Read more
Bông Sen Trắng
Bài giảng về Thiền sư Bồ Đề Đạt Ma
Chương 1. Mưa
sen
Osho kính yêu,
Hỏi: Tâm phật là gì?
Đáp: Tâm ông là nó. Khi ông thấy
điều tinh tuý y nguyên của nó, ông có thể gọi nó là như vậy. Khi ông thấy bản
tính không đổi của nó, ông có thể gọi nó là pháp thân (dharmakaya). Nó không
thuộc vào cái gì; do đó, nó được gọi là giải phóng. Nó làm việc dễ dàng và tự
do, chưa bao giờ bị quấy rối bởi người khác; do đó, nó được gọi là con đường thực.
Nó không sinh và, do đó, nó sẽ không diệt, cho nên nó được gọi là niết bàn.
Hỏi: Như Lai (Tathagata) là gì?
Đáp: Người biết rằng mình không
tới từ đâu cả và không đi từ đâu.
Hỏi: Phật là gì?
Đáp: Người nhận ra chân lí, và
không giữ cái gì để mà được nhận ra.
Hỏi:
Pháp (dharma) là gì?
Đáp: Nó không bao giờ được tạo
ra, và sẽ không bao giờ bị thu lại; do đó, nó được gọi là pháp, chuẩn của vũ trụ.
Hỏi: Tâm xã (sangha) là gì?
Đáp: Nó được gọi như thế vì cái
đẹp của sự hài hoà của nó.
Tôi cực lạc vì chỉ với cái tên
của Bồ đề đạt ma là làm cho tôi phiêu diêu. Trong tiến hoá lâu dài của tâm thức
con người chưa bao giờ có vị Phật lạ lùng như Bồ đề đạt ma - rất hiếm hoi, rất
duy nhất, bí truyền. Chỉ theo những cách thức nhỏ bé nào đó George Gurdjieff mới
lại gần ông ấy, nhưng không rất gần, và chỉ theo cách nào đó thôi, không theo mọi
cách thức.
Đã từng có nhiều chư phật trên
thế giới, nhưng Bồ đề đạt ma sừng sững như đỉnh Everest. Cách hiện hữu của ông ấy,
cách sống, và cách diễn đạt chân lí đơn giản là của ông ấy; nó là vô song. Ngay
cả thầy riêng của ông ấy, Phật Gautama, cũng không thể sánh được với Bồ đề đạt
ma. Ngay cả Phật chắc cũng đã thấy khó mà hiểu thấu người này.
Con người Bồ đề đạt ma này đã
du hành từ Ấn Độ sang Trung Quốc để truyền bá thông điệp của thầy mình. Mặc dầu
họ cách nhau một nghìn năm, với Bồ đề đạt ma và với những người như vậy không
có thời gian, không có không gian - với Bồ đề đạt ma Phật là đồng đại như Phật
là đồng đại với tôi.
Trên bề mặt bạn là đồng đại với
tôi, nhưng giữa tôi và bạn có khoảng cách thật dài dài. Chúng ta sống trên những
hành tinh khác nhau. Trong thực tại, Phật, Lão Tử, Jesus, Pythagoras,
Bahauddin, Bồ đề đạt ma - đây là những người đồng đại của tôi. Giữa họ và tôi
không có khe hở cả về thời gian hay không gian. Trên bề mặt có khe hở một nghìn
năm giữa Phật và Bồ đề đạt ma, nhưng thậm chí không có khe hở một khoảnh khắc
trong thực tại, trong chân lí. Ở chu vi Phật đã chết trong một nghìn năm khi Bồ
đề đạt ma tới trong quang cảnh, nhưng ở trung tâm ông ấy ở cùng với Phật. Ông ấy
nói điều tinh tuý của Phật - tất nhiên ông ấy có cách riêng của ông ấy, phong
cách riêng của ông ấy, nhưng ngay cả Phật cũng sẽ thấy điều đó là kì lạ.
Phật là người rất văn hoá, rất
phức tạp, rất duyên dáng. Bồ đề đạt ma chính là cái đối lập trong cách diễn đạt
của ông ấy. Ông ấy không phải là người mà là sư tử. Ông ấy không nói, ông ấy gầm
lên. Ông ấy không có cái duyên dáng đó mà đã thuộc về Phật Gautama; ông ấy thô
thiển, dữ dằn. Ông ấy không thanh nhã như kim cương; ông ấy hệt như quặng, tuyệt
đối thô, không đánh bóng. Đó là cái đẹp của ông ấy. Phật có cái đẹp riêng của
ông ấy, rất nữ tính, rất lịch sự, rất mảnh mai. Bồ đề đạt ma có cái đẹp riêng của
ông ấy, như cái đẹp của tảng đá - mạnh mẽ, nam tính, không thể phá huỷ được, một
sức mạnh lớn lao.
Phật toả ra sức mạnh, nhưng sức
mạnh của ông ấy rất im lặng, như tiếng thì thào, làn gió mát. Bồ đề đạt ma là
cơn bão, sấm rền và chớp giật. Phật tới cửa nhà bạn không gây tiếng động nào;
ông ấy thậm chí sẽ không gõ cửa nhà bạn, bạn thậm chí sẽ không nghe thấy tiếng
bước chân của ông ấy. Nhưng khi Bồ đề đạt ma tới bạn, ông ấy sẽ làm rung chuyển
cả ngôi nhà từ tận móng của nó. Phật sẽ không lay bạn ngay cả khi bạn đang ngủ.
Còn Bồ đề đạt ma? Ông ấy sẽ dựng bạn dậy từ nấm mồ của bạn! Ông ấy đánh mạnh,
ông ấy là chiếc búa.
Ông ấy là chính cái đối lập của
Phật trong cách diễn đạt, nhưng thông điệp của ông ấy là một. Ông ấy cúi mình
trước Phật là thầy ông ấy. Ông ấy chưa bao giờ nói, "Đây là thông điệp của
ta." Ông ấy đơn giản nói, "Điều này thuộc về chư phật, chư phật cổ đại.
Ta chỉ là sứ giả. Không cái gì là của ta, bởi vì ta không có. Ta chỉ là cây
trúc hổng đã được chư phật chọn để làm chiếc sáo cho họ. Họ hát; ta đơn giản để
cho họ hát qua ta."
Khi ông ấy tới Trung Quốc,
Hoàng đế Vũ ra đón ông ấy ở biên ải: Một người chứng ngộ lớn đang tới! Và tất
nhiên Vũ tưởng tượng ông ấy là cái gì đó như Phật Gautama - rất hoà nhã, duyên
dáng, vương giả. Khi ông ta thấy Bồ đề đạt ma ông ta bị choáng. Ông này rất thô
thiển, và không chỉ có thế, ông ấy còn có vẻ rất ngớ ngẩn, vì ông ấy đang đội một
chiếc giầy trên đầu - một chiếc giầy ở chân, chiếc kia ở trên đầu!
Hoàng đế bối rối. Ông ta đã tới
cùng cả triều đình và các hoàng hậu quí phi. "Họ sẽ nghĩ gì? Và ta ra đón
loại người gì thế này?" Ông ta cố gắng bỏ qua điều đó vì lịch sự. Ông ta
không muốn hỏi câu hỏi, "Sao giầy này lại để trên đầu ông?"
Nhưng Bồ đề đạt ma không để ông
ta yên. Ông ấy nói, "Đừng cố bỏ qua nó. Hỏi thẳng đi và thẳng thắn ngay từ
chính lúc đầu đi. Ta đã đọc được câu hỏi trong đầu ông rồi."
Hoàng đế đâm ra lúng túng; ông
ta phải hỏi thôi. Bây giờ làm gì với người như vậy? Ông ta nói, "Vâng, ông
đúng, câu hỏi này đã nảy sinh trong ta. Sao ông đội chiếc giầy này lên đầu?"
Bồ đề đạt ma nói, "Để mọi
thứ vào cảnh quan đúng từ chính lúc đầu. Ta là người vô lí! Ông phải hiểu điều
đó từ chính lúc bắt đầu. Ta không muốn tạo ra bất kì rắc rối nào về sau. Hoặc
ông chấp nhận ta như ta vậy hoặc ông đơn giản nói rằng ông không thể chấp nhận
được ta, và ta sẽ rời khỏi vương quốc của ông. Ta sẽ đi lên núi. Ta sẽ đợi ở đó
cho người của ta tới với ta. Điều này chỉ là để chỉ cho ông rằng ta là phi
logic, ta có thể vô lí như người ta có thể hình dung. Đó là cách làm việc của
ta, đó là cách của ta để phá huỷ tâm trí ông. Và chừng nào tâm trí ông chưa bị
phá huỷ ông sẽ không biết ông là ai. Vậy ông nói gì?"
Nhà vua lúng túng. Ông ta đã tới
với vài câu hỏi, nhưng có nên hỏi người này những câu hỏi đó hay không? - bởi
vì ông ấy có thể nói cái gì đó lố bịch; không chỉ có thế, ông ấy có thể làm cái
gì đó lố bịch.
Nhưng Bồ đề đạt ma cứ khăng
khăng, "Tốt hơn cả là ông hỏi bất kì cái gì ông đã tới để hỏi."
Nhà vua nói, "Câu hỏi thứ
nhất là: Ta đã làm nhiều hành vi đức hạnh..."
Và Bồ đề đạt ma nhìn sâu vào
trong đôi mắt của nhà vua - một cơn lạnh toát phải đã chạy dọc sống lưng ông
ta! - và nói, "Toàn điều vô nghĩa! Làm sao ông có thể làm được hành vi đức
hạnh? Ông còn chưa nhận biết. Đức hạnh là sản phẩm phụ của nhận biết. Ông ngụ ý
đức hạnh nào? Ông có vẻ như kẻ ngu - làm sao ông có thể làm được hành vi đức hạnh?
Đức hạnh đi theo vị phật, đức hạnh là cái bóng của ta." Ông ấy nói,
"Ông chỉ có thể làm điều vô đạo đức, không phải đức hạnh. Điều đó là không
thể được."
Nhà vua vẫn cố tạo ra đối thoại
nào đó và gạt bỏ người này một cách lịch sự nhất có thể được; ông ta không muốn
làm phật lòng người này. Ông ta nói, "Với hành vi đức hạnh ta ngụ ý rằng
ta đã làm nhiều đền chùa cho Phật, nhiều điện thờ. Ta đã làm nhiều đạo tràng
cho các khất sĩ Phật tử, các sannyasin. Ta đã thu xếp cho hàng nghìn học sĩ để
dịch kinh sách Phật sang tiếng Trung Quốc. Hàng triệu và hàng triệu đồng bạc ta
đã đổ vào phục vụ Phật Gautam. Cái gì sẽ là kết quả, hậu quả, của mọi đức hạnh
của ta, của mọi hành vi đức hạnh của ta? Hàng triệu khất sĩ xin ăn mọi ngày từ
cung điện nọ này và trên khắp nước. Cái gì sẽ là kết quả của điều đó?"
Và Bồ đề đạt ma cười - nhà vua
chưa bao giờ nghe thấy tiếng cười như thế - tiếng cười bụng có thể làm rung
chuyển cả núi. Ông ấy cười sằng sặc và ông ấy nói, "Ông đơn giản ngu xuẩn.
Mọi nỗ lực của ông đều đã là cực kì phí hoài; sẽ không có kết quả nào từ nó cả.
Đừng cố, và đừng tưởng tượng rằng ông sẽ được lên cõi trời thứ bẩy như các khất
sĩ Phật giáo phải đã nói cho ông. Họ đã khai thác ông thôi. Đây là chiến lược của
họ để khai thác người ngu như ông. Họ khai thác tham của ông về thế giới kia, họ
cho ông những hứa hẹn lớn. Và lời hứa của họ không thể được chứng minh là sai
vì không ai quay lại từ thế giới kia để nói liệu những lời hứa đó có được hoàn
thành hay không. Họ là những kẻ khai thác, họ là kẻ ăn bám! Ông đã là nạn nhân
rồi. Không cái gì sẽ xảy ra từ điều này mà ông nghĩ là rất đức hạnh. Thực ra,
ông sẽ rơi vào địa ngục thứ bẩy, vì một người sống với những ham muốn sai như
thế, người sống với ham muốn, đều sẽ rơi vào địa ngục."
Hoàng đế cố đổi chủ đề. Ông ta
nói, "Có cái gì linh thiêng hay không?"
Bồ đề đạt ma nói, "Không
có gì linh thiêng, không có gì báng bổ. Linh thiêng, báng bổ, đều là thái độ của
tâm trí, là định kiến. Mọi thứ đều như nó vậy. Đây là tathata, như thế: mọi sự
đều đơn giản như chúng vậy. Không cái gì sai và không cái gì đúng. Không cái gì
tội lỗi và không cái gì đức hạnh."
Hoàng đế nói, "Ông là quá
thể với ta và người của ta."
Bồ đề đạt ma nói lời tạm biệt,
quay lưng lại và đi lên núi. Trong chín năm trên núi ông ấy ngồi quay mặt vào
tường. Mọi người đến, bởi vì đối thoại này - nếu bạn có thể gọi nó là đối thoại
- đạt tới các chỗ xa xôi. "Hoàng đế đã bị nện búa như bất kì cái gì, đã bị
nghiền nát. Và Bồ đề đạt ma này thực sự là cái gì đó rất kì lạ, nhưng ông ấy có
phẩm chất... trọn vẹn nào đó, hương thơm kì lạ nào đó bao quanh ông ấy. Ông ấy
được bao quanh bởi hào quang riêng của ông ấy."
Mọi người bắt đầu tới từ những
chỗ xa xôi để gặp ông ấy, và họ sẽ hỏi ông ấy, "Sao thầy không nhìn vào
chúng tôi? Sao thầy cứ nhìn vào tường thế?"
Và Bồ đề đạt ma sẽ nói,
"Ta đang đợi người đúng. Khi người đó tới ta sẽ nhìn người đó. Bằng không
nó cũng vậy thôi dù ta nhìn tường hay ta nhìn và mặt các ông Và tường có thể được
tha thứ vì nó là tường - các ông không thể được tha thứ. Do đó tốt hơn cả với
ta là nhìn vào tường và không nhìn vào các ông. Các ông đã rơi vào vô nhận biết
tới mức ta muốn lay các ông ra khỏi nó. Nhưng thế thì các ông cảm thấy giận, thế
thì các ông cảm thấy bị xúc phạm. Ta không muốn làm bận tâm các ông. Ta sẽ quay
lại chỉ với người có năng lực, có dũng cảm ở cùng ta, là đệ tử của ta."
Và chỉ sau nhiều năm một người
mới xuất hiện. Người đó đứng hai mươi bốn giờ đằng sau Bồ đề đạt ma không nói lấy
một lời. Cuối cùng Bồ đề đạt ma phải hỏi, "Sao ông đứng đằng sau ta?"
Người đó nói, "Bây giờ chính
thầy bắt đầu điều đó. Tôi đã tới để giết bản thân tôi nếu thầy không quay lại
hướng tới tôi."
Và người đó chặt phăng bàn tay
của mình bằng chiếc kiếm đưa nó cho Bồ đề đạt ma và người đó nói, "Cầm lấy
nó như một bằng chứng; bằng không tôi sẽ chặt đầu tôi. Quay lại tôi ngay lập tức!"
Bồ đề đạt ma phải quay lại. Ông
ấy nhìn người này, mỉm cười, và nói, "Vậy ông là đệ tử của ta! Vậy là người
này đã tới chính là người ta đã chờ đợi!"
Bồ đề đạt ma là tổ sư của Thiền,
và ông ấy đã là tổ thứ hai của Thiền, và một truyền thống mới bắt đầu. Một dòng
sông mới được sinh ra từ cội nguồn của Bồ đề đạt ma. Những mảnh ghi chép này được
tìm thấy chỉ mới đầu thế kỉ này. Chúng đã được M.A. Stein khai quật từ hang Mạc
Cao ở thành Đôn Hoàng tỉnh Cam Túc. Đây là những ghi chép của các đệ tử vô danh
của Bồ đề đạt ma. Chúng bao gồm câu hỏi của đệ tử và câu trả lời của Bồ đề đạt
ma. Những ghi chép này, từng mảnh mẩu như chúng vậy, vẫn có ý nghĩa lớn lao:
chúng đại diện cho cốt lõi tinh tuý của thông điệp của Phật. Sẽ có chút ít gian
nan để hiểu chúng. Phải rất chăm chú và im lặng vì đây không phải là những lời
thường. Khi một người như Bồ đề đạt ma nói, các câu hỏi nhỏ, câu hỏi thường, đều
được biến đổi thành việc việc hỏi lớn lao. Và bất kì cái gì ông ấy nói tới về
những câu hỏi bình thường này đều có ý nghĩa mênh mông. Từng lời của ông ấy đều
phải suy tư, suy ngẫm. Điều này cũng sẽ cho bạn một chút ít hương vị của giao cảm
giữa đệ tử và thầy.
Điều đầu tiên mà bạn sẽ chú ý
là: câu hỏi được hỏi, câu trả lời được cho, nhưng đệ tử không bao giờ hỏi bất kì
câu hỏi nào về câu trả lời được cho. Câu trả lời đã được chấp nhận toàn bộ. Nó
không phải là việc hỏi từ học trò, nó là việc hỏi từ đệ tử. Cho nên câu trả lời
của Bồ đề đạt ma không tạo ra bất kì câu hỏi nào thêm, nó đơn giản chấm dứt câu
hỏi này. Đệ tử hỏi câu hỏi khác, nhưng không bao giờ nêu ra câu hỏi về câu trả
lời, liên quan tới câu trả lời.
Đó là điều đầu tiên cần được
chú ý. Đó là chính phần trung tâm của giao cảm. Nó là tin cậy, nó là đức tin.
Nó không phải là niềm tin mà nó là đức tin chắc chắn. Và có khác biệt giữa niềm
tin và đức tin. Khi bạn tin vào cái gì đó, hoài nghi vẫn còn dai dẳng trong bạn.
Niềm tin chỉ có thể che đậy nó, không bao giờ phá huỷ được nó: nó sẽ nổi lên lặp
đi lặp lại mãi. Không niềm tin nào có thể phá huỷ được hoài nghi của bạn, bởi
vì niềm tin là trong đầu và hoài nghi cũng ở trong đầu. Đức tin là của trái
tim, cái gì đó cao siêu hơn nhiều so với cái đầu. Câu hỏi tới từ cái đầu, nhưng
câu trả lời được nhận ở trong tim, tại chiều cao hơn của bản thể bạn. Và thế
thì câu hỏi đơn giản biến mất khỏi đầu. Trái tim biết cách tin cậy, trái tim biết
đức tin là gì.
Đức tin không chống lại hoài
nghi, đức tin là việc thiếu vắng của hoài nghi. Niềm tin là chống lại hoài
nghi. Niềm tin kìm nén hoài nghi, đức tin làm tan biến nó. Niềm tin giống như
người mù tin rằng có ánh sáng; đức tin là giống như người đã mở mắt ra và thấy
ánh sáng. Khoảnh khắc bạn thấy ánh sáng không có vấn đề về hoài nghi gì nữa.
Giao cảm nghĩa là giao cảm của
hai trái tim. Học trò vận hành từ cái đầu, đệ tử vận hành qua trái tim. Và chỉ
đệ tử mới có thể hiểu được thầy. Và khi mọi câu hỏi của đệ tử đều tan biến người
đó trở thành người sùng kính. Thế thì cái đầu đã biến mất toàn bộ. Thế thì chỉ
có trái tim, vận hành theo nhịp điệu cùng với trái tim của thầy, trong hoà điệu
sâu sắc. Điều này sẽ cho bạn sáng suốt trong giao cảm.
Tâm phật là gì?
Điều đó đã từng được hỏi đi hỏi
lại trong nhiều thế kỉ. Trong hai mươi nhăm thế kỉ tất cả những người đã trở
nên quan tâm tới Phật Gautama đều đã hỏi câu hỏi này: Tâm phật là gì?
Câu hỏi này là có ý nghĩa - nó
có ý nghĩa vì chính câu hỏi này tạo ra điều ngược đời. Tâm phật là vô trí. Nói
cái gì về tâm phật cũng đều là nói về vô trí. Chúng ta sống trong tâm trí, phật
đã đi ra ngoài nó. Ông ấy không còn là tâm trí nữa, ông ấy chỉ là vô trí. Cho
nên tâm phật không có nghĩa là một loại tâm trí nào đó, nó đơn giản nghĩa là
siêu việt lên trên tâm trí. Câu hỏi này là có ý nghĩa, rất nền tảng; nó là bắt
đầu của việc hỏi, hỏi thực.
Đệ tử này không hỏi, "Trời
là gì?" Anh ta không hỏi, "Thiên đường là gì?" Anh ta không hỏi,
"Tội lỗi là gì?" Anh ta hỏi một câu hỏi rất có tính tồn tại: Tâm phật
là gì? Bởi vì hiểu thực tại của tâm phật là hiểu chính nền tảng của bản thân sự
tồn tại.
Tâm phật là tâm thức thuần khiết.
Nó giống như tấm gương: nó đơn giản phản xạ, nó không phóng chiếu. Nó không có
ý tưởng, không có nội dung, không ý nghĩ, không ham muốn, không tưởng tượng,
không kí ức. Nó đại diện cho cái bao giờ cũng hiện tại, nó sống trong hiện tại.
Và khi bạn là toàn bộ trong hiện tại, tâm trí biến mất, nó mất mọi biên giới của
nó. Trống rỗng lớn lao nảy sinh trong bạn. Tất nhiên trống rỗng đó không phải
là trống rỗng theo nghĩa của từ này, nó cũng là một loại đầy tràn - trống rỗng
khi có liên quan tới thế giới, nhưng đầy, tràn đầy, ngập lụt khi có liên quan tới
chân lí. Trống rỗng bởi vì mọi khổ đã bị ném đi, tràn ngập vì phúc lạc đã giáng
xuống.
Tâm phật là gì? Phải là chỗ bắt
đầu cho mọi người tìm kiếm. Hỏi về Trời, hỏi về địa ngục và cõi trời, chỉ là những
thứ bình thường. Hỏi về tâm phật là đang hỏi về cái gì đó mà, nếu bạn có thể hiểu
được nó, nhất định làm biến đổi bạn, sẽ cho bạn việc sinh thành mới.
Tâm trí rất tinh ranh. Nó có thể
tạo ra những câu hỏi như thế mà chỉ là những sao lãng khỏi hiện hữu của bạn.
Tâm trí tinh vi thế nó có thể lừa bạn. Nó có thể làm cho bạn cảm thấy rằng bạn
là người tìm kiếm vĩ đại bởi vì bạn đang hỏi, "Trời là gì? Ai đã tạo ra thế
giới này? Tại sao chúng ta ở đây? Mục đích của cuộc sống là gì?" Và tất cả
những câu hỏi này đều ngu xuẩn! Toàn thể triết học bao gồm trong những câu hỏi
ngu xuẩn như thế.
Phật nói đi nói lại, "Ta
không là triết gia, ta là thầy chữa. Ta không muốn trí tuệ hoá, ta muốn ông
thông minh. Ta không muốn cho ông câu trả lời để bám vào, ta muốn cho ông sáng
suốt trong đó các câu hỏi tan chảy, bay hơi."
Người ta phải rất nhận biết về
tâm trí, bởi vì tâm trí có thể cho bạn những câu hỏi tới mức sẽ đưa bạn vào chiều
hướng sai của việc triết lí hoá. Và thế thì không có kết thúc; bạn có thể đi
mãi mãi. Mười nghìn năm của triết lí hoá, và không một kết luận nào đã từng được
đạt tới!
Cảnh giác rằng tâm trí là kẻ lừa
dối lớn. Và cũng như tâm trí bạn là kẻ lừa dối, tâm trí của người khác cũng vậy.
Nếu bạn hỏi câu hỏi sai bạn sẽ nhận được câu trả lời sai. Có những người bao giờ
cũng sẵn sàng cung cấp bất kì cái gì bạn hỏi. Nó chỉ là luật thông thường của
kinh tế: bất kì khi nào có cầu sẽ có cung. Cái gì bạn hỏi không phải là vấn đề.
Bất kì cái gì bạn hỏi - thế giới này là bãi chợ mà - ai đó sẽ tạo ra cung cấp.
Bạn tinh ranh, người khác cũng tinh ranh. Có nhiều người tinh ranh hơn bạn. Người
theo sau càng trở nên ít tinh ranh, người lãnh đạo càng trở nên tinh ranh hơn.
Câu hỏi càng ít tinh ranh và việc trả lời cứ ngày càng tinh ranh hơn.
Phật nói, "Ta không quan
tâm tới câu hỏi của ông chừng nào ông chưa hỏi cái gì đó có tính tồn tại, chừng
nào ông chưa hỏi cái gì đó để được biến đổi - không chỉ được thông tin, không
chỉ được làm cho thông thái hơn."
Bởi vì bạn hỏi câu hỏi sai nên
có nhiều thầy thế trên thế giới, và họ đều sẵn sàng với nhiều nhiều câu trả lời,
với đủ mọi loại câu trả lời. Và câu trả lời tới theo đủ mọi hình dạng và kích cỡ
để khớp cho mọi người. Nhưng nhớ lấy: có bạn và tâm trí tinh ranh của bạn và có
người khác người còn tinh ranh hơn.
Để giữ gìn vại bia của mình
trong khi rời khỏi quầy bia một lúc, một người để lại lời thông báo, "Tôi
đã khạc vào vại bia này."
Khi trở lại anh ta thấy một
thông báo khác, "Tôi cũng khạc vào rồi."
Nhớ lấy, thế giới này đầy những
người tinh ranh. Những người tinh ranh này trở thành chính khách, tu sĩ; họ thậm
chí có thể giả vờ là nhà tiên tri. Bạn có thể tránh được họ chỉ bằng việc hỏi
câu hỏi đúng. Họ không thể trả lời được câu hỏi đúng bởi vì để trả lời câu hỏi
đúng họ sẽ phải kinh nghiệm cái gì đó. Điều đó không thể được thực hiện bằng
tri thức vay mượn; nó có thể được thực hiện chỉ nếu họ đã kinh nghiệm chân lí một
cách đích thực.
Đây là câu hỏi hay, câu hỏi
đúng:
Tâm phật là gì?
Bồ đề đạt ma trả lời:
Tâm ông là nó.
Điều đầu tiên ông ấy nói là: Đừng
bận tâm về Phật Gautama. Tâm ông là nó.
Đó không phải là câu hỏi về con
người lịch sử có tên là Phật Gautama. Ông ấy cho lối rẽ mới cho câu hỏi này.
Ông ấy lập tức làm cho nó thành có tính tồn tại nhiều hơn, tính cá thể nhiều
hơn. Câu hỏi này không còn tính triết lí nữa, nó đã trở thành câu hỏi về bạn. Bạn
có thể đã hỏi về Phật, nhưng trong tay của một Bồ đề đạt ma câu hỏi này lập tức
được biến đổi, thay đổi. Nó trở thành mũi tên đi tới trái tim bạn.
Ông ấy nói:
Tâm ông là nó.
Phật tính không phải là cái gì
đó xảy ra cho ai đó khác, phật tính là tiềm năng của bạn; nó là cái gì đó đang
chờ đợi xảy ra bên trong bạn. Cho nên điều đầu tiên ông ấy nói: Nó là tâm ông.
Tâm phật không phải là cái gì đó ngoại lai với bạn, nó là cốt lõi bên trong nhất
của bạn, nó là chính bản tính của bạn. Các bạn đều là chư phật - có thể chưa nhận
biết ra sự kiện này, có thể đang ngủ say, nhưng điều đó không tạo ra khác biệt
gì. Phật ngủ vẫn là phật. Phật không nhận biết về phật tính riêng của mình vẫn
là phật.
Tâm ông là nó.
Nó không phải là tâm trí của ai
đó khác - bởi vì làm sao bạn có thể hiểu được tâm trí của ai đó khác? Trong tay
của thầy như Bồ đề đạt ma mọi thứ đều được đổi vào trong cái cụ thể, vào trong
cá thể. Nó được lấy ra khỏi dạng trừu tượng và làm ra cái cụ thể và thực.
Mọi người thích các câu hỏi trừu
tượng vì chúng là an toàn hơn; chúng không chạm tới bạn, chúng để bạn ở bên. Bạn
có thể hỏi về Thượng đế, bạn có thể hỏi về ai tạo ra thế giới và khi nào. Và những
người tinh ranh và ngu xuẩn bao giờ cũng có đó - tinh ranh để lãnh đạo và ngu
xuẩn để bị lãnh đạo.
Một nhà thượng đế học Ki tô
giáo thậm chí đã tính thời gian đích xác mà thế giới được tạo ra: bốn nghìn lẻ
bốn năm trước khi Jesus được sinh ra - Ngày mồng một tháng giêng tất nhiên, và
vào thứ hai. Bây giờ làm sao có thể có ngày mồng một tháng giêng được nếu không
có thánh mười hai trước nó? Và làm sao có thể là thứ hai được nếu mà không có
chủ nhật đi trước nó? Thứ hai tới từ không đâu cả! Ngày mồng một tháng giêng tới
từ không đâu cả! Và người Ki tô giáo đã tin vào nó, họ đã tin vào nó sâu sắc tới
mức khi Darwin và các nhà khoa học khác khám phá ra lí thuyết tiến hoá và nói rằng
thế giới đã tồn tại hàng triệu năm, những người Ki tô giáo bị xúc phạm nhiều lắm.
Toàn thể tôn giáo của họ lâm nguy. "Thế giới đã tồn tại chỉ mới sáu nghìn
năm thôi, không nhiều hơn thế."
Nhưng các nhà khoa học đã khám
phá ra và chứng minh rằng đây không thể là hoàn cảnh được, bởi vì trên trái đất
họ đã tìm thấy xác các con vật, xương của các con vật, khung xương của các con
vật và người, có tuổi mười nghìn năm, hai mươi nghìn năm, năm mươi nghìn năm, một
trăm nghìn năm. Làm sao giải thích điều đó?
Nhưng như tôi đã nói với bạn,
có những người tinh ranh. Các nhà thượng đế học Ki tô giáo thậm chí đã tìm được
lối ra. Họ nói, "Mọi thứ là có thể vì Thượng đế. Thượng đế tạo ra thế giới
đích xác bốn nghìn lẻ bốn năm trước Jesus, nhưng ngài đã tạo ra xương, khung
xương, điều dường như đến cả triệu năm trước chỉ để kiểm tra đức tin của nhân
loại." Bạn xem tinh ranh đó? Thượng đế đã tạo ra các bộ xương đó để cho có
thể quyết định được ai thực sự là trung thành với giáo điều Ki tô giáo và ai
không. Thượng Đế đã tạo ra những khung xương đó để xem liệu bạn có hoài nghi gì
bên trong con người của bạn không; thế thì hoài nghi sẽ trồi lên bề mặt. Đó là
chiến lược của Thượng đế - và không cái gì là không thể được với ngài. Nếu ngài
có thể tạo ra toàn thế giới, tại sao ngài không thể tạo ra bộ xương mà chỉ xuất
hiện hàng triệu năm trước, mặc dù chúng không có?
Khi tôi đọc các nhà thượng đế học
Ki tô giáo đó tôi nhớ lại một trong những người bạn tôi sống ở Bombay nhưng có
một cơ xưởng ở Nepal. Ông ấy tạo ra đồ cổ, ông ấy chế tạo ra đồ cổ - tượng phật.
Chúng được chế tạo ngay bây giờ trong cơ xưởng của ông ấy ở Nepal. Thế rồi
chúng được nhúng vào a xít để làm biến dạng chúng, thế rồi chúng được đem đi
chôn sâu xuống đất trong sáu tháng, và thế rồi chúng được lấy ra. Với những câu
khắc trong ngôn ngữ cổ đại, với ngày tháng tít xa về sau - ba nghìn năm, hai
nghìn năm, một nghìn năm - trong các ngôn ngữ đã thịnh hành vào những ngày đó.
Và thế rồi chúng được bán trên khắp thế giới.
Khi tôi ở cùng người bạn này lần
đầu tiên và tôi thấy nhiều đồ cổ thế trong nhà anh ta, tôi nói, "Anh kiếm
được chúng ở đâu vậy?"
Anh ta nói, "Tôi không thể
nói dối anh được - chúng tôi chế tạo ra chúng đấy."
Tôi phân vân. Tôi nói,
"Anh đang làm cái gì đó có tính Ki tô giáo sao? Anh có theo Thượng đế Ki
tô giáo không? Ông ấy cũng đã làm cùng điều đó đấy: ông ấy chế tạo ra mọi thứ
trong bốn nghìn năm trước Jesus Christ, nhưng với các dấu hiệu, bóp méo, điều
có thể lừa mọi người."
Mọi người liên tục níu bám lấy
giáo điều của họ; nhưng toàn thể vấn đề là vì chúng ta bắt đầu hỏi câu hỏi sai.
Khi bạn đi tới thầy phải rất tỉnh
táo và hỏi những điều thực sự là mối quan tâm sâu với bạn, mối quan tâm tối thượng
với bạn. Hỏi những điều mà sống và chết của bạn phụ thuộc vào.
Tâm phật là gì?
Bồ đề đạt ma nói:
Tâm ông là nó.
Ông ấy lập tức đổi chính hương
vị của câu hỏi. Nó không còn trừu tượng nữa, chả liên quan gì tới Phật cả. Phật
có thể đã hiện hữu, có thể đã không hiện hữu. Ông ấy có thể không phải là con
người lịch sử, ai biết được; ông ấy có thể chả bao giờ tồn tại, ông ấy có thể
chỉ là hư cấu hay. Nhưng bạn không phải là hư cấu, bạn đang ở đây, bạn là hiện
diện; câu hỏi này phải liên quan tới bạn.
Tâm ông là nó. Khi ông thấy điều
tinh tuý y hệt của nó, ông có thể gọi nó là như vậy.
Bây giờ Bồ đề đạt ma đã bắt đầu
đi vào trong bạn. Ông ấy nói: Tâm trí có thể biểu lộ theo nhiều cách. Biểu lộ
bình thường là biểu lộ của điên khùng: cả nghìn ý nghĩ và ham muốn và kí ức chạy
bên trong, va chạm lẫn nhau, xung đột. Cuộc chiến lớn diễn ra... thỉnh thoảng rất
nóng, thỉnh thoảng rất lạnh, nhưng cuộc chiến tiếp tục. Thức, ngủ, nó bao giờ
cũng có đó. Bạn chỉ là bãi chiến trường. Đây là trạng thái bình thường.
Nhưng nếu bạn thấy điều tinh
tuý y nguyên của nó... Ông ấy ngụ ý gì bởi 'điều tinh tuý y nguyên'? Tâm trí
bình thường của bạn thay đổi mọi khoảnh khắc; nó chưa bao giờ là một ngay cả
trong hai giây. Khoảnh khắc này bạn giận, khoảnh khắc khác bạn buồn, khoảnh khắc
khác bạn hạnh phúc... Bạn liên tục thay đổi, bạn thay đổi dễ dàng thế; bạn là một
luồng. Nhưng nếu bạn quan sát luồng này, thế thì một loại tâm trí khác biệt
toàn bộ nảy sinh trong bạn: việc chứng kiến.
Việc chứng kiến này là y
nguyên: buồn tới, bạn chứng kiến nó; hạnh phúc tới, bạn chứng kiến nó; thất vọng
tới, bạn chứng kiến nó; vui tới, bạn chứng kiến nó. Bây giờ, nội dung liên tục
thay đổi, nhưng việc chứng kiến là việc chứng kiến y nguyên nhau. Nó bao giờ
cũng vẫn là y nguyên, nó không bao giờ thay đổi. Tấm gương vẫn còn y nguyên. Mọi
người liên tục tới và đi qua trước gương. Nó phản xạ từng khuôn mặt trong một
khoảnh khắc, thế rồi khuôn mặt khác, nhưng gương vẫn còn y nguyên.
Bồ đề đạt ma nói:
Khi ông thấy điều tinh tuý y
nguyên của nó, ông có thể gọi nó là như vậy.
Bạn có thể gọi nó là tathata,
như vậy. 'Như vậy' là cách diễn đạt Phật giáo rằng có cái gì đó trong bạn mà
bao giờ cũng còn lại trong bản tính cố hữu của nó, không bao giờ thay đổi. Nó
bao giờ cũng còn lại trong điều tinh tuý y nguyên của nó, vĩnh hằng như vậy. Đó
là bản tính thực của bạn. Cái mà thay đổi thì không phải là bạn, cái đó là tâm
trí. Cái mà không thay đổi trong bạn là tâm phật. Bạn có thể gọi nó là vô trí,
bạn có thể gọi nó là samadhi, satori. Điều đó tuỳ bạn; bạn có thể cho nó bất kì
cái tên nào bạn muốn. Bạn có thể gọi nó là tâm thức christ.
Khi ông thấy bản tính không đổi
của nó, ông có thể gọi nó là pháp thân (dharmakaya).
Thấy rằng nó không bao giờ thay
đổi, bạn có thể gọi nó là chính hiện thân của luật tối thượng, chính thân của
pháp.
Nó không thuộc vào cái gì...
Nó không bị đồng nhất với bất
kì cái gì, nó không thuộc vào bất kì cái gì. Nhân chứng bên trong bạn bao giờ
cũng là siêu việt, bao giờ cũng là hiện tượng vượt lên trên; nó siêu việt mọi
thứ. Bất kì cái gì được thấy, bất kì cái gì tới trước nó, nó không bao giờ là một
với cái đó.
Nó không thuộc vào cái gì; do
đó, nó được gọi là sự giải phóng.
Nó được gọi là giải thoát. Giải
thoát khỏi tâm trí đem tâm phật vào trong cách nhìn của bạn. Giải thoát khỏi sự
đồng nhất, giải thoát khỏi thân thể, khỏi tâm trí, khỏi ý thức hệ, khỏi định kiến,
khỏi mọi cái tạo ra bạn - giải thoát khỏi bạn - đem bạn tới thực tại.
Thế thì bạn phải hiểu một điều.
Bình thường, bất kì khi nào bạn nghĩ về giải thoát, bạn nghĩ: giải thoát của
tôi. Không có gì giống điều đó cả; không có giải thoát nào mà có thể được gọi
là giải thoát của tôi. Mọi giải thoát đều là giải thoát khỏi ý tưởng của bản
ngã. Bạn sẽ không được giải thoát, bạn sẽ được giải thoát khỏi bản thân bạn. Nó
không phải là giải thoát của bạn, nó là việc giải thoát khỏi bạn - nó là giải
phóng khỏi mọi cái bạn đã đã trở nên bị đồng nhất với.
Upanishads nói: neti, neti,
không cái này không cái nọ. Khi bạn cứ phủ định và nói, "Tôi không là cái
này, tôi không là cái nọ," một khoảnh khắc tới khi chẳng cái gì còn lại -
không cái gì để phản xạ trong gương, chỉ còn mỗi gương. Thế thì bạn biết bạn là
ai. Nhưng bây giờ bạn không thể nói được, "Đây là điều tôi là," bởi
vì điều đó sẽ đem ý nghĩ trở lại. Bạn không thể nói được gì về nó, bạn phải
hoàn toàn im lặng về nó.
Chúng ta đang ngủ say; tên của
giấc ngủ đó là bản ngã. Và trong giấc ngủ của chúng ta bất kì cái gì cũng có thể
xảy ra, đủ mọi loại ngẫu nhiên. Và chúng đang xảy ra. Bạn đang nói trong giấc
ngủ của bạn và bạn lâm vào rắc rối vì bạn nói trong giấc ngủ. Bạn liên tục nói
mọi thứ mà bạn không được giả định nói. Bạn quyết định không nói chúng lần nữa
bởi vì chúng đem tới rắc rối, nhưng lần nữa bạn cứ lặp lại cùng hình mẫu: bạn
liên tục làm những điều bạn đã quyết định không làm. Nhưng bạn ngủ và những người
khác quanh bạn cũng ngủ. Mọi người đang nói trong mơ của họ, trả lời cho nhau
trong mơ của họ. Đối thoại lớn lao đang diễn ra, tranh đấu, cãi nhau lớn. Và
toàn thể sự vệc là ở chỗ nếu bạn thức dậy mọi điều vô nghĩa này sẽ biến mất.
Tâm phật là người đã trở nên thức
tỉnh.
Một nữ diễn viên điện ảnh đang
lên còn trẻ, đẹp chưa có gia đình vào một đám tiệc tùng lớn trong nhà sang trọng
của cô với mọi đàn ông mà cô ấy biết. Khi bữa tiệc diễn ra trong ít giờ, cô gái
ngây thơ trẻ trung với bộ ngực đồ sộ uống ngày càng nhiều rượu hơn, nhưng cô ấy
vẫn cưỡng lại việc tán tỉnh của các vị khách độc thân của mình.
Cuối cùng, vào năm giờ ba mươi
sáng, cô ấy nói lời chào ban đêm với vị khách cuối cùng và loạng choạng nằm xuống
tràng kỉ phòng khách, say mèm.
Sáng hôm say cô ấy thấy bản
thân mình đang nằm trong giường riêng của mình, mặc trong bộ đồ áo ngủ mỏng nhất.
Ngạc nhiên, cô ta đi xuống ăn sáng.
"Wang Lee," cô ta hỏi
người phục vụ Trung Quốc, "làm sao mà tôi về lại phòng mình đêm qua thế?"
"Tôi đưa cô vào đó, thưa
cô," anh ta trả lời.
"Được đấy," cô ấy
nói, "Tôi phải đã thực sự nằm ngửa."
"Lần thứ nhất nằm ngửa,
thưa cô," anh ta đáp, "lần thứ hai nằm nghiêng, lần thứ ba trên cầu
thang, lần thứ tư..."
Mọi người đều ngủ. Mọi người
đang làm mọi thứ cho bạn trong giấc ngủ của bạn, bạn đang làm mọi thứ cho mọi
người trong giấc ngủ của họ. Tất cả các bạn đều can thiệp vào giấc ngủ của
nhau. Khi bạn nhìn từ cao điểm của vị phật, thế giới đơn giản dường như là nhà
thương điên.
Một con voi đang bước đi trong
rừng rậm thì nó đột nhiên nghe thấy một tiếng nói đằng sau nó. Nó quay lại và
thấy một con chuột nhỏ đang ngồi trên đất. Chuột hỏi liệu voi có thể cho nó cưỡi
nhờ trên lưng được không, voi nói, "Được chứ, bò lên đi!"
Một chút sau đó con voi đột
nhiên nghe thấy chuột cười to. Nó ngẩng đầu lên và hỏi, "Này, có chuyện gì
thế? Sao đằng ấy cười?"
Nhưng chuột đáp, "Ồ, đừng
bận tâm. Cứ bước đi."
Thế là nó lại bước đi, nhưng
sau một chốc con chuột lại bắt đầu khúc khích lần nữa. Nó nhảy lên xuống trên
lưng voi, nghẹt thở với tiếng cười.
Lần này voi thực sự bực mình và
nói, "Nghe đây, nếu đằng ấy không nói cho tớ tại sao đằng ấy cười tớ sẽ quẳng
đằng ấy ra khỏi lưng tớ đấy!"
Thế là cuối cùng con chuột nói,
"Ha, ha, ha! Tớ đã hiếp cậu hai lần và cậu thậm chí chẳng để ý tới điều đó!"
Nhưng đây là cách nó vậy với mọi
người. Bạn cứ làm những điều lớn lao trong giấc ngủ của bạn, tưởng rằng toàn thế
giới để ý tới nó, rằng cả vũ trụ chú ý lớn tới nó, rằng bạn sẽ được ghi nhớ
hàng thế kỉ, rằng bạn sẽ có chỗ trong lịch sử, rằng tên của bạn sẽ được viết bằng
chữ vàng. Trong giấc ngủ người ta sống trong bản ngã. Khi bạn thức dậy, đột
nhiên bạn thấy bản ngã biến mất. Cũng như mặt trời lên và sương sớm biến mất, bản
ngã biến mất khi bạn thức dậy.
Tâm phật là tâm đã trở nên được
thức tỉnh.
Nó làm việc dễ dàng và tự do,
chưa bao giờ bị quấy rối bởi người khác; do đó, nó được gọi là con đường thực.
Khoảnh khắc bạn thức tỉnh, khoảnh
khắc bạn vô ngã, mọi đá trên đường đều bị loại bỏ đi. Đá lớn nhất là bản ngã,
và thế rồi có nhiều tảng đá nhỏ: đá của tham lam và thèm khát và giận dữ và sở
hữu. Tất cả những đá này đang cản trở luồng chảy tự nhiên của bạn, tính tự phát
của bạn. Một khi những tảng đá này mất rồi, dòng sông tâm thức của bạn bắt đầu
chảy dễ dàng, tự do, và thế thì bạn không bao giờ bị người khác quấy rối.
Không thể nào quấy rối được vị
phật. Bạn có thể giết ông ấy, nhưng bạn không thể quấy rối được ông ấy. Bạn có
thể phá huỷ ông ấy, nhưng bạn không thể quấy rối được ông ấy; điều đó là không
thể được.
...nó được gọi là con đường thực.
Đó là lí do tại sao Bồ đề đạt
ma nói, nó được gọi là con đường thực - bởi vì nó dẫn bạn tới trạng thái tuyệt đối,
không bị quấy rối, tới sự bình thản tuyệt đối, tĩnh kawng, yên tĩnh.
Nó không sinh và, do đó, nó sẽ
không diệt, cho nên nó được gọi là niết bàn.
Tâm phật không bao giờ sinh và
không bao giờ sẽ chết. Nó bao giờ cũng ở đó, bạn chỉ không nhận biết về nó
thôi. Bạn phải quay vào trong và nhìn vào nó. Bạn đang nhìn ra ngoài, liên tục
bạn nhìn ra ngoài, và mọi lúc nó đều đang chờ đợi đằng sau bạn. Chỉ quay lại
chút ít thôi - quay một trăm tám mươi độ tất nhiên - chỉ là việc quay nhỏ, và đột
nhiên bạn đối diện với Phật.
Bạn không thể gặp được Phật ở
Bodh Gaya, bạn không thể gặp được ông ấy trong đền chùa lớn mang tên ông ấy. Có
những đền chùa, những đền lớn, được dựng theo tên của Phật, nhưng bạn sẽ không
thấy Phật ở đó. Phật là ở bên trong bạn và bao giờ cũng ở đó rồi. Nó là cái
vĩnh hằng của bạn, chưa bao giờ sinh, do đó không bao giờ có thể chết. Bạn gọi
nó là niết bàn. Ở đây, với niết bàn Bồ đề đạt ma ngụ ý cái là vĩnh hằng.
Bản ngã được sinh ra và chết
đi. Bạn có thể để bản ngã ở cùng nhau, bạn có thể triệt phá nó bất kì khoảnh khắc
nào. Bạn không thể để bản tính của bạn ở cùng nhau hay triệt phá nó; nó đơn giản
có đó.
Câu hỏi thứ hai: Như Lai (Tathagata) là gì?
Một trong các cái tên của Phật
là Như Lai (Tathagata). Chúng ta có nhiều tên cho Phật, chỉ để biểu thị các phẩm
chất khác nhau của phật tính. Một trong các tên được dùng nhiều nhất là Như
Lai; bản thân Phật đã dùng nó. Ông ấy hiếm khi dùng từ tôi, ông ấy dùng Như
Lai. Ông ấy sẽ nói, "Như Lai cư ngụ trong vườn nào đó, và thế rồi điều này
xảy ra." "Như Lai đang trên đường, đi vào thành phố nào đó, thế rồi
điều này xảy ra." Ông ấy sẽ dùng từ 'Như Lai' thường xuyên hơn là ông ấy
dùng từ tôi.
Câu hỏi là: Như Lai (Tathagata) là gì?
Về từ ngữ nó có nghĩa là 'người
tới như gió và đi như gió', 'thoắt tới, thoắt đi'. Đó là nghĩa từ nguyên của từ
Như Lai: chỉ là làn gió thoảng chợt đến. Nó đã không có đó một khoảnh khắc trước
và thế rồi nó có đó, và thế rồi khoảnh khắc tiếp nó mất rồi. Và nó không để lại
dấu vết nào đằng sau. Bạn không thể thấy được làn gió, bạn chỉ có thể cảm nó. Bạn
không thể thấy được vị phật, bạn chỉ có thể cảm thấy ông ấy. Do đó những người
tới nhìn vị phật sẽ đi với tay trống rỗng, bởi vì bất kì cái gì họ sẽ thấy đều
không là vị phật.
Thấy thân thể tôi không phải là
thấy phật. Thân thể chỉ là ngôi nhà nơi phật cư ngụ. Thấy nhà không phải là thấy
người đang ngụ bên trong nó. Bạn không thể thấy được người đang cư ngụ trong
ngôi nhà, bạn chỉ có thể cảm thấy người đó. Do đó những người tới với tâm trí
suy nghĩ đều bỏ lỡ. Những người tới với trái tim cảm nhận lập tức cảm động, xúc
động, được biến đổi.
Nó giống như gió: bạn không thể
thấy được nó nhưng bạn có thể cảm được nó. Bạn có thể cảm cái chạm của nó, cái
mát mẻ của nó. Nó làm tươi mát thế, nó làm sảng khoái thế, nó làm cho bạn sống
động thế!
Ở trong phật trường là ở trong
trường nơi gió này thổi thường xuyên. Nó có thể được thấy chỉ bởi các đệ tử. Với
'thấy' tôi ngụ ý nó có thể được cảm chỉ bởi đệ tử. Đó là cách nó phải được thấy.
Và nó có thể được thở vào và thở ra bởi những người sùng kính. Đệ tử cảm thấy
nó chạm vào thân thể mình, chơi với tóc mình, lay động quần áo mình. Người đó cảm
thấy nó, người đó suy diễn rằng nó có đó. Nhưng người sùng kính thở trong nó;
nó luân chuyển trong bản thể người đó, nó trở thành một phần của bản thể người
đó.
Học trò tới để nhìn, đệ tử tới
để cảm, người sùng kính tới để hiện hữu.
Bồ đề đạt ma nói:
Người biết rằng mình không tới
từ đâu cả và không đi từ đâu.
Gió này tới từ đâu và nó đi
đâu? Nó không có điểm đích... nó không có động cơ. Nó không đi bất kì đâu và
không tới từ bất kì đâu; nó bao giờ cũng ở đây.
Swami Ramateertha thường kể một
chuyện ngụ ngôn:
Có một người vô thần lớn. Trong
phòng khách của mình ông ấy đã viết lên dòng chữ lớn: God is nowhere - Thượng đế
không có ở đâu cả.
Một hôm đứa con nhỏ của ông ấy
đang chơi đùa khi ông ấy đang đọc báo. Cậu bé đang học đọc, cho nên nó thử đọc
câu viết trên tường: God is nowhere - Thượng đế không ở đâu cả. Nhưng 'nowhere'
là từ lớn, cho nên nó chia từ này ra làm đôi. Nó đọc, "God is now here -
Thượng đế là bây giờ ở đây."
Ông bố choáng - ông ấy chưa bao
giờ đọc câu này theo cách đó. Toàn thể động thái đã đổi: "God is nowhere -
Thượng đế không có ở đâu cả," và đứa con đã đọc là, "God is now here
- Thượng đế là bây giờ ở đây." Có khác biệt lớn giữa 'không đâu cả' và
'bây giờ ở đây'! Lần đầu tiên ông ấy đọc câu đó với cái nhìn của đứa trẻ, với sự
hồn nhiên của đứa trẻ.
Chuyện kể rằng kể từ ngày đó
ông ấy không thể đọc được câu cũ theo cách cũ nữa: "God is nowhere - Thượng
đế không có ở đâu cả." Bất kì khi nào ông ấy nhìn ông ấy đều phải đọc,
"Thượng đế là bây giờ ở đây." Nó trở thành cái gì đó cố định - tác động
của đứa trẻ đến mức đó.
Phật bao giờ cũng ở đây. Bạn
bao giờ cũng ở đây. Bạn không tới từ bất kì chỗ nào và bạn không đi chỗ nào đó
khác. Toàn thể vũ trụ này chứa bạn; chúng ta là một phần của nó.
Bồ đề đạt ma nói:
Như Lai là người biết rằng mình
không tới từ đâu cả và không đi từ đâu.
Đọc 'nowhere-không đâu cả' là
'now here - ở đây bây giờ'. Như Lai là người bây giờ ở đây và biết rằng ông ấy
bao giờ cũng bây giờ ở đây. Ông ấy đã không tới và ông ấy không đi.
Ramana Maharshi sắp chết, và một
đệ tử hỏi, "Bhagwan, thầy sẽ đi đâu?"
Ông ấy mở mắt ra và cười. Đó là
không phải là lúc cười chút nào. Ông ấy sắp chết, cái chết của ông ấy là tuyệt
đối chắc chắn - ông ấy chết vì ung thư - đau đớn lắm. Dầu vậy ông ấy vẫn cười
và ông ấy nói, "Ông ngu thì có! Cả đời mình ta đã từng nói với ông rằng
không có đâu mà đi cả, chúng ta bao giờ cũng ở đây. Cho nên ta có thể đi đâu được?
Ta sẽ ở đây thôi! Thân thể sẽ mất đi, cát bụi trở về với cát bụi, nhưng ta có
thể đi đâu được? Ta sẽ là một phần của vũ trụ này như ta đang là một phần của
nó bây giờ. Bây giờ thân thể cho ông ý tưởng rằng ta tách rời - đó là ý tưởng của
ông, không phải của ta. Với ta, thân thể của ta không tách rời khỏi sự tồn tại
mà bắc cầu với ta."
Bạn có thấy khác biệt giữa người
dốt nát và người trí huệ không? Cùng thân thể đó với người dốt nát là bức tường
phân tách bạn với sự tồn tại. Cùng thân thể đó với người trí huệ, với người chứng
ngộ, là chiếc cầu; nó nối bạn với sự tồn tại.
Quan sát thân thể bạn và bạn sẽ
nhận biết về nó. Thân thể bạn liên tục thở không khí vào và ra - không chỉ qua
mũi mà còn qua mọi lỗ chân lông của thân thể bạn đang thở vào và ra. Các nhà
khoa học nói rằng nếu mọi lỗ chân lông của thân thể bạn bị bít lại, nếu thân thể
bạn bị sơn dầy và mọi lỗ chân lông bị bít lại và chất đầy với sơn nhưng mũi được
để cho vẫn thở, bạn sẽ chết trong vòng ba giờ, vì chỉ mũi là không đủ. Mọi phần
của thân thể bạn đều cần việc thở riêng của nó.
Bạn liên tục trong trao đổi với
sự tồn tại. Nếu mặt trời không mọc ngày mai, tất cả chúng ta sẽ chết. Chúng ta
sẽ không có khả năng sống chút nào, thậm chí không sống được vài phút, vì không
có mặt trời toàn thể hơi ấm sẽ biến mất. Và không có hơi ấm, cuộc sống là không
thể có được. Chúng ta sẽ trở nên lạnh, đông cứng tới mức cái chết nhất định xảy
ra. Chúng ta liên tục trong trao đổi với sự tồn tại. Chúng ta không tách rời,
chúng ta là một.
Và nếu điều này là như vậy với
thân thể, với tâm thức bên trong thì sao? Tâm thức bên trong đó không bị phân
chia chút nào. Sân trong của bạn được bao quanh bởi một bức tường, nhưng sân
trong của bạn vẫn thuộc về bầu trời, là một phần của bầu trời.
Cũng giống điều đó, người biết
rằng mình không tới từ đâu cả và không đi từ đâu, người đó là Như Lai. Người đó
bao giờ cũng giống như làn gió mát thoảng qua. Những người có thể hiểu được điều
này, họ sẽ được làm tươi lại bởi làn gió thoảng này. Họ sẽ nhảy múa trong gió
thoảng của vị phật, trong ánh mặt trời của ông ấy. Họ sẽ cười cùng vị phật, họ
sẽ nhảy múa cùng vị phật.
Hỏi - Câu hỏi thứ ba: Phật là gì?
Phật là nhận biết, nhận biết
đơn giản. Nó là việc thức tỉnh, nó là việc thức dậy. Phật không liên quan gì tới
Gautam Siddhartha; ông ấy chỉ là một trong các chư phật. Nhiều người nữa đã đi
trước ông ấy, nhiều người nữa đã đi sau ông ấy. Và một ngày nào đó này khác bạn
cũng sẽ trở thành phật. Bạn có thể trở thành ngay bây giờ, bởi vì bạn là nó. Vấn
đề chỉ là nhận ra thực tại của bạn, là việc nhớ lại thôi.
Bồ đề đạt ma nói:
Người nhận ra chân lí, và không
giữ cái gì để mà được nhận ra.
Đây là một trong những phát biểu
hay nhất đã từng được đưa ra. Câu trả lời tuyệt làm sao! Sáng suốt lớn làm sao!
Không có gì để được đạt tới, bởi vì bạn đã là phật rồi. Việc đạt tới bao giờ
cũng là cái gì đó mà bạn không là vậy. Bạn không thể đạt tới phật tính được, bạn
chỉ có thể thức dậy và tìm ra rằng bạn là phật. Và thế thì tất nhiên bạn sẽ cười.
Bạn sẽ cười vì bạn đã từng cố là cái gì đó mà bạn bao giờ cũng là vậy rồi.
Trong Thiền có một cây ngạn ngữ:
Khi bụng lớn vang rền tiếng cười
rống,
nghìn sen trắng mưa xuống khắp
thế gian.
Và khi điều đó xảy ra, khi bụng
lớn vang rền tiếng cười rống... bất kì khi nào một người trở nên thức tỉnh, bất
kì khi nào người đó thấy cái ngu xuẩn mà mình đã sống trong nhiều thế kỉ: thứ
nhất, cố tìm ra những thứ mà người đó đã có bên trong bản thân mình; thứ hai, cố
từ bỏ các thứ để có được cái gì đó mà chẳng liên quan gì tới các thứ đó. Thứ nhất,
cố đạt tới tiền, quyền, danh... Khi người ta đã là phật rồi, còn giầu có nào
hơn, quyền lực nào hơn, vinh quang nào hơn mà bạn có thể có được nữa?
Đầu tiên, người ta đã cố đạt tới
những thứ này. Thất bại trong việc đạt tới chúng hay thành công trong việc đạt
tới chúng, người ta đi tới biết cái vô tích sự của mọi thứ đó. Thất bại đem tới
thất vọng và thành công đem tới thất vọng. Không cái gì thất bại như thành
công, nhớ điều đó. Và thế rồi người ta bắt đầu từ bỏ những thứ này, cứ dường
như từ bỏ những thứ này là điều kiện để đạt tới cái bạn đã là. Cái đó không phải
là điều kiện chút nào. Không cần săn đuổi cái bóng và không cần trốn chạy khỏi
cái bóng. Cái bóng là cái bóng; chỉ chừng ấy là phải được nhận ra.
Đó là lí do tại sao tôi nói với
các sannyasin của tôi: Đừng trốn khỏi thế giới. Thế giới chỉ là cái bóng. Để nó
ở đó, nó không thể quấy rối bạn được. Chỉ trở nên nhận biết về bạn là ai, và điều
đó là đủ.
Người nhận ra chân lí...
Bạn thấy điều ngược đời trong
phát biểu này:
Người nhận ra chân lí, và không
giữ cái gì để mà được nhận ra.
Chân lí tối thượng bao giờ cũng
chỉ có thể được nói theo cách nghịch lí; nghịch lí là cách diễn đạt duy nhất
cho nó: người nhận ra rằng chẳng có gì để nhận ra, người đó là phật.
Có lần Phật đã hỏi Subhuti, một
trong những đại đệ tử của ông ấy, "Subhuti, vào thời cổ đại Như Lai đã ở
cùng với phật khác, Phật Dipankara, ông ấy đã đạt tới cái gì không? Vậy thành tựu
của ông ấy là gì?"
Subhuti thưa, "Dạ không ạ,
thưa người được thế giới tôn kính, ông ấy đã không đạt tới cái gì cả. Không cái
gì là thành tựu của ông ấy. Khi Như Lai ở cùng với phật khác, phật Dipankara,
ông ấy đã không đạt được, không đạt tới, không nhận ra bất kì cái gì cả."
Phật cười và nói,
"Subhuti, ông đã hiểu chân lí rất rõ - vì không có gì để đạt tới, không
cái gì để đạt được."
Thế rồi Phật hỏi Subhuti,
"Ông đã đạt tới cái gì khi sống cùng ta?"
Và Subhuti nói, "Thưa người
được cả thế giới kính trọng, không cái gì cả. Tôi đã không đạt tới bất kì cái
gì khi sống cùng thầy. Đó là lí do tại sao tôi cúi mình trước thầy, tôi chạm
chân thầy, vì thầy đã làm cho tôi nhận biết rằng không cái gì để đạt tới, không
có gì để đạt được. Mọi cái đều đã hiện hữu rồi. Nó là như nó đáng phải vậy."
Phật tính không thể được ham muốn;
người ta không thể tham vọng về nó được. Nếu người ta tham vọng, đó là rào chắn.
Người ta phải thảnh thơi, tĩnh lặng, và thấy rằng vũ trụ đã cung cấp cho bạn mọi
thứ mà bạn cần. Ngay cả phật tính tối thượng này cũng đã là có sẵn.
Câu hỏi thứ tư: Pháp (dharma) là gì?
Những câu hỏi đơn giản từ các đệ
tử hồn nhiên!
Bồ đề đạt ma nói:
Nó không bao giờ được tạo ra,
và sẽ không bao giờ bị thu lại; do đó, nó được gọi là pháp, chuẩn của vũ trụ.
Pháp (Dharma), đơn giản nghĩa
là luật tối thượng giữ cho vũ trụ gắn với nhau, cái giữ cho vũ trụ trong hài
hoà, trong hoà điệu, chuẩn tạo ra vũ trụ hài hoà chứ không phải là hỗn độn.
Định nghĩa về pháp là khác toàn
bộ với định nghĩa về tôn giáo. Tôn giáo bình thường được dịch ra là pháp dharma,
dharma được dịch là tôn giáo. Ki tô giáo là một tôn giáo, Hindu giáo là một tôn
giáo, nhưng điều Phật ngụ ý bởi pháp lại không phải là tôn giáo. Nó không thể
được xác định, không thể chứa được trong một tín điều. Nó không phải là giáo điều,
nó là chính chân lí khoa học.
Nó giống như lực hấp dẫn. Bạn
không thể làm ra tôn giáo từ lực hấp dẫn được. Không ai tôn thờ lực hấp dẫn,
không ai làm đền chùa cho lực hấp dẫn, mặc dầu lực hấp dẫn đã từng làm nhiều thế
cho bạn. Nếu như không có lực hấp dẫn thì chẳng ai trong chúng ta ở đây được,
chúng ta chắc đơn giản bay lên trời rồi. Chính lực hấp dẫn giữ chúng ta dính lấy
đất, bằng không bạn chắc đã mất hút rồi. Ngay cả núi, ngay cả cây chắc cũng đã
trở nên bị bật rễ vì không cái gì giữ chúng lại với đất. Bản thân đất chắc cũng
rời ra thành từng mẩu và toàn thể vũ trụ chắc đơn giản là một mớ hỗn độn: chắc
sẽ không có trật tự thuộc bất kì loại nào. Và cuộc sống là không thể có được nếu
không có trật tự. Và tâm thức là không thể có được chừng nào không có cái gì đó
như luật tối thượng giữ cho mọi thứ ở cùng nhau.
Pháp đơn giản nghĩa là luật. Bạn
không thể tôn thờ nó, bạn chỉ có thể hiểu nó. Bạn có thể sống nó, nhưng bạn
không thể tôn thờ nó được. Đó là đóng góp lớn của Phật cho thế giới: tôn giáo,
theo cách hiểu của ông ấy, là luật. Bạn phải sống nó. Bạn phải sống tương ứng
theo luật, tương ứng theo chuẩn của vũ trụ. Bất kì khi nào bạn đi ngược lại nó
bạn đều khổ, và bất kì khi nào bạn trong hoà điệu với nó bạn đều trong phúc lạc.
Định nghĩa của ông ấy về phúc lạc
và khổ là rất đơn giản. Hoà điệu cùng với luật tối thượng là phúc lạc; chính việc
hài hoà đó là phúc lạc. Và không hài hoà, đi lạc lối khỏi luật, là khổ. Địa ngục
là khi bạn đang chạy xa khỏi luật vũ trụ và cõi trời là khi bạn chạy hướng tới
nó. Và khi bạn đã trở thành một với nó, đó là niết bàn; đó là đỉnh tối thượng của
phúc lạc, của chân lí, của tâm thức: satchitanand.
Người ta phải rất có tính quan
sát để nhận biết về luật tối thượng. Bạn có thấy tính thiền của cây bao quanh bạn
không? Tĩnh lặng thế! Hệt như bạn đang nghe tôi, chúng đang nghe tôi, thậm chí
một chiếc lá cũng không động. Chim hót. Toàn vũ trụ là tĩnh lặng và vậy mà bài
ca... im lặng, vậy mà nhạc điệu. Hài hoà mênh mông thấm đẫm vào mọi thứ. Từ
nhành cỏ tới vì sao lớn nhất nó là cùng một luật.
Nhưng bạn phải có nhận biết
thêm chút ít. Và thế thì chính đất mà bạn đi trên đó trở thành linh thiêng. Thế
thì cây là thượng đế. Thế thì chim là chư phật. Thế thì từng người bạn gặp đều
là vị phật tiềm năng. Làm sao bạn có thể làm hại bất kì ai được? Làm sao bạn có
thể có tính phá huỷ bất kì ai được, bất kính với bất kì ai được? Không thể nào!
Thế thì điều đó là không lịch sự; thế thì nó là việc hiểu đơn giản, tự nhiên.
Nhưng mọi người vô nhận biết tới
mức khó cho họ thấy ra được điều vĩ đại nhất đang bao quanh họ bên trong và bên
ngoài.
Người chủ của cửa hàng đồ đạc lớn
đi tới New York để mua một số chứng khoán và gặp một cô gái thực đẹp trong cầu
thang máy khách sạn. Nhưng cô ấy là người Pháp và họ không thể hiểu được một lời
từ ngôn ngữ của nhau.
Thế là anh ta lấy ra chiếc bút
chì và cuốn sổ tay và vẽ phác ra chiếc taxi. Cô ấy gật đầu và cười, và họ đi ra
công viên.
Thế rồi anh ta vẽ bức tranh cái
bàn trong nhà hàng với dấu chấm hỏi và cô ấy gật đầu, thế là họ đi ăn tối.
Sau bữa tối anh ta vẽ phác ra
hai vũ công và cô ấy vui mừng. Họ đi tới câu lạc bộ đêm và nhảy múa và có buổi
tối đáng yêu.
Sau rốt cô ấy ra hiệu lấy cây
bút chì và vẽ bức tranh chiếc giường bốn cọc.
Anh ta điếng người. Anh ta chưa
bao giờ có khả năng hình dung ra làm sao cô ấy biết anh ta ở trong kinh doanh đồ
đạc.
Người ta phải nhận biết, bằng
không bạn có thể bỏ lỡ điều hiển nhiên! Và pháp là hiển nhiên, Thượng đế là hiển
nhiên. Nó không phải là thứ rắc rối, phức tạp. Nó không xa xăm, nó rất cận kề.
Chính pháp đang đập trong tim bạn, chính pháp đang đẩy máu bạn. Chính pháp đang
thở, chính pháp đang sống trong bạn. Chính pháp là cái tạo nên bạn, chính chất
liệu mà bạn được làm ra. Và vậy mà bạn vô nhận biết về nó.
Câu hỏi cuối cùng: Tâm xã (sangha) là gì?
Sangha nghĩa là tâm xã.
Bồ đề đạt ma nói:
Nó được gọi như thế vì cái đẹp
của sự hài hoà của nó.
Một sangha, một tâm xã, là tình
đồng tâm của các đệ tử và người sùng kính, người đã tụ tập quanh vị phật. Nó là
tình đồng tâm của những con ong đã đi tới việc nở hoa của vị phật. Chúng đã ngửi
thấy hương thơm từ xa xôi. Cái gì đó huyền bí đã kéo chúng hướng tới trung tâm.
Bất kì chỗ nào vị phật hiện hữu, đều là trung tâm của thế giới vào khoảnh khắc
đó.
Trung tâm của thế giới liên tục
thay đổi, bởi vì bất kì chỗ nào vị phật hiện hữu, đều có trung tâm của thế giới.
Vào khoảnh khắc đó, chỗ đó vận hành như trung tâm của toàn thể sự tồn tại. Và bất
kì ai có chút ít nhận biết, chỉ chút ít nhận biết thôi, đều nhất định trở nên bị
hấp dẫn, bị mê say, bị hút, bị thôi miên. Và chẳng mấy chốc mọi người bắt đầu tụ
tập quanh vị phật.
Nhiều nhóm người tụ tập quanh vị
phật. Nhóm đầu tiên là những người sùng kính, nhóm thứ hai là các đệ tử, nhóm
thứ ba là các học trò, nhóm thứ tư là các khán giả tò mò.
Ở ngay trung tâm là một người
đã đi tới biết mình là ai. Người đó không phải là tu sĩ, người đó không phải là
người thuyết giảng. Người đó không phải là nhà phân tâm, người trị liệu. Người
đó đơn giản là người đã trở nên thức tỉnh, người mà các vấn đề tất cả đã biến mất,
người có sáng suốt để nhìn thấy qua bạn. Chỉ ở cùng với người đó là đủ được biến
đổi. Chỉ ở cùng với người đó là đủ để được tích điện, nhiễm từ.
Tính đồng tâm này được gọi là
sangha, tâm xã - một tâm xã bởi vì giao cảm đang xảy ra. Vị phật toả ra các tia
sáng tâm thức quanh bản thân mình, tạo ra các rung động của một bình diện khác
toàn bộ. Những người trở nên bị ảnh hưởng bởi những rung động đó, những người
đã trở nên quan tâm tới các tia sáng đạt tới họ và muốn tìm và kiếm cội nguồn của
những tia sáng này, họ tạo thành sangha.
Bất kì khi nào có vị phật, một
tâm xã nảy sinh tự động; điều đó không thể tránh được. Nó không nên bị né
tránh, nó không cần bị né tránh, bởi vì đây là cách duy nhất vị phật có thể
chia sẻ bản thể của mình với những người khác, hiểu biết của mình với những người
khác.
Ông ấy không giải quyết vấn đề
đặc thù của bạn; ông ấy đơn giản giải quyết chính gốc rễ của vấn đề của bạn.
Ông ấy không phải là chuyên gia. Nếu bạn mang tới một vấn đề đặc thù, ông ấy
không quan tâm tới vấn đề đặc thù của bạn. Toàn thể mối quan tâm của ông ấy là:
Tại sao vấn đề nảy sinh trong đời bạn mọi lúc? Tại sao giải quyết một vấn đề
thôi? - bởi vì bằng việc giải quyết một vấn đề, chẳng cái gì được giải quyết;
nhiều vấn đề nữa sẽ có đó. Và nếu bạn cố giải quyết các vấn đề từng cái một, sẽ
mất hàng triệu kiếp. Và cho dù thế cũng vẫn không có hi vọng nào, bởi vì tới
lúc bạn giải quyết được vấn đề này, các vấn đề khác lại nảy sinh. Khi bạn giải
quyết các vấn đề khác, vấn đề thứ nhất mà bạn nghĩ bạn đã giải quyết xong rồi lại
nảy sinh dưới dạng mới.
Vị phật là người không có vấn đề
nào, người sống cuộc sống không có vấn đề, người sống hồn nhiên như đứa trẻ. Hồn
nhiên của ông ấy có tính lây nhiễm. Ông ấy cho phép mọi người tới gần ông ấy,
trở nên bị tiêm nhiễm. Ông ấy đổ hiện hữu của ông ấy vào những người sẵn có và
sẵn sàng đón nhận ông ấy. Chỉ ở cùng với ông ấy còn nhiều hơn là được cần. Sống
cùng vị phật là thay đổi triệt để thế, nhưng đó là cái gì đó vô hình. Thế giới
vẫn còn tuyệt đối quên lãng về điều đó.
Chỉ vài người, nhạy cảm, tỉnh
táo, thông minh, mới trở nên nhận biết về sự tồn tại của vị phật. Và khoảnh khắc
họ trở nên nhận biết họ mạo hiểm tất cả. Họ lấy cú nhảy, bởi vì thế thì chẳng
có gì có thể giữ họ lại.
Bồ đề đạt ma nói:
Nó được gọi như thế vì cái đẹp
của sự hài hoà của nó.
Và quanh vị phật bạn sẽ thấy
tình đồng tâm trong hài hoà tuyệt đối. Không kỉ luật nào bị áp đặt, vậy mà vẫn
có kỉ luật, kỉ luật lớn lao. Không mệnh lệnh nào bị áp đặt. vậy mà có trật tự,
trật tự vô cùng. Chỉ sự hiện diện của vị phật là đủ. Nó tạo ra tình yêu trong đệ
tử, trong người sùng kính. Nó tạo ra tính lời nguyện, lòng biết ơn.
Nếu vị phật không sẵn có, rất
khó đạt tới trạng thái đó nơi bạn có thể thấy rằng chẳng có gì để được đạt tới.
Nếu vị phật là sẵn có, điều đó rất dễ dàng: bạn có thể cưỡi lên gió. Nếu vị phật
là sẵn có, bạn có thể trở thành một phần của hiện hữu của ông ấy.
Và ông ấy đã ở trên bờ kia. Ông
ấy chỉ tồn tại trong thân thể cùng bạn trên bờ này thôi; tâm thức của ông ấy là
ở bờ bên kia. Nếu bạn lại ngày một gần hơn và trở nên thực sự thân thiết, buông
xuôi, dần dần, dần dần tâm thức bạn cũng bắt đầu vươn tới bờ bên kia.
Và đó là sự hoàn hảo của một
sannyasin: sống trên bờ, vậy mà không là của bờ này.
Đủ cho hôm nay.
0 Đánh giá