Chương 11. Bên ngoài ba thể

Chương 11. Bên ngoài ba thể

Price:

Read more

Chuyến bay của một mình tới một mình
Bài giảng về Kaivalya Upanishad
Chương 11. Bên ngoài ba thể

Được hướng dẫn bởi hành động của các kiếp quá khứ, con người quay lại từ sushuptawastha, trạng thái ngủ sâu, tới swapnawastha, trạng thái mơ, tới jagratawastha, trạng thái thức. Vậy, linh hồn được hiện thân cư ngụ trong ba thành phố: thể thô, thể tinh tuý và thể nhân quả - và mạng của tất cả các ảo tưởng được sinh ra từ điều này. Chỉ khi ba thể này đã tan biến thì linh hồn hiện thân mới trở nên tự do khỏi mạng các ảo tưởng. Linh hồn vậy sẽ nhận ra phúc lạc vĩnh hằng.
Chính là từ điều này mà prana - sinh lực - tâm trí, và tất cả các giác quan mới nổi lên. Chính là từ điều này mà Đất, cái mang trời, khí, lửa, nước, và tất cả thế giới mới được tạo ra.
Trong lời kinh sáng nay chúng ta nói về cách con người, trong trạng thái tâm trí bị thôi miên của mình, rơi vào trong niềm vui tưởng tượng hay đau khổ trong các trạng thái thức, mơ và ngủ; cách con người tạo ra ảo tưởng về hạnh phúc và thế rồi chịu bất hạnh.
Jagrat, swapna, sushupti - thức, mơ và ngủ... Ấn Độ đã làm nhiều nghiên cứu về ba trạng thái này. Và để tôi nhắc lại cho bạn rằng ba từ này biểu thị cho khía cạnh khác của nghiên cứu của Ấn Độ vào số ba. Cái gọi là trạng thái thấy được, bên ngoài của con người là tổ hợp của ba điều này, cuộc sống của con người là sự sáng tạo của ba điều này - nhưng cái tinh tuý bị ẩn kín đằng sau cuộc sống của con người là ở ngoài ba điều này. Duy nhất thế giới này là sự sáng tạo của ba điều này. Do đó, chúng ta sẽ cần hiểu lời kinh này sâu sắc nhất có thể được, bởi vì nó có nhiều khía cạnh.
Thứ nhất, thức, mơ và ngủ không phải chỉ là trạng thái của tâm trí, chúng cũng là những cột trụ nền tảng của cuộc sống; cuộc sống được dựa trên chúng. Nhưng chúng ta là cái thứ tư. Ngôi nhà được tạo ra từ ba điều này, nhưng người sống trong ngôi nhà là tách rời khỏi nó: người đó là cái thứ tư.
Đây là lí do tại sao ở Ấn Độ trạng thái thứ tư này đã được gọi là turiya. Turiya nghĩa là “cái thứ tư.” Nó đã không được cho bất kì cái tên nào, nó đơn giản được gọi là “cái thứ tư.” Ba cái kia đã được cho các cái tên nhưng cái thứ tư không thể được cho cái tên nào. Không ai biết tên của nó và nó không thể được so sánh với bất kì cái gì khác, cho nên nó đã được gọi chỉ mỗi là “cái thứ tư.”
Chúng ta trải qua ba trạng thái kia mọi ngày. Khi bạn thức dậy vào buổi sáng bạn đi vào jagrat, trạng thái thức. Vào buổi tối khi bạn đi ngủ, ban đầu bạn đi vào swapna, trạng thái mơ. Thế rồi khi trạng thái mơ bị vượt qua, bạn đi vào sushupti, trạng thái ngủ sâu. Trong từng ngày hai mươi bốn giờ, bạn liên tục đi qua đi lại ba trạng thái này.
Và nếu bạn nhìn vào trong nó sâu hơn một chút ít, bạn sẽ thấy rằng bạn đang trải qua một trong ba trạng thái này gần như mọi lúc. Từ bên ngoài bạn có vẻ như trong trạng thái thức và bỗng nhiên, bên trong bạn, một giấc mơ bắt đầu, điều bạn gọi là mơ ngày. Đôi khi dường như trong một khoảnh khắc bạn không trong thế giới này chút nào, dường như bạn đã mất mọi ý thức: thế thì nó là sushupti, trạng thái ngủ sâu, điều đó đã chiếm quyền.
Trong chu trình hai mươi bốn giờ bạn đi qua những trạng thái này trên qui mô lớn hơn, nhưng bạn cũng đi qua chúng trong từng khoảnh khắc. Toàn thể cuộc sống của bạn là việc chuyển qua ba trạng thái này - và qua nhiều, nhiều kiếp sống bạn đã đi qua ba trạng thái này.
Khoảnh khắc cái chết xảy ra trong sushupti, trạng thái ngủ sâu. Người chết đầu tiên đi vào từ trạng thái thức sang trạng thái mơ, thế rồi từ trạng thái mơ người đó đi vào trạng thái ngủ sâu - và cái chết chỉ xảy ra trong trạng thái ngủ sâu. Do đó, những người thời cổ đã gọi giấc ngủ xảy ra từng ngày là cái chết mini. Họ đã hiểu việc ngủ là thoáng nhìn nhỏ về cái chết.
Ngủ là thoáng nhìn về cái chết. Khi bạn đang trong sushupti bạn đang trong cùng trạng thái như khi cái chết xảy ra, hay có thể xảy ra. Cái chết không thể xảy ra bên ngoài trạng thái sushupti. Đây là lí do tại sao trong sushupti bạn mất đi tất cả mọi cảm nhận; bạn thậm chí không cảm nhận cái đau của chết. Bằng không, cái chết là cuộc giải phẫu lớn; không có cuộc giải phẫu nào lớn hơn cái chết.
Nhà giải phẫu cho bạn mũi tiêm morphine nếu ông ấy phải mổ hay phải cắt bỏ đi cho dù một mảnh xương nhỏ. Bằng việc tiêm morphine ông ấy buộc bạn vào trong sushupti: chỉ thế thì cái xương nhỏ mới có thể được cắt bỏ ra bằng giải phẫu; bằng không điều đó là không thể được. Tất cả mọi cuộc giải phẫu đều được thực hiện khi người đang trong sushupti, ngủ sâu. Và chừng nào sushupti còn chưa chiếm lĩnh bạn, mổ là nguy hiểm bởi vì việc mổ gây ra đau đớn không thể chịu nổi tới mức nó làm khó cho việc thực hiện ca mổ.
Cái chết bao giờ cũng là cuộc giải phẫu lớn nhất bởi vì toàn thể cuộc sống phải bị loại bỏ khỏi thân thể. Cho nên cái chết chỉ xảy ra trong giấc ngủ sâu. Việc sinh cũng xảy ra trong sushupti: đó là lí do tại sao bạn không nhớ nó. Và lí do duy nhất mà bạn không có kí ức nào về các kiếp sống quá khứ của bạn là ở chỗ có một giấc ngủ sâu lắng thế giữa hai kiếp sống tới mức mọi kí ức đều bị mất đi ở cả hai đầu. Cái chết xảy ra trong giấc ngủ sâu, còn việc tái sinh cũng xảy ra trong giấc ngủ sâu.
Trong bụng mẹ, đứa trẻ đang trong sushupti, giấc ngủ sâu. Đứa trẻ mà không trong sushupti trong bụng mẹ thì sẽ bắt đầu ảnh hưởng tới mơ của người mẹ. Một số đứa trẻ ở trong trạng thái mơ trong bụng mẹ. Rất hiếm, rất ít - có thể chỉ một trong cả triệu - đôi khi đứa trẻ trong trạng thái mơ trong bụng mẹ, nhưng đây là đứa trẻ có cái chết trước của nó đã xảy ra trong trạng thái mơ. Ở Tây Tạng, nhiều công trình đã được tiến hành về điều này: họ gọi nó là Bardo - Trung ấm.
Ở Tây Tạng, họ cố làm người chết khỏi đi vào giấc ngủ sâu. Nếu người đó trượt vào trong giấc ngủ sâu, người đó sẽ mất mọi kí ức của kiếp sống này. Cho nên để làm cho người này có thể có khả năng giữ được kí ức từ kiếp sống này, họ làm một số thực nghiệm đặc biệt gần người sắp chết. Trong những thực nghiệm đó, một nỗ lực được thực hiện để giữ cho người chết thức tỉnh - không chỉ giữ cho người đó thức, mà còn cảm sinh ra mơ trong người đó để mơ sẽ tiếp tục, để cho cái chết thể xảy ra cho người đó trong trạng thái mơ đó. Nếu một người chết đi trong trạng thái mơ, trong kiếp sau của mình người đó sẽ được sinh ra với tất cả những kí ức về kiếp trước của người đó.
Sẽ dễ hiểu điều đó theo cách này: bạn mơ cả đêm... Có lẽ bạn có thể không tin vào điều này. Nhiều người nói rằng họ không mơ chút nào, nhưng đấy chỉ là vì họ không nhận biết về mơ của họ. Nhiều người nói rằng họ hiếm khi mơ, nhưng đấy chỉ là họ không nhớ thôi, bằng không, mọi người đều mơ cả đêm. Trong cả đêm ngủ một người mơ trung bình mười hai giấc mơ. Có những người mơ nhiều hơn thế này, nhưng khó mà tìm ra người mơ ít hơn. Mười hai giấc mơ bao phủ ba phần tư giấc ngủ đêm của bạn. Sushupti, giấc ngủ sâu, bao phủ chỉ một phần tư giấc ngủ của bạn; giấc mơ của bạn bao phủ ba phần tư giấc ngủ của bạn, nhưng bạn không nhớ chúng. Lí do cho điều này là ở chỗ nếu cho dù một khoảnh khắc thôi, giấc ngủ sâu xảy ra ở đầu giấc mơ, mối tiếp xúc của bạn với kí ức mơ của bạn sẽ bị phá vỡ.
Giấc mơ mà bạn nhớ hầu hết là mơ từ sáng sớm hay từ phần buổi sáng của giấc ngủ của bạn khi giấc ngủ sâu đã qua rồi và bạn bắt đầu thức dậy. Bạn không rơi lại vào giấc ngủ lần nữa sau những giấc mơ này, nhưng thay vì thế bạn thức dậy vẫn nhớ chúng. Nếu giữa mơ và thức thậm chí một thời kì ngủ sâu tí hon xảy ra, mối móc nối với kí ức của nó sẽ bị cắt bỏ đi. Kí ức sẽ được tạo ra, nhưng thông thường bạn sẽ không có khả năng nhớ nó. Không phải là không kí ức nào được tạo ra: kí ức được tạo ra, nhưng nó đi vào trong vô thức. Ngay cả trong giấc ngủ sâu cũng vẫn có kí ức, nhưng nó đi vào trong vô thức của bạn, bạn không nhận biết về nó. Chỉ bằng nỗ lực, kí ức này mới có thể được đem lên từ vô thức của bạn, nhưng nói chung bạn không nhớ chúng. Chỉ giấc mơ sáng mới còn lại trong kí ức ngắn hạn của bạn.
Đây là lí do tại sao nhiều người nghĩ rằng họ chỉ mơ vào buổi sáng. Không, bạn mơ cả đêm đấy, và bây giờ điều này có thể được chứng minh một cách khoa học. Bây giờ các thiết bị khoa học có sẵn mà có thể chỉ ra rằng trong cả đêm khi nào bạn mơ và khi nào bạn không mơ. Một điều thú vị là ở chỗ mắt bạn bắt đầu chuyển động vòng quanh khi bạn mơ, theo cùng cách mà chúng chuyển động quanh khi bạn quan sát cái gì đó đang xảy ra trong trạng thái thức của bạn. Chuyển động của mắt bạn là điều chỉ ra rằng bạn đang mơ.
Chẳng hạn, khi một người đang xem phim, mắt người đó chuyển động rất nhanh, người đó phải chuyển động chúng một cách nhanh chóng. Theo cùng cách đó, con mắt chuyển động trong tròng mắt thậm chí còn nhanh hơn khi người đó đang thấy trong mơ. Điều đó được gọi là REM - rapid eye movement chuyển động mắt nhanh - và thế thì chúng ta biết rằng người đó đang mơ. Cho nên các thiết bị được gắn vào và chúng sẽ chỉ ra khi nào xuất hiện chuyển động mắt.
Nếu ai đó đánh thức bạn khi mắt bạn đang chuyển động nhanh, bạn sẽ lập tức có khả năng nhớ lại giấc mơ mà bạn vừa có. Khi mắt bạn không chuyển động và bạn bị đánh thức, thế thì bạn sẽ nói rằng bạn không mơ. Cho nên bây giờ sự kiện đã được thiết lập vững chắc là khi một người đang mơ thì mắt người đó sẽ chuyển động nhanh dưới tròng mắt mình, hệt như người đó đang xem phim. Điều này đã được phát hiện ra bằng thực nghiệm trong cả đêm với hàng nghìn người.
Thực nghiệm đã được tiến hành với khoảng mười nghìn người; Mĩ đã tiêu nhiều tiền về việc này. Mọi người đã được trả tiền để ngủ trong các phòng thí nghiệm. Họ bán giấc ngủ của mình, bởi vì họ phải bị đánh thức khỏi giấc ngủ lặp đi lặp lại trong đêm. Dây dợ và thiết bị nào đó được gắn vào họ trong khi họ ngủ. Sau khi thực nghiệm trên mười nghìn người, họ đã đi tới kết luận rằng những người nói họ không mơ có thể nói đúng như họ có thể thấy, nhưng trong thực tế, nó không phải như vậy. Ai đó nói mình thỉnh thoảng mới mơ cũng không đúng, còn những người nói rằng họ chỉ mơ vào những giờ sáng cũng không đúng. Nhưng dầu vậy, có chân lí nào đó trong điều họ nói, bởi vì họ chỉ nhớ giấc mơ họ có vào buổi sáng ngay trước khi họ thức dậy.
Tôi đã nói cho các bạn tất cả về điều này để cho bạn sẽ có khả năng hiểu thực nghiệm Tây Tạng về Bardo - cõi trung ấm. Tây Tạng đã thực hiện công trình có ý nghĩa nào đó về mơ của con người; có lẽ không nước nào khác trên trái đất đã thực hiện nhiều công trình thế trong lĩnh vực này. Họ đã phát hiện ra bí mật làm cho một người có thể chết trong trạng thái mơ: thế thì người đó sẽ đi vào việc hoá thân của mình với mọi kí ức về kiếp sống trước của mình. Và ai đó, người có thể giữ lại tất cả kí ức về kiếp sống trước của mình trong lần hoá thân mới, được biến đổi, bởi vì thế thì người đó sẽ nhận biết rằng mình đang lặp lại cùng tất cả những ngu xuẩn mà người đó đã làm trước đây. Lần nữa cùng đam mê, lần nữa cùng ham muốn, lần nữa cùng săn đuổi - và không có kết quả lớn lao gì từ mọi việc sống này. Kiếp sống trước đã bị phí hoài trong săn đuổi và săn đuổi - và đến cuối cùng, cái chết đã là sự hoàn thành duy nhất. Chẳng cái gì nhiều hơn tới từ việc săn đuổi theo tất cả những đam mê và ham muốn này.
Nếu một người có thể giữ lại kí ức về kiếp sống trước của mình, thế thì kiếp sống mới sẽ có phẩm chất hoàn toàn khác. Chính phẩm chất cuộc sống của người đó sẽ được biến đổi. Một người như vậy sẽ không thể nào săn đuổi theo cùng những ham muốn đó bởi vì với người đó, cái chết bao giờ cũng dường như đang đứng ngay bên cạnh người đó. Và chạy theo cùng những ham muốn đó sẽ có nghĩa là người đó đang làm phí hoài cuộc sống mình lần nữa - và nó lại sẽ chấm dứt chỉ bằng cái chết. Không, lần này người đó sẽ có khả năng làm cái gì đó khác. Nỗ lực để biến đổi cuộc sống của người đó sẽ trở nên mãnh liệt hơn. Toàn thể kinh nghiệm về Bardo được thực hiện chỉ bởi lí do này: để giúp làm cho cuộc sống sắp tới mãnh liệt hơn.
Thực nghiệm về Bardo là rất khoa học. Khi một người đang chết đi, nỗ lực được thực hiện để giữ cho người đó thức tỉnh qua hương, qua ánh sáng, âm nhạc, tụng niệm và qua việc hát những bài ca thành kính. Người đó không được phép rơi vào giấc ngủ. Khoảnh khắc người đó bắt đầu cảm thấy ngủ lơ mơ, lời kinh của Bardo Thodol - Sách Tây Tạng về cái chết, được tụng vào tai người đó.
Và lời kinh của Bardo là có ích cho việc tạo ra mơ. Chẳng hạn, người sắp chết sẽ được yêu cầu cảm thấy rằng mình đang tách ra khỏi thân thể này. Người đó phải rơi vào trong việc ngủ lơ mơ và người đó đang được bảo rằng bây giờ người đó đã trở nên tách rời khỏi thân thể mình, rằng cái chết đã xảy ra cho người đó và người đó đang tiến trên cuộc hành trình của mình. Con đường của cuộc hành trình của người đó được mô tả cho người đó: có cây ở hai bên đường thế nào, chim chóc đang bay quanh con đường thế nào - tất cả những mô tả này đều được nói vào tai người đó.
Mọi người thường nghĩ, “Làm sao có thể nói điều gì đó vào tai người sắp chết mà có ích được?” Nhưng bây giờ điều đó đã được chứng minh, bởi vì các thực nghiệm thôi miên ở Nga đang xảy ra trên qui mô lớn. Các nhà khoa học Nga có ý tưởng rằng thế kỉ tới, trẻ em sẽ không cần đi tới trường vào ban ngày để học tập. Thay vì thế, trường học sẽ giáo dục trẻ em vào ban đêm, trong khi chúng ngủ. Các nhà khoa học Nga nói rằng nếu cái gì đó được nói với tần số nào đó vào tai đứa trẻ khi nó đang ngủ, điều đó sẽ đi vào trong tâm trí vô thức của nó.
Đã có nhiều thực nghiệm thành công trong lĩnh vực này. Chẳng hạn, một đứa trẻ rất yếu về toán học, và chẳng cái gì đã giúp cải thiện sức học của nó - giáo viên cũng chán với nó - lại trở nên thành thạo hơn khi toán học được dạy cho nó trong giấc ngủ của nó. Và nó chẳng bao giờ nhận biết rằng điều đó đã được dạy cho nó trong khi nó ngủ!
Đã có một số thực nghiệm đáng ngạc nhiên với ngôn ngữ. Một ngôn ngữ thông thường có thể được học trong thời gian ba năm, có thể được học chỉ trong ba tháng nếu nó được dạy trong giấc ngủ. Không cần thời gian tách biệt nào để học bởi vì giấc ngủ của bạn không bị quấy rối - bạn sung sướng đi vào việc ngủ. Bạn đơn giản không nhận biết rằng cái gì đã xảy ra. Đến sáng bạn được yêu cầu trải qua một kì kiểm tra để kiềm tra lại tất cả những điều đã được dạy cho bạn trong đêm.
Ở Nga họ đã tạo ra trường phái nào đó về việc dạy cho hàng nghìn học sinh trong giấc ngủ của chúng. Một thiết bị nhỏ được gắn gần từng đứa trẻ ở gối của nó khi nó đi ngủ. Việc dạy bắt đầu lúc nửa đêm và liên tục trong hai giờ; thế rồi đứa trẻ được đánh thức dậy. Bản thân thiết bị này quản lí mọi điều này: nó đánh thức đứa trẻ bằng tiếng chuông. Đứa trẻ bị đánh thức bởi vì nếu nó rơi vào giấc ngủ sâu ngay sau bài học, nó sẽ quên mất tất cả những điều đã được dạy cho nó. Tôi đang kể cho bạn tất cả điều này để giải thích lời kinh này; bằng không bạn sẽ không có khả năng hiểu thấu nó. Cho nên đứa trẻ này sẽ thức dậy bằng tiếng chuông sau hai giờ bài học. Điều này là để ngăn cản kí ức về bài học khỏi bị xoá đi bởi giấc ngủ sâu ngay sau bài học của nó. Sau khi đánh thức nó phải đi rửa mặt, làm tươi tỉnh lên, và thế rồi trở lại giấc ngủ lần nữa; chẳng đòi hỏi gì ở nó cả. Lại vào bốn giờ sáng việc dạy sẽ bắt đầu - cùng bài học đó sẽ được lặp lại giữ bốn và sáu giờ sáng - và thế rồi vào sáu giờ sáng đứa trẻ sẽ thức dậy.
Bạn không thể hình dung được bao nhiêu việc dạy có thể được hấp thu chỉ trong bốn giờ! Các nhà khoa học Nga nói rằng họ sẽ sớm có khả năng tiết kiệm cho trẻ em khỏi bị tù ở trường. Đó là một nhà tù nguy hiểm: bởi vì nó, trẻ nhỏ không thể chơi hay đùa hay nhảy hay múa và mang tính hoang dã. Từ chính thủa niên thiếu chúng đã bị ấn vào nhà tù đó. Buộc trẻ nhỏ ngồi yên hay cứng nhắc trên ghế dài trong năm hay sáu giờ một ngày là việc phí hoài không cần thiết thời gian quí giá và vàng son của cuộc sống của chúng. Đây là nguyên nhân của khổ sở và chịu đựng trong cuộc sống của phần lớn mọi người - bởi vì khi đáng ra có thể trở nên hạnh phúc nhất, khi cuộc sống tươi tắn và có vui đùa về nó, khi mối tiếp xúc với cuộc sống có thể đã xảy ra, tất cả thời gian của chúng bị phí hoài với địa lí và lịch sử và toán học. Và tất cả những điều mà đứa trẻ đó sẽ thu được qua điều này là cách kiếm sống, không phải là cuộc sống. Điều này có nghĩa là chúng phải bỏ lỡ cuộc sống chỉ vì việc kiếm sống.
Nhưng các nhà khoa học Nga đang nói rằng điều này sẽ không diễn ra lâu nữa. Họ đã phát hiện ra cách cho trẻ em chơi cả ngày, vui đùa, đi cắm trại hay làm bất kì cái gì chúng muốn làm - và thế rồi vào ban đêm chúng có thể được dạy. Họ gọi điều này là thôi miên nhi. Nhưng ngay cả trong điều này cũng có điều kiện là chúng phải bị đánh thức sau khi bài học kết thúc.
Nếu điều này là có thể, nếu dạy theo cách nào là có thể, thế thì quá trình Bardo là đúng khi nói rằng mơ có thể được tạo ra bằng việc nói vào tai của người đang chết. Nếu một người chết trong trạng thái mơ, lần sinh tiếp của người đó sẽ mang kí ức của kiếp sống trước của người đó. Người này sẽ vẫn còn trong trạng thái mơ trong bụng mẹ mới, và người đó sẽ được sinh ra trong trạng thái mơ. Ngay cả vào lúc sinh sẽ có sự khác biệt nền tảng giữa đứa trẻ này và đứa trẻ được sinh ra trong trạng thái ngủ sâu. Đứa trẻ trong trạng thái mơ trong bụng mẹ nó sẽ gây ra nhiều mơ trong tâm trí người mẹ.
Có những câu chuyện về Phật và Mahavira, và đặc biệt về hai mươi bốn tirthankaras của người Jaina; rằng khi họ vào bụng mẹ, mẹ của họ nói về những giấc mơ đặc biệt. Ngay cả với lỗ hổng thời gian hàng nghìn năm, tất cả các bà mẹ đều thấy cùng giấc mơ.
Người Jaina đã tạo ra toàn thể khoa học về điều này. Họ đã kết luận rằng bất kì khi nào người mẹ thấy giấc mơ nào đó, điều đó nghĩa là một tirthankara đang trong bụng bà ấy. Giấc mơ của người mẹ bao giờ cũng như nhau. Chẳng hạn, nếu cô ấy thấy một con voi trắng - điều rất hãn hữu thấy được, cho dù bạn có cố - thế thì một tirthankara sẽ được sinh ra. Những kiểu mơ đó trở thành chỉ dẫn rằng tâm thức của tirthankara đã ở trong bụng cô ấy. Và sau nhiều nghiên cứu, người Jaina đã ấn định đích xác số các giấc mơ này: có một số nhất định các giấc mơ, và chỉ nếu người mẹ có tất cả những giấc mơ đó thì đứa con trong bụng cô ấy mới là một tirthankara. Các giấc mơ có liên quan tới vị phật cũng được ấn định: nếu đứa trẻ có tâm thức phật ở trong bụng, người mẹ sẽ mơ những giấc mơ nào đó - nhưng tất cả những giấc mơ này là có thể chỉ nếu đứa trẻ trong bụng, đã chết đi trong trạng thái mơ trong kiếp sống trước của nó, đi vào trong bụng mẹ trong cùng trạng thái và bây giờ đang trong bụng mẹ trong cùng trạng thái đó. Thế thì giấc mơ của người mẹ sẽ bị ảnh hưởng mạnh bởi đứa trẻ đó. Thực tế, người mẹ sẽ hoàn toàn bị tiếp quản bởi bản thể của đứa trẻ đó, bởi vì một bản thể lớn hơn cô ấy đang ở trong bụng cô ấy.
Đứa trẻ được sinh ra trong trạng thái mơ có thể đạt tới việc giải thoát tối thượng trong đời này nếu người đó muốn - nhưng chỉ nếu người đó muốn vậy. Nếu người đó không muốn, người đó có thể vẫn chọn để được sinh ra nữa. Nhưng bây giờ giải thoát tối thượng của người đó có thể xảy ra vào bất kì khoảnh khắc nào; điều đó có thể xảy ra bất kì khi nào người đó chọn.
Cũng như ai đó có thể được sinh ra trong trạng thái ngủ sâu và chết đi trong trạng thái ngủ sâu, hay ai đó có thể được sinh ra trong trạng thái mơ và chết đi trong trạng thái mơ, theo cùng cách, có những cách mà ai đó cũng có thể được sinh ra trong trạng thái thức và chết đi trong trạng thái thức. Đó là điều tối thượng: chết đi trong trạng thái thức. Khi ai đó chết đi trong trạng thái thức, thế thì người đó có thể chọn nếu người đó muốn được tái sinh hay không. Bây giờ chọn lựa là trong tay người đó. Chỉ nếu người đó muốn điều đó, chỉ nếu người đó làm nỗ lực vì điều đó, thì việc sinh mới là có thể; bằng không điều đó là không thể được. Người này sẽ đi vào trong bụng mẹ trong trạng thái tỉnh thức, vẫn còn trong bụng mẹ trong trạng thái tỉnh thức và được sinh ra trong trạng thái tỉnh thức.
Đứa trẻ đang trong trạng thái ngủ trong bụng mẹ cũng sẽ ảnh hưởng tới người mẹ. Đây là lí do tại sao điều thường xảy ra là toàn thể phẩm chất của người đàn bà mang thai thay đổi: hành vi của cô ấy thay đổi, cách nói năng và trao đổi của cô ấy thay đổi, nhiều điều trong cô ấy dường như được thay đổi. Thông thường, người đàn bà bình thường bỗng nhiên trở thành đẹp thế khi cô ấy mang thai, thông minh thế, và nhiều lần người đàn bà đẹp trở nên xấu xí khi cô ấy mang thai. Hay người đàn bà thông minh trở thành không thông minh, người đàn bà an bình và chân thành trở thành bất ổn và khuấy động, người đàn bà bất ổn, khuấy động trở thành an bình và chân thành... bởi vì trong chín tháng một sinh linh khác sống trong thân thể cô ấy - nó ảnh hưởng tới cô ấy, nó có ảnh hưởng lớn lên cô ấy.
Đứa trẻ trong trạng thái ngủ sâu cũng sẽ có ảnh hưởng tới cô ấy, nhưng không nhiều. Đứa trẻ trong trạng thái mơ sẽ có ảnh hưởng mạnh lên cô ấy: mọi giấc mơ và ý nghĩa của đứa trẻ sẽ chiếm lĩnh cô ấy. Nhưng nếu một sinh linh thức tỉnh ở trong bụng cô ấy, thế thì người mẹ hoàn toàn được biến đổi. Đây là sự khác biệt giữa khái niệm Hindu về avatar và khái niệm Jaina về tirthankara.
Người Hindu tin rằng một avatar xảy ra khi một người được sinh ra hoàn toàn thức tỉnh. Bởi vì người đó được sinh ra thức tỉnh toàn bộ, người đó được gọi là một hoá thân thiêng liêng, sự giáng trần thiêng liêng. Nếu người đó muốn, người đó có thể chọn không được tái sinh và trở thành một với sự tồn tại. Bạn cố hiểu điều đó: nếu như người đó ước ao, thì sau cái chết trước đó của mình, người đó đã hội nhập với sự tồn tại. Không có cản trở gì, không có lí do gì cho người đó bị kéo lại tới thế gian. Không có nhu cầu về lần sinh khác cho người đó. Người đó đã ở bên bờ của việc hội nhập vào sự tồn tại - người đó gần như đã hội nhập rồi - và vậy mà người đó đã trở lại. Người Hindu đã gọi điều này là “sự giáng trần của điều thiêng liêng.” Họ không gọi đó là việc sinh, bởi vì họ nói rằng con người này đã trở lại từ bình diện cao hơn: người đó là một avatar, một hoá thân của điều thiêng liêng. Điều này có thể xảy ra chỉ cho người được sinh ra trong trạng thái thức. Trong Ki tô giáo cũng thế, việc sinh của một người như Jesus đã xảy ra trong trạng thái thức tỉnh, trong trạng thái thức tỉnh đầy đủ.
Thêm một điều nữa cần được hiểu ở đây: bất kì khi nào một người thức tỉnh được sinh ra, nó không phải là qua giao hợp dục giữa đàn ông và đàn bà. Đây là lí do tại sao Ki tô giáo đã gặp khó khăn rất nhiều về vấn đề sinh của Jesus từ người mẹ đồng trinh. Jesus được sinh ra từ người trinh tiết, và Ki tô giáo chẳng có ý tưởng nào về toàn thể khoa học của điều đó, không ý tưởng nào về làm sao điều như vậy lại có thể xảy ra được - rằng đứa trẻ có thể được sinh ra từ người đồng trinh.
Đứa trẻ trong trạng thái ngủ không thể được sinh ra từ người đồng trinh. Đứa trẻ trong trạng thái ngủ tự nhiên sẽ được sinh ra qua phương tiện nhục dục, qua giao hợp dục. Đứa trẻ trong trạng thái mơ không được sinh ra qua giao hợp dục thông thường; nó được sinh ra qua giao hợp tâm linh, giao hợp mật tông. Nó được sinh ra từ giao hợp dục mà được tràn đầy bởi thiền, trong đó không có vô ý thức. Nhưng đứa trẻ trong trạng thái thức tỉnh không được sinh ra qua giao hợp dục chút nào; nó không có quan hệ gì với giao hợp dục. Nó có thể được sinh ra chỉ với người mẹ đồng trinh. Loại biến cố này đã từng được giữ bí mật trong hàng thế kỉ bởi vì nó sẽ không dễ dàng được tin cậy. Điều đó sẽ không được ai tin và điều đó sẽ tạo ra rắc rối không cần thiết.
Trong trường hợp của Jesus, hiện tượng này trở nên được biết tới, và lí do cho điều đó là ở chỗ bố của Jesus đã nói rằng ông ấy đã không có quan hệ dục với vợ mình chút nào. Trong trường hợp của Jesus, lần đầu tiên bí mật được giấu kín này đã bị lộ ra. Bằng không thì thực tế là ở chỗ bất kì khi nào một avatar được sinh ra, điều đó không có quan hệ gì tới giao hợp dục cả. Giao hợp dục có thể đã xảy ra giữa chồng và vợ, và đó là vấn đề khác, nhưng việc thụ thai không có liên quan gì tới giao hợp cả. Người được sinh ra trong trạng thái thức không phải làm gì cho việc giải thoát của mình. Người đó được sinh ra đã được giải thoát rồi.
Ba trạng thái này: trạng thái mơ, trạng thái ngủ sâu và trạng thái thức cũng có liên hệ với việc sinh và chết của chúng ta. Cũng sẽ tốt để mà hiểu ba trạng thái này từ một góc độ khác.
Tư duy Hindu tin vào ba thể khác nhau trong trạng thái mơ, ngủ và thức. Đây là hiểu biết rất có giá trị. Tư duy Hindu chấp nhận ba thể: thể thô, thể tinh và thể nhân quả. Thể thô có liên quan tới trạng thái thức, thể tinh có liên quan tới trạng thái mơ và thể nhân quả có liên quan tới trạng thái ngủ. Khi bạn thức bạn ở trong thể thô. Đây là lí do tại sao khi bạn bị gây mê bạn không cảm thấy khi nào thân thể mình bị cắt ra, bởi vì dưới thuốc mê bạn ở trong một thể khác.
Một ngày nào đó, khi y học phương Tây có khả năng thấy những điều này qua hiểu biết phương Tây, nhiều điều sẽ được hiển lộ ra qua nó. Một ngày nào đó, y học sẽ hiểu rằng trong những kinh sách này không chỉ có triết lí, mà còn nhiều hơn nữa. Nhưng nó tất cả đều ở dạng cô đọng tới mức chừng nào ai đó còn chưa thể giải mã nó, thì nó không bao giờ có thể được hiểu. Không có cách nào để cho nó được hiểu.
Giải phẫu là có thể ở thân thể chỉ bởi vì dưới tác dụng của thuốc mê tâm thức bạn đi từ thể này sang thể khác, sang thể của trạng thái ngủ. Đây là lí do tại sao bạn không chú ý rằng cái gì đó đang xảy ra cho thể vật lí. Nếu bạn đi vào thể của trạng thái mơ bạn sẽ chú ý mơ hồ bởi vì thể của trạng thái mơ là rất gần với thể vật lí.
Chẳng hạn, ai đó đang dưới ảnh hưởng của thuốc gai dầu, lá gai dầu, là ở trong thể của trạng thái mơ. Tất cả những chất gây say - lsd, cần sa, mescaline, gai dầu, thuốc phiện, hashish, cồn - tất cả chúng đều ngắt con người ra khỏi thể vật lí và chuyển người đó vào thể mơ của mình. Đây là toàn thể mục đích của chúng. Bạn đã bao giờ thấy người nào dưới ảnh hưởng của thuốc gai dầu chưa? - người đó lảo đảo khi người đó bước đi, người đó muốn đặt chân mình vào chỗ này những chân lại tiếp đất ở chỗ nào đó khác. Mặc dầu người đó có thể muốn đặt chân mình xuống chỗ này, người đó cũng có thể cảm thấy rằng nó không xảy ra theo cách đó. Thực tế, người đó không trong thể vật lí của mình. Người say, người hoàn toàn không vững chãi khi bước đi thì đang bước qua quyền năng của thể khác; thể vật lí bị kéo lê theo và người đó đang bước đi từ thể tinh tế của mình. Nhưng người đó cũng có cảm giác nào đó về thể vật lí của mình, bởi vì nếu bạn đánh người đó bằng gậy người đó sẽ cảm thấy đau, mặc dầu điều đó sẽ không đau nhiều như nếu người đó ở trong thể vật lí của mình.
Đây là lí do tại sao người say có thể ngã trên phố mà không bị thương. Bạn có để ý tới điều này không? Liên tục ngã trên phố đi và bạn sẽ thấy điều xảy ra! Nhưng người say có thể sa vào cống rãnh mọi đêm, bằng cách nào đó được lôi lại về nhà, và sáng hôm sau người đó sẽ lại đi làm trong văn phòng của mình. Người đó sẽ không gẫy xương nào hay bị cái gì cả.
Bạn có quan sát rằng trẻ con có thể ngã nhưng chúng không bị thương trầm trọng mấy không? Nếu bạn ngã nhiều như chúng, xương bạn, sườn bạn sẽ thành mấy mảnh. Đứa trẻ đang trong thể mơ của nó: nó sẽ dần chuyển sang thể của trạng thái thức, với thời gian. Bạn có thể đã để ý rằng khi đứa trẻ được sinh ra, nó ngủ hai mươi ba giờ một ngày; trong bụng mẹ nó ngủ toàn bộ thời gian. Thế rồi nó ngủ hai mươi hai giờ, thế rồi hai mươi giờ, thế rồi mười tám giờ: nó dần dần thoát ra khỏi thể của trạng thái ngủ của nó. Dần dần, giờ ngủ sẽ trở nên ít đi, nhưng ngay cả khi nó thức nó sẽ vẫn gần như trong thể của trạng thái mơ của nó.
Bạn có bao giờ để ý rằng trẻ nhỏ không thể phân biệt được giữa thực tại và mơ không? Nếu trong mơ ai đó đánh nó, nó sẽ thức dậy buổi sáng vừa khóc, vừa phàn nàn rằng ai đó đã đánh nó. Hay nếu trong mơ ai đó đã lấy mất con búp bê của nó đi, nó sẽ thức dậy vừa khóc vì điều đó trong buổi sáng. Nó chưa có phân biệt rõ ràng giữa trạng thái mơ và trạng thái thức; nó vẫn sống trong thể của trạng thái mơ của nó. Đây là lí do tại sao mắt trẻ em trông mơ mộng và hồn nhiên thế. Toàn thể lí do cho điều này là ở chỗ chúng đang trong trạng thái mơ với mắt mở. Thế giới của nó vẫn còn rất mầu sắc bởi vì nó là thế giới của mơ. Có bướm bay quanh nó và hoa nở mọi nơi cho nó - bởi vì cho tới lúc đó nó còn chưa kinh nghiệm thực tại của cuộc sống. Nó còn chưa đi vào môi trường qua đó người ta có thể kinh nghiệm thực tại của cuộc sống - thể vật lí.
Tự nhiên đã làm điều này một cách có chủ định, bởi vì trong bụng mẹ thân thể đứa trẻ có thể lớn lên chỉ nếu nó ngủ mọi thời gian. Nếu nó đi vào trong trạng thái thể thô khi còn trong bụng mẹ, sẽ khó cho thể vật lí của nó phát triển, bởi vì để thể vật lí phát triển, sự hiện diện của nó trong đó là không cần thiết chút nào. Thay vì thế, sự hiện diện của nó sẽ chỉ là cản trở. Một quá trình lớn lao đang xảy ra cho thể vật lí trong bụng mẹ. Trong thời gian này mọi sự đều đang phát triển, biến mất, mở rộng. Trong bụng mẹ nhiều hoạt động đang xảy ra tới mức để thức tỉnh sẽ không phải là điều tốt. Điều tốt là đứa trẻ vẫn còn ngủ qua tất cả điều đó.
Bởi lí do này, khi đứa trẻ được sinh ra sớm, chỉ sau bẩy tháng trong bụng mẹ, thể vật lí của nó bao giờ cũng vẫn còn yếu đuối bởi vì nó đã đi từ trạng thái ngủ sang trạng thái mơ. Bây giờ sẽ có vấn đề cho sự trưởng thành của thân thể nó bởi vì công việc đáng có thể đã xảy ra trong bụng mẹ trong một tháng sẽ không thể nào có được ngay cả trong sáu tháng. Thế thì thể của trạng thái mơ của đứa trẻ sẽ chi phối trong nhiều năm, bởi vì thân thể nó sẽ bị kéo lê trong sự phát triển của nó.
Việc giải thoát hoàn toàn của đứa trẻ khỏi thể mơ chỉ xảy ra khi nó trở thành chín muồi dục, vào quãng mười bốn tuổi. Vào tuổi đó, khi sự trưởng thành dục đầu đủ tới, nó hoàn toàn đi vào thể thô của mình.
Bạn có thể ngạc nhiên mà biết rằng đứa trẻ được sinh ra với các tuyến dục đầy đủ, nhưng bởi vì chúng không trong thể vật lí của chúng nên các tuyến dục này sẽ vẫn còn ngủ. Sau mười bốn tuổi chúng sẽ đi vào thể vật lí và các tuyến dục sẽ được kích hoạt. Việc đi vào thể vật lí này có thể bị dừng lại, có thể bị chậm trễ hay có thể được tăng tốc.
Trong năm mươi năm qua, tuổi trưởng thành dục đã trở nên trẻ hơn. Con trai thường đạt tới trưởng thành dục ở độ tuổi mười lăm, bây giờ chúng đạt tới ở độ tuổi mười ba. Nếu con gái trở nên trưởng thành dục ở tuổi mười bốn, bây giờ chúng trưởng thành ở tuổi mười hai. Và ở Mĩ giới hạn tuổi đó đã bị bỏ qua thậm chí còn hơn: nếu ở Ấn Độ đó là mười hai tuổi, ở Mĩ nó đã thành mười một. Ở Thuỵ Sĩ và ở Thuỵ Điển trẻ con bắt đầu trưởng thành thậm chí còn sớm hơn, ở mười tuổi. Các nhà khoa học nói rằng khi mọi người có sức khoẻ tốt hơn và thức ăn tốt hơn, họ sẽ đạt tới sự trưởng thành dục sớm hơn. Các nhà khoa học biết điều này nhiều, nhưng đây không phải là tất cả. Môi trường dục càng mạnh, bầu không khí dục trên thế giới càng mạnh, càng có nhiều hoạt động dục ở mọi nơi, trẻ em sẽ càng thoát khỏi thể mơ của chúng để vào thể vật lí của chúng càng sớm hơn.
Ấn Độ đã làm mỗi thực nghiệm đối lập, và nó đã gây kết quả đáng ngạc nhiên về việc ngăn cản trẻ em đạt tới trưởng thành dục mãi tới hai mươi nhăm tuổi! Đừng cho rằng trẻ em trong các gurukul Ấn Độ cổ đại, các đại học trong rừng của các hiền nhân, sẽ trở nên trưởng thành dục vào độ tuổi mười bốn và thế rồi được giữ cho vô dục cho tới tuổi hai mươi nhăm. Điều đó sẽ là không thể được. Nếu đứa trẻ đã trở nên trưởng thành dục vào mười bốn tuổi, thế thì giữ nó vô dục cho tới hai mươi nhăm tuổi sẽ là không thể được. Và nếu nỗ lực đó mà được thực hiện thì đứa trẻ sẽ phát điên; nó sẽ trở nên đồi bại dục. Không, thực nghiệm này là khác toàn bộ.
Thực nghiệm là ở chỗ mãi cho tới hai mươi nhăm tuổi đứa trẻ đã được cho một kiểu thức ăn đặc biệt và một kiểu môi trường đặc biệt mà thậm chí không có hướng dẫn về hoạt động dục. Nó sẽ được cho loại thức ăn sẽ không cho phép nó thoát khỏi thể mơ của mình cho tới hai mươi nhăm tuổi. Và đây là cơ hội lớn lao: bất kì cái gì được dạy cho nó trong thời gian này sẽ đi vào thể mơ của nó.
Điều đáng quan tâm là ở chỗ bất kì cái gì bạn dạy cho đứa trẻ sau tuổi mười bốn sẽ không đi rất sâu, nó sẽ vẫn còn trên bề mặt, và bất kì cái gì bạn dạy trước tuổi mười bốn sẽ đi vào rất sâu. Bất kì cái gì được dạy trước bẩy tuổi sẽ đi còn sâu hơn. Nếu một ngày nào đó chúng ta có thể phát minh ra một thiết bị có thể dạy đứa trẻ trong bụng mẹ... Thật khó mà hình dung việc dạy sẽ có thể đi sâu thế nào. Chúng ta cũng sẽ có khả năng hoàn thành điều này một ngày nào đó bởi vì công việc đã diễn ra rồi theo hướng đó, và Ấn Độ đã làm việc theo hướng đó. Nếu sự trưởng thành dục của đứa trẻ có thể được trì hoãn cho tới hai mươi nhăm tuổi, nó sẽ vẫn còn trong trạng thái mơ - và trạng thái mơ là trạng thái cảm nhận nhất.
Bạn đã bao giờ quan sát rằng trong mơ bạn không hoài nghi không? Trong mơ bạn có thể thấy con ngựa đi tới bạn và bỗng nhiên, khi nó tới gần hơn, bạn để ý rằng nó không phải là ngựa mà là người bạn của mình; nó tới gần thêm chút nữa và bạn thấy rằng nó không phải là bạn của mình mà là cái cây nhỏ nhất đang đứng đó. Nhưng thậm chí không một cái bóng nào của hoài nghi nảy sinh trong tâm trí bạn về điều đang diễn ra: “Làm sao có thể có chuyện vừa mới là ngựa, rồi biến thành bạn, rồi bây giờ lại là cây?” Thậm chí không một chút xíu hoài nghi nào nảy sinh cả. Thể mơ là rất tin cậy. Nó chất đầy với tin cậy tuyệt đối; hoài nghi đơn giản không nảy sinh ở đó.
Bất kì cái gì được cảm nhận bởi thể mơ đều sẽ đi vào rất sâu, không hoài nghi hay can nhiễu gì. Thể thô không đáng tin cậy, tất cả mọi loại hoài nghi đều nảy sinh trong nó. Cho nên khi một người đã đi vào thể thô của mình, việc học trở thành khó. Bạn có để ý rằng khi con bạn trở nên trưởng thành dục thì chúng trở nên lo âu, bực bội; một kiểu thái độ không hoà hợp, kháng cự và nổi dậy phát sinh trong chúng không? Chúng trở nên rất bướng bỉnh và chúng tranh đấu về mọi thứ. Chúng muốn được tự do với mọi thứ.
Thái độ của chúng là không vâng lời cái gì và không vâng theo ai cả, không kính trọng ai cả. Đây là kết quả tự nhiên của việc ở trong thể thô.
Theo cùng cách này, người già sẽ lại trải qua ba thể này. Trước hết, trước khi cái chết tới, thể vật lí của người già sẽ bắt đầu hư hỏng. Tuổi thanh niên đi tới chấm dứt vào ngày người ta trở nên nhận biết rằng thể vật lí của mình đã bắt đầu suy giảm. Thể vật lí của người đó có thể trở nên yếu, nhưng ham muốn và đam mê của người đó lại không yếu đi bởi vì chúng là một phần của thể tinh, thể mơ. Đây là lí do tại sao người già chỉ có một vấn đề: ham muốn của người đó. Đam mê của người đó vẫn là những ham muốn của thanh niên, nhưng thân thể người đó không còn như thân thể của thanh niên. Đau khổ của người đó là lớn.
Đây là lí do tại sao người già thường đầy sự kết án và chỉ trích người trẻ. Họ liên tục đưa ra đủ mọi loại hợp lí hoá, lí tưởng, giáo lí, và lí do sâu xa cho tất cả những điều này không phải là ở chỗ người già thông minh hơn: chín mươi chín trong số một trăm trường hợp, đấy chỉ bởi vì ghen tị. Ham muốn trong tâm trí người đó vẫn như cũ, nhưng thể vật lí của người đó đã mất dần và không thể hợp tác được.
Sau điều này, thể mơ của người đó cũng sẽ bắt đầu mất dần đi. Khi thể mơ của người già mất dần đi, nó sẽ ảnh hưởng tới kí ức của người đó. Người đó sẽ không có khả năng nhớ được mọi thứ, người đó sẽ trở nên bất hợp lí, không nhất quán. Ngay bây giờ, người đó có thể nói điều gì đó và một giờ sau người đó sẽ nói cái gì đó khác. Không có nhất quán trong nó. Đây là dấu hiệu rằng thể mơ đã bắt đầu mất dần.
Khi thể mơ đã mất dần, cái chết xảy ra trong sushupti, trạng thái ngủ sâu. Trong cái chết, thể của trạng thái ngủ sâu cũng sẽ yếu đi, nhưng nó sẽ không dừng tồn tại. Với ham muốn của tất cả ba thể, thể của trạng thái ngủ, chính là thể nhân quả, sẽ bắt đầu lại cuộc hành trình mới. Nó giống như hạt mầm: lại việc sinh thành mới, cuộc hành trình mới... lại cùng trò chơi, cùng đường mòn.
Bây giờ chúng ta đi vào lời kinh:
Được hướng dẫn bởi hành động của các kiếp quá khứ, con người quay lại từ sushuptawastha, trạng thái ngủ sâu, tới swapnawastha, trạng thái mơ, tới jagratawastha, trạng thái thức.
Khi một người được sinh ra người đó đi từ trạng thái của ngủ sâu. Người đó mang tất cả hành động quá khứ của mình cùng mình, tất cả những ảnh hưởng và ước định của các kiếp sống quá khứ của mình. Người đó đi vào trong trạng thái mơ và thế rồi trạng thái thức, và cuộc sống mới bắt đầu.
Vậy, linh hồn được hiện thân cư ngụ trong ba thành phố: thể thô, thể tinh và thể nhân quả - và mạng của tất cả các ảo tưởng được sinh ra từ điều này.
Tất cả các ảo tưởng của cuộc sống đều được bắt rễ trong ba thể này. Trong lời kinh này, ba thể đã được gọi là pur, thành phố: ba thành phố. Đây là lí do tại sao từ Ấn Độ dành cho linh hồn lại là purush. “Purush” nghĩa là người sống trong pur; và ba thành phố này là các pur của người đó, các thành phố của người đó: thể thô, thể tinh và thể nhân quả. Linh hồn purush sống bên trong ba thành phố này. Đây là ba thành phố, và người đó đi từ thành phố nọ sang thành phố kia.
Chỉ khi ba thể này đã tan biến thì linh hồn hiện thân mới trở nên tự do khỏi mạng các ảo tưởng. Linh hồn vậy sẽ nhận ra phúc lạc vĩnh hằng.
Chỉ khi ba thể này đã tan biến ...
Khi cái chết xảy ra, thể thô, như hạt mầm, đi vào trong thể tinh và thể tinh, như hạt mầm, đi vào trong karan sharir, thể nhân quả.
Từ này karan, nhân quả, là rất thú vị. Nếu bạn được hỏi, “Cái gì là nguyên nhân của cây?” bạn sẽ phải nói, “Hạt mầm.” Bạn có chú ý rằng mặc dầu hạt mầm trở thành cây, nếu bạn đập nó ra, chẳng cái gì còn lại trong tay bạn không? Nhưng nếu bạn đặt hạt mầm đó vào đất nó sẽ đâm chồi và cùng loại cây sẽ mọc ra từ nó. Điều này có nghĩa là cây nguyên thuỷ đã có đó trong hạt mầm: nó đã hội nhập thể thô và thể tinh của nó thành thể nhân quả. Được cho đúng cơ hội, nó sẽ lại biểu lộ.
Khi ai đó đã sống một khoảng sống, tất cả mọi điều người đó đã làm, tất cả mọi điều người đó đã hiện hữu, tất cả mọi điều người đó đã nghĩ và tất cả mọi điều đã xảy ra trong cuộc sống của người đó, toàn thể điều tinh tuý của cuộc sống người đó, xảy ra trước hết trong trạng thái thức của người đó. Thế rồi toàn thể điều tinh tuý của cuộc sống người đó lọc qua và tích luỹ lại trong thể mơ; thế rồi mọi thứ từ thể mơ tích luỹ lại trong thể nhân quả và trở thành hạt mầm ở đó. Chính là với hạt mầm đó mà người ta tiến hành cuộc sống mới của mình trên cuộc hành trình cuộc sống mới của mình; hạt mầm đó sẽ là việc bắt đầu của cuộc sống mới của người đó. Các giấc mơ lại sẽ phát sinh, lại cây của trạng thái thức sẽ phát triển và mở rộng. Toàn thể cây của cuộc sống sẽ phát triển và sống nữa.
Kinh nghiệm của trí huệ phương Đông là ở chỗ chừng nào ba thân này còn chưa tan biến đi, người ta không bao giờ có thể đạt tới cái thứ tư - chính là điều thực tại của người đó là gì. Chừng nào bạn còn chưa tự do với ba thân này, chưa thoát ra khỏi ba thân này, bạn không thể đi tới bất kì kinh nghiệm nào về phúc lạc. Ba thân này là các nhà tù và chúng liên tục lặp đi lặp lại mãi, trong vòng tròn luẩn quẩn. Bạn được chuyển từ nhà tù này sang nhà tù khác, từ nhà tù thứ hai sang nhà tù thứ ba, và theo cách này bạn liên tục đi mãi. Nhà tù này trao bạn sang cai ngục của nhà tù thứ hai, nhà tù thứ hai gửi bạn vào tay của nhà tù thứ ba... cái vòng ba thể này là vô tận.
“...khi ba thể này đã tan biến...” Và làm sao ba thể này sẽ tan biến? Biến cố xuất hiện khi cả ba thể này đã tan biến không thể được gọi là cái chết - nó là giải thoát tối thượng! Khi người thường chết đi, điều đó được gọi là cái chết. Chết nghĩa là tất cả ba thể đã tụ tập trong thể nhân quả - chúng đã không đi tới chấm dứt, tới tan biến - cho nên thể nhân quả bắt đầu cuộc hành trình mới.
Sẽ là tốt nếu bạn có thể hiểu được nghĩa của cái chết. Nó có nghĩa: nó nghĩa là một người sẽ lại được sinh ra trong một thân thể. Bạn có thể đã không nghĩ về điều đó, rằng cái chết được gọi là cái chết chỉ bởi vì nó sẽ được tiếp nối bởi việc sinh mới. Nếu có việc sinh khác tới, chỉ thế thì nó mới là cái chết. Nếu không có việc sinh tới thế thì nó được gọi là moksha, mukti, giải thoát tối thượng. Đây là lí do tại sao chúng ta không bao giờ nói rằng Phật đã chết: chúng ta nói rằng ông ấy “đã hội nhập vào trong samadhi,” ông ấy đã bao gồm mahaparinirvana - đại bát niết bàn. Hội nhập vào trong samadhi nghĩa là tất cả ba thể đó đã tan biến, đã đi tới chấm dứt, và người này đã hội nhập vào trong cái thứ tư. Và từ trạng thái thứ tư không có việc tới hay đi.
Đây là lí do tại sao ở Ấn Độ chúng ta hoả táng xác chết. Về truyền thống, chỉ xác của sannyasin mới không bị hoả táng. Bạn có thể đã để ý điều đó hay không, nhưng ở Ấn Độ xác của các sannyasins và trẻ con không được hoả táng. Xác trẻ con không được hoả táng bởi vì ba thể của nó còn chưa được hình thành đầy đủ, cho nên xác đứa trẻ còn chưa trở nên ô uế. Chừng nào thể thô còn chưa được hình thành, xác đứa trẻ không thể bị ô uế. Cho nên hiểu biết mà Ấn Độ đã phát hiện ra và được tuân theo về truyền thống là ở chỗ chừng nào đứa trẻ còn chưa đi vào thể thô của nó - điều nghĩa là chừng nào hoạt động dục của nó còn chưa trưởng thành - không có nhu cầu đốt xác nó. Cho tới lúc đó thân xác nó còn thuần khiết như đoá hoa. Chúng ta trả lại xác đứa trẻ trực tiếp cho đất và đất có thể hấp thu nó trực tiếp.
Nhưng một khi hoạt động dục của đứa trẻ đã được đánh thức, xác chết của nó trước tiên phải được làm thuần khiết và chỉ thế thì nó mới được trả lại cho đất. Ô uế đã đi vào, cho nên xác chết được thiêu trong dàn hoả thiêu. Lí do duy nhất mà xác chết bị thiêu là ở chỗ thân thể đã trở nên ô uế - nó đã trở nên đầy đam mê và ham muốn dục. Tâm thức đã đi tới mức độ của thể thô: nó bây giờ bị nhơ bẩn, cho nên họ cho phép lửa làm thuần khiết nó. Lửa sẽ biến đổi thân thể thành tro, và thế rồi tro đó được trả lại cho đất hay cho dòng sông nào đó. Thế thì không có vấn đề gì. Cho nên xác đứa trẻ hay sannyasin không bị thiêu.
Nhưng có lí do tách rời tại sao ở Ấn Độ xác chết của sannyasin không bị thiêu: khi ai đó đã đốt cháy ba thể của riêng mình, việc làm thuần khiết nào hơn điều này còn được cần nữa? Việc làm thuần khiết tối thượng đã xảy ra rồi, cho nên lửa của chúng ta không dùng làm gì cả. Ngọn lửa bên ngoài không thể làm được nhiều cho ai đó có ngọn lửa bên trong đã được thức tỉnh và đã đốt cháy ba thể này từ bên trong. Một thân thể như vậy cũng được trả lại trực tiếp cho đất. Nó đã là chấp nhận được với đất và sẽ được hấp thu trực tiếp, bởi vì chẳng cái gì ô uế còn lại trong nó. Đứa trẻ còn chưa trở nên ô uế và sannyasin đã trở nên thuần khiết, cho nên xác chết của cả đứa trẻ và sannyasin không bị thiêu.
Cái chết được gọi là cái chết chỉ khi nó được tiếp nối bởi việc sinh khác. Nó được gọi là chết bởi vì có việc sinh khác vẫn tới. Điều đó có vẻ như ngược đời, nhưng trí huệ phương Đông nói rằng sinh và tử là hai mặt của cùng một đồng tiền - nếu sinh xảy ra, tử sẽ theo sau; nếu tử xảy ra, sinh sẽ theo sau. Đây là lí do tại sao khi một Mahavira hay một Phật Gautam chết, điều đó không được gọi là cái chết bởi vì mặt bên kia của đồng tiền bị thiếu, nó không có đó. Việc sinh khác sẽ không đi theo. Cho nên nó không phải là cái chết; nó là samadhi, nó là giải thoát tối thượng. Tâm thức này đã đi vào cuộc hành trình hoàn toàn khác: nó đã đi khỏi cuộc hành trình tuần hoàn, nó đã đi khỏi đường mòn con người, không còn việc sinh nào thêm nữa cho nó trên con đường này. Làm sao điều này có thể được gọi là cái chết? - bởi vì chúng ta có thể gọi là cái chết chỉ nếu sẽ có việc sinh khác. Khi sẽ không có việc sinh khác, chúng ta không thể gọi nó là chết được - nó là samadhi.
Samadhi nghĩa là khi linh hồn đã đạt tới giải pháp tuyệt đối. Điều rất thú vị là đỉnh của thiền và sự hoàn thành chung cuộc của cuộc sống cả hai đều được gọi là “samadhi.” Chúng ta gọi nấm mồ của hiền nhân là “samadhi,” sự hoàn thành chung cuộc của cuộc sống “samadhi,” và chúng ta gọi việc hoàn thành của thiền là “samadhi.”
Ở đâu đó dường như có điểm hội ngộ chung giữa ba thể. Có lẽ tất cả ba thể đều đưa bạn tới cùng một chỗ. Khi thiền đi tới hoàn thành, cuộc sống đi tới hoàn thành; khi cuộc sống đi tới hoàn thành, thiền đi tới hoàn thành. Và nơi có hoàn thành thì không có cái chết; ở đó, có samadhan, samadhi. Chính con đường của cuộc hành trình đã thay đổi: bây giờ người đó sẽ không còn đi trong bánh xe sinh tử tuần hoàn nữa. Bây giờ người đó đã bước ra khỏi bánh xe này. Bây giờ người đó đã đi vào cuộc hành trình khác. Và trên cuộc hành trình đó chỉ có cuộc sống và nhiều cuộc sống hơn - không sinh, không tử. Trên cuộc hành trình này chỉ có cuộc sống và cuộc sống và cuộc sống. Nó là vĩnh hằng... nó là cuộc sống vĩnh hằng.
Nhưng làm sao ba thể này đi tới chấm dứt? Làm sao ba thể này có thể đi tới tan biến được? Sẽ tốt để mà chú ý vài điểm nữa, và thế thì chúng ta có thể thảo luận mọi điều chi tiết trong lời kinh sau đó.
Thiền là kinh, là sợi chỉ, dẫn tới samadhi, tới giải pháp tuyệt đối. Cho nên thiền là sợi chỉ cũng sẽ làm cho bạn tự do khỏi cả ba thể.
Trong trạng thái thức của bạn, bắt đầu bằng thiền. Ngay cả khi bạn đang thức, bạn không thức có tính thiền đâu. Khi bạn bước đi trên đường bạn thức đấy, nhưng một chiều nữa phải được thêm vào vào việc thức này: bạn thức, bây giờ bước đi mang tính thiền nữa. Bạn sẽ hỏi, “Khi tôi đã thức tỉnh khi tôi bước, bước đi mang tính thiền nghĩa là gì?” Vâng, bạn thức và bước đấy, nhưng bước đi mang tính thiền nghĩa là khi bạn giơ chân này lên - ngay cả khi tay bạn chuyển động hay mắt bạn nhìn lên hay bạn chớp mắt hay ngoái nhìn lại - thế thì tất cả những điều này cũng phải xảy ra trong nhận biết; nó phải không xảy ra trong vô nhận biết.
Có lần, Phật đang nói với ai đó ngồi ngay trước ông ấy, và ngón chân cái của người này liên tục cử động theo cách riêng của nó. Phật dừng nói và hỏi người đó, “Sao ngón chân cái của ông lại chuyển động vậy?”
Người này nói, “Thầy nêu ra điều kì lạ thế! Thầy đang nói về siêu hình và bỗng nhiên thầy lại chú ý tới ngón chân cái của tôi?” Nhưng khoảnh khắc Phật hỏi câu hỏi này, ngón chân cái của ông ta dừng chuyển động. Người này nói, “Tôi đã không nhận biết về nó. Tôi đã không biết rằng nó chuyển động. Đó phải là thói quen, máy móc.”
Phật nói, “Chú ý, tất cả mọi người! Chính ngón chân cái của ông ấy chuyển động và ông ấy không biết điều đó. Và bản thân ông ấy đang nói rằng nó phải chuyển động một cách máy móc.
“Vậy ông có thực thức tỉnh không? Có đúng là ông đang trong trạng thái thức không khi ta nói ông nghe điều đó - nhưng ông không thức tỉnh một cách có tính thiền bởi vì ngón chân cái của ông chuyển động và ông không nhận biết về nó.”
Cho nên đem nhận biết vào trạng thái thức của bạn đi. Bất kì cái gì bạn có thể đang làm, làm nó một cách có tính thiền. Từ quan điểm này, từ mà Phật dùng cho thiền là rất hay: ông ấy dùng từ sammasati, chính niệm. Điều này nghĩa là bất kì điều gì bạn đang làm cũng nên được làm trong trạng thái của tự nhớ đúng. Phật hay nói rằng nếu bạn quay bên trái, tâm trí bạn nên nhận biết rằng bạn đang quay sang bên trái. Nếu một người chửi bạn qua tên, tâm trí bạn nghe điều đó và cũng trở nên nhận biết rằng người đã đó đã chửi bạn bằng cái tên đó và rằng bạn đã nghe điều đó. Và nếu giận nảy sinh bên trong bạn, thế thì tâm trí nhận biết rằng giận đang nảy sinh bởi vì người này đang chửi bạn bằng cái tên đó. Thế thì bạn sẽ thấy rằng toàn thể tình huống đã thay đổi bởi vì khi một người có khả năng quan sát giận dữ nảy sinh, giận dữ không thể nảy sinh được. Nếu một người có thể quan sát khi nào giận dữ bắt giữ mình, giận dữ không thể bắt giữ được người đó. Nếu ai đó có thể thấy giận dữ đang tới, nó sẽ không bao giờ tới cả - nhận biết sẽ biến đổi tâm trí.
Cho nên nếu nhận biết đi vào trong trạng thái thức và hành động của bạn trong trạng thái này bắt đầu xảy ra mang tính thiền, thế thì bạn đã trở nên tự do với một thể. Thế thì bạn phải đem cùng quá trình này vào trạng thái mơ. Điều này nghĩa là đem nhận biết vào trong trạng thái mơ nữa; đem nhận biết, trạng thái thiền, vào trạng thái mơ của bạn và vào trạng thái ngủ của bạn.
Phật đã nói, “Ngay cả trong ngủ, mang tính thiền đi. Trở người trong giấc ngủ của mình một cách có tính thiền, mơ có tính thiền” - nhưng điều này không thể xảy ra được mà chỉ có nói thế. Trước hết, tính thiền của bạn phải đi vào trong trạng thái thức của bạn, thế rồi bạn đứng ở ngưỡng cửa của trạng thái mơ. Thế rồi, từ lối mở đó bạn cũng có thể đem nhận biết vào trạng thái mơ.
Nếu bạn đã trở nên nhận biết mang tính thiền trong trạng thái thức của mình, bạn cũng có thể dần dần mang mũi tên của nhận biết vào trong mơ của mình. Thế thì bạn sẽ mơ, và bạn sẽ biết rằng mình đang mơ. Thế thì mơ của bạn không thể kéo dài lâu được bởi vì nếu bạn thấy nó với nhận biết, bạn sẽ cười vào sự không lành mạnh của riêng mình; không lành mạnh của bạn sẽ được lộ ra cho bạn. Thế thì những ngày của cuộc sống mơ của bạn là đếm được. Mơ của người đã trở nên nhận biết bắt đầu khô héo đi, tan rã ra. Để tiếp tục mơ, ngủ là cần thiết, vô ý thức là cần thiết.
Và khi mơ của bạn đã bị phá vỡ qua nhận biết, thế thì bạn sẽ đứng ở cửa thứ ba - của sushupti, trạng thái ngủ. Như bạn ngay bây giờ, bạn không thể quan niệm được về trạng thái như vậy. Bạn sẽ nghĩ, “Làm sao mình có thể thiền trong giấc ngủ của mình được? Khi mình hoàn toàn ngủ, không thức chút nào, làm sao mình có thể thiền được?” Nhưng không, khi bạn đã kinh nghiệm nhận biết trong trạng thái mơ, bạn sẽ có khả năng đem nó vào trong trạng thái thứ ba. Cái ngày mà bạn nhận biết ngay cả trong trạng thái ngủ của mình... Bằng việc trở nên nhận biết trong trạng thái mơ bạn trở nên tự do với thể tinh, và bằng việc trở nên nhận biết trong trạng thái ngủ bạn trở nên tự do với thể nhân quả.
Krishna nói trong Gita rằng người yogi, thiền nhân, là thức tỉnh ngay cả khi mọi người khác đang ngủ. Điều là giấc ngủ đối với người khác là trạng thái thức cho người đó. Và phát biểu này là về chính điều này, trạng thái thứ ba trong thiền. Khi ai đó trở nên ý thức, nhận biết và mang tính thiền ngay cả trong trạng thái ngủ, người đó được tự do với ba thể. Vào khoảnh khắc chết của mình, người đó sẽ chết một cách có ý thức, nhận biết, bởi vì bây giờ người đó đã trở nên nhận biết trong trạng thái ngủ - và đó là trạng thái trong đó cái chết xảy ra. Người đó sẽ chết với nhận biết, có ý thức.
Khi thời gian tới cho Phật chết, ông ấy nói, “Hôm nay, cái chết của ta sắp tới. Hôm nay điều rõ ràng với ta là mọi thứ đều sắp tan biến. Cho nên nếu các ông có điều gì cần hỏi, hỏi nó bây giờ đi.”
Nghe thấy điều này, mọi người đều trở nên buồn, lòng họ trĩu nặng. Ý tưởng hỏi điều gì là không thể được. Mọi người bắt đầu khóc lóc trong thương tiếc.
Phật nói, “Đừng phí hoài thời gian các ông trong việc khóc lóc, bởi vì ta sẽ không thể ở lại lâu hơn được đâu. Toàn bộ vấn đề đang trở nên hiển nhiên với ta ở bên trong: vấn đề đang trở nên rõ ràng khi ngọn đèn sắp cháy hết dầu. Nếu các ông có mắt, các ông sẽ có thể thấy rõ ràng rằng dầu trong đèn sắp cạn rồi, ngọn lửa sắp tắt rồi. Đừng kêu và khóc.”
Bạn mù, cho nên ngay cả khi ngọn đèn riêng của bạn đi ngày càng gần tới chỗ chết đi, bạn chẳng hề để ý tới nó. Dầu của bạn, nhiên liệu của bạn hết hoàn toàn và bạn liên tục cư xử dường như bạn có đại dương nhiên liệu.
Cho nên Phật nói, “Dầu sắp hết rồi. Ngọn lửa này của ta chỉ có thể cháy trong một hay hai giờ nữa thôi. Nếu các ông có điều gì đó để hỏi, hỏi ngay bây giờ đi, đừng phí thời gian vào khóc lóc.”
Nhưng ai sẵn sàng nghe điều Phật đang nói? Cho dù bản thân Phật đã nhận biết trong trạng thái ngủ sâu, ở đầu bên kia chỉ có những người đơn giản ngủ, và họ đã than khóc và nhỏ lệ và chẳng chú ý gì tới điều Phật vừa nói. Họ bị lạc ai mà biết được bao nhiêu ý nghĩ tưởng tượng: “Điều gì sẽ xảy ra hay sẽ không xảy ra khi Phật không có đây?” Và ông ấy vẫn còn đó, cái gì đó thêm nữa vẫn còn có thể được học từ ông ấy!
Thế rồi Phật hỏi ba lần: đây bao giờ cũng là cách thức của ông ấy. Khi sách của Phật gần đây được xuất bản đã có vấn đề, bởi vì ông ấy hỏi mọi thứ ba lần và ông ấy cũng nói mọi thứ ba lần. Điều này làm cho cuốn sách lớn gấp ba lần về kích cỡ. Nhưng Phật có lí do của mình cho điều này: ông ấy hay nói rằng mọi người ngủ tới mức nếu ông ấy nói điều gì đó chỉ một lần thôi, chẳng ai sẽ nghe cả. Ngay cả ai đó nghe ông ấy sau ba lần thử, đó là điều gì đó lớn lao - người đó rất thức tỉnh.
Ba lần Phật nói, “Đừng khóc! ta sắp đi rồi, thời gian đã tới rồi. Con thuyền của ta không còn thả neo nữa, nó sắp rời bờ bên này; ngọn đèn này sắp tắt rồi. Nếu các ông có gì cần hỏi, hỏi đi.” Nhưng dầu vậy, chẳng ai hỏi cả.
Phật nói, “Thôi được, thế thì ta có thể đi chứ?”
Không ai trên thế giới đã từng chết theo cách đó: “Bây giờ ta có thể chết được chứ? Ta có thể biến mất bây giờ được chứ?”
Sau khi hỏi xin phép, ông ấy đi từ chỗ ông ấy đã ngồi tới chỗ đằng sau cây. Ông ấy ngồi xuống đó với mắt nhắm. Ngắt bản thân mình khỏi một thể, ông ấy đi vào thể thứ hai.
Khi ông ấy vẫn còn trong thể thứ hai, một người có tên là Subhadra chạy tới từ làng bên cạnh và nói, “Tôi đang trong khó khăn lớn bây giờ! Tôi đã nghe nói rằng Phật sắp chết, tin tức đã lan khắp quanh làng, và tôi có điều gì đó để hỏi.”
Đệ tử này của Phật nói. “Bây giờ điều đó là không thể được. Bây giờ, ông ấy đã bắt đầu hội nhập với cái chết, và kéo ông ấy lại bây giờ sẽ không phải. Hơn nữa, làm sao chúng ta có thể kéo ông ấy lại được? Chúng ta không có kĩ thuật nào để làm điều này. Việc thở của ông ấy đã chậm dần lại, chúng ta không thể nghe thấy tiếng nhịp tim của ông ấy, thân thể ông ấy rất gần việc chết. Không, bây giờ chẳng cái gì có thể làm được.”
Subhadra nói, “Nhưng ông phải làm điều gì đó!”
Đệ tử này nói, “Ông ngốc này! Bao nhiêu lần trong cuộc đời ông ấy Phật đã đi qua làng ông rồi?”
Subhadra nói, “Ông ấy đã đi qua nhiều lần rồi, nhưng lúc thì tôi quá bận với cửa hàng đông đúc của mình; lúc thì có đám cưới trong gia đình, lúc thì tôi ốm, lúc thì tôi vừa định tới thì một ông khách lại bước vào, cho nên tôi bỏ lỡ mọi lần. Và mỗi lần tôi lại nghĩ, ‘Mình có thể gặp ông ấy lần khác vậy.’ Nhưng hôm nay tôi sẽ phải gặp ông ấy, bởi vì bây giờ, ai biết được? Tôi có thể không bắt gặp một người như ông ấy trong khoảng thời gian vô tận.” Subhadra bắt đầu khóc.
Thế rồi, Phậy đứng lên và bước ra khỏi đằng sau cây! Ông ấy nói, “Ông đã tới đúng lúc đấy. Nếu ta cũng ngắt khỏi thể tinh, thế thì ngay cả lời của ông cũng không tới tai ta đâu. Ta đã ở trong trạng thái mơ của mình, ta đã sẵn sàng để rời bỏ nó. Giá mà ta đi vào trong trạng thái ngủ sâu, thế thì sẽ rất khó đấy. Sẽ rất khó cho tiếng nói của ông đạt tới ta.”
Bạn bằng cách nào đó có thể xoay xở quay lại thậm chí từ trạng thái ngủ sâu nhất, nhưng một khi bạn đã bước qua trạng thái đó, không có việc quay lại nữa.
Phật nói, “Đừng ngăn ông ấy! Nếu ông ấy muốn hỏi điều gì đó, để ông ấy hỏi. Đừng để lời trách cứ tới ta trong khi ta vẫn còn sống, ai đó đã tới ta để hỏi điều gì đó nhưng đã phải ra đi mà không có câu trả lời.”
Phật đã trả lời người này. Thế rồi Phật lại bước ra sau cây và bỏ lại tất cả các thể của mình, từng thể một. Ông ấy hội nhập vào cái thứ tư, ông ấy biến mất vào trong cái thứ tư.
Có ba thể - và cái thứ tư là linh hồn bạn. Và nó không phải là thân thể: cái thứ tư là bản thể bạn, cái ta tự nhiên của bạn. Khi ba thể này đã biến mất, điều bạn sẽ biết là phúc lạc, bất tử. Cái một mình này là niết bàn, cái một mình này là giải thoát.
Cái thứ tư là cốt lõi tinh tuý của vũ trụ. Nó là tính thượng đế. Tất cả đều được sinh ra từ nó, tất cả sẽ biến mất trở lại vào trong nó.

0 Đánh giá

Ads Belove Post