Chương 15. Tan chảy là biết

Chương 15. Tan chảy là biết

Price:

Read more

Chuyến bay của một mình tới một mình
Bài giảng về Kaivalya Upanishad
Chương 15. Tan chảy là biết

Ta là thực tại tối thượng không thể quan niệm nổi, không tay và không chân. Ta thấy không qua mắt, ta nghe không qua tai. Tự do với mọi hình dạng, ta là người biết tất cả. Nhưng không ai có thể biết ta. Ta là tâm thức vĩnh hằng.
Trước khi đi vào lời kinh này, hiểu vài từ sẽ là tốt. Lời kinh này đang chỉ tới cái đang đó, vậy mà không có thân thể, hướng tới cái đang đó, vậy mà không có hình, hướng tới cái đang đó, vậy mà không có dạng.
Hình, dạng và thân thể là thấy được với chúng ta, nhưng cái không thấy được với chúng ta cũng tồn tại. Tôi nhìn vào bạn và điều tôi thấy không phải là bạn thực - bởi vì điều bạn là thực thì không thể thấy được bằng mắt tôi. Tôi thấy tay bạn, tôi thấy chân bạn, tôi thấy thân thể bạn, da bạn, mắt và tai bạn - nhưng tôi không thấy bạn. Không có cách nào để biết bạn từ bên ngoài theo cùng cách mà bạn tự kinh nghiệm bản thân mình từ bên trong.
Bạn tin rằng người khác có linh hồn, nội tâm, chỉ bởi vì bạn có thể quan niệm về linh hồn bên trong bản thân mình. Bằng không, chỉ thân thể người khác là thấy được; liệu có hay không cái gì đó khác bên trong nó là không thấy được. Bên trong cái ta riêng của mình bạn cảm thấy rằng có cái gì đó còn hơn thân thể: đây là lí do tại sao bạn suy luận rằng điều đó cũng thế bên trong người khác. Nhưng bạn không thể thấy được nó trong người khác, và điều bạn có thể thấy là khác với nó. Đó là lí do tại sao một ngày nào đó chuyện xảy ra là điều bạn đã biết là sống hôm qua lại chết hôm nay. Mọi thứ đều là một như nó bao giờ cũng thế cho tới hôm qua, vậy mà chẳng cái gì còn là như cũ nữa. Điều đã là thấy được vẫn là thấy được, điều các giác quan có thể cảm nhận vẫn có đó, nhưng cái gì đó ở bên ngoài việc hiểu thấu của các giác quan đã biến mất rồi, đã đi mất rồi. Và cái đã đi mất đó cũng không bao giờ được thấy khi nó đi mất. Thân thể chết, nó bị phá huỷ, nó bị phân huỷ, nhưng chẳng cái gì đã được thấy là đang bỏ lại thân thể.
Đây là lí do tại sao các nhà khoa học bao giờ cũng nói rằng con người không có linh hồn bên trong, rằng linh hồn không là gì ngoài một phần của thân thể vật lí. Nó không là gì ngoài tổng của các bộ phận của thân thể, cũng như khi cái đồng hồ chạy thì không linh hồn nào cai quản nó cả; nó là sự lắp ghép các bộ phận cơ khí. Khi máy này vỡ ra, chúng ta không hỏi linh hồn của nó đã đi đâu. Chưa bao giờ có linh hồn nào trong nó để bắt đầu.
Cho tới giờ, các nhà khoa học, các nhà tư tưởng khoa học, đã từng nói rằng thân thể cũng là cái máy, và rằng hoạt động đang xảy ra như kết quả của việc hợp tác của tất cả những bộ phận máy móc này là cuộc sống. Họ nói rằng cuộc sống không phải là cái gì đó tách rời khỏi thân thể này. Đây đã từng là nguyên nhân cho những tranh luận sôi nổi thường xuyên và, dù vô tình hay hữy ý, nhân loại đã trở nên bị phân chia thành hai nhóm: nhóm này không tin rằng con người là máy, và nhóm kia tin rằng con người là máy. Nhóm tin rằng con người không phải là máy cũng không thể nào tin được rằng vũ trụ là máy. Với nhóm tin rằng con người là máy, họ chẳng khó khăn gì mà tin rằng mọi thứ trong cuộc sống chỉ là máy mà thôi. Với họ, toàn thể vũ trụ chỉ là máy.
Quan điểm của người duy vật là ở chỗ vũ trụ mang tính máy móc, ở chỗ không có tâm thức trong nó. Quan điểm của người tôn giáo là ở chỗ vũ trụ không phải là máy, ở chỗ điều có vẻ như máy móc thì chỉ là cái vỏ ngoài thôi; tâm thức ẩn kín trong nó là không thấy được.
Làm sao sự tồn tại của cái không thấy được có thể được chứng minh? Làm sao kinh nghiệm cái không thấy được này? Làm sao chấp nhận được sự tồn tại của cái không thấy được? Làm sao bạn có thể cảm thấy sự tin cậy và tôn kính nó được? Mãi cho tới giờ, nó đã không xảy ra qua logic. Người tôn giáo đã đưa ra nhiều luận cứ, nhưng chúng tất cả đều đã chứng tỏ là vô tích sự. Người tôn giáo đã đưa ra nhiều bằng chứng, nhưng tất cả đều trẻ con; họ đã không có khả năng chứng minh điều đó qua logic. Logic của người duy vật rất sâu sắc, rất có ý nghĩa. Và nếu một quyết định phải được đưa ra chỉ dựa trên logic, thế thì người duy vật sẽ thắng. Nếu một mình logic mà quyết định, người duy vật sẽ thắng. Người tôn giáo không thể thắng được qua logic của mình. Vậy mà trên đường dài, chính người tôn giáo thắng - và lí do cho điều đó không phải bởi vì logic. Lí do là ở chiều hướng khác: chiều của kinh nghiệm.
Có một số điều trong cuộc sống chỉ có thể được biết tới qua kinh nghiệm. Nhiều điều trong cuộc sống chỉ có thể được kinh nghiệm. Và điều đó càng đúng và càng thực, điều đó càng đẹp, điều đó càng sâu sắc - càng khó đạt tới, nó càng huyền bí hơn, con đường duy nhất tới nó sẽ càng nhiều kinh nghiệm hơn.
Không có cách nào để giải thích cho người mù qua logic rằng sáng tồn tại. Hay bạn cho rằng có logic nào đó có thể thuyết phục được người mù rằng có sáng? Cho tới giờ, không logic nào đã từng có khả năng thuyết phục người đó - nói gì về sáng? Bạn thậm chí không thể thuyết phục được người mù về sự tồn tại của tối! Bình thường, bạn cho rằng người mù phải thấy tối chứ, nhưng điều này không đúng: người mù không thấy ngay cả tối. Ngay cả để thấy tối, vẫn cần có mắt. Cho nên đừng nghĩ rằng người mù sống trong tối: để thấy tối bạn phải có mắt. Sáng và tối cả hai đều là kinh nghiệm của mắt.
Cho nên bạn không thể nói cho người mù rằng sáng là cái đối lập của tối. Bạn thậm chí không thể nói được điều này cho người đó, bởi vì người đó không có kinh nghiệm về tối. Người đó không có kinh nghiệm chút nào về chiều hướng thấy. Với người đó, tối và sáng không tồn tại. Người đó không nhận thông tin nào về bất kì cái gì ở bên trong mình về sáng và tối. Cho nên bao nhiêu luận cứ chúng ta có thể trình bày cũng chẳng thành vấn đề, nó tất cả đều vô nghĩa bởi vì nó sẽ chẳng tạo ra nghĩa nào cho người đó. Không tin cậy nào có thể nảy sinh trong người mù dựa trên logic này. Thực tế là ở chỗ bất kì ai dùng logic để chứng minh sự tồn tại của sáng cho người mù, đều là kẻ ngu. Người mù đơn giản mù, nhưng người dùng logic là người ngu. Người đó là người ngu bởi vì người đó không hiểu rằng chỉ có một luận cứ logic về sáng, và đó là có mắt. Giống thế, nếu ai đó không có tai, thế thì không có cách nào trong sự tồn tại để người đó biết rằng có điều như âm thanh.
Về điều này, có cái gì đó rất sâu sắc đáng để ý. Sẽ hơi chút khó hiểu, nhưng về sau khoa học cũng đã nghiêng về điều này ngày một nhiều hơn.
Bạn có thể đã thấy mây trên trời sau khi trời mưa và chỗ mà từ một phía mặt trời ló ra và tạo ra cầu vồng. Bạn đã bao giờ nghĩ về điều này chưa, rằng nếu bạn nhắm mắt lại, thì liệu cầu vồng vẫn còn trên trời không? Bạn sẽ nói, “Cái gì liên quan tới mắt tôi? Tôi có thể nhắm mắt, nhưng cầu vồng sẽ vẫn có đó chứ.” Nhưng khoa học nói rằng khoảnh khắc bạn nhắm mắt lại, cầu vồng sẽ không tồn tại bởi vì để cầu vồng tồn tại, cần có tia sáng mặt trời, cần có giọt nước, và cần có cả mắt nữa - ba điều này cần phải có. Nếu tia sáng mặt trời đi qua hạt nước ở góc nào đó và gặp mắt ở góc nào đó, chỉ thế thì cầu vồng mới được tạo ra. Đừng nghĩ rằng cầu vồng duy nhất có đó: mắt bạn đang tham gia vào việc tạo ra nó đấy. Điều này nghĩa là nếu như không có người nào trên trái đất để nhìn chúng, thì cầu vồng sẽ không bao giờ hình thành! Mắt bạn đóng vai trò tương đương với tia sáng và hạt nước trong việc hình thành cầu vồng.
Dễ dàng hiểu điều này về cầu vồng, nhưng bạn cũng có thể hiểu rằng nếu như không có mắt trên trái đất, sẽ không có ánh sáng sao? Điều này sẽ dường như khó hiểu thấu hơn chút ít, nhưng nó không hẳn như vậy đâu. Bây giờ các nhà khoa học hoàn toàn đồng ý rằng nếu như không có con mắt nào trên trái đất, cũng sẽ không có ánh sáng, bởi vì sự tồn tại của tia sáng mặt trời và trong kinh nghiệm về ánh sáng mặt trời, mắt cũng cần như tia sáng mặt trời vậy. Ánh sáng là sự gặp gỡ giữa tia sáng và mắt: nơi mắt gặp tia sáng, ánh sáng được sinh ra. Ánh sáng là một kinh nghiệm, nó không phải là một vật.
Cố hiểu điều đó theo cách này. Bạn đang ngồi trong phòng: có bức màn mầu sắc khác nhau treo ở đó, đồ đạc có mầu khác nhau, có sách với nhiều mầu khác nhau, tường được sơn với mầu nào đó; có nhiều mầu khác nhau trong phòng. Bạn đã bao giờ để ý rằng khi bạn tắt đèn đi thì ghế đỏ của bạn không còn đỏ nữa và màn xanh lục của bạn không còn xanh lục nữa không? Đây là sự kiện khoa học, nó chẳng liên quan gì tới tâm linh cả. Khi tia lục được phản xạ lại từ bức màn và chúng rơi vào mắt bạn, bức màn trông mầu lục. Điều này sẽ có vẻ rất mâu thuẫn cho bạn, rằng bức màn mầu lục cho lại tia lục; nó hấp thu tất cả các tia mầu khác ngoại trừ mầu lục - cho nên thực tế nó có thể là bất kì mầu nào bên cạnh mầu lục. Nó cho lại tia lục, và khi những tia trở lại này gặp mắt bạn thì bức màn có vẻ mầu lục bởi vì những tia lục quay lại này.
Nhưng nếu không có mắt trong phòng... Giả sử có ánh sáng trong phòng, nhưng không có mắt; căn phòng bị khoá và không ai ở trong nó: thế thì bức màn sẽ không mầu lục đâu và ghế cũng không mầu đỏ và tường sẽ không mầu vàng. Chữ in trong sách sẽ không đen và trang giấy sẽ không trắng. Trong bóng tối của đêm, khi không có mắt không có ánh sáng, mọi thứ đều thành không mầu. Kinh nghiệm về ánh sáng là kinh nghiệm tổ hợp của sự hiện diện của tia sáng và sự hiện diện của mắt. Do đó, không có cách nào để làm cho người mù kinh nghiệm được ánh sáng trong việc thiếu cái nhìn. Nói cách khác, logic là vô dụng cho việc cảm nhận ánh sáng. Bất kì ai cũng có thể hiểu được rằng nếu họ cố giải thích ánh sáng cho người mù, điều đó là vô tích sự; tốt hơn cả là để mắt người đó được chữa đã.
Nhưng bạn cũng cố để quyết định về linh hồn qua logic. Linh hồn cũng là kinh nghiệm - và chừng nào bạn còn chưa có con mắt của thiền, bạn không thể kinh nghiệm nó được. Đây là lí do tại sao thiền đã được gọi là con mắt thứ ba. Điều bạn thấy khi con mắt thứ ba này mở ra là linh hồn đấy. Và thế thì điều bạn thấy không có tay không có chân; nó không có thân thể, nó là vô hình. Nó là tâm thức thuần khiết. Và nếu điều bạn thấy được kinh nghiệm trong sự thuần khiết toàn bộ của nó, chỉ thế thì bạn mới có khả năng hiểu được lời kinh này.
Trong lời kinh này hiền nhân này nói:
Ta là thực tại tối thượng không thể quan niệm nổi, không tay và không chân...
...Bởi vì suy nghĩ là có thể chỉ khi cái gì đó tới bên trong việc cảm nhận của các giác quan. Giới hạn của giác quan là giới hạn của suy nghĩ. Suy nghĩ có thể xảy ra chỉ tới chừng mực mà giác quan có thể cảm nhận được. Suy nghĩ là kẻ đi theo sau giác quan. Điều mắt bạn thấy, tâm trí bạn có thể nghĩ tới, và điều mắt bạn không thấy, tâm trí bạn không thể nghĩ tới được.
Mọi người nói rằng những điều nào đó là "toàn tưởng tượng” - nhưng tưởng tượng cũng dựa trên kinh nghiệm của bạn. Tưởng tượng không chỉ là tưởng tượng: nó là tổ hợp của hai hay nhiều kinh nghiệm thực tế. Bạn có thể nói rằng bạn chưa bao giờ thấy bất kì con ngựa vàng nào bay trên trời, nhưng bạn có thể tưởng tượng điều đó. Bạn đã thấy các vật bay, bạn đã thấy các vật bằng vàng và bạn đã thấy ngựa: bây giờ, bạn chỉ tổ hợp những kinh nghiệm này lại, không có tưởng tượng trong nó. Bạn đơn giản tổ hợp ba kinh nghiệm lại, nhưng tất cả những kinh nghiệm này đều là của riêng bạn. Nếu bạn có thể xoay xở để tưởng tượng ngay cả một điều mà không có trong kinh nghiệm của bạn theo bất kì cách nào, bạn đã làm được phép màu đấy. Điều đó chưa bao giờ xảy ra cho tới giờ.
Bất kì cái gì bạn có thể nghĩ tới cũng đều dựa trên kinh nghiệm nào đó đã từng được trao cho bạn bởi giác quan của bạn. Tâm trí không phải là người lãnh đạo các giác quan, nó là kẻ theo sau các giác quan. Tâm trí không phải là người chủ của các giác quan, nó chỉ là người phục vụ của chúng. Mắt đóng góp, tai đóng góp, tay đóng góp, mũi đóng góp, lưỡi đóng góp, và tâm trí tích luỹ lại tất cả những kinh nghiệm này và đi theo chúng. Tâm trí bạn có thể nghĩ về một điều mà không phải là đóng góp của năm giác quan của bạn không, điều không có liên quan gì tới năm giác quan của bạn không? Nó không thể nghĩ được về một điều mà không có giác quan.
Có lẽ sẽ dễ dàng hơn nếu bạn cố hiểu điều đó hơi khác đi. Có nhiều loại sinh vật trên trái Đất, và có một số sinh vật chỉ có bốn giác quan. Giả sử cái chúng thiếu là khả năng nhìn: thế thì ánh sáng sẽ không bao giờ đi vào trong thế giới cảm nhận của chúng. Có một số sinh vật chỉ có ba giác quan: giả sử chúng cũng không có khả năng nghe - thế thì sẽ chẳng bao giờ có kinh nghiệm gì về ánh sáng hay âm thanh trong cuộc sống của chúng. Chúng thậm chí sẽ không có khả năng nghĩ, suy tư hay mơ về điều đó.
Bây giờ nghĩ về tình huống đối lập với điều này. Nếu có cuộc sống ở đâu đó khác, trên hành tinh khác nào đó - các nhà khoa học nói rằng có khả năng về cuộc sống ở trên quãng năm mươi nghìn hành tinh khác - và người ở đó có sáu giác quan, thế thì bạn thậm chí sẽ không có khả năng để tưởng tượng kinh nghiệm về giác quan thứ sáu của họ là gì, họ có thể biết gì qua nó. Nếu có thể có ba và bốn giác quan, thế thì cũng có thể có sáu giác quan, bẩy giác quan hay mười giác quan chứ. Nếu bạn bắt gặp một sinh linh với mười giác quan, bạn sẽ không quan niệm được ngay cả trong những giấc mơ hoang dã nhất của mình điều người đó có thể cảm nhận. Và cho dù người đó có nói với bạn, bạn cũng sẽ không hiểu điều đó. Phát biểu của người đó sẽ có vẻ ngớ ngẩn và vô nghĩa với chúng ta. Chúng ta có năm giác quan, cho nên chúng ta nghĩ rằng đấng sáng tạo đã đi tới cuối cùng với năm giác quan. Những kẻ có bốn giác quan, với họ sự sáng tạo này đi tới cuối cùng với bốn giác quan đó; những người có ba giác quan nghĩ rằng việc sáng tạo này là đầy đủ với ba giác quan.
Con amip, con vật đơn bào, là sinh vật nhỏ nhất - chúng chỉ có thân thể và không có giác quan; hay chúng ta có thể nói rằng chúng được "cơ cấu" bằng một giác quan bởi vì chúng chỉ có thân thể. Con amip là con vật sơ cấp nhất bởi vì nó chỉ có thân thể - không mắt, không tai; chẳng cái gì khác cả. Nó sống chỉ qua thân thể của nó. Nó thở qua thân thể, lấy thức ăn qua thân thể, di chuyển qua thân thể - nó không có chân - và thân thể của nó là cái duy nhất liên tục phát triển. Tại điểm nào đó thân thể của nó phân chia thành hai, đó là cách nó sinh sản. Nó không có giác quan, nhưng nó nữa cũng phải có kinh nghiệm nào đó về thế giới; kinh nghiệm của nó về thế giới phải là qua động chạm. Nó phải va đụng vào mọi thứ, mọi thứ phải đi vào tiếp xúc với nó, cho nên kinh nghiệm của nó sẽ chỉ là động chạm. Thế giới của amip sẽ rất đơn giản bởi vì trong đó chỉ một hiện tượng xảy ra, và đó là chạm. Không có cách nào giải thích cho con amip rằng cũng có các thứ khác để kinh nghiệm.
Hiền nhân này đã nói:
Ta là thực tại tối thượng không thể quan niệm nổi...
Bạn chỉ có thể nghĩ về điều giác quan có thể kinh nghiệm. Và giác quan không bao giờ có thể biết về thực tại tối thượng. Mắt không thể thấy được nó mà tai cũng không thể nghe được nó mà tay cũng không thể sờ được nó - nó vẫn còn ở bên ngoài cảm nhận của các giác quan. Và bất kì cái gì ở bên ngoài cảm nhận của giác quan cũng đều không thể được nghĩ tới bởi tâm trí. Không thể nào suy tư, không thể nào ngẫm nghĩ được.
Ta là thực tại tối thượng không thể quan niệm nổi, không tay và không chân.
Đó là ta, người không thể quan niệm nổi, không thể định nghĩa nổi, bên ngoài phản xạ và bên ngoài các giác quan.
Sẽ có ích nếu bạn có thể hiểu điều này từ bên trong. Bạn cảm thấy bản thân bạn. Đến mức này là chắc chắn - rằng bạn nhận biết về sự tồn tại của bạn. Bạn đã bao giờ nghĩ về điều đó chưa, rằng khi bạn trở nên nhận biết về các vật bên ngoài điều đó là qua giác quan của bạn? Nhưng qua giác quan nào bạn trở nên nhận biết về sự tồn tại của bạn? Bạn biết ánh sáng qua mắt, bạn biết âm thanh qua tai - nhưng qua giác quan nào bạn kinh nghiệm bản thân bạn? Qua giác quan nào bạn kinh nghiệm rằng bạn hiện hữu? Sau rốt, mọi người đều kinh nghiệm sự tồn tại riêng của mình. Ngay cả người vô thần và người duy vật cũng kinh nghiệm điều này. Và cho dù ai đó nói, “Tôi không tồn tại,” người đó phải có đó ngay cả để làm lời phủ nhận này. “Tôi” không thể bị phủ nhận, bởi vì trong việc phủ nhận này có điều không thể tránh được cố hữu của việc hiện hữu.
Một hôm, Mulla Nasruddin đưa tất cả bạn bè của mình về nhà chơi. Anh ta bị lôi cuốn vào việc nói trong khi ngồi ở quán cà phê. Rồi tới điểm anh ta nói, “Không có người nào hào phóng hơn tôi trong làng này đâu nhé.”
Đấy chỉ là nói thôi. Mulla chẳng có ý tưởng gì rằng điều này sẽ đưa anh ta vào rắc rối. Có hai mươi hay hai mươi nhăm người bạn ở đó, và họ tất cả đều nói, “Nếu điều này là đúng, thế sao anh chưa bao giờ mời chúng tôi tới nhà anh? Anh chưa bao giờ mời bất kì ai một chén trà ở nhà anh! Cho nên nếu anh thực sự là người hào phóng, đưa chúng tôi về chỗ anh ăn tối đêm nay đi.”
Mulla kích động tới mức anh ta nói, “Đến đi, tất cả các bạn! Tôi mời tất cả các bạn đấy!”
Nhưng khi anh ta về gần nhà mình hơn, anh ta cũng về gần vợ hơn. Anh ta bắt đầu cảm thấy sợ. Tại cửa nhà mình anh gần như run bắn khi anh ta nhận ra loại rắc rối mình bị dính vào. Anh ta sẽ nói gì với vợ mình đây? Thế là anh ta nói, “Các bạn ơi, đợi ở ngoài cửa một phút nhé, bởi vì tất cả các bạn đều biết chuyện với vợ là thế nào. Để tôi thuyết phục bà xã trước, và thế rồi tôi sẽ mời tất cả các bạn vào.”
Anh ta vào nhà và nói với vợ, “Anh bị khó khăn quá! Do nhầm lẫn anh đã kết thúc với việc mời hai mươi nhăm người bạn về cùng anh, vậy em có thể thu xếp bữa ăn cho họ được chứ?”
Vợ anh ta đã trong tâm trạng bực tức rồi bởi vì Mulla cả ngày đã không về nhà. Cô ấy nói, “Anh vừa về nhà và phí cả ngày ngoài trời, và bây giờ anh tới với vấn đề này! Hôm nay em chẳng nấu gì cả!”
Mulla nói, “Thế thì làm một điều này: em ra cửa bảo với họ rằng Mulla không có nhà.”
Chị vợ nói, “Anh điên à? Anh vừa đưa họ về cùng anh xong!”
Mulla nói, “Thì em cứ thử xem sao.”
Vợ Mulla đi ra và nói, “Cái gì dẫn các bạn tới đây thế, các bạn tôn kính?”
Họ nói, “Cái gì đưa chúng tôi tới đây à? Mulla đã mời chúng tôi và chúng tôi đã tới ăn tối đây.”
Chị vợ nói, “Mulla không có nhà.”
Sửng sốt, các bạn nói, “Chính mắt chúng tôi đã thấy anh ấy đi vào nhà cơ mà! Chính tai chúng tôi đã nghe đối thoại của anh ấy trong nhà! Chúng tôi thậm chí đã nghe thấy anh ấy bảo chị ra nói với chúng tôi là anh ấy không có nhà!”
Nghe toàn bộ cuộc tranh cãi này, Mulla trở nên rất rối loạn. Anh ta thực sự bị kích động, cho nên anh ta mở cửa sổ ra và hét lên, “Cũng có thể là mặc dầu Mulla có thể đã vào nhà trước mắt các bạn đấy, anh ta cũng có thể đã đi ra theo lối cửa sau rồi chứ!”
Ai đó phủ nhận sự tồn tại riêng của mình sẽ làm điều gì đó giống như Mulla. Ngay cả để phủ nhận, người này phải có đó. Nhưng làm sao bạn đi tới biết về sự tồn tại của cái tôi này? Làm sao bạn đã đi tới biết rằng bạn hiện hữu - bằng phương tiện nào, qua phương pháp nào, bằng thiết bị nào? Qua giác quan nào hay qua trung gian nào bạn đã nhận được thông tin rằng bạn hiện hữu? Điều này sẽ đẩy bạn vào khó khăn, bởi vì thông tin này không được nhận qua bất kì giác quan nào của bạn. Kinh nghiệm về sự tồn tại riêng của bạn không tới từ bất kì giác quan nào - bạn đơn giản biết rằng bạn hiện hữu, chẳng có bằng chứng nào, chẳng có nhân chứng nào cho nó.
Hình dung rằng bạn bị kiện ở toà, nơi bạn bị yêu cầu đưa ra nhân chứng, bằng chứng, rằng bạn hiện hữu. Vâng, bạn có thể tìm ra các nhân chứng nói rằng đây là tên bạn, đây là tên của bố bạn. Nhưng nếu toà nào đó cứ khăng khăng rằng bạn trước hết phải đưa ra nhân chứng chứng minh rằng bạn tồn tại, thế thì bạn sẽ không thể nào làm thế được bởi vì không có nhân chứng cho điều đó; đó là cảm nhận bên trong riêng của bạn, việc nhận ra bên trong riêng của bạn. Nó là cảm nhận bên ngoài giác quan. Nó chẳng liên quan gì tới giác quan của bạn cả; do đó không giác quan nào có thể là nhân chứng cho nó.
Bạn cũng nên hiểu rằng cho dù tất cả các giác quan của bạn có bị lấy đi khỏi bạn, dầu vậy, chẳng cái gì thay đổi khi có liên quan tới tính hiện hữu của bạn. Nếu tay bạn bị chặt đứt, điều đó sẽ không ảnh hưởng tới cảm nhận của bạn về sự hiện hữu của mình; nếu mắt bạn bị mất, điều đó sẽ không tạo ra khác biệt gì cho việc cảm nhận sự hiện hữu của bạn; nếu lưỡi bạn bị cắt đi, điều đó sẽ không tạo ra khác biệt gì cho cảm nhận về sự hiện hữu của bạn. Thế giới của bạn sẽ trở nên nhỏ hơn, nhưng cái ta của bạn sẽ không nhỏ hơn.
Nếu ai đó bị mất mắt, thế giới ánh sáng sẽ chấm dứt cho người đó. Thế thì, trong thế giới này, chiều hướng của ánh sáng sẽ mất đi với người đó. Thế giới của người đó sẽ trở nên nghèo hơn bởi vì ánh sáng và mầu sắc sẽ biến mất khỏi nó. Nếu ai đó cũng định phá huỷ tai mình, thế thì với người đó sẽ không có âm nhạc, không âm thanh, không lời và không ngôn ngữ trong thế giới; thế giới của người đó thậm chí sẽ trở nên nhỏ hơn. Nếu ai đó cắt đi chân và tay mình, thế thì mối tiếp xúc mà người đó đã có với thế giới này qua chuyển động sẽ bị chấm dứt. Nhưng điều thú vị là ở chỗ tất cả điều này thậm chí sẽ không làm hơi chút sứt mẻ nào trong cảm nhận của người đó, trong nhận biết của người đó về sự tồn tại của riêng mình. Nếu, ngay chỗ đầu tiên, nhận biết của người đó về sự hiện hữu của mình đã không tới qua mắt người đó, thế thì làm sao nó sẽ biến mất bởi việc mất mắt của người đó được? Và nếu tai người đó ngay chỗ đầu tiên đã không đóng góp gì cho nhận biết của người đó về sự tồn tại của mình, thì làm sao sự tồn tại của người đó sẽ bị ít đi khi không có chúng? Thế giới của người mù co lại, nhưng linh hồn người đó không co lại. Thỉnh thoảng thậm chí nó còn có thể bành trướng! Nó có thể bành trướng, bởi vì khi thế giới của người đó co lại, số những điều nắm giữ sự chú ý của người đó ở bên ngoài ít đi, thì tự nhiên sự chú ý của người đó bắt đầu đi vào trong.
Hiện hữu không được cảm nhận bởi các giác quan. Nhận biết về nó chẳng liên quan gì tới giác quan. Do đó, cho dù tất cả các giác quan của bạn bị mất, bạn sẽ vẫn tồn tại như bạn đã tồn tại trước đây. Cảm nhận mà không tới qua giác quan, vậy mà vẫn có đó, cần có cái tên khác. Do đó nó được gọi là atmabodh, cảm nhận bên trong.
Để tôi thấy bạn, cần có ánh sáng. Như trước, ánh sáng yếu đi và tôi không thể thấy bạn được. Nhưng cho dù mọi ánh sáng biến mất khỏi thế giới và bóng tối sâu sắc bao quanh mọi thứ và bạn có thể không thấy được cái gì cả, thế nữa bạn sẽ tiếp tục cảm nhận một điều - và đó là bản thân bạn. Bản thể bên trong này trong tôi và trong bạn và trong tất cả, là ở bên ngoài các giác quan.
Hiền nhân này đã nói về người có cảm nhận không phụ thuộc vào các giác quan của mình :
...thực tại tối thượng, không tay và không chân.
Cái ở trong tay và trong chân, nhưng lại không có tay và chân, cái không có mắt không có tai... Ông ấy đang nói về cái dùng tai và mũi và tay và chân, nhưng cái lại không phải là cái nào trong những cái này; cái mà với nó giác quan là công cụ, nhưng không phải là điều cần thiết. Lời kinh này là về cái tồn tại mà không có giác quan.
Cũng vậy, cố hiểu rằng bởi vì tâm thức không có giác quan, nó có thể dùng giác quan. Nếu nó chỉ là giác quan khác, nó sẽ không có khả năng dùng các giác quan này. Bản thân mắt không thể thấy được: chính cái không có mắt mới thấy qua mắt. Cái bên trong bạn không có mắt, thấy được qua mắt. Mắt chỉ là cửa sổ. Cái bên trong bạn không có tai, nghe được qua tai; tai chỉ là cửa sổ.
Có điều thú vị nữa: rằng nếu bạn cố, nếu bạn cứ thực nghiệm với nó, bạn sẽ có khả năng nghe được mà không có tai và thấy mà không có mắt và nói mà không có lời. Bây giờ đã có nhiều nghiên cứu về điều đó, và nhiều đại học đã làm các công trình khảo cứu và nghiên cứu về cận tâm lí. Nhiều trong những phát kiến của họ đã trở thành sự kiện khoa học.
Tôi sẽ kể cho bạn về một số các sự kiện đã có được vị thế khoa học, bởi vì thế thì sẽ không có hoài nghi về chúng. Mặc dầu tôn giáo đã từng nói cùng những điều đó, những điều này là khó cho mọi người chấp nhận chừng nào họ còn chưa thấy bằng chứng khoa học nào đó.
Người ta nói về Phật rằng bất kì khi nào một đệ tử đi vào trong việc nhớ lại sâu sắc, sùng kính về ông ấy, thì dù người đó có thể ở xa xôi đến đâu cũng không thành vấn đề, mối tiếp xúc bên trong sẽ được thiết lập giữa họ. Dù khoảng cách lớn đến đâu cũng không thành vấn đề, nếu người đó muốn hỏi điều gì đó người đó có thể nhận được câu trả lời. Điều này dường như là việc tưởng tượng, chỉ là câu chuyện vu vơ, nhưng bây giờ điều này đã trở thành sự kiện vững chắc. Ở phương Tây, họ đã chứng minh về mặt khoa học rằng lỗ hổng thời gian hay khoảng cách không phải là cản trở chút nào trong trao đổi ý nghĩ. Ý nghĩ có thể được trao đổi qua bất kì khoảng cách nào.
Ở Nga, Feodorov đã thực hiện thành công những thực nghiệm rất khoa học trong việc truyền ý nghĩ qua khoảng cách hàng nghìn dặm. Feodorov có thể trao đổi ý nghĩ cho bất kì ai ở khoảng cách một nghìn dặm. Ông ấy trở nên im lặng và nhắm mắt lại: ông ấy không chỉ nhắm mắt, ông ấy đi vào một trạng thái gần như là hôn mê. Đầu tiên ông ấy thiền, thế rồi sau mười lăm hay hai mươi phút ông ấy trở thành gần như cái xác, và khi ông ấy trở thành như cái xác ông ấy có khả năng truyền các ý nghĩ. Thế rồi không nói năng gì, không thốt ra một lời, không dùng thanh quản, ông ấy có thể truyền ý nghĩa tới bất kì khoảng cách xa xăm nào.
Người Nga đã quan tâm tới hiện tượng này trong hai mươi năm qua, đặc biệt trong hoàn cảnh du hành không gian. Trong du hành không gian, chỉ tin vào thiết bị cơ khí có thể nguy hiểm. Tai nạn xảy ra gần đây là ví dụ cho điều này. Nếu thiết bị radio chạy sai một khoảnh khắc thôi... bạn không thể tin vào thiết bị được. Thiết bị có thể tin cậy đến đâu cũng không thành vấn đề, chúng không thể nào tuyệt đối được đảm bảo là không hỏng. Thỉnh thoảng chúng có thể hỏng, và thế thì mối liên hệ của chúng ta với con tàu con thoi không gian đó có thể bị mất mãi mãi. Thế thì chúng ta sẽ không bao giờ có khả năng biết liệu các nhà du hành vũ trụ là chết hay sống, họ đang ở đâu hay điều gì đã xảy ra cho họ. Đó là cảnh quan đáng sợ.
Ở Nga, họ đã quan tâm về điều này, cho nên họ đã thu xếp rằng bên cạnh các thiết bị, cũng phải có kế hoạch thay thế nào đó: việc truyền ý nghĩ liệu có thể được dùng khi thiết bị bị hỏng không? Nếu thiết bị bị hỏng, ít nhất một nhà du hành nên có khả năng nói cho mọi người trên trái Đất họ đang ở đâu hay làm sao thiết lập lại liên hệ với họ. Phải có phương tiện nào đó, phương pháp nào đó để truyền ngay cả vài từ cho chúng ta từ bất kì chỗ nào họ đang ở. Đây là lí do tại sao họ đã nghĩ tới viễn cảm lần đầu tiên. Lần đầu tiên họ nghĩ, “Tất cả các tôn giáo trên thế giới đều nói rằng ý nghĩ có thể được truyền mà không dùng giác quan, vậy sao chúng ta không thử nó?”
Trong hai mươi năm qua nước Nga đã làm nhiều thực nghiệm về điều này, và họ đã có nhiều thành công. Họ đã thành công trong trao đổi ý nghĩ bằng viễn cảm. Nếu ai đó đi vào bên trong, vào trong thiền, ý nghĩ có thể được truyền ở bất kì khoảnh cách nào.
Bây giờ câu hỏi là, ý nghĩ truyền đi như thế nào? Các giác quan không được dùng từ cả phía người truyền lẫn phía người nhận. Giác quan không được dùng ở đầu của người nhận. Người nhận chỉ nằm ra yên tĩnh và tĩnh lặng - có vậy thôi. Và người nhận, người bắt lấy ý nghĩ, cũng nói rằng người đó không nghe nó qua tai. Người đó cũng nói rằng người đó nghe nó ở bên trong, chẳng liên quan gì tới tai cả. Cho dù tai người đó có hoàn toàn bị bít lại, thế nữa người đó vẫn sẽ nghe thấy. Tai người đó bị bít lại hiệu quả tới mức người đó thậm chí không thể nghe thấy âm thanh của trống bên cạnh mình, vậy mà người đó nghe thấy ý nghĩ của Feodorov đang ở xa một nghìn dặm. Một điều là rõ ràng: chúng không tới người đó qua tai người đó. Thế thì qua trung gian gì mà ý nghĩ truyền tới người đó?
Ở Mĩ có một người có tên là Ted Serios: ông ấy có thể thấy các vật từ bất kì khoảng cách nào. Ông ấy thấy Taj Mahal trong khi ông ấy đang ngồi ở New York. Không chỉ ông ấy thấy đối tượng, mà hình ảnh xuất hiện trong mắt ông ấy và hình ảnh này trong mắt ông ấy có thể được chụp ảnh. Hàng nghìn ảnh đã được chụp từ những ảnh xuất hiện trong mắt ông ấy, và chúng đích xác biểu thị cho đối tượng ông ấy nói ông ấy đang thấy. Điều gì xảy ra cho người này? Mí mắt ông ấy đóng lại khi hình ảnh xuất hiện trong mắt ông ấy. Ông ấy thiền về Taj Mahal với mắt nhắm, và khi hình ảnh của nó xuất hiện trong mắt ông ấy, ông ấy nói, “Bây giờ tôi sẽ mở mắt ra, cho nên máy ảnh sẵn sàng” - bởi vì hình ảnh biến mất khỏi mắt ông ấy trong vài khoảnh khắc.
Một số điều rất thú vị đã xảy ra. Chẳng hạn, lần cuối cùng ông ấy làm thực nghiệm này với Taj Mahal, ông ấy nói với người chụp ảnh, “Được rồi, bức hình đã được tạo thành trong mắt tôi.” Mắt ông ấy nhắm, và trong mắt nhắm không có vấn đề cái gì đó được phản xạ. Cho dù bạn có đứng ngay trước Taj Mahal, sự phản xạ về nó cũng không thể được hình thành trong mắt bạn nếu chúng nhắm. Khoảng cách giữa Agra và New York là khoảng cách xa; không có cách nào để mắt bạn có thể thấy Taj Mahal. Mắt ông ấy còn nhắm và ông ấy nói “Được rồi, để máy ảnh sẵn sàng đi. Tôi sắp mở mắt ra đây.” Ông ấy mở mắt ra và nói, “Các anh bị lỡ rồi! Bây giờ là khách sạn Hilton tôi đang thấy.” Và quả thực, bức ảnh họ chụp được trên phim là khách sạn Hilton, không phải Taj Mahal.
Có thể thấy không bằng mắt, và từ khoảng cách xa. Cho tới giờ chúng ta đã dùng cái được ẩn kín bên trong mình chỉ qua giác quan. Chúng ta đã không dùng nó mà không có giác quan, cho nên chúng ta không nhận biết về khả năng của nó bên ngoài các giác quan. Thông điệp về khả năng đó được chứa trong lời kinh này. Thông điệp là:
Ta là thực tại tối thượng không thể quan niệm nổi, không tay và không chân. Ta thấy không qua mắt, ta nghe không qua tai. Tự do với mọi hình dạng, ta là người biết tất cả.
Khả năng này được giấu kín bên trong mọi người - liệu chúng ta có dùng nó hay không là vấn đề khác. Ngay cả khả năng cho phép màu lớn lao trong cuộc sống chúng ta cũng bị giấu kín trong tất cả chúng ta - vấn đề chỉ là dùng nó.
Ramamurti đã có khả năng để voi đứng lên ngực mình; anh ấy có thể để chiếc mô tô hộ tống đi qua ngực mình. Và chẳng có gì đặc biệt về ngực anh ấy cả, ngực anh ấy cũng hệt như ngực mọi người khác. Khác biệt duy nhất là ở chỗ anh ấy đã công phu trong thời gian dài. Dầu vậy, dù bạn công phu bao lâu, để voi đứng lên ngực bạn là một kì công của pranayama, công phu thở yoga nào đó. Chúng ta thấy điều đó mọi ngày, nhưng chúng ta không để ý tới nó. Chỉ mỗi chiếc bánh xe cao su đơn giản mang chiếc xe tải lớn thế: đó không phải là sức mạnh của cao su đâu, đó là sức mạnh của khí bên trong cao su.
Ramamurti đã công phu để cho anh ấy có thể giữ được khối lượng không khí nào đó bên trong ngực mình, và ngực của anh ấy vận hành như chiếc lốp xe. Thế thì cho dù voi có đứng lên nó và trọng lượng của voi không dồn vào ngực anh ấy, nó rơi vào khối lượng khí trong ngực anh ấy. Khí mang trọng lượng này và không hại nào xảy ra cho ngực anh ấy - nhưng bất kì ai cũng có thể giữ khối lượng khí đó trong ngực mình. Có sáu nghìn túi khí trong phổi chúng ta có thể giữ khí, nhưng thông thường ít hơn một nghìn rưởi túi được dùng bởi vì việc thở của chúng ta nông thế - nó không đi đủ sâu. Bốn nghìn rưởi túi khi kia chất đầy với các bô nic trong toàn thể cuộc sống chúng ta. Ô xi chưa bao giờ đạt tới chúng.
Yoga nói rằng nếu tất cả bốn nghìn rưởi túi khí này cũng có thể được dùng và chất đầy với ô xi, khoảng sống của con người sẽ được kéo dài gấp ba lần so với nó bây giờ - bởi vì khoảng sống của con người chỉ là vấn đề về ô xi. Khả năng này có ở trong mọi người. Nó không xảy ra thường xuyên thế bởi vì nó cần công phu có kỉ luật.
Theo cùng cách này, tâm trí mọi người có những khả năng không thể nào tin nổi như vậy, nhưng nó cần kỉ luật và công phu. Và linh hồn, cái ở bên ngoài các giác quan, thậm chí còn có nhiều khả năng hơn. Bạn thậm chí không biết cái gì là có thể, nói gì tới việc nhận ra chúng? - bạn chẳng có ý tưởng gì về cái gì là có thể. Và bởi vì điều này, những thứ này dường như là phép màu với bạn. Bây giờ nếu ai đó bảo bạn rằng người đó có thể nghĩ không có tâm trí hay nhìn không bằng mắt hay nghe không bằng tai, làm sao bạn có thể tin được điều đó? Lí do cho việc không tin của bạn không phải bởi vì những điều này là không thể nào tin được thế: lí do là ở chỗ chúng không có điểm tham chiếu nào trong kinh nghiệm của bạn.
Nếu bạn làm thực nghiệm một chút, bạn sẽ ngạc nhiên. Có bốn trăm người ở đây. Nếu tất cả bốn trăm người các bạn đều thực nghiệm, các bạn sẽ tìm thấy ít nhất bốn người có khả năng này ngay bây giờ. Thậm chí bản thân họ cũng không nhận biết về nó.
Chuyện xảy ra ở Nga. Một thập kỉ trước đây, một người đàn bà bỗng nhiên bắt đầu thấy qua đầu ngón tay của mình. Cô ấy đã mất thị lực và cô ấy rất thích đọc. Việc đọc là ham thích duy nhất của cô ấy và bỗng nhiên thị lực của cô ấy bị mất, cho nên cô ấy rất đau buồn. Người ta có thể hiểu được sự đau buồn của cô ấy: cô ấy chỉ có một mối quan tâm trong cuộc sống: sách. Một khi thị lực của cô ấy mất rồi, toàn thể cuộc sống của cô ấy mất đi đối với cô ấy. Hai lần cô ấy đã cố tự tử, nhưng cô ấy được cứu sống. Tình yêu của cô ấy với một số cuốn sách lớn tới mức sau khi bị mù cô ấy vẫn giữ những cuốn sách đó trong tay và liên tục chạm vào chúng và cảm thấy chúng. Bỗng nhiên, một hôm, cô ấy thấy rằng mình đang thấy tiêu đề cuốn sách. Cô ấy phân vân. Cô ấy chuyển bàn tay qua cuốn sách và bỗng nhiên cô ấy có thể thấy tiêu đề. Cô ấy bối rối. Cô ấy lật vài trang và từ dần dần bắt đầu trở nên rõ ràng ngay trước cô ấy, thế là cô ấy bắt đầu đọc nó bằng ngón tay!
Nga là đất nước có tâm trí khoa học: nó không coi rằng điều xảy ra cho một người là phép màu. Họ tin rằng cùng điều đó có thể xảy ra cho tất cả. Cho nên họ đã thực nghiệm trên hàng trăm và hàng trăm trẻ em, và họ đã phát hiện ra rằng hàng trăm người trong số đó cũng có thể đọc được qua ngón tay, nhưng những người này chưa bao giờ nhận ra điều đó. Bây giờ ngón tay không có mắt. Ngón tay phải không thấy được chứ. Nhưng ngón tay chỉ là trung gian. Chân lí là ở chỗ khả năng này, chiều hướng này trong con người, có thể thấy mà không có mắt. Nó chưa bao giờ được dùng cả.
Bắt đầu thực nghiệm với điều này chút ít thời gian đi, và bạn sẽ sửng sốt. Ngồi xuống với mắt nhắm, mở cuốn sách ra và chỉ thiền xem nó đang mở trên trang số mấy. Đừng bận tâm rằng một hay hai chục lần bạn có thể sai, liên tục làm thực nghiệm này. Một số trong các bạn thực tế sẽ có khả năng thấy được số trang. Và nếu số trang có thể được thấy, thế thì bất kì cái gì cũng có thể được thấy. Thế thì, vấn đề chỉ là công phu; thế thì, chẳng có mấy khó khăn trong nó. Nhiều thực nghiệm đã được tiến hành về điều tôi đang nói tới mức ngay cả người có tâm trí khoa học cũng sẽ không thể nào hoài nghi nó được.
Các giác quan là cánh cửa thường của chúng ta mở tới cảm nhận, nhưng chúng không phải là cánh cửa chủ yếu. Việc biết và cảm nhận cũng có thể xảy ra bên ngoài các giác quan - và đó là khả năng bên trong của chúng ta.
Người ta nói về Mahavira rằng ông ấy không bao giờ nói cho đệ tử. Người Jaina đã thấy khó giải thích làm sao ông ấy có thể vẫn còn im lặng và nói với họ trong im lặng. Người Jaina đã thấy rằng điều này là khó hiểu. Tất cả mọi điều họ có thể nói về nó là ở chỗ nó là phép màu của một tirthankara, rằng điều đó là không thể được cho mọi người. Nhưng không, điều đó chẳng liên quan gì tới tirthankara, nó cũng có thể xảy ra cho mọi người.
Ba mươi năm trước đây, George Gurdjieff đã bắt đầu một thực nghiệm với các đệ tử của mình nơi ông ấy liên tục nhất quyết rằng họ phải duy trì im lặng đầy đủ trong ba tháng. Im lặng toàn bộ! Điều đó là gian nan lắm. Nhưng nếu người ta kiên trì trong ba tháng, suốt ngày, thế thì điều đó xảy ra - tất cả bên trong trở thành sự trống rỗng. Và Gurdjieff hay nói, “Cái ngày các ông im lặng toàn bộ, tôi sẽ bắt đầu nói cho các ông mà không nói.” Và hiện tượng này đã xảy ra với các đệ tử của ông ấy.
Không mấy thời gian đã trôi qua từ cái chết của Gurdjieff. Hàng trăm đệ tử mà ông ấy thường nói trong im lặng vẫn còn trên khắp thế giới. Nhưng họ phải trải qua ba tháng im lặng đầy đủ. Khi ai đó im lặng toàn bộ trong ba tháng, tất cả tiếng động trong tâm trí người đó dừng lại. Và trong việc làm yên tĩnh tiếng động, tiếng nói nhỏ bé, tĩnh lặng không thể nghe được bằng tai nhưng qua tâm lại có thể được cảm nhận. Nó cũng đạt tới bạn, nhưng có đám đông ý nghĩ bên trong bạn, có bãi chợ bên trong bạn tới mức bạn không nghe thấy nó.
Nghe thấy nó không phải là rất đặc biệt gì. Thay vì thế, bạn là rất đặc biệt - và đó là khó khăn. Có đám đông, chợ nhộn nhịp bên trong bạn, và chính bởi vì chợ đó mà bạn không thể nghe thấy tiếng nói này. Thỉnh thoảng bạn có nghe thấy nó đấy, nhưng bạn không tin nó bởi vì bạn không có kinh nghiệm về nó.
Một hôm bạn sẽ bỗng nhiên để ý rằng bạn nghĩ tới người bạn, và chẳng từ đâu cả, người đó gõ cửa nhà bạn. Thế rồi bạn nghĩ điều đó liên tục như sự trùng hợp ngẫu nhiên bởi vì bạn chẳng có ý tưởng nào về thế giới bên trong. Một hôm bạn hạnh phúc và thế rồi bỗng nhiên bạn khám phá ra rằng bạn đã trở nên buồn. Bạn không thể hiểu được điều đó. Về sau, một bức điện tín gửi tới nói rằng một người bạn đã chết hay một người thân bỗng nhiên bị ốm rất nặng. Thế rồi bạn nghĩ về nó như sự trùng hợp ngẫu nhiên, nhưng nó không ngẫu nhiên chút nào.
Bất kì khi nào ai đó thân thiết với bạn mà chết, lo âu, e sợ, chạm vào bên trong bạn mà không đi qua bất kì giác quan nào. Nó nhất định là như thế đấy, bởi vì cái chết không phải là hiện tượng bình thường; nó là hiện tượng lớn lao. Có mối nối bên trong giữa bạn và người bạn có quan hệ sâu sắc. Có cánh cửa bên trong giữa các bạn mà qua đó thông điệp có thể đi theo cả hai đường. Nhưng bạn không bận tâm về những điều này: bạn nói, “Nó chỉ ngẫu nhiên thôi,” bởi vì bạn không nhận biết về mọi thứ. Nếu mà bạn nhận biết, từng người trong các bạn sẽ thấy các ví dụ và điều xảy ra trong cuộc sống của mình chứng minh rằng điều đang ẩn kín bên trong bạn có thể vận hành mà không có giác quan.
Nếu bạn trở nên nhận biết về nó và liên tục làm những thực nghiệm có ý thức với nó, trong một hay hai năm bạn sẽ là người hoàn toàn khác. Bạn sẽ bắt đầu thấy điều phi thường qua mắt mình và bạn sẽ bắt đầu nghe thấy điều phi thường qua tai mình. Mọi sự mà bạn thường không bao giờ kinh nghiệm qua phương tiện bên ngoài sẽ trở thành một phần của kinh nghiệm của bạn. Thế giới của giàu có bên trong sẽ bắt đầu hiển lộ bản thân nó bên trong bạn, một thế giới hoàn toàn khác của kinh nghiệm bên trong sẽ mở ra. Những hoa không biết, cái mà bạn tuyệt đối chưa quen thuộc, sẽ nở ra; âm nhạc sẽ được nghe thấy mà chẳng có gì liên quan tới tai bạn. Theo cách này bạn sẽ đi vào thế giới của âm nhạc và ánh sáng và mầu sắc và những kinh nghiệm mà các giác quan vật lí của bạn chưa bao giờ có tiếp xúc trước đây.
Vứt bỏ từ trùng hợp ngẫu nhiên khỏi từ vựng của bạn ngày một nhiều vào. Nếu có thể, gạt bỏ từ trùng hợp ngẫu nhiên này hoàn toàn khỏi cuộc sống của bạn. Và bất kì khi nào cái gì đó của các cõi bên ngoài giác quan xảy ra trong cuộc sống của bạn, thế thì chấp nhận nó như sự kiện và bắt đầu làm việc theo hướng đó. Tin vào trùng hợp ngẫu nhiên là một loại khuynh hướng thoát li cuộc sống. Nó là thủ đoạn để bỏ qua sự kiện, để xoá đi sự kiện khỏi việc ghi nhớ của bạn, để bằng cách nào đó giải thích nó. Sự kiện làm cho bạn ngạc nhiên, bạn có thể làm nó thành bình thường bằng việc dán nhãn cho nó là trùng hợp ngẫu nhiên. Không có trùng hợp ngẫu nhiên trong cuộc sống đâu. Chẳng cái gì là trùng hợp ngẫu nhiên cả trong thế giới này.
Mọi sự tồn tại trong thế giới này đều được nối bởi nhân-quả sâu sắc, đều có quan hệ sâu sắc theo cách nhân-quả. Có nguyên nhân đằng sau bất kì điều gì xảy ra ở đây.
Bằng việc gọi mọi sự là trùng hợp ngẫu nhiên, bạn sẽ không tìm được nguyên nhân. Nhưng nếu bạn đi tìm nguyên nhân, bạn sẽ bắt đầu kinh nghiệm quyền năng bên trong của bạn. Vào cái ngày bạn kinh nghiệm quyền năng của việc thấy không bằng mắt và việc nghe không bằng tai, bạn đã bước ra khỏi thế giới này. Vào ngày đó bạn đã bước vào trong ngôi đền của brahman, thực tại tối thượng.
Tự do với mọi hình dạng, ta là người biết tất cả. Nhưng không ai có thể biết ta. Ta là tâm thức vĩnh hằng.
“Tự do với mọi hình dạng, ta là người biết tất cả” - ta chắc chắn biết tất cả mọi hình dạng, nhưng ta cũng biết cái ở bên ngoài hình dạng. “Nhưng không ai có thể biết ta” - lời kinh này có hơi khó, khó bởi vì có sáng suốt triết lí rất sâu sắc ẩn kín trong nó. Và đó là với điều thiêng liêng, toàn thể sự tồn tại này đều trong suốt. Quên điều thiêng liêng bao la đi: sẽ dễ cho bạn hơn nếu bạn thử hiểu nó trong mối quan hệ với ngọn lửa nhỏ bé của điều thiêng liêng đang cháy bên trong bạn.
Tôi thấy bạn, tôi thấy cây, tôi thấy trời, mặt trời, mặt trăng, sao, tôi thấy mọi thứ - nhưng tôi không thể thấy được bản thân tôi. Không có cách nào cho tôi thấy cái ta riêng của tôi. Tôi kinh nghiệm bản thân tôi, tôi cảm thấy bản thân tôi, nhưng tôi không thể thấy bản thân tôi được. Và sẽ không bao giờ tôi có thể thấy được bản thân tôi bởi vì chỉ cái ở khoảng cách nào đó mới có thể được thấy, cái tách rời, cái là “khác.” Làm sao tôi có thể thấy được cái ta riêng của mình? Để thấy, cần có khoảng cách nào đó, khác biệt nào đó, kẽ hở nào đó ở giữa. Nếu tôi là người thấy riêng của mình, tôi sẽ phải chia bản thân mình ra làm đôi: người nhìn và người được nhìn. Điều này là không thể được, tôi không thể bị phân chia thành hai phần được. Và nếu tôi có thể bị phân chia, thế thì điều tôi sẽ thấy sẽ không phải là “tôi.” Tôi bao giờ cũng là người thấy.
Hiểu điều đó theo cách này: tôi mang định mệnh không tránh được là người quan sát, và tôi không thể trở thành cái được quan sát. Dù tôi làm gì cũng chẳng thành vấn đề, tôi sẽ vẫn còn là người quan sát và tôi không bao giờ có thể trở thành cái được quan sát. Làm sao tôi, người biết, có thể trở thành cái được quan sát? Người biết sẽ vẫn là người biết trong mọi tình huống. Tâm thức ẩn kín bên trong con người là người quan sát chủ yếu, nó không bao giờ có thể trở thanh cái được quan sát.
Đây là lí do tại sao lời kinh này nói:
Ta là người biết tất cả. Nhưng không ai có thể biết ta.
Ta là tâm thức vĩnh hằng.
Điều thiêng liêng là người quan sát tối thượng, chung cuộc. Không có cách nào để quan sát nó, để thấy nó. Cách diễn đạt này, nói Paramatma ka darshan, thấy điều thiêng liêng, là dùng ngôn ngữ rất không phù hợp. Nhưng người ta bất lực, bởi vì không thành vấn đề điều người ta nói, nó sẽ không phù hợp. Ngôn ngữ của chúng ta là sai. Theo chiều hướng này, ngôn ngữ của chúng ta bao giờ cũng sai. Nói “thấy điều thiêng liêng” là sai lầm, bởi vì thấy điều thiêng liêng nghĩa là bạn đã trở thành người quan sát điều thiêng liêng.
Bạn có thể đã không nghĩ về những dòng này. Bạn nói “thấy điều thiêng liêng” - nhưng điều đó có nghĩa gì? Nó nghĩa là bạn cũng có thể là người quan sát điều thiêng liêng. Nó nghĩa là bạn cũng có thể thu gọn điều thiêng liêng thành một vật có thể được thấy. Nhưng không có cách nào để thấy điều thiêng liêng đâu. Điều thực tế xảy ra là ở chỗ bạn cố mô tả nó bằng từ darshan, kiến, bởi vì bạn không có từ nào khác. Trong mọi trường hợp, bất kì từ nào cũng sai theo cùng cách. Nếu chúng ta gọi nó là “kinh nghiệm,” thế nữa đó cũng vẫn là cùng một thứ - điều thiêng liêng bị thu gọn lại thành một vật. Bất kì cái gì chúng ta nói, bất kì từ nào chúng ta dùng, đều qui điều thiêng liêng về thành một đối thể.
Do đó, người trí huệ như Phật Gautam từ chối nói điều gì về Thượng đế, không phải bởi vì Thượng đế không tồn tại cho ông ấy, mà bởi vì bất kì điều gì ông ấy nói về Thượng đế cũng đều sẽ sai. Mọi người cho rằng Phật là người vô thần, nhưng chưa bao giờ có người hữu thần nào vĩ đại hơn Phật. Hữu thần của ông ấy là tuyệt đối và tuyệt đỉnh, chung cuộc và cực đoan tới mức ông ấy đã không sẵn sàng dùng cho dù một từ sai về Thượng đế. Ông ấy thậm chí không sẵn sàng dùng từ “Thượng đế.” Ông ấy nói ngay cả từ đó cũng sai, bởi vì khi chúng ta dùng một từ chúng ta đã trở thành người biết của nó - và một cách tự nhiên, người biết phải cao hơn từ đó.
Upanishads nói rằng bất kì khi nào ai đó nói rằng mình đã biết Thượng đế, hiểu cho kĩ rằng người đó đã không biết Thượng đế chút nào. Người nói rằng mình đã biết Thượng đế thì tuyệt đối không có khả năng hiểu được rằng Thượng đế không thể nào được biết. Điều có thể được biết là thế giới, chưa bao giờ là Thượng đế. Bạn có thể nói điều đó như thế này: cái có thể được biết là thế giới, còn cái còn lại bên ngoài việc biết là brahman, điều thiêng liêng. Nhưng thế thì làm sao chúng ta có thể gọi ai đó là brahmagyani hay brahmavetta, người biết về Thượng đế hay hiền nhân?
Nếu bạn hiểu điều này từ góc độ khác, sẽ dễ dàng hơn: Thượng đế không thể nào được biết tới - nhưng bạn có thể tan biến vào trong nó, bạn có thể biến mất trong nó. Không thể nào biết được nó, nhưng bạn có thể trở thành nó. Để biết nó, cần có khoảng cách, nhưng để là nó, mọi khoảng cách đều phải bị tan biến. Trong việc biết cái gì đó có khoảng cách, lỗ hổng; trong việc là cái gì đó, mọi khoảng cách đều phải biến mất. Cho dù giọt nước có thể biết đại dương, nó sẽ biết gì? Nhưng chắc chắn giọt nước có thể rơi vào đại dương và trở thành một với nó. Và biết qua việc hội nhập cũng chính là cách người ta biết bản thân mình - không qua giác quan, không qua trung gian.
Ngày bạn trở thành một với điều thiêng liêng, bạn sẽ không còn biết điều thiêng liêng như một đối thể, như vấn đề, mà như bản thể riêng của bạn. Làm sao bạn biết tới bản thân bạn? Theo cùng cách đó, người ta sẽ biết điều thiêng liêng. Không có nguyên nhân đằng sau nó. Nó không bị gây ra bởi cái gì đó, không có giác quan, không ánh sáng của những giác quan này tham gia vào trong nó. Việc biết này không là gì ngoài sự bành trướng của việc biết trước đó, của cách chúng ta biết bản thân mình. Việc biết này không phải là loại việc biết về thế giới.
Đây là lí do tại sao nó đã được nói trong lời kinh này:
Tự do với mọi hình dạng, ta là người biết tất cả. Nhưng không ai có thể biết ta. Ta là tâm thức vĩnh hằng.
Đây là lời kinh rất giá trị. Nó phải được giữ trong tim của những người đang tìm kiếm brahman - rằng điều đó không thể được biết tới, nó chỉ có thể được sống. Bạn có thể là một với nó, bạn có thể tan biến trong nó, bạn có thể biến mất trong nó, bạn có thể là nó, nhưng bạn không thể biết nó được. Trong việc biết, có khoảng cách, do đó có lỗ hổng. Và với điều thiêng liêng, chừng nào mà vẫn còn lỗ hổng dù nhỏ nhất, sẽ không có cách nào để biết nó.
Bạn có thể làm gì để thu hẹp lỗ hổng này? Bạn có phải cố đem điều thiêng liêng lại gần hơn không?
Bạn có phải mời nó, nói nó, thỉnh cầu nó không? Dù bạn có nói nó và mời nó đến đâu cũng chẳng thành vấn đề, không có cách để đem nó lại gần được - bởi vì nó đã ở gần rồi. Và vậy mà bạn liên tục la hét, bạn mời gọi. Điều đó chỉ làm cho một điều thành rõ ràng: rằng cái ở gần nhất là không được bạn kinh nghiệm. Không có lí do khác cho việc mời gọi này.
Nếu bạn muốn ở gần điều thiêng liêng, mời gọi và thỉnh cầu sẽ không có tác dụng đâu. Điều đó có thể xảy ra chỉ nếu bạn làm tan biến bản thân bạn. Tới mức độ nào đó mà bạn tan biến và biến mất, nó sẽ bắt đầu ở gần. Ngày bạn đã hoàn toàn tan biến, hoàn toàn biến mất, nó sẽ ở ngay đây, nơi bạn đang ở.
Hiểu điều đó theo cách này: một tảng băng đang nổi trên nước, nó muốn gặp đại dương - nó kêu, nó la, nhưng nó không tan ra. Và nó đã ở trong đại dương rồi, cho nên kêu và la sẽ chẳng ích gì, thỉnh cầu đại dương sẽ chẳng ích gì. Đại dương đang ở đây, tảng băng đang nổi trong nó. Nhưng nó muốn gặp đại dương, cho nên tìm điều đó ở đâu đây? Nó càng tìm, nó sẽ càng chẳng thấy dấu hiệu nào của điều đó cả.
Tình huống của bạn hệt thế: bạn giống như tảng băng đó. Và điều duy nhất mà tảng băng có thể làm là tan chảy ra, là biến mất. Thế thì ở đây, ngay dưới nó, tại chính chỗ này, nó sẽ thấy đại dương, điều thiêng liêng.
Bạn cũng sẽ phải tan biến, tan chảy.
Đây là lí do tại sao từ mà chúng ta đã chọn cho quá trình tan chảy này được gọi là apa. Nó là từ hay. Nó nghĩa là nhiệt. Nếu tảng đá mà tan ra, nó sẽ phải trải qua nhiều nhiệt. Nếu nó trải qua nhiệt nó sẽ tan chảy ra.
Bạn cũng sẽ phải trải qua nhiệt đó. Nếu trong nhiệt đó bạn tan chảy, bản ngã của bạn, miếng kem của bạn tan ra, thế thì bạn sẽ trở thành một với đại dương. Thế thì bạn sẽ là đại dương. Thế thì bạn sẽ không nói rằng bạn biết đại dương; bạn sẽ nói, “Bây giờ tôi không có, chỉ đại dương có.”
Bây giờ sẵn sàng thiền đi.

0 Đánh giá

Ads Belove Post