Chương 4. Chuyến Bay Cao Nhất

Chương 4. Chuyến Bay Cao Nhất

Price:

Read more

Bông Sen Trắng
Bài giảng về Thiền sư Bồ Đề Đạt Ma
Chương 4. Chuyến bay cao nhất

Câu hỏi thứ nhất:
Osho kính yêu,
Nhà thơ là gì? Thơ ca là gì?
Devaprem, có ba cách nhìn vào sự tồn tại: nhìn nó, cảm nó, là nó. Cách thứ nhất là khoa học, cách thứ hai là nghệ thuật, cách thứ ba là tôn giáo.
Khoa học nhìn vào vũ trụ theo cách khách quan. Khoa học nhìn vào vũ trụ dường như nó có đó, ở bên ngoài. Do đó khoa học kết luận rằng chỉ có vật chất và không cái gì khác. Chính phương pháp của khoa học giới hạn nó; đó là giới hạn lớn. Nếu bạn nhìn theo cách đối thể bạn chỉ có thể bắt được tính đối thể của sự tồn tại. Đó là vật chất. Vật chất là tính đối thể của sự tồn tại.
Từ object - đối thể là có ý nghĩa; nó nghĩa là cái đang cản trở bạn, cái đối lập lại bạn. Bất kì cái gì cản trở cái nhìn của bạn đều là đối thể. Do đó khoa học trở nên đối kháng với thế giới, nó bắt đầu cố chinh phục thế giới, bởi vì đối thể là kẻ thù và phải bị chinh phục. Chính bởi vì cách tiếp cận khoa học mà con người đã trở thành xa lạ thế với tự nhiên. Và bây giờ con người cảm thấy bị cô lập và một mình tới mức dường như tự tử là cách duy nhất để gạt bỏ toàn thể nỗi khổ mà việc cô lập này đã tạo ra.
Cách tiếp cận thứ hai, cách thứ hai, là cách của nghệ thuật, thẩm mĩ, thơ ca. Nó là cách tiếp cận chủ thể hướng tới sự tồn tại. Nghệ thuật không quan tâm tới cái gì có đó nhưng quan tâm tới cái gì ở đây, bên trong bạn. Nó không quan tâm tới bản thân hoa hồng nhưng quan tâm tới cách hoa hồng được cảm thấy với bạn. Khi bạn nhìn hoa hồng, cái gì xảy ra trong thế giới bên trong của bạn? Khi bạn thấy mặt trời mọc, làm sao nó phản xạ vào bản thể bạn? Khi con chim cúc cu bắt đầu hót từ xa, làm sao nó vọng vào trong chỗ thầm kín bên trong nhất của bạn?
Nghệ thuật quan tâm tới đáp ứng của bạn: không quan tâm tới cái gì có đó mà quan tâm tới cái gì ở bên trong bạn. Nghệ thuật ở gần nhà hơn là khoa học - mặc dầu chưa đích xác ở nhà, nhưng đang trên đường. Nó là điểm giữa của khoa học và tôn giáo. Nghệ thuật cho bạn nhiều tự do hơn khoa học. Nhà thơ có nhiều tự do hơn nhà toán học, nhạc sĩ có nhiều tự do hơn nhà vật lí học. Nhà khoa học bị cản trở bởi đối thể riêng của ông ta. Nhà khoa học không thể đi ra ngoài vật chất và vật chất xác định ra thế giới của ông ta. Nhưng nhà thơ có thể soải cánh bay, có thể đi ra ngoài, có thể tạo ra thế giới riêng của mình.
Khoa học khám phá, nghệ thuật sáng tạo. Khoa học chỉ có thể khám phá cái đã có đó rồi. Nghệ thuật sáng tạo, do đó nghệ thuật đem bạn tới gần người sáng tạo hơn.
Và bất kì khi nào tôi nói về thơ ca tôi đều ngụ ý điểu tinh tuý của nghệ thuật. Thơ ca là tinh hoa của nghệ thuật. Nhà điêu khắc tạo ra thơ ca trong đá, nhạc sĩ tạo ra thơ ca trong âm thanh, hoạ sĩ tạo ra thơ ca trong mầu sắc trên vải vẽ. Tất cả họ đều là nhà thơ. Phương tiện của họ khác nhau, cách diễn đạt của họ khác nhau, nhưng cách tiếp cận cơ bản của họ không phải là cách tiếp cận của số học mà là của thơ ca.
Vì khoa học đã trở thành quá chi phối, nghệ thuật đã gần như biến mất. Nó không còn gây xúc động, nó không còn sống động như nó bao giờ cũng đã vậy trong quá khứ. Khoa học đã tiếp quản mọi thứ. Do đó chán chường lớn được cảm thấy trên thế giới, bởi vì chừng nào bạn còn chưa có tính sáng tạo bạn nhất định sẽ bị chán.
Chỉ người sáng tạo mới biết cách vứt bỏ chán; người sáng tạo không biết chán chút nào. Người đó xúc động, mê say, người đó thường xuyên trong trạng thái phiêu lưu. Và những điều nhỏ bé tạo ra trạng thái cực lạc thế bên trong người đó. Con bướm là đủ làm lẩy cò ra một quá trình trong bản thể người đó. Chỉ đoá hoa nhỏ là đủ đem mùa xuân vào tim người đó. Hồ im lặng phản xạ sao, và bản thân nhà thơ trở thành hồ im lặng và bắt đầu phản xạ cả triệu vì sao.
Khoa học là căn nguyên của việc tạo ra chán trên thế giới. Đầu tiên nó tạo ra cô lập: con người không còn là một phần của tự nhiên, con người đứng bên ngoài nó - con người trở thành chỉ là người quan sát, khán giả, không còn là người tham gia. Và chừng nào bạn còn chưa tham gia vào trong mở hội, chừng nào bạn chưa tham gia vào trong điệu vũ, bạn nhất định chán. Bị cô lập khỏi sự tồn tại, đối kháng với sự tồn tại, cố chinh phục nó, bạn đơn giản giết chết bản thân bạn. Và bạn trở nên ngán, chán. Cuộc sống mất nghĩa, không có ý nghĩa; chỉ có mọi thứ mà không có ý nghĩa nào, và cuộc sống dường như chỉ là ngẫu nhiên mà không có giá trị bản chất nào. Vâng, mọi thứ đều có giá, nhưng chẳng cái gì có giá trị khi có liên quan tới khoa học.
Khi có liên quan tới thơ ca, mọi thứ là có giá trị, chúng không có giá nào. Làm sao bạn đặt giá được cho hoa hồng đẹp? Điều đó là không thể được. Cái đẹp của nó là không đo được; không thể nào ấn định giá của nó được. Vâng, giá trị có đó... và nhớ lấy, giá trị không phải là giá, giá trị là việc đánh giá của bạn. Hoa hồng và ngôi sao và mặt trăng và mặt trời là không thể mua bán được. Bạn không thể bán được chúng, bạn không thể mua được chúng. Bạn có thể tận hưởng chúng, nhưng bạn không thể sở hữu chúng.
Giá nghĩa là bạn có thể sở hữu một thứ, bạn có thể bán nó và mua nó; nó là món hàng. Giá trị nghĩa là nó không phải là món hàng; nó là kinh nghiệm, nó là hiện tượng yêu.
Khoa học sống qua logic, thơ ca sống qua yêu. Thơ ca là cách tiếp cận yêu thương tới sự tồn tại. Khoa học là một loại cưỡng hiếp; thơ ca là chuyện tình. Vâng, trong cưỡng hiếp bạn cũng trải qua cùng hành động của việc xuyên vào như trong yêu nhưng có khoản cách bao la thế; khe hở là không thể bắc cầu được. Bạn có thể cưỡng hiếp người đàn bà, cô ấy thậm chí có thể mang thai, nhưng nó sẽ không phải là biết tới điều huyền bí của đàn bà. Bạn sẽ không biết niềm vui của yêu. Và nếu cưỡng hiếp trở thành chính phong cách sống của bạn, bạn sẽ bỏ lỡ cái gì đó cực kì có giá trị. Cuộc sống của bạn sẽ vẫn còn trống rỗng, hổng hoác.
Thơ ca là chuyện tình với sự tồn tại. Sự tồn tại phải được thuyết phục, dụ dỗ; không bị chinh phục, bị yêu. Và yêu không bao giờ cố chinh phục, ngược lại, yêu là buông xuôi. Nhà thơ ở gần nhà hơn vì ông ấy bắt đầu buông xuôi, ông ấy bắt đầu yêu, ông ấy bắt đầu sống một cách chủ thể. Ông ấy bắt đầu sống từ trung tâm. Nhà khoa học sống từ chu vi.
Tôi có kính trọng sâu sắc với thơ ca và những người có cách nhìn thơ ca, các nhà thơ đủ mọi loại: nhạc sĩ, nhà điêu khắc, hoạ sĩ, ca sĩ, vũ công, diễn viên. Bất kì ai có tính sáng tạo theo bất kì cách nào đều là nhà thơ. Thơ ca là điều bản chất của mọi nghệ thuật. Nhưng vẫn có một bước nữa cần được lấy.
Tôn giáo là siêu việt. Nó không có tính đối thể không tính chủ thể, bởi vì cả hai đều là một nửa của cái toàn thể. Khoa học đã chọn một nửa - bên ngoài, tính đối thể; thơ ca đã chọn nửa kia - tính chủ thể, bên trong. Nhưng cả hai đều là một nửa và một nửa không bao giờ có thể là việc hoàn thành. Người ta cần cái toàn thể trở thành toàn thể. Tôn giáo là toàn thể. Nó không có tính đối thể không tính chủ thể; nó là siêu việt. Nó đi ra ngoài cả hai và bao gồm cả hai. Nó bao quát cả hai và vậy mà lại không bị cái nào giới hạn. Đó là chuyến bay cao nhất có thể cho tâm thức con người.
Tôn giáo làm tan biến mọi nhị nguyên - và nhị nguyên của chủ thể và đối thể là nhị nguyên nền tảng của bên trong và bên ngoài. Tôn giáo làm tan biết cả hai và thế thì chỉ còn riêng một hiện tượng. Cái bên trong là cái bên ngoài và cái bên ngoài là cái bên trong; không có phân biệt, không kẽ hở. Cái bên trong đang trở thành cái bên ngoài mọi khoảnh khắc và cái bên ngoài đang trở thành cái bên trong mọi khoảnh khắc - cũng như hơi thở. Chỉ mới một giây trước nó đã ở bên ngoài, bây giờ nó là ở bên trong, và lần nữa nó lại ở bên ngoài. Hơi thở tới, đi, tới, đi. Cũng giống như điều đó, sự tồn tại liên tục hội nhập. Nó là sự thống nhất hữu cơ, nó không là hai.
Nhà khoa học đang tiếp cận tới thực tại như tâm trí nam. Nó là cách tiếp cận nam tính: chinh phục tự nhiên. Và nhà thơ tiếp cận tới thực tại với tâm trí nữ tính: buông xuôi, nhạy cảm, mở với thực tại, ở trong buông bỏ, thảnh thơi. Tôn giáo không nam không nữ; nó chỉ là việc chứng kiến cả hai. Nhưng nhà khoa học rất xa xôi với tôn giáo; nhà thơ có gần hơn chút ít.
Đó là lí do tại sao thỉnh thoảng tôi nói về thơ ca và nhà thơ, bởi vì trước khi bạn có thể trở nên siêu việt bạn sẽ phải học cách có tính thơ ca. Khoa học được xã hội dạy, bởi trường phổ thông, cao đẳng và đại học. Thơ ca bị thiếu. Bởi vì nó không có giá trị thị trường nào, không ai chăm nom tới nó. Nếu bạn có cách tiếp cận thơ ca, cách tiếp cận của bạn là riêng tư thế, nó không thể được xã hội dùng. Và thực ra bạn có thể thành có vấn đề chút ít với xã hội, vì bạn sẽ đem cái nhìn riêng tư của bạn và cái riêng riêng tư của bạn có thể gây rối loạn.
Xã hội sống với tập thể; đối thể có tính tập thể. Hoa hồng như một đối thể là hiện tượng có tính tập thể, nhưng khi bạn tiếp cận tới hoa hồng bạn tiếp cận theo cách duy nhất riêng của bạn. Ai đó khác sẽ tiếp cận theo tính duy nhất riêng của người đó.
Thơ ca có tính riêng tư; nó có tính cá nhân, nó không có tính tập thể. Và xã hội bao giờ cũng phải nhận biết, tỉnh táo, quan sát, rằng cái nhìn riêng tư phải không được hỗ trợ vì chúng trở thành tính phá huỷ, chúng tạo ra hỗn độn: cái nhìn tập thể phải được áp đặt lên mọi người. Ki tô giáo là cái nhìn tập thể, Hindu giáo là cái nhìn tập thể, chủ nghĩa cộng sản là cái nhìn tập thể. Áp đặt một thứ có tính tập thể lên mọi người để cho họ tất cả đều có vẻ như nhau và tất cả họ đều sống như nhau; thế thì họ toàn là những người tuân thủ.
Nhà thơ về căn bản là người nổi dậy. Nhà thơ thực nhất định là nhà cách mạng. Vincent van Gogh đã vẽ cây của ông ấy cao tới mức chúng vươn ra bên ngoài các vì sao. Ai đó hỏi ông ấy, "Chúng tôi chưa bao giờ thấy những cây như thế. Đây là loại cây gì và làm sao chúng có thể đi ra ngoài các vì sao được?"
Van Gogh tương truyền đã nói rằng "Chả thành vấn đề liệu cây nào có thành công hay không. Đây là ham muốn của cây mà tôi đã vẽ ra, đây là tham vọng của cây, đây là chính tinh thần, niềm khát khao của cây. Mọi cây đều khao khát đi ra ngoài các vì sao. Tôi đã thấy điều đó trong cây, tôi đã lắng nghe câu, tôi đã quan sát chúng. Tôi hiểu ngôn ngữ của chúng và thông điệp này là rõ ràng và nói to từ mọi cây, từ cây nhỏ nhất tới cây lớn nhất, rằng tất cả chúng đều đang cố đi ra ngoài các vì sao. Liệu chúng có thành công hay không là vấn đề khác. Tôi không quan tâm tới điều đó, tôi quan tâm tới cảm giác bên trong của cây."
Bây giờ Vincent van Gogh là đúng theo cách thơ ca nhưng không đúng theo cách khoa học. Theo cách khoa học ông ấy có vẻ ngớ ngẩn, nhưng theo cách thơ ca ông ấy tuyệt đối đúng. Ông ấy nói, "Cây không là gì ngoài niềm khao khát của đất được gặp các vì sao, là ham muốn của đất để bắc cầu qua khe hở giữa bản thân nó và các ngôi sao khác. Nó có thể thành công, nó có thể không thành công, điều đó là vấn đề phụ." Điều đó là không liên quan đối với van Gogh.
Nhà thơ có cái nhìn riêng của người đó; nó có tính riêng tư, nó không có tính tập thể. Do đó tất cả những người tin vào tính tập thể đều là phản thơ ca.
Plato, người theo chủ nghĩa tập thể đầu tiên trên thế giới, viết trong cuốn sách không tưởng của mình, Nền Cộng hoà - chính là ý tưởng của ông ấy về xã hội như các xã hội tương lai phải vậy - rằng trong nền cộng hoà của ông ấy nhà thơ sẽ không được phép - nhà thơ nói riêng. Không ai khác bị ngăn cản, nhưng nhà thơ bị ngăn cản; họ phải không được phép trong nền cộng hoà Plato. Tại sao? Tại sao ông ấy sợ nhà thơ thế? Bởi lí do đơn giản là nhà thơ đem vào cái nhìn cá nhân, riêng tư, và điều đó có thể tạo ra phá huỷ. Plato muốn áp đặt hình mẫu nào đó, một kiểu phong cách, lên mọi người. Ông ấy muốn một loại thống nhất, bị áp đặt bó buộc, và nhà thơ là không tin cậy được theo cách đó.
Không phải ngẫu nhiên mà ở nước Nga Xô viết, sau cách mạng, thơ ca chết. Trước cách mạng Nga đã sản sinh những nhà thơ và nhà tiểu thuyết vĩ đại nhất mà thế giới đã từng biết tới, thực ra là vô song. Không nước nào có thể theo được. Ai có thể hơn Leo Tolstoy, Maxim Gorky, Fyodor Dostoevsky, Anton Chekhov, Turgenev? Ai có thể hơn những người khổng lồ này? Không nước nào đã tạo ra các nghệ sĩ vĩ đại thế. Nếu người ta phải quyết định mười nhà tiểu thuyết vĩ đại của thế giới, thế thì năm người sẽ là người Nga - nhưng là trước cách mạng.
Sau cách mạng, đột nhiên hoạt động thơ ca sụp xuống. Đất nước của Dostoevsky và Tolstoy và Maxim Gorky và Turgenev đơn giản biến mất khỏi trái đất. Nó thôi tạo ra loại người đó, phẩm chất đó; nó thôi soải cánh lên cao. Chủ nghĩa cộng sản bị áp đặt, cái nhìn tập thể bị áp đặt. Bây giờ mọi nhà thơ đều phải phục vụ chủ nghĩa cộng sản, mọi hoạ sĩ đều phải phục vụ chủ nghĩa cộng sản, mọi ca sĩ đều phải hát bài hát ca ngợi chủ nghĩa cộng sản. Bây giờ chính phủ là nhân tố quyết định về cái gì là văn học đúng và cái gì là nghệ thuật đúng và ai là nhà thơ đúng. Các quan chức ngu xuẩn của chính phủ sẽ quyết định - những người chả có ý tưởng nào về thơ ca. Nếu họ có bất kì ý tưởng nào về thơ ca ngay chỗ đầu tiên họ chắc đã không là quan chức chính phủ chút nào.
Nghĩ về người thu thuế, đại biểu chính quyền, uỷ viên hội đồng - bạn có cho rằng những người này có thể có ý tưởng thơ ca không? Họ dường như là các thế giới tách rời. Và những người đã đọc Marx và Engels và Lenin, họ có thể có ý tưởng nào về thơ ca không? Marx là người vô thơ ca thế trong các bài viết của ông ấy, đọc ông ấy sao mà nhạt nhẽo thế. Tôi đã trải qua tra tấn này, cho nên tôi nói với bạn từ kinh nghiệm của tôi. Ai đã đọc Das Kapital? Nó xấu thế, người ta thực sự cần can trường để đi qua nó; bằng không hai hay ba trang giấy là đủ và người ta cảm thấy bị kết thúc. Ngay cả những người cộng sản cũng không đọc nó! Tôi biết - nhiều người bạn tôi là người cộng sản và họ đã không đọc nó. Chỉ có nhạt nhẽo, chán ngán - chẳng cái gì thơ ca trong nó, chẳng cái gì đẹp trong nó.
Jesus có thơ ca, ông ấy nói thơ ca. Phật có thơ ca, ông ấy sống thơ ca. Marx không có thơ ca chút nào, chỉ logic khô khan, đờ đẫn. Ngay cả logic cũng không rất sắc bén. Mọi người đã từng sống trong rác rưởi thế - và họ cứ quyết định về Dostoevsky, về Tolstoy, về Turgenev sao? Họ sẽ không có khả năng hiểu những người này, họ nhất định hiểu lầm.
Ở Nga, thơ ca chết; điều đó đã từng là một trong những tổn thất lớn lao nhất cho nhân loại. Ở Trung Quốc nó chết, bởi vì nhà thơ đang phục vụ cho nhà nước bây giờ. Họ được thưởng, họ được kính trọng, họ được cho các chức vụ lớn trong đại học, nhưng với điều kiện là họ không là nhà thơ của tự do. Họ phải là nhà thơ của nô lệ, họ phải phục vụ cho nhà nước.
Và nhà thơ thực không thể phục vụ bất kì ai, người đó chỉ phục vụ cho thơ ca. Người đó viết, người đó hát, không vì bất kì kì động cơ nào khác hơn là nghệ thuật vị nghệ thuật; không có động cơ nào và không có mục đích nào trong nó. Việc hát của người đó chỉ giống như chim hót trong sáng sớm mặt trời, hoa nở, bướm bay. Vâng, đích xác giống thế: hoàn toàn tự do, tự nhiên, tự phát.
Tôi tuyệt đối hỗ trợ cho cách thức thơ ca của cuộc sống, bởi vì nó đem bạn lại gần tôn giáo hơn. Nhưng đừng dừng ở đó... bởi vì nhà thơ chỉ có những thoáng nhìn về chân lí, chỉ những thoáng nhìn, thoáng nhìn xa xôi, dường như cửa sổ đột nhiên mở ra trong cơn gió mạnh và đóng lại, dường như trong đêm tối tối bạn bị lạc trong rừng thẳm và có mây trên trời, mây đen, và thế rồi có sấm và sét. Khi tia sét có đó, trong một khoảnh khắc tất cả là ánh sáng, bạn có thể thấy mọi thứ: cây, đường, đá, núi. Nhưng nó chỉ có trong một khoảnh khắc, và thế rồi tia sét tắt đi và bóng tối sâu hơn và trở thành tối hơn ngay cả trước đây. Bạn bị quáng mắt, thậm chí còn nhiều hơn trong bóng tối. Bạn có thể loạng choạng vớ phải đá, bởi vì trước tia sét bạn đã rất cẩn thận, bạn đã đi một cách thận trọng, nhưng bây giờ sau thoáng nhìn bạn biết bạn đang trên đường đúng bạn có thể trở nên ít cẩn thận hơn, ít nhận biết hơn. Bạn có thể loạng choạng va phải đá, bạn có thể ngã xuống rãng, bạn có thể đi lạc lối. Và tia sét tự nhiên làm cho bạn ít thấy hơn; nó bất thần thế, nó làm mù bạn.
Nhà thơ chỉ có kinh nghiệm tia sét. Thỉnh thoảng ông ấy vươn lên những chiều cao của tâm thức, nhưng thế rồi ông ấy ngã xuống - và ngã tệ, ngã sâu hơn là ông ấy đã từng trước đây. Nhà thơ chỉ có kinh nghiệm bừng sáng. Nhà huyền môn được bừng sáng: bản thân ông ấy đã trở thành ánh sáng; bây giờ sẽ không bao giờ có bóng tối nào nữa. Nhưng tia sét có thể cho bạn ý tưởng việc đầy ánh sáng sẽ giống cái gì.
Nhà thơ có thoáng nhìn, nhà huyền môn cư ngụ ở những đỉnh cao đó. Chúng không phải là những thoáng nhìn xa xôi, ông ấy đã đạt tới đỉnh Everest, ông ấy đã làm nơi ẩn dật ở đó, ông ấy ở đó. Cho dù ông ấy thỉnh thoảng tới thăm bạn trong thung lũng tối của bạn, ông ấy đem theo chiều cao của mình đi cùng, các đỉnh núi của ông ấy đi cùng ông ấy. Đỉnh Everest của ông ấy đi theo ông ấy; nó đã trở thành chính bầu khí hậu của ông ấy.
Nhà khoa học là chỗ xa nhất, nhà thơ là ở giữa, và nhà huyền môn là ở chính trung tâm của sự tồn tại. Đi từ việc là nhà khoa học hướng tới là nhà thơ đi. Nhưng đừng dừng ở đó, tiếp tục đi tiếp.
Phật nói: charaiveti, charaiveti. Bước tiếp, bước tiếp đi, cho tới khi bạn tới điểm không có đâu mà đi, cho tới khi bạn tới điểm đó, tới điểm tối thượng đó nơi không có đường nào để đi bất kì đâu. Thế thì đậu lại - chỉ thế mới đậu lại. Thế thì bạn ở nhà. Thế thì cuộc sống là phúc lạc, thế thì cuộc sống là ân huệ, thế thì cuộc sống là phúc lành.
Câu hỏi thứ hai:
Osho kính yêu,
Tôi là ai?
Sanjaya, làm sao tôi biết được? Làm sao tôi có thể trả lời được câu hỏi này? Không ai khác có thể trả lời được nó cho bạn ngoại trừ bạn. Tôi không thể trả lời được nó nhân danh bạn. Tôi biết tôi là ai, nhưng làm sao tôi có thể nói bạn là ai? Bạn sẽ phải chìm sâu vào bên trong cái ta riêng của bạn. Và những người đã từng trả lời nhân danh bạn đều là kẻ thù của bạn, bởi vì bạn sẽ bắt đầu thu thập và tích luỹ các câu trả lời của họ, bạn sẽ trở thành thông thái, và trở thành thông thái là ngăn cản trí huệ nảy sinh.
Vâng, hàng nghìn câu trả lời là sẵn có. Tôi cũng có thể trả lời bạn rất dễ dàng: rằng bạn là linh hồn, vĩnh hằng, bất tử; rằng bạn là con của Thượng đế, con của tính bất tử - amritasya putra. Tôi có thể nói cho bạn tất cả những điều đẹp đẽ này mà đã từng được nói suốt nhiều thời đại, nhưng chúng sẽ không ích gì. Nếu bạn níu bám lấy chúng, tôi đã không giúp được bạn, tôi đã cản trở bạn. Tôi đã không là thầy với bạn mà là kẻ thù, không phải là người bạn.
Tôi không thể trả lời điều đó cho bạn được. Nó không phải là câu hỏi mà có thể được trả lời bởi bất kì ai khác hơn bản thân bạn. Bạn phải đi vào trong cái ta riêng của bạn. Bạn phải tìm. Bạn phải hỏi và lục vấn, "Tôi là ai?" Nó là câu hỏi rất riêng tư, tuyệt đối riêng tư, và chỉ bạn mới có khả năng biết câu trả lời - và không qua kinh sách, nhớ lấy, nhưng qua lục vấn sâu sắc trong bản thể riêng của bạn. Chính việc lục vấn đó là thiền.
Ramana Maharshi thường chỉ cho các đệ tử của ông ấy một cách thiền: Ngồi im lặng và liên tục lục vấn bên trong bản thân bạn "Tôi là ai?" Đầu tiên nói ra lời, và thế rồi dần dần, dần dần lời biến mất và để câu hỏi này trở thành cảm giác: "Tôi là ai?" - chỉ là cảm giác, chỉ một dấu chấm hỏi sâu bên dưới trong tim bạn. Và liên tục hỏi. Một ngày nào đó ngay cả cảm giác đó cũng biến mất. Không có câu hỏi; đột nhiên bạn là vô câu hỏi.
Câu hỏi "Tôi là ai?" sẽ giúp bạn phá huỷ mọi câu hỏi khác, và thế rồi chung cuộc nó tự tử: bạn được bỏ lại không có câu hỏi nào. Và đó là khoảnh khắc của câu trả lời nảy sinh trong bạn. Thế rồi, cho dù bạn biết câu trả lời, bạn sẽ không có khả năng trao đổi nó với bất kì ai khác. Nó là không thể trao đổi được.
Bạn hỏi tôi: "Tôi là ai?"
Bạn là Sanjaya; đây là tên bạn. Bạn là đàn ông; bạn có thân thể của người đàn ông. Bạn là người có giáo dục; bạn có bằng y học. Những điều này có thể được trả lời bởi bất kì ai, nhưng những người này không phải là bạn. Bạn là người Hindu; bạn đã sống cuộc sống của cái gọi là người tôn giáo Hindu. Bạn biết Gita; bạn đã đọc nó nhiều lần tới mức bạn đơn giản có thể nhắc lại nó từ trí nhớ. Và trong Gita Krishna đã trả lời nhiều lần bạn là ai tới mức bạn phải biết những câu trả lời đó nữa.
Cảnh giác với những người trả lời các câu hỏi sâu sắc thế của bạn. Chỉ những câu hỏi hời hợt mới có thể được người khác trả lời. Nếu ai đó bắt đầu nói cho bạn về cốt lõi sâu nhất của bạn, dừng người đó lại ngay lập tức. Đó không phải là việc của người đó và người đó sẽ làm ra đống lộn xộn của bạn.
Một người độc thân ghi tên đòi tiền giảm thuế thu nhập của mình.
Một nhân viên làm việc cho Cục thuế để ý rằng anh ta đã đòi giảm sáu trăm đô la cho việc nuôi dưỡng một cháu bé. Anh này viết cho người đó một bức thư nói, "Điều đó hiển nhiên phải là lỗi tốc kí."
Bức thư đáp lại viết: "Thưa ngài, Ngài đang nói tôi à!"
Hiểu nó không?
Bất kì khi nào ai đó khác bảo bạn là ai, dừng người đó lại ngay lập tức. Đây không phải là việc của người đó, và bất kì cái gì người đó nói với bạn đều sẽ gây hại cho bạn; nó là độc.
Thầy thực sẽ không nói cho bạn, bạn là ai, mặc dầu tất nhiên thầy sẽ lay bạn và gây choáng cho bạn vào nhận biết.
Hai bệnh nhân gặp nhau trong sân nhà thương điên.
"Chào anh, Fosdike, anh khoẻ chứ?"
"Cũng được, Cartwright, nhưng tên tớ không phải là Fosdike."
"Tên tớ cũng đâu có là Cartwright."
"Đừng lo, chúng ta có lẽ chẳng phải là bản thân chúng ta hôm nay."
Nhưng đây là tình huống của toàn thế giới: cả trái đất này gần như là một nhà thương điên; không ai biết mình là ai. Những người không biết mình là ai liên tục đi bảo người khác về cái ta bên trong nhất của họ. Họ đơn giản lặp lại kinh sách, kinh sách hay, nhắc lại như con vẹt; nhưng trong tay họ mọi kinh sách đều mất chân lí của chúng.
Khi ai đó thức tỉnh nói điều gì đó, nó có chân lí trong nó, nhưng khi một người chưa thức tỉnh nhắc lại điều đó, nó trở thành phi chân lí. Chân lí được lặp lại bởi những người đã không kinh nghiệm trở thành phi chân lí. Chân lí vay mượn trở thành phi chân lí.
Sanjaya, duy nhất một điều có thể được nói: rằng bạn đang trong vô thức sâu sắc. Vô thức phải bị phá vỡ, tảng băng phải bị làm tan chảy ra. Một khi vô thức của bạn bị phá vỡ, một khi bạn đã trở nên có ý thức chút ít, bạn sẽ có khả năng thấy bạn là ai - bạn sẽ là người đầu tiên biết bạn là ai. Nhìn tình huống không may này: rằng chúng ta phải hỏi người khác chúng ta là ai.
Viên thuyền trưởng bảo người tù rằng anh ta sẽ được thả nếu anh ta hoàn thành ba điều kiện: "Thứ nhất, anh phải uống hết thùng rượu mạnh Kentucky mà không dừng. Nếu anh sống sót qua điều này, anh phải đi ra ngoài tới chuồng thú vật nơi con sư tử đang bị đau răng. Anh phải nhổ chiếc răng đó ra bằng tay không, không có thuốc mê. Và cuối cùng, nếu anh sống sót được qua hai điều kiện đầu, anh phải đi ra sau lều nơi một người đàn bà, người chưa bao giờ, tôi nhắc lại, chưa bao giờ được thoả mãn dục đang đợi anh tới thoả mãn cho cô ấy. Nếu anh hoàn thành cả ba điều kiện, tôi sẽ cho anh tự do."
Người tù nhún vai, nhưng cảm thấy rằng anh ta không có chọn lựa nào nên đồng ý thử. Đầu tiên anh ta uống rượu mạnh, chuyển mọi phổ sắc mầu. Thế rồi anh ta loạng choạng đi ra cửa trước. Trong một giờ mọi điều có thể nghe thấy được là tiếng gầm rống, la hét và gầm gừ.
Cuối cùng người tù trở lại, quần áo rách bươm, thân thể đầy máu.
"Được rồi," anh ta lầm bầm. "Bây giờ cái bà với răng đau ở đâu?"
Câu hỏi thứ ba:
Osho kính yêu,
Thiền có thể được học không, hay nó là, giống như yêu, một trạng thái của bản thể mà tới như món quà?
Prem Prabhati, thiền không thể được học theo cách khẳng định, nhưng nó có thể được học theo cách phủ định. Điều này rất quan trọng cần hiểu: phương pháp cơ bản của thiền là phủ định.
Tôi ngụ ý gì khi tôi nói thiền có thể được học một cách phủ định, chỉ theo cách phủ định? Tôi ngụ ý rằng tâm trí có thể được dỡ bỏ, và khoảnh khắc bạn dỡ bỏ tâm trí, bạn đang học thiền. Dỡ bỏ tâm trí là học thiền; khi tâm trí đã được dỡ bỏ hoàn toàn bạn đã học được thiền. Bạn không thể đi thẳng vào trong việc học thiền được. Mọi điều được cần là loại bỏ tâm trí.
Tâm trí giống như khối chắn. Dòng sông có đó nhưng bị chắn, nó không thể chảy được. Nó bị ngăn trở bởi các tảng đá; những tảng đá đó không cho phép nó có lối ra nào. Nó đang trào lên bên trong bạn, nó đang khao khát đại dương, nó muốn thoát ra khỏi nhà tù này. Đó là lí do tại sao mọi người cảm thấy bồn chồn thế. Bồn chồn này không là gì ngoài tâm thức của bạn khao khát gặp gỡ với điều tối thượng. Dòng sông muốn đạt tới đại dương. Hạt mầm muốn đâm chồi, nhưng nó bị che phủ, bị chắn bởi tảng đá lớn. Tảng đá đó là tâm trí bạn. Và nó là tảng đá lớn bởi vì bạn đã từng tích luỹ nó trong nhiều kiếp rồi. Thiền của bạn đơn giản bị đè nghiến dưới nó.
Bạn không thể đạt tới thiền một cách trực tiếp, nhưng bạn có thể loại bỏ tảng đá này từng cục một. Bạn có thể lấy cái đục và búa - đó là điều tôi liên tục cung cấp cho bạn - và liên tục gõ búa vào tảng đá. Dần dần, dần dần tảng đá sẽ biến mất. Ngày tảng đá biến mất, đột nhiên luồng chảy, luồng chảy tươi mát của nước, sẽ bắt đầu chạy tới đại dương. Đó là thiền.
Do đó, Prabhati, theo một nghĩa nào đó thiền không thể được học. Bạn không thể thực hành được nó, bởi vì mọi việc thực hành đều là của tâm trí. Mọi thực hành đều làm mạnh thêm tâm trí, làm cho nó khoẻ hơn. Và tâm trí phải bị làm yếu đi; sức mạnh của nó trên bạn phải bị phá huỷ. Nó phải được đặt vào đúng chỗ của nó: nó không phải là chủ, nó chỉ trở thành chủ. Bạn phải dừng hợp tác với nó, bạn phải thôi cho ngày càng nhiều chất nuôi dưỡng cho nó.
Đó là điều tôi ngụ ý bởi dỡ bỏ tâm trí. Đừng hỗ trợ nó. Đừng níu bám nó. Đừng dựa trên nó. Đừng bị nó sở hữu. Đừng sống theo mệnh lệnh của nó. Và thế rồi dần dần, dần dần người chủ được tự do khỏi nô lệ. Người chủ đó là phẩm chất thiền của bạn.
Bạn hỏi tôi: "Thiền có thể được học không, hay nó là, như yêu, một trạng thái của bản thể tới như món quà?"
Nó đã có đó rồi. Nó không tới như món quà - không ai 'tặng' nó cho bạn cả - nó là chính bản tính của bạn, svabhava, nó là chính bản thể bạn. Và yêu cũng vậy.
Khi thiền đã xảy ra, yêu là hương thơm của nó, mùi hương của nó. Người có tính thiền tự nhiên yêu; không thể khác được. Người có yêu về bản chất có tính thiền. Nếu nó không vậy, thế thì bạn bị lừa, thế thì bạn đang mang đồng tiền giả. Nếu một người nghĩ mình có tính thiền và không có yêu, thế thì thiền của người đó không là gì ngoài thực hành tâm trí, cái gì đó giả tạo, rởm. Cái gì đó không phải là thiền đang đeo mặt nạ là thiền. Người đó đã bị tâm trí của mình lừa. Nếu một người nghĩ rằng mình rất yêu và không có tính thiền, yêu của người đó không là gì ngoài cái tên khác cho thèm khát. Người đó chẳng biết gì về yêu; người đó không thể biết được trong chính bản chất của mọi sự.
Aes dhammo sanantano. Đây là luật tối thượng: thiền đem yêu tới một cách tự nhiên - yêu là hương thơm của thiền, là mùi hương của nó. Và yêu tồn tại chỉ quanh hoa có tên là thiền, không bao giờ khác. Chúng là cùng nhau.
Hoặc tìm yêu hoặc tìm thiền. Và bạn chỉ có thể tìm một thứ, vì mọi thứ đã quá phức tạp. Nếu bạn bắt đầu tìm cả hai bạn sẽ làm cho chúng thậm chí còn phức tạp hơn, bạn có thể trở nên lẫn lộn hơn. Do đó tôi nói, chỉ tìm một thứ thôi. Nếu bạn có thể tìm thấy một thứ, thứ kia được tìm thấy mà không mất nỗ lực nào về phần bạn. Hoặc tìm ra yêu hoặc tìm ra thiền và cái kia sẽ đi theo nó như cái bóng.
Nhưng chúng không được học theo cách trực tiếp như bạn học toán, như bạn học địa lí, lịch sử, như bạn học ngôn ngữ mới. Đó không phải là cách học thiền hay yêu; chúng được học theo cách gián tiếp. Nếu bạn muốn học thiền, bạn sẽ phải dỡ bỏ cách thức của tâm trí. Nếu bạn muốn học yêu, bạn sẽ phải dỡ bỏ cách thức không yêu mà đã trở thành bắt rễ rất sâu trong bạn. Giận dữ, sở hữu, ghen tị - những điều này sẽ phải bị dỡ bỏ.
Và nó chưa bao giờ tới như món quà bởi vì nó đã được trao rồi; nó là bản tính bên trong nhất của bạn. Vâng, nó là ân huệ, món quà, nhưng nó sẽ không xảy ra trong tương lai đâu, nó đã xảy ra rồi. Bạn chưa bao giờ không có nó, bạn không thể hiện hữu mà không có nó. Yêu và thiền thiết lập nên cốt lõi bản chất thực của bạn.
Câu hỏi thứ tư:
Osho kính yêu,
Tôi kinh ngạc về trí nhớ của thầy. Thầy qui trí nhớ xuất sắc của thầy là về gì?
Gayan, bạn đang nói về cái gì vậy, anh bạn? Tôi phải có trí nhớ tồi tệ nhất có thể được! Lí do bạn không thể phát hiện được điều đó chỉ bởi vì tôi không quan tâm.
Mới hôm nọ tôi đã kể cho bạn một câu chuyện về Vrihaspati và vợ ông ấy - và không chỉ về Vrihaspati. Nhưng tôi không quan tâm! Chỉ ở giữa chừng kể nó tôi mới nhớ ra: đó là về Vachaspati chứ không về Vrihaspati! Nhưng thế thì sao? Vrihaspati hay Vachaspati - chúng phát âm giống nhau thế. Và đó không phải là vấn đề nữa; tên của người không thành vấn đề. Dù tôi gọi anh ta là Vrihaspati hay Vachaspati, vấn đề vẫn là như nhau thôi. Tôi đang nói về tâm trí tập trung; chả cần lo nghĩ về nó thuộc vào ai.
Một lần ở Ahmedabad tôi đã nói chuyện. Tôi nhắc tới một câu chuyện nhỏ của Marcel. Khi tôi rời phòng và đi vào xe, một giáo sư tiến lại phía tôi và ông ấy nói, "Thưa ngài, câu chuyện đó không phải do Marcel viết, nó do Kafka viết."
Tôi nói, "Hoàn toàn tốt. Vậy là bạn có thể sửa được nó - ít nhất cho bản thân mình bạn có thể sửa được nó. Khi có liên quan tới tôi nó không thành vấn đề."
Anh ta nói, "Nhưng chuyện này là do Kafka viết ra cơ mà!"
Tôi nói, "Tôi đồng ý. Và nếu ai đó nói nó được Jean-Paul Sartre viết tôi sẽ đồng ý. Tôi thậm chí có thể đồng ý nếu ai đó tới và nói, 'Thưa ngài, câu chuyện đó là do ngài viết.' Tôi sẽ đồng ý. Chả thành vấn đề. Vấn đề là ở chỗ câu chuyện được dùng để chỉ ra cái gì đó."
Trí nhớ của tôi không tốt, nhưng tôi liên tục nói một cách tự tin... tới mức tự tin đó lừa bạn.
Cha Ferrucio và Cha Messina đang ngồi trong hang tán gẫu.
"Cha nghĩ giáo hoàng có bao giờ cho phép các linh mục lấy vợ không?" Cha Ferrucio hỏi.
"Điều đó sẽ không xảy ra trong thời của chúng ta đâu," Cha Messina đáp. "Có thể đến thời con cháu chúng ta!"
Vâng, tôi cũng có loại trí nhớ đó.
Bà Brown không thể nào tin được vào mắt mình! Một con chuột! Còn hơn hết thảy - một con chuột trong nhà bà ấy! Bà ấy là người quản gia hoàn hảo, mọi người đều nói vậy; ngôi nhà không tì vết của bà ấy là niềm tự hào của đời bà ấy. Vậy mà, vâng, đó là con chuột chạy qua sàn bếp!
Bà Brown nhún vai và gọi chồng. "Charlie," bà ấy nói, "xuống cửa hàng và mua bẫy chuột đi. Nhưng," và ấy nhanh chóng nói thêm, "vì điều tốt lành đừng nói với họ để làm gì đấy!"
Đó là loại trí nhớ tôi có!
Chuyên gia trí nhớ đến lượt nói trong đình làng. Thính giả không nhiệt tình và các câu hỏi được hỏi ở cuối buổi diễn thực sự làm cho người này tức điên.
Khi một bà già đáng quí đứng lên và hỏi ông ta trí nhớ nổi bật của ông ta là do đâu, ông ta nghĩ đó là lúc đề cập tới nó cả ngày.
"Thế này, thưa bà," ông ta giải thích mà không mỉm cười, "khi tôi còn trong không lực, tôi có lần đã lập kỉ lục nhảy dù từ độ cao chưa bao giờ thử trước đây. Ngay khi tôi nhảy ra khỏi máy bay, viên phi công nghiêng người sang bên và la lớn, 'Này! Anh quên dù rồi!'
"Tin điều đó hay không, thưa bà, điều đó đã dạy cho tôi một bài học và tôi không bao giờ quên bất kì cái gì kể từ đó."
Gayan, tôi không có trí nhớ tốt đâu. Và trí nhớ tốt không nhất thiết là dấu hiệu của thông minh. Thực ra, chính điều đảo ngược lại mới là hoàn cảnh. Người ta đã tìm ra rằng những người có trí nhớ rất tốt là người không thông minh. Bạn sẽ ngạc nhiên, nhưng đây là một trong những phát kiến rất kì lạ mà đang trở nên ngày càng được xác lập vững chắc: rằng người có trí nhớ rất tốt là người không thông minh - bởi vì trí nhớ là hiện tượng máy móc, nó không cần thông minh. Nó chỉ giống như đĩa hát.
Trí nhớ là một phần của tâm trí bạn; tâm trí bạn liên tục ghi lại. Hệ thống ghi tốt, đĩa ghi rất tốt, không có nghĩa là nó có thông minh nào. Vâng, tâm trí bạn là đĩa ghi tốt; nó là cái máy tính sinh học. Và vài tâm trí là đĩa ghi rất tốt - tốt tới mức thỉnh thoảng dường như không thể tin được, không tin được.
Lord Curzon, một trong những phó vương của Ấn Độ, đã viết trong cuốn tự tiểu sử của mình... Bây giờ đừng tin vào tôi: đấy có thể là Lord Curzon, đấy có thể là ai đó khác! Và tôi không biết liệu Lord Curzon đã bao giờ viết tự tiểu sử nào hay không, nhưng dầu vậy tôi vẫn kể cho bạn câu chuyện này.
Lord Curzon đã viết trong cuốn tự tiểu sử của ông ấy... Và câu chuyện là đúng! Lord Curzon hay không Lord Curzon, nhưng câu chuyện là đúng.
Có một người rất nổi tiếng ở Rajasthan có trí nhớ không thể nào tin nổi. Anh ta tuyệt đối vô giáo dục, và rất ngu nữa, nhưng trí nhớ của anh ta đơn giản tuyệt đối hiếm hoi, duy nhất - có thể chưa bao giờ có một người, trước anh ta hay sau anh ta, mà có thể chứng minh trí nhớ của mình là một trăm phần trăm đúng thế.
Lord Curzon nghe nói về anh ta và mời anh ta tới triều đình của phó vương để biểu diễn trí nhớ của anh ta. Và Curzon đã lập kế hoạch một tình huống phức tạp tới mức bất kì ai, dù trí nhớ của người đó có thể tốt thế nào, vẫn nhất định thất bại. Không thể nào thành công được - một tình huống như thế được tạo ra.
Ba mươi người đã kiểm tra người này - ba mươi người từng người đều biết một ngôn ngữ khác nhau. Từng người đều phải nhớ trong tâm trí mình một câu của ngôn ngữ của mình. Và người này từ Rajasthan tới chỉ biết mỗi tiếng Rajasthan, phương ngữ của bang của người đó - không biết ngôn ngữ khác; và những người trong triều đình - ai đó biết tiếng Pháp, ai đó biết tiếng Latin, ai đó biết tiếng Hi Lạp, ai đó biết tiếng Đức - Curzon bảo họ làm ra các câu trong ngôn ngữ riêng của họ khó nhất có thể được.
Người này đầu tiên phải tới người thứ nhất trong hàng, được bảo phải nghe từ đầu tiên của câu của người đó: "Thì thào vào tai anh ta từ đầu tiên của câu của ông." Thế rồi một tiếng chiêng lớn - chỉ để quấy rối tâm trí anh ta để cho anh ta quên. Thế rồi anh ta tới người khác và người này nói từ đầu tiên của mình. Lại tiếng chiêng khác. Anh ta đi một vòng qua ba mươi người này và thế rồi quay lại người thứ nhất. Bây giờ người này nói từ thứ hai của mình... và tiếng chiêng. Và anh ta đi một vòng... anh ta lại quay lại, và người này nói từ thứ ba của mình. Và đến cuối, khi họ đã kết thúc câu của họ, anh ta phải nhắc lại từng câu một - ba mươi câu trong ba mươi ngôn ngữ, và anh ta không biết cái gì về những ngôn ngữ đó!
Ngay cả những người nói ra họ cũng phải viết câu của họ ra, bởi vì đến lúc anh ta quay lại họ có thể quên mất liệu họ đã nói từ thứ ba hay thứ tư.
Và bạn biết đấy tôi bao giờ cũng cứ quên đang là câu hỏi nào! Sau câu thứ hai tới câu thứ tư, sau thứ tư tới thứ năm. Chỉ một điều không xảy ra, mà nhất định xảy ra một ngày nào đó: sau câu thứ năm tới câu thứ nhất. Điều đó còn chưa xảy ra, nhưng bạn có thể chắc chắn và chắc là nó sẽ xảy ra một ngày nào đó.
Cho nên họ phải viết câu của họ ra để nhớ chúng, bởi vì một câu có thể bao gồm hai mươi từ và người này sẽ nói hai mươi lần - và chiêng gõ búa vào đầu họ nữa. Cho nên họ phải viết các câu của họ ra và đánh dấu từ nào họ đã nói.
Và người này nhắc lại tách bạch ba mươi câu trong ba mươi ngôn ngữ không sai sót nào. Thậm chí không một từ bị thiếu. Nhưng người này hoàn toàn đần độn; anh ta là kẻ ngốc.
Bây giờ điều này đang trở thành sự kiện tâm lí: rằng những người có trí nhớ rất tốt là không thông minh và những người có thông minh lớn là không giỏi thế trong việc ghi nhớ.
Mới hôm nọ tôi đã kể cho bạn về Edison. Tôi đã nghe nói về Immanuel Kant, một trong những người thông minh nhất mà nước Đức đã từng tạo ra... Ông ấy rất kém khi có liên quan tới trí nhớ.
Một buổi tối ông ấy trở về từ việc đi dạo thường lệ. Trời tối đi khi ông ấy gõ cửa. Trong bóng tối người phục vụ không thể nhận được ra rằng vị giáo sư đã quay về, cho nên anh ta nói, "Giáo sư đi dạo rồi, nên nếu ông muốn gặp ông ấy, tới muộn hơn một chút đi."
Và Immanuel Kant nói, "Được," và quay đi. Sau nửa giờ đi dạo ông ấy nhớ ra: "Thế này thì quá thể! Anh phục vụ là kẻ ngốc! Mình là giáo sư!" Ông ấy rất giận người phục vụ.
Một đêm chuyện xảy ra, ông ấy về từ cuộc đi dạo, mệt mỏi - ông ấy bao giờ cũng thường mang theo gậy chống đi - và ông ấy quên mất cái gì là cái gì. Thế là ông ấy để gậy chống lên giường, cứ tưởng rằng đây là Immanuel Kant, và bản thân ông ấy đứng ở góc phòng.
Nửa đêm ông ấy đột nhiên nhìn, "Chuyện gì thế nhỉ?" Thế rồi ông ấy nhớ ra: "Mọi sự bị lộn xộn rồi. Mình là Immanuel Kant và kia là chiếc gậy chống!"
Điều này là có thể, điều này là không khó, bởi vì thông minh là hiện tượng khác toàn bộ với trí nhớ.
Người thường có chút ít thông minh và chút ít trí nhớ; họ được gọi là người xoàng. Nó là đủ để tiến hành cuộc sống và công việc thường lệ.
Một trong những người bạn của tôi, Tiến sĩ Ram Manohar Lohia, tới gặp Albert Einstein. Albert Einstein đã cho ông ấy thời gian đích xác để tới, nhưng ông ấy đã tới sớm mười lăm phút.
Người vợ nói, "Ông đã tới, điều đó là rất tốt. Ông uống trà nhé, nghỉ ngơi đi, nhưng chúng tôi không thể chắc khi nào ông ấy ra vì ông ấy đã vào nhà tắm. Ngay cả tôi cũng không thể đoán được điều đó mặc dầu tôi đã sống với ông ấy trong ba mươi năm nay. Điều đó là không thể dự đoán được."
Tiến sĩ Lohia nói, "Nhưng ông ấy đã cho tôi thời gian dự định."
Người vợ nói, "Ông ấy cứ cho thời gian cho mọi người, và điều đó là rắc rối thường xuyên cho tôi, bởi vì tôi phải tiếp những người đó, đôi khi ba giờ, bốn giờ, năm giờ."
Tiến sĩ Lohia hỏi, "Nhưng ông ấy làm gì trong năm giờ trong nhà tắm?"
Người vợ nói, "Xin ông đừng hỏi - đủ thứ. Nhưng ông ấy đặc biệt thích ngồi trong bồn tắm và chơi với bọt xà phòng. Thực ra, chính ở đó ông ấy đã khám phá ra những lí thuyết lớn lao nhất của ông ấy. Chơi với bọt xà phòng ông ấy được thảnh thơi và ông ấy hoàn toàn quên mất thế giới."
Đó là một loại thiền cho ông ấy. Ông ấy vớ được lí thuyết tương đối trong bồn tắm. Toàn thể công trạng thuộc vào bồn tắm! Chơi với bọt xà phòng ông ấy như đứa trẻ: hồn nhiên.
Và người vợ nói, "Chúng ta không thể quấy rầy ông ấy được, bởi vì người ta không bao giờ biết ông ấy ở đâu và quấy rầy ông ấy có thể phá huỷ cái gì đó hay đang nảy sinh trong ông ấy."
Người ta kể, có lần ông ấy tới gặp một người bạn. Người bạn này rất sung sướng; ông ta đã từng mời ông ấy lặp đi lặp lại, thế rồi một hôm ông ấy xuất hiện. Họ uống, họ ăn, họ nói về những ngày xưa. Và thế rồi đêm bắt đầu trở nên ngày càng tối hơn và tối hơn, và lúc đó trở nên rất muộn. Người bạn cảm thấy buồn ngủ và ông ta hi vọng: "Bây giờ ông ấy sẽ đi, bây giờ ông ấy sẽ đi, bây giờ ông ấy sẽ đi." Nhưng Albert Einstein đã hoàn toàn quên. Cuối cùng người này ra hiệu cho ông ấy. Ông ta nhìn đồng hồ đeo tay và nói, "Muộn quá rồi."
Albert Einstein nói, "Đó là điều tôi đã từng nghĩ - quá muộn rồi. Sao ông không về nhà? Tôi cũng cảm thấy mệt."
Người này nói, "Thế này thì quá thể! Đây là nhà tôi!"
Albert Einstein nói, "Thế tại sao ông không nói thế từ trước? - vì tôi đã hi vọng và hi vọng rằng ông sẽ đi bây giờ! Tôi cũng muốn đi ngủ. Và tôi có thể giữ việc nói chuyện về những điều vô nghĩa này mà chúng ta đang thảo luận, phí thời gian, được bao lâu? Nhưng tôi rất tiếc, tôi tưởng đó là nhà tôi."
Nó đã từng xảy ra lặp đi lặp lại mãi, vì thông minh là năng lượng khác toàn bộ trong bạn: nó tới từ tâm thức của bạn, và trí nhớ chỉ là một phần của máy tính sinh học. Trí nhớ chỉ là tiện dụng. Thông minh không có phẩm chất có chủ định tiện dụng, nhưng nó đem tới tự do, nó đem tới sáng suốt, nó đem bạn tới chân lí.
Gayan, tôi không có trí nhớ tốt chút nào. Do đó, nhiều lần bạn sẽ thấy nhiều lỗi và nhiều sai sót trong điều tôi nói. Đừng chú ý nhiều tới chúng. Chỉ nhớ điểm mà tôi muốn làm.
Mọi thứ mà tôi nói đều giống ngón tay chỉ trăng. Đừng bám lấy ngón tay, chúng là không liên quan. Nhìn vào trăng và quên ngón tay hoàn toàn đi.
Câu hỏi thứ sáu... hay nó là câu hỏi thứ năm?
Osho kính yêu,
Cái gì là cái xảy ra khi người ta trở nên thức tỉnh?
Không cái gì đặc biệt cả, không cái gì ghê gớm cả; không cái gì thực sự xảy ra. Mọi việc xảy ra đều dừng lại, thế giới dừng lại. Khói từ mắt biến mất; bạn bắt đầu nhìn vào mọi thứ như chúng vậy.
Đừng làm ồn ào về điều đó. Sớm hay muộn nhiều người trong các bạn sẽ trở nên chứng ngộ. Đừng làm ồn ào về điều đó. Khi bạn trở nên chứng ngộ, cứ giữ yên tĩnh đi. Đừng nói gì với bất kì ai - nó không là gì để mà khoe khoang.
Khi Nancy cận thị lần đầu tiên gặp Kazantzakis, cô ấy nghĩ anh ta giống như một thần Hi Lạp. Nhưng bởi vì cô ấy mới lắp kính sát tròng cô ấy nghĩ anh ấy giống như một người Hi Lạp trời đánh thánh vật.
Đó là điều xảy ra: bạn bắt đầu thấy các thứ như chúng vậy. Thần Hi Lạp trở thành kẻ Hi Lạp trời đánh thánh vật.
Câu hỏi cuối cùng:
Osho kính yêu,
Khi tôi đứng đằng sau và quan sát tất cả nó, nó dường như không thể tin được và buồn cười một cách ngớ ngẩn. Cuộc sống có thực là không nghiêm chỉnh thế không? Đó có phải là tất cả các thứ có đó cho nó không?
Prem Indivar, bạn muốn cái gì khác nữa? Bạn mong đợi cái gì khác nữa từ cuộc sống? Điều này không nhiều hơn là người ta có thể muốn sao? Cuộc sống là cực kì ngớ ngẩn, đó là cái đẹp của nó. Nó là buồn cười, đó là niềm vui của nó. Nó là chơi đùa, nó không nghiêm chỉnh chút nào. Ngoại trừ những người ngu, không ai đã bao giờ nghiêm chỉnh.
Những người ngu nhất định là nghiêm chỉnh bởi vì đó là cách duy nhất để che đậy cái ngu xuẩn của họ. Người thông minh có cảm giác khôi hài. Người ngu không thể đảm đương được điều đó, bởi vì cảm giác khôi hài cần thông minh lớn.
Khổ là rất dễ dàng; bất kì ai cũng có thể làm được điều đó. Nó không cần cái gì cả - không thông minh, không dũng cảm. Đó là lí do tại sao có nhiều người khổ thế trên khắp thế giới: nó là rẻ, nó không tốn kém gì, nó là sẵn có không mất tiền. Nhưng là phúc lạc người ta cần mạo hiểm nhiều.
Để có cảm giác khôi hài người ta cần một loại siêu việt. Tính nghiêm chỉnh là bệnh tật.
Bây giờ bạn hỏi: "Khi tôi đứng đằng sau và quan sát tất cả nó, nó dường như không thể tin được và buồn cười một cách ngớ ngẩn."
Nó là vậy. Cứ liên tục quan sát ngày càng nhiều hơn, và đứng xa ở sau nhất có thể được đi. Trở thành nhân chứng đi.
Nhưng bạn đừng đi quá xa, dường như vậy - chỉ một bước thôi và thế rồi bạn nhảy lùi vào trong nó. Bạn trở nên sợ bởi vì nó có vẻ ngớ ngẩn không thể nào tin được. Bạn trở nên sợ: bạn có sắp điên hay cái gì không? Đừng lo - bạn đã điên rồi! Bây giờ không cái gì hơn có thể xảy ra cho bạn; đó là an ninh của bạn.
Bạn hỏi: "Cuộc sống có thực sự không nghiêm chỉnh thế không?"
Cuộc sống không biết gì về nghiêm chỉnh, do đó bạn không thể gọi nó là không nghiêm chỉnh được. Nếu có cái gì đó nghiêm chỉnh, thế thì cái gì đó có thể được gọi là không nghiêm chỉnh; nhưng cuộc sống không biết gì tới nghiêm chỉnh cả, do đó nó không biết gì tới không nghiêm chỉnh nữa. Nó đơn giản hiện hữu - không nghiêm chỉnh không không nghiêm chỉnh. Nó là điều nó vậy.
Và khi bạn nhìn nó từ một khoảnh cảnh theo cách bình thản, cách bình tĩnh, đó là điều thiền tất cả là gì. Bạn sẽ bắt đầu nhảy múa, bạn sẽ bắt đầu cười tiếng cười bụng lớn.
Và ngạn ngữ Thiền nói: Bất kì khi nào tiếng cười bụng xảy ra - tiếng cười như của Bồ đề đạt ma - sen trắng bắt đầu mưa rào xuống từ trời, từ không đâu cả.
Sen trắng là biểu tượng đẹp. Trắng đại diện cho tính đa chiều, bởi vì trắng chứa mọi mầu sắc của cả phổ. Đó là phẩm chất lạ lùng nhất, không thể nào tin được về mầu trắng: nó chứa mọi mầu vậy mà nó dường như vô mầu. Nó không đỏ, nó không xanh, nó không lục, mặc dầu nó chứa mọi mầu. Nhưng nó chứa mọi mầu đó theo cách tổng hợp, theo cách hài hoà tới mức tất cả chúng biến mất. Chúng tan biến trong tính một, và tính một đó là trắng.
Trắng đại diện cho sự tổng hợp và hài hoà tối thượng. Nó là dàn nhạc vĩ đại nhất, nơi mọi nhạc cụ tan biến vào nhau - và không chỉ nhạc cụ mà cả nhạc sĩ nữa. Toàn thể dàn nhạc vận hành như một đơn vị hữu cơ, cực thích. Trắng đại diện cho điều đó.
Và sen cũng là một biểu tượng lớn, đặc biệt ở phương Đông - một cách tự nhiên, bởi vì phương Đông biết sen lớn làm sao. Ở phương Tây bạn chỉ có sen nhỏ - chúng cần mặt trời nóng. Phương Đông biết tới sen thơm ngát, và sen trở thành một trong những biểu tượng trung tâm của phương Đông. Bạn có thể đã thấy tượng phật của Phật ngồi trên hoa sen, của Vishnu, thần Hindu, ngồi trên hoa sen.
Sen đại diện cho nghĩa tinh tuý của tính chất sannyas. Sen sống trong hồ và vậy mà nước không thể chạm vào được nó. Nó sống trong nước và vậy mà vẫn còn không bị nước chạm tới. Sen đại diện cho phẩm chất chứng kiến của bản thể bạn: bạn sống trong thế giới, nhưng bạn vẫn còn là nhân chứng. Bạn vẫn còn trong thế giới và vậy mà bạn không là một phần của nó. Bạn tham gia và vậy mà bạn không là một phần của nó. Bạn ở trong thế giới, nhưng thế giới không ở trong bạn.
Khi bạn trở thành người quan sát bình thản và bình tĩnh về cuộc sống, bạn sẽ cười - không phải là cái cười thường mà là cái cười bụng như tiếng gầm của sư tử. Và sen trắng sẽ bắt đầu mưa rào lên bạn.
Cuộc sống không nghiêm chỉnh không không nghiêm chỉnh. Nó là trò chơi vô cùng, vui chơi. Vâng, nhiều lần nó buồn cười, ngớ ngẩn không thể tin nổi, nhưng trong tâm trí chúng ta những lời đó có hàm nghĩa rộng rất sai, cái gì đó phủ định. Khi chúng ta nói cái gì đó là ngớ ngẩn chúng ta ngụ ý rằng nó là cái gì đó sai. Không, nó không vậy đâu.
Ngớ ngẩn đơn giản nghĩa là bên ngoài logic của chúng ta. Ngớ ngẩn đơn giản nghĩa là bên ngoài mong đợi của chúng ta. Ngớ ngẩn đơn giản nghĩa là bao giờ cũng có ngạc nhiên. Ngớ ngẩn đơn giản nghĩa là cuộc sống là không thể dự đoán được và không thể bị thu lại thành nguyên nhân và hậu quả, nghĩa là cuộc sống còn nhiều hơn logic, nhiều hơn ngôn ngữ có thể chứa đựng, nhiều hơn điều có thể được diễn đạt.
Và nó cực kì khôi hài... bởi vì ở đây bạn thấy các thượng đế giả vờ là kẻ ăn xin. Vâng, nó là việc giả vờ. Ở đây bạn sẽ thấy chư phật là kẻ khốn khổ.
Bạn đã bao giờ đi xem kịch chưa, không phải từ khán giả, nhưng ở sau sân khấu nơi các nam diễn viên và nữ diễn viên trang điểm bản thân họ và chuẩn bị bản thân họ chưa? Thế thì bạn sẽ bị ngạc nhiên đấy.
Đó là một trong những cái thú của tôi trong thời thơ ấu, là bằng cách nào đó lọt vào sau sân khấu. Trong làng tôi mọi năm họ thường diễn vở kịch ramleela, câu chuyện lớn về Rama. Và nó còn hay hơn nhiều nếu bạn xem điều xảy ra ở đằng sau. Tôi đã thấy Sita, vợ của Rama... Ở Ấn Độ cô ấy được tôn thờ như người đàn bà vĩ đại nhất đã từng được sinh ra, tuyệt đối đức hạnh, thuần khiết. Không thể nào quan niệm được về người đàn bà thuần khiết hơn hay tình yêu thuần khiết hơn. Tuyệt đối không thể nào quan niệm được về người đàn bà tôn giáo hơn, ngoan đạo hơn, thánh thiện hơn. Nhưng ở đằng sau sân khấu tôi đã thấy Sita trước khi cô ấy lên sân khấu - hút thuốc lá Ấn Độ!
Bây giờ Krishna Prem không cần lo nghĩ về thuốc lá Ấn Độ! Chỉ chuẩn bị bản thân cô ấy, chỉ cho cô ấy chút nicotine, Sita đã hút thuốc lá Ấn Độ. Nó ngớ ngẩn thế. Tôi thích điều đó lắm!
Và Ravana, người là kẻ tội phạm trong vở kịch về đời của Rama, người đánh cắp Sita và người đại diện cho quỉ ở Ấn Độ, đã bảo Rama, "Em phải nhận biết! Đêm qua em liên tục nhìn vào vợ anh trong khán giả, và nếu anh thấy em làm điều đó lần nữa anh sẽ dạy cho em một bài học!"
Bây giờ, Rama là hoá thân của Thượng đế, nhưng trong vở kịch ông ấy chỉ là một cậu học sinh - và cậu học sinh là cậu học sinh thôi. Và Ravana dạy cho anh ta, hoá thân quỉ dạy cho Thượng đế..."Không được nhìn vợ tao - điều đó là không đúng!"
Tôi thích ở sau sân khấu nhiều tới mức điều xảy ra trên sân khấu có vẻ rất bình thường.
Khi bạn trở thành nhân chứng bạn đi vào sau sân khấu của cuộc sống - và ở đó mọi sự thực sự là ngớ ngẩn - bạn bắt đầu thấy mọi sự như chúng vậy. Mọi thứ đều phi logic, không cái gì tạo ra nghĩa cả. Nhưng đó là cái đẹp của cuộc sống: rằng không cái gì làm ra nghĩa cả. Nếu mọi thứ đều làm ra nghĩa, cuộc sống chắc là sự chán chường. Vì không cái gì làm ra nghĩa, cuộc sống bao giờ cũng là vui vẻ thường xuyên, ngạc nhiên thường xuyên.
Người đàn ông tới gặp nhà tâm thần và nói, "Tôi làm việc tại xưởng làm dưa chua và tôi có ham muốn lạ thường cho chim tôi vào trong máy cắt dưa."
Bác sĩ nghĩ một lúc rồi đáp, "Tôi thấy rồi. Có lẽ đó là kết quả của hành vi bị kìm nén thời thơ ấu - có thể là phức cảm Oedipus. Tôi gợi ý anh để hai tuần nghỉ phép, thế rồi anh quay lại làm việc trong một tuần và thế rồi quay lại tôi để bắt đầu trị liệu."
Ba tuần sau người này quay lại và bảo bác sĩ rằng anh ta đã làm điều đó.
"Anh đã chọc chim vào máy cắt dưa à?"
"Dạ vâng," người này đáp.
"Này, điều gì xảy ra?" nhà tâm thần hỏi.
"Tôi bị đuổi," anh ta nói.
"Ừ, tất nhiên rồi, nhưng cái gì đó khác không xảy ra sao?"
"Ồ có chứ," người này đáp, "máy cắt dưa, cô ấy cũng bị đuổi nữa."
Đủ cho hôm nay.
Xem tiếp Chương 5 Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post