Chương 1. Hỏi câu hỏi gần nhà

Chương 1. Hỏi câu hỏi gần nhà

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 7)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 1. Hỏi câu hỏi gần nhà

Dharana, tập trung, giới hạn tâm trí vào đối thể đang được thiền tới.
Dhyan, suy tư, là luồng không ngắt của tâm trí tới đối thể.
Samadhi là khi tâm trí trở thành một với đối thể.
Ba điều này được lấy cùng nhau - dharma, dhyan, và samadhi - thiết lập ra sanyama.
Bằng việc làm chủ nó, ánh sáng của ý thức cao hơn.
Ngày xưa một Thiền sư bảo học trò của mình hỏi các câu hỏi. Một trò hỏi. "Phần thưởng tương lai nào có thể được mong đợi bởi những người đã cố gắng chuyên cần cho bài học?"
Thầy trả lời, "Hỏi câu hỏi gần nhà đi."
Trò thứ hai muốn biết, "Làm sao con có thể ngăn ngừa những hành động dại dột quá khứ của con khỏi nảy sinh ra kết tội con?"
Thầy nhắc lại, "Hỏi câu hỏi gần nhà đi."
Trò thứ ba giơ tay lên xin nói, "Thưa thầy, chúng con không hiểu điều gì được ngụ ý bởi việc hỏi câu hỏi gần nhà."
"Để nhìn xa, trước hết phải nhìn gần. Lưu tâm tới khoảnh khắc hiện tại đi, vì nó chứa câu trả lời về tương lai và quá khứ. Ý nghĩ nào vừa thoáng qua tâm trí các trò? Các trò bây giờ đang ngồi trước thầy với thân thể vật lí căng thẳng hay thảnh thơi? Bây giờ thầy có sự chăm chú đầy đủ hay một phần của các trò? Tới gần nhà bằng việc hỏi những câu hỏi như thế này. Câu hỏi gần dẫn tới câu trả lời xa."
Đây là thái độ yoga hướng tới cuộc sống. Yoga không là siêu hình. Nó không bận tâm về những câu hỏi xa xôi - câu hỏi xa xăm, về kiếp sống quá khứ, kiếp sống tương lai, cõi trời và địa ngục, Thượng đế, và những thứ thuộc kiểu đó. Yoga quan tâm tới những câu hỏi gần nhà. Câu hỏi càng gần, càng có khả năng giải quyết nó. Nếu bạn có thể hỏi câu hỏi gần bạn nhất, có mọi khả năng là chỉ bằng việc hỏi, nó sẽ được giải. Và một khi bạn giải được câu hỏi gần nhất, bạn đã lấy bước đầu tiên. Thế thì cuộc hành hương bắt đầu. Thế thì dần dần bạn bắt đầu giải những điều ở xa xôi - nhưng toàn thể việc truy tìm yoga là để mang bạn về gần nhà.
Cho nên nếu bạn hỏi Patanjali về Thượng đế, ông ấy sẽ không trả lời. Thực ra ông ấy sẽ nghĩ bạn hơi chút ngu. Yoga nghĩ mọi nhà siêu hình đều ngu; họ đang phí thời gian về những vấn đề mà không thể được giải quyết bởi vì chúng xa xăm thế. Tốt hơn là bắt đầu từ điểm bạn đang ở. Bạn chỉ có thể bắt đầu từ chỗ bạn đang hiện hữu. Từng cuộc hành trình thực có thể bắt đầu chỉ từ nơi bạn đang hiện hữu. Đừng hỏi những câu hỏi trí tuệ, siêu hình về cõi bên kia; hỏi những câu hỏi về bên trong ấy.
Đây là điều đầu tiên cần được hiểu về yoga, nó là khoa học. Nó rất thực chứng, kinh nghiệm. Nó đáp ứng mọi tiêu chí của khoa học. Thực ra điều bạn gọi là khoa học có chút ít xa xôi, bởi vì khoa học tập trung vào đối thể. Và yoga nói chừng nào bạn chưa hiểu chủ thể, điều là bản tính của bạn, gần nhất với bạn, làm sao bạn có thể hiểu được đối thể? Nếu bạn không biết bản thân bạn, mọi thứ khác bạn biết nhất định là sai sót, bởi vì điều cơ sở bị thiếu. Bạn đang trên nền có lỗi. Nếu bạn không được bừng sáng bên trong, thế thì bất kì ánh sáng nào bạn mang ở bên ngoài sẽ không giúp được cho bạn. Và nếu bạn mang ánh sáng bên trong thế thì không có sợ, cứ để bóng tối bên ngoài đấy, ánh sáng của bạn sẽ là đủ cho bạn. Nó sẽ chiếu sáng con đường của bạn. Siêu hình không giúp gì; nó làm lẫn lộn.
Chuyện xảy ra. Khi tôi còn là sinh viên trong đại học. Tôi đã tham gia môn học về triết lí đạo đức, luân lí. Tôi chỉ dự được bài giảng thứ nhất của giáo sư. Tôi không thể tin được rằng người này có thể lạc hậu thế. Ông ấy nói về gần một trăm năm trước, cứ dường như ông ấy hoàn toàn không nhận biết gì về những phát triển mới đã xảy ra cho môn triết lí đạo đức. Nhưng điều đó có thể được tha thứ. Ông ấy cực kì chán, dường như ông ấy đang làm mọi nỗ lực để gây chán cho bạn. Nhưng điều đó cũng không là vấn đề lớn; tôi có thể đã ngủ. Nhưng ông ấy còn gây bực mình nữa, kêu chói tai - giọng ông ấy, cách thức của ông ấy... Nhưng điều đó nữa, người ta có thể trở nên quen. Ông ấy rất lẫn lộn. Thực ra tôi chưa bao giờ bắt gặp một người với nhiều phẩm chất thế tất cả được gắn vào một người.
Tôi không bao giờ vào lại lớp của ông ấy. Tất nhiên, ông ấy phải đã bị bực mình bởi điều đó, nhưng ông ấy không bao giờ nói cái gì. Ông ấy đợi cho tới lúc của ông, bởi vì ông ấy biết một ngày nào đó tôi sẽ phải xuất hiện trong kì thi. Tôi đã xuất hiện. Ông ấy thậm chí còn khó chịu hơn bởi vì tôi được điểm tới chín mươi nhăm phần trăm. Ông ấy không thể tin được vào điều đó.
Một hôm khi tôi đi ra quán cà phê của đại học và ông ấy bước vào, ông ấy bắt giữ tôi. Ông ấy chặn tôi lại và nói, "Nghe đây. Anh xoay xở thế nào? Anh chỉ dự mỗi bài giảng đầu tiên của tôi, và trong hai năm tôi không thấy cái mặt anh. Anh xoay xở thế nào để được điểm chín mươi nhăm phần trăm?" Tôi nói, "Đấy phải là vì bài giảng đầu tiên của thầy."
Ông ấy có vẻ phân vân. Ông ấy nói, "Bài giảng thứ nhất của tôi à! Chỉ từ một bài giảng thôi sao? Đừng có lừa tôi," ông ấy nói. "Nói thật đi." Tôi nói, "Sự đúng mực sẽ không cho phép điều đó."
Ông ấy nói, "Quên mọi chuyện đúng mực đi. Cứ nói cho tôi sự thực. Tôi sẽ không phản đối."
Tôi nói, "Em phải nói thật với thầy, nhưng thầy đã hiểu lầm điều đó. Giá mà em không dự bài giảng của thầy em chắc đã được một trăm phần trăm. Thầy làm lẫn lộn em! Điều đó xứng với năm phần trăm em bị mất."
Siêu hình, triết học, mọi suy nghĩ xa xôi đơn giản làm lẫn lộn bạn. Nó chẳng dẫn bạn tới đâu cả. Nó làm rối ren tâm trí bạn. Nó cho bạn nghĩ ngày càng nhiều, và nó không giúp bạn trở nên nhận biết hơn. Suy nghĩ sẽ không giúp ích: chỉ thiền mới có thể giúp. Và khác biệt là: trong khi bạn nghĩ, bạn quan tâm nhiều tới các ý nghĩ; trong khi bạn thiền, bạn quan tâm nhiều tới năng lực của nhận biết.
Triết học liên quan tới tâm trí; yoga liên quan tới tâm thức. Tâm trí là cái bạn có thể trở nên nhận biết: bạn có thể nhìn vào suy nghĩ của bạn, bạn có thể thấy ý nghĩ của bạn trôi qua, bạn có thể thấy tình cảm của bạn chuyển động, bạn có thể thấy mơ của bạn nổi như mây. Như sông, chúng cứ trôi mãi; nó là sự liên tục. Người có thể thấy điều này là tâm thức.
Toàn thể nỗ lực của yoga là để đạt tới Cái mà không thể thu lại thành một đối thể, cái vẫn còn không thể thu gọn lại được, chính là tính chủ thể của bạn. Bạn không thể thấy được nó bởi vì nó là người thấy. Bạn không thể bắt giữ được nó, vì mọi điều bạn có thể bắt giữ đều không phải là bạn. Chỉ bởi vì bạn có thể bắt giữ được nó mà nó đã trở thành tách rời khỏi bạn. Tâm thức này, cái bao giờ cũng lẩn tránh và bao giờ cũng đứng đằng sau và dù bất kì nỗ lực nào bạn làm, mọi nỗ lực đều thất bại... Đi tới tâm thức này - cách đi tới tâm thức này - là điều yoga tất cả là gì.
Là người yogi là trở thành điều bạn có thể trở thành. Yoga là khoa học của việc làm lặng điều phải được làm lặng và tỉnh táo với điều có thể được tỉnh táo. Yoga là khoa học để phân chia cái không phải là bạn và cái là bạn, để đi tới việc phân chia rõ ràng tới mức bạn có thể thấy được bản thân bạn trong sự sáng tỏ tinh khôi. Một khi bạn có thoáng nhìn về bản tính của bạn, bạn là ai, toàn thể thế giới thay đổi. Thế thì bạn có thể sống trong thế giới, và thế giới sẽ không làm sao lãng bạn. Thế thì không cái gì có thể làm sao lãng bạn; bạn được định tâm. Thế thì bạn có thể đi bất kì chỗ nào bạn thích và bạn vẫn còn bất động, bởi vì bạn đã đạt tới và chạm tới điều vĩnh hằng, điều không bao giờ di chuyển, điều không thay đổi.
Hôm nay chúng ta bắt đầu bước thư ba của kinh Yoga của Patanjali, "Vibhuti Pada." Nó rất có ý nghĩa bởi vì câu cuối cùng, thứ tư, "Kaivalya Pada," sẽ chính là đạt tới kết quả. Bước thứ ba này, "Vibhuti Pada," là điều tối thượng khi có liên quan tới phương tiện, khi có liên quan tới kĩ thuật, khi có liên quan tới phương pháp. Bước thứ tư sẽ chỉ là kết quả của toàn thể nỗ lực. Kaivalya nghĩa là một mình, tuyệt đối tự do của việc là một mình, không phụ thuộc vào bất kì ai, vào bất kì cái gì - được hài lòng tới mức bạn còn nhiều hơn là đủ. Đây là mục đích của yoga. Trong phần thứ tư chúng ta sẽ nói chỉ về kết quả, nhưng nếu bạn bỏ lỡ phần thứ ba, bạn sẽ không có khả năng hiểu phần thứ tư. Phần thứ ba là cơ sở.
Nếu chương bốn của kinh Yoga của Patanjali bị phá huỷ không cái gì bị phá huỷ, bởi vì bất kì ai có khả năng đạt tới bước thứ ba sẽ đạt tới bước thứ tư một cách tự động. Bước thứ tư có thể bỏ được. Thực ra, theo một cách nào đó, nó là không cần thiết vì nó nói về cái cuối cùng, mục đích. Bất kì ai tuân theo con đường này đều sẽ đạt tới mục đích, không có nhu cầu nói về nó. Patanjali nói về nó để giúp bạn thôi, bởi vì tâm trí sẽ muốn biết, "Mình đang đi đâu đây? Mục đích là gì?" Tâm trí bạn sẽ muốn được thuyết phục, và Patanjali không tin vào tin cậy, vào đức tin, vào niềm tin. Ông ấy là nhà khoa học thuần tuý. Ông ấy đơn giản cho một thoáng nhìn về mục đích, nhưng toàn thể cơ sở, toàn thể cơ sở nền tảng là ở trong bước thứ ba.
Mãi cho tới giờ chúng ta đã dần sẵn sàng cho Vibhuti Pada này, điều tối thượng trong các phương tiện. Mãi cho tới giờ trong hai chương chúng ta đã từng thảo luận các phương tiện giúp ích, nhưng các phương tiện đó là ở ngoài. Patanjali gọi chúng là “bahirang,” “ở ngoại vi.” Bây giờ ba điều này - dharana, dhyan, samadhi, - tập trung, thiền, samadhi - ba điều này ông ấy gọi là "antarang," "bên trong." Năm điều đầu tiên chuẩn bị cho bạn, thân thể bạn, tính cách của bạn - bạn ở ngoại vi - để cho bạn có thể đi vào bên trong. Và Patanjali đi từng bước một: nó là khoa học dần dần. Nó không phải là chứng ngộ bất thần; nó là con đường dần dần. Từng bước một ông ấy dẫn bạn đi.
Lời kinh thứ nhất:
Dharana, tập trung, giới hạn tâm trí vào đối thể đang được thiền tới.
Đối thể, chủ thể, và cái bên ngoài - ba điều này phải được ghi nhớ. Bạn nhìn vào tôi là một đối thể; người đang nhìn vào tôi là chủ thể. Và nếu bạn trở nên cảm nhận hơn chút ít, bạn có thể thấy bản thân bạn đang nhìn vào tôi đó là cái bên ngoài. Bạn có thể thấy bản thân bạn đang nhìn tôi. Thử mà xem. Tôi là đối thể, bạn đang nhìn vào tôi. Bạn là chủ thể người đang nhìn tôi. Bạn có thể đứng sang bên ở bên trong bản thân bạn. Bạn có thể thấy rằng bạn đang nhìn tôi. Đó là cái bên ngoài.
Đầu tiên, người ta phải tập trung vào đối thể. Tập trung nghĩa là làm hẹp tâm trí lại.
Bình thường, tâm trí là luồng lưu thông thường hằng - cả nghìn lẻ một ý nghĩ liên tục di chuyển, như đám đông, quần chúng. Với nhiều đối thể thế, bạn bị lẫn lộn, chia chẻ. Với nhiều đối thể thế bạn đang đi theo mọi chiều hướng đồng thời. Với nhiều đối thể thế, nhiều nhất, bạn bao giờ cũng trong trạng thái không lành mạnh, dường như bạn bị lôi kéo từ mọi hướng và mọi thứ đều không đầy đủ. Bạn đi sang trái, và cái gì đó kéo bạn sang phải; bạn đi phương nam, và cái gì đó kéo bạn lên phương bắc. Bạn chưa bao giờ đi bất kì đâu cả, hệt như năng lượng bị rối tung, một xoáy nước, rối loạn thường hằng, lo âu.
Đây là trạng thái của tâm trí bình thường - nhiều đối thể tới mức tính chủ thể gần như bị chúng che phủ hết rồi. Bạn không thể có cảm giác bạn là ai, vì bạn quan tâm quá nhiều tới nhiều thứ thế bạn không có lỗ hổng để nhìn vào trong bản thân mình. Bạn không có cái im lặng đó, cái một mình đó. Bạn bao giờ cũng trong đám đông. Bạn không thể tìm được một không gian, một góc, nơi bạn có thể trượt vào bản thân bạn. Và các đối thể liên tục đòi hỏi sự chú ý, mọi ý nghĩ đều đòi được chú ý, ép buộc đích xác rằng chú ý phải được trao cho nó. Đây là trạng thái bình thường. Điều này gần như không lành mạnh.
Thực ra phân chia người điên với người không điên là không tốt. Phân biệt chỉ ở mức độ thôi. Nó không phải là về định tính: nó chỉ là về định lượng. Có thể bạn tới chín mươi chín phần trăm điên và người kia đã đi ra ngoài rồi - một trăm lẻ một phần trăm. Cứ quan sát bản thân bạn mà xem. Nhiều lần bạn đã bắt gặp biên giới này trong giận, bạn trở thành điên - bạn làm những thứ bạn không thể quan niệm được là việc làm của mình. Bạn làm các thứ mà vì chúng bạn hối hận về sau. Bạn làm các thứ mà với chúng về sau bạn nói, "Tôi đã làm điều đó mặc cho bản thân tôi." Bạn nói, "... cứ dường như ai đó buộc tôi làm nó, dường như tôi bị sở hữu. Một linh hồn độc ác nào đó, con quỉ nào đó đã buộc tôi làm điều đó. Tôi chưa bao giờ muốn làm điều đó." Nhiều lần bạn cũng vượt qua biên giới, nhưng bạn quay lại lặp đi lặp lại về trạng thái điên khùng bình thường của bạn.
Đi và quan sát bất kì người điên nào. Mọi người bao giờ cũng sợ quan sát người điên bởi vì, đột nhiên, khi quan sát người điên bạn cũng nhận ra cái điên riêng của bạn. Ngay lập tức nó xảy ra bởi vì bạn có thể thấy nhiều nhất là khác biệt về mức độ. Người đó đã đi lên trước bạn một chút, nhưng bạn cũng theo đó, bạn cũng đang đứng trong cùng hàng đợi.
William James có lần đi tới nhà thương điên, quay về, trở nên rất buồn, trùm kín bản thân mình trong chăn. Vợ không hiểu nổi. Cô ấy nói. "Sao anh trông buồn thế?" Ông ấy là con người hạnh phúc.
Ông ấy nói, "Anh đã ở nhà thương điên. Đột nhiên một ý nghĩ xuất hiện rằng giữa những người này và anh dường như không có mấy khác biệt. Có khác biệt, nhưng chẳng mấy. Và thỉnh thoảng anh cũng đã vượt qua biên giới rồi. Thỉnh thoảng trong giận dữ, thỉnh thoảng trong thèm khát, thỉnh thoảng trong lo âu, chán nản. Anh cũng đã vượt qua biên giới. Khác biệt duy nhất dường như là ở chỗ họ bị mắc kẹt và họ không thể quay lại được còn anh vẫn còn chút ít linh hoạt và anh có thể quay lại. Nhưng ai mà biết được? Một ngày nào đó sự linh hoạt này có thể bị mất. Quan sát những người điên đó ở nhà thương điên anh trở nên nhận biết rằng họ là tương lai của anh. Do đó, anh thấy thất vọng lắm. Bởi vì cách anh đang di chuyển, chẳng sớm thì muộn, anh sẽ vượt qua họ."
Cứ quan sát bản thân bạn, và đi và quan sát người điên đang nói một mình. Bạn cũng nói. Bạn nói vô lời, không to mấy, nhưng ai đó quan sát bạn một cách đúng đắn người đó có thể thấy chuyển động của môi bạn. Cho dù môi không chuyển động, bạn vẫn đang nói bên trong. Người điên nói to hơn một chút; bạn nói bé hơn một chút. Khác biệt là về lượng. Ai biết được? Bất kì ngày nào bạn có thể nói to ra. Cứ đứng bên cạnh đường và quan sát mọi người từ văn phòng đi ra hay đi tới văn phòng. Bạn sẽ cảm thấy, nhiều người trong số họ đang nói bên trong, đang làm các cử chỉ.
Ngay cả những người đang cố gắng giúp bạn - các nhà phân tâm, các nhà trị liệu - họ cũng đang trong cùng thuyền. Thực ra nhiều nhà phân tâm trở nên điên hơn những người ở bất kì nghề nào khác. Không nghề nào khác có thể cạnh tranh được với nhà phân tâm trong việc bị điên. Có thể bởi vì sống trong những góc khép kín với người điên, dần dần, họ cũng trở nên không sợ việc điên; dần dần lỗ hổng được bắc cầu. Tôi đã đọc một giai thoại:
Một người đều đặn tới bác sĩ địa phương để khám. "Kể cho tôi xem. Anh có những đốm đó trước mắt à?" bác sĩ hỏi. "Dạ vâng, thưa bác sĩ." "Đau đầu thường xuyên à?" bác sĩ hỏi. "Vâng." Bệnh nhân nói. "Đau ở lưng à?" "Vâng, thưa bác sĩ." "Tôi cũng vậy," bác sĩ tuyên bố. "Tôi tự hỏi nó có thể là cái khỉ gì vậy."
Bác sĩ và bệnh nhân, họ tất cả đều ở trong cùng một con thuyền. Không ai biết nó có thể là cái khỉ gì.
Ở phương Đông chúng ta chưa bao giờ tạo ra nghề phân tâm, bởi lí do nào đó. Chúng ta đã tạo ra một kiểu người khác toàn bộ là người yogi. Không phải là nhà trị liệu. Người yogi là người có khác biệt về chất với bạn. Nhà phân tâm là người không có khác biệt về chất với bạn. Ông ấy ở trong cùng thuyền; ông ấy giống hệt bạn. Ông ấy không khác theo bất kì cách nào. Khác biệt duy nhất là ở chỗ ông ấy biết về tính điên của bạn và tính điên của ông ấy nhiều hơn là bạn biết. Ông ấy được thông tin nhiều hơn về tính điên, về tính không lành mạnh, thần kinh, rối loạn tâm thần. Về mặt trí tuệ ông ấy biết nhiều hơn về trạng thái bình thường của tâm trí con người, nhưng ông ấy không khác. Và người yogi là người khác toàn bộ, khác về chất. Ông ấy ở ngoài tính điên mà bạn đang ở trong: ông ấy đã bỏ điều đó.
Và cách thức ở phương Tây bạn đang tìm nguyên nhân, tìm cách thức và phương tiện, cách để giúp nhân loại, dường như đã đi sai từ chính lúc ban đầu. Bạn vẫn đang tìm nguyên nhân bên ngoài - và nguyên nhân là ở bên trong. Nguyên nhân không ở bên ngoài, không trong mối quan hệ, không trong thế giới; chúng ở sâu trong vô thức của bạn. Chúng không có trong suy nghĩ của bạn: chúng không trong mơ của bạn. Việc phân tích mơ và phân tích ý nghĩ sẽ không giúp ích gì mấy. Nhiều nhất nó có thể làm cho bạn thành bất thường một cách bình thường, không nhiều hơn điều đó. Nguyên nhân căn bản là ở chỗ bạn không nhận biết về lưu thông và tiếng ồn lưu thông của tâm trí, ở chỗ bạn không tách rời, xa cách, cách biệt - ở chỗ bạn không thể đứng như nhân chứng, như người quan sát trên núi được. Và một khi bạn tìm nguyên nhân theo hướng sai, bạn có thể cứ chất đống bệnh án lên bệnh án, như nó đang xảy ra ở phương Tây.
Phân tâm liên tục chồng chất các bệnh án lên các bệnh án... và chẳng cái gì dường như đi ra từ nó. Bạn đào núi và thậm chí chẳng tìm ra con chuột nào. Bạn đào cả quả núi - chẳng cái gì ra từ điều đó. Nhưng bạn trở thành chuyên gia trong việc đào, và đời bạn trở thành việc đầu tư vào trong nó, cho nên bạn liên tục tìm cách hợp lí hoá cho nó. Bao giờ cũng nhớ, một khi bạn bỏ lỡ việc nhìn theo hướng đúng, bạn có thể đi vô hạn - bạn sẽ không bao giờ quay về nhà. Chuyện xảy ra:
Hai người Ai xơ len đến New York. Họ không ở lâu mấy nên họ quyết địng đáp chuyến tàu hoả. Khi họ đang đi, một cậu bé tới bán trái cây. Họ nhận ra cam và táo, nhưng có một quả lạ họ chưa bao giờ thấy trước đây, cho nên họ hỏi cậu bé. "Cái đó là cái gì?" Cậu bé trả lời, "Cái đó là chuối." "Ăn tốt chứ?" Cậu bé nói, "Hẳn rồi." "Cháu ăn nó thế nào?" họ hỏi. Đứa bé chỉ cho họ cách bóc chuối, cho nên mỗi người mua một quả. Một anh chàng cắn một miếng chuối, và vừa lúc tầu hoả đi vào đường hầm. Anh ta nói, "Trời đất! Pat, nếu cậu chưa ăn cái thứ chết tiệt này, đừng ăn nó! Tớ ăn quả của tớ, và tớ đã bị mù rồi!"
Trùng hợp ngẫu nhiên không phải là nguyên nhân: và tâm lí học phương Tây đang nhìn vào trùng hợp ngẫu nhiên. Ai đó buồn: bạn lập tức bắt đầu nhìn vào những trùng hợp ngẫu nhiên tại sao người đó buồn. Phải có cái gì đó sai trong thời thơ ấu của người đó. Phải có cái gì đó sai trong cách người đó được nuôi lớn. Phải có cái gì đó sai trong mối quan hệ giữa đứa trẻ và người mẹ hay người bố. Phải có sai, cái gì đó sai trong môi trường. Bạn tìm những trùng hợp ngẫu nhiên.
Nguyên nhân là ở bên trong; trùng hợp ngẫu nhiên là ở bên ngoài. Đó là nhấn mạnh cơ bản của yoga, rằng bạn đang nhìn sai bây giờ và bạn sẽ không bao giờ tìm được sự giúp đỡ thực. Bạn buồn bởi vì bạn không nhận biết. Bạn bất hạnh bởi vì bạn không nhận biết. Bạn đang khổ bởi vì bạn không biết bạn là ai. Mọi thứ khác chỉ là trùng hợp ngẫu nhiên.
Nhìn sâu xuống dưới đi. Bạn đang trong khổ bởi vì bạn đã từng bỏ lỡ bản thân bạn, bạn chưa gặp bản thân bạn. Và điều đầu tiên cần được làm là dharana. Quá nhiều đối thể có đó trong tâm trí; tâm trí bị chen chúc quá đông. Vứt bỏ những đối thể này dần dần đi; làm hẹp tâm trí của bạn lại; đem nó tới điểm mà chỉ một đối thể còn lại.
Bạn đã bao giờ tập trung vào cái gì chưa? Tập trung nghĩa là toàn thể tâm trí của bạn được hội tụ vào một điều. Trên một đoá hồng, bạn đã nhìn vào đoá hồng nhiều lần thế, nhưng bạn chưa bao giờ tập trung vào một đoá hồng. Nếu bạn tập trung vào một đoá hồng, đoá hồng trở thành toàn thể thế giới. Tâm trí bạn trở nên bị hẹp lại, hội tụ vào như ngọn đuốc, và đoá hồng trở nên ngày càng lớn hơn và lớn hơn và lớn hơn. Đoá hồng này là một trong hàng triệu đối thể, thế thì nó là thứ rất nhỏ. Bây giờ nó là tất cả, cái toàn thể.
Nếu bạn có thể tập trung vào một đoá hồng, đoá hồng đó sẽ để lộ ra phẩm chất mà bạn chưa bao giờ thấy trước đây. Nó sẽ để lộ ra mầu sắc mà bạn bao giờ cũng bỏ lỡ. Nó sẽ để lộ ra cho bạn hương thơm mà bao giờ cũng có đó nhưng bạn đã không đủ nhạy cảm để nhận ra. Nếu bạn tập trung một cách toàn bộ thế thì mũi bạn chỉ được rót đầy với hương thơm của đoá hồng này - mọi thứ khác bị loại trừ, chỉ mỗi đoá hồng được đưa vào trong tâm thức bạn, được phép vào. Mọi thứ bị loại trừ, toàn thể thế giới mất đi chỉ đoá hồng này trở thành thế giới của bạn.
Có câu chuyện hay trong văn đàn Phật giáo. Một lần Phật nói với đệ tử của ông ấy, Sariputra. "Tập trung vào tiếng cười đi." Ông ấy hỏi. "Tôi nhìn vào trong nó để làm gì?" Phật nói. "Ông không tìm cái gì đặc biệt cả. Ông đơn giản tập trung vào tiếng cười, và bất kì cái gì mà tiếng cười để lộ ra, ông báo cáo lại."
Sariputra báo cáo. Chưa bao giờ trước đây và chưa bao giờ sau này có ai đã nhìn sâu như vậy vào tiếng cười. Sariputra xác định và phân loại tiếng cười thành sáu loại "Chúng được xếp theo cấp bậc từ siêu phàm nhất tới nhục cảm và thô lỗ nhất." Tiếng cười làm lộ ra bản thể bên trong của nó cho Sariputra.
Thứ nhất ông ấy gọi là sita: "một nụ cười yếu ớt, gần như không cảm nhận được, biểu lộ trong những tinh tuý nhất của cách diễn đạt khuôn mặt và một mình sắc mặt." Nếu bạn rất, rất tỉnh táo, chỉ thế thì bạn mới có thể thấy được tiếng cười mà ông ấy gọi là sita. Nếu bạn quan sát mặt Phật bạn sẽ thấy nó ở đó. Nó là rất tinh tế, rất tao nhã. Nếu bạn rất, rất tập trung, chỉ thế thì bạn mới thấy nó, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ nó, bởi vì nó chỉ trong cách diễn đạt thôi. Thậm chí môi không cử động. Thực ra, không có điều thấy được, nó là tiếng cười vô hình. Đó có thể là lí do những người Ki tô giáo nghĩ Jesus chưa bao giờ cười: nó có thể đã là sita. Tương truyền rằng Sariputra đã thấy sita trên mặt Phật. Điều đó là hiếm có. Nó rất hiếm có bởi vì nó là một trong những điều tinh tế nhất. Khi linh hồn bạn đạt tới điểm cao nhất, chỉ thế mới có sita. Thế thì nó không phải là cái gì đó mà bạn làm, nó đơn giản có đó cho bất kì ai đủ nhạy cảm, đủ tập trung, để thấy nó.
Thứ hai, Sariputra nói, hasita: "nụ cười có chứa một chuyển động nhỏ của môi và lộ vừa đủ đầu răng." Thứ ba ông ấy gọi là vihasita: "nụ cười rộng đi kèm bởi chút ít tiếng cười." Thứ tư ông ấy gọi là upahasita: "Tiếng cười có nhấn mạnh, to hơn về âm lượng, kết hợp với chuyển động của đầu, vai và cánh tay." Thứ năm ông ấy gọi là apahasita: "Tiếng cười to đem tới nước mắt." Và thứ sáu ông ấy gọi là atihasita: "Tiếng cười ầm ĩ nhất, tiếng cười om sòm, có kèm cả chuyển động toàn thân, cười nghiêng ngả, cười ha hả, hô hố, cười thắt ruột, cười sằng sặc."
Khi bạn tập trung cho dù vào một điều nhỏ bé như tiếng cười, nó trở thành điều rất lớn, vô cùng - toàn thể thế giới.
Tập trung làm lộ ra cho bạn những điều mà bình thường không được lộ ra. Bình thường, bạn sống trong tâm trạng rất dửng dưng. Bạn đơn giản cứ sống dường như nửa ngủ - nhìn đấy, mà không nhìn chút nào; thấy đấy mà không thấy chút nào; nghe đấy, mà không nghe chút nào. Tập trung đem năng lượng tới cho mắt bạn. Nếu bạn nhìn vào một vật với tâm trí tập trung, mọi thứ đều bị loại trừ, đột nhiên điều nhỏ bé đó tiết lộ ra nhiều điều bao giờ cũng có đó chờ đợi.
Cái toàn thể của khoa học là tập trung. Quan sát nhà khoa học làm việc; ông ấy trong tập trung.
Có một giai thoại về Pasteur. Ông ấy làm việc. Nhìn qua kính hiển vi, im lặng, bất động tới mức khách thăm đã tới và đợi lâu rồi, và ông này sợ làm quấy rối ông ấy. Cái gì đó thiêng liêng bao quanh nhà khoa học này. Khi Pasteur ra khỏi sự tập trung của mình, ông ấy hỏi vị khách. "Ông đợi lâu chưa? Sao ông không bảo tôi trước?"
Ông này nói, "Tôi đã định bảo ông nhiều lần rồi - thực thế. Tôi đang vội. Tôi còn phải đi đâu đó, và thông điệp nào đó phải được chuyển giao cho ông, nhưng ông ở trong tập trung sâu thế - gần như là cầu nguyện - tới mức tôi không thể quấy rầy được. Điều đó là thiêng liêng."
Pasteur nói. "Ông đúng đấy. Nó là lời cầu nguyện của tôi. Bất kì khi nào tôi cảm thấy bị quấy rối và bất kì khi nào tôi cảm thấy quá lo nghĩ và bất kì khi nào tôi cảm thấy quá nhiều ý nghĩ, tôi đơn giản lấy kính hiển vi, tôi nhìn qua nó - ngay lập tức, thế giới cũ mất đi và tôi được tập trung."
Toàn thể công việc của nhà khoa học là về tập trung, nhớ điều này. Khoa học có thể là bước đầu tiên hướng tới yoga bởi vì tập trung là bước bên trong đầu tiên của yoga. Từng nhà khoa học, nếu người đó liên tục phát triển và không bị mắc kẹt, sẽ trở thành người yogi. Ông ta đang trên đường bởi vì ông ta đang hoàn thành điều kiện thứ nhất về tập trung.
"Dharana, tập trung, giới hạn tâm trí vào đối thể đang được thiền tới."
Dhyan, suy tư, là luồng không ngắt của tâm trí tới đối thể.
Thứ nhất, tập trung làm mất đám đông các đối thể và việc chọn lựa một đối thể. Một khi bạn đã chọn một đối thể và bạn có thể duy trì một đối thể trong ý thức của bạn, tập trung được đạt tới. Bây giờ bước thứ hai, dãy không ngắt của tâm thức hướng tới đối thể. Dường như ánh sáng toả ra từ ngọn đuốc, không ngắt. Hay, bạn có thấy không? Bạn đổ nước từ bình này sang bình khác luồng chảy không bị ngắt; nó sẽ không bị gián đoạn. Bạn rót dầu từ bình này sang bình khác: luồng chảy sẽ không bị ngắt, vẫn liên tục; mạch không bị phá vỡ.
Dhyan, suy tư, nghĩa là tâm thức bạn rơi vào đối thể trong tính liên tục, không phá vỡ - bởi vì từng việc phá vỡ nghĩa là bạn bị sao lãng, bạn đã đi sang chỗ nào đó khác. Nếu bạn có thể đạt tới cái thứ nhất, cái thứ hai là không khó. Nếu bạn không thể đạt tới cái thứ nhất, cái thứ hai là không thể được. Một khi bạn bỏ các đối thể, bạn chọn một đối thể, thế thì bạn vứt bỏ mọi lỗ hổng trong tâm thức bạn, mọi sao lãng trong tâm thức bạn, bạn đơn giản rót bản thân bạn vào một đối thể.
Khi bạn nhìn vào một đối thể, đối thể này để lộ ra phẩm chất của nó. Một đối thể nhỏ có thể làm lộ ra mọi phẩm chất của Thượng đế.
Có một bài thơ của Tennyson. Ông ấy đi dạo buổi sáng và ông ấy bắt gặp một bức tường cổ, và trong bức tường có cỏ mọc ra, một đoá hoa nhỏ đã nở. Ông ấy nhìn vào đoá hoa đó. Buổi sáng, ông ấy phải cảm thấy thảnh thơi, hạnh phúc, năng lượng phải đã tuôn chảy, mặt trời đang mọc lên... Đột nhiên một ý nghĩ xuất hiện cho tâm trí ông ấy - nhìn đoá hoa nhỏ này ông ấy nói. "Nếu ta có thể hiểu được mi cả rễ và tất cả. Ta sẽ hiểu được toàn thể vũ trụ." Bởi vì từng hạt nhỏ đều là một vũ trụ thu nhỏ.
Từng hạt nhỏ đều mang toàn thể vũ trụ như từng giọt nước mang cả đại dương. Nếu bạn có thể hiểu một giọt nước của đại dương bạn đã hiểu mọi đại dương; bây giờ không cần đi hiểu từng giọt nước nữa. Một giọt sẽ có tác dụng. Tập trung làm lộ ra phẩm chất của giọt nước, và giọt nước trở thành đại dương.
Thiền làm lộ ra phẩm chất của tâm thức, và tâm thức cá nhân trở thành tâm thức vũ trụ. Điều thứ nhất làm lộ ra đối thể: điều thứ hai làm lộ ra chủ thể. Luồng tâm thức không ngắt hướng tới bất kì đối thể nào... Trong luồng không ngắt, trong luồng không đông cứng đó, chính trong luồng đó... bạn đơn giản tuôn chảy tựa dòng sông, không ngắt, không sao lãng... đột nhiên lần đầu tiên bạn trở nên nhận biết về tính chủ thể mà bạn đã từng mang tất cả cùng với người là bạn.
Trong luồng tâm thức không ngắt, bản ngã biến mất. Bạn trở thành cái ta, cái ta vô ngã, cái ta vô cái ta. Bạn cũng đã trở thành đại dương.
Điều thứ hai, suy tư, là cách thức của nghệ sĩ. Điều thứ nhất, tập trung, là cách thức của nhà khoa học. Nhà khoa học quan tâm tới thế giới bên ngoài, không tới bản thân người đó. Nghệ sĩ liên quan tới bản thân người đó, không với thế giới bên ngoài. Thế rồi nhà khoa học đem tới cái gì đó, người đó đem nó tới từ thế giới đối thể. Khi nghệ sĩ đem cái gì đó người đó đem nó từ bản thân người đó. Một bài thơ, người đó đào sâu vào bản thân mình. Một bức tranh, người đó đào sâu vào bản thân mình.
Đừng hỏi nghệ sĩ về tính đối thể. Người đó mang tính chủ thể.
Bạn có thấy cây của Van Gogh không? Chúng gần như vươn lên tới cõi trời; chúng chạm các vì sao. Chúng vươn lên cao quá. Cây giống như thế chẳng tồn tại ở đâu cả - ngoại trừ trong tranh của Van Gogh. Sao là nhỏ và cây là lớn. Ai đó hỏi Van Gogh, "Từ đâu mà ông tạo ra những cây này? Chúng tôi chưa bao giờ thấy những cây như thế." Ông ấy nói, "Từ tôi đấy. Bởi vì, với tôi, cây bao giờ cũng dường như là ham muốn của đất để gặp trời." "Ham muốn của đất để gặp trời" - thế thì cây được biến đổi toàn bộ, biến thái đã xảy ra. Thế thì cây không phải là đối thể; nó đã trở thành tính chủ thể. Dường như người nghệ sĩ nhận ra cây bằng việc trở thành bản thân cây.
Có nhiều câu chuyện hay về các Thiền sư, bởi vì các Thiền sư là những hoạ sĩ vĩ đại và những nghệ sĩ vĩ đại. Đó là một trong những điều hay nhất về Thiền. Không tôn giáo khác nào đã từng sáng tạo thế, và chừng nào một tôn giáo còn chưa sáng tạo, nó không phải là tôn giáo toàn bộ - cái gì đó bị thiếu.
Một Thiền sư thường nói với các đệ tử của ông ấy, "Nếu ông muốn vẽ trúc, trở thành trúc đi." Không có cách khác. Làm sao bạn có thể vẽ được trúc nếu bạn không cảm thấy nó từ bên trong?... nếu bạn đã không cảm thấy bản thân bạn như trúc đứng giữa trời, đứng giữa gió, đứng giữa mưa, đứng vươn cao với lòng tự hào trong ánh mặt trời? Nếu bạn đã không nghe thấy tiếng gió thoảng qua trúc như trúc nghe thấy nó, nếu bạn đã không cảm thấy mưa rơi trên trúc như trúc cảm thấy nó, làm sao bạn có thể vẽ được trúc? Nếu bạn đã không nghe thấy âm thanh của con chim cúc cu như trúc nghe thấy nó, làm sao bạn có thể vẽ được trúc? Thế thì bạn vẽ trúc như thợ chụp ảnh thôi. Bạn có thể là máy ảnh, nhưng bạn không là nghệ sĩ.
Máy ảnh thuộc về thế giới của khoa học. Máy ảnh mang tính khoa học. Nó đơn giản chỉ ra tính đối thể của trúc. Nhưng khi thầy nhìn vào trúc, thầy không nhìn từ bên ngoài. Thầy dần dần bỏ bản thân mình. Luồng tâm thức không ngắt của thầy rơi lên trúc ở đó xảy ra việc gặp gỡ, cuộc hôn nhân, sự giao cảm, nơi rất khó nói ai là trúc và ai là tâm thức - mọi thứ gặp gỡ và hội nhập, và các biên giới biến mất.
Điều thứ hai, dhyan, suy tư, là cách thức của nghệ sĩ. Đó là lí do tại sao các nghệ sĩ thỉnh thoảng có thoáng nhìn như của nhà huyền môn. Đó là lí do tại sao thỉnh thoảng thơ ca nói cái gì đó mà văn xuôi không bao giờ có thể nói được và bức tranh thỉnh thoảng chỉ ra cái gì đó mà với nó không có cách khác để chỉ ra. Nghệ sĩ thậm chí đạt tới gần với người tôn giáo hơn, gần nhà huyền môn hơn.
Nếu nhà thơ vẫn còn là nhà thơ, người đó bị mắc kẹt. Người đó phải chèo lái, người đó phải di chuyển: từ tập trung sang thiền, và từ thiền sang samadhi. Người ta phải liên tục di chuyển.
Dhyan là việc chèo lái không ngắt của tâm trí tới đối thể. Thử nó đi. Và sẽ là tốt nếu bạn chọn đối thể nào đó bạn yêu thích. Bạn có thể chọn người yêu của bạn, bạn có thể chọn con bạn, bạn có thể chọn đoá hoa - bất kì cái gì bạn yêu thích - vì trong tình yêu sự việc trở nên dễ dàng hơn để rơi vào đối thể của tình yêu một cách không ngắt quãng. Nhìn vào mắt của người yêu của bạn. Trước hết quên đi toàn thế giới; để cho người yêu của bạn là thế giới. Thế rồi nhìn vào mắt và trở thành tuyến liên tục, không ngắt, rơi vào trong cô ấy - dầu được rót từ bình nọ sang bình kia. Không sao lãng. Đột nhiên, bạn sẽ có khả năng thấy bạn là ai; bạn sẽ có khả năng thấy tính chủ thể của bạn lần đầu tiên.
Nhưng nhớ, đây không phải là kết thúc. Đối thể và chủ thể, cả hai đều là hai phần của một toàn thể. Ngày và đêm: cả hai là hai phần của một toàn thể. Sống và chết: cả hai đều là hai phần của một sự tồn tại toàn thể. Đối thể là ở ngoài, chủ thể là ở trong - bạn không ngoài không trong. Điều này là rất khó hiểu bởi vì bình thường người ta nó, "Đi vào trong." Điều đó chỉ là một câu tạm thời. Người ta phải đi thậm chí ra ngoài điều đó. Bên ngoài và bên trong - cả hai đều ở ngoài. Bạn là người có thể đi ra ngoài và là người có thể đi vào trong. Bạn là người có thể di chuyển giữa hai cực này. Bạn là ở bên ngoài các cực. Trạng thái thứ ba đó là samadhi.
Samadhi là khi tâm trí trở thành một với đối thể.
Khi chủ thể biến mất trong đối thể, khi đối thể biến mất trong chủ thể, khi đơn giản nhị nguyên không có đó, một im lặng tiềm năng vô cùng ngự trị. Bạn không thể nói cái gì tồn tại, bởi vì không có người nào để nói. Bạn không thể đưa ra phát biểu nào về samadhi, bởi vì mọi phát biểu sẽ thiếu sót. Bởi vì bất kì điều gì bạn có thể nói cũng đều hoặc là có tính khoa học hoặc có tính thơ ca. Tôn giáo vẫn còn không thể diễn đạt được, rất lẩn tránh.
Cho nên có hai kiểu diễn đạt tôn giáo. Patanjali thử dùng thuật ngữ khoa học. Bởi vì, tôn giáo trong bản thân nó không có thuật ngữ - cái toàn thể không thể được diễn đạt. Để diễn đạt, nó phải được phân chia. Để diễn đạt, hoặc nó phải được đặt như một đối thể hay như một chủ thể. Nó phải được phân chia để nói bất kì cái gì về việc nó định phân chia điều đó. Patanjali chọn thuật ngữ khoa học: Phật cũng đã chọn thuật ngữ khoa học. Lão Tử, Jesus, họ chọn thuật ngữ thơ ca. Nhưng cả hai đều là thuật ngữ. Nó tuỳ thuộc vào tâm trí. Patanjali là tâm trí khoa học, bắt rễ chặt trong logic, phân tích. Jesus mang tâm trí thơ ca; Lão Tử là nhà thơ hoàn hảo, ông ấy chọn cách thức của thơ ca. Nhưng bao giờ cũng nhớ rằng cả hai cách đều không đủ. Người ta phải đi ra ngoài.
"Samadhi là khi tâm trí trở thành một với đối thể."
Khi tâm trí trở thành một với đối thể, không có ai là người biết và không có ai là người được biết.
Và chừng nào bạn còn chưa đi tới biết điều này - việc biết này ở bên ngoài cái được biết và người biết - bạn đã bỏ lỡ cuộc sống của bạn. Bạn có thể đã từng đuổi bướm, mơ mộng, có thể đạt tới chút ít hoan lạc đây đó, nhưng bạn đã bỏ lỡ phúc lành tối thượng.
Một bình mật ong bị đổ trong phòng của người quản gia, vài con ruồi bị hấp dẫn bởi vị ngọt của nó. Thò chân vào đó chúng ăn một cách thèm khát. Tuy nhiên chân chúng dính lún vào mật tới mức chúng không thể vẫy cánh bay lên mà cũng không tự mình thoát ra được và bị ngạt. Ngay khi chúng sắp chết, một con trong chúng kêu lên, "A, chúng ta là lũ ngu, vì có chút hoan lạc mà chúng ta tự huỷ diệt bản thân mình."
Nhớ lấy, đây cũng là khả năng cho bạn. Bạn có thể bị dính lún với đất nhiều tới mức bạn không thể dùng được đôi cánh của bạn. Bạn có thể bị tải nặng bởi những hoan lạc nhỏ bé nhiều tới mức bạn quên mất tất cả về phúc lạc tối thượng, điều bao giờ cũng là của bạn chỉ cần hỏi. Trong việc thu nhặt đá sỏi và vỏ sò trên bãi biển bạn có thể bỏ lỡ kho báu phúc lạc hoàn toàn của bản thể bạn. Nhớ điều này đi. Điều này đang xảy ra. Chỉ hiếm khi ai đó trở nên nhận biết đủ để không bị bắt vào sự tù túng bình thường này của cuộc sống.
Tôi không nói đừng tận hưởng. Ánh mặt trời là đẹp và hoa cũng đẹp và bướm cũng đẹp, nhưng đừng bị mất hút trong chúng. Tận hưởng chúng, chằng cái gì sai trong chúng, nhưng bao giờ cũng nhớ, cái đẹp vô cùng đang đợi. Thỉnh thoảng thảnh thơi trong ánh mặt trời, nhưng không làm cho nó thành phong cách sống. Thỉnh thoảng thảnh thơi và chơi đùa với đá sỏi trên bãi biển. Chẳng cái gì sai trong nó. Như ngày nghỉ, như đi cắm trại, điều đó có thể được phép, nhưng đừng làm cho nó thành chính cuộc sống của bạn thế thì bạn sẽ bỏ lỡ nó. Và nhớ lấy, bất kì khi nào bạn chú ý, điều đó trở thành thực tại của bạn về cuộc sống. Nếu bạn chú ý tới đá sỏi, chúng trở thành kim cương - bởi vì bất kì chỗ nào là sự chú ý của bạn, chỗ đó là kho báu của bạn. Tôi đã nghe, có lần chuyện xảy ra:
Một nhân viên hoả xa ngẫu nhiên làm bản thân mình bị mắc kẹt vào trong toa lạnh. Anh ta không thể thoát ra được mà cũng chẳng thể gợi được sự chú ý của bất kì ai cho hoàn cảnh tuyệt vọng của anh ta, cho nên anh ta tự cam chịu vào số phận bi thảm. Ghi chép khi cái chết tiến tới anh ta được viết nguệch ngoạc trong những lời này: "Tôi đang trở nên lạnh hơn. Bây giờ còn lạnh hơn nữa. Chẳng có gì làm ngoài chờ đợi. Đây có thể là lời cuối cùng của tôi." Và chúng có đó. Khi toa được mở ra, những người tìm kiếm sững sờ khi thấy anh ta chết. Không có lí do vật lí cho cái chết của anh ta. Nhiệt độ của toa là vừa phải mười ba độ. Chỉ trong tâm trí của nạn nhân bộ máy lạnh cóng mới làm việc. Có đầy khí sạch; anh ta không bị ngạt.
Anh ta đã chết vì sự chú ý sai riêng của anh ta. Anh ta đã chết do nỗi sợ của riêng anh ta. Anh ta chết vì tâm trí riêng của anh ta. Đó là tự tử.
Nhớ lấy, bất kì chỗ nào bạn dồn chú ý tới, điều đó trở thành thực tại của bạn. Và một khi nó trở thành thực tại, nó trở nên mạnh mẽ để hấp dẫn bạn và sự chú ý của bạn. Thế rồi bạn chú ý càng nhiều tới nó: nó thậm chí trở nên thực tại nhiều hơn và, dần dần, cái không thực được tạo ra bởi tâm trí bạn trở thành thực tại duy nhất của bạn và cái thực hoàn toàn bị quên mất.
Cái thực phải được tìm kiếm. Và cách duy nhất để đạt tới nó là, điều thứ nhất, vứt bỏ quá nhiều đối thể, để có một đối thể thôi; điều thứ hai, vứt bỏ mọi sao lãng. Để cho tâm thức bạn rơi vào đối thể đó trong một hàng không ngắt. Và điều thứ ba xảy ra bởi bản thân nó. Nếu hai điều kiện này được hoàn thành, samadhi xảy ra theo cách riêng của nó. Đột nhiên một hôm chủ thể và đối thể cả hai đã biến mất: khách và chủ cả hai đã biến mất: im lặng ngự trị, tĩnh lặng ngự trị. Trong tĩnh lặng đó, bạn đạt tới mục đích của cuộc sống.
Patanjali nói:
Ba điều này được lấy cùng nhau - dharma, dhyan, và samadhi - thiết lập ra sanyama.
Một định nghĩa hay thế về sanyama. Bình thường, sanyama được coi là kỉ luật, trạng thái có kiểm soát về cá tính. Nó không phải vậy. Sanyama là cân bằng, điều được đạt tới khi chủ thể và đối thể biến mất. Sanyama là quân bình khi nhị nguyên không còn bên trong bạn và bạn không bị phân chia và bạn đã trở thành một.
Thỉnh thoảng điều đó xảy ra tự nhiên nữa, bởi vì nếu nó không như vậy, Patanjali chắc đã không có khả năng khám phá ra nó. Thỉnh thoảng nó xảy ra tự nhiên nữa - nó đã xảy ra cho bạn. Bạn không thể tìm ra một người mà người đó đã không có những khoảnh khắc của thực tại. Một cách tình cờ, thỉnh thoảng bạn rơi vào hoà điệu mà không biết cơ chế này, cách nó xảy ra, nhưng thỉnh thoảng bạn rơi vào trong hoà điệu và đột nhiên nó có đó.
Một người viết cho tôi một bức thư và người đó nói. "Hôm nay tôi đạt tới năm phút của thực tại." Tôi thích cách diễn đạt "năm phút của thực tại." "Và nó đã xảy ra thế nào?" tôi hỏi. Người đó nói rằng người đó đã bị ốm mấy hôm. Và điều này là không thể nào tin được, nhưng điều này là đúng, rằng với nhiều người, trong khi ốm thỉnh thoảng quân bình tới - bởi vì trong ốm cuộc sống bình thường của bạn bị dừng lại. Trong vài ngày người đó đã bị ốm và người đó đã không được phép ra khỏi giường, cho nên người đó đã thảnh thơi - chẳng có gì làm. Được thảnh thơi, sau bốn, năm ngày, đột nhiên một hôm điều đó xảy ra. Người đó chỉ nằm xuống, nhìn lên trần và điều đó xảy ra - năm phút đó của thực tại. Mọi thứ dừng lại. Thời gian dừng lại, không gian biến mất. Chẳng có gì để nhìn, và không có ai để nhìn. Đột nhiên có cái một, cứ dường như mọi thứ rơi vào hàng, trở thành một mảnh.
Với vài người điều đó xảy ra trong khi họ đang làm tình. Cực thích toàn bộ, và sau cực thích mọi thứ im lặng, mọi thứ rơi vào hàng... người ta thảnh thơi. Sự đông cứng mất đi, người ta không còn căng thẳng, cơn bão đã qua, và im lặng tới sau nó... và đột nhiên có thực tại.
Thỉnh thoảng bước đi trong ánh mặt trời ngược chiều gió, tận hưởng. Thỉnh thoảng bơi trong sông, chảy cùng sông. Thỉnh thoảng không làm gì, chỉ thảnh thơi trên cát, nhìn lên sao, nó xảy ra.
Nhưng những điều đó chỉ là ngẫu nhiên. Và bởi vì chúng là ngẫu nhiên, và bởi vì chúng không khớp trong toàn bộ phong cách sống của bạn, bạn quên chúng. Bạn không chú ý mấy tới chúng. Bạn chỉ nhún vai, và bạn quên tất cả về chúng. Bằng không, trong cuộc sống của mọi người, thỉnh thoảng, thực tại xuyên thấu.
Yoga là cách thức hệ thống để đạt tới cái mà thỉnh thoảng xảy ra chỉ theo ngẫu nhiên. Yoga làm ra khoa học từ tất cả những cái ngẫu nhiên và trùng hợp đó.
Ba điều này được lấy cùng nhau thiết lập nên sanyama. Ba điều - tập trung, thiền, và samadhi - dường như chúng là ba chân của chiếc ghế ba chân, ba ngôi.
Bằng việc làm chủ nó, ánh sáng của ý thức cao hơn.
Những người đạt tới ba ngôi này của tập trung, thiền và samadhi, với họ xảy ra ánh sáng của ý thức cao hơn.
"Trèo lên cao, trèo lên xa, mục đích của ông là bầu trời, đích của ông là ngôi sao." Nhưng cuộc hành trình bắt đầu nơi bạn đang vậy. Từng bước một trèo lên cao, trèo lên xa, mục đích của bạn là bầu trời, đích của bạn là ngôi sao. Chừng nào bạn chưa trở thành bao la như bầu trời, đừng nghỉ; cuộc hành trình còn chưa hoàn thành. Chừng nào bạn còn chưa đạt tới và trở thành ánh sáng vĩnh hằng, ngôi sao, đừng trở nên tự mãn, đừng cảm thấy hài lòng. Để sự không hài lòng thiêng liêng bùng cháy như ngọn lửa, để cho một ngày nào đó, từ tất cả những nỗ lực của bạn, ngôi sao được sinh ra và bạn trở thành ánh sáng vĩnh hằng.
"Bằng việc làm chủ nó, ánh sáng của ý thức cao hơn." Một khi bạn làm chủ ba bước bên trong này, ánh sáng trở thành sẵn có cho bạn. Và khi ánh sáng bên trong là sẵn có bạn bao giờ cũng sống trong ánh sáng đó: "Lúc chạng vạng gà trống báo bình minh. Vào nửa đêm, mặt trời chói sáng." Thế thì ngay cả vào nửa đêm vẫn có mặt trời chói sáng sẵn có; thế thì ngay cả lúc chạng vạng gà trống vẫn báo bình minh. Khi bạn có ánh sáng bên trong, không có bóng tối. Bất kì chỗ nào bạn đi ánh sáng bên trong của bạn đi cùng bạn - bạn đi trong nó, bạn là nó.
Nhớ rằng tâm trí bạn bao giờ cũng muốn làm cho bạn được thoả mãn ở bất kì chỗ nào bạn đang ở; tâm trí nói chẳng có gì hơn cho cuộc sống. Tâm trí cứ cố thuyết phục bạn rằng bạn đã đạt tới. Tâm trí không cho phép bạn trở nên không hài lòng một cách thiêng liêng. Và nó bao giờ cũng có thể tìm ra cách hợp lí hoá. Đừng nghe những hợp lí hoá đó. Chúng không phải là lí do thực, chúng là thủ đoạn của tâm trí, bởi vì tâm trí không muốn đi, không muốn chuyển. Tâm trí về căn bản lười biếng. Tâm trí là một loại entropy: tâm trí muốn định cư, làm nhà của bạn ở bất kì chỗ nào, nhưng làm ra nhà của bạn; chỉ định cư, không là kẻ lang thang.
Là một sannyasin nghĩa là trở thành kẻ lang thang trong tâm thức. Là một sannyasin nghĩa là trở thành kẻ vất vưởng - trong tâm thức - cứ đi tìm kiếm và lang thang. "Trèo lên cao, trèo lên xa, mục đích của ông là bầu trời, đích của ông là ngôi sao." Và đừng nghe theo tâm trí. Chuyện xảy ra một đêm:
Một cảnh sát theo dõi một người say khướt cò bợ cố gắng một cách vô ích để tra chìa khoá nhà anh ta vào cột đèn.
"Vô dụng thôi, anh bạn," cảnh sát nói. "Không ai ở nhà đâu."
"Đó là chỗ anh sai," người say đáp. "Có ánh sáng ở lầu trên đó."
Tâm trí rất say và chếnh choáng. Nó cứ cho các lí do. Nó nói, "Cái gì nữa có đó?" Mới vài ngày trước, một chính khách tới tôi. Ông ta nói, "Bây giờ cái gì nữa có đó? Tôi sinh ra ở một làng nhỏ trong một gia đình nghèo, và bây giờ tôi đã trở thành bộ trưởng nội các. Cái gì hơn nữa có đấy cho cuộc sống?" Bộ trưởng nội các sao? Cái gì hơn nữa có đấy cho cuộc sống, ông ta hỏi, và ông ta được thoả mãn. "Sinh ra trong một làng ở một gia đình nghèo, người ta có thể mong đợi cái gì hơn nữa?" Trong khi toàn thể bầu trời sẵn có, người đó được thoả mãn là bộ trưởng nội các. Đừng bị kết thúc theo cách đó.
Chừng nào bạn chưa trở thành thượng đế thì đừng kết thúc! Nhân tiện thỉnh thoảng nghỉ ngơi, nhưng bao giờ cũng nhớ: đó chỉ là nghỉ qua đêm thôi; đến sáng chúng ta đi.
Có vài người được thoả mãn với những thành đạt của thế gian. Có vài người nữa không được thoả mãn với thành đạt thế gian của họ nhưng lại được thoả mãn bằng những hứa hẹn của các tu sĩ. Những người, thuộc loại thứ hai này, bạn gọi là tôn giáo. Họ cũng không tôn giáo - bởi vì tôn giáo không phải là lời hứa. Nó phải được đạt tới. Không ai khác có thể hứa cho bạn được; bạn phải đạt tới nó. Mọi hứa hẹn đều là an ủi và mọi an ủi đều nguy hiểm, bởi vì chúng giống như thuốc phiện. Chúng làm bạn say ma tuý . Chuyện xảy ra:
Tại kì thi của lớp cấp cứu, một tu sĩ được hỏi (ông ấy cũng tham dự đào tạo cấp cứu), "Ông sẽ làm gì nếu ông thấy một người bị ngất?" "Tôi sẽ cho anh ta rượu mạnh nào đó," là câu trả lời. "Thế nếu không có rượu mạnh?" "Tôi sẽ hứa cho người đó chút rượu mạnh," tu sĩ nói.
Tu sĩ bao giờ cũng nói điều đó. Tu sĩ là những người hứa hẹn lớn lao - họ cứ đưa ra những lời hứa. Họ liên tục nói, "Đừng lo. Cứ cúng dường đi, làm nhà thờ, đem tiền cho người nghèo, làm bệnh viện, thế này thế nọ, và chúng tôi hứa với ông."
Yoga là nỗ lực bản thân. Yoga không có tu sĩ. Nó chỉ có những người chủ, người đã đạt tới bằng nỗ lực riêng của họ - và trong ánh sáng của họ bạn phải học cách đạt tới bản thân bạn. Tránh những lời hứa của tu sĩ. Họ là những người nguy hiểm nhất trên trái đất, bởi vì họ không cho phép bạn trở nên không bằng lòng thực sự. Họ liên tục an ủi bạn; và nếu bạn được an ủi trước khi bạn đạt tới, bạn bị bịp, bạn bị lừa. Yoga tin vào nỗ lực, vào nỗ lực vô cùng. Người ta phải trở nên xứng đáng. Người ta phải kiếm được Thượng đế; bạn phải trả giá.
Ai đó có lần hỏi Cựu hoàng tử xứ Wales, "Ý kiến của ông về văn minh là gì?"
"Đó là ý tưởng tốt," hoàng tử đáp. "Ai đó nên bắt đầu nó."
Yoga không chỉ là ý tưởng, nó là thực hành, nó là abhyas, nó là kỉ luật, nó là khoa học của biến đổi bên trong. Và nhớ lấy, không ai có thể bắt đầu nó hộ bạn được. Bạn phải bắt đầu nó cho bản thân bạn. Yoga dạy bạn tin cậy vào bản thân bạn; yoga dạy bạn trở nên tin tưởng vào bản thân bạn. Yoga dạy bạn rằng cuộc hành trình là một mình. Thầy có thể chỉ ra con đường, nhưng bạn phải đi theo nó.

0 Đánh giá

Ads Belove Post