Chương 5. Đây là nó!

Chương 5. Đây là nó!

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 10)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 5. Đây là nó!

11. Bị gắn với nhau như nhân quả, hậu quả biến mất cùng với việc biến mất của nguyên nhân.
12. Quá khứ và tương lai tồn tại trong hiện tại, nhưng chúng không được kinh nghiệm trong hiện tại vì chúng ở các bình diện khác.
13. Dù biểu lộ hay không biểu lộ, quá khứ, hiện tại và tương lai là bản chất của các xu thế: ổn định, hành động và quán tính.
14. Bản chất của bất kì đối thể nào bao gồm trong tính duy nhất của các tỉ lệ của ba xu thế này.
15. Cùng một đối thể được nhìn theo các cách khác nhau bởi các tâm trí khác nhau.
16. Đối thể không phụ thuộc vào tâm trí.
17. Đối thể được biết hay không được biết tới tuỳ thuộc vào liệu tâm trí có bị tô mầu bởi nó hay không.
Lời kinh thứ nhất:
Bị gắn với nhau như nhân quả, hậu quả biến mất cùng với việc biến mất của nguyên nhân.
Avidya, dốt nát về bản thể riêng của người ta, là nguyên nhân căn bản của thế giới. Một khi avidya, dốt nát về bản thể riêng của người ta, biến mất, thế giới cũng biến mất - không phải thế giới các đối thể đâu, nhưng thế giới của ham muốn; không phải thế giới ở bên ngoài bạn, nhưng là thế giới mà bạn đã từng thường xuyên phóng chiếu từ bên trong. Thế giới của mơ của bạn, ảo tưởng, phóng chiếu, ngay lập tức biến mất vào khoảnh khắc dốt nát biến mất bên trong bạn.
Điều này phải được hiểu: dốt nát không đơn giản là thiếu tri thức cho nên bạn có thể cứ thu thập tri thức nhưng dốt nát sẽ không biến mất theo cách đó. Bạn có thể trở thành rất thông thái, nhưng dầu vậy bạn sẽ vẫn còn dốt nát. Thực ra, tri thức vận hành như cái bảo vệ cho dốt nát. Dốt nát không bị phá huỷ bởi tri thức. Ngược lại, nó được bảo vệ bởi tri thức. Thôi thúc tụ tập tri thức, tích luỹ tri thức, không là gì ngoài việc che giấu dốt nát riêng của người ta. Bạn càng biết nhiều, bạn càng nghĩ rằng bây giờ bạn không còn dốt nữa.
Có câu ngạn ngữ ở Tây Tạng: Được ân huệ là những người dốt nát, vì họ hạnh phúc trong khi nghĩ rằng họ biết mọi thứ.
Cố gắng biết mọi thứ sẽ không giúp ích, đó là bỏ lỡ toàn thể vấn đề. Cố gắng biết cái ta của người ta là đủ. Nếu bạn có thể biết bản thể riêng của bạn, bạn đã biết tất cả bởi vì bạn tham gia cùng cái toàn thể, bản tính của bạn là của cái toàn thể.
Bạn giống hệt giọt nước. Nếu bạn biết giọt nước một cách toàn bộ, bạn đã biết mọi đại dương, quá khứ, hiện tại và tương lai. Trong một giọt nước toàn thể bản tính của đại dương hiện diện.
Người theo đuổi tri thức liên tục quên bản thân người đó và cứ tích luỹ thông tin. Người đó có thể đi tới biết nhiều, nhưng dầu vậy người đó sẽ vẫn còn dốt nát. Cho nên dốt nát không chống lại tri thức, tri thức không phải là thuốc giải độc cho dốt nát. Thế thì thuốc giải độc cho dốt nát là gì? Yoga nói: nhận biết, không phải tri thức, mà là việc biết, không hội tụ bản thân bạn ra bên ngoài, nhưng hội tụ vào chính khả năng của việc biết.
Khi đứa trẻ ở trong bụng mẹ, nó hoàn toàn ngủ. Tháng đầu tiên trong bụng mẹ là giấc ngủ sâu, điều yoga gọi là sushupti - ngủ không mơ nào. Thế rồi, đến cuối của sáu hay bẩy tháng, đứa trẻ bắt đầu mơ một chút. Giấc ngủ bị quấy rối, nó không còn là tuyệt đối nữa. Cái gì đó xuất hiện ở bên ngoài, tiếng ồn, và giấc ngủ của đứa trẻ bị quấy rối. Rung động đạt tới nó, và trong giấc ngủ sâu của nó sự sao lãng tới và nó bắt đầu mơ. Gợn sóng đầu tiên của mơ nảy sinh. Giấc ngủ không mơ là trạng thái đầu tiên của tâm thức.
Trạng thái thứ hai là: ngủ cộng với mơ. Trong trạng thái thứ hai giấc ngủ còn lại, nhưng một khả năng mới bắt đầu vận hành: khả năng của mơ. Thế rồi, khi đứa trẻ được sinh ra, khả năng thứ ba nảy sinh, điều chúng ta thường gọi là trạng thái thức. Nó không thực là trạng thái thức đâu, nhưng một khẳ năng mới bắt đầu vận hành và khả năng đó là của ý nghĩ. Đứa trẻ bắt đầu nghĩ.
Trạng thái thứ nhất là ngủ không mơ; trạng thái thứ hai là ngủ cộng với mơ; trạng thái thứ ba là ngủ, cộng với mơ, cộng với nghĩ, nhưng ngủ vẫn còn lại. Ngủ đã không bị phá vỡ hoàn toàn. Bạn vẫn còn ngủ trong suy nghĩ của bạn nữa. Suy nghĩ của bạn không là gì mà là cách khác của mơ; giấc ngủ không bị quấy rối. Đây là những trạng thái bình thường. Hiếm hoi một người mới đạt tới cao hơn trạng thái thứ ba này, về suy nghĩ. Và đó là mục đích của yoga: đạt tới trạng thái của nhận biết thuần khiết, thuần khiết như trạng thái thứ nhất. Trạng thái thứ nhất là ngủ thuần khiết, và trạng thái cuối cùng là của thức tỉnh thuần khiết, nhận biết thuần khiết. Một khi nhận biết của bạn là thuần khiết như giấc ngủ say của bạn, bạn đã trở thành vị phật, bạn đã đạt tới, bạn đã về nhà.
Patanjali nói: samadhi, trạng thái tối thượng của nhận biết, là giống như ngủ, với một khác biệt. Nó là bình thản và yên tĩnh như ngủ, như im lặng, không bị quấy rối như ngủ, là được hoà nhập và phúc lạc như ngủ, với một khác biệt: nó đầy tỉnh táo. Đây là những điểm tiến hoá. Bình thường, chúng ta vẫn còn ở trạng thái thứ ba. Sâu bên dưới giấc ngủ vẫn tiếp tục, trên đỉnh của nó là tầng của mơ, trên đỉnh của nó là tầng khác của nghĩ - nhưng giấc ngủ không bị phá vỡ. Và bạn có thể quan sát nó, nó không phải là lí thuyết. Bạn có thể quan sát tính sự kiện của nó.
Vào bất kì khoảnh khắc nào bạn nhắm mắt lại, đầu tiên bạn sẽ thấy các ý nghĩ, tầng của suy nghĩ khắp xung quanh bạn, ý nghĩ rung động - cái nọ tới, cái kia đi - đám đông, giao thông. Vẫn còn im lặng trong vài giây, và đột nhiên bạn sẽ thấy rằng suy nghĩ không còn đó nhưng mơ đã bắt đầu. Bạn đang mơ rằng bạn đã trở thành tổng thống của một nước, hay bạn đã tìm thấy viên gạch vàng trên đường, hay bạn đã tìm thấy người đàn bà hay đàn ông đẹp, và đột nhiên bạn bắt đầu phóng chiếu, mơ bắt đầu vận hành. Nếu bạn tiếp tục mơ trong một thời gian lâu, một khoảnh khắc sẽ tới khi bạn rơi vào giấc ngủ - nghĩ, mơ, ngủ và từ ngủ lại tới mơ, và nghĩ. Đây là cách toàn thể cuộc sống của bạn xoay quanh. Nhận biết thực còn chưa được biết tới, và nhận biết thực đó là điều Patanjali nói sẽ phá huỷ dốt nát - không tri thức, mà nhận biết. Chúng ta thu thập tri thức chỉ để tự lừa bản thân mình và người khác.
Tôi đã nghe: Trong một trường nhỏ chuyện xảy ra là một thanh tra nhà trường nói với lớp, "Ai đánh đổ bức tường Jericho*?" Và một cậu học sinh, một chú bé có tên là Billy Green, nhanh nhẩu đáp lại, "Thưa thầy, không phải con." Viên thanh tra chưng hửng về việc biểu lộ dốt nát này và đưa vấn đề lên cho thầy hiệu trưởng xem xét vào cuối cuộc thanh tra. "Thầy có biết không," ông ta nói, "Tôi hỏi cả lớp, 'Ai đánh đổ bức tường Jericho,' và cậu trẻ Billy Green nói đấy không phải là nó!" Thầy hiệu trưởng nói, "Billy Green à? Ồ được... tôi phải nói rằng tôi bao giờ cũng thấy cậu bé này là người trung thực và đáng tin, và nếu nó nói rằng đấy không phải là nó, thế thì đấy không phải là nó đâu."
Viên thanh tra rời trường không còn biết nói gì thêm, nhưng không mất thời gian báo cáo lại toàn thể các biến cố cho Bộ giáo dục trong một báo cáo viết. Đúng trình tự, ông ta nhận được lời đáp: "Thưa ông thanh tra, Tham chiếu: Bức tường Jericho; đây là vấn đề của Bộ Xây dựng, và thư của ông đã được chuyển cho họ để lưu ý họ về vấn đề xây dựng."
Nhưng không ai nhận ra một sự kiện đơn giản, rằng họ không biết. Mọi người đều thử, bất kì câu hỏi gì, mọi người đều thử câu trả lời. Bạn phải bắt quả tang bản thân bạn nhiều lần nếu bạn thử. Ai đó hỏi cái gì đó, ai đó nói về cái gì đó bạn không biết, nhưng bạn bắt đầu bình luận,
* Bức tường Rericho: tường ngăn nước lụt của thành phố Rericho.
khuyên nhủ, nói cái gì đó này khác để cho bạn không bị bắt là dốt nát, để cho không ai nghĩ rằng bạn là kẻ dốt nát. Nhưng khởi đầu thứ nhất của nhận biết bắt đầu với việc nhận ra rằng bạn là người dốt nát. Dốt nát có thể bị phá huỷ, nhưng không bị phá huỷ nếu không có việc nhận ra nó.
Khi P. D. Ouspensky, đại đệ tử của George Gurdjieff, gặp thầy mình lần đầu tiên, ông ta đã rất nổi tiếng, người được cả thế giới biết tới. Gurdjieff không được biết tới, Ouspensky đã được biết tới rất nhiều. Ông ta đã viết một trong những cuốn sách hay nhất trong thế kỉ này, Tertium Organum. Nó thực sự là nỗ lực dũng cảm. Thực ra, trong thế kỉ này không người nào khác đã thử nghiên cứu bạo dạn như thế. Với dũng cảm, Ouspensky đã mô tả cuốn sách của mình là luật tư tưởng thứ ba: Tertium Organum. Cuốn thứ nhất do Aristotle viết, cuốn thứ hai do Bacon viết. Và ông ta nói, "Tôi viết luật tư tưởng thứ ba." Ông ta nói, "Cuốn thứ nhất và thứ hai không là gì trước cuốn thứ ba. Cuốn thứ ba tồn tại trước cuốn thứ nhất." Đó thực sự là nỗ lực bạo dạn, và không chỉ bản ngã. Tuyên bố này gần như đúng.
Khi Ouspensky đi tới Gurdjieff, Gurdjieff nhìn ông ta. Ông ấy có thể thấy con người thông thái này, người biết nhiều, người biết rằng những người khác cũng biết là ông ta biết nhiều - bản ngã tinh vi đây. Gurdjieff đưa cho ông ta một tờ giấy, một trang giấy, và bảo ông ta đi sang phòng bên và viết xuống một mặt bất kì cái gì ông ta biết, và ở mặt kia bất kì cái gì ông ta không biết. Bởi vì công việc chỉ có thể bắt đầu khi ông ta rõ ràng về cái gì ông ta biết và cái gì ông ta không biết. Gurdjieff nói, "Nhớ lấy, bất kì cái gì ông viết rằng ông biết, ta sẽ chấp nhận, và chúng ta sẽ không bao giờ nói về nó lần nữa. Nó được kết thúc, ông biết rồi. Bất kì cái gì ông viết ra rằng ông không biết, chúng ta sẽ làm việc trên nó." Và điều đầu tiên Gurdjieff nói là biết cái gì ông biết và cái gì ông không biết.
Ouspensky đi vào căn phòng đó. Ông ta bắt đầu nghĩ về điều ông ta đã biết lần đầu tiên trong đời ông ta, và ông ta không thể viết ra được một thứ nào trên giấy. Ông ta thử Thượng đế, cái ta, thế giới, tâm trí, nhận biết - ông ta đã biết cái gì? Lần đầu tiên câu hỏi này được hỏi một cách đích thực. Ông ta biết nhiều thứ về Thượng đế, và ông ta biết nhiều thứ về linh hồn, và ông ta biết nhiều thứ về nhận biết, nhưng ông ta đã không thực sự biết một điều về Thượng đế. Nó đã toàn là thông tin, nó đã không phải là kinh nghiệm của ông ta. Và chừng nào cái gì đó chưa là kinh nghiệm của bạn làm sao bạn có thể nói bạn biết nó được?
Bạn có thể biết về yêu, nhưng đó không phải là tri thức thực sự. Bạn phải trải qua yêu, bạn phải trải qua lửa của yêu. Bạn phải cháy, bạn phải sống sót qua thách thức này, và khi bạn ra khỏi yêu bạn là khác toàn bộ, khác với người đã bước vào. Yêu làm biến đổi. Thông tin không bao giờ biến đổi bạn. Thông tin liên tục trở thành việc bổ sung: dù bạn là bất kì cái gì, nó liên tục thêm vào nó. Nó trở thành giống như kho báu cho bạn nhưng bạn vẫn còn hệt như cũ. Kinh nghiệm làm thay đổi bạn. Tri thức thực không phải là việc tích luỹ, nó là việc biến đổi, chuyển hoá - cái cũ chết đi và cái mới được sinh ra. Điều đó là khó...
Ouspensky cố gắng vất vả hết sức để tìm ra ít nhất vài điều, bởi vì không viết được ra cái gì là hạ thấp bản ngã của ông ta nhiều thế. Ông ta thậm chí không thể viết được, "Tôi biết bản thân tôi." Nếu bạn đã không biết thực thể cơ sở này, bản thân bạn, thế thì bạn có thể biết cái gì khác? Đó là đêm lạnh và ông ta bắt đầu vã mồ hôi. Chỉ mới khoảnh khắc trước ông ta đã run lên với cái lạnh. Toàn thể con người của ông ta lâm nguy. Ông ta bắt đầu cảm thấy chóng mặt, dường như ông ấy muốn rơi vào bất tỉnh hay ngất xỉu. Nhiều giờ trôi qua, thế rồi Gurdjieff gõ cửa và nói, "Ông đã làm được cái gì rồi?" Và Gurdjieff có thể thấy rằng người này đã thay đổi. Vẫn giữ tờ giấy trắng trong tay mình, ngồi đó - điều đó chắc đã là việc thiền lớn, ngồi thiền zazen. Ông ta đưa tờ giấy trắng, trống rỗng cho Gurdjieff và nói, "Tôi chẳng biết gì. Tôi tuyệt đối dốt nát. Xin nhận tôi làm đệ tử của thầy." Gurdjieff nói, "Vậy là ông đã sẵn sàng... nhận ra rằng người ta là dốt nát là bước đầu tiên hướng tới trí huệ."
Bị gắn với nhau như nhân quả, hậu quả biến mất cùng với việc biến mất của nguyên nhân.
Patanjali nói rằng bạn là bất tử, nhưng đó là hậu quả. Bạn tham, nhưng đó là hậu quả. Bạn cảm thấy giận, đó là hậu quả. Tìm ra nguyên nhân đi. Đừng cứ đánh nhau với hậu quả bởi vì điều đó sẽ không ích gì. Bạn có thể đánh nhau với tham của bạn, và nó sẽ xuất hiện lại ở đâu đó khác. Bạn có thể tranh đấu với giận của bạn, nó sẽ bị kìm nén và sẽ bùng bổ ở đâu đó lần nữa. Hậu quả không thể bị phá huỷ bởi tranh đấu với hậu quả. Đó là lí do tại sao yoga không phải là hệ thống đạo đức, nó là hệ thống nhận biết. Nguyên nhân thực phải được tìm ra. Nếu bạn cứ chặt và tỉa lá cây, điều đó sẽ không ảnh hưởng tới cây. Lá mới sẽ ra. Bạn sẽ phải tìm tới rễ, chính nguyên nhân. Nếu bạn muốn phá huỷ cây bạn sẽ phải phá huỷ rễ. Với rễ bị phá huỷ, cây sẽ biến mất. Nhưng bạn có thể cứ chặt cành, điều đó sẽ không phá huỷ được cây. Thực ra, bất kì chỗ nào bạn chặt một cành, ba cành sẽ mọc ra. Tỉa cây và nó trở thành sum suê hơn và dầy lá hơn. Chặt rễ và cây biến mất.
Yoga nói: đạo đức liên tục tranh đấu với hậu quả.
Bạn tham, bạn cố không tham, nhưng cái gì xảy ra? Bạn có thể không tham chỉ nếu tham của bạn có thể được rẽ hướng tới không tham. Nếu ai đó nói rằng nếu bạn trở nên không tham bạn sẽ lên cõi trời, và nếu bạn vẫn còn tham bạn sẽ xuống địa ngục, bây giờ người đó đang làm gì? Người đó đang cho bạn một đối thể mới cho tham của bạn. Người đó nói, "Trở nên không tham đi, bạn sẽ đạt tới thiên đường và bạn sẽ hạnh phúc ở đó mãi mãi." Bây giờ, người tham sẽ bắt đầu nghĩ cách thực hành không tham để cho người đó có thể đạt tới cõi trời.
Bạn sợ, sợ có đó. Làm sao gạt bỏ được sợ? Bạn có thể bị làm cho sợ nhiều hơn, và sợ nhiều thế có thể được tạo ra về sợ mà bạn bắt đầu kìm nén nó. Nhưng điều đó sẽ không làm cho bạn thành không sợ, bạn sẽ đơn giản trở nên sợ hơn. Sợ mới sẽ nảy sinh, sợ về sợ.
Bạn giận. Trở nên giận với bạn là đơn giản, và rất khó chống lại cám dỗ này. Bây giờ cái gì đó có thể được thực hiện. Tại sao bạn trở nên giận? Bất kì khi nào bản ngã của bạn bị tổn thương, bạn trở nên giận. Bây giờ điều có thể được dạy cho bạn là người có kiểm soát là người đáng kính trong xã hội. Người không biểu lộ giận dữ của mình dễ dàng thế được coi là người vĩ đại. Thế thì bản ngã của bạn được tôn lên: trở thành có kỉ luật và có kiểm soát hơn, và không bị cám dỗ dễ dàng thế để trở nên giận. Bản ngã của bạn không bị phá huỷ, thay vì thế, nó được làm mạnh lên. Bệnh có thể đổi hình dạng, đổi tên của nó nhưng bệnh vẫn còn. Nhớ điều này: yoga không phải là hệ thống đạo đức bởi vì nó không bận tâm về hậu quả. Đó là lí do tại sao không có những điều như mười lời răn.
Mọi người cứ dạy cho nhau mà chẳng biết nguyên nhân cơ bản. Và chừng nào nguyên nhân cơ bản còn không được biết tới, chẳng cái gì có thể được làm; nhân cách con người vẫn còn như cũ, có thể được sửa đổi chút ít đây đó, được làm lịch sự thêm đây đó.
Tôi đã nghe: Một người Ba Lan đi tới bệnh viện mắt để kiểm tra mắt. Ngồi trước bảng sơ đồ, bác sĩ yêu cầu anh ta đọc qua từng dòng mỗi lúc. Khi người này đọc tới dòng đáy viết là: C S V E N C J W, anh ta ngần ngại. Bác sĩ nói, "Đừng có vẻ lo lắng thế. Nếu anh không thể đọc được nó, cứ cố hết sức đi." Người Ba Lan nói, "Đọc nó sao? Tôi biết riêng thằng cha đó!"
Khó mà chấp nhận rằng bạn không biết, rằng bạn không biết tại sao bạn lại bản ngã thế. Bạn không biết tại sao bạn nổi giận dễ dàng thế. Bạn không biết tại sao tham có đó. Bạn không biết tại sao thèm khát có đó, tại sao sợ có đó. Không biết nguyên nhân, bạn bắt đầu tranh đấu với hậu quả. Bạn giả định rằng bạn biết. Nhiều người tới tôi và họ nói, "Bằng cách nào đó, chúng tôi muốn loại bỏ giận dữ." Tôi hỏi họ, "Bạn có biết nguyên nhân không?" Họ nhún vai. Họ nói, "Đấy, giận có đấy, và tôi nổi giận rất dễ dàng và nó quấy nhiễu tôi, quấy nhiễu mối quan hệ của tôi, làm cho tôi căng thẳng hơn, tạo ra lo âu, ăn năn, mặc cảm." Nhưng đây toàn là hậu quả.
Tại sao, ngay chỗ đầu tiên, giận nảy sinh? - không ai hỏi. Và đây là cái đẹp của nó: nếu bạn hỏi về nguyên nhân, nếu bạn truy vấn đề nguyên nhân, bạn sẽ ngạc nhiên mà tìm ra rằng nguyên nhân là một. Có cả triệu hậu quả nhưng nguyên nhân là một, gốc rễ là một. Giận, tham, bản ngã, thèm khát, sợ, hận thù, ghen tuông, đố kị, bạo hành: bất kì hậu quả nào, nguyên nhân là một. Và nguyên nhân là: bạn không có đủ nhận biết. Bạn có thể kiểm soát giận, nhưng điều đó sẽ không giúp gì cho bạn. Nó sẽ chỉ kiểm soát bệnh bên trong bạn, giữ điều đó lại bên trong. Nó sẽ không làm cho bạn mạnh khoẻ. Nó thậm chí có thể làm cho bạn không mạnh khoẻ hơn. Bạn có thể thấy - người dễ dàng nổi giận chưa bao giờ rất nguy hiểm. Bạn có thể chắc chắn rằng người đó sẽ không bao giờ phạm vào giết người nào. Người đó sẽ không bao giờ tích luỹ đủ giận để trở thành kẻ giết người. Mọi ngày người đó đều làm thanh tẩy. Dễ dàng, với bất kì khiêu khích nào, người đó nổi giận luôn. Điều đó nghĩa là hơi sức không còn tích luỹ trong người đó. Người đó có hệ thống cho thoát ra. Bất kì khi nào có quá nhiều hơi, người đó để cho nó đi ra. Người rất có kiểm soát là người nguy hiểm. Người đó cứ giữ hơi ở bên trong, năng lượng của người đó trở nên bị dồn nén, bị ghìm lại. Ngày nay hay ngày khác năng lượng này sẽ tỏ ra nhiều hơn kiểm soát của người đó. Thế thì người đó sẽ bùng nổ, thế thì người đó sẽ làm cái gì đó thực sự trầm trọng. Người dễ dàng nổi giận, cũng dễ dàng nguôi đi.
Tôi đã nghe: "Tôi rất tiếc thưa ông," người thư kí nói, "nhưng tôi nộp giấy xin nghỉ việc." "Nhưng tại sao?" ông chủ hỏi trong ngạc nhiên.
"Thế này thưa ông, xin nói thật, tôi không thể chịu được sự cáu kỉnh khó chịu của ông."
"Ồ, lại đây bây giờ," ông chủ cầu xin. "Tôi biết tôi có thể cục cằn chút ít đôi lúc, nhưng anh phải thừa nhận là chẳng mấy chốc cáu giận của tôi về điều đó tắt đi chứ."
"Điều đó là đúng thưa ông, nhưng lại nữa, ngay khi nó tắt đi, nó lại bật lên lần nữa."
Nhưng kiểu người này không bao giờ có thể là kẻ giết người được. Người đó chưa bao giờ tích luỹ nhiều hơi đó. Những người đơn giản bị xúc động là người tốt. Họ có thể không rất được kiểm soát, họ có thể kêu và khóc và cười, nhưng họ là người tốt. Ở cùng họ là tốt hơn ở cùng người tôn giáo - người đạo đức, người thuần khiết đạo đức, rất bình thản, có kiểm soát. Người đó là nguy hiểm.
Mới vài ngày trước đây một thanh niên đã ở trong nhóm đương đầu của Teertha. Anh ta đã học trong nhiều năm về aikido. Bây giờ aikido, judo, karate, và mọi phương pháp của jujitsu là các kỉ luật của kiểm soát. Bạn phải kiểm soát bản thân bạn nhiều tới mức một người trở thành gần như là tượng, có kiểm soát thế, bạn không thể khiêu khích được người đó. Và người này tham gia vào nhóm đương đầu.
Bây giờ, triết lí của nhóm đương đầu là khác toàn bộ. Nó lôi ra bất kì cái gì ở bên trong bạn. Đừng bao giờ tích luỹ nó. Thanh tẩy, để nó đi, đẩy nó ra. Đương đầu và aikido là những điều đối lập đối xứng toàn bộ. Aikido nói: kiểm soát - bởi vì huấn luyện về aikido là huấn luyện chiến binh. Mọi huấn luyện Nhật Bản đều để làm cho bạn thành chiến binh vĩ đại, và chắc chắn họ đã phát triển các phương pháp cực kì nguy hiểm. Nhưng chúng được ngụ ý như vậy bởi vì người Nhật Bản là người rất nhỏ. Trọng lượng của họ là rất nhỏ, và họ phải tranh đấu với những người to lớn hơn họ. Họ phải tạo ra các phương cách theo đó họ có thể chứng tỏ bản thân mình là mạnh hơn người lớn hơn họ, mạnh hơn họ, và họ thực sự đã tìm ra các phương cách. Một phương cách là kiểm soát mọi năng lượng trong bạn. Nó trở thành thứ được đóng góp vào. Cho nên người Nhật Bản, người Trung Quốc, họ đã sống với nhiều kiểm soát, kỉ luật. Họ là nguy hiểm. Một khi họ tấn công bạn họ sẽ không để bạn sống. Bình thường, họ sẽ không tấn công bạn, nhưng một khi họ tấn công bạn, bạn có thể chắc chắn rằng họ sẽ giết bạn.
Bây giờ người này người đã từng ở sâu trong aikido đã ở trong nhóm đương đầu, và Teertha phải đã từng nhấn mạnh cho anh ta để mang mọi thứ ra, và anh ta không mang ra. Toàn thể huấn luyện của anh ta - anh ta nói với tôi về sau - "Toàn thể huấn luyện của tôi là vẫn còn được kiểm soát." Bây giờ một thành viên gái trong nhóm bắt đầu đánh anh ta. Cô ấy mang giận của cô ấy ra, và anh ta vẫn còn như bức tượng vì toàn thể huấn luyện của anh ta là không hành động ra ngoài. Anh ta vẫn còn như vị Phật, thực tế thì không là vị Phật, bởi vì vị Phật vẫn còn tỉnh táo, không bị kiểm soát. Trên bề mặt, cả hai có thể có vẻ như nhau. Người bị kiểm soát và người nhận biết có thể có vẻ như nhau, nhưng sâu bên trong họ khác biệt toàn bộ. Năng lượng của họ là khác về chất.
Anh ta trở nên ngày càng giận bên trong, và cũng ngày càng bị kiểm soát hơn vì toàn thể huấn luyện của anh ta bị lâm nguy. Thế rồi anh ta ném gối vào cô gái, và thậm chí gối bị ném bởi một người aikido có thể là nguy hiểm. Anh ta có thể đánh bạn vào điểm huyệt nhạy cảm, với lực mà ngay cả bằng chiếc gối thôi cũng có thể gây chết người. Đó là toàn thể huấn luyện - người ta mất nhiều năm - một cú đánh nhỏ, nhưng vào điểm huyệt rất nhạy cảm.
Người Nhật Bản đã làm việc về các chỗ mà đánh vào rất nhẹ, và người này đi đời. Chỉ bằng một ngón tay họ có thể đánh bại kẻ thù. Họ đã tìm ra các điểm huyệt nhạy cảm để đánh, và cách đánh, và khi nào đánh.
Nhưng thế rồi, bản thân anh ta trở nên sợ, sợ rằng anh ta có thể giết chết cô gái này. Anh ta trở nên sợ tới mức anh ta trốn khỏi nhóm đó và anh ta tới tôi và phàn nàn. Anh ta nói, "Kiểu nhóm này không nên được phép ở đạo tràng. Một ngày nào đó, một ai đó có thể giết ai đó." Anh ta đúng, bởi vì kẻ giết người trong anh ta có đó. Sợ của anh ta là đúng, nó là đúng về bản thân anh ta. Anh ta có thể là kẻ giết người. Thực ra, những huấn luyện như thế là huấn luyện để làm bạn thành kẻ giết người, làm bạn thành chiến binh.
Nhớ lấy, nếu bạn kiểm soát giận, và các thứ giống điều đó, chúng cứ tích luỹ trong tầng ngầm của bản thể bạn - và bạn ngồi trên núi lửa. Yoga không liên quan gì tới kìm nén. Niềm tin của yoga là vào nhận biết.
Bị gắn với nhau như nhân quả, hậu quả biến mất cùng với việc biến mất của nguyên nhân.
Tìm ra nguyên nhân, và nguyên nhân là một. Và mọi sự trở thành đơn giản, bởi vì bạn không tranh đấu với nhiều hậu quả. Bạn đơn giản chặt rễ, rễ chính, và cả cái cây với nghìn lẻ một cành đơn giản biến mất, khô héo đi. Trở nên nhận biết nhiều hơn đi.
Từ giấc ngủ nảy sinh trạng thái mơ, mơ bắt đầu trôi nổi. Bạn có thấy không, thỉnh thoảng trong mơ mà bạn thức? Đích xác cùng điều đó đang xảy ra: trong suy nghĩ, bạn nghĩ bạn thức. Như trong mơ bạn có thể mơ bạn thức, trong nghĩ bạn có thể nghĩ bạn thức - nhưng bạn không thức. Thức tỉnh thực sự xảy ra chỉ khi mọi ý nghĩ đã biến mất - không có mây bên trong bạn, không một ý nghĩ trôi nổi, chỉ bạn thuần khiết. Chỉ có sự thuần khiết, sáng tỏ của cảm nhận, chỉ một cái nhìn không có đối thể nào trong cái nhìn của bạn, toàn thể bầu trời trống rỗng. Nếu bạn nhìn vào bất kì cái gì, không lời nào nảy sinh trong bạn. Bạn nhìn đoá hồng: thậm chí không nảy sinh cả điều này trong bạn, rằng "Đây là đoá hoa đẹp." Bạn đơn giản nhìn hoa hồng ở đó, bạn ở đây, và giữa hai bạn, không thành lời. Trong im lặng đó, lần đầu tiên bạn biết nhận biết là gì, trạng thái thức tỉnh này là gì - và điều đó chặt rễ. Bây giờ thử nó theo nhiều cách.
Một cách là: khi bạn nổi giận thử là nhận biết. Đột nhiên, bạn sẽ thấy rằng hoặc bạn có thể giận hoặc bạn có thể nhận biết, bạn không thể là cả hai đồng thời. Khi dâm dục nảy sinh thử là nhận biết đi. Đột nhiên, bạn sẽ thấy rằng hoặc bạn có thể nhận biết hoặc bạn có thể dâm dục, bạn không thể là cả hai đồng thời. Điều đó sẽ giúp cho bạn thấy ra sự kiện: rằng nhận biết là thuốc giải, không phải kiểm soát. Nếu bạn trở nên ngày càng nhận biết hơn, năng lượng bắt đầu di chuyển vào các chiều khác toàn bộ. Cùng năng lượng mà đã đi vào giận, vào tham, vào dục, được tự do, bắt đầu đi như cột trụ ánh sáng bên trong bạn. Và nhận biết đó là trạng thái cao nhất của tiến hoá con người. Con người trở thành Thượng đế khi người đó là nhận biết. Chừng nào bạn chưa đạt tới điều đó, cuộc sống của bạn đã là sự phí hoài. Chúng ta sống dường như chúng ta say. Để tôi kể cho bạn vài giai thoại.
Sau một đêm hoang dã ở khu Mexico Cổ, khách du lịch thức dậy với dư âm váng vất dữ dội và chỉ nhớ lờ mờ về đêm hôm trước. Nằm bên cạnh anh ta trong giường là một bà già xấu xí, móm mém, nhăn nheo, bẩn thỉu. Nôn oẹ vì ghê tởm, anh ta chạy vào nhà tắm, tại đó anh ta đâm sầm vào một cô gái Mexico trẻ trung, xinh xắn. "Này, tôi bị say đêm qua à?" anh ta hỏi cô bé. "Tôi nghĩ anh phải đã vậy," lời đáp đưa tới. "Bằng không anh chắc đã không cưới mẹ tôi."
Bất kì cái gì bạn đã làm cho tới giờ, một ngày nào đó, đột nhiên bạn sẽ thấy rằng tất cả đã đi sai. Bất kì ai bạn đã lấy, bất kì cái gì cuộc sống của bạn đã được thúc đẩy cho tới giờ, bất kì ham muốn nào của bạn đã có cho tới giờ, một ngày nào đó bạn sẽ trở nên nhận biết và thấy rằng nó bao giờ cũng đấy dường như bạn đã bị say.
John Smith là người nghiện rượu khét tiếng. Một đêm, sau một tối trong thị trấn, anh ta lấy lối tắt đi về nhà qua nghĩa địa, ở đó anh ta vấp phải một bia mộ và ngã dập mặt. Anh ta không thu lại được ý thức mãi cho tới sáng hôm sau, và điều đầu tiên anh ta thấy khi anh ta mở mắt ra là bia mộ ở trên đầu anh ta. Bây giờ, John Smith là cái tên thông thường, và nấm mồ anh ta đang nằm trên ngẫu nhiên thuộc về một người khác với cùng tên. Khi các chữ 'Tưởng nhớ John Smith' rõ ra, anh ta lẩm bẩm với chính mình, "Ồ, đó là mình rồi, nhưng mình không nhớ cái đồ chết tiệt này về đám tang!"
Khi một người bắt đầu thiền, người đó đi ra khỏi việc say lâu dài của nhiều kiếp. Lần đầu tiên, người ta thậm chí không thể tin được làm sao người ta đã sống mãi cho tới giờ. Nó dường như giống ác mộng - khủng khiếp. Đó là lí do tại sao mọi người thậm chí không cố gắng nhận biết, bởi vì thoáng nhìn đầu tiên của nhận biết sẽ toả sáng, sẽ phá huỷ toàn thể cuộc sống mà họ đã từng nghĩ là có bất kì nghĩa nào mãi cho tới giờ. Toàn thể cuộc sống của họ sẽ trở thành vô nghĩa, không có ý nghĩa. Sợ nhận biết là sợ rằng nó có thể chứng minh toàn thể cuộc sống của bạn là sai. Đó là lí do tại sao chỉ những người rất dũng cảm mới thử thiền, thử trở nên nhận biết. Bằng không, mọi người chỉ đi vào cùng cái vòng luẩn quẩn của cùng ham muốn, và cùng mơ, và cùng ý nghĩ, và họ tới đi tới lại cuộc sống, và lại chết - từ cái nôi tới nấm mồ...
Bắt đầu nghĩ một chút đi, suy tư về bạn đã từng làm gì: lặp lại vài ham muốn vô ý thức, lặp lại cái gì đó mà không bao giờ cho bạn bất kì phúc lạc nào, cái bao giờ cũng gây thất vọng cho bạn. Dầu vậy bạn vẫn cứ tiếp tục dường như bạn bị thôi miên. Thực ra, đó là điều yoga nói: rằng chúng ta ở trong thôi miên sâu. Không ai khác đã thôi miên chúng ta, chúng ta bị thôi miên bởi tâm trí riêng của chúng ta, nhưng chúng ta sống trong thôi miên.
Tôi đã nghe: Khi người say đang loạng choạng đi về nhà, anh ta vắt óc để tìm cách giấu giếm tình trạng của mình với vợ. Cuối cùng anh ta nghĩ tới một ý tưởng sáng chói: anh ta có thể đi vào và lấy cuốn sách. "Sau rốt," anh ta nghĩ, "ai đã bao giờ nghe về người say đọc sách đâu?" Đưa kế hoạch của mình vào hành động, anh ta để bản thân mình vào nhà, bước thẳng vào phòng khách và ngồi xuống. Một phút sau, vợ anh ta tới rõ tiếng chân ở cầu thang và nhòm quanh cửa. "Anh nghĩ anh đang làm gì vậy?" cô ấy hỏi. "Đọc sách thôi mà em," người say đáp. "Anh lại say xỉn rồi, anh là đồ ngốc say," vợ anh ta lên cao giọng. "Bây giờ đóng cái va li đó lại và lên giường."
Bất kì cái gì bạn làm trong trạng thái vô thức, dù nó là bất kì cái gì, tôi nói một cách vô điều kiện, đều sẽ là ngốc. Bạn cũng cảm thấy rằng thỉnh thoảng, nhưng lặp đi lặp lại bạn bỏ chủ thể. Bạn không nhớ nó quá lâu bởi vì điều đó dường như là mạo hiểm quá nhiều.
Bạn yêu người đàn bà: nếu bạn trở nên nhận biết, tình yêu có thể biến mất bởi vì tình yêu của bạn có thể chỉ là thôi miên, như nó vẫn thường vậy. Bạn tham vọng, bạn đang cố đạt tới thủ đô để trở thành tổng thống hay thủ tướng: bây giờ bạn sẽ sợ trở nên nhận biết, bởi vì nếu bạn trở nên nhận biết đột nhiên toàn thể sự việc sẽ có vẻ ngu xuẩn, và bạn đã liều cả đời bạn cho nó.
Mới hôm nọ tôi thấy một bức tranh của thượng nghị sĩ Humphrey đang khóc, bởi vì ông ấy đã cố gắng cả đời để trở thành tổng thống Mĩ, và đây là cơ hội cuối cùng của ông ấy, và dường như không có khả năng nào. Cho nên, đứng trước những người ngưỡng mộ mình, ông ấy bắt đầu khóc. Nước mắt trào ra trên mắt và ông ấy nói, "Bây giờ tôi già rồi, và điều này dường như là cơ hội cuối cùng của tôi, tôi sẽ không bao giờ lại làm tổng thống." Khóc như đứa trẻ nhỏ... các chính khách của bạn chỉ là trẻ con chơi và đánh nhau.
Nếu bạn trở nên nhận biết, bạn có thể đột nhiên thấy toàn thể điều vô nghĩa của nỗ lực của bạn. Bạn có thể dừng lại, và chỗ 'đâu đó' đó ở sâu bên rong bạn bao giờ cũng được cảm thấy. Bạn đang đuổi theo tiền...
Có lần chuyện xảy ra: Một người rất giầu thường tới nghe tôi. Đột nhiên anh ta thôi không tới. Sau nhiều tháng tôi bất ngờ gặp anh ta vào lúc đi dạo buổi sáng. Tôi hỏi anh ta, "Bạn đã ở đâu vậy? Bạn đã biến mất một cách bất thần?" Anh ta nói, "Không bất thần đâu, nhưng dần dần tôi trở nên sợ. Tôi sẽ tới nghe thầy, nhưng bây giờ không phải là lúc. Tôi còn trẻ, và nghe thầy, dần dần, tôi càng ngày càng ít tham vọng hơn. Bây giờ điều đó sẽ là nguy hiểm. Tôi phải đạt tới tham vọng của tôi trước đã. Trong những năm sau này, khi tôi đã trở nên già, thế thì tôi sẽ thiền, nhưng điều này không dành cho tôi bây giờ. Đầu tiên tôi phải tới thầy chỉ vì tò mò, nhưng dần dần, tôi bị mắc vào trong nó. Tôi đã tự mình dừng lại. Dừng lại là khó, nhưng tôi là con người của sức mạnh ý chí."
Bạn không thể trở nên nhận biết được bởi vì bạn có nhiều đầu tư vào trong tính ngu xuẩn của bạn, vào trong dốt nát của bạn, vào vô nhận biết của bạn. Trong giấc ngủ này, trong thiu thiu ngủ này, bạn đã đầu tư đời bạn, và nhiều thứ. Bây giờ, tia sáng đầu tiên của nhận biết, và bạn sẽ cảm thấy rằng toàn thể cuộc sống của bạn đã từng là phí hoài. Bạn vẫn không dũng cảm. Đó là lí do tại sao mọi người cứ thay đổi hậu quả, bởi vì thế thì không có nguy hiểm. Và họ chưa bao giờ chạm tới rễ.
Một lần chuyện xảy ra: tôi đi du lịch cùng Mulla Nasruddin. Đột nhiên anh ta trở nên nhận biết là anh ta làm mất vé. Anh ta nhìn vào mọi túi: trong áo khoác, trong áo sơ mi, trong quần - mà tôi thì quan sát. Anh ta không nhìn vào một trong các túi của anh ta. Thế là tôi bảo anh ta, "Anh đang tìm trong mọi túi, trong va li, trong túi xách và mọi thứ. Tại sao anh không nhìn vào túi này?" Anh ta nói, "Tôi sợ. Nếu như vé không có ở đó thì tôi sẽ chết tươi. Tôi bỏ nó đấy để cho hi vọng vẫn còn rằng nếu nó không có ở bất kì đâu, ít nhất cái túi đó vẫn đấy, có thể nó ở đó chăng? Nếu tôi nhìn vào trong nó và nó không có đó, tôi sẽ chết tươi."
Bạn biết chỗ để nhìn, nhưng dầu vậy bạn sợ. Thế rồi bạn cứ nhìn vào các chỗ khác chỉ để vẫn còn bận bịu. Bạn cứ nhìn vào tiền, vào quyền, vào danh, vào cái này cái nọ, nhưng không bao giờ nhìn vào bên trong bạn, không bao giờ nhìn vào bản thể bên trong của bạn. Bạn sợ, dường như là nếu bạn nhìn vào đó và chả tìm thấy gì bạn sẽ chết tươi. Nhưng những người đã nhìn vào đó bao giờ cũng tìm thấy. Không một ngoại lệ nào đã bao giờ xuất hiện về người đã đi vào bên trong và đã không tìm ra kho báu. Đây là một trong những sự kiện phổ biến nhất. Ngay cả các sự kiện khoa học cũng không phổ biến được thế, sự kiện này là không có ngoại lệ nào. Bất kì khi nào, ở bất kì nước nào, bất kì đàn bà hay đàn ông nào đã nhìn vào bản thân họ, họ đều tìm thấy kho báu. Nhưng người ta phải nhìn, và với điều đó bạo dạn lớn là được cần. Bạn đã thu xếp thế giới của bạn bên ngoài bản thân bạn. Tình yêu của bạn, quyền của bạn, tiền của bạn, danh của bạn: mọi thứ đều ở bên ngoài bạn. Người muốn đi vào bên trong sẽ phải bỏ lại những thứ này, sẽ phải nhắm mắt mình lại, và người ta níu bám cho tới tận cùng.
Cuộc sống liên tục làm thất vọng bạn, đó là phúc lành đấy. Cuộc sống liên tục làm thất vọng bạn lặp đi lặp lại. Cuộc sống đang nói, "Đi vào bên trong." Mọi thất vọng đều đơn giản là những chỉ dẫn rằng bạn đang nhìn theo hướng sai. Hoàn thành là có thể chỉ theo hướng đúng. Cuộc sống làm bạn thất vọng bởi vì cuộc sống là phúc lành vô cùng. Nếu bạn được thoả mãn bên ngoài bạn sẽ bị lạc vĩnh viễn, thế thì bạn sẽ không bao giờ nhìn vào bên trong. Nhưng mặc cho mọi thất vọng bạn cứ hi vọng.
Tôi đã nghe về một người: "Sao anh đã bỏ việc trước?" "Thế này, ông chủ nói tôi bị sa thải, nhưng tôi đã không để ý. Ông ấy bao giờ cũng nói điều đó. Cho nên tôi tới vào ngày hôm sau và mọi thứ của tôi đã bị dọn sạch khỏi văn phòng của tôi. Thế rồi tôi đi làm ngày hôm sau và biển tên của tôi đã bị tháo ra khỏi cửa, và ngày tiếp sau tôi thấy ai đó khác ngồi trong ghế của tôi. 'Điều này là quá thể!' tôi tự nhủ mình, thế là tôi từ nhiệm."
Nhưng ngay cả điều đó cũng không là quá nhiều cho bạn. Mọi ngày bạn đều bị sa thải, mọi ngày bạn đều bị đuổi, mọi ngày bạn đều bị thất vọng, mọi khoảnh khắc. Bất kì thu xếp nào bạn làm đều bị phá huỷ vào mọi khoảnh khắc, bất kì cái gì bạn đề nghị cũng đều bị vứt bỏ. Mọi hi vọng của bạn đơn giản chứng tỏ là vô vọng, và mọi giấc mơ của bạn đều biến thành bụi và để lại vị đắng trong mồm. Bạn liên tục cảm thấy buồn nôn, nhưng dầu vậy bạn cứ níu bám: một ngày nào đó, có thể, từ đâu đó, mơ của bạn có thể được hoàn thành. Đây là cách bạn cứ treo trên thế giới rất ảo tưởng của phóng chiếu của bạn. Chừng nào bạn còn chưa trở nên tỉnh táo và thấy ra cái vô vọng của hi vọng của bạn, chừng nào bạn chưa bỏ mọi việc hi vọng bạn sẽ không quay vào trong, và bạn sẽ không có khả năng phá huỷ nguyên nhân.
Quá khứ và tương lai tồn tại trong hiện tại, nhưng chúng không được kinh nghiệm trong hiện tại vì chúng ở các bình diện khác.
Yoga tin vào vĩnh hằng, không tin vào thời gian. Yoga nói: mọi thứ bao giờ cũng đang vậy - quá khứ vẫn có đó, ẩn trong hiện tại, và tương lai cũng có đó, ẩn trong hiện tại - bởi vì quá khứ không thể đơn giản biến mất và tương lai không thể đơn giản xuất hiện ra từ cái không. Quá khứ, hiện tại, tương lai, tất cả đều ở đây-bây giờ. Với chúng ta, chúng bị chia ra bởi vì chúng ta không thể thấy được tính toàn bộ. Chúng ta có kẽ hở rất nhỏ của mắt, các giác quan, để nhìn vào thực tại. Chúng ta phân chia.
Nếu tâm thức của chúng ta là thuần khiết và không có mây trong nó, chúng ta sẽ thấy vĩnh hằng như nó vậy. Sẽ không có quá khứ và sẽ không có tương lai. Sẽ chỉ có khoảnh khắc này, khoảnh khắc này một cách vĩnh hằng.
Một Thiền sư lớn, Bokuju, sắp chết, và các đệ tử tụ tập lại. Đại đệ tử hỏi, "Thưa thầy, thầy sắp rời bỏ chúng tôi. Mọi người sẽ hỏi chúng tôi thông điệp của thầy là gì, sau khi thầy đã qua đời. Mặc dầu thầy đã từng dạy cho chúng tôi bao giờ cũng vậy, thầy đã dạy nhiều điều thế, và chúng tôi là những người dốt nát, sẽ khó cho chúng tôi cô đọng thông điệp của thầy. Cho nên xin thầy, trước khi thầy đi, trao cho chúng tôi chính điều bản chất chỉ trong một câu." Bokuju mở mắt ra và nói to, "Đây là nó!" rồi nhắm mắt lại và chết. Bây giờ sau ông ấy, trong hàng thế kỉ, mọi người vẫn còn hỏi điều ông ấy ngụ ý: Đây là nó sao? Ông ấy đã nói mọi điều. Đây... là... nó...
Ông ấy đã cho toàn thể thông điệp: khoảnh khắc này là tất cả những cái có đó. Khoảnh khắc này - toàn thể quá khứ, toàn thể hiện tại, toàn thể tương lai, được bao hàm trong khoảnh khắc này. Nhưng bạn không thể thấy được nó trong tính toàn bộ của nó bởi vì tâm trí bạn bị che mờ thế, bị bẩn với ý nghĩ, mơ, ngủ, nhiều thôi miên, ham muốn, động cơ thế. Bạn không thể thấy được. Bạn không là toàn bộ, cái nhìn của bạn không là toàn bộ. "Một khi cái nhìn là toàn bộ," Patanjali nói, "quá khứ và tương lai tồn tại trong hiện tại, nhưng chúng không được kinh nghiệm trong hiện tại bởi vì chúng ở các bình diện khác." Quá khứ đã đi vào bình diện khác. Nó đã trở thành siêu ý thức bạn không thể biết được tương lai của bạn. Bạn bị đóng trong ý thức nhỏ bé của bạn, rất mảnh mẩu. Bạn chỉ giống như chỏm băng: phần lớn bị ẩn sâu, ngay dưới bạn, và nhiều thứ bị che kín ở trên bạn. Ngay bên dưới, và ở trên, và toàn thể thực tại bao quanh bạn, nhưng bạn níu bám lấy ý thức rất nhỏ bé. Làm cho ý thức này lớn hơn và to hơn đi.
Đó là điều thiền tất cả là gì - làm sao làm cho ý thức của bạn to hơn, làm sao làm cho ý thức của bạn thành vô hạn. Bạn sẽ chỉ có khả năng biết thực tại mức đó, bạn sẽ có khả năng biết được thực tại theo cùng tỉ lệ bạn có ý thức. Nếu bạn có ý thức vô hạn bạn sẽ biết cái vô hạn, nếu bạn có ý thức nhất thời bạn sẽ biết khoảnh khắc. Mọi thứ tuỳ thuộc vào ý thức của bạn.
Dù biểu lộ hay không biểu lộ, quá khứ, hiện tại và tương lai là bản chất của các xu thế: ổn định, hành động và quán tính.
Chúng ta đã nói trong quá khứ về ba xu thế này: sattva nghĩa là ổn định, rajas nghĩa là hành động, và tamas nghĩa là quán tính. Patanjali bây giờ nối quá khứ, hiện tại và tương lai với ba xu thế. Với Patanjali, mọi thứ trong cuộc sống và sự tồn tại đều được nối bằng cách nào đó với ba xu thế này, ba thuộc tính của sự tồn tại. Đó là ba ngôi của Patanjali. Mọi thứ đều bao gồm ba điều. Ổn định: quá khứ là ổn định. Đó là lí do tại sao bạn khôn thể thay đổi được quá khứ của bạn, nó đã trở thành gần như ổn định. Bây giờ bạn không thể thay đổi được nó. Không có cách nào để thay đổi nó. Nó đã trở thành thường hằng. Hiện tại là hành động, rajas. Hiện tại là quá trình liên tục, chuyển động. Hiện tại là động và tương lai là quán tính. Nó vẫn trong hạt mầm, ngủ say. Trong hạt mầm cây đang ngủ, là trong quán tính.
Tương lai là tiềm năng, quá khứ là thực tại, và hiện tại là chuyển động của tiềm năng hướng tới thực tại. Quá khứ là cái đã xảy ra, tương lai là cái sắp xảy ra, và hiện tại là bước chuyển giữa hai điều này. Hiện tại là bước chuyển của tương lại trở thành quá khứ, để hạt mầm trở thành cây.
Bản chất của bất kì đối thể nào bao gồm trong tính duy nhất của các tỉ lệ của ba xu thế này.
Bây giờ các nhà vật lí nói rằng điện tử, neutron, và proton là ba phần tử cơ sở, và mọi thứ được tạo ra từ những cái này. Mọi thứ được tạo ra từ ba thứ này: dương, trung tính và âm. Đó đích xác là nghĩa của sattva, rajas, và tamas: dương, trung tính, và âm - và mọi thứ được tạo nên từ ba thứ này. Chỉ tỉ lệ là khác, bằng không đây là ba phần tử cơ sở mà toàn thể sự tồn tại bao gồm.
Cùng một đối thể được nhìn theo các cách khác nhau bởi các tâm trí khác nhau…
Nhưng một tâm trí khác sẽ nhìn cùng đối thể theo cách khác. Chẳng hạn, một tiều phu vào vườn - anh ta sẽ không nhìn vào hoa, anh ta sẽ không nhìn vào mầu xanh, anh ta sẽ nhìn vào gỗ và những khả năng dùng gỗ - cây nào có thể trở thành cái bàn đẹp, cây nào có thể trở thành cánh cửa. Với anh ta, cây tồn tại chỉ như chất liệu cho đồ đạc. Đồ đạc tiềm năng, đó là điều anh ta sẽ thấy. Và nếu một hoạ sĩ tới anh ta sẽ không nghĩ về đồ đạc chút nào. Thậm chí không một khoảnh khắc đồ đạc đi vào ý thức của anh ta. Anh ta sẽ nghĩ tới mầu sắc: mầu lục, mầu đỏ, mầu trắng, và cả nghìn mầu khắp xung quanh. Anh ta sẽ nghĩ về tranh, về đem những mầu này lên vải vẽ. Nếu một nhà thơ tới anh ta sẽ không nghĩ về tranh, anh ta sẽ nghĩ về cái gì đó khác. Một triết gia tới và anh ta sẽ nghĩ lại cái gì đó khác. Điều đó là tuỳ vào tâm trí. Đối thể bao giờ cũng được thấy qua tâm trí, tâm trí tô mầu nó. Để tôi kể cho bạn vài giai thoại.
Người lang thang ngẫu nhiên gọi cửa nhà một người không uống rượu. "Tôi muốn hỏi ông một câu hỏi," người này nói với người lang thang. "Ông có bao giờ uống rượu không?" "Trước khi tôi trả lời," người lang thang nói, "tôi muốn biết liệu điều đó được đưa ra như việc tra hỏi hay như lời mời."
Điều đó là tuỳ... câu trả lời sẽ tuỳ thuộc vào câu hỏi. Người lang thang đang cố gắng được an toàn để xem liệu đó là lời mời hay tra hỏi. Cái 'có' và 'không' của anh ta sẽ tuỳ thuộc vào đó là cái gì. Khi bạn thấy điều nào đó, bạn không thấy điều đó như nó vậy.
Immanuel Kant đã nói rằng một vật trong bản thân nó không thể được biết tới, và ông ấy là đúng theo cách nào đó. Ông ấy là đúng bởi vì bất kì khi nào bạn biết một thứ, tâm trí bạn, định kiến của bạn, tham của bạn, quan niệm của bạn, văn hoá của bạn, tôn giáo của bạn, tất cả những thứ có đó đều nhìn vào vật này. Nhưng Immanuel Kant không tuyệt đối đúng bởi vì có một cách để nhìn vào một vật mà không có tâm trí. Nhưng ông ấy không nhận biết về thiền chút nào.
Đó là khác biệt giữa triết học phương Tây và lí học phương Đông. Triết học phương Tây liên tục nghĩ qua tâm trí, và toàn thể nỗ lực ở phương Đông là làm sao vứt bỏ tâm trí và thế rồi thấy mọi sự, bởi vì thế thì mọi sự xuất hiện trong ánh sáng riêng của chúng, trong phẩm chất cố hữu của chúng. Thế thì bạn không phóng chiếu cái gì.
Ông ta là người lười nhất trong toàn thể thị trấn. Không may, ông ta bị tai nạn nặng: ông ta bị ngã khỏi tràng kỉ ở nhà. Bác sĩ khám cho ông ta và nói, "Tôi sợ là tôi có vài tin khá xấu cho ông, thưa ông. Ông sẽ không bao giờ có khả năng làm việc lại nữa." "Cám ơn bác sĩ," người lười nói. "Bây giờ tin xấu là gì?"
Với người lười tin xấu không phải là tin người đó sẽ không bao giờ có khả năng làm việc lại trong đời. Đây là tin tốt. Điều đó còn tuỳ vào diễn giải của bạn. Và bao giờ cũng nhớ, mọi diễn giải đều là sai bởi vì nó làm sai thực tại đi.
Người đàn ông nằm trên tràng kỉ của nhà tâm thần trong trạng thái căng thẳng thần kinh. "Tôi cứ có ác mộng khủng khiếp lặp lại này," anh ta nói với nhà tâm thần. "Trong ác mộng tôi thấy mẹ vợ đang săn đuổi tôi với con cá sấu ăn thịt người đang bị xích. Nó thực sự là kinh khủng. Tôi thấy mắt vàng, bộ da có vảy khô khốc, răng sắc như dao cạo và bị sâu, và hơi thở nặng mùi hôi."
"Có vẻ như con vật khá kinh tởm," nhà tâm thần đồng ý một cách hiểu biết.
"Thế chưa là gì đâu, bác sĩ," người này tiếp tục. "Đợi cho tới khi tôi kể cho ông về con cá sấu!"
Tâm trí bạn tiếp tục phóng chiếu cái gì đó. Thực tại vận hành như màn ảnh và bạn cứ làm việc như máy chiếu. Người đang học cách nhận biết sẽ học cách vứt bỏ phóng chiếu của người đó và nhìn vào sự kiện như chúng vậy. Đừng mang tâm trí bạn vào, bằng không bạn sẽ không bao giờ có khả năng biết được thực tại. Bạn sẽ vẫn còn bị đóng trong diễn giải riêng của bạn.
Cùng một đối thể được nhìn theo các cách khác nhau bởi các tâm trí khác nhau.
Đối thể không phụ thuộc vào tâm trí.
Nhưng dầu vậy, Patanjali không nói cùng điều như giám mục Berkeley. Berkeley nói rằng mọi sự là tuyệt đối phụ thuộc vào tâm trí. Ông ấy nói rằng khi bạn đi ra khỏi phòng của bạn, mọi thứ trong phòng biến mất. Nếu không có ai để nhìn, làm sao mọi thứ tồn tại? Và, theo một cách nào đó, khó mà bác bỏ ông ấy vì ông ấy nói, "Khi ông quay lại trong phòng lần nữa, mọi thứ xuất hiện. Khi ông đi ra, chúng biến mất bởi vì một tâm trí được cần để diễn giải chúng." Berkeley đang nói rằng mọi thứ đều không là gì ngoài diễn giải. Cho nên khi bạn đi ra, tất nhiên diễn giải của bạn đi cùng bạn và không có thứ gì để lại trong phòng. Rất khó chứng minh rằng ông ấy sai, bởi vì nếu bạn quay lại trong phòng để chứng minh, bạn đã quay lại, vậy mọi thứ đã xuất hiện. Nhưng mọi người đã thử. Một người thử tìm ra vài thứ mà ngay cả giám mục Berkeley cũng bị buộc phải tin.
Bạn đang ngồi trong tầu hoả và tầu hoả chuyển động, và bạn không nhìn vào bánh xe, nhưng dầu vậy chúng có đấy, bởi vì tầu hoả đang chuyển động. Không ai có thể nhìn vào bánh xe, nhưng bạn không thể phủ nhận rằng chúng có, bằng không bạn sẽ không từ ga nọ tới ga kia được. Và mọi hành khách đều ở trong tầu hoả nhưng không ai nhìn vào bánh xe, nhưng bánh xe có đó. Tất nhiên, ông ấy cũng lo nghĩ về mọi thứ bởi vì nếu mọi thứ biến mất, thế thì làm sao chúng sẽ quay lại được? Chung cuộc ông ấy quyết định rằng chúng tồn tại trong tâm trí của Thượng đế, cho nên ngay cả khi bạn không ở đó Thượng đế đang nhìn vào đồ đạc của bạn. Đó là lí do tại sao nó còn lại, bằng không nó sẽ biến mất.
Triết lí của Berkeley là rất logic theo một cách nào đó. Ông ấy tin vào tâm trí, và ông ấy không tin vào vật chất. Ông ấy nói vật chất tồn tại chỉ như các vật tồn tại trong mơ của bạn. Trong mơ của bạn, bạn thấy một cung điện, nó tồn tại ở đó, như thật như bất kì cái gì bạn đã từng thấy. Đến sáng, khi bạn mở mắt ra, nó mất rồi. Nhưng khi bạn mơ nó có đi có lại ở đó. Ông ấy là một người mayavadin hoàn hảo, người tin hoàn hảo vào ảo tưởng, rằng thế giới là ảo tưởng.
Nhưng Patanjali là rất khoa học. Ông ấy nói rằng sự vật không phải là diễn giải của bạn, dù bất kì cái gì bạn nghĩ về sự vật đó cũng là diễn giải của bạn thôi. Sự vật trong bản thân nó tồn tại. Khi không ai tới khu vườn - thợ mộc, tiều phu, hoạ sĩ, nhà thơ, triết gia, không ai tới vườn - dầu vậy hoa vẫn nở, nhưng không có diễn giải nào. Không ai nói chúng đẹp, cho nên chúng không đẹp, chúng không xấu. Không ai nói chúng là trắng hay đỏ, cho nên chúng không đỏ hay trắng, nhưng dầu vậy chúng hiện hữu.
Mọi sự tồn tại trong bản thân chúng, nhưng chúng ta có thể biết mọi sự vật trong bản thân chúng chỉ khi chúng ta đã vứt bỏ tâm trí của chúng ta. Bằng không, tâm trí chúng ta cứ giở thủ đoạn. Chúng cứ thấy những điều chúng ta muốn. Chúng ta chỉ thấy cái chúng ta muốn thấy. Điều đó xảy ra mọi ngày ở đây: tôi nói với các bạn, các bạn lắng nghe điều bạn muốn nghe. Bạn chọn cái giúp cho bạn. Tâm trí riêng của bạn được làm mạnh thêm bởi nó. Nếu tôi nói cái gì đó mà đi ngược lại bạn, có mọi khả năng bạn sẽ không nghe nó. Hay, cho dù bạn nghe nó, bạn sẽ diễn giải nó theo cách mà nó không tạo ra khó chịu nào trong tâm trí bạn, theo cách mà nó được hấp thu, theo cách mà bạn làm cho nó thành một phần của tâm trí bạn. Bất kì cái gì bạn nghe đều phải là diễn giải của bạn, bởi vì bạn lắng nghe từ tâm trí.
Patanjali nói: nghe đúng nghĩa là nghe mà không có tâm trí, nghe đúng nghĩa là nhìn không có tâm trí; bạn đơn giản nhận biết.
Đối thể được biết hay không được biết tới tuỳ thuộc vào liệu tâm trí có bị tô mầu bởi nó hay không.
Bây giờ, một điều nữa: khi bạn nhìn vào một đối thể, tâm trí của bạn tô mầu cho đối thể này và đối thể này tô mầu cho tâm trí bạn. Đó là cách mọi sự được biết hay không được biết. Khi bạn nhìn vào đoá hoa bạn nói, "Đẹp." Bạn đã phóng chiếu cái gì đó lên đoá hoa này. Hoa cũng phóng chiếu bản thân nó lên tâm trí bạn: mầu của nó, dạng của nó. Tâm trí của bạn đi vào hoà điệu với hình dạng và mầu sắc của hoa, tâm trí bạn được tô mầu bởi hoa. Đó là cách duy nhất để biết một vật. Nếu bạn không được hoa tô mầu, hoa có thể có đó nhưng bạn đã không biết tới nó.
Bạn có quan sát không? - bạn ở bãi chợ và ai đó nói, "Nhà anh cháy kìa!" Bạn bắt đầu chạy, bạn đi qua nhiều người. Ai đó nói, "Chào bạn, bạn đi đâu đấy?" nhưng bạn không nghe. Vào ngày khác, vào lúc khác, bạn chắc đã nghe, nhưng bây giờ nhà bạn đang cháy. Tâm trí bạn được hướng toàn bộ tới nhà bạn. Bây giờ chú ý của bạn không có đó. Bạn không được tô mầu. Bạn có thể đi qua hoa đẹp, nhưng bạn sẽ không nói 'đẹp', bạn thậm chí sẽ không nhận ra rằng hoa có đó - không thể được.
Tôi đã nghe về một người, một triết gia rất vĩ đại, tên ông ấy là Ishwar Chandra Vidyasagar. Ông Tổng thống đốc định cho ông ấy một phần thưởng vì sự phục vụ của ông ấy, việc học hành của ông ấy, sự uyên bác của ông ấy, nhưng ông ấy là người rất nghèo. Ông ấy đã sống ở Calcutta, vùng Bengali nghèo, và quần áo của ông ấy tệ tới mức ông ấy phải đi dệt những quần áo đó khi phần thưởng được dự định trao cho ông ấy. Cho nên bạn bè tới và họ nói, "Đừng lo, chúng tôi đã đặt những bộ quần áo đẹp cho ông rồi." Nhưng ông ấy nói, "Tôi chưa bao giờ dùng bất kì cái gì đắt hơn những quần áo này. Chỉ để nhận phần thưởng, tôi có nên đổi toàn thể cách sống của tôi không?" Nhưng bạn bè đã thuyết phục ông ấy và ông ấy trở nên sẵn sàng. Cùng buổi tối hôm đó ông ấy về nhà từ chợ, chỉ bước sau một người Mô ha mét giáo, người đang bước đi với thái độ chững chạc lớn - rất chậm, có duyên - một người rất đẹp. Và thế rồi một người hầu chạy tới người Mô ha mét giáo đó và nói, "Thưa ngài, nhà ngài bị cháy," nhưng người Mô ha mét giáo đó vẫn tiếp tục đi theo cùng cách. Người hầu nói, "Ông có nghe tôi hay không? Nhà ông cháy rồi! Mọi thứ đang cháy!" Người Mô ha mét giáo này nói, "Ta đã nghe ông rồi, nhưng chỉ bởi vì nhà cháy ta không thể đổi cách bước đi của ta được. Và cho dù ta chạy, ta vẫn không thể cứu được nhà, cho nên vấn đề là gì?"
Ishwar Chandra nghe đối thoại này giữa người hầu và người chủ. Ông ấy không thể tin được vào mắt mình, ông ấy không thể tin được vào tai mình: "Người này nói gì vậy?" Và thế rồi ông ấy nhớ ra: "Mình vừa mới đổi quần áo của mình và đi trong bộ quần áo mượn chỉ để nhận phần thưởng sao?" Ông ấy vứt bỏ ý tưởng này. Ngày hôm sau ông ấy xuất hiện trong bộ quần áo nghèo bình thường của ông ấy. Viên Tổng thống đốc hỏi, bạn bè hỏi, ông ấy kể lại câu chuyện này.
Bây giờ, người Mô ha mét giáo này có nhận biết nào đó, nhận biết nào đó mà không thể bị bất kì cái gì che mờ, sự thức tỉnh nào đó mà không dễ bị quấy rối. Bình thường, mọi thứ tô mầu bạn và bạn tô mầu mọi thứ. Khi việc tô mầu này dừng lại, việc tô mầu lẫn nhau dừng lại, mọi sự bắt đầu xuất hiện trong bản thể đúng của chúng. Thế rồi bạn đi tới thấy thực tại như nó vậy. Thế rồi bạn đi tới biết, 'Đây là Nó'. Thế rồi bạn đi tới biết cái đang đấy.
Những lời kinh này chỉ là những chỉ dẫn rằng chừng nào trạng thái vô trí còn chưa được đạt tới, dốt nát không thể bị phá huỷ. Nhận biết là ngược lại với dốt nát, tri thức không ngược lại dốt nát. Cho nên đừng trở thành con vẹt, và đừng dựa vào ghi nhớ. Đừng nhồi nhét, cố gắng thấy. Trở nên ngày càng có năng lực thấy mọi thứ như chúng vậy. Vedas, Upanishads, Koran, Kinh Thánh, không thể giúp gì mấy. Bạn có thể trở thành học giả uyên bác vĩ đại, nhưng bạn sẽ vẫn còn, ở sâu bên dưới, chỉ là kẻ ngu. Và khi dốt nát được trang hoàng bởi tri thức thế thì người ta níu bám lấy nó. Người ta không muốn phá huỷ nó. Thực ra, bản ngã cảm thấy rất hạnh phúc.
Bạn sẽ phải chọn. Nếu bạn chọn bản ngã, bạn sẽ vẫn còn dốt nát. Nếu bạn muốn nhận biết, bạn sẽ phải trở nên nhận biết về các thủ đoạn bản ngã liên tục chơi với bạn.
Sáng hôm nay, suy tư về điều bạn biết và điều bạn không biết đi, và đừng dễ dàng được thoả mãn. Đi sâu nhất có thể vào trong điều bạn biết và điều bạn không biết. Nếu bạn có thể quyết định được rằng điều này bạn biết và điều này bạn không biết, bạn đã lấy một bước lớn. Và bước đó là bước quan trọng nhất mà con người có thể lấy bởi vì thế thì cuộc hành hương bắt đầu, cuộc hành hương hướng tới thực tại. Nếu bạn cứ tin rằng bạn biết nhiều thứ, và bạn không biết chúng, bạn đang lừa bản thân bạn và bạn sẽ vẫn còn bị thôi miên bởi tri thức của bạn. Bạn sẽ phí hoài toàn thể cuộc sống của bạn trong say xỉn. Bình thường, mọi người sống hệt như họ đang ngủ say, bước đi trong giấc ngủ của họ, làm mọi sự trong giấc ngủ, người mộng du.
Gurdjieff nhận Ouspensky và ba mươi đệ tử của ông ấy tới một chỗ rất xa xôi, và ông ấy bảo các đệ tử đang khao khát của mình phải tuyệt đối im lặng trong ba tháng. Ông ấy bảo họ phải im lặng tới mức họ sẽ không trao đổi cho dù qua mắt hay cử chỉ. Và ba mươi người này đã ở lại trong một dãy nhà nhỏ dường như không có ba mươi người, nhưng dường như từng người sống một mình. Sau vài ngày vài người bỏ đi, bởi vì điều đó là quá thể, không thể được. Và Gurdjieff là thầy làm việc nghiêm khắc. Nếu ông ấy thấy ai đó mỉm cười với ai đó khác, ngay lập tức ông ấy đuổi đi bởi vì người đó đã trao đổi, im lặng đã bị phá vỡ. Ông ấy nói, "Sống trong nhà này dường như ông có một mình. Có hai mươi chín người khác, nhưng ông không liên quan gì với họ - cứ dường như họ không có." Đến khi ba tháng kết thúc chỉ ba người còn lại, hai mươi bẩy người đã bỏ đi. Ouspensky là một trong ba người đó. Ba người đó trở nên im lặng tới mức Gurdjieff đem họ ra ngoài dãy nhà vào thành phố, chuyển họ vào bãi chợ, và Ouspensky viết trong nhật kí của ông ấy, "Lần đầu tiên tôi có thể thấy rằng toàn thể nhân loại đang bước đi trong ngủ. Mọi người đang nói trong giấc ngủ của họ. Chủ tiệm đang bán các thứ, khách hàng đang mua các thứ, đám đông lớn đang đi đây đó, và tôi có thể thấy khoảnh khắc đó mọi người đều ngủ say, không ai thức cả." Ông ấy nói, "Chúng tôi cảm thấy không thoải mái trong chỗ điên khùng đó tới mức chúng tôi yêu cầu Gurdjieff đưa chúng tôi trở lại dãy nhà cũ. Nhưng ông ấy nói, 'Dãy nhà đó chỉ là một thực nghiệm để chỉ ra cho các ông thực tại của nhân loại, và các ông cũng đã sống theo cùng cách. Vì bây giờ các ông im lặng, các ông có thể thấy rằng mọi người đang say, vô ý thức, không sống thực, chỉ đi mà không biết tại sao, không biết để làm gì.'"
Quan sát bản thân bạn, thiền về nó, và xem liệu bạn đang sống trong giấc ngủ hay không. Nếu bạn đang sống trong giấc ngủ, thế thì đi ra khỏi nó đi.
Thiền không là gì ngoài nỗ lực để tụ tập tâm thức nhỏ bé mà bạn có, để tụ tập lại thành một, làm kết tinh nó, làm mọi loại nỗ lực để làm tăng nó lên ngày càng nhiều hơn, và làm giảm vô thức đi. Dần dần, tâm thức trở nên ngày càng cao hơn: càng ngày càng ít mơ, càng ngày càng ít ý nghĩ tới với bạn, và ngày càng nhiều các lỗ hổng im lặng. Qua những lỗ hổng đó, các cửa sổ sẽ mở tới điều thiêng liêng. Một ngày nào đó, khi bạn đã trở nên thực sự có năng lực và bạn có thể nói rằng, "Tôi có thể tồn tại trong vài phút không có ý nghĩ hay mơ nào can thiệp vào tôi," lần đầu tiên bạn sẽ biết. Mục đích được hoàn thành.
Từ giấc ngủ sâu bạn đã đi tới nhận biết sâu. Khi giấc ngủ sâu và nhận biết sâu gặp gỡ, vòng tròn là đầy đủ.
Đó là điều samadhi là gì. Patanjali gọi nó là kaivalya - tâm thức thuần khiết, một mình; thuần khiết, một mình tới mức không cái gì khác tồn tại. Duy nhất trong tính một mình này, người ta trở nên phúc lạc. Duy nhất trong tính một mình này, người ta đi tới biết chân lí là gì. Chân lí là bản thể bạn. Nó ở đó nhưng bạn đang ngủ. Thức dậy đi.
Xem tiếp Chương 6Quay về Mục lục Tập 10

0 Đánh giá

Ads Belove Post