Read more
Bông Sen Trắng
Bài giảng về Thiền sư Bồ Đề Đạt Ma
Chương 3. Chỉ
việc mơ
Hỏi: Thiền trong trống rỗng là gì?
Đáp: Người quan sát mọi sự
trong thế giới hiện tượng, vậy mà bao giờ cũng cư ngụ trong trống rỗng. Đó là
thiền trong trống rỗng.
Hỏi: Làm sao người ta có thể cư ngụ trong
pháp?
Đáp: Người ta không nên duy trì
pháp trong cư ngụ cũng không duy trì pháp không cư ngụ. Người đó nên sống một
cách tự nhiên trong pháp. Đây là điều ông gọi là cư ngụ trong pháp.
Hỏi: Làm sao đàn ông có thể sống như không
đàn ông và đàn bà như không đàn bà?
Đáp: Không có khác biệt trong bản
tính Phật giữa đàn ông và đàn bà, không có thực thể nào được chỉ định là đàn
ông hay đàn bà. Vật chất vật lí tạo ra cỏ và cây như nó tạo ra con người. Trong
so sánh ông nói 'cỏ' hay 'cây'. Ông cho mọi loại tên cho ảo tưởng của ông. Phật
nói, "Nếu người ta thấy rằng mọi thứ tồn tại như ảo tưởng, người ta có thể
sống trong quyển cao hơn người thường."
Hỏi: Nếu người ta đạt tới niết bàn của a la
hán, người đó có nhận ra thiền không?
Đáp: Người đó chỉ mơ và ông
cũng thế.
Hỏi: Nếu người ta thực hành sáu toàn hảo
(paramita), và trải qua mười giai đoạn bồ tát hạnh, và hoàn thành mười nghìn đức
hạnh, người đó phải biết rằng mọi thứ là không sinh, do đó chúng sẽ không diệt.
Nhận biết như vậy không là trực giác không là trí tuệ. Người đó không có gì để
nhận và không có gì để nhận người đó. Người này có nhận ra thiền không?
Đáp: Người đó chỉ mơ và ông
cũng vậy.
Hỏi: Nếu một người có mười quyền năng, và đạt
tới bốn dạng can đảm, và hoàn thành mười tám hệ thống giáo huấn, người đó là hệt
như phật, người đã đạt tới chứng ngộ dưới cây pippala. Người đó có thể cứu được
sinh linh hữu tình và thế rồi đi vào trong niết bàn. Người đó không phải là vị
phật thực sao?
Đáp: Người đó chỉ mơ và ông
cũng vậy.
Câu hỏi quan trọng nhất mà con
người đã từng đương đầu là "Thiền là gì?" Từ tiếng Anh meditation
không hàm nghĩa như từ tiếng Phạn nguyên gốc dhyana.
'Meditation' có một nghĩa sai.
Khoảnh khắc bạn nói meditation, ngay lập tức ý tưởng này nảy sinh "Về cái
gì?" Meditation, theo nghĩa trong tiếng Anh của từ này, bao giờ cũng về đối
thể nào đó. Nhưng theo nghĩa tiếng Phạn của từ dhyana - thiền, không có đối thể
như vậy; ngược lại, phi đối thể tuyệt đối, hoàn toàn trống rỗng mọi nội dung,
là dhyana.
Do đó, khi thông điệp của Phật
đạt tới Trung Quốc, từ này đã được bỏ lại không dịch, bởi vì cũng không có từ
tương đương trong ngôn ngữ Trung Quốc. Và ngôn ngữ Trung Quốc giầu có hơn nhiều
so với bất kì ngôn ngữ nào của thế giới. Vậy mà đã không có từ nào có thể được
gọi là đồng nghĩa với từ dhyana - bởi lẽ đơn giản: một từ như vậy bị thiếu bởi
vì dhyana chưa bao giờ được thực hành ở bất kì chỗ nào khác ngoại trừ ở nước
này. Nước này đã đóng góp một điều duy nhất cho thế giới, và đó là nghệ thuật
dhyana - thiền. Và một đóng góp đó là đủ, quá đủ.
Toàn thể khoa học có thể được đặt
sang một bên và dầu vậy nó sẽ không nặng hơn một từ thiền dhyana. Mọi tri thức
của thế giới có thể được đặt sang một bên, nhưng từ thiền vẫn sẽ nặng hơn. Nó
có ý nghĩa vô hạn, nó là một cách nhìn tâm thức mới toàn bộ: một tâm thức không
có nội dung, một tâm thức không có ý nghĩ, ham muốn nào; một đại dương không gợn
sóng, không sóng, hoàn toàn im lặng và tĩnh lặng, phản xạ toàn thể bầu trời với
mọi vì sao. Như thế là thiền.
Ở Trung Quốc nó bị bỏ lại không
được dịch, nhưng khi bạn viết ra một từ từ một ngôn ngữ này trong ngôn ngữ
khác, cho dù bạn không dịch nó, nó vẫn đổi mầu sắc, hình dạng. Điều đó là tự
nhiên; nó đã xảy ra nhiều lần.
Bây giờ, bạn biết từ Ấn Độ-
India; nó đơn giản là một phát âm khác của Sindu, dòng sông lớn bây giờ đi qua
Pakistan. Khi người Ba tư đi qua dòng sông đó lần đầu tiên họ đã phát âm nó là
Indu chứ không là Sindu. Từ Indu nó trở thành Indus, từ Indus nó trở thành
India - Ấn Độ. Và thế rồi một nhóm ngôn ngữ khác đi qua và đã phát âm nó không
phải là Sindu mà là Hindu; do đó mới có Hindu, Hindu giáo, Hindustan. Nhưng
chúng tất cả đều đã nảy sinh từ cái tên Sindu. Bây giờ nó dường như xa xăm tới
mức Hindu và India dường như không có quan hệ chút nào.
Khi hiến pháp Ấn Độ được chuẩn
bị, đã có thảo luận lớn về cần gọi tên nước này là gì: India hay Hindustan?
Tranh cãi lớn về cùng một từ! - bởi vì chúng cả hai đều nảy sinh từ cùng một từ,
tên của dòng sông lớn bây giờ đi qua Pakistan, Sindu. Nó đã du hành theo một hướng
và trở thành Hindu và Hindustan, đã đi qua một hướng khác và trở thành Indus,
India.
Cùng điều dó đã xảy ra cho
dhyana. Phật chưa bao giờ nói tiếng Phạn; đó cũng là một trong những cái độc
đáo của ông ấy. Ở Ấn Độ tiếng Phạn bao giờ cũng là ngôn ngữ của tu sĩ, của người
có văn hoá, của người phức tạp. Phật đã là người đầu tiên mang tới thay đổi triệt
để: ông ấy bắt đầu nói theo ngôn ngữ của mọi người.
Tiếng Phạn chưa bao giờ là ngôn
ngữ của mọi người, nó bao giờ cũng là ngôn ngữ của tầng lớp cao nhất của xã hội.
Và họ đã gìn giữ nó với chăm sóc lớn, để cho nó không bao giờ rơi vào trong tay
của người thường. Nó đã là một trong những chiến lược của mọi tu sĩ trên khắp
thế giới rằng ngôn ngữ của họ phải không được người thường hiểu, bởi vì nếu
ngôn ngữ của họ được người thường hiểu thế thì họ sẽ bị phơi ra - bởi vì điều họ
liên tục nói là đơn giản, rất bình thường, nhưng trong ngôn ngữ mà bạn không hiểu,
có vẻ dường như họ đang nói cái gì đó cao siêu, cái gì đó rất siêu nhiên.
Nếu bạn đọc Vedas trong ngôn ngữ
của bạn, bạn sẽ ngạc nhiên: chả có gì mấy ở đó - không quá một phần trăm các lời
kinh là có ý nghĩa, chín mươi chín phần trăm đơn giản là rác rưởi. Nhưng nếu bạn
đọc nó trong tiếng Phạn bạn sẽ bị mê say, bạn sẽ đơn giản bị thôi miên. Đấy
cũng là trường hợp với Koran. Nếu bạn nghe nó trong tiếng A rập nó sẽ có cái gì
đó thần lực. Được dịch sang tiếng riêng của nước bạn, bạn sẽ phân vân: nó có vẻ
rất bình thường. Các tu sĩ bao giờ cũng nhận biết rằng kinh sách của họ có thể
có giá trị và được đánh giá cao và được kính trọng và được tôn thờ chỉ nếu
chúng không được dịch vào ngôn ngữ của người thường.
Phật là một trong những nhà
cách mạng theo nghĩa đó, nữa. Ông ấy bắt đầu nói trong ngôn ngữ của mọi người.
Ngôn ngữ của mọi người bao quanh Phật là tiếng Pali; trong tiếng Pali dhyana trở
thành jhana - tròn trĩnh hơn, được dùng nhiều hơn. Khi một từ được dùng nhiều,
nó bắt đầu có sự tròn trĩnh, nó mất đi góc cạnh. Điều đó giống như tảng đá
trong dòng sông đang chảy: dần dần, dần dần nó trở thành tròn hơn, nhẵn hơn; nó
đạt tới cái đẹp, nó đạt tới nông trại đáng yêu. Dhyana là thô, jhana là tròn
trĩnh, mềm mại, dễ phát âm. Cho nên khi những sứ giả Phật giáo tới Trung Quốc,
jhana trở thành ch'an trong tiếng Trung Quốc. Và khi cùng từ này đạt tới Nhật bản
từ Trung Quốc nó trở thành zen. Gốc của nó là dhyana - thiền.
Trong tiếng Anh cũng không có từ
tương đương. 'Meditation' có thể được dùng bởi vì đó là xấp xỉ gần nhất, nhưng
điều đó phải được dùng với chăm nom rất lớn, bởi vì bản thân 'meditation' nghĩa
là suy ngẫm về cái gì đó, và dhyana - thiền - nghĩa là hiện hữu trong thiền,
không suy ngẫm về cái gì đó. Nó không phải là quan hệ với một đối thể, nó là trống
rỗng tuyệt đối; không đối thể, thậm chí không Thượng đế. Đơn giản vô đối thể, tấm
gương phản xạ cái không, tấm gương đơn giản trong bản tính của nó, như nó vậy.
Khi bạn đi tới sự đơn giản đó, tới cái hồn nhiên đó, bạn ở trong thiền.
Bạn không thể làm thiền được, bạn
chỉ có thể ở trong thiền. Vấn đề không phải là làm cái gì đó, vấn đề là hiện hữu.
Nó không phải là hành động mà là trạng thái.
Đệ tử này hỏi Bồ đề đạt ma, thầy:
Thiền trong trống rỗng là gì?
Anh ta phải đã phân vân. Nhiều
người hỏi tôi, "Chúng tôi nên thiền về cái gì? Về dạng nào? Chúng tôi nên
quán tưởng cái gì? Chúng tôi nên tụng mật chú nào, hay chúng tôi nên tạo ra dạng
ý nghĩ nào bên trong tâm trí chúng tôi, để cho chúng tôi có thể hội tụ vào
nó?" Họ đang hỏi về tập trung nhưng họ nghĩ họ đang hỏi về thiền. Và có cả
nghìn cuốn sách viết về tập trung nhưng chúng tất cả đều liên tục dùng từ thiền.
Đây là một trong những từ bị hiểu lầm nhiều nhất - và kinh nghiệm này là hiếm
hoi tới mức bạn sẽ không bao giờ hiểu rằng ai đó dùng từ này theo nghĩa sai tuyệt
đối.
Tôi đã bắt gặp hàng trăm cuốn
sách liên tục dùng từ thiền dường như nó là trạng thái cao hơn của tập trung.
Nó chẳng liên quan gì tới tập trung cả; thực ra, nó chính là cái đối lập của tập
trung. Trong tập trung có đối thể. Bạn phải hội tụ vào đối thể, bạn phải tuyệt
đối được tập trung vào nó, toàn thể tâm thức của bạn rơi vào đối thể, không bỏ
lỡ đối thể cho dù một khoảnh khắc: đó là tập trung. Tập trung có giá trị riêng
của nó. Nó là phương pháp lớn trong tay của khoa học, nhưng nó không có giá trị
tôn giáo chút nào. Nó có giá trị khoa học, nó có giá trị nghệ thuật, nhưng
không có giá trị tôn giáo chút nào. Khoa học không thể tiến được một bước nếu
không có tập trung. Nghệ thuật không thể sáng tạo nếu không có tập trung.
Nghệ sĩ trở nên được tập trung
vào bức hoạ, hay bức điêu khắc, hay âm nhạc tới mức người đó quên mất toàn thế
giới. Trong tập trung của người đó mọi thứ khác bị loại trừ, bị loại ra; duy nhất
một thứ còn lại trong tâm trí người đó, dường như toàn thế giới bao gồm một điều
đó. Điều đó là toàn thể thế giới cho khoảnh khắc đó; không cái gì khác tồn tại.
Có một chuyện cổ:
Một cuốn sách rất nổi tiếng, một
trong những cuốn sách vĩ đại nhất đã từng được viết ra, là một bản luận về
Brahma Sutras do Vrihaspati viết ra. Tên của bản luận này là rất kì lạ: tên của
bản luận này là Bhamati. Nó là kì lạ vì nó chẳng liên quan gì tới Brahma
Sutras, một trong những bản luận triết lí về advaita, bất nhị.
Bhamati là tên của vợ
Vrihaspati. Kết nối nào có thể có đó giữa lời bài luận về Brahma Sutras và vợ
Vrihaspati? Có bí mật nào đó ẩn kín trong nó. Vrihaspati phải đã là một con người
của tập trung sâu sắc - ông ấy là một triết gia lớn. Ông ấy lấy vợ vì bố ông ấy
đã già và ông cụ muốn Vrihaspati xây dựng gia đình. Và trong thời xưa ấy vâng lời
là cách đơn giản; nó đã là tự nhiên thế - mọi người thường tuân theo ước nguyện
của bố mẹ họ. Không có vấn đề nói không, cho nên Vrihaspati nói có.
Ông ấy lấy Bhamati nhưng ông ấy
không phải là người đàn ông cần vợ hay cần gia đình. Toàn thể tập trung của ông
ấy là vào bản luận lớn mà ông ấy đang viết về Brahma Sutras. Ông ấy bị cuốn hút
tới mức ông ấy đem vợ về nhà và quên tất cả về cô ấy.
Người vợ chăm sóc mọi bề cho
Vrihaspati. Điều đó nữa là không còn có thể - ai có thể chăm sóc cho người chồng
mà đã quên hoàn toàn cô ấy? Ông ấy không có ý tưởng nào về cô ấy là ai và tên
cô ấy là gì. Ông ấy chưa bao giờ hỏi tên cô ấy. Cô ấy phục vụ ông ấy như cái
bóng. Cô ấy chưa bao giờ tới trước ông ấy vì ông ấy có thể bị sao lãng, quấy rối.
Và ông ấy liên tục viết bài luận
của mình. Ông ấy đang vội bởi vì ông ấy đã lấy lời nguyện trong tim rằng ngày
bài luận được hoàn thành ông ấy sẽ từ bỏ thế giới, và ông ấy muốn từ bỏ thế giới
sớm nhất có thể được. Hết ngày nọ tới ngày kia, ông ấy miệt mài viết. Muộn
trong đêm ông ấy liên tục viết. Thỉnh thoảng nến cháy hết, và người vợ sẽ tới đằng
sau và chỉ đặt nến ở đó. Thỉnh thoảng ông ấy thấy tay vợ đem thức ăn tới, đem
thức ăn thừa và đĩa đi, nhưng ông ấy tập trung thế vào công việc của mình, ông ấy
không bao giờ hỏi. "Người đàn bà này là ai?"
Đó là câu chuyện hay; liệu nó
có thực sự xảy ra hay không không phải là vấn đề. Nhưng tôi nghĩ rằng những người
vợ chắc không thể tốt đến thế ngay cả trong những ngày xưa đó. Người ta hi vọng...
nhưng các hi vọng chưa bao giờ được hoàn thành.
Nhiều năm trôi qua và đêm tới
khi bài luận được hoàn thành. Vrihaspati đóng cuốn sách lại, người vợ tới và
đem nến đi. Bây giờ ông ấy tự do với bài luận và sự cuốn hút. Ông ấy hỏi người
đàn bà, "Cô là ai vậy? Và sao cô liên tục phục vụ tôi như thế này?"
Người đàn bà nói, "Em được
ân huệ tuyệt đối rằng ít nhất anh hỏi tới tên em. Điều đó còn nhiều hơn là việc
em có thể đã yêu cầu. Anh phải đã quên mất rồi... nhiều ngày đã trôi qua. Và
anh bị cuốn hút thế vào trong công việc của anh, làm sao anh có thể nhớ được,
làm sao người ta có thể mong đợi nhớ được? Em là Bhamati; anh đã cưới em vài
năm trước. Kể từ đó em đã hầu hạ anh."
Và nước mắt lăn dài trên má
Vrihaspati, và ông ấy nói, "Bây giờ thì quá trễ rồi vì ta đã lấy lời nguyện
rằng ngày bản luận được hoàn thành ta sẽ từ bỏ thế giới. Quá trễ rồi; ta không
thể là chồng cô được thêm nữa. Ta đã từ bỏ thế giới. Đóng sách lại là đóng
chương này của đời ta. Ta bây giờ là một sannyasin. Nhưng ta cảm thấy cực kì biết
ơn cô. Cô là người đàn bà hiếm hoi. Chỉ từ lòng biết ơn ta sẽ gọi bản luận của
ta là Bhamati."
Do đó bản luận của ông ấy về
Brahma Sutras có tên là Bhamati. Trên bề mặt không có quan hệ gì giữa Bhamati
và Brahma Sutras, nhưng đó là điều Vrihaspati đã gọi nó. Và ông ấy nói với vợ
mình, "Theo cách đó câu chuyện của em sẽ được ghi nhớ hàng thế kỉ."
Vâng, nhiều thế kỉ đã trôi qua, và tôi đã nhớ nó, và bây giờ bạn sẽ nhớ nó. Một
người đàn bà hiếm hoi, và người đàn ông hiếm hoi, và câu chuyện hiếm hoi...
Đây là tập trung, tuyệt đối tập
trung. Có thể được tập trung vào cái gì đó tới mức mọi thứ khác đều bị loại trừ.
Điều đó được nói tới cho Thomas Alva Edison, một nhà khoa học vĩ đại, vĩ đại nhất,
bởi vì một mình ông ấy đã khám phá ra ít nhất là một nghìn thứ... Không ai khác
đã làm nhiều thế. Nhiều thứ bạn đang dùng là phát minh của Edison: bóng đèn điện,
máy ghi âm, radio - nhiều thứ.
Ông ấy thường trở nên bị cuốn
hút vào công việc của mình tới mức có lần ông ấy quên mất cả tên mình. Rất khó
quên được tên bạn cho dù bạn muốn quên. Nó trở thành ăn sâu thế, nó đi sâu vào
trong trí nhớ tới mức nó trở thành một phần của vô thức của bạn. Ngay cả trong giấc
ngủ bạn vẫn nhớ tới tên bạn. Nếu tất cả các bạn đều rơi vào trong giấc ngủ ở
đây - vì bạn có thể làm điều đó nếu tôi cứ nói mãi về thiền... Bạn sẽ làm gì? Bạn
sẽ trốn đi đâu? Bạn sẽ bắt đầu rơi vào giấc ngủ. Nếu tất cả các bạn rơi vào giấc
ngủ và đột nhiên tôi gọi tên ai đó - tôi gọi, "Mukta!" - thế thì
không ai khác sẽ nghe thấy; duy nhất Mukta sẽ nghe thấy. Mukta sẽ mở mắt ra và
sẽ nói, "Ai quấy rầy thế? Và sao lại tôi?" Ngay cả sâu trong giấc ngủ
bạn vẫn nhớ tên bạn. Rất khó quên nó. Nhưng Edison có lần đã quên mất tên mình.
Ai đó khác phải nhắc ông ấy.
Trong thế chiến thứ nhất ông ấy
đang đứng xếp hàng; khi tên ông ấy được gọi, ông ấy nhìn quanh đây đó. Người
thư kí gọi lần nữa, thế rồi một người đứng sau ông ấy bảo ông ấy, "Như tôi
biết từ báo chí - tôi đã thấy ảnh ông - ông dường như là Thomas Alva
Edison."
Ông ấy nói, "Vâng, ông
đúng! Tôi đang nghĩ, người này là ai vậy? Âm này, dường như tôi đã nghe cái tên
này từ trước. Tôi có thể nhận ra cái tên nhưng tôi hoàn toàn quên mất rằng đây
là tên riêng của tôi." Ông ấy nói, "Tôi rất tiếc."
Điều này có thể xảy ra cho nhà
khoa học. Ông ấy thường giữ các ghi chép, bởi vì ông ấy làm việc trên nhiều thứ
cùng nhau thế, nhưng thế rồi ông ấy sẽ quên mất ông ấy để tờ ghi chép ở đâu. Và
ông ấy sẽ dùng các mảnh giấy - đó là thói quen của ông ấy, cái gì đó lập dị -
chỉ những mảnh giấy nhỏ để viết những điều lớn lao lên. Toàn thể nghiên cứu của
ông ấy đầy những mảnh giấy, và mỗi mảnh giấy phải được gìn giữ bởi vì không ai
biết ông ấy đã viết gì lên nó. Vợ ông ấy phải chăm lo để không mảnh nào bao giờ
bị mất, bởi vì ông ấy sẽ hỏi, "Mảnh giấy đó đâu rồi?" và thế rồi tìm
cả tiếng đồng hồ, bởi vì có nhiều mảnh giấy thế.
Vợ ông ấy bảo ông ấy, "Sao
anh không dùng quyển vở?"
Ông ấy nói, "Ý tưởng hay đấy,
sao em không nói cho anh từ trước?" Thế là ông ấy thường mang theo cuốn sổ
tay nhưng thế rồi ông ấy lại quên luôn cả cuốn sổ tay - chỗ ông ấy đã để nó. Tập
trung của ông ấy là toàn bộ vào bất kì cái gì ông ấy đang làm việc. Nó không phải
là thiền, nhớ lấy.
Khoa học cần tập trung. Thiền
chính là cái đối lập của tập trung. Tập trung nghĩa là loại ra ngoài toàn thể
thế giới và đổ tâm thức bạn vào một đối thể. Thiền nghĩa là không đối thể nào cả;
không cái gì bị loại trừ, không cái gì bị loại ra ngoài. Người ta đơn giản thảnh
thơi, cởi mở, tỉnh táo, sẵn có cho mọi thứ đang đó. Tiếng hót xa xăm của con
chim cúc cu, và tiếng ồn của tầu hoả, và ai đó bóp còi xe, và trẻ con cười khúc
khích. Người ta sẵn có cho mọi thứ và vậy mà người ta ở xa xăm, siêu việt.
Câu hỏi thứ nhất đệ tử này hỏi
là:
Thiền trong trống rỗng là gì?
Anh ta có thể hiểu thiền là gì,
bởi vì thế thì anh ta sẽ có khả năng hiểu nó như tập trung. Nhưng hoàn cảnh là
'trong trống rỗng'; điều đó tạo ra vấn đề. 'Thiền trong trống rỗng' - bạn phải
hoàn toàn trống rỗng, không ý nghĩ, không ham muốn, không đối thể, không nội
dung của tâm trí. Bạn chỉ là sự trống rỗng; mọi thứ đi qua bạn không cản trở
nào, không khối chắn. Gió tới và đi qua ngôi đền trống rỗng, ánh sáng mặt trời
tới và đi qua ngôi đền trống rỗng, mọi người tới và qua ngôi đền trống rỗng, và
ngôi đền vẫn còn trống rỗng. Mọi thứ tới và đi như cái bóng và không cái gì làm
sao lãng bạn. Điểm đó phải được nhớ.
Trong tập trung mọi thứ đều làm
sao lãng bạn. Nếu bạn đang làm việc một cách tập trung lên cái gì đó và vợ bạn
bắt đầu nói với bạn, đó là sao lãng. Nếu con bạn muốn hỏi một câu hỏi, đó là
sao lãng. Nếu chó bắt đầu sủa ở nhà hàng xóm, đó là sao lãng. Nếu bạn đang cố tập
trung, mọi thứ đều là sao lãng, bởi vì tập trung là trạng thái phi tự nhiên, bị
ép buộc; do đó bất kì cái gì cũng có thể làm sao lãng bạn.
Nhưng thiền là luồng chảy tự
nhiên, tự phát; không cái gì có thể làm sao lãng bạn. Đó là cái đẹp của thiền:
sao lãnh là không thể được. Chó có thể sủa, và trẻ con có thể hỏi câu hỏi, và
máy bay có thể liên tục bay trên trời làm ra đủ mọi loại tiếng động, và không
cái gì làm sao lãng bạn bởi vì bạn không tập trung chút nào. Từ đâu mà bạn có
thể bị sao lãng? Nếu bạn đang hội tụ, bạn có thể bị sao lãng. Nếu bạn không hội
tụ, làm sao bạn có thể bị sao lãng được? Thấy ra vấn đề đi.
Thiền không biết tới sao lãng.
Đó là duyên dáng của nó, cái đẹp của nó, vĩ đại của nó: không cái gì có thể quấy
rối nó được. Nếu thiền của bạn có thể bị quấy rối điều đó đơn giản nghĩa là bạn
đang tập trung và còn chưa nếm trải thiền. Thiền là bao la thế nó có thể chứa mọi
thứ, hấp thu mọi thứ, và vậy mà vẫn còn trống rỗng.
Đệ tử này hỏi:
Thiền trong trống rỗng là gì?
Đệ tử này phải đã nghĩ về thiền
dưới dạng tập trung. Đó là cách nó bao giờ cũng xảy ra: thầy nói điều này, đệ tử
hiểu cái gì đó khác. Điều đó nữa cũng là quá trình tự nhiên. Tôi không phàn nàn
về điều đó; điều đó nhất định xảy ra, bởi vì thầy nói từ bình diện này và đệ tử
hiểu từ bình diện khác. Cái gì đó tới từ những đỉnh cao phải đi xuống bóng tối
của thung lũng, và thung lũng nhất định ảnh hưởng tới nó.
Nói gì về đối thoại của thầy và
đệ tử khi ngay cả trong đối thoại giữa những người thường, khi bạn đang nói với
mọi người, bạn thường xuyên cảm thấy bạn đã không được hiểu? Thỉnh thoảng bạn
càng cố, điều đó càng trở nên không thể được, đặc biệt khi bạn có quan hệ thân
thiết với mọi người. Chồng nói với vợ, vợ nói với chồng; bố mẹ nói với con cái,
con cái nói với bố mẹ. Dường như không có khả năng năng trao đổi chút nào. Chồng
nói điều này, vợ lập tức nhảy sang kết luận nào đó khác. Vợ nói cái gì đó, chồng
bắt đầu nói về cái gì đó khác. Tâm trí họ không rảnh rang. Họ liên tục giải
thích sai lẫn nhau. Do đó nhiều biện luận tiếp tục mà không có hiểu biết chút
nào.
Anh ta gọi điện thoại tới bác
sĩ và bắt đầu la lên điên cuồng, "Con trai năm tuổi của tôi vừa nuốt viên
thuốc tránh thai!"
"Đừng lo. Tôi sẽ qua
ngay."
Ngay khi bác sĩ vừa định rời khỏi
văn phòng, điện thoại của ông ta lại reo lên và cùng người gọi tuyên bố,
"Quên chuyện đó đi, bác sĩ. Tôi tìm ra viên khác rồi!"
Rất khó biết đích xác nghĩa của
người khác.
Grant đi Pháp nhân kì nghỉ, gặp
một cô gái Pháp xinh xắn, cưới cô ấy, và trở về nhà với cô dâu tới Cleveland.
Sau khi ở nước này chỉ ba tuần cô gái Paris đáng thương vào bệnh viện tư để mổ.
Khi ra khỏi ảnh hưởng của ê te,
cô ấy hỏi bác sĩ, "Chồng tôi và tôi có thể trở lại cuộc sống tình dục
thông thường sớm bao lâu?"
"Tôi còn phải xem sách y
đã," bác sĩ hít hơi. "Cô là bệnh nhân đầu tiên hỏi tôi điều đó sau cuộc
mổ cắt ami đan."
Bạn đơn giản không biết về người
Pháp và cách họ làm tình!
Tôi đã nghe một câu chuyện:
Một giáo sư người Pháp về tình
dục học đang nói chuyện với một giáo sư Mĩ về cùng chủ đề, người ông ta đã gặp
trong một cuộc hội nghị. Người Pháp nói, "Có một trăm cách làm tình."
Người Mĩ phân vân, "Một
trăm sao?" Và khi người Pháp bắt đầu kể ra mọi cách, ông ta ngày một phân
vân hơn. Cách thứ một trăm là: chồng làm tình với vợ khi treo trên đèn treo.
Người Mĩ nói, "Có một trăm
linh một cách làm tình."
Người Pháp không thể nào tin được
vào điều đó; ông ta nói, "Điều đó là không thể được, bởi vì không ai biết
nhiều về yêu hơn chúng tôi." Nhưng người Mĩ cứ khăng khăng rằng có một
trăm linh một cách. Thế là người Pháp nói, "Vâng, thôi được, ông bắt đầu kể
đi."
Người Mĩ nói, "Đầu tiên
là: vợ nằm ngửa và chồng nằm trên cô ta."
Người Pháp nói, "Đợi đã!
Tôi chưa bao giờ nghĩ tới điều đó!"
Người khác nhau, tâm trí khác
nhau, ước định khác nhau, bận tâm khác nhau, định kiến khác nhau. Cho nên khi bạn
nói, lời không thể có cùng nghĩa. Khi bạn nói cái gì đó, bạn nói nó với nghĩa
này; khi nó đạt tới người khác nó có nghĩa mà người đó cho các lời đó. Điều này
là vậy trong đối thoại bình thường - nói gì tới phật đang nói cho đệ tử.
Phật đang đứng ở bờ bên kia, và
đệ tử ở bờ bên này. Phật đã thức tỉnh và đệ tử đang ngủ say và ngáy. Phật nói
như một người đã thức tỉnh và đệ tử nghe như người đang ngủ. Trong mơ của mình
anh ta bóp méo nghĩa, anh ta cho ý tưởng riêng của mình, áp đặt quan niệm, triết
lí riêng của mình, kết luận riêng của mình lên lời.
Do đó chừng nào mối quan hệ thầy
và đệ tử còn chưa là mối quan hệ của chuyện tình sâu sắc, trao đổi là không thể
được; điều đó là không thể được. Chỉ trong mối quan hệ yêu sâu sắc, trong thân
thiết sâu sắc nơi đệ tử đơn giản trong buông bỏ, nơi đệ tử gạt tâm trí của mình
sang bên và lắng nghe không can thiệp chút nào, không bao giờ cho nghĩa riêng của
mình, chỉ lắng nghe một cách chăm chú, không bị bận tâm liệu điều được nói là
đúng hay sai, hay nó có nghĩa gì, chỉ thế thì người đó mới có thể lắng nghe và
việc lắng nghe đó có thể là kinh nghiệm biến đổi. Từ phía đệ tử im lặng lớn là
được cần, chỉ thế thì điều thầy nói mới có thể được hiểu.
Câu hỏi của đệ tử này là:
Thiền trong trống rỗng là gì?
Anh ta phải đã nghe Bồ đề đạt
ma nói về thiền lặp đi lặp lại mãi, bởi vì ở phương Đông thầy đã từng nói chỉ về
thiền. Bạn có thể hỏi bất kì câu hỏi nào và sớm hay muộn họ sẽ đem chủ đề về
thiền - và nó là sẽ đi tới đó sớm hay muộn. Bạn có thể hỏi về Thượng đế và họ sẽ
nói về thiền. Bạn có thể hỏi, "Tôi là ai?" và họ sẽ nói về thiền. Bạn
có thể hỏi, 'Ai tạo ra thế giới?' và họ sẽ nói về thiền - vì phương Đông biết
chìa khoá.
Thiền là chìa khoá cho mọi điều
huyền bí của cuộc sống và sự tồn tại; do đó liên tục nói về các chủ đề khác là
vô nghĩa. Nếu bạn có thể làm cho đệ tử hiểu thiền là gì, thế thì anh ta sẽ mở
ra và tháo khoá mọi cánh cửa theo cách riêng của anh ta, và anh ta sẽ có khả
năng thấy và kinh nghiệm theo cách riêng của anh ta. Và chỉ kinh nghiệm của bạn
mới là giải thoát, bởi vì chỉ thế thì nó mới là chân lí của bạn một cách đích
thực.
Jesus nói: Chân lí giải thoát.
Một cách chắc chắn, chân lí giải thoát. Một cách tuyệt đối, chân lí giải thoát.
Tôi đồng ý với ông ấy, nhưng phát biểu của ông ấy dường như chỉ là một nửa.
Phát biểu đầy đủ nên là: Chân lí giải thoát, nhưng chân lí phải là của riêng bạn.
Nếu nó là chân lí của ai đó khác, thế thì thay vì giải thoát bạn, nó trói buộc
bạn, nó xiềng xích bạn, nó cầm tù bạn.
Bồ đề đạt ma nói:
Người quan sát mọi sự trong thế
giới hiện tượng, vậy mà bao giờ cũng cư ngụ trong trống rỗng. Đó là thiền trong
trống rỗng.
Câu trả lời đơn giản, chỉ là
câu trả lời bản chất, nhưng nếu bạn có thể hiểu được câu trả lời này theo cách
tồn tại, bạn sẽ không bao giờ như cũ lần nữa. Những lời đơn giản, nhưng chúng
có thể trở thành chiếc thang sang thế giới kia.
Người quan sát mọi sự trong thế
giới hiện tượng, vậy mà bao giờ cũng cư ngụ trong trống rỗng. Đó là thiền...
Nhìn toàn thể thế giới dường
như nó bao gồm các cái bóng. Nó thực sự chứa các cái bóng. Nó được làm từ chất
liệu mơ. Bởi vì chúng ta tin vào nó, nó thu được thực tại trong cùng tỉ lệ như
chúng ta tin vào nó. Khoảnh khắc niềm tin của bạn biến mất, điều bạn tin vào
cũng biến mất.
Bạn thấy người đàn bà và bạn
phóng chiếu cái đẹp lên cô ấy và cô ấy có vẻ đẹp thế, như vàng thế, không của
thế giới này chút nào, và bạn rơi vào tình yêu với giấc mơ riêng của bạn, nhớ lấy;
người đàn bà chẳng có liên quan gì tới nó. Đó là lí do tại sao những người yêu
đều bị coi là mù và điên, bởi vì không ai khác có thể đồng ý với họ.
Majnu điên về một người đàn bà,
Laila, điên tới mức chưa bao giờ có một người yêu điên như thế; anh ta ở trên đỉnh
danh sách. Vua triệu anh ta tới, vì ông ấy bắt đầu cảm thấy tiếc cho chàng
thanh niên này. Và bởi vì anh ta ở trong tình yêu với Laila nhiều thế, ngay cả
nhà vua cũng đã trở nên quan tâm, "Người đàn bà này là ai?" Ông ấy
cũng quan tâm tới đàn bà đẹp, cho nên ông ấy làm cuộc điều tra. Ông ấy thấy người
đàn bà này và ông ấy choáng - cô ấy rất đơn sơ, giản dị, rất bình thường.
Thế rồi ông ấy cảm thấy thậm
chí còn tiếc hơn cho chàng thanh niên này. "Anh ta chỉ là kẻ ngu, hay
điên, hay phát mù quáng. Điều gì đã xảy ra cho anh ta?" Và anh ta đã là
chàng thanh niên thông minh nhất trong thủ đô, đẹp, mạnh khoẻ; đang phá huỷ mạnh
khoẻ của anh ta, phá huỷ thông minh của anh ta vì một người đàn bà bình thường.
Nhà vua triệu anh ta tới triều
đình. Ông ấy nói, "Anh phải điên rồi, bởi vì ta đã thấy Laila của anh và
cô ta chỉ là người đàn bà bình thường. Nhưng ta cảm thấy tiếc cho anh. Chúng ta
đã hi vọng nhiều về anh, chúng ta nghĩ rằng anh sẽ trở thành một người vĩ đại,
nhưng anh đang phá huỷ bản thân mình. Ta sẽ cho anh một trong những người đàn
bà đẹp nhất từ gia đình ta. Ta có nhiều đàn bà đẹp."
Ông ấy gọi một tá cô gái tới và
ông ấy bảo Majnuj, "Anh có thể chọn bất kì người nào, và người đó sẽ là của
anh."
Majnu nhìn lần lượt từng cô gái
và lắc đầu và nói, "Không. Đây không phải là Laila, đây nữa cũng không là
Laila." Anh ta bác bỏ tất cả mười hai cô gái. Anh ta nói, "Không ai
là Laila cả."
Nhà vua nói, "Anh chắc chắn
là điên rồi. Laila không là gì khi so sánh với những cô gái đẹp này. Họ thuộc
vào gia đình hoàng gia đấy!"
Majnu nói, "Tâu bệ hạ, tôi
có thể hiểu được từ bi của ngài với tôi, nhưng tôi lấy làm tiếc phải nói rằng
ngài không thể thấy được Laila trừ phi ngài nhìn cô ấy qua mắt tôi."
Đây là phát biểu có ý nghĩa - từ
một người điên, tất nhiên, nhưng đôi khi người điên đưa ra phát biết rất lành mạnh.
"Trừ phi ngài nhìn qua mắt tôi," Majnu nói, "ngài sẽ không có khả
năng thấy được cái đẹp của Laila." Theo một cách nào đó anh ta là đúng, bởi
vì cái đẹp không có đó trong Laila, nó được phóng chiếu qua mắt anh ta. Laila
chỉ là màn ảnh trên đó anh ta phóng chiếu ý tưởng nào đó.
Mọi người yêu đều làm điều đó.
Bạn rơi vào tình yêu với phóng chiếu riêng của bạn. Đó là lí do tại sao nó bao
giờ cũng gây thất vọng. Nếu bạn ngẫu nhiên có được người đàn bà của bạn hay người
đàn ông của bạn, bạn sẽ bị thất vọng. Được ân huệ là những người chưa bao giờ lấy
người người đàn ông hay người đàn bà của họ, bởi vì họ chưa bao giờ bị thất vọng.
Họ bao giờ cũng vẫn còn yêu, họ bao giờ cũng vẫn còn hi vọng. Bị khổ là những
người thành công, bởi vì thế thì sẽ rất khó mà mang được phóng chiếu cũ. Khi bạn
tới gần màn ảnh hơn và bạn chạm vào màn ảnh, bạn có thể cảm thấy rằng có cái đẹp
được bao lâu? Sớm hay muộn bạn sẽ thấy rằng chỉ có màn ảnh đơn sơ, rằng bạn đã
phóng chiếu. Do đó mọi người yêu, nếu họ thành công, đều trở nên thất vọng.
Thế giới này bao gồm các phóng
chiếu của chúng ta. Thực ra, khi Bồ đề đạt ma nói về thế giới, ông ấy đang nói
chỉ về phóng chiếu của bạn. Ông ấy không nói về cây và đá và núi và sao, ông ấy
đang nói về phóng chiếu của bạn. Hoa hồng là hoa hồng là hoa hồng - không đẹp
không xấu. Nó đơn giản là bản thân nó; bạn phóng chiếu ý tưởng của bạn.
Mới một trăm năm trước không ai
nghĩ rằng xương rồng là đẹp. Nhưng bây giờ chúng 'ở trong nhà', và hoa hồng ở
bên ngoài. Bây giờ nói về hoa hồng có vẻ lạc thời thượng chút ít. Nếu bạn nói với
người đàn bà của bạn, "Mặt em tươi như hoa hồng," cô ấy sẽ nghĩ bạn
chỉ là kiểu mũ cũ. Nói với cô ấy, "Em trông như cây xương rồng," và
cô ấy sẽ nghĩ, "Vâng, anh hiện đại, anh cập nhật. Anh hiểu Picasso và Dali
và nghệ thuật hiện đại."
Mọi người bây giờ để xương rồng
trong phòng khách, và trước đây họ thường để xương rồng chỉ ở hàng rào cánh đồng
và vườn để bảo vệ chúng. Bây giờ xương rồng đã đi vào phòng khách. Đột nhiên
cái đẹp được khám phá. Trong nhiều thế kỉ không ai đã bao giờ nghĩ tới - không
Shakespeare không Kalidas, không Milton không Tennyson - không ai đã bao giờ
nói về xương rồng và ca ngợi xương rồng. Nhưng bây giờ chúng ta đã bắt đầu
phóng chiếu cái đẹp lên xương rồng. Chúng ta mệt mỏi với hoa hồng; thế là đủ rồi.
Sau hàng nghìn năm chúng ta đã nói mọi điều về hoa hồng; chúng ta được kết thúc
với chúng. Không cái gì mới có thể được nói về hoa hồng. Mọi thứ có thể được
nói đều đã được nói - và được nói hay tới mức không có cách nào để cải tiến nó.
Và chúng ta có nhu cầu lớn để phóng chiếu. Do đó mốt thời thượng thay đổi, bởi
vì mọi người đều cần phóng chiếu ý tưởng của mình. Do đó chúng ta cần màn ảnh mới.
Và ý tưởng về cái đẹp liên tục
thay đổi. Trong mọi nước đều có ý tưởng khác nhau về cái đẹp. Điều là đẹp cho
người Mĩ không đẹp cho người Ấn Độ; và điều là đẹp cho người Ấn Độ không đẹp
cho người Mĩ; và điều là đẹp cho người Mĩ là không đẹp cho người Trung Quốc.
Các ý tưởng khác nhau.
Thế thì có cái gì đó giống như
cái đẹp khách quan không? Không có đâu. Sự tồn tại đơn giản có đó mà không có
tính từ; không có 'tốt' không có 'kém', không có 'đẹp' không có 'xấu'. Do đó Bồ
đề đạt ma nói: Vứt việc thích và không thích đi. Dừng chọn lựa, dừng phóng chiếu,
và thế giới biến mất. Không phải là cây sẽ không có đó và núi sẽ không có đó
đâu, không phải là bạn sẽ có khả năng đi qua tường đâu. Tường sẽ có đó và cây sẽ
có đó và núi sẽ có đó; mọi thứ sẽ có đó trong chân lí tuyệt đối nhưng mơ của bạn
sẽ không có đó chút nào. Và chúng ta đã trở nên bị gắn bó thế với mơ của chúng
ta - đó là lí do tại sao thiền dường như là khó.
Bệnh nhân: "Bác sĩ ơi, suốt
cả đêm dài tôi đã mơ về bóng chày, và điều đó xảy ra hàng đêm."
Nhà tâm thần: "Được, điều
đó có thể được chữa dễ dàng. Anh có nữ nghệ sĩ yêu mến nào không?"
Bệnh nhân: "Có chứ,
Elizabeth Taylor."
Nhà tâm thần: "Vậy thì tốt,
mọi thứ anh nghĩ về cô ấy trong đêm."
Bệnh nhân: "Cái gì! Và làm
mất lượt đánh của tôi à!"
Tôi đã nghe: Mulla Nasruddin huých
khuỷu tay vào vợ trên giường một đêm và nói, "Nhanh lên, đem kính của anh
lại đây!"
Cô vợ nói, "Giữa đêm
hôm...! Anh cần kính làm gì?"
Anh ta nói, "Đừng phí thời
gian, mang kính của anh lại đi!"
Nhưng cô vợ cứ khăng khăng,
"Trước hết em phải biết tại sao, để làm gì: giữa đêm hôm thế này, anh định
nhìn cái gì?"
Anh ta nói, "Em sẽ phá huỷ
toàn thể vấn đề. Anh vừa mới có giấc mơ. Ba người đàn bà đẹp: Elizabeth Taylor,
Sophia Loren... hai người anh có thể nhận ra được; người thứ ba, người đẹp nhất,
anh không thể nhận ra được. Đem kính của anh lại đi! Em biết rằng mắt anh không
phải là điều chúng thường vẫn vậy. Anh già rồi và anh không thể thấy được mọi
thứ một cách rõ ràng."
Mọi người đang sống trong mơ.
Chỉ có hai loại người trên thế giới: những người sống trong mơ và những người sống
trong nhận biết. Là một sannyasin nghĩa là bắt đàu của việc sống trong nhận biết.
Bồ đề đạt ma nói:
Người quan sát mọi sự trong thế
giới hiện tượng, vậy mà bao giờ cũng cư ngụ trong trống rỗng. Đó là thiền trong
trống rỗng.
Người ta liên tục thấy hình
bóng, mơ, phóng chiếu, nhưng nhớ rằng tất cả những điều này chỉ là chất liệu mơ
thôi. Nhớ điều đó, sâu bên dưới người ta vẫn còn hoàn toàn trống rỗng. Gương
chưa bao giờ níu bám lấy bất kì phản xạ nào; dù mặt đẹp thế nào có thể nhìn vào
trong gương, nó không bao giờ níu bám lấy điều đó. Mặt được phản xạ. Khi người
này đã đi rồi, mặt biến mất. Gương vẫn còn trống rỗng, thiền nhân cũng vậy: người
đó phản xạ mọi thứ và vậy mà vẫn còn trống rỗng, bởi vì người đó không níu bám.
Câu hỏi thứ hai:
Làm sao người ta có thể cư ngụ trong pháp?
Bồ đề đạt ma nói:
Người ta không nên duy trì pháp
trong cư ngụ cũng không duy trì pháp không cư ngụ. Người đó nên sống một cách tự
nhiên trong pháp. Đây là điều ông gọi là cư ngụ trong pháp.
Cách diễn đạt điều đó của Bồ đề
đạt ma có thể dường như là hơi chút kì lạ, nhưng ông ấy chẳng thể giúp gì được
nó; ông ấy phải nói nó như nó vậy.
Đệ tử hỏi:
Làm sao người ta có thể cư ngụ
trong pháp?
Pháp, nhớ lấy, bình thường được
dịch thành tôn giáo. Điều đó nữa là không đúng. Pháp không phải là tôn giáo,
tôn giáo là thái độ hướng tới thực tại. Pháp không phải là thái độ hướng tới thực
tại, Pháp đơn giản là sống một cách tự nhiên, tự phát. Sống trong hoà điệu với
tự nhiên là Pháp.
Đó là kinh nghiệm của Bồ đề đạt
ma, đó là kinh nghiệm của tôi nữa: sống một cách tự nhiên, không can nhiễu vào
tính tự phát của bạn, sống từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc không bị chi phối bởi
quá khứ hay tương lai là Pháp. Bồ đề đạt ma nói: Quên chuyện cư ngụ trong Pháp
đi không cư ngụ trong Pháp đi. Đó là đang mang tâm trí của ông vào, tạo ra phân
loại. Sống đơn giản và tự nhiên thôi.
Khi được hỏi, "Pháp là
gì?" một Thiền sư tương truyền đã nói, "Khi cảm thấy đói ta ăn, và
khi cảm thấy buồn ngủ ta ngủ."
Câu trả lời hay vô cùng thế!
Cao làm sao, sâu làm sao! Người ta sẽ không bao giờ mong đợi được câu trả lời
như vậy - và đơn giản thế, hồn nhiên thế: "Khi ta cảm thấy đói, ta
ăn." Thầy đang nói: Tự nhiên đi, đó là Pháp.
Một Thiền sư khác được hỏi,
"Trước khi thầy trở nên chứng ngộ, thầy thường làm gì?"
Ông ấy nói, "Ta thường chẻ
củi và mang nước về từ giếng."
Và thế rồi ông ấy lại được hỏi,
"Bây giờ thầy đã trở nên chứng ngộ, là vị phật, thầy làm gì?"
Ông ấy nói, "Ta còn có thể
làm cái gì khác được? Ta chẻ củi và mang nước về từ giếng."
Người hỏi tự nhiên đâm phân
vân; anh ta nói, "Thế thì khác biệt là gì? Trước khi chứng ngộ thầy đã làm
cùng việc, và sau khi chứng ngộ thầy đang làm cùng một việc, thế thì khác biệt
là gì?"
Và thầy cười và thầy nói,
"Khác biệt là lớn lao chứ. Trước đây ta phải làm nó, bây giờ nó tất cả xảy
ra một cách tự nhiên. Trước đây ta phải làm nỗ lực, trước khi ta trở nên chứng
ngộ nó đã là nghĩa vụ phải được hoàn thành bằng cách nào đó, phải được thực hiện
một cách miễn cưỡng, ngần ngại. Ta đã làm nó bởi vì ta bị ra lệnh phải làm nó;
đó là lệnh của thầy ta phải chẻ củi, cho nên ta chẻ củi. Nhưng sâu bên dưới ta
bực mình: lão già ngu này còn định ép mình chẻ củi và mang nước từ giếng về đến
bao giờ? Bao lâu? - mặc dầu trên bề mặt ta chẳng nói gì.
"Bây giờ ta đơn giản chẻ củi
bởi vì ta biết cái đẹp của nó, niềm vui của nó. Ta mang nước từ giếng về vì điều
đó là được cần. Nó không còn là nghĩa vụ, nó là tình yêu của ta. Ta yêu ông già
này. Trời đang lạnh dần, mùa đông đang gõ cửa, chúng ta cần củi. Thầy đang ngày
một già hơn mọi ngày; thầy cần nhiều hơi ấm hơn. Chúng ta sẽ phải sưởi ấm chỗ
thầy. Chính là từ tình yêu mà ta chẻ củi. Chính là từ tình yêu mà ta mang nước
về cho thầy từ giếng. Nhưng bây giờ khác biệt lớn lao đã xảy ra. Không có ngần
ngại, không có kháng cự; không có bản ngã, ta không theo mệnh lệnh của bất kì
ai, ta không vâng lời, ta đơn giản đáp ứng với khoảnh khắc và sự cần thiết của
nó."
Bồ đề đạt ma nói: Sống một cách
tự nhiên là cư ngụ trong Pháp.
Bạn không cần là người Ki tô
giáo hay người Hindu hay Phật tử, bạn chỉ phải tự nhiên, chỉ tự nhiên như việc
thở của bạn. Sống cuộc sống của bạn đi. Đừng sống theo những lời răn nào đó. Đừng
sống theo ý tưởng của người khác. Đừng sống bởi vì mọi người muốn bạn sống theo
cách đó. Lắng nghe trái tim riêng của bạn. Im lặng và lắng nghe tiếng nói nhỏ
bé, tĩnh lặng bên trong và cho phép nó. Và đó là cư ngụ trong Pháp.
Câu hỏi thứ ba:
Làm sao đàn ông có thể sống như không đàn
ông và đàn bà như không đàn bà?
Phật đã nói: Ông càng đi sâu
hơn ông càng trở nên nhận biết rằng ông không là thân thể, ông không là tâm
trí, ông thậm chí không là trái tim. Ông chỉ là sự hiện hữu, tâm thức, nhân chứng
thuần khiết. Do đó trong thiền không có người nào là đàn ông hay đàn bà. Trong
thiền bạn ở sâu trong hiện hữu của bạn tới mức từ đỉnh cao đó mọi khác biệt -
khác biệt sinh học, khác biệt tâm lí - đều biến mất.
Bồ đề đạt ma nói:
Không có khác biệt trong bản
tính Phật giữa đàn ông và đàn bà, không có thực thể nào được chỉ định là đàn
ông hay đàn bà. Vật chất vật lí tạo ra cỏ và cây như nó tạo ra con người. Trong
so sánh ông nói 'cỏ' hay 'cây'. Ông cho mọi loại tên cho ảo tưởng của ông. Phật
nói, "Nếu người ta thấy rằng mọi thứ tồn tại như ảo tưởng, người ta có thể
sống trong quyển cao hơn người thường."
Người thường sống trong thân thể,
nghĩ rằng mình là thân thể, sống trong tâm trí, nghĩ rằng mình là tâm trí. Khoảnh
khắc bạn bắt đầu siêu việt lên trên phức hợp thân-tâm, bạn bắt đầu trở thành
phi thường. Bạn bắt đầu sống trên những bình diện cao hơn, và từ những bình diện
cao hơn mọi sự là khác toàn bộ.
Có một câu chuyện trong đời Phật...
Ông ấy đang thiền dưới gốc cây;
lúc đó là đêm trăng tròn. Một nhóm thanh niên tới cắm trại trong rừng. Họ đã
mang một gái mãi dâm theo họ, và nhiều rượu và thức ăn ngon. Họ uống, họ ăn, họ
nhảy múa. Họ uống nhiều tới mức họ quên mất cô gái mãi dâm. Cô gái mãi dâm trốn
đi, nhưng cô ấy phải trốn trần truồng, vì trước khi họ uống họ đã cởi hết quần
áo của cô ấy.
Khi đêm ngày càng tới gần sáng
hơn và làn gió mát bắt đầu thổi, họ trở nên chút ít tỉnh ra và họ nhớ, "Cô
gái mãi dâm đâu rồi?" Quần áo của cô ấy vẫn đó, nhưng cô ấy thì không có.
Thế là họ đi tìm cô ấy. Chỉ có một cách cho cô gái mãi dâm trốn về thị trấn và
họ nhớ rằng họ đã thấy người nào đó đang thiền dưới cây. Thế là họ đi tới người
này, bởi vì cô ấy phải đi qua người đó. Họ không nhận biết rằng người đó là Phật
Gautama.
Họ hỏi Phật, "Thưa ngài,
ngài có thấy một cô gái trần truồng, người đàn bà đẹp, đi về thị trấn không? -
bởi vì đây là con đường duy nhất. Chúng tôi đã mang người đàn bà đi cùng chúng
tôi; cô ấy đã trốn mất, và cô ấy trần truồng."
Phật nói, "Có, ai đó đã đi
qua, nhưng ta không thể nói được người đã đi qua là trai hay gái. Có, ai đó đã
đi qua đấy, nhưng ta khó mà nói được liệu người đó là trần truồng hay mặc quần
áo."
Các thanh niên đâm ra phân vân;
họ nói, "Nếu ông đã thấy người đó, ông phải đã thấy... bởi vì người đàn bà
đó thực sự đẹp. Ông phải đã thấy rằng cô ấy là đàn bà, và ông phải đã thấy rằng
cô ấy trần truồng."
Phật nói, "Các anh tới hơi
muộn rồi. Ta thường nhìn đàn bà và đàn ông trước đây. Và, tất nhiên, khi các
anh thấy đàn bà trần truồng, làm sao các ông không thể nhận ra được? Nhưng những
ngày đó đã qua rồi. Ta đã trong thiền, cho nên khi ai đó đi qua ta bị giới hạn
không thấy được họ."
Phật thường thiền với mắt mở một
nửa. Ông ấy bao giờ cũng theo tiến trình ở giữa.
Có ba khả năng. Bạn có thể thiền
với mắt nhắm. Phật đã nói: Đừng làm điều đó, vì có mọi khả năng là ông sẽ rơi
vào giấc ngủ.
Với mắt nhắm xu hướng của tâm
trí là rơi vào giấc ngủ, đi vào mộng mị, vào giấc mơ, vì trong nhiều thế kỉ, để
sống cùng nhau, mắt nhắm đã trở nên được liên kết với ngủ và mơ. Cho nên khoảnh
khắc bạn nhắm mắt, ngay lập tức nó lẩy cò một quá trình ngủ trong bạn. Rất khó
duy trì thức tỉnh với mắt nhắm, cho nên Phật đã nói: Đừng làm điều đó.
Khả năng khác là tập trung với
mắt mở - nhưng đó là tập trung. Tập trung có thể được thực hiện với mắt mở; bạn
có thể hội tụ mắt bạn vào cái gì đó. Nhưng thiền là trạng thái thảnh thơi. Với
mắt mở, mở to, sẽ có căng thẳng nào đó trong mắt.
Mắt là một phần của não bạn:
tám mươi phần trăm năng lượng não vận hành qua mắt. Nếu mắt bạn căng thẳng não
bạn sẽ căng thẳng. Đó là lí do tại sao nếu bạn xem ti vi hàng giờ, bạn trở nên
mệt mỏi thế. Bạn đi vào rạp chiếu phim và trong nhiều giờ bạn liên tục xem và bạn
quên nháy mắt. Đó là lí do tại sao bạn trở nên mệt: bạn không nháy mắt - bạn
không thể đảm đương được điều đó - nhiều điều thế đang xảy ra trên màn ảnh. Bạn
không muốn bỏ lỡ bất kì cái gì của nó, cho nên bạn bỏ nháy mắt. Nhìn vào màn ảnh
trong ba giờ, không nháy mắt, nhất định làm mệt mắt bạn và não bạn nữa.
Bây giờ nghiên cứu gần đây chỉ
ra rằng những người xem ti vi bốn, năm, sáu giờ một ngày nhất định bị hư hỏng
não nào đó. Có mọi khả năng là họ sẽ trở thành nạn nhân của ung thư não. Nhiều căng
thẳng thế nhất định tạo ra hư hỏng cho hệ thống thần kinh rất tinh tế và mong
manh của não bạn.
Phật nói: Thiền với mắt nhắm một
nửa; đó là trạng thái thảnh thơi nhất.
Bạn không thể thấy được cái gì
rõ ràng; mọi thứ trở nên mơ hồ. Và đó là điều Phật muốn bạn biết: rằng mọi thứ
đều là mơ hồ, hình bóng, mơ màng. Bạn không thể rơi vào giấc ngủ được vì bạn phải
giữ cho mắt bạn nửa mở, và bạn không thể bị mệt và căng thẳng được vì bạn không
buộc mắt bạn phải mở đầy đủ. Mắt mở một nửa là trạng thái thảnh thơi nhất. Thử
điều đó và bạn sẽ thấy. Bất kì khi nào bạn ngồi với mắt mở một nửa, bạn sẽ cảm
thấy thảnh thơi lớn giáng xuống bạn.
Cho nên Phật nói, "Ta thiền
với mắt mở một nửa. Ai đó đi qua, ai đó chắc chắn đi qua, nhưng ta không thể
phân biệt được liệu người đó là đàn ông hay đàn bà. Bởi vì ta không còn bị đồng
nhất với thân thể riêng của ta, do đó ta không nghĩ dưới dạng thân thể về người
khác nữa. Và ai quan tâm liệu người đó là trần truồng hay mặc quần áo! Ta không
quan tâm tới thân thể!"
Bình thường chính điều đối lập
xảy ra. Khi bạn thấy một người đàn bà đẹp đi qua, bạn bắt đầu bóp méo cô ấy -
ít nhất là trong tâm trí bạn. Bạn bắt đầu xuyên qua quần áo cô ấy, bạn bắt đầu
hình dung cô ấy - cô ấy sẽ thế nào khi cô ấy trần truồng. Đó là lí do tại sao đàn
bà ẩn kín đằng sau quần áo còn đẹp hơn nhiều khi so với cô ấy trần truồng. Vì một
lí do: khi cô ấy mặc quần áo, tưởng tượng của bạn có thể hình dung ra bất kì
cái gì; bạn có tự do đầy đủ để hình dung. Nhưng khi cô ấy trần truồng không còn
phạm vi nào bị bỏ lại cho tưởng tượng. Và tính dục của đàn ông được bắt rễ
trong tưởng tượng của anh ta. Cho nên bất kì khi nào người đàn bà che giấu thân
thể mình, bạn trở nên quan tâm nhiều hơn tới cô ấy, bởi vì bạn bắt đầu tưởng tượng...
những đường cong đó - điều có thể không có đó - sự cân xứng - điều có thể không
có đó.
Quần áo có tính rất lừa dối; quần
áo, điều đã từng được khám phá ra, tạo ra nhiều dâm dục hơn trên thế giới.
Chính bởi vì quần áo mà mọi người bị ám ảnh với dâm dục. Nếu quần áo biến mất
khỏi thế giới, dâm dục sẽ giảm đi tới tỉ lệ tự nhiên của nó. Nếu quần áo biến mất
khỏi thế giới, không ai sẽ quan tâm tới sách báo khiêu dâm. Sách báo khiêu dâm
được quan tâm bởi vì quần áo. Nếu mọi người trở nên tự nhiên hơn chút ít - tôi
không nói bạn đi trần truồng tới văn phòng, nhưng nếu mọi người tự nhiên thế
thì ít nhất ở nhà mình họ sẽ ở trần truồng. Ít nhất với con cái họ chúng sẽ
chơi đùa trần truồng trong vườn riêng của chúng.
Nếu con cái biết bố mẹ chúng ở
trần truồng từ chính lúc bắt đầu chúng sẽ không bao giờ quan tâm tới các tạp
chí như Playboy. Những tạp chí đó sẽ có vẻ ngu xuẩn. Nhưng các tu sĩ chống lại
sự khoả thân. Dường như có âm mưu giữa tu sĩ và những người kinh doanh khiêu
dâm; có thương vụ bí mật. Khiêu dâm duy nhất có thể tồn tại, và khiêu dâm có thể
vẫn còn là mối quan tâm, chỉ nếu các tu sĩ vẫn liên tục kết án sự trần truồng.
Cho phép trần truồng trên mọi bãi biển và chẳng mấy chốc bạn sẽ thấy không ai
quan tâm tới trần truồng chút nào. Và bởi vì tưởng tượng không có tự do nữa, bạn
sẽ thấy mọi sự hệt như chúng vậy.
Ngay bây giờ bạn tưởng tượng,
do đó người đàn bà hàng xóm là thú vị hơn là vợ riêng của bạn. Hàng xóm của bạn
quan tâm nhiều tới vợ bạn hơn là anh ta quan tâm tới vợ anh ta. Dường như mọi
người đều quan tâm tới vợ của mọi người khác, chồng của mọi người khác. Không
ai quan tâm tới vợ riêng hay chồng riêng của họ. Bạn đã biết toàn thể địa lí của
người đàn bà hay người đàn ông. Bạn biết toàn thể địa hình. Bây giờ chẳng có gì
để khám phá; nó là lãnh thổ đã biết. Tưởng tượng chết đi, và với tưởng tượng
chín mươi chín phần trăm của dục biến mất. Và đó sẽ là điều lớn lao trên thế giới
nếu chín mươi chín phần trăm tính dục biến mất, bởi vì thế thì chín mươi chín
phần trăm năng lượng của bạn sẽ sẵn có cho các mục đích cao hơn.
Điều tôi đang nói nhất định bị
hiểu lầm, đang bị hiểu lầm. Trong nhiều năm tôi đã từng nói những điều này
nhưng tôi đã bị kết án vì những điều này. Và điều mỉa mai là ở chỗ nếu tôi được
mọi người lắng nghe, tôi sẽ chứng tỏ là người nguy hiểm lớn nhất cho dâm dục trên
thế giới. Nếu tôi được phép, thế giới có thể trở thành tuyệt đối không dâm dục.
Dục sẽ có đó nhưng dâm dục sẽ biến mất.
Dục là hiện tượng sinh học, dâm
dục là hiện tượng tâm lí. Trong xã hội nguyên thuỷ, nơi mọi người đều trần truồng,
có dục nhưng không có dâm dục. Và trong xã hội có văn hoá có dâm dục và không mấy
dục.
Phật nói, "Ai đó đã đi
qua, ai đó chắc chắn đã đi qua, nhưng bởi vì ta không còn quan tâm tới dâm dục,
ta không thể nói một cách tuyệt đối, ta không thể đảm bảo được rằng người đó là
đàn bà."
Thiền nghĩa là đi ngày càng sâu
hơn, gần hơn tới bản thể bạn. Bản thể không là 'đàn ông' không là 'đàn bà'; bản
thể đơn giản siêu việt lên trên mọi phân loại.
Câu hỏi thứ tư:
Nếu người ta đạt tới niết bàn của a la hán,
người đó có nhận ra thiền không?
Đệ tử này vẫn đang nghĩ dưới dạng
tâm trí, trong phân loại. Khi bạn nghĩ, bạn bao giờ cũng đầy những cái nếu và
nhưng. Khi bạn biết, không có nếu và không có nhưng.
Đệ tử hỏi:
Nếu người ta đạt tới niết bàn...
Ngay chỗ đầu tiên niết bàn chưa
bao giờ được đạt tới - nó là bản tính của bạn - nó đơn giản được khám phá ra,
được nhớ ra thì đúng hơn. Nó không được đạt tới. Và niết bàn của a la hán...
Các học giả Phật giáo chia niết
bàn thành hai loại. Các học giả không thể vẫn còn đấy mà không tạo ra phân loại;
đó là toàn thể công việc của họ, toàn thể chức năng của họ. Có hai loại chư phật
theo các học giả này: một loại được gọi là a la hán, loại kia được gọi là bồ
tát. A la hán là người đạt tới phật tính và biến mất vào trong điều tối thượng,
người không quan tâm tới người khác, người không bận tâm về chia sẻ sáng suốt của
mình với người khác. Và bồ tát là người đạt tới phật tính nhưng chống lại cám dỗ
biến mất vào điều tối thượng và giúp mọi người, người từ bi. Bây giờ ngay cả với
niết bàn, tâm trí của học giả đã tạo ra phân loại; ông ta đã tạo ra phân chia,
nhị nguyên.
Bồ đề đạt ma đơn giản trả lời
theo cách duy nhất, riêng của ông ấy, cách không thể bắt chước được. Ông ấy
nói:
Người đó chỉ mơ và ông cũng vậy.
Những học giả này đều là người
mơ. Người tìm kiếm thực chẳng liên quan gì tới những cái nếu và nhưng cả. Người
tìm kiếm thực không bận tâm về cái gì xảy ra sau niết bàn; đầu tiên người đó đi
tới nó, biết nó qua kinh nghiệm riêng của mình, và thế rồi bất kì cái gì xảy
ra, cứ xảy ra. Người ta trở thành tự nhiên và cho phép nó xảy ra, người ta vẫn
còn trong buông bỏ. Người ta không liên tục suy nghĩ và triết lí.
Câu hỏi thứ năm:
Nếu người ta thực hành sáu toàn hảo
(paramita), và trải qua mười giai đoạn bồ tát hạnh, và hoàn thành mười nghìn đức
hạnh, người đó phải biết rằng mọi thứ là không sinh, do đó chúng sẽ không diệt.
Nhận biết như vậy không là trực giác không là trí tuệ. Người đó không có gì để
nhận và không có gì để nhận người đó. Người này có nhận ra thiền không?
Toàn những câu hỏi suy đoán, câu
hỏi của tâm trí, không liên quan, không ý nghĩa, vô nghĩa, ngớ ngẩn. Nhưng
chúng có vẻ giống như những câu hỏi lớn và các học giả dành cả đời họ cho những
câu hỏi như vậy.
Vào thời Trung cổ đã có một
tranh cãi lớn trong những người theo thượng đế học Ki tô giáo. Tranh cãi này vẫn
còn đó, không được quyết định, không kết luận nào đã từng được đạt tới, nhưng
toàn thể sự việc bắt đầu có vẻ ngu xuẩn tới mức dự án này bị vứt bỏ. Nhưng vào
thời Trung cổ trong ba trăm năm tranh cãi này đã tới mức toàn thể thế giới Ki
tô giáo đã được tham gia vào trong nó. Vấn đề là: bao nhiêu thiên thần có thể
nhảy múa trên đầu kim? Bây giờ điều đó có vẻ ngu xuẩn, nhưng nó đã không là ngu
xuẩn cho những người đó. Và họ đều là các học giả lớn, những người biết các
kinh sách và những điều tinh vi của logic. Với họ đó thực sự là câu hỏi lớn, bởi
vì các thiên thần không có trọng lượng nào và các thiên thần có năng lực trở
thành lớn hay nhỏ tuỳ ý họ, cho nên bao nhiêu thiên thần bạn có thể thu xếp
trên đầu kim? Bây giờ bạn sẽ vứt cầu hỏi này vào thùng rác, nhưng trong ba trăm
năm mọi người vẫn còn quan tâm tới nó.
Những câu hỏi này thuộc cùng một
kiểu. Nếu người ta thực hành sáu toàn hảo... sáu phương pháp của việc là hoàn hảo...
Và chư phật nói bạn đã hoàn hảo rồi, cho nên không có vấn đề thực hành hoàn hảo.
Và người thực hành toàn hảo sẽ vẫn còn là bất toàn; toàn hảo của người đó sẽ chỉ
trên bề mặt, sâu bên dưới người đó sẽ là bất toàn. Người đó sẽ kìm nén cái bất
toàn của mình và trau dồi một loại hoàn hảo và sẽ vẫn còn bị phân chia. Người
đó không thực sự hoàn hảo. Bạn không thể là bất kì cái gì khác hơn cái mà bạn
đang là. Bạn đã hoàn hảo rồi. Bạn là thượng đế trá hình. Bạn là chư phật ngủ.
Thức dậy đi, và không cần thực hành cái gì cả.
Trong mơ bạn có thể liên tục thực
hành cả nghìn lẻ một thứ và không cái gì sẽ xảy ra. Khi bạn thức dậy, bạn sẽ thấy
rằng mọi nỗ lực đó là vô dụng.
Bây giờ sáu toàn hảo này...
... và trải qua mười giai đoạn
bồ tát hạnh.
Không có giai đoạn nào cả. Có
giai đoạn giữa ngủ và thức không? Không có giai đoạn; hoặc bạn ngủ hoặc bạn thức.
Nó là cú nhảy, cú nhảy lượng tử. Có các giai đoạn khi nước bay hơi không? Không
có giai đoạn nào cả. Tại chín mươi độ nước vẫn là nước. Tại chín mươi chín độ
nước vẫn là nước mặc dầu nóng. Tại chín mươi chín độ nước vẫn là nước mặc dầu
hoàn toàn nóng. Và một bước thêm nữa, chỉ một bước thôi, một cú nhảy, và nước
bay hơi. Không có giai đoạn dần dần trong bay hơi. Một người hoặc sống hoặc chết;
bạn chưa bao giờ thấy ai đó nửa chết hay chết một phần tư hay chết một phần mười.
Nó không được đạt tới trong các bộ phận.
Tôi đã nghe một câu chuyện:
Trong thế chiến thứ hai một tướng
Anh bắn rơi một máy bay Đức và viên phi công bị thương nặng. Tướng Anh nói chuyện
với viên phi công - ông ta cũng là tướng, cho nên ông ấy cho ông này mọi sự
kính trọng do là tướng của quân đội kẻ thù. Ông ta được đưa tới bệnh viện, hưởng
mọi sự chăm sóc, nhưng một chân ông ta bị thương tới mức phải bị cắt đi, phẫu
thuật cắt bỏ. Tướng Anh hỏi người Đức, "Tôi có thể giúp được gì
không?"
Người Đức nói, "Điều này sẽ
biểu lộ cái gì đó từ bi lớn lao với tôi nếu ông có thể gửi cái chân tôi về nhà
tôi, vì đây đã từng là ham muốn lâu dài nhất trong tôi - được chôn ở đất cha của
riêng tôi."
Tướng Anh nói, "Điều đó
không phải là vấn đề chút nào."
Họ gói cái chân lại, gửi nó về
Đức, về nhà ông ta. Nhưng thế rồi một tay ông ta phải bị cắt; cái đó nữa cũng
được gửi đi. Thế rồi chân kia, thế rồi tay kia.
Khi tay cuối cùng được gửi đi,
tướng Anh hỏi, "Tôi có thể hỏi ông một câu hỏi không? Ông có định trốn
thoát từng phần một không đấy?"
Bạn không thể trốn thoát từng
phần một được, và bạn không thể trở nên chứng ngộ từng phần được. Nó không phải
là quá trình dần dần, nó là chứng ngộ bất thần. Nhưng các học giả cần công việc
nào đó, cho nên họ liên tục phân chia. Chư phật liên tục nói rằng đó là bước nhảy
lượng tử và các học giả liên tục phân chia: có mười giai đoạn bồ tát hạnh và mười
nghìn đức hạnh. Một đức hạnh là đủ: nhận biết. Họ nói về mười nghìn đức hạnh;
chỉ có một đức hạnh thôi: thức dậy. Mọi đức hạnh khác đi theo theo cách riêng của
nó.
Đệ tử này hỏi:
…người đó phải biết rằng mọi thứ
là không sinh, do đó chúng sẽ không diệt. Nhận biết như vậy không là trực giác
không là trí tuệ. Người đó không có gì để nhận và không có gì để nhận người đó.
Người này có nhận ra thiền không?
Bồ đề đạt ma nói:
Người đó chỉ mơ và ông cũng vậy.
Bồ đề đạt ma thậm chí không bận
tâm trả lời và giải thích. Ông ấy không phải là triết gia, ông ấy đơn giản gạt
câu hỏi sang bên. Ông ấy nói: Đừng nói điều vô nghĩa. Ông đang mơ, và không chỉ
ông đang mơ đâu: nếu có ai đó nghĩ rằng người đó ở giai đoạn thứ chín của bồ
tát hạnh, người đó cũng mơ nữa. Nếu ai đó nghĩ rằng mình đã hoàn thành sáu toàn
hảo, mọi thứ của sáu toàn hảo, người đó đang mơ nữa. Thực ra, người nghĩ,
"Mình đã đạt tới phật tính," đơn giản là mơ, bởi vì phật tính không
phải là cái gì đó được đạt tới.
Khi bạn đạt tới nhận ra đó, bạn
đơn giản nhận biết rằng chẳng có gì để đạt tới từ chính lúc bắt đầu. Từ chính
lúc bắt đầu bạn là phật - bạn bao giờ cũng là phật rồi - bạn chỉ ngủ say, bạn
chỉ quên mất bạn là ai. Vấn đề duy nhất là nhớ lại, là nhận ra, là khám phá lại.
Câu hỏi cuối cùng:
Nếu một người có mười quyền năng, và đạt tới
bốn dạng can đảm, và hoàn thành mười tám hệ thống giáo huấn, người đó là hệt
như phật, người đã đạt tới chứng ngộ dưới cây pippala. Người đó có thể cứu được
sinh linh hữu tình và thế rồi đi vào trong niết bàn. Người đó không phải là vị
phật thực sao?
Bồ đề đạt ma phải cảm thấy rất
tiếc cho người này, vì anh ta cứ hỏi cùng câu hỏi theo những cách khác nhau. Nó
là cùng sự ngu xuẩn - có tên là học thức. Lặp đi lặp lại anh ta đem cùng câu hỏi
tới trong những dạng khác nhau. Nhưng thầy bao giờ cũng kiên nhẫn; họ phải vậy,
bằng không sẽ không thể nào làm việc được với đệ tử.
Bồ đề đạt ma lại nói:
Người đó chỉ mơ và ông cũng vậy.
Một phát biểu đơn giản nhưng với
tiềm năng lớn lao. Khoảnh khắc bạn bắt đầu nghĩ rằng bạn đã trở nên chứng ngộ,
cảnh giác. Nếu bạn nghĩ bạn đã trở nên chứng ngộ thế thì bạn vẫn chưa trở nên
chứng ngộ đâu. Nếu bạn nghĩ bạn đã trở thành phật và bạn bắt đầu chứng minh rằng
bạn đã trở thành phật, biết hoàn toàn rõ bạn chưa là phật đâu. Vị phật không cần
bằng chứng; ông ấy không tranh cãi về điều đó, ông ấy đơn giản biết điều đó. Và
không có cách nào để chứng minh điều đó. Ông ấy biết rằng nó không phải là cái
gì đó lớn lao mà ông ấy đã làm; nó không phải là phi vụ lớn. Nó là hiện tượng
đơn giản: ông ấy đã nhìn vào trong. Ông ấy có thể đã nhìn vào bất kì lúc nào, bất
kì ngày nào, và ông ấy đã thấy phật bên trong.
Khi Phật trở nên chứng ngộ, câu
hỏi thứ nhất được người ta hỏi ông ấy là: "Ông đã đạt được cái gì?"
Ông ấy cười. Ông ấy nói,
"Chẳng cái gì cả. Ta đã không đạt tới cái gì; ngược lại, ta đã mất nhiều
thứ."
Một cách tự nhiên, người hỏi bị
choáng. Ông ta nói, "Chúng tôi bao giờ cũng nghe nói rằng trở thành phật
là đạt tới điều hoàn hảo, điều tối thượng, cái vĩnh hằng - và ông nói rằng thay
vì đạt tới cái gì, ông đã mất nhiều thứ. Ông ngụ ý gì?"
Phật nói, "Đích xác điều
ta đã nói. Ta đã mất bản ngã, ta đã mất tri thức, ta đã mất dốt nát. Ta đã mất
việc là một người, ta đã mất thân thể, tâm trí, trái tim. Ta đã mất hàng nghìn
thứ và ta đã không thu được một thứ gì - bởi vì bất kì cái gì ta đã thu được
bao giờ cũng là của ta rồi, nó là bản tính của ta. Cái không tự nhiên đã bị mất
đi, và cái tự nhiên đã nở hoa. Nó không phải là đạt tới chút nào. Nghĩ dưới dạng
đạt tới là vẫn còn trong mơ."
Bồ đề đạt ma là đúng:
Người đó chỉ mơ và ông cũng vậy.
Nhớ lấy những lời này của Bồ đề
đạt ma, để cho chúng vang vọng trong bản thể bạn, bởi vì bạn sẽ mơ những điều
này nhiều lần.
Nhiều người liên tục viết cho
tôi: "Osho ơi, điều này đã xảy ra. Đây là satori đầu tiên hay thứ hai hay
thứ ba? Tôi đã kinh nghiệm ánh sáng lớn. Bây giờ tôi còn cách phật tính bao
xa?" Mọi ngày mọi người liên tục hỏi.
Nhớ tới Bồ đề đạt ma đi. Lần
sau một câu hỏi như vậy nảy sinh trong bạn và bạn bắt đầu viết thư cho tôi, đừng
gửi nó cho tôi, cứ viết lên đầu thư của bạn: "Mình đang mơ."
Đủ cho hôm nay.
Xem tiếp Chương 4 – Quay về Mục lục
0 Đánh giá