Chương 5. Người đồng hành duy nhất là bản thể mình

Chương 5. Người đồng hành duy nhất là bản thể mình

Price:

Read more

Osho - Mưa không mây
Giảng về bài thơ của người đàn bà chứng ngộ, Sahajo
Chương 5. Người đồng hành duy nhất là bản thể mình

Chúng ta bắt đầu với một câu chuyện nhỏ. Đấy là câu chuyện của người Hassids.
Hoàng đế có một con trai duy nhất - một kẻ say khướt, cờ bạc, rồi còn đi gái làng chơi nữa. Hoàng đế rất lo nghĩ. Ông ấy cố gắng khuyên nhủ con mình theo đủ mọi đường, mà không ăn thua. Thất vọng, xem như một nỗ lực cuối cùng, nhà vua cho con đi đầy để may ra việc này sẽ thức tỉnh con mình chăng. Nhà vua nghĩ rằng con mình sẽ hối hận, rằng con mình sẽ quay lại và xin lỗi, nhưng không có gì như thế xảy ra cả. Con trai ông ấy đi biệt tích và không trở nữa. Anh ta lang thang ở vùng biên giới vương quốc. Cuối cùng, anh ta tìm chỗ trú ngụ trong một quán rượu.
Anh ta là con hoàng đế, anh ta có tiềm năng lãnh đạo, cho nên anh ta không phải là thành viên bình thường của quán rượu. Anh ta không mấy chốc trở thành người lãnh đạo. Anh ta mất hút hai mươi tư giờ một ngày trong đánh bạc, uống rượu và mãi dâm.
Hoàng đế già chờ đợi nhiều năm trời mà con ông ấy không trở lại. Khi nhà vua đếm những ngày cuối cùng của mình, ông trở nên rất lo nghĩ và lo âu, cho nên ông ấy phái quan thượng thư đem con mình trở lại. Ông ấy nói, "Dù nó thế nào, tốt hơn hết là đem nó về đây. Sau cái chết của ta, nó sẽ kế thừa tất cả những thứ này. Nó là thằng say rượu, cứ để cho nó như thế. Có lẽ sau cái chết của ta nó sẽ hiểu. Có lẽ nó có thể trở nên có ý thức hơn một chút sau khi trở thành người trị vì vương quốc này."
Quan thượng thư ăn vận trang phục hoàng gia, ngồi trên xe ngựa bằng vàng - ông ta là sứ giả của nhà vua. Nhưng con vua không để ý gì tới ông ta cả. Ông ta cố gắng lắm, nhưng ông ta không thành công ngay cả trong việc lôi kéo sự chú ý của anh ta. Ông ta thất bại trở về.
Thế rồi nhà vua phái thượng thư thứ hai tới.
Thượng thư thứ hai nghĩ rằng cách thức của thượng thư thứ nhất đã thực hiện bằng việc giữ một khoảng cách xa thế là sai lầm. Ông ấy đã tới trong xe ngựa bằng vàng để thuyết phục kẻ ăn mày! Khoảng cách quá lớn, sự truyền cảm không thể được.
Thế là ông ấy đi vào quán rượu cải trang làm một kẻ ăn mày. Ông ấy trở thành giống như con hoàng đế - ông ấy uống rượu, ông ấy đánh bạc. Ông ấy làm bạn với con hoàng đế, nhưng mọi việc đi sai. Bản thân ông thượng thư bị mất hút vào rượu và gái mãi dâm đến mức ông ấy quên mất việc đưa con vua trở về. Ông ấy trở thành một trong số họ.
Hoàng tử không quay về và anh ta thậm chí còn cám dỗ cả thượng thư.
Nhiều tháng trôi qua. Hoàng đế nói, "Bây giờ mọi sự thậm chí trở thành gay cấn hơn. Ít nhất thượng thư thứ nhất quay lại, cho dù ông ấy không đưa con ta về được. Bây giờ thượng thư thứ hai làm mất cả bản thân ông ấy." Tin tức bắt đầu truyền tới rằng thượng thư thứ hai đã trở thành một trong những kẻ say khướt. Ông ấy thậm chí không nhớ nổi rằng mình là thượng thư nữa, ông ấy cứ say sưa suốt hai mươi tư tiếng một ngày.
Điều này xảy ra nhiều lần. Không có cách nào để cứu người chết đuối bằng việc đứng trên bờ. Nếu bạn muốn còn ở trên bờ, nếu bạn còn muốn cứu quần áo mình, nếu bạn không muốn bị ướt và không muốn bị nguy cơ nào, thế thì không có cách nào để cứu người chết đuối cả. Dù bạn có thông minh đến đâu, làm sao bạn có thể cứu ai đó bằng việc đứng trên bờ? Bạn cần có dũng cảm để đi vào trong dòng sông. Nhưng thế thì có nguy hiểm: người chết đuối cũng có thể làm bạn chết chìm.
Thượng thư thứ nhất vẫn còn trên bờ, thượng thư thứ hai đã đi vào dòng sông. Vị thứ nhất trở về cứu được mình nhưng vị thứ hai đã mất hút.
Nhà vua bảo thượng thư chủ chốt, "Bây giờ khanh là niềm hi vọng duy nhất." Thượng thư này già rồi cho nên ông ấy không được cử đi trước đây. Nhà vua bảo ông ấy, "Bây giờ khanh đi đi, khanh là niềm hi vọng cuối cùng của trẫm. Sau việc này trẫm sẽ không thể làm được gì nữa."
Thượng thư này ra đi. Ông ấy đi giống như vị thượng thư thứ hai, cải trang làm ăn mày. Ông ấy giả vờ uống rượu, nhưng mà không uống. Ông ấy bầy tỏ thích thú nhảy với gái làng chơi, nhưng kì thực ông ấy không quan tâm gì. Ông ấy đánh bạc, ông ấy cá cược, nhưng bên trong ông ấy vẫn còn nhận biết và không bị động chạm như hoa sen trong nước. Ông ấy ở đó mà ông ấy không ở đó. Ông ấy đi vào trong sông mà ông ấy vẫn còn ở trên bờ. Ông ấy đi vào để cứu người chết đuối, nhưng ông ấy cũng vẫn không rời bờ.
Rồi một hôm ông ấy trở về cung điện cùng hoàng tử.
Các nhà huyền môn Hassid nói rằng đây là phẩm chất của thầy. Nếu thầy đứng quá xa bạn, thầy sẽ không thể nào cứu được bạn, mặc dầu thầy có thể cứu được bản thân thầy. Nếu thầy tới gần chỗ bạn sắp chết đuối, nếu thầy tới cứu bạn, thế thì có nguy cơ - có thể là bạn làm cho thầy chết đuối.
Duy nhất thầy có thể cứu bạn là người tới gần bạn và đồng thời ở xa khỏi bạn. Thầy sẽ dường như tới gần bạn, nhưng thầy thực tế sẽ không bao giờ tới gần. Kiểu thầy này sẽ vẫn còn trên bờ nhưng cũng sẽ đi vào trong luồng chảy của dòng sông. Một tay thầy sẽ cứu bạn còn tay kia sẽ không bao giờ rời khỏi bờ. Thầy sẽ hệt như bạn theo nghĩa này và hoàn toàn khác bạn theo nghĩa khác; thầy sẽ dường như là một người bình thường nhưng vậy mà đồng thời cả là điều thiêng liêng nữa. Một mặt thầy sẽ là bạn với bạn và mặt khác thầy sẽ ở trong trạng thái mà một ngày nào đó bạn sẽ đạt tới. Bên trong phần trung tâm không bao giờ mất và ở phần ngoại vi thầy sẽ có thể biểu lộ cho bạn rằng thầy cũng hệt như bạn vậy.
Đây là lí do tại sao khó nhận ra thầy thế.
Bạn sẽ có thể nhận ra những người đang đứng trên bờ, nhưng họ không thể nào cứu được bạn. Bạn sẽ nhận ra rằng họ là thầy, nhưng khoảng cách giữa bạn và họ sẽ mênh mông làm sao - làm sao bạn tới gần họ được? Làm sao có được tiếp xúc, có cây cầu giữa bạn và thầy? Họ có thể thánh thiện, họ có thể ngồi trên ngai vàng, họ có thể thở trong gió cõi trời, họ có thể say với hương thơm của loài hoa không thể nào tả nổi, nhưng họ ở xa xăm với bạn quá. Nhiều nhất họ đã cứu được bản thân họ.
Nhưng tôi nói với bạn rằng nếu một người đã cứu được bản thân người đó mà không cứu được bạn thế thì cũng đáng hoài nghi là người đó có thực sự cứu được bản thân người đó không. Người ta hoài nghi liệu ai đó sợ rời bờ này có thực sự ở trên bờ này không. Người đã đạt tới bờ này rồi sẽ không sợ rời bỏ nó; người ấy biết cách trở lại. Người ấy không sợ mất cái mà người ấy đã đạt được. Người ta sợ mất chỉ cái mà người ta không thực sự có, bởi vì nếu anh ta làm mất nó thế thì anh ta không thể nào có nó được. Nhưng đừng nghĩ rằng chỉ bởi nhận lấy liều lĩnh mà ai đó có thể cứu được bạn - bởi vì ngay cả kẻ khờ cũng liều. Nhiều lần điều này đã xảy ra...
Có lần điều đó đã xảy ra trước mắt tôi.
Tôi đang ngồi trên bờ sông và một quí ông đang ngồi cạnh tôi. Tôi không biết ông ta. Bỗng nhiên một người bắt đầu chết đuối. Tôi chạy về phía anh ta, và người kia cũng chạy rồi ông ta nhảy xuống trước tôi. Khi tôi thấy ông ta nhảy xuống, tôi dừng lại. Nhưng rồi tôi thấy rằng bản thân ông ta cũng bắt đầu chìm. Ông ta hoàn toàn quên mất rằng ông ta không biết bơi!
Khi ai đó đang chết đuối, tình huống xảy ra bất ngờ quá và ham muốn cứu người ấy mạnh đến mức có lẽ bạn có thể quên mất rằng bạn không biết bơi.
Họ gây khó khăn gấp đôi cho tôi: bây giờ tôi phải kéo cả hai người sắp chết đuối ra khỏi sông. Tôi nói với ông ta, "Thưa ông, đáng ra ông không nhảy xuống còn tốt hơn!"
Ông ấy nói, "Tôi hoàn toàn quên mất!" Một con người cao quí, tốt bụng, với ham muốn lớn lao để cứu người... nhưng người ta không thể cứu được chỉ bởi có ham muốn cứu giúp - bạn cũng cần biết tới nghệ thuật cứu người nữa. Ham muốn cứu người có thể xâm chiếm bạn mạnh đến mức bạn quên mất rằng bạn chưa bao giờ biết bơi. Thế thì thay vì cứu người, bạn sẽ chết chìm - người mà bạn định cứu sẽ làm bạn chết chìm.
Kẻ khờ liều lắm. Thường thì họ liều ngay lập tức. Người khôn sẽ liều chỉ sau khi cân nhắc, còn kẻ khờ đơn giản cứ nhảy bừa vào. Nơi người khôn ngần ngại, kẻ khờ xô vào. Nhưng điều gì sẽ xảy ra chỉ bởi việc cứ liều? - bản thân việc liều sẽ không cứu được ai cả. Liều là cần thiết, nhưng một mình việc liều là không đủ.
Cứu ai đó không phải là liều chút nào đối với người biết, vậy mà với bạn điều ấy dường như là liều lĩnh. Người biết cách cứu thậm chí không nghĩ về điều đó như sự liều lĩnh. Người đã tìm thấy bến bờ nhận biết sẽ không làm mất nó cho dù ở trong làn nước sâu nhất.
Thượng thư thứ ba đã cứu được con vua. Ông ấy chơi cờ bạc, nhưng chỉ ở phần ngoại vi. Ông ấy trở thành một tay cờ bạc nhưng ông ấy chỉ đóng vai. Bên trong đấy chỉ là vở kịch, ông ấy vẫn còn nhận biết. Ông ấy giả vờ rằng ông ấy uống rượu nhưng ông ấy không bao giờ say. Và ai trong quán rượu có nhận biết đến thế để chú ý liệu bạn có say hay không? Cho nên dù ông ấy có thực sự uống nước và chỉ giữ chai rượu ngay trước mình, kẻ say có để ý được điều đó không? Và nếu họ quả có chú ý, liệu bạn có nói họ là kẻ thực sự say rượu không? Gái làng chơi nhảy múa và mọi con mắt đều dồn vào cô gái này, nhưng tâm trí ông ấy ở đâu đó khác.
Người đứng trên bờ cuộc sống, chạm đấy mà không chạm, cứu được người chết đuối. Sahajo đã tìm thấy một thầy như vậy, Charandas.
Charandas là người rất đơn giản. Ông ấy đơn giản đến mức người thường chắc không thể nào thấy được bất kì khác biệt gì giữa bản thân mình và Charandas. Ông ấy tuyệt đối bình thường. Và nhớ lấy, khi bạn đã gặp ai đó, một người phi thường mà vẫn bình thường, chỉ thế thì bạn mới có thể được cứu. Bạn nên biết rằng chỉ thế thì mới có ai đó ở gần bạn và đồng thời cũng ở xa bạn; người đôi khi giống bạn đến mức bạn phải tự hỏi liệu có gì khác biệt giữa bạn và người đó không: "Liệu người này có đang chìm nghỉm như mình không nhỉ?" Người tới cứu giúp bạn phải tới gần bạn, phải đi vào chiều sâu của con sông nơi bạn đang chìm. Nhưng người chết đuối có thể nghĩ rằng người này, người đang tới, cũng đang chết chìm.
Người chết đuối vung tay vung chân loạn xạ xung quanh và người biết bơi cũng làm như vậy, không có khác biệt. Bơi là gì? Bạn đơn giản vung tay và chân quanh mình theo một cách thức có hệ thống. Người chết đuối cũng quẫy xung quanh, người bơi cũng quẫy xung quanh. Người chết đuối có thể nghĩ rằng người bơi cũng sắp chết đuối, nhưng có khác biệt lớn giữa hai người này: người chết đuối vung mình loạn xạ trong sợ hãi, còn người đến cứu anh ta cũng làm cùng điều đó nhưng trong nhận biết. Cả hai đều vung tay xung quanh, một người trong vô ý thức, một người trong nhận biết. Chính nhận biết cứu giúp.
Charandas là một người rất đơn giản. Ông ấy đã cứu Sahajo, cho nên Sahajo hát mãi bài ca về ông ấy. Cô ấy nói, "Nếu tình huống phát sinh tôi sẽ bỏ Thượng đế, nhưng tôi không thể bỏ thầy tôi được. Bởi vì Thượng đế đã ném tôi vào trong dòng sông và làm tôi chết chìm, còn thầy tôi đã cứu tôi, giải thoát cho tôi: Tôi có thể bỏ Thượng đế, nhưng tôi sẽ không bỏ thầy tôi.
Không ai nghe nói gì về Charandas cả. Chính là chỉ qua những bài ca của Sahajo mà tin tức về ông ấy mới được lan truyền. Ông ấy có hai đệ tử, Sahajo và Daya. Họ giống như hai con mắt của ông, hay hai chiếc cánh của con chim. Cả hai người đều hát bài ca về Charandas; chỉ thế thì mọi người mới nhận biết về ông ấy.
Rồi chúng ta sẽ nói về Daya. Và hương vị của cả hai người đều giống nhau - nó phải như thế, bởi vì cùng một thầy đã cứu họ. Cả hai đều được ân huệ từ cùng một thầy và cùng một trái tim thầy đã đập trong cả hai. Bài ca của họ đều tới từ cùng một ngọn nguồn. Cho nên tôi đã đặt tên cho loạt bài nói về Sahajo, Bin Ghan Parat Phuhar, Mưa rào không mây. Chúng là lời của Daya. Khi tôi nói về Daya loạt bài nói sẽ được gọi là, Jagat Tavaiya Bhor Ki, Thế giới tựa như sao mai mờ dần - dường như sao mai đang biến đi trong bình minh... thế giới này cũng vậy. Trái tim họ đang đập cùng nhịp, cho nên với Sahajo tôi dùng lời của Daya và với Daya tôi sẽ dùng lời của Sahajo.
Điều đã xảy ra cho Sahajo là ở chỗ cô ấy đã được cứu khỏi chết đuối trong dòng sông thế giới này: cô ấy đã kinh nghiệm việc chết đuối và cô ấy cũng kinh nghiệm cả việc được cứu thoát. Cô ấy đã kinh nghiệm sống ở giữa dòng sông và cô ấy cũng kinh nghiệm việc được đưa lên bờ; cô ấy đã kinh nghiệm nỗi đau khổ của việc chết đuối và cũng cả niềm vui của việc được cứu thoát. Cho nên cô ấy rất gần với trái tim bạn. Bạn chắc chắn sẽ hiểu một nửa điều đó bởi vì bạn cũng đang chết đuối, bạn biết nỗi sợ của việc chết đuối. Và nếu bạn hiểu được nửa đó, thế thì mắt bạn sẽ mở ra cho nửa kia. Bạn sẽ hiểu cả nửa kia nữa và bạn sẽ biết niềm vui của việc được cứu thoát.
Bây giờ cố hiểu những lời kinh này.
Không nhị nguyên, không thù hận.
Sahajo nói: Người không ham muốn.
Trong trạng thái mãn nguyện và thuần khiết,
Không phụ thuộc vào người khác.
Ba pha: không nhị nguyên, không thù hận, không ham muốn. Chừng nào mà bạn còn sống trong nhị nguyên, bạn sẽ chết đuối. Biết người khác là 'người khác' chính là nguyên nhân của chết đuối. Ngày bạn biết rằng không có nhị nguyên, rằng chỉ có cái một, bạn sẽ được cứu. Ảo tưởng lớn nhất là thấy người khác là 'người khác', và cách mạng lớn nhất là nhận ra bản thân bạn trong người khác.
Người ngồi gần bạn không phải là láng giềng bạn đâu, đấy là bạn đấy. Hình dạng có thể khác nhau, nhưng sâu bên trong đấy là cùng một trái tim đang đập. Và sâu bên trong, bản thể của tâm thức là một. Đâu là khác biệt giữa bạn và bất kì người nào khác? Có cả nghìn lẻ một khác biệt, và nếu bạn đếm những khác biệt bạn sẽ bỏ lỡ cái là một. Khác biệt có nhiều, nhưng ẩn kín đằng sau tất cả những khác biệt này là cái không khác biệt. Nếu bạn chỉ nhìn vào những khác biệt thế thì bạn sẽ thấy thế giới, không thấy điều thiêng liêng. Nếu bạn nhìn vào cái một đang nằm ngoài tất cả những khác biệt, thế thì thế giới sẽ biến mất và điều thiêng liêng sẽ xuất hiện.
Thấy cái thống nhất trong cái đa dạng là đã tới ngôi đền của điều thiêng liêng.
Có cây, có đá và núi non, và chúng dường như thậm chí khác nhau nhiều hơn. Nhưng một điều vẫn là một: đá tồn tại và bạn tồn tại - sự kiện về sự tồn tại của bạn là như nhau. Hoa nở, đôi khi bạn cũng nở; hoa tàn, đôi khi bạn cũng tàn; dòng suối chảy về đại dương vừa ca hát vừa nhảy múa, bạn đôi khi cũng ca hát và nhảy múa. Đôi khi dòng suối trở nên rất buồn, dường như nó không đi đâu cả, nó gần như dừng lại... theo cùng cách đó bạn đôi khi cũng trở nên buồn và dường như không đi đâu cả, dường như cuộc sống đã mất hút trong sa mạc.
Bất kì khi nào bạn thấy cái gì đó trong cuộc sống, tìm cái bất nhị đi. Thế thì dần dần, dần dần bạn sẽ thấy rằng khác biệt có nhiều nhưng chúng chỉ trên bề mặt; bên trong có cái một. Trong nhị nguyên con người bị mất, trong cái một con người được cứu. Tính một là bờ sông, nhị nguyên là giữa dòng. Cho dù bạn nhìn vào trong kẻ thù của bạn, bạn sẽ thấy rằng đâu đó các bạn là một - có thể trong tính thù địch của bạn, có thể trong cái đối lập của bạn, nhưng theo cách nào đó các bạn là như nhau. Và khi cái một được nhận ra, kẻ thù sẽ trên bề mặt và bên trong sẽ có tình bạn.
Bạn, và không có kẻ thù của bạn sao? Bạn sẽ cảm thấy không đầy đủ. Khi kẻ thù này chết đi, cái gì đó bên trong bạn cũng sẽ chết đi. Bạn sẽ không còn như bạn trước đây nữa. Mặc dầu bạn đã nghĩ cả nghìn lần tới việc giết chết kẻ thù này, nhưng khi kẻ thù này thực sự chết đi bạn sẽ cảm thấy, "Lạy trời! Chỗ nào đó trong tim mình đã trở thành trống rỗng." Kẻ thù này đã chiếm chỗ nào đó trong bạn, kẻ thù này đã có chỗ nào đó trong cuộc sống bạn.
Bất kì chỗ nào có đối kháng, tìm tới móc nối gắn lại; bất kì chỗ nào có hai, tìm tới tính một. Bất kì khi nào có nhị nguyên, tìm tới dòng suối duy nhất bên trong. Sông có nhiều, đại dương chỉ một. Hình dạng có nhiều, vô hình dạng ẩn trong hình dạng là một. Chừng nào bạn thấy nhiều, biết rằng bạn đang trong thế giới. Khi khác biệt đột nhiên tan biến và cái một trở thành rõ ràng với bạn, trong khoảnh khắc đó bạn sẽ thấy rằng bạn đã đi vào điều thiêng liêng. Đôi khi kinh nghiệm này có thể xảy ra bất thần, và cũng tốt để hiểu nó.
Có lẽ đôi khi bạn đã cảm thấy nó: đột nhiên, đang bước đi trên đường, hay ngồi im lặng, một mình, bạn có thể đã cảm thấy rằng thế giới có vẻ như giấc mơ - dường như mọi thứ đều vô nghĩa, dường như trong một khoảnh khắc bức màn được vén lên hay mây đã biến mất khỏi bầu trời và bạn có thể thấy mặt trời. Đôi khi, khi ai đó chết và bạn đang ngồi trong nghĩa địa, dường như là tấm mạng đã được vén lên trước mắt bạn và bạn cảm thấy rằng tất cả đều vô nghĩa, vô tích sự, rằng tất cả những cái này đều là ảo tưởng, giấc mơ. Bạn sớm quay với thế giới thông thường bởi vì trạng thái này rất kinh hoàng. Ngay lập tức, bạn bắt đầu nói, thảo luận - có thể về kinh nghiệm này, rằng bạn đã kinh nghiệm một trạng thái như thế - và trong câu chuyện tầm phào của bạn cảm giác đó bị quên lãng. Các nhà tâm lí nói rằng điều này đôi khi xảy ra: sự liên tục của các quá trình suy nghĩ trong bạn đột nhiên dừng lại.
Khi một đứa trẻ được sinh ra nó không có ngôn ngữ. Thế rồi nó dần học ngôn ngữ. Trẻ con được sinh ra trong im lặng, chúng không có ngôn ngữ - và không thể nào làm khác biệt trong im lặng. Khi đứa trẻ mở mắt ra lần đầu tiên, nó không thấy mọi thứ như bạn thấy chúng - rằng kia là cây, đây là tảng đá, đây là nhà, đàn bà, đàn ông; nó không thấy theo cách đó. Nó không thể thấy theo cách đó bởi vì nó không biết nhà là gì và cây là gì, cây xanh hay hoa đỏ. Đứa trẻ không biết đỏ hay xanh. Tưởng tượng một chút đi... khi đứa trẻ mở mắt ra nó thấy mọi vật thế nào - bạn thậm chí không thể nào hình dung ra được điều đó.
Với đứa trẻ mọi thứ được gộp thành một toàn thể, chúng được thấy cùng nhau. Đây cũng là điều chúng ta nói về trẻ con. Đứa trẻ không có ý tưởng nào về khác biệt, nó cũng không biết đến tính một; nó đơn giản thấy. Mọi thứ đều là một. Đỏ không phải là đỏ mà xanh cũng không là xanh. Không có biên giới. Mọi thứ đều được nối lại, gộp với nhau.
Thế rồi ngôn ngữ sinh ra. Ngôn ngữ tạo ra khác biệt. Thế thì con chó là khác, con mèo là khác, ngôi nhà là khác, cây là khác; thế giới của khác biệt bắt đầu. Đứa trẻ càng học để hiểu và nghĩ và dùng ngôn ngữ, khác biệt càng nảy sinh.
Bạn gọi một người tạo ra phân biệt chẻ sợi tóc ra làm đôi là nhà tư tưởng lớn. Nhưng sự tồn tại là bất nhị; chính ngôn ngữ đã tạo ra tất cả những khác biệt này. Đây là lí do tại sao tất cả các tôn giáo đều chấp nhận tầm quan trọng của im lặng. Trong im lặng bạn sẽ bắt đầu thấy mà không có ngôn ngữ, không có các tầng ý nghĩ. Im lặng đơn giản có nghĩa là thấy sự tồn tại không có ý nghĩ. Ngay lập tức, khác biệt sẽ biến mất và cái một sẽ xuất hiện. Đó là lí do tại sao im lặng là thuật giả kim vĩ đại.
Và người không biết đến im lặng đã không biết gì cả. Gọi nó là im lặng, gọi nó là thiền, gọi nó là yêu - đấy là cùng một điều. Thậm chí trong yêu im lặng xảy ra, lời tan biến. Khi lời tan biến, thiền xảy ra. Nếu bạn tràn đầy thiền, yêu bắt đầu tuôn chảy. Thiền và yêu là hai mặt của cùng một đồng tiền. Thiền nghĩa là bạn đã trở nên im lặng. Khi bạn trở nên im lặng bạn thấy rằng chỉ có tính một, người khác không có đó chút nào. Và khi bạn thấy rằng chỉ có tính một, rằng người khác không có, thế thì yêu bắt đầu tuôn chảy. Bạn đã ngăn cản yêu bởi vì 'người khác' có đó. Khi bạn thấy chỉ 'tôi đây' đang rộn ràng trong mọi trái tim, 'tôi đây' đang nở hoa trong mọi cây cối, 'tôi đây' đang chiếu sáng trong các ngôi sao và mặt trăng, thế thì làm sao không thể có yêu được? Thế thì làm sao bạn có thể ghét được? Thế thì làm sao căm ghét và hận thù có thể tồn tại được?
Cho nên Sahajo nói:
Không nhị nguyên, không thù hận.
Cho nên điều đầu tiên là vượt ra ngoài nhị nguyên. để cho không có 'người khác' nữa. Khi không có hai, thế thì thù hận sẽ biến mất theo cách riêng của nó và yêu sẽ nảy sinh. Thế thì không ai là kẻ thù cả - không ai còn lại là kẻ thù cả. Để có một kẻ thù ít nhất cần phải có người khác, ai đó khác được cần.
Không nhị nguyên, không thù hận... Có lẽ không ai nêu ra được một câu kinh tinh tế như thế giống như 'không thù hận' này mà Sahajo đang chia sẻ.
Cô ấy nói trước hết phải không nhị nguyên: để không có hai, không nhị nguyên, không khác biệt. Thế thì thù hận sẽ tan biến theo cách của nó. Không nhị nguyên, không thù hận - trạng thái 'không thù hận' nảy sinh ra từ trạng thái 'không nhị nguyên'.
Sahajo nói: Người không ham muốn.
Vô ham muốn xảy ra khi không thù hận. Đây là lời kinh rất có giá trị. Khi không có hai, thế thì thù hận mất đi theo cách riêng của nó. Bạn đơn giản không thù hận. Khi không nhị nguyên nào còn lại thế thì cái gì có đó mà đạt tới? Thế thì làm sao ham muốn tồn tại được? Tâm trí thành đạt là trong cạnh tranh với người khác: "Người khác sẽ đạt được nhiều hơn mình và mình sẽ bị bỏ sau" - đó là lí do tại sao tham vọng nảy sinh. "Thế thì cho dù mình có phải chặt đầu người khác, chả thành vấn đề, mình phải đạt tới vị trí thượng đỉnh. Nếu mình thương hại người khác thế thì làm sao mình có thể đạt tới đỉnh được? Mình phải biến đầu người khác thành bậc thang cho mình lên. Mình phải dùng họ và mình phải chạy như thằng điên, như kẻ khùng."
Đây là toàn bộ bí mật của thành công của Hitler. Có nhiều người thông minh hơn Hitler trong cuộc vật lộn vì quyền lực, nhưng tất cả họ đều bị đánh bại. Không ai thậm chí có thể tưởng tượng được rằng Hitler sẽ trở nên có ảnh hưởng đến thế ở Đức. Có nhiều người thông minh trong chính trị cùng ông ta, nhưng ông ta đã bỏ tất cả họ đằng sau. Và lí do duy nhất là ở chỗ không người nào trong họ điên như ông ta. Họ còn chút ít thông minh, và điều đó trở thành lí do cho thất bại của họ.
Hitler tuyệt đối điên. Nếu bạn cạnh tranh với người điên, bạn có thể chắc chắn rằng bạn sẽ không thể nào thắng được. Nếu người điên không cạnh tranh thế thì đấy là vấn đề khác; nhưng nếu anh ta cạnh tranh thế thì thất bại của bạn là cái chắc. Bạn có thể bỏ bao nhiêu năng lượng vào nỗ lực của mình cũng không thành vấn đề, bạn sẽ không thể nào cạnh tranh nổi với người điên.
Bạn đã bao giờ quan sát rằng nếu bạn giận dữ, thế thì bạn thậm chí còn có thể di chuyển được cả tảng đá lớn không? Không có giận dữ đó bạn thậm chí không thể nào lay chuyển được tảng đá đó. Trong giận dữ bạn điên cuồng, mất trí. Người điên đập vỡ xiềng xích mà thậm chí đến đô vật cũng không thể nào phá vỡ nổi trong trạng thái bình thường của họ. Người điên phá vỡ xiềng xích bởi vì người điên không có giới hạn - người điên không có nhận biết chút nào.
Trong thế chiến thứ hai Hitler gần như thành công trong ham muốn cai trị toàn thế giới. Lí do là gì? Lí do rất đặc biệt. Các chuyên gia quân sự nói rằng một hiện tượng như Hitler trước đây chưa hề xuất hiện trong lịch sử loài người. Các chỉ huy quân sự của Anh, Mĩ, Nga và Pháp tất cả đều gặp khó khăn. Tại sao? - vì đấy là cuộc chiến với người điên.
Khi có các nhà lãnh đạo quân sự, những người hiểu biết về chiến lược quân sự, thế thì vấn đề là rõ ràng. Thế thì tất cả các vị chỉ huy quân sự sẽ nói rằng Hitler sẽ tấn công vào vị trí đặc biệt bởi vì đây là điểm yếu nhất của họ - nhưng Hitler không tấn công vào đó. Mọi người ở đó sẽ chuẩn bị cho cuộc tấn công bởi vì cuộc tấn công bao giờ cũng tới tại điểm yếu nhất. Nhưng Hitler tấn công vào chỗ mà họ nghĩ họ mạnh nhất và rằng không cần thêm bất kì bảo vệ gì nữa. Các tướng lĩnh của Hitler sẽ nói, "Ngài làm gì vậy? Đây sẽ là nguyên nhân thất bại của chúng ta!" Hitler nói, "Câm ngay! Ta nhận được hướng dẫn từ bản thân Thượng đế." Những hướng dẫn từ Thượng đế làm cho ông ta thắng lợi liền năm năm!
Thế rồi dần dần, dần dần vấn đề trở thành sự phức tạp lớn; không thể nào hiểu được cách thức của ông ta. Cứ dường như là bạn đang chơi cờ với người điên vậy, người không tuân theo bất kì luật lệ nào hết cả, người đi các nước cực kì rối rắm. Ông ta sẽ gây ra khó khăn cho ngay cả những kì thủ thông minh nhất.
Hitler làm cho họ lẫn lộn mất năm năm. Phải mất năm năm các tướng lĩnh đối thủ mới hiểu được cách thức của ông ta, cách thức tâm trí ông ta vận hành - chỉ thế thì họ mới bắt đầu thắng. Họ đã nghiên cứu ông ta trong năm năm. Ông ta đã làm cho tất cả các chiến lược quân sự của loài người thành lạc hậu. Ông ta tuyệt đối điên. Ông ta sẽ làm những điều mà không ai có thể hình dung ra nổi. Ông ta sẽ làm những điều mà không ai có thể quan niệm nổi sẽ đem tới thắng lợi.
Ông ta đã bổ nhiệm một số nhà chiêm tinh và ông ta tư vấn họ trước khi tấn công về việc liệu nên đi sang phương Đông hay phương Tây. Các tướng lĩnh của ông ta sẽ nói, "Làm sao mà chiến tranh được tiến hành theo các nhà chiêm tinh? Ngài đáng phải tư vấn chúng tôi chứ!" Nhưng ông ta đã bổ nhiệm các nhà chiêm tinh này.
Khi nước Anh phát hiện ra là ông ta đã tiến hành các cuộc tấn công theo hướng dẫn của các nhà chiêm tinh, thế thì ngay cả người như Churchill, người chưa bao giờ tin chút nào vào chiêm tinh cả, cũng phải bổ nhiệm một nhà chiêm tinh. Để làm gì? Nếu bạn muốn đánh nhau với Hitler bạn cũng sẽ phải bổ nhiệm một nhà chiêm tinh. Nhà chiên tinh này phải báo cho Churchill điều mà nhà chiêm tinh của Hitler đã gợi ý cho ông ta. Cuộc chiến tranh này không thể tiến hành với các tướng lĩnh.
Không nhị nguyên, không thù hận.
Sahajo nói: Người không ham muốn.
Người điên tiến lên trước những người khác - nhưng người khác cũng cần được tiến lên trước. Nếu người khác không có đó, bạn sẽ bỏ ai ở sau? Thế thì cái gì có đó để mà ham muốn? Tham vọng sao, để làm gì?
Cho nên điều cơ bản là phải không có nhị nguyên. Thế thì trạng thái không thù hận sẽ sinh ra từ nó. Thế thì trạng thái vô ham muốn sẽ bắt nguồn từ trạng thái không thù hận này. Không có ai để mà đánh nhau cả.
Và khi bạn biết rằng không có nhị nguyên, thế thì ngôn ngữ của tranh đấu trở thành vô hiệu. Chỉ có cái một: thế thì chỉ còn ngôn ngữ của buông xuôi là trở thành có ý nghĩa. Thế thì bạn sẽ đánh nhau với ai? Khi bạn biến mất thế thì bạn còn muốn chinh phục ai nữa? Thế thì thất bại là thắng lợi: "Nếu mình là một phần của cái bao la của sự tồn tại này, thế thì không có lí do gì để tranh đấu với nó cả. Người ta chỉ phải tuôn chảy cùng nó, buông xuôi theo nó."
Thế thì bạn sẽ không cố bơi ngược dòng, bạn trôi theo nó. Thế thì dòng sông sẽ đưa bạn đi với nó. Ramakrishna hay nói, "Có hai cách qua sông. Một là bạn đi thuyền và chèo thuyền qua sông. Thế thì bạn phải tranh đấu với dòng sông, phải vật lộn với gió. Và cách khác là đợi tới đúng lúc khi gió đã thổi đúng hướng và dòng sông sẵn sàng đưa bạn qua. Thế thì bạn giương buồm lên; thế thì gió và dòng sông sẽ mang bạn đi, chúng sẽ trở thành mái chèo của bạn."
Người đầy ham muốn vật lộn với mái chèo. Người không ham muốn buông xuôi theo ý chí của sự tồn tại. Bây giờ gió của sự tồn tại sẽ đem anh ta đi, anh ta đơn giản giương buồm lên. Bất kì nơi đâu sự tồn tại đưa anh ta tới đều là mục đích của anh ta.
Không nhị nguyên, không thù hận.
Sahajo nói: Người không ham muốn.
Đây là ba điều: rằng bạn không nhị nguyên, không thù hận, không ham muốn.
Trong trạng thái mãn nguyện và thuần khiết...
Kết quả của tất cả ba điều này là trạng thái mãn nguyện và thuần khiết.
Trong trạng thái mãn nguyện và thuần khiết,
Không phụ thuộc vào người khác.
Không có người khác, cho nên không thể có vấn đề về việc khao khát người khác.
Trong trạng thái mãn nguyện và thuần khiết... Mãn nguyện cũng có hai kiểu, do đó Sahajo đã thêm sự thuần khiết vào cho nó. Các hiền nhân phải nói từng lời và mọi lời một cách rất cẩn thận, bởi vì lời đang được nói cho bạn.
Mãn nguyện cũng có thể là không thuần khiết. Bạn sẽ nói, "Làm sao mãn nguyện có thể không thuần khiết được?" Khi bạn áp đặt nó lên bản thân bạn để được mãn nguyện, thế thì nó là mãn nguyện không thuần khiết. Bạn đã thất bại và để an ủi tâm trí mình bạn nói, "Thôi được, không hề gì. Bất kì cái gì là định mệnh đều đã xảy ra rồi. Có lẽ Thượng đế muốn điều gì đó tốt lành bắt nguồn từ đó. Có lẽ đây là một ân huệ trá hình." Đây không phải là mãn nguyện, nó là an ủi.
Bạn tự an ủi mình theo cách này bởi vì cuộc sống đã khó khăn đến mức là nếu bạn thường xuyên không bằng lòng, bạn sẽ phát cáu bẳn. Trong từng thớ thịt con người bạn đều sẽ có chất độc, bạn sẽ bị tổn thương bởi những vết đau. Cho nên bạn phải tự an ủi mình rằng có lẽ cái gì đó tốt lành sẽ đi ra từ đó: "Điều vừa xảy ra thôi thì cũng được. Bất kì cái gì Thượng đế làm đều đúng cả." Bạn đã bị tổn thương bởi gai nhọn của cái 'không đúng' và bây giờ bạn đang cố gắng che đậy nó bằng băng gạc bởi việc nói nó là 'đúng'. Khi bạn nói rằng nó phải là một ân huệ trá hình trong tai ương, bạn đã thấy cái không may và bây giờ bạn đang cố áp đặt ý chí thiêng liêng lên nó.
Nhớ lấy, nếu mãn nguyện của bạn là thuần khiết thế thì bạn sẽ không thấy không may chút nào. Bạn sẽ thấy ân huệ và chỉ ân huệ mà thôi. Nếu mãn nguyện là không thuần khiết thế thì cái không may sẽ sớm tự lộ ra, và với việc mang cái không may đó bạn hi vọng vào ân huệ. Bởi vì cái không may lớn thế, làm sao bạn có thể chịu được nó? Bạn cần an ủi nào đó cho nên bạn nói nó là nghiệp quá khứ của bạn. Có lẽ bạn đang khổ bởi vì nghiệp quá khứ - nhưng bạn đang khổ. Bạn biết rằng bạn đang khổ cho nên bây giờ bạn cố gắng tìm ra cách nào đó để tự an ủi bạn. Nhà đổ cả tứ phía rồi còn bạn vẫn cố chống đỡ nó lên - nhưng đây không phải là tình huống lành mạnh cho ngôi nhà. Nó cũng giống như câu chuyện ngụ ngôn của Aesop vậy: nho có đó mà bạn không thể nào với được tới chúng cho nên bạn nói rằng nho còn chua lắm, nho còn xanh lắm. Bạn đang lừa ai vậy?
Bạn sẽ thấy nhiều người mãn nguyện theo kiểu ấy trên đất nước này, người bao giờ cũng lên án toàn bộ thế giới. Họ nói, "Phần còn lại của thế giới là phi tôn giáo. Nếu bạn muốn học mãn nguyện, học nó từ chúng tôi đây này. Ấn Độ rất mãn nguyện."
Tôi hiếm khi bắt gặp được người thực sự mãn nguyện. Mãn nguyện của bạn là mãn nguyện giả. Mãn nguyện của bạn là bất lực. Khi tôi nói 'mãn nguyện bất lực' nó có nghĩa là bạn không có khả năng cạnh tranh và bạn sợ tranh đấu, cho nên bạn che đậy nó bằng cái tên mĩ miều về mãn nguyện. Bạn cũng muốn cạnh tranh đấy, nhưng bạn muốn rằng ai đó khác nên làm điều đó cho bạn. Bạn cũng muốn đạt tới ngai vàng nhưng bạn muốn rằng Thượng đế phải nâng bạn lên và đặt bạn vào đó. Thế thì bạn không phải làm gì cả, bởi vì trong khi làm có khả năng thất bại. Nếu bạn cạnh tranh, bạn sợ - nếu bạn bị bỏ đằng sau, bản ngã bạn sẽ bị tổn thương.
Có hai kiểu bản ngã trên thế giới: loại đầu là những người chạy như kẻ điên, và loại thứ hai là những người đứng dẹp sang bên giả đò làm người mãn nguyện. Người bản ngã chạy như kẻ điên, đẩy người khác dẹp sang bên. Người bản ngã đang đứng đó giống như người mãn nguyện có thể lừa bạn; bạn có thể nghĩ, "Anh ta mãn nguyện làm sao! Anh ta đứng dẹp sang bên!" Nhưng nếu bạn nhìn sâu vào bên trong anh ta, bạn sẽ thấy rằng anh ta đang đứng dẹp sang bên bởi vì anh ta sợ thua trong tranh cãi. Có lẽ anh ta còn bản ngã nhiều hơn là kẻ điên nữa. Anh ta không cạnh tranh chút nào bởi vì tham dự vào tranh cãi rõ ràng có nghĩa là thắng lợi sẽ không chắc chắn, người ta cũng có thể bị thất bại nữa.
Mọi người tới tôi và nói, "Chúng tôi muốn yêu nhưng chúng tôi không thể nào tới gần bất kì ai bởi vì chúng tôi sợ bị bác bỏ. Người khác có thể bác bỏ chúng tôi, cho nên chúng tôi không thể dâng hiến tình yêu của mình." Đây là bản ngã. Chắc chắn nếu bạn dâng hiến tình yêu của mình cho ai đó, thế thì cũng có nỗi sợ bị bác bỏ. Người khác là tự do. Bạn muốn yêu, còn người kia sẽ không nhất thiết sẵn sàng để yêu bạn.
Bạn đã chìa tay ra trong tình bằng hữu nhưng không phải bao giờ người khác cũng sẽ đáp ứng bằng tình bằng hữu. Bạn có thể không hấp dẫn anh ta chút nào! Điều thường xảy ra là bạn không hấp dẫn được người bạn yêu. Có bản ngã lớn ẩn đằng sau nó, bởi vì không ai nghĩ bản thân mình là đáng yêu cả. Cho nên bất kì khi nào ai đó yêu bạn, bạn nói, "Bất kì ai sẵn sàng yêu mình chắc phải là vô giá trị." Bạn không nhận biết về nhân phẩm của chính mình. Trong nhiều thế kỉ bạn đã được dạy chỉ tự lên án mình. Bạn cảm thấy bị kết án bên trong nhiều đến mức bạn bị thuyết phục rằng bạn không đáng để được yêu, rằng bất kì ai yêu bạn cũng phải là người điên.
Có một nghệ sĩ hài kịch Mĩ, Groucho Marx. Một câu lạc bộ nổi tiếng ở Hollywood, chỉ nhận thành viên là những nghệ sĩ lớn, những giám đốc và những người có tiếng nhất ở Hollywood - người ta phát điên để cố gắng được là thành viên của câu lạc bộ đó, chỉ những người như tổng thống hay thống đốc mới có thể được làm thành viên - đã mời Groucho Marx làm thành viên. Groucho Marx viết, "Tôi không thể chấp nhận làm thành viên cho một câu lạc bộ mà sẵn sàng chấp nhận tôi như một thành viên. Điều đó phải là vô giá trị đối với tôi, nếu không tại sao nó chấp nhận tôi làm thành viên? Tôi muốn trở thành thành viên của một câu lạc bộ mà không sẵn sàng chấp nhận tôi!" Đây là bản ngã.
Bernad Shaw được tặng giải thưởng Nobel và ông ấy từ chối nhận nó. Ông ấy nói, "Bây giờ nó không xứng với tôi, nó không có giá trị với tôi. Trao nó cho người còn trẻ, người mới bắt đầu đi. Bây giờ tôi đã trở thành người già. Khoảnh khắc đã qua rồi - có lẽ tôi sẽ nhận nó nếu tôi được tặng hai mươi năm trước đây."
Jayprakash đã nhiều lần được yêu cầu trở thành tổng thống Ấn Độ, nhưng ông ấy nói rằng vị trí ấy bây giờ không xứng với ông ấy.
Bản ngã có nhiều phẩm chất phi thường! Mọi người cứ nghĩ rằng Jayprakash đã từ bỏ mọi thứ bởi vì ông ta từ chối chức vụ tổng thống, nhưng hiểu cái cảm giác nhất định phải có bên trong con người này đi. Ông ấy đang nói, "vị trí ấy không xứng đáng cho tôi" - không có vấn đề từ bỏ - "nó không xứng đáng với tôi chút nào!"
Nhiều lần những người mà bạn gọi là từ bỏ lại là những kẻ bản ngã lớn hơn bạn. Và nhiều lần những người đứng sang bên và biểu lộ mãn nguyện còn bất mãn hơn bạn. Nhưng hành vi bề ngoài của họ không giá trị gì mấy, biến đổi bên trong phải xảy ra.
Sahajo nói, ... Trong trạng thái mãn nguyện và thuần khiết... Trạng thái mãn nguyện này là rất thuần khiết. Nếu bạn cho phép tôi, tôi sẽ nói rằng khi bạn thậm chí không biết rằng bạn mãn nguyện, chỉ thế thì nó mới là trạng thái mãn nguyện thuần khiết. Ngay khi bạn biết, bất mãn cũng có đó rồi. Ngay khi bạn biết rằng bạn mãn nguyện, bạn có thể chắc chắn rằng bạn không mãn nguyện. Khi bạn không biết rằng bạn mãn nguyện - thậm chí nhận biết về mãn nguyện cũng không có đó - chỉ thế thì bạn mới biết tới mãn nguyện.
... Trong trạng thái mãn nguyện và thuần khiết, không có phụ thuộc vào người khác. Điều này rất tinh tế và phức tạp. Cũng có thể là người bản ngã sẽ không đòi hỏi điều gì từ người khác - nhưng điều này là bởi vì bản ngã của anh ta; bản ngã anh ta không sẵn sàng đòi hỏi bất kì cái gì từ người khác - và một người mãn nguyện cũng sẽ không đòi hỏi. Từ bên ngoài, cả hai đều giống nhau, nhưng họ khác nhau như cõi trời và địa ngục. Người mãn nguyện không nhìn vào người khác bởi vì với người đó không còn người khác nữa.
Không nhị nguyên, không thù hận.
Sahajo nói: Người không ham muốn.
Trong trạng thái mãn nguyện và thuần khiết,
Không phụ thuộc vào người khác.
Không còn 'người khác' nữa, cho nên một cách tự nhiên không có phụ thuộc. Người bản ngã cũng không phụ thuộc bởi vì anh ta nói, "Làm sao mình có thể bị phụ thuộc được? Không thể được! Mình không cúi đầu trước bất kì ai." Người mãn nguyện cũng không cúi đầu bởi vì anh ta nói, "Mình cúi đầu với ai? Không có người khác cho nên làm thế để làm gì?" Sẽ không có ý nghĩa gì trong điều đó cả. Người bản ngã sẽ không cúi đầu bởi vì anh ta không thể cúi đầu được. Người vô ngã không cúi đầu bởi vì không có ai để cúi đầu. Nếu tôi bắt đầu tôn thờ hình ảnh của riêng mình thế thì điều đó sẽ chứng tỏ rằng tôi điên. Phỏng có ích gì mà cúi đầu trước hình ảnh của riêng mình trong gương?
Người bản ngã không cúi đầu và người vô ngã cũng không cúi đầu - nhưng lí do của họ là rất khác nhau. Người bản ngã không cúi đầu vì lí do sai và người vô ngã không còn lí do nào còn lại để cúi đầu, không lí do chút nào.
Trong trạng thái mãn nguyện và thuần khiết, không có phụ thuộc vào người khác. Bạn sẽ thấy lời kinh này ích lợi trong mọi chiều hướng cuộc sống. Người tôn giáo không biết rằng mình là tôn giáo, chính người phi tôn giáo biết rằng mình là tôn giáo. Người mạnh khoẻ không biết rằng mình mạnh khoẻ, chỉ người ốm biết tới mạnh khoẻ và ốm yếu. Người thông minh không biết rằng mình là thông minh, chỉ người đần nghĩ theo cách này.
Ngay khi bạn để ý tới điều gì đó trong bản thân bạn, phải chắc rằng khía cạnh đối lập cũng đang ẩn ở đâu đó, rằng nó đang có đó, vẫn đâm xuyên vào bạn ở bên trong như chiếc gai vậy. Bạn có thể đã trải hoa lên nó để che đậy nó - đấy là vấn đề khác - nhưng vết thương có đó. Nó đã được băng bó nhưng bên trong vẫn còn mủ. Khi vết thương được chữa lành hẳn thế thì bạn không biết gì về nó nữa - bạn không biết rằng có vết thương hay rằng nó đã lành. Nó qua rồi, chuyện qua rồi.
Và câu kinh tiếp là một câu mà cho dù bạn có tìm trong tất cả Upanishad, cho dù bạn có tìm trong tất cả Veda, bạn cũng sẽ không thể nào tìm ra lời kinh như thế.
Khi ngủ người ta trong bầu trời trống rỗng của điều thiêng liêng;
Khi tỉnh, người ta nhớ tới điều thiêng liêng.
Bất kì điều gì người ta nói cũng là lời thiêng liêng.
Người ta thực hành sùng kính vô ham muốn.
Khi ngủ người ta trong bầu trời trống rỗng của điều thiêng liêng... Sahajo nói, "Bây giờ giấc ngủ của tôi là trong trống rỗng, không có mơ. Bây giờ khi tôi ngủ, tôi đi vào trống rỗng."
Khi tỉnh, người ta nhớ tới điều thiêng liêng. "Và bây giờ khi tôi tỉnh dậy, tôi tỉnh dậy liền nhớ tới điều thiêng liêng. Tôi ngủ trong trống rỗng và trạng thái tỉnh của tôi là tràn đầy." Đây là hai trạng thái duy nhất - trống rỗng và tràn đầy.
Phật gọi trống rỗng là 'niết bàn', Shankara gọi tràn đầy là 'niết bàn', còn Sahajo gắn chúng với nhau. Sahajo trở thành cây cầu. Nhấn mạnh của Phật là ở chỗ bản chất của sự tồn tại tối thượng là trống rỗng. Sahajo sẽ nói rằng Phật đã nhìn vào sự tồn tại với con mắt thanh thản cho nên ngài kinh nghiệm sự tồn tại như trống rỗng. Shankara không nhìn vào sự tồn tại bằng con mắt thanh thản, không trong trạng thái ngủ say, không trong sushupti, mà bằng đôi mắt mở, tỉnh thức, hoạt động: thế thì ông ấy kinh nghiệm sự tồn tại như tràn đầy.
Khi tỉnh, người ta nhớ tới điều thiêng liêng - điều trở thành bầu trời trống rỗng trong khi ngủ là tràn đầy khi thức. Sự tồn tại là một. Chúng ta ở trong hai trạng thái - ngủ và thức: người kinh nghiệm sự tồn tại trong giấc ngủ sẽ thấy nó là an bình tối thượng, người kinh nghiệm nó trong lúc thức sẽ thấy nó là phúc lạc tối thượng. Trong giấc ngủ ân huệ trở thành an bình; trong tỉnh thức an bình trở thành phúc lạc.
Cho nên Phật đang ngồi im lặng dưới gốc cây, dưới cây bồ đề. Ông ấy đã kinh nghiệm sự tồn tại như trống rỗng. Chaitanya đang nhảy múa trong sự tồn tại - "Hari bol, hari bol" - Chaitanya đang nhảy múa; ông ấy thấy sự tồn tại khi tỉnh thức. Cả hai đều kinh nghiệm cùng một điều nhưng họ ở hai chiều hướng khác nhau. Nếu bạn kinh nghiệm với mắt nhắm, bạn sẽ kinh nghiệm sự tồn tại như trống rỗng; nếu bạn kinh nghiệm bằng mắt mở thế thì bạn sẽ thấy rằng trò chơi bao la này của sự tồn tại là tràn đầy.
Shankara đang bác lại Phật. Triết gia bên trong Shankara đang hiện diện, nó còn chưa biến mất. Có dấu vết còn lại của nhân cách của ông ấy ngay cả sau khi đã biến mất, cũng như khi dây thừng cháy hết, hình dạng của nó vẫn còn lại. Nhân cách của Shankara là nhân cách của triết gia, của nhà tư tưởng. Khi ông ấy đạt tới tri thức tối thượng, thế thì phong cách suy tư của ông ấy vẫn còn lại.
Nhân cách của Phật cũng là nhân cách của triết gia, và ông ấy cũng đạt tới việc biết tối thượng. Nhưng triết gia bao giờ cũng giữ khía cạnh ý nghĩ nào đó bởi vì không có khả năng cho suy tư mà không ý nghĩ. Cho nên Phật đã kinh nghiệm rằng điều thiêng liêng là trống rỗng và Shankara kinh nghiệm rằng điều thiêng liêng là tràn đầy. Và Sahajo gắn cả hai - và điều tốt là một đàn bà nối hai người đàn ông tranh đấu lại!
Phát biểu của Sahajo thật là hay.
Khi ngủ người ta trong bầu trời trống rỗng của điều thiêng liêng;
Khi tỉnh, người ta nhớ tới điều thiêng liêng.
Cho nên cô ấy nói rằng Phật là đúng mà Shakara cũng đúng. "Tôi đã kinh nghiệm sự tồn tại theo cả hai cách và tôi đã hiểu rằng nó không phải là hai. Hai ấy trong thực tế là một. Chúng là hai khía cạnh của chúng ta. Nếu chúng ta nhắm mắt thế thì có trống rỗng bên trong; nếu chúng ta mở mắt ra thế thì có tràn đầy, điều đó đang mưa rào ở mọi nơi."
Khi ngủ người ta trong bầu trời trống rỗng của điều thiêng liêng;
Khi tỉnh, người ta nhớ tới điều thiêng liêng.
Bạn có thể thực hành điều này như việc thiền. Nếu bạn có ý thức và tỉnh táo về điều thiêng liêng trong khi tỉnh thức, bạn sẽ tan biến trong bầu trời trống rỗng khi ngủ. Nhưng nếu bạn liên tục nhớ và tụng cả trong giấc ngủ của mình, bạn sẽ không thể nghỉ ngơi được. Bạn sẽ không nghỉ mà bạn cũng không cho Thượng đế nghỉ!
Tôi có nghe nói rằng một người chết. Ông ta là một tu sĩ lớn và một học giả lớn. Có một gái làm tiền sống ở ngay trước nhà ông ấy, cũng chết. Khi các thần chết tới đem ông ta đi, học giả nói, "Có sai sót gì đây - các ngài đem tôi xuống địa ngục còn cô mãi dâm này lên cõi trời. Cái gì đã đi sai rồi. Các ngài phải hỏi lại điều đó xem sao." Ông ta là một học giả, rất kỉ cương. Ông ta trở nên rất bướng bỉnh. Ông ta nói, "Tôi không đồng ý với các ngài, trước hết các ngài đi hỏi xem sao đã."
Các thần nói, "Chưa bao giờ có sai lầm cả."
Học giả nói, "Các ngài đang đưa tôi xuống địa ngục vậy mà tôi niệm tên Thượng đế cả ngày lẫn đêm, hai mươi bốn giờ một ngày, "Rama - Rama.' Còn cô gái mãi dâm này không bao giờ thèm thốt ra tên Rama..."
Các thần nói, "Chúng ta sẽ đưa ông lên Thượng đế và ông có thể tranh cãi với chính ngài."
Người này lên gặp Thượng đế và nói, "Tại sao có bất công này? - gái mãi dâm được đưa lên cõi trời! Vậy ra ngay cả ở cõi trời mọi thứ cũng hệt như ở trần thế vậy. Cô ấy có vị thế trong trần thế và ở đây cô ấy cũng có vị thế. Còn tôi bị mất cả hai đằng. Tôi chết đi vẫn còn niệm tên ngài và bây giờ tôi phải xuống địa ngục sao? Mà tôi đã niệm tên ngài cả đời mình. Ngài biết rằng tôi không quên ngài lấy một khoảnh khắc.."
Thượng đế nói, "Đấy là lí do tại sao ngươi bị tống xuống đấy. Ngươi không ngủ mà ngươi cũng không cho ta ngủ. Gái mãi dâm này có thể không niệm tên ta, điều đó đúng, nhưng cô ấy không gây rắc rối nào cho ta. Ngươi đã quấy rầy ta. Ngươi liên tục quấy rầy ta."
Đừng ôm giữ cùng một điều gì trong hai mươi tư tiếng một ngày.
Có hai bờ của cuộc sống, có hai bờ của dòng sông cuộc sống. Có nỗ lực, có nghỉ ngơi; có thức, có ngủ. Đó là lí do tại sao tròng mắt mở và nhắm. Đó là lí do tại sao có thở vào và thở ra. Đó là lí do tại sao có sinh và có tử. Đó là lí do tại sao có đàn bà và có đàn ông. Cuộc sống có hai bờ - và người cân bằng cả hai thì kinh nghiệm được bản tính đúng đắn của mình. Đừng ôm giữ một bờ. Nếu bạn ôm giữ một bờ, bạn đã chọn rồi. Bạn đã bắt giữ một nửa còn nửa kia đã bị bỏ - và nửa kia đó cũng là điều thiêng liêng.
Mọi người tới tôi. Vài năm trước đây một quí ông được đưa tới tôi. Anh ấy là người tốt. Người xấu gặp rắc rối xấu, người tốt gặp rắc rối tốt - nhưng mọi người không thể tránh được việc dính vào rắc rối. Cái tốt của họ cũng trở thành chỗ dựa cho bản ngã họ.
Quí ông này được đem tới tôi. Tôi hỏi, "Có chuyện gì vậy?" Hoàn cảnh anh ta thực là tồi tệ. Vợ anh ta tới cùng, cả bố anh ta cũng ở đấy nữa. Tôi hỏi họ, "Có chuyện gì vậy?" bởi vì anh ta đang trong trạng thái không thể nói được.
Họ nói rằng khi anh ta bắt đầu đọc cuốn sách của Shivananda anh ta quen ngủ tám tiếng, thế rồi anh ấy bắt đầu ngủ năm tiếng, rồi còn ba tiếng. "Bây giờ tâm trí anh ta đã trở thành mất trí rồi, và dù chúng tôi có cố gắng thuyết phục anh ta thế nào, anh ta đều nói - 'Dù sao người ta phải vượt ra ngoài giấc ngủ,' và 'người đã chứng ngộ không ngủ chút nào.' Rồi anh ta giữ cuốn sách kè kè bên mình mọi lúc. Ban đầu anh ta bắt đầu bỏ ngủ, thế rồi anh ta bắt đầu cảm thấy buồn ngủ cả ngày cho nên anh ta nói chuyện với một guru nào đó. Ông thầy này bảo anh ta, 'Nếu anh muốn bớt ngủ thế thì bớt chất nuôi dưỡng đi. Nếu anh ăn tốt thế thì anh sẽ cảm thấy buồn ngủ cả ngày - anh đang ăn quá nhiều.' Thế là anh ta bớt thức ăn và bây giờ anh ta chỉ sòn sống với sữa. Thân thể anh ta quắt queo lại, anh ta trở nên ốm yếu. Anh ta không ngủ được cả đêm. Anh ta trở nên sợ ngủ bởi vì khi ngủ anh ta mơ và mơ là tội lỗi: 'Mơ cũng phải bị loại bỏ.' Cho nên bây giờ anh ta trở thành ngày càng mất trí hơn. Anh ta không chịu nghe lời ai bởi vì anh ta có học, anh ta biện luận cả với chúng tôi; anh ấy thắng với mọi lập luận." Vợ anh ta bắt đầu khóc; cô ấy nói, "Bây giờ vì điều này mà gia đình tan nát. Xin thầy giải phóng cho anh ấy khỏi Shivananda!"
Tôi hỏi anh ta. "Sách của anh đâu?" Anh ta vẫn giữ kè kè cuốn sách trong túi. Tôi nói, "Ít nhất nhìn vào bức tranh Shivananda đi! Anh sẽ không tìm thấy người nào béo hơn Shivananda trong cả nước Ấn Độ này - ông ấy phải nặng hơn bốn Ma Tarus cộng lại! Anh có thực là ăn quá nhiều không? Anh đang trở thành chỉ như bộ xương khô, anh thậm chí không thể bước đi được nữa. Khi Shivananda mà bước ông ấy cần hai người xốc nách, thế thì ông ấy mới có thể bước. Sau khi đọc sách của ông ấy ít nhất anh cũng phải nhìn vào ảnh của ông ấy, ảnh chụp ông ấy được in khắp mọi sách ông ấy đấy thôi."
Nhưng người tốt bị bệnh cao quí và bệnh này đôi khi còn chứng tỏ là nguy hiểm hơn là bệnh xấu.
Cuộc sống cần cân bằng lớn. Tôi gọi cân bằng này là kỉ luật tự giác. Với kỉ luật tự giác tôi không ngụ ý từ bỏ. Nghĩa của tôi về kỉ luật tự giác là cân bằng giữa mê đắm và từ bỏ. Nghĩa của tôi về kỉ luật tự giác là để trao cho cuộc sống một hình thức tự nhiên và dễ dàng. Thân thể cần nghỉ ngơi, nó cũng cần thức ăn, nó cũng cần làm việc. Ngủ ban đêm và vẫn còn tỉnh thức ban ngày.
Cho nên người tôn giáo phải làm gì? Khi ngủ người ta trong bầu trời trống rỗng của điều thiêng liêng; Khi tỉnh, người ta nhớ tới điều thiêng liêng.
Khi bạn đang tỉnh thức, thấy điều thiêng liêng đi; khi bạn ngủ, rơi vào trong trống rỗng. Để điều này là việc thực hành tâm linh của bạn: không quên điều thiêng liêng trong khi bạn đang tỉnh thức và không nhớ đến ai trong khi ngủ, không nhớ ngay cả Thượng đế, bởi vì cho dù bạn nhớ Thượng đế, thế thì trống rỗng sẽ không đầy đủ.
Và khi bạn bắt đầu chuyển giữa trống rỗng và tràn đầy, thế thì bạn đang trong trạng thái say sưa, chính là từ nhận biết, không phải là vô ý thức. Đây là lí do tại sao Sahajo nói, Và chân họ loạng choạng mất điều khiển... cho nên họ loạng choạng. Nhưng ... thế thì điều thiêng liêng chăm lo cho. Bây giờ không cần phải chăm lo cho chính mình nữa, sự tồn tại chăm lo cho người đã đạt tới cân bằng trong cuộc sống. Khi ngủ người ta trong bầu trời trống rỗng của điều thiêng liêng; khi tỉnh, người ta nhớ tới điều thiêng liêng.
Bất kì điều gì người ta nói cũng là lời thiêng liêng.
Bất kì điều gì bạn nói, nói nó theo cùng cách như bạn sẽ nói tên điều thiêng liêng. Nói chỉ theo cách đó. Nói chỉ nếu đấy là về điều thiêng liêng, bằng không, đừng nói chút nào. Bạn có thể làm mà không nói, nhưng nếu bạn nói, để nó là về điều thiêng liêng.
Có một truyền thống cổ ở Ấn Độ và chúng ta đã quên lãng ý nghĩa của nó: rằng thậm chí nếu gặp người lạ trên đường bạn nói "Ram Ram", tên của Thượng đế, và khoanh tay trong tư thế namaste. Đấy là để tưởng nhớ tới điều thiêng liêng qua việc chào đón của bạn. Ngày nay thậm chí cái chào của bạn cũng có động cơ. Nhưng trong làng xóm nếu bạn đi qua ai đó trên đường thế thì cho dù đấy là người không nhận ra bạn, người không liên quan gì tới bạn, người ấy vẫn cứ nói "Jai Ram Ji" - thắng lợi thuộc về Ram, điều thiêng liêng bên trong bạn. Bạn có thể nghĩ rằng điều này là vô nghĩa. Bạn không biết anh ta và bạn không có liên quan gì với anh ta, vậy mà anh ta vẫn chào đón bạn bằng việc nói "Jai Ram Ji"; điều đó không cần thiết.
Nhưng dân làng đang theo tục lệ cổ. Không phải là anh ta chào đón bạn đâu, anh ta đang nhớ tới điều thiêng liêng qua việc chào đón đó. Bất kì điều gì người ta nói cũng là lời thiêng liêng. Bạn ở đó cho nên bạn trở thành cái cớ. Anh ta nhân cơ hội đó và nhớ tới điều thiêng liêng.
Đó là lí do tại sao không có việc chào đón trong thế giới này giống như việc chào đón mà người Hindu vẫn dùng. "Chào buổi sáng' là được, nhưng chẳng có gì mấy trong đó. Nó cũng làng nhàng vậy thôi. Nhưng 'Jai Ram Ji' là duy nhất. Tại sao nói về buổi sáng khi người ta có thể nói về điều thiêng liêng? - buổi sáng cũng được bao hàm trong đó rồi! Điều thiêng liêng không được nhớ tới trong 'chào buổi sáng', nhưng buổi sáng chắc chắn được bao hàm trong 'Jai Ram Ji'. Và buổi sáng không phải bao giờ cũng tốt, buổi tối không phải bao giờ cũng tốt. Điều thiêng liêng bao giờ cũng tốt. Buổi sáng và buổi tối là đổi lẫn cho nhau được: hôm nay thời tiết tốt, ngày mai thời tiết có thể không tốt. Điều thiêng liêng bao giờ cũng tốt. Nếu bạn muốn nhớ tới điều gì đó thế thì nhớ tới điều thiêng liêng.
Bất kì điều gì người ta nói cũng là lời thiêng liêng.
Người ta thực hành sùng kính vô ham muốn.
Và để cho sùng kính của bạn là vô ham muốn. Để cho không có mong đợi trong nó. Đây là tiêu chuẩn cho yêu. Khoảnh khắc bạn đòi hỏi, nó trở thành ham muốn, nó rơi xuống dưới. Khi bạn không yêu cầu cái gì thế thì yêu trở thành sùng kính, nó vươn lên cao phía trên. Khoảnh khắc bạn đòi hỏi nó giống như đá buộc quanh cổ tình yêu. Khi bạn không đòi hỏi, tình yêu của bạn có cánh, nó bắt đầu bay trên trời. Người ta thực hành sùng kính vô ham muốn.
Người ta uống mãi trong tình yêu,
Say sưa trong bản thể riêng của người ta.
Sahajo nói: Người ta không thấy phân biệt,
Không ai là kẻ ăn mày hay hoàng đế.
Sahajo nói, "Điều như thế đã trở thành trạng thái của tôi - mãn nguyện thuần khiết đã bao quanh tôi cả bên trong lẫn bên ngoài." Mãn nguyện thuần khiết. Và người ta thậm chí không nhận biết về mãn nguyện này. Không trông đợi hay phụ thuộc nào vào người khác còn lại. Bây giờ không có 'người khác' cho nên làm sao có thể có bất kì trông đợi nào được? Không có gì còn để mà được đạt tới bởi vì tất cả đều là một. Không đâu mà đi, không tương lai còn lại, khoảnh khắc hiện tại tự bản thân nó là đầy đủ. Người ta ngủ trong bầu trời trống rỗng của điều thiêng liêng và thức dậy trong điều thiêng liêng; bất kì điều gì người ta nói đều là về điều thiêng liêng. Khi người ta không nói, đấy là sùng kính im lặng, im lặng và không yêu cầu. Khi không có gì để đòi hỏi thế thì cần gì phải nói?
Cho nên bất kì điều gì người ta nói đều là về điều thiêng liêng, trong ca ngợi điều thiêng liêng. Thậm chí khi người ta không nói, người ta chìm trong sùng kính, trong yêu.
Người ta uống mãi trong tình yêu...
Bây giờ trong hai mươi bốn tiếng người ta được tắm trong yêu.
... Say sưa trong bản thể riêng của người ta.
Trái tim được mãn nguyện, không có gì không được đáp ứng. Người ta tràn ngập với bản thân mình bởi vì điều thiêng liêng là không tách rời, nó là hình ảnh riêng của tôi. Say sưa trong bản thể riêng của người ta...
Sahajo nói: Người ta không thấy phân biệt...
Bây giờ người ta đã trở thành không phân biệt. Nơi có mãn nguyện, người ta không có phân biệt. Nơi có cân bằng giữa trống rỗng và tràn đầy, không có phân biệt.
Sahajo nói: Người ta không thấy phân biệt,
Không ai là kẻ ăn mày hay hoàng đế.
Bây giờ người ta không phân biệt, bây giờ không ai là giầu hay nghèo, đẹp hay xấu, đàn bà hay đàn ông; không có thế giới lẫn giải thoát. Sahajo nói: Người ta không thấy phân biệt, không ai là kẻ ăn mày hay hoàng đế.
Hiền nhân một mình, không cần bạn đồng hành,
Người đồng hành duy nhất của cô ấy là bản thể riêng của cô ấy,
Người ta sống trong phúc lạc của thức tỉnh,
Người ta uống nước quả của tự tính riêng của người ta.
Hiền nhân một mình, không cần bạn đồng hành... Nếu bạn muốn thực hành điều gì đó, thực hành sự một mình, thực hành việc là một mình đi, bởi vì bạn sẽ thấy điều thiêng liêng chỉ trong tính một mình của bạn. Chừng nào bạn còn tìm kiếm người khác, bạn sẽ thấy nhiều người, nhưng bạn sẽ không thấy nó. Chừng nào bạn tìm kiếm người khác, bạn đang trốn khỏi bản thân bạn.
Mọi tìm kiếm về người khác đều là chạy trốn khỏi bản thân bạn.
Bạn trở nên không thoải mái trong tính một mình của bạn. Bạn nói, "Làm gì, đi đâu, gặp ai?" Bạn tìm một người bạn, bạn tới câu lạc bộ, bạn tới tiệm ăn, bạn đi xem phim, bạn tới đền đài - nhưng việc tìm kiếm của bạn là về người khác. Nếu có cuộc gặp gỡ với người khác thế thì bạn có thể trốn khỏi bản thân bạn, bằng không bạn trở thành không thoải mái với bản thân bạn. Bạn trở nên chán với bản thân bạn. Bạn không thể dung thứ cho bản thân bạn. Bạn trở nên rối loạn với bản thân bạn. Cho nên bạn tìm vợ, tìm chồng, bạn cho sinh con cái - bạn liên tục tạo ra đám đông ngày càng lớn hơn và bạn trở nên mất hút trong đó.
Mọi người tới tôi. Nếu họ một mình họ buồn và họ nói, "Chúng tôi một mình." Nếu họ có gia đình họ buồn và họ phàn nàn, "Chúng tôi trong gia đình." Để trốn khỏi tính một mình của họ, họ tìm đám đông, nhưng thế rồi đám đông trở thành quấy rối. Thế rồi họ nói, "Chúng tôi đang bị nghiền nát, chúng tôi đang chết mà chẳng có nghĩa về tất cả những cái đó. Chúng tôi đang mang tải trọng, chúng tôi chỉ trở thành con vật thồ. Bây giờ chúng tôi phải chăm sóc vợ và con, chúng tôi phải giáo dục chúng, cho chúng xây dựng gia đình. Bây giờ chúng tôi bị mắc bẫy." Trước khi họ bị mắc bẫy họ thường nghĩ, "Mình sẽ làm gì với bản thân mình? Mình sẽ làm gì?" Họ không thể nghĩ được cái gì. Họ cảm thấy chán khi họ một mình, họ muốn làm cái gì đó.
Hiền nhân một mình, không cần bạn đồng hành...
Hiền nhân là người biết tới giá trị của tính một mình của ông ấy, người cố gắng vẫn còn trong trạng thái một mình. Hiền nhân là người nói, "Tôi sẽ vẫn còn phúc lạc trong tính một mình của tôi," người dần dần, dần dần đi vào bản tính riêng của mình. Hiền nhân là người liên tục đào sâu mãi vào trong bản thân mình và chìm vào chiều sâu này. Một khoảnh khắc sẽ tới khi bạn đạt tới trung tâm của bạn: thế thì không cần phải ở cùng với bất kì ai.
Nhưng điều này không có nghĩa là bạn trốn vào trong rừng. Chỉ người đã đánh mất bản thân mình trong đám đông để trốn chạy khỏi bản thân mình mới chạy trốn vào rừng rậm. Bây giờ để trốn khỏi đám đông, bạn chạy vào rừng. Bạn sẽ lại trở thành đơn độc trong rừng và lần nữa bạn sẽ chạy trốn.
Mới mấy ngày trước đây một thanh niên và một thanh nữ từ phương Tây tới tôi. Họ đã xây dựng gia đình. Khi họ tới hai năm trước đây họ còn chưa xây dựng gia đình. Thế rồi họ đã tới tôi và nói họ muốn lấy nhau và xin phúc lành của tôi. Tôi bảo họ, "Đừng vội vàng, ở với nhau vài ngày đi đã, làm quen với nhau đi, thế rồi lấy nhau." Nhưng họ vội vàng. Thông thường yêu giống như điên. Họ nói, "Không, chúng tôi bao giờ cũng bên nhau. Tại sao chúng tôi phải đợi? Tại sao chúng tôi phải để điều đó tới ngày mai?" Họ lấy nhau, và trong hai năm họ trở nên chán nhau. Bây giờ họ lại ở đây; bây giờ họ nói, "Xin thầy giải phóng chúng tôi khỏi điều này."
Tôi bảo họ, "Các bạn đã không nghe tôi trước đây, các bạn xô vào trong nó. Bây giờ lần này, đừng vội. Các bạn vội vàng chia tay nhau để làm gì? Các bạn làm một điều này - sống li thân trong vài tháng đã." Tôi gửi anh chồng tới Goa. Tuần sau anh ta trở nói rằng anh ấy đơn độc, anh ấy không thể sống mà thiếu vợ mình.
Tôi nói, "Các bạn đã phạm phải sai lầm trước đây... và bây giờ nếu tôi chia li các bạn..." Họ sống với nhau trong ba ngày và thế rồi họ tới tôi nói rằng họ không thể sống được với nhau!
Bạn không thể sống với bản thân bạn và bạn cũng không thể sống với người khác. Bạn phát chán với bản thân bạn cho nên bạn bắt giữ người khác, và khi bạn bắt giữ người khác, bạn chán với người đó. Khi mà bạn thậm chí còn chán cả với bản thân bạn, làm sao bạn có thể không trở nên chán với người khác cho được? Nghĩ về điều đó đi - khi bạn không được thoả mãn với bản thân bạn, thế thì làm sao bạn có thể được thoả mãn với người khác? Khi bạn không thể yêu bản thân bạn đủ để ở với bản thân bạn, thế thì làm sao bạn sẽ có thể yêu người khác đủ để ở với người đó?
Hiền nhân một mình, không cần bạn đồng hành. Cho nên hiền nhân là người được chìm ngập trong yêu, được chìm ngập trong tính tự nhiên, được thoải mái với bản thân mình đến mức người đó không cần đồng hành của bất kì người nào khác.
Say sưa trong bản thể riêng của người ta... Thế thì hiền nhân là bạn đồng hành của riêng mình. Và điều thú vị là, điều bí ẩn là ở chỗ nếu bạn cùng đồng hành với một người là đồng hành của riêng người đó, thế thì sẽ không có chỗ chấm hết cho hạnh phúc của bạn. Khi ai đó ở cùng với bản thể riêng của người đó, người đó không tìm người đồng hành từ bạn, nhưng nếu bạn gặp người đó, người đó cũng không tránh xa bạn. Người đó không bận tâm với bạn, không bận tâm tới việc ở cùng bạn mà cũng không bỏ bạn. Người đó vẫn còn trong niềm vui riêng của mình. Nếu bạn muốn bạn có thể chia sẻ trong niềm vui này, người đó sẽ chia sẻ nó. Khi ngọn đèn được thắp sáng và một ngọn đèn chưa thắp sáng tới gần nó, thế thì ngọn đèn đã sáng có sợ rằng nếu mình chia sẻ ngọn lửa của mình, mình sẽ bị tối đi không? Bạn có thể thắp sáng hàng nghìn ngọn đèn bằng một ngọn đèn đã sáng và ngọn lửa của chiếc đèn này sẽ vẫn còn như cũ; nó sẽ không bị kém đi mà cả nghìn ngọn đèn khác sẽ sáng lên.
Một người đã biết ở với bản thân mình, ngọn lửa của người đó được thắp sáng. Bây giờ người đó không đi tìm người khác. Nếu ai đó tới, người đó hạnh phúc, nếu không ai tới, người đó vẫn hạnh phúc. Người đó hạnh phúc một mình như khi người đó trong bãi chợ. Himalayas đẹp như bãi chợ. Nếu ai đó muốn tới gần người đó, người đó có thể chia sẻ ngọn lửa của mình. Việc truyền ngọn lửa có thể xảy ra từ chiếc đèn này sang đèn kia và ngọn lửa của người đó không trở nên kém đi. Người đó hạnh phúc bởi vì người khác cũng đã trở nên bắt lửa và ánh sáng đã vươn rộng thêm trong thế giới này. Ngọn lửa có thể khác nhau nhưng ánh sáng là một.
Hiền nhân một mình, không cần bạn đồng hành,
Người đồng hành duy nhất của người ta là bản thể riêng của người ta,
Người ta sống trong phúc lạc của thức tỉnh,
Người ta uống nước quả của tự tính riêng của người ta.
Chỉ có một phúc lạc trên thế giới này - phúc lạc của thức tỉnh. Đấy là niềm vui của tâm thức, niềm vui của thức tỉnh, niềm vui của việc tự do với vô ý thức. Người đang đi tìm kiếm vẫn còn với bản thân mình và thức tỉnh bên trong bản thân mình. Người đó đánh thức bản thân mình, kéo bản thân mình ra khỏi vô ý thức và khơi ra ngọn lửa vốn bị ẩn kín. Người ấy giũ sạch tro bụi đã bao phủ nó.
... Trong phúc lạc của thức tỉnh... Thế thì tâm thức nảy sinh. Con mắt bên trong mở ra. Người đó bắt đầu sống trong phúc lạc tối thượng.
... Trong phúc lạc của thức tỉnh,
Người ta uống nước quả của tự tính riêng của người ta.
Thế thì hiền nhân uống bản tính riêng của mình. Và chừng nào mà bạn còn chưa uống bản thân bạn, cơn khát của bạn sẽ không được dịu đi.
Không giếng nào trên thế giới này có thể làm dịu đi cơn khát của bạn. Không nước uống nào của thế giới này có thể thoả mãn cơn khát của bạn chừng nào bạn chưa uống bản thân bạn. Chỉ sau khi uống rượu này bạn mới trở nên tự do khỏi mọi việc tìm kiếm và tự do khỏi mọi cơn khát.
Có lần Jesus dừng lại bên một chiếc giếng. Một người đàn bà đang kéo nước lên khỏi giếng cho nên ông ấy tới xin nước. Cô này nói, "Tôi thuộc về đẳng cấp thấp. Người ở đẳng cấp cao không uống nước mà tôi đã chạm tới. Với quần áo của ngài tôi có thể thấy rằng ngài thuộc về đẳng cấp cao hơn."
Jesus nói, "Nếu cô cho tôi uống nước từ giếng của cô thế thì tôi xin hứa với cô rằng tôi sẽ cho cô nước từ giếng của tôi. Và tôi nói với cô rằng tôi sẽ khát sau khi uống nước cô đưa cho tôi, nhưng sau khi uống nước mà tôi cho, cô sẽ không bao giờ khát nữa."
Người đã uống nước của tự tính riêng của mình, cơn khát của người đó được dịu đi. Và người đó trở nên có khả năng làm dịu đi cơn khát của người khác bởi vì người đó có thể truyền cùng điên khùng thiêng liêng - phúc lạc của việc uống bản thân người ta.
Tôn giáo mang tính lây nhiễm. Khi nó nảy sinh trong một người, nếu bạn tới gần người đó, nếu bạn đi vào bên trong rung động của người đó, nếu bạn đi vào trong bầu không khí bao quanh người đó, thế thì bạn cũng sẽ bị nhiễm. Cái gì đó bên trong bạn cũng sẽ bắt đầu nảy sinh.
... Trong phúc lạc của thức tỉnh, người ta uống nước quả của tự tính riêng của người ta. Và rất dễ uống, rất dễ chìm ngập trong bầu không khí này, rất dễ nhấn chìm bản thân bạn vào trong nước này. Điều đó là tự nhiên, không phải làm gì cả. Trời mưa rào không có nguyên nhân nào, mưa rào không mây. Ngay cả mây không có đó, cho nên những cơn mưa rào này từ đâu tới? Trời trong vắt, không mây và trời đổ mưa - mưa rào không mây. Không cái gì phải được làm bên trong bạn, không nguyên nhân nào phải được tìm kiếm. Sahaj có nghĩa là không nguyên nhân nào.
'Sahaj' là một từ có giá trị. Nó nghĩa là cái xảy ra mà không có việc làm nào. Chỉ đi vào trong... mưa rào không mây. Không có nguyên nhân chút nào: bạn đạt tới bên trong và cơn khát của bạn được dịu đi. Nước cam lồ bắt đầu chảy vào họng bạn... người ta uống nước quả của tự tính riêng của người ta.
Chết là bất hạnh, sống là bất hạnh,
Đói là bất hạnh, no là bất hạnh.
Sahajo nói: Hiền nhân một mình phúc lạc,
Người ta đã tìm thấy niềm vui vĩnh hằng.
Sahajo nói, việc chết là bất hạnh... những người chết là bất hạnh ... việc sống là bất hạnh - những người đang sống là bất hạnh. Đói là bất hạnh... những người đói là bất hạnh và ... no là bất hạnh. Người nghèo bất hạnh, người giầu bất hạnh. Thành công là bất hạnh, không thành công là bất hạnh. Dường như là bất hạnh là cách thức của thế giới này. Dù bạn thắng hay thua, dù bạn sống hay chết, bạn sẽ nhận được bất hạnh. Dường như không có cách nào thoát ra khỏi cái bất hạnh này.
Chết là bất hạnh, sống là bất hạnh,
Đói là bất hạnh, no là bất hạnh.
Sahajo nói: Hiền nhân một mình phúc lạc...
Tại sao chỉ hiền nhân mới hạnh phúc?
... Người ta đã tìm thấy niềm vui vĩnh hằng.
Bởi vì người ta đã đạt tới chứng ngộ bên trong bản thân mình, cái không bao giờ chấm dứt.
Chỉ người đã đạt tới cái gì đó ở bên ngoài nguyên nhân mới hạnh phúc. Hiểu điều này một chút: nếu có nguyên nhân cho hạnh phúc của bạn thế thì bạn sẽ trở thành bất hạnh sớm hay muộn, bởi vì hạnh phúc của bạn phụ thuộc vào cái gì đó. Một người bạn tới, anh ta đã đi xa nhiều năm và bạn trở nên rất hạnh phúc, bạn hài lòng.
Đâu là nguyên nhân cho hạnh phúc của bạn? Nếu bạn mới gặp người này hôm qua, thế thì bạn có hạnh phúc như thế không? Không, đấy là vì người ấy tới sau nhiều năm thế. Nguyên nhân là ở chỗ đã có một hi vọng còn bỏ trống trong nhiều năm và bây giờ người ấy đã tới và làm tràn đầy nó, cho nên bạn hạnh phúc. Nhưng sau vài ngày bạn có còn hạnh phúc nữa không? Bởi vì lỗ hổng sẽ không còn trống rỗng nữa. Bạn đã hạnh phúc - trong năm năm bạn chưa từng gặp anh ta cho nên có một không gian trống rỗng - và đột nhiên anh ta tới, đã có mãn nguyện. Nhưng sau năm ngày bạn không còn trống rỗng nữa. Bây giờ bạn sẽ nghĩ, "Khi nào người này sẽ ra về?"
Mọi người đón chào khách khứa và họ thậm chí còn hạnh phúc hơn khi khách ra về. Nguyên nhân là ở chỗ bạn đã nghĩ tới việc tống khứ họ và bây giờ họ ra về, cho nên vấn đề không còn nữa. Khi bạn đói, bạn quan tâm tới thức ăn, nhưng khi dạ dầy bạn đã đầy, bạn không thiết gì đến nó nữa. Mối quan tâm của bạn là vì cơn đói của bạn. Khi cơn đói đã được đáp ứng, mối quan tâm đã trôi qua. Ham muốn dục nảy sinh cho nên bạn trở nên quan tâm tới đàn bà hay đàn ông - nhưng khi ham muốn này được thoả mãn, thế thì sao? Thế thì sẽ không còn quan tâm nữa. Đó là lí do tại sao mọi người chán chồng mình, chán với vợ mình. Và khi bạn gặp nhau lần đầu tiên bạn đã nói, "Sống là vô nghĩa nếu không có em. Em là mọi thứ, em là giấc mơ của anh, em là cõi trời của anh." Bây giờ chồng chạy trốn khỏi vợ, vợ chạy trốn khỏi chồng. Bất kì khi nào họ tới gần không còn gì ngoại trừ tranh chấp và xung đột.
Tại sao điều đó xảy ra? Điều đó là đơn giản: bạn chưa hiểu một luật của cuộc sống. Có cơn đói về dục và nó được thoả mãn, cũng như một người với dạ dầy căng đầy không muốn nhìn vào thức ăn nữa. Khi ham muốn được thoả mãn, không còn quan tâm tới vợ hay chồng.
Khi bạn lại trống rỗng, mối quan tâm sẽ quay lại. Bất kì khi nào có nguyên nhân cho nó hạnh phúc của bạn sẽ có đó, nhưng nó sẽ nhất thời và chẳng mấy chốc bạn sẽ bất hạnh.
Bất kì khi nào có nguyên nhân, bạn không là người chủ cho hạnh phúc của riêng mình. Người chủ là người nắm nguyên nhân cho hạnh phúc của mình trong tay mình.
Nếu chồng hạnh phúc bởi vì vợ đáp ứng cho các ham muốn của anh ta, thế thì anh ta cũng sẽ bất hạnh bên trong bởi vì vợ đã trở thành người chủ của anh ta. Bất kì khi nào cô ấy muốn làm cho bạn bất hạnh, cô ấy sẽ không đáp ứng cho ham muốn của bạn; thế thì bạn sẽ buồn. Cho nên nguyên nhân cho sướng của bạn cũng sẽ là nguyên nhân cho khổ của bạn. Nếu ai đó ca ngợi bạn, đeo vòng hoa quanh cổ bạn và bạn hạnh phúc, thế thì khi người ấy xúc phạm bạn, người ấy sẽ làm cho bạn buồn. Nhận biết khi ai đó ca ngợi bạn đi, bởi vì bạn đang trao cho anh ta quyền lực. Nếu bạn trở nên hạnh phúc thế thì bạn đã đặt chìa khoá vào tay anh ta rồi: anh ta có thể làm cho bạn bất hạnh vào bất kì hôm nào anh ta chọn. Nếu anh ta không đem vòng hoa đến cho bạn, bạn sẽ trở nên buồn; còn nếu anh ta muốn làm cho bạn còn bất hạnh hơn, anh ta có thể xúc phạm bạn bằng việc đem cho bạn vòng các đôi giầy!
Nơi có nguyên nhân, có phụ thuộc. Tại đó tự do của bạn bị mất, tại đó giải thoát của bạn bị mất.
Sahajo nói: Hiền nhân một mình phúc lạc... Chỉ người mà nguyên nhân cho hạnh phúc là ở bên trong bản thân anh ta mới hạnh phúc, người không phụ thuộc vào cái gì đó bên ngoài, người không chìa tay ra xin hạnh phúc của mình từ bất kì ai, người đã tìm thấy cái giếng nơi dòng suối liên tục dễ dàng tuôn chảy bên trong bản thân người đó.
Hạnh phúc của bạn bị ẩn kín bên trong bạn. Chừng nào bạn còn tìm nó từ bên ngoài, bạn sẽ nhận được sướng và khổ. Cuối cùng, bạn sẽ thấy rằng bạn đã nhận được một chút ít sướng và rất nhiều khổ. Bạn đã nhận được nhiều gai khổ và chỉ vài đoá hoa hiếm hoi của sướng. Và khi bạn nhìn cuộc sống của bạn, bạn sẽ cảm thấy rằng dường như là không có nghĩa gì trong việc chịu đựng nhiều gai thế để được ít hoa thế. Sẽ dường như là toàn bộ cuộc hành trình đã phí hoài. Bạn đã chịu đựng toàn gai và hoa chỉ là hi vọng mà thôi. Cái hi vọng rằng bạn sẽ nhận được nhiều hoa một ngày nào đó chỉ là sự an ủi, nhưng bạn đã nhận toàn gai. Bất kì khi nào bạn đã nhận, đấy chỉ toàn là gai, và bất kì khi nào bạn đã hi vọng, đấy bao giờ cũng là về hoa.
Chết là bất hạnh, sống là bất hạnh. Bạn bất hạnh với cuộc sống. Mọi người đều rất bất hạnh. Nhiều lần bạn thấy mọi người nói rằng chết còn tốt hơn.
Có một câu chuyện cổ:
Một tiều phu trở về nhà từ khu rừng. Ông ấy trở nên mệt mỏi, ông ấy đã trở nên già lão và mệt mỏi với cuộc sống - bao giờ cũng phải mang củi, ngày nọ tiếp ngày kia. Nhiều lần ông ta nghĩ tốt hơn cả là chết đi.
Hôm đó một cảm giác mạnh mẽ nảy sinh trong ông ấy, "Cái gì còn trong cuộc đời này nhỉ? Mình không được gì cả, hàng ngày mình mang củi, về nhà, ăn uống, ngủ, rồi sáng dậy... Tay mình đã trở nên yếu và run, mình thậm chí không thể nào bước được, mắt mình không còn nhìn rõ - tiếp tục sống phỏng còn có ích gì? Mình không tìm thấy gì trong cuộc sống. Mình không được gì khi mình còn trẻ, giờ mình có thể được gì?"
Ông ấy thốt ra một tiếng thở dài và nói, "Thần Chết ơi! Thần tới với mọi người. Thần đã đem đi những người được sinh ra trước tôi, thần đã mang đi cả những người trẻ - tại sao thần còn bỏ tôi ở đây? Tại sao thần tra tấn tôi? Đem tôi đi cùng thần đi. Đến ngay bây giờ đi!"
Thường thì Thần Chết không nghe ai cả, nhưng điều gì đó đã xảy ra vào ngày hôm đó - Thần Chết phải đã quanh đâu đó - Thần Chết tới liền. Người tiều phu đã buồn đến mức trong buồn của mình ông ta làm rơi thanh củi, ngồi xuống và nói, "Thần đến ngay bây giờ đi" - và Thần Chết tới thật! Khi Thần Chết đứng ngay trước ông ấy, dù mắt ông ấy đã gần loà những vẫn có thể thấy được thần. Ông ấy hỏi, "Ai đấy?"
Thần Chết đáp, "Ngươi vừa gọi ta đấy thôi. Ta là Thần Chết. Ta đã tới."
Ông ấy bối rối. Tim ông ấy run rẩy. Ông ấy nghĩ bụng, "Mình gọi thần trong nỗi buồn của mình thôi. Điều ấy không có nghĩa là mình thực sự muốn thần tới." Con người đôi khi có thể nói điều này, trong những khoảnh khắc yếu đuối. Ông ấy đứng dậy và nói, "Vâng, tôi đã gọi thần. Tôi già rồi và tôi không có ai để giúp tôi nâng thanh củi này lên. Xin thần giúp tôi nâng thanh củi này lên. Cám ơn thần!" Khi ông ta thấy Thần Chết, ông ta nhặt thanh củi mà ông ấy đã làm rơi xuống.
Bạn bất hạnh trong khi đang sống, nhiều lần bạn nghĩ tới việc chết, nhưng nếu cái chết tới thế thì bạn run rẩy và bạn không muốn chết.
Chết là bất hạnh, sống là bất hạnh,
Đói là bất hạnh, no là bất hạnh.
Bạn có thể hiểu rằng nghèo là bất hạnh - nhưng giầu cũng bất hạnh nữa. Đói là bất hạnh, no là bất hạnh. Bạn có thể hiểu khổ của người nghèo, nó là như nó vẫn thế, nhưng khổ của người giầu là khó hiểu hơn. Tại sao anh ta bất hạnh? Nếu bạn có mọi thứ thế thì tại sao bạn bất hạnh?
Bạn đã không hiểu bản chất của khổ. Người nghèo bất hạnh bởi vì hi vọng của anh ta không được đáp ứng. Người giầu bất hạnh vì hi vọng của anh ta được đáp ứng - và vậy mà anh ta vẫn không được đáp ứng. Bất hạnh của người giầu là sâu sắc hơn bất hạnh của người nghèo. Người giầu đáng thương hơn người nghèo bởi vì ít nhất người nghèo có hi vọng. Hi vọng của người giầu đã chết. Người nghèo nghĩ, "Sớm hay muộn mình sẽ xây một ngôi nhà nhỏ và thế thì mọi thứ sẽ ổn thoả." Người đó giữ việc sống với hi vọng này, hi vọng này lôi kéo anh ta. Thế giới này phụ thuộc vào hi vọng. Người giầu xây dựng lâu đài rồi bỗng nhiên thấy rằng bây giờ lâu đài đã hoàn thành - bây giờ cái gì đây? Mọi giấc mơ người đó có về lâu đài này, chúng dường như không được hoàn thành. Người đó đã dành một phần lớn cuộc sống mình để làm lâu đài này, cả ngày lẫn đêm người đó đã làm việc cho nó, người đó đã không nghỉ ngơi hay sống yên ổn. Bây giờ những ngày mà anh ta đã dành ra đó không thể nào thu được nữa và không một giấc mơ nào được hoàn thành.
Người giầu thật đáng thương lắm. Không có gì ngạc nhiên là các hoàng tử như Phật và Mahavira chạy trốn và bỏ mọi thứ. Làm sao người nghèo có thể từ bỏ được? - anh ta vẫn còn hi vọng nào đó. Người giầu có thể từ bỏ dễ dàng bởi vì hi vọng của anh ta đã tan tành; không có gì dường như đáng để đạt tới cả, tất cả đều trở thành vô tích sự. Và nhớ lấy, tôi sẽ không gọi bạn là giầu chừng nào mà tất cả những hi vọng của bạn còn chưa tan tành; chừng nào vẫn còn hi vọng thì bạn vẫn còn là nghèo. Định nghĩa của tôi về người nghèo là: người mà vẫn còn hi vọng nào đó sót lại, người nói rằng nếu anh ta được cái gì đó, mọi thứ sẽ tốt đẹp. Người giầu là người nói, "Mình có đủ mọi thứ, nhưng không có gì được đáp ứng cả. Bây giờ khổ là lớn, bây giờ có phiền não. Mình phải làm gì đây? Cuộc sống mình tuột ra khỏi tay mình và bất kì cái gì dường như quan trọng hôm qua bây giờ dường như là vô nghĩa." Đột nhiên anh ta tới ngõ cụt. Có một vực thẳm không đáy trước anh ta. Bây giờ không còn con đường nào trước anh ta. Người nghèo vẫn còn có con đường phía trước mình. Người đó một ngày nào đó sẽ đi tới cái vực thẳm không đáy đó, nhưng với người đó nó còn ở xa xôi lắm. Người đó không thể nào thấy được cái vực thẳm đó; với người đó dường như là người đó đang đi tới mục đích của mình.
Theo hiểu biết của tôi, khi một xã hội trở nên giầu có, nó trở nên tôn giáo. Một xã hội nghèo không thể trở thành tôn giáo được bởi vì tôn giáo được sinh ra chỉ khi mọi hi vọng về cuộc sống đã trở thành vô nghĩa, khi cuộc sống dường như chỉ là tro tàn. Chỉ thế thì bạn mới ngước mắt lên bầu trời và bắt đầu tìm kiếm điều thiêng liêng.
Ấn Độ đã có tính tôn giáo trong quá khứ, nhưng đấy là thời kì vàng của Ấn Độ - những ngày của Phật và Mahavira khi thậm chí nhà vua lang thang như kẻ ăn mày. Bây giờ tình huống là ở chỗ mọi kẻ ăn mày ở Ấn Độ đều mơ trở thành vua. Đây là lí do tại sao Ấn Độ không có tính tôn giáo. Bây giờ tôn giáo là khả năng chỉ có thể có trong một nước như nước Mĩ. Điều làm tổn thương tâm trí người Ấn Độ là chúng ta không có tính tôn giáo, nhưng cái gì có thể được làm cho cái đau này của bạn? Chân lí là ở chỗ tôn giáo đã biến mất ở phương Đông; kho báu của phương Đông đã biến mất. Tại Mĩ ngày nay có nhiều của cải và cũng có bồn chồn nữa, bởi vì mọi thứ đều đã được đạt tới. Bây giờ thì sao? Đi đâu? Người ta phải làm gì?
Nhớ lấy, người nghèo có thể trở thành có tính tôn giáo - nhưng điều đó cần thông minh lớn lao. Người giầu có thể có tính tôn giáo cho dù anh ta là người ngốc: ít nhất anh ta có thể thấy rằng anh ta có mọi thứ và nó đều không có nghĩa. Nếu người nghèo muốn có tính tôn giáo thế thì anh ta phải có thông minh để thấy ra cái vô ích ngay cả của những cái mà anh ta còn chưa đạt tới. Phải có một cảm nhận sâu sắc và xuyên thấu. Tôi không nói rằng người nghèo không thể có tính tôn giáo, nhưng điều đó cần thông minh rất sắc bén. Người giầu có thể trở thành có tính tôn giáo ngay cả nếu anh ta là người ngốc. Người nghèo cần thông minh rất sắc bén, khả năng thấy xa phía trước. Anh ta phải có khả năng thấy bây giờ nơi nào là ngõ cụt và nơi nào vực thẳm bắt đầu - điều đó là khó.
Đói là bất hạnh, no là bất hạnh. Thế thì ai hạnh phúc? Không ai trong thế giới này hạnh phúc cả.
Sahajo nói: Hiền nhân một mình phúc lạc...
Hiền nhân là người đang trong thế giới này vậy mà không ở trong thế giới này; người đang đứng trên bờ sông và đồng thời cũng đang ở giữa dòng sông; người có một chân trong thế giới này và chân kia trong điều thiêng liêng.
Sahajo nói: Hiền nhân một mình phúc lạc. Hiền nhân, người đã trở nên chứng ngộ, là hiện tượng rất hiếm hoi. Đừng nghĩ rằng những người ngồi trong đền đài và đến thờ đều là hiền nhân. Hiền nhân là cuộc cách mạng lớn. Người đó là tinh tuý bí ẩn nhất của thế giới này. Người đó biết rằng thế giới này là vô nghĩa. Nếu người đó từ bỏ và chạy trốn điều đó có nghĩa là người đó vẫn còn mối quan tâm nào đó trong thế giới này - ít nhất cũng còn cái gì đó mà người đó có thể từ bỏ. Hiền nhân có thể đi đâu được? Không đâu mà đi. Toàn bộ thế giới đã trở thành vô nghĩa với người đó, cả bãi chợ lẫn đền đài. Cho nên hiền nhân đi vào bên trong bản thân mình.
Bên ngoài không đâu mà đi, không có thậm chí cả từ bãi chợ cho tới đền đài - bởi vì đền đài cũng là một phần của bãi chợ và bãi chợ là một phần của đền đài. Chúng là cùng nhau, chúng có đó để cân bằng lẫn nhau, chúng không tách biệt. Người không tìm kiếm thì chạy từ đền đài sang chợ và từ chợ về đền đài; người ấy để toàn bộ cuộc đời mình cho việc này. Hiền nhân là người đã thấy rằng không có gì để tìm ở bên ngoài.
Sahajo nói: Hiền nhân một mình phúc lạc,
Người ta đã tìm thấy niềm vui vĩnh hằng.
Và bây giờ hiền nhân đã đạt tới giải thoát tối thượng, chứng ngộ. Người đó đã đạt tới ngọn nguồn. Uống tại ngọn nguồn đó, mọi cơn khát đều chấm dứt - nó dịu đi. Người ta đã nến trải niềm vui của tâm thức trong đó mọi cơn đói đều được thoả mãn.
Tôi muốn nhắc lời kinh này:
Không nhị nguyên, không thù hận.
Sahajo nói: Người không ham muốn.
Trong trạng thái mãn nguyện và thuần khiết,
Không phụ thuộc vào người khác.
Khi ngủ người ta trong bầu trời trống rỗng của điều thiêng liêng;
Khi tỉnh, người ta nhớ tới điều thiêng liêng.
Bất kì điều gì người ta nói cũng là lời thiêng liêng.
Người ta thực hành sùng kính vô ham muốn.
Người ta uống mãi trong tình yêu,
Say sưa trong bản thể riêng của người ta.
Sahajo nói: Người ta không thấy phân biệt,
Không ai là kẻ ăn mày hay hoàng đế.
Hiền nhân một mình, không cần bạn đồng hành,
Người đồng hành duy nhất của người ta là bản thể riêng của người ta,
Người ta sống trong phúc lạc của thức tỉnh,
Người ta uống nước quả của tự tính riêng của người ta.
Chết là bất hạnh, sống là bất hạnh,
Đói là bất hạnh, no là bất hạnh.
Sahajo nói: Hiền nhân một mình phúc lạc,
Người ta đã tìm thấy niềm vui vĩnh hằng.
Đủ cho hôm nay...
Xem tiếp Chương 6Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post