Read more
Bông Sen Trắng
Bài giảng về Thiền sư Bồ Đề Đạt Ma
Chương 2. Vì
tôi yêu bạn
Câu hỏi thứ nhất:
Osho kính yêu,
Thỉnh thoảng tôi muốn la lên, "Thôi
đi, Osho! Đừng nhanh thế! Tôi không theo kịp nó đâu!"
Tôi chưa từng ở đây trong mười ngày trước
khi tôi phải đương đầu với gắn bó, sở hữu, ghen tị, nỗi sợ chết và sự bất tín,
bên cạnh bệnh tiêu chảy. Ngay ở điểm mà tôi sợ rằng thầy đã hỏi quá nhiều, tất
cả đều trôi qua; điều tôi đã sợ là quá cứng rắn không đối diện được với việc trốn
thoát và tôi không có đó - vui vẻ và biết ơn xô vào. Mọi thứ đang xảy ra là món
quà - chính món quà mà tôi cần để trưởng thành. Một ý thức tới rằng mọi sự đều
có thể.
Cám ơn thầy, người yêu dấu.
Amitabh, đó là cuộc hành trình
gian nan, cuộc hành trình tới cốt lõi tối thượng của hiện hữu của bạn. Nó là
nhiệm vụ lên dốc khó nhọc, nó là việc đi tới đỉnh. Và khi bạn đang đi tới đỉnh
bạn phải làm nhẹ gánh bớt bản thân bạn về nhiều thứ, bạn phải trở nên ngày một
phi trọng lượng hơn. Bạn không thể cứ mang rác rưởi theo bạn được.
Dần dần, dần dần, các gắn bó, sở
hữu, ghen tị, sợ sệt, giận dữ, tất cả đều phải bị vứt bỏ, bởi vì khi bạn đi lên
các độ cao hơn mọi thứ bắt đầu trở nên ngày càng nặng hơn. Khi bạn đi tới các tầng
thuần khiết của hiện hữu, nhiều thứ mà bạn chưa bao giờ nhận biết tới trở nên
rõ ràng thế, và bạn cảm thấy thật ngu xuẩn mà mang chúng, mà bạn đã mang chúng
trong nhiều kiếp rồi.
Khó vứt bỏ chúng, bởi vì người
ta trở nên quen với thói quen của mình. Những thói quen đó có thể tạo ra khổ,
nhưng dầu vậy vẫn khó bỏ chúng vì chúng đã trở nên quen thuộc thế; chúng đã trở
thành một phần của phong cách sống của bạn. Bạn bị đồng nhất với chúng; không
có chúng bạn sẽ là ai đó khác. Và người ta sợ - sợ là ai đó khác hơn mình đang
là. Người ta bao giờ cũng sợ đi vào trong cái không biết. Sợ chết không là gì
ngoài sợ cái không biết.
Làm sao bạn có thể sợ chết được,
Amitabh? Bạn chưa đương đầu với nó. Bạn đã không thấy mặt nó - liệu nó là xấu
hay đẹp. Bạn không thể nói được cái gì - liệu nó là tai ương hay phúc lành. Bạn
không có ý tưởng nào về nó; làm sao bạn có thể sợ chết được?
Không, không ai đã bao giờ sợ
chết. Mọi người thực sự sợ mất gắn bó của họ với sống, với phong cách sống của
họ. Một điều là chắc chắn: rằng chết sẽ làm thay đổi bạn một cách toàn bộ, rằng
chết sẽ đem bạn vào trong một chiều hướng mà bạn tuyệt đối vô nhận biết. Một điều
là chắc chắn: rằng chết sẽ không bỏ bạn nguyên si như bạn vậy. Nó sẽ lấy đi
thân thể bạn, nó sẽ lấy đi tâm trí bạn; nó sẽ lấy đi mọi thứ mà bạn đã từng
nghĩ bạn là chúng. Nó sẽ để lại chỉ tâm thức thuần khiết bên trong bạn. Do đó mới
có sợ chết, và do đó mới có sợ đi sâu vào trong thiền - chúng là một.
Thiền làm cùng công việc như chết.
Thiền là chết có chủ tâm: bạn bắt đầu chết, biến mất, bay hơi theo cách riêng của
bạn. Và ở gần tôi không có chủ định nào khác. Ở gần tôi là ở gần cái chết của bạn.
Lời kinh phương Đông cổ đại nói
rằng thầy không là gì ngoài cái chết, và đệ tử là người sẵn sàng chết. Nhưng chết
là điều kiện tiên quyết cho việc được tái sinh. Jesus không thể được phục sinh
nếu ông ấy không bị đóng đinh.
Một lần một nhà truyền giáo Ki
tô giáo đã hỏi tôi, "Làm sao ông giải thích được sự kiện là Thượng đế đã
cho phép Jesus bị đóng đinh?"
Người Ki tô giáo đã từng lúng
túng với việc giải thích nó. Một mặt họ nói rằng Jesus là con trai duy nhất của
Thượng đế... và người bố phải đã tuyệt đối độc ác để cho phép Jesus bị đóng
đinh. Mọi người đều chờ đợi phép màu xảy ra hôm đó; ngay cả kẻ thù cũng nghĩ rằng
cái gì đó sắp xảy ra. Hàng nghìn người tụ tập lại để xem phép màu. Họ đã thấy
Jesus, đã biết Jesus, họ đã nhìn vào mắt ông ấy, họ đã cảm thấy rung động của
ông ấy. Ông ấy là người hiếm hoi: ông ấy có cái gì đó của siêu nhiên về ông ấy.
Ông ấy có cái gì đó mà không sẵn có bình thường: chiều sâu, chiều cao. Ông ấy
có gốc rễ sâu trong đất và cánh để bay tới điều tối thượng. Mọi người đã cảm thấy
mọi điều này: cái duyên dáng, cái đẹp, cái vĩ đại của hiện hữu của ông ấy. Họ
đã cảm thấy an bình, im lặng, bao quanh ông ấy. Họ đã cảm thấy tình yêu nuôi dưỡng
liên tục chảy từ bản thể của ông ấy sang người khác. Cái gì đó nhất định sẽ xảy
ra - Thượng đế không thể bỏ Jesus được, Thượng đế phải làm cái gì đó. Họ đã chờ
đợi khoảnh khắc cuối cùng.
Dường như là ngay cả bản thân
Jesus cũng chờ đợi cái gì đó xảy ra, bởi vì trong khoảnh khắc cuối ông ấy đã
nói, "Sao ngài đã bỏ rơi con? Con đã làm gì?" Điều đó chỉ ra rằng sâu
bên dưới ở đâu đó ông ấy vẫn còn hi vọng rằng cái gì đó sẽ xảy ra, rằng có thể ở
khoảnh khắc cuối cùng ông ấy sẽ được cứu. Nhưng dường như đã chẳng cái gì xảy
ra. Thượng đế dường như là tuyệt đối lạnh lùng, dửng dưng, không quan tâm. Tất
nhiên, các nhà thượng đế học Ki tô giáo, các tu sĩ, đã từng lo nghĩ về điều đó.
Họ không thể trả lời được tại sao Thượng đế đã không làm gì vào ngày đó.
Nhà truyền giáo này hỏi tôi.
Tôi nói, "Ông không hiểu toàn thể hiện tượng này rồi. Nếu Thượng đế đã làm
bất kì phép màu nào và Jesus đã được cứu, toàn thể câu chuyện này chắc đã rất
bình thường. Thượng đế đã không làm gì cả; ngài cho phép Jesus chết. Thực ra,
ngài đã giúp theo mọi cách có thể cho ông ấy chết, bởi vì đó là cách duy nhất để
được phục sinh."
Phép màu thực là phục sinh -
không cứu bạn nhưng giúp bạn chết như bạn vậy để cho bạn có thể là như bạn đáng
phải là. Thượng đế đã cho phép Jesus chết trên cây chữ thập. Và câu chuyện này
là hay: vào ngày thứ ba Jesus quay lại, được phục sinh, mới, trẻ, không còn là
con trai của con người nhưng là con trai duy nhất của Thượng đế. Ông ấy mới mẻ,
tươi tắn tới mức ngay cả đệ tử riêng của ông ấy cũng không nhận ra được ông ấy.
Ông ấy gặp hai đệ tử của mình,
đang đi tới một làng, trốn khỏ Jerusalem, bởi vì bây giờ họ sợ điều tiếp sẽ là
việc các đệ tử sẽ bị bắt và họ sẽ bị giết. Tin đồn là nóng: thầy đã bị giết rồi,
bây giờ các đệ tử sẽ bị giết. Mọi thứ bị phá huỷ và thậm chí không một dấu vết
nào được bỏ lại sau con người này và công việc của ông ta. Cho nên họ đã trốn
đi.
Jesus gặp họ trên đường, tin rằng
ít nhất đệ tử riêng của mình sẽ nhận ra mình. Nhưng họ không nhận ra ông ấy - họ
nói với ông ấy cứ dường như ông ấy là người lạ. Jesus rất phân vân.
Thế rồi họ vào một quán ăn nhỏ
để ăn cái gì đó - họ mệt mỏi - và Jesus bẻ bánh mì. Thế là họ đột nhiên nhận ra
ông ấy, bởi vì đó là cách Jesus thường bẻ bánh mì; cái gì đó của người cũ, thế
thì việc nhận ra xảy ra. Thế rồi họ đột nhiên thức tỉnh, dường như họ đã ra khỏi
giấc ngủ hay giấc mơ, và họ nói, "Thầy đấy à? Chúng tôi không thể nhận ra
được thầy trên đường." Và họ đã từng bước đi ít nhất ba tiếng đồng hồ, nói
chuyện - và họ đã nói về thầy của họ bị đóng đinh cho bản thân thầy! Jesus phải
đã cười thầm bên trong mình, rằng họ đang nói về thầy nhưng họ không thể nhận
ra được ông ấy.
Mọi người được nhận ra chỉ bởi
thói quen cũ của họ. Khi Jesus bẻ bánh mì, ngay lập tức các đệ tử nhận ra ông ấy,
bởi vì "Đó là cách thức của Jesus! Chỉ ông ấy mới thường bẻ bánh mì theo
cách đó!"' Dường như đột nhiên mây tan, bóng tối mất đi, và họ thấy rằng
Jesus đã quay lại. Hình dạng mới thế... không còn dấu vết của người cũ.
Cảm giác riêng của tôi là ở chỗ
Jesus phải đã chủ định bẻ bánh mì theo cách cũ chỉ để cho họ manh mối.
Thượng đế cho phép Jesus chết để
cho việc phục sinh trở thành có thể.
Amitabh, tôi đang giúp bạn chết
đây. Đó là chức năng của thầy: thầy phải là cái chết. Và, vâng, chết là khó, vất
vả. Bệnh tiêu chảy đó không là gì nhưng là một thứ tâm trí: bạn sợ tới mức nỗi
sợ tạo ra tiêu chảy. Nhưng nó là tốt - nó sẽ lau sạch thân thể. Thân thể bạn,
tâm trí bạn, cả hai đều cần lau sạch sâu.
Đó là lí do tại sao bất kì khi
nào mây không có đó, có "vui vẻ và biết ơn xô vào." Bất kì khi nào bạn
sẵn sàng chết bạn sẽ thấy vui vẻ và biết ơn xô vào - bất kì khi nào bạn chấp nhận.
Nếu bạn chống lại, thế thì có vấn đề. Nếu bạn chống lại, thế thì bạn sẽ la hét,
chính bản thể bạn sẽ la hét, "Thôi đi, Osho! Đừnh nhanh thế! Tôi không
theo kịp nó đâu!" Không ai theo kịp nó cả! Ai muốn chết?
Và bỏ mọi hình mẫu cũ của bạn
là cái chết lớn, còn lớn hơn cái chết vật lí, bình thường, bởi vì khi bạn chết
một cách bình thường bạn chỉ thay đổi thân thể, bạn thay đổi vỏ ngoài. Thói
quen cũ của bạn, hình mẫu suy nghĩ và cảm của bạn, vẫn tiếp tục trong cuộc sống
mới, trong thân thể mới. Chỉ bề mặt thay đổi, không cái gì khác.
Cái chết thường là thực sự bình
thường; nó không mấy là cái chết. Nó chỉ cào xước trên bề mặt; nó thay đổi da của
bạn, có vậy thôi. Bằng không, bạn vẫn còn là con người cũ: chết tiếp chết bạn vẫn
còn là cùng người.
Nhưng chết xảy ra trong chuyện
tình với thầy là tuyệt đối, không thể thay đổi được. Nó là điểm không quay lại.
Bạn không thể quay lại được, bạn không thể rơi lại về những hình mẫu cũ được nữa;
điều đó trở thành không thể được. Bạn phải liên tục đi lên trước. Và, tất
nhiên, tâm trí la lên, "Thôi đi, Osho!" Nhưng vì tôi yêu bạn, tôi
không thể dừng được. Vì tôi yêu bạn, tôi phải giết bạn.
"Cưng ơi," anh thanh
niên nồng nàn thổ lộ, "để anh yêu khuôn mặt đáng yêu của em và anh sẽ mua
cho em một bao tay lông chồn. Để anh cầm tay em và anh sẽ cho em một khăn
choàng cổ lông cáo đỏ. Để anh hôn em và anh sẽ cho em áo choàng lông chồn. Để
anh..."
"Thôi đi!" cô gái kêu
lên. "Đủ lông thú rồi!"
Vâng, Amitabh, nhiều lần bạn sẽ
la lên, "Thế quá đủ rồi!" Nhưng tôi không thể thôi được. Tôi hoàn
toàn bất lực theo cách đó; việc thôi đi không nằm trong tay tôi. Tôi phải tiếp
tục. Bạn càng la, tôi càng phải làm nhanh hơn, để cho công việc được hoàn
thành.
Việc la của bạn tới từ tâm trí
bạn. Và câu hỏi của bạn là có ý nghĩa, bởi vì trái tim bạn đang cảm thấy vui vẻ
và biết ơn sâu sắc. Tâm trí bạn đang nói, "Không, thôi đi!" Trái tim
bạn đang nói, " Mọi thứ đang xảy ra là món quà - chính món quà mà tôi cần
để trưởng thành. Một ý thức tới rằng mọi sự đều có thể. Cám ơn thầy, Người yêu
dấu."
Hai tầng khác nhau, hai bình diện
khác nhau của bản thể bạn - cái đầu và trái tim - cả hai đều được diễn đạt
trong câu hỏi của bạn. Một phần của bạn, phần nông cạn mà sợ chết - bản ngã,
tâm trí - đang khóc lóc, cầu xin, "Thôi đi!" Chính bởi vì bình diện
nông cạn này của bản thể bạn mà bạn đã từng trốn đi trốn lại khỏi đây. Tất
nhiên, tâm trí rất tinh ranh và nó thử tìm cớ. Nếu không có cớ nào, nó có thể bịa
ra; nó rất có khả năng xoay xở. Nó có thể tạo ra ốm yếu trong thân thể để cho bạn
không đổ lỗi cho tâm trí. Bạn có thể làm được gì?
Điều này đã xảy ra cho Amitabh
ít nhất trong ba năm liên tục. Anh ấy tới, anh ấy tới với tình yêu lớn lao, và
thế rồi tâm trí bắt đầu giở thủ đoạn. Và tâm trí đã từng giở thủ đoạn tinh vi với
anh ấy: mỗi lần anh ấy tới anh ấy lại bắt đầu giảm trọng lượng, và một cách tự
nhiên một điểm tới khi anh ấy trở nên sợ giảm cân nhiều tới mức anh ấy phải
quay về.
Đây là thủ đoạn của tâm trí. Nếu
bạn trở nên nhận biết về nó lần này, tâm trí sẽ không có khả năng làm điều đó
đâu. Và cái cớ là tới mức không ai có thể đổ lỗi cho bạn được, bạn không thể đổ
lỗi cho bản thân bạn. Điều đó là tự nhiên: khi thân thể bắt đầu mất cân bạn phải
ra đi.
Không có lí do thấy được tại
sao thân thể anh ấy lại mất cân, bởi vì Amitabh vẫn còn là người ăn chay ở Mĩ
và ở đây nữa anh ấy là người ăn chay. Ngay cả những người ăn mặn ở phương Tây
và người tới đây và trở thành người ăn chay cũng không mất trọng lượng; không
có lí do nào. Các bác sĩ không thể tìm ra được lí do chút nào. Nó là cái gì đó
trong tâm trí; nó là thủ đoạn của tâm trí, một chiến lược tinh vi.
Và tâm trí phải rất tinh vi, bởi
vì tình yêu của Amitabh là mênh mông. Nhưng khi khoảnh khắc chết tới gần tâm
trí đê mê đi. Và Amitabh sẽ không nghe tâm trí, do đó tâm trí phải lấy sự hỗ trợ
từ thân thể. Và thân thể bao giờ cũng theo tâm trí. Nếu tâm trí muốn tạo ra bệnh
nào đó, thân thể đơn giản phải phục tùng tâm trí, buông xuôi theo tâm trí.
Chín mươi phần trăm bệnh tật
bây giờ được biết do tâm trí tạo ra, có xu hướng tâm trí. Nhiều bệnh xảy ra ở
đây quanh tôi ít nhiều đều do tâm trí tạo ra. Bạn muốn một lí do hợp thức để trốn
chạy, và bất kì cái gì nhỏ bé nào cũng sẽ không có tác dụng bởi vì tình yêu của
bạn với tôi là lớn lao. Cái gì đó thực sự nguy hiểm phải được tạo ra: cuộc sống
của bạn phải bị lâm nguy, chỉ thế thì bạn sẽ đi.
Trên bình diện này tâm trí bạn
nói, "Tôi không theo kịp nó. Thôi đi, thế là đủ rồi! Đi chậm thôi!"
Nhưng có vài điều mà chỉ có thể được làm trong cú đánh bất thần, trong một cú
đánh. Bạn đi càng chậm, chúng càng đau hơn. Tốt hơn cả là chặt phăng điểm nút bằng
một cú kiếm chém còn hơn là đi rất chậm và làm toàn thể quá trình thành đau đớn
không cần thiết.
Thứ hai: bạn nhận biết về bình
diện khác nữa. Trái tim bạn nói, "Đây là điều mình cần - mình cần cái chết,
bởi vì chỉ sau chết, phục sinh mới là có thể. Cái cũ phải dừng lại cho cái mới
hiện hữu." Tâm trí phải ra đi để cho trái tim nhận sở hữu toàn bộ bản thể
bạn.
Do đó bạn cảm thấy biết ơn, bạn
cảm thấy vui vẻ, bạn cảm thấy việc cám ơn lớn lao. Và bạn hiểu rằng điều đó được
cần để cho bạn trưởng thành, rằng tất cả những điều này - gắn bó, sở hữu, ghen
tị, sợ chết, bất tín - đều phải bị bỏ đi. Chúng là xấu. Chúng treo quanh bạn,
chúng là đồ ăn bám - chúng hút máu bạn. Chúng không cho phép bạn tự do, chúng
không cho phép bạn làm điều không thể được.
Nhưng trong những khoảnh khắc
hiếm hoi, trong như pha lê này khi trái tim đang vận hành như người chủ và
không như đầy tớ, bạn biết: "Một ý thức tới rằng mọi sự đều có thể."
Vâng, mọi sự đều có thể, ngay cả
điều không thể được cũng là có thể... bởi vì điều tôi đang cố làm thực sự là
đưa bạn vào trật tự. Bạn đang mất trật tự; mọi thứ đều có đó nhưng lộn ngược. Mọi
thứ đều phải được đưa về chiếu đứng đúng, mọi sự phải được thu xếp lại. Bạn có
mọi thứ mà có thể tạo ra dàn nhạc, nhưng mọi người đang cố chơi nhạc cụ bên
trong bạn dường như họ không là một phần của dàn nhạc mà là người biểu diễn độc
tấu.
Người thổi sáo đang thổi sáo mà
chẳng có ý tưởng gì về điều người khác đang làm. Người chơi sitar đang chơi đàn
sitar của mình mà không kết nối gì tới sáo. Người chơi cặp trống bỏi đang chơi
trống một cách tuyệt đối không nhận biết về sáo và đàn sitar... vân vân và vân
vân. Họ đang làm mọi điều họ có thể làm, nhưng họ chỉ tạo ra hỗn độn, ồn ào, điều
mang tính phá huỷ. Tất cả họ đều phải được đưa vào hoà điệu với nhau, và thế
thì cùng tiếng ồn đó sẽ trở thành âm nhạc lớn.
Vâng, Amitabh, mọi sự đều có thể,
bởi vì bạn đang mang bên trong bạn vị phật. Amitabh là một trong những cái tên
của phật; nó có nghĩa là ánh sáng vô hạn, vô lượng quang. Ở phương Đông chúng
ta thích cho nhiều cái tên cho những người đã về tới nhà. Từng cái tên đều biểu
thị cho một mặt nào đó. Phật được gọi là Như Lai bởi vì ông ấy giống như gió
thoắt tới và thoắt đi từ không đâu cả tới không đâu cả - chuyển động vĩnh hằng,
không bắt đầu, không kết thúc. Phật cũng còn được gọi là Amitabh; amitabh nghĩa
là vô lượng quang, ánh sáng vô hạn, ánh sáng thuần khiết, không biết tới biên
giới.
Khi tâm trí biến mất, mọi bóng
tối biến mất. Khi tâm trí chết, chỉ ánh sáng còn lại - và ánh sáng không cần tới
nhiên liệu, ánh sáng không có nguyên nhân. Bạn đang mang vị phật bên trong bạn
như hạt mầm. Khó mà tin được, bởi vì bạn chỉ biết tới tâm trí - và suy nghĩ về
vị phật và tâm trí bạn, khoảng cách dường như không thể nào bắc cầu qua nổi. Và
nó là không bắc cầu được! Nếu chúng ta thử đạt tới phật qua tâm trí thì khoảng
cách này là không thể bắc cầu qua được, nhưng nếu chúng ta cố đạt tới phật qua
trái tim thì không có khoảnh cách chút nào, không cần bất kì cầu nào.
Mới hôm nọ Bồ đề đạt ma đã nói
rằng không có thành đạt. Làm sao bạn có thể đạt tới cái đã được đạt tới rồi?
Không có vấn đề về việc trở thành; trở thành không được cần tới bởi vì bạn đã
hiện hữu. Tương lai của bạn không phải là trong tương lai, nó đã có trong hiện
tại rồi. Cái bây giờ của bạn chứa tất cả: quá khứ của bạn, tương lai của bạn -
mọi thứ bạn đã từng là và mọi thứ bạn sẽ là và mọi thứ bạn có thể là. Khoảnh khắc
hiện tại của bạn chứa tính vô hạn trong nó.
Mới hôm nọ chúng ta đã nói về
việc Phật hỏi Subhuti, "Subhuti, ông nói gì? Khi ta sống cùng phật khác
trong kiếp sống của ta, phật Dipankara, ta đã đạt tới cái gì?"
Bây giờ bất kì ai chỉ là người
thông thái sẽ trả lời, "Thầy đã đạt tới phật tính. Thầy đã đạt tới chân
lí, niết bàn.' Nhưng Subhuti nói, "Bhagwan, thầy đã không đạt tới cái gì cả
khi thầy đã ở cùng phật Dipankara, bởi vì không có gì để được đạt tới. Thầy đơn
giản trở nên nhận biết về kho báu bên trong của mình. Cái đó không phải là việc
đạt tới. Thầy đã đơn giản quên mất về nó và thầy đã nhớ lại. Câu hỏi về đạt tới
là ở đâu?"
Quên lãng và ghi nhớ, có vậy
thôi. Toàn thể lịch sử con người, của mọi người: quên lãng và nhớ lại.
Một cô gái bước đi ở trên con
đường quê và suýt nữa thì dẫm phải con ếch. Cô ta định đi tiếp, thì ếch bắt đầu
nói.
"Tôi không phải bao giờ
cũng là ếch đâu," nó ộp oạp. "Trước đây tôi đã từng là một chàng trai
đẹp trai, da sẫm, cao lớn, nhưng đã bị biến thành con vật này mà cô biết bây giờ
bởi một thần có phép màu và độc ác. Bùa mê chỉ có thể bị phá nếu tôi ngủ một
đêm dưới gối của một cô gái đẹp."
Cô gái này, tất nhiên, ngần ngại,
nhưng đôi mắt cầu khẩn của con ếch bất hạnh đã làm cho cô ấy phải đem con ếch về
nhà đêm hôm nó và để nó dưới gối của mình.
Để cho chắc, khi cô ấy thức dậy
sáng hôm sau, bên cạnh mình cô ấy thấy một gã đàn ông lực lưỡng tóc hung, da sậm,
cao lớn.
Vâng, bạn biết rồi, tới tận
ngày nay mẹ cô gái không tin vào câu chuyện đó!
Amitabh, ếch có thể biến thành
hoàng tử vì hoàng tử đã biến thành ếch. Bạn có thể trở thành chư phật bởi vì bạn
là chư phật bị biến thành ếch. Có thể là con ếch mầu cam... nhưng phật tính đã
là hoàn cảnh rồi. Nó không phải là cái gì đó sẽ xảy ra trong tương lai, nó đã
là hoàn cảnh rồi. Bạn chỉ phải nhìn vào thôi. Nhưng gắn bó của bạn giữ bạn được
dính líu ở bên ngoài. Ghen tị của bạn, sở hữu của bạn, không cho bạn thời gian
nhìn vào trong, không gian để nhìn vào trong.
Theo một cách tinh tế, cách giải
phẫu, tôi phải giúp bạn thoát ra khỏi mơ của bạn, ra khỏi gắn bó, ghen tị, sở hữu.
Một khi bạn ở ngoài những ảo tưởng này bạn là vị phật, như mọi người khác cũng
là vị phật.
Vâng, mọi sự đều có thể,
Amitabh, và tôi ở đây để giúp bạn làm cho nó thành có thể. Cái không thể được
có thể xảy ra, và tôi đang cố tạo ra không gian đúng cho nó xảy ra. Nhưng sẽ có
vài khoảnh khắc đau đớn. Bạn sẽ phải chấp nhận những khoảnh khắc đau đớn đó nữa,
bởi vì chúng chỉ tạo ra hoàn cảnh đúng mà trong đó phúc lạc có thể giáng xuống
bạn. Đó là lí do tại sao lặp đi lặp lại bạn cảm thấy vui vẻ và biết ơn xô vào.
Cho phép tôi, hợp tác với tôi
đi. Để cho đầu bạn bị tôi chặt. Buông xuôi đầu bạn. Điều đó đang xảy ra - dần dần,
dần dần bạn đang thu lấy dũng cảm. Và cũng không xa xôi gì mấy đâu. Nhưng tất cả
đều tuỳ vào bạn. Tôi không thể áp đặt phật tính lên bạn được, tôi chỉ có thể
giúp bạn khám phá ra nó bên trong bản thể riêng của bạn. Nhưng trước khi bạn
khám phá ra nó, vài điều là cản trở phải bị loại bỏ, và bạn sẽ không là người mất.
Trên con đường hướng tới phật
tính không ai đã bao giờ đánh mất cái gì. Và bất kì cái gì chúng ta đánh mất đều
không đáng giữ - điều chúng ta thu được là vô hạn, vĩnh hằng tới mức người ta
không bao giờ cảm thấy tiếc về điều đã bị mất. Chúng ta đang mang đá cuội, đá mầu,
cứ tưởng chúng là kim cương quí giá. Chúng không phải vậy đâu. Tay bạn phải được
trống rỗng trước hết và thế thì kim cương sẽ liên tục mưa rào lên bạn. Chúng
bao giờ cũng mưa rào xuống, vấn đề chỉ là ở chỗ tay bạn không trống rỗng. Tay bạn
đầy những hòn đá cuội bình thường tới mức không còn chỗ cho kim cương hiện hữu.
Làm trống rỗng thêm chút ít đi.
Và lần này đừng cho phép tâm trí giở thủ đoạn với bạn.
Câu hỏi thứ hai:
Osho kính yêu,
Tôi tin vào kỉ luật, luật và trật tự, và đó
là lí do tại sao tôi ngần ngại lấy bước nhảy vào trong tính sannyas. Tôi nên
làm gì?
Suresh, tính chất sannyas là kỉ
luật vĩ đại nhất có đó; nó là trật tự vĩ đại nhất có thể có. Tính chất sannyas
thuộc vào luật tối thượng, điều Phật gọi là aes dhammo sanantano, luật tối thượng,
không cạn.
Bạn nói: "Tôi tin vào kỉ
luật, luật và trật tự..."
Nếu bạn thực sự hiểu kỉ luật là
gì, trật tự và luật là gì, thế thì không có vấn đề ngần ngại. Thế thì tính chất
sannyas là con đường duy nhất cho bạn; sẽ không có con đường khác, không phương
án nào khác. Nhưng bạn không hiểu kỉ luật là gì. Bạn tin, nhưng bạn không hiểu.
Thực ra, nếu bạn hiểu thì không cần tin.
Niềm tin là trạng thái của
không hiểu biết. Mọi người tin bởi vì họ không biết. Bạn không tin vào mặt trời,
bạn không tin vào cây, bạn không tin rằng cây là xanh; bạn đơn giản biết. Nhưng
bạn tin rằng Thượng đế tồn tại, rằng cõi trời và địa ngục tồn tại. Đây là niềm
tin, bởi vì bạn không biết.
Niềm tin là cái thay thế cho việc
biết; nó lừa dối bạn. Nó giữ bạn trong trạng thái dốt nát bởi vì nó giúp cho bạn
giả vờ. Và nếu bạn đã giả vờ đủ lâu, bạn bị lừa bởi niềm tin riêng của bạn sâu
tới mức bạn không nghi ngờ, bạn không hoài nghi. Niềm tin của bạn trở thành
khôn ngoan của bạn - và niềm tin không bao giờ có thể trở thành trí huệ của bạn.
Nhớ một điều: tin là cách tiếp
cận sai. Đừng tin vào Thượng đế. Tại sao tin vào Thượng đế khi Thượng đế có thể
được biết? Đừng tin vào yêu khi yêu có thể được sống. Đừng tin vào tôi trong
khi bạn có thể kinh nghiệm chân lí của sự hiện diện của tôi với bạn. Khi bạn có
thể giao cảm với tôi, tại sao tin vào tôi? Niềm tin là rào chắn, không phải là
chiếc cầu. Nếu bạn tin vào tôi, bạn sẽ không bao giờ hiểu tôi.
Bỏ việc tin đi, Suresh, và bắt
đầu việc biết. Tính chất sannyas là cú nhảy từ niềm tin sang hiểu biết. Bạn đã
là người Ki tô giáo hay người Hindu giáo hay người Mô ha mét giáo tin tưởng;
tính chất sannyas là cú nhảy từ Ki tô giáo, Hindu giáo, Mô ha mét giáo của bạn.
Tính chất sannyas là cú nhảy từ niềm tin vào việc tìm kiếm thực, đích thực về
chân lí.
Niềm tin đơn giản nghĩa là người
khác đã nói cho bạn và bạn đã tin vào họ - có thể bố mẹ bạn, thầy giáo của bạn,
tu sĩ, chính khách, bạn bè, hay chỉ là bầu khí hậu quanh bạn, việc ước định xã
hội. Bạn được sinh ra trong xã hội nào đó, trong một cấu trúc nào đó; bạn đã thấm
đẫm linh hồn của nó một cách không chủ ý. Cũng như bạn thở trong không khí, bạn
thở trong niềm tin. Nhưng bạn đã không kinh nghiệm cái gì. Và những niềm tin
này có thể là nguy hiểm, bởi vì nếu bạn là người chân thành bạn có thể bắt đầu
áp đặt niềm tin của bạn lên cuộc sống của bạn. Bạn có thể bắt đầu tạo ra tính
cách, trau dồi tính cách.
Và đó là điều bạn phải làm,
Suresh: bạn phải cố sống một cuộc sống rất có kỉ luật. Nhưng nếu một người có ý
thức người đó không cần sống cuộc sống có kỉ luật. Người đó chỉ cần sống cuộc sống
có ý thức, và kỉ luật đi theo người đó như cái bóng.
Cuộc sống có kỉ luật là cứng nhắc,
đông cứng, lạnh lẽo, chết. Bạn đơn giản cứ làm mọi thứ một cách máy móc. Thỉnh
thoảng nó có thể phù hợp với tình huống, nhiều lần nó tuyệt đối không liên
quan. Thế thì người có kỉ luật, cái gọi là người có kỉ luật, bao giờ cũng tụt lại
đằng sau. Tình huống đòi hỏi cái gì đó khác, nhưng kỉ luật của người đó phản
ánh theo cách riêng của nó, cho nên người đó không bao giờ ở trong giao cảm sâu
sắc với thực tại. Người đó bao giờ cũng bị cô lập, xa lạ.
Chuyện xảy ra: Một nhà huyền
môn Sufi, Junnaid, định đi hành hương, cuộc hành hương linh thiêng tới Kaaba.
Ông ấy bảo các đệ tử, "Sẽ mất một tháng để chúng ta tới Kaaba, và chúng ta
sẽ nhịn ăn để cho đến lúc chúng ta tới Kaaba thân thể chúng ta sẽ được làm thuần
khiết tuyệt đối."
Các đệ tử đồng ý. Cuộc hành
trình bắt đầu. Ngày thứ ba họ tới một làng. Cả làng này ra đón họ, bởi vì
Junnaid có một đệ tử ở đó, một người rất nghèo. Bởi vì Junnaid tới lần đầu tiên
và có thể là lần cuối cùng tới làng anh ta và sẽ là khách của anh ta, anh ta đã
bán cánh đồng, nhà cửa, mọi thứ để mở tiệc cho cả làng. Anh ta không nhận biết
chút nào rằng Junnaid đang nhịn ăn và rằng ông ấy có hàng trăm đệ tử đi theo.
Junnaid thấy niềm vui của đệ tử
này. Anh ta cực lạc, mặc dầu anh ta đã liều mọi thứ chỉ để mở tiệc cho cả làng tới
đón chào thầy anh ta. Junnaid không nói gì - ông ấy thậm chí không nhắc rằng
ông ấy đã giữ nhịn ăn. Khi Junnaid không nói gì các đệ tử cũng im lặng, nhưng họ
sôi lên bên trong.
Bữa tiệc bắt đầu. Junnaid ăn
ngon và cám ơn đệ tử này, ban phúc lành cho đệ tử này. Các đệ tử khác cũng phải
ăn vì Junnaid đã ăn. Họ không thể nói được, "Chúng ta đang nhịn ăn cơ
mà," khi bản thân thầy đã quên mất về nhịn ăn. Và hơn nữa thức ăn lại
ngon, và trong ba ngày họ đã bị đói nữa! Nhưng sâu bên dưới họ cũng đã cảm thấy
giận: "Đây là loại kỉ luật gì vậy?"
Khi họ khởi hành, điều đầu tiên
họ làm trên đường là hỏi thầy, "Điều này chúng tôi không thể hiểu được. Thầy
có quên tất cả về nhịn ăn không? Thầy thậm chí đã không nhắc tới nó."
Ông ấy nói, "Không, ta
không bao giờ quên bất kì cái gì, nhưng niềm vui của anh ta tới mức và niềm cực
lạc của anh ta tới mức... và chắc sẽ làm đau đớn lắm cho trái tim anh ta nếu ta
mà nói, 'Ta sẽ không ăn đâu.' Anh ta đã chuẩn bị thức ăn bằng tình yêu thế.
"Không có vấn đề gì," Junaid nói, "chúng ta có thể giữ việc nhịn
ăn của mình trong ba ngày nữa. Quên về ba ngày kia đi - chúng ta bắt đầu nhịn
ăn từ hôm nay, và chúng ta sẽ giữ việc nhịn ăn trong một tháng. Không có vấn đề
trong nó. Tại sao làm tổn thương người nghèo vì một điều đơn giản? Chúng ta có
thể giữ việc nhịn ăn thêm ba ngày nữa."
Nhưng đệ tử này nói,
"Nhưng đó là vấn đề kỉ luật: vì chúng tôi đã lấy lời nguyện chúng tôi sẽ
phải đi theo nó."
Junaid said, "Sống có ý thức
vào, đừng sống tương ứng với kỉ luật chết. Các ông cảm thấy cáu kỉnh - ta thấy
nó trên mặt các ông. Các ông giận ta - ta quan sát - bởi vì các ông đơn giản đi
theo qui tắc chết: Chúng ta đã lấy lời thề rồi cho nên nó phải được tuân theo
chứ.' Chúng ta là người chủ. Chúng ta lấy lời thề, chúng ta có thể phá lời thề.
Và tình huống là tới mức điều chúng ta đã làm là điều đúng. Việc nhịn ăn của
chúng ta chỉ là bình thường; tình yêu của anh ta là cái gì đó thực sự linh
thiêng. Ăn hay không ăn không thành vấn đề gì mấy, nhưng niềm vui của anh ta
các ông đã bỏ lỡ, cực lạc của anh ta các ông có thể không chia sẻ. Một cơ hội lớn
đã bị mất.
"Nếu nó xảy ra lần nữa,"
thầy nói, "bởi vì chúng ta có thể bắt gặp đệ tử khác ở thị trấn khác, đừng
lo nghĩ. Ta hành động theo khoảnh khắc. Ta nhìn tình huống và ta hành động - đó
là học thuyết của ta. Ta không hành động tương ứng theo quá khứ."
Và những người hành động theo
quá khứ không nhất thiết là theo trật tự, theo kỉ luật, trong hài hoà, vì những
người có tâm trí theo luật có thể rất tinh ranh và họ bao giờ cũng có thể tìm
ra những cách thức để vượt qua luật. Họ có thể tìm ra những lỗ hổng để thoát ra
ngoài việc tuân theo luật; chẳng có mấy vấn đề trong việc đó.
Trong kinh sách Phật giáo có mười
nghìn qui tắc chính và ba mươi ba nghìn qui tắc phụ dành cho đệ tử. Bây giờ,
ngay cả việc nhớ chúng cũng là không thể được - bốn mươi ba nghìn qui tắc tất cả!
Làm sao bạn nhớ được những qui tắc này? Và tại sao chúng được tạo ra? Không phải
là Phật đã tạo ra chúng mà là tín ngưỡng, các tu sĩ đi theo ông ấy. Và ngay cả
bốn mươi ba nghìn qui tắc này cũng không đủ, bởi vì mọi người cứ làm mọi thứ. Họ
bao giờ cũng có thể tìm ra cách để làm điều họ thực sự muốn làm: Nơi có ý chí đều
có cách thức. Không luật nào có thể ngăn cản được bạn. Và mọi luật đều có thể
được diễn giải theo cách mà rất dễ dàng luồn lách ra khỏi bất kì cái gì.
Trong cuộc thanh tra một trung
uý khám phá ra rằng túi đồ giặt của một lính trẻ đầy sách. Là một người khắt
khe về để mọi thứ ở chỗ đúng, anh ta oang oang một cách cả quyết trách mắng anh
binh nhì. Khi anh ta vừa mới dứt hơi, anh ta hỏi, "Bây giờ, anh có thể biện
minh bằng mọi cách tưởng tượng ra xem làm sao anh lại tọng sách vào cái túi đồ
giặt này?"
Anh chàng binh nhì yên tĩnh đáp
lại, "Dạ với mọi kính trọng thích đáng, thưa ngài - chúng là sách bẩn ạ."
Rất dễ dàng chơi với lời. Rất dễ
dàng thoát ra khỏi bất kì kỉ luật nào mà bạn đã áp đặt lên bản thân bạn. Và ngoại
lệ bao giờ cũng được phép.
Một đệ tử sắp đi hành hương.
Anh ta hỏi Phật, "Tôi sẽ đi xa khỏi thầy trong nhiều tháng. Điều duy nhất
mà tôi sợ là sự tồn tại của đàn bà. Ở đây cùng thầy tôi có thể giữ cho bản thân
mình có kỉ luật, nhưng một mình thì tôi sợ - sợ bản thân tôi. Nếu tôi thấy một
người đàn bà, tôi nên làm gì?"
Phật nói, "Cứ nhìn xuống đất
quãng một mét phía trước, đừng nhìn vào người đàn bà. Điều đó sẽ là đủ để tránh
người đàn bà này. Cứ nhìn xuống đất quãng một mét phía trước ông là đủ để bước
đi. Và ông sẽ không nhìn thấy mặt và sắc đẹp hay liệu đó là đàn ông hay đàn
bà."
Đệ tử này nói, "Điều đó là
được rồi, nhưng thỉnh thoảng có tình huống mà tôi sẽ không nhận biết rằng người
đàn bà đang tới và trước khi tôi nhìn xuống tôi đã thấy cô ấy rồi. Thế thì phải
làm gì? Thế thì ngay cả nhìn xuống đất cũng sẽ không ích gì. Và khả năng này có
đó..." Cho nên anh ta hỏi, "Thế thì phải làm gì?"
Phật mỉm cười và ông ấy nói,
"Thế thì đừng nói với cô ấy. Cứ đi tiếp và không nhìn lại."
Nhưng đệ tử này hỏi,
"Nhưng có thể có tình huống mà người đàn bà này bắt đầu nói. Thế thì chỉ
vì xã giao... và một khất sĩ, một đệ tử của Phật, phải duyên dáng và văn hoá chứ.
Nếu người đàn bà hỏi cái gì đó, tôi lại không lắng nghe điều đó sao? Tôi không
được trả lời cô ấy sao?"
Phật nói, "Được, vậy ông
có thể nói, nhưng đừng chạm vào cô ấy."
Đệ tử này nói, "Thêm một
điều nữa: trong tình huống nào đó chuyện có thể xảy ra là tôi phải chạm vào người
đàn bà. Chẳng hạn, tai nạn nào đó xảy ra. Người đàn bà ngã xuống mương, hay xe
bò kéo lao xuống hố và người đàn bà nằm bên dưới chiếc xe. Thầy có cho rằng tôi
đơn giản phải tiếp tục đi mà không nói gì, không chạm vào cô ấy? - bởi vì tôi sẽ
phải đưa cô ấy ra khỏi mương hay ra khỏi bên dưới chiếc xa và thế thì tôi sẽ phải
chạm vào cô ấy. Thầy nói gì về điều đó?"
Phật cười và ông ấy nói,
"Thế thì làm duy nhất một điều thôi: vẫn còn nhận biết."
Khất sĩ này nói, "Điều đó
thì được, điều đó tôi có thể làm được."
Bây giờ, những điều nhỏ bé người
đó không thể làm được, nhưng nhận biết, "Vâng," người đó nói,
"điều đó thì tôi có thể làm được." ... Bởi vì ai có thể thấy được nhận
biết của bạn? Nó đơn giản là hiện tượng bên trong; duy nhất bạn biết liệu bạn
có nhận biết hay không nhận biết. Bây giờ người đó đã hỏi xin phép để làm mọi
thứ. Tạo ra tình huống tưởng tượng anh ta đã hỏi về các ngoại lệ.
Cho nên mặc dầu có ba mươi ba
nghìn qui tắc phụ và mười nghìn qui tắc chính, Phật tử đã làm mọi thứ mà người
khác làm, những người thậm chí chưa từng nghe nói tới bốn mươi ba nghìn qui tắc
này.
Qui tắc không thể giúp được. Nếu
chúng bị áp đặt từ bên ngoài chúng là hoàn toàn vô dụng - không chỉ vô dụng mà
chúng còn làm nặng gánh bạn, và nặng gánh bạn một cách không cần thiết.
Vứt tâm trí luật pháp đi! Nếu bạn
thực sự muốn biết luật, luật tối thượng, và nếu bạn muốn sống tương ứng với luật
tối thượng, đừng mang tính luật pháp. Luật bắt buộc là vô giá trị.
Người đàn bà trẻ đặt tờ năm
mươi đô la vào nhà băng.
"Tôi không thể nhận được tờ
này," người thu tiền nói, "nó là tờ tiền giả."
"Ôi trời!" người đàn
bà kêu lên, "tôi đã bị cưỡng hiếp rồi!"
Bây giờ ngay lập tức diễn giải
thay đổi. Luật của bạn, lời của bạn toàn phụ thuộc vào bạn.
Khi bệnh nhân tiếp được gọi, một
bộ xương bước vào. "Hừm!" bác sĩ nói. "Chậm chút ít đi, không phải
anh à?"
Phải đã là một người có tâm trí
rất luật pháp!
Suresh, bạn nói: "Tôi tin
vào kỉ luật, luật và trật tự, và đó là lí do tại sao tôi ngần ngại lấy bước nhảy
vào trong tính sannyas."
Nhiều người nghĩ rằng tính chất
sannyas của tôi không có kỉ luật, không có luật, không có trật tự. Họ hoàn toàn
sai. Vâng, tôi đã không cho bạn ba mươi ba nghìn qui tắc phụ và mười nghìn qui
tắc chính để sống theo. Tôi cho bạn chỉ một lời dạy bảo: Nhận biết. Ngay cả Phật
cũng phải làm điều đó sau khi thấy người này cố tìm cách thoát ra; cuối cùng
ông ấy phải nói, "Thế thì chỉ nhận biết." Ông ấy nói điều đó chỉ ở chỗ
kết thúc, tôi nói nó từ chính lúc bắt đầu. Để cho bạn không cần tìm cớ, ngoại lệ,
chiến lược, thủ đoạn, để cho bạn không cần có tính ngoại giao, tôi đơn giản nói
nó từ ngay lúc ban đầu.
Đây là lời răn duy nhất - lời
răn thứ mười một. Và lời thứ mười một là đủ; mười lời răn kia không được cần
chút nào. Nhận biết và để cho kỉ luật của bạn đi ra từ nhận biết của bạn. Và kỉ
luật sẽ tới, điều có cái đẹp. Nó sẽ không giống như hoa nhựa, nó sẽ là hoa hồng
thực. Nó sẽ có hương thơm, nó sẽ có cuộc sống. Và trật tự nào đó sẽ tới, nhưng
không bị áp đặt, không bị trau dồi - mà tự nhiên.
Hôm nọ Bồ đề đạt ma đã nói: Khi
ông biết luật tối thượng, Pháp, khi ông đã trở nên nhận biết về nó, khi ông hoà
điệu với nó, cuộc sống của ông trở thành đơn giản, dễ dàng, tự nhiên, tuôn chảy.
Không cản trở, không chướng ngại nào có đó, không khối chắn nào có đó. Đó là trật
tự.
Trật tự không giống như đường
ray xe lửa, nơi tầu hoả cứ chạy trên các đường ray, cùng đường ray, mọi ngày.
Trật tự giống như dòng sống chảy xuống từ Himalayas và đi ra đại dương. Sông là
sống động! Nó không chảy theo bản đồ nào đó, nó không chảy như con kênh, nó không
phải là nhân tạo. Nó đơn giản chảy tự do, nhưng nó vẫn đạt tới đại dương. Và
con kênh bao giờ cũng có vẻ xấu xí, nhân tạo, bởi vì nó không có lối rẽ tự
nhiên, sự bất ngờ bất thần; nó thẳng, theo hình học. Sông thực chạy zic zắc,
lúc đi xuống nam và lúc đi lên bắc.
Nếu bạn quá theo luật pháp bạn
sẽ nói, "Điều này là phí thời gian và phí đất đai và phí năng lượng."
Nếu bạn có tâm trí quá luật pháp bạn bắt đầu tin chỉ vào đường thẳng: đường ngắn
nhất là đi thẳng từ điểm này tới điểm kia. Nhưng sông đi theo zic zắc, lấy con
đường dài, khi thì chảy nhanh và khi thì chảy rất lười biếng. Và có các tâm trạng
khác nhau và khí hậu khác nhau và vùng đất khác nhau mà nó đi qua. Nó lấy chỗ rẽ
bất thần. Nó đi theo cách nhảy múa: không bị giới hạn, không như nô lệ, không
như tù nhân, bị xiềng, đi theo cảnh sát. Nó đi trong tự do. Thế thì từng bước đều
có cái đẹp riêng của nó.
Sannyasin của tôi giống như
sông, không giống như kênh. Vâng, có kỉ luật, nhưng rất tinh tế: kỉ luật của
yêu, kỉ luật của hiểu biết, kỉ luật của thiền. Vâng, có trật tự, nhưng không bị
áp đặt, không bị trau dồi - tự nhiên, tự phát. Vâng, có luật, nhưng không phải
là luật do các chính khách ngu xuẩn hay tu sĩ ngu xuẩn làm ra - luật của bản
thân tự nhiên, luật của Thượng đế.
Phật gọi Thượng đế là Luật Tối
thượng. Sannyasin của tôi đang làm việc về cách được hoà điệu nhiều hơn với tự
nhiên, với cái toàn thể, cách bỏ bản ngã này, cách không tách rời khỏi cái toàn
thể - bởi vì với tôi, là một với cái toàn thể là linh thiêng.
Suresh, không cần ngần ngại gì.
Thử điều tôi đang nói đi. Thực nghiệm với nó và đi tới kết luận riêng của bạn.
Nhưng đừng bao giờ tin. Thực nghiệm, và kinh nghiệm của bạn sẽ chứng minh chân
lí của điều tôi đang nói.
Câu hỏi thứ ba:
Osho kính yêu,
Tôi là người sợ Thượng đế, nhưng thầy nói rằng
mọi sợ đều phải bị loại bỏ. Sợ Thượng đế cũng phải bị bỏ đi sao?
Ramchandra, sợ là sợ: chẳng
thành vấn đề sợ cái gì, sợ ai. Đối thể không tạo nên khác biệt; tính chủ thể của
bạn là đầy sợ. Và nếu bạn là người sợ Thượng đế bạn không bao giờ có thể là người
yêu Thượng đế được.
Trong mọi ngôn ngữ kiểu cụm câu
xấu này tồn tại: sợ Thượng đế. Điều này là xấu, bởi vì sợ và yêu, giống sáng và
tối, không thể tồn tại cùng nhau được. Nếu có sợ bạn không thể yêu Thượng đế được.
Làm sao bạn có thể yêu được Thượng đế nếu bạn sợ ngài? Bạn có thể qui phục và
buông xuôi, nhưng sâu bên dưới sẽ có chống đối, giận dữ. Ở đâu đó trong vô thức
của bạn sẽ có dai dẳng ý tưởng về báo thù. Bạn không thể tha thứ được cho Thượng
đế người bạn sợ.
Và sợ chính là cái đối lập của
yêu. Ghét không thực sự là đối lập của yêu đâu - bạn sẽ ngạc nhiên - sợ là cái
đối lập đích xác. Ghét là yêu đứng lộn ngược; sợ chính là cái đối lập. Bạn
không thể sợ Thượng đế nếu bạn hiểu Thượng đế là gì. Vũ trụ toàn bộ này là Thượng
đế. Thực ra, không có Thượng đế như một người; toàn thể sự tồn tại được thấm đẫm,
tràn ngập, với phẩm chất được gọi là tính thượng đế. Nó ở trong hoa và trong cỏ
và trong các vì sao; nó ở trong bạn - nó ở mọi nơi. Toàn thể sự tồn tại được
làm bằng chất liệu có tên là tính thượng đế. Thượng đế không phải là một người
- làm sao bạn có thể sợ được?
Và nếu bạn theo cuộc sống tôn
giáo từ sợ hãi, nó sẽ là cuộc sống của nô lệ, không của con người tự do. Và nếu
bạn bắt đầu trong sợ hãi bạn không không thế kết thúc trong tự do được; bạn sẽ
kết thúc trong cảnh nô lệ. Và mọi điều bạn sẽ làm từ sợ hãi đều sẽ sai; nó sẽ
là giả, hời hợt.
Đôi thanh niên đi xuồng vào giữa
hồ thì đột nhiên một cơn gió mạnh thổi tới.
Khiếp hãi với sự mãnh liệt của
gió và mưa, chàng thanh niên bắt đầu cầu nguyện: "Lạy trời, xin cứu chúng
con và con sẽ bỏ hút thuốc... con sẽ bỏ uống rượu... con sẽ bỏ..."
Và khoảnh khắc này cô thanh nữ
la lên, "Đừng bỏ cái gì khác nữa! Em nghĩ bão hết rồi!"
Từ sợ không cái gì triệt để là
có thể.
Tôi đã nghe một câu chuyện về
Mulla Nasruddin. Anh ta cũng tới từ cuộc hành trình xa vôi trong một con tầu nhỏ,
và một cơn bão lớn nổi lên và dường như không còn cơ hội nào sống sót.
Nasruddin có một lâu đài đẹp,
lâu đài đá cẩm thạch mà anh ta rất tự hào, ở ngay kinh đô nước anh ta. Ngay cả
nhà vua cũng ghen tị với anh ta và ông ấy đề nghị mua lâu đài của anh ta với bất
kì số tiền nào, "nhưng trao lâu đài cho ta."
Nhưng Nasruddin khăng khăng rằng
anh ta sẽ không trao lâu đài cho bất kì ai với bất kì giá nào. Những đề nghị lớn
đã tới, nhưng anh ta bao giờ cũng từ chối.
Bây giờ mạng sống của anh ta
đang lâm nguy anh ta cầu nguyện Thượng đế và anh ta nói, "Xin ngài nghe
con! Con sẽ trao lâu đài cho người nghèo. Con sẽ bán lâu đài này và phân phát
tiền cho người nghèo."
Chuyện xảy ra đến mức là khoảnh
khắc anh ta nói điều đó cơn bão bắt đầu dịu xuống. Khi bão bắt đầu dịu xuống,
Nasruddin bắt đầu có ý nghĩ thứ hai: Thế này thì quá nhiều! Và có thể bão đằng
nào cũng sẽ dịu xuống. Mình đã mạo hiểm không cần thiết cho lâu đài của mình.
Nhưng thế rồi anh ta lại bị ngạc
nhiên lớn: cơn bão bắt đầu mạnh lên lần nữa. Thế là anh ta thực sự trở nên sợ.
Anh ta nói, "Xin ngài nghe con! Đừng bận tâm với ý nghĩ của con - con là
người ngu - nhưng bất kì cái gì con đã nói con đều sẽ làm. Con hứa với ngài rằng
con sẽ bán ngôi nhà và phân phát tiền cho người nghèo."
Cơn bão lại dịu xuống. Lần nữa
anh ta lại muốn có ý nghĩ thứ hai, nhưng bây giờ anh ta sợ.
Anh ta tới bờ và ngày hôm sau
anh ta thông báo cho cả kinh đô rằng anh ta sẽ đấu giá lâu đài của mình. Mọi
người giầu, nhà vua, tể tướng, và các quan thượng thư, và tướng lĩnh, tất cả đều
tới, bởi vì mọi người đều quan tâm tới lâu đài của anh ta. Và họ tất cả đều ngạc
nhiên về điều anh ta làm; họ nghĩ anh ta mất trí.
Ngay trước lâu đài anh ta buộc
một con mèo, và anh ta nói với mọi người đã tụ tập lại, "Giá của con mèo
là mười chục vạn ru pi, và giá của lâu đài chỉ có một ru pi, nhưng tôi sẽ bán
chúng cùng nhau."
Toàn thể sự việc có vẻ mất trí:
con mèo, những mười chục vạn ru pi... chỉ là con mèo bình thường! Anh ta phải
đã bắt bất kì con mèo hoang nào. Nhưng mọi người nghĩ: Sao phải lo nghĩ? Đấy
không phải là việc của chúng ta.
Nhà vua mua chúng. Mười chục vạn
ru pi được trả cho con mèo, một ru pi trả cho lâu đài. Nasruddin trao một ru pi
cho người ăn xin và nói với Thượng đế, "Ngài trông đấy! Điều con đã hứa
con đã hoàn thành rồi!"
Nếu bạn làm từ sợ bạn không thể
làm chúng bằng trái tim bạn được. Bạn sẽ tinh ranh, bạn sẽ tìm ra cách. Và bất
kì khi nào nỗi sợ diễn ra bạn sẽ lại hệt như thế.
Xin bạn, Ramchandra, đừng sợ
Thượng đế. Yêu Thượng đế đi: đó là thông điệp bản chất cua tôi.
Mãi cho tới giờ, tôn giáo đã từng
dựa trên sợ. Đó là lí do tại sao trái đất vẫn còn phi tôn giáo hay chỉ tôn giáo
trên bề mặt. Tôn giáo vẫn còn chỉ là cái gì đó như bộ mặt được tô vẽ: giả, rởm.
Và lí do cơ bản tại sao nó đã thất bại là sợ.
Các tu sĩ đã đặt tôn giáo dựa
trên sợ và tham - chính là hai mặt của cùng một đồng tiền. Vì sợ họ đã tạo ra ý
tưởng về địa ngục, để làm cho mọi người thực sự sợ Thượng đế. Và họ cũng đã tạo
ra ý tưởng về cõi trời để làm cho mọi người thực sự tham. Và tham tạo ra sợ.
Tham nghĩa là: nếu bạn không theo Thượng đế, nếu bạn không cầu nguyện Thượng đế
đều đặn, bạn có thể bỏ lỡ mọi niềm vui của cõi trời. Bỏ lỡ niềm vui cõi trời là
tình huống tạo ra sợ lớn. Và bạn sẽ bị tống vào địa ngục, ngọn lửa địa ngục.
Và trong kinh sách họ đã bịa ra
nhiều phương pháp tra tấn tới mức dường như là Adolf Hitler phải đã đọc mọi
kinh sách của thế giới, bằng không làm sao ông ta đã bắt gặp nhiều phương pháp
tra tấn người thế? Chúng có thể được tìm ra chỉ trong kinh sách tôn giáo. Ông
ta phải đã hỏi lời khuyên của các tu sĩ thông thái, bởi vì bất kì cái gì được
viết trong kinh sách ông ta đều xoay xở làm trong các trại tập trung của ông
ta, trong các phòng khí ga của ông ta. Và điều duy nhất mà không được viết
trong kinh sách ông ta cũng xoay xở làm.
Trong kinh sách không có viết rằng
có cửa sổ trong địa ngục mà bạn có thể tới và nhìn qua để xem điều gì xảy ra
bên trong. Ông ta đã làm các cửa sổ trong phòng khí ga. Những cửa sổ đó có một
loại kính mà bạn có thể nhìn vào nhưng những người bị khí ga bên trong không thể
nhìn thấy được khán giả. Và nhìn vào tính vô nhân đạo của con người: hàng nghìn
người chờ đợi hàng tháng để nhìn qua những cửa sổ đó và hàng nghìn người tới để
xem qua những cửa sổ đó. Họ đứng xếp hàng hàng giờ để được vào và xem mọi người
biến mất trong khói. Những phòng khí ga đó là tới mức trong vài giây một nghìn
người trong một phòng khí ga sẽ thành khói và không cái gì sẽ còn lại. Nó gần
giống như việc giải trí cho con người; mọi người tận hưởng nhìn điều đó lắm.
Quỉ phải học cái gì đó từ Adolf
Hitler. Ông ta có thể thu được nhiều tiền nếu ông ta làm vài cửa sổ ở địa ngục
và bán vé. Vé sẽ được bán cho gần một thế kỉ sắp tới. Ai không muốn được nhìn
vào địa ngục?
Các tu sĩ đã đặt tôn giáo của họ
trên hai bản năng cơ bản, xấu xa: sợ và tham. Và cả hai chả liên quan gì tới
tôn giáo thực. Tôn giáo thực là tự do khỏi tham và tự do khỏi sợ.
Ramchandra, bạn sẽ phải gạt bỏ
mọi sợ. Vâng, sợ Thượng đế được tính cả vào đó. Nó phải bị vứt bỏ nếu bạn thực
sự muốn hiểu Thượng đế là gì. Nhưng toàn thể cuộc sống của chúng ta bị che đậy
bởi sợ... Chúng ta yêu từ sợ, chúng ta cầu nguyện từ sợ.
Có những người như Dale
Carnegie viết ra những cuốn sách được bán cả triệu bản. Tôi nghĩ sách của ông ấy,
Cách thu phục nhân tâm và ảnh hưởng tới mọi người, đã được bán chỉ đứng sau
Kinh Thánh - hàng triệu bản trong hầu hết các thứ tiếng của thế giới. Tại sao mọi
người đọc thứ rác rưởi như thế? Và ông ấy dạy gì trong những cuốn sách đó? Tinh
ranh, ngoại giao!
Ông ấy gợi ý rằng cho dù bạn
không yêu vợ bạn, điều đó không phải là vấn đề. Ít nhất bất kì khi nào bạn có
cơ hội nói với cô ấy, "Anh yêu em," cứ nói nó. Lặp lại nó nhiều nhất
có thể được, bởi vì cô ấy chỉ nghe lời của bạn, cô ấy không biết trái tim bạn.
Vợ bạn không phải là nhà giải phẫu thú y. Đích thân bác sĩ thú ý phải nhìn và
quyết định về bệnh của con vật, ông ấy không thể hỏi con vậy được, "Mày thế
nào? Mày cảm thấy thế nào? Giấc ngủ của mày ra sao?" Vợ bạn không phải là
bác sĩ thú y; cô ấy tuỳ thuộc vào lời của bạn. Cô ấy không biết cái gì diễn ra
bên trong bạn; đó là chuyện của bạn. Nhưng nếu bạn chỉ nói, "Em ơi, anh
yêu em!" nếu bạn lặp lại điều đó mười lần một ngày, bất kì khi nào bạn bắt
gặp cô ấy - và bạn nói nó với sự nồng nhiệt lớn lao... Là một diễn viên đi, đó
là điều ông ấy đang nói. Và cô ấy sẽ tin bạn, và vợ bạn sẽ dịu dàng; sẽ ít có
xung đột. Điều này ông ấy gọi là yêu! Đây chỉ là sợ xung đột, sợ rằng cái gì đó
rối loạn có thể xảy ra. Cho nên cứ giữ cho mọi sự êm thấm.
Việc nói đi nói lại của bạn,
"Anh yêu em," giống như dầu bôi trơn. Và sợ, đó là thông điệp; nếu bạn
không sợ bạn sẽ bị rắc rối. Các bà vợ sợ chồng họ và các ông chồng sợ vợ họ. Bố
mẹ sợ con cái họ và con cái sợ bố mẹ chúng. Trẻ em sợ thầy giáo và thầy giáo sợ
học trò của mình. Mọi người đều sợ mọi người khác - dường như sợ là bầu khí hậu
duy nhất chúng ta sống trong đó.
Một người bán dạo cảm thấy mình
không còn bé bỏng gì đã đi tới bác sĩ để kiểm tra sức khoẻ. Việc khám thường lệ
không để lộ ra bất kì ốm đau gì đặc biệt. Thế rồi bác sĩ hỏi bệnh nhân về thói
quen sống của anh ta.
"Bây giờ tôi sẽ đi vào
chuyện cá nhân," bác sĩ nói. "Anh có thường tham gia vào quan hệ dục
không?"
"Mọi thứ hai, thứ tư, thứ
sáu, đều đặn," người bán hàng nói.
"Tốt," bác sĩ tiếp tục,
"rắc rối của anh có thể nằm ở đó. Tôi gợi ý anh bỏ ngày thứ tư đi."
"Ồ, không," người bán
hàng trả lời, "tôi không thể làm điều đó được. Đó là đêm duy nhất trong tuần
tôi ở nhà!"
Mọi người đang yêu ngay cả...
ngay cả yêu cũng không là gì ngoài sợ - ngoại giao, chiến lược, để giữ cho mọi
thứ chạy êm thấm. Và đó là lí do tại sao bạn cầu nguyện đều đặn. Sáng, tối, bạn
cứ cầu nguyện, hi vọng rằng Thượng đế sẽ nghe thấy lời cầu nguyện của bạn. Chẳng
có ai nghe lời cầu nguyện của bạn cả! Lời cầu nguyện của bạn đơn giản là độc
thoại. Bạn đang cầu nguyện tới bầu trời trống rỗng. Không ai sẽ thưởng cho lời
cầu nguyện của bạn, nhớ điều đó.
Ramchandra, nếu bạn thực sự biết
lời cầu nguyện là gì thế thì bản thân lời cầu nguyện là phần thưởng riêng của
nó. Không có ai khác thưởng cho bạn cả; phần thưởng không có đó trong tương
lai, không trong kiếp sau. Nhưng bản thân việc cầu nguyện là hiện tượng đẹp tới
mức ai còn bận tâm về tương lai và ai bận tâm về phần thưởng? Điều đó là tham,
ý tưởng về phần thưởng. Lời cầu nguyện trong bản thân nó là mở hội thế, nó đem
tới niềm vui và cực lạc tới mức người ta cầu nguyện chỉ vì lời cầu nguyện. Người
ta không cầu nguyện từ sợ và người ta không cầu nguyện từ tham; người ta cầu
nguyện vì người ta tận hưởng nó. Người ta thậm chí không bận tâm liệu có Thượng
đế hay không.
Nếu bạn thích thú nhảy múa bạn
không hỏi liệu có Thượng đế hay không. Nếu bạn thích thú nhảy múa, bạn đơn giản
nhảy múa! Liệu có bất kì ai đang xem điệu múa từ trên trời hay không, không phải
là mối quan tâm của bạn. Liệu các vì sao và mặt trời và mặt trăng có thưởng cho
điệu vũ của bạn không, bạn không quan tâm. Điệu vũ là đủ về phần thưởng trong bản
thân nó. Nếu bạn thích hát bạn hát; liệu bất kì ai có nghe nó hay không, không
phải là vấn đề.
Lời cầu nguyện cũng vậy. Nó là
điệu vũ, nó là bài ca, nó là âm nhạc, nó là tình yêu. Bạn tận hưởng nó, và ở đó
nó được kết thúc. Lời cầu nguyện là phương tiện và lời cầu nguyện là mục đích;
mục đích và phương tiện là không tách rời. Chỉ thế thì bạn mới biết lời cầu nguyện
là gì. Và lời cầu nguyện còn quan trọng hơn Thượng đế nhiều.
Patanjali nói: Thượng đế chỉ là
cái cớ để cầu nguyện. Nó giống như cái móc trên tường để treo áo khoác của bạn
lên. Nếu cái móc không có đó bạn có thể treo áo khoác của bạn ở đâu đó khác. Bạn
có thể treo nó trên cửa ra vào, trên cửa sổ, bất kì chỗ nào. Patanjali có sáng
suốt lớn khi ông ấy nói rằng Thượng đế chỉ là cái móc: Thượng đế đã được bịa ra
bởi vì nếu không thì sẽ khó cho bạn cầu nguyện. Bình thường bạn nghĩ lời cầu
nguyện là phương tiện để đạt tới Thượng đế; Patanjali nói Thượng đế chỉ là
phương tiện để cho bạn có thể cầu nguyện. Nhưng nó chỉ dành cho người mới bắt đầu
- để giúp họ.
Điều đó cũng giống như khi đứa
trẻ nhỏ đi tới trường học chữ cái chúng ta cho nó vài manh mối có ích. Chúng ta
nói, "O tròn như quả trứng gà." Bây giờ, O chẳng liên quan gì tới trứng
gà nói riêng; trứng gà không phải là người chủ của O. O cũng có thể dành cho
ong như nó được ví dành cho trứng gà, và O được dành cho nhiều điều. "O
tròn như quả trứng gà" chỉ để giúp cho đứa trẻ, vì nó có thể hình dung ra
quả trứng gà dễ dàng hơn. Nó cười khúc khích và thích thú - nó biết hoàn toàn
rõ - và theo cách này nó nhớ O.
Nhưng nếu người lớn bao giờ
cũng đọc "O tròn như quả trứng gà" và thế rồi tiếp diễn mãi, thế thì
cái gì đó đã đi sai. Thế thì người đó sẽ gặp khó khăn, người đó sẽ không có khả
năng đọc được cái gì. "O tròn như quả trứng gà, Ô thì có mũ Ơ thì thêm
râu'... nếu người đó cứ đọc theo cách đó thì mũ và râu sẽ bị xáo trộn tới mức
người đó sẽ không có khả năng làm ra nghĩa nào từ nó! Không, đứa trẻ sớm học rằng
đó chỉ là một phương cách.
Theo Patanjali, một trong những
thầy vĩ đại nhất của thế giới, Thượng đế là phương cách - một phương cách để
giúp bạn cầu nguyện. Một khi bạn đã học cầu nguyện, quên mọi thứ về Thượng đế
đi; bản thân lời cầu nguyện là đủ, quá đủ.
Lời cầu nguyện nghĩa là buông
xuôi. Lời cầu nguyện nghĩa là cúi mình xuống trước sự tồn tại. Lời cầu nguyện
nghĩa là lòng biết ơn. Lời cầu nguyện nghĩa là việc cám ơn. Lời cầu nguyện
nghĩa là im lặng. Lời cầu nguyện nghĩa là "Tôi hạnh phúc rằng tôi hiện hữu."
Lời cầu nguyện đơn giản nghĩa là "Món quà cuộc sống vô cùng này là nhiều
thế cho một người không có giá trị như tôi. Tôi không xứng với nó, vậy mà cái
không biết đã mưa rào nó lên tôi." Thấy điều đó, lòng biết ơn nảy sinh.
Ramchandra, bạn hỏi tôi: "
Tôi là người sợ Thượng đế, nhưng thầy nói rằng mọi sợ đều phải bị loại bỏ. Sợ
Thượng đế cũng phải bị bỏ đi sao?"
Có, tuyệt đối có. Chỉ thế thì bạn
mới biết Thượng đế là gì, và chỉ thế thì bạn mới biết yêu là gì, và chỉ thế thì
bạn mới biết có tính tôn giáo nghĩa là gì, nó tất cả nghĩa là gì.
Câu hỏi cuối cùng:
Osho kính yêu,
Phân tâm không thể giúp cho mọi người biết
bản thân họ được sao? Tôn giáo có thực sự cần thiết không?
Sugeet, phân tâm học có thể
giúp được chút xíu, nó có thể chuẩn bị mảnh đất, nhưng nó không thể là cái thay
thế cho tôn giáo được. Ở phương Tây nó trở thành cái thay thế cho tôn giáo, và
điều đó sẽ phá huỷ cái gì đó cực kì đẹp. Tôn giáo là hiện tượng khác toàn bộ với
phân tâm học. Tôn giáo không phải là phân tích chút nào, tôn giáo là thiền. Nó
không nghĩ, nó không phân tích.
Phân tâm học quan tâm tới tâm
trí và giúp tâm trí trở nên được điều chỉnh theo xã hội, theo bất kì cái gì được
coi là bình thường. Nó có thể là bình thường, nó có thể không. Thường trung
bình được coi là bình thường, nhưng trung bình không nhất thiết là bình thường.
Từ bình thường - normal - bắt nguồn từ 'norm'; norm nghĩa là luật. Normal -
bình thường là người sống theo luật, luật tối thượng, chuẩn tối thượng.
Một Phật là bình thường, một
Jesus là bình thường, một Zarathustra là bình thường, một Bồ đề đạt ma là bình
thường. Bạn không bình thường, bạn đơn giản là trung bình. Bạn không theo chuẩn,
bạn không biết gì về chuẩn. Nhưng phân tâm học đơn giản giúp bạn điều chỉnh bản
thân bạn theo xã hội bạn sống; nó làm cho cuộc sống của bạn thành dễ dàng hơn
chút ít.
Sigmund Freud tương truyền đã
nói, "Chúng ta không thể làm cho con người hạnh phúc được, bởi vì không
lúc nào có khả năng cho con người hạnh phúc. Mọi điều mà chúng ta có thể làm là
làm cho con người ít bất hạnh." Đây là phát biểu có ý nghĩa, và tới từ người
sáng lập ra phân tâm học, nó có tầm quan trọng lớn. Và ông ấy đúng.
Một điều phải được nói về
Freud: rằng ông ấy bao giờ cũng chân thành. Cho dù chân thành của ông ấy đi ngược
lại nhiều thứ mà ông ấy muốn, đi ngược lại phân tâm học riêng của ông ấy, dầu vậy
ông ấy vẫn còn chân thành. Ông ấy chưa bao giờ ẩn nấp đằng sau mẽ ngoài và mặt
nạ. Ông ấy là con người đơn giản theo cách đó. Theo cách đó ông ấy có phẩm chất
tôn giáo nào đó về ông ấy.
Nhưng ngoài ra, phân tâm có thể
giúp bạn trong các vấn đề đặc thù: nó có thể cho bạn chút ít sáng suốt trong vấn
đề của bạn, nó có thể làm cho bạn chấp nhận chúng. Nó có thể đem bạn xuống từ
trạng thái sốt về trung bình, và điều đó nữa cũng là với cái giá rất lớn và nhiều
năm làm việc.
Thiền có thể làm điều đó trong
vài ngày, và thiền có thể làm được hơn nhiều. Nó không giúp bạn trở nên được điều
chỉnh theo xã hội; nó giúp bạn được điều chỉnh theo Thượng đế, theo tính thượng
đế. Xã hội nghĩa là đám đông. Được điều chỉnh theo đám đông không phải là trưởng
thành, nó chính là đối lập với trưởng thành. Đám đông bao gồm những người thấp
nhất, và được điều chỉnh theo người thấp nhất bạn phải vẫn còn với người thấp nhất.
Tôn giáo đưa bạn tới các đỉnh cao. Nó đưa bạn hướng tới bầu trời, nó cho bạn
đôi cánh.
Tôn giáo bao giờ cũng được cần
tới. Phân tâm học có thể không được cần tới một ngày nào đó. Phân tâm học là hiện
tượng tạm thời; chỉ tâm trí đương đại mới cần nó. Trong nhiều thế kỉ con người
đã sống mà không có phân tâm. Ở phương Đông chúng ta đã không cho sinh thành ra
bất kì hệ thống nào như phân tâm học; chúng ta đã sống không có nó, chúng ta vẫn
sống không có nó. Nó chỉ là tâm trí phương Tây đương đại, cái đã trở thành quá
căng thẳng, điều cần tới phân tâm. Nó là cái gì đó giống như một pha sẽ đi qua.
Phân tâm sẽ sớm là một phần của
lịch sử, nhưng tôn giáo sẽ còn mãi mãi. Tôn giáo là cái gì đó mà không có nó
con người không thể là con người.
Và bản thân nhà phân tâm là trong
cùng bẫy như bạn. Người đó cần tôn giáo cũng nhiều như bạn. Người đó cần thiền
nhiều như bạn, hay có thể người đó cần nó nhiều hơn bạn, vì người đó phải sống
với những người bị bệnh tinh thần. Người đó trở nên bị nhiễm bởi mọi loại bệnh
của họ.
Bệnh nhân: "Mọi người dường
như nghĩ tôi là hỗn láo, khêu gợi và trơ tráo."
Nhà tâm thần: "Tôi hoàn
toàn hiểu, thưa cô. Bây giờ, tôi muốn nêu vài lưu ý. Liệu cô có vui lòng rời khỏi
lòng tôi vài phút không?"'
Nếu bạn sống với những người
như thế này đủ lâu, bạn có thể giúp họ, chút ít sáng suốt có thể được trao cho
họ, nhưng trong khi đó họ cũng làm thay đổi bạn.
Nhiều nhà phân tâm tự tử hơn bất
kì nghề nào khác. Điều đó là rất kì lạ! Các nhà phân tâm phát điên là đủ kết án
cho phân tâm học.
Một cô gái tuyệt đẹp bước vào
văn phòng của nhà tâm thần. Ngay khi cô ta đóng cửa, bác sĩ lột hết quần áo cô
ta và tấn công cô ta.
Sau mười lăm phút ông ta đứng dậy
và nói, "Được rồi, việc đó giải quyết xong vấn đề của tôi. Vấn đề của cô
là gì?"
Bây giờ, làm sao những người
này có thể giúp bạn bạn được và họ có thể giúp được bao nhiêu? Về mặt chuyên
nghiệp họ biết nhiều về tâm trí, nhưng họ chẳng biết gì về linh hồn. Thực ra,
tâm lí học, phân tâm học, tâm thần học, không nên mang tên theo cách chúng đã vậy,
vì 'psyche-tinh thần' nghĩa là linh hồn và họ không tin vào linh hồn.
'Psychology' nghĩa là khoa học về linh hồn.
Tôn giáo là khoa học về linh hồn,
tâm lí học không phải là khoa học về linh hồn. Tâm lí học là khoa học về tâm
trí - và thậm chí còn chưa là khoa học, nó chỉ mới là trong trạng thái rất
nguyên thuỷ, thô thiển, chỉ mới bắt đầu. Tôn giáo là khoa học của linh hồn. Nó
là nỗ lực giúp bạn gặp gỡ và hội nhập với tính toàn bộ của sự tồn tại - gọi nó
là Pháp, Đạo, Thượng đế, hay bất kì cái gì bạn thích. Nó là nỗ lực để phá huỷ mọi
rào chắn giữa bạn và cái toàn thể để cho bạn có thể bắt đầu cảm thấy cái toàn
thể hội nhập với bạn và bạn hội nhập với cái toàn thể.
Khi bạn đơn giản trở thành con
sóng trong đại dương, có niềm vui lớn, bởi vì mọi sợ chết biến mất. Bạn không
còn tách rời cho nên bạn không thể chết được. Khi bạn chỉ là con sóng trong đại
dương, mọi lo âu biến mất, bởi vì lo âu là có thể chỉ nếu bạn nghĩ về bản thân
bạn như một cá nhân, tách rời. Khi bạn chỉ là một con sóng trong đại dương, thế
thì đại dương chăm sóc bạn. Thỉnh thoảng bạn có đó, được biểu lộ, và thỉnh thoảng
bạn có đó không biểu lộ, nhưng bạn bao giờ cũng có đó và mãi mãi.
Tôn giáo là hiện tượng khác
toàn bộ; phân tâm không thể trở thành cái thay thế cho nó được. Điều tốt là
phân tâm giúp đỡ một chút xíu - mọi người cần giúp đỡ - nhưng nó không phải là
tôn giáo, bởi vì phân tâm học chưa bao giờ biến đổi bạn. Tôn giáo là khoa học của
biến đổi. Bạn cần biến đổi triệt để, bạn cần chuyển hoá, bạn cần việc sinh mới.
Tâm lí học không thể trở thành điều đó được.
Tôn giáo không là gì ngoài quá
trình tái sinh. Bạn được sinh ra mới, bạn được sinh ra trong Thượng đế, bạn được
phục sinh. Tôn giáo là chết và phục sinh.
Đủ cho hôm nay.
Xem tiếp Chương 3 – Quay về Mục lục
0 Đánh giá