Read more
Osho - Mưa không mây
Giảng về bài
thơ của người đàn bà chứng ngộ, Sahajo
Chương 6. Sùng
kính vô ham muốn
Câu hỏi thứ nhất:
Phật nhấn mạnh vào trống rỗng tuyệt đối và
Shankara nhấn mạnh vào tràn đầy tuyệt đối. Và cả hai đều có logic và lập luận vững
chắc để hỗ trợ cho quan điểm của họ. Họ đã biết tới chân lí, tới điều thiêng
liêng, vậy sao họ bác bẻ lẫn nhau và tạo ra hỗ trợ cho cách thức riêng của họ?
Và ở đây thầy ủng hộ cả hai đồng thời! Tại sao điều này là vậy?
Phật nhận ra điều thiêng liêng
trong trống rỗng tuyệt đối, shunya. Ông ấy có thể chỉ cho người khác duy nhất
cùng con đường mà ông ấy đã biết. Ông ấy chỉ có thể đưa bạn trên con đường mà
ông ấy đã bước qua. Sẽ nguy hiểm nếu đưa bạn đi trên con đường mà ông ấy chưa
bước qua; thế thì việc hướng dẫn bạn là không thể được đối với ông ấy. Không phải
là Phật không biết rằng bạn có thể đạt tới qua con đường khác nữa. Nhưng ngay cả
việc nói rằng có con đường khác mà cũng dẫn tới cùng chỗ làm lung lay niềm tin
của bạn vào con đường này. Họ đã phải bác bẻ con đường của nhau chỉ là vì từ bi
đối với bạn, bởi vì bạn đã lẫn lộn đến thế. Lẫn lộn của bạn là ở chỗ bạn không
thể nào quyết định được; tính không quyết định được là căn bệnh của bạn.
Nếu Phật nói rằng bạn có thể biết
tới điều thiêng liêng qua trống rỗng và bạn cũng có thể biết nó qua tràn đầy, rằng
bạn có thể đạt tới từ phương đông và cũng từ phương tây, thế thì điều này sẽ
làm bổ sung thêm tính không quyết định được vào trạng thái lẫn lộn của bạn.
Cho nên Phật nhấn mạnh rằng bạn
có thể đạt tới chỉ qua trống rỗng tuyệt đối. Và khi ông ấy nói rằng bạn không
thể đạt tới qua tràn đầy tuyệt đối, qua purna, điều đó đơn giản nghĩa là bạn có
thể đạt tới qua trống rỗng tuyệt đối. Ông ấy không nói gì về tràn đầy tuyệt đối
cả. Ông ấy đang nói với người nghe, "Tôi không muốn làm tăng lẫn lộn của
ông. Ông đã đi lạc quá xa rồi."
Ông ấy nhấn mạnh rằng con đường
của ông ấy là con đường duy nhất, rằng con đường khác là sai bởi vì chừng nào bạn
còn chưa rõ ràng rằng con đường khác là sai bạn sẽ không thể toàn bộ trên con
đường của ông ấy.
Đó là lí do tại sao người đã chứng
ngộ thường phải chối bỏ nhiều điều mà họ không muốn chối bỏ. Họ phải làm điều
đó chỉ là vì từ bi của họ đối với những người dốt nát. Nhưng người dốt nát là dốt
nát - người đó thậm chí sẽ hiểu sai từ bi của bạn.
Phật đã nói rằng bạn chỉ có thể
biết tới chân lí qua trống rỗng: để làm điều này chìm sâu vào trong tim bạn,
ông ấy đã nói rằng bạn sẽ không thể nào biết được chân lí qua tràn đầy. Bạn đã
nghe nói rằng bạn không thể biết được qua tràn đầy cho nên sẽ vô ích mà đi qua
tràn đầy. Còn khi có liên quan tới việc biết điều thiêng liêng qua trống rỗng,
khi bạn không thể biết được nó qua tràn đầy, thế thì làm sao bạn có thể biết nó
qua trống rỗng? Dường như là Phật dốt nát bởi vì ông ấy tranh biện, ông ấy bác
bẻ, ông ấy dùng logic. Dường như là Phật đã đi lạc lối: ông ấy nói rằng chỉ ông
ấy đúng còn mọi người khác đều sai. Đây là điều người dốt nát biết. Điều Phật
đang nói là xuất phát từ từ bi của ông ấy, người dốt nát nghe qua vô ý thức của
mình. Có một câu chuyện rất cổ:
Jesus chạy qua một nông trại.
Thấy ông ấy chạy, người chủ trại hỏi ông ấy, "Ông đi đâu đấy? Ông chạy cứ
như sư tử hay hổ đang đuổi ông mà không có ai cả. Không ai dường như đuổi theo
ông cả!"
Nhưng Jesus chạy nhanh đến mức
ông ấy không thể dừng cho dù để trả lời. Thế là người này đuổi theo ông ấy.
Không mấy chốc ông ta đuổi kịp ông ấy và nói, "Ông nghe đây, sao ông chạy?
Ai đuổi ông? Sao ông sợ thế? Mà tôi biết ông - ông là hương thơm của trái đất
này! Ai sẽ làm hại ông? Ông đã đem mắt tới cho người mù, ông đã đem tai tới cho
người điếc. Tôi nghe nói rằng ông đã làm chim chui ra từ đất và cho chúng cuộc
sống và rằng chúng đã bay lên trời; rằng ông đã gọi người chết dậy từ nấm mồ và
họ đã sống lại. Ông sợ gì? Ông chạy trốn ai? Hay là điều tôi đã nghe là không
đúng?"
Jesus nói, "Không, điều
ông đã nghe là đúng cả. Tôi là một người mà chỉ một cử động cũng đủ làm cho người
mù bắt đầu thấy, chỉ thở cũng làm cho người điếc nghe được, người tạo ra cuộc sống
thậm chí từ cục đất và biến nó thành chim bay trên trời. Tôi là người gọi người
chết sống lại. Nhưng xin đừng dừng tôi lại! Để tôi đi!"
Người này hỏi, "Nếu ông là
cùng người thế thì tại sao ông chạy đi? Ông chạy khỏi ai?"
Jesus nói, "Kẻ ngốc đang
săn đuổi tôi. Tôi đang chạy trốn khỏi anh ta!"
Người nông dân bắt đầu cười.
Anh ta nói, "Ông có thể đem mắt cho người mù, tai cho người điếc, cuộc sống
cho trái đất, ông có thể làm sống lại người đã chết - thế thì sao quyền năng của
ông không thể có tác dụng với kẻ ngốc?"
Jesus nói, "Nó không bao
giờ có tác dụng cả. Tôi đã cố gắng đủ mọi cách mà không tác dụng gì. Không có
cách nào cả. Tôi làm điều này, nó biến thành điều khác. Tôi muốn điều này và kết
quả là cái gì đó khác."
Thế là người nông dân hỏi,
"Xin ông nói cho tôi một điều nữa, thế thì tôi sẽ không dừng ông lại: ông
đã thành công với người mù, với người điếc - không lẽ kẻ ngốc ở trạng thái tồi
tệ hơn người điếc sao? Quyền năng của ông không có tác dụng lên anh ta
sao?"
Jesus nói, "Có một lí do:
người mù muốn mắt được chữa cho nên ân huệ của tôi có tác dụng; người điếc muốn
tai được chữa và người chết cũng muốn được sống; đất cũng yêu cầu rằng nó được
trao cho cuộc sống. Cho nên bất kì điều gì tôi làm, họ đều hợp tác với điều đó.
Kẻ ngốc nghĩ rằng anh ta đã biết hết cho nên anh ta không sẵn sàng đi ra khỏi
cái xuẩn ngốc của mình."
Không chỉ có Jesus đang chạy trốn
khỏi kẻ ngốc đâu - Phật cũng chạy trốn khỏi họ đấy, Shankara cũng chạy trốn khỏi
họ.
Phật nói bắt nguồn từ từ bi bao
la của ông ấy rằng bạn sẽ có thể biết tới chân lí chỉ qua trống rỗng tuyệt đối.
Nhưng bạn có thể đã nghe ông ấy qua bản ngã của bạn và nghĩ rằng Phật cũng là
con người bản ngã: ông ấy nói rằng chỉ con đường của ông ấy mới là đúng và ông ấy
nói rằng các con đường khác đều sai.
Phật không nói rằng con đường
khác là sai. Ông ấy đơn giản nói, "Những người hiểu sẽ biết rằng ta đã bước
trên con đường này. Ta đã biết qua con đường này và ông cũng có thể biết. Và
tâm trí ông lẫn lộn đến mức nếu ta nói rằng ông có thể biết qua cả hai con đường
thế thì ông sẽ không bước chút nào nữa, ông sẽ cứ còn ngồi ở ngã ba đường. Ông
sẽ nói, 'Trước hết mình phải quyết định mình sẽ đạt tới theo con đường nào và
chỉ thế thì bước đi mới đúng. Bằng không mình có thể bắt đầu trên con đường sai
và đi lạc mãi."
Phật đã giải thích, nhưng bạn
đã không nghe. Một nghìn hay một nghìn năm trăm năm sau Phật, Shankara xuất hiện.
Phật đã nói rằng bạn sẽ biết chân lí qua trống rỗng và Shankara có thể thấy rằng
rất ít người nghe ông ấy mà biết tới chân lí. Ông ta đã thấy rằng nhiều người
đã nghe Phật nhưng không thể hiểu nổi chân lí, cho nên họ đã không kinh nghiệm
chân lí. Ngược lại, họ trở nên vướng mắc vào những thảo luận vô nghĩa về trống
rỗng, họ đã tạo ra một 'giáo' về nó. Họ đã không sống cuộc sống của bầu trời
bên trong trống rỗng mà Sahajo gọi là, "Ngủ trong bầu trời bên trong trống
rỗng." Họ đã không tạo ra một cuộc sống như vậy nơi người ta ngủ trong trống
rỗng, thức dậy trong trống rỗng, di chuyển trong trống rỗng. Thay vì thế, họ đã
tạo ra kinh sách về trống rỗng. Họ trở thành những người hư vô, họ đã sẵn sàng
bác bẻ mọi người. Không biến đổi nào xảy ra trong cuộc sống của họ nhưng họ trở
nên rất thiện nghệ trong việc bác bẻ suy nghĩ của người khác.
Cho nên cần phải thay đổi dòng
suối: Shankara nói rằng bạn có thể biết tới chân lí chỉ qua tràn đầy, rằng bạn
sẽ trở nên mất tăm qua trống rỗng. Và Shankara đã nói điều này với cùng sự kiên
quyết như khi Phật đã nói rằng bạn có thể đạt tới chỉ qua trống rỗng. Shankara
chối bỏ trống rỗng cũng như Phật chối bỏ tràn đầy. Và Shankara nói, "Purna
brahman - thực tại tối thượng là tràn đầy, là cái toàn thể." Ông ấy đã nói
đó là cách duy nhất - nhưng những người biết chân lí cũng nói rằng Shankara chỉ
là một dạng cải trang của Phật mà thôi.
Nhưng người biết chân lí đều
nói rằng Shankara bao giờ cũng nói cùng một điều như Phật đã nói; ông ấy chỉ
thay đổi từ ngữ. Nếu bạn thấy định nghĩa của Shankara về tính tràn đầy, bạn sẽ
ngạc nhiên - nó cũng chính là định nghĩa của Phật về trống rỗng. Trống rỗng là
gì? Vô hình dạng, vô thuộc tính, vô thuỷ, vô chung - đây là định nghĩa của Phật
về trống rỗng. Tràn đầy là gì, brahman là gì? Vô hình dạng, vô thuộc tính, vô
thuỷ, và vô chung - đây là định nghĩa của Shankara về tràn đầy. Chỉ có từ thay
đổi mà thôi.
Và từ cũng bị thay đổi bởi vì
quá nhiều bụi bặm đã đọng quanh từ 'trống rỗng' đến mức bản thân từ này đã trở
thành nhơ bẩn. Khi Phật dùng từ 'trống rỗng' nó đã được dùng lần đầu tiên. Trước
ông ấy 'tràn đầy' thường được dùng và nó đã trở thành nhàm chán. Nhiều người đã
thảo luận về nó đến mức không nghĩa nào còn trong nó, không có cuộc sống trong
nó, không lời vẫy gọi trong nó, không lời mời gợi lên từ nó - nó đã trở thành một
từ kinh viện.
Bất kì khi nào một từ trở thành
kinh viện, nó nằm đó như tảng đá, như chướng ngại trên con đường tìm kiếm tâm
linh; nó không thể nào là một bước tiến thêm nữa. Thế thì các học giả bắt đầu
nghĩ về nó và các hiền nhân loại bỏ nó.
Cho nên Phật đã loại bỏ 'tràn đầy'
của Veda và Upanishad. Những người biết chân lí đều nói rằng không ai là hiền
nhân của Veda và Upanishad vĩ đại hơn Phật, toàn bộ cái tinh tuý của Upanishad
đều ở trong Phật. Nhưng ông ấy đã loại bỏ từ 'tràn đầy', ông ấy đã loại bỏ từ
'brahman' - ông ấy dùng 'trống rỗng'. Ông ấy đã loại bỏ cách diễn đạt khẳng định
và lấy cách diễn đạt phủ định. Ông ấy chối bỏ cái khẳng định và chấp nhận cái
phủ định. Cho tới lúc đó sự tồn tại đã được định nghĩa là ngày, bây giờ Phật định
nghĩa nó là đêm. Nó đã từng được định nghĩa là sáng, bây giờ Phật định nghĩa nó
là tối. Nó đã được định nghĩa là sống, nay Phật định nghĩa nó là chết, là niết
bàn.
Chết và đêm có tính tồn tại và
thiêng liêng như sống và ngày vậy.
Cách diễn đạt cũ về chân lí bản
thân nó đã cạn kiệt; bây giờ nó chỉ như khói trong không khí - chỉ từ ngữ và biện
luận còn lại. Một cách diễn đạt mới nào đó là cần thiết. Sự tồn tại đang đi tìm
những từ mới có thể làm lay động con tim của những người vẫn còn chưa bị các học
giả động chạm tới, có thể kêu gọi những người còn hồn nhiên, thuần khiết và tự
nhiên. Phật đã phát minh ra từ 'trống rỗng', shunya; nó là một từ có ý nghĩa.
Nghĩ một chút đi... Phật và
Mahavira đã sinh ra gần đồng thời, nhưng ảnh hưởng của Phật lan xa và rộng. Điều
đó đã không xảy ra cho Mahavira. Giáo huấn của Phật liên tục lan rộng trên khắp
thế giới, những con sóng của nó đạt tới những xó xỉnh xa xôi nhất của trái đất.
Giáo huấn của Mahavira vẫn còn đóng khung trong một vùng nhỏ, nó chỉ có thể lan
trong vài người - mặc dầu cả hai là thiên tài như nhau. Cả hai có cùng kinh
nghiệm, cả hai đều rất có khả năng, cả hai đều là người trí huệ nhất trong số
những người trí huệ, người nọ không kém gì người kia - vậy tại sao giáo huấn của
Mahavira không lan xa và rộng?
Có một lí do: Mahavira đã dùng
những từ cổ, đã lạc hậu. Ông ấy đã mô tả sự tồn tại với cùng những từ cũ và
nhàm chán, atma, linh hồn. Phật nói anatma, không hiện hữu hay không linh hồn.
Nó đánh trúng vào tình cảm người ta. Mahavira nói, "Việc biết atma của bạn
- linh hồn bạn, hiện hữu của bạn là biết chân lí. Đây là chứng ngộ." Phật
nói, "Linh hồn sao? Hiện hữu sao? Đây là dốt nát. Không hiện hữu, không
linh hồn - trở thành trống rỗng, biến mất là biết chân lí, là đã chứng ngộ."
Họ là đồng đại, nhưng Phật đã
nêu một định nghĩa mới cho sự tồn tại, nghĩa mới; ông ấy đã đem đến cái mới và
nó đã có tác dụng. Nó động chạm tới những trái tim hồn nhiên.
Giáo huấn của Mahavira bị các học
giả chặn và nó chết. Mọi người nói, "Được, nhưng ông ấy chỉ nói cùng điều
đã được nói." Nhưng họ phải nghĩ về các phát biểu của Phật.
Vào quãng mười lăm thế kỉ sau
Phật, mạng lưới kinh sách bao la đã phát sinh quanh ông ấy đến nỗi nó còn vượt
xa điều trước đây đã xảy ra cho Upanishad và Veda. Nhiều quan điểm triết học
khác nhau đã nảy sinh quanh Phật mà chưa từng xảy ra trước đây về bất kì một
người nào khác trong lịch sử loài người. Nhiều kinh sách đã được viết ra và người
ta nói rằng nếu mọi kinh sách của mọi tôn giáo được dồn lại, chúng chắc ít hơn
về số lượng so với tất cả những kinh sách Phật giáo. Rất nhiều nghiên cứu đã được
tiến hành trong một nghìn năm trăm năm ấy, nó đã trở thành gần như một trận lụt.
Điều thường xảy ra là bất kì
khi nào chân lí được diễn đạt theo một cách mới, một trận hồng thuỷ lớn phát
sinh ngay theo đó. Có những người ủng hộ và những người chống đối, có những người
bạn và có những kẻ thù, có những người mà kinh sách cũ của họ bị huỷ đi và có
những người xây dựng kinh sách mới.
Những từ cũ bị hủy đi, từ mới
được sinh ra; có nhiều suy luận và phủ nhận trong một nghìn năm trăm năm. Vào
lúc Shankara tới ảnh hưởng của Phật đã ở khắp mọi nơi.
Nhưng thế rồi cùng một số phận
đã xảy ra cho kinh sách của Phật như đã xảy ra cho Upanishad và Veda. Kinh sách
của Phật chết, chúng trở thành lối mòn nhiều người dẫm qua. Chúng trở thành đơn
thuần uyên bác mà chỉ đáng cho thảo luận trong các đại học. Bây giờ không có cuộc
sống trong chúng nữa, chúng không còn có ích ngay cả cho người tìm kiếm - nói
gì tới người đã thức tỉnh? Chỉ các phân tích trí tuệ mới trở thành quan trọng.
Thế là Shankara thay đổi chiều
hướng của trận hồng thuỷ. Shankara nói rằng chân lí không phải là trống rỗng
tuyệt đối, nó là tràn đầy tuyệt đối, nó là brahman.
Sau lỗ hổng một nghìn năm trăm
năm từ 'tràn đầy' này quay với một sự tươi tắn, Upanishad nhận được cuộc sống mới
và Veda nổi lên trong ánh sáng. Shankara đã thiết lập tất cả những gì Phật đã
phá huỷ.
Và bạn sẽ ngạc nhiên rằng cả
hai đều làm cùng một việc. Phật không phá huỷ Upanishad mà Shankara cũng không
cứu chúng. Phật đang cứu chính cái tinh tuý, chính linh hồn của Upanishad, còn
Shankara cũng làm cùng việc đó. Điều họ phá huỷ chỉ là cái vỏ bên ngoài bởi vì
nó đã trở nên nhơ bẩn.
Cũng hệt như là khi bạn muốn mặc
quần áo mới cho một đứa trẻ và nó không sẵn sàng bỏ quần áo cũ. Nó nói,
"Con thấy gắn bó với chúng. Con thích cái áo này lắm. Con không muốn mặc
áo mới." Nhưng bạn biết rằng áo đã bẩn: "Nó cũ rồi, nó thủng đây này
- cởi ra thôi." Đứa trẻ nghĩ rằng có lẽ bạn chỉ muốn nó ở trần. Làm sao mà
nó có thể chạy quanh cởi trần trong nóng bức, mặt trời và lạnh lẽo? Sao bạn cứ
bám theo quần áo của nó? Nó thích quần áo ấy, nó mặc chúng thường xuyên. Nhưng
một khi bạn đã thay quần áo cho nó, thế thì nó trở nên hạnh phúc rằng nó có quần
áo mới. Bước đi của nó thay đổi, bây giờ nó bước đi với vui sướng - nhưng sau một
năm cùng điều ấy xảy ra. Những quần áo này lại trở thành cũ rích, thế thì đến
lúc thay đổi chúng.
Người tỉnh thức không chống ai
cả - họ không thể thế - bởi vì trong tỉnh thức của họ, kinh nghiệm của họ là về
cái một tuyệt đối. Cho nên không có chuyện Shankara chống Phật mà cũng không có
chuyện Phật chống Shankara. Cả hai đều nói cùng một điều, chỉ cách diễn đạt của
họ là khác nhau.
Và bạn nói rằng tôi ủng hộ cả
hai. Điều này đúng. Điều này đáng hỏi, điều này tuyệt đối có liên quan. Bây giờ
thậm chí khác biệt giữa hai người này cũng đã trở thành vô nghĩa. Bây giờ đã
hai nghìn năm trăm năm sau Phật và một nghìn năm sau Shankara: bây giờ khác biệt
giữa hai người đã trở thành nhàm chán. Bây giờ trao đổi giữa họ nên nhận được sự
bắt đầu mới. Bây giờ cần ai đó người nói rằng không có khác biệt, rằng cả hai đều
nói cùng một điều.
Cho nên tôi ủng hộ cả trống rỗng
và tràn đầy. Bây giờ đây là cách diễn đạt thứ ba, nhưng nội dung cũng vẫn thế
thôi. Tôi đang nói cùng điều mà Phật đã nói, tôi đang nói cùng điều mà Shankara
đã nói, nhưng khác biệt là ở chỗ tôi xa hơn hai mươi nhăm thế kỉ.
Bây giờ chân lí sẽ mang nghĩa mới,
cách diễn đạt mới. Bây giờ cùng bài ca ấy phải được hát với giọng mới. Cùng
giai điệu ấy phải được chơi trên nhạc cụ mới.
Nhạc cụ của Shankara đã thành
cũ rồi. Nhạc cụ của Phật đã thành cũ rồi. Bây giờ nếu bạn nói về trống rỗng nó
cũ rích và nếu bạn nói về tràn đầy, nó cũng cũ rích nốt. Chỉ điều thiêng liêng,
sự tồn tại bao giờ cũng mới bởi vì nó là vĩnh hằng. Cái vĩnh hằng bao giờ cũng
mới. Bây giờ một giọng mới... Cho nên tôi nói rằng cái trống rỗng của Shankara
hay cái tràn đầy của Phật hay cái trống rỗng của Phật hay cái tràn đầy của
Shankara, nó là bài ca của cùng cái một vĩnh hằng.
Do đó Sahajo mới hấp dẫn tôi.
Cô ấy nói:
Khi ngủ người ta trong bầu trời
trống rỗng của điều thiêng liêng;
Khi tỉnh, người ta nhớ tới điều
thiêng liêng.
Đêm là của Thượng đế, ngày là của
Thượng đế. Chúng ta ngủ trong điều thiêng, chúng ta thức dậy trong điều thiêng
liêng. Đấy là bóng tối của ban đêm, đấy là ánh sáng của ban ngày - và cả hai đều
vinh quang. Chính cái sợ của bạn, thái độ một phần của bạn làm cho bạn nói rằng
Thượng đế giống như ánh sáng; đấy là bởi vì bạn sợ bóng tối. Thượng đế cũng là
bóng tối nữa. Và khi bạn trở nên im lặng thế thì bạn sẽ thấy rằng bóng tối có
vinh quang riêng của nó. Bóng tối có cái đẹp riêng của nó; không ánh sáng nào
có thể sánh được với nó. Bóng tối có an bình riêng của nó, bóng tối có niềm vui
riêng của nó; không có vấn đề so sánh. Uống ánh sáng và bóng tối nữa, bởi vì cả
hai đều thiêng liêng. Cả hai bờ dòng sông đều thiêng liêng. Đừng coi sông Hằng
của điều thiêng liêng là bị giới hạn bởi đôi bờ của nó. Thấy nó đang tuôn chảy
tự do, không bị giới hạn đi.
Cho nên tôi nói với bạn rằng cả
Shankara và Phật đều sẽ đưa bạn tới bờ bên kia. Nếu bạn để cho con thuyền của
mình đi vào dòng sông từ bờ của Phật, bạn sẽ đạt tới bờ bên kia. Còn nếu bạn để
cho con thuyền của mình đi vào dòng sông từ bờ của Shankara, bạn cũng sẽ đạt tới
bờ bên kia. Thức dậy thêm một chút đi - toàn bộ sông Hằng đều là điều thiêng
liêng. Mohammed là một bến xuất phát, Jesus là một bến khác, Zarathustra là một
bến khác. Và bạn có thể tạo ra nhiều bến xuất phát bởi vì sông Hằng của điều
thiêng liêng thật bao la. Chỉ có vài bến là được xây dựng sẵn, các bến khác còn
ít được xây dựng, nhưng chúng cũng sẽ đưa bạn tới bờ bên kia.
Sahajo, Kabir, Dadu - tất cả những
người này đều là các bến ít được xây dựng, chân đế của họ mới được dựng còn thô
sơ. Không có đá cẩm thạch, không có đá quí tại đó. Họ không giống như các ghat,
bến xuất phát tại Kashi; họ là những bến thuyền rất thô sơ trong rừng rậm -
nhưng cho dù bạn có để con thuyền của mình đi vào dòng sông từ đó, bạn vẫn sẽ đạt
tới bờ bên kia.
Bất kì khi nào có một bến xuất
phát, bạn đều có thể đi từ đó sang bờ bên kia, và thậm chí nơi không có bến, bạn
vẫn có thể đi sang bờ bên kia. Nếu bạn đang tìm kiếm một chỗ rất văn hoá để xuất
phát, thế thì có bến của Phật và bến của Shankara - chúng là những bến đẹp, rất
có học thức, có văn hoá. Nỗi sợ trượt chân sẽ ít. Chúng đã được xây dựng bằng
đá. Cũng còn có bến của Sahajo. Nó không được lát bậc bằng đá, bạn có thể bị
trượt chân ở đó, bạn sẽ thấy bùn ở đó. Nhưng có một loại niềm vui khác khi bạn
để con thuyền của bạn đi vào sông từ các bờ gập ghềnh đó.
Tại những bến xuất phát đã được
xây dựng kĩ có một lệ thường đã đặt ra: có các tu sĩ, có hướng dẫn; có nhiều ồn
ào và hỗn loạn. Tại những bến tầu còn kém được xây dựng, không có ai, bạn chỉ một
mình. Bạn phải đi vào con thuyền với sự tin cậy vào bàn tay của riêng bạn.
Không có hướng dẫn, không có cố vấn, không ai cho bạn la bàn. Cũng có khả năng
bị lạc ở đó. Nhưng xúc động của việc đạt tới cũng trở nên lớn hơn.
Tôi nói rằng toàn bộ sông Hằng
đều thiêng liêng. Bây giờ nó sẽ là bài ca mới. Và cố hiểu rằng tôi đang nói
cùng điều như Phật, tôi đang nói cùng điều như Shankara; thậm chí không có khác
biệt nhỏ nhặt nhất.
Nhưng vẫn có khác biệt trong
ngôn từ bởi vì sự quan tâm của mọi người có thay đổi, cách thức hiểu biết của mọi
người có thay đổi, tâm trí tập thể thay đổi - đó là lí do.
Và Shankara không bác bẻ Phật.
Làm sao Shankara bác bẻ Phật được? - toàn bộ con người của Shankara đều ủng hộ
Phật. Tại cốt lõi sâu thẳm nhất Shankara đang cúi mình trước Phật.
Làm sao Phật có thể bác bẻ
Shankara được? Làm sao Phật có thể bác bẻ Veda và Upanishad được? - mặc dầu mọi
học giả đều nói rằng ông ấy chống Veda! Học giả mù quáng; mà không chỉ có mù
đâu, ông ta còn ngu nữa bởi vì ngay đến mắt người mù cũng còn có thể mở ra,
nhưng không thuốc thang nào có thể có tác dụng cho người ngu. Người ngu là người
có ý tưởng rằng người đó biết nhưng mà thực tế không biết gì cả. Người đó thậm
chí không sẵn sàng vứt bỏ ngu si của mình đi.
Đây là bệnh duy nhất trên thế
giới này, ngu si, khi mà người ốm không sẵn sàng vứt bỏ nó đi mà bảo vệ nó. Đó
là lí do tại sao mọi bệnh đều chữa được chỉ trừ mỗi bệnh ngu si. Jesus nói
đúng, “Tôi đang chạy trốn khỏi kẻ ngốc - đừng chặn tôi lại, nó đang theo sát
tôi đây!” Mọi phép mầu đều thất bại khi dính tới kẻ ngốc.
Câu hỏi thứ hai:
Con đường của Sahajo là yêu, sùng kính,
buông xuôi và tôn thờ thầy. Vậy sao cô ấy nhấn mạnh vào hướng nội, đi vào trong
và không gắn bó?
Nhấn mạnh đó là hoàn toàn đúng.
Bạn đang gặp khó khăn bởi vì bạn nghĩ về tất cả những điều này mà không kinh
nghiệm nó. Bởi vì việc nghĩ mà bạn bao giờ cũng thấy những điều mâu thuẫn. Mâu
thuẫn được tạo ra bởi việc nghĩ. Không có mâu thuẫn trong vô ý nghĩ.
Khi tôi bảo bạn rằng một con đường
là yêu và một con đường là thiền, bạn bắt đầu thấy mâu thuẫn. Bây giờ nếu ai đó
nói về thiền, bạn sẽ nói rằng anh ta chống lại yêu. Nếu ai đó nói về yêu, bạn sẽ
nói rằng anh ta chống lại thiền. Đã bao nhiêu lần bạn được nghe nói rồi? - yêu
là tên của cùng kinh nghiệm xảy ra trong thiền. Không có khác biệt nhỏ nhặt nào
giữa yêu và thiền. Cho dù nếu có bất kì khác biệt nào, đấy cũng không phải là
giữa yêu và thiền, đấy là giữa các con đường để đạt tới yêu và thiền.
Người này tới đây bằng đi bộ,
người khác tới bằng đi xe đạp, người nữa đi xe ô tô, người này đã chạy tới, người
kia bước đi chậm rãi; ai đó tới một mình, người khác đi cùng ai đó khác. Nhưng
có thành vấn đề gì không khi bạn tới nơi? Bạn đã tới đây, bạn đang ở cùng tôi.
Sau khi tới đây mọi chi tiết về việc liệu bạn tới bằng đi bộ hay đi xe đạp, một
mình hay cùng bạn bè, đều trở thành không liên quan nữa. Không cần phải đặt vấn
đề đó nữa. Bây giờ bạn sẽ không nói rằng tôi không thể ngồi gần người này bởi
vì anh ta đã đi xe đạp tới còn tôi đi bộ tới. Bây giờ bạn quên tất cả về nó. Có
thể là trên đường bạn phải đương đầu với một số khó khăn, vì thấy ai đó đi xe đạp
bạn có chút ít ghen tị bởi vì bạn phải đi bộ. Thấy ai đó đi qua trong ô tô, bắn
toé nước bùn lên đường, bạn có thể có chút ít cáu giận anh ta, thù hằn nào đó
có thể đã nảy sinh...
Tôi đã nghe:
Một người lái xe dừng xe hỏi một
nông dân, “Con đường này dẫn đến đâu vậy?”
Người nông dân nói, “Ông đi hỏi
người khác ấy!”
Người lái xe hỏi anh ta, “Này
người anh em, sao anh không bảo chúng tôi một câu?”
Anh ta nói, “Chúng tôi đi bộ,
ông hỏi ai đó đang đi xe ấy. Sao tôi phải nói cho ông? Chúng tôi đi chân. Con
đường của chúng tôi khác: chúng tôi đi bộ còn ông đi xe. Tôi có việc gì với ông
đâu? Đi mà hỏi người khác ấy.”
Có lẽ trên đường bạn đã từng phải
đương đầu với những khó khăn nào đó, nhưng khi bạn đã tới nơi, khi bạn đã đạt tới
mục đích, không còn cả người lái xe lẫn người đi xe đạp nữa. Thế thì tất cả đều
xuống xe, mọi xe cộ đều bị bỏ đằng sau.
Thiền là phương tiện và thiền
cũng là mục đích. Yêu là phương tiện và yêu cũng là mục đích.
Xem như phương tiện, yêu và thiền
là tách biệt, nhưng chúng không tách biệt nếu được xem như mục đích. Chúng là
phương tiện mà cũng là mục đích nữa: bạn đạt tới bằng chúng và bạn cũng đạt tới
chúng. Cho nên bao giờ cũng nhớ, khi tôi đang nói về yêu và thiền tôi chỉ đang
nói từ hai góc độ khác nhau. Đôi khi khi tôi thảo luận về phương tiện, tôi nói
rằng chúng là khác nhau - nhưng khi tôi nói về mục đích, tôi nói rằng chúng là
một và như nhau.
Bạn nói, “Con đường của Sahajo
là yêu, sùng kính, buông xuôi và tôn thờ thầy. Vậy mà sao cô ấy nhấn mạnh vào
hướng nội, đi vào trong và không gắn bó?” Bởi vì không có mâu thuẫn trong đó. Nếu
yêu trở thành toàn bộ thế thì nó sẽ vượt ra ngoài gắn bó. Nếu vô gắn bó trở
thành toàn bộ thế thì qua nó dòng suối yêu liên tục nhất định sẽ tuôn chảy.
Không gắn bó nghĩa là gì? Không
gắn bó nghĩa là một người đã vươn lên trên gắn bó. Và nghĩa của yêu là gì? - là
người ta đã vươn lên trên dục.
Khi nào bạn sẽ có thể thấy bên
ngoài lời? Tại sao lời che khuất cách nhìn của bạn nhiều thế?
Nghĩa của yêu là tự do khỏi gắn
bó. Vô gắn bó cũng mang cùng nghĩa đó. Vô gắn bó là lời của thiền nhân và sùng
kính là lời của người yêu. Đây là khó khăn duy nhất.
Nếu bạn hỏi Mahavira, ông ấy sẽ
nói vô gắn bó; nếu bạn hỏi Meera, Sahajo, Daya, Chaitanya, họ sẽ nói yêu, sùng
kính - và thế thì bạn trở nên lẫn lộn.
Buông xuôi sao? Đâu là khác biệt
giữa việc đi vào bên trong và việc buông xuôi? Khi bạn buông xuôi bản thân bạn,
thế thì bạn đang buông xuôi cái gì? Bạn đang buông xuôi hướng ngoại của bạn -
còn gì khác nữa mà bạn có thể buông xuôi được? Còn gì khác nữa mà bạn phải đưa
ra? Bạn đang buông xuôi bản ngã của bạn dưới chân thầy, thế thì cái còn là bản
thể bên trong của bạn. Hướng ngoại của bạn đã mất rồi, bạn đã bỏ nó, bạn đã từ
bỏ nó. Thế thì chỉ mỗi lãnh thổ của bạn là còn lại, và cái đó chính là sự tồn tại
thuần khiết của bạn.
Bạn đang hỏi về việc tôn thờ thầy
và cuộc hành trình vào bên trong. Thầy ở bên ngoài, nhưng thầy bên ngoài đơn giản
là phương tiện để đưa bạn tới thầy bên trong. Khi bạn buông xuôi bản thân mình
một cách toàn bộ dưới chân thầy bên ngoài, thế thì khi bạn mở mắt ra bạn sẽ thấy
rằng thầy bên ngoài đã biến mất. Điều đó chỉ là vì bạn đã nhìn ra bên ngoài mà
thầy dường như là ở bên ngoài. Bỗng nhiên bạn thấy rằng cùng giai điệu đó đang
chơi ở bên trong mình. Đây không phải là người nào đó bên ngoài, mà là người
nào đó đang nói bên trong.
Tôi đã nghe, một fakir tới một
đền thờ hồi giáo. Có lẽ ông ấy đến hơi chậm một chút, mọi người đang ra về cả.
Cho nên ông ta nói, “Này người anh em, cuộc tụ tập sao kết thúc chóng thế, các
anh vội gì nào? Tại sao lời cầu nguyện kết thúc sớm thế? Các anh có thể tiến
hành nó chậm hơn một chút nữa, im lặng hơn một chút nữa có được không?”
Một người nói, “Ông không tự
trách mình sao đến muộn thế mà trách chúng tôi. Nhà tiên tri đã hoàn thành lời
cầu nguyện rồi. Bây giờ chúng tôi phải làm gì trong đền thờ?”
Khi nghe thấy rằng lời cầu nguyện
đã kết thúc, nước mắt tuôn ra từ mắt ông fakir và ông ấy buông ra một tiếng thở
dài sâu sắc. Những người đứng quanh đó thấy rằng đấy không phải là là một cái
thở dài bình thường. Nó làm mủi lòng họ, nó dường như còn sâu sắc hơn cả lời cầu
nguyện của họ. Nó không chỉ là một tiếng thở dài, mọi người cảm thấy bên trong
tiếng thở dài của ông ấy còn có hương vị của trái tim khao khát của ông ấy. Cứ
dường như là có làn khói bốc lên, dường như là ngọn lửa vừa mới tắt. Một người
sụp xuống dưới chân ông này và nói, “Này người anh em, xin đừng buồn thế. Nếu
ông cho tôi cái thở dài của ông thế thì tôi sẽ cho ông những lời cầu nguyện mà
tôi đã làm. Đừng bất hạnh như thế.”
Cuộc mặc cả được ngã giá. Ông
fakir cho người này cái thở dài còn người này cho ông ấy lời cầu nguyện của
mình. Đến đêm người đã lấy tiếng thở dài đó đột nhiên nghe thấy trong giấc ngủ,
“Anh may mắn đấy! Anh đã nhận tiếng thở dài, và không có lời cầu nguyện nào lớn
lao hơn một tiếng thở dài. Anh đã lấy được ngọn lửa của niềm khát khao và chung
cuộc chính ngọn lửa sáng chói này mới chứng tỏ là sự hoàn thành cuối cùng. Anh
đã lấy cuộc truy tìm của người kia, anh đã lấy niềm khao khát linh hồn của người
kia - hôm nay anh đã đạt tới vương quốc của cõi trời. Và sự tồn tại hạnh phúc đến
mức vẫn còn có những người sẵn sàng đánh đổi lời cầu nguyện của mình lấy tiếng
thở dài của người khác. Và từ niềm vui này, lời cầu nguyện của mọi người trên
trái đất này đều được ban cho vào hôm nay.”
Khi khao khát sâu sắc về điều
thiêng liêng nảy sinh bên trong bạn, thế thì bạn không đi tìm điều tối thượng ở
bên ngoài nữa: bạn sẽ thấy nó ẩn trong chính khao khát của bạn. Bản thân khao
khát trở thành lời cầu nguyện. Khi một tiếng thở dài sâu sắc nảy sinh bên trong
bạn thế thì bạn sẽ thấy toàn bộ cái tinh tuý của sự tồn tại ẩn dưới chính cái
thở dài này.
Khi bạn cúi đầu trước thầy, bạn
đang buông xuôi cái gì? Bạn đang buông xuôi cái nhìn và thói quen nhìn ra bên
ngoài của bạn - cái hướng ngoại của bạn, bản ngã bạn. Và khi bạn đứng dậy sau
khi cúi xuống, và nếu bạn đã thực sự cúi xuống, thế thì bạn sẽ thấy thầy đã biến
mất từ bên ngoài và thầy đang ở bên trong bạn. Bây giờ bạn sẽ bắt đầu liên tục
nghe thấy tiếng thầy ở bên trong, nó sẽ trở thành tiếng đàn veena bên trong của
bạn. Cho nên thầy bên ngoài chỉ là nhạc cụ để đánh thức thầy bên trong bạn. Nếu
bạn trở nên buông xuôi, thế thì thầy bên ngoài trở thành một với thầy bên
trong.
Ai là thầy vậy? Thầy là người
mà qua người đó bạn đã có thoáng nhìn về thực tại tối thượng của bạn. Thầy là
người mà bạn khao khát được như vậy. Bản thể bên trong nhất của bạn có khao
khát rằng bạn cần phải là người như vậy. Thầy là người mà qua người đó bạn đã
có một thoáng nhìn, qua người đó bạn đã nghe thấy giai điệu bên trong của bạn.
Bạn đã nghe thấy trong tiếng nói của người đó điều mà bạn muốn nói nhưng bạn
chưa bao giờ có thể nói ra được. Và bạn đã tìm thấy trong cái động chạm kì diệu
của tay thầy điều mà bạn muốn cái động chạm của tay mình phải như thế. Bạn nhìn
vào bên trong mắt thầy và thấy điều bạn muốn mắt mình phải như thế. Người mà
qua đó bạn đã thấy ra bản thân bạn, bạn đã tìm ra định mệnh riêng của mình -
người đó là thầy.
Cho nên nhớ lấy, thầy của bạn
không nhất thiết là thầy của mọi người. Thầy là một kinh nghiệm cá nhân. Không
nhất thiết là điều thích hợp cho bạn sẽ thích hợp cho mọi người. Với người này
trống rỗng của Phật sẽ thích hợp, với người khác tràn đầy của Shankara sẽ thích
hợp. Nhưng một điều là chắc chắn: khi bạn tìm ra thầy phù hợp với bạn, tại
chính khoảnh khắc đó bạn và thầy sẽ hội nhập lại. Bạn không thể tìm thấy cả thầy
và đệ tử nữa. Khi mà còn có hai người, tức là bạn còn chưa tìm thấy thầy đâu.
Khi bạn gặp thầy, bỗng nhiên đệ tử biến mất - và thế thì bạn tìm thấy thầy ở
bên trong chính mình.
Nếu bạn đã thấy thầy của bạn ở
trong tôi, thế thì bạn sẽ sớm thấy rằng tôi đang nói bên trong bạn. Mặc dầu tôi
đang nói bên ngoài đây, bạn vẫn sẽ thấy rằng tôi đang nói điều mà không được
nói ở bên trong bạn. Tôi đang đánh thức điều đang ngủ trong bạn. Bạn sẽ đột
nhiên cảm thấy rằng bạn có thể đã thấy điều này bên trong bạn nhưng bạn đã
không có cách nào tìm ra nó. Tôi đã chỉ cho bạn điều mà bạn đã từng thấy bên
trong bạn nếu bạn có con mắt trong trẻo. Tôi không dậy bạn điều gì đó mới, tôi
chỉ đơn giản nhắc bạn về điều gì đó mà bạn đã quên khuấy mất. Đây là công việc
duy nhất của thầy.
Cho nên đừng hỏi tại sao Sahajo
nói về tôn thờ thầy và thế rồi bắt đầu nói về cuộc hành trình nội tâm. Nếu việc
tôn thờ thầy đã xảy ra thế thì cuộc hành trình bên trong đã bắt đầu rồi, bởi vì
thực tại thầy là ở bên trong. Đó là lí do tại sao người Hindu đã từng hát: Thầy
là Brahma - đấng sáng tạo. Thầy là Vishnu - đấng bảo tồn. Thầy là Mahesha - đấng
huỷ diệt. Thầy là điều tối thượng, thầy là cái đích, thầy là điều thiêng liêng.
Cho nên Sahajo nói, “Tôi có thể
bỏ Thượng đế, nhưng tôi sẽ không bỏ thầy tôi” - bởi vì Thượng đế là cuốn sách
đóng kín và chính thầy đã mở nó ra. Thượng đế đã bị giấu kín bên trong, nhưng
ai sẽ đánh thức cô ấy dậy, ai đã thông báo cho cô ấy?
Chính thầy là người đã thức tỉnh
bạn và làm cho bạn nhận biết. Thầy đang trả bạn về với cái ta của bạn. Đó là lí
do tại sao nó là cuộc hành trình nội tâm.
Đừng trở nên bị vướng víu vào từ
ngữ như sùng kính và thiền. Đừng bị vướng vào từ ngữ chút nào. Người ta phải tỉnh
dậy từ lời, người ta phải kinh nghiệm cái vô lời. Cho nên bạn có thể dùng lời,
nhưng đừng tạo ra xiềng xích từ chúng. Và bao giờ cũng nhớ rằng trong thế giới
của tôn giáo, lời dường như có vẻ mâu thuẫn trong thực tế không mâu thuẫn,
chúng là phần bù cho nhau.
Nếu yêu tiến triển tốt, nếu
sùng kính tiến triển tốt, thiền sẽ là việc đạt được. Nếu thiền tiến triển tốt,
thành amadhi, trạng thái siêu tâm thức, thế thì tình yêu và sự sùng kính sẽ được
đạt tới. Chúng là hai mặt của cùng một đồng tiền.
Câu hỏi thứ ba:
Hôm qua thầy nói rằng nếu bạn biết là bạn
mãn nguyện, rằng bạn hạnh phúc, thế thì biết rằng còn chưa có mãn nguyện và hạnh
phúc. Sahajo bản thân cô ấy là hiền nhân, vậy làm sao cô ấy có thể nói rằng hiền
nhân một mình là phúc lạc?
Điều này phải được hiểu. Chắc
chắn tôi đã nói rằng nếu dường như là bạn mãn nguyện, thế thì biết rằng theo cách
nào đó này khác, khổ vẫn còn bên trong bạn. Bằng không, làm sao bạn biết được rằng
bạn mãn nguyện, làm sao bạn nhận ra được sự mãn nguyện? Để đo điều đó, cần phải
có cái đối lập. Nếu chỉ có một đòn cân trên cân, làm sao bạn có thể cân được
cái gì? Bạn cần một đòn cân ở phía bên kia nữa, ở cả hai bên.
Cho nên khi bạn cảm thấy rằng bạn
mãn nguyện thế thì bạn có thể chắc chắn rằng không mãn nguyện vẫn còn hiện diện
đâu đó bên trong. Bởi việc so sánh bạn cảm thấy rằng bạn mãn nguyện. Khi mãn
nguyện tối thượng tới thế thì bạn không biết rằng bạn không mãn nguyện và bạn
không biết rằng bạn mãn nguyện. Vâng, nếu ai đó hỏi thế thì đấy là vấn đề khác,
nhưng bạn không nhận biết về nó. Nếu ai đó hỏi, “Bạn có mãn nguyện không?” thế thì
bạn sẽ nói, “Chắc chắn!” Nếu không ai hỏi, “Bạn có mãn nguyện không?” thế thì ở
bên trong bạn ý tưởng này về mãn nguyện sẽ không có đó. Không có lí do, không
có mục đích cho ý tưởng này có đó.
Nhưng thế thì một câu hỏi nảy
sinh, “Sahajo bản thân cô ấy là một hiền nhân, vậy làm sao cô ấy có thể nói rằng
hiền nhân một mình là phúc lạc?” Thế thì Sahajo không đúng là một hiền nhân hay
sao?
Không, có khác biệt tinh tế
trong phát biểu của Sahajo. Sahajo không nói, “Sahajo nói, tôi đang phúc lạc
đây.” Nếu cô ấy nói điều đó theo cách đó, thế thì điều đó sẽ chỉ ra rằng khổ vẫn
có đó. Sahajo không nói, “Sahajo nói, tôi đang phúc lạc đây” - cô ấy không nói
điều này chút nào. Sahajo đơn giản đưa ra một định nghĩa, cô ấy không nói điều
gì về bản thân cô ấy. Cô ấy nói, “Xem kìa, mặt trời đã mọc, buổi sáng đấy; xem
chim đang hót kìa.” Cô ấy không nói gì về bản thân cô ấy, cô ấy đang đưa ra một
phát biểu về sự kiện.
Sahajo nói: Hiền nhân một mình
phúc lạc - cô ấy đơn giản nói rằng hiền nhân là phúc lạc. Và định nghĩa này về
phúc lạc là hệt như điều tôi đã nói với bạn - rằng bạn thậm chí không nhận biết
về nó. Sahajo chỉ nói rằng hiền nhân là phúc lạc; đấy chỉ là một mô tả về hiền
nhân. Trong đó không có phát biểu nào về bản thân cô ấy cả; không có phát biểu
về bất kì ai khác cả. Trong đó chỉ có thông tin về một luật tự nhiên - rằng hiền
nhân là phúc lạc và tất cả những người khác sống trong khổ.
Nếu ai đó khổ thế thì bạn biết
rằng người đó không phải là hiền nhân. Và tôi bảo bạn rằng người ta phúc lạc chỉ
nếu người ta thậm chí không biết rằng mình khổ hay phúc lạc nữa. Chỉ người đã
vượt ra ngoài cả khổ lẫn phúc lạc mới phúc lạc. Chỉ người ấy mới là hiền nhân.
Mới vài ngày trước đây một đàn
bà tới tôi. Cô ấy bảo tôi rằng cô ấy rất bất hạnh vì chồng cô ấy, rằng anh ta
là kẻ ngoại tình, rằng anh ta không có tính cách nào cả.
Tôi nói với cô ấy, “Nếu anh ta
không có tính cách, thế thì cứ để cho anh ta bất hạnh đi. Vì việc ngoại tình của
anh ta sẽ làm cho anh ta bất hạnh. Nhưng tại sao bạn bất hạnh? Tôi chưa hề biết
ai đó trở nên bất hạnh vì hành vi vô đạo đức của ai đó khác. Nếu bạn bất hạnh,
nguyên nhân là ở bên trong bạn. Vô đạo đức của anh ta không thể là nguyên nhân
cho khổ của bạn được, vô đạo đức của anh ta có thể là nguyên nhân cho khổ của
anh ta. Nhưng tôi biết chồng bạn - anh ta không bất hạnh. Anh ta có thể vô đạo
đức nhưng anh ta không bất hạnh.”
Và tôi nói, “Nếu ai đó hạnh
phúc cho dù là vô đạo đức, thế thì anh ta chắc chắn là đức hạnh hơn bạn - bạn
không hạnh phúc cho dù bạn đạo đức. Bạn đang làm phép màu đấy! Chồng bạn cũng
làm phép màu nữa - anh ta có thể vô đạo đức nhưng anh ta hạnh phúc. Bạn có thể
đạo đức nhưng bạn bất hạnh. Trong đạo đức của bạn phải có vô đạo đức nào đó, và
trong vô đạo đức của chồng bạn phải có đạo đức nào đó. Bằng không điều đang xảy
ra không thể nào xảy ra được.”
Cho nên tôi nói, “Làm điều này
thành tiêu chí: bất kì khi nào bạn bất hạnh, biết rằng có điều gì đó sai bên
trong bạn, bởi vì khổ của bạn được gắn với cái nhìn sai. Bạn không bất hạnh bởi
vì hành vi của chồng bạn, bạn bất hạnh bởi vì bạn mong đợi rằng chồng bạn đáng
phải đạo đức. Bạn bất hạnh bởi vì bạn đang nghĩ rằng bạn đạo đức đến mức bạn
đang khổ từ nỗi đau của kỉ luật của bạn và đạo đức của bạn, còn chồng bạn đang
tận hưởng bản thân anh ta! Bạn cũng muốn tận hưởng. Bên trong bạn cũng muốn làm
cùng điều như chồng bạn, nhưng bạn không có dũng cảm nhiều đến thế.
“Bạn buồn vì điều gì đó bên
trong bạn. Nếu bạn muốn vô đạo đức thế thì vô đạo đức đi, nhưng ít nhất đừng bất
hạnh. Nếu bạn muốn hạnh phúc thế thì hạnh phúc đi, nhưng đừng mang gánh nặng của
việc là đạo đức.”
Hiểu biết riêng của tôi là ở chỗ
nếu một người liên tục tìm kiếm phúc lạc trong cuộc sống của mình, thế thì người
đó tự nhiên sẽ trở thành đạo đức - bởi vì phúc lạc không nở hoa chừng nào còn
có hành vi vô đạo đức. Tôi không yêu cầu bạn phải đạo đức, tôi đang bảo bạn cứ
phúc lạc đi. Từ hàng thế kỉ nay bạn đã được dạy phải đạo đức mà không có gì xảy
ra cả ngoại trừ việc bạn đã trở nên khổ. Tôi bảo bạn cứ phúc lạc đi: phúc lạc
là tiêu chí của tôi.
Bạn bao giờ cũng được bảo rằng
nếu bạn làm những hành động đức hạnh, bạn sẽ trở nên phúc lạc. Tôi bảo bạn rằng
nếu bạn phúc lạc, bạn là đức hạnh. Bạn đã được bảo rằng nếu bạn phạm tội lỗi, bạn
sẽ khổ: tôi bảo bạn rằng nếu bạn khổ, bạn là kẻ tội lỗi.
Khổ là tội lỗi, phúc lạc là đức
hạnh.
Và bất kì khi nào một người bắt
đầu nhìn đúng, thế thì định nghĩa của Sahajo sẽ được hiểu. Sahajo không nói điều
gì về bản thân mình cả. Nếu Sahajo nói điều này về bản thân mình thế thì tôi đã
không nói về Sahajo làm gì, điều đó không đáng gắng sức. Nếu cô ấy mà nói,
“Sahajo nói, tôi phúc lạc đây,” thế thì điều đó chỉ rõ ràng là người đàn bà này
vẫn trong khổ và cô ấy đang che giấu nó, đang tưởng tượng phúc lạc, đang tự an ủi
bản thân mình. Thế thì cô ấy có thể đã nói về phúc lạc nhưng bạn đã thấy khổ
trên mặt cô ấy. Nhưng Sahajo không nói về bản thân mình.
Nếu bạn hiểu đúng, người phúc lạc
không nói về bản thân mình, chỉ người khổ nói về bản thân mình. Bạn cũng biết
điều đó. Nếu bạn gặp một người buồn, anh ta cứ nói mãi, anh ta cứ phàn nàn mãi
về khổ của anh ta. Bạn đã bao giờ thấy một người cười về phúc lạc của mình
chưa? Bạn thấy mọi người khóc về khổ của họ nhưng không ai cười về phúc lạc của
họ. Tại sao nói về phúc lạc?
Mọi người bảo vệ phúc lạc.
Kabir đã nói, “Nếu ông bắt được kim cương, để nó trong túi.” Nếu một người bắt
được kim cương, anh ta cho nó vào túi và bỏ đi. Anh ta không đi quanh mà nói với
đám đông rằng anh ta đã bắt được kim cương. Theo cùng cách đó, khi ai đó đạt tới
phúc lạc, anh ta giấu nó và bỏ đi. Người buồn khóc lên, “Tôi bất hạnh quá!” Người
khổ kêu lên bởi vì anh ta nghĩ rằng có lẽ bằng việc nói lên lời về nó, nỗi khổ
sẽ trở nên bớt đi. Người phúc lạc nuôi dưỡng nó bên trong bởi vì bằng việc nuôi
dưỡng nó cẩn thận, nó cứ lớn mãi lên.
Phúc lạc là hạt mầm - giấu nó ở
sâu trong bạn đi, trong việc nở hoa của bạn - nó sẽ đâm chồi, nó sẽ phát triển.
Nó sẽ đem quả lớn, nó sẽ cho hoa lớn.
Nếu Sahajo mà nói, “Sahajo nói,
tôi đang phúc lạc đây,” thế thì tôi sẽ không nói về Sagajo đâu. Nói thế thì chỉ
phí sức. Không, cô ấy không nói gì về mình cả. Cô ấy chỉ đưa ra một định nghĩa
rõ ràng, khoa học: Sahajo nói rằng hiền nhân một mình phúc lạc - hiền nhân là
phúc lạc, Sahajo nói như vậy.
Nếu bạn hiểu ý nghĩa sâu sắc nhất
của nó, điều đó đơn giản có nghĩa là khi bạn phúc lạc, bạn là hiền nhân. Và tôi
sẽ bảo bạn định nghĩa về phúc lạc: phúc lạc là khi bạn không biết về nó chút
nào - bởi vì bạn chỉ biết về đau đớn, bạn chưa bao giờ biết tới mạnh khoẻ.
Khi có đau trong đầu thế thì bạn
mới cảm nhận về đầu bạn. Khi không có đau trong đầu, thế thì bạn liệu có biết
mình đang có đầu không? Nếu đầu bạn hoàn toàn mạnh khoẻ thế thì bạn không cảm
thấy nó chút nào. Khi có chút ít nặng đầu, váng đầu, đau đầu, nhức nhối, có lo
nghĩ nào đó bên trong, có khó khăn nào đó, chỉ thế thì bạn mới biết về đầu
mình. ‘Đầu’ có nghĩa là ‘đau đầu’. Không có đầu ở bất kì đâu ngoại trừ trong việc
đau đầu. Người không đau đầu không có đầu, người đó không có đầu chút nào. Khi
thân thể bạn ốm yếu thế thì bạn biết về thân thể mình. Bạn trở nên nhận biết về
hơi thở của bạn khi có trục trặc trong việc thở. Bằng không, việc thở cứ diễn
ra, ai bận tâm về nó? Bạn càng mạnh khoẻ, bạn càng ít cảm thấy bản thân bạn.
Và đây là điều tôi nói với bạn,
đây là tiêu chí cho cả thế giới nội tâm nữa: bạn càng nhận biết rằng bạn hiện hữu,
thế thì hiểu rằng linh hồn bạn đang ốm yếu. Việc biết về ‘tôi đây’ là ốm yếu của
linh hồn. Khi bạn đơn giản tồn tại mà không có tri thức gì về ‘tôi’, thế thì bản
thể bạn là mạnh khoẻ. Thế thì bạn đã về nhà.
Cho nên Phật đã nói điều đó một
cách đúng đắn, rằng không có linh hồn. Đây là định nghĩa về một linh hồn lành mạnh
- anatta, vô linh hồn. Khi nói ‘linh hồn’ bệnh tật đã bước vào. Ông ấy nói rằng
‘tôi’ có nghĩa là linh hồn - khi bạn nhận biết về ‘tôi’ thế thì có trục trặc
nào đó. Khi hoàn toàn không có nhận biết về ‘tôi’ chỉ thế thì bầu trời trống rỗng
tồn tại, cái hư không.
Sahajo nói: Hiền nhân một mình
phúc lạc.
Câu hỏi thứ tư:
Sahajo đã đạt tới bất nhị, cho nên cô ấy
nói, “Người ta thực hành sùng kính vô ham muốn.” Câu hỏi của tôi là: Làm sao
Thượng đế và người sùng kính vẫn còn tách biệt? Xin thầy giải thích điều này.
Người ta thực hành sùng kính vô
ham muốn - sùng kính không có ham muốn. Vậy có hai kiểu sùng kính: một có ham
muốn, một không ham muốn. ‘Có ham muốn’ nghĩa là có một yêu cầu nào đó. Vô ham
muốn nghĩa là không có yêu cầu nào cả. Vô ham muốn nghĩa là phúc lạc ở bên
trong bản thân việc sùng kính.
Nhảy múa, ca hát, kirtan,
bhajan - đây tất cả đều là mục đích tự bản thân chúng. Bạn ca hát bởi vì có vui
trong ca hát. Bạn nhảy múa bởi vì có vui trong nhảy múa. Không có phần thưởng
nào khác bên ngoài bản thân việc nhảy múa. Sau khi nhảy múa bạn sẽ không chờ đợi
rằng “Tôi đã nhảy múa lâu thế rồi, bây giờ trao phần thưởng cho tôi đi để tôi
có thể về nhà được.”
Nhảy múa của người sùng kính không
phải là nhảy múa của của vũ công chyên nghiệp - người nhảy múa và chờ đợi để được
cái gì đó. Nhảy múa của người sùng kính là nhảy múa của sự tồn tại: không còn
gì để mà đòi hỏi nữa. Nhảy múa là niềm vui tối thượng. Nó là sự biết ơn.
Cho nên sùng kính vô ham muốn
nghĩa là bản thân sự sùng kính là niềm vui. Sùng kính có ham muốn nghĩa là sùng
kính là một phương tiện để đạt tới một mục đích nào đó: nếu điều đó được đạt tới
thế thì niềm vui cũng được đạt tới. Bạn không có con trai cho nên cần phải sinh
ra con trai. Bạn muốn thắng kiện ở toà án; bạn không có tiền cho nên bạn muốn
có tiền; bạn muốn có quyền lực, bạn muốn thắng cử - điều gì đó phải xảy ra. Vào
lúc bầu cử, mọi chính khách bắt đầu đi tìm các thầy, đi xin ân huệ của ai đó. Họ
tới các đền chùa, họ bắt đầu tụng kinh và cầu nguyện, họ bắt đầu tới thăm các
nhà tiên tri. Tại Delhi không chính khách nào không có nhà tiên tri để nói cho
ông ta liệu ông ấy thắng hay bại, ông ấy nên dùng câu mật chú nào, ông ấy nên
mang vẻ duyên dáng nào, ông ấy nên đem tro hoả táng để vào đâu, ông ấy nên chạm
vào chân của Sai Baba nào. Ông ấy muốn có được lời khuyên từ đâu đó. Nhưng bạn
có gọi loại sùng kính này là sùng kính không? Đây chỉ là sùng kính trên danh
nghĩa. Điều này chỉ là phỉ báng sùng kính. Gọi điều này là sùng kính thật là
sai lầm. Sahajo nói: Người thực hành sùng kính vô ham muốn...
Bất kì điều gì người ta nói
cũng là lời thiêng liêng.
Người ta thực hành sùng kính vô
ham muốn.
Việc nói tự bản thân nó trở
thành việc tưởng nhớ tới Thượng đế. Bất kì điều gì được nói ra cũng là nhân
danh Thượng đế - mọi lời đều là tưởng nhớ tới ngài. Thậm chí nếu người ta im lặng,
điều đó nữa cũng là sự tưởng nhớ tới ngài. Dù bạn có nói hay không, bây giờ
sùng kính đã trở thành cách sống cho bạn. Đó là phúc lạc của bạn, mở hội cuộc sống
của bạn.
Bây giờ bạn phải hiều câu hỏi của
bạn: “Làm sao Thượng đế và người sùng kính vẫn còn tách biệt nhau?”
Khi sùng kính vô ham nuốn xảy
ra và Sahajo đã được hội nhập với điều thiêng liêng, thế thì phải sùng kính với
ai? Trong sùng kính vô ham muốn, mọi yêu cầu đều biến mất. Thế thì thậm chí nói
về ‘sùng kính với ai’ cũng là sai. Trong sùng kính vô ham muốn thậm chí không
có Thượng đế nữa - bản thân sùng kính đã là Thượng đế rồi.
Sùng kính vô ham muốn không có
nghĩa là sùng kính phải hướng tới Thượng đế hay ở dưới chân Thượng đế. Sùng
kính vô ham muốn là khi bạn không còn ham muốn chút nào. Thế thì ai là người nhận
và ai là người cho? Thế thì đâu là người sùng kính và đâu là Thượng đế? Bởi ham
muốn của mình mà bạn mới là kẻ ăn mày và ai đó là Thượng đế. Khi bản thân ham
muốn đã biến mất, thế thì đâu là Thượng đế và đâu là người sùng kính?
Người sùng kính biến mất vào
cùng ngày mà ham muốn của người đó biến mất. Thế thì cả hai bờ đều biến mất và
chỉ còn dòng suối tuôn chảy. Tên của dòng suối tuôn chảy đó là sùng kính.
Người yêu biến mất, người được
yêu cũng biến mất - chỉ còn tình yêu. Thiền nhân biến mất, chủ thể của việc thiền
biến mất - chỉ còn việc thiền. Điều bạn gọi là bất nhị không có nghĩa là người
sùng kính còn hay chỉ điều thiêng liêng còn lại. Chúng cả hai đều là các bộ phận
của nhị nguyên - người sùng kính và điều thiêng liêng. Cả người sùng kính lẫn
điều thiêng liêng đều không còn nữa. Một cái gì đó mới đã xảy ra giữa họ, và đó
là sùng kính.
Người thực hành sùng kính vô
ham muốn. Bây giờ nếu bạn thấy Sahajo nhảy múa ở đâu đó, thế thì đừng có hỏi cô
ấy, “Chị đang nhảy múa cho Thượng đế nào vậy?” Cô ấy sẽ nói, “Bản thân việc nhảy
múa là Thượng đế rồi.” Đừng hỏi cô ấy, “Sao chị nhảy múa?” Cô ấy sẽ nói, “Tôi
đã biến mất và chỉ điệu vũ là còn lại.”
Trong nhảy múa, Thượng đế biến
mất từ phía bên kia và người sùng kính cũng biến mất từ phía bên này. Bây giờ
sùng kính là vô ham muốn. Chừng nào cái ‘tôi’ vẫn còn, chắc chắn còn ham muốn
nào đó. Khi cái ‘tôi’ biến mất, ham muốn cũng tan biến. Và nếu ham muốn hoàn
toàn tắt ngấm, không có cách nào cho cái ‘tôi’ còn nữa.
Ban đầu có hai kiểu sùng kính.
Sùng kính có ham muốn, không đáng được gọi là sùng kính. Sùng kính vô ham muốn
có hai bước: một bước là khi người sùng kính không yêu cầu bất kì điều gì ngoại
trừ Thượng đế - nhưng điều ấy cũng là một ham muốn. Người sùng kính nói, “Tôi
không cần tiền lẫn quyền - tôi chỉ cần ngài.” Bây giờ ham muốn đã trở thành thuần
khiết hoàn toàn. Không một vẩn gợn nào còn trong ham muốn này, nhưng ham muốn vẫn
cứ là ham muốn.
Tôi đã nghe nói rằng một quân
vương ra đi tham gia chinh chiến. Khi ông ta trở về sau khi chinh phục nhiều nước
và đem về vô số của cải, ông ta báo tin về nhà. Ông ta có một trăm vợ cho nên
ông ấy gửi một thông điệp về hỏi xem ông ta cần đem gì về cho mọi bà vợ? - “để
cho mọi người bầy tỏ ham muốn của mình.”
Người này xin đồ châu báu, người
kia xin thứ gì đó, người nọ xin thứ khác. Đàn bà khác nhau có những sở thích
khác nhau. Nhưng một vương phi nói, “Xin bệ hạ quay về. Thiếp không cần gì
khác, xin bệ hạ về nhà sớm.”
Chắc chắn là ông ta đã đem về bất
kì những gì các vương phi yêu cầu. Nhưng vương phi này đã trở nên rất thân thiết
với ông ta bởi vì bà ấy không yêu cầu điều gì cả. Bà ấy chỉ yêu cầu mỗi ông ta.
Tình yêu của bà ấy thuần khiết hơn tình yêu của những người khác, nhưng bà ấy vẫn
yêu cầu một cái gì đó.
Thậm chí cái điều nhiều nhặn
này - yêu cầu Thượng đế - mà còn lại, thế thì người sùng kính sẽ vẫn không biến
mất. Một ngọn lửa thuần khiết nhất sẽ bắt đầu bùng cháy giữa họ, sẽ có thuần
khiết lớn giữa người sùng kính và Thượng đế, nhưng cả hai sẽ vẫn còn. Họ sẽ
không hoàn toàn tan chảy và biến mất.
Nhưng khi người sùng kính không
đòi hỏi thậm chí đến sự nhiều nhặn này bởi vì người sùng kính biết không có gì
để đòi hỏi cả, điều thiêng liêng đã có sẵn rồi. “Tôi đã đòi hỏi được ngài và đó
là sai lầm duy nhất. Tôi không thể tìm thấy ngài bởi vì tôi đang đòi hỏi và
ngài đã có ở đây rồi.” Cái ngày mà lòng biết ơn nảy sinh, vào ngày đó không có
người sùng kính lẫn Thượng đế. Vào ngày đó điều thiêng liêng nhảy múa bên trong
người sùng kính. Vào ngày đó người sùng kính và Thượng đế cả hai cùng biến mất
trong việc nhảy múa. Bất kì điều gì người ta nói cũng là lời thiêng liêng.
Kabir đã nói, “Uthun baithun
parikrama” - Mọi hành động của tôi đều đã trở thành sự tôn kính của tôi. Bây giờ
tôi không tới đền đài làm bất kì lễ tôn thờ nào. Việc tôi ngồi, việc tôi đứng bản
thân nó đã là sự tôn kính rồi. Trạng thái như thế là trạng thái cuối cùng. Trạng
thái như thế là phúc lạc tối thượng.
Câu hỏi thứ năm:
Xin thầy giải thích khác biệt giữa yêu hướng
dục và dục hướng yêu.
Yêu hướng dục là việc bước xuống
thang, dục hướng yêu là việc bước lên thang. Cái thang vẫn thế nhưng khác biệt
là ở hướng. Khi bạn yêu ai đó bởi vì bạn muốn thoả mãn ham muốn nào đó, thèm
khát nào đó qua người đó, thế thì yêu chỉ là cái cớ, lừa dối; nó không thực. Bạn
tập trung vào ham muốn.
Ramakrishna đã nói rằng con diều
hâu bay trên trời nhưng mắt nó tập trung vào đống rác; mắt nó đang lục tìm chuột
chết trong đống rác. Đừng nghĩ rằng chỉ bởi việc nhìn diều hâu đang bay, rằng
nó đang bay rất cao. Dù nó có thể bay cao đến đâu, chú ý của nó vẫn chỉ vào cái
tầm thường.
Yêu hướng dục giống như diều
hâu bay trên trời - mắt nó vẫn đang dõi tìm chuột chết. Nó đang tiến hành chuẩn
bị để cho bất kì khi nào nó gặp cơ hội nó sẽ vồ lấy con chuột đó.
Ramakrishna đã nói: Một hôm tôi
đã thấy một con diều hâu bắt được một con chuột. Nhiều con diều hâu khác tấn
công nó. Con diều hâu này cố gắng thoát theo đủ mọi cách, nhưng không có lối
thoát. Nó bị thương; trong khi đánh nhau, con chuột rơi ra khỏi mồm nó. Ngay
khi con chuột rơi ra, các con diều hâu khác liền bay đi bỏ nó một mình. Chúng
lao theo con chuột, bây giờ chúng không quan tâm gì đến con diều hâu này nữa.
Cho nên bây giờ con diều hâu này có thể nghỉ trên cây.
Ramakrishna đã nói rằng đây là
tình huống của người đã vứt bỏ đam mê và đang nghỉ ngơi trong yêu. Thế thì
không ai săn đuổi người đó cả, thế thì không có cạnh tranh, thế thì không có
tranh đấu.
Có cạnh tranh trong ham muốn,
không có cạnh tranh trong yêu. Ngay khi bạn bắt đầu vươn lên trong yêu thế thì
chú ý của bạn không còn vào những điều tầm thường nữa. Các bước vẫn thế, bạn
đang vươn lên trên cùng các bậc của chiếc thang, bạn đang đi lên. Trên cùng bậc
thang ấy người khác đang đi xuống, và bậc thang là như nhau. Điều này cũng là
có thể.
Giả sử bạn đang đứng ở bậc thứ
ba của chiếc thang và người khác cũng đang đứng trên bậc thứ ba này, nhưng hướng
đi của các bạn không giống nhau bởi vì người kia đang đi xuống và bạn đi lên.
Các bạn đang đứng trên cùng một bậc, không có khác biệt, nhưng chiều hướng khác
biệt. Và có khác biệt lớn giữa hai người, bởi vì một người đang nhìn lên. Với
người này dục sẽ biến đổi thành yêu, yêu sẽ trưởng thành từ bi. Bạn không có ý
tưởng gì về từ bi của bạn chút nào. Yêu của bạn cũng chỉ là mang danh thế, nó
cũng đang cố trở thành dục. Nó đang đi xuống.
Dục nhấn chìm yêu và yêu cứu dục.
Và nhớ lấy, yêu phải là ưu tiên
đầu tiên trong cuộc sống của bạn. Cho dù dục bước vào, nó phải là một phần của
yêu của bạn. Trong cuộc sống của bạn, cho dù có mối quan hệ thể xác với ai đó
nó cũng chỉ nên là sự phản ánh của mối quan hệ của linh hồn bạn, không ít hơn
thế.
Nếu có quan hệ giữa các linh hồn
thế thì thậm chí quan hệ thể xác trở thành thiêng liêng - điều này theo sau như
cái bóng. Nếu quan hệ thể xác là mọi thứ trong cuộc sống của bạn, và quan hệ
linh hồn chỉ là cái bóng của của quan hệ thể xác này, thế thì mối quan hệ linh
hồn cũng trở thành rởm. Nó cũng trở thành bẩn thỉu và không thiêng liêng.
Nhớ lấy, chiều hướng là quan trọng.
Đồng hành với cái cao thượng, cái cao thượng tới ngay cả với cái thấp kém. Đồng
hành với cái thấp kém, ngay cả cái cao thượng cũng bắt đầu thay đổi. Bao giờ
cũng nhớ rằng cái thấp kém của bạn là để được hấp thu vào trong vòng ảnh hưởng
của cái cao thượng của bạn, chứ không phải là phẩm chất cao hơn của bạn phải bị
hấp thu vào trong phẩm chất thấp kém hơn. Phạm vi của các phẩm chất cao hơn của
bạn phải đủ bao la để bao hàm những phẩm chất thấp hơn của bạn.
Bạn đã bao giờ để ý rằng nếu bạn
đem chiếc vòng kim cương cho kẻ ăn mày, không ai sẽ nhìn vào cái vòng của anh
ta, mọi người sẽ nghĩ rằng đấy phải là một mảnh thuỷ tinh đó sao? Còn nếu bạn
đem cho người giầu có, hoàng đế, một chiếc vòng nạm mảnh thuỷ tinh, thế thì
hàng nghìn người sẽ nhìn vào chiếc vòng này bởi vì họ nghĩ rằng nó phải là viên
kim cương lớn, viên Kohinoor. Với hoàng đế mảnh thuỷ tinh cũng trở thành
Kohinoor, với kẻ ăn mày ngay cả viên Kohinoor trở thành mảnh thuỷ tinh.
Nó là vậy. Với yêu, dục cũng trở
thành Kohinoor; với dục, yêu cũng trở thành mảnh thuỷ tinh.
Bạn phải trở nên nhận biết về sự
nhấn mạnh này, chiều hướng này. Điều bạn làm không quan trọng, nhưng toàn bộ
hoàn cảnh của nó quan trọng. Phẩm chất của mọi hành động của bạn là kết quả của
phẩm chất chính của cuộc sống của bạn. Điều bạn làm không quan trọng, điều bạn
hiện hữu mới quan trọng.
Có một câu chuyện Sufi cổ.
Một hoàng đế đi qua khu rừng và
bị lạc đường. Khi ông ta thấy một người đang ngủ dưới gốc cây, ông ta trở nên hạnh
phúc rằng có lẽ bây giờ mình sẽ được chỉ cho con đường. Nhưng khi ông ta đi tới
người này ông ta thấy rằng mồn người này há hốc - một số người hay ngủ há mồm -
và một con rắn đang bò vào trong mồm anh ta. Hoàng đế chỉ thấy cái đuôi rắn.
Ông ta giơ roi ra và bắt đầu đánh người này. Người này đột nhiên tỉnh dậy - anh
ta không thể nào hiểu nổi! Anh ta bắt đầu kêu la khóc lóc, “Ông làm cái gì thế
này? Sao ông đánh tôi? Tôi có làm điều gì sai sót với ai đâu? Lạy trời! Người
này độc ác làm sao. Ông ta hung bạo thế, ông ta ngồi trên ngựa, ông ta mạnh tới
mức tôi không thể nào đánh được.”
Hoàng đế buộc anh ta phải ăn quả
thối rữa nằm la liệt trên mặt đất. Ông ta vẫn không dừng, ông ta cứ ra roi đánh
người này một cách thậm tệ. Người này khóc lóc và ăn quả, và quả thối rữa và bốc
mùi kinh tởm. Hoàng đế quất roi vào anh ta thật nhiều và buộc anh ta ăn thật
nhiều quả thối rữa đến mức anh ta phải nôn ra và bất tỉnh. Khi anh ta nôn ra
con rắn cũng chui ra cùng đống mửa.
Khi người này thấy con rắn anh
ta không thể nào hiểu nổi điều gì đã xảy ra. Thế rồi cúi người xuống dưới chân
hoàng đế anh ta nói, “Chính nhờ từ bi lớn lao của ngài mà ngài đã ra roi đánh
tôi, ngài đã buộc tôi ăn quả thối rữa này, ngài đã làm cho thân thể tôi chảy
máu. Đấy là điều rất may mắn cho tôi. Thượng đế đã phái ngài tới đúng lúc bằng
không tôi đã chết. Nhưng tôi muốn nói một điều: nếu như ngài nói trước rằng tôi
đã ăn rắn, rằng tôi đã nuốt rắn hay rằng một con rắn đã chui vào trong mồm tôi,
thế thì tôi chắc không xúc phạm ngài và nguyền rủa ngài.”
Hoàng đế nói, “Nếu mà ta nói với
anh, thế thì sẽ không thể nào lấy con rắn ra được. Anh sẽ chết vì sợ. Nhưng với
việc ta đánh anh không chết. Nếu ta bảo anh rằng anh đã nuốt một con rắn, thế
thì ta sẽ không thể nào làm cho anh ăn quả thối rữa được; anh sẽ trở nên vô ý
thức và sẽ không thể nào cứu anh được. Cho nên ta phải dằn mình để khỏi nói với
anh và thay vào đó là đánh anh. Việc làm cho anh nôn ra trở thành mối quan tâm
chủ yếu của ta. Ta phải dừng mọi lo nghĩ về anh bởi vì nếu bằng cách nào đó ta
có thể làm cho anh nôn ra, rắn sẽ bị tống ra.”
Dựa trên câu chuyện cổ này, người
Sufi có một câu ngạn ngữ. Bạn có thể đã nghe câu ngạn ngữ này rồi mặc dầu bạn
chưa hề nghe câu chuyện này trước đó.
Câu ngạn ngữ đó là: Kẻ thù
thông minh là tốt hơn người bạn đần độn.
Kẻ thù biết xét đoán là tốt hơn
người bạn đần độn. Hoàng đế này là người biết xét đoán. Ông ấy dường như là một
kẻ thù bởi vì ông ấy bạo hành, ông ấy đánh người này và làm cho anh ta chảy máu
- nhưng ông ấy thông minh. Ngay cả bạo hành của ông ấy cũng đem kết quả tốt. Nếu
một người bạn đần độn ở đó, tính mạng người ngủ này đã nguy rồi. Vấn đề thực sự
không phải là ở tình bạn hay thù địch, vấn đề thực sự là ở thông minh.
Tôi nói với bạn rằng trong hoàn
cảnh thông minh bao la hơn, thậm chí thù hằn cũng trở nên có ý nghĩa, quí giá,
có giá trị. Nếu dục đi cùng với yêu, thế thì dục nữa có thể trở thành phương
cách để đạt tới siêu tâm thức. Và nếu yêu đi theo dục, thế thì yêu, mà bao giờ
cũng đưa bạn đi lên, có thể trở thành một phương cách đưa bạn đi xuống. Cần phải
hiểu thuật giả kim này và luật này của cuộc sống cho đúng, bởi vì nó là vấn đề
mong manh. Nếu bạn hiểu đúng nó chỉ thế thì nó mới làm biến đổi cuộc sống của bạn.
Trong bất kì việc gì bạn làm,
bao giờ cũng tỉnh táo về cách thức nó đang diễn ra để khớp với hoàn cảnh bao la
hơn. Điều bạn làm là không quan trọng, nhưng ý nghĩa của hành động đó trong
hoàn cảnh bao la hơn mới quan trọng - nó cuối cùng sẽ kết thúc ở đâu, cuối cùng
nó sẽ đạt tới đâu và hậu quả tối thượng của nó là gì? Điều đó là quan trọng. Thế
thì nhiều lần bạn có thể làm nhiều điều mà người khác sẽ nói là sai, nhưng bạn
biết rằng chúng là đúng bởi vì chúng đang giúp cho bạn trên cuộc hành trình mà
sẽ đưa bạn tới điều cao hơn. Thế thì người ta thậm chí có thể dùng thuốc độc
như nước cam lồ. Thế thì không quan trọng gì khi người khác nói điều đó là đúng
hay sai. Có hiểu biết, tính cảm nhận. Khi bạn biết rằng bất kì điều gì bạn làm
đều có kết nối với tâm thức cao hơn, thế thì không có sợ hãi.
Bao giờ cũng hành động bằng việc
giữ Thượng đế trong cái nhìn của bạn bởi vì không có hoàn cảnh nào bao la hơn
điều này. ‘Thượng đế’ là từ của chúng ta nói về hoàn cảnh bao la hơn đó. Cho dù
bạn ăn cắp, bằng việc giữ nhận biết của bạn về Thượng đế, điều đó sẽ trở thành
đức hạnh. Và cho dù bạn làm hành động đức hạnh để nuôi dưỡng cho bản ngã của bạn,
thế thì hành động đức hạnh đó sẽ trở thành tội lỗi. Đừng bị buộc vào cái nhỏ hơn,
đừng bị buộc vào cái thấp hơn. Cái nhỏ hơn nhấn chìm bạn, cái bao la hơn sẽ cứu
bạn.
Cho nên tôi liên tục nhấn mạnh
rằng cho dù bạn có đi vào trong dục, nhớ rằng samadhi là mục đích của bạn. Một
cách tự nhiên, đã có một số kết quả rất kinh khủng từ phát biểu này. Mọi người
đã không hiểu nó. Họ nghĩ rằng tôi đang thuyết giảng về dục cho mọi người.
Jesus phải chạy trốn khỏi những người như vậy, những người có mức độ hiểu biết
giống như thế này.
Tôi đơn giản nói đem điều tầm
thường lên cao hơn - con thuyền đủ lớn để đem cái thấp hơn của bạn cũng sang bờ
bên kia - và chung cuộc điều tầm thường cũng sẽ được biến đổi. Và điều này phải
là nghệ thuật của cuộc sống - nơi điều tầm thường cũng có thể trở nên được làm
thuần khiết và thiêng liêng. Trong cuộc sống, cái xấu cũng có thể trở thành tốt
và ngay cả tội lỗi cũng có thể hữu dụng. Không cái gì cần bị vứt bỏ. Người ta
nói rằng một nhà điêu khắc thực thụ thậm chí không vứt đi đến một hòn đá vô
hình hài, người đó dùng nó nữa. Điều đó phụ thuộc vào nhà điêu khắc. Và nếu bạn
không biết cách dùng cái bạn đang có, thế thì làm sao bạn có thể đi sâu thêm về
nó được? Bạn sẽ phải bắt đầu từ điểm bạn đã ở đấy.
Dục là trạng thái của bạn và
samadhi là khả năng của bạn. Nếu bạn đi từng bước một từ dục hướng tới samadhi,
chỉ thế thì bạn mới có thể đạt tới. Nếu bạn nghĩ rằng không thể có cây cầu nào
giữa dục và samadhi, thế thì làm sao bạn đi qua được? Chắc chắn, nhất định phải
có cây cầu giữa dốt nát và trí huệ, phải có cây cầu giữa điều tầm thường và điều
tối thượng. Bằng không nếu điều tầm thường bao giờ vẫn là điều tầm thường, thế
thì làm sao nó có thể hướng tới điều tối thượng được? Chắc chắn phải có cây cầu
giữa bạn và điều tối thượng.
Dù điều thiêng liêng ở xa bạn
thế nào, nó vẫn phải được nối với bạn. Đây là điều tôi đang nói. Và nếu không
có kết nối nào, thế thì cuộc sống là vô tích sự. Dù bạn xa xôi với Thượng đế đến
đâu đi chăng nữa, theo cách này hay cách khác bạn vẫn phải ở gần ngài - bằng
không sẽ không có sự kết thúc cho việc lang thang của bạn. Thế thì làm sao bạn
trở về nhà được? Cho dù chỉ có một sợi dây nối với bạn, điều ấy cũng đủ. Tất cả
những điều tôi đang nói là ở chỗ có một sợi dây của samadhi nối với tính dục của
bạn. Đừng chú ý vào tính dục của bạn, đặt chú ý vào sợi dây này. Cùng sợi dây
đó sẽ nâng bạn lên. Một ngày nào đó bạn sẽ thấy rằng dục đã biến mất và samadhi
đã nở hoa.
Kiếm yêu ngay cả trong dục đi.
Ngay cả trong dục để ý tới yêu. Bất kì điều gì bạn cho sự chú ý đều sẽ được
nuôi duỡng. Chú ý là thức ăn. Chú ý là năng lượng. Cố thấy cái tốt ngay trong
cái xấu và cùng cái tốt đó sẽ giúp bạn hướng tới siêu việt.
Có khác biệt lớn giữa yêu hướng
dục và dục hướng yêu. Lời là như nhau. Trong yêu hướng dục có ba từ: yêu, hướng,
dục. Cùng ba từ này - dục, hướng, yêu - nhưng khác biệt là lớn lao. Một đằng tạo
ra thế giới, đằng kia giúp giải thoát bạn. Chiếc thang là một: trèo xuống và bạn
ở trong thế giới, trèo lên và điều tối thượng được đạt tới.
Câu hỏi cuối cùng:
Người thấy, người chứng ngộ và người sùng
kính đã thấy điều tối thượng như các hình dạng khác nhau hay như vô hình dạng,
và họ cũng gọi nó theo cách riêng của mình. Anam, ‘vô danh’ và neti-neti,
‘không này, không kia’ cũng được bao hàm trong việc gọi tên này. Liệu có khác
biệt gì trong cách họ thấy thực tại phụ thuộc vào những khác biệt theo nhân
cách của người thấy không?
Không có khác biệt trong điều họ
nhìn, khác biệt chỉ ở cách họ diễn đạt nó. Vâng, điều đã được họ nhận ra là như
nhau và điều họ đã nói về nó là khác nhau. Có một câu ngạn ngữ Phạn: Cái được
nhìn là một nhưng người nhìn diễn đạt nó theo nhiều cách. Những người đã chứng
ngộ thấy cùng một thực tại nhưng họ đã nói điều đó theo nhiều cách bởi vì nó có
thể được diễn đạt theo nhiều cách. Nhưng không có nhiều cách nhìn bởi vì chừng
nào vẫn còn các hệ thống nhìn, nó không thể được thấy.
Cố hiểu điều này: chừng nào có
một hệ thống nhìn, việc thấy sẽ không xảy ra. Chừng nào mà bạn vẫn còn có cái
nhìn cố định, bất kì khuôn mẫu cho việc nhìn - bất kì loại kính nào - bạn sẽ tô
mầu nó và bạn sẽ không thấy cái đang đó. Bạn sẽ chỉ thấy cái bạn có thể thấy -
cái bạn muốn thấy. Bạn sẽ áp đặt bản thân bạn lên điều đó. Chỉ sau khi trở nên
tự do với mọi hệ thống nhìn mới có việc thấy thực sự, việc hiểu thực sự, nơi
không có cách nhìn đặc biệt nào xảy ra. Điều này có nghĩa là mắt bạn đã trở
thành thuần khiết.
Khi bạn không còn là người
Hindu hay người Mô ha mét giáo, không còn là người Jaina hay người Ki tô giáo,
không là người Parsee lẫn người Sikh; khi mắt bạn trống rỗng thế thì bạn đứng
trước điều tối thượng tuyệt đối thuần khiết, trống rỗng. Bạn có thể nói, “Tôi
không có cái nhìn nào hết cả. Tôi chỉ là tấm gương phản chiếu bạn như bạn hiện
thế. Tôi sẽ không thêm điều gì vào, tôi sẽ không lấy đi điều gì - tôi không có
gì để lấy đi hay thêm vào. Tôi không còn nữa. Bây giờ chỉ bạn có đấy và tôi là
tấm gương.”
Ngày mà tất cả những cảm nhận cố
định của bạn biến mất - trạng thái Mahavira gọi là naya - vào ngày bạn ở vào trạng
thái naya thuần khiết, trạng thái nhìn thuần khiết, việc nhận ra xảy ra. Việc
nhận ra là một nhưng khi chúng ta cố gắng nói nó ra thế thì khác biệt xuất hiện.
Hiểu điều đó theo cách này. Ai
đó đã nhận ra điều tối thượng, ai đó đã đi tới biết chân lí, phúc lạc tối thượng
đã mưa rào lên người đó - mưa rào không mây. Nước cam lồ đã bắt đầu mưa rào xuống,
bây giờ làm sao nói về nó? Điều đã xảy ra lớn lao, điều đã xảy ra bao la đến mức
nó không thể nào được chứa nổi. Trái tim này rất nhỏ bé... Đại dương đã nhảy
vào trong một giọt nước. Bây giờ có khó khăn lớn, bây giờ điều này phải được
truyền ra.
Meera sẽ nói điều đó bằng việc
nhảy múa bởi vì nhảy múa là dễ cho Meera, nó là bản thể của cô ấy. Niềm vui đã
xảy ra nhưng Meera sẽ không nói điều đó bằng lời, cô ấy không phải là thầy về lời.
Niềm vui sẽ được diễn tả bằng mọi tế bào thân thể cô ấy - cô ấy sẽ nhảy múa.
Meera nhảy múa với những chiếc chuông nhỏ treo quanh cổ chân. Cô ấy không thể
tìm được bất kì cách nào khác cho nên cô ấy buộc những chiếc chuông nhỏ quanh cổ
chân và bắt đầu nhảy múa, không có cách khác. Điều này là dễ dàng cho cô ấy,
đây là đỉnh cao của toàn bộ cuộc đời cô ấy. Khi phúc lạc điểm vào cô ấy, điệu
vũ của cô ấy được sinh ra.
Phật không nhảy múa, đấy không
phải là bản thể của ông ấy. Khi phúc lạc điểm vào ông ấy, ông ấy trở nên im lặng,
im lặng giáng xuống ông ấy và ông ấy không nói trong bẩy ngày. Tương truyền rằng
các thần tới cầu khẩn ông ấy. Bản thân Brahma tới và quì dưới chân Phật mà nói,
“Xin thầy nói, bởi vì điều này hiếm lắm, trong nhiều thời đại chỉ có một lần một
ai đó thức tỉnh. Lời của thầy sẽ thành ngọn đèn cho những người đang lang thang
trong bóng tối. Lời của thầy sẽ trở thành phương tiện cho họ tỉnh dậy khỏi giấc
ngủ của họ. Xin thầy đừng im lặng nữa.”
Nhưng Phật nói, “Ta cảm thấy
không thích nói. Ta chỉ có thể bầy tỏ phúc lạc này bằng im lặng. Bởi việc nói
ra, nó sẽ bị làm hỏng mất. Ta sẽ không thể nào nói nó lên lời được. Và ta không
chắc rằng người nghe ta sẽ có thể hiểu được. Nếu ai đó đã nói điều này trước
đây cho ta, ta chắc đã không hiểu. Điều đó không thể nói được! Trong trạng thái
này, người ta chỉ có thể còn trong im lặng. Bất kì ai sẵn sàng hiểu, thế thì
người ấy sẽ hiểu ngay cả trong im lặng của ta. Còn người không hiểu, sẽ không
hiểu được đâu cho dù ta có nói ra.”
Phật nhấn mạnh vào việc vẫn còn
im lặng. Ông ấy không sẵn sàng nhảy múa cũng không sẵn sàng nói. Các thần có cuộc
họp lớn và quyết định rằng bằng cách nào đó phải thuyết phục Phật nói ra. Họ
đưa ra một đề nghị cho Phật mà ông ấy không thể chối từ, ông ấy phải đồng ý. Họ
nói, “Thầy tuyệt đối đúng: trong một trăm người nghe thầy, chín mươi chín người
sẽ không hiểu. Nhưng thầy có thể nói rằng ngay cả đến một người trong một trăm
người này sẽ không hiểu chăng?”
Phật nói, “Người có khả năng hiểu
bằng việc lắng nghe ta nói sớm hay muộn sẽ hiểu theo cách riêng của người đó,
cho dù không nghe ta nói. Và với người không có khả năng hiểu bởi việc nghe ta
nói, dù ta có cố gắng đến đâu cũng không ăn thua gì, đấy sẽ là điều vô ích.”
Các thần nói, “Thầy tuyệt đối
đúng! Nhưng có thể có người ở giữa hai loại người này - người mà nếu người ấy
không nghe thầy nói sẽ lang thang hàng nghìn năm còn nếu người ấy nghe thầy nói
sẽ đạt tới bờ bên kia. Xin thầy nói cho người đó. Phật tính được đạt tới chỉ
cho một người trong hàng triệu người, và thậm chí nếu nó xảy ra chỉ cho một người
thôi, thế cũng đủ. Xin thầy nói cho người đó.”
Và Phật đã nói.
Lời của Phật rất tinh tế. Ông ấy
không nói dù chỉ một điều phi logic. Đó là lí do tại sao ông ấy đã không nói về
Thượng đế chút nào. Ông ấy rất logic; nói về Thượng đế là không logic. Nói về
Thượng đế tạo ra lẫn lộn. Và mãi cho tới giờ bất kì ai nói tới Thượng đế đều phải
ra điều kiện. Như Lão Tử đã nói, “Chân lí có thể được nói ra không phải là chân
lí thực” - nhưng thế rồi ông ấy vẫn phải nói tới điều đó. Cho nên Phật nói, “Điều
mà không thể nói ra được thì không nên nói ra. Và thậm chí cũng đừng nói rằng
điều đó là không thể nói ra được, bởi vì điều đó cũng là một cách nói nó.” Cho
nên phát biểu của ông ấy là rất tinh tế. Phát biểu của Phật là thuần khiết nhất,
nhưng chỉ những người có trí thông minh sắc bén mới có thể hiểu được chúng.
Người khác có thể hiểu được
Meera. Họ sẽ nắm bắt điều đó qua điệu vũ của cô ấy. Người nào đó khác sẽ hiểu
thông qua cách khác nào đó.
Khi Nanak trở nên chứng ngộ ông
bắt đầu hát cùng người bạn Mardana. Nếu ai đó hỏi Nanak một câu hỏi, “Có Thượng
đế không?” Nanak sẽ nói, “Mardana, bắt đầu đi!” Thế là Mardana sẽ bắt đầu chơi
nhạc cụ còn Nanak hát. Đây là câu trả lời của ông ấy. Bất kì khi nào ai đó nói
về Thượng đế, về nghiệp karma, về những lí thuyết như vậy, về điều này điều nọ;
bất kì khi nào ai đó hỏi ông ấy câu hỏi nào đó ông ấy sẽ nói, “Mardana, bắt đầu
đi.”
Bài hát của ông là câu trả lời
bởi vì ông sẽ nói rằng kinh nghiệm mênh mông đến mức nó không thể diễn tả được
bằng văn xuôi, nó không thể diễn tả được bằng logic, nó chỉ có thể được diễn tả
bằng việc hát. Có lẽ bài hát của ông ấy có thể động chạm tới bạn ở đâu đó.
Cho nên có thể có vô hạn hình dạng
nhưng chúng chỉ là hình dạng diễn tả, không phải là việc nhận ra, nhớ điều đó.
Việc thấy là một và như nhau. Nhưng khi mọi người đi xuống từ thế giới ánh sáng
vô hạn này với những tin tức về cái một, khi họ xuống đất, tới bãi chợ của bạn,
tới đền đài, chùa chiền của bạn, khi họ thấy bạn - họ vừa mới thấy điều thiêng
liêng và thế rồi họ thấy bạn - bởi vì họ đã trở thành người trung gian giữa bạn
và điều thiêng liêng, thế thì người trung gian diễn đạt sẽ là khác biệt cho từng
người bởi vì mỗi cá nhân có khả năng riêng của mình. Meera có thể nhảy múa,
Nanak có thể hát, Phật có thể nói, Shankara có thể biện minh. Shankara giương
cao ngọn cờ của mình và đi tranh luận khắp đất nước. Khó mà tìm được một người
logic hơn Shankara: ông ấy liên tục giải thích điều thiêng liêng qua logic, ông
ấy liên tục bác bẻ logic của người vô thần - đó là khả năng của ông ấy. Nhân
cách của ông ấy là nhân cách của nhà logic.
Theo cách này đã có hàng nghìn
người - chứng ngộ của họ là một nhưng cách diễn đạt của họ khác nhau. Đừng chú
ý nhiều tới việc diễn đạt. Cái ẩn trong việc diễn đạt - điều Nanak nói qua việc
hát của ông ấy, điều Meera nói qua việc múa của cô ấy, điều Phật nói qua việc
nói của ông ấy, điều Shankara nói qua logic của ông ấy - logic không thể trao nổi
mà cũng không thể diễn giải nổi thông qua việc nói; điều đó cũng không thể được
giải thích bởi việc hát và cũng không thể được giải thích qua việc nhảy múa. Nó
là không xác định nổi. Không thể có phát biểu nào về điều tối thượng cả. Nhìn tới
điều tối thượng không có gì mà nói cả, nhưng nhìn vào các bạn cảm thấy cần phải
nói điều gì đó. Nhìn vào bên trong người ta vẫn còn im lặng, không có gì để nói
cả. Nhìn vào các bạn dường như là có nhiều điều phải nói thế và có lẽ ai đó sẽ
lắng nghe... Đấy chỉ là có lẽ thôi - có lẽ ai đó có thể lắng nghe - nhưng cái
‘có lẽ’ đó cũng đáng ráng sức.
Người dốt nát sống trong ‘nếu’
và người hiểu biết sống trong ‘có lẽ’. Hiểu điều này đi: người dốt nát thường
liên tục nghĩ, “Nếu điều này xảy ra, nếu điều kia xảy ra trong quá khứ”; “Nếu
như mình đã làm việc như vậy thế thì điều đó chắc đã là kết quả”; nếu mình mà
liều lĩnh mình đã được nhiều tiền; nếu mình mà mua vé xổ số hôm nay mình đã
trúng to; nếu...
Mohammed quen nói rằng bạn có
thể nhận ra một người dốt nát như thế nào bởi cái ‘nếu’ này.
Mohammed nói tới một người đang
tìm nhà. Anh ta gặp một người bạn trên đường và nói, “Tôi đang cần một ngôi
nhà, xin anh giúp đỡ tôi.”
Người bạn nói, “Ô! Có một ngôi
nhà đã bỏ trống từ nhiều ngày nay rồi. Anh có thể lấy nó ngay bây giờ. Ta đi
đi.”
Người này rất phấn khởi. Anh ta
đã lo nghĩ bởi vì anh ta không thể nào tìm được một ngôi nhà. Anh ta nói, “Vận
may của tôi tới rồi nên tôi mới gặp người bạn này và ngôi nhà này đang bỏ trống
và có sẵn đấy. Ngày nay thật khó tìm được một ngôi nhà.” Nhưng khi anh ta đi tới
ngôi nhà đó anh ta choáng váng, vì nó đã tàn tạ.
Anh bạn nói, “Anh xem đây, nếu
như nó có chiếc mái thế thì anh sẽ có thể sống được ở đây. Và nếu các bức tường
còn tốt và nếu nó có cửa thế thì sẽ không sợ gì kẻ trộm nữa. Và nếu anh làm
thêm một buồng nữa thế thì tôi cũng có thể tới ở cùng với anh, bởi vì anh là bạn
cũ của tôi!”
Người này nói, “Anh thật tốt,
nhưng sống trong những cái ‘nếu’ này sẽ rất khó khăn đấy. Làm sao ai đó có thể
sống được trong những cái ‘nếu’ này? Sống với bạn bè thật dễ chịu và vận may của
tôi là tôi đã gặp anh, nhưng thật là khó để sống trong những cái ‘nếu’ này.”
Người dốt nát sống trong ‘nếu’.
Người hiểu biết sống trong ‘có lẽ’. Ngay cả cái ‘có lẽ’ này cũng không phải là
cho bản thân người đó mà là cho bạn. Khi có liên quan tới người đó, người đó sống
trong ‘hiện hữu’, nhưng với bạn người đó sống trong ‘có lẽ’. Có lẽ bạn có thể lắng
nghe, có lẽ trong khoảnh khắc nào đó bản thể bạn có thể thức tỉnh, rung lên, có
lẽ điều gì đó đã đập vào bạn, có lẽ điều gì đó có thể trở thành việc phá rối giấc
ngủ của bạn và làm cho bạn mở mắt ra. Có lẽ giấc mơ của bạn có thể bị tan vỡ.
Cho nên Phật đã nói trong bốn
mươi năm từ cái ‘có lẽ’ này, Meera đã nhảy múa và Nanak đã hát. Nếu họ nhìn vào
bên trong bản thân họ không có gì còn lại để được làm, câu chuyện đã kết thúc.
Không cái ‘nếu’ nào còn mà cũng không cái ‘có lẽ’ nào còn lại. Nhưng khi họ
nhìn vào bạn thế thì họ cảm thấy từ bi lớn nảy sinh. Cùng năng lượng vẫn vận
hành như đam mê trong bạn nay đã biến thành từ bi trong người đã chứng ngộ. Người
đó không thể dừng điều này, nó đơn giản bắt đầu tuôn chảy. “Và có cái hại gì
trong nó nào? Cho dù không ai thức tỉnh cũng không có vấn đề gì. Nếu ai đó thức
tỉnh thế thì đấy là một biến cố trọng đại, nếu không ai thức tỉnh cũng chả
thành vấn đề gì.”
Chính bởi vì cái ‘có lẽ’ này mà
có nhiều cách diễn đạt. Nếu cái ‘có lẽ’ này không có đó thế thì bạn sẽ không bắt
gặp bất kì cách diễn đạt nào của người đã chứng ngộ. Bạn sẽ thấy tất cả họ đều
ngồi im lặng. Điều họ biết là một, nhưng những người mà điều đó cần phải được
nói cho là nhiều. Và người cần phải được nói cho cũng có những giới hạn, do đó
có những khác biệt. Những khác biệt này là bởi vì các giới hạn của họ. Khác biệt
cũng bởi vì mức độ hiểu biết của bạn. Và điều đó phải được giải thích cho nhiều
người; điều được biết tới là một nhưng nó phải được truyền đạt cho nhiều người.
Điều họ đã biết là một nhưng nó cần được diễn đạt theo nhiều cách. Và thế rồi mỗi
người có giới hạn của mình.
Hiểu điều đó theo cách này: khi
điện chạy qua mô tơ quạt thế thì quạt làm việc, khi nó chạy qua bóng đèn thế
thì bóng đèn phát ra ánh sáng, khi nó chạy qua radio radio bắt được âm thanh.
Điện là một nhưng các môi giới mà nó chạy qua có nhiều.
Khi điện của điều thiêng liêng
chạy qua Meera, Buộc chuông vào cổ chân, Meera đi vào điệu vũ. Khi điện của điều
thiêng liêng chạy qua Shankara, một cơn bão logic lớn và tranh luận nảy sinh.
Logic không có khả năng mà điệu vũ cũng không có khả năng, bởi vì điều thiêng
liêng bao la đến mức nó không thể nào bị chứa bởi bất kì cái gì.
Nhưng cho dù một ngón tay có nhỏ
đến đâu, nó có thể chỉ tới trăng. Một ngón tay đẹp đeo nhẫn khảm kim cương có
thể chỉ đường, và một ngón tay không đẹp đến thế cũng có thể chỉ đường. Khác biệt
trong kiểu ngón tay không tạo ra khác biệt. Điều tạo ra khác biệt là nếu bạn nắm
chặt ngón tay và quên trăng.
Cho nên đừng nắm chặt ngón tay,
bao giờ cũng chuyển chú ý của bạn theo hướng tới trăng. Quên ngón tay đi - quên
điều được nói đi, nhớ cái không thể nào được nói ra. Quên cái được viết và đọc
cái không thể được viết ra - cái nằm bên ngoài cách diễn đạt mà những người với
từ bi bao la đã cố gắng diễn đạt nó. Đừng níu bám vào cử chỉ của họ, quên cử chỉ
đi. Nâng tầm mắt bạn lên bầu trời và thấy trăng trên trời. Thế thì bạn sẽ thấy
ngón tay của Mohammed, ngón tay của Mahavira, ngón tay của Krishna, ngón tay của
Christ - chúng là những ngón tay khác nhau nhưng trăng trên trời là một.
Việc nhận ra là một nhưng cách
diễn đạt của nó là nhiều.
Đủ cho hôm nay...
Xem tiếp Chương 7 - Quay về Mục lục
0 Đánh giá