Trống rỗng là không cái gì, không có ai; nó là shunya. Trong cái shunya, cái không đó là sự trong trắng của bản thể bạn. Nghe theo nó đi.
Khi tôi nói nghe theo nó, tôi không ngụ ý có ai đó nói với bạn. Khi tôi nói nghe nó tôi ngụ ý sẵn có cho nó, trao tai bạn và bản thể bạn cho nó; và nó sẽ hướng dẫn bạn. Và nó không bao giờ dẫn sai bất kì ai. Từ cái không bất kì cái gì tới đều đẹp, đều đúng, đều tốt, đều là phúc lành.

0 Đánh giá

Ads Belove Post