Read more
Osho - Mưa không mây
Giảng về bài
thơ của người đàn bà chứng ngộ, Sahajo
Chương 4. Dâng
lên trong yêu
Câu hỏi thứ nhất:
Tại sao dường như có tương tự giữa sự dịu
dàng và hài hoà trong ngôn ngữ của Sahajo và của thầy?
Bởi vì chúng tôi uống nước từ cùng một giếng...
Lời hoặc tới từ kinh nghiệm bên
trong hoặc tới từ tâm trí chất đầy với tri thức vay mượn. Bao giờ cũng có giống
nhau trong ngôn ngữ của các học giả. Bao giờ cũng có giống nhau trong ngôn ngữ
của các hiền nhân. Trong ngôn ngữ của các học giả giống nhau sẽ là logic, giống
nhau sẽ là trên lời, giống nhau sẽ là của việc chẻ đôi sợi tóc.
Cũng sẽ có giống nhau trong
ngôn ngữ của các hiền nhân - từ chiều sâu mà từ ngữ bắt nguồn từ đó. Giống nhau
sẽ không phải là của kinh sách: nó sẽ là của cái trống rỗng, của hương vị này:
sẽ có dịu dàng. Logic không phải là cơ sở cho những phát biểu của họ, yêu mới là
cơ sở. Họ không nói về điều gì đó chỉ bởi vì họ bị cưỡng bách phải nói điều gì
đó mà bởi vì có từ bi trong khi nói ra điều đó. Họ có cái gì đó để chia sẻ. Nó
nhiều hơn là chỉ là việc nói, nó là việc cho. Nếu điều đó ở trong tay của hiền
nhân, ông ấy vẫn còn im lặng; nếu điều đó ở trong tay học giả, ông ta sẽ không
bao giờ im lặng.
Cho nên trong lời của hai hiền
nhân, giống nhau là ở im lặng của họ, trống rỗng của họ. Nếu bạn chăm chú lắng
nghe, thế thì bạn sẽ nghe thấy cùng im lặng đang nảy sinh trong lời nói của họ.
Nếu bạn không cẩn thận lắng nghe thế thì bạn sẽ bỏ lỡ việc chú ý đến sự giống
nhau. Nếu bạn lắng nghe với toàn bộ chăm chú, nếu bạn lắng nghe với cái trống rỗng,
thế thì bạn sẽ không chỉ nghe thấy điều được nói ra mà còn nghe thấy cả nhịp đập
của chỗ mà nó được nói ra.
Ngôn từ của học giả sẽ phức tạp.
Ngôn từ của học giả không thể nào đơn giản được bởi vì ông ấy phải che giấu cái
nghèo nàn và cái kém cỏi của nội dung bằng ngôn từ phức tạp. Ông ấy đang nói điều
gì đó mà không có hiểu biết. Nếu học giả dùng ngôn từ đơn giản, thế thì điều sẽ
trở thành rõ ràng với bạn là không có gì trong điều ông ấy nói ra cả. Nếu ngôn
từ là đơn giản thế thì lời sẽ được hiểu, và trong chúng không có chiều sâu. Cho
nên điều ông ấy nói phải phức tạp trên bề mặt đến mức bạn sẽ không bao giờ có
thể đi vào trong nó một cách sâu sắc được. Và bạn càng không có khả năng đi xuống
dưới bề mặt, bạn càng sẽ nghĩ rằng chắc phải có một bí ẩn nào đó lớn lao ẩn sâu
trong điều ông ấy nói.
Ngôn từ của học giả nhất định
là khó bởi vì chỉ toàn lời nói và không có gì khác. Ngôn từ của học giả giống
như người đàn bà xấu đeo đồ trang sức và mặc quần áo quí giá rồi tô vẽ mặt mình
để che đi cái xấu. Ngôn từ của hiền nhân giống như người đàn bà đẹp đứng đó,
không trang điểm gì.
Giống như cây cối trần trụi, mặt
trăng và các vì sao trần trụi, ngôn từ của hiền nhân cũng trần trụi. Nó không
có bất kì che đậy nào bởi vì che đậy sẽ chỉ làm cho nó xấu đi. Không che đậy
làm cho ngôn ngữ của hiền nhân đẹp hơn; từ bản chất nó đã đẹp rồi. Bây giờ
không cần bất kì trang điểm nào thêm; cái đẹp là hiển nhiên. Cái xấu không thoải
mái: nó che đậy, nó che giấu, nó kìm nén. Nó phô bầy cái không có đó và nó che
giấu cái đang có đó.
Sẽ có giống nhau theo cách mà
các học giả dùng từ - trong sự rối rắm của chúng. Và nếu bạn bị ấn tượng bởi
chúng, lí do duy nhất cho điều đó là ở chỗ bạn không có con mắt xuyên thấu. Nếu
bạn có con mắt thấu suốt thế thì cái xấu ẩn đằng sau vỏ bọc đẹp đẽ sẽ thành rõ
ràng với bạn. Đây là lí do tại sao các học giả không bao giờ để lại ấn tượng
vĩnh viễn.
Hegel đã viết những cuốn sách
tuyệt vời, tuyệt vời chỉ theo nghĩa là chúng rất rối rắm. Trong khi Hegel còn sống
mọi người rất ngạc nhiên, bởi vì vượt qua khu rừng ngôn ngữ của ông ta và đạt tới
cốt lõi của nó là rất khó khăn. Sau khi Hegel chết và mọi người nghiên cứu sâu
sắc, dần dần ảnh hưởng của Hegel bắt đầu giảm đi. Trước khi hết một trăm năm
Hegel đã biến mất khỏi tâm trí mọi người, bởi vì càng nhiều người có khả năng
hiểu ông ta, họ càng thấy rằng không có gì bên trong. Nó cũng hệt như các lớp vỏ
củ hành vậy: họ cứ bóc hết lớp vỏ nọ đến lớp vỏ kia của củ hành và thấy không
có gì bên trong cả. Không cò gì còn trong tay họ; họ chỉ thấy có chân không.
Học giả rất có ảnh hưởng trong
thời đại của ông ấy bởi vì phải mất thời gian người ta mới hiểu ông ấy. Thông
thường hiền nhân không thể nào có ảnh hưởng trong thời của ông ấy bởi vì ông ấy
nói mọi điều theo cách đơn giản đến mức nó sẽ là rõ ràng với bạn nếu bạn đã thiền.
Nó sẽ không thể nào được hiểu qua việc suy nghĩ. Nếu bạn cũng im lặng, chỉ thế
thì tim bạn mới đập theo tim của hiền nhân. Bạn sẽ thở theo cùng nhịp như ông ấy
thở và thế thì điều không tránh khỏi là sự dịu dàng sẽ bao quanh bạn. Sẽ có
hương vị ngọt ngào, bạn sẽ kinh nghiệm về nước cam lồ bên trong.
Bất kì khi nào bạn uống nước từ
cùng cái giếng này sẽ có cộng hưởng tương tự và giai điệu tương tự trong tiếng
nói của bạn. Bạn sẽ thấy rằng tất cả các hiền nhân đều nói cùng một điều. Dù họ
có thể nói điều đó khác biệt nhau như thế nào, dù lời họ có thể dùng khác nhau
như thế nào, giai điệu vẫn là một. Nếu bạn không thể nào nghe thấy giai điệu
này thế thì bạn sẽ tạo ra tôn giáo quanh hiền nhân; nếu bạn có thể nghe thấy
giai điệu này thế thì bạn sẽ trưởng thành trong tính tôn giáo. Học giả tạo ra
tôn giáo, hiền nhân tạo ra tính tôn giáo...
Một sự kiện rất đáng ngạc nhiên
đã xảy ra trong lịch sử ở Ấn Độ. Tính tôn giáo đã giáng xuống trong Mahavira,
nhưng những người thu thập lời nói của Mahavira tất cả đều là brahmin, các học
giả. Mahavira là một chiến binh, vậy mà tất cả mười một đại đệ tử đều là
brahmin, các học giả lớn. Quan sát của tôi là ở chỗ bất kì điều gì Mahavira nêu
ra đều bị mười một học giả này làm tiêu tan. Bất kì cái gì đã giáng xuống qua
Mahavira vào trong thế giới này, ngay khi nó giáng xuống mười một học giả này
đã che đậy nó bằng kinh sách, họ làm lu mờ nó đi. Cũng điều ấy cũng xảy ra cho
Phật.
Theo nghĩa này Sahajo, Kabir và
Dadu may mắn hơn. Những người này là những người đơn giản và họ xuất thân từ
các gia đình nghèo khó đến mức họ không hấp dẫn các học giả lớn làm đệ tử của
mình. Mahavira và Phật đã hấp dẫn những học giả này làm đệ tử của mình bởi vì họ
đã xuất thân từ hoàng gia, họ đã đi xuống từ các triều đình. Việc đứng gần họ sẽ
là điều thoả mãn lớn cho bản ngã của các học giả. Điều này biến thành sự không
may mắn bởi vì các học giả chen chúc quanh họ, các học giả bao quanh họ. Họ biểu
lộ nhiều quan tâm tới người thường bởi vì chỉ ở gần Phật cũng đem đến việc nuôi
dưỡng cho bản ngã của họ.
Ai sẽ đứng gần Sahajo? Cô ấy chỉ
là một đàn bà thôn quê đơn giản. Học giả sẽ nói, “Cô ấy biết gì? Chúng tôi biết
nhiều hơn cô ấy.” Có lẽ họ có cùng điều đó trong tâm trí về Mahavira và Phật, rằng
“Chúng tôi biết nhiều hơn họ,” nhưng họ không thể nói điều đó ra bởi vì những
người ấy là các bậc vương tôn. Danh tiếng rực rỡ của họ đã lan toả xa và rộng.
Với việc đứng gần họ các học giả có thể thơm lây một chút ít danh tiếng của họ.
Tại sao học giả phải ca ngợi Sahajo? Kabir sống ở Kashi và không học giả nào đã
từng đánh giá cao ông ấy. Ai sẽ ca ngợi ông ấy? Ông ấy không biết tiếng Phạn, cũng
không biết tiếng Prakit; ông ấy không có ý tưởng gì về Gita, hay Samaya-Sar hay
Dhammapada. Ai sẽ ca ngợi ông ấy đây? Điều ông ấy nói đã được nói theo ngôn ngữ
của thợ dệt vải, không phải của học giả. Kabir nói, “Tôi dệt vải thật mịn...”
Phật không nói điều này, Mahavira không nói điều này; họ chưa bao giờ dệt ra tấc
vải nào. Chỉ thợ dệt mới có thể nói điều đó, ông ấy không có ngôn ngữ khác.
Nhưng tôi nói với bạn rằng ngôn
ngữ của Phật và Mahavira có vẻ lu mờ bởi việc so sánh. Nó là ngôn ngữ của cung
điện, nó kém sinh động. Nó giống như cây được bảo vệ quá mức. Nó không phải là
cây mọc giữa trời, nó là cây mọc trong nhà kính. Nó không trưởng thành trong
hoang dã, dưới ánh mặt trời và gió, trong bão tố và cuồng phong. Nó có thể đẹp
nhưng rất mỏng manh. Cái đẹp này không có sức mạnh.
Khi Kabir nói điều đó có tính
duy nhất. Những lời này bắt nguồn từ các sự kiện thực tại của cuộc sống cho nên
chúng có vẻ đơn giản với bạn. Vì chúng có vẻ đơn giản thế nên bạn nghĩ, “Có
quái gì trong đó đâu?” Vì bạn nghĩ rằng bạn hiểu nó, thế thì bạn nghĩ không có
gì cần phải hiểu nữa.
Và đây là nỗ lực của tôi với bạn:
tôi đem Sahajo, Kabir và Dadu về cho bạn chỉ để bạn thấy rằng khi bạn nghĩ bạn
đã hiểu mọi điều, vẫn còn nhiều điều nữa cần được hiểu.
Shankara đã viết lời bình luận
về Gita. Ông ấy viết bình luận về Upanishad. Ông ấy viết bình luận về Kinh
Brahma. Tại Ấn Độ, những kinh này bao giờ cũng được bình chú mãi. Không ai bình
luận gì về Sahajo, Kabir, Dadu... dường như là không có gì để bình luận cả. Vấn
đề đơn giản thế, cái gì nữa có đó cần giải thích?
Bất kì khi nào cái gì đó có vẻ
như đơn giản, chỉ cái đó cần được hiểu. Bí ẩn bị dấu kín trong tính đơn giản. Bất
kì khi nào có phức tạp, bạn sẽ thấy chỉ toàn lời. Bạn có thể tạo ra rối rắm
theo ý bạn, nhưng cuối cùng bạn sẽ thấy rằng bạn đã tới với đôi bàn tay trống rỗng
và bạn ra đi với đôi bàn tay trống rỗng. Nhớ điều đó: bất kì khi nào mọi sự dường
như rất đơn giản, dừng ở đó - cái đơn giản đó bản thân nó là một bí ẩn lớn.
Tính đơn giản chứng tỏ rằng có cái gì đó cần nói. Sự rối rắm chứng tỏ rằng
không có gì để nói cả: nó là một mạng lưới các từ che giấu cái nghèo nàn về nội
dung.
Khi nội dung phong phú, khi điều
bạn muốn nói là kim cương, thế thì không cần nó phải được thêm thắt bằng bất kì
cái gì khác. Một viên Kohinoor có thể đứng một mình, nó là đủ. Cần thêm cái gì
khác nữa đâu? Nếu bạn thêm bất kì cái gì vào, cái đẹp của nó bị giảm đi. Lời của
Sahajo giống như viên Kohinoor vậy. Cái đẹp của chúng là vô song, nhưng nó là
cái đẹp của tính đơn giản. Cho nên nếu bạn cố gắng hiểu về mặt trí tuệ thế thì
bạn sẽ không hiểu nó được bởi vì trí tuệ thích làm rối rắm lên, nó thích giải
các câu đố. Nếu bạn thấy qua trái tim bạn, thế thì trong tính đơn giản này bạn
sẽ tìm thấy những bí ẩn chưa bao giờ được giải đáp trước đây. Đi vào trong nó
đi, chìm vào trong nó đi - bạn sẽ mất hút. Nhưng một khoảnh khắc sẽ tới khi bạn
sẽ có thể nói rằng bạn đã biết.
Điều có thể được biết không
liên quan gì với điều thiêng liêng. Cái vẫn còn là cái chưa biết mặc cho tất cả
cảm giác biết của bạn, cái mà bạn vẫn còn không quen biết mặc cho mọi ý định của
bạn - bạn càng cố gắng nắm bắt nó, nó càng trượt đi mất; bạn càng săn đuổi nó,
nó càng trở nên bí ẩn hơn - cái không biết đó chính là điều thiêng liêng.
Câu hỏi thứ hai:
Hôm qua thầy có nói rằng người tham vọng
không thể yêu được. Vậy mà ngoài vài người đã chứng ngộ, tất cả chúng tôi đều
ít nhiều tham vọng cả. Thế thì vấn đề là tình yêu của chúng tôi với mẹ hay bố,
với con trai hay con gái, với chồng và vợ, với người yêu và người được yêu, với
giáo phái và tôn giáo có bị ô nhiễm, có là một trò đùa, có là đồ giả không?
Tham vọng càng có đó trong yêu
của bạn, yêu của bạn càng trở thành giả dối theo cùng tỉ lệ. Tham vọng càng ít,
yêu càng trở nên chân thực hơn. Khi bạn yêu ai đó, bạn có yêu vì bản thân tình
yêu hay còn có động cơ nào khác trong đó nữa? Bạn càng thấy nhiều động cơ khác,
yêu càng ít có đó. Khi ai đó hỏi bạn, “Sao bạn yêu người này?” bạn không nói được
bởi vì bạn không thể nào đưa ra bất kì lí do nào cho điều đó. Bạn nói, “Không
có lí do nào cho điều đó cả, nó chỉ xảy ra thôi. Thậm chí tôi có đi tìm, tôi
cũng không thể nào tìm ra bất kì lí do nào cho nó cả. Bản thân tôi cũng không
thể hiểu được.” nhớ lấy, tình yêu hạ xuống chỉ trong những khoảnh khắc khi
không có lí do nào cả. Cái mà có lí do chính là thế giới; cái mà không có lí do
nào là điều thiêng liêng.
Liệu có nguyên nhân nào cho Thượng
đế tồn tại hay không? Bạn có thể nói được không? Nghĩ một chút đi... Có thể có
nguyên nhân cho sự tồn tại thế giới này: chúng ta có thể nói rằng Thượng đế đã
tạo ra thế giới, rằng ngài là ngọn nguồn. Nhưng hỏi, “Ai tạo ra Thượng đế?” và
mọi thứ thành ngớ ngẩn. Không có nguyên nhân nào cả. Thế giới có nguyên nhân
nhưng Thượng đế không có nguyên nhân nào.
Bạn quản lí một cửa hàng, hành
động này có động cơ: nó là điều cần thiết cho sinh nhai của bạn, bạn phải thoả
mãn cái đói của bạn. Bạn làm việc, bạn kiếm tiền: có lí do, bởi vì làm sao bạn
sống được mà không có tiền? Bạn làm nhà, có nguyên nhân: sẽ khó mà sống không
có mái nhà che mưa nắng.
Nhưng bạn yêu - nguyên nhân cho
nó là gì? Bạn sẽ không thể nào sống được mà không có yêu chăng? Bạn sẽ chết nếu
không có yêu chăng? Bạn sẽ không thể sống được nếu không có cơm ăn, bạn sẽ chết.
Cho nên đâu là khó khăn để sống mà không có yêu? Thực tại là ở chỗ bạn sẽ thấy
hàng triệu người sống mà không có yêu. Yêu có thể đem đến những khó khăn nào
đó, nhưng dường như là không có khó khăn gì trong việc sống mà không có yêu. Bạn
sẽ không thể sống được nếu thiếu tiền, nhưng người ta có thể sống mà không có
yêu - người ấy vẫn đang sống đấy...
Những người thành công trong cuộc
sống là những người đang sống mà không có yêu. Yêu và thành công không thể nào
đi đôi với nhau được. Bởi vì để thành công cần phải vất vả, và yêu không cho
phép bạn vất vả thế. Yêu và tiền không thể cùng đạt tới được bởi vì để tích luỹ
tiền, phải cần tới bạo hành, mà yêu không thể nào dung thứ cho bạo hành nhiều
thế. Không thể có mối quan hệ giữa yêu và quyền bởi vì để có quyền phải cần tới
xô đẩy điên cuồng và cạnh tranh cắt cổ, mà điều này yêu không thể cho phép được.
Bố của Nanak rất lo nghĩ bởi vì
Nanak không làm việc gì cả. Anh ta được phái tới đâu là tạo ra khó khăn ở đấy.
Một hôm anh ta được phái cầm tiền đi mua một số hàng hoá ở làng gần đó. Anh ta
được dặn phải ghi nhớ tính toán lợi ích - bởi vì việc kinh doanh chỉ được thực
hiện vì lợi ích. Nanak nói, “Bố đừng lo, con sẽ chăm nom tới lợi ích.”
Anh ta trở về nhà từ làng nọ
sau khi mua bán xong, và trên đường anh ta gặp một nhóm các hiền nhân - họ đã
ba hôm nay chưa ăn gì. Anh ta đem cho họ thức ăn, phát chăn cho họ - anh ta
phân phát mọi thứ, bất cứ cái gì đã mua - và rất hạnh phúc, nhảy múa khi về
nhà. Bố anh ta thấy con mình trở về, nhảy múa... chắc chắn điều gì đó không ổn
rồi. Có người chủ hàng nào trở về nhà mà nhảy múa không? Chàng ta không mang
hàng hoá theo mình. Chàng ta về có một mình và chàng ta vui sướng thế - chắc chắn
là điều này điều nọ đã không ổn rồi.
Người bố hỏi, “Có chuyện gì vậy?
Lợi nhuận đâu cả rồi?”
Nanak nói, “Con đã làm như bố bảo
và chúng ta kiếm được lợi nhuận lớn. Có một số hiền nhân đã ba ngày nay chưa ăn
uống gì và con đã đi ngang qua khu rừng đặc biệt đó cứ dường như là bản thân
Thượng đế đã gửi con tới... nếu không ai sẽ cho họ thức ăn, ai cho họ chăn? Đấy
quả là một lợi nhuận lớn! Chúng ta đã được ân huệ! Con đã thấy sự mãn nguyện
trên nét mặt họ khi con đắp chăn lên người họ. Và phục vụ này đem lợi ích biết
bao - nó đã đem tới lợi nhuận tối thượng.”
Bố của Nanak trở nên giận dữ bởi
vì ý tưởng của Nanak về lợi nhuận dường như là một cái gì đó khác. Gọi cái loại
lợi nhuận đó là ‘lợi nhuạn’ thì không phải. Bố anh ta không thể nào thấy lợi
nhuận gì có đó cả.
Không còn cách nào khác, Nanak
tìm việc ở cửa hàng của viên chỉ huy trong quân đội. Nanak được trao trách nhiệm
giữ kho hàng. Công việc của anh ta là cân mọi thứ cho mọi người trong cả ngày
và phân phát hàng cho mọi người. Nhưng trong hai hay ba ngày mọi thứ đã chuệch
choạc. Khi tình yêu tới trong cuộc sống của ai đó, cuộc sống của anh ta bị đảo
ngược lại. Bàn chân lảo đảo... anh ta trở thành giống như người say, say sưa với
rượu yêu.
Đến ngày thứ tư hay thứ năm,
khi Nanak cân anh ta mắc kẹt vào số mười ba. Theo ngôn ngữ vùng Punjab mười ba
là tera: nó có nghĩa là ‘của bạn’. Anh ta đến: mười một, mười hai, mười ba...
và thế rồi anh ta mắc kẹt ở số mười ba, ‘của bạn’. Bằng việc nói ‘tera’ anh ta
nhớ tới điều thiêng liêng - bạn và của bạn. Thế thì anh ta không thể nào đếm
thêm được nữa, thế thì mười bốn và mười lăm không tới. Thế là anh ta cứ cho,
anh ta cứ cân và nói, “Của bạn. Bây giờ còn số nào khác hơn tera nữa đây? Số cuối
đã tới rồi, Thượng đế đã tới rồi. Cái gì còn có thể tới sau đó nữa? Không có gì
đi trước và không có gì ra ngoài nó.” Khả năng tối thượng đã tới: tera.
Tin đồn lan khắp thành phố rằng
Nanak đã phát điên và mọi người nói rằng anh ta bao giờ cũng điên. Anh ta cứ
cân, và bất kì ai tới về điều gì đó anh ta cũng đều đem cho cái đang cân và
nói, “Tera - của bạn.” Anh ta cứ cho hoài, và anh ta không lấy tiền gì cả, bởi
vì khi nó là của bạn, thế thì tại sao lấy cái gì?
Đội trưởng chạy tới. Anh ta
nói, “Anh sẽ làm cho ta phá sản! Anh đang làm gì với cái tera này? Anh đã quên
mất rằng còn có các số sau tera sao?”
Nanak bỏ chiếc cân xuống và
nói, “Không có số nào sau tera nữa. Bây giờ tôi phải đi thôi, ngài đã gọi tôi rồi.
Bây giờ tôi đã hiểu bởi vì ngài đã gọi tôi. Nếu không, hàng ngày tôi đếm tới
tera và thế rồi tới mười bốn và mười lăm, nhưng hôm nay ân huệ của ngài đã xảy
tới. Bây giờ mọi thứ đều thuộc về ngài - những hạt thóc này và tiền này, tôi và
ông, tất cả đều thuộc vào ngài. Bây giờ tôi không thể nào cân được thứ gì nữa.
Bây giờ tôi đã rơi vào trong tay ngài, vào trong tay của cái mà không thể nào
cân được. Đây là lí do tại sao tôi dừng ở tera.”
Thế giới của yêu này là một thế
giới khác - không có tính toán trong nó. Khi bạn yêu với ý tưởng về tham vọng
hay lợi ích, với ham muốn đạt được hay với bất kì động cơ nào, yêu của bạn bị đầu
độc theo cùng tỉ lệ. Đây là lí do tại sao yêu của bạn không đem tới hạnh phúc,
chỉ phiền não xảy ra. Hạnh phúc ở đâu trong yêu của bạn? Chồng thu được hạnh phúc
nào từ tình yêu của vợ mình? Anh ta nghĩ rằng sẽ có... hay chúng ta nên nói,
anh ta quen nghĩ - bây giờ anh ta thậm chí không nghĩ - anh ta quen nghĩ rằng sẽ
có hạnh phúc. Vợ cũng trông đợi rằng sẽ có hạnh phúc. Họ bị mắc trong ảo tưởng
đó, họ bị mắc trong trông đợi đó, họ bắt đầu chạy theo ảo tưởng đó.
Có xung đột liên tục trong mối
quan hệ của bạn. Liệu có khác biệt gì khi xung đột xảy ra theo cách có văn hoá
hay không văn hoá? Dù nó là phức tạp hay thô thiển hay văn minh - khác biệt gì
nào? Nhưng xung đột vẫn có đó, và những mơ mộng mà yêu đem lại không bao giờ được
thoả mãn cả. Và thậm chí nếu bạn không chạy trốn khỏi mối quan hệ tình yêu, thế
thì điều đó cũng không có nghĩa là bạn đã tìm thấy cái gì ở đó. Nếu bạn không
chạy trốn, đấy cũng là cùng lí do. Vào ngày đầu tiên, tôi đã kể cho bạn về câu
chuyện của Samuel Becket: “Nếu chúng ta bỏ đi, chúng ta sẽ đi đâu?” Nếu bạn
không bỏ đi, điều đó không có nghĩa là bạn đã đạt tới điều gì đó. Bạn không chạy
trốn bởi vì bạn sẽ đi đâu? Dù bạn đi bất kì đâu cùng điều ấy vẫn cứ xảy ra, cho
nên thay vì một bệnh mới, cứ để bệnh cũ tốt hơn - ít nhất bạn cũng đã quen với
nó, bạn biết nó.
Bạn cãi nhau chỉ vì những điều
nhỏ nhặt thế...
Mới hôm qua tôi đọc về một sự
việc. Ai đó đã mời bạn mình đi ăn trưa, và như thường xảy ra, khi bạn mời ai đó
đi ăn, điều đó tạo ra xung đột trong nhà, vợ trở nên giận dữ. Cho nên bữa ăn
đáng phải xong vào mười một giờ, đến mười hai giờ vẫn chưa xong. Vợ không thể
nói được điều gì bởi vì người bạn đang ở đó, nhưng bên trong cô ấy giận dữ, cho
nên cô ấy kéo dài thời gian nấu ăn. Xoong nồi rơi loảng xoảng, cửa đóng sầm sập,
cô ấy đánh con - một sự hỗn loạn lớn.
Chồng cũng bực mình và anh ta
không thể nói gì được. Bây giờ anh ta có thể nói gì? Nói mọi điều ngay trước mặt
bạn mình thực không phải, cho nên tốt hơn cả là đợi vậy. Anh ta đói và anh bạn
cũng ngồi đó chờ đợi. Anh bạn cũng quan sát điều đang xảy ra. Cuối cùng chị vợ
bước ra và nói, “Nghe đây, món kẹo kheer đã gần xong, nhưng không có đường.”
Chồng nghĩ bụng, “Bây giờ đây
là vấn đề mới rồi. Cô ta không nói vào lúc mười một giờ rằng không có đường,
bây giờ một giờ rồi. Bây giờ nếu mình đi và đứng xếp hàng mua đường, sẽ mất cả
ngày, cô ấy đã làm hỏng cả ngày - mà bạn mình vẫn ngồi đó.” Cho nên nhìn vào
anh bạn, anh chồng trở nên điên tiết và trong giận dữ anh ta nói với vợ, “Nếu
không có đường, cho mũ của tôi vào trong đó vậy!”
Anh bạn nghĩ rằng bây giờ việc
cãi nhau bắt đầu rồi. “Mình mắc kẹt ở đây, và bây giờ mình thậm chí không thể
nào bỏ đi được. Nếu mình bỏ đi, thế là nhu nhược, còn ở đây mọi thứ thực sự
đang theo chiều hướng xấu.”
Nhưng vợ không nói gì và bỏ đi
một cách im lặng, đấy cũng là một điều kì diệu. Nhưng sau mười lăm hay hai mươi
phút cô ấy quay và nói, “Không có đường, làm sao em pha trà được?”
Bây giờ anh chồng thậm chí còn
trở nên điên tiết hơn. Anh ta nói, “Tôi đã bảo mình cho mũ của tôi vào đó mà!”
Chị vợ nói, “Em đã dùng mũ của
anh cho món kheer rồi, bây giờ em phải dùng gì cho trà?”
Tất cả văn hoá của bạn đều chỉ
trên bề mặt; bên trong có xung đột, bên trong có thù hằn sâu sắc. Còn hơn cả
thù hằn, có thất vọng rằng, “Cô đã lừa dối tôi, những mơ mộng về tình yêu mà cô
đã gieo cho tôi đã không được đáp ứng. Cô đã hứa hẹn cho tôi con đường phủ đầy
hoa nhưng chỉ có toàn gai, không gì hơn cả.”
Bố không hạnh phúc vì con trai,
con trai không hạnh phúc với bố, mẹ không hạnh phúc với lũ con, lũ con không hạnh
phúc với mẹ. Không ai hạnh phúc với bất kì ai khác, bởi vì không có yêu. Cái gọi
là yêu được gắn với các động cơ khác và những động cơ này là cơ sở cho phiền não.
Người mẹ nghĩ rằng khi con mình
lớn lên nó sẽ hoàn thành những tham vọng không được thoả mãn của mình. Đứa con
đã đi vào thế giới này với ham muốn riêng của nó, nó không tới để hoàn thành
tham vọng của bạn. Người bố nghĩ, “Mình đã không thể nào trở thành người rất giầu
có, một Tata, một Birla; con mình sẽ thực hiện điều đó cho mình.” Nhưng đứa con
muốn trở thành nhạc sĩ. Đứa con không quan tâm tới tiền bạc, nó nói nó muốn trở
thành một nhạc sĩ. Đứa con đã tới với ham muốn riêng của nó. Và người bố không
hỏi nó trước khi nó được sinh ra, “Con có thể hoàn thành tham vọng của bố nếu bố
đưa còn vào thế giới này không?” Và đứa con đã không nói với người bố, “Con tới
với ham muốn và tham vọng của con. Bố có ủng hộ con không? Con có nên tới
không? Nếu không chúng ta phá vỡ mối quan hệ ngay bây giờ.”
Mối quan hệ này đã được tạo ra
trong vô ý thức, và cả hai đều tràn đầy những kì vọng. Tham vọng của họ sẽ đụng
độ nhau bởi vì không ai tới thế giới này để hoàn thành tham vọng của người
khác. Mọi người đều có tham vọng của riêng mình, cảnh tù túng nghiệp của riêng
mình. Mọi người đều đã được sinh ra để là chính mình. Nếu bạn thậm chí còn có một
trông đợi dù là nhỏ nhặt nhất vào ai đó khác, điều đó sẽ vận hành giống như thuốc
độc.
Với người bố dường như là đứa
con đang lừa dối ông ta: “Mình muốn trở thành người giầu có, mình phí cả đời
mình cho nó trong hi vọng rằng vào lúc mình chết khao khát của mình sẽ được đáp
ứng, thế mà nó cứ đi chơi đàn sitar! Nó sẽ phải đi ăn xin. Thay vì trở thành
người giầu có, chúng ta sẽ trở thành kẻ ăn mày. Chúng ta không thể nào kiếm đủ
thức ăn để thoả mãn cơn đói của mình trong tuổi già đâu.”
Người mẹ nghĩ rằng khi đứa con
lớn lên nó sẽ hoàn thành những ước mơ không được thoả mãn của mình mà cả chồng
mình cũng không thể thoả mãn nổi. Nhưng đứa con sẽ lấy một đàn bà khác nào đó -
thế thì liệu nó sẽ hoàn thành những trông đợi của cô ấy hay của mẹ nó? Ai có thể
hoàn thành trông đợi của người khác? Ham muốn riêng của người ta không bao giờ
được thoả mãn, chưa nói gì đến việc thoả mãn ham muốn của người khác. Bất kì
khi nào có tham vọng trong yêu của bạn, hiểu rằng đây là vấn đề. Vấn đề này
không tới muộn hơn, hạt mầm của nó đang hiện diện bên trong tham vọng rồi.
Nghĩ về điều đó đi: nếu người bố
yêu đứa con mình, chỉ yêu con mà không có bất kì trông đợi nào và nói, “Bố thật
hạnh phúc. Dù con muốn trở thành cái gì, trở thành cái đó đi. Nếu con muốn chơi
đàn sitar, đấy là hạnh phúc của bố. Nếu con kiếm ra tiền, đấy là hạnh phúc của
bố. Nếu con trở thành kẻ ăn mày nhưng con hạnh phúc trong việc ăn mày, thế thì
đấy là hạnh phúc của bố. Bố hạnh phúc dù con muốn trở thành cái gì - bố sẽ ủng
hộ con,” thế thì sẽ có mối quan hệ của tình yêu thuần khiết giữa bố và con.
Bất kì khi nào bạn đòi hỏi điều
gì nhiều hơn yêu, yêu biến mất. Yêu rất mong manh. Và khi kinh nghiệm về yêu xảy
ra trong cuộc đời người ta, nó là kinh nghiệm phúc lạc đến mức bạn sẽ không đòi
hỏi thêm bất kì cái gì nữa. Bạn đang đòi hỏi những cái khác bởi vì kinh nghiệm
về yêu đó không xảy ra. Một khi kinh nghiệm về yêu đã xảy ra, lúc đó bạn đã nếm
trải hương vị - bây giờ bạn sẽ tiến tới lời cầu nguyện. Cầu nguyện là mối quan
hệ vô ham muốn với sự tồn tại.
Nhưng thậm chí khi bạn cầu nguyện
cũng vẫn có trông đợi trong đó. Thậm chí trong lời cầu nguyện bạn vẫn cầu xin
điều gì đó. Bạn nói với Thượng đế, “Làm điều này. Nếu ngài làm điều này theo
cách này thế thì chúng tôi sẽ cúng dường cho ngài. Nếu ngài làm điều này, chúng
tôi sẽ tiếp tục cuộc hành hương tôn giáo.” Thậm chí với một đứa trẻ nhỏ bạn
cũng nói, “Nếu con không chịu nghe lời thế thì Thượng đế sẽ giận. Nếu con nghe
lời thế thì ngài sẽ hạnh phúc.”
Tôi đã nghe rằng một người mẹ bực
mình vì đứa con mình - một cậu nhỏ, có thể quãng năm hay sáu tuổi - bởi vì nó
ăn quá nhiều sô cô la và bác sĩ bảo nó không được ăn thêm nữa: “Sô cô la mang tới
nhiều bệnh tật.” Thế là bà mẹ rầy la nó và nói, “Thượng đế giận lắm. Con sẽ bị
phạt.”
Sau khi doạ đứa trẻ, mẹ nó bắt
nó đi ngủ. Khi nó đã ngủ - lúc đó là mùa mưa - có một cơn mưa dông sấm sét và một
tiếng sấm nổ cực to. Đứa bé thức dậy. Mẹ nó đến xem liệu đứa con mình có sợ hãi
không vì tiếng sấm to đến mức cả ngôi nhà rung chuyển - tiếng sấm sét kinh khủng!
Mẹ nó nhìn vào trong phòng. Đứa con đang đứng gần cửa sổ và nó đang nói với Thượng
đế, “Đừng có làm ầm ĩ lên thế chỉ vì miếng sô cô la bé xíu. Sao đấy là một tội
lỗi lớn đến mức ngài sẵn sàng phá huỷ cả thế giới này?”
Chúng ta thậm chí còn nhồi nhét
vào đầu óc trẻ em đầy những chất độc của trừng phạt và khen thưởng. Cõi trời và
địa ngục của bạn là gì? - nó chính là trừng phạt và khen thưởng của bạn đấy. Nếu
bạn tốt thế thì cõi trời, nếu bạn xấu thế thì địa ngục. Cho nên người muốn lên
cõi trời phải làm hành vi tốt. Đây là điều các thánh nhân và sư đang làm. Nếu họ
không muốn bị trừng phạt, không muốn khổ, muốn tránh địa ngục, thế thì họ làm
hành vi tốt.
Đó là điều các thánh nhân và sư
đang làm - các thánh nhân và sư rất trẻ con. Tôi nói điều này sau rất nhiều
quan sát: trí tuệ của họ giống như trí tuệ của đứa nhỏ trong câu chuyện trên.
Anh chàng đáng thương nhịn ăn và thiền và tôn thờ, nhưng bên trong họ đấy là
ham muốn ngây thơ rằng nếu họ làm điều đó, Thượng đế sẽ hài lòng - và thế thì
được cõi trời, giải thoát. Nếu họ không làm những hành vi tốt, họ sẽ bị thiêu
trong địa ngục. Họ sẽ bị ném vào trong những cái chảo khổng lồ đầy dầu sôi. Họ
thậm chí sẽ không chết, cũng không sống - họ sẽ phải chịu khổ vĩnh viễn. Để
tránh những đau khổ đó họ đang tự hành hạ mình ở đây để cho Thượng đế sẽ chú ý
tới họ: “Chúng con đang tự hành hạ mình, xin đừng tống chúng com xuống địa ngục.
Xin nhìn chúng con đang nhịn ăn, chúng con đang chết vì đói, chúng con không ngủ,
chúng con nằm trên giường gai, đứng trong nước. Xin nhìn, chúng con đang tự
hành hạ mình, chúng con đang tự trừng phạt mình vì tội lỗi của mình - bây giờ
ngài không cần tống chúng con vào địa ngục.” Đấy là mong đợi của họ. Nó không
liên quan gì tới tôn giáo cả. Tôn giáo là mối quan hệ vô ham muốn nơi không có
tham lam cõi trời, cũng không sợ địa ngục. Cõi trời và địa ngục chỉ là tín điều
của những kẻ ngốc.
Lời cầu nguyện không đòi hỏi bất
kì cái gì, đòi hỏi không phải là bộ phận của nó. Lời cầu nguyện là lòng biết ơn
sâu sắc. Lời cầu nguyện nói, “Bất kì cái gì ngài đã cho đều quá đủ; dường như
là con không thể nào tận hưởng được sự dư thừa mà ngài đã cho con. Điều ngài đã
mưa rào xuống con thật là nhiều lắm, làm sao con có thể chứa được nó trong thân
thể quá nhỏ bé này? Tất cả các đại dương và tất cả các hồ trên toàn bộ trái đất
này sẽ tràn trề nước cam lồ mà ngài đã mưa rào nhiều thế xuống con.”
Lời cầu nguyện là sự biết ơn.
Nhưng sự biết ơn nảy sinh chỉ khi bạn có thể thấy được thực tại. Nếu bạn còn
trông đợi, dán mắt vào cách nó phải thế này mà không nhìn vào cách nó đang vậy,
bạn sẽ cứ đòi hỏi thêm nữa.
Cho nên tôi nói với bạn rằng tất
cả mối quan hệ của bạn đều độc hại, dù nó là mối quan hệ như một người mẹ, một
người bố, như một người anh, như một người chị, như một người chồng hay vợ, như
một người bạn, với quốc gia - tất cả đều là độc hại. Đây là lí do tại sao tất cả
các tình yêu của bạn đều kết thúc trong đánh lộn. Tình yêu dân tộc kết thúc
trong chiến tranh. Tình yêu anh em kết thúc ở toà án - bạn biết rằng không ai
đánh nhau theo cùng cách như hai anh em đánh nhau. Hai kẻ thù không đánh lộn kịch
liệt như hai anh em. Không ai ở trong một trạng thái xung đột liên tục như chồng
và vợ - thậm chí với kẻ thù cũng không có nhiều rắc rối như thế! Không ai tốt
hơn là người vợ để tạo ra rắc rối hai mươi bốn giờ một ngày.
Yêu của bạn là yêu gì vậy mà
trái đất đã trở thành địa ngục bởi vì yêu này? Khi bạn yêu một ngôi đền, ngôi đền
hồi giáo bị thiêu cháy, không cái gì khác xảy ra cả. Khi bạn yêu một ngôi đền hồi
giáo, ngôi đền thường bị đạp đổ, không cái gì khác xảy ra cả. Nếu bạn yêu Ấn Độ
thế thì bạn sẽ phá huỷ Pakistan; nếu bạn yêu Pakistan thế thì bạn sẽ phá huỷ Ấn
Độ. Không cái gì khác dường như xảy ra qua yêu của bạn. Yêu của bạn không giúp
nâng cao cuộc sống, nó đang giúp cho việc phá huỷ cuộc sống.
Hiểu điều này cho đúng: điều bạn
gọi là yêu với gia đình bạn, nếu bạn quan sát nó một cách chăm chú, nó là hận
thù các gia đình khác - bạn đang dùng từ sai. Khi bạn nói, “Tôi yêu gia đình
tôi” đấy chỉ là ghét hàng xóm của bạn, có vậy thôi. Trong ghét này tất cả các bạn
đều đồng ý - bạn đã bao giờ quan sát điều đó chưa?
Ngay trước nhà tôi trong thành
phố của tôi có một gia đình đã sống luôn luôn trong đánh nhau. Tôi đã quan sát
họ suốt cả thời trẻ thơ của mình. Tôi đã thấy một điều duy nhất trong họ, thế rồi
tôi thấy điều đó trong tất cả các gia đình, nhưng manh mối tới từ gia đình đặc
biệt ấy. Họ bao giờ cũng đánh lộn nhau, họ là một kiểu gia đình đánh nhau. Bố bắt
đầu đánh con, con bắt đầu đánh bố. Đấy là một gia đình lớn. Anh em, chú bác,
cháu chắt, tất cả sẽ tụ tập với nhau, phố xá bị dồn chật cứng. Đấy là một phố
nhỏ cho nên nó bị mắc kẹt, xe bò kéo không thể qua nổi. Một sự hỗn loạn lớn!
Nhưng bất kì khi nào một ai đó khác trong đám đông tới can thiệp và nói, “Chấm
dứt chuyện này đi, tất cả đánh nhau thế này để làm gì?” thế thì tất cả họ sẽ nhảy
vào anh ta. Họ sẽ chấm dứt đánh lẫn nhau và tất cả họ sẽ đánh người kia: “Sao
anh can thiệp vào việc của chúng tôi? Đây là việc đánh nhau của chúng tôi, đánh
nhau giữa các anh em. Đây là cuộc đánh nhau giữa bố và con.” Thế rồi tôi đã
quan sát thấy rằng tất cả các gia đình vẫn ở với nhau không phải bởi vì yêu mà
bởi vì ghét các gia đình khác. Các bạn ở với nhau bởi vì tất cả các bạn có một
kẻ thù chung. Nếu bạn muốn được an toàn với kẻ thù, thế thì bạn sẽ phải ở với
nhau.
Nếu bạn nghiên cứu cẩn thận điều
này thế thì bạn sẽ thấy điều đó ngay cả với các quốc gia. Nếu Ấn Độ và Pakistan
đánh nhau, toàn thể Ấn Độ trở thành thống nhất. Thế thì người Gujarati không
đánh nhau với người Marathi, người Hindu không đánh nhau với người không Hindu.
Thế thì việc đánh nhau bỗng nhiên dừng bởi vì bây giờ đánh nhau đang xảy ra với
nước láng giềng. Bây giờ tất cả chúng ta cùng nhau, bây giờ chúng ta tất cả
hoàn toàn là một. Bất kì khi nào có đánh nhau với Pakistan, Ấn Độ thống nhất.
Thế thì không còn vấn đề giữa Tamil Nadu và Punjab, giữa Mysore và Gujarat, giữa
Maharashtra và Gujarat - mọi việc đánh nhau chấm dứt. Thế thì tất cả người Ấn Độ
thống nhất như anh em. Ngay khi việc đánh nhau với Pakistan chấm dứt việc đánh
nhau nội bộ của bạn bắt đầu. Thế thì bạn đánh nhau vì những điều vặt vãnh - về
nước của con sông Narmada hay về một huyện nào đó hay về biên giới - thế rồi bạn
quên. Thế thì Gujarati là một Gujarati và người Marathi là Marathi, họ là kẻ
thù.
Yêu của bạn cũng là một thứ che
đậy cho hận thù của bạn. Bạn gọi hận thù của bạn là ‘yêu’. Bạn đã trở nên quen
dùng những từ đẹp đẽ và bạn che giấu những sự kiện xấu xí dưới chúng.
Khi ai đó chết bạn nói người ấy
đã lên cõi trời. Việc dùng những lời này đã trở thành thói quen. Nói rằng người
đó đã chết dường như không phải: “Người ấy đã lên cõi trời” - cứ như là mọi người
đều lên cõi trời cả! Khi chính khách của bạn chết, họ cũng lên cõi trời! Dần dần
mọi người chết và tất cả họ đều lên cõi trời - thế thì ai xuống địa ngục? Mọi
người chết đều lên cõi trời. Ngay khi một người chết là bạn chấm dứt việc nói
điều xấu về người đó. Sau cái chết người ấy bỗng nhiên trở thành vị thánh. Bây
giờ không ai có thể thay thế anh ta và bạn tỏ lòng kính trọng.
Bạn đang che giấu chết bằng những
lời đẹp đẽ. Bạn không muốn gặp gỡ với chết, bạn không muốn nói thẳng rằng người
này đã chết bởi vì bằng việc nói điều này bạn cũng có sợ hãi, “Mình cũng sẽ chết.”
Bạn nói, “Người ấy đã lên cõi trời.” Bằng việc nói như thế bạn cảm thấy thoả
mãn lớn lao rằng một ngày này khác khi bạn chết, bạn cũng sẽ lên cõi trời.
Một người gặp Mulla Nasruddin
trên đường và anh ta nói, “Nasruddin, cậu còn sống sao?”
Nasruddin nói, “Ai bảo rằng tớ
đã chết?”
Anh ta nói, “Không ai nói điều ấy
cả, nhưng hôm qua tớ nghe thấy cậu được ca ngợi trong thành phố nên tớ cứ ngỡ cậu
đã chết. Vì không ai đi ca ngợi người sống cả, tớ nghĩ cậu phải đã chết và lên
cõi trời rồi.”
Bạn biết điều này, bạn biết nó
rõ lắm.
Một người chết trong thị trấn.
Tục lệ của thị trấn đó là bất kì khi nào ai đó chết và trước khi người đó được
hoả thiêu, ai đó trong thành phố sẽ đọc một bài ca tụng về người đó. Nhưng người
này độc ác đến mức hắn ta hành hạ cả thị trấn. Hắn chết và mọi người trong
thành phố tụ tập để hoả thiêu hắn, nhưng ai sẽ nói vài lời ca ngợi hắn đây? Họ
nghĩ mãi về điều đó, mọi người đều làm việc vất vả để cố nghĩ ra điều gì đó. Thậm
chí có cả những diễn giả tên tuổi, người có thể làm mọi người chán ngấy vì bài
diễn văn của mình - họ cũng làm việc vất vả mà không tìm ra được điều tốt nào để
nói về con người này. Không có gì cả. Phải rất muộn rồi mà họ vẫn không thể nào
đem người này đi thiêu được - phải hoàn thành tục lệ chứ.
Điều này chỉ để che giấu sự kiện
về cái chết: bất kì ai đó chết đi, phải nói đôi điều tốt về họ.
Cuối cùng một người đứng dậy. Mọi
người đều tự hỏi người này đã tìm ra được điều tốt lành gì đây để mà nói. Người
đó nói, "Người này, người đã khuất và lên cõi trời, còn có năm người anh
em nữa, và so với họ hắn ta là một thiên thần. So với năm người anh em vẫn còn
sống, hắn ta là một thiên thần." Thế rồi người ta có thể đem hoả táng hắn
ta bởi vì không ai còn nói được lời nào tốt lành nữa.
Bạn che giấu cái chết. Bạn che
giấu hận thù bằng yêu. Bạn đã trở thành thiện nghệ trong việc che giấu mọi thứ
bằng những lời đẹp đẽ. Bây giờ phơi bầy những lời này ra và xem thực tại của mọi
việc, bởi vì bằng việc thấy thực tại, biến đổi mới bắt đầu trong cuộc sống. Nếu
bạn không che giấu hận thù của mình bằng yêu, thế thì bạn sẽ không thể nào ghét
được bởi vì ghét chỉ đem tới khổ: nó chắc chắn đem khổ tới người khác, nhưng nó
cũng đem khổ tới bạn nữa. Trước khi bạn làm cho ai đó khác khổ bạn phải gây khổ
cho bản thân bạn. Trước khi bạn bắt đầu phá huỷ cuộc sống của ai đó bạn phải
phá huỷ bản thân bạn. Khi bạn rải gai trên đường của ai đó, gai đâm vào tay bạn.
Mọi người hay bảo bạn điều ngược
lại. Bạn đã được bảo rằng nếu bạn rải gai lên đường của người khác, thế thì
trong tương lai bạn sẽ phải bước trên con đường đầy gai. Tôi nói điều gì đó
khác cho bạn: tôi nói rằng nếu bạn rải gai lên đường của người khác, bạn đã bị
gai đâm vào tay rồi. Tôi không nói tới tương lai, bởi vì trong tương lai bạn có
thể tìm ra cách trốn thoát, hối lộ ai đó, tôn thờ Thượng đế, cầu nguyện. Tôi
nói rằng nếu bạn ghét ai đó thế thì bạn sẽ không thu được kết quả của nó trong
tương lai đâu: hận thù này là kết quả của khổ riêng của bạn, bạn đã khổ rồi. Bạn
trở nên giận ai đó và bạn đã thiêu đốt bản thân bạn trong cơn giận dữ. Bạn đã tạo
ra những vết thương trong trái tim bạn bằng căm giận, không cần tới tương lai.
Có một câu ngạn ngữ cổ: gieo của
nào gặt lấy của đó. Xin cho phép tôi nói với bạn rằng bạn đã gặt cái mà bạn
đang trồng rồi.
Nếu bạn nhận ra thực tại của
chân lí cuộc sống, bạn sẽ thấy rằng nếu bạn muốn làm cho ai đó khổ, thế thì điều
cần thiết là bạn phải khổ trước đã. Trước khi cho thuốc độc, bạn phải uống nó
trước hết. Trước khi giết ai đó, kẻ giết người phải tự tử trước đã. Người đó đã
chết. Cho nên yêu của bạn phải là giả, bằng không, thế giới này chắc đã là
thiên đường.
Cây được thừa nhận bởi quả của
nó. Trên khắp thế giới này mọi người đều đang yêu. Có bao nhiêu người trên trái
đất này? Có sáu nghìn triệu người. Nếu chúng ta tính tất cả các mối nối yêu
thương, thế thì mối quan hệ yêu còn gấp nhiều lần hơn nữa so với con số này.
Người này là bố của người kia, cũng người này là con của người khác, chồng của
ai đó, anh của ai đó, bác của ai đó, chú đằng mẹ của ai đó; một người ít nhất ở
trong hai mươi đến hai nhăm mối quan hệ. Có sáu nghìn triệu người trên trái đất
này. Nếu bạn nhân con số này với hai mươi nhăm, thế thì có một trăm năm mươi
nghìn triệu mối quan hệ yêu thương trên trái đất này - trái đất chắc sẽ là cõi
trời! Nơi mà có tới một trăm năm mươi nghìn triệu cây tình yêu, thế thì sẽ chỉ
có hoa nở mọi nơi và hương thơm sẽ lan toả khắp xung quanh. Nhưng tình huống dường
như đối lập - thế giới này là địa ngục.
Tôi đã nghe một câu chuyện:
Một người chết và được đưa xuống
địa ngục. Nhưng khi quỉ dạ xoa thấy điều kiện của anh ta, tồi tệ đến mức cả quỉ
cũng cảm thấy khó mà tra tấn anh ta thêm nữa. Anh ta đã bị tra tấn đủ rồi.
Quỉ hỏi anh ta, "Này anh
trai, anh từ đâu tới vậy?"
Người này nói, "Tôi tới từ
trái đất."
Thế là quỉ ra lệnh, "Đem
nó lên cõi trời. Nó đã chịu khổ địa ngục rồi, phỏng có ích gì mà ném nó vào địa
ngục bây giờ nữa? Tại sao giết kẻ đã chết? Đưa nó lên thiên đường. Để cho nó có
một chút an bình, một chút nghỉ ngơi."
Trong các kinh sách cổ có viết
rằng những người phạm phải tội lỗi trên trái đất phải xuống địa ngục. Bây giờ
kinh sách mới nên được viết mà theo đó nó phải nói rằng những người phạm tội lỗi
trong địa ngục sẽ được cho lên trái đất. Bây giờ toàn thể thế giới này tràn đầy
những khổ lớn - nhưng bạn không thể thấy được điều đó bởi vì bạn đã đeo kính mầu
lên mắt mình. Bạn nhìn vào hận thù qua kính tình yêu, bạn nhìn vào đố kị qua
cái kính yêu nước. Bạn che giấu cái tiêu cực đằng sau những lời tích cực.
Vứt bỏ tham vọng đi, và cho dù
một phần nhỏ của yêu còn lại mà không còn tham vọng nữa, nó sẽ cứu bạn. Tham vọng
sẽ nhấn chìm bạn; dù con thuyền tham vọng này có lớn đến đâu, nó đầy những lỗ
thủng. Yêu sẽ cứu bạn; cho dù nó là chiếc ca nô nhỏ nó vẫn cứ an toàn.
Yêu là an ninh duy nhất bởi vì,
dần dần, yêu đưa bạn tới điều thiêng liêng - chính là cội nguồn của mọi an
ninh.
Câu hỏi thứ ba:
Hôm qua thầy có nói rằng ghen tị là một phần
của kính trọng. Tôi cực kì kính trọng thầy nhưng ghen tị của tôi đang đầu độc
nó. Tôi đang kinh nghiệm việc tự kết án mình và tủi hổ. Liệu tôn sùng có siêu
việt lên trên sự kính trọng độc địa này không?
Điều đó cần phải được hiểu một
chút, nó là vấn đề tinh tế. Bất kì khi nào bạn kính trọng ai đó, bạn kính trọng
họ bởi vì bạn thấy trong con người đó cái gì đó không có trong bạn. Bạn kính trọng
họ bởi vì bạn thấy cái gì đó trong con người đó mà bạn cũng muốn được như thế.
Kẻ ăn mày kính trọng hoàng đế bởi
vì anh ta muốn là một hoàng đế. Cho nên một mặt anh ta kính trọng và mặt khác
anh ta ghen tị bởi vì anh ta chưa phải là hoàng đế. Anh ta muốn là một hoàng đế.
Hoàng đế đã đạt được điều mà kẻ ăn mày muốn đạt tới. Cho nên kẻ ăn mày kính trọng
hoàng đế bởi vì hoàng đế đã thành công. "Tôi đang đứng xếp hàng mãi tít
xa, mà ngài đã đạt tới vị trí tôi muốn. Ngài mạnh mẽ, thông minh, lanh lợi, vững
chãi nên tôi kính trọng ngài." Nhưng ngọn lửa của ghen tị cũng đang bùng
cháy bên trong: "Nếu tôi mà gặp may tôi cũng muốn ở vị vị trí như ngài,
tôi sẽ loại bỏ ngài." Và khi kẻ ăn mày này gặp cơ hội, anh ta sẽ đẩy hoàng
đế ra, ném hoàng đế đi và sẽ ngồi vào ngai vàng.
Cho nên ghen tị đang ẩn náu
trong kính trọng của bạn. Bạn có thể không bao giờ nghĩ về nó. Bạn nghĩ rằng
kính trọng là một phẩm chất lớn. Kính trọng không phải là một phẩm chất lớn,
kính trọng là một chiều hướng của ghen tị. Bạn đã che giấu ghen tị đằng sau
kính trọng.
Cho nên tôn sùng và kính trọng
là những điều rất khác nhau. Hiểu điều đó đi: kính trọng là tôn sùng trộn lẫn với
ghen tị, tôn sùng là kính trọng không có ghen tị. Thế thì tôn sùng là gì? Bạn
tôn sùng người mà bạn đã thấy tiếng vọng của bản tính riêng của bạn trong đó và
bạn kính trọng người mà bạn thấy việc thoả mãn cho tham vọng của bạn. Để tôi nhắc
lại điều này, bạn kính trọng người mà bạn thấy việc thoả mãn cho tham vọng của
bạn; điều đó đã không thể xảy ra cho bạn, nhưng nó đã xảy ra cho người đó. Và bạn
tôn sùng người mà bạn thấy sự phản ánh của bản tính bạn, không phải là tham vọng
mà là bản tính riêng của bạn; người đã trở thành tấm gương cho bạn và chỉ ra
cho bạn cái bạn đã có đó rồi, người làm cho bạn quen với bản tính của bạn.
Tham vọng có thể được thoả mãn
trong tương lai. Bạn kính trọng người mà bạn đã thấy ở họ tương lai của bạn
đang xảy ra bây giờ. Nó còn chưa xảy ra với bạn cho nên có cả nỗi đau nữa: nó
đã xảy ra cho người ấy. Cho nên ghen tị và kính trọng đi đôi với nhau.
Nếu bạn đi tới người đã chứng
ngộ, tôn sùng sẽ nảy sinh trong bạn. Tôn sùng có nghĩa là người đã chứng ngộ đã
chỉ ra cho bạn cái bạn đã có có rồi. Bây giờ không còn vấn đề phải đạt tới nó
cho nên không có vấn đề ghen tị. Kính trọng là dành cho người đã có những cái
mà có thể bị lấy đi. Tôn sùng xảy ra cho người có những cái mà người ta có thể
học, không lấy được.
Nếu tôi có tiền, thế thì bạn có
thể kính trọng tôi. Nếu tôi có địa vị, bạn có thể kính trọng tôi bởi vì bạn có
thể chộp mất địa vị của tôi. Cái mà bây giờ tôi có, ngày mai nó có thể là của bạn.
Và điều đó cũng có nghĩa là chừng nào nó còn là của tôi, nó không thể nào là của
bạn được. Cho nên trong kính trọng có thù hằn sâu xa: bạn cũng muốn đạt tới cái
mà tôi đã đạt được. Cái mà tôi đã đạt được có nghĩa là tôi đã chộp được nó từ bạn
hay tôi đã ngăn cản bạn không cho bạn đạt tới nó. Và nếu bạn muốn đạt tới nó, bạn
phải chộp nó từ tôi và bạn sẽ ngăn cản tôi khỏi đạt tới nó. Các chính khách
kính trọng lẫn nhau, họ kính trọng lẫn nhau ghê lắm - nhưng bên trong, ghen tị
đang bùng cháy. Người giầu kính trọng lẫn nhau nhưng bên trong ghen tị đang
bùng cháy.
Đâu là ý nghĩa của tôn sùng?
Tôn sùng có nghĩa là tôi có điều gì đó mà tôi đã không lấy đi từ bạn, tôi không
đoạt nó từ bất kì ai khác. Và dù cho bạn có cố gắng đến đâu, bạn cũng không thể
nào lấy được nó từ tôi. Thế đấy, nếu bạn muốn, bạn có thể học nó từ tôi.
Nếu tôi có tiền, tôi đã lấy nó
từ ai đó. Nếu tôi có nó, điều đó có nghĩa là ai đó đã trở nên nghèo bởi vì nó -
dù tôi có biết người ấy hay không. Nhưng nếu tôi có tiền thế thì ở đâu đó ví của
ai đó đã trở nên trống rỗng. Nếu tiền của tôi bị lấy mất thế thì ai đó hay ví của
người khác sẽ đầy. Có sự vật lộn trong thế giới tiền bạc. Số lượng tiền là có hạn
và có nhiều người mang tham vọng về nó. Tiền càng được phân phối cho nhiều người,
nó càng trở nên ít hơn. Khi nó được phân phối trong vài người, nó trở nên nhiều
hơn. Cho nên những người có nó không sẵn sàng chia sẻ nó còn những người không
có nó, làm ồn ào về việc chia sẻ nó.
Những người có nó không sẵn
sàng chia sẻ, cho nên chủ nghĩa cộng sản sẽ không có ảnh hưởng ở Mĩ. Nó đáng phải
có ảnh hưởng tối đa bởi vì Marx đã nói rằng cách mạng sẽ xảy ra ở quốc gia tư bản
nhất. Nhưng chính điều đối lập đã xảy ra: cách mạng đã không xảy ra ở nước tư bản,
nó đã xảy ra ở nước nghèo. Cuộc cách mạng Nga đã chứng minh Marx là hoàn toàn
sai. Marx đã sai, ông ấy đã không hiểu toán học của cách mạng. Nếu cách mạng xảy
ra ở Mĩ thế thì Marx sẽ được chứng minh là đúng - nhưng cách mạng không thể xảy
ra ở Mĩ bởi vì mọi người đều có cái gì đó cho nên họ sợ chia sẻ nó. Có nỗi sợ:
"Mọi thứ của mình cũng sẽ phải bị chia sẻ."
Hôm nọ tôi nghe nói rằng Mulla
Nasruddin đã trở thành người cộng sản, cho nên tôi có chút ít lo nghĩ về anh
chàng này sao như vậy. Tôi tới anh ta và nói, "Anh có biết trở thành người
cộng sản nghĩa là gì không? Nếu anh có hai chiếc xe hơi thế thì anh sẽ phải đem
một chiếc cho người không có xe."
Anh ta nói, "Hoàn toàn
đúng."
"Nếu anh có hai ngôi nhà,
anh phải đem một ngôi nhà cho người không có nhà."
Anh ta nói, "Hoàn toàn
đúng."
Tôi nói, "Nếu anh có hai
triệu ru pi thế thì anh sẽ phải đem một triệu cho người không có tiền. Anh sẽ
phải chia sẻ nó."
Anh ta nói, "Tôi hoàn toàn
đồng ý, đây chính là điều chủ nghĩa cộng sản vì mọi người."
Và tôi nói, "Nếu anh có
hai con gà mái thế thì anh sẽ phải đem một con cho người không có."
Anh ta nói, "Tuyệt đối
không! Điều này không bao giờ có thể xảy ra được."
Tôi nói, "Anh đột ngột
thay đổi ý kiến rồi."
Anh ta nói, "Tôi đâu có
thay đổi gì, nhưng tôi có hai con gà mái. Tôi không có xe hơi - cho nên chừng
nào có liên quan tới việc chia sẻ xe hơi, cứ việc chia sẻ chúng đi. Tôi không sợ
cái mà tôi không có. Nhưng tôi có hai con gà mái và tôi sẽ không chia sẻ chúng
đâu!"
Khi bạn có, thế thì bạn không sẵn
sàng chia sẻ. Khi bạn không có, thế thì bạn rất hăm hở chia sẻ. Bạn nói rằng chủ
nghĩa cộng sản đã được viết tới trong Veda, rằng điều này là bản chất của tất cả
các tôn giáo: thế rồi bạn nói rằng tự do cá nhân là điều bản chất của Veda, rằng
mọi người nên được tự do kiếm sống, chi tiêu, rằng quyền sở hữu cá nhân về của
cải là quyền tập ấm của mọi người. Thế thì tôn giáo của bạn và ngôn từ của bạn
thay đổi.
Cách mạng đã không xảy ra ở Mĩ
bởi vì mọi người đều có cái gì đó. Cách mạng đã xảy ra ở Trung quốc bởi vì
không ai có gì cả. Cách mạng đã xảy ra ở Nga, rồi ngày này hay ngày nọ nó sẽ xảy
ra ở Ấn Độ, bởi vì một giai cấp nghèo đang nổi lên mà sẽ đồng ý với việc phân
phối của cải bởi vì họ không có gì để chia sẻ cả. Nếu cái gì đó được đem cho
đi, nó là của người khác: "Nếu chúng ta thu được bất kì cái gì, cái đó là
tốt, nếu chúng ta không thu được gì thế thì không có vấn đề gì, chúng ta vẫn
còn như chúng ta hiện thế." Nếu có một khả năng thu được cái gì đó, người
thất vọng sẽ làm mọi việc.
Nhớ lấy, bạn kính trọng người mà
bạn cũng ghen tị với. Và ghen tị có nghĩa là đối tượng của ghen tị là các vật
có thể được phân phối. Nhưng nếu bạn kính trọng tôi bởi vì việc thiền của tôi,
đấy là tôn sùng - bởi vì thiền không thể nào phân phối được. Cho dù tôi có muốn
cho bạn việc thiền, tôi không thể làm như thế được; cho dù bạn có muốn đánh cắp
nó, bạn không thể đánh cắp được; cho dù bạn có cướp nó từ tôi, bạn không thể
làm được. Bạn có thể giết chết tôi nhưng bạn không thể nào chạm tới việc thiền
của tôi được. Bạn có thể bỏ tù tôi nhưng bạn không thể nào xiềng xích việc thiền
của tôi được. Thiền của tôi sẽ vẫn tự do trong tù và trong xiềng xích như nó dưới
bầu trời lồng lộng. Sẽ không có khác biệt gì.
Nếu kính trọng của bạn là do việc
thiền của tôi thế thì không thể có bất kì ghen tị nào. Không có lí do cho ghen
tị. Không có cạnh tranh, cho nên làm sao có thể có ghen tị được? Ngược lại, yêu
và tôn sùng sẽ nảy sinh trong bạn khi ở gần tôi và bạn có một thoáng nhìn về khả
năng này. Điều đã xảy ra cho tôi là bản tính của mọi người.
Và nếu bạn hiểu tôi đúng, và nếu
tôn sùng của bạn không chỉ là hời hợt - nếu nó đi sâu và trở thành kỉ luật tâm
linh nữa - thế thì bạn sẽ thấy rằng bạn cũng có cái tôi có. Bạn chỉ phải làm lộ
nó ra, không phải đạt tới nó. Nó không liên quan gì tới tương lai cả. Nó là kho
báu bên trong của bạn. Ở đây và bây giờ và khoảnh khắc này nó đang có đó.
Tôn sùng là chỉ báo về bản thể
của người ta và kính trọng là chỉ báo về của cải. Kính trọng là dành cho tất cả
những cái tôi có, còn tôn sùng là dành cho cái tôi là. Nhưng bạn đang trong lẫn
lộn lớn với hai từ này. Mọi người tới tôi và họ nói, "Chúng tôi kính trọng
thầy lắm," nhưng có lẽ bởi điều này họ ngụ ý tôn sùng. Chín mươi chín
trong một trăm lần, dù bạn có gọi nó là tôn sùng hay kính trọng, nó đều là kính
trọng. Một trong một trăm lần nó mới là tôn sùng.
Nếu có kính trọng thế thì bạn
đang tạo ra mối quan hệ sai - bạn sẽ không bao giờ có thể đạt tới phúc lạc qua
nó. Nếu có tôn sùng thế thì bạn đã đi một bước đúng - ngôi đền đã gần, bạn đã
trong ngôi đền đó. Tôn sùng cho kết quả của nó ngay khoảnh khắc này, kính trọng
là ham muốn về tương lai.
Tránh kính trọng ra. Bất kính
chắc chắn là đối lập của tôn sùng, nhưng kính trọng cũng có cái đối lập của nó.
Kính trọng là chiến lược của tâm trí, tôn sùng là kinh nghiệm của trái tim.
Câu hỏi thứ tư:
Khác biệt gì giữa yêu và từ bi?
Hiểu ba từ này: dục, yêu, từ
bi. Dục là bắt đầu của chiếc thang yêu, nó là bậc đầu tiên của chiếc thang đó.
Từ bi là bậc thang cuối cùng của chiếc thang đó. Yêu là tên cho toàn bộ chiếc
thang.
Dục là trạng thái thấp nhất của
yêu, thấp nhất. Nghĩa của dục là: tôi muốn được cái gì đó từ người kia, tôi là
không đầy đủ nếu thiếu người kia, tôi trống rỗng nếu không có người kia, tôi phải
lấp đầy bản thân mình bằng người kia. Dục là khai thác. Nghĩa của dục là: Tôi
muốn dùng người kia như phương tiện. Chồng đang dùng vợ, vợ đang dùng chồng. Họ
đang dùng lẫn nhau như những phương tiện. Đây là lí do tại sao có nhiều giận dữ
thế, bởi vì không ai muốn là phương tiện cả. Linh hồn của từng người đều là mục
đích tự nó.
Nhà triết học Đức vĩ đại,
Immanuel Kant, đã định nghĩa đạo đức theo cách này: "Việc dùng người khác
qua việc làm người đó trở thành một phương tiện là vô đạo đức; việc dùng người
khác qua việc làm người đó trở thành mục đích, là đạo đức."
Đây là vấn đề rất nền tảng. Việc
dùng người khác vì bản thân bạn là sự thèm khát. Bạn chỉ nói về yêu; bạn nói,
"Anh yêu em," nhưng bên trong bạn muốn rằng người kia phải yêu bạn.
Cho nên khi mọi người tới tôi - hàng nghìn người đã tới - họ đều nói, "Tôi
không nhận được tình yêu từ người tôi yêu." Tôi chưa từng gặp một người
nào đã nói, "Tôi không thực sự yêu người tôi yêu." Đây là một hiện tượng
thú vị. Ai đến cũng nói, "Tôi chắc chắn yêu người tôi yêu"; người đó
không bao giờ hoài nghi về điều đó. Và người đó nói, "Tôi không nhận được
tình yêu từ người kia." Và khi người kia tới tôi, người ấy cũng nói cùng
điều đó: "Người mà tôi yêu - tôi đã cho tình yêu nhưng đã không nhận được
nó. Tôi đã bị lừa. Tôi cảm thấy bị lừa, bị phản bội." Và thường cả hai họ
cùng tới - chồng và vợ cùng tới, bố và con cùng tới, bạn bè cùng tới - và cả
hai đều nói cùng một điều, "Tôi đã yêu." Sự thật là ở chỗ không ai đã
yêu cả, bởi vì tôi nói với bạn rằng khi người ta thực sự yêu, thế thì cùng một
đáp ứng là không tránh khỏi - nó vang vọng, nó dội lại. Bất kì cái gì bạn cho
đi bao giờ cũng trở lại.
Trong thế giới này có một câu
ngạn ngữ cổ: Có thể có chậm trễ nhưng không có bất công. Tôi nói với bạn rằng
không có chậm trễ nào mà cũng không có bất công nào. Bởi vì tại sao phải có chậm
trễ? Nếu có chậm trễ thế thì cũng sẽ có bất công. Chậm trễ này có thể dài lâu.
Nếu bạn yêu hôm nay và bạn nhận được sự đáp ứng sau hàng triệu và hàng triệu kiếp,
thế thì điều ấy cũng sẽ là bất công.
Cho nên tôi nói rằng không có bất
kì chậm trễ nào mà cũng không có bất công nào. Nếu bạn yêu, thế thì bạn sẽ lập
tức nhận; bạn nhận trong bản thân việc yêu rồi. Việc nhận là không phụ thuộc
vào người kia, nó là tiếng vọng của tình yêu của bạn. Nó là sự ngân vang của
tình yêu của bạn. Cùng điều đó bạn cho đi sẽ trở với bạn.
Cho nên mọi người nói,
"Chúng tôi đã yêu nhưng chúng tôi không nhận được tình yêu nào." Thực
tại là bạn đã không yêu; yêu của bạn chỉ là giả vờ, lừa dối. Thực tại là ở chỗ
bạn đã trông đợi tình yêu. Không có việc yêu, chỉ bằng việc nói về yêu, bạn muốn
được yêu. Bạn chỉ nói về yêu và đổi bạn muốn được trái tim người kia, buông
xuôi của người kia, toàn bộ con người của người kia và bạn không thể có được điều
đó. Người kia cũng làm cùng điều như thế cho nên việc nói về yêu phải tiếp tục,
việc viết thơ tình vẫn tiếp tục - nhưng không có chia sẻ bất kì loại gì - cho
nên sẽ có sở hữu con người của người kia. Cả hai đều muốn có được điều đó cho
không, cả hai đều muốn được điều đó mà không phải cho đi, do đó mới có xung đột.
Đó là lí do tại sao cái gọi là
những người yêu cứ liên tục đánh nhau. Trong xung đột này lí do là một - cả hai
đều muốn làm người kia thành phương tiện. Và linh hồn con người được sinh ra
như mục đích tự nó, không phải là phương tiện. Mọi người đều là mục đích cho
chính mình, cho nên người đó khổ và cảm thấy bị nô lệ nếu ai đó dùng người đó
và bước lên người đó cứ như là người đó chỉ là bậc thang của một chiếc thang.
Dục là dạng thấp nhất của yêu -
khi bạn đòi hỏi mọi thứ và không cho đi cái gì. Từ bi là dạng cao nhất của yêu -
khi bạn cho đi mọi thứ và không đòi hỏi điều gì đền đáp lại. Nó là chiều cao tối
thượng của yêu mà trong đó bạn cho đi mọi thứ và không đòi hỏi điều gì cả. Thế
thì bạn làm cho người kia thành mục đích và bản thân bạn trở thành phương tiện.
Bạn nói, "Tôi may mắn là tôi có thể buông xuôi. Dù tôi sống vì bạn hay chết
vì bạn, tôi cũng vẫn may mắn. Tôi sẽ hạnh phúc trong mọi tình huống, không
trông đợi gì. Tôi sẽ biết ơn là bạn đã chấp nhận buông xuôi của tôi. Tôi đã cho
và bạn không bác bỏ nó, thế là đủ cho lòng biết ơn rồi."
Và đây là một điều thú vị:
trong dục bạn đòi hỏi và bạn không nhận, trong từ bi bạn không đòi hỏi vậy mà bạn
nhận. Đây là bí ẩn của cuộc sống. Đây là nghịch lí của cuộc sống. Một người hay
mong đợi, chết đi không được thoả mãn còn một người từ bi, bao giờ cũng bằng
lòng, trong từng thời điểm đều hài lòng. Bởi vì cuộc sống vọng lại - bạn thu được
bất kì cái gì bạn cho đi. Trong thế giới này cái bạn nhận được không phụ thuộc
vào người nào khác cả, bạn chỉ nhận được cái bạn đã cho đi.
Hôm qua tôi mới đọc những câu
nói của Phật. Sau nhiều phát biểu ông ấy thường nhắc lại, Aes dhammo sanantano,
"Đây là luật vĩnh hằng: bạn nhận cái bạn cho đi." Nếu bạn cố gắng xoá
bỏ hận thù bằng hận thù, hận thù không thể xoá bỏ được. Nếu bạn đáp ứng bằng
tình yêu, nó đã được xoá sạch. Đây là luật vĩnh hằng, đây là tôn giáo vĩnh hằng,
đây là luật cổ đại, vĩnh hằng. Không điều gì có thể xảy ra theo bất kì cách nào
khác.
Dục là mong đợi yêu, từ bi là
việc cho yêu. Yêu ở giữa, nơi cho và nhận là ngang nhau. Không ai cảm thấy hài
lòng với dục, còn với từ bi người ta bao giờ cũng hài lòng. Yêu lơ lửng ở đó giữa
dục và từ bi, ở giữa. Ít có hài lòng và ít có không hài lòng nấn ná, bởi vì
trong yêu một nửa là từ bi và một nửa là ham muốn. Yêu là năm mươi - năm mươi -
đây là lí do tại sao có nhiều khoảnh khắc vui và nhiều khoảnh khắc khổ thế.
Điều không may là chín mươi
chín phần trăm mọi người chưa bao giờ kinh nghiệm yêu. Từ bi bắt nguồn từ vấn đề
này - nó là giấc mơ xa xôi, nó là ảo vọng. Chín mươi chín trong số một trăm người
chết đi trong thèm khát. Và ảo tưởng của họ là gì? Ảo tưởng của họ là ở chỗ họ
gải định rằng họ đã yêu.
Cho nên cho nó thêm suy nghĩ
đi: trước khi bạn hỏi liệu bạn có nhận được tình yêu hay không, nhìn cẩn thận
xem liệu bạn có cho nó hay không. Bởi vì tôi nói rằng nếu bạn có cho tình yêu,
thế thì tình yêu chắc chắn tới với bạn. Đây là luật vĩnh hằng. Nếu bạn chưa nhận
được thế thì bạn phải chưa cho rồi. Nhìn bản thân bạn mà xem, chỉ nhìn vào bản
thân bạn thôi. Như Farid nói, "Nhìn vào trong trái tim mình, Farid, bạn là
người trí huệ." Farid nói, "Nếu bạn là người trí huệ, thế thì tìm kiếm
bên trong trái tim bạn đi - bạn sẽ thấy nó ở đấy."
Bạn sẽ nhận được bất kì cái gì
bạn đã cho, bạn sẽ không nhận được cái mà bạn không cho. Nếu bạn chưa nhận được
thế thì biết rằng bạn chưa cho đâu; nếu bạn đã nhận được thế thì biết rằng bạn
đã cho.
Dục là bậc thang thấp nhất. Phần
lớn mọi người vẫn bị mắc kẹt ở đó. Nhưng nhớ lấy, tôi không lên án dục, vì nó
cũng ở trên chiếc thang yêu. Nó có thể là bậc thang thứ nhất, nhưng nó vẫn là
yêu. Và người không trèo lên bậc thang thứ nhất, làm sao anh ta đạt tới được bậc
thang cuối cùng? Cho nên tôi không bảo bạn đi xuống khỏi chiếc thang. Tôi đang
bảo đừng dừng trên chiếc thang này: đi lên đi, còn có nhiều bậc nữa. Bạn đang đứng
ở bậc thang thứ nhất và bạn đã tạo ra cả hai ngôi nhà và ngôi đền của bạn ở đó.
Đi lên đi! Bậc thứ nhất là tốt bởi vì bậc thứ hai tới qua nó. Nó xấu chỉ nếu bậc
thứ hai không tới qua nó.
Cho nên trong tâm trí tôi không
có việc lên án dục. Đây là lí do tại sao tôi liên tục nói rằng dục và siêu tâm
thức là có quan hệ. Dục đưa bạn tới siêu tâm thức - nhưng nếu bạn vẫn còn bị mắc
kẹt trong dục, thế thì samadhi, siêu tâm thức, sẽ không bao giờ tới.
Và nhớ cả khía cạnh khác nữa, bởi
vì nhiều người cũng đã phạm phải sai lầm này nữa. Tại Ấn Độ sai lầm này đã trở
thành rất cổ đại. Và sai lầm đó là, khi tôi nói đừng dừng trên bậc thang dục,
có hai cách di chuyển: hoặc là bạn trưởng thành từ dục hướng tới yêu hoặc là bạn
rời bỏ chiếc thang - đó là điều bạn gọi là vô dục. Tôi không gọi điều này là vô
dục.
Người mà bạn gọi là vô dục ấy
còn tồi tệ hơn bạn nữa bởi vì họ đã từ bỏ chiếc thang. Từ bi không bao giờ có
thể tới trong các kiếp sống của họ được bởi vì khi không có dục, làm sao có từ
bi được? Như câu ngạn ngữ nói, "Trúc bị huỷ, không có sáo." Tôi không
bảo bạn cứ phải ôm giữ mãi mẩu trúc đó - làm ra sáo từ nó đi, sáo có thể được tạo
ra từ trúc này.
Từ bi là việc nở hoa của dục.
Cũng cây trúc bình thường đó mà bạn không thể nghĩ tới việc dùng vào bất kì điều
gì - nhiều nhất bạn có thể dùng nó đánh vào đầu ai đó - bây giờ có thể trở
thành một cây sáo và có thể đi vào linh hồn ai đó. Những giai điệu dịu êm nảy
sinh từ nó - phi phàm, tinh tú; chúng đem tới những tin tức về một thế giới
khác nào đó. Hoa của thế giới khác nào đó bắt đầu nở ra trên trái đất này qua
âm thanh của cây trúc này.
Ai sẽ tin vào điều đó? Nếu bạn
chưa từng bao giờ biết tới, nếu bạn chưa từng bao giờ thấy nó trước đây, nếu bạn
bỗng nhiên thấy một chiếc sáo và ai đó nói với bạn rằng nó được làm ra từ cây
trúc bạn sẽ không tin vào điều đó. Nếu tôi bảo với bạn rằng từ bi của Phật và
Mahavirra đã nảy sinh từ dục, bạn sẽ không tin điều đó. Bạn gặp khó khăn bởi vì
bạn đã thấy từng mẩu trúc và bạn cũng đã thấy sáo trúc, nhưng bạn không có ý tưởng
nào về các bước ở giữa cả. Bạn không thể đặt quan hệ giữa chúng được. Bạn đang
nói, "Từ bi nào có thể có đó giữa từ bi của Phật và chúng ta ở đây với những
thèm khát của mình? Không, không có đâu! Tại đây chúng ta đang sống trong địa
ngục và ở kia kia họ đang vươn lên trên trời. Không, không có kết nối nào cả."
Nhưng nghĩ một chút đi - nếu
không có kết nối nào thế thì bạn sẽ không bao giờ có thể trở thành vị phật được.
Cuộc hành trình làm thế nào có thể có được? Bạn sẽ bắt đầu từ đâu? Phải có một
cái cầu nào đó giữa bạn và Phật. Phải có một chiếc thang giữa dục và điều
thiêng liêng. Chiếc thang đó là yêu.
Sahajo đang nói về cùng chiếc
thang này đấy. Làm thuần khiết năng lượng dục của bạn đi. Kabir nói, "Kim
cương rơi và mất hút trong bùn." Cho nên đừng trốn khỏi bùn, nếu không kim
cương cũng sẽ bị bỏ đó trong bùn. Tìm trong bùn đi, có hoa sen ẩn kín ở đó. Lau
sạch viên kim cương - khi bùn được gột sạch nó sẽ trở thành thuần khiết. Trong
thực tế, kim cương chưa bao giờ không thuần khiết cả. Nó rơi vào trong bùn
nhưng kim cương vẫn là kim cương, nó không bao giờ thành bùn cả. Và hoa sen ẩn
trong bùn, dù chúng có ẩn kín thế nào - bạn có thể không bao giờ thấy chúng -
nhưng hoa sen vẫn là hoa sen, nó không phải là bùn. Một khi nó gặp cơ hội để
trưởng thành, thế thì hoa sen sẽ nở bung.
Đừng chạy trốn khỏi dục, bằng
không vô dục của bạn nhiều nhất sẽ chỉ là bất lực, không nhiều hơn thế. Hay nó
sẽ là kìm nén, gò ép. Theo cách đó, hoa đời bạn không thể nở được; ngược lại, nụ
nhỏ đang phát triển cũng sẽ rơi trở lại vào trong bùn mà thôi.
Tôi chưa từng thấy hoa sen của
từ bi nở ra trong cái gọi là các sư và thánh nhân của bạn. Ngược lại, tôi đã thấy
không có khả năng nào cho hoa sen của từ bi này nở được. Họ đã sa ngã, rời khỏi
chiếc thang. Họ dường như đúng với bạn bởi vì bạn đang đứng trên bậc dục và họ
không đứng trên bậc dục đó. Bạn nghĩ rằng có lẽ người không đứng trên bậc dục tất
yếu sẽ đạt tới bậc từ bi. Không hẳn là như vậy đâu. Rất dễ dàng ngã xuống, rất
khó để leo lên. Bạn cần nỗ lực gì để ngã xuống? Bỏ nhà, trốn vào rừng rậm, đứng
mình trần đóng khố và mọi người bắt đầu ca tụng bạn. Họ sẽ bắt đầu cúi mình dưới
chân bạn và nói rằng bạn được phúc lành, rằng bạn đã đạt tới sự vĩ đại - nhưng
bên trong bạn có thể vẫn đầy những ham muốn dục.
Các sư tới gặp tôi - sư già, bẩy
mươi tuổi rồi - vậy mà tâm trí của họ vẫn đầy những ham muốn dục. Họ hỏi, trong
chỗ riêng tư, "Làm sao tôi loại bỏ được những ham muốn dục này? Bây giờ sự
cường tráng của tôi đã qua rồi, đời tôi đã qua rồi, thế mà tôi vẫn không được tự
do khỏi dục. Khi nào nó mới mất đi? Cái chết đang tới gần rồi, tôi sắp chết rồi,
thế mà ham muốn dục vẫn cứ đeo đẳng tôi."
Đừng bao giờ từ bỏ chiếc thang,
cho dù là không chủ định. Thượng đế không dành cho những kẻ trốn chạy. Trèo lên
đi - để cho cuộc sống là cuộc hành trình, không phải là sự chạy trốn. Trèo lên
từng bước một. Chuyển từ dục vào yêu và một cơn gió thoảng nhỏ của cõi trời sẽ
bắt đầu thổi. Địa ngục cũng sẽ có đó, nhưng trong địa ngục của bạn những hòn đảo
nhỏ của cõi trời sẽ bắt đầu xuất hiện. Và khi thấy chúng bạn sẽ trở nên hi vọng
rằng cái gì đó hơn nữa có thể xảy ra. Cái là hòn đảo nhỏ hôm nay ngày mai có thể
trở thành hòn đảo lớn. Vươn lên thêm chút nữa trên nước. Cứ đi lên trước... Dần
dần, dần dần rút lui khỏi việc đòi hỏi và chú ý nhiều hơn tới việc cho. Chia sẻ
đi, đừng đòi hỏi. Trở thành hoàng đế, không là ăn mày.
Dục là kẻ ăn mày, từ bi là
hoàng đế. Ngày bạn có thể cho mà không giữ cái gì lại, cho không điều kiện mà
không mặc cả gì, thậm chí không dừng lại để yêu cầu cám ơn - bạn chỉ cho và đi
tiếp... Bạn cho và cũng cám ơn rằng người khác đã nhận nó, rằng họ đã chấp nhận
nó. Nó có thể bị bác bỏ chứ. Khi những điều như thế là trạng thái bản thể bạn,
ngày đó bạn sẽ biết tới từ bi.
Có các giai đoạn của yêu: dục,
yêu, từ bi. Và tất cả chúng đều là các mức độ khác nhau của yêu trong cuộc sống.
Do đó tôi nói rằng yêu lớn hơn điều thiêng liêng, bởi vì vươn lên trong yêu bạn
sẽ đạt tới điều thiêng liêng. Ngày từ bi của bạn là tới mức bạn không có đó như
người cho, bạn chỉ còn là việc cho - khi không có ai còn lại đằng mà là người
cho, khi không có cảm giác về việc là người làm - vào ngày đó, chỉ vào ngày đó
thôi, bạn trở thành điều thiêng liêng. Ngày bản ngã bạn bị loại bỏ, chỉ vào
ngày đó bạn trở thành điều thiêng liêng. Thế thì không giới hạn nào còn lại. Thế
thì bạn đi vào trong cái vô hạn, cái vô hạn đi vào trong bạn.
Nhưng đừng bắt đầu nghĩ quá nhiều
về điều thiêng liêng. Đây là chiếc thang cuộc sống: từ dục tới yêu, từ yêu tới
từ bi. Sau từ bi bước nhảy tự động xảy đến bởi vì sau đó không còn bước nào
khác.
Nhớ lấy, chiếc thang có thể bị
bỏ theo hai cách: hoặc là bạn tụt xuống khỏi bậc thứ nhất hoặc bạn nhảy ra
ngoài bậc cuối cùng. Nếu bạn tụt xuống khỏi bậc thứ nhất, thế thì bạn chắc chắn
sẽ không đạt tới điều thiêng liêng và bạn cũng mất luôn thế giới này. Nếu bạn
nhảy ra ngoài bậc thang cuối cùng bạn sẽ thấy tất cả. Bạn sẽ đạt tới điều
thiêng liêng và bạn cũng sẽ không làm mất thế giới này bởi vì thế giới là một
phần của bản thân điều thiêng liêng. Khi bạn thấy cái toàn thể, bạn cũng thvậy
giới này ở trong nó. Thế thì nó không chỉ là thế giới nữa, nó là sự sáng tạo của
điều thiêng liêng.
Câu hỏi thứ năm:
Thầy đã nói rằng im lặng là cách để giao cảm
với sự tồn tại. Xin thầy giải thích cho chúng tôi cách im lặng của lời nói bên
ngoài có thể trở thành giúp đỡ cho im lặng bên trong?
Đừng quá bận tâm tới việc tách
biệt bên ngoài và bên trong - không có khác biệt gì đâu. Điều bạn gọi là bên
ngoài là cái bên trong đã đi ra ngoài đó thôi. Điều bạn gọi là bên trong là bên
ngoài đã chuyển vào bên trong.
Đói được cảm thấy từ bên trong,
thức ăn bạn ăn lấy từ bên ngoài, và bạn không bao giờ tự hỏi làm sao thức ăn từ
bên ngoài thoả mãn được cho cái đói bên trong. Nó có thoả mãn cho cái đói bên
trong, và cái đói được thoả mãn hàng ngày, và vậy mà bạn vẫn không bao giờ tự hỏi
làm sao thức ăn từ bên ngoài có thể thoả mãn cho cái đói bên trong được.
Không có biên giới giữa bên
ngoài và bên trong. Khi nào bạn có thể nói rằng thức ăn bên ngoài đã thoả mãn
cho cái đói bên trong - khi nó ở trong mồm bạn chăng? khi nó trôi vào cổ họng bạn
chăng? khi nó được tiêu hoá trong dạ dầy? khi nó trở thành máu? khi nó trở
thành nội tạng? Khi máu tuần hoàn kích hoạt bộ óc, lúc đó chăng? Khi ý nghĩ nảy
sinh, phải nó chăng? Khi sự thuần khiết ý nghĩ trở thành im lặng, phải đấy
chăng? Khi thiếu vắng hoàn toàn suy nghĩ trở thành thiền, phải đấy chăng? Khi
kinh nghiệm cuối cùng về thiền trở thành kinh nghiệm về điều thiêng liêng, phải
đấy chăng? Khi nào?
Ai đó đã nói đúng, "Người
đói không thể nhớ tới điều thiêng liêng được." Điều đó chỉ ra rằng đói và
điều thiêng liêng là có quan hệ với nhau. Nghĩ một chút đi - ở đâu đó, thức ăn
phải trở thành Thượng đế. Nó phải như thế, bằng không sẽ không có kết nối nào
giữa thức ăn và điều thiêng liêng. Phải có một điểm nào đó mà thức ăn trở thành
Thượng đế và Thượng đế trở thành thức ăn. Upanishad nói, "Thức ăn là Thượng
đế." Điều này kết nối hai cực điểm.
Tại sao bạn bận tâm thế về khác
biệt giữa bên trong và bên ngoài? Khi bạn nói quá nhiều, thế thì tâm trí được
kích hoạt quá nhiều. Nếu bạn dừng nói thế thì bạn đã loại đi được một nửa sự hỗ
trợ cho tâm trí. Hiểu điều đó theo cách này: nếu bạn không bước đi trong hai
năm, nếu bạn không dùng chân bạn, bạn ngồi theo tư thế hoa sen, chân bạn sẽ trở
nên không có khả năng bước được nữa. Thế rồi nếu bỗng nhiên bạn muốn bước đi, bạn
sẽ ngã. Điều gì xảy ra? Việc bước đi là ở bên ngoài, nhưng sức mạnh để bước là ở
bên trong. Bạn đã bước đi với sức mạnh bên trong nhưng bạn đã bước đi với sự hỗ
trợ của sức mạnh bên ngoài. Những sức mạnh này là hai cánh của bạn. Nếu bạn
không nói, thế thì dần dần việc tán gẫu bên trong sẽ trở nên ít đi. Tại sao? Bởi
vì việc nói bên trong chỉ là diễn tập cho việc nói bên ngoài. Bạn đang chuẩn bị
bên trong để nói ra bên ngoài, đấy là tập luyện.
Dường như là bạn phải đến một
văn phòng để dự cuộc phỏng vấn xin việc và bạn bắt đầu chuẩn bị cho điều đó hai
ngày trước đây: cái gì sẽ được hỏi? bạn sẽ trả lời cái gì? câu trả lời này có
thích hợp hay không? "Mình phải trả lời theo cách nào, mình không nên trả
lời theo cách nào?" Khi bạn bắt đầu tới văn phòng, rối loạn bên trong trở
nên nhiều hơn. Khi bạn gõ cửa văn phòng, bạn có cả nghìn ý nghĩ bên trong tự hỏi
phải bắt đầu từ đâu. Bạn đang diễn tập; bạn đã trải qua hàng nghìn lần phỏng vấn
trước khi cuộc phỏng vấn thực xảy ra - bạn đã chuẩn bị. Nếu bạn không phải tới
phỏng vấn, thế thì bạn đâu có bận tâm tới việc chuẩn bị? Thế thì ai sẽ phát
điên mà chuẩn bị? Ai quan tâm?
Bất kì cái gì bạn đang nghĩ bên
trong cũng đều có lí do. Bạn cần quá trình này một cách liên tục: rằng bạn thấy,
phân tích và phân loại các ý nghĩ của bạn. Phần lớn các ý nghĩ đều là những ý
nghĩ mà bạn sẽ cần trong tương lai, cho nên tâm trí đang chuẩn bị. Và một số ý
nghĩ sẽ là những việc bị bỏ chưa hoàn thành trong quá khứ. tưởng tượng rằng bạn
đã trở về từ văn phòng sau cuộc phỏng vấn. Bạn được hỏi một câu hỏi về trời và
bạn đã trả lời về đất, và bây giờ bạn đang ân hận. Bây giờ bạn đang trả lời điều
mà bạn đáng phải trả lời nhưng đã không thể trả lời được. Sau sự kiện này, mọi
người trở nên thông minh. Bạn đã lỡ.
Tôi đã nghe:
Kì thi diễn ra tại một trường
cao đẳng y. Giám khảo hỏi một sinh viên, "Có một bệnh nhân đặc biệt và cần
phải đưa cho ông ta một loại thuốc đặc biệt - anh sẽ đưa liều nào?"
Cậu sinh viên nói ra một liều
nào đó.
Giám khảo nói, "Được, cậu
có thể ra."
Khi cậu sinh viên ra tới cửa mới
nhớ rằng liều này có hơi quá nhiều. Cậu ta quay và nói, "Em xin lỗi, em đã
cho liều hơi quá nhiều."
Bác sĩ nói, "Bệnh nhân chết
rồi! Bây giờ ra đi! Cậu có định đưa thuốc cho bệnh nhân rồi sau đó nói,
"Xin lỗi, liều này cho hơi quá nhiều' không? Nó là thuốc độc, nó đã giết
chết bệnh nhân. Sang năm quay lại và nói cho đúng lượng chỉ sau khi đã xem xét
thật kĩ vào."
Có nhiều điều bạn đã nói trong
quá khứ mà bạn không thể nói đúng được. Hiếm khi ai đó nói mọi thứ đều đúng -
chỉ người nói với nhận biết thì bao giờ cũng nói đúng. Thế thì họ không nhìn lại
- vấn đề đã qua rồi và bây giờ không còn gì nấn ná trong tâm trí nữa. Nhưng bạn
không nói từ vô trí cho nên bạn chuẩn bị trước về mặt tâm trí và thế rồi bạn mới
trả lời. Chỉ sau đó bạn mới hiểu rằng có sai lầm nào đó trong câu trả lời của bạn
bởi vì câu trả lời không trùng khớp với câu hỏi. Không nhất thiết là cùng câu hỏi
mà bạn đã chuẩn bị sẽ được hỏi.
Có lần chuyện xảy ra:
Trong một nhà thương điên người
ta tiến hành kiểm tra các bệnh nhân trước khi cho họ ra. Họ có thể được cho ra
chỉ khi họ có thể vượt qua kì khám nghiệm này. Khám nghiệm diễn ra và đó là
ngày cuối trong năm. Một bệnh nhân đi vào bên trong - anh ta là người mất trí số
một.
Mọi người đều yêu cầu anh ta,
"Anh phải kể cho chúng tôi họ hỏi anh câu hỏi gì, bởi vì rất có thể là anh
không thể đưa ra được câu trả lời đúng."
Người mất trí này đi vào bên
trong. Anh ta được hỏi, "Điều gì sẽ xảy ra nếu cả hai tai của anh bị cắt mất?"
Anh ta nói, "Tôi sẽ không
thể thấy được."
Bác sĩ hơi ngạc nhiên. Ông ta hỏi,
"Anh định nói gì?"
Anh ta nói, "Nghĩa là rõ
ràng - kính sẽ bị rơi ngay!"
Người mất trí có logic riêng của
mình. Nó là đúng, bởi vì kính sẽ đeo vào đâu được?
Bác sĩ nói, "Thôi được,
anh có thể ra. Chúng tôi sẽ nghĩ về điều đó. Anh không đúng không sai, cho nên
chúng tôi sẽ phải nghĩ về điều đó. Theo một cách nào đó điều anh nói là
đúng."
Người mất trí đi ra và những
người mất trí khác tụ tập quanh anh ta và nói, "Họ hỏi anh gì vậy?"
Anh ta nói, "Đừng bận tâm
về điều ông ấy hỏi. Bất kì cái gì ông ấy hỏi, các anh phải nói, "Tôi sẽ
không thể nào thấy được." Tôi đã đánh đố ông ta." Bây giờ bất kì cái
gì bác sĩ hỏi, những người mất trí khác sẽ nói, "Tôi sẽ không thể nào thấy
được."
Bác sĩ đi ra và nói, "Có
chuyện gì vậy? Tại đây có chuyện gì vậy?"
Họ nói, "Anh bạn chúng
tôi, người vào đầu tiên đã bảo chúng tôi câu trả lời đó."
Bác sĩ nói, "Anh bạn của
các anh đã đưa ra câu trả lời đúng, nhưng chỉ may thôi. Và bất kì ai dạy các
anh đưa ra câu trả lời lập sẵn đều vẫn cứ bị điên."
Trong cuộc sống không có câu hỏi
làm sẵn và câu trả lời làm sẵn. Đôi khi chỉ bởi trùng hợp mà câu trả lời làm sẵn
của bạn có thể đúng, nhưng không phải bao giờ cũng như thế. Bạn nêu ra câu trả
lời không thích hợp, về sau bạn trở nên thông minh, bạn bắt đầu nghĩ về nó.
Cho nên hoặc là bạn đang nghĩ về
quá khứ hoặc bạn nghĩ về tương lai, và ở giữa hai điều này khoảnh khắc hiện tại
của bạn trôi mất trong khi bạn bận bịu với việc nói chuyện bên trong vẫn đang
diễn ra trong hai mươi bốn giờ một ngày. Khoảnh khắc hiện tại là rất nhỏ; tương
lai mênh mông, quá khứ cũng mênh mông và rối loạn này vẫn đang xảy ra trong khoảnh
khắc hiện tại của bạn.
Nhưng nếu bạn dần dần, dần dần
chấm dứt việc nói chuyện ở bên ngoài, thế thì việc nói chuyện bên trong cũng sẽ
dần trở nên ít đi. Điều đó sẽ không xảy hôm nay đâu, sẽ phải mất hàng năm;
nhưng nếu bạn dừng việc nói hay nếu bạn chỉ nói điều gì là bản chất - vài lời một
ngày - thế thì cần gì phải chuẩn bị điều bạn sẽ nói ở bên trong? Dần dần tâm
trí sẽ đồng ý rằng không cần phải chuẩn bị. Bởi vì không có khám xét xảy ra, việc
chuẩn bị sẽ chấm dứt. Khi bạn không định bị kiểm tra, khi bạn không cần chuẩn bị
điều gì, thế thì việc kiểm điểm về sau sẽ không chỉ ra sai lầm của bạn. Thế thì
sẽ không có gì để bạn phải ăn năn, điều đó nữa sẽ chấm dứt.
Nếu một người giữ im lặng hoàn
toàn trong ba năm, thế thì không còn gì để người ấy phải làm nữa - quá trình
suy nghĩ bên trong sẽ tự động vỡ ra. Nhưng sẽ rất khó để im lặng trong ba năm.
Nhiều lần sẽ có những khoảnh khắc gần như điên khùng bởi vì suy nghĩ sẽ xảy ra
quá nhanh bên trong - bởi vì bạn thường có lối ra cho nó. Bạn trở nên thảnh
thơi khi bạn nói với ai đó, nhưng bây giờ nó sẽ chỉ tiếp tục bên trong bạn. Nhiều
lần sẽ có những khoảnh khắc khi bạn cảm thấy bạn sẽ bùng nổ và bạn sẽ cảm thấy
rằng nếu bạn không nói bạn sẽ phát điên; nếu bạn không nói bây giờ, điên khùng
sẽ chế ngự bạn.
Nếu ai đó im lặng trong ba năm
- có thể chỉ là im lặng bề ngoài thôi - cho dù là im lặng bề ngoài cũng có ích
lợi rất lớn. Nhưng người ta không chỉ nói bằng lời thôi. Bây giờ khi tôi đang
nói đây với bạn, tôi cũng làm điệu bộ bằng tay nữa: điều này nữa cũng là nói.
Con người cũng nói bằng mắt nữa. Bạn đang bước đi trên đường, bạn đưa mắt nhìn
ai đó, "Anh khoẻ không?" bạn mỉm cười, bạn đã nói rồi.
Im lặng tuyệt đối ở bên ngoài
có nghĩa là dường như bạn một mình trong thế giới này, dường như không có ai
khác nữa. Nếu im lặng tuyệt đối của mắt được giữ vững, im lặng của xúc động, của
bầy tỏ, của môi, của cử chỉ, của việc bước đi, việc ngồi và việc đứng - nếu
không có gì được bầy tỏ theo bất kì cách nào, thế thì ba tháng cũng đủ, không cần
đến ba năm. Trong vòng ba tháng việc nói chuyện bên trong tâm trí sẽ tự động trở
thành im lặng - nó sẽ không có mục đích nữa. Và nếu có im lặng bên trong thế
thì mắt bạn sẽ trở nên trong trẻo, các tầng lời nói sẽ không còn nữa và bạn sẽ
có thể thấy. Đây là điều tôi đã gọi là darshan, việc thấy. Bạn sẽ có khả năng
thấy.
Việc suy nghĩ đã làm bạn mù. Việc
suy nghĩ là sự mù loà của bạn. Dọn sạch ý nghĩ, để cho mắt bạn được mở ra. Điều
được thấy qua suy nghĩ là thế giới này, điều sẽ được thấy không qua suy nghĩ là
điều thiêng liêng.
Đây là lí do tại sao tôi nói rằng
vấn đề không phải là thế giới hay Thượng đế - vấn đề là ở cảm nhận của bạn. Con
mắt trong trẻo, trống rỗng ý nghĩ và trống rỗng hình dạng, có thể quan hệ với
cái vô hình. Tâm trí chen chúc những ý nghĩ, trĩu nặng với những luận cứ và giới
hạn, chỉ có thể thấy đám đông của thế giới.
Nếu tâm trí bạn trở nên trống rỗng
ý nghĩ thế thì thế giới bên ngoài sẽ biến mất. Thế giới bên ngoài chỉ là phóng
chiếu của các ý nghĩ của bạn. Nếu bộ phim bên trong bạn dừng lại, màn ảnh phía
trước bạn sẽ trở thành trống rỗng. Bạn đã thấy trên nó bộ phim về ngôi nhà. Bạn
nhìn lên màn ảnh, bạn xem phim trên màn ảnh, và nhiều lần bạn khóc, bạn cười,
trở nên sướng, trở nên vui, trở nên buồn - nhưng màn ảnh trống rỗng. Nó chỉ là
trò chơi của ánh sáng và bóng tối, và nguồn ánh sáng và bóng tối ở phía sau bạn,
ở máy chiếu. Nó ẩn phía sau tường. Nếu ai đó tắt máy chiếu đi, màn ảnh phía trước
bạn trở thành trống rỗng. Bạn đứng dậy và bạn nói phim hết. Theo cùng cách đó,
thế giới mà bạn đang thấy bên ngoài không phải là cách bạn thấy nó, đấy là
phóng chiếu của bạn.
Bạn thấy người đàn bà. Bạn
không thể biết làm sao người đàn bà này ở bên trong bản thân cô ấy. Bạn thậm
chí không biết làm sao bạn ở trong bản thân bạn. Máy chiếu các suy nghĩ của bạn
và tâm trí ném ra một hình ảnh và nó trùm lên người đàn bà đó. Người đàn bà này
là màn ảnh trống rỗng. Bạn đã thấy cô ấy nhiều lần trước đây hôm qua và cô ấy
không tạo ra âm nhạc gì trong bạn, không chuông nào ngân nga, nhưng hôm nay đột
nhiên người đàn bà đó đã làm bạn ốm tương tư. Hôm nay người đàn bà đó xuất hiện
trước bạn trong một khoảnh khắc khi cái gì đó đã đi vào bên trong bạn và những
ý nghĩ này tự gắn chúng vào cô ấy và trùm khắp cô ấy. Bây giờ người đàn bà mà bạn
đang thấy không còn là người đàn bà thật nữa, cô ấy là người đàn bà trong mơ của
bạn; cô ấy là một ảo tưởng.
Bạn cưới cô ấy. Dần dần, dần dần
mọi ngày hình ảnh này sẽ bắt đầu phai nhạt đi. Nếu bạn dùng cùng một ý nghĩ lặp
đi lặp mãi, bạn sẽ trở nên quen với nó. Rồi một hôm đột nhiên bạn sẽ thấy lần nữa,
dường như mắt bạn đột nhiên mở ra, rằng đây là người đàn bà rất bình thường. Bạn
đã viết biết bao nhiêu bài thơ cho cô ấy, bạn đã thấy bao nhiêu giấc mơ. Nhưng
đây là người đàn bà bình thường giống như bất kì đàn bà nào khác - cô ấy không
là gì cả. Màn ảnh đã trở thành trống rỗng, quá trình ý nghĩ đã tan biến.
Chừng nào mà bạn còn thấy giá
trị trong tiền bạc, bạn sẽ còn thấy tiền bạc. Cái ngày bạn hiểu ra, nó sẽ trở
thành chỉ là một đống đồng nát. Kim cương dường như là kim cương bởi vì bạn
đang phóng chiếu kim cương, nếu không nó chỉ là hòn đá. Dần dần, dần dần khi
các ý nghĩ bên trong đi tới chỗ chấm dứt, thế thì máy chiếu không làm việc nữa
- việc phóng chiếu chấm dứt. Màn ảnh của thế giới trở thành trống rỗng. Và tên
cho màn ảnh trống rỗng đó là Thượng đế.
Sahajo đang nói cùng điều đó.
Cô ấy đang nói, "Tôi có thể bỏ Thượng đế nhưng tôi không thể bỏ thầy tôi,
bởi vì Thượng đế đã lừa tôi trong vở kịch này. Ngài đã tạo ra trò chơi ánh sáng
và bóng tối trên màn ảnh. Thầy tôi đã thức tỉnh tôi. Tôi có thể bỏ ngài bởi vì
ngài đã gây cho tôi rắc rối của các giác quan, ngài đã cho tôi thế giới này; thầy
tôi đã nâng tôi lên trên nó. Ngài đã cho tôi nỗi đau, thầy tôi đã cho tôi
thoáng nhìn về phúc lạc. Ngài đã bỏ tôi trên con đường đưa tôi ra xa khỏi bản
thân mình, thầy tôi đã đem tôi trở về nhà.' Sahajo nói, "Tôi có thể bỏ Thượng
đế nhưng tôi không thể bỏ thầy tôi, bởi vì không có thầy ngài sẽ không tồn tại
đối với tôi - tôi sẽ không biết tới ngài. Cho nên điều tôi đang nói là ở chỗ thầy
đã cho tôi im lặng và bầu trời bên trong trống rỗng."
Khi bạn thấy từ bầu trời bên
trong trống rỗng này, toàn bộ thế giới tràn đầy với sự rực rỡ của điều thiêng
liêng.
Đủ cho hôm nay...
Xem tiếp Chương 5 - Quay về Mục lục
0 Đánh giá