Chương 9. Luật dành cho bạn

Chương 9. Luật dành cho bạn

Price:

Read more

Thiền Osho - Yoga: Alpha và Omega (Tập 5)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 9. Luật dành cho bạn

Powered by RedCircle


32. Thuần khiết, mãn nguyện, mộc mạc, học cái ta, và buông xuôi theo thượng đế là luật cần tuân thủ.
33. Khi tâm trí bị rối loạn bởi các ý nghĩ sai, cân nhắc kĩ về những cái đối lập.
34. Cần cân nhắc các cái đối lập bởi vì ý nghĩ sai, xúc động, và hành động như bạo hành, nảy sinh trong dốt nát và làm mạnh thêm cho khổ dù chúng được thực hiện, được gây ra, hay được chấp thuận qua tham lam, giận dữ hay ảo tưởng theo mức độ nhẹ, trung bình hay mạnh.
Có các luật, và luật: luật để kìm nén con người, luật để giúp con người nở hoa; luật để ngăn cấm, hạn chế và luật để giúp người đó rộng mở, tăng lên. Luật đơn giản ngăn cấm mang tính phá huỷ; luật giúp tăng trưởng và tăng lên là có tính sáng tạo. Mười lời răn của Kinh Cựu ước là khác với luật của Patanjali. Mười lời răn đó cấm đoán, hạn chế, kìm nén. Toàn thể việc nhấn mạnh là: bạn phải không làm cái này, bạn phải không làm cái này, cái này không được phép. Luật của Patanjali là khác toàn bộ; chúng có tính sáng tạo. Nhấn mạnh không vào cái gì phải không được làm; nhấn mạnh là vào cái nên được làm. Và có khác biệt bao la giữa hai điều này.
Trong Kinh Cựu ước dường như luật là mục đích - dường như con người tồn tại cho chúng, không phải là chúng tồn tại cho con người. Với Patanjali có tiện dụng trong luật, nhưng chúng không phải là điều tối thượng hay tuyệt đối theo bất kì nghĩa nào. Con người không tồn tại cho chúng; chúng tồn tại cho con người. Chúng là phương tiện, và người ta phải trải qua chúng - và đi ra ngoài chúng. Điều đó phải được ghi nhớ; bằng không bạn có thể mang ấn tượng sai về Patanjali.
Bình thường, tôn giáo đã từng rất có tính phá huỷ. Họ đã làm què quặt toàn thể nhân loại. Họ đã làm cho mọi người đều mặc cảm - và đây là tội ác lớn nhất có thể được làm chống lại con người. Và toàn thể thủ đoạn này là: đầu tiên, bạn làm cho mọi người mặc cảm; khi họ run rẩy với mặc cảm - sợ, hãi, nặng gánh, sống trong địa ngục - thế rồi bạn giúp họ ra khỏi điều đó, thế rồi bạn đến và dạy họ cách được tự do. Ngay chỗ đầu tiên, tại sao tạo ra mặc cảm? Và khi con người mặc cảm, người đó trở thành què quặt và sợ hãi trưởng thành, sợ di chuyển và trưởng thành, sợ đi vào cái không biết và cái không quen thuộc và cái xa lạ tới mức người đó trở thành tĩnh tại, thứ chết; thế thì mọi người có đó làm việc cho giải cứu người đó.
Patanjali chưa bao giờ làm cho bạn thấy mặc cảm về bất kì cái gì. Theo nghĩa đó ông ấy là khoa học hơn tôn giáo, là nhà tâm lí hơn tu sĩ tôn giáo. Ông ấy không phải là nhà thuyết giảng. Bất kì điều gì ông ấy nói, ông ấy đơn giản cho bạn bản kế hoạch tổng thể về cách trưởng thành; và nếu bạn muốn trưởng thành bạn cần kỉ luật. Kỉ luật không nên bị áp đặt từ bên ngoài; bằng không nó tạo ra mặc cảm. Kỉ luật nên tới từ hiểu biết bên trong, thế thì nó là đẹp. Khác biệt là rất tinh tế. Bạn có thể được bảo làm cái gì đó, và thế rồi bạn làm nó, nhưng bạn làm nó như kẻ nô lệ. Bạn có thể được giúp để hiểu hiện tượng nào đó: qua hiểu biết bạn làm nó, thế thì bạn làm nó như người chủ. Bất kì khi nào bạn là người chủ bạn đều đẹp; bất kì khi nào bạn là nô lệ bạn trở thành xấu.
Tôi đã nghe về một chuyện đùa Yiddish cổ. Có một thợ may có tên là Zumbach. Một người tới ông ấy. Bộ com lê của anh ta đã sẵn sàng và anh ta tới để lấy nó, nhưng anh ta thấy rằng ống tay áo này dài hơn ống kia. Anh ta bắt đầu làm nhặng xị lên về điều đó. Zumbach người thợ may nói, "Vậy sao nào? Sao anh làm nhặng xị lên nhiều thế? Xem đây. Đây là tác phẩm nghệ thuật, và chỉ với một lỗi nhỏ mà anh tạo ra ầm ĩ thế. Anh có thể co tay vào bên trong một chút, và thế thì ống tay áo sẽ là được."
Thế là người này thử, nhưng khi anh ta co tay vào bên trong anh ta cảm thấy một búi vải dồn lại ở lưng. Cho nên anh ta nói, "Bây giờ búi vải này đã dồn vào lưng tôi."
Zumbach người thợ may nói, "Vậy sao? Anh có thể khom người lại một chút chứ, nhưng đây là tác phẩm nghệ thuật và tôi không sẵn sàng thay đổi nó đâu. Nó có vẻ đẹp thế."
Thế là người này so vai và bước ra. Ngay bên ngoài khi anh ta đi về nhà (rất khó bước đi vì một tay phải co vào trong, và thế rồi anh ta còn phải so vai để cho chiếc com lê vẫn còn đẹp - người này hoàn toàn quên mất; áo đã trở thành quan trọng hơn) một anh chàng khác tới và anh ta nói, "Bộ com lê đẹp thế. Tôi cá nó phải đã được chuẩn bị bởi Zumbach thợ may."
Người thứ nhất ngạc nhiên. Anh ta nói, "Sao ông biết?"
Người này nói, "Sao tôi biết à? Chỉ kiểu thợ may đó mới có thể làm bộ com lê đẹp thế cho người què như ông."
Đây là cách nó đã từng xảy ra qua mọi tôn giáo cho mọi nhân loại. Họ đã làm ra các luật đẹp cho bạn. "Vậy thì sao?" họ nói bạn phải khom người lại chút ít. "Nó là được. Anh trông đẹp thế." Chính là luật mà phải được tuân theo và được hoàn thành: bạn không phải là mục đích; luật là mục đích. Nếu bạn trở nên què quặt điều đó là được, nếu bạn trở thành gù lưng điều đó là được, nếu bạn trở thành ốm điều đó là được - nhưng luật phải được hoàn thành.
Patanjali không cho bạn luật thuộc kiểu đó, không. Ông ấy hiểu nhiều hơn. Ông ấy hiểu toàn thể tình huống. Luật có đó để giúp bạn. Chúng thực sự giống như cấu trúc được làm ra trước khi bạn bắt đầu xây nhà, giàn giáo. Nó giúp toà nhà mới hình thành; một khi toà nhà sẵn sàng cấu trúc này phải bị tháo dỡ đi. Nó đã có cho chủ định nào đó; nó không phải là mục đích. Mọi luật đều dành cho chủ định nào đó: Chúng giúp bạn trưởng thành.
Luật thứ nhất là yam, kỉ luật tự giác. Bạn phải đã quan sát - năm lời nguyện lớn, ahimsa, satya, vân vân, chúng có phẩm chất riêng biệt về chúng: bạn có thể thực hành chúng chỉ trong xã hội. Nếu bạn sống một mình trong rừng bạn không thể thực hành chúng được; thế thì không có nhu cầu và không có cơ hội. Bạn phải trung thực khi ai đó khác ở đó. Khi bạn một mình trên đỉnh Himalayan không có vấn đề về trung thực bởi vì làm sao bạn có thể nói dối ở đó được - với ai? Cơ hội không tồn tại.
Yam là chiếc cầu giữa bạn và người khác, và đó là điều đầu tiên: rằng bạn phải giải quyết mọi thứ giữa bạn và người khác. Nếu mọi sự không được giải quyết giữa bạn và người khác, chúng sẽ thường xuyên tạo ra lo nghĩ. "Đóng mọi tài khoản với người khác lại" - đó là nghĩa của bước đầu tiên, yam. Hừmm?... nếu bạn đánh nhau với mọi người, căng thẳng, lo nghĩ sẽ có đó; thậm chí trong mơ nó sẽ trở thành ác mộng. Nó sẽ theo bạn như cái bóng. Nó sẽ ở bất kì chỗ nào bạn ở. Ăn, ngủ, thiền - giận, bạo hành sẽ có đó. Nó sẽ làm đổi mầu mọi thứ. Nó sẽ phá huỷ mọi thứ. Bạn không thể an bình, ở nhà được.
Cho nên Patanjali nói, thứ nhất, với yam, bạn giải quyết mọi thứ với mọi người. Đừng không trung thực, đừng bạo hành, đừng sở hữu, để cho giữa bạn và người khác không tồn tại xung đột nào - có hài hoà. Đây là vòng tròn thứ nhất của bản thể bạn - ngoại vi của bạn, nơi bạn chạm vào ngoại vi của người khác. Điều này phải được làm dịu xuống để cho bạn ở trong tình bạn sâu sắc với cái toàn thể. Trong tình bạn sâu sắc đó, trưởng thành là có thể. Bằng không, lo nghĩ từ bên ngoài sẽ quá nhiều, và chúng sẽ hấp hẫn chú ý và chúng sẽ làm sao lãng và chúng sẽ tiêu tán năng lượng, và chúng sẽ không để bạn an bình và một mình. Nếu bạn không an bình với người khác, bạn không thể an bình với bản thân bạn được. Làm sao bạn có thể vậy được?
Cho nên điều đầu tiên là an bình với những người khác để cho bạn có thể an bình được với bản thân bạn. Ngoại vi không có sóng; đột nhiên hiện tượng bình tĩnh, bình thản xảy ra cho bản thể bạn. Điều đầu tiên là giữa bạn và người khác.
Bây giờ bước thứ hai: niyam. Niyam nghĩa là "luật." Điều này không liên quan tới người khác; bạn đã làm điều đó. Bây giờ, cái gì đó bạn phải làm với bản thân bạn. Cho nên nếu bạn đi lên hang động Himalaya, bước đầu tiên sẽ là không thể được vì người khác sẽ không có đó. Nhưng bạn sẽ phải theo bước thứ hai cũng ở đó vì nó không thuộc vào tình huống xã hội - nó thuộc vào tính một mình của bạn. Yam là giữa bạn và người khác; niyam là giữa bạn và bản thân bạn.
Thuần khiết, mãn nguyện, mộc mạc, học cái ta, và buông xuôi theo thượng đế là luật cần tuân theo.
Từng điều phải được hiểu sâu sắc. Đầu tiên là "thuần khiết," shauch. Bạn tồn tại trong thế giới như một thân thể; được hiện thân, bạn tồn tại ở đây. Nếu thân thể bạn ốm làm sao bạn có thể mạnh khoẻ được? Nếu thân thể bạn bị đầu độc bạn bị đầu độc. Nếu thân thể bạn mang quá nhiều chất độc, nó bị nặng gánh, bạn không thể nhẹ nhàng được, bạn không thể có cánh. Cho nên bây giờ bạn phải làm việc trên thân thể bạn và việc thuần khiết của nó.
Có những thức ăn làm cho bạn bắt rễ vào đất nhiều hơn; có những thức ăn làm cho bạn hướng trời nhiều hơn. Có cách sống nơi bạn chịu nhiều ảnh hưởng của sức hút; có những cách sống nơi bạn trở nên sẵn có hơn cho hiện tượng đối lập về bay lên.
Có hai luật: một là luật hút, luật kia là gia trì. Luật hút kéo bạn xuống; gia trì kéo bạn lên. Khoa học chỉ biết luật hút; yoga biết cả gia trì nữa. Và yoga dường như khoa học về điều đó hơn bản thân khoa học bởi vì mọi luật đều phải có cái đối lập. Nếu đất kéo bạn xuống thì phải có cái gì đó kéo bạn lên nữa chứ; bằng không đất sẽ kéo bạn, hoàn toàn kéo bạn vào - bạn chắc đã biến mất. Bạn tồn tại trên bề mặt của trái đất. Điều đó nghĩa là có cân bằng giữa luật kéo bạn xuống và luật kéo bạn lên.
Bằng không bạn chắc đã bị phá huỷ bởi đất từ lâu trước đây - bạn chắc đã trở lại trong bụng mẹ của đất và đã biến mất. Nhưng bạn tồn tại. Có cân bằng giữa các cái đối lập, và mọi luật là có thể chỉ nếu luật kia, cái đối lập, tồn tại. Tên của luật đối lập là "gia trì."
Thỉnh thoảng bạn có thể đã cảm thấy, một cách không chủ ý, một ngày nào đó vào buổi sáng, đột nhiên bạn cảm thấy nhẹ nhàng. Hừmm?... cứ dường như bạn có thể bay. Bạn bước đi trên đất, nhưng chân bạn không rơi lên đất - bạn vô trọng lượng thế, tựa lông hồng. Và một ngày nào đó bạn nặng nề thế, nặng gánh tới mức bạn thậm chí không thể bước được. Điều gì xảy ra? Thế thì bạn phải phân tích toàn thể phong cách sống của bạn.
Cái gì đó giúp cho bạn nhẹ, và cái gì đó giúp cho bạn nặng. Mọi điều làm cho bạn nặng đều không thuần khiết, và mọi điều làm cho bạn nhẹ đều là thuần khiết. Tính thuần khiết là vô trọng lượng; tính không thuần khiết là nặng và bị nặng gánh. Người khoẻ cảm thấy nhẹ, vô trọng lượng; người không khoẻ cảm thấy bị nặng quá nhiều bởi đất, bị hút xuống quá nhiều. Người mạnh khoẻ không bước; thực sự người đó chạy. Người không mạnh khoẻ: cho dù người đó ngồi, người đó không ngồi, người đó ngủ.
Yoga biết ba từ, ba gunas: sattva, rajas, tamas. Sattva là thuần khiết; rajas là năng lượng; tamas là nặng nề, bóng tối. Điều bạn ăn làm nên thân thể bạn, theo một nghĩa nào đó, tạo ra bạn. Nếu bạn ăn thịt bạn sẽ nặng nề hơn. Nếu bạn chỉ sống bằng sữa và quả bạn sẽ nhẹ. Đôi khi bạn có quan sát đang nhịn ăn bạn cảm thấy vô trọng lượng thế nào không, dường như toàn thể trọng lượng của thân thể đã biến mất? Nếu bạn đứng lên cân nó sẽ chỉ ra trọng lượng của bạn, nhưng bạn không cảm thấy điều đó. Cái gì đã xảy ra? Thân thể chẳng liên quan gì tới tiêu hoá; thân thể được tự do với thường lệ hàng ngày. Năng lượng đang tuôn chảy, năng lượng không có việc để làm - đó là ngày nghỉ cho thân thể. Bạn cảm thấy được thảnh thơi; bạn cảm thấy đẹp.
Người ta phải quan sát thức ăn của mình. Bất kì cái gì bạn ăn, nó không phải là vật chất bình thường đâu. Bạn phải cẩn thận bởi vì thân thể của bạn được thiết lập nên từ bất kì cái gì bạn đã ăn trong quá khứ. Mọi ngày bạn đang thiết lập lên nó bằng bất kì cái gì bạn ăn. Ăn ít hay nhiều, hay vừa đủ, cũng làm ra nhiều khác biệt. Bạn có thể là người bị ám ảnh về ăn - bạn có thể ăn quá nhiều cái không được cần - thế thì bạn sẽ rất, rất thấp, rất bị đè nặng xuống. Bạn có thể ăn chỉ khối lượng vừa phải: bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, không bị đè nặng xuống -năng lượng tuôn chảy, không bị chắn. Và người đang bay vào trong thế giới bên trong, đang cố đạt tới trung tâm bên trong, sẽ cần vô trọng lượng; bằng không cuộc hành trình không thể được hoàn thành. Lười biếng bạn sẽ không có khả năng đi vào trung tâm bên trong đó. Ai sẽ bước tới trung tâm bên trong đó?
Cẩn thận về cái bạn ăn, cẩn thận về cái bạn uống - cẩn thận về cách bạn giữ gìn và chăm nom thân thể bạn. Những điều nhỏ bé thành vấn đề. Với người bình thường họ không coi là vấn đề vì người đó không đi đâu cả. Một khi bạn bắt đầu trên đường, mọi thứ thành vấn đề.
Liệu bạn có tắm mọi ngày hay không - điều đó thành vấn đề. Bình thường nó không thành vấn đề. Làm việc ở chợ, trong cửa hàng, không thành vấn đề liệu bạn có tắm hay không. Thực ra, nếu bạn đã tắm mọi ngày điều đó có thể là sự rối loạn trong chợ. Bạn có thể cảm thấy nhẹ tới mức là tinh ranh có thể thành khó; bạn có thể cảm thấy tươi tắn tới mức để lừa dối có thể là khó; bạn có thể cảm thấy trong trắng, hồn nhiên tới mức bóc lột cũng trở thành không thể được. Ở bẩn có thể là sự giúp đỡ ở chợ, nhưng không ở đền chùa. Trong đền chùa bạn phải tươi tắng như giọt sương, sạch như đoá hoa; chỉ thế thì bạn mới có thể vào trong điện thờ. Trong đền, bạn bỏ lại giầy dép, bỏ lại toàn thế giới và mọi gánh nặng của nó. Đừng mang chúng vào.
Tắm là một trong những hiện tượng đẹp nhất - rất đơn giản, nhưng nếu bạn bắt đầu tận hưởng nó, nó trở thành thiền cho thân thể. Chỉ ngồi dưới vòi hoa sen và tận hưởng nó, đung đưa hay lầm rầm bài ca... Hay lầm rầm câu mật chú - thế thì nó trở thành lực kép. Nếu bạn đang ngồi dưới vòi hoa sen và lầm rầm "aum" và nước rơi lên thân thể bạn và aum rơi vào trong tâm trí bạn, bạn đang tắm kép: thân thể được làm thuần khiết bằng nước, nó thuộc vào thế giới các yếu tố, và tâm trí bạn được làm thuần khiết bằng mật chú aum. Sau khi tắm bạn sẽ sẵn sàng cầu nguyện - bạn muốn cầu nguyện. Sau tắm này và mật chú bạn sẽ cảm thấy khác biệt toàn bộ; bạn sẽ có phẩm chất khác và hương thơm quanh bạn.
Shauch, tính thuần khiết, nghĩa là thuần khiết về thức ăn, thuần khiết về thân thể, thuần khiết về tâm trí - ba tầng của thuần khiết. Và tầng thứ tư, chính là bản thể bạn, không cần thuần khiết vì nó không thể trở thành không thuần khiết được. Cốt lõi bên trong nhất của bạn bao giờ cũng thuần khiết, bao giờ cũng trinh nguyên, nhưng cốt lõi bên trong nhất đó bị che phủ bởi những thứ khác mà có thể trở nên không thuần khiết - cái trở nên không thuần khiết mọi ngày. Bạn dùng thân thể bạn mọi ngày; bụi tích lại. Bạn dùng tâm trí bạn mọi ngày; ý nghĩ tích lại. Ý nghĩ cũng giống như bụi. Sống trong thế giới, làm sao bạn có thể sống mà không có ý nghĩ? Bạn phải nghĩ chứ. Thân thể tích bụi, trở nên bẩn; tâm trí tích ý nghĩ, trở nên bẩn. Cả hai đều cần việc tắm sạch, lau sạch.
Nó nên là một phần phong cách của bạn. Nó không nên bị coi như luật; nó nên chỉ là cách sống đẹp.
Và nếu bạn cảm thấy thuần khiết thế thì những khả năng khác lập tức mở ra bởi vì mọi thứ được móc nối với mọi thứ khác; nó là dây chuyền. Và nếu bạn muốn thay đổi cuộc sống bao giờ cũng bắt đầu từ lúc ban đầu.
Bước thứ hai của niyam là "mãn nguyện," santosh. Người cảm thấy mạnh khoẻ, toàn thể, nhẹ nhàng, vô trọng lượng, tươi tắn, trẻ trung, trinh nguyên, sẽ có khả năng hiểu mãn nguyện là gì. Bằng không bạn sẽ không có khả năng hiểu được nó nghĩa là gì - nó sẽ vẫn còn là lời. Mãn nguyện nghĩa là: bất kì cái gì đang có cũng đẹp, cảm giác rằng bất kì cái gì đang đó đều là cái tốt nhất có thể có. Cảm giác về chấp nhận sâu sắc là santosh, mãn nguyện, cảm giác về nói có với toàn thể sự tồn tại - như nó vậy.
Bình thường tâm trí nói, "Chẳng cái gì đúng cả." Bình thường tâm trí cứ tìm những phàn nàn - "Cái này sai, cái kia sai..." Bình thường tâm trí có tính phủ định: nó là người nói không, nó nói không một cách dễ dàng. Rất khó cho tâm trí nói có bởi vì một khi bạn nói có, tâm trí dừng lại; thế thì không có nhu cầu cho tâm trí. Bạn có quan sát hiện tượng này không? Khi bạn nói không, tâm trí có thể nghĩ mãi nghĩ mãi vì "không" là không có kết thúc. "Không" không có dấu chấm hết cho nó; nó chỉ là cái bắt đầu. "Không" là hiện tượng bắt đầu; "có" là kết thúc. Khi bạn nói có, dấu chấm hết tới; bây giờ chẳng có gì cho tâm trí suy nghĩ, càu nhàu, bực tức, phàn nàn - chẳng có gì cả. Một khi bạn nói có, tâm trí dừng lại; và chính việc dừng lại đó của tâm trí là mãn nguyện.
Mãn nguyện không phải là an ủi, nhớ điều đó. Tôi đã thấy nhiều người nghĩ họ được mãn nguyện bởi vì họ đang an ủi bản thân họ. Không, mãn nguyện không phải là an ủi; an ủi là đồng tiền giả. Khi bạn an ủi bản thân mình bạn không được mãn nguyện. Thực ra, bạn có bất mãn rất sâu bên trong - nhưng thấy rằng bất mãn tạo ra lo nghĩ, thấy rằng bất mãn tạo ra lo âu, thấy rằng bất mãn chẳng dẫn tới đâu cả, về mặt logic, bạn đã thuyết phục bản thân bạn rằng "đây không phải là cách." Cho nên bạn đã áp đặt mãn nguyện sai lên bản thân bạn: bạn cứ nói, "Tôi mãn nguyện. Tôi không khao khát ngai vàng, tôi không khao khát giầu có, tôi không khao khát cái này cái nọ..." nhưng bạn khao khát. Bằng không, "không khao khát" này tới từ đâu?
Bạn khao khát, bạn ham muốn, nhưng bạn đã thấy rằng gần như không thể nào đạt tới được; cho nên bạn tinh ranh. Bạn đang láu lỉnh: bạn nói, "Không thể nào đạt tới được." Bên trong, bạn biết không thể nào đạt tới được, nhưng bạn không muốn cảm thấy thất bại, bạn không muốn cảm thấy bất lực, bạn không muốn cảm thấy yếu đuối, cho nên bạn nói, "Tôi không khao khát."
Bạn phải đã nghe câu chuyện hay của một trong những người kể chuyện cổ, Aesop. Một con cáo tới gần vườn. Nó ngước mắt nhìn lên: chùm nho ngon lành đang treo đó. Nó nhảy lên nhưng cú nhảy không đủ cao. Nó rớt xuống. Nó lại cố và cố... nhưng nó không thể với tới được. Thế rồi nó nhìn quanh, chỉ để thấy rằng không ai đã thấy thất bại này. Thế rồi nói bước đi một cách kiêu kì. Một con thỏ nhỏ đang nấp trong bụi cây bước ra và hỏi, "Cô ơi, có chuyện gì thế?" Nó đã thấy cáo bị thất bại, cáo đã chứng tỏ bất lực. Cáo nói, "Chẳng có gì cả. Nho còn chua lắm."
Đây là an ủi. Thấy rằng bạn không thể đạt tới được, bạn hợp lí hoá rằng nho còn chua; chúng không đáng đạt tới. Không phải là bạn bất lực, không có đủ sức - "Chúng không đáng cho ta vươn tới." Không phải là bạn bị thất bại, mà là bạn đã từ bỏ chúng. Tôi đã thấy nhiều người đã từ bỏ thế giới, và họ không là gì ngoài đại diện cho câu chuyện của Aesop. Tôi đã bắt gặp nhiều sannyasins, "mahatmas," nhưng bạn có thể nhìn vào mắt họ... Dầu vậy, vẫn có ham muốn quả nho. Nhưng họ nói họ đã từ bỏ bởi vì thế giới là vô tích sự, nó là ảo tưởng, maya. Họ đã không đọc chuyện ngụ ngôn của Aesop. Họ nên đọc nó. Điều đó sẽ có ích cho họ hơn là đọc Vedas và Geeta, và họ nên cố hiểu điều thực sự đã xảy ra: đây là việc hợp lí hoá của bản ngã.
An ủi là thủ đoạn: mãn nguyện là cách mạng. Mãn nguyện không có nghĩa là thấy thất bại khắp xung quanh, bạn nhắm mắt lại và bạn nói, "Thế giới này là ảo tưởng; tôi không ham muốn nó." Một trong những nhà thơ làm bài cú vĩ đại nhất của Nhật Bản, Baso, đã viết một bài cú nhỏ. Nghĩa của nó là, "Người được ân huệ, người thấy giọt sương biến mất trong ánh mặt trời buổi sáng, không nói rằng thế giới là phù du, là ảo tưởng." Bài cú hiếm hoi. Tôi sẽ nhắc lại: "Được ân huệ là người, khi thấy giọt sương trong ánh mặt trời buổi sáng biến mất, không nói rằng thế giới là ảo tưởng, rằng thế giới chỉ là mơ." Tự an ủi bản thân bạn bằng việc nói điều đó là dễ dàng thế.
Mãn nguyện là trạng thái khẳng định của bản thể; an ủi là kìm nén. Nhưng an ủi có vẻ giống như mãn nguyện. Một người tới tôi và người đó nói, "Tôi là con người của mãn nguyện. Trong cả đời tôi, tôi vẫn còn mãn nguyện, nhưng chẳng cái gì xảy ra." Tôi ngạc nhiên. Tôi hỏi, "Bạn muốn gì? Mãn nguyện là đủ rồi. Bạn còn muốn gì nữa?" Anh ta nói, "Tôi đã đọc trong mọi kinh sách rằng nếu tôi mãn nguyện, mọi thứ sẽ xảy ra cho tôi. Và chả cái gì xảy ra cả. Và tôi đã thấy những người không mãn nguyện, và họ đã thành công. Tôi là thất bại. Tôi đã bị lừa."
Người này đang cố, qua mãn nguyện, để đạt tới ham muốn nào đó. Mãn nguyện này là giả - anh ta thủ đoạn. Và với sự tồn tại bạn không thể giở thủ đoạn được. Bạn không thể lừa nó được; bạn là một phần của nó. Làm sao bộ phận có thể lừa được toàn thể? Toàn thể biết trước khi bộ phận bắt đầu lừa.
Tôi cũng nói rằng mọi thứ xảy ra cho người được mãn nguyện - bởi vì mãn nguyện là mọi thứ. Đây không phải là kết quả, rằng bạn phải thực hành mãn nguyện để sao cho mọi thứ xảy ra cho bạn - Thượng đế và phúc lạc và niết bàn - không. Mãn nguyện trong bản thân nó là sự việc rồi. Người mãn nguyện đi tới biết rằng mãn nguyện là mọi thứ, mọi thứ đã xảy ra. Mắt người đó ngày càng trưởng thành, bản thể người đó ngày càng được hài hoà với chấp nhận, người đó ngày càng cảm thấy ở mọi nơi mọi sự là như chúng đáng phải vậy.
Nếu bạn là thuần khiết, mãn nguyện trở thành có thể. Mãn nguyện là gì? Đó là việc thấy, thấy cái toàn thể - nó đẹp làm sao. Mãn nguyện tự động tới nếu bạn có thể thấy buổi sáng, đẹp làm sao; nếu bạn có thể thấy buổi trưa, đẹp làm sao; nếu bạn có thể thấy buổi đêm, đẹp làm sao. Nếu bạn có thể thấy cái đang bao quanh bạn một cách liên tục, nó sao ngạc nhiên thế, liên tục ngạc nhiên thế, mọi khoảnh khắc đều là phép màu... nhưng bạn đã trở nên mù hoàn toàn. Hoa nở - bạn chưa bao giờ thấy; con cười - bạn chưa bao giờ nghe: sông hát - bạn điếc; sao múa - bạn mù; chư Phật tới và cố đánh thức bạn - bạn ngủ say. Mãn nguyện là không thể được.
Mãn nguyện là nhận biết về tất cả mọi cái đã có đó. Nếu bạn có thể chỉ nhìn thấy thoáng nhìn về điều đã xảy ra, bạn còn có thể mong đợi cái gì hơn nữa? Mong đợi nhiều hơn sẽ là vô ơn vô cùng. Nếu bạn có thể thấy cái toàn thể, bạn sẽ đơn giản cám ơn; bạn sẽ cảm thấy lòng biết ơn vô cùng nảy sinh ra từ bản thể bạn. Bạn sẽ nói, "Mọi thứ đều tốt, mọi thứ đều đẹp, mọi thứ đều linh thiêng. Và tôi cám ơn, bởi vì tôi đã không kiếm nó và tôi đã được cho cơ may, cơ hội, để sống, để hiện hữu, để thở, để nhìn, để nghe - để thấy cây nở hoa và nghe chim hót."
Nếu bạn có thể trở nên nhận biết - chỉ một chút nhận biết và bạn sẽ không thấy rằng có cái gì được thay đổi, bất kì cái gì được mong muốn - mọi thứ đã được trao cho bạn. Bởi vì phàn nàn của bạn - mây phàn nàn, tính phủ định - bạn không thể thấy; mắt bạn đầy khói và bạn không thể thấy được ngọn lửa.
Mãn nguyện là việc thấy - việc thấy khác - về cuộc sống: không thấy qua ham muốn của bạn, mà cố thấy bất kì cái gì đã là hoàn cảnh. Nếu bạn thấy qua ham muốn, bạn sẽ không bao giờ được mãn nguyện. Làm sao bạn có thể vậy... bởi vì ham muốn cứ diễn ra mãi? Bạn có mười nghìn ru pi; ham muốn nói một trăm nghìn được cần. Khi bạn có một trăm nghìn, ham muốn đã đi xa rồi; bây giờ nó ham muốn mười vạn ru pi, trăm vạn ru pi. Bất kì khi nào bạn sẽ đạt tới điểm đó, ham muốn bao giờ cũng sẽ đi lên trước bạn. Nó đi đằng trước bạn. Nó chưa bao giờ ở cùng bạn; bạn sẽ không bao giờ gặp nó ở đâu cả. Bất kì chỗ nào bạn đi bạn bao giờ cũng thấy nó như đường chân trời - chỉ ở đó, đâu đó trong tương lai. Nó bao giờ cũng là vậy. Và sẽ có bất mãn theo sau: ham muốn đi trước, thế rồi bất mãn sẽ là trạng thái của bạn. Và bất mãn là địa ngục.
Khi bạn đã hiểu điều này, bạn nhìn vào thực tại không qua màn ảnh của ham muốn; bạn nhìn ngay lập tức, bạn nhìn thẳng, bạn gạt sang bên ham muốn và bạn thấy. Bạn mở mắt và bạn thấy, và mọi thứ dường như là hoàn hảo thế... Tôi đã thấy điều đó! Đó là lí do tại sao tôi nói điều này cho bạn. Nó là hoàn hảo tới mức nó không thể được cải tiến. Nó đơn giản là điều cuối cùng. Thế thì mãn nguyện giáng xuống bạn như buổi tối: mặt trời, mặt trời nóng bỏng đã lặn, và làn gió im lặng của buổi tối và bóng tối im lặng choàng lên bạn - và chẳng mấy chốc bạn sẽ được bao bọc trong nó, trong hơi ấm của buổi đêm, bụng mẹ của mãn nguyện.
Mãn nguyện là cách nhìn; nhưng khi bạn hồn nhiên, nhẹ nhàng, vô trọng lượng, chỉ thế thì nó mới trở thành có thể.
Và sau mãn nguyện, Patanjali nói "mộc mạc," tapa. Đây thực sự là cái gì đó cần được hiểu, rất tế nhị và tinh tế. Bạn có thể mộc mạc trước mãn nguyện; thế thì mộc mạc của bạn sẽ là qua ham muốn. Thế thì cũng qua mộc mạc của bạn, bạn sẽ ham muốn moksha - giải thoát - cõi trời, Thượng đế. Thế thì mộc mạc của bạn cũng sẽ là phương tiện. Đó là lí do tại sao Patanjali đặt mãn nguyện đầu tiên rồi mới tới mộc mạc. Khi bạn mãn nguyện thế thì mộc mạc không phải là phương tiện; nó là cách sống giản dị, đẹp. Thế thì vấn đề không phải là có vài thứ hay thêm nữa - thế thì điều đó không phải là vấn đề. Thế thì nó không phải là vấn đề chút nào, có hay không có. Thế thì nó là cách sống giản dị, không phải là cách sống phức tạp.
Và điều này là khó hiểu: nếu không có mãn nguyện bạn cố là mộc mạc, mộc mạc của bạn sẽ phức tạp.
Có lần chuyện xảy ra, tôi du hành trong khoang hạng nhất với một sannyasin khác. Tôi không biết anh ta, anh ta không biết tôi, nhưng chúng tôi là hai hành khách duy nhất trong khoang. Nhiều người ở ga nào đó tới bày tỏ kính trọng của họ với anh ta; anh ta phải đã là người rất nổi tiếng. Anh ta không có gì, chỉ mỗi cái túi nhỏ, có thể một hay hai bộ quần áo, và chỉ một bộ lunghi nhỏ, phủ được tới đầu gối; và anh ta gần như ở trần. Và bộ lunghi đó cũng được làm từ thứ vải rẻ tiền nhất có thể.
Thế rồi, khi chúng tôi đi cùng nhau, dần dần tôi trở nên nhận biết về sự phức tạp của anh ta; anh ta là người đơn giản khi có liên quan tới hình tướng bên ngoài. Khi ga vừa qua và mọi người đã đi và tầu bắt đầu chạy và anh ta thấy tôi ngủ lơ mơ, tôi đã nhắm mắt, ngay lập tức, anh ta kéo cái gì đó ra khỏi túi. Tôi không ngủ. Tôi nhìn - anh ta đang đếm tờ bạc, ai đó có thể đã tặng cho anh ta. Không nhiều tờ bạc, phải không quá một trăm ru pi, nhưng cách anh ta đếm - với gusto thế, thèm khát tới mức tôi không thể nào tin được.
Thấy rằng tôi đã nhìn, ngay lập tức anh ta đút các tờ tiền vào trong túi và lại ngồi theo tư thế Phật ở chỗ ngồi. Bây giờ điều này là phức tạp. Nếu bạn đếm thì bạn đếm. Thành vấn đề gì liệu tôi nhìn hay không? Sao che giấu nó? Sao cảm thấy mặc cảm về nó? Nếu bạn tận hưởng đếm tiền, chẳng cái gì sai - hồn nhiên, vô hại. Nhưng không, anh ta cảm thấy mặc cảm: rằng sannyasin không nên chạm vào tiền, và anh ta đã bị bắt.
Thế rồi, anh ta định xuống ở ga sắp tới vào sáng sớm, sáu giờ sáng. Bất kì khi nào tầu dừng, anh ta cứ hỏi đi hỏi lại - hai giờ đêm và anh ta sẽ nghiêng người ra ngoài cửa sổ và hỏi - đó là ga nào. Anh ta quấy rối giấc ngủ của tôi nhiều tới mức tôi bảo anh ta, "Đừng lo. Nó sẽ không tới trước sáu giờ đâu. Và tầu hoả này không đi xa hơn ga đó - cho nên anh không cần lo. Cho dù anh ngủ say anh vẫn không thể lỡ ga được - đó sẽ là điểm dừng cuối cùng." Nhưng anh ta không thể ngủ được cả đêm. Anh ta căng thẳng thế; và tôi không thể hiểu được bất ổn đó là gì.
Đến sáng, khi ga tới gần hơn, tôi thấy anh ta đứng trước gương. Chẳng có gì mà thu xếp, chỉ có một bộ lunghi nhỏ, nhưng anh ta ghép đi ghép lại nó và nhìn vào gương và quan sát liệu nó trông có được hay không. Thế rồi anh ta lại thấy tôi nhìn. Anh ta bị choáng. Khi tôi nhắm mắt lại thế thì anh ta sẽ làm cái gì đó khác; nếu tôi mở mắt ra anh ta lập tức dừng lại. Mặc cảm thế về mọi thứ.
Người này đã không đạt tới mãn nguyện, và anh ta đã làm mộc mạc. Anh ta vẫn còn là người thường của ham muốn. Tôi không nói có cái gì sai trong việc soi gương - chẳng cái gì sai. Cái sai xảy ra chỉ khi ai đó khác đang nhìn - tại sao bạn bị choáng. Điều đó là hay, bạn có thể nhìn - đó là mặt bạn. Bạn có thể nhìn vào gương. Bạn có quyền, ít nhất với mặt riêng của bạn. Và không gì sai trong nó. Người ta nên tận hưởng - mặt đó cũng là mặt của Thượng đế. Nhưng anh ta mặc cảm: anh ta là người thường làm ra vẻ, cố là thánh nhân.
Không có mãn nguyện, bạn có thể làm ra vẻ, bạn có thể khổ, bạn có thể là mộc mạc, bạn có thể trở thành "giản dị" - bạn có thể bỏ nhà và quần áo và trở nên trần trụi; nhưng trong tính trần trụi của bạn sẽ có phức tạp, không thể có giản dị được. Giản dị tới như cái bóng của mãn nguyện; thế thì bạn có thể sống trong cung điện và bạn có thể giản dị. Giản dị chẳng liên quan gì tới điều bạn có: giản dị có cái gì đó liên quan tới phẩm chất của tâm trí.
Cho nên với một ga mà đã bất an rồi, làm sao anh ta có thể nghỉ ngơi khi cái chết đang tới? Sợ thế với việc tôi nhìn anh ta, anh ta sẽ sợ đến đâu nếu Thượng đế nhìn anh ta, và anh ta sẽ sợ đến đâu khi anh ta phải đối diện với đấng sáng tạo? Anh ta sẽ không có khả năng đối diện.
Anh ta đang giở trò với bản thân mình: không ai khác bị lừa.
Mộc mạc là giản dị: sống cuộc sống giản dị. Cuộc sống giản dị là gì? Nó giống như cuộc sống của đứa trẻ -bạn tận hưởng mọi thứ, nhưng bạn không níu bám.
Chuyện xảy ra: Một trong những thánh nhân vĩ đại nhất Ấn Độ là Kabir. Ông ấy có một con trai; tên anh ta là Kamal. Anh ta là người thậm chí còn vĩ đại hơn người bố, nhưng không ai biết về Kamal mấy vì anh ta thực sự là người rất, rất hiếm hoi. Nhiều đệ tử có đó, và nhiều ganh đua, như nó vẫn xảy ra với các đệ tử. Và nhiều người chống lại việc Kamal sống cùng Kabir bởi vì, họ nói, "Người này là đáng trách." Mọi người sẽ đem nhiều quà, đồ cúng dường, tiền bạc, kim cương tới chân Kabir - ông ấy sẽ không bao giờ nhận chúng. Và Kamal sẽ ngồi bên ngoài, và khi họ quay lại, nếu họ đã cúng dường, anh ta sẽ lấy chúng. Cho nên mọi người nói, "Con ông tham lam."
Kabir biết anh ta rõ lắm, rằng anh ta không tham chút nào; anh ta là người rất giản dị. Đó là lí do tại sao ông ấy hay gọi anh ta là Kamal. Kamal nghĩa là "phép màu." Anh ta là người thực sự là phép màu, và nó phải như vậy thôi: nhất định với Kabir anh ta phải là người phép màu. Nhưng anh ta thực sự giản dị - hệt như đứa trẻ. Thỉnh thoảng anh ta thậm chí còn hỏi: quà của ai đó đã bị từ chối, Kabir đã từ chối nó - ai đó đã mang kim cương tới cho và Kabir đã từ chối chúng - và người này sẽ đem chúng đi và Kamal sẽ nói. "Đá đẹp thế. Ông đem chúng đi đâu? Đem lại cho tôi đi. Nếu bố tôi không nhận, tôi có thể nhận."
Điều này là xấu. Cho nên, cuối cùng, các đệ tử khuyên Kabir, ngược với ước muốn của ông ấy, và Kabir nói, "Được, nếu các ông nghĩ... thế thì ta sẽ tống nó ra."
Kamal bị tống ra. Anh ta chẳng nói gì; anh ta đơn giản chấp nhận: con người của mãn nguyện. Anh ta thậm chí không tranh cãi rằng những người đang phàn nàn chống anh ta là sai. Không. Không có biện luận trong người như vậy. Anh ta đơn giản bỏ đi, anh ta làm một chiếc lều nhỏ ngay bên cạnh Kabir, và bắt đầu sống ở đó. Hàng nghìn người sẽ tới Kabir, và không ai tới Kamal, vì anh ta không nổi tiếng chút nào; và điều này khắp nơi đều biết, rằng Kabir đã tống anh ta ra, cho nên đây là đủ kết án.
Vua của vùng Kashi, một người sùng kính Kabir, một lần tới, và ông ấy hỏi, "Kamal đâu?" Kabir phải kể lại câu chuyện. Nhà vua nói, "Nhưng ta chưa bao giờ cảm thấy rằng cậu đó có tham lam gì cả. Cậu ta giản dị. Ta sẽ đi và xem vậy." Thế là ông ta đi tới lều của Kamal với một viên kim cương rất, rất giá trị, viên to nhất mà ông ấy có.
Kamal đói hôm đó, và không có thức ăn ở đó, cho nên anh ta nói, "Tôi sẽ làm gì với hòn đá này? Tôi có nên ăn nó không? Ông đáng ra nên mang chút thức ăn tới vì tôi đang đói."
Nhà vua nghĩ trong đầu, "Mình đúng rồi. Hừmm? viên kim cương giá trị thế mà anh ta đơn giản từ chối. Cho nên nhà vua lấy lại viên kim cương khi ông ấy quay về. Kamal nói, "Nếu ông đã hiểu rằng đây chỉ là hòn đá, sao mang trọng lượng đó đi lần nữa? Ông có thể bỏ nó lại. Ngay chỗ đầu tiên ông đã mang nó tới đây, điều đó là sai rồi. Bây giờ sao phạm cùng sai lầm đó lần nữa? Nó chỉ là hòn đá mà."
Bây giờ, nhà vua đâm ra phân vân, "Có thể đây chỉ là thủ đoạn. Có thể Kamal này quan tâm tới kim cương nhưng lại láu lỉnh với mình." Nhưng nhà vua nghĩ, "Thôi được, để ta xem sao." Thế là ông ta nói, "Ta nên để nó ở đâu?"
Kamal nói, "Lần nữa, ông phạm cùng sai lầm. Nếu nó là hòn đá, không ai hỏi về để nó ở đâu cả. Ông có thể bỏ nó ở bất kì chỗ nào; chiếc lều là đủ lớn."
Nhà vua muốn xem toàn thể sự việc tới tận cùng, cho nên ông ấy để nó lên mái lều và bỏ đi, vẫn biết rõ, "Khoảnh khắc mình đi xa một chút thể nào tay Kamal này cũng sẽ lấy viên kim cương đó đem vào lều."
Sau bẩy ngày ông ta quay lại để điều tra điều đã xảy ra. Ông ta chắc chắn rằng đến giờ viên kim cương phải đã bị bán đi rồi. Ông ta tới, ông ta nói về các thứ khác, và thế rồi ông ta nói, "Chuyện gì đã xảy ra cho viên kim cương?"
Kamal nói, "Lại kim cương? Và tôi đã bảo ông nó là hòn đá. Và sao tôi phải lo nghĩ về điều đã xảy ra cho nó?"
Bây giờ nhà vua nghĩ, "Hắn thực là... thực là tinh ranh. Hắn đã bán nó hay giấu nó đi rồi; bây giờ hắn lại nói, 'Sao tôi phải lo nghĩ về nó?'"
Và thế rồi Kamal nói, "Nhưng ông có thể tìm bất kì chỗ nào ông đã bỏ nó lại. Nếu ai đó mà còn chưa lấy nó đi, nó có thể vẫn ở đó." Và nó vẫn ở đó thật.
Đây là giản dị. Đây là mộc mạc. Nhưng khó: một người có thể sống ở cung điện, và nếu cung điện không ở trong người đó, đó là mộc mạc. Bạn có thể sống trong lều, và nếu lều đã đi vào trong tâm trí bạn, nó không phải là mộc mạc. Bạn có thể ngồi trên ngai vàng như hoàng đế, và bạn có thể là sannyasin. Bạn có thể là sannyasin và bạn có thể đứng trần trên phố, và bạn không thể là một sannyasin. Mọi sự là không đơn giản như người ta nghĩ chúng vậy, và hình tướng không nên được tin nhiều - bạn nên nhìn sâu bên dưới.
Mộc mạc là có khả năng chỉ sau mãn nguyện, bởi vì sau mãn nguyện mộc mạc của bạn sẽ không là phương tiện cho mục đích nào đó; nó sẽ đơn giản là cách sống không phức tạp, cách sống đơn giản. Và tại sao đơn giản? Bởi vì nó hạnh phúc hơn. Việc sống của bạn càng phức tạp, bạn sẽ càng bất hạnh hơn, bởi vì bạn phải xoay xở với nhiều thứ thế. Cuộc sống càng đơn giản, càng hạnh phúc hơn, bởi vì không có quản lí, thực sự. Bạn có thể đơn giản sống như việc thở.
Và thế rồi tới "học cái ta," swadhyaya. Một người đã đạt tới thuần khiết, mãn nguyện, mộc mạc, chỉ người đó mới học được cái ta; bởi vì bây giờ mọi rác rưởi bị tống ra, mọi thứ mục nát bị ném đi. Bằng không, học cái ta sẽ là không thể được. Bạn có nhiều rác rưởi thế trong bạn, nếu bạn cứ học cái ta nó sẽ không là học cái ta đâu, bởi vì mọi thứ rác rưởi đó sẽ phải được học tập. Nó có thể trở thành phân tâm học Freud, đây là khác biệt giữa swadhhyaya và phân tâm học Freud.
Phân tâm học của Freud có thể tiếp tục trong nhiều năm - năm năm, ba năm - và thế nữa chẳng cái gì được kết thúc; rác rưởi cứ kéo tới. Bạn có thể tiếp tục và tiếp tục... rác là vô hạn, bởi vì nó đang tự tạo ra: hôm nay bạn ném rác, ngày mai bạn lại tới để phân tích; trong hai mươi bốn giờ, lần nữa, rác đã tụ tập ở đó; lần nữa bạn ném nó đi, lần nữa nó tụ lại. Chừng nào toàn thể cơ sở cuộc sống của bạn còn chưa thay đổi, bạn sẽ cứ tích luỹ rác rưởi. Rác rưởi không phải là vấn đề - bạn tích luỹ nó. Cách sống của bạn là tới mức bạn hấp dẫn nó, tích luỹ nó; bạn níu bám lấy nó. Chừng nào điều đó chưa bị phá vỡ, chừng nào phong cách sống đó còn chưa được thay đổi, bạn không thể học cái ta được. Bạn là đám đông và bản thân bạn bị lạc trong đám đông.
Patanjali đi rất, rất khoa học. Sau mộc mạc, khi bạn đã trở nên rất giản dị, không rác rưởi nào tích luỹ lại, khi bạn đã trở nên được mãn nguyện tới mức không ham muốn nào sống trong bạn, khi bạn đã trở thành hồn nhiên và thuần khiết tới mức không nặng nề nào tồn tại, bạn đã trở thành như hương thơm, vô trọng lượng, trên đôi cánh, trong không trung, cưỡi lên không khí - thế thì tới học cái ta. Bây giờ, bạn có thể học cái ta.
Học cái ta không phải là tự phân tích; nó chính là nhìn vào cái ta. Nó là thiền về cái ta.
Và sau học cái ta là tới bước cuối cùng trong giai đoạn thứ hai, đó là, "buông xuôi theo Thượng đế." Thực sự kì diệu, cách thức mà Patanjali đi. Ông ấy phải đã xem xét mọi bước trong nhiều năm vì đích xác nó là vậy. Khi bạn đã học về cái ta, chỉ thế thì bạn mới có thể buông xuôi được. Bởi vì bằng không bạn sẽ buông xuôi cái gì? Cái ta là để bị buông xuôi. Nếu bạn biết rõ nó, chỉ thế thì bạn có thể buông xuôi. Bằng không làm sao bạn sẽ buông xuôi?
Mọi người tới tôi và họ nói, "Chúng tôi muốn buông xuôi," nhưng bạn sẽ buông xuôi cái gì cho tôi? Bạn không có gì ngay bây giờ. Nó là thứ trống rỗng cái bạn gọi là buông xuôi. Bạn phải ở đó để được buông xuôi. Ngay chỗ đầu tiên, cái ta tích hợp được cần tới để được buông xuôi. Chỉ bằng việc nói, buông xuôi không thể xảy ra được: bạn phải có năng lực về nó; nó phải được thu lấy. Sau việc học cái ta, khi cái ta nảy sinh như cột ánh sáng bên trong bạn và bạn đã hiểu nó, và mọi thứ không bản chất đã bị cắt bỏ và ném đi, bạn đã trải qua giải phẫu, bây giờ chỉ cái ta còn lại trong tính thuần khiết tinh khôi và cái đẹp - bây giờ, bạn có thể buông xuôi nó theo Thượng đế.
Và Patanjali có một thứ nữa, thứ rất hiếm để nói ra, và đó là điều Thượng đế có tồn tại hay không là không quan trọng. Thượng đế không phải là lí thuyết đối với Patanjali; Thượng đế là không được chứng minh. Patanjali nói Thượng đế không là gì ngoài cái cớ để buông xuôi. Bằng không bạn sẽ buông xuôi ở đâu? Nếu bạn có thể buông xuôi không có Thượng đế, điều đó là tốt, với Patanjali không có rắc rối. Ông ấy không nhấn mạnh rằng Thượng phải có đó để mà được tin vào. Ông ấy khoa học tới mức ông ấy nói Thượng đế không có, đó chỉ là cách để buông xuôi. Bằng không bạn sẽ gặp khó khăn buông xuôi ở đâu. "Buông xuôi theo ai?" bạn sẽ hỏi.
Đã từng có những người như Phật và Mahavir người đã buông xuôi mà không có Thượng đế, nhưng đó là những hiện tượng hiếm hoi, bởi vì tâm trí bạn bao giờ cũng hỏi. Nếu tôi bảo bạn, "Yêu đi," bạn sẽ hỏi, "Yêu ai?" - bởi vì bạn không thể yêu được mà không có đối thể của yêu. Nếu tôi đề nghị bạn viết một bức thư bạn sẽ hỏi, "Viết cho địa chỉ nào?" Bạn không thể chỉ viết bức thư mà không có địa chỉ bởi vì điều đó sẽ có vẻ quá ngu xuẩn. Tâm trí bạn: đến cuối nếu không có Thượng đế và bạn được bảo "Buông xuôi đi," bạn sẽ nói, "Với ai?"
Chỉ để cho bạn một địa chỉ - Thượng đế là địa chỉ để giúp bạn. Thượng đế không phải là mục đích và Thượng đế không phải là người. Với Patanjali Thượng đế chỉ là sự giúp đỡ trên đường - sự giúp đỡ cuối cùng. Nhân danh Thượng đế, việc buông xuôi trở nên dễ dàng. Nhân danh Thượng đế, tâm trí bạn không trong phân vân buông xuôi vào đâu: bạn có chỗ để buông xuôi, bạn có chỗ để buông xuôi. Thượng đế là chỗ đó, không phải là người.
Và Patanjali nói nếu bạn có thể buông xuôi mà không có Thượng đế, chúng ta không khăng khăng về điều đó. Buông xuôi là chính, không phải Thượng đế. Nếu bạn thực sự hiểu điều tôi nói, thế thì, buông xuôi là Thượng đế. Buông xuôi là trở thành thiêng liêng, buông xuôi là đạt tới điều thiêng liêng. Nhưng bạn phải biến mất. Cho nên điều đầu tiên bạn phải tìm ra bản thân bạn để cho bạn có thể biến mất, đầu tiên bạn phải tích hợp bản thân bạn để cho bạn có thể đi tới điện thờ và buông xuôi bản thân bạn dưới chân của điều thiêng liêng, rót bản thân bạn vào trong đại dương, và biến mất.
"Thuần khiết, mãn nguyện, mộc mạc, học cái ta và buông xuôi theo Thượng đế là luật cần được tuân theo." Đây là luật cho trưởng thành. Chúng không ngăn cấm; chúng giúp đỡ. Chúng không có tính hạn chế; chúng có tính sáng tạo.
Khi tâm trí bị rối loạn bởi các ý nghĩ sai, cân nhắc kĩ về những cái đối lập.
Đây là phương pháp hay, sẽ rất hữu dụng cho bạn. Chẳng hạn, nếu bạn cảm thấy rất bất mãn, phải làm gì? Patanjali nói suy tư về cái đối lập: nếu bạn cảm thấy bất mãn, suy từ về mãn nguyện, Mãn nguyện là gì. Đem vào cân bằng. Nếu tâm trí bạn giận dữ, đem từ bi vào, nghĩ về từ bi; và, ngay lập tức, năng lượng thay đổi. Bởi vì chúng là cùng một năng lượng, cái đối lập là cùng năng lượng.
Một khi bạn đem nó vào, nó hấp thu. Giận có đó: suy tư về từ bi.
Làm một điều: giữ bức tượng Phật. Bởi vì tượng đó là trong điệu bộ từ bi. Bất kì khi nào bạn giận, đi vào trong phòng, nhìn vào Phật, ngồi như Phật, và cảm thấy từ bi. Đột nhiên bạn sẽ thấy biến đổi xảy ra bên trong bạn: giận đang thay đổi, kích động mất đi... từ bi nảy sinh. Và điều đó không phải là năng lượng khác; nó là cùng năng lượng - cùng năng lượng của giận - đang thay đổi phẩm chất, đi lên cao hơn. Thử nó đi.
Nó không phải là kìm nén, nhớ lấy. Mọi người hỏi tôi, "Patanjali có kìm nén không? Bởi vì khi tôi đang giận, nếu tôi nghĩ về từ bi, chẳng phải nó là kìm nén sao?" Không. Nó là thăng hoa: nó không là kìm nén. Nếu bạn giận và bạn kìm nén mà không nghĩ về từ bi thế thì nó là kìm nén. Bạn cứ đẩy nó xuống và bạn mỉm cười và bạn hành động dường như bạn không giận - và giận dữ nổi ra đó và sôi lên ở đó và sẵn sàng bùng nổ. Thế thì nó là kìm nén. Không, chúng ta không kìm nén cái gì, và chúng ta không tạo ra nụ cười hay bất kì cái gì; chúng ta chỉ đổi cực bên trong.
Cái đối lập là cực. Khi bạn cảm thấy ghét, nghĩ về yêu đi. Khi bạn cảm thấy ham muốn, nghĩ về vô ham muốn và im lặng tới trong nó. Dù hoàn cảnh là bất kì cái gì, đem cái đối lập vào và quan sát điều xảy ra bên trong bạn. Một khi bạn biết cái mẹo của nó, bạn đã trở thành người chủ. Bây giờ bạn có chìa khoá: bất kì khoảnh khắc nào giận có thể được đổi thành từ bi, bất kì khoảnh khắc nào giận cũng có thể được biến thành yêu, bất kì khoảnh khắc nào buồn cũng có thể trở thành cực lạc. Khổ có thể trở thành phúc lạc bởi vì khổ có cùng năng lượng như phúc lạc; năng lượng là không khác. Bạn chỉ phải biết cách tạo kênh cho nó.
Và, không có kìm nén bởi vì toàn thể năng lượng của giận trở thành từ bi - không cái gì còn lại để kìm nén. Thực ra, bạn đã diễn đạt nó trong từ bi.
Có hai cách diễn đạt. Ở phương Tây, bây giờ, thanh tẩy đã trở thành rất quan trọng. Các nhóm đương đầu, trị liệu nguyên thuỷ - tất cả đều tin vào thanh tẩy. Phương pháp Thiền Động riêng của tôi là phương pháp thanh tẩy bởi vì mọi người đã đánh mất chìa khoá để thăng hoa. Patanjali không nói về thanh tẩy chút nào. Tại sao ông ấy không nói về điều đó? Mọi người đã có chìa khoá, mẹo. Họ biết cách thăng hoa. Bạn đã quên, cho nên tôi phải dạy bạn thanh tẩy.
Giận có đó; nó có thể được biến đổi thành từ bi, nhưng bạn không có ý tưởng nào về cách làm điều đó. Và đó không phải là nghệ thuật mà có thể được dạy; nó là mẹo. Bạn phải làm nó, và học nó qua việc làm nó; không có cách khác. Nó giống như bơi: bạn phải bơi, và sai lầm, và thỉnh thoảng lâm vào nguy hiểm, và thỉnh thoảng bạn sẽ cảm thấy mất mát, cuộc sống bị mất, bạn bị chìm. Bạn phải qua mọi điều đó, và thế thì mẹo tới, thế thì bạn biết nó là gì. Và nó là điều đơn giản thế, việc bơi.
Bạn có quan sát không? Có vài điều bạn có thể học nhưng bạn không thể quên: bơi là một trong những điều đó. Hay đi xe đạp - bạn có thể học nhưng bạn không thể quên. Mọi thứ khác bạn có thể học và bạn có thể quên. Cả nghìn lẻ một thứ bạn đã học ở trường; bây giờ bạn đã gần như quên hết. Toàn thể hệ thống trường học dường như phí hoài thế. Mọi người học, và thế rồi không ai nhớ. Cứ lấy bài thi mà xem... thế rồi được kết thúc, thế thì chẳng cái gì được nhớ. Nhưng bơi bạn không thể quên được. Nếu bạn đã không ở sông năm mươi năm và đột nhiên bạn bị ném xuống sông, bạn sẽ lại bơi sảng khoái như bao giờ - bạn sẽ không có một khoảnh khắc nào ngần ngại về làm cái gì. Tại sao nó xảy ra như vậy? Bởi vì nó là mẹo. Nó không thể bị quên. Nó không phải là việc làm; nó không phải là nghệ thuật. Và việc học, nghệ thuật, có thể bị quên, nhưng mẹo thì sao? Mẹo là cái gì đó đi sâu thế vào trong bản thể bạn nó trở thành một phần của bạn. Việc thăng hoa là mẹo.
Patanjali chưa bao giờ nói về thanh tẩy; tôi phải nói về nó bởi vì bạn. Nhưng một khi bạn hiểu, và nếu bạn có thể thăng hoa, thế thì không cần thanh tẩy bởi vì thanh tẩy, theo một cách nào đó, là phí hoài năng lượng. Nhưng, không may, không cái gì có thể được làm ngay bây giờ. Và bạn đã từng bị kìm nén trong nhiều thế kỉ tới mức thăng hoa có vẻ giống như kìm nén, cho nên chỉ thanh tẩy dường như là cách thức. Đầu tiên bạn phải làm giảm nhẹ - bạn trở thành vô trọng lượng một chút, không bị nặng gánh - và thế rồi bạn có thể được dạy cho nghệ thuật thăng hoa.
Thăng hoa là dùng năng lượng theo cách cao hơn, cùng năng lượng được dùng với phẩm chất khác cho nó. Nhưng bạn có thể thử. Nhiều người trong các bạn đã trải qua Thiền Động trong thời gian lâu. Bạn có thể thử: lần sau khi giận có đó, buồn có đó, cứ ngồi im lặng và cho phép buồn di chuyển tới hạnh phúc - chỉ giúp đỡ - đẩy nó đi một chút. Đừng làm quá nhiều và đừng trong vội vàng. Hừmm?... bởi vì buồn sẽ là ngần ngại lúc ban đầu để đi tới hạnh phúc. Bởi vì trong nhiều thế kỉ, trong nhiều kiếp, bạn đã không cho phép nó đi theo cách đó, nó sẽ ngần ngại. Giống như con ngựa mà bạn buộc nó đi tới con đường mới mà nó chưa bao giờ đi, nó sẽ ngần ngại. Nó sẽ cố đi theo hình mẫu cũ, theo con đường cũ, theo đường mòn cũ. Nhưng dần dần bằng thuyết phục, dụ dỗ, nói với Nỗi buồn rằng, "Đừng sợ. Nó thực sự là hấp dẫn đấy; đi theo cách này đi. Mình có thể trở thành hạnh phúc, và không cái gì sai trong nó và không cái gì là không thể được."
Cứ thuyết phục, nói với nỗi buồn của bạn, và một ngày nào đó bạn sẽ đột nhiên thấy nỗi buồn đã đi vào kênh mới: nó đã trở thành hạnh phúc. Đó là ngày nhà yogi được sinh ra, không trước điều đó. Trước nó bạn đơn giản chuẩn bị.
Cần cân nhắc các cái đối lập bởi vì ý nghĩ sai, xúc động, và hành động như bạo hành, nảy sinh trong dốt nát và làm mạnh thêm cho khổ dù chúng được thực hiện, được gây ra, hay được chấp thuận qua tham lam, giận dữ hay ảo tưởng theo mức độ nhẹ, trung bình hay mạnh.
Bất kì cái gì là phủ định đều nguy hiểm cho bạn và cho người khác. Bất kì cái gì phủ định đều đã tạo ra địa ngục cho bạn và cho người khác; nó đang tạo ra khổ cho bạn và cho người khác. Tỉnh táo vào. Cho dù bạn nghĩ một ý nghĩ phủ định, nó đã trở thành thực tại trong thế giới. Không chỉ là khi bạn hành động nó mới trở thành thực tại: ý nghĩ là thực như bất kì hành động nào. Nếu bạn nghĩ tới giết một người, bạn đã sát hại rồi. Người này có thể sống, nhưng bạn đã làm công việc của bạn: người này sẽ không có khả năng sống đầy đủ như có thể - như nó đã có thể. Bạn đã giết người đó một chút. Và người này có thể có khả năng sống, nhưng bạn đã trở thành kẻ sát hại và năng lượng riêng của bạn sẽ mang phẩm chất sát hại đó trong bạn.
Ý nghĩ, xúc động, hay hành động - chúng ta không tạo ra phân biệt nào giữa chúng. Chúng là như nhau. Chúng giống hệt như hạt mầm và cây non và cây. Nếu hạt mầm có đó, cây đã có đó trên đường, nó đang tới. Cho nên bất kì khi nào bạn bắt lấy một ý nghĩ phủ định, ngay lập tức làm thăng hoa nó, biến đổi nó đi. Nó là nguy hiểm. Mọi ý nghĩ chung cuộc trở thành hành động; mọi ý nghĩ chung cuộc trở thành một vật.
Thỉnh thoảng bạn có quan sát không? Bạn tới một phòng mới ở khách sạn để ở, và đột nhiên bạn cảm thấy thay đổi bên trong bạn. Hay bạn tới một ngôi nhà mới và có cảm giác kì lạ rằng bạn không còn là bản thân bạn. Điều đó xảy ra theo luật nào đó. Trong phòng khách sạn nhiều thứ liên tục xảy ra; nhiều kiểu người tới và đi. Nó trở thành chỗ rất, rất đông đúc. Phòng khách sạn là chỗ rất, rất đông đúc - hàng nghìn ý nghĩ được xả ra trong phòng đó. Nó không trống rỗng, như bạn nghĩ nó vậy; nó không vậy. Những ý nghĩ đó rung động ở đó. Khi bạn đi vào, đột nhiên, bạn ở dưới ảnh hưởng của nhiều ý nghĩ thế.
Bạn đi vào trong nhà mới - nó là xa lạ. Phải mất ba tuần, hai mươi mốt ngày, cho bạn lắng đọng và cảm thấy rằng đây là nhà bạn, bởi vì trong hai mươi mốt ngày, dần dần, ý nghĩ của bạn xua tan các ý nghĩ đã ở đó và chúng giữ lấy ngôi nhà. Thế rồi mọi sự trở nên dễ dàng hơn, bạn cảm thấy ở nhà - dường như bạn đã quay về cái ta riêng của bạn.
Thỉnh thoảng, nếu kẻ sát hại đã sống trong phòng và đã liên tục nghĩ về giết hại và lập kế hoạch và thế này và thế nọ, và, nếu trong sáu phút sau khi người đó đi, bạn vào trong phòng và bạn ở đó; người đó có thể đã không giết người, nhưng bạn có thể phạm phải giết người - bởi vì ý nghĩ của người đó mạnh thế vào khoảnh khắc đó. Trong vòng sáu phút ý nghĩ này là mạnh như nó có thể. Dần dần nó tiêu tán đi. Hay, nếu người này đang nghĩ tới tự tử, ai đó khác có thể làm điều đó. Ý nghĩ của bạn có thể trở thành hành động cho ai đó khác.
Nhưng bất kì khi nào bạn nghĩ bất kì cái gì phủ định, bạn đều đang tạo ra nghiệp xấu cho bạn và người khác; bạn đang làm thay đổi bản chất của thực tại. Cùng điều đó xảy ra với năng lượng khẳng định, ý nghĩ khẳng định: bất kì khi nào bạn gửi một ý nghĩ từ bi cho thế giới, nó đều được đón nhận. Bạn tạo ra một thế giới tốt hơn - chỉ bằng việc nghĩ về nó. Và nếu bạn có thể thu được trạng thái vô trí, bạn tạo ra không gian quanh bạn mà là trống rỗng. Trong không gian trống rỗng đó ai đó khác có thể trở thành vị Phật một ngày nào đó. Do đó, nhiều kính trọng và nhiều tôn kính thế, nhiều kính cẩn thế được dành cho một số chỗ trên thế giới - Mecca, Medina, hay Jerusalem, hay Girnar, Kailash. Hàng nghìn người đã trở thành chư Phật từ những chỗ đó. Họ đã bỏ lại chân không ở đó, một chân không rất sống động, và mạnh mẽ tới mức không ý nghĩ nào có thể đi vào trong chân không đó. Nếu bạn có thể tìm ra đúng chỗ ở Kailash và bạn có thể ngồi tại chỗ đó, đột nhiên bạn sẽ được biến đổi - bạn ở trong cơn lốc của vô trí. Điều đó sẽ lau sạch bạn. Cùng điều đó xảy ra với điều phủ định như nó xảy ra cho điều khẳng định.
Bất kì khi nào bạn cảm thấy cái gì đó phủ định, lập tức đổi nó thành khẳng định - làm thăng hoa nó. Tôi không nói áp đặt nó, tôi không nói kìm nén nó - tôi nói cho phép nó, giúp nó, để trở thành cái đối lập; giúp nó đi sang cái đối lập. Và điều đó không khó! Người ta chỉ phải biết cái mẹo.

0 Đánh giá

Ads Belove Post