Chương 2. Tâm trí là rất láu lỉnh

Chương 2. Tâm trí là rất láu lỉnh

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 7)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 2. Tâm trí là rất láu lỉnh

Câu hỏi 1
Tôi có thể làm gì với người ăn xin?Dù tôi cho anh ta một ru pi hay không, anh ta sẽ vẫn còn là kẻ ăn xin mọi thứ như cũ.
Người ăn xin không phải là vấn đề. Nếu người ăn xin là vấn đề thế thì mọi người đi qua sẽ cảm thấy như nhau. Nếu người ăn xin là vấn đề thế thì người ăn xin sẽ phải biến mất từ lâu rồi. Vấn đề là ở bên trong bạn: trái tim bạn cảm thấy điều đó. Cố hiểu điều đó.
Tâm trí lập tức can thiệp bất kì khi nào trái tim cảm thấy yêu, tâm trí lập tức can thiệp. Tâm trí nói, "Dù mình có cho anh ta cái gì đó hay không, anh ta sẽ vẫn cứ là người ăn xin mọi thứ như cũ thôi.'' Liệu anh ta còn là người ăn xin hay không không phải là trách nhiệm của bạn, nhưng nếu trái tim bạn cảm thấy cái gì đó, làm nó đi. Đừng cố né tránh. Tâm trí đang cố né tránh tình huống này. Tâm trí nói, "Cái gì sẽ xảy ra? Anh ta sẽ vẫn còn là người ăn xin thôi, cho nên chẳng cần làm gì cả." Bạn đã bỏ lỡ một cơ hội mà tình yêu của bạn có thể đã tuôn chảy.
Nếu người ăn xin đã quyết định là người ăn xin, bạn không thể làm gì được cả. Bạn có thể cho người đó: người đó có thể vứt nó đi. Điều đó dành cho người đó quyết định. Tâm trí rất láu lỉnh.
Thế rồi câu hỏi này, nó nói:
Sao đằng nào cũng có người ăn xin?
Vì không có tình yêu trong trái tim con người. Nhưng lần nữa, tâm trí can thiệp:
Chẳng phải người giầu đã lấy từ người nghèo sao?
Nếu người nghèo không lấy lại
Người giầu đã lấy gì từ người đó?
Bây giờ bạn quên người ăn xin và nỗi đau buồn mà bạn cảm thấy. Bây giờ toàn thể sự việc trở thành chính trị, kinh tế. Bây giờ vấn đề không còn là của trái tim: nó là của tâm trí. Và tâm trí đã tạo ra người ăn xin. Chính tinh ranh, tính toán của tâm trí đã tạo ra người ăn xin. Có những người tinh ranh, rất tính toán: họ đã trở nên giầu. Có những người hồn nhiên, không tính toán thế, không tinh ranh thế: họ đã trở thành người nghèo.
Bạn có thể thay đổi xã hội - ở nước Nga Xô viết họ đã thay đổi. Điều đó không tạo ra khác biệt gì. Bây giờ phân loại cũ đã biến mất - người nghèo và người giầu - nhưng người cai trị và người bị cai trị, một phân loại mới đã đi tới. Bây giờ tinh ranh là người cai trị và người hồn nhiên là người bị cai trị. Trước đây, người hồn nhiên đã là người nghèo và người tinh ranh đã là người giầu. Bạn có thể làm được gì?
Chừng nào phân chia giữa tâm trí và trái tim còn chưa bị tan biến, chừng nào nhân loại còn chưa bắt đầu sống qua trái tim và không sống qua tâm trí, giai cấp sẽ vẫn còn. Cái tên sẽ thay đổi, và khổ sẽ tiếp tục.
Câu hỏi này là rất liên quan, rất có nghĩa, ý nghĩa "Tôi có thể làm gì với người ăn xin?" Người ăn xin không phải là vấn đề. Vấn đề là bạn và trái tim bạn. Làm cái gì đó đi, bất kì cái gì bạn có thể làm, và đừng đổ trách nhiệm lên người giầu. Đừmh cố đổ trách nhiệm lên lịch sử. Đừng cố để trách nhiệm lên cấu trúc kinh tế. Bởi vì điều đó là phụ nếu nhân loại vẫn còn tinh ranh và tính toán, nó sẽ được lặp đi lặp lại mãi.
Bạn có thể làm được gì cho nó? Bạn là phần nhỏ bé của cái toàn bộ. Bất kì cái gì bạn làm sẽ không thay đổi tình huống - nhưng nó sẽ làm thay đổi bạn. Nó có thể không thay đổi người ăn xin nếu bạn đem cho người đó cái gì đó, nhưng chính động thái đó, rằng bạn chia sẻ bất kì cái gì bạn có thể có, sẽ làm thay đổi bạn. Và điều đó là quan trọng. Và nếu điều này tiếp diễn - cuộc cách mạng của trái tim - những người cảm thấy, những người nhìn vào người khác như mục đích trong chính nó, nếu điều này cứ tăng lên, một ngày nào đó, người nghèo sẽ biến mất, nghèo nàn sẽ biến mất - và nó sẽ không bị thay thế bởi một phân loại mới về bóc lột.
Mãi cho tới giờ mọi cuộc cách mạng đều đã thất bại, bởi vì những người cách mạng đã không có khả năng thấy được nguyên nhân cơ bản tại sao có nghèo nàn. Họ chỉ nhìn vào nguyên nhân bề mặt. Lập tức họ nói, "Một số người đã bóc lột người đó, đó là lí do tại sao có khả năng của họ. Đây là nguyên nhân; đó là lí do tại sao có nghèo nàn.
Nhưng tại sao một số người có khả năng bóc lột? Tại sao họ không thể thấy được? Tại sao họ không thể thấy được rằng họ chẳng thu được cái gì và người này bị mất tất cả? Họ có thể tích luỹ của cải, nhưng họ đang giết chết cuộc sống tất cả xung quanh. Của cải của họ không là gì ngoài máu. Tại sao họ không thể thấy được điều đó? Tâm trí tinh ranh đã tạo ra giải thích ở đó nữa.
Tâm trí tinh ranh nói. "Mọi người nghèo bởi vì nghiệp của họ. Trong các kiếp sống quá khứ họ đã làm cái gì đó sai, đó là lí do tại sao họ khổ. Mình giầu vì mình đã làm nhiều hành vi tốt, cho nên mình tận hưởng kết quả." Đây cũng là tâm trí thôi. Và Marx ngồi trong Bảo tàng Anh cũng là một tâm trí, và suy nghĩ về cái gì là nguyên nhân cơ bản của nghèo nàn tới dưới chân rằng có những người bóc lột. Nhưng những người này bao giờ cũng có đó. Chừng nào tinh ranh còn chưa biến mất hoàn toàn, vấn đề không phải là thay đổi cấu trúc xã hội. Vấn đề là thay đổi toàn thể cấu trúc nhân cách của con người.
Bạn có thể làm được gì? Bạn có thể thay đổi, bạn có thể đuổi người giầu ra - họ sẽ quay lại từ cửa sau. Họ tinh ranh. Thực ra, những người đang đuổi ra, họ cũng rất tinh ranh; bằng không thì họ không thể đuổi được. Người giầu có thể không có khả năng tới từ cửa sau, nhưng những người gọi bản thân họ là người cách mạng, người cộng sản, người xã hội - họ sẽ ngồi trên ngai vàng và thế rồi họ sẽ bắt đầu bóc lột. Và họ sẽ bóc lột còn nguy hiểm hơn bởi vì họ đã tự chứng tỏ bản thân họ là tinh ranh hơn người giầu. Bằng việc đuổi người giầu ra, họ đã chứng minh một điều một cách tuyệt đối: rằng họ tinh ranh hơn người giầu. Xã hội sẽ ở trong tay của những người tinh ranh.
Và nhớ lấy, nếu một ngày nào đó những người cách mạng khác được sinh ra - điều nhất định là vậy, bởi vì lần nữa mọi người sẽ bắt đầu cảm thấy bóc lột có đó, bây giờ nó đã lấy dạng mới - lại sẽ có cách mạng. Nhưng ai sẽ đẩy những người cách mạng quá khứ ra? Bây giờ những người tinh ranh hơn sẽ được cần tới.
Bất kì khi nào bạn định đánh bại một hệ thống nào đó, bạn đều dùng cùng phương tiện như hệ thống đã dùng cho bản thân nó, chỉ cái tên sẽ đổi, cờ sẽ đổi, xã hội sẽ vẫn còn như cũ.
Việc lừa dối thế này là đủ rồi. Người ăn xin không phải là vấn đề: vấn đề là bạn. Đừng tinh ranh, đừng láu lỉnh. Đừng cố nói rằng đây là nghiệp của người đó - bạn không biết gì về nghiệp. Đó chỉ là một giả thuyết để giải thích những điều nào đó mà không giải thích được, để giải những điều nào đó gây ra đau tim. Một khi bạn chấp nhận giả thiết này, bạn được giảm nhẹ gánh nặng. Thế thì bạn có thể vẫn còn giầu và người nghèo có thể vẫn còn nghèo và không có vấn đề gì. Giả thiết vận hành như bộ đệm.
Đó là lí do tại sao ở Ấn Độ nghèo nàn vẫn còn được bắt rễ sâu thế và mọi người đã trở nên không nhạy cảm thế về nó. Họ có lí thuyết nào đó giúp cho họ. Cũng như bạn vào xe hơi và xe có bộ giảm xóc, sự gồ ghề của đường không được cảm thấy, bộ hấp thu xóc liên tục hấp thu, giả thuyết này về nghiệp là bộ hấp thu xóc lớn. Bạn thường xuyên đi ngược lại nghèo nàn, nhưng có bộ hấp thu xóc lí thuyết nghiệp. Bạn có thể làm gì? Điều đó không liên quan tới bạn. Bạn tận hưởng giầu có của bạn bởi vì đức hạnh của bạn - hành vi tốt được thực hiện trong quá khứ. Và người này đang khổ vì hành vi xấu của người đó.
Ở Ấn Độ có một giáo phái nào đó của đạo Jaina, Tera-Panth. Họ là những người tin tưởng cực đoan vào lí thuyết này. Họ nói, "Không can thiệp, bởi vì người đó chịu khổ về nghiệp quá khứ của mình. Đừng can thiệp. Đừng cho người đó cái gì, bởi vì việc đó sẽ là can thiệp, và người đó có thể đã khổ trong một thời gian ngắn - bạn sẽ làm chậm trễ quá trình này. Người đó phải chịu khổ."
Chẳng hạn, một người nghèo bạn có thể cho người đó đủ để sống thoải mái trong vài năm, nhưng lần nữa khổ sẽ bắt đầu. Bạn có thể cho người đó đủ để sống thoải mái cuộc đời này, nhưng lần nữa trong kiếp sau khổ sẽ bắt đầu. Khi bạn dừng nó lại, đích xác từ đó khổ sẽ lại bắt đầu. Cho nên những người tin vào Tera-Panth, họ cứ nói đừng can thiệp. Cho dù ai đó sắp chết bên cạnh đường, bạn đơn giản cứ dửng dưng trên con đường của bạn. Họ nói đây là từ bi; can thiệp, bạn làm trễ quá trình này. Cái giảm xóc tốt làm sao.
Ở Ấn Độ mọi người đã trở nên tuyệt đối không nhạy cảm. Lí thuyết tinh ranh bảo vệ họ.
Ở phương Tây họ đã tìm ra một giả thuyết mới: rằng chính bởi vì người giầu đã bóc lột - cho nên tiêu diệt người giầu đi. Nhìn vào điều đó mà xem. Nhìn vào người nghèo, tình yêu bắt đầu nảy sinh trong tim bạn. Bạn lập tức nói người nghèo này bị nghèo vì người giầu. Bạn đã biến yêu thành ghét bây giờ ghét đã nảy sinh hướng tới người giầu. Bạn đang chơi trò chơi gì vậy? Bây giờ bạn nói. "Tiêu diệt người giầu! Giành lại mọi thứ từ họ. Họ là tội phạm." Bây giờ người ăn xin bị quên đi; trái tim đầy tình yêu không còn nữa. Ngược lại, nó đầy ghét... và ghét đã tạo ra xã hội trong đó người ăn xin tồn tại. Bây giờ lần nữa ghét đang vận hành trong bạn. Bạn sẽ tạo ra xã hội trong đó các phân loại có thể thay đổi, cái tên có thể thay đổi, nhưng sẽ có những người bị cai trị và người cai trị, người bị bóc lột và người bóc lột, người áp bức và người bị áp bức. Nó sẽ không tạo ra khác biệt gì mấy; nó sẽ vẫn còn như cũ. Sẽ có chủ và sẽ có nô lệ.
Cách mạng duy nhất có thể là cách mạng của trái tim. Khi bạn thấy người ăn xin, vẫn còn nhạy cảm đi. Đừng cho phép bất kì cái giảm xóc nào tới giữa bạn và người ăn xin. Vẫn còn nhạy cảm. Điều đó khó bởi vì bạn sẽ bắt đầu kêu khóc. Điều đó khó bởi vì nó sẽ rất, rất không thoải mái. Chia sẻ bất kì cái gì bạn có thể chia sẻ. Và đừng lo lắng liệu người có sẽ vẫn còn là người ăn xin hay không - bạn đã làm bất kì cái gì bạn có thể làm. Và điều này sẽ làm thay đổi bạn. Điều này sẽ cho bạn con người mới, gần với trái tim hơn và xa khỏi tâm trí. Đây là biến đổi bên trong của bạn; và đây là cách duy nhất.
Nếu các cá nhân liên tục thay đổi theo cách này, thỉnh thoảng có thể nảy sinh một xã hội nơi con người nhạy cảm tới mức họ không thể bóc lột được, nơi mọi người đã trở nên tỉnh táo và nhận biết tới mức họ không thể áp bức được, nơi mọi người đã trở nên đáng yêu tới mức nghĩ nghèo nàn, nô lệ, là không thể được.
Làm cái gì đó từ trái tim đi, và đừng rơi thành nạn nhân của các lí thuyết.
Người hỏi này tiếp tục:
Thầy đã nói chúng tôi phải đi sang cực đối lập;
Chúng tôi phải chọn cả khoa học và tôn giáo.
Hợp lí hay không hợp lí, phương tây và phương đông,
Công nghệ và tâm linh.
Tôi có thể chọn cả chính trị và thiền được không?
Tôi có thể chọn thay đổi thế giới và thay đổi bản thân tôi đồng thời được không?
Tôi có thể là người cách mạng và là sannyasin một lúc được không?
Được chứ, tôi đã nói đi nói lại rằng người ta phải chấp nhận các cực. Nhưng thiền không phải là một cực. Thiền là việc chấp nhận các cực, và qua chấp nhận đó mà người ta siêu việt ra ngoài các cực. Cho nên không có đối lập với thiền. Cố hiểu điều này.
Bạn đang ngồi trong phòng tối om. Tối có là cái đối lập của sáng không, hay chỉ bởi thiếu sáng? Nếu nó là đối lập với sáng, thế thì nó có sự tồn tại riêng của nó. Tối có sự tồn tại riêng của nó không? Nó có là thực theo cách riêng của nó không, hay nó chỉ là việc thiếu sáng? Nếu nó có thực tại riêng của nó, thế thì khi bạn thắp sáng chiếc nến nó sẽ chống lại. Nó sẽ cố làm tắt nến đi. Nó sẽ tranh đấu vì sự tồn tại riêng của nó; nó sẽ chống cự. Nhưng nó không cho chống cự nào. Nó chưa bao giờ đánh nhau, nó không bao giờ có thể làm tắt cây nến nhỏ... Tối bao la và cây nến nhỏ, nhưng cây nến không thể bị cái tối bao la đó đánh bại được. Cái tối có thể cai trị trong ngôi nhà kia hàng thế kỉ, nhưng bạn mang cây nến nhỏ vào: tối không thể nói, "Ta già hàng thế kỉ rồi và ta sẽ đánh nhau ra trò." Nó đơn giản biến mất.
Tối không có thực tại khẳng định, nó đơn giản là việc thiếu sáng, cho nên khi bạn đem đèn vào nó biến mất. Khi bạn tắt đèn đi, nó xuất hiện. Thực ra nó chưa bao giờ đi ra và chưa bao giờ đi vào, bởi vì nó không thể đi ra và không thể đi vào được. Tối không là gì ngoài việc thiếu sáng. Sáng hiện diện, nó không có đó; sáng vắng mặt, nó có đó. Nó là sự vắng mặt.
Thiền là sáng bên trong. Nó không có đối lập, chỉ có thiếu vắng.
Toàn thể cuộc sống là việc thiếu thiền, như bạn vẫn sống nó, cuộc sống trần tục - cuộc sống của quyền lực, danh tiếng, bản ngã, tham vọng, tham lam. Và đó là điều chính trị là gì.
Chính trị là từ rất đao to búa lớn. Nó không bao gồm chỉ cái gọi là chính khách, nó bao gồm mọi người trần tục, bởi vì bất kì ai tham vọng đều là chính khách, và bất kì ai đang vật lộn để đạt tới đâu đó đều là chính khách. Bất kì chỗ nào có cạnh tranh đều có chính trị. Ba mươi sinh viên trong cùng một lớp và tự gọi bản thân họ là bạn hữu cùng lớp - họ là kẻ thù cùng lớp, vì tất cả họ đều cạnh tranh, không phải là bạn hữu. Tất cả họ đều cố gắng vượt người khác. Tất cả họ đều cố gắng được huân chương vàng, đi lên đầu. Tham vọng có đó: họ đã là chính khách rồi.
Bất kì chỗ nào có cạnh tranh và tranh đấu đều có chính trị. Cho nên toàn thể cuộc sống bình thường là hướng chính trị.
Thiền giống như ánh sáng khi thiền tới chính trị biến mất. Cho nên bạn không thể có tính thiền và chính trị được. Điều đó là không thể được: bạn đang hỏi điều không thể được. Thiền không phải là một thái cực: nó là sự thiếu vắng của mọi xung đột, mọi tham vọng, mọi trò bản ngã.
Để tôi kể cho bạn một chuyện Sufi rất nổi tiếng. Nó đã xảy ra.
Một người Sufi nói, "Không ai có thể hiểu được con người chừng nào người đó chưa nhận ra kết nối giữa tham, sốt sắng, và tính không thể được."
"Điều này," đệ tử của ông ta nói, "là câu hỏi hắc búa mà tôi không thể nào hiểu nổi."
Người Sufi nói, "Đừng bao giờ tìm việc hiểu qua câu hỏi hắc búa khi ông có thể đạt tới nó qua kinh nghiệm trực tiếp."
Ông ấy đưa đệ tử này tới cửa hàng ở chợ gần đó nơi bán áo choàng. "Cho tôi xem áo choàng tốt nhất của ông," người Sufi nói với chủ tiệm, "vì tôi đang trong tâm trạng để chi tiêu mạnh tay."
Bộ quần áo đẹp nhất được đưa ra, và một giá cao cực kì được nêu cho nó. "Nó rất giống loại tôi muốn đấy," người Sufi nói, "nhưng tôi muốn có đồ trang sức khuy tròn nào đó quanh cổ và chút lông thú trang trí."
"Không gì dễ hơn," người bán áo choàng nói, "vì tôi mới có đồ trang sức như vậy trong phòng làm việc của cửa hàng.'' Ông ta biến mất trong một vài khoảnh khắc và rồi quay lại mang thêm lông thú và đồ trang sức khuy tròn y hệt cho bộ quần áo. "Và bộ này là bao nhiêu?" người Sufi hỏi.
"Giá đắt hơn bộ đầu hai mươi lần," chủ tiệm nói.
"Tuyệt vời," người Sufi nói. "Tôi sẽ lấy cả đôi."
Bây giờ, điều này là không thể được, bởi vì nó là bộ quần áo y hệt. Người Sufi đã biểu lộ rằng tham có tính không thể được nào đó trong nó, tính không thể được là cố hữu của tham.
Bây giờ đừng quá tham, bởi vì đây là tham lớn nhất có đó để yêu cầu là chính khách và là thiền nhân cùng nhau, đồng thời. Đó là tính tham lớn nhất có thể có. Bạn đang đòi hỏi vừa tham vọng và không căng thẳng. Bạn đang đòi hỏi đánh nhau, bạo hành, và vậy mà an bình và thảnh thơi. Nếu như điều đó là có thể thế thì sẽ không có nhu cầu về tính chất sannyas, thế thì sẽ không có nhu cầu về thiền.
Bạn không thể có cả hai. Một khi bạn bắt đầu thiền, chính trị bắt đầu biến mất. Cùng với chính trị mọi ảnh hưởng của nó cũng biến mất. Trạng thái căng thẳng, lo nghĩ, lo âu, khổ sở, bạo hành, tham lam - tất cả chúng đều biến mất. Chúng là sản phẩm phụ của tâm trí chính trị.
Bạn sẽ phải quyết định hoặc bạn có thể là chính khách hoặc bạn có thể là thiền nhân. Bạn không thể là cả hai, bởi vì khi thiền tới, bóng tối biến mất. Thế giới này, thế giới của bạn, là việc thiếu vắng thiền. Và khi thiền tới, thế giới này biến mất tựa bóng tối.
Đó là lí do tại sao Patanjali, Shankara, và những người khác, những người đã biết, liên tục nó rằng thế giới này là ảo tưởng, không thực. Ảo tưởng tựa bóng tối: dường như là thực, khi nó có đó, nhưng một khi bạn đem ánh sáng vào, đột nhiên bạn trở nên nhận biết nó không thực, nó là không có thực. Chỉ nhìn vào bóng tối thôi. Nó thực làm sao. Nó có vẻ thực làm sao. Nó có đó bao quanh bạn từ mọi nơi. Không chỉ điều đó - bạn cảm thấy sờ sợ. Cái không thực tạo ra sợ. Nó có thể giết bạn, và nó không có đó!
Đem ánh sáng vào. Để ai đó ở cửa để xem liệu người đó có thấy bóng tối đi ra không. Không ai đã bao giờ thấy bóng tối đi ra; không ai đã bao giờ thấy bóng tối đi vào. Nó chỉ dường như có đó và nó không có.
Cái gọi là thế giới của ham muốn và tham vọng, chính trị, chỉ dường như có đó và nó không có. Một khi bạn thiền bạn bắt đầu cười về toàn thể cái vô nghĩa này, toàn thể ác mộng đã biến mất.
Nhưng xin đừng thử làm điều không thể được này. Nếu bạn thử bạn sẽ bị lâm vào xung đột nhiều; bạn sẽ trở thành nhân cách chia chẻ. "Mình có thể chọn cả chính trị và thiền được không? Mình có thể chọn thay đổi thế giới và thay đổi bản thân mình đồng thời được không?" Không thể được.
Thực ra, bạn là thế giới. Khi bạn thay đổi bản thân mình bạn đã bắt đầu thay đổi thế giới rồi - và không có cách khác. Nếu bạn bắt đầu thay đổi người khác bạn sẽ không có khả năng thay đổi bản thân bạn, và người không thể thay đổi được bản thân mình thì không thể thay đổi được ai cả. Người đó có thể cứ tin rằng người đó đang làm việc lớn lao, như các chính khách cứ tin.
Cái gọi là các người cách mạng của bạn tất cả đều là người ốm, người căng thẳng, người điên - không lành mạnh - nhưng không lành mạnh của họ là tới mức nếu họ bị bỏ lại cho bản thân họ, họ sẽ điên hoàn toàn, cho nên họ để cho sự không lành mạnh của họ vào bận rộn nào đó. Hoặc họ bắt đầu thay đổi xã hội, cải tổ xã hội, làm cái này cái nọ... thay đổi toàn thế giới. Và tính điên của họ lên tới mức họ không thể thấy được cái ngu xuẩn của nó. Bạn đã không thay đổi bản thân bạn - làm sao bạn có thể thay đổi được bất kì ai khác?
Bắt đầu ở gần nhà hơn đi. Đầu tiên thay đổi bản thân bạn, đầu tiên đem ánh sáng vào bên trong bản thân bạn, thế thì bạn sẽ có khả năng... Thực ra nói vậy thì sẽ có khả năng để thay đổi người khác là không đúng. Thực ra một khi bạn thay đổi bản thân bạn, bạn trở thành cội nguồn của năng lượng vô hạn, và năng lượng đó thay đổi người khác theo cách riêng của nó. Không phải là bạn đi và làm việc vất vả và trở thành người hi sinh vì nghĩa trong thay đổi người khác đâu, không, không cái gì thuộc loại đó. Bạn đơn giản vẫn còn trong bản thân bạn, nhưng chính năng lượng, sự thuần khiết của nó, sự hồn nhiên của nó, hương thơm của nó, liên tục lan toả theo các gợn sóng. Nó đạt tới mọi bến bờ của thế giới. Không có nỗ lực nào về phía bạn, và cuộc cách mạng vô nỗ lực bắt đầu. Và cuộc cách mạng là đẹp khi nó là vô nỗ lực. Khi nó là có nỗ lực nó là bạo hành, thế thì bạn đang ép buộc ý tưởng của bạn lên ai đó khác.
Stalin đã giết hàng triệu người bởi vì ông ấy là người cách mạng. Ông ấy muốn thay đổi xã hội, và bất kì ai cản trở theo bất kì cách nào đều phải bị giết và loại bỏ khỏi con đường. Thỉnh thoảng chuyện xảy ra là những người đang cố gắng để giúp bạn, họ bắt đầu giúp thậm chí việc chống lại bạn. Họ không bận tâm liệu bạn muốn được thay đổi hay không; họ có ý tưởng để thay đổi bạn. Họ sẽ thay đổi bạn mặc cho bạn thế nào. Họ sẽ không nghe bạn. Kiểu cách mạng này sẽ là bạo hành, đẫm máu.
Và cách mạng không thể bạo hành được, không thể đẫm máu được, bởi vì cách mạng phải là cách mạng của tình yêu và trái tim. Người cách mạng thực chưa bao giờ đi bất kì đâu để thay đổi bất kì ai. Người đó vẫn còn được bắt rễ trong bản thân người đó; và những người muốn được thay đổi, họ tới người đó. Họ đi từ những miền đất xa xăm. Họ tới người đó. Hương thơm đạt tới họ. Theo cách tinh tế, theo cách không biết, bất kì ai muốn thay đổi bản thân mình đều tới và tìm người cách mạng. Người cách mạng thực vẫn còn trong bản thân người đó, sẵn có. Giống ao nước mát. Bất kì ai đang khát sẽ tìm kiếm. Ao không định đi tìm bạn; ao không chạy theo bạn. Và ao không nhấn chìm bạn vì bạn khát - rằng nếu bạn không nghe lời thế thì ao sẽ nhấn chìm bạn.
Stalin đã giết nhiều người thế. Những người cách mạng đã từng bạo hành như kẻ phản cách mạng - và thỉnh thoảng thậm chí còn hơn thế.
Xin đừng cố làm điều không thể được. Chỉ thay đổi bản thân bạn thôi. Thực ra điều đó nữa cũng là không thể được tới mức nếu bạn có thể thay đổi được bản thân bạn trong cuộc sống này, bạn có thể cảm thấy biết ơn. Bạn có thể nói, "Đủ rồi, quá đủ đã xảy ra."
Đừng bị lo nghĩ về người khác. Họ cũng là người thôi, họ có tâm thức, họ có linh hồn. Nếu họ muốn thay đổi, không ai cản trở con đường. Vẫn còn là ao nước mát đi. Nếu họ khát họ sẽ tới. Chính cái mát mẻ của bạn sẽ là lời mời, sự thuần khiết của nước sẽ là sức hấp dẫn.
"Tôi có thể là người cách mạng và sannyasin đồng thời không?" Không. Nếu bạn là sannyasin bạn là cách mạng, không phải người cách mạng. Bạn không cần là người cách mạng, nếu bạn là sannyasin bạn là cách mạng. Cố hiểu điều tôi đang nói đây. Thế thì bạn không đi thay đổi người khác, không đi tạo ra bất kì cuộc cách mạng nào ở bất kì đâu. Bạn không lập kế hoạch nó - bạn sống nó. Chính phong cách sống của bạn là cách mạng. Bất kì chỗ nào bạn nhìn, bất kì chỗ nào bạn chạm, đều sẽ có cách mạng. Cách mạng sẽ trở thành giống như việc thở - tự phát. Tôi muốn kể cho bạn một câu chuyện Sufi khác:
Một người Sufi nổi tiếng được hỏi, "Tính vô hình là gì?"và ông ấy nói, "Tôi sẽ trả lời điều đó khi có cơ hội cho việc biểu diễn xuất hiện." - người Sufis không nói mấy. Họ tạo ra tình huống. Họ không nói mấy; họ biểu lộ qua tình huống. Cho nên người Sufi này nói, "Bất kì khi nào cơ hội xuất hiện, ta sẽ cho ông việc biểu diễn."
Một thời gian sau đó, người đó và người đã hỏi ông ta câu hỏi này bị một toán lính chặn lại, và tụi lính nói, "Chúng ta có lệnh đưa mọi thầy tu vào giam giữ, vì vua của nước này nói rằng họ không tuân lệnh của nhà vua và rằng họ nói những điều không được phép cho sự thanh bình của công chúng. Cho nên chúng tôi sẽ bỏ tù tất cả người Sufis." - Bất kì khi nào có người thực sự tôn giáo, cuộc cách mạng, chính khách trở nên sợ lắm, bởi vì chính sự hiện diện của người đó làm cho họ phát điên. Chính sự hiện diện của người đó là đủ để tạo ra hỗn độn. Chính sự hiện diện của người đó là đủ để tạo ra mất trật tự, cái chết cho xã hội cũ. Chính sự hiện diện của người đó là đủ để tạo ra thế giới mới. Người đó trở thành phương tiện. Vắng mặt, hoàn toàn vắng mặt khi có liên quan tới bản ngã của người đó, người đó trở thành phương tiện của điều thiêng liêng. Người cai trị, người tinh ranh, bao giờ cũng sợ người tôn giáo bởi vì không thể có nguy hiểm nào hơn là người tôn giáo. Họ không sợ những người cách mạng, bởi vì chiến lược của họ là như nhau. Họ không sợ người cách mạng, bởi vì họ dùng cùng ngôn ngữ, thuật ngữ của họ là một. Họ là cùng người; họ không phải là người khác nhau.
Tới New Delhi và quan sát các chính khách. Mọi chính khách đang nắm quyền và mọi chính khác không nắm quyền - họ tất cả đều là người như nhau. Những người đang nắm quyền dường như là kẻ phản động vì họ đã đạt tới quyền lực bây giờ họ muốn bảo vệ nó. Bây giờ họ muốn giữ nó trong tay, cho nên họ dường như là giới có quyền uy. Những người không nắm quyền - họ nói về cách mạng bởi vì họ muốn truất quyền những người đang nắm quyền lực. Một khi họ nắm quyền rồi họ sẽ trở thành người phản cách mạng, và người đã từng nắm quyền, người bị truất khỏi quyền lực, họ sẽ trở thành người cách mạng.
Người cách mạng thành công là người cách mạng chết, và người cai trị bị truất quyền lực trở thành người cách mạng. Và họ cứ lừa dối mọi người. Dù bạn chọn những người đang nắm quyền hay những người không nắm quyền, bạn không chọn người khác đâu. Bạn đang chọn cùng người cả. Họ có nhãn khác, nhưng không khác nhau chút nào.
Người tôn giáo là nguy hiểm thực. Chính sự hiện hữu của người đó là nguy hiểm, bởi vì người đó đem qua người đó những thế giới mới.
Lính tráng bao quanh người Sufi và đệ tử của ông ấy, và họ nói họ đang đi tìm người Sufi, mọi người Sufi đều phải bị giam giữ, bởi vì nhà vua đã ra lệnh như vậy, nói rằng họ đang nói những điều không được phép và họ tạo ra những hình mẫu ý nghĩ không tốt cho sự thanh bình của công chúng.
Và người Sufi nói, "Và vậy thì các anh phải..." - Và người Sufi nói với các lính, "Và vậy thì các anh phải" - "... các anh phải làm nghĩa vụ của các anh." "Nhưng các ông không phải là người Sufis sao?" các lính nói. "Thử chúng tôi đi." Người Sufi nói.
Viên sĩ quan lấy ra một cuốn sách Sufi. "Cái gì đây?" anh ta nói.
Người Sufi nhìn vào trang tiêu đề và nói, "Cái gì đó tôi sẽ đốt ngay trước các anh vì các anh đã không làm như vậy." Ông ấy bật lửa đốt cuốn sách, và toán lính lên ngựa đi rất thoả mãn.
Người đồng hành của ông Sufi này hỏi, "Mục đích của hành động đó là gì?"
"Để làm cho chúng ta thành vô hình," người Sufi nói, "với con người của thế gian, cái hữu hình nghĩa là cái các ông có thể nhìn như cái gì đó hay ai đó mà người đó mong đợi các ông giống thế. Nếu các ông trông khác, bản tính thực của các ông trở thành vô hình đối với người đó."
Người tôn giáo sống cuộc sống của cách mạng, nhưng vô hình - bởi vì trở thành hữu hình là trở thành thô, trở thành hữu hình là đi tới bậc thang thấp nhất của chiếc thang. Người tôn giáo, một sannyasin, tạo ra cách mạng trong bản thân mình và vẫn còn vô hình. Và nguồn năng lượng vô hình đó liên tục làm ra phép màu.
Xin bạn, nếu bạn là một sannyasin không cần là người cách mạng, bạn đã là cuộc cách mạng rồi. Và tôi nói cuộc cách mạng vì người cách mạng đã chết, người cách mạng đã có ý tưởng cố định - người cách mạng đã có tâm trí. Tôi nói cuộc cách mạng nó là quá trình. Một sannyasin không có ý tưởng cố định: người đó sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc. Người đó đáp ứng với thực tại của khoảnh khắc - không từ các ý tưởng cố định.
Quan sát mà xem. Nói với người cộng sản và bạn sẽ thấy rằng người đó không nghe. Người đó có thể gật đầu, nhưng người đó không nghe. Nói với người Cơ đốc giáo, người đó không nghe. Nói với người Hindu, người đó không nghe. Trong khi bạn nói người đó chuẩn bị câu trả lời - từ những ý tưởng cố định, quá khứ, cũ rích của người đó. Bạn thậm chí có thể thấy trên khuôn mặt không có đáp ứng, sự đờ đẫn và chết. Nói chuyện với đứa trẻ, nó lắng nghe, nó lắng nghe chăm chú. Nếu nó nghe chút nào, nó nghe chăm chú. Nếu nó không nghe thế thì nó tuyệt đối vắng mặt, nhưng nó là toàn bộ. Nói với đứa trẻ và bạn sẽ thấy đáp ứng, thuần khiết và tươi tắn.
Một sannyasin là giống như đứa trẻ, hồn nhiên. Người đó không sống từ ý tưởng của mình: người đó không là nô lệ cho bất kì ý thức hệ nào. Người đó sống từ ý thức, người đó sống từ nhận biết. Người đó hành động ở đây-bây giờ! Người đó không có hôm qua, và người đó không có ngày mai, chỉ hôm nay.
Khi Jesus bị đóng đinh, một kẻ trộm, người ở một bên của ông ấy, nói với ông ấy. "Chúng tôi là phạm nhân. Chúng tôi bị đóng đinh, thôi thì cũng được - chúng tôi có thể hiểu. Ông trông hồn nhiên. Nhưng tôi sung sướng bị đóng đinh cùng ông. Tôi sung sướng vô ngần. Tôi chưa bao giờ làm cái gì tốt."
Anh ta đã quên hoàn toàn cái gì đó. Khi Jesus được sinh ra, bố mẹ Jesus đã chạy trốn khỏi đất nước vì nhà vua đã ra lệnh tàn sát mọi trẻ con sinh ra trong một thời kì nào đó. Nhà vua đã đi tới biết từ những người thông thái của mình rằng cuộc cách mạng sắp được sinh ra và sẽ có nguy hiểm. Tốt hơn cả là phòng ngừa trước, lấy thận trọng. Cho nên ông ta đã ra lệnh tàn sát. Bố mẹ Jesus đã trốn đi.
Một đêm họ bị vài kẻ trộm cướp bao vây - tên trộm này là một người trong nhóm đó - và chúng định cướp và giết họ. Nhưng tên trộm này nhìn vào đứa bé Jesus, và nó đẹp thế, và nó hồn nhiên thế, thuần khiết thế, cứ dường như bản thân sự thuần khiết... và phát sáng nào đó bao quanh nó. Và anh ta ngăn các kẻ trộm khác lại, và anh ta nói. "Cho họ đi. Nhìn đứa trẻ kia." Và tất cả chúng đều nhìn đứa trẻ: và tất cả chúng đều trong thôi miên nào đó. Chúng không thể làm được điều chúng muốn làm... và chúng bỏ lại họ.
Đây là kẻ trộm đã cứu Jesus, nhưng anh ta không nhận biết rằng đây là cùng người. Anh ta nói với Jesus, "Tôi không biết tôi đã làm gì, bởi vì tôi chưa bao giờ làm hành vi tốt. Ông không thể tìm được kẻ tội phạm nào lớn hơn tôi. Cả đời tôi đã là đời của tội lỗi - cướp, giết, và mọi thứ ông có thể tưởng tượng. Nhưng tôi sung sướng. Tôi cám ơn Thượng đế rằng tôi sắp chết bên cạn một người hồn nhiên như thế."
Jesus nói. "Chỉ bởi vì sự dễ chịu này, ông sẽ ở trong vương quốc của Thượng đế với ta hôm nay, you will be in the kingdom of God with me today."
Bây giờ, sau phát biểu đó, những nhà thượng đế học Ki tô giáo đã từng liên tục thảo luận ông ấy ngụ ý gì bởi "hôm nay." Ông ấy đơn giản ngụ ý bây giờ. Bởi vì người tôn giáo không có hôm qua, không có ngày mai, chỉ có hôm nay. Khoảnh khắc này là tất cả. Khi ông ấy nói với tên trộm, "Hôm nay ông sẽ ở cùng ta trong vương quốc của Thượng đế,'' thực ra ông ấy nói, "Trông đấy! Ông đã sẵn sàng rồi. Chính khoảnh khắc này, bởi sự dễ chịu của ông, bởi việc nhận ra của ông về sự thuần khiết và hồn nhiên - bởi việc ăn năn của ông - quá khứ đã biến mất. Chúng ta ở trong vương quốc của Thượng đế."
Người tôn giáo sống không từ những ý thức hệ quá khứ, các ý tưởng, các khái niệm cố định, các triết lí. Người đó sống trong khoảnh khắc này. Từ tâm thức của mình người đó đáp ứng. Người đó bao giờ cũng tươi tắn như mùa xuân tươi tắn, bao giờ cũng tươi mới, không bị biến chất bởi quá khứ.
Cho nên, nếu bạn là sannyasin, bạn là cách mạnh. Cách mạng là lớn hơn mọi người cách mạng. Người cách mạng là những người đã dừng lại đâu đó, dòng sông đã trở nên đông cứng, nó không chảy nữa. Một sannyasin bao giờ cũng tuôn chảy, dòng sông không bao giờ dừng - nó cứ tiếp diễn mãi, chảy mãi. Sannyasin là một luồng chảy.
Câu hỏi 2
Osho ơi,
Thầy là người yogi,
Hay một bhakta.
Hay một gyani.
Hay một người mật tông?
Chẳng là cái gì trong điều vô nghĩa này. Đừng cố dán nhãn cho tôi; đừng cố phân loại. Tâm trí sẽ muốn đặt tôi vào ngăn kéo để cho bạn có thể nói người này là thế này và bạn có thể được kết thúc với tôi. Điều đó sẽ không dễ dàng đâu. Tôi sẽ không cho phép. Tôi sẽ vẫn còn trơn tuột như thuỷ ngân, bạn càng cố hiểu thấu tôi, tôi sẽ càng trở nên khó hiểu hơn. Hoặc tôi là tất cả hoặc tôi là không cái gì - chỉ hai phân loại này mới có thể được bởi vì chúng sẽ không nói lên chân lí. Và cái ngày bạn sẽ nhận ra tôi hoặc như tất cả hoặc như không cái gì sẽ là ngày của nhận ra vĩ đại với bạn.
Để tôi kể cho bạn một câu chuyện tôi mới đọc hôm qua. Trong chuyện của mình Nước của người mù, H. G. Wells kể về cách một lữ khách đi tới một thung lũng xa lạ, tách rời khỏi phần còn lại của thế giới bởi những vách đá dựng ngược - thung lũng của người mù, trong đó tất cả mọi người đều mù - thung lũng của người mù. Một lữ khách đi tới đó. Anh ta đã sống một chốc ở chỗ kì lạ này, nhưng bị người bản địa coi là khả nghi. Chuyên gia của họ nói, "Não anh ta bị ảnh hưởng bởi những thứ lạ lùng này gọi là mắt, điều giữ nó thường xuyên trong trạng thái cáu kỉnh và sao lãng." Và họ kết luận rằng anh ta sẽ không bao giờ bình thường chừng nào mắt anh ta còn chưa bị loại bỏ. "Giải phẫu là cần, và điều đó là khẩn thiết," các chuyên gia nói.
Tất cả họ đều mù. Họ không thể quan niệm được làm sao một người có thể có mắt. Cái gì đó bất thường, cái gì đó phải bị loại bỏ để làm cho người này thành bình thường.
Lữ khách rơi vào tình yêu với một cô phục vụ khiếm thị, cô này nài xin anh ta bỏ mắt đi để họ có thể sống cùng nhau trong hạnh phúc.
"Bởi vì," người đàn bà nói, "nếu anh không bỏ mắt đi, cộng đồng của em sẽ không chấp nhận anh. Anh là bất thường; anh kì lạ thế. Bất hạnh nào đó đã rơi vào anh. Người ta chưa bao giờ nghe nói về những con mắt này. Và anh có thể hỏi, mọi người không ai đã bao giờ thấy. Bởi vì hai con mắt này, anh sẽ vẫn còn là người lạ trong cộng đồng của em và họ sẽ không cho phép em sống cùng anh. Và em cũng hơi sợ sống với anh. Anh khác biệt thế, xa lạ thế."
Cô ấy đã thuyết phục anh ta bằng lòng để bỏ đôi mắt đi để họ có thể sống cùng nhau trong hạnh phúc. Và anh ta đang sắp sửa chấp nhận đề nghị này, bởi vì anh ta đã yêu cô gái mù này - vì tình yêu và sự gắn bó mà anh ta sẵn sàng mất đôi mắt - nhưng một hôm khi anh ta sắp sửa quyết định thì một sáng anh ta thấy mặt trời mọc trên núi đá, và bãi cỏ đẹp với hoa trắng... anh ta không còn có thể bằng lòng ở trong thung lũng tối tăm. Anh ta trèo ngược trở lại mảnh đất nơi con người bước đi trong ánh sáng.
Phật, Jesus, Krishna, Zarathustra, họ là những người có mắt trong thung lũng của người mù. Gọi họ là cái gì bạn thích - người yogis, chư phật, jinas, Christs, bhaktas.
Cứ gọi họ là cái gì bạn thích, nhưng mọi phân loại của bạn đơn giản nói một điều rằng họ là khác bạn, rằng họ có phẩm chất nào đó về cách nhìn, rằng họ có mắt, rằng họ có thể thấy cái gì đó mà bạn không thể thấy.
Và bạn cảm thấy bị xúc phạm; do đó, lúc ban đầu bạn đối lập với họ, ngay cả khi bạn bắt đầu theo họ. Vì cách nhìn của họ tạo ra ham muốn lớn trong bạn - mặc cho việc đối lập của bạn. Sâu bên dưới trong bạn, bản tính riêng của bạn liên tục nói rằng những con mắt này là có thể cho bạn nữa. Trên bề mặt bạn cứ phủ nhận; sâu bên dưới một dòng chảy ngầm cứ nói với bạn rằng có thể bạn không đúng. Có thể những con mắt này là bình thường và bạn là bất thường. Có thể bạn chiếm đa số, nhưng điều đó không làm cho nó thành chân lí.
Những người này là được ghi nhớ như những người có mắt trong thung lũng của người mù.
Tôi ở đây trong các bạn. Tôi biết khó khăn của các bạn, bởi vì điều tôi có thể thấy bạn không thể thấy được, điều tôi có thể cảm bạn không thể cảm được, điều tôi có thể chạm bạn không thể chạm được. Tôi thậm chí còn biết nếu bạn trở nên bị thuyết phục với tôi, sâu bên dưới ở đâu đó hoài nghi vẫn cứ lởn vởn. Hoài nghi - ai biết nào? - người này có thể tưởng tượng. Ai biết nào? - người này có thể lừa dối. Ai biết nào? Vì chừng nào nó còn chưa trở thành kinh nghiệm trong bạn, làm sao bạn có thể tin cậy được?
Bạn sẽ muốn phân loại tôi. Điều đó sẽ cho bạn ít nhất một cái tên, cái nhãn, và bạn sẽ cảm thấy thoải mái. Thế thì bạn sẽ bắt đầu cảm thấy rằng bạn biết tôi nếu bạn có thể phân loại được, rằng ông là là một người yogi. Thế thì bạn cảm thấy thoải mái thế. Ít nhất bạn cảm thấy rằng bạn biết. Bằng việc gọi tên, mọi người cảm thấy rằng họ biết. Đó là điều ám ảnh.
Đứa trẻ hỏi bạn, "Đây là hoa gì?'' Nó không thoải mái với hoa bởi vì với hoa nó có thể cảm thấy cái không biết - cái gì đó làm cho nó nhận biết về dốt nát của nó. Thế rồi bạn bảo nó. "Đây là hoa hồng." Nó sung sướng. Nó lặp lại cái tên "Đây là hoa hồng, đây là hoa hồng.'' Nó đi tới đứa trẻ khác và nó rất sung sướng và nói. "Trông đây, đây là hoa hồng." Nó đã học được cái gì? Chỉ mỗi cái tên. Nhưng bây giờ nó thoải mái; bây giờ nó không còn dốt nát. Ít nhất nó không thể cảm thấy cái dốt nát của nó bây giờ - bây giờ nó thông thái. Bây giờ không có cái không biết ở đó; hoa hồng không còn là cái không biết khi đi vào trong thế giới của cái biết; nó đã trở thành một phần của cái biết. Chỉ bằng việc cho nó cái tên; chỉ bằng việc gọi nó là 'hoa hồng,' bạn đã làm gì?
Bất kì khi nào bạn gặp ai đó người lạ, bạn lập tức hỏi. "Tên anh là gì?" Tại sao? Tại sao bạn không thể sống với cái vô danh? Và mọi người đều vô danh. Không ai tới mà có tên; mọi người được sinh ra không có tên. Ngay lập tức đứa trẻ được sinh ra, và gia đình đã nghĩ phải cho cái tên gì. Sao bạn vội vàng thế? Bởi vì lại một người lạ không biết đã đi vào trong thế giới của bạn. Bạn phải dán nhãn cho nó. Ngay lập tức, một khi bạn dán nhãn, bạn được thoả mãn, bạn biết cái này là Ram, Rahim - cái gì đó.
Mọi cái tên đều ngớ ngẩn. Và đứa nhỏ này không có tên. Nó là vô danh như Thượng đế. Nhưng cái tên phải được trao cho một sự ám ảnh nào đó trong tâm trí con người và ý tưởng nào đó rằng một khi bạn đặt tên cho một thứ là bạn đã biết nó. Thế thì bạn được kết thúc với nó.
Mọi người tới tôi. Họ hỏi tôi, "Thầy là ai? Người Hindu, người Jaina, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo? Thầy là ai?'' Nếu họ có thể phân loại, rằng tôi là người Hindu, họ sẽ cảm thấy được thoả mãn - họ biết tôi. Bây giờ từ "Hindu'' sẽ cho họ cảm giác giả về việc biết.
Bạn hỏi tôi, "Thầy là ai? Một bhakta người yogi, một gyani, một người mật tông?" Nếu bạn có thể tìm được cái tên, bạn sẽ thoải mái. Thế thì bạn có thể thảnh thơi, thế thì không có vấn đề gì.
Nhưng bạn sẽ có thể biết tôi bằng việc cho tôi cái tên sao? Thực ra, nếu bạn thực sự muốn biết tôi, xin đừng đem tên vào giữa tôi và bạn. Vứt mọi phân loại đi. Nhìn thẳng. Để mắt bạn mở và sạch mọi bụi. Nhìn tôi mà không có tri thức. Nhìn tôi với cái nhìn đơn giản, hồn nhiên không ý tưởng, không định kiến đằng sau, và bạn sẽ có khả năng thấy hoàn toàn. Tôi sẽ trở thành trong suốt với bạn. Đó là cách duy nhất để biết tôi, đó là cách duy nhất để biết thực tại.
Nhìn hoa hồng và quên từ "hoa hồng" đi. Nhìn cây và quên từ "cây." Nhìn mầu xanh và quên từ "xanh." Và ngay lập tức bạn sẽ trở nên nhận biết về sự hiện diện kì lạ bao quanh bạn, cái là Thượng đế.
Thượng đế được dán nhãn trở thành thế giới; thế giới không được dán nhãn lần nữa lại trở thành Thượng đế. Thượng đế bị ước định trong tâm trí bạn trở thành thế giới; thế giới không bị ước định lần nữa không được cấu trúc, lần nữa không được biết tới, trở thành Thượng đế. Nhìn tôi mà không có lời nào đi.
Câu hỏi 3
Làm sao buông xuôi được nếu tôi sợ bản thân tôi?
Và trái tim tôi đau đớn.
Cánh cửa của tình yêu ở đâu?
Không có "làm sao" để buông xuôi. Nếu bạn hiểu cái ngu xuẩn của bản ngã, cái ngu ngốc của bản ngã, nếu bạn hiểu cái khổ của bản ngã, bạn vứt bỏ nó. Không có "làm sao." Chính cái khổ của nó bạn nhìn vào trong nó và bạn thấy nó tuyệt đối là khổ, địa ngục - bạn vứt bỏ nó. Bạn cứ bám lấy nó bởi vì, dầu vậy, bạn đang ấp ủ giấc mơ qua nó. Bạn đã không hiểu cái khổ của nó; bạn vẫn đang hi vọng rằng có thể có kho báu nào đó trong nó.
Quan sát sâu bên trong bản thân bạn đi. Đừng hỏi làm sao vứt bỏ nó; chỉ nhìn cách bạn đang níu bám nó. Việc níu bám là vấn đề. Nếu bạn không níu bám lấy nó, nó tự rơi rụng theo cách riêng của nó. Và nếu bạn hỏi tôi làm sao vứt bỏ nó và bạn đã không thấy rằng bạn đang níu bám nó, tôi có thể cho bạn một kĩ thuật; bạn sẽ níu bám lấy bản ngã của bạn và bạn sẽ bắt đầu níu bám lấy kĩ thuật này nữa. Bởi vì bạn đã không hiểu quá trình níu bám.
Tôi đã nghe một giai thoại. Có một giáo sư triết học, một người rất đãng trí, như các triết gia đều thế, gần như bao giờ cũng có xu hướng thế - đãng trí. Không phải là họ đã đạt tới vô trí đâu bởi vì tâm trí họ bị bận rộn nhiều tới mức họ vắng bóng ở mọi nơi khác. Họ chỉ ở trong cái đầu. Ông ấy để thất lạc mọi thứ. Một hôm ông ấy về nhà mà không có ô, và vợ ông ấy cố kiếm ra chỉ dẫn nào đó qua ông ấy về chỗ để đi tìm nó:
"Anh nói cho em," cô ấy nói, "một cách chính xác, anh quên nó lần đầu tiên khi nào?"
- Bây giờ đây là câu hỏi sai để hỏi người đãng trí "Một cách chính xác, anh quên nó ở đâu?" hay "Anh đã để nó ở đâu cho lần đầu tiên này trở nên nhận biết rằng anh quên nó?" Đây là câu hỏi sai, bởi vì người đã quên ô, người đó bây giờ phải đã quên chính xác khi nào -
"Nói cho em đi," cô ấy nói, "một cách chính xác, khi nào anh quên nó lần đầu tiên?"
"Cưng ơi," anh ta đáp, "đó là lúc anh giơ tay ra để cho nó xoè ra sau khi có giọt mưa. Thế là anh nhận ra nó không có đó."
Bạn níu bám, và bạn hỏi làm sao vứt bỏ nó. Và tâm trí níu bám sẽ bắt đầu níu bám lấy kĩ thuật. Xin bạn, đừng hỏi "làm sao"; thay vì thế, tìm bên trong bản thân bạn đi - tại sao bạn níu bám. Bản ngã của bạn, nó đã cho bạn cái gì mãi tới giờ? Nó có cho cái gì ngoại trừ hứa hẹn? Nó có hoàn thành lời hứa nào không? Bạn định bị nó lừa mãi mãi và mãi mãi sao? Bạn vẫn chưa bị nó lừa đủ tới giờ sao? Bạn vẫn không được bằng lòng sao? Bạn vẫn không nhận biết rằng nó chẳng dẫn bạn tới đâu cả sao, như trong cơn xoáy lốc bạn quay tròn, quay tròn, cứ hi vọng vào cùng những giấc mơ cũ sao? Mọi lúc bạn bị thất vọng bạn không thấy rằng từ chính lúc đầu lời hứa này đã là giả. Khoảnh khắc bạn bị thất vọng, lần nữa bạn bắt đầu mơ một hi vọng mới và bản ngã cứ hứu hẹn với bạn.
Bản ngã bất lực. Nó chỉ có thể hứa; nó không bao giờ có thể cho. Nhìn vào trong nó đi. Và trên đường, giữa hứa và không cho, giữa hai điều này là nhiều phiền não, nhiều thất vọng, nhiều khổ sở.
Địa ngục mà bạn đã nghe nói tới không phải là một phần của địa lí đâu, nó không ở dưới đất. Nó ở ngay dưới bản ngã của bạn. Khi bạn trở nên nhận biết về khổ của bản ngã, bạn không níu bám, có vậy thôi. Tôi không nói bạn vứt bỏ, bạn không níu bám. Ngay lập tức buông xuôi xảy ra. Buông xuôi là việc thiếu vắng bản ngã.
Nhưng bạn chưa bao giờ hỏi, "Tại sao mình níu bám lấy bản ngã?" Bạn hỏi. "Làm sao buông xuôi?" Bạn hỏi câu hỏi sai.
Và, thế rồi, có cả nghìn lẻ một thứ mà mọi người liên tục nói cho bạn. Thế rồi bạn níu bám lấy chúng. Bạn đang bám lấy nhiều cái gọi là phương pháp, kĩ thuật, triết lí, tôn giáo, nhà thờ. Chỉ để vứt bỏ một bản ngã bạn đã tạo ra ba trăm tôn giáo trên thế giới. Chỉ để vứt bỏ một bản ngã nhỏ nhoi. Và cả triệu kĩ thuật và phương pháp, và hàng nghìn hàng nghìn cuốn sách được viết ra liên tục về cách vứt bỏ nó. Và bạn càng đọc nhiều, bạn càng trở nên thông thái, càng ít khả năng vứt bỏ nó - bởi vì bây giờ bạn phải níu bám nhiều hơn. Bây giờ bản ngã của bạn gần như được trang điểm thế...
Tôi đã đọc cuốn tự tiểu sử của một người viết tiểu thuyết rất nổi tiếng. Về cuối đời mình ông ấy thường nói với mọi người và phàn nàn, "Tôi đã phí cả đời mình. Tôi chưa bao giờ muốn là người viết tiểu thuyết - chưa bao giờ." Ai đó hỏi ông ấy, "Thế sao ông không dừng lại đi? Bởi vì trong ít nhất hai mươi năm tôi đã nghe ông, và tôi biết những người nói rằng họ đã từng nghe phàn nàn của ông thậm chí còn lâu hơn. Sao ông không dừng lại?" Ông ấy nói. "Làm sao tôi có thể dừng được? Bởi vì đến lúc tôi nhận ra rằng đây không phải là nghề của tôi, tôi đã trở nên nổi tiếng rồi. Đến lúc tôi nhận ra rằng đây không phải là nghề của tôi, tôi đã là người viết tiểu thuyết nổi tiếng rồi."
Bạn không thể vứt bỏ bản ngã được nếu bạn cứ trang điểm cho nó. Tri thức của bạn trang điểm cho nó. Việc đi nhà thờ của bạn trang điểm cho nó - bạn trở thành có tính tôn giáo. Việc đọc Kinh thánh mọi ngày, hay đọc Gita, trang điểm cho nó. Bạn có thể nhìn vào người khác với cái nhìn "linh thiêng hơn ông đấy." Bạn có thể nhìn với sự kết án trong con mắt bạn, rằng toàn thế giới sẽ xuống địa ngục - trừ bạn.
Bạn cứ cố gắng trở nên khiêm tốn, trở nên giản dị, nhưng sâu bên dưới trong sự giản dị của bạn, bản ngã ngồi đó, lên ngôi.
Và bạn cứ tìm cách hợp lí hoá cho nó. Mọi hợp lí hoá đều là trang điểm.
Ở Ấn Độ có một người, ông ấy chết vài năm trước, Nizam ở Hyderabad. Ông ấy là người giầu nhất trên toàn thế giới. Các Rockefeller và Ford không là gì cả. Ông ấy là người giầu nhất thế giới. Thực ra chẳng ai biết ông ấy đích xác có bao nhiêu vì mọi của cải của ông ấy bao gồm hàng triệu kim cương. Kim cương được chất vào trong bẩy phòng lớn; các phòng đầy kín mít. Ngay cả ông ấy cũng không nhận biết đươc về con số đích xác. Nhưng người này là kẻ keo kiệt lớn - bạn không thể tin được. Bạn sẽ đơn giản nói rằng tôi nói dối. Ông ấy là kẻ keo kiệt tới mức khi khách tới và họ sẽ bỏ lại nửa điếu thuốc lá trên gạt tàn, ông ấy sẽ nhặt nhạnh chúng và hút chúng. Bạn sẽ không tin tôi, nhưng đây là sự thực.
Khi ông ấy trở thành Nizam ở Hyderabad, ông ấy được tôn lên, ông ấy dùng cùng một cái mũ trong bốn mươi năm. Đó là cái mũ bẩn nhất trên thế giới. Nó chưa bao giờ được giặt vì ông ấy sợ nó có thể bị phá huỷ. Ông ấy sống cuộc sống của một người rất nghèo, nhưng ông ấy thường nói với người của ông ấy. "Tôi là người đơn giản. Có thể tôi là người giầu nhất, nhưng tôi sống cuộc sống của người nghèo." Nhưng ông ấy không nghèo. Ông ấy đơn giản là người keo kiệt! Ông ấy thường nói rằng bởi vì ông ấy không bị gắn bó với các thứ và và sự trưng diện trần gian, đó là lí do tại sao ông ấy sống cuộc sống đơn giản thế. Ông ấy thường nghĩ bản thân ông ấy là một sadhu, một fakir, người tu khổ hạnh. Ông ấy không phải vậy. Ông ấy là người keo kiệt nhất đã từng có, là người giầu nhất và keo kiệt nhất. Như với sự keo kiệt của ông ấy, ông ấy sẽ tìm ra những cách hợp lí hoá.
Ông ấy sợ thế, mê tín thế... Ông ấy thường cầu nguyện và ông ấy thường giả vờ rằng ông ấy là lời cầu nguyện vĩ đại. Nhưng ông ấy không thế; ông ấy đơn giản sợ. Trong đêm ông ấy thường ngủ với một thứ đặc thù. Ông ấy có một cái bình to mà ông ấy trút đầy muối, và ông ấy sẽ để một chân ông ấy vào trong bình này - cả đêm. Bởi vì Người Mô ha mét giáo có một ý tưởng là nếu chân bạn chạm muối, ma không thể gây rắc rối cho bạn được.
Người này có thể cầu nguyện thế nào? Người sợ ma, làm sao người đó có thể yêu Thượng đế được? Bởi vì người yêu Thượng đế, nỗi sợ của người đó biến mất. Nhưng ông ấy đã lừa dối nhiều người rồi. Hay, cho dù ông ấy không lừa dối nhiều người, ít nhất ông ấy đã tự lừa dối bản thân mình.
Nhớ lấy, bao giờ cũng bắt đầu từ ban đầu. Nhìn nơi bạn đang níu bám và tại sao bạn níu bám. Đừng hỏi "làm sao" buông xuôi. Chỉ quan sát và tìm ra tại sao bạn đang níu bám lấy bản ngã, tại sao bạn bướng bỉnh.
Nếu bạn vẫn cảm thấy rằng bản ngã định chuyển giao cõi trời nào đó cho bạn, thì đợi đi - không cần buông xuôi. Nếu bạn cảm thấy rằng mọi hứa hẹn đều là giả và bản ngã là kẻ lừa dối, thế thì cần gì hỏi làm sao buông xuôi? Đừng níu bám. Thực ra, một khi bạn biết rằng đây là lửa, bạn vứt nó. Đó không phải là vấn đề níu bám. Bạn đơn giản vứt nó đi. Khi bạn đi tới biết rằng nhà bạn cháy, bạn không hỏi bất kì ai cách thoát ra.
Có lần chuyện xảy ra, tôi ở trong một ngôi nhà, và ngay trước ngôi nhà này một nhà bị cháy. Đó là ngôi nhà ba tầng, và một người béo vẫn thường sống ở tầng thứ ba đang định nhảy ra khỏi cửa sổ. Cả đám đông nói, "Đừng nhảy! Chúng tôi đang đem thang tới!" Nhưng ai nghe khi nhà cháy? Ông ta nhảy. Ông ta thậm chí không thể đợi được chiếc thang. Và còn chưa có nguy hiểm bởi vì đám cháy mới chỉ ở tầng thứ nhất. Để cháy lên tới tầng ba sẽ cần thời gian, và chiếc thang đang được đem tới, và cả đám đông la hét bảo ông ta, "Đợi đấy!!" Nhưng ông ta không thể nghe được. Ông ta nhảy ra và gẫy chân. Về sau tôi tới gặp ông ấy và tôi hỏi, "Ông đã làm phép màu. Ông đã không hỏi cách nhảy. Ông đã bao giờ nhảy từ toà nhà ba tầng trước đây chưa?" Ông ta nói, "Chưa bao giờ." "Ông đã bao giờ thực hành chưa?" Ông ta nói, "Chưa bao giờ." "Có diễn tập nào không?"
Ông ta nói, "Ông nói về cái gì vậy! Đây là lần đầu tiên đấy!"
"Ông không tra cứu sách nào à? Ông có hỏi thầy giáo không? Ông có hỏi ai đó không?"
Ông ta nói, "Ông nói cái gì vậy? Tôi thậm chí không đợi được vợ tôi tới, con tôi tới, và tôi thậm chí không thể hiểu được tại sao mọi người la hét nhiều thế. Chỉ mãi về sau, khi tôi nằm trên đất, thế thì tôi có thể hiểu rằng họ đang đem tới chiếc thang."
Khi nhà cháy bạn nhảy ra khỏi nó. Bạn không hỏi "làm sao." Và tôi bảo bạn Nhà bạn đang cháy đấy. Ngay lập tức bạn hỏi làm sao nhảy ra khỏi nó. Không, bạn đã không hiểu vấn đề. Dầu vậy bạn không cảm thấy rằng nhà bạn đang cháy như tôi nói, cho nên lời của tôi tạo ra trong bạn một ý tưởng "làm sao nhảy ra khỏi nó?" Nếu bạn thực sự hiểu rằng nhà bạn đang cháy, cho dù tôi hô lên. "Tôi đang đem thang tới đây! Đợi đấy!" bạn sẽ không đợi đâu. Bạn sẽ nhảy. Bạn có thể làm gẫy chân bạn.
Nhưng thoải mái, thuận tiện, bạn hỏi, "Làm sao buông xuôi?" Không có "làm sao." Cứ nhìn vào khổ mà bản ngã tạo ra. Nếu bạn có thể cảm thấy nó bạn sẽ thoát ra khỏi nó.
"Và tim tôi đang đau." Nhất định là như vậy rồi. Với bản ngã sẽ còn đau nhiều.
Và bạn hỏi. "Cánh cửa của tình yêu ở đâu?" Thoát ra khỏi bản ngã đi. Có cánh cửa của tình yêu đấy. Thoát ra khỏi bản ngã đi, và có cánh cửa của trái tim. Bản ngã ngăn cản bạn khỏi yêu, bản ngã ngăn cản bạn khỏi thiền, bản ngã ngăn cản bạn khỏi lời cầu nguyện, bản ngã ngăn cản bạn khỏi Thượng đế, nhưng dầu vậy bạn cứ nghe lời nó. Thế thì điều đó là tuỳ bạn thôi.
Đây là chọn lựa của bạn, nhớ lấy. Không ai đã ép buộc bạn phải nghe theo bản ngã. Đấy là chọn lựa của bạn. Nếu bạn chọn, điều đó là được. Thế thì đừng hỏi "làm sao." Nếu bạn không chọn nó, không có nhu cầu hỏi "làm sao."
Câu hỏi 4
Tại sao, khi tôi cố gắng lắng nghe bài giảng của thầy với chú ý toàn bộ, sau đó tôi không thể nhớ được điều thầy đã nói?
Không cần nhớ. Nếu bạn đã lắng nghe tôi với chú ý toàn bộ thì không cần nhớ điều tôi đã nói. Nó trở thành một phần của bạn. Bạn ăn cái gì đó bạn có nhớ bạn đã ăn gì không? Cái dụng là gì? Nó trở thành một phần của bạn - nó trở thành máu bạn; nó trở thành xương bạn. Nó trở thành bạn. Một khi bạn ăn cái gì đó, bạn quên về nó. Bạn tiêu hoá nó, không phải là bạn nhớ nó.
Nếu bạn lắng nghe một cách toàn bộ, tôi đang chuyển vào trong máu bạn, tôi đang chuyển vào trong xương bạn, tôi đang chuyển vào trong bản thể bạn. Bạn đang tiêu hoá tôi.
Không cần đâu. Bất kì khi nào có tình huống, bạn sẽ đáp ứng; và trong đáp ứng đó mọi điều bạn đã nghe và lắng nghe trong tính toàn bộ sẽ có đó - nhưng không như được nhớ... mà như được sống. Và khác biệt này phải được nhớ.
Bất kì cái gì tôi đang cố gắng ở đây là không làm cho bạn thông thái hơn, không cho bạn thông tin nào đó. Đó không phải là chủ định của việc nói của tôi hay của việc hiện hữu của tôi ở đây với bạn. Toàn thể chủ định của tôi là để cho bạn hiện hữu nhiều hơn, không tri thức nhiều hơn. Cho nên còn lại cùng tôi đi, lắng nghe một cách toàn bộ; không cần nhớ về sau. Nó trở thành một phần của bạn. Bất kì khi nào có nhu cầu nó sẽ nảy sinh.
Và nó sẽ không nảy sinh như kí ức đâu; nó sẽ nảy sinh như đáp ứng sống của bạn.
Bằng không, bao giờ cũng có sợ nó có thể trở thành kí ức của bạn. Thế thì bạn không được thay đổi; chỉ cái thùng kí ức của bạn trở nên ngày càng to hơn và to hơn và to hơn. Máy tính của bạn trở nên được thông tin hơn. Và bất kì khi nào có tình huống thực, bạn sẽ quên: thế thì bạn sẽ hành động từ tâm thức của bạn, không từ kí ức. Thế thì bạn sẽ quên tôi. Khi không có tình huống thực và bạn sẽ tranh cãi với mọi người và thảo luận, bạn sẽ nhớ.
Quan sát đi. Nếu điều tôi nói trở thành chỉ kí ức trong bạn thế thì nó sẽ là tốt cho thảo luận, biện luận, tranh cãi - khoe tri thức của bạn với người khác, thuyết phục họ rằng bạn biết - bạn biết nhiều hơn bất kì ai. Nó sẽ hữu dụng cho điều đó, nhưng trong cuộc sống thực... Nếu bạn nói về tình yêu bạn sẽ có khả năng nói nhiều từ kí ức điều tôi đã nói cho bạn, nhưng khi vấn đề nảy sinh - bạn rơi vào tình yêu - thế thì bạn sẽ hành động từ cái ta của bạn - không từ điều bạn đã nghe - bởi vì không ai có thể dùng kí ức chết khi tình huống thực nảy sinh. Tôi đã nghe một giai thoại.
Một hôm, trong khi ở trong rừng rậm, một nhà thám hiểm chạy lạc vào một bộ lạc ăn thịt người, họ đang sẵn sàng ngồi vào thưởng thức món ăn ưa thích của họ. Viên tù trưởng, thật đáng ngạc nhiên, nói tiếng Anh rất sõi. Khi được hỏi lí do, ông ta thú nhận đã học một năm ở một đại học ở Mĩ.
"Ông đã từng ở đại học rồi," nhà thám hiểm khiếp sợ kêu lên, "và ông vẫn còn ăn thịt người sao?"
"Vâng, có chứ, tôi vẫn ăn đấy," tù trưởng thú nhận. Thế rồi ông ta nói thêm với giọng hoài giải, "Nhưng bây giờ, tất nhiên, tôi dùng dao và dĩa."
Điều đó sẽ là tất cả. Nếu bạn làm tôi chỉ là một phần kí ức của bạn, bạn sẽ vẫn cứ là kẻ ăn thịt người nhưng bây giờ bạn sẽ dùng dao và dĩa. Điều đó sẽ là khác biệt duy nhất. Nhưng nếu bạn cho phép tôi đi vào điện thờ bên trong nhất của bản thể bạn, bạn lắng nghe một cách toàn bộ - đó là nghĩa của việc lắng nghe một cách toàn bộ - thế thì quên về máy tính và kí ức đi, không cần đâu.
Kì thi thực của bạn sẽ không ở trong bất kì phòng thi nào của đại học nào đó đâu. Kì thi của bạn sẽ là trong bản thân vũ trụ. Sẽ có bằng chứng liệu bạn lắng nghe tôi hay không. Đột nhiên bạn sẽ thấy rằng bạn yêu theo cách khác, rằng tình huống vẫn là cũ nhưng bạn đang đáp ứng theo cách khác. Ai đó làm bạn khó chịu, nhưng bạn không bị khó chịu. Ai đó cố chọc tức bạn, nhưng bạn im lặng và tĩnh lặng. Ai đó sỉ nhục bạn, nhưng bằng cách nào đó bạn không xúc động. Bạn giống như hoa sen: ở trong nước, không bị dính nước. Thế thì bạn sẽ nhận ra điều đã xảy ra trong việc ở cùng với tôi.
Đó là siêu việt của bản thể, không phải là trao đổi về tri thức.
Câu hỏi 5
Tôi muốn hỏi một trong những câu hỏi ngắn, ngồ ngộ mà thầy thường dùng ở cuối bài nói và để nghe thầy nói, "Câu hỏi này là từ Dheerendra." Nếu tôi tiếp tục thiền, nó sẽ tới chứ?
Không bao giờ. Thế thì dừng thiền lại đi. Nếu bạn muốn các câu hỏi thì xin đừng thiền. Nếu bạn thiền mọi câu hỏi biến mất, chỉ câu trả lời còn lại. Nếu bạn muốn nhiều câu hỏi để hỏi, dừng thiền lại. Thế thì bạn có thể liên tục hỏi cả nghìn lẻ một câu hỏi. Và mọi câu hỏi đều ngu xuẩn và ngồ ngộ, cho nên không cần lo nghĩ về nó.
Nhưng chỉ một điều bạn nên nhận biết: Đừng thiền! Nếu bạn muốn hỏi câu hỏi ngồ ngộ và ngu xuẩn, đừng thiền. Và tôi nói lại, mọi câu hỏi đều là ngu xuẩn và ngồ ngộ. Nếu bạn thiền tất cả chúng sẽ biến mất: chỉ im lặng còn lại. Và im lặng là câu trả lời.
Nhớ lấy, hoặc bạn có câu hỏi hoặc bạn có câu trả lời. Bạn chưa bao giờ có cả hai. Khi bạn có câu hỏi bạn không có câu trả lời. Tôi có thể cho bạn câu trả lời, nhưng nó sẽ không bao giờ đạt tới bạn. Đến lúc nó đạt tới bạn, bạn sẽ lại chuyển nó thành nghìn lẻ một câu hỏi. Khi bạn có câu hỏi bạn lại có câu hỏi. Khi bạn có một câu trả lời - và tôi nói một câu trả lời, không phải nhiều câu trả lời, bởi vì chỉ có một câu trả lời cho mọi câu hỏi khi bạn có câu trả lời, câu hỏi không nảy sinh.
Thiền đi nếu bạn muốn câu trả lời mà trả lời cho mọi câu hỏi. Dừng thiền nếu bạn muốn liên tục hỏi các câu hỏi. Thiền là câu trả lời.

0 Đánh giá

Ads Belove Post