Chương 3. Bên trong của bên trong

Chương 3. Bên trong của bên trong

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 7)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 3. Bên trong của bên trong

6. Sanyama được sử dụng trong các giai đoạn.
7. Ba giai đoạn này - dharana, dhyna, và samadhi - là bên trong khi so với năm giai đoạn đi trước chúng.
8. Nhưng ba giai đoạn này là bên ngoài khi so với samadhi vô hạt mầm.
9. Nirodh parinam là biến đổi của tâm trí theo đó tâm trí trở nên bị thấm qua bởi hoàn cảnh của nirodh, cái xen vào một cách tạm thời giữa cảm giác đang biến mất và cảm giác đang chiếm chỗ của nó.
10. Luồng này trở thành an bình với cảm giác được lặp lại.
Tôi đã được bảo rằng về truyền thống có hai trường phái tư tưởng ở Đức. Phần phía bắc thực tế, công nghiệp của nước này có triết lí này: Tình huống là nghiêm trọng nhưng không vô vọng. Ở phần phía nam của Đức, nhiều lãng mạn hơn và có lẽ ít thực tế hơn, triết lí dường như là: Tình huống là vô vọng nhưng không nghiêm trọng. Nếu bạn hỏi tôi, thế thì tình huống là không đằng nào cả - nó không vô vọng không nghiêm trọng. Và tôi đang nói về tình huống của con người.
Tình huống của con người có vẻ nghiêm trọng vì chúng ta đã từng được dạy và được ước định là nghiêm chỉnh, trong hàng thế kỉ. Tình huống của con người có vẻ vô vọng bởi vì chúng ta đã làm cái gì đó sai với bản thân mình. Chúng ta vẫn chưa tìm thấy rằng là tự nhiên chính là mục đích, và mọi mục đích mà chúng ta đã từng được dạy đều làm cho chúng ta ngày một phi tự nhiên hơn.
Là tự nhiên, là hoà hợp với luật vũ trụ, chính là điều Patanjali ngụ ý bởi tính chất sanyama. Sanyama không phải là cái gì bị ép buộc lên bạn. Sanyama không phải là cái gì tới từ bên ngoài. Sanyama là việc nở hoa của bản tính bên trong nhất của bạn. Sanyama là trở thành cái bạn đã là. Sanyama là quay về với tự nhiên. Làm sao quay về với tự nhiên? Và bản tính con người là gì? Chừng nào bạn chưa đào sâu vào bên trong bản thể riêng của bạn, bạn sẽ không bao giờ đi tới biết bản tính con người là gì.
Người ta phải đi vào bên trong; và toàn thể quá trình của yoga là cuộc hành hương, cuộc hành trình nội tâm. Từng bước một, trong tám bước, Patanjali mang bạn về nhà. Năm bước đầu - yam, niyam, anga, pranayam, pratyahar - chúng giúp bạn đi sâu vào trong bạn bên ngoài thân thể. Thân thể là ngoại vi đầu tiên của bạn, vòng tròng đồng tâm đầu tiên của sự tồn tại của bạn. Bước thứ hai là đi ra ngoài tâm trí. Bước thứ ba là của dharana, dhyan, samadhi, đưa bạn ra ngoài tâm trí. Bên ngoài thân thể và bên ngoài tâm trí là bản tính của bạn, là trung tâm bản thể của bạn. Trung tâm đó của bản thể Patanjali gọi là samadhi vô hạt mầm - karivalya. Điều ông ấy gọi là đi tới mặt đối mặt với nền tảng riêng của bạn, với bản thể riêng của bạn, đi tới biết bạn là ai.
Cho nên toàn thể quá trình này có thể được chia thành ba phần, thứ nhất, cách siêu việt lên trên thân thể; thứ hai, cách siêu việt lên trên tâm trí; và thứ ba, cách rơi vào trong bản thể riêng của bạn.
Chúng ta đã từng được dạy, gần như mọi người trên khắp thế giới, trong mọi nền kinh tế, trong mọi nước, trong mọi khí hậu, đều tìm các mục đích ở đâu đó bên ngoài bản thân chúng ta. Mục đích có thể là tiền, mục đích có thể là quyền, mục đích có thể là danh, hay mục đích có thể là Thượng đế, cõi trời, điều đó không tạo ra khác biệt nào: mọi mục đích đều ở ngoài bạn. Và mục đích thực là đi tới cội nguồn từ đó bạn tới. Thế thì vòng tròn là đầy đủ.
Bỏ mọi mục đích bên ngoài và đi vào bên trong. Đó là thông điệp của yoga. Mục đích bên ngoài chỉ là bị áp đặt. Bạn đã được dạy phải đi đâu đó. Chúng chưa bao giờ trở thành tự nhiên; chúng không thể trở thành tự nhiên được. Tôi đã nghe một giai thoại về G.K. Chesterton:
Ông ấy đang trên tàu hoả, đọc một cách sốt sắng, thì người soát vé tới hỏi vé của ông ấy. Phát rồ lên, Chesterton sờ soạng tìm vé.
"Đừng bối rối, thưa ngài," người soát vé nói một cách đảm bảo. "Tôi sẽ tới sau để bấm vé. Tôi chắc chắn là ông có nó."
"Tôi biết là tôi có nó mà," Chesterton lắp bắp, "nhưng điều tôi muốn biết là, tôi đang đi đâu trong thế giới đây?"
Bạn đang đi đâu? Định mệnh của bạn là gì? Bạn đã được dạy những điều nào đó cần đạt tới. Bạn đã được làm thành người đạt tới. Tâm trí đã bị thao túng, xô đẩy và lôi kéo. Tâm trí đã từng bị kiểm soát bởi bên ngoài - bởi bố mẹ, bởi gia đình, bởi trường học, bởi xã hội, bởi chính phủ. Mọi người đều cố gắng kéo bạn ra ngoài bản thể của bạn, và họ đang cố gắng ấn định mục đích cho bạn; và bạn đã rơi vào trong bẫy. Và mục đích đã có đó ở bên trong bạn.
Không có đâu mà đi. Người ta phải nhận ra bản thân mình, đã đó rồi - người ta là ai. Và một khi bạn nhận ra điều đó, bất kì chỗ nào bạn đi bạn đều sẽ thấy mục đích của bạn, bởi vì bạn đang mang mục đích của bạn đi cùng bản thân bạn. Thế thì bất kì chỗ nào bạn đi, bạn sẽ có mãn nguyện sâu sắc, an bình bao quanh bạn, bình thản, bình tĩnh như môi trường bạn mang quanh bạn, như hào quang. Đó là điều Patanjali gọi là sanyama bầu không khí bình tĩnh, tự chủ, bình thản đi cùng bạn.
Bất kì chỗ nào bạn đi bạn đều mang theo bầu không khí riêng của bạn đi cùng bạn, và mọi người đều có thể cảm thấy nó. Gần như nó có thể được người khác chạm tới, dù họ có trở nên nhận biết hay không. Đột nhiên, nếu một người với phẩm chất sanyama tới gần bạn, đột nhiên bạn trở nên nhận biết về làn gió nhẹ của bình thản nào đó thổi qua gần bạn, hương thơm tới từ cái không biết. Nó chạm vào bạn, nó làm bình yên bạn. Nó như điệu hát ru hay. Bạn đang trong rối loạn, một người với phẩm chất sanyama lại gần bạn, đột nhiên rối loạn của bạn rút xuống. Bạn đang giận dữ, một người với phẩm chất sanyama tới gần bạn, giận của bạn biến mất. Bởi vì người với phẩm chất sanyama có lực từ trường. Bạn bắt đầu cưỡi lên con sóng của người đó; với người đó, ở cùng người đó, bạn bắt đầu đi lên cao hơn là bạn có thể đi một mình.
Cho nên ở phương Đông chúng ta đã phát triển một truyền thống hay về việc đi tới những người đã đạt tới phẩm chất sanyama và chỉ ngồi bên cạnh họ. Đó là điều chúng ta gọi là darshan, đó là điều chúng ta gọi là satsang: chỉ đi tới con người với phẩm chất sanyama và chỉ ở gần người đó. Với tâm trí phương Tây đôi khi điều đó có vẻ gần như ngớ ngẩn bởi vì đôi khi người đó có thể thậm chí không nói, người đó có thể trong im lặng. Và mọi người liên tục tới, họ chạm chân người đó, họ ngồi bên cạnh người đó, họ nhắm mắt lại... Không có hội thoại, không có trao đổi bằng lời, và họ ngồi hàng giờ; và thế rồi được đáp ứng, theo cách không biết nào đó, họ chạm chân với lòng biết ơn sâu sắc và họ trở về. Và bạn có thể quan sát trên mặt họ rằng cái gì đó đã được xảy ra; họ đã đạt tới cái gì đó. Và không có trao đổi bằng lời nào - không cái gì thấy được đã được cho hay nhận. Đây là satsang, chỉ ở cùng với con người của chân lí, với sự hiện diện đích thực, con người với phẩm chất sanyama.
Chỉ bằng việc ở gần người đó, cái gì đó bắt đầu xảy ra trong bạn, cái gì đó bắt đầu đáp ứng trong bạn.
Nhưng quan niệm về con người có phẩm chất sanyama cũng đã trở thành rất lộn xộn bởi vì mọi người bắt đầu làm điều đó từ bên ngoài. Mọi người bắt đầu làm tĩnh lặng bản thân họ từ bên ngoài, để thực hành tĩnh lặng nào đó, im lặng nào đó, để ép buộc bản thân họ vào hình mẫu và kỉ luật đặc biệt. Họ sẽ trông dường như giống con người có phẩm chất sanyama. Họ sẽ trông gần giống, nhưng họ sẽ không là vậy: và khi bạn tới gần họ, dáng vẻ của họ có thể là im lặng, nhưng nếu bạn ngồi gần họ một cách im lặng, bạn sẽ không cảm thấy im lặng gì. Sâu bên dưới rối loạn bị ẩn kín. Họ giống như núi lửa. Trên bề mặt mọi thứ đều yên tĩnh: sâu bên dưới núi lửa đang sẵn sàng bùng nổ vào bất kì lúc nào.
Nhớ điều này: đừng bao giờ cố gắng ép buộc cái gì lên bạn. Đó là cách bị phân chia, đó là cách trở nên vô vọng, và đó là cách bỏ lỡ vấn đề. Bản thể bên trong nhất của bạn phải cùng hàng với bạn. Bạn chỉ phải loại bỏ những cản trở trên con đường. Không cái gì mới được thêm vào cho bạn. Thực ra, cái gì đó cần bớt đi, và bạn sẽ hoàn hảo. Cái gì đó thêm vào - không. Bạn đã hoàn hảo rồi. Cái gì đó đang có đó nhiều hơn dòng suối, những tảng đá nào đó nằm trên đường. Loại bớt những tảng đá đó đi, và bạn là hoàn hảo và hàng được đạt tới. Tám bước này, ashtang, của Patanjali không là gì ngoài cách thức có phương pháp luận để loại bỏ các tảng đá.
Nhưng tại sao con người trở nên bị ám ảnh thế với kỉ luật bên ngoài? Phải có nguyên nhân cho nó, lí do cho nó. Lí do có đó. Lí do là bởi vì áp đặt bất kì cái gì từ bên ngoài dường như là dễ dàng hơn, rẻ, không đắt. Cứ dường như bạn không đẹp, nhưng bạn có thể mua mặt nạ đẹp từ chợ và bạn có thể đeo nó lên mặt bạn. Rẻ, không đắt, và bạn có thể lừa người khác một chút ít. Không lâu, bởi vì mặt nạ là thứ chết và thứ chết có thể có dáng vẻ của cái đẹp, nhưng nó không thể là đẹp thực được. Thực ra bạn đã trở nên xấu hơn bạn vậy trước đây. Bất kì cái gì là mặt nguyên thuỷ của bạn ít nhất nó là sống động, toả ra sự sống, thông minh. Bây giờ bạn có mặt nạ chết và bạn nấp đằng sau nó.
Mọi người trở nên quan tâm tới việc trau dồi phẩm chất sanyama từ bên ngoài. Bạn là con người của giận dữ: để đạt tới trạng thái không giận nhiều nỗ lực sẽ được cần tới, và cuộc hành trình là lâu dài, và bạn sẽ phải trả giá cho nó. Nhưng ép buộc bản thân mình, kìm nén giận là dễ, là dễ dàng hơn. Thực ra bạn có thể dùng năng lượng giận của bạn trong kìm nén giận - ngay lập tức. Không có vấn đề gì bởi vì bất kì ai là con người của giận dữ đều có thể dễ dàng chinh phục giận dữ. Điều duy nhất là người đó phải quay giận lên bản thân mình. Đầu tiên người đó giận người khác: bây giờ người đó phải giận với bản thân mình và kìm nén cơn giận này. Nhưng nếu bạn nhìn vào mắt người dó, giận sẽ có đó toé ra như cái bóng.
Và nhớ lấy, giận đôi khi không xấu, nhưng kìm nén giận và vẫn còn giận thường xuyên là rất nguy hiểm. Đó là khác biệt giữa hận và ghét. Khi bạn phát rồ trong giận, có ghét, nhưng nó là tạm thời. Nó tới và nó đi. Không cái gì mấy phải lo nghĩ về nó. Khi bạn kìm nén giận, thế thì ghét biến mất và hận nảy sinh, điều trở thành phong cách sống thường xuyên của bạn. Giận bị kìm nén liên tục ảnh hưởng tới bạn - hành vi của bạn, quan hệ của bạn. Bây giờ không phải là thỉnh thoảng bạn trở nên giận, bây giờ bạn giận mọi lúc. Giận của bạn không hướng tới bất kì ai bây giờ: nó đã trở thành vô địa chỉ, chỉ là phẩm chất của bản thể bạn. Bây giờ nó bám lấy bạn. Bạn không thể nói đích xác bạn giận ai, bởi vì trong quá khứ bạn đã từng tích luỹ giận. Bây giờ nó đã trở thành cái kho chứa. Bạn đơn giản giận.
Điều này là xấu; đây là bệnh kinh niên. Đầu tiên giận chỉ là bột phát loé ra, cái gì đó xảy ra. Nó là theo tình huống. Nó giống như đứa trẻ nhỏ trở nên giận: chúng phát rồ lên như ngọn lửa và thế rồi chúng lắng xuống, và lập tức cơn bão qua đi và im lặng có đó và chúng lại đáng yêu và đẹp. Nhưng dần dần bạn càng kìm nén giận, giận càng đi vào trong xương bạn, trong máu bạn. Nó tuần hoàn bên trong bạn. Nó đi trong việc thở của bạn. Thế rồi, bất kì cái gì bạn làm, bạn làm trong giận. Ngay cả bạn yêu một người, bạn cũng yêu theo cách giận. Hùng hổ có đó: phá huỷ có đó. Bạn có thể không đem nó lên, nhưng nó bao giờ cũng ở đó. Và nó trở thành tảng đá lớn.
Áp đặt bất kì cái gì từ bên ngoài, ngay lúc ban đầu, dường như rất rẻ, nhưng đến cuối điều đó chứng tỏ là rất tai hại.
Và mọi người thấy nó rẻ bởi vì có các chuyên gia những người liên tục bảo họ cách làm điều đó. Đứa trẻ được sinh ra và bố mẹ trở thành chuyên gia. Họ không phải vậy. Họ vẫn chưa giải quyết được vấn đề riêng của họ. Nếu họ thực sự yêu đứa trẻ họ sẽ không áp đặt cùng hình mẫu lên nó. Nhưng ai yêu? Không ai biết yêu là gì.
Họ bắt đầu áp đặt hình mẫu của họ, cùng hình mẫu cũ mà họ đã bị bắt vào. Họ thậm chí không nhận biết họ đang làm gì. Bản thân họ bị bắt vào trong cùng hình mẫu đó và cả đời họ đã là cuộc đời của khổ, và bây giờ họ đang trao cùng hình mẫu đó cho con cái họ. Những đứa con hồn nhiên, chẳng biết cái gì là đúng và cái gì là sai, sẽ trở thành nạn nhân.
Và những chuyên gia này, những người không phải là chuyên gia, bởi vì họ chẳng biết gì - bản thân họ đã không giải quyết được vấn đề nào - đơn giản nhận nó như đương nhiên có sẵn bởi vì, chỉ bởi vì họ đã cho sinh thành ra đứa con mà theo một cách nào đó họ đã trở nên có thẩm quyền: và họ bắt đầu tạo khuôn đứa trẻ mềm mại theo hình mẫu cố định. Và đứa trẻ phải theo họ; đứa trẻ là bất lực. Đến lúc nó nó trở nên nhận biết, nó đã bị bắt rồi, đã mắc bẫy rồi. Thế rồi có trường học, đại học, và cả nghìn lẻ một cách ước định khác xung quanh, và đủ loại chuyên gia, và mọi người đều giả vờ rằng mình biết. Chẳng ai dường như biết cả.
Cảnh giác với các chuyên gia. Nắm lấy đời bạn trong chính tay bạn đi nếu bạn muốn đạt tới cốt lõi bên trong nhất của bạn một ngày nào đó. Đừng nghe theo các chuyên gia; bạn đã nghe đủ lâu rồi. Tôi đã nghe một giai thoại nhỏ:
Một chuyên gia lão luyện đang kiểm tra văn phòng chính phủ và đi tới một văn phòng nơi hai thanh niên ngồi đối diện bên bàn, không ai bận rộn với công việc. "Nghĩa vụ của anh là gì?" chuyên gia hỏi một người.
"Tôi đã ở đây sáu tháng rồi, và tôi vẫn chưa được giao nghĩa vụ nào," người này đáp.
"Còn nghĩa vụ của anh?" chuyên gia lão luyện hỏi người kia.
"Tôi cũng đã ở đây sáu tháng rồi và vẫn chưa được giao nghĩa vụ nào," anh ta đáp.
"Được, một trong các anh phải đi," viên chuyên gia lạnh nhạt nói. "Đây là ví dụ hiển nhiên về trùng lặp."
Hai người làm cùng nghĩa vụ - về không làm gì cả.
Chuyên gia bao giờ cũng nghĩ dưới dạng tri thức. Đi tới một người trí huệ mà xem. Ông ấy không nghĩ dưới dạng tri thức. Ông ấy nhìn vào bạn qua đôi mắt biết. Thế giới này được cai quản bởi các chuyên gia quá nhiều, và thế giới đã gần như quên mất việc đi tới người trí huệ. Và khác biệt là chuyên gia cũng là người thường như bạn thôi. Khác biệt duy nhất giữa bạn và chuyên gia là ở chỗ ông ấy đã tích luỹ thông tin chết nào đó. Ông ấy biết nhiều hơn bạn biết, nhưng thông tin của ông ấy không phải là việc nhận ra của ông ấy. Ông ấy chỉ tích luỹ nó từ bên ngoài, và ông ấy cứ trao cho bạn lời khuyên.
Tìm, kiếm người trí huệ đi. Đó là việc tìm guru. Ở phương Đông mọi người du hành hàng nghìn dặm để tìm và kiếm ai đó người đã thực sự đi tới biết, và ở cùng người đó, ở cùng với con người có phẩm chất sanyama - người đã đạt tới, người đã không trau dồi, người đã trưởng thành, người đã nở hoa trong bản thể bên trong của mình. Hoa này không được vay mượn từ bên ngoài. Nó là việc nở hoa bên trong.
Nhớ lấy, phẩm chất sanyama của Patanjali không phải là khái niệm về trau dồi thông thường. Nó là khái niệm về nở hoa, về giúp đỡ và cho phép cái đang được ẩn kín trong bạn được biểu lộ ra. Bạn đã mang hạt mầm rồi. Hạt mầm này chỉ cần mảnh đất đúng. Chút ít chăm sóc, chăm sóc yêu thương, và nó sẽ đâm chồi, và một ngày nào đó nó sẽ đi tới nở hoa. Và hương thơm được hạt mầm mang theo sẽ lan toả theo gió, và gió sẽ mang nó đi khắp các hướng.
Người mang phẩm chất sanyama không thể che giấu được bản thân mình. Người đó cố gắng. Người đó không thể che giấu được bản thân mình, vì gió sẽ liên tục mang hương thơm của người đó. Người đó có thể đi vào hang động trong núi non và ngồi ở đó, và mọi người sẽ bắt đầu tới với người đó ở đó. Bằng cách nào đó, theo cách không biết nào đó, những người đang trưởng thành, nhưng người thông minh, họ sẽ tìm thấy người đó. Người đó không cần tìm họ; họ sẽ tìm người đó.
Bạn có thể quan sát cái gì đó tương tự trong bản thể riêng của bạn không, bởi vì thế thì sẽ dễ hiểu lời kinh này? Bạn yêu ai đó, thực sự; và, bạn biểu lộ tình yêu với ai đó. Bạn có quan sát sự khác biệt không? Ai đó tới, một khách. Bạn thực sự đón chào. Nó là việc nở hoa; từ chính bản thể của bạn, bạn đón chào người đó. Đó không chỉ là đón chào tới nhà bạn, đó là đón chào tới trái tim bạn. Và thế rồi khách khác nào đó tới và bạn đón chào người đó bởi vì bạn phải đón chào. Bạn có quan sát sự khác biệt giữa hai người này không?
Khi bạn thực sự đón chào, bạn là luồng chảy - việc đón chào là toàn bộ. Khi bạn không thực sự đón chào và bạn đơn giản theo xã giao, cách cư xử, bạn không phải là luồng chảy; và nếu khách nhạy cảm, người đó sẽ lập tức quay lưng. Người đó sẽ không vào nhà bạn. Nếu người đó thực sự nhạy cảm, người đó có thể lập tức thấy mâu thuẫn trong bạn. Tay bạn chìa ra bắt tay không thực sự là chìa ra. Năng lượng trong nó không chuyển tới khách; năng lượng này bị giữ lại. Chỉ bàn tay chết đã đưa ra.
Bạn là mâu thuẫn bất kì khi nào bạn đi theo bất kì cái gì bên ngoài; chỉ theo một kỉ luật. Nó không thực; bạn không ở trong nó.
Nhớ lấy, bất kì cái gì bạn làm - nếu bạn làm nó chút nào - làm nó một cách toàn bộ đi. Nếu bạn không muốn làm nó chút nào, thế thì đừng làm nó - thế thì không làm nó một cách toàn bộ. Tính toàn bộ phải được nhớ bởi vì tính toàn bộ đó là điều có ý nghĩa nhất. Nếu bạn liên tục làm mọi điều trong đó bạn mâu thuẫn, không nhất quán, trong đó một phần của bạn đi vào và phần khác không đi, bạn đang phá huỷ việc nở hoa bên trong của bạn. Dần dần bạn sẽ trở thành hoa nhựa - không hương thơm, không cuộc sống. Chuyện xảy ra:
Mulla Nasruddin rời khỏi bữa tiệc nói với bà chủ, "Cám ơn bà lắm lắm đã mời tôi. Đó là bữa tiệc rất tuyệt mà tôi được mời tới trong cả đời tôi." Và bữa tiệc là rất bình thường.
Hơi ngỡ ngàng bà chủ kêu lên. "Ồ, xin ông đừng nói thế"
Mulla đáp lại điều đó, "Nhưng tôi vẫn thường nói thế mà. Tôi bao giờ cũng nói điều đó."
Thế thì nó là vô nghĩa. Thế thì nó tuyệt đối vô nghĩa.
Đừng sống cuộc sống của cách đối xử đơn thuần, đừng sống cuộc sống của xã giao đơn thuần. Sống cuộc sống đích thực đi.
Tôi biết cuộc sống của xã giao, cách đối xử, là dễ dàng, thuận tiện; nhưng nó độc hại. Nó giết bạn dần dần, dần dần. Cuộc sống của đích thực là không thuận tiện và không dễ dàng thế. Nó là rủi ro, nó là nguy hiểm - nhưng nó là thực, và nguy hiểm là xứng đáng. Và bạn sẽ không bao giờ hối hận về nó. Một khi bạn bắt đầu tận hưởng cuộc sống thực, cảm giác thực, luồng chảy thực của năng lượng của bạn và bạn không bị phân chia và chia chẻ, thế thì bạn sẽ hiểu rằng nếu mọi thứ bị đặt cược cho nó, điều đó là xứng đáng với nó. Trong một khoảnh khắc của sống thực, toàn thể cuộc sống không thực của bạn có thể bị lâm nguy, và điều đó là xứng đáng - bởi vì trong riêng khoảnh khắc đó bạn đã biết sống là gì và định mệnh của nó là gì. Và toàn thể cuộc sống dài cả trăm năm của bạn, bạn sẽ đơn giản sống trên bề mặt, bao giờ cũng sợ chiều sâu, và bạn sẽ bỏ lỡ toàn thể cơ hội này.
Đây là vô vọng mà chúng ta đã tạo ra khắp xung quanh chúng ta khi sống mà không sống chút nào, làm mọi thứ mà chúng ta không bao giờ dự định làm, ở trong những quan hệ mà chúng ta chưa bao giờ muốn ở trong, đi theo nghề nghiệp mà chưa bao giờ vẫy gọi bạn. Là giả theo cả nghìn lẻ một cách, và làm sao bạn mong đợi được điều bắt nguồn từ tính giả này. Hết tầng nọ tới tầng kia, bạn có thể biết cuộc sống là gì? Chính bởi vì tính giả của bạn mà bạn không thể tạo ra tiếp xúc với luồng mạch sống của cuộc sống.
Và thỉnh thoảng, khi bạn trở nên nhận biết về nó, vấn đề thứ hai nảy sinh. Bất kì khi nào mọi người trở nên nhận biết về tính giả của cuộc sống, họ lập tức chuyển sang cực đoan đối lập. Đó là cái bẫy khác của tâm trí bởi vì nếu bạn chuyển từ cái giả này sang cái đối lập đích xác, bạn sẽ đi sang cái giả khác lần nữa. Đâu đó ở giữa, đâu đó ở giữa hai cái đối lập là cái thực.
Sanyama nghĩa là cân bằng. Nó nghĩa là tuyệt đối cân bằng không chuyển sang các cực đoan, vẫn còn ở chỗ giữa. Khi bạn không là người cực tả không là người cực hữu, khi bạn không là người xã hội không là người cá nhân, khi bạn không thế này không thế nọ, đột nhiên, ở giữa, có việc nở hoa, việc nở hoa của sanyama.
Chuyện xảy ra là Mulla Nasruddin đang chịu đựng nỗi sợ bắt rễ rất sâu. Điều đó đã gần như trở thành sự ám ảnh. Tôi đã khuyên anh ta tới nhà tâm thần. Thế rồi một hôm, sau vài tuần, khi tôi gặp anh ta, tôi hỏi, "Tôi hiểu là anh đã đi tới nhà tâm thần mà tôi đã gợi ý cho anh. Anh có nghĩ điều đó đã giúp được cho anh không?"
"Chắc chắn là nó giúp ích rồi. Chỉ mới vài tuần trước, khi chuông điện thoại reo tôi đã sợ chết khiếp việc trả lời nó."
Điều đó bao giờ cũng là nỗi sợ của anh ta. Chuông điện thoại reo và anh ta sẽ bắt đầu run lên. Ai biết thông điệp là gì? Ai biết ai gọi anh ta? "Chỉ vài tuần trước, khi điện thoại reo tôi đã sợ chết khiếp việc trả lời nó." "Thế bây giờ thì sao?" Tôi hỏi.
Anh ta nói, "Bây giờ á? Tôi đi thẳng tới và trả lời nó - dù nó có reo hay không."
Bạn có thể chuyển từ cực đoan này sang cực đoan khác, từ cái giả này sang cái giả khác, từ nỗi sợ này sang nỗi sợ khác. Bạn không thể chuyển từ bãi chợ sang tu viện được. Đó là các cực. Những người sống ở bãi chợ là không cân bằng, và những người sống trong tu viện cũng là không cân bằng ở cực đoan kia, nhưng cả hai đều thiên lệch.
Sanyama nghĩa là cân bằng. Đó là điều tôi ngụ ý bởi tính chất sannyas là được cân bằng, là ở trong bãi chợ và vậy mà không là của nó, là ở trong cửa hàng tạp hoá nhưng không cho phép cửa hàng tạp hoá ở trong bạn. Nếu tâm trí bạn có thể vẫn còn tự do với bãi chợ, bạn có thể ở bãi chợ và không có vấn đề gì, bạn có thể chuyển sang tu viện và sống một mình; nhưng nếu cửa hàng tạp hoá đi theo vào bên trong bạn... Điều này nhất định đi theo bởi vì cửa hàng tạp hoá không thực là bên ngoài - nó là trong suy nghĩ vo ve, trong tiếng ồn lưu thông bên trong của các ý nghĩ. Nó sẽ đi theo bạn. Làm sao bạn có thể bỏ bản thân bạn ở đây và trốn vào chỗ nào đó khác được? Bạn sẽ đi cùng bản thân bạn, và bất kì chỗ nào bạn đi bạn đều sẽ là cùng con người đó cả.
Cho nên đừng cố trốn thoát khỏi tình huống. Thay vì thế, cố trở nên ngày một nhận biết hơn. Đổi bầu khí hậu bên trong đi và đừng lo nghĩ về tình huống bên ngoài. Nhấn mạnh liên tục vào điều đó, bởi vì cái rẻ hơn bao giờ cũng cám dỗ. Nó nói, "Bởi vì mình lo nghĩ ở chợ, trốn vào tu viện và mọi lo nghĩ sẽ biến mất: bởi vì lo nghĩ là do chuyện kinh doanh, do chợ, do mối quan hệ." Không, lo nghĩ không phải là vì chợ đâu, lo nghĩ không phải vì gia đình đâu, lo nghĩ không phải vì quan hệ đâu; lo nghĩ là bởi vì bạn đấy. Đây toàn là những cái cớ thôi. Nếu bạn đi vào tu viện, những lo nghĩ này sẽ tìm ra đối thể mới nào đó để treo lên, nhưng lo nghĩ sẽ tiếp tục.
Cứ nhìn vào tâm trí bạn mà xem, nó trong đống lộn xộn làm sao. Và đống lộn xộn này không được tình huống tạo ra. Đống lộn xộn này là ở bên trong bạn. Tình huống, nhiều nhất, có tác dụng như cái cớ.
Thỉnh thoảng, làm một thực nghiệm. Bạn nghĩ mọi người làm cho bạn giận, thế thì đi tới chỗ im lặng trong hai mươi mốt ngày đi. Vẫn còn im lặng và bạn đột nhiên sẽ trở nên nhận biết rằng nhiều lần trong ngày, chẳng có lí do chút nào - bởi vì bây giờ không có ai làm bạn giận - bạn vẫn trở nên giận. Bạn nghĩ bởi vì bạn bắt gặp người đàn bà hay người đàn ông đẹp đó là lí do tại sao bạn trở nên dâm dục sao? Bạn sai rồi. Đi tới chỗ im lặng trong hai mươi mốt ngày mà xem. Vẫn còn một mình và bạn nhiều lần sẽ thấy, đột nhiên chẳng có lí do nào dâm dục vẫn nảy sinh. Nó là ở bên trong bạn.
Hai người đàn bà đang nói chuyện. Tôi đơn giản nghe lỏm họ; thứ lỗi việc xen vào của tôi.
Bà Hồng, rất bực mình: "Này, Bà Hoàng. Bà Lam bảo tôi rằng bà đã nói cho bà ấy điều bí mật mà tôi đã bảo bà không được nói cho bà ấy cơ mà."
Bà Hoàng: "Ồ! Cái đồ tầm thường. Mà tôi đã bảo bà ấy rồi không có nói với bà là tôi đã kể cho bà ấy."
Bà Hồng: "Thôi được. Này, đừng có kể cho bà ấy là tôi bảo với bà là bà ấy đã kể cho tôi đấy nhé."
Đây là tiếng ồn lưu thông cứ liên tục diễn ra trong tâm trí. Điều này phải được làm tĩnh lặng, không phải bởi bất kì lực nào mà bởi hiểu biết.
Lời kinh thứ nhất
Sanyama được sử dụng trong các giai đoạn.
Patanjali không ủng hộ chứng ngộ bất thần: và chứng ngộ bất thần không dành cho mọi người. Nó là hãn hữu, nó là ngoại lệ; và Patanjali có cái nhìn rất khoa học, ông ấy không bận tâm về cái ngoại lệ. Ông ấy khám phá ra qui tắc, và ngoại lệ đơn giản chứng minh qui tắc, không gì khác. Và ngoại lệ có thể chăm nom cho bản thân nó: không có nhu cầu nghĩ về nó. Người thường, người bình thường, trưởng thành chỉ trong các giai đoạn, từng bước một, bởi vì với chứng ngộ bất thần, cần dũng cảm vô cùng, điều không sẵn có.
Và, với chứng ngộ bất thần, có rủi ro thế trong nó - người ta có thể phát điên hay người ta có thể trở nên được chứng ngộ. Cả hai khả năng này vẫn còn để mở bởi vì nó bất thần tới mức cơ chế của thân thể và tâm trí bạn không sẵn sàng cho nó. Nó có thể làm tan tành bạn hoàn toàn.
Patanjali không nói về điều đó. Thực ra ông ấy nhấn mạnh rằng sanyama nên được đạt tới trong các giai đoạn để cho dần dần bạn đi vào, theo từng liều nhỏ bạn trưởng thành, và trước khi bạn lấy bước khác bạn đã trở nên sẵn sàng và được chuẩn bị cho nó. Chứng ngộ, với Patanjali, không đưa bạn tới vô nhận biết. Bởi vì nó là biến cố trọng đại thế, bạn có thể bị choáng - choáng tới chết hay choáng phát điên - ông ấy đơn giản ngăn cản mọi việc nói về nó. Ông ấy không chú ý gì tới nó.
Đó là khác biệt giữa Patanjali và Thiền. Thiền dành cho ngoại lệ: Patanjali là qui tắc. Nếu Thiền biến mất khỏi thế giới, chẳng cái gì sẽ bị mất bởi vì ngoại lệ đó bao giờ cũng có thể tự chăm nom cho nó. Nhưng nếu Patanjali biến mất khỏi thế giới này, nhiều điều sẽ bị mất bởi vì ông ấy là qui tắc. Ông ấy đơn giản dành cho người thường, những con người bình thường - cho tất cả mọi người. Một Tilopa có thể lấy cú nhảy, hay một Bồ đề đạt ma có thể lấy cú nhảy, và biến mất. Đây là những người phiêu lưu, những người tận hưởng mạo hiểm, nhưng điều đó không phải là cách thức của mọi người. Bạn cần cầu thang để đi lên và đi xuống: bạn đơn giản không nhảy ra khỏi ban công. Và không cần lấy mạo hiểm đó trong khi người ta có thể đi một cách duyên dáng.
Thiền có chút ít lập dị bởi vì toàn thể vấn đề là về kinh nghiệm duy nhất. Toàn thể vấn đề là của cái ngoại lệ, cái hiếm hoi: theo một cách nào đó, không bình thường. Patanjali, theo cách đó, đi trên đất bằng. Với nhân loại bình thường ông ấy là sự giúp đỡ lớn lao.
Ông ấy nói, "sanyama là để được dùng trong các giai đoạn." Đừng vội vàng, đi chậm thôi, trưởng thành chậm thôi, để cho mọi thứ trở thành vững chắc trước khi bạn lấy bước khác. Sau từng việc trưởng thành, để có một khoảng hở. Trong khoảng hở đó, bất kì cái gì bạn đã đạt tới đều được hấp thu, tiêu hoá, trở thành một phần của bản thể bạn... thế rồi đi lên trước. Không cần chạy bởi vì trong việc chạy bạn có thể đi tới một điểm mà bạn không sẵn sàng, và nếu bạn không sẵn sàng, điều đó là nguy hiểm.
Tâm trí tham lam muốn đạt tới mọi thứ bây giờ. Mọi người tới tôi và họ nói, "Tại sao thầy không cho chúng tôi cái gì đó mà có thể làm cho chúng tôi được chứng ngộ bất thần?" Nhưng đây đích xác là những người không sẵn sàng. Nếu họ mà sẵn sàng họ chắc đã kiên nhẫn. Nếu họ mà sẵn sàng họ chắc đã nói, "Bất kì khi nào nó tới cũng được, chúng tôi không vội, chúng tôi có thể đợi." Họ không phải là người thực: họ là người tham. Thực ra, họ không biết họ đang hỏi cái gì. Họ đang mời bầu trời. Bạn sẽ nổ tung: bạn sẽ không thể nào chứa được nó.
Patanjali nói, "sanyama là để được dùng ở các giai đoạn," và tám giai đoạn này ông ấy đã mô tả.
Ba giai đoạn này...
Ba giai đoạn này chúng ta đã thảo luận hôm nọ...
- dharana, dhyna, và samadhi - là bên trong khi so với năm giai đoạn đi trước chúng.
Chúng ta đã thảo luận về năm giai đoạn đó.
Ba giai đoạn này là bên trong khi so với năm giai đoạn đi trước chúng...
Nhưng ba giai đoạn này là bên ngoài khi so với samadhi vô hạt mầm.
Nếu bạn so sánh chúng với yam, niyam, asan, pranayam, pratyahar, thế thì chúng là bên trong, nhưng nếu bạn so sánh với kinh nghiệm, kinh nghiệm tối thượng của vị phật hay của Patanjali, chúng vẫn là bên ngoài. Chúng là ở giữa. Đầu tiên bạn siêu việt lên trên thân thể, đấy là những bước bên ngoài: thế rồi bạn siêu việt lên trên tâm trí, đây là những bước bên trong: nhưng khi bạn đạt tới bản thể của bạn, ngay cả điều đó, cái là bên trong, bây giờ sẽ có vẻ là bên ngoài. Ngay cả cái đó cũng không đủ là bên trong. Tâm trí bạn không đủ là bên trong. Nó nhiều tính bên trong hơn thân thể. Nó là bên ngoài nếu bạn trở thành nhân chứng: thế thì bạn có thể quan sát ý nghĩ riêng của bạn. Khi bạn có thể quan sát ý nghĩ riêng của bạn, ý nghĩ của bạn trở thành bên ngoài. Chúng trở thành đối thể: bạn là người quan sát.
Samadhi không hạt mầm nghĩa là: khi sẽ không có sinh thêm nữa, khi sẽ không có quay lại thế giới thêm nữa, khi sẽ không có lối vào thời gian lần nữa. Không hạt mầm nghĩa là: hạt mầm của ham muốn bị thiêu cháy hoàn toàn.
Khi bạn di chuyển, ngay cả hướng tới yoga, khi bạn bắt đầu cuộc hành trình vào trong, điều đó nữa cũng là ham muốn - ham muốn đạt tới bản thân mình, ham muốn đạt tới an bình, phúc lạc, ham muốn đạt tới chân lí. Nó vẫn là ham muốn. Khi bạn đạt tới samadhi thứ nhất... Sau dharana, tập trung: dhyan, suy tư: khi bạn đi tới samadhi, nơi chủ thể và đối thể trở thành một, ngay cả ở đó, hơi chút cái bóng của ham muốn vẫn hiện diện - ham muốn biết chân lí, ham muốn trở thành một, ham muốn biết Thượng đế - hay bất kì cái gì bạn đặt tên cho nó. Vẫn ham muốn đó, rất tinh tế, gần như không thấy được, gần như nó không có: nhưng nó vẫn có đó. Nó phải ở đó bởi vì bạn đã dùng nó trong suốt con đường. Bây giờ ham muốn đó cũng phải bị bỏ đi.
Samadhi cũng phải bị bỏ đi. Thiền trở thành đầy đủ khi thiền phải bị bỏ đi... khi thiền có thể bị bỏ đi. Khi bạn quên tất cả về thiền và bạn bỏ nó, khi không có nhu cầu thiền, khi không cần đi đâu cả - không bên ngoài không bên trong - khi mọi việc đi đều dừng lại, thế thì ham muốn biến mất.
Ham muốn là hạt mầm. Đầu tiên nó đưa bạn ra ngoài: thế rồi, nếu bạn đủ thông minh để hiểu rằng bạn đang đi theo hướng sai, nó bắt đầu chuyển bạn vào trong: nhưng ham muốn vẫn có đó. Cùng ham muốn đó, khi cảm giác thất vọng với bên ngoài, bắt đầu đi tìm bên trong. Ham muốn đó phải bị bỏ đi.
Sau samadhi, ngay cả samadhi cũng phải bị bỏ đi. Thế thì samadhi vô hạt mầm nảy sinh. Đó là điều tối thượng. Nó nảy sinh không phải bởi vì bạn ham muốn nó, bởi vì nếu bạn ham muốn thì nó sẽ không phải là vô hạt mầm. Điều đó phải được hiểu. Nó nảy sinh chỉ bởi vì việc hiểu cái vô tích sự của bản thân ham muốn - ngay cả ham muốn đi vào trong chính việc hiểu cái vô tích sự của ham muốn, ham muốn biến mất. Bạn không thể ham muốn samadhi vô hạt mầm được. Khi ham muốn biến mất, đột nhiên, samadhi vô hạt mầm có đó. Nó chẳng liên quan gì tới nỗ lực của bạn. Đây là việc xảy ra.
Mãi cho tới giờ, cho tới samadhi, có nỗ lực: bởi vì nỗ lực cần ham muốn, động cơ. Khi ham muốn biến mất, nỗ lực cũng biến mất. Khi ham muốn biến mất không có động cơ để làm cái gì - không có động cơ nào để làm mà cũng không có động cơ nào để là cái gì. Trống rỗng toàn bộ, tính không, điều Phật gọi là shunya, nảy sinh - theo cách riêng của nó. Và đó là cái đẹp của nó không bị ham muốn của bạn chạm vào, không bị làm biến chất bởi động cơ của bạn, tự bản thân nó là thuần khiết, tự bản thân nó là hồn nhiên. Đây là samadhi vô hạt mầm.
Bây giờ sẽ không còn bất kì việc sinh nào. Phật thường nói với đệ tử của ông ấy, "Khi ông đi tới samadhi hãy trở nên tỉnh táo. Bám vào samadhi để cho ông có thể là sự giúp đỡ cho mọi người." Bởi vì nếu bạn không bám vào samadhi, và samadhi vô hạt mầm xuất hiện, bạn mất đi, mất mãi mãi gate, gate, para gate - Mất đi, mất đi, mất đi mãi mãi. Thế thì bạn không thể giúp được. Bạn phải đã nghe tới từ "bodhisattva - bồ tát." Tôi đã trao từ này cho nhiều sannyasins. Bodhisattva nghĩa là người đã đi tới samadhi và chối đẩy samadhi vô hạt mầm, đang bám lấy samadhi bởi vì trong khi ông ấy đang bám vào samadhi ông ấy có thể giúp cho mọi người, ông ấy có thể vẫn còn đó, ít nhất một dây xích gắn với thế giới vẫn có đó.
Có câu chuyện là Phật đi tới cõi trời tối thượng, cửa mở ra, và ông ấy được mời vào, nhưng ông ấy đứng ở bên ngoài. Các thần bảo ông ấy, "Vào đi. Chúng tôi đã từng đợi ông lâu thế rồi." Nhưng ông ấy nói, "Làm sao tôi có thể vào ngay bây giờ được? Có nhiều người cần tôi. Tôi sẽ đứng ở cửa và giúp để chỉ cho mọi người cánh cửa. Tôi sẽ là người cuối cùng đi vào. Khi mọi người đã vào qua cửa, khi không có ai khác còn ở bên ngoài, thế thì tôi sẽ vào. Nếu tôi vào ngay bây giờ, với việc vào của tôi cánh cửa sẽ mất lần nữa: và có hàng triệu người đang vật lộn. Họ đang tới ngày càng gần hơn. Tôi sẽ đứng ngoài: Tôi không định vào đâu: bởi vì ông sẽ phải giữ cho cửa mở khi tôi còn đứng đây. Ông sẽ phải đợi tôi, và trong khi ông đợi thì cửa sẽ có đó, để mở, và tôi có thể chỉ cho mọi người đây là chiếc cửa."
Đây là trạng thái của bồ tát. Bồ tát nghĩa là người đã đi tới cánh cửa của việc là vị phật. Về bản chất ông ấy sẵn sàng biến mất vào trong cái toàn thể, nhưng ông ấy chống lại điều đó vì từ bi. Ông ấy bám lấy nó. Ham muốn cuối cùng, để giúp mọi người - điều đó nữa cũng là ham muốn - giữ ông ấy trong sự tồn tại. Điều đó là rất khó khăn, điều đó gần như là không thể được, khi mọi dây xích với thế giới đều đã đứt, chỉ còn phụ thuộc vào mối quan hệ rất mỏng manh của từ bi - gần như không thể được. Nhưng đó là vài khoảnh khắc thôi - khi ai đó đi tới trạng thái của bồ tát và ở lại đó, đấy là vài khoảnh khắc khi cánh cửa mở ra cho toàn thể nhân loại, để nhìn vào cánh cửa, để nhận ra cánh cửa, để nhận dạng, và để đi vào nó.
Ba giai đoạn này - dharana, dhyan, samadhi - là bên trong khi so sánh với năm giai đoạn trước chúng, nhưng cả ba lại là bên ngoài nếu so sánh với samadhi vô hạt mầm.
Nirodh parinam là biến đổi của tâm trí theo đó tâm trí trở nên bị thấm qua bởi hoàn cảnh của nirodh, cái xen vào một cách tạm thời giữa cảm giác đang biến mất và cảm giác đang chiếm chỗ của nó.
Lời kinh này là rất, rất có ý nghĩa cho bạn bởi vì bạn có thể dùng nó ngay lập tức. Patanjali gọi nó là nirodh. Nirodh nghĩa là việc dừng tạm thời của tâm trí, trạng thái tạm thời của vô trí. Nó xảy ra cho tất cả các bạn, nhưng nó rất tinh tế và khoảnh khắc này rất nhỏ. Chừng nào bạn còn chưa có thêm chút ít nhận biết, bạn sẽ không có khả năng thấy nó. Trước hết để tôi mô tả nó là gì đã.
Bất kì khi nào một ý nghĩ xuất hiện trong tâm trí, tâm trí được che phủ bởi nó giống như đám mây xuất hiện trên bầu trời. Nhưng không ý nghĩ nào có thể thường hằng được. Chính bản chất của ý nghĩ là không thường hằng, ý nghĩ này tới, nó đi: ý nghĩ khác tới và thay thế nó. Giữa hai ý nghĩ này có một khoảng hở rất tinh tế. Ý nghĩ này tới, ý nghĩ khác còn chưa tới, đó là khoảnh khắc của nirodha - khoảng hở tinh tế khi bạn là vô ý nghĩ. Một đám mây trôi qua, đám mây khác còn chưa tới, và bầu trời quang đãng. Bạn có thể nhìn vào nó.
Chỉ ngồi im lặng quan sát. Các ý nghĩ cứ tới như lưu thông trên đường. Xe này qua, xe khác tới - nhưng giữa hai xe có lỗ hổng và con đường trống vắng. Chẳng mấy chốc - xe khác sẽ tới và đường sẽ lại đầy và sẽ không trống rỗng. Nếu bạn có thể nhìn ở giữa lỗ hổng này, cái tồn tạo giữa hai ý nghĩ, bạn đang tìm một khoảnh khắc trong cùng trạng thái như khi ai đó đi tới nhận ra samadhi - một samadhi tạm thời, chỉ một thoáng nhìn. Ngay lập tức nó sẽ được chất đầy bởi ý nghĩ khác, cái đã trên đường rồi.
Quan sát. Quan sát cẩn thận vào. Ý nghĩ này đi, ý nghĩ khác tới, và lỗ hổng ở giữa: trong lỗ hổng đó bạn ở đích xác trong cùng trạng thái như người đã đạt tới samadhi. Nhưng trạng thái của bạn chỉ là hiện tượng tạm thời. Patanjali gọi nó là nirodh. Nó là tạm thời, động, nó đang thay đổi mọi lúc. Nó là thứ tựa luồng chảy, con sóng này đi, con sóng khác tới: giữa hai con sóng này... không có sóng. Chỉ quan sát nó.
Đây là một trong những cách thiền có ý nghĩa nhất. Không cần làm cái gì khác. Bạn có thể chỉ ngồi im lặng và bạn có thể liên tục quan sát. Chỉ nhìn vào lỗ hổng. Lúc đầu điều đó sẽ là khó. Dần dần bạn sẽ trở nên tỉnh táo hơn và bạn sẽ không bỏ lỡ lỗ hổng. Đừng chú ý tới ý nghĩ. Hội tụ bản thân bạn vào lỗ hổng, không vào ý nghĩ. Hội tụ bản thân bạn khi con đường là trống vắng và không ai qua lại. Thay đổi động thái của bạn. Bình thường chúng ta hội tụ vào ý nghĩ và chúng ta không hội tụ vào chỗ giữa.
Có lần chuyện xảy ra một thầy yoga đang dạy về nirodh cho đệ tử của ông ấy. Ông ấy có một cái bảng đen. Trên bảng đen, với cục phấn trắng, ông ấy vẽ ra một chấm rất nhỏ, vừa thấy được, và thế rồi ông ấy hỏi các đệ tử, "Các ông thấy gì?" Tất cả họ đều nói, "Một chấm trắng nhỏ." Thầy cười. Ông ấy nói, "Không ai thấy cái bảng đen này à? Tất cả chỉ thấy chấm trắng nhỏ sao?"
Không ai thấy bảng đen. Bảng đen có đó, chấm trắng có đó, nhưng tất cả họ đều nhìn vào chấm trắng. Thay đổi động thái đi.
Bạn có nhìn vào sách của trẻ em không? Có các bức tranh, bức tranh rất, rất có nghĩa để được hiểu. Trong bức tranh nào đó có một thiếu nữ, bạn có thể thấy nó, nhưng trên cùng đường đó, trong cùng bức tranh đó, có ẩn một bà già. Nếu bạn liên tục nhìn, cứ nhìn mãi, đột nhiên thiếu nữ biến mất và bạn thấy mặt bà già. Thế rồi bạn cứ nhìn vào khuôn mặt bà già - đột nhiên nó biến mất và lại khuôn mặt thiếu nữ xuất hiện. Bạn không thể thấy cả hai cùng nhau được: điều đó là không thể được. Bạn có thể thấy một khuôn mặt vào lúc này, khuôn mặt kia vào lúc khác. Một khi bạn đã thấy cả hai khuôn mặt, bạn biết rõ rằng khuôn mặt kia cũng có đó, nhưng dầu vậy bạn không thể thấy nó cùng lúc được. Và tâm trí thường xuyên thay đổi, cho nên lúc này bạn thấy mặt trẻ, lúc khác bạn thấy mặt già.
Động thái thay đổi từ già sang trẻ, từ trẻ sang già, từ già sang trẻ, nhưng bạn không thể hội tụ vào cả hai được. Cho nên, khi bạn hội tụ vào ý nghĩ, bạn không thể hội tụ vào lỗ hổng. Lỗ hổng bao giờ cũng có đó. Hội tụ vào lỗ hổng, và đột nhiên bạn sẽ trở nên nhận biết rằng lỗ hổng có đó và ý nghĩ biến mất: và trong lỗ hổng đó những thoáng nhìn đầu tiên về samadhi sẽ được đạt tới.
Và hương vị đó được cần để đi tiếp bởi vì bất kì cái gì tôi nói, bất kì cái gì Patanjali nói, chỉ có thể trở thành có nghĩa cho bạn khi bạn đã nếm trải cái gì đó của nó. Nếu một khi bạn biết lỗ hổng này là phúc lạc, phúc lạc vô cùng giáng xuống - chỉ cho một khoảnh khắc, thế rồi nó biến mất - thế thì bạn biết nếu lỗ hổng này có thể trở thành thường hằng, nếu lỗ hổng này có thể trở thành bản tính của mình, thế thì phúc lạc sẽ là sẵn có như một sự liên tục. Thế thì bạn bắt đầu làm việc cần mẫn.
Đây là nirodh parinam: "Nirodh parinam là biến đổi của tâm trí theo đó tâm trí trở nên bị thấm qua bởi hoàn cảnh của nirodh, cái xen vào một cách tạm thời giữa cảm giác đang biến mất và cảm giác đang chiếm chỗ của nó."
Mới mười năm trước, việc kiểm kho được thực hiện về châu báu của Đế chế Nhật. Kho báu hoàng gia đã từng được giữ trong một toà nhà được canh gác có tên là Soshuen. Trong chín trăm năm đồ châu báu đã ở lại trong cung điện đó. Khi xâu các hạt hổ phách được kiểm tra, một hột ở giữa xâu dường như là khác với các hột khác. Bụi tích tụ hàng thế kỉ đã được chùi sạch khỏi các hạt và viên đá trung tâm được kiểm tra với sự tò mò sâu sắc. Những người kiểm tra thấy ra kho báu bên trong kho báu. Hạt đặc biệt này đã không được làm từ hổ phách thường như các hạt khác. Nó là ngọc trai chất lượng cao mầu hồng lục. Trong hàng trăm năm, hạt ngọc trai duy nhất này đã bị coi lầm là một mẩu hổ phách, nhưng không còn bị coi thế nữa.
Không thành vấn đề chúng ta sống lâu đến đâu trong căn cước sai lầm, việc tự kiểm tra có thể làm lộ ra bản tính thực và thanh bình của chúng ta.
Một khi bạn có thoáng nhìn về thực tại bạn đang là, thế thì mọi căn cước giả cái đã tồn tại hàng thế kỉ đột nhiên biến mất. Bây giờ, bạn không thể bị lừa bởi những căn cước đó nữa. Nirodh parinam này cho bạn thoáng nhìn đầu tiên về bản tính thực của bạn. Nó cho bạn thoáng nhìn, đằng sau các tầng bụi, về ngọc trai thực. Các tầng bụi không là gì ngoài các tầng ý nghĩ, ấn tượng, tưởng tượng, mơ mộng, ham muốn - toàn ý nghĩ.
Một khi bạn có thể có một thoáng nhìn, bạn đã được chuyển đổi. Điều này tôi gọi là chuyển đổi. Không phải khi người Hindu trở thành người Ki tô giáo, không phải khi người Ki tô giáo trở thành người Hindu, đó không phải là chuyển đổi. Đó là chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác. Chuyển đổi là khi bạn chuyển từ ý nghĩ sang vô ý nghĩ, khi bạn chuyển từ tâm trí sang vô trí. Chuyển đổi là khi bạn nhìn vào trong nirodh parinam, khi bạn nhìn giữa hai ý nghĩ và đột nhiên thực tại của bạn được lộ ra - gần giống như tia sét. Thế rồi lại có bóng tối, nhưng bạn không còn như cũ nữa. Bạn đã thấy cái gì đó mà bạn bây giờ không bao giờ có thể quên được. Bây giờ bạn sẽ tìm đi tìm lại. Đây là điều câu kinh sau nói:
Luồng này trở thành an bình với cảm giác được lặp lại.
Nếu bạn rơi đi rơi lại vào trong lỗ hổng này, nếu bạn nếm đi nếm lại kinh nghiệm này, nếu bạn nhìn đi nhìn lại qua nirodh - việc dừng của tâm trí - không có ý nghĩ bạn nhìn vào bản thể riêng của bạn; luồng này trở thành an bình, luồng này trở thành tự nhiên, luồng này trở thành tự phát. Bạn đạt tới, bạn bắt đầu đạt tới, kho báu riêng của bạn. Đầu tiên như những thoáng nhìn, lỗ hổng nhỏ; thế rồi lỗ hổng lớn hơn, thế rồi vẫn lớn hơn. Thế rồi một ngày nào đó chuyện xảy ra, ý nghĩ cuối cùng mất đi và không ý nghĩ nào khác tới. Bạn ở trong im lặng sâu sắc, im lặng vĩnh hằng. Đó là mục đích. Điều đó là khó khăn, gian nan, nhưng sẵn có.
Truyền thống có chuyện đó khi Jesus bị đóng đinh, ngay trước khi ông ấy chết, một người lính đâm giáo vào sườn ông ấy, chỉ để xem liệu ông ấy đã chết hay còn sống. Ông ấy vẫn sống. Ông ấy mở mắt ra. Nhìn người lính, và nói, "Anh bạn, có đường ngắn hơn tới tim ra so với điều đó." Anh ta đã đâm vào tim ông ấy bằng chiếc giáo, và Jesus nói, "Anh bạn, có đường ngắn hơn tới tim ra so với điều đó."
Trong hàng thế kỉ, mọi người đã tự hỏi ông ấy thực sự ngụ ý gì. Cả nghìn lẻ một giải thích là có thể bởi vì câu này rất bí ẩn, nhưng cách tôi nhìn vào nó và nghĩa mà tôi nghĩ nằm trong nó là ở chỗ nếu bạn đi vào trong trái tim riêng của bạn, đó là cách ngắn nhất, lối tắt nhất để đạt tới trái tim của Jesus. Nếu bạn đi vào trong trái tim riêng của bạn, nếu bạn đi vào bên trong, bạn sẽ tới gần Jesus hơn.
Và, dù Jesus sống hay không, bạn phải nhìn vào bên trong chứ, bạn phải tìm cội nguồn của cuộc sống riêng của bạn; và thế thì bạn sẽ biết rằng Jesus không bao giờ có thể chết được. Ông ấy là cuộc sống vĩnh hằng. Ông ấy có thể biến mất khỏi thân thể này trên cây chữ thập; ông ấy sẽ xuất hiện ở đâu đó khác. Ông ấy có thể không xuất hiện ở bất kì đâu khác, nhưng thế nữa ông ấy sẽ vẫn còn với vĩnh hằng trong trái tim của cái toàn thể.
Khi Jesus nói, "Anh bạn, có đường ngắn hơn tới tim ra so với điều đó," ông ấy ngụ ý "Đi vào bên trong đi. Nhìn vào bản tính riêng của ông, và ông sẽ thấy ta ở đó. Vương quốc của Thượng đế là ở bên trong ông." Và nó là vĩnh hằng. Nó là cuộc sống không chấm dứt; nó là cuộc sống bất tử.
Nếu bạn nhìn vào trong nirodh, bạn sẽ nhìn vào trong cuộc sống bất tử, cuộc sống không có bắt đầu và không kết thúc.
Và một khi bạn đã nếm trải cao lương mĩ vị đó, nước cam lồ đó, thế thì không cái gì khác có thể trở thành đối thể của ham muốn của bạn - không cái gì khác. Thế thì cái đó trở thành đối thể của ham muốn. Ham muốn đó có thể dẫn bạn lên tới samadhi, và thế rồi ham muốn đó cũng phải bị bỏ lại, ham muốn đó cũng phải bị vứt bỏ. Nó đã làm xong việc của nó. Nó đã cho bạn cái đà, nó đã đem bạn tới chính cánh cửa của bản thể bạn; bây giờ cái đó cũng phải bị vứt bỏ nữa.
Một khi bạn vứt bỏ nó, bạn không còn nữa... chỉ có Thượng đế. Đây là samadhi không hạt mầm.

0 Đánh giá

Ads Belove Post