Read more
Yoga: Alpha và Omega (Tập 6)
Bài giảng về Kinh
Yoga của Patanjali
Chương 10. Mọi
vấn đề là không thực
Câu hỏi thứ nhất
Thầy nói con người là chiếc cầu giữa con vật
và điều thiêng liêng. Chúng tôi đang ở đâu trên chiếc cầu này?
Bạn không ở trên cầu, bạn là
chiếc cầu. Điều này phải được hiểu. Nếu bạn nghĩ rằng bạn ở trên cầu, bạn đã bỏ
lỡ vấn đề - đây là bản ngã diễn giải sai toàn thể vấn đề. Bạn là chiếc cầu. Bạn
phải được vượt qua, được siêu việt lên. Bạn, như bạn vậy, là chiếc cầu. Bạn phải
bị bỏ lại đằng sau; bạn phải đi ra ngoài bản thân mình.
Nếu bạn hiểu điều này đúng thế
thì một điều có thể trở nên rất rõ ràng: nếu bạn có quá nhiều, bạn sẽ trở thành
con vật; thế nữa chiếc cầu cũng biến mất. Nếu bản ngã được kết tinh quá nhiều,
thế nữa bạn không là chiếc cầu, chiếc cầu không còn nữa - bạn đã trở thành con
vật. Nếu bạn không có chút nào, chiếc cầu lại biến mất - thế thì bạn là điều
thiêng liêng. Nếu chỉ bản ngã còn lại, bạn là con chó; bản ngã là con chó. Nếu
bạn đã hoàn toàn biến mất, thế thì im lặng còn lại là điều thiêng liêng, là Thượng
đế.
Trống rỗng còn lại, hư không
còn lại, không gian còn lại, vô hạn, không biên giới - đó là điều Phật đã gọi
là niết bàn. Từ "niết bàn" nghĩa là: khi bạn đã dừng hiện hữu. Theo
nghĩa đen từ "niết bàn" nghĩa là: khi bạn tắt ngóm ngọn lửa - ngọn lửa
đã biến mất, bóng tối bao la, không ánh sáng. Khi ngọn lửa của bản ngã đã biến
mất - bạn đã trở thành vô hạn, bạn không thể tìm thấy bản thân mình ở bất kì
đâu bây giờ - thế thì bạn đã trở thành điều thiêng liêng.
Giữa hai điểm này - bản ngã và
vô ngã - là chiếc cầu. Bạn là chiếc cầu đó. Sẽ là tuỳ bạn có bao nhiêu bản ngã:
nếu bạn có quá nhiều bạn đang nghiêng sang con vật; nếu bạn không có quá nhiều
bạn đang nghiêng sang điều thiêng liêng. Sợi dây thừng chăng giữa con vật và điều
thiêng liêng - nhưng bạn là chiếc dây thừng. Cho nên đừng hỏi bạn ở đâu trên cầu,
bởi vì đó là bản ngã đang hỏi. Chỉ cố gắng hiểu rằng bạn là chiếc cầu. Nó phải
được siêu việt lên, được vượt qua; bạn phải đi ra ngoài bản thân bạn.
Đừng cố được tự do, bởi vì điều
đó có thể là động cơ cho bản ngã tinh vi. Cố gắng được tự do khỏi bản ngã - bởi
vì ngay cả tự do cũng có thể trở thành động cơ cho bản ngã, nhưng thế thì bạn sẽ
không bao giờ là tự do bởi vì bản ngã là cảnh nô lệ. Tự do sẽ không là của bạn;
tự do sẽ chỉ có khi bạn không có.
Cho phép cảm giác này về
"tôi" biến mất, và bạn không cần làm bất kì cái gì khác. Chỉ cho phép
nó biến mất... bởi vì nó là thứ giả thế nó phải liên tục được tạo ra, chỉ thế
thì nó mới còn lại. Bạn phải hợp tác với nó, mọi khoảnh khắc. Nó cũng giống như
người đi xe đạp cứ phải đạp xe: nếu người đó dừng đạp, chiếc xe sẽ dừng lại.
Chiếc xe cần đạp liên tục. Bản ngã cần hợp tác liên tục. Bạn không cần làm cái
gì chống lại nó; bạn đơn giản trở nên tỉnh táo và không hợp tác. Tỉnh táo vào,
cứ quan sát cách bản ngã nảy sinh, cách thức của nó tinh tế ra sao. Chỉ quan
sát, không hợp tác - thế là đủ: bản ngã chết đói, chiếc xe dừng lại. Không có
việc đạp của bạn, nó không thể tiếp tục được.
Khi bạn tới tôi và hỏi cách dừng
bản ngã, bạn giống như người đi xe đạp cứ đạp xe và cứ kêu la và hỏi mọi người
trên đường, "Làm sao dừng lại!" và cứ đạp xe. Đừng đạp nữa. Xe không
thể tiếp tục theo cách riêng của nó được; sự giúp đỡ của bạn được cần.
Khổ của bạn tồn tại bởi vì bạn
giúp cho nó. Khổ của bạn tồn tại bởi vì bạn ở đằng sau nó, nuôi dưỡng nó. Địa
ngục của bạn tồn tại cùng với hợp tác của bạn. Một khi bạn hiểu điều đó, việc hợp
tác tan biến; bạn không còn là một phần của toàn thể trò chơi khổ nữa; bạn đứng
sang bên và quan sát. Bùng nổ bất thần - không còn bản ngã nào, không còn xe đạp
nào, chẳng có gì để đạp. Đó là khoảnh khắc khi chiếc cầu đã bị vượt qua.
Câu hỏi thứ hai
Đôi khi thầy nói rằng điều có thể đối với
thầy và đệ tử, đối với hai người yêu, là gặp gỡ bản thể với bản thể. Và đôi khi
thầy nói rằng chúng ta là toàn bộ một mình và không thể nào đã bao giờ ở cùng
nhau được. Mong muốn gặp người khác - bản thể sang bản thể - một ham muốn, một
hư cấu của tâm trí có phải bị vứt bỏ không? Xin thầy giải thích nếu thầy có thể.
Có, điều đó khó giải thích. Mọi
giải thích đều khó bởi vì ngay chỗ đầu tiên vấn đề là giả. Làm sao giải thích một
vấn đề khi nó là giả? Bạn đang hỏi cái gì đó ngớ ngẩn; việc giải thích trở
thành khó. Cho nên điều đó là đúng - mọi vấn đề đều khó giải thích. Thực ra,
khi bạn hiểu, không có vấn đề gì; khi bạn không hiểu, có vấn đề. Cho nên vấn đề
không thể được giải quyết, và tôi không cố giải quyết vấn đề của bạn ở đây; tôi
không phải là cùng nhóm chút nào với cái ngu xuẩn của bạn. Tôi đang cố gắng
truyền đạt hiểu biết cho bạn, không cố gắng giải quyết vấn đề của bạn. Chúng
không thể được giải quyết, bởi vì chúng là tuyệt đối ngớ ngẩn.
Mọi vấn đề của bạn đều giống
như người bị sốt cao - bốn mươi hai độ - và cứ hỏi những điều ngu xuẩn. Người đó
nói, "Tại sao chiếc ghế này bay trên trời?" Làm sao giải thích điều
đó? Cơn sốt của người đó có thể được hạ xuống, đó là cách duy nhất. Đó là điều
tôi đang làm; đó là toàn thể nỗ lực của tôi là gì: để hạ cơn sốt của bạn xuống
một chút. Nếu bạn hiểu, khi cơn sốt hạ xuống, chiếc ghế không còn bay nữa. Thế
thì bạn bắt đầu cười bản thân bạn, bạn ngu làm sao.
Điều đó là khó, gần như không
thể nào giải thích được, bởi vì ngay chỗ đầu tiên bất kì điều gì bạn hỏi đều sẽ
là cái gì đó ngớ ngẩn. Bạn không thể hỏi được câu hỏi đúng, bởi vì nếu bạn có
thể hỏi câu hỏi đúng thì không cần hỏi nó. Câu hỏi đúng bao giờ cũng mang câu
trả lời đúng trong nó - bởi vì điều thực là đúng. Nếu bạn có thể là đúng trong
câu hỏi của bạn, bạn đã hiểu. Nhưng, dầu vậy, tôi sẽ cố gắng; tôi sẽ cố gắng hạ
cơn sốt của bạn xuống chút ít. Nó không phải là giải thích.
"Đôi khi thầy nói rằng điều
có thể đối với thầy và đệ tử, đối với hai người yêu, là gặp gỡ bản thể với bản
thể. Và đôi khi thầy nói rằng chúng ta là toàn bộ một mình và không thể nào đã
bao giờ ở cùng nhau được." Cả hai điều này đều đúng. Chúng ta tuyệt đối một
mình và không thể nào ở cùng nhau được - điều này là tuyệt đối đúng. Và phát biểu
khác cũng tuyệt đối đúng là thế này: rằng hai người yêu có thể gặp gỡ bản thể
qua bản thể, thầy và đệ tử có thể gặp gỡ bản thể qua bản thể. Mâu thuẫn nảy
sinh bởi vì bạn không có kinh nghiệm nào về nó.
Khi hai người yêu nhau gặp gỡ,
không có hai người yêu đâu - chỉ tình yêu tồn tại. Hai người đã biến mất, người
yêu đã biến mất, bởi vì nếu những người yêu có đó thì tình yêu không thể hiện hữu
được. Khi hai người yêu có đó, không có hai người và không còn người yêu nữa:
chỉ tình yêu tồn tại. Hai đã trở thành chỉ như hai bờ của dòng sông: thực ra
sông chảy và chạm vào cả hai bờ. Không có sông, đôi bờ một mình, tách rời,
không thể gặp gỡ. Khi sông chảy đôi bờ đang gặp gỡ qua dòng sông, trong dòng
sông.
Khi thầy và đệ tử gặp gỡ không
có thầy, không có đệ tử. Không có hai; nhị nguyên không còn đó. Lại cái một tồn
tại trong tính đơn độc toàn bộ của nó, trong tính một mình toàn bộ của nó. Hai
không thể gặp gỡ, nhưng nếu hai biến mất thế thì tồn tại khoảnh khắc đó.
Điều đó là khó, gọi nó là gì. Nếu
tôi gọi nó là khoảnh khắc của gặp gỡ, bạn sẽ hiểu lầm, bởi vì mọi gặp gỡ đều
hàm ý sự tồn tại của hai. Nếu tôi không gọi nó là gặp gỡ thế thì sẽ không thể
có khả năng cho tôi gọi nó là bất kì cái gì khác. Điều này là rắc rối với ngôn
ngữ. Nhưng bạn có thể hiểu: nếu bạn lắng nghe tôi một cách đồng cảm - và không
có cách khác để lắng nghe - nếu bạn trong đồng cảm sâu sắc với tôi, không cố gắng
thảo luận vấn đề với tôi mà thay vì thế cố gắng để cảm nhận khó khăn của tôi
trong việc diễn đạt cái không thể được diễn đạt, một đồng cảm sâu sắc, đó là điều
tin cậy là gì, thế thì bạn có thể hiểu. Thế thì lời sẽ không phản bội, thế thì
chúng không trở thành sự cản trở. Thế thì chúng có thể trở thành con trỏ, thế
thì chúng có thể có ý nghĩa nào đó - không phải nghĩa, mà ý nghĩa - bởi vì bạn
có thể có thoáng nhìn qua chúng.
Bạn biết chúng là thô, mọi lời
đều thô, ngôn ngữ là thô - im lặng là tinh tế - nhưng nếu bạn hiểu một cách đồng
cảm, trong tin cậy sâu sắc, trong niềm tin sâu sắc, thế thì lời cũng mang cái
gì đó có phẩm chất của im lặng.
Lắng nghe tôi: hai không thể gặp
gỡ - điều đó là không thể được; và, hai không thể gặp gỡ, nhưng thế thì phẩm chất
của tính hai đã biến mất. Khi tôi nói sự gặp gỡ bản thể qua bản thể, tôi ngụ ý
bây giờ không có người yêu không có người được yêu... họ đều mất đi, biến mất,
cái gì đó khác đã xuyên thấu vào trong bản thể họ. Trong im lặng sâu sắc đó
tình yêu tồn tại, không phải người yêu.
Khi đệ tử và thầy ở cùng nhau,
nếu đệ tử sẵn sàng để bị mất đi... Bởi vì thầy là người đã mất rồi, người là sự
trống rỗng. Nếu đệ tử cũng sẵn sàng nổi cùng với cái trống rỗng của thầy -
không đòi hỏi, không ham muốn, bởi vì chúng sẽ không cho phép bạn biến mất;
không hoài nghi, không phải là không chắc chắn - nếu đệ tử sẵn sàng trở thành một
phần của cái trống rỗng này, cái trống rỗng bao quanh cả hai. Nó trở thành bao
quanh. Trong đám mây của cái trống rỗng đó cả hai đều mất đi: đó là sự gặp gỡ
giữa bản thể với bản thể. Nó là gặp gỡ, theo một nghĩa nào đó, gặp gỡ vĩ đại nhất;
nó không phải là gặp gỡ chút nào bởi vì không có hai để gặp gỡ.
Điều có vẻ mâu thuẫn là lúc này
tôi nói với các bạn, bạn là một mình toàn bộ, lúc khác tôi lại nói không có khả
năng nào cho gặp gỡ. Khi nào khả năng đó sẽ mở ra? Khi bạn không cố gắng để gặp
gỡ người khác, chỉ thế thôi. Nếu bạn đang cố gắng gặp gỡ người từ bản thể sang
bản thể, chính nỗ lực đó sẽ phá hỏng toàn thể sự việc - bởi vì ai sẽ làm nỗ lực?
Nếu bạn đang làm nỗ lực để gặp gỡ ai đó từ bản thể sang bản thể, để tan biến,
chính nỗ lực để tan biến sẽ là rào chắn; chính nỗ lực để gặp gỡ, ham muốn để gặp
gỡ, sẽ tạo ra không hài hoà.
Đó là lí do tại sao tôi nói bạn
là tuyệt đối một mình. Đừng cố gặp gỡ người khác. Chỉ là một mình toàn bộ, và nếu
người khác cũng là một mình toàn bộ, sẽ có gặp gỡ - không phải là bạn đã chuẩn
bị cho nó, không phải là bạn đã làm nỗ lực nào, không phải là bạn đã thao túng
nó. Nó bao la thế bạn không thể thao túng nó được. Nó lớn lao thế bạn không thể
bắt giữ nó được. Bạn chỉ có thể cho phép nó bắt giữ bạn. Bạn chỉ có thể cho
phép nó sở hữu bạn.
Thượng đế không thể được tìm kiếm.
Bạn chỉ có thể cho phép Thượng đế sở hữu bạn. Bạn chỉ có thể cho phép ngài tìm
và kiếm bạn. Tình yêu hay Thượng đế là hiện tượng rất vĩ đại. Bạn là rất nhỏ. Nếu
bạn cố gắng bạn sẽ thất bại, trong chính nỗ lực của bạn là thất bại. Đừng cố.
Chỉ cần rõ ràng như pha lê
trong tính một mình của bạn, thuần khiết trong tính một mình của bạn, im lặng,
lắng đọng, bắt rễ, định tâm. Đột nhiên cái gì đó nhoáng lên trong bạn và bạn
không còn đó nữa. Chiếc cầu đã biến mất; bản ngã không còn đó nữa. Lần đầu
tiên, nó bao giờ cũng đem bạn vào vô nhận biết. Khi thầy nhảy vào đệ tử, hay
người yêu vào người được yêu, hay người yêu vào người bạn - bất kì khi nào điều
này xảy ra bạn đều được đưa vào vô nhận biết. Nó bao giờ cũng là sự ngạc nhiên.
Bạn không thể tin được điều đó, rằng nó đã xảy ra. Nó là điều không thể tin được
nhất, điều không thể được nhất, nhưng nó xảy ra.
Câu hỏi thứ ba
Nếu cuộc sống là trò chơi vũ trụ phúc lạc,
thế thì tại sao mọi sinh linh đều khổ?
Xin bạn quên về mọi sinh linh
đi. Bạn không biết. Tôi không khổ. Bạn có thể khổ; đừng nói về mọi sinh linh. Bạn
thậm chí không biết tới bản thân bạn. Làm sao bạn có thể biết được người khác?
Cứ nói về bản thân bạn đi, bởi vì mọi sự đã phức tạp quá nhiều rồi. Khi bạn bắt
đầu nói về tất cả, bạn sẽ làm cho sự việc thành gần như không thể được cho bản
thân bạn hiểu việc này. Chỉ bạn có tác dụng thôi. Chỉ nói điều này: "Sao
tôi khổ? Nếu cuộc sống là trò chơi vũ trụ phúc lạc, thế thì tại sao tôi khổ?"
- chỉ ngần ấy cũng sẽ có tác dụng rồi. Quên tất cả sinh linh đi - điều đó không
phải là việc của bạn. Nếu họ muốn khổ thì cứ để họ khổ. Xin bạn quyết định cho
bản thân bạn thôi. Ngay cả chừng đó cũng là quá nhiều rồi, không dễ đâu.
Sao bạn khổ? Bởi vì bạn hiện hữu.
Hiện hữu là khổ rồi, không hiện hữu là không khổ. Bản ngã khổ. Cái toàn thể là
trò chơi vũ trụ; nó là đẹp. Nó là mở hội vô cùng - khoảnh khắc sang khoảnh khắc,
chuyển tới các đỉnh ngày càng cao hơn. Bạn đang khổ bởi vì bạn không là một phần
của nó. Bản ngã không bao giờ là một phần của cái toàn thể; bản ngã cố gắng là
tách rời. Bản ngã cố gắng để có kế hoạch riêng của nó, để có ý tưởng riêng của
nó, để có mục đích riêng của nó. Đó là lí do tại sao bạn khổ.
Nếu bạn trở thành một phần của
cái toàn thể thì không có khổ. Đột nhiên bạn bắt đầu nổi cùng dòng nước. Bạn
không còn đi ngược dòng. Thậm chí bạn không còn bơi, bởi vì thế nữa cũng là nỗ
lực. Bạn chỉ nổi cùng dòng nước: bất kì chỗ nào nó đưa tới, có mục đích. Bạn đã
bỏ các mục đích riêng tư; bạn đã chấp nhận định mệnh của cái toàn thể. Thế thì
bạn sống dễ dàng, bạn chết dễ dàng. Không có kháng cự.
Kháng cự là khổ - và bạn không
thể thắng được khi chống lại cái toàn thể. Cho nên mọi khoảnh khắc bạn kháng cự
bạn đều thất bại, bạn khổ. Nó là thất vọng của thất bại, và thế thì bạn trở nên
bất lực và vô vọng và mọi nơi bạn cảm thấy, có câu tục ngữ, rằng "con người
đề nghị và Thượng đế chấp thuận." Bạn không thể tìm ra được tục ngữ nào
ngu xuẩn hơn ở bất kì chỗ nào khác.
Thượng đế chưa bao giờ chấp thuận
cả, nhưng khoảnh khắc bạn đề nghị bạn đã tạo ra rắc rối cho bản thân bạn bởi vì
mọi đề nghị đều là riêng tư. Điều đó nghĩa là sông Hằng muốn không đổ vào vịnh
Bengal mà muốn vào biển A rập. Nó sẽ phải đổ vào vịnh Bengal, đó là cách cái
toàn thể đã đề nghị nó. Bây giờ sông Hằng đề nghị, "Tôi muốn rơi vào trong
biển A rập," và khi nó không thành công để đi tới phương tây và nó cứ cảm
thấy rằng mọi nỗ lực đều vô tích sự và nó đang đi tới phương đông, ý tưởng nảy
sinh trong tâm trí rằng con người đề nghị và Thượng đế sắp đặt. Tại sao Thượng
đế phải bận tâm sắp đặt? Thượng đế chưa bao giờ sắp đặt cái gì, nhưng khoảnh khắc
bạn đề nghị, bạn đã tạo ra khả năng để được sắp đặt.
Thử sống không có mục đích, và
thế rồi xem: khổ biến mất. Thử sống không có bản ngã, và không còn khổ nữa. Khổ
là thái độ; nó không phải là thực tại. Bạn bị ốm: bạn ngay lập tức bắt đầu
tranh đấu với ốm bệnh; khổ nảy sinh. Nếu bạn chấp nhận nó, khổ biến mất. Thế
thì bạn biết rằng Thượng đế định điều này; phải có điểm nào đó trong nó. Nó phải
được cần cho trưởng thành của bạn. Đó là điều đã xảy ra trên cây chữ thập với
Jesus: chỉ một khoảnh khắc trước khi ông ấy bị giết, toàn thể tâm trí con người
nảy sinh trong bản thể ông ấy. Ông ấy đã nhìn lên trời và nói, "Cái gì thế
này? Ngài đang định làm gì thế? Sao ngài đã bỏ con một mình?" Tâm trí con
người đấy.
Jesus là đẹp. Ông ấy là người,
ông ấy là Thượng đế, cả hai - với mọi tính yếu đuối của con người và với mọi
hoàn hiện của Thượng đế: một điểm gặp gỡ, nơi chiếc cầu biến mất và mục đích xuất
hiện, điểm cuối cùng nơi chiếc cầu bị mất đi. Ông ấy đã giận dữ. Ông ấy đã phàn
nàn. Ông ấy đã nói, "Ngài đã phản bội con." Vào khoảnh khắc cuối cùng
này mọi người đều chờ đợi phép màu - ngay cả Jesus sâu bên dưới cũng phải đã từng
chờ đợi phép màu - rằng cây chữ thập sẽ biến mất, thiên thần sẽ giáng xuống, và
cả thế giới sẽ biết rằng ông ấy là đứa con duy nhất của Thượng đế. Bản ngã:
"Tại sao ngài đã phản bội con? Tại sao ngài ép buộc con thấy điều này? Con
của ngài bị đóng đinh đấy - ngài đâu rồi?"
Trong khoảnh khắc đó, sự không
tin phải đã đi vào trong tâm trí ông ấy. Và tôi nói điều này là đẹp - điều này
chỉ ra rằng Jesus là cả con của con người và con của Thượng đế. Và đó là cái đẹp
của Jesus và sự hấp dẫn. Tại sao phần lớn thế của nhân loại trở thành người Ki
tô giáo?
292
Nếu bạn nhìn vào Phật, ông ấy
có vẻ đơn giản là thượng đế, không có yếu đuối nào của con người. Nếu bạn nhìn
vào Mahavira, ông ấy có vẻ siêu phàm, tuyệt đối hoàn hảo. Nếu bạn nhìn vào
Krishna, bạn không thể thấy được một điều mà có thể tạo ra không tin tưởng
trong bạn. Nhưng Christ sao? - nhu nhược, yếu đuổi, run rẩy, với mọi hoài nghi,
không chắc chắn, ngần ngại, với mọi bóng tối mà tâm trí con người thiên về. Và
thế rồi sự bùng nổ bất thần và ông ấy không còn là người bình thường nữa.
Vào khoảnh khắc cuối cùng ông ấy
vẫn là Jesus con trai của Joseph và Mary; mọi hoài nghi nảy sinh - một cách tự
nhiên. Tôi không nói gì chống lại ông ấy - tự nhiên, tuyệt đối tự nhiên, nó phải
là vậy. Nhưng thế rồi ông ấy hiểu ra vấn đề: "Mình đang làm gì thế này?
Không phải là Thượng đế đã phủ nhận mình, chính mình đang phủ nhận ngài. Mong đợi
của mình không được đáp ứng đây." Trong chớp loé của ánh sáng ông ấy đột
nhiên hiểu, "Mình đang níu bám lấy bản ngã của mình. Mình đang đòi hỏi
phép màu. Mình đang đòi hỏi được cứu! Mình là ai, và sao cái toàn thể phải bận
tâm về mình?" Nụ cười phải đã tới trên mặt ông ấy, mây biến mất, ông ấy thảnh
thơi. Và ông ấy nói, "Ý ngài sẽ được thực hiện. Xin đừng bận tâm về con. Đừng
nghe tâm trí ngu ngốc của con. Con là ai để gợi ý điều gì nên được thực hiện?
Con là ai để mong đợi? Và khi ngài có đấy, sao con phải bận tâm về điều
đó?"
Trong thảnh thơi đó khỏi sự chống
đối, Jesus trở thành Christ. Ông ấy không còn là con của Mary, Joseph, ông ấy
đã trở thành con của Thượng đế. Được tôn lên, được biến đổi, một sinh linh mới
được sinh ra, người chấp nhận một cách toàn bộ. Bây giờ không có vấn đề gì. Nếu
Thượng đế muốn ông ấy bị đóng đinh, đó là cách mọi sự sẽ là vậy - và đó là phép
màu! Và, thực ra, cây chữ thập đã chứng minh là phép màu. Ki tô giáo tồn tại bởi
vì cây chữ thập, không bởi vì Christ. Nếu như ông ấy được cứu vào ngày hôm đó
chúng ta chắc đã nhớ ông ấy như pháp sư lớn hay cái gì đó giống thế. Nhưng
trong buông xuôi sâu sắc đó, nơi mọi phàn nàn biến mất, sự gặp gỡ từ bản thể
sang bản thể đã xảy ra: ông ấy đã cho phép Thượng đế nắm quyền sở hữu. Đó là
cách - qua cái chết, qua buông xuôi - ông ấy được phục sinh. Ông ấy không còn
là cùng người nữa - người mới toàn bộ, phẩm chất trinh nguyên đã đi vào. Người
cũ mất rồi, người mới được sinh ra, và không có sự liên tục giữa hai người này.
Bạn hỏi tôi nếu cuộc sống là
trò chơi vũ trụ phúc lạc, thế thì tại sao... thế thì tại sao có khổ. Có khổ là
vì bạn vẫn không là một phần của trò chơi vũ trụ này. Bạn có vở kịch nhỏ riêng
của bạn, và bạn muốn chơi nó. Bạn không là một phần của cái toàn thể; bạn đang
cố tạo ra một thế giới nhỏ của riêng bạn. Mọi bản ngã đều tạo ra thế giới riêng
của nó, đó là vấn đề.
Nổi cùng cái toàn thể đi, và khổ
biến mất. Khổ là triệu chứng: nó chỉ ra bạn phải đang tranh đấu với cái toàn thể,
vậy thôi. Bạn không khổ do tội lỗi của bạn trong quá khứ; bạn khổ do tội lỗi mà
bạn đang liên tục ngay bây giờ, phạm phải ngay bây giờ. Tội này là đơn giản:
tranh đấu, không chấp nhận.
Từ "sin - tội" là
hay. Nó bắt nguồn từ một gốc có nghĩa là "tách rời." Từ "sin-tội"
bản thân nó bắt nguồn từ một gốc có nghĩa là phân tách: bạn bị phân tách, đó là
tội duy nhất. Một khi bạn được nối lại, tội biến mất. Toàn thể Ki tô giáo phụ
thuộc vào khái niệm tội - rằng con người bị tách rời khỏi Thượng đế, thế thì
con người là kẻ có tội. Chính điều đối lập là khái niệm của Patanjali - đối lập,
nhưng bù vào. Ông ấy nhấn mạnh vào "yoga," được nối lại cùng nhau. Tội
lỗi và yoga: tội nghĩa là tách rời; yoga nghĩa là được nối lại cùng nhau lần nữa.
Nếu bạn được nối lại cùng nhau lần nữa với cái toàn thể, không có khổ. Bạn càng
xa khỏi cái toàn thể, bạn càng khổ hơn. Bạn càng có nhiều, bạn càng khổ hơn.
Câu hỏi thứ tư
Đôi khi có cảm giác như thầy chỉ là giấc mơ...
Điều đó đúng đấy. Bây giờ bạn
phải làm sâu sắc cảm giác này để cho thỉnh thoảng bạn có thể cảm thấy rằng bản
thân bạn là mơ. Cứ làm sâu sắc thêm cảm giác này đi. Một khoảnh khắc tới khi bạn
biết rằng mọi thứ đang có đó, đều là mơ. Một khi bạn biết rằng mọi thứ đang tồn
tại đều là mơ, bạn được tự do.
Đó là nghĩa của khái niệm Hindu
về maya. Nó không nói rằng mọi thứ là không thực; nó đơn giản nói mọi thứ là
mơ. Vấn đề không phải là thực hay không thực. Bạn định nghĩa mơ thế nào - thực
hay không thực? Nếu nó là không thực thế thì làm sao nó có thể tồn tại được? Nếu
nó là thực thế thì làm sao nó có thể biến mất dễ dàng thế - bạn mở mắt và nó
không còn đó nữa? Mơ phải là đâu đó ở giữa thực tại và không thực tại. Nó phải
có cái gì đó của thực tại và nó phải có cái gì đó của không thực tại nữa. Bởi
vì nó tồn tại nó phải là thực. Mơ là chiếc cầu - không trên bờ này không trên bờ
kia, không ở đây không ở kia.
Nếu bạn coi mơ là thực bạn sẽ
trở thành thế giới này. Nếu bạn coi mơ là không thực bạn sẽ bắt đầu trốn chạy
lên Himalayas, bạn sẽ trở thành không của thế giới này. Và cả hai quan điểm đều
là cực đoan. Mơ chính là ở giữa: nó là thực và không thực, cả hai. Không cần phải
trốn chạy khỏi nó - nó là không thực. Và không cần níu bám lấy nó - nó là không
thực. Không cần dành cả đời bạn cho mơ - chúng là không thực. Và không cần từ bỏ
chúng - vì làm sao bạn có thể từ bỏ cái không thực tại? Chúng không đáng với điều
đó.
Và đó là cách khái niệm của tôi
về tính chất sannyas nảy sinh: bạn sống trong mơ vẫn biết nó, rằng nó là mơ. Bạn
sống trong thế giới vẫn biết nó, rằng nó là mơ. Thế rồi bạn sống, nhưng thế giới
không sống trong bạn. Bạn đi trong thế giới, nhưng thế giới không đi trong bạn.
Bạn vẫn còn là một phần. Thực ra, bạn tận hưởng nó nhiều hơn - bởi vì nó là mơ,
bạn chẳng có gì để mất. Thế thì bạn không bị mặc cảm. Thực ra bạn bắt đầu chơi
như trẻ con - bởi vì nó là mơ! Bạn có thể tận hưởng nó; bạn có thể vui sướng
trong nó. Không có gì để cảm thấy mặc cảm cả. Cuộc sống của lễ hội, cuộc sống của
từ bỏ trong thế giới này, sống vậy mà cách biệt; bởi vì khi bạn biết cái gì đó
là mơ bạn có thể tận dụng nó mà không mặc cảm, và bạn có thể đi xa khỏi nó mà
không có vấn đề gì.
Bạn đi tới rạp hát, bạn đi xem
phim: nó toàn là mơ cả. Trong ba giờ bạn tận hưởng nó. Thế rồi, đèn được bật
lên - bạn nhớ rằng nó chỉ là trò chơi, trò chơi của ánh sáng và hình bóng trên
màn ảnh. Bây giờ màn ảnh trống rỗng. Bạn về nhà; bạn quên về nó. Toàn thế giới
là cuốn phim trên màn ảnh bao la. Khi bạn hiểu, mắt bạn được mở ra. Bạn biết rằng
nó là mơ - không cái gì sai trong việc tận hưởng nó, mơ đẹp ở đó, nhưng bây giờ
bạn ở nhà.
Đây là khó khăn. Ở trong thế
gian là dễ dàng, vì bạn coi nó là thực. Không ở trong thế gian, trở thành người
ẩn dật trong Himalayas, cũng là dễ dàng vì bạn bỏ nó như cái không thực. Nhưng
sống trong thực tại, biết rõ nó, rằng nó là không thực, biết nó, rằng nó là mơ,
là điều khó khăn nhất trên thế giới - và trải qua điều khó khăn nhất đó giúp bạn
trưởng thành.
Người thế giới này là tinh
ranh, nhưng không thông minh; người thế giới khác là đơn giản, nhưng không
thông minh. Những người sống trong chợ là rất tinh ranh nhưng không thông minh,
và những người đã rời bỏ thế giới và đi vào đền chùa và Himalayas - họ là đơn
giản, không tinh ranh, nhưng họ cũng không thông minh, bởi vì thông minh phát
triển chỉ khi bạn đi theo mọi loại tình huống - nhưng nhận biết. Bạn đi qua địa
ngục, nhưng với tâm trí nhận biết đầy đủ, thế thì thông minh phát triển. Thông
minh cần thách thức để phát triển. Nếu bạn bỏ thách thức, bạn đơn giản mục ruỗng,
bạn không trưởng thành. Đó là lí do tại sao tôi nhấn mạnh: ở trong thế giới, và
không là của thế giới.
Câu hỏi thứ năm
Làm sao có chuyện là tôi vẫn mất hút?
Không ai có thể trả lời câu hỏi
đó cho bạn được. Bạn mất hút; bạn phải biết chứ. Bạn phải chơi trò trốn tìm rồi.
Tôi biết rằng bạn biết. Bạn muốn bị mất hút, đó là lí do tại sao bạn mất hút.
Khoảnh khắc bạn quyết định không bị mất hút nữa, không ai cản trở bạn, không ai
ngáng đường bạn. Nhưng bạn muốn có thêm chút ít mơ nữa: toàn thể lời cầu nguyện
của bạn là, "Thượng đế ơi, cho con được chứng ngộ đi, nhưng không phải bây
giờ."
Đó là lời cầu nguyện của bạn:
"Cho con được thức tỉnh đi, nhưng đợi thêm chút nữa đã."
Chuyện xảy ra ở Ceylon: một nhà
huyền môn sắp chết; ông ấy là thầy của hàng triệu người. Biết rằng mình sắp chết,
tất cả họ tụ tập lại. Cả đời ông ấy - và đó là cuộc sống dài, ông ấy đã sống gần
một trăm năm - ông ấy đã từng dạy về chứng ngộ. Ngày ông ấy sắp ra đi, ông ấy
ra khỏi lều của mình cho bài darshan cuối cùng của mình, và ông ấy nói,
"Bây giờ ta sắp ra đi. Có ai sẵn sàng đi cùng ta không? Hôm nay ta sẽ
không dạy; hôm nay ta sẵn sàng đưa các ông đi cùng ta. Nếu ai đó sẵn sàng, người
đó nên đứng lên."
Mọi người bắt đầu nhìn nhau...
hàng nghìn và hàng nghìn người, nhưng không ai đứng lên cả. Thầy đợi và thầy
nói, "Muộn rồi và ta phải đi đây. Phải chăng ta nên nghĩ rằng cả đời ta đã
là sự phí hoài khi nói cho các ông về chứng ngộ? Và bây giờ ta đang trao nó cho
các ông! Các ông không cần làm nỗ lực nào cả; ta có thể đem các ông đi cùng ta.
Có ai sẵn sàng không?"
Một người ngập ngừng đứng lên
và anh ta nói, "Thầy đợi đã! Xin thầy nói cho tôi cách được chứng ngộ, bởi
vì thầy sắp ra đi và tôi còn chưa sẵn sàng theo thầy. Có nhiều điều cần được
làm trên thế gian. Con trai tôi vừa mới vào đại học, con gái tôi phải lấy chồng,
vợ tôi ốm và ai đó phải chăm nom... Khi mọi thứ được kết thúc, tôi cũng sẽ tới.
Cho nên xin thầy, cho tôi phương pháp."
Thầy cười và thầy nói, "Cả
đời ta đã cho phương pháp rồi."
Sao bạn trốn đằng sau phương
pháp? Mọi người bao giờ cũng hỏi về phương pháp bởi vì trong phương pháp bạn có
thể trì hoãn dễ dàng, bởi vì phương pháp phải được thực hiện - nó sẽ cần thời gian.
Và điều đó là tuỳ ở bạn làm hay không làm, hay làm nửa vời hay trì hoãn. Phương
pháp là thủ đoạn thôi. Khi bạn hỏi về phương pháp bạn đang hỏi về cái gì đó để
treo lên để cho bạn có thể trì hoãn, bởi vì phương pháp phải được thực hiện.
Đã từng có hai trường phái trên
khắp thế giới. Một trường phái nói chứng ngộ là bất thần; trường phái kia nói
chứng ngộ là dần dần. Những người đã nói chứng ngộ là bất thần chưa bao giờ được
nghe nói tới mấy. Họ không có mấy người đi theo bởi vì làm sao bạn có thể ở cùng
với những người này được? Họ nói nó có thể xảy ra ngay bây giờ nếu bạn sẵn
sàng. Mọi người bao giờ cũng theo cách kia, cách dần dần, bởi vì với dần dần bạn
có đủ không gian để trì hoãn, đủ thời gian. Không có khẩn cấp và không có khẩn
thiết. Vấn đề không phải là ở đây bây giờ. Ngày mai, ngày mai sẽ chăm nom, và
kiếp sống khác, kiếp sống sau... bạn có thể tiếp diễn mãi.
Thầy đó đã sẵn sàng đem ai đó
đi, nhưng không ai sẵn sàng đi. Và bạn hỏi tôi, "Làm sao có chuyện là tôi
vẫn mất hút?" Bạn biết. Nếu tôi nói cho bạn rằng ngay bây giờ có khả năng
đó - bạn có thể nhảy ra khỏi bản thể của bạn mất hút - bạn sẽ lập tức hỏi tôi
làm sao. Bạn sẽ hỏi về phương pháp.
Nó cũng giống như nhà của bạn bị
cháy và ai đó bảo bạn, "Ra khỏi nhà đi; nhà đang cháy đấy. Anh sẽ bị
thiêu." Nếu thực sự bạn thấy rằng nhà bị cháy, nếu ngọn lửa là thấy được với
bạn, bạn sẽ không hỏi làm sao. Bạn sẽ hỏi cách thoát ra không? Bạn sẽ nhảy. Bạn
sẽ nhảy khỏi ban công, bạn sẽ nhảy khỏi cửa sổ, bạn sẽ nhảy khỏi bất kì đâu - bạn
sẽ tìm ra cách. Bởi vì vấn đề bây giờ không phải là tìm ra đúng cách - bất kì
cách nào cũng đúng. Vấn đề không phải là nghi thức xã giao, rằng người ta phải
đi ra từ cửa trước. Khi nhà cháy, bạn nhảy khỏi cửa sổ. Bạn liều mạng sống bởi
vì một khoảnh khắc nữa trong nhà và bạn sẽ bị thiêu cháy. Tốt hơn cả là nhảy ra
từ tầng ba và bị què cả đời còn hơn bị thiêu cháy. Bạn sẽ nhảy ra từ nó.
Nhưng nếu bạn nói, "Vâng,
tôi biết nhà bị cháy, nhưng tôi sẽ tư vấn kinh sách và tôi sẽ hỏi các guru và
tôi sẽ tìm và thấy phương pháp luận về cách thoát ra," điều này sẽ biểu lộ
cái gì? Điều này sẽ biểu lộ rằng bạn không nhận biết rằng nhà đang cháy. Bạn có
thể đồng ý với người đó rằng nhà bị cháy, nhưng sâu bên dưới bạn không thấy lửa
ở đâu cả. Bạn đang thoải mái trong nhà này; đám cháy còn chưa là kinh nghiệm
cho bạn.
Phật bỏ cung điện của ông ấy.
Người hầu già của ông ấy, rất trung thành với ông ấy, tên ông ta là Channa,
đánh xe cho ông ấy đi ra khỏi thị trấn, ra khỏi kinh đô, không biết ông ấy đi
đâu. Thế rồi, ra khỏi vương quốc, Phật nói, "Cầm lấy đồ trang sức của ta,
quần áo có giá trị của ta." Ông ấy cắt tóc, tóc quăn đẹp, và ông ấy nói,
"Cầm lấy tất cả những thứ này. Đưa mọi thứ này cho vợ ta. Ta từ bỏ thế giới
này."
Channa bắt đầu kêu và khóc, và
ông ta nói, "Hoàng tử làm gì vậy? Hoàng tử còn trẻ. Hoàng tử không biết thế
giới nhiều như tôi biết nó. Mọi người đều ham muốn có cung điện, mọi người đều
ham muốn trở thành vua, và ngài có vương quốc và hoàng tử đang bỏ đi! Đừng làm
điều đó một cách sai lầm, nhưng tôi cảm thấy rằng hoàng tử đang hành xử ngu xuẩn.
Tôi là một ông già, già hơn cả bố hoàng tử. Nghe tôi đi! Quay về đi. Hoàng tử
có điên không? Hoàng tử đang làm gì?"
Phật nói, "Channa, ông
không thể thấy được rằng cung điện không là gì ngoài ngọn lửa sao, và ông không
thể thấy được rằng toàn thể vương quốc đang cháy sao.
Ta không rời bỏ nó, ta đang trốn
chạy đây! Ta không từ bỏ nó, ta chỉ đang cứu bản thân ta, vậy thôi."
Channa nhìn lại. Ông ấy không
thể thấy lửa cháy ở đâu cả - vương quốc tuyệt đối im lặng. Lúc đó là nửa đêm,
đêm trăng tròn, mọi người ngủ say... lửa cháy ở đâu? Trong giấc ngủ bạn không
thể thấy được nó, chỉ khi bạn bắt đầu thức tỉnh một chút thôi.
Cho nên đừng hỏi tôi tại sao bạn
vẫn mất hút. Đây là cách bạn muốn nó là vậy. Bạn muốn bị mất hút, đó là lí do tại
sao bạn mất hút. Nếu bạn không muốn nó là vậy, thì không có câu hỏi - ngay lập
tức, chính khoảnh khắc này, bạn có thể ở ngoài nó. Nhưng không ai khác có thể
đem bạn ra khỏi nó. Tôi không thể đem bạn ra khỏi nó. Và điều tốt là không ai
có thể đem bạn ra khỏi nó, đó là lí do tại sao tự do của bạn còn nguyên vẹn. Bạn
muốn tiếp tục trò chơi sao? - thì tiếp tục đi. Nếu bạn không muốn tiếp tục trò
chơi, bạn sẽ nhảy ra khỏi nó. Không ai cản trở con đường này; không ai chắn đường.
Khoảnh khắc bạn quyết định, khoảnh
khắc quyết định chín muồi, khoảnh khắc bạn trở nên chín chắn trong nhận biết và
bạn thấy toàn thể cái giả của nó, bạn sẽ ở ngoài nó - chính cùng khoảnh khắc
đó. Thậm chí không một khoảnh khắc nào thêm sẽ được cần. Vấn đề không phải là
thời gian; vấn đề là hiểu biết.
Câu hỏi thứ sáu
Tôi cảm thấy tôi ở trong quên lãng: không
trong thế giới này không trong thế giới kia, không là chó không là thượng đế.
Làm sao bước ra khỏi nó?
Nếu bạn bước ra khỏi nó bạn sẽ
trở thành chó. Nếu bạn bị mất hút, mất hút hoàn toàn - không ai còn lại người
có thể bước ra khỏi nó - bạn sẽ trở thành thượng đế. Cho nên đừng hỏi tôi cách
bước ra khỏi nó. Đây là bản ngã đang hỏi cách bước ra khỏi nó. Bạn ở trong quên
lãng sao? Hay đấy, tốt đấy. Mất hút thêm chút nữa đi - trở thành việc quên lãng
đi. Thêm mất hút chút nữa đi! Bạn mất hút một chút rồi: nửa con chó bị mất rồi.
Ở Ấn Độ chúng ta có chuyện ngụ
ngôn hay về toàn thể con đường của nhân loại. Một trong những câu chuyện có
nghĩa và biểu tượng nhất là về hoá thân của Thượng đế được biết tới là Narsinha
- nửa người / nửa sư tử. Một trong các hoá thân của thượng đế của người Hindu
là Narsinha - nửa người /nửa sư tử. Đây là trạng thái của quên lãng. Khi bạn bắt
đầu cảm thấy rằng bạn là nửa chó/nửa thượng đế; khi bạn bắt đầu cảm thấy rằng bạn
không là thượng đế không là chó, mọi thứ bị mất hút, các biên giới bị mờ đi;
khi bạn cảm thấy bản thân bạn ở giữa cầu; đây là trạng thái của Narsinha: nửa
người /nửa sư tử.
Nếu bạn cố gắng thoát ra khỏi
nó, bạn sẽ là sư tử đầy đủ, bởi vì thế thì bạn sẽ bị cô đặc lại. Bạn sẽ rơi trở
lại sau. Thoát ra khỏi nó nghĩa là rơi ra khỏi nó, rơi trở lại sau. Điều đó sẽ
không phải là tiến bộ, trưởng thành. Không cần. Cứ ngày càng mất hút hơn đi. Tại
sao bạn sợ quên lãng thế? Bởi vì bạn cảm thấy mất hút chút ít, danh tính không
còn rõ ràng; bạn không thể thấy được hình ảnh riêng của bạn một cách hoàn hảo,
các biên giới mờ đi; mặt bạn không còn cố định. Cuộc sống của bạn đã trở thành
linh động hơn. Nó không còn giống như đá nữa. Nó giống nước nhiều hơn, không có
hình dạng nào, vô dạng. Bạn sợ.
Người sợ bên trong bạn là chó,
bởi vì nếu bạn đi thêm vài bước nữa thì chó sẽ mất hút hoàn toàn.
Đầu tiên, khi người ta bắt đầu
vào cuộc hành trình, người ta giống như nước đông cứng, băng, lạnh, tựa đá. Khi
người ta di chuyển, đông cứng tan ra, băng trở thành nước. Đây là trạng thái của
quên lãng, trạng thái của Narsinha, nửa đường. Nếu bạn đi xa thêm lên trước bạn
sẽ bay hơi. Không chỉ có việc bạn sẽ là nước lỏng, bạn sẽ trở nên bay hơi. Bạn
sẽ không còn được thấy nữa; bạn sẽ đơn giản biến mất. Nếu bạn trở nên sợ việc
biến mất, bạn sẽ rơi trở lại. Bạn sẽ cố gắng để được đông cứng lại để cho bạn
có thể có hình, có dạng, có tên - namarupa: tên và dạng. Người Hindus đã gọi thế
giới này là thế giới của namarupa, tên và dạng. Thế thì bạn sẽ có căn cước; bạn
sẽ biết bạn là ai.
Chỉ chó mới biết nó là ai - mọi
thứ được lắng đọng, thảnh thơi. Nếu bạn đi trên đường, mọi thứ là rối tinh -
núi không còn là núi, sông không còn là sông. Lẫn lộn lớn nảy sinh, hỗn độn;
nhưng nhớ lấy, chỉ từ hỗn độn, các vì sao nhảy múa được sinh ra. Nhớ lấy, chỉ từ
hỗn độn Thượng đế mới được tìm ra. Thế thì, trạng thái thứ ba là: bay hơi, biến
mất hoàn toàn không để lại dấu vết đằng sau. Thậm chí không một dấu chân để lại.
Bạn không ở đâu cả. Bạn đã trở thành không đâu cả - và đây là trạng thái tôi gọi
là trạng thái của Thượng đế.
Đó là lí do tại sao bạn không
thể thấy được Thượng đế. Bạn cứ đi tìm và kiếm: bạn sẽ bị mất hút một ngày nào
đó, và đó sẽ là cách Thượng đế được tìm thấy.
Thượng đế sẽ không được tìm thấy
đâu. Bạn sẽ không bắt gặp Thượng đế đứng ở đâu đó, bởi vì ai sẽ bắt gặp? Nếu bạn
vẫn có đó để bắt gặp, Thượng đế là không thể có được. Khi bạn không còn đó ai sẽ
bắt gặp? Bạn sẽ không bắt gặp Thượng đế như một đối thể đâu. Bạn sẽ bắt gặp ngài
như cốt lõi bên trong nhất của bạn. Nhưng điều đó là có thể chỉ khi bạn chảy
ra, bạn trở thành linh động như nước, thế rồi bạn bay hơi - bạn trở thành mây
bay trên trời, không địa chỉ, không tên, không dạng, đám mây ẩn kín, ở đâu chẳng
biết.
Đó là nỗi sợ: bởi vì nó là cái
chết lớn lao. Nó là việc chết đi của toàn thể quá khứ. Mọi điều bạn đang vậy đều
phải bị bỏ lại, bị đóng đinh. Chết đi trước cái chết, đó là cách duy nhất để trở
thành thượng đế. Đừng sợ trạng thái của quên lãng; bằng không bạn có thể rơi trở
lại sau. Bạn sẽ kết tinh lại lần nữa như băng. Bạn sẽ có namarupa, tên-dạng,
căn cước, nhưng bạn đã bỏ lỡ.
Câu hỏi thứ bẩy
Nếu có khẳng định vì có phủ định và có sáng
vì có tối, làm sao người ta là người chủ và, trên tất cả, vẫn còn vậy mà không
có đầy tớ?
Có một cách đấy: bạn trở thành
người chủ của bản thân bạn. Thế thì bạn là đầy tớ và bạn là người chủ. Thế thì
theo một nghĩa nào đó bạn là đầy tớ - của thân thể bạn, của giác quan của bạn,
của tâm trí bạn - và theo một nghĩa nào đó bạn là người chủ - của ý thức, của
nhận biết. Bất kì chỗ nào người chủ tồn tại, đầy tớ phải tồn tại.
Mãi cho tới giờ bạn đã cố gắng
để trở thành người chủ và tạo ra đầy tớ quanh bạn. Mọi người đều cố gắng điều
đó, trở thành người chủ và tạo ra ai đó như đầy tớ. Chồng cố trở thành người chủ
và buộc vợ trở thành đầy tớ, và vợ cũng cố theo cách tinh tế riêng của cô ấy,
cách nữ tính để trở thành người chủ và buộc chồng trở thành đầy tớ. Chính trị
tinh vi tiếp tục. Mọi mối quan hệ của bạn đều là thủ đoạn tinh vi: cách buộc
người khác trở thành đầy tớ để cho bạn có thể trở thành người chủ. Toàn thể nỗ
lực là chính trị. Tôi gọi tâm trí là chính trị, người cố cho bản thân mình trở
thành người chủ và cố buộc người khác trở thành đầy tớ.
Tôn giáo là chiều hướng khác
toàn bộ: bạn không buộc bất kì ai trở thành đầy tớ; dầu vậy, bạn trở thành người
chủ. Bạn trở thành cả hai. Thân thể bạn, những phần thô của bạn, yếu tố đất của
bạn, trở thành đầy tớ; yếu tố trời của bạn trở thành người chủ. Vị Phật là cả
hai: người chủ - tuyệt vời; và đầy tớ - cũng tuyệt vời. Đó là cuộc gặp gỡ của đầy
tớ riêng của bạn và người chủ riêng của bạn, và thế thì không có xung đột, bởi
vì thân thể là cái bóng của bạn. Một khi bạn nói, "Mình là người chủ,"
thân thể tuân theo bạn. Nó phải tuân theo; điều tự nhiên cho nó là tuân theo.
Thực ra, khi thân thể được phép
trở thành người chủ và bạn trở thành đầy tớ, đó là trạng thái rất phi tự nhiên
của sự việc. Cứ dường như cái bóng đang dẫn lối cho bạn. Bạn sẽ rơi xuống hố bởi
vì cái bóng không có ý thức; cái bóng không thể nhận biết được. Cái bóng là
không tồn tại, thực sự. Thân thể bạn đang dẫn lối cho bạn: đây là khổ. Khi bạn
dẫn lối cho thân thể bạn, khổ biến mất; bạn bắt đầu cảm thấy phúc lạc, ở nhà,
thoải mái.
Vâng, cái đối lập có ở mọi nơi.
Nếu sáng có đó, tối có đó. Nếu yêu có đó, ghét có đó. Nếu người chủ tồn tại đầy
tớ phải tồn tại; bằng không làm sao người chủ là có thể được? Cho nên điều vĩ đại
nhất có thể xảy ra cho con người là: người đó trở thành cả hai - người chủ và đầy
tớ cùng nhau. Đó là hài hoà lớn nhất có thể có.
Câu hỏi thứ tám
Có ham muốn ở gần thầy, không đi xa, cũng
là tù túng sao?
Điều đó là tuỳ, bởi vì tù túng
không bao giờ là tình huống, nó là thái độ. Nếu bạn muốn đi xa và không thể đi
được, thế thì nó là tù túng. Nếu bạn không muốn đi xa, vấn đề không nảy sinh.
Điều đảo lại cũng đúng: bạn muốn ở đây gần tôi và bạn không thể ở được, thế thì
đi xa cũng là tù túng. Nếu bạn muốn ở gần tôi và bạn có thể ở dễ dàng, không có
vấn đề gì; vấn đề không nảy sinh. Tù túng hay tự do là thái độ. Chúng không
trong tình huống.
Bạn có hiểu tôi không? Nếu bạn
muốn ở gần tôi và ám ảnh bên trong nào đó cứ ép buộc, "Đi đi! Đừng ở
đây," bạn sẽ muốn ở đây nhưng con quỉ nào đó bên trong cứ ép buộc,
"Đi đi!" - đó là tù túng, đi xa là tù túng. Nếu bạn muốn đi xa và nỗi
sợ nào đó bên trong bạn cứ khăng khăng, "Đừng đi xa! Nếu mình đi xa mình sẽ
mất tiếp xúc, mình sẽ mất thầy, mất tiếp xúc với thầy... đừng đi xa!" - nỗi
sợ nào đó cứ ép buộc bạn ở đây, và bạn muốn đi xa - thế thì đó là tù túng.
Vậy tù túng là gì? Tù túng là
cái gì đó mà bạn phải làm như nỗi ám ảnh, như sự ép buộc: bạn chưa bao giờ muốn
làm điều đó và bạn phải làm điều đó. Bạn phải đi ngược với cái ta của bạn, thế
thì đó là tù túng - dù nó là bất kì cái gì. Nếu bạn chỉ nổi, nó là cái bạn bao
giờ cũng muốn làm và bạn làm nó với toàn thể trái tim bạn, toàn thể bản thể bạn,
đó là tự do. Bây giờ để tôi nói nó như điều nghịch lí: nếu bạn tự do như điều
ám ảnh, trong tự do của bạn là tù túng; nếu bạn là nô lệ với chấp nhận toàn bộ,
trong tù túng của bạn là tự do. Điều đó là tuỳ. Nó là thái độ, không là tình huống.
Cho nên chỉ bạn mới có thể biết về nó, nó là gì.
Nếu bạn muốn đi xa, đơn giản đi
xa, trôi đi xa. Đừng tạo ra bất kì rắc rối nào. Nếu bạn muốn ở đây, thì ở đây.
Thế thì đừng tạo ra bất kì rắc rối nào. Nhưng bạn bị lẫn lộn; bạn bao giờ cũng
trong xung đột. Bạn không là một người, bạn là đám đông - đó là rắc rối. Phần
này của bạn muốn ở đây; phần khác của bạn muốn đi xa. Và khi bạn đi xa, một phần
sẽ lại muốn quay lại. Và điều này cứ tiếp diễn.
Bạn phải quyết định cái gì đó
bên trong bạn. Bạn phải vứt bỏ xung đột, đám đông. Bạn phải là một người. Trong
tính một của bạn là tự do; trong trạng thái chia chẻ của bạn là tù túng. Khi bạn
là một, không ai có thể làm bạn thành nô lệ được - không người nào! Bạn có thể
bị ném vào tù đày, bạn có thể bị xiềng xích, nhưng bạn không thể bị làm mất tự
do. Thân thể bạn có thể bị xiềng xích: linh hồn bạn sẽ soải cánh bay cao. Sẽ
không có vấn đề cho nó. Làm sao lời cầu nguyện của bạn có thể trong tù túng được?
Làm sao thiền của bạn có thể trong tù túng được? Làm sao tình yêu của bạn có thể
trong tù túng được? Làm sao linh hồn của bạn có thể trong tù túng được? Thực ra
chính định nghĩa của linh hồn là cái mà không thể bị ép buộc thành nô lệ được.
Nhưng bạn không có linh hồn
nào. Bạn chỉ là đám đông, nhiều người thế bên trong mà không có thống nhất nào.
Đó là rắc rối. Nếu bạn ở đây bạn sẽ cảm thấy trong tù túng; nếu bạn đi xa bạn sẽ
cảm thấy trong tù túng. Bất kì chỗ nào bạn đi bạn đều mang theo xung đột bên
trong cùng bạn. Cho nên vấn đề không phải là ở gần tôi hay xa tôi, điều đó
không phải là vấn đề chút nào. Vấn đề là: ở đây như một đơn vị, hay ở xa như một
đơn vị.
Và tôi không nói bất kì cái gì,
rằng bạn phải ở đây hay bạn phải đi xa - tôi không có cái "phải." Điều
đó dành cho bạn. Nếu bạn có thể nổi cùng tôi, nổi đi. Nếu bạn cảm thấy nổi xa
tôi sẽ là hay, nổi xa ra. Đừng chú ý gì tới tôi, chỉ để toàn thể chú ý vào bản
thể bên trong của bạn. Bất kì chỗ nào nó có thể nổi dễ dàng, bất kì chỗ nào nó
có thể có chuyển động của nó mà không bị cản trở gì, để cho cái đó là mục đích
của bạn.
Câu hỏi thứ chín
Làm sao người ta có thể học để nhận ra các
vấn đề không thực là không thực?
Không cần học việc nhận ra, bởi
vì mọi vấn đề đều là không thực. Vấn đề như vậy là không thực. Khi bạn là thực,
mọi vấn đề biến mất. Khi bạn là không thực, cả nghìn lẻ một vấn đề nảy sinh.
Thường bất kì khi nào một người
tới Phật, hoàn cảnh xảy ra là ông ấy sẽ nói, "Xin đề nghị ông, trong một
năm không hỏi câu hỏi nào. Một năm vẫn còn trong im lặng cùng ta, tuôn chảy
cùng ta. Cho phép ta làm việc bên trong ông. Chỉ mở cánh cửa của ông và để cho
tia sáng mặt trời đi vào. Trong một năm không vấn đề, không câu hỏi; vẫn còn im
lặng, thiền. Sau một năm, ông có thể hỏi."
Một người nào đó, một người tìm
kiếm lớn, một hôm tới. Tên ông ấy là Maulingaputta, một học giả brahmin lớn; với
năm trăm đệ tử ông ấy đã tới Phật. Ông ấy có nhiều câu hỏi, tất nhiên. Một học
giả lớn phải có nhiều câu hỏi, vấn đề và vấn đề. Phật nhìn mặt ông ấy và nói,
"Maulingaputta, đây là điều kiện - nếu ông có thể hoàn thành nó, chỉ thế
thì ta mới có thể trả lời. Ta có thể thấy tầng tầng câu hỏi khắp quanh đầu ông.
Đợi một năm đi. Thiền, im lặng. Khi việc nói bên trong của ông dừng lại, khi
ông không còn huyên thuyên trong đầu, thế thì ông hỏi bất kì cái gì và ta sẽ trả
lời. Đây là lời hứa."
Maulingaputta hơi chút lo nghĩ
- những một năm, chỉ im lặng, và thế rồi người này sẽ trả lời; và ai biết nếu
những câu trả lời đó là đúng hay không? Cho nên một năm có thể bị phí hoài hoàn
toàn. Câu trả lời của ông ấy có thể chỉ là ngớ ngẩn. Làm gì đây? Ông ta đâm
phân vân. Ông ta ngần ngại làm hợp đồng; điều đó là rủi ro.
Và thế rồi, một đệ tử khác của
Phật, Sariputta, ông này bắt đầu cười (ông ấy đang ngồi bên cạnh) - tiếng cười
to, điên khùng. Maulingaputta trở nên phân vân hơn; ông ấy nói, "Có chuyện
gì vậy? Sao ông ấy cười?"
Sariputta nói, "Đừng nghe
lời người này. Ông ta là kẻ lừa dối. Ông ta đã lừa ta nữa. Khi ta tới - ông chỉ
có năm trăm đệ tử - ta có năm nghìn." Ông ấy là một brahmin lớn, nổi tiếng
khắp nước, một thầy giáo lớn theo tên riêng của ông ấy. "Ông có thể vài
nghìn câu hỏi - ta có cả triệu. Người này đã bẫy ta; người này nói, ‘Đợi một
năm đi. Im lặng, thiền, và thế rồi hỏi và ta sẽ trả lời.' Và sau một năm chẳng
câu hỏi nào còn lại, cho nên ta chả bao giờ hỏi được, và ông ấy cũng chả bao giờ
trả lời. Nếu ông muốn hỏi, hỏi ngay bây giờ đi! Ta đã từng trong cùng trò chơi
rồi. Ông ta đã lừa ta."
Phật nói, "Ta sẽ giữ lời hứa.
Nếu ông hỏi ta sẽ trả lời. Nếu ông không hỏi, ta có thể làm gì được?"
Sau một năm, Maulingaputta thiền,
thiền... trở nên im lặng và im lặng và im lặng... nói chuyện bên trong biến mất,
huyên thuyên bên trong không còn nữa. Ông ấy đã quên hoàn toàn về năm đó, rằng
năm đó đã kết thúc. Ai bận tâm? Khi câu hỏi không có đó, ai bận tâm về câu trả
lời? Một hôm, đột nhiên, Phật hỏi, "Maulingaputta, đây là ngày cuối cùng của
năm. Đây là ngày ông đã tới đây từ một năm trước. Và ta đã hứa rằng sau một năm
bất kì điều gì ông hỏi ta sẽ sẵn sàng trả lời. Bây giờ ta sẵn sàng! Ông có sẵn
sàng không?"
Maulingaputta bắt đầu cười, và
ông ấy nói, "Thầy đã lừa tôi nữa rồi. Sariputta kia là đúng. Bây giờ chẳng
có câu hỏi nào; tôi không thể tìm thấy câu hỏi nào. Tôi càng đi vào trong, tôi
càng thấy không có câu hỏi nào. Cho nên tôi có thể hỏi cái gì? Tôi chẳng có gì
để hỏi cả."
Thực ra, nếu bạn là không thực
thì có câu hỏi và vấn đề. Chúng tới từ tính không thực của bạn - mơ của bạn, ngủ
của bạn, tạo ra chúng. Khi bạn trở thành thực, đích thực, im lặng, toàn bộ,
chúng biến mất.
Đây là kết luận của tôi: rằng
có trạng thái của tâm trí, chỉ câu hỏi tồn tại, và có trạng thái của tâm trí,
chỉ câu trả lời tồn tại - và chúng không bao giờ tồn tại cùng nhau. Nếu bạn vẫn
hỏi, bạn không thể nhận được câu trả lời. Tôi có thể cứ cho nó, nhưng bạn không
thể nhận được nó. Nếu câu hỏi đã rơi rụng bên trong bạn, không cần tôi trao nó:
bạn đã nhận được nó. Không câu hỏi nào có thể được trả lời. Một trạng thái của
tâm trí phải được đạt tới mà không có câu hỏi. Trạng thái không hỏi là câu trả
lời duy nhất.
Đó là điều thiền tất cả là: vứt
bỏ câu hỏi, vứt bỏ huyên thuyên bên trong. Khi việc nói bên trong dừng lại, im
lặng vô hạn... Trong im lặng vô hạn đó, mọi thứ được trả lời, được giải quyết -
không nói thành lời, đơn giản được giải quyết. Không vấn đề nào tồn tại. Vấn đề
là thái độ của tâm trí thần kinh. Bây giờ tâm trí không còn đó, thần kinh mất rồi...
không có câu hỏi. Mọi thứ là đơn giản. Có bí ẩn, nhưng không có vấn đề. Không
cái gì được giải quyết, nhưng không cái gì còn lại để được giải quyết nữa. Mọi
thứ là bí ẩn, ngạc nhiên lớn bao quanh bạn; bất kì chỗ nào bạn nhìn, chiều sâu
tiếp chiều sâu mở ra trong bí ẩn. Không phải là bạn có câu trả lời đâu! Không,
bạn không có câu hỏi nào, vậy thôi. Khi bạn không có câu hỏi nào, toàn thể cuộc
sống là sẵn có trong bí ẩn toàn bộ của nó - và đó là câu trả lời.
Đừng hỏi làm sao người ta có thể
học nhận ra vấn đề không thực là không thực. Làm sao bạn có thể nhận ra vấn đề
không thực? Bạn là không thực. Như nó vậy, bạn còn chưa có. Trong sự vắng mặt của
bạn, mọi loại vấn đề nảy sinh. Khi bạn trở nên hiện diện chúng biến mất. Nhận
biết là không có vấn đề và không có câu hỏi. Vô nhận biết là có câu hỏi và vấn
đề - và câu hỏi vô hạn, vấn đề vô hạn. Không ai có thể giải được chúng. Cho dù
tôi trả lời bạn, bạn sẽ tạo ra nhiều câu hỏi hơn từ câu trả lời. Nó sẽ không là
câu trả lời, nó sẽ đơn giản là cái cớ để hỏi nhiều câu hỏi hơn.
Vứt việc huyên thuyên bên trong
đi, và thế rồi nhìn. Trong Thiền họ có câu ngạn ngữ rằng không cái gì bị che giấu
từ chính lúc đầu, mọi thứ là rõ ràng, nhưng mắt bạn nhắm.
Câu hỏi thứ mười
Thầy khùng! Và thầy làm cho tôi khùng luôn.
Phần thứ nhất của phát biểu này
là tuyệt đối đúng, tôi là người điên khùng, nhưng phần thứ hai là chưa đúng.
Tôi có thể làm cho bạn thành điên khùng, nhưng bạn không bị làm vậy, bởi vì bạn
lành mạnh quá nhiều - đó là rắc rối của bạn. Chút ít điên khùng thêm đi, và mọi
sự sẽ khác. Bạn bị cố định quá nhiều trong cái gọi là lành mạnh. Bạn phải được
nhấc ra khỏi nó.
Nhìn đấy. Jesus có vẻ điên
khùng với mọi người khi ông ấy còn sống. Phật có vẻ điên khùng. Họ là điên
khùng theo nghĩa rằng họ đã phủ nhận sự lành mạnh của xã hội. Đơn giản là mất
trí mà đi bỏ vương quốc và trốn khỏi nó - mọi người đang đi tới cung điện còn
Phật lại bỏ đi. Khùng. Và ông ấy làm cho nhiều người khùng theo.
Điều đó bao giờ cũng là công việc
của vị Phật - làm cho mọi người phát khùng - bởi vì xã hội đã làm cho bạn lành
mạnh tới mức trong sự lành mạnh của bạn, bạn gần như mất trí. Bạn đã trở thành
bình thường thế, mục ruỗng thế, thường lệ, ôi ra, và bạn chỉ nghĩ về những thứ
ngu xuẩn thế; nhưng bởi vì toàn thể xã hôi nghĩ họ là nỗ lực lành mạnh... Chẳng
hạn, một người liên tục nghĩ về tiền và bạn gọi người đó là lành mạnh. Người đó
là mất trí, bởi vì làm sao một người thực sự lành mạnh có thể nghĩ về tiền liên
tục được? Có những điều lớn lao để nghĩ tới. Ai đó khác liên tục nghĩ về danh vọng,
quyền lực, bao giờ cũng tìm sự chấp thuận của mọi người: mất trí - bởi vì người
lành mạnh hạnh phúc thế với bản thân người đó, tại sao người đó phải bận tâm về
điều người khác nói về người đó? Người đó sống cuộc sống riêng của người đó và
người đó để cho những người khác sống cuộc sống riêng của họ. Người đó không
can thiệp vào cuộc sống của bất kì người nào. Người đó không cho phép bất kì ai
khác can thiệp vào cuộc sống của người đó.
Những điều lớn lao là có thể,
và bạn cứ đi nhặt sỏi. Những điều lớn lao là có thể - Thượng đế là có thể - và
bạn cứ nghĩ dưới dạng tiền, quyền, danh. Bạn phí hoài cả đời bạn cho những điều
vô nghĩa tuyệt đối, và bạn nghĩ bạn lành mạnh. Bạn không lành mạnh đâu. Thực ra
toàn thể xã hội mất trí tới mức để lành mạnh bạn phải mất trí; bằng không bạn sẽ
đi xa khỏi xã hội.
Mọi chư Phật, Christ, đã từng cố
gắng để làm cho bạn thành khùng. Họ đang cố làm cho bạn thực sự lành mạnh, nhưng
điều đó có vẻ giống như điên khùng. Khi Jesus nói với đệ tử của ông ấy,
"Khi ai đó tát vào mặt ông, chìa má kia ra cho người đó," điều đó
hoàn toàn là điên khùng. Ai sẽ nghe người này? Người đó đang nói gì? Ông ấy
nói, "Nếu ai đó lấy áo khoác của ông, cho anh ta áo sơ mi nữa."
Khùng. Nhưng ông ấy đang nói không đáng bận tâm. Người kia lấy áo khoác của bạn:
có thể người kia không rất bất lịch sự - người kia muốn áo sơ mi của bạn nhưng
không thể lấy nó được - người lễ phép. Cho người kia áo sơ mi của bạn nữa, cho
nên để cho điều đó được kết thúc. Ai đó tát vào mặt bạn: có thể chút ít bạo hành
vẫn còn vấn vương trong người đó; để anh ta được tự do khỏi nó. Cho anh ta má
kia để cho anh ta được kết thúc và tự do - và bạn cũng tự do. Bằng không người
kia sẽ quay lại. Cho nên để cho nó được kết thúc và khép lại. Ông ấy đang nói
nghĩa tuyệt đối nhưng có vẻ mất trí.
Vâng, tôi đang làm cho bạn phát
khùng. Tôi là người khùng - điều đó là chắc chắn - nhưng phần kia là không chắc
chắn. Bạn vẫn níu bám lấy sự lành mạnh của bạn, nhưng tôi sẽ cứ làm mọi nỗ lực
có thể. Và nếu bạn cứ lảng vảng quanh tôi, ngày này hay ngày khác, bạn sẽ đổ. Bạn
sẽ phải buông xuôi theo sự điên khùng, đó là điều mọi tôn giáo là gì. Trở thành
điên trong cái gọi là thế giới lành mạnh này là cách duy nhất để trở nên lành mạnh,
bởi vì thế giới là điên khùng.
Câu hỏi thứ mười một
Tại sao Mahavira, Phật, và Osho không hát
và nhảy múa một cách vật lí?
Họ đang làm như vậy mọi lúc rồi,
nhưng bạn cần con mắt sâu sắc hơn nào đó để thấy nó.
Bạn chưa bao giờ hỏi câu hỏi thực.
Mọi người cứ hỏi, "Thượng đế trốn đâu rồi?" Họ chưa bao giờ hỏi liệu
mắt của họ có mở hay không. Họ hỏi, "Tôi phải tìm ngài ở đâu?" Họ
chưa bao giờ hỏi, "Tôi phải làm thế nào để trở thành sẵn có cho ngài để
cho ngài có thể kiếm tôi?"
Bạn hỏi tại sao Phật, Mahavira,
Osho không nhảy múa. Họ nhảy múa mọi thời rồi. Toàn thể hiện hữu của họ là điệu
vũ, nhưng bạn cần con mắt khác để thấy điều đó. Bạn không có mắt đúng. Tạo ra
chúng đi.
Câu hỏi thứ mười hai
Thầy có muốn đổi lời hứa cũ của thầy thành cái gì đó tựa thế này:
"Tôi đã tới không để dạy mà để làm cho bạn cười. Cười, và buông xuôi sẽ xảy
ra... và không cần bất kì lời hứa nào bây giờ."
Tôi có thể kí tên cho điều này
dễ dàng. Điều này đúng hoàn hảo - và tốt hơn điều đầu.
0 Đánh giá