Chương 3. Trở về tâm trí nguyên thuỷ

Chương 3. Trở về tâm trí nguyên thuỷ

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 10)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 3. Trở về tâm trí nguyên thuỷ

6. Chỉ tâm trí nguyên thuỷ được sinh ra từ thiền mới tự do khỏi ham muốn.
7. Nghiệp của người yogi không thuần khiết, không không thuần khiết, nhưng tất cả những người khác đều gồm ba phần: thuần khiết, không thuần khiết và trộn lẫn.
8. Ham muốn nảy sinh từ nghiệp ba phần này khi hoàn cảnh là thuận lợi cho việc hoàn thành của chúng.
9. Vì kí ức và ấn tượng giữ lại cùng hình dạng, mối quan hệ nhân quả tiếp tục, cho dù bị phân tách bởi đẳng cấp, vị trí và thời gian.
10. Và không có bắt đầu cho quá trình này, vì ham muốn sống là vĩnh hằng.
Tatra dhyanajam anasayam.
"Chỉ tâm trí nguyên thuỷ được sinh ra từ thiền mới tự do khỏi ham muốn." Đây là một trong những lời kinh có ý nghĩa nhất. Thứ nhất, tâm trí nguyên thuỷ là gì? - bởi vì tâm trí nguyên thuỷ là chính mục đích của mọi yoga. Phương Đông đã từng tìm kiếm liên tục con đường tới tâm trí nguyên thuỷ. Tâm trí nguyên thuỷ là tâm trí mà bạn có trước khi bạn được sinh ra, không trong kiếp này, nhưng trước khi bạn đi vào thế giới của ham muốn; trước khi bạn bị giam vào các ý nghĩ, ham muốn, bản năng, thân thể, tâm trí; không gian nguyên thuỷ đó, không bị ô nhiễm bởi bất kì cái gì; bầu trời nguyên thuỷ đó, không mây - cái đó là tâm trí nguyên thuỷ.
Trên tâm trí nguyên thuỷ đó, hết tầng nọ tới tầng kia của tâm trí có đó. Con người tựa củ hành, bạn liên tục bóc nó ra. Bạn bóc tầng này, tầng khác có đó, bạn bóc tầng đó, tầng khác nữa lại tới. Bạn không có một tâm trí, bạn có tầng tầng của nhiều tâm trí. Bởi vì trong từng kiếp sống bạn đã trau dồi tâm trí nào đó, thế rồi trong kiếp sống khác lại tâm trí khác, và cứ thế mãi. Và tâm trí nguyên thuỷ bị mất hút hoàn toàn đằng sau những tâm trí này, những tầng tiếp tầng này. Nhưng nếu bạn cứ bóc mãi củ hành, một khoảnh khắc tới khi chỉ trống rỗng còn lại trong tay bạn. Củ hành đã biến mất.
Khi tâm trí biến mất, thế thì nảy sinh tâm trí nguyên thuỷ. Thực ra, gọi nó là tâm trí là không hay, nhưng không có cách khác để diễn đạt nó. Nó là vô trí. Tâm trí nguyên thuỷ là vô trí. Khi tất cả các tâm trí mà bạn có, đều đã tan biến, mất đi, tâm trí nguyên thuỷ xuất hiện với sự thuần khiết tinh khôi, với sự trong trắng của nó. Tâm trí nguyên thuỷ này bạn đã có rồi. Bạn có thể đã quên. Bạn có thể bị lạc trong rừng rậm của các ước định của tâm trí bạn, nhưng sâu bên dưới, ẩn đằng sau tất cả những tầng này bạn vẫn sống trong tâm trí nguyên thuỷ của bạn, và trong những khoảnh khắc hiếm hoi, bạn xuyên thấu vào nó. Trong giấc ngủ say, khi ngay cả mơ cũng đã dừng lại, trong giấc ngủ không mơ, bạn đạt tới việc nhúng vào trong tâm trí nguyên thuỷ. Đó là lí do tại sao đến sáng bạn cảm thấy tươi tắn thế. Nhưng nếu đã có mơ liên tục cả đêm, thế thì bạn cảm thấy mệt mỏi. Bạn cảm thấy mệt hơn là bạn đã cảm thấy khi bạn đi ngủ. Bạn không thể đạt tới việc nhúng vào trong sông Hằng bên trong của bạn, vào trong dòng suối của tâm thức thuần khiết của bạn. Bạn không thể đi vào trong nó được, bạn không thể tắm trong nó được. Đến sáng bạn cảm thấy mệt mỏi, lo lắng, căng thẳng, lẫn lộn, phân chia. Bạn không có hài hoà tới từ giấc ngủ say. Nhưng nó không bắt ngồn từ giấc ngủ say, ngủ say chỉ là bước chuyển sang tâm trí nguyên thuỷ. Đó là lí do tại sao Patanjali nói rằng samadhi giống như ngủ say chỉ với một khác biệt duy nhất: trong samadhi, bạn đi vào trong cùng tâm trí nguyên thuỷ mà bạn đi vào trong giấc ngủ, nhưng bạn đi với nhận biết đầy đủ, trong giấc ngủ say bạn trượt vào trong nó một cách vô nhận biết, không biết bạn đang đi đâu, không biết con đường nào bạn đang theo. Đó là tiếp xúc duy nhất của bạn còn lại với tâm trí nguyên thuỷ.
Các bác sĩ và bác sĩ trị liệu biết rõ rằng bất kì khi nào ai đó đang bị một bệnh nào đó, nếu người đó không thể ngủ ngon được, thế thì không có cách nào chữa cho người đó. Ngủ là phép chữa bệnh. Thực ra, điều đầu tiên cho bệnh nhân là: làm sao giúp người đó đi vào trong giấc ngủ sâu, nghỉ ngơi sâu. Việc nghỉ ngơi đó chữa lành vì bệnh nhân lại trở nên được kết nối với tâm trí nguyên thuỷ, và tâm trí nguyên thuỷ là nguồn chữa lành. Nó là cội nguồn của bạn về sinh lực, tình yêu. Mọi điều bạn có đều bắt nguồn từ thế giới đại dương của tâm trí nguyên thuỷ của bạn.
Tất nhiên, khi nó phải đi qua nhiều tầng thế của tâm trí, nó bị nhiễm bẩn, ô nhiễm. Sinh thái bên trong của bạn không còn nguyên thuỷ nữa. Nó đã bị chất đống, chất đầy với nhiều thứ chết. Tâm trí của bạn không là gì ngoài kinh nghiệm chết của bạn.
Người muốn đi vào trong tâm trí nguyên thuỷ mà tỉnh táo, nhận biết, thì phải học cách dỡ bỏ, cách dỡ bỏ kinh nghiệm, cách làm chết đi quá khứ một cách liên tục, cách không níu bám lấy quá khứ. Khoảnh khắc này bạn đã sống rồi - được kết thúc - được kết thúc với nó. Để không có sự liên tục với nó; trở thành gián đoạn. Nó không còn thuộc vào bạn. Nó được kết thúc và kết thúc mãi mãi. Để cho nó là dấu chấm hết, và bạn thoát ra khỏi nó như con rắn trườn ra khỏi bộ da cũ và thậm chí không nhìn lại sau. Chỉ mới khoảnh khắc trước, bộ da đó đã là một phần của thân thể nó; bây giờ, không còn nữa. Đi ra khỏi quá khứ một cách liên tục để cho bạn có thể vẫn còn trong hiện tại. Nếu bạn có thể vẫn còn trong hiện tại, bạn không thể đi ra khỏi tâm trí nguyên thuỷ của bạn. Tâm trí nguyên thuỷ không biết tới quá khứ và không biết tới tương lai.
Điều bạn gọi là tâm trí thì không là gì ngoài quá khứ và tương lai, quá khứ và tương lai - việc đung đưa giữa quá khứ và tương lai - và tâm trí bạn chưa bao giờ dừng lại ở đây-bây giờ. Đó là nghĩa của thiền: thoát ra khỏi quá khứ, không tạo ra tương lai, và vẫn còn với thực tại đang sẵn có ở đây-bây giờ. Còn lại với nó đi. Đột nhiên, bạn sẽ thấy không có tâm trí giữa bạn và thực tại, giữa bạn và cái đang đấy, bởi vì tâm trí không thể tồn tại trong hiện tại được. Bạn không thể nghĩ được về nó, bởi vì khoảnh khắc bạn nghĩ về bất kì cái gì nó đã là quá khứ rồi, hay, nó chưa là hiện tại. Suy nghĩ cần thời gian. Do đó mới có kinh này, rằng chỉ qua thiền người ta mới đi tới tâm trí nguyên thuỷ.
Thiền không phải là suy nghĩ, nó là vứt bỏ suy nghĩ.
Tôi đã nghe: Một ông già lang thang sống nhờ của bố thí và ông ta được hỏi ông ta làm gì cả ngày. "Thế này," ông ta nói, "đôi khi tôi ngồi và nghĩ ngợi, và lúc khác tôi chỉ ngồi."
Cái 'chỉ ngồi' đó đích xác là nghĩa của thiền. Ở Nhật Bản họ gọi thiền là zazen. 'Zazen' nghĩa là: chỉ ngồi và không làm gì, chỉ hiện hữu và không làm gì; trong trạng thái của tâm lí dừng lại. Và mây mở ra, và bạn có thể thấy không gian, bầu trời. Một khi bạn biết cách đi vào không gian đó, nó bao giờ cũng sẵn có. Bạn có thể liên tục làm việc bất kì khi nào bạn muốn, bạn có thể có việc chìm mình vào bên trong. Nó trở thành dễ dàng thế, dường như bạn đi vào bên trong nhà và bên ngoài nhà. Một khi bạn biết cánh cửa, không có vấn đề gì trong điều đó. Bạn thậm chí không nghĩ về điều đó. Khi cảm thấy trời quá nóng, bạn đi vào bên trong nhà, vào chỗ mát mẻ và chỗ trú ẩn. Khi cảm thấy quá lạnh và bạn đông cứng, bạn đi ra ngoài nhà vào trong mặt trời nóng. Bạn trở thành linh động giữa cái bên trong và bên ngoài.
Tâm trí đang chắn con đường đi vào cái bên trong. Bất kì khi nào bạn đi vào bên trong bản thân bạn, bạn thấy đi thấy lại tầng tâm trí nào đó: mảnh mẩu ý nghĩ nào đó, ham muốn nào đó, lập kế hoạch nào đó, mơ nào đó, cái gì đó của tương lai hay cái gì đó của quá khứ. Và nhớ lấy, tương lai không là gì ngoài phóng chiếu của quá khứ. Tương lai lại là đòi hỏi về quá khứ theo một cách hơi sửa đổi, tốt hơn chút ít. Trong quá khứ bạn có hạnh phúc và bất hạnh, hoan lạc và đau đớn, gai và hoa. Tương lai của bạn không là gì ngoài hoa, gai giảm đi, đau mất đi - chỉ còn hoan lạc và hoan lạc và hoan lạc. Bạn cứ sắp xếp lại quá khứ của bạn, và bất kì cái gì bạn cảm thấy tốt và đẹp, bạn phóng chiếu nó vào tương lai.
Một khi bạn biết cách thoát ra khỏi quá khứ, tương lai tự động biến mất. Không có quá khứ bên trong, không thể có tương lai nào cả. Quá khứ tạo ra tương lai. Quá khứ là mẹ của tương lai, bụng mẹ. Khi không có quá khứ và không có tương lai, thế thì cái gì hiện hữu, là hiện hữu. Cái gì hiện hữu, là hiện hữu! Thế thì đột nhiên, bạn ở trong vĩnh hằng.
Đây là điều tâm trí nguyên thuỷ là gì: không mảy may lung linh ý nghĩ, không mây mù trong tầm nhìn, không bụi quanh bạn. Chỉ không gian thuần khiết.
Tatra dhyanajam anasayam.
Chỉ tâm trí nguyên thuỷ mới tự do khỏi ham muốn... bởi vì tâm trí nguyên thuỷ là tự do với quá khứ, tự do với kinh nghiệm. Khi bạn tự do với kinh nghiệm, làm sao bạn có thể ham muốn được? Ham muốn không thể tồn tại mà không có quá khứ. Nghĩ mà xem: nếu bạn không có quá khứ nào, làm sao bạn có thể ham muốn được? Bạn sẽ ham muốn cái gì? Để ham muốn bất kì cái gì, kinh nghiệm được tích luỹ là cần. Nếu bạn không thể ham muốn được bạn sẽ ở trong chân không - trống rỗng cực kì đẹp.
Chỉ tâm trí nguyên thuỷ mới tự do khỏi ham muốn, cho nên đừng tranh đấu với ham muốn. Tranh đấu đó sẽ không dẫn bạn tới đâu cả vì để tranh đấu với ham muốn bạn sẽ phải tạo ra phản ham muốn. Và chúng là ham muốn cũng như các ham muốn khác. Đừng tranh đấu với ham muốn, nhìn vào sự kiện này. Tâm trí nguyên thuỷ không thể được tìm thấy qua tranh đấu với ham muốn. Bạn có thể tìm ra một tâm trí tốt hơn, nhưng không phải là tâm trí nguyên thuỷ. Bạn có thể có tâm trí của tội nhân, và nếu bạn tranh đấu với nó, bạn có thể thu được tâm trí của thánh nhân, nhưng thánh nhân không là gì ngoài tội nhân lộn ngược lại.
Tội nhân và thánh nhân không phải là những người tách biệt, họ có thể lật đồng tiền theo cách này hay cách nọ. Tội nhân có thể trở thành thánh nhân bất kì khoảnh khắc nào, và thánh nhân có thể trở thành tội nhân vào bất kì khoảnh khắc nào. Và tội nhân bao giờ cũng mơ trở thành thánh nhân, và thánh nhân bao giờ cũng sợ rơi trở lại vào trong bãi lầy của tội lỗi. Họ là không tách rời, họ tồn tại cùng nhau. Thực ra, nếu mọi tội nhân biến mất khỏi thế giới, sẽ không có khả năng nào cho thánh nhân. Họ không thể tồn tại mà không có tội nhân.
Tôi đã nghe: một linh mục đi tới nhà thờ. Trên đường, bên cạnh đường, ông ta thấy một người đã bị đâm bằng dao, gần chết. Máy chảy đầm đìa. Ông ta chạy xô tới, nhưng khi ông ta tới gần và nhìn khuôn mặt người này, ông ta giật lùi lại. Ông ta biết rõ khuôn mặt này. Người này không phải là ai khác mà là đích thân quỉ. Ông ta có bức tranh trong nhà thờ về quỉ. Nhưng quỉ nói, "Ông từ bi với tôi đi. Và ông nói về từ bi, và ông nói về tình yêu đó! Và ông đã quên rồi sao? Nhiều lần ông đã thuyết giảng trong nhà thờ của ông, ‘Yêu kẻ thù của ông.' Ta là kẻ thù của ông đấy, yêu ta đi."
Ngay cả linh mục cũng không thể phủ nhận được sự hợp thức của luận cứ này. Vâng, ai có nhiều kẻ thù hơn quỉ? Lần đầu tiên ông ta trở nên nhận biết, nhưng dầu vậy ông ta không thể đem bản thân mình ra để giúp quỉ sắp chết được. Ông ta nói, "Ông đúng, nhưng ta biết rằng quỉ có thể trích dẫn kinh sách. Ông không thể lừa được ta. Điều tốt là ông sắp chết. Điều đó rất tốt, thế giới sẽ tốt hơn nếu ông chết đi." Quỉ cười, cái cười rất quỉ quái và nó nói, "Ông không biết đấy thôi, nếu tôi chết, ông sẽ chẳng ở đâu được. Ông sẽ phải chết cùng tôi. Và bây giờ tôi không trích dẫn kinh sách, tôi đang nói chuyện kinh doanh. Không có tôi ông sẽ ở đâu, và nhà thờ của ông, và Thượng đế của ông?" Đột nhiên, linh mục hiểu ra. Ông ta cõng quỉ trên vai và đi tới bệnh viện. Ông ta phải làm thế, bởi vì ngay cả Thượng đế cũng không thể tồn tại được nếu không có quỉ.
Không có tội nhân, thánh nhân không thể tồn tại được. Họ nuôi dưỡng lẫn nhau, họ bảo vệ lẫn nhau, họ phòng thủ lẫn nhau. Họ không phải là hai điều tách rời, họ là hai cực của cùng một hiện tượng.
Tâm trí nguyên thuỷ không phải là tâm trí. Nó không là tâm trí của tội nhân không là tâm trí của thánh nhân. Tâm trí nguyên thuỷ không có tâm trí trong nó. Nó không có định nghĩa, không biên giới. Nó là thuần khiết tới mức bạn thậm chí không thể gọi nó là thuần khiết được, bởi vì gọi bất kì cái gì là thuần khiết bạn phải đem khái niệm không thuần khiết vào. Ngay cả điều đó sẽ làm nhiễm bẩn nó rồi. Nó thuần khiết, tuyệt đối thuần khiết tới mức không ích gì mà nói rằng nó là thuần khiết.
Chỉ tâm trí nguyên thuỷ được sinh ra từ thiền mới tự do khỏi ham muốn.
Bây giờ, tatra dhyanajam - 'được sinh ra từ thiền' là việc dịch theo từng từ, nhưng cái gì đó bị mất trong nó. Tiếng Phạn là tiếng rất thơ ca. Nó không chỉ là ngôn ngữ, nó không chỉ là văn phạm, nó còn nhiều hơn thơ ca, thơ ca rất cô đọng. Nếu nó thực sự được dịch, nếu nghĩa được dịch và không chỉ chữ, thế thì tôi sẽ dịch 'cái được tái sinh từ thiền'; không chỉ được sinh ra, bởi vì tâm trí nguyên thuỷ không được sinh ra. Nó đã có đó rồi, chỉ được tái sinh, nó đã đấy rồi, chỉ được nhận ra; nó đã ở đó rồi, chỉ khám phá lại thôi. Thượng đế bao giờ cũng là việc khám phá lại. Bản thể riêng của bạn đã ở đó rồi. Không thể nhấn mạnh quá nhiều: nó đã đó rồi, bạn đòi lại nó. Không cái gì mới được sinh ra, bởi vì tâm trí nguyên thuỷ là không mới, không cũ, nó là vĩnh hằng, bao giờ và bao giờ và bao giờ cũng vậy.
Anasayam nghĩa là: không có động cơ nào, không có hỗ trợ nào, không nguyên nhân nào, không nền tảng nào.
Tatra dhyanajam anasayam.
Tâm trí nguyên thuỷ tồn tại mà không động cơ nào. Nó tồn tại không nguyên nhân nào. Nó tồn tại không hỗ trợ nào: anasayam theo nghĩa của từ là không có hỗ trợ nào. Nó tồn tại không nền tảng nào, vô nền tảng. Nó tồn tại trong bản thân nó, nó không có hỗ trợ từ bên ngoài. Nó phải là vậy bởi vì điều tối thượng không thể có hỗ trợ nào - bởi vì điều tối thượng nghĩa là cái toàn bộ - không cái gì ở bên ngoài nó. Bạn có thể nghĩ rằng bạn đang ngồi trên đất, và thế rồi đất đang được hỗ trợ bởi lực từ nào đó trong hệ thống hành tinh, và các hành tinh được hỗ trợ bởi lực từ nào đó của siêu mặt trời nào đó. Nhưng cái toàn thể không thể có hỗ trợ nào, bởi vì hỗ trợ sẽ tới từ đâu? Cái toàn thể không thể có nền nào cho nó được.
Bạn đi ra chợ, tất nhiên bạn có động cơ: bạn đi để kiếm tiền. Bạn về nhà, bạn có động cơ nào đó: nghỉ ngơi. Bạn ăn thức ăn bởi vì bạn đói, có nguyên nhân cho nó. Bạn đã tới tôi - có động cơ, bạn đang tìm cái gì đó. Nó có thể mông lung, rõ ràng, đã biết, không biết, nhưng động cơ có đó. Nhưng động cơ của cái toàn bộ có thể là gì? Nó là không động cơ, nó là vô ham muốn - bởi vì động cơ sẽ đem tới cái gì đó từ bên ngoài. Đó là lí do tại sao người Hindu gọi nó là leela, trò chơi. Trò chơi tới từ bên trong: bạn chỉ đi dạo - không có động cơ, thậm chí không vì mạnh khoẻ. Người cuồng tín sức khoẻ không bao giờ đi dạo cả, người đó không thể đi được bởi vì người đó không thể tận hưởng chính việc đi dạo. Người đó tính toán, "Bao nhiêu dặm?" Người đó tính toán, "Bao nhiêu hơi thở sâu?" Người đó tính toán, "Đổ mồ hôi bao nhiêu?" Người đó tính toán. Người đó coi đi dạo buổi sáng như công việc được làm, như bài tập luyện. Nó không phải chỉ là chơi.
Từ tiếng Anh 'illusion - ảo tưởng' gần như bao giờ cũng được dùng như việc dịch cho từ phương Đông 'maya'. Bình thường, từ 'illusion' nghĩa là không thực, nhưng đó không phải là nghĩa đúng của nó. Nó bắt nguồn từ gốc Latin, ludere, có nghĩa là chơi. ‘Illusion' đơn giản có nghĩa là chơi, và đó là nghĩa thực của maya. Maya không có nghĩa là illusory - ảo tưởng; nó đơn giản nghĩa là chơi đùa: Thượng đế đang chơi với bản thân ngài. Tất nhiên, Ngài không là ai cả ngoại trừ Bản thân ngài, cho nên Ngài đang chơi trò trốn tìm với Bản thân ngài. Ngài giấu một trong những bàn tay ngài và cố gắng tìm nó bằng tay kia, biết mọi lúc nó ở đâu.
Tâm trí nguyên thuỷ không có động cơ, không có nguyên nhân. Tâm trí khác mà không nguyên thuỷ nhưng bị áp đặt, tất nhiên là có động cơ, và bởi vì động cơ chúng ta trau dồi chúng. Nếu bạn muốn trở thành bác sĩ bạn sẽ phải trau dồi tâm trí nào đó: bạn sẽ phải trở thành bác sĩ. Nếu bạn muốn trở thành kĩ sư bạn sẽ phải trau dồi loại tâm trí khác. Nếu bạn muốn trở thành nhà thơ, bạn không thể trau dồi tâm trí của nhà toán học được. Thế thì bạn sẽ phải trau dồi tâm trí của nhà thơ. Cho nên dù động cơ của bạn là bất kì cái gì, bạn tạo ra tâm trí nào đó.
Tôi đã nghe: Một bà được ngồi trên xe bus với con trai. Bà ấy mua một vé. Người soát vé hướng tới đứa con, "Cháu bao nhiêu tuổi rồi, bé con?" "Cháu bốn tuổi ạ," chú bé trả lời. "Và khi nào thì cháu lên năm?" người soát vé hỏi.
Đứa bé liếc nhìn mẹ nó, người đang mỉm cười chấp nhận cuộc đối thoại, và nói, "Khi cháu ra khỏi xe bus này."
Nó đã được dạy nói cái gì đó nhưng dầu vậy nó không thể hiểu được động cơ. Nó đã được dạy nói 'bốn tuổi' để tiết kiệm một vé, nhưng nó không biết động cơ của điều đó cho nên nó lặp lại như con vẹt.
Mọi đứa trẻ đều hoà điệu với tâm trí nguyên thuỷ nhiều hơn là người lớn. Nhìn đứa trẻ, đang chơi, chạy quanh: bạn sẽ không thấy động cơ nào đặc biệt. Chúng đang tận hưởng, và nếu bạn hỏi để làm gì, chúng sẽ nhún vai. Gần như không thể nào trao đổi được với người lớn. Trẻ con đơn giản cảm thấy điều đó là gần như không thể được; không tồn tại cây cầu nào, bởi vì người lớn hỏi câu hỏi rất đần: "Để làm gì?" Người lớn sống với tâm trí kinh tế nào đó. Bạn làm cái gì đó để kiếm cái gì đó. Trẻ con chưa nhận biết được về động cơ thường xuyên này. Chúng không biết ngôn ngữ của ham muốn, chúng biết ngôn ngữ của chơi đùa. Đó là nghĩa khi Jesus nói, "Ông sẽ không có khả năng vào trong vương quốc của Thượng đế chừng nào ông chưa giống như đứa trẻ nhỏ." Ông ấy đang nói rằng chừng nào bạn chưa trở thành đứa trẻ lần nữa, chừng nào bạn chưa vứt bỏ động cơ và trở thành chơi đùa... Nhớ lấy, làm việc chưa bao giờ dẫn bất kì ai tới Thượng đế. Và người đang làm việc theo con đường của họ hướng tới Thượng đế sẽ cứ đi trong vòng tròn ở bãi chợ, họ sẽ không bao giờ đạt tới Ngài. Ngài là chơi đùa, và bạn phải có tính chơi đùa. Đột nhiên, có giao cảm, đột nhiên, có chiếc cầu.
Thiền một cách vui đùa đi, đừng thiền một cách nghiêm chỉnh. Khi bạn đi vào trong phòng thiền, bỏ mặt dài của bạn ở chỗ bạn bỏ giầy dép. Để thiền là vui đùa. 'Vui đùa' là từ rất tôn giáo, 'nghiêm chỉnh' là rất phi tôn giáo. Nếu bạn muốn đạt tới tâm trí nguyên thuỷ, bạn sẽ phải sống cuộc sống rất phi nghiêm chỉnh, tuy thế chân thành, bạn sẽ phải biến đổi công việc của bạn thành chơi đùa, bạn sẽ phải biến đổi mọi nghĩa vụ của bạn thành tình yêu. 'Nghĩa vụ' là từ bẩn, tất nhiên, loại từ thô bỉ.
Tránh nghĩa vụ ra. Đem nhiều tình yêu vào vận hành. Thay đổi công việc của bạn ngày càng trở thành năng lượng mới mà bạn có thể tận hưởng, và để cuộc sống của bạn nhiều vui đùa hơn, nhiều tiếng cười hơn, và ít ham muốn và động cơ. Bạn càng có động cơ, bạn càng sẽ càng níu bám lấy tâm trí nào đó. Bạn phải vậy, bởi vì động cơ có thể được đáp ứng chỉ bởi tâm trí nào đó. Và nếu bạn muốn bỏ mọi tâm trí - và mọi tâm trí là để bị vứt bỏ - chỉ thế thì bạn mới đạt tới bản tính bên trong nhất của bạn, tính tự phát của bạn. Nó là một ngôn ngữ khác, khác toàn bộ với ham muốn. Để tôi kể cho bạn một giai thoại.
Có vụ kiện ra toà chống lại Mulla Nasruddin. Sau khi nghe phần đầu của bằng chứng trong vụ kiện được đem ra trước Toà án quận, quan toà chỉ đạo rằng phần còn lại của vụ kiện phải được nghe 'ở chỗ riêng tư'. Mulla Nasruddin, bị đơn, phản đối căn cứ vào chỗ anh ta không biết nghĩa của từ 'ở chỗ riêng tư', nhưng quan toà bác bỏ phản đối, nói, "Tôi biết nó nghĩa là gì, hội đồng bào chữa biết nó nghĩa là gì, đương đơn biết nó nghĩa là gì, và bồi thẩm đoàn biết nó nghĩa là gì, bây giờ giải tán phiên toà."
Điều này đã được thực hiện, hội đồng bào chữa yêu cầu Mulla Nasruddin, bị đơn, nói cho toà theo lời riêng của anh ta về điều đã xảy ra trong đêm đang xét. "Thế này," Mulla Nasruddin nói, "tôi đã đi cùng cô gái này về nhà dọc con đường quê và chúng tôi quyết định đi lối tắt qua cánh đồng. Đi nửa đường, cô ấy dường như mệt, thế là chúng tôi ngồi xuống nghỉ. Lúc đó là đêm mùa hè đẹp và tôi cảm thấy hơi lãng mạn, cho nên tôi cho cô ấy cái hôn, và cô ấy cho tôi cái hôn, và tôi cho cô ấy cái hôn, và cô ấy cho tôi cái hôn, và mười phút sau, làm việc chỗ riêng tư."
Quan toà nói, "Làm việc chỗ riêng tư? - điều đó nghĩa là cái quái gì vậy?"
"Này," Nasruddin đáp, "hội đồng bào chữa biết nó nghĩa là gì, hội đồng công tố biết nó nghĩa là gì, và bồi thẩm biết nó nghĩa là gì - và nếu ông đã ở đó với chỗ riêng tư của ông, ông lại không biết nó nghĩa là gì!"
Ham muốn có ngôn ngữ riêng của nó, động cơ có ngôn ngữ riêng của nó, và mọi ngôn ngữ đều là của ham muốn và động cơ - các ham muốn khác nhau. Để tôi nói với bạn điều này: Ki tô giáo là ngôn ngữ cho ham muốn nào đó. Nó không phải là tôn giáo. Hindu giáo là ngôn ngữ cho ham muốn nào đó, nhưng nó không phải là tôn giáo, vân vân và vân vân.
Tâm trí nguyên thuỷ không có ngôn ngữ. Bạn không thể đạt tới nó bằng việc là người Hindu, người Ki tô giáo, người Mô ha mét giáo, người Jaina, Phật tử, không. Đây toàn là những ham muốn. Qua chúng bạn muốn đạt tới cái gì đó. Chúng là tham của bạn được phóng chiếu lên.
Tâm trí nguyên thuỷ được biết tới khi bạn bỏ mọi việc ham muốn, mọi ngôn ngữ, mọi tâm trí. Và bạn đột nhiên không biết bạn là ai. Người tôn giáo là người đã bỏ mọi sự đồng nhất của mình với mọi hình mẫu suy nghĩ và đơn giản đứng đó trần trụi, một mình, được bao quanh bởi sự tồn tại mà không mặc cái gì, không che đậy gì bằng ngôn ngữ và tâm trí - củ hành, bị bóc hoàn toàn, trống rỗng đã tới trong tay.
Tatra dhyanajam anasayam.
Chỉ tâm trí nguyên thuỷ được sinh ra từ thiền mới tự do khỏi ham muốn.
Vậy làm sao đạt tới tâm trí nguyên thuỷ này? Bây giờ, một trong những vấn đề quan trọng nhất trong tôn giáo phải được hiểu: tâm trí nguyên thuỷ là tự do khỏi ham muốn, và cách để đạt tới nó là trở thành vô ham muốn. Vấn đề nảy sinh cho suy nghĩ trí tuệ: nguyên thuỷ là gì? - liệu chúng ta phải bỏ ham muốn, và thế rồi chúng ta có thể đạt tới tâm trí nguyên thuỷ không? Nhưng thế thì vấn đề nảy sinh rằng nếu chỉ ham muốn bị loại bỏ khi tâm trí nguyên thuỷ được đạt tới, thế thì làm sao chúng ta có thể bỏ ham muốn trước khi nó được đạt tới? Hay, nếu tâm trí nguyên thuỷ phải được đạt tới, thế thì ham muốn tự chúng rơi rụng đi, hay theo cách riêng của chúng, như một hậu quả của nó. Thế thì chúng ta phải đạt tới tâm trí nguyên thuỷ khi ham muốn vẫn có đó, và tâm trí nguyên thuỷ không thể được đạt tới mà không có vứt bỏ ham muốn, cho nên điều ngược đời nảy sinh. Nhưng điều ngược đời chỉ có bởi vì trí tuệ của bạn phân chia. Thực ra, tâm trí nguyên thuỷ và vô ham muốn không phải là hai thứ, nó chỉ là một hiện tượng được nói theo hai cách. Nó chỉ là một năng lượng - gọi nó là vô ham muốn hay gọi nó là tâm trí nguyên thuỷ - nó không phải là hai thứ. Nó xảy ra đồng thời, tôi biết mà.
Chừng nào tâm trí nguyên thuỷ còn chưa được đạt tới bạn không thể trở thành vô ham muốn tuyệt đối được, nhưng bạn có thể trở thành vô ham muốn chín mươi chín phẩy chín phần trăm, và đó là cách thức. Bạn bắt đầu hiểu ham muốn của bạn. Qua hiểu biết, nhiều ham muốn trong chúng biến mất vì chúng đơn giản là ngu xuẩn. Chúng đã không dẫn bạn tới đâu cả ngoại trừ vào ngày càng nhiều thất vọng hơn. Chúng đã mở cánh cửa cho địa ngục và không gì khác - nhiều phiền não hơn, nhiều lo âu hơn, nhiều đau đớn và khổ sở. Nhìn vào chúng mà xem, chúng sẽ biến mất. Thứ nhất, ham muốn đã dẫn bạn vào thất vọng sẽ biến mất, và thế rồi bạn sẽ đạt tới cảnh quan mãnh liệt hơn. Thế rồi bạn sẽ thấy rằng các ham muốn mà bạn đã từng nghĩ cho tới giờ, các ham muốn đã dẫn bạn vào hoan lạc, cũng không dẫn bạn vào hoan lạc - vì bất kì cái gì dường như vui thú chung cuộc, cuối cùng, đều biến thành chua cay và đắng ngắt.
Cho nên hoan lạc dường như là thủ đoạn của ham muốn: để bẫy bạn vào trong đau đớn. Đầu tiên đau đớn sẽ mất đi, và thế rồi bạn sẽ có khả năng thấy rằng hoan lạc là ảo tưởng, không thật, là mơ thôi. Chín mươi chín phẩy chín phần trăm các ham muốn sẽ biến mất qua hiểu biết, và thế rồi điều chung cuộc xảy ra. Nó xảy ra đồng thời: một trăm phần trăm các ham muốn biến mất, và tâm trí nguyên thuỷ nảy sinh trong một khoảnh khắc, không như nguyên nhân và hậu quả, mà đồng thời, cùng nhau.
Tốt hơn cả là dùng thuật ngữ của Carl Gustav Jung cho nó: tính đồng bộ. Chúng không có quan hệ là nhân quả. Chúng xuất hiện cùng nhau đồng thời, và điều đó nữa cũng phải được nói theo cách đó bởi vì tôi phải dùng ngôn ngữ. Bằng không thì chúng là một, hai mặt của cùng một đồng tiền. Nếu bạn nhìn qua hiểu biết, thiền, bạn sẽ gọi nó là tâm trí nguyên thuỷ. Nếu bạn nhìn qua ham muốn, đam mê của bạn, bạn sẽ gọi nó là vô ham muốn. Khi bạn gọi nó là vô ham muốn nó đơn giản chỉ ra rằng bạn đã so sánh nó với ham muốn, khi bạn gọi nó là tâm trí nguyên thuỷ, điều đó đơn giản chỉ ra rằng bạn đã so sánh nó với tâm trí máy móc, nhưng bạn đang nói về một và cùng điều.
Dù bạn ở bất kì chỗ nào, bạn đều ở trong tâm trí máy móc. Dù bạn là bất kì ai, bạn đều ở trong tâm trí máy móc, bị cầm tù. Đừng cảm thấy tiếc cho bản thân bạn. Điều đó là tự nhiên. Mọi đứa trẻ đều phải học cái gì đó, cái đó tạo ra tâm trí. Và mọi đứa trẻ đều phải học cách sống sót trong thế giới này, điều đó tạo ra tâm trí. Đừng cảm thấy giận với bố mẹ bạn hay với xã hội, điều đó sẽ không giúp ích gì đâu. Trong yêu họ đã giúp bạn, điều đó là tự nhiên.
Bạn cần tâm trí để sống sót, và mọi xã hội đều cố áp đặt cho mọi đứa trẻ bởi vì mọi đứa trẻ, khi được sinh ra, đều hoang dã. Chúng phải được thuần hoá, chúng phải được lên khung. Chúng tới từ vô khung. Sẽ khó cho chúng sống sót và sống trong thế giới mà nhiều đọ sức đang diễn ra, nơi sống còn là vấn đề liên tục. Chúng phải trở nên hiệu quả theo cách nào đó để bảo vệ bản thân chúng. Chúng phải được bọc sắt, được bảo vệ, được dán xi chống lại các lực thù địch trên thế giới. Chúng phải đươc dạy cư xử như người khác, chúng phải được dạy có tính bắt chước. Tâm trí máy móc được tạo ra qua bắt chước. Tâm trí nguyên thuỷ được tạo ra bằng việc vứt bỏ bắt chước.
Tôi đã nghe: Ba con ma đang chơi bài thì con ma thứ tư mở cửa bước vào. Gió từ bên ngoài thổi bay mọi con bài trên sàn. Con ma mới là ma trẻ con - rất trẻ, rất mới với thế giới ma. Một trong các con ma ngẩng lên và lầu bầu, "Mày không thể nhòm qua lỗ khoá như mọi người khác được sao?"
Bây giờ ngay cả ma cũng phải được đào tạo: "Không cần mở cửa ra, cứ tới mà nhòm qua lỗ khoá như mọi người đang làm!"
Đó là cách bố mẹ cứ dạy bạn - bắt chước - và những người là những kẻ bắt chước lớn lao được ca ngợi. Đứa trẻ không bắt chước thì bị phạt. Đứa trẻ nổi dậy bị trừng phạt, và đứa trẻ vâng lời được khen ngợi. Vâng lời được coi là có giá trị rất lớn, và nổi dậy là vô giá trị lớn. Toàn thể xã hội cố làm cho bạn thành vâng lời, ép buộc bạn: qua thưởng, qua phạt, sợ, khen, tôn cao bản ngã. Có cả nghìn lẻ một cách để ép buộc bạn chỉ bắt chước người khác, bởi vì đó là cách duy nhất để cho bạn cái khung, để cho bạn sự chật hẹp, để cho bạn kỉ luật được thuần hoá. Nhưng tất nhiên, điều này với cái giá rất lớn. Nó phải xảy ra, nó đã xảy ra, và không có cách nào khác. Không ai có thể tránh né được nó, và tôi không thấy là bao giờ có khả năng tránh được nó một cách đầy đủ. Nhiều hay ít, nó sẽ có đó.
Mọi người hỏi tôi, nếu như tôi phải dạy con, tôi sẽ dạy gì cho chúng? Nhưng bất kì cái gì bạn dạy cho chúng đều sẽ cho chúng tâm trí. Bạn có thể dạy chúng nổi dậy, nhưng điều đó nữa sẽ cho chúng tâm trí. Chúng sẽ bắt đầu bắt chước những người nổi dậy. Lần nữa chúng sẽ bị đóng khung.
Krishnamurti có vài trường trên khắp thế giới để dạy trẻ con để cho chúng không trở thành người bắt chước - nhưng chúng vẫn trở thành những người bắt chước tất cả như nhau. Chúng bắt đầu bắt chước Krishnamurti. Vấn đề rất tinh vi. Khi bạn dạy trẻ con không bắt chước, chúng bắt đầu bắt chước bạn; chúng nói, "Không bắt chước!"
Bạn dạy chúng rằng bắt chước là vô giá trị, và tất nhiên, bạn dùng cùng phương tiện. Nếu chúng bắt chước chúng bị kết án, mọi người nhìn xuống chúng. Nếu chúng trở thành có tính nổi dậy, chúng được ca ngợi. Nó là cùng cơ chế của thưởng và phạt, của sợ và tham. Chúng trở thành người nổi dậy bắt chước, nhưng làm sao người nổi dậy có thể là người bắt chước được?
Không có cách nào để tránh tâm trí, nhưng có cách để thoát ra khỏi nó. Phải chấp nhận như cái dở cần thiết của việc được sinh vào trong xã hội, của việc được sinh ra từ bố mẹ. Đó là cái dở cần thiết cần được dung thứ. Tất nhiên, làm nó chùng lỏng nhất có thể được, có vậy thôi. Làm cho nó thành linh động nhất có thể được, có vậy thôi. Một xã hội tốt là xã hội cho bạn tâm trí, và vậy mà giữ cho bạn tỉnh táo rằng một ngày nào đó tâm trí này phải bị bỏ đi - "Đây không phải là giá trị tối thượng, nó phải đươc đi qua nhưng được đi ra bên ngoài nữa. Nó phải được siêu việt lên." Tâm trí phải được trao cho, nhưng không cần cho sự đồng nhất với tâm trí. Nếu sự đồng nhất vẫn còn được thảnh thơi chút ít, khi mọi người được trưởng thành lên họ sẽ có khả năng đi ra khỏi nó dễ dàng hơn, ít đau đớn hơn, ít khổ cực hơn, ít nỗ lực hơn.
Dù bạn giầu hay nghèo, dù bạn da trắng hay da đen, dù bạn có giáo dục hay không có giáo dục, điều đó không tạo ra khác biệt, chúng ta ở trong cùng con thuyền: con thuyền của tâm trí giả tạo. Và đó là vấn đề. Cho nên bạn có thể trở thành giầu có từ việc là nghèo, hay bạn có thể từ bỏ giầu có của bạn và có thể trở thành người ăn xin, thành khất sĩ Phật tử, thành sư, nhưng điều đó sẽ không làm thay đổi bạn. Bạn sẽ vẫn còn trong cùng con thuyền. Bạn sẽ đơn giản đổi vai. Bạn sẽ thay đổi nhân cách, nhưng bản chất của bạn sẽ vẫn còn bị giới hạn.
Tôi đã nghe: Nhà triệu phú nhìn thấy một người lang thang già cả đang vẩn vơ quanh khu vườn của ông ta và quát lên với ông ấy, "Ra ngay khỏi đây chính lúc này!" Kẻ lang thang nói, "Nhìn đây thưa ông, khác biệt duy nhất giữa ông và tôi là ở chỗ ông làm ra triệu thứ hai của ông, trong khi tôi vẫn làm việc trên triệu thứ nhất của tôi" - chả mấy khác biệt.
Người nghèo, người giầu, người có giáo dục, người không giáo dục, người có văn hoá, người không văn hoá, người văn minh, người nguyên thuỷ, người phương Tây, người phương Đông, người Ki tô giáo, người Hindu: điều đó không tạo ra khác biệt gì. Khác biệt có thể là ở số lượng nào đó, nhưng không về chất lượng. Tất cả chúng ta đều ở trong tâm trí, và toàn thể tôn giáo là nỗ lực để đi ra ngoài nó.
Karmasuklakrsnam yoginas tri-vidham itaresam.
Nghiệp của người yogi không thuần khiết, không không thuần khiết, nhưng tất cả những người khác đều là gồm ba phần: thuần khiết, không thuần khiết và trộn lẫn.
Đây là cái gì đó đã từng là rất, rất khó để được hiểu ở phương Tây, bởi vì ở phương Tây chỉ hai phân loại tồn tại: thuần khiết và không thuần khiết, thánh thiện và tội lỗi, thiêng liêng và báng bổ, cõi trời và địa ngục, đen và trắng. Toàn thể phương Tây đi theo logic Aristotle, và nó vẫn chưa đi tới nhận biết về cái gì đó siêu việt đi ra ngoài cả hai và không là cả hai. Những lời kinh như thế này là rất khó để được tâm trí phương Tây hiểu bởi vì tâm trí có cái khung nào đó. Cái khung nói, "Làm sao mà nó là có thể được? - một người thì hoặc là tốt hoặc là xấu! Làm sao một người có thể, một tâm trí có thể không là cái nào cả? - bạn sẽ hoặc tốt hoặc xấu chứ." Lưỡng phân, nhị nguyên là rất rõ ràng trong tâm trí phương Tây. Nó có tính phân tích.
Kinh này nói, "Nghiệp của người yogi không thuần khiết, không không thuần khiết bởi vì chúng bắt nguồn từ tâm trí nguyên thuỷ." Bây giờ, nhiều điều được ngụ ý ở đây.
Bạn thấy ai đó chết và ngay lập tức, trong tâm trí Aristotle, vấn đề nảy sinh: nếu Thượng đế là tốt, sao lại có cái chết; nếu Thượng đế là tốt, tại sao có nghèo; nếu Thượng đế là tốt, tại sao có ung thư? Nếu Thượng đế là tốt, thế thì mọi thứ đều phải là tốt chứ. Bằng không, hoài nghi nảy sinh. Thế thì Thượng đế không thể vậy được. Hay, nếu Ngài hiện hữu, thế thì Ngài không thể tốt được. Và làm sao bạn có thể gọi Thượng đế là 'Thượng đế' người thậm chí không tốt? Cho nên toàn thể thượng đế học của người Ki tô giáo, trong hàng thế kỉ, đã từng làm việc về vấn đề này, làm sao giải thích nó được? Nhưng điều đó là không thể được - bởi vì với tâm trí Aristotle điều đó là không thể được. Bạn có thể né tránh nó, nhưng bạn không thể hoàn toàn làm tan biến nó bởi vì nó nảy sinh ra từ chính cấu trúc của tâm trí đó.
Ở phương Đông chúng ta nói rằng Thượng đế không tốt không xấu, cho nên bất kì cái gì xảy ra, thì xảy ra. Không có giá trị đạo đức trong nó. Bạn không thể gọi nó là tốt hay xấu. Bạn gọi nó là như vậy bởi vì bạn có tâm trí nào đó. Chính là trong tham chiếu tới tâm trí bạn mà cái gì đó mới trở thành tốt và cái gì đó mới trở thành xấu.
Bây giờ xem... Adolf Hitler được sinh ra, nếu người mẹ mà giết chết Adolf Hitler, điều đó sẽ là tốt hay xấu?
Bây giờ, chúng ta có thể thấy rằng nếu người mẹ đã giết Adolf Hitler, điều đó chắc đã rất tốt cho thế giới. Hàng triệu người đã bị giết, giết một người chắc đã là tốt hơn. Nhưng nếu người mẹ mà giết chết Adolf Hitler cô ấy chắc đã bị trừng phạt vô cùng. Cô ấy có thể đã đã bị án chung thân, hay cô ấy có thể đã bị bắn bởi chính phủ, bởi toà án, bởi cảnh sát. Và không ai sẽ nói rằng chính phủ là sai, bởi vì đó là tội giết chết đứa trẻ. Nhưng bạn có thấy hậu quả không? Thế thì Adolf Hitler đã giết hàng triệu người. Ông ta đã gần như mang cả thế giới tới bờ của cái chết. Không ai đã từng là thảm hoạ như thế trước đây. Mọi Genghis Khan và Tamerlanes trở thành nhạt nhoà trước ông ta. Ông ta là kẻ giết hại lớn nhất đã từng có. Nhưng nói gì đây? - liệu ông ta đã làm tốt hay không thì vẫn khó bởi vì cuộc sống chưa bao giờ đầy đủ, và chừng nào nó chưa đầy đủ làm sao bạn có thể đánh giá được nó? Có thể bất kì cái gì ông ta đã làm là tốt. Có thể ông ta đã dọn sạch trái đất hết mọi người sai - ai biết được? Và ai có thể quyết định được điều đó? Có thể không có ông ta thế giới đã tồi hơn nó vậy.
Bất kì cái gì chúng ta nói là tốt cũng chỉ là tương ứng với tâm trí hạn hẹp nào đó. Bất kì cái gì chúng ta nói là xấu cũng tương ứng với tâm trí hạn hẹp nào đó.
Có chuyện ngụ ngôn Đạo: Một người có con ngựa rất đẹp, quí tới mức ngay cả hoàng đế cũng thèm muốn và ghen tị. Nhiều lần đề nghị đã gửi tới ông ấy, mọi người sẵn sàng trả bất kì số tiền nào mà ông ấy mong đợi hay yêu cầu. Nhưng ông già toàn cười. Ông ấy nói, "Ta yêu con ngựa này và làm sao ông có thể bán tình yêu của ông được? Cho nên cám ơn về đề nghị của ông, nhưng ta không thể bán nó được."
Thế rồi một hôm, vào ban đêm con ngựa bị đánh cắp, hay cái gì đó đã xảy ra. Con ngựa không còn được thấy trong chuồng ngựa vào sáng hôm sau. Cả thị trấn tụ tập lại và họ nói, "Bây giờ trông đấy, ông già đần ơi! - con ngựa mất rồi. Và ông đáng ra có thể đã trở thành rất giầu. Một thảm hoạ như thế chưa bao giờ xảy ra trong thị trấn này. Và ông lại là người nghèo và già cả rồi. Ông đáng phải bán nó đi, ông đã làm sai."
Ông già cười. Ông ấy nói, "Đừng đi vào đánh giá, và đừng nói gì về tốt hay xấu, và đừng nói về thảm hoạ hay phúc lành. Ta chỉ biết một điều này: rằng đêm qua con ngựa có trong chuồng ngựa, sáng nay nó không có đó, có vậy thôi. Nhưng ta không nói gì về điều đó cả. Cứ còn lại với sự kiện này đi: con ngựa không có trong chuồng ngựa - được kết thúc. Sao đem bất kì tâm trí nào vào cho nó? - liệu điều đó là tốt hay xấu, liệu nó có không đáng xảy ra không, liệu nó là thảm hoạ không, quên mọi chuyện về nó đi."
Mọi người choáng. Họ cảm thấy bị xúc phạm rằng họ đã tới để bầy tỏ thông cảm của họ, và kẻ ngu này đang nói triết lí! - "Vậy điều đó là tốt. Người này cần bị phạt, và Thượng đế bao giờ cũng công bằng."
Nhưng sau mười lăm ngày, con ngựa trở lại. Nó đã không bị đánh cắp, nó đã trốn vào rừng. Và có mười hai con ngựa khác đi cùng nó - ngựa hoang, rất đẹp, rất khoẻ. Cả thị trấn tụ tập lại. Họ nói, "Ông già này biết cái gì đó... Ông ấy đúng, đó không phải là thảm hoạ. Chúng ta sai." Và họ nói, "Chúng tôi lấy làm tiếc. Chúng tôi đã không hiểu toàn thể tình huống, nhưng đó là phúc lành lớn. Không chỉ ngựa của ông quay về, mà mười hai con ngựa khác! Và chúng tôi chưa bao giờ thấy những con ngựa khoẻ đẹp như thế. Ông sẽ thu được nhiều tiền."
Ông già lại nói, "Đừng bận tâm về liệu đó là phúc lành hay tai hoạ. Ai mà biết được? Tương lai là không biết được, và chúng ta không nên nói gì chừng nào chúng ta không biết tương lai. Các ông lại phạm phải cùng sai lầm. Chỉ nói, ‘Con ngựa quay lại rồi, và quay lại cùng với mười hai con ngựa khác,' có vậy thôi." Họ nói, "Bây giờ đừng lừa chúng tôi. Chúng tôi biết ông đã thu được nhiều tiền."
Nhưng sau một tuần, con trai duy nhất của ông già đang dạy ngựa, con ngựa hoang, cố gắng thuần hoá nó. Anh ta ngã nhào từ con ngựa này. Khắp người anh ta bị chấn thương - nhiều gãy xương. Anh ta là người hỗ trợ duy nhất của ông già, và mọi người nói, "Ông già này biết, thực sự biết... bây giờ đây là thảm hoạ lớn. Việc tới của con ngựa này đã là điều không may. Người hỗ trợ duy nhất trong tuổi già của ông ấy, con ông ấy, gần chết. Anh ta đã từng hỗ trợ cho ông già này, bây giờ ông già sẽ phải hầu hạ cho anh thanh niên vì anh ta sẽ còn nằm trên giường cả đời. Và anh ta lại sắp cưới vợ. Bây giờ hôn nhân sẽ là không thể được!"
Và họ lần nữa tụ tập lại, và lần nữa họ nói, và ông già nói, "Nói với các ông thế nào đây? Các ông cứ làm đúng một điều lặp đi lặp lại. Chỉ nói ngần này thôi: rằng con trai tôi bị gẫy nhiều xương, có vậy thôi. Sao đi vào tương lai? Sao các ông đi nhanh thế vào tương lai? Và các ông đã thấy trong vài ngày này rằng lặp đi lặp lại các ông đã sai, nhưng các ông cứ đi khỏi hiện tại và các ông bắt đầu đánh giá đi đánh giá lại."
Và chuyện xảy ra là vài ngày sau, nước này lâm vào chiến tranh với nước lân bang, và mọi thanh niên của thị trấn này bị buộc phải đi lính. Chỉ con trai của ông già này được ở lại vì anh ta bị gẫy xương. Họ lại tụ tập lại, nhưng trước khi họ tụ tập ông già nói, "Yên tĩnh đi các ông! Khi nào các ông sẽ hiểu? - cuộc sống là phức tạp." Đây là thái độ phương Đông, về bản chất.
Người yogi sống trong tâm trí nguyên thuỷ, trong tính như vậy. Bất kì cái gì xảy ra, xảy ra, người đó không bao giờ đánh giá nó. Và người đó không làm gì theo cách riêng của mình, người đó trở thành chỉ là phương tiện của cái toàn thể. Cái toàn thể chảy qua người đó. Người đó trở thành giống như cây trúc hổng, cây sáo. Người yogi mang cái tới từ Thượng đế, từ cái toàn bộ. Đó là lí do tại sao Krishna nói với Arjuna trong Bhagavadgita, "Đừng lo lắng, và đừng nghĩ dưới dạng bất kì cái gì anh làm sẽ là bạo hành và anh sẽ giết nhiều người. Nếu Thượng đế có ý chí vậy, thì cứ để nó là vậy đi. Nếu Ngài muốn giết, Ngài sẽ giết, dù là qua anh hay qua ai đó khác. Thực ra," Krishna nói, "Ngài đã giết rồi. Anh chỉ là công cụ, cho nên đừng trở nên quá bị đồng nhất với hành động của anh. Vẫn còn là nhân chứng đi."
Nghiệp của người yogi không thuần khiết, không không thuần khiết, nhưng tất cả những người khác đều là gồm ba phần: thuần khiết, không thuần khiết và trộn lẫn.
Bất kì cái gì người thường làm - với thường tôi ngụ ý người đã không đạt tới cốt lõi bên trong nhất của bản thể, người sống với tâm trí của họ là người thường, người sống với các ý tưởng và ý nghĩ và ý thức hệ và kinh sách, bất kì cái gì người đó làm - hoặc là hành động của họ là thuần khiết, hoặc hành động của họ là không thuần khiết, hoặc hành động của họ là trộn lẫn; nhưng hành động của họ không tự phát, không nguyên thuỷ. Họ phản ứng, họ không hành động. Đáp ứng của họ là phản ứng. Nó không phải là việc tuôn tràn của năng lượng. Họ không sẵn có cho khoảnh khắc này, ngay bây giờ.
Ai đó hỏi Lin Chi, một Thiền sư, "Nếu ai đó tới và tấn công thầy, thầy sẽ làm gì?" Ông ấy nhún vai. Ông ấy nói, "Cứ để người đó tới, và ta sẽ xem. Ta không thể được chuẩn bị trước. Ta không biết. Ta có thể cười, hay ta có thể khóc, hay ta có thể nhảy lên và giết người đó. Hay, ta có thể không bận tâm về điều đó chút nào. Nhưng ta không biết. Để người đó tới đi. Khoảnh khắc sẽ quyết định, không phải ta. Cái toàn thể sẽ quyết định, không phải ta. Làm sao ta có thể nói ta sẽ làm cái gì?"
Người chứng ngộ không sống qua tâm trí. Người đó không có khung bao quanh mình. Người đó là trống rỗng bao la. Không ai biết cách Thượng đế sẽ hành động qua người đó trong khoảnh khắc đó. Người đó sẽ không can thiệp - có vậy thôi - bởi vì không có ai để can thiệp. Tâm trí can thiệp, người đó không còn là tâm trí. Người đó sẽ không cố làm cái gì đó mà người đó nghĩ là tốt, và người đó sẽ không cố tránh cái gì đó mà người đó nghĩ là xấu. Người đó sẽ không cố gắng cái gì. Người đó sẽ đơn giản ở trong tay của điều thiêng liêng và để cho sự việc xảy ra. Người đó sẽ không can thiệp về sau về điều bất kì cái gì đã xảy ra là tốt hay xấu. Không, người chứng ngộ không bao giờ nhìn lại sau, không bao giờ đánh giá, không bao giờ nhìn lên trước, không bao giờ lập kế hoạch. Dù bất kì cái gì vào khoảnh khắc đó... và người đó cho phép khoảnh khắc đó quyết định. Trong khoảnh khắc đó, mọi thứ hợp tụ. Toàn thể sự tồn tại tham gia, cho nên chẳng ai biết cả.
Lin Chi nói, "Nếu ai đó tấn công ta, chẳng ai biết. Điều đó sẽ là tuỳ. Ai đó có thể là Phật Gautam, và nếu người đó tấn công ta, ta sẽ cười. Ta có thể chạm chân người đó vì từ bi làm sao mà người đó tấn công ta, Lin Chi đáng thương. Nhưng điều đó sẽ là tuỳ vào khoảnh khắc đó, vào bao nhiều điều mà không thể dự đoán được."
Ngay đầu thế kỉ này, vào năm 1900, một nhà khoa học vĩ đại, Max Planck, đã đi tới một trong những khám phá vĩ đại nhất đã từng có. Ông ấy đã đi tới cảm thấy và ông ấy đã đi tới khám phá ra rằng sự tồn tại dường như là gián đoạn, rằng nó là không liên tục. Không phải là như bạn đổ dầu từ bình này sang bình khác đâu. Thế thì dầu có sự liên tục, nó rơi trong luồng liên tục. Max Planck nói, "Sự tồn tại là như thế: dường như ông đang rót hạt đậu từ thùng này sang thùng khác - gián đoạn - từng hạt rơi một cách tách biệt." Ông ấy nói, "Toàn thể cuộc sống là gián đoạn. Những phần tử gián đoạn này ông ấy gọi là 'quanta - lượng tử'. Đó là Lí thuyết lượng tử của ông ấy. 'Quanta - lượng tử' nghĩa là: mỗi thứ đều tách rời khỏi các thứ khác, và gián đoạn, và giữa hai thứ có một không gian. Bây giờ, không gian đó giữ mọi thứ bởi vì hai thứ không được kết nối, hai nguyên tử không được kết nối giữa bản thân chúng. Không gian, cái trống rỗng đang giữ cả hai. Chúng không được kết nối một cách trực tiếp, chúng được kết nối qua không gian. Dầu vậy, không ai đã thử một lí thuyết song song về tâm trí, nhưng đích xác cùng điều đó là hoàn cảnh.
Hai ý nghĩ không được kết nối với nhau, và các ý nghĩ là gián đoạn. Ý nghĩ này, ý nghĩ khác, ý nghĩ khác, và giữa các ý nghĩ này, có lỗ hổng, lỗ hổng rất nhỏ - đó là không gian bên trong của bạn. Đó là điều tâm trí nguyên thuỷ là gì. Một đám mây bay qua, đám mây khác bay qua, giữa hai đám mây là bầu trời. Một ý nghĩ qua, ý nghĩ khác qua, giữa hai ý nghĩ này là tâm trí nguyên thuỷ. Nếu bạn nghĩ ý nghĩ của bạn là liên tục, thế thì bạn nghĩ bản thân bạn là tâm trí.
Thực ra, không có gì giống như tâm trí - chỉ có các ý nghĩ, các ý nghĩ gián đoạn vẩn vơ bên trong bạn, di chuyển nhanh tới mức bạn không thể thấy được lỗ hổng. Những ý nghĩ này được giữ lại bởi không gian bên trong của bạn. Nguyên tử được hỗ trợ bởi không gian bên ngoài, ý nghĩ được hỗ trợ bởi không gian bên trong. Nếu bạn quan tâm tới vật chất, bạn trở thành người duy vật; nếu bạn quan tâm tới ý nghĩ của bạn, bạn trở thành người duy tâm. Nhưng tâm trí và vật chất, cả hai đều là giả. Chúng là các quá trình, gián đoạn. Và tôi muốn nói với bạn rằng đây là sự tổng hợp tối thượng của yoga: rằng không gian bên trong và không gian bên ngoài không phải là hai. Tâm trí nguyên thuỷ của bạn và tâm trí nguyên thuỷ của Thượng đế không phải là hai. Tâm trí giả tạo của bạn là khác với Thượng đế, nhưng tâm trí nguyên thuỷ của bạn không là gì khác. Nó là cùng một.
Ham muốn nảy sinh từ nghiệp ba phần này khi hoàn cảnh là thuận lợi cho việc hoàn thành của chúng.
Nếu bạn làm một nghiệp thuần khiết, một hành động tốt, một hành động thánh thiện, thế thì ham muốn sẽ nảy sinh, tất nhiên, để làm nhiều điều tốt hơn. Nếu bạn làm một hành động không thuần khiết, ham muốn sẽ nảy sinh để làm nhiều hành động không thuần khiết, bởi vì bất kì cái gì bạn làm đều tạo ra thói quen nào đó trong bạn để lặp lại nó. Mọi người liên tục lặp lại. Bất kì cái gì bạn đã làm, bạn trở nên khéo léo trong việc làm nó. Nếu bạn làm hành động trộn lẫn, tất nhiên ham muốn trộn lẫn nảy sinh trong đó cả hai tốt và xấu đều trộn lẫn. Nhưng tất cả đều là tâm trí giả tạo. Cho dù tâm trí của thánh nhân thì vẫn là tâm trí. Tôi đã nghe:
Abe Cohen, một doanh nhân lớn, người Do Thái, bị kết tội giết người trước khi bị kết án tử hình. Giám đốc nhà tù tới thăm ông ta vào buổi sáng ngày hành hình. "Ông Cohen," ông này nói, "để treo cổ ông đất nước phải tốn 100 pound đấy." "Kinh doanh kém thế," Abe nói. "Đưa tôi 95 pounds, và tôi sẽ tự bắn tôi."
Doanh nhân là doanh nhân. Ông ta liên tục nghĩ dưới dạng kinh doanh, dưới dạng tiền. Ông ta đã trở nên khéo léo về điều đó. Cứ xem bất kì cái gì bạn đang từng làm - bạn có xu hướng lặp lại nó, vô nhận biết, vô ý thức. Bạn liên tục lặp lại cùng điều lặp đi lặp lại mãi, và tất nhiên, bạn càng lặp lại nhiều, bạn càng bị mắc vào thói quen. Một thời điểm tới khi cho dù bạn muốn bỏ thói quen, thói quen đã trở thành được bắt rễ sâu tới mức bạn muốn bỏ nó, nhưng nó không muốn bỏ bạn.
Tôi đã nghe, chuyện xảy ra: Một thầy giáo nào đó, do nghèo khó, đã mặc mỗi bộ quần áo vải bông mỏng trong mùa đông. Một cơn bão đẩy một con gấu từ núi xuống theo dòng sông. Đầu nó ẩn trong nước. Lũ trẻ, thấy lưng nó, kêu lên, "Thầy ơi, nhìn kia! Một chiếc áo choàng lông đã rơi xuống nước, và thầy đang bị lạnh. Thầy ra lấy nó đi!" Thầy giáo, với nhu cầu cực kì cần, nhảy xuống sông để vớt chiếc áo choàng lông. Con gấu nhanh chóng tấn công thầy và bắt luôn thầy. "Thầy ơi," bọn trẻ kêu lên từ trên bờ, "hoặc là lấy chiếc áo, hoặc bỏ nó nó và lên đi!" "Thầy đang bỏ chiếc áo đấy," thầy giáo kêu lên, "nhưng chiếc áo không bỏ thầy!"
Đó là vấn đề với thói quen: đầu tiên bạn trau dồi chúng, thế rồi, dần dần, chúng trở thành gần như là bản tính thứ hai của bạn. Thế rồi bạn muốn bỏ chúng, nhưng không dễ mà bỏ được chúng. Phải làm gì? Bạn sẽ phải trở nên nhận biết nhiều hơn.
Thói quen không thể bị loại bỏ. Chỉ có hai cách để bỏ chúng: một là thay đổi thói quen này thành thói quen thay thế - nhưng đó chỉ là thay vấn đề này bằng vấn đề khác, nó sẽ không giúp gì mấy; cách kia là trở nên nhận biết nhiều hơn. Bất kì khi nào bạn lặp lại một thói quen, trở nên nhận biết. Ngay cả nếu bạn phải lặp lại nó, lặp lại nó đi, nhưng lặp lại với việc chứng kiến, tỉnh táo, nhận biết. Nhận biết đó sẽ làm cho bạn tách rời khỏi thói quen này, và năng lượng mà bạn cứ trao cho thói quen này một cách không có ý thức, sẽ không được trao thêm nữa. Dần dần, thói quen này sẽ co lại; nước sẽ không chảy qua nó, kênh sẽ bị chặn lại. Dần dần, nó sẽ biến mất.
Đừng bao giờ đổi thói quen này thành thói quen khác, bởi vì mọi thói quen đều xấu. Ngay cả thói quen tốt cũng là xấu, bởi vì chúng là thói quen. Đừng cố thay đổi thói quen không thuần khiết thành thói quen thuần khiết. Điều tốt cho xã hội là bạn đổi thói quen xấu của bạn thành thói quen tốt. Thay vì đi tới quán rượu mọi ngày, nếu bạn đi tới nhà thờ hay tới đền chùa mọi ngày, điều đó là tốt cho xã hội. Nhưng khi có liên quan tới bạn, nó sẽ không giúp ích gì mấy. Bạn phải đi ra ngoài thói quen. Thế thì nó là có ích.
Xã hội muốn bạn trở thành đạo đức, bởi vì bằng việc là vô đạo đức bạn tạo ra rắc rối - xã hội không được kết thúc. Một khi bạn trở thành đạo đức, xã hội được kết thúc. Bây giờ bị bận tâm với bạn không phải là việc của xã hội. Nếu bạn là vô đạo đức, xã hội không bị kết thúc với bạn, cái gì đó phải được làm về bạn. Một khi bạn là đạo đức, xã hội được kết thúc. Xã hội đeo vòng hoa cho bạn và chào mừng bạn và nói, "Bạn là người rất tốt" - được kết thúc. Xã hội không còn trong rắc rối với bạn, nhưng bản thân bạn vẫn còn mong ước đi, cuộc hành trình chưa hoàn thành. Thói quen xấu là ngược lại bản tính nguyên thuỷ của bạn.
Một con bọ chét xô vào trong quán rượu ngay trước giờ đóng cửa, gọi năm chai đúp rượu Scot, uống thẳng một mạch, xô ra phố, nhảy lên cao trong không trung và ngã sóng xoài đập mặt. Nó tự nâng nó dậy, nhìn một cách chập chờn xung quanh và lầm bầm, "Chết tiệt! Ai đó đã chuyển con chó của mình đi mất rồi."
Trong nhiều kiếp bạn đã từng say sưa và say từ vô thức. Mọi người đều là người nghiện rượu, và tất nhiên bạn cứ ngã đi ngã lại mãi.
Vấn đề sâu sắc là: làm sao trở nên nhận biết, làm sao không vô ý thức. Bắt đầu từ đâu? Đừng cố tranh đấu với thói quen nào đó bắt rễ rất sâu. Bạn sẽ bị thất bại. Chiếc áo choàng lông sẽ không bỏ bạn dễ dàng thế đâu. Bắt đầu với chính thói quen trung lập đi.
Chẳng hạn: bạn đi dạo, nhận biết rằng bạn đi dạo. Nó là thứ trung lập. Không cái gì được đầu tư vào trong nó. Bạn đang nhìn vào cây; chỉ nhìn cây và nhận biết. Không nhìn bằng mắt bị che mờ. Bỏ mọi suy nghĩ. Dù chỉ trong vài khoảnh khắc, chỉ nhìn vào cây, và chỉ nhìn thôi. Nhìn lên sao. Bơi, chỉ tỉnh táo với cảm giác bên trong điều xảy ra bên trong thân thể bạn trong khi bạn bơi, cái bên trong. Cảm thấy nó. Bạn đang tắm nắng mặt trời; cảm thấy cách bạn bắt đầu cảm thấy bên trong: ấm áp, lắng đọng, nghỉ ngơi. Trong khi rơi vào giấc ngủ, chỉ quan sát cách bạn đang cảm thấy bên trong. Bên trong, bên ngoài - cố gắng nhận biết về cái mát mẻ của ga giường, bóng tối trong phòng, im lặng bên ngoài, hay tiếng ồn bên ngoài. Đột nhiên, chó sủa - những thứ trung lập; đem ý thức của bạn tới chúng trước. Và thế rồi, dần dần, tiến lên.
Thế rồi, thử nhận biết về thói quen tốt của bạn, bởi vì thói quen tốt không bắt rễ sâu như thói quen xấu. Thói quen tốt cần nhiều hi sinh về phần bạn, cho nên rất ít người cố gắng trau dồi thói quen tốt. Và ngay cả những người cố gắng trau dồi thói quen tốt, cũng cố gắng với rất ít thói quen tốt; ở ngay bên dưới, nhiều thói quen xấu có đó.
Đầu tiên thử thói quen trung lập, thế rồi thói quen tốt, thế rồi di chuyển dần tới thói quen xấu. Và chung cuộc, nhớ rằng từng thói quen đều phải được làm có nhận biết. Một khi bạn đã trở nên nhận biết về toàn thể hình mẫu thói quen, hình mẫu thói quen đó là tâm trí bạn. Bất kì ngày nào việc dịch chuyển sẽ xảy ra. Đột nhiên, bạn sẽ ở trong vô trí. Khi mọi thói quen của cuộc đời bạn đã trở thành nhận biết, bạn không làm chúng một cách vô ý thức và bạn không hợp tác với chúng một cách vô ý thức, bất kì ngày nào, khi điểm tình huống xảy đến - tại một trăm độ - đột nhiên, việc dịch chuyển sẽ xảy ra. Bạn sẽ thấy bản thân bạn trong trống rỗng. Đó là tâm trí nguyên thuỷ cái không thuần khiết, không không thuần khiết.
Ham muốn nảy sinh từ nghiệp ba phần này khi hoàn cảnh là thuận lợi cho việc hoàn thành của chúng.
Bất kì cái gì bạn làm vẫn còn giống như hạt mầm trong bạn. Và bất kì khi nào một hoàn cảnh nào đó nảy sinh mà có thể giúp ích cho bạn, hạt mầm đâm chồi. Thỉnh thoảng chúng ta mang hạt mầm trong nhiều kiếp. Hoàn cảnh đúng, mùa vụ đúng có thể không tới, nhưng bất kì khi nào nó tới nó đều tạo ra những vấn đề rất phức tạp. Đột nhiên, bạn bắt gặp một người trên đường và bạn cảm thấy rất, rất muốn đẩy ra, và bạn chưa bao giờ biết tới người này. Bạn thậm chí đã không nghĩ về người đó, không nghe về người đó; một người tuyệt đối xa lạ, và đột nhiên bạn cảm thấy bị đẩy ra, hay bạn cảm thấy bị hút vào. Đột nhiên bạn cảm thấy dường như bạn đã gặp người đó trước đây. Đột nhiên bạn cảm thấy dường như một thôi thúc sâu sắc của năng lượng yêu đang nảy sinh trong bạn với người lạ này, dường như bạn bao giờ cũng đã từng ở gần, bao giờ cũng gần gũi. Một hạt mầm đã được mang từ kiếp khác nào đó - một hoàn cảnh nào đó - và hạt mầm đó bắt đầu mọc ra. Đột nhiên, bạn khổ chẳng vì lí do nào cả. Và bạn nghĩ, "Sao mình khổ thế này? Sao thế?" Dường như không có nguyên nhân trong thế giới thấy được. Bạn có thể đang mang hạt mầm cho khổ này; chỉ khoảnh khắc đúng đã tới.
Julia đi tới bố cô ta với cái đầu cúi gằm. "Bố ơi," cô ta nói, "bố biết ông Wolfe giầu có không? Thế này, ông ấy đã phản bội con, và con sắp có con."
"Trời đất!" ông bố nói. "Ông ta ở đâu? Bố sẽ giết nó! Cho bố địa chỉ của nó. Bố sẽ giết nó!" Nhảy bổ tới nhà của người giầu này, ông ta dồn ông này vào góc tường và lớn tiếng bảo ông này điều ông ta định làm. Nhưng ông Wolfe giầu có hoàn toàn bình thản. "Đừng có kích động thế," ông này nói. "Tôi không có chạy đâu, và tôi dự định làm điều đúng cho con gái ông. Nếu cô ấy có con trai, cô ấy được $50,000; nếu nó là con gái, cô ấy được $35,000. Như thế sòng phẳng chứ?"
Người bố dừng lại, trong khi vẻ giận dữ trên mặt ông ta thay đổi. "Và nếu nó bị sẩy thay," ông ta cầu xin, "ông sẽ cho nó cơ hội khác chứ? "
Đột nhiên, hoàn cảnh đã thay đổi. Bây giờ hạt mầm của tham nhú ra. Ông ta đã tới để giết người, nhưng chỉ nhắc tới tiền và ông ta đã quên hết mọi chuyện giết người; ông ta hỏi, "Ông sẽ cho nó cơ hội khác chứ?"
Quan sát... quan sát bản thân bạn liên tục, hoàn cảnh thay đổi và bạn ngay lập tức thay đổi. Cái gì đó trong bạn bắt đầu nhú ra, cái gì đó bắt đầu đóng lại.
Con người của tâm trí nguyên thuỷ vẫn còn như cũ. Bất kì điều gì xảy ra, người đó quan sát nó, nhưng không có bất kì hạt mầm nào của ham muốn còn lại từ quá khứ. Người đó không hành động qua quá khứ của mình, người đó đơn giản đáp ứng; đáp ứng của người đó bắt nguồn từ cái không. Thỉnh thoảng bạn cũng hành động theo cách đó, nhưng rất hiếm khi. Và bất kì khi nào bạn hành động theo cách đó, bạn cảm thấy hoàn thành và thoả mãn và mãn nguyện vô cùng. Điều đó thỉnh thoảng xảy ra.
Ai đó sắp chết, chìm trong sông, và bạn đơn giản nhảy xuống mà không có ý nghĩ nào. Bạn không nghĩ liệu có cứu người này hay không, liệu người này là người Hindu hay người Mô ha mét giáo, hay tội nhân hay thánh nhân, hay tại sao bạn phải lo nghĩ. Không, bạn không nghĩ. Đột nhiên, điều đó xảy ra. Đột nhiên, tâm trí bạn bị đẩy đi mất và tâm trí nguyên thuỷ của bạn hành động. Và khi bạn cứu người đó lên, bạn cảm thấy mãn nguyện vô cùng, như bạn chưa bao giờ cảm thấy trước đây. Hài hoà nảy sinh trong bạn. Bạn cảm thấy rất được hoàn thành. Bất kì khi nào cái gì đó từ cái không của bạn xảy ra, bạn đều cảm thấy phúc lạc. Phúc lạc là chức năng của cái không của bạn.
Vì kí ức và ấn tượng giữ lại cùng hình dạng, mối quan hệ nhân quả tiếp tục, cho dù bị phân tách bởi đẳng cấp, vị trí và thời gian.
Và điều đó tiếp diễn... cuộc đời của bạn thay đổi: bạn chết đi trong thân thể này, bạn đi vào trong bụng mẹ khác, nhưng dạng bên trong nhất bám lấy bạn. Bất kì điều gì bạn đã làm, ham muốn, kinh nghiệm, tích luỹ, chiếc áo khoác lông thú đó bám lấy bạn, bạn mang nó đi cùng bạn. Cái chết, cái chết thường, chỉ là cái chết của thân thể, tâm trí tiếp tục. Cái chết thực, cái chết tối thượng chúng ta gọi là samadhi, không chỉ là cái chết của thân thể, nó là cái chết của tâm trí như vậy. Thế thì không có sinh thêm nữa, vì không có hạt mầm nào còn lại để quay lại, không ham muốn nào để được hoàn thành. Không cái gì còn lại, người ta đơn giản biến mất như hương thơm...
Và không có bắt đầu cho quá trình này, vì ham muốn sống là vĩnh hằng.
Các triết gia liên tục hỏi, "Khi nào thế giới này bắt đầu?" Yoga là chính điều mênh mông này: thế giới chưa bao giờ bắt đầu. Ham muốn không có bắt đầu, bởi vì ham muốn sống là vĩnh hằng. Nó bao giờ cũng có đó. Yoga không tin vào bất kì sáng tạo nào. Không phải là Thượng đế đã tạo ra thế giới vào ngày nào đó, vào khoảnh khắc nào đó. Không, ham muốn bao giờ cũng có đó. Không có bắt đầu cho ham muốn, nhưng có chấm dứt cho nó. Điều này phải được hiểu. Nó rất logic, nhưng nếu bạn hiểu bạn sẽ có khả năng cảm thấy vấn đề.
Ham muốn không có bắt đầu, nhưng có kết thúc. Vô ham muốn có bắt đầu, nhưng không có kết thúc, và vòng tròn là đầy đủ. Ham muốn không có bắt đầu nhưng có kết thúc. Nếu bạn trở nên nhận biết, kết thúc tới, và bắt đầu vô ham muốn. Vô ham muốn có bắt đầu, nhưng thế rồi không có kết thúc cho nó. "Thế giới không có bắt đầu"; chúng ta đã từng nói ở phương Đông, "nó đã liên tục bao giờ cũng như bao giờ, nhưng nó có kết thúc." Với vị phật, nó kết thúc. Thế thì nó không còn đó nữa. Hệt như mơ, nó biến mất. Nhưng vô thế giới - niết bàn, kaivalya, moksha - cái đó có bắt đầu nhưng không có kết thúc. Cho nên chúng ta chưa bao giờ hỏi khi nào thế giới bắt đầu. Chúng ta đã không bận tâm về nó bởi vì nó chưa bao giờ bắt đầu.
Chúng ta đã không chú ý nhiều tới ngày sinh của Krishna, Phật, Mahavira, nhưng chúng ta đã chú ý nhiều tới ngày họ đạt tới chứng ngộ - bởi vì đó mới là bắt đầu thực của cái gì đó mà sẽ không bao giờ kết thúc. Ngày chứng ngộ của Phật là rất có ý nghĩa, điều đó chúng ta đã ghi nhớ, điều đó chúng ta đã tôn thờ lặp đi lặp lại mãi. Không ai biết khi nào ông ấy đã được sinh ra, không ai đã bận tâm về điều đó. Thực ra, huyền thoại nói rằng ông ấy đã được sinh ra và cùng ngày như ngày ông ấy chết, và ông ấy đã trở nên chứng ngộ cũng vào cùng ngày. Cảm giác của tôi là, chúng ta đã quên mất ngày sinh của ông ấy và ngày mất của ông ấy, chúng ta chỉ nhớ ngày chứng ngộ của ông ấy. Nhưng chỉ điều đó là có ý nghĩa: rằng ngày sinh cũng là ngày chết, bởi vì đó là điều có ý nghĩa duy nhất xảy ra trong cuộc sống - sự bắt đầu của cái vô tận.
Ham muốn không có bắt đầu, bao giờ cũng ở đây, nhưng nó có thể kết thúc. Vô ham muốn có thể bắt đầu và sẽ không bao giờ kết thúc. Và giữa ham muốn và vô ham muốn, vòng tròn được đầy đủ. Nó là cùng năng lượng. Cái mà đã từng là ham muốn trở thành vô ham muốn. Nó là cùng năng lượng. Và tất nhiên, vô ham muốn không bao giờ kết thúc. Người đã đạt tới đã trở nên được giải thoát, không bao giờ quay lại, bởi vì tiến hoá không thể đi lùi lại. Không có cách nào để đi lùi lại. Chúng ta đi ngày càng cao hơn, cho tới khi điều tối thượng được đạt tới. Nhưng từ đó, không có điểm để ngã trở lại.
Và không có bắt đầu cho quá trình này, vì ham muốn sống là vĩnh hằng.
Cố gắng nhận biết về ham muốn của bạn đi bởi vì đó đã từng là cuộc sống của bạn mãi tới giờ. Đừng bị mắc vào trong nó. Cố hiểu nó. Đừng cố tranh đấu nữa, bởi vì đó lại là bị mắc vào trong nó theo cách khác. Chỉ cố hiểu nó: cách nó nắm bắt bạn, cách nó đi vào trong bạn và làm cho bạn tuyệt đối vô ý thức. Tôi đã nghe:
"Abe, tớ có phi vụ tuyệt vời cho cậu đây. Tớ có thể kiếm được con voi với giá $200." "Nhưng Izzy này, đừng có làm thằng ngốc. Tới sẽ làm gì với voi?"
"Cậu sẽ làm gì với voi á? Bản thân cậu đừng có là kẻ ngốc ấy! Nghĩ về giá hời ấy. Cậu có thể kiếm đâu ra con voi với giá $200, nói cho tớ nào?"
"Nhưng tớ có căn hộ hai phòng thôi. Tớ sẽ nhét con voi vào đâu?"
"Vấn đề là gì với cậu thế? Cậu không nhận ra món hời khi cậu nhìn thấy một món à? Thực ra, tớ thậm chí còn có tin tốt hơn cho cậu đây. Nếu cậu muốn, tớ có thể kiếm cho cậu hai con voi với giá $300."
"A, bây giờ cậu đang nói."
Bây giờ người chỉ có căn hộ hai phòng đã quên hoàn toàn.
Nhìn ham muốn đi. Nó cứ lừa bạn, nó cứ dẫn bạn đi lạc lối. Nó cứ dẫn bạn đi vào ảo tưởng, vào mơ. Nhìn đấy.
Trước khi bạn lấy một bước, nhìn xem, tỉnh táo. Và dần dần, bạn sẽ thấy ham muốn biến mất, và năng lượng đã được đầu tư vào trong ham muốn được đưa ra. Hàng triệu ham muốn, và khi năng lượng được đưa ra từ tất cả những ham muốn này bạn trở nên bột phát vô cùng của năng lượng. Bạn bắt đầu soải cánh bay cao. Một cách tự nhiên, năng lượng cứ đọng vũng bên trong. Mức năng lượng cứ lên ngày càng cao hơn, và một ngày nào đó, bạn bắt đầu tuôn tràn từ sahasrar. Bạn trở thành hoa sen, hoa sen một nghìn cánh.
Xem tiếp Chương 4Quay về Mục lục Tập 10

0 Đánh giá

Ads Belove Post