Read more
Osho - Khi giầy
vừa
Bài giảng về các câu chuyện của Trang Tử
Chương 5. Núi
khỉ
Chỉ có một con vẫn còn không quan tâm, chuyền
từ cành nọ sang cành kia, biểu diễn phi thường.
Vua Ngô bắn một mũi tên, nó bắt được.
Nhà vua bèn bảo bọn tuỳ tùng xúm lại bắn, lập
tức con khỉ bị bắn trúng nhiều phát lăn ra chết.
Nhà vua quay lại bảo bạn là Nhan Bất
Nghi:"Ông thấy điều xảy ra chưa? Con khỉ ấy chết vì cậy tài và nó nghĩ
không ai có thể động được tới nó. Nên lấy đó mà răn mình. Đừng tỏ vẻ ngạo mạn với
người khác."
Nhan Bất Nghi về nhà, thờ Đổng Ngô làm thầy
để bỏ vẻ tự cao, diệt tính ham thanh sắc và vinh hoa. Ông ấy học cách che giấu
mọi sự phân biệt. Chẳng bao lâu trong vương quốc không ai biết cái gì tạo ra
ông ấy. Do vậy Nhan được mọi người trong nước kính nể.
Câu chuyện này mang một trong
những bí mật nhất của Đạo. Đạo nói rằng bất kì cái gì là đẹp trong bạn, giấu nó
đi, đừng bao giờ làm nó lộ ra; bất kì cái gì là chân lí trong bạn, có giá trị,
giấu nó đi, bởi vì bất kì khi nào một chân lí được giấu kín trong lòng, nó phát
triển như hạt mầm ẩn trong đất. Đừng ném nó ra. Nếu bạn ném hạt mầm lên phố cho
mọi người nhìn, nó sẽ chết, và chết không chủ định gì. Nó sẽ đơn giản chết, sẽ
không có tái sinh.
Đối xử với mọi cái đẹp, tốt và
thật, cũng giống như hạt mầm. Cho nó mảnh đất nào đó, chỗ ẩn kín trong lòng,
không trưng nó ra. Nhưng chính điều đối lập được mọi người làm: bất kì cái gì
sai, bạn che giấu nó, bạn không muốn nó được người khác biết. Bất kì cái gì xấu
bạn che giấu và bất kì cái gì đẹp, cho dù nó không có, bạn cố quảng cáo nó, bạn
phóng đại nó, bạn trưng nó ra. Do đó mới có khổ - vì cái xấu phát triển và cái
đẹp bị mất. Cái không thực phát triển, nó trở thành hạt mầm, và chân lí bị ném
đi.
Cái quí giá bị ném đi và cái
rác rưởi phát triển; bạn trở thành giống hạt mầm. Không hoa nào tới với cuộc sống
của bạn bởi vì bạn chưa bao giờ làm điều đúng - che giấu hạt mầm của đoá hoa
bên trong. Cái đối lập này là con đường, và tôi nói đây là một trong những chìa
khoá bí mật nhất của Đạo.
Con người của Đạo vẫn còn bình
thường, tuyệt đối bình thường. Không ai biết người đó là ai, không ai biết người
đó mang gì bên trong mình, kho báu nào. Người đó chưa bao giờ quảng cáo, người
đó chưa bao giờ cố trưng ra. Nhưng tại sao chúng ta quảng cáo? Bởi vì bản ngã.
Bạn không được thoả mãn với bản thân bạn, bạn được thoả mãn chỉ khi người khác
ca ngợi bạn. Viên Kohinoor là không đủ. Bạn có thể có viên đá giá trị, nhưng điều
đó là không đủ; người khác phải ca ngợi nó. Ý kiến của người khác là có giá trị
hơn - không phải là hiện hữu của bạn. Bạn nhìn vào mắt người khác dường như
chúng là những tấm gương và nếu họ ca ngợi bạn, hoan nghênh bạn, bạn cảm thấy
thoải mái.
Bản ngã là hiện tượng giả. Nó
là việc tích luỹ ý kiến của người khác, nó không phải là tri thức về cái ta.
Cái ta này, cái gọi là cái ta mà thực sự là bản ngã, thì không là gì ngoài việc
tích luỹ những phản ánh - và thế thì bao giờ cũng có sợ. Người khác có thể đổi
ý, bạn bao giờ cũng phụ thuộc vào họ. Nếu họ nói bạn là tốt bạn phải theo qui tắc
của họ để vẫn còn là tốt, bạn phải theo họ để vẫn còn là tốt trong mắt họ, bởi
vì một khi họ đổi ý kiến bạn sẽ không còn là tốt nữa. Bạn không có cách tiếp cận
trực tiếp tới bản thể bạn, nó là qua người khác. Cho nên bạn không chỉ quảng
cáo, bạn phóng đại, bạn làm sai lạc đi. Bạn có thể có chút ít chân lí, chút ít
cái đẹp, nhưng bạn phóng đại nó và nó trở thành nực cười.
Tôi nhớ - và tôi sẽ không bao
giờ quên điều đó - lần đầu tiên Mulla Nasrudin được giới thiệu với tôi. Một người
bạn chung đã giới thiệu chúng tôi. Người bạn này nói, trong số những điều khác,
rằng Mulla Nasrudin là một nhà văn lớn. Và anh ta mỉm cười một cách cố ý. Cho
nên tôi hỏi Mulla Nasrudin: "Anh đã viết gì vậy?" Anh ta nói:
"Tôi vừa hoàn thành Hamlet." Tôi không thể tin được vào tai mình, cho
nên tôi hỏi lại anh ta: "Anh đã bao giờ nghe nói tới một anh chàng được biết
dưới cái tên William Shakespeare chưa?" Mulla Nasrudin nói: "Điều này
thực kì lạ, bởi vì trước đây, khi tôi viết Macbeth, ai đó đã hỏi cùng điều
này." Và anh ta hỏi: "Người này William Shakespeare là ai vậy? Dường
như là anh ta cứ sao chép tôi. Bất kì cái gì tôi viết, anh ta cũng viết."
Bạn nghĩ rằng mọi người đều sao
chép bạn và thực tại là ở chỗ bạn liên tục sao chép mọi người khác. Bạn là bản
sao giấy than, bạn không phải là người thực, bởi vì người thực chưa bao giờ cần
bất kì trưng bày nào.
Tôi đã nghe nói rằng thỉnh thoảng
chuyện xảy ra tại ga trên núi, trên bãi cỏ của một khách sạn lớn, rằng ba bà
già đang chơi bài. Người thứ tư tiến tới và bà ấy hỏi liệu bà ấy có thể tham
gia cùng họ được không. Họ nói: "Tất nhiên rồi, bạn được đón chào, nhưng
có vài qui tắc." Và họ đưa cho bà ấy một tấm danh thiếp, với bốn qui tắc
trên nó. Qui tắc thứ nhất là, không bao giờ nói về áo khoác lông chồn, vì tất cả
chúng ta đều có chúng. Thứ hai, không bao giờ nói về cháu mình, vì tất cả chúng
ta đều là bà. Thứ ba, không bao giờ nói về châu báu, vì chúng ta tất cả đều có
đồ châu báu quí giá mua từ những chỗ tốt nhất, và thứ tư không bao giờ nói về dục
- cái gì có đó, có đó rồi!
Nhưng mọi người đều muốn nói về
bản thân mình, áo choàng lồng chồn của mình, đồ châu báu của mình, con mình, dục
của mình. Và mọi người đều chán mọi người khác. Và nếu bạn dung thứ được chán,
bạn dung thứ chúng chỉ bởi vì đó là hiểu biết chung: nếu người đó chán bạn, người
đó sẽ cho phép bản thân người đó được chán bởi bạn. Bạn chỉ đợi - khi người đó
dừng việc phô trương của mình, bạn có thể bắt đầu việc phô trương riêng của bạn.
Và toàn thể cuộc sống trở thành giả, việc phô trương liên tục. Bạn đạt được cái
gì qua nó? Chỉ là cảm giác giả rằng bạn là quan trọng, phi thường.
Làm sao người ta có thể trở
thành phi thường bởi việc có áo choàng lông chồn? Làm sao người ta có thể trở
thành phi thường bằng việc sở hữu đồ châu báu có giá trị? Làm sao người ta có
thể trở thành phi thường bằng việc làm cái này hay cái nọ? Tính phi thường
không liên quan tới điều bạn làm, nó liên quan tới điều bạn là. Và bạn đã là
phi thường rồi, mọi người đều duy nhất, không cần chứng minh điều đó. Nếu bạn cố
chứng minh nó, bạn sẽ chỉ chứng minh điều đối lập. Nếu cái gì đó đã là hoàn cảnh,
làm sao bạn có thể chứng minh được nó? Nếu bạn cố chứng minh nó bạn đơn giản chỉ
ra rằng bạn không nhận biết về tính duy nhất mà đã xảy ra cho bạn.
Cho nên nếu bạn muốn chứng minh
cái gì đó điều đó chỉ ra rằng bạn hoài nghi về nó. Bạn muốn phá huỷ hoài nghi của
mình qua mắt người khác, qua ý kiến của họ. Bạn không thực sự được thuyết phục
về con người đẹp của bạn, bạn muốn người khác nói rằng bạn là đẹp.
Trong một làng nhỏ chính tục lệ
của tu sĩ làng là bất kì khi nào ông ấy làm phép cưới cho ai đó ông ấy sẽ hôn
cô dâu. Đó là một tục lệ cổ. Một người đàn bà sắp lấy chồng rất bận tâm. Cô ấy
tự coi mình rất đẹp, như mọi người đàn bà đều vậy. Đó là tính đàn bà, nó chẳng
có gì mới cả. Thực sự, mọi đàn bà đều nghĩ như vậy - ngay cả người xấu nhất. Cô
ấy nghĩ bản thân mình là rất đẹp và cô ấy rất quan tâm và lo nghĩ. Cô ấy nói đi
nói lại với người chồng tương lai, với chú rể: "Anh đi và nói với tu sĩ là
em không muốn bị hôn sau hôn nhân."
Ngay trước hôn nhân, cô ấy lại
yêu cầu chú rể: "Anh đã tới tu sĩ và nói cho ông ấy chưa?" Chú rể rất
buồn nói: "Rồi." Cô dâu hỏi: "Sao anh buồn thế?" Chú rể
nói: "Anh đã nói cho tu sĩ và ông ấy rất sung sướng. Ông ấy nói: 'Trong
trường hợp đó tôi sẽ tính chỉ nửa phí thông thường thôi.'"
Bạn có thể liên tục nghĩ bản
thân bạn là người đẹp nhưng không ai nghĩ theo cách đó về bạn vì mọi người đều
quan tâm tới cái đẹp riêng của họ, không quan tâm tới cái đẹp của bạn. Và nếu bất
kì ai gật đầu và nói, 'Vâng, bạn đẹp', người đó chỉ đợi bạn gật đầu về cái đẹp
của người đó thôi. Đó là mặc cả lẫn nhau: Anh đáp ứng cho bản ngã của tôi, tôi
đáp ứng cho bản ngã của anh. Tôi biết rõ rằng anh đâu có đẹp, anh biết rõ rằng
tôi đâu có đẹp, nhưng tôi đáp ứng cho bản ngã của anh, cho nên anh đáp ứng cho
bản ngã của tôi.
Và mọi người dường như có nhu cầu
như vậy để cảm thấy duy nhất. Điều đó nghĩa là bạn đã không đi tới bản thể
riêng của bạn điều là duy nhất mà không cần chứng minh nào. Chứng minh được cần
chỉ cho điều dối trá - nhớ lấy. Đó là lí do tại sao bạn không thể chứng minh được
Thượng đế - bởi vì ngài là chân lí tối thượng. Mọi chứng minh được cần chỉ cho
những điều dối trá, chân lí không cần chứng minh; nó hiện hữu - đơn giản nó hiện
hữu.
Và tôi bảo bạn rằng bạn là duy
nhất, phi thường. Đừng cố là như vậy, bạn đơn giản trở thành trò cười và mọi
người cười khi bạn quay lưng đi. Nếu bạn không được thuyết phục về tính duy nhất
của bạn ai sẽ được thuyết phục về nó? Thuyết phục là ở bên ngoài chứng minh. Và
nó tới thế nào? Nó tới qua bản thân tri thức.
Cho nên có hai cách; tri thức -
trực tiếp, biết bản thân người ta một cách trực tiếp, tức khắc - đây là cách
đúng. Và cách sai là biết bản thân người ta qua người khác, điều họ nói. Và nếu
bạn không biết bản thân mình, làm sao họ có thể biết được bạn? Họ ở rất xa xôi.
Bạn là người gần nhất để biết bản thân bạn. Nếu bạn không biết thực tại của bạn,
làm sao người khác có thể biết được?
Nhưng bởi vì chúng ta thiếu tri
thức về cái ta, chúng ta cần cái thay thế: bản ngã là cái thay thế và bản ngã
là việc phô ra thường xuyên. Bạn cũng giống như tủ kính bày hàng ở chợ. Bạn đã
trở thành hàng hoá, bạn đã làm bản thân bạn thành món hàng trưng bày, bao giờ
cũng trưng bày, bao giờ cũng xin xỏ ai đó nói: Bạn là tốt, đẹp, bạn là thánh
thiện, bạn là vĩ đại, phi thường.
Đạo chống lại điều này, bởi vì
Đạo nói rằng đây là cách bạn làm phí hoài cuộc sống của bạn. Cùng năng lượng đó
có thể đi thẳng vào bản thể bạn và khi bản thể được làm lộ ra, nó là phi thường.
Cho nên một người đang tìm kiếm
tri thức về cái ta sẽ vẫn còn bình thường trong con mắt người khác. Người đó sẽ
không bận tâm, người đó sẽ che giấu bản thân mình, người đó sẽ không phô bày.
Người đó sẽ không trưng bày, người đó sẽ không ở trên sân khấu. Người đó sẽ vẫn
còn im lặng, sống im lặng, tận hưởng cuộc sống một cách im lặng. Người đó sẽ
thích không ai bận tâm tới mình, bởi vì bất kì khi nào ai đó bận tâm tới bạn,
nghĩ về bạn, đều sẽ là khó khăn và phức tạp - tri thức về cái ta trở thành ngày
càng khó khăn hơn.
Bạn phải đi tới đó một mình, và
nếu bạn đang nhìn vào đám đông, và nếu bạn nghĩ rằng đám đông phải theo bạn, bạn
sẽ không bao giờ đạt tới nó.
Nếu bạn là người thích phô
trương thế thì bạn sẽ vẫn còn là món hàng, một đồ vật. Bạn có thể không bao giờ
trở thành một người, bởi vì 'người' bị ẩn kín sâu trong chỗ thầm kín nhất của bản
thể. Nó là khả năng sâu nhất trong toàn thể sự tồn tại. Bạn là vực thẳm vĩ đại
nhất. Không ai khác có thể đi tới đó cùng bạn được. Bạn sẽ phải đi một mình. Và
nếu bạn quá quan tâm tới người khác, điều họ nói, điều họ nghĩ, bạn sẽ vẫn còn ở
ngoại vi. Đó là một điều.
Điều thứ hai là: chỉ để được
trưng bày bạn che giấu bất kì cái gì là xấu. Trong quần áo, trong lời, trong cử
chỉ, trong mặt nạ, trong hành động, bạn cố che giấu bất kì cái gì là xấu và
sai. Bạn đang làm gì? Cái sai này sẽ trở thành hạt mầm bên trong bạn và nó sẽ
phát triển. Và bạn càng đẩy nó vào trong, bạn càng ném nó hướng tới cội nguồn của
mọi năng lượng; nó sẽ được làm mạnh thêm. Và cái đẹp bạn ném ra - nó sẽ không
bao giờ trở thành hạt mầm.
Làm điều đối lập lại. Nếu bạn
có cái gì đó xấu, chỉ nó cho người khác xem: nó tan tác đi. Nếu bạn là người giận
dữ, nói với mọi người: tôi là người giận dữ, đừng yêu tôi, đừng là bạn với tôi.
Tôi là người rất tồi tệ. Tôi là xấu, tôi là vô đạo đức, tôi tham lam, tôi dâm dục.
Nói bất kì cái gì là xấu về bạn, không chỉ nói nó nhưng làm nó một cách đích thực
lộ ra. Và bạn sẽ ngạc nhiên rằng bất kì khi nào cái gì đó được tống ra, nó tan
tác đi.
Và che giấu cái đẹp; để cho nó
đi sâu hơn để cho nó có thể bắt rễ trong bản thể bạn, và nó sẽ trưởng thành.
Nhưng bạn đã từng làm chính cái đối lập.
Bây giờ cố hiểu câu chuyện này.
Vua Ngô qua sông Trường Giang,
lên núi Khỉ.
Trang Tử bao giờ cũng quan sát
khỉ. Ông ấy quan tâm sâu sắc tới chúng vì chúng là tổ tiên của con người. Và
con khỉ được ẩn trong bạn! Toàn thể thế giới này không là gì ngoài núi khỉ, khắp
xung quanh toàn là khỉ.
Đặc trưng của khỉ là gì? Đặc
trưng sâu nhất trong khỉ là gì? Đó là việc sao chép. Gurdjieff thường nói rằng
bạn không thể trở thành người chừng nào bạn chưa dừng việc là khỉ - và ông ấy
là đúng. Ai đó hỏi ông ấy: "Đặc trưng sâu sắc nhất của khỉ là gì?"
Ông ấy nói: "Sao chép, bắt chước."
Khỉ là kẻ bắt chước hoàn hảo. Bạn
đã từng làm gì trong cả đời bạn? Bạn đã là người hay khỉ? Bạn bắt chước, bạn chỉ
nhìn quanh và bạn đi theo; đi theo, bạn trở thành giả. Bạn thấy ai đó bước đi
theo cách nào đó, bạn thử bước đi theo cách đó; ai đó mặc bộ đồ đặc biệt, bạn
muốn có bộ đồ đó; ai đó có chiếc xe, bạn muốn có chiếc xe đó - mọi thứ!
Bạn chưa bao giờ nhìn vào nhu cầu
của bạn là gì. Và nếu bạn nhìn vào nhu cầu của bạn, cuộc sống có thể trở thành
sự tồn tại phúc lạc, bởi vì nhu cầu là không nhiều. Bắt chước sẽ dẫn bạn trên
con đường không đạt tới đâu ở chỗ cuối. Nhu cầu là không nhiều, nhu cầu bao giờ
cũng ít; nếu bạn nhìn vào nhu cầu của bạn, bạn có thể được thoả mãn. Mãn nguyện
là dễ dàng, bởi vì cái gì được cần? Ít thứ là được cần. Nhưng nếu bạn bắt chước,
thế thì hàng triệu nhu cầu không cần thiết chen chúc khắp xung quanh. Và không
có kết thúc cho chúng, bởi vì có hàng triệu người và bạn muốn bắt chước mọi người.
Điều đó trở thành không thể được; bạn bắt đầu sống cuộc sống của mọi người và
thế thì bạn quên mất rằng bạn đã ở đây để làm việc riêng của bạn, và bạn đã trở
thành kẻ bắt chước.
Bạn ở đây để hoàn thành số mệnh
của bạn và số mệnh đó có tính cá nhân, nó không là của ai khác. Sự tồn tại này
đã cho bạn việc sinh ra để hoàn thành định mệnh đặc biệt mà không thể được hoàn
thành bởi bất kì ai khác. Không Phật nào có thể làm được điều đó, không Jesus
nào có thể làm được điều đó, chỉ bạn mới có thể làm được điều đó. Và bạn đang bắt
chước. Đó là lí do tại sao người Hindus nói rằng chừng nào bạn chưa dừng việc bắt
chước bạn sẽ bị ném đi ném lại vào trong sự tồn tại - đó là lí thuyết về tái
sinh. Bạn sẽ bị ném đi ném lại mãi cho tới khi bạn hoàn thành số mệnh của bạn -
cho tới khi bạn nở hoa, bạn sẽ phải quay lại. Làm sao bạn có thể nở hoa được nếu
bạn bắt chước? Bạn thấy một nhạc sĩ và bạn muốn là nhạc sĩ; bạn thấy một diễn
viên và bạn muốn là diễn viên; bạn thấy một bác sĩ và bạn muốn là bác sĩ. Bạn
muốn là mọi thứ ngoại trừ bản thân bạn - và đó là mọi điều bạn có thể là, không
cái gì khác. Không cái gì khác là có thể, và không ai khác là giống bạn, cho
nên không ai khác có thể trở thành lí tưởng của bạn.
Yêu Phật đi, Phật là đẹp -
nhưng đừng bắt chước, nếu không bạn sẽ bỏ lỡ. Jesus là tuyệt vời, nhưng ông ấy
không được cần tới nữa; sự tồn tại đã hoàn thành số mệnh đó, công việc đó là đầy
đủ. Ông ấy đã đi tới việc nở hoa. Đó là lí do tại sao bất kì khi nào một người
đã nở hoa người đó không bao giờ quay lại. Yêu Jesus đi, nhưng đừng là người bắt
chước, bằng không bạn sẽ chấm dứt mà không được hoàn thành, trong khổ và phiền
não. Bạn không thể thực sự đi theo bất kì ai. Bạn có thể nhận hướng dẫn, nhưng
thế thì bạn phải rất tỉnh táo; hướng dẫn không nên trở thành việc bắt chước mù
quáng.
Nếu bạn thấy một Phật, lấy cách
ông ấy đã nở hoa như một hướng dẫn. Phương pháp là gì? Ông ấy đã làm gì? Cố hiểu
điều đó, và để hiểu biết đó được hấp thu. Dần dần bạn sẽ bắt đầu cảm thấy con
đường của bạn. Nó sẽ không bao giờ giống như con đường của Phật, nó không bao
giờ có thể vậy, nó sẽ tuyệt đối khác. Nhưng việc hấp thu Phật sẽ giúp đỡ. Bạn sẽ
phải trưởng thành theo cách riêng của bạn, nhưng việc hấp thu ông ấy sẽ làm cho
bạn hiểu biết nhiều hơn. Đó là khác biệt giữa đệ tử đích thực và tín đồ, người
là giả.
Đệ tử là cái gì đó hoàn toàn
khác với tín đồ, và tôi muốn bảo bạn là đệ tử của tôi chứ không là tín đồ của
tôi. Kỉ luật là gì? Kỉ luật là việc học. Từ gốc của kỉ luật bắt nguồn từ việc học.
Nó không liên quan gì tới tự kiểm soát cả, không. Đệ tử là người sẵn sàng học;
đệ tử là người sẵn sàng hấp thu; đệ tử là người cởi mở, đón nhận; đệ tử là người
sẵn sàng trở thành bụng mẹ. Người đó không đối kháng, người đó không tranh đấu
và tranh cãi. Người đó cố hiểu, và khi bạn cố hiểu, cái đầu dừng vận hành. Bởi
vì cái đầu có thể làm hai việc: nó hoặc có thể tranh đấu hoặc nó có thể đi
theo. Nó có thể hoặc là tín đồ mù quáng hoặc là kẻ thù mù quáng, nhưng nó không
bao giờ có thể là đệ tử.
Đệ tử là khác toàn bộ bởi vì đệ
tử không hướng đầu; đệ tử hướng tim. Người đó yêu thầy, hấp thu thầy, và thế rồi
đi theo con đường riêng của mình.
Đó là điểu rất gián tiếp, rất
tinh tế. Nó không trực tiếp. Bạn không thể chỉ nhìn vào thầy và làm bất kì cái
gì thầy làm - thế thì bạn sẽ trở thành tín đồ. Bạn không thể học theo lời và bắt
đầu lặp lại chúng - thế thì bạn sẽ trở thành tín đồ, thế thì nỗ lực đã là ở
trong cái đầu, và cái đầu là vấn đề.
Bất kì khi nào bạn không tranh
đấu và không trong tìm ai đó để bắt chước, tâm thức bạn rơi từ đầu xuống tim.
Thế thì bạn cởi mở, thế thì bạn đơn giản trong yêu. Đó là điều được ngụ ý bởi
shraddha, tin, tin cậy. Nó không là tin, không là không tin.
Đừng nghĩ rằng tin cậy hay tin
là niềm tin, nó không phải vậy. Tin tưởng là ở trong đầu, không tin là ở trong
đầu, tin cậy là ở trong tim. Nó không liên quan gì tới tin hay không tin. Tin
hay không tin không phải là mối bận tâm chút nào; bạn đơn giản yêu.
Bạn thấy đoá hồng. Bạn tin vào
nó hay bạn không tin nó? Bạn không làm gì cả, bạn đơn giản nhìn vào nó. Không
ai là tín đồ, không ai chống lại. Mặt trời đang mọc buổi sáng. Bạn làm gì? Bạn
là người tin hay người không tin hay bạn theo con đường của mặt trời cả ngày vì
bạn là một tín đồ? Con đường nào bạn cũng sẽ phát điên. Bạn đơn giản tận hưởng,
bạn hấp thu buổi sáng, cái tươi tắn của nó, cái trẻ trung, cái mới mẻ - với mặt
trời mọi thứ đang trở thành sống động. Bạn tận hưởng chính cuộc sống và trở nên
ngày càng sống động hơn qua nó. Bạn nhìn vào hoa hồng và cái gì đó của hoa hồng
đạt tới tim bạn. Bên ngoài hoa hồng đang nở, bên trong, trái tim bắt đầu việc nở
hoa. Bạn đạt tới một thầy, một Phật hay một Jesus, một Trang Tử. Bạn làm gì?
Làm đích xác như bạn sẽ làm với hoa hồng hay với mặt trời lên. Không cần đi
theo, không cần đi theo, chỉ hấp thu.
Lời cuối cùng của Jesus với đệ
tử của ông ấy là: "Ăn ta đi, để ta là đồ uống của các ông và thức ăn của
các ông, để ta chảy trong máu các ông, hấp thu ta đi." Khi ông ấy nói 'ăn
ta đi', điều đó nghĩa là hấp thu ta, tiêu hoá ta; đừng đi theo hướng ra ngoài,
tiêu hoá ta đi, và thế thì các ông sẽ có ánh sáng bên trong riêng của các ông.
Thầy thực không bao giờ cho bạn
các qui tắc, thầy cho bạn mắt. Thầy chưa bao giờ chỉ cho bạn con đường, chưa
bao giờ nói đây là con đường, theo đi. Thầy đơn giản cho bạn ánh sáng và nói:
"Bây giờ đem ánh sáng này và đi vào trong bóng tối, ánh sáng này sẽ chỉ ra
con đường của bạn."
Thầy giả bao giờ cũng cho bạn bản
đồ: "Đây là bản đồ. Đừng đi lạc lối, đi theo bản đồ này." Ông ấy chưa
bao giờ cho bạn ánh sáng. Nếu bạn có ánh sáng thế thì không cần bản đồ, bạn sẽ
tìm ra con đường của bạn.
Và con đường của mọi người sẽ
là khác nhau vì mọi người đều khác nhau. Để hiểu biết này đi sâu vào trong tim
bạn: không có hai người nào tương tự, không thể có được. Sự tồn tại không có
tính lặp lại, sự tồn tại còn chưa cạn kiệt, sự tồn tại liên tục nở hoa trong
tính duy nhất mới. Mọi người đều là phi thường. Không cần chứng minh điều đó. Nếu
bạn muốn chứng minh, bạn sẽ trở thành khỉ, không phải người. Dừng chuyện sao
chép lại. Dễ dàng sao chép, khó hiểu biết. Đó là lí do tại sao người ta sao
chép, vì điều đó là dễ dàng thế - chỉ một qui tắc phải được theo. Bạn không cần
có bất kì hiểu biết gì về nó: một qui tắc rõ ràng được cho và bạn theo nó. Mọi
người tới tôi và họ nói: "Cho chúng tôi các qui tắc rõ ràng, để cho chúng
tôi có thể theo được." Họ đang nói: "Chúng tôi không định trưởng
thành đâu, chúng tôi không định tự mình trở nên chín chắn. Thầy đơn giản cho
chúng tôi các qui tắc rõ ràng: ăn gì, không ăn gì, khi nào dậy sớm buổi sáng và
khi nào đi ngủ. Cứ cho chúng tôi các qui tắc rõ ràng để cho chúng tôi có thể
theo được." Bạn muốn trở thành khỉ, không thành người.
Con người sẽ không bao giờ hỏi
các qui tắc rõ ràng, con người sẽ hỏi về hiểu biết để cho người đó có thể tìm
ra cách riêng của mình, để cho người đó có thể đi vào trong thế giới rộng lớn.
Người đó không cần có bản đồ bên trong mình, không cần bất kì la bàn nào. Chỉ
ánh sáng bên trong của bạn sẽ chỉ ra con đường của bạn.
Và có cái đẹp bởi vì có tự do.
Khi không có tự do, không có cái đẹp. Tù túng, nô lệ, là điều xấu nhất trong thế
giới.
Vua Ngô qua sông Trường Giang,
lên núi Khỉ. Nhiều con khỉ trông thấy, sợ, chạy trốn trong rừng sâu.
Chỉ có một con vẫn còn không
quan tâm, chuyền từ cành nọ sang cành kia, biểu diễn phi thường.
Con khỉ đó phải đã là con lãnh
đạo của bầy khỉ này, con tổng thống, con thủ tướng. Khi tất cả những kẻ bình
thường chạy trốn, làm sao kẻ lãnh đạo có thể chạy được? Làm sao kẻ lãnh đạo, kẻ
lãnh đạo lớn, đi theo các con khỉ thường được? Nó phải chứng tỏ bản thân nó chứ,
tính ngoan cố của nó. Bằng không, trong con mắt của các con khỉ kia, uy tín của
nó sẽ đi đời. Điều đó không phải là việc biểu diễn cho vua đâu, đó là việc biểu
diễn cho các con khỉ khác đấy. Nếu bạn muốn vẫn còn là người lãnh đạo bạn phải
cứng rắn. Nếu bạn muốn vẫn còn là người lãnh đạo bạn phải liên tục phô trương.
Mọi người lãnh đạo chính trị
bao giờ cũng phô trương. Bạn chưa bao giờ biết mặt thật của họ, không ai biết cả.
Thậm chí cả vợ họ và con họ cũng không biết mặt thật của họ. Họ đã trở thành hiệu
quả tới mức không ai biết họ là ai, họ bao giờ cũng liên tục chỉ phô trương.
Người ta nói rằng nếu một chính khách nói có với cái gì đó, nó có nghĩa là có lẽ;
nếu người đó nói có lẽ, nó có nghĩa là không. Và nếu người đó nói không, người
đó không phải là chính khách chút nào. Bất kì cái gì một chính khách nói, người
đó chưa bao giờ ngụ ý điều đó; bất kì cái gì người đó ngụ ý người đó chưa bao
giờ nói nó. Và qua chính khách bạn có thể hiểu được bản thân bạn bởi vì người
đó chỉ là bức tranh khuếch đại của bạn. Người lãnh đạo chỉ là bức tranh được
khuếch đại của người theo sau và bao giờ cũng dễ dàng thấy mọi sự trong bức
tranh được khuếch đại. Với kính phóng đại bạn có thể thấy.
Điều tốt là cố hiểu những người
lãnh đạo con người bởi vì họ là những con khỉ lớn. Và bạn nghĩ bạn đang theo họ
sao? Về căn bản, sâu bên dưới, họ đang theo bạn. Người lãnh đạo bao giờ cũng là
người theo sau của những người theo sau họ bởi vì người đó bao giờ cũng phải
nhìn chỗ bạn đang đi, điều bạn đang làm. Người đó phải biết trước gió sẽ thổi về
đâu để người đó có thể đi lên trước.
Có lần Mulla Nasrudin đi đâu đó
trên con lừa của mình. Và con lừa này đi nhanh. Một người bạn hỏi: "Anh đi
đâu thế, Nasrudin?" Nasrudin nói: "Nói thật với anh, tôi cũng chẳng
biết. Đừng hỏi tôi. Hỏi con lừa ấy." Người này phân vân cho nên anh ta
nói: "Anh ngụ ý gì?" Mulla Nasrudin nói: "Anh là bạn, cho nên
tôi phải trung thực và thẳng thắn. Con lừa này có cứng rắn và bướng bỉnh, như mọi
lừa đều thế, và nó tạo ra khó khăn. Khi tôi đi qua chợ hay thị trấn, nếu tôi nhất
định rằng chúng tôi phải đi theo đường này, nó nhất định đi theo đường kia, và
thế rồi ở bãi chợ điều đó thành nực cười, tôi trở thành trò cười. Mọi người nói
rằng thậm chí con lừa của anh cũng không theo anh! Cho nên tôi đã làm cho nó một
qui tắc rằng bất kì chỗ nào nó đi, tôi đi cùng nó. Mọi người nghĩ rằng lừa theo
tôi nhưng điều đó không đúng. Nhưng con lừa cảm thấy hạnh phúc và uy tín của
tôi được an toàn."
Mọi nhà lãnh đạo lớn liên tục
đi theo người theo sau của mình. Người đó liên tục nhìn nơi gió thổi và người
đó bao giờ cũng phải đi lên trước. Đó là bí mật của việc là người lãnh đạo lớn
- bạn phải có khả năng biết mọi người muốn gì. Bạn phải cho họ một khẩu hiệu
trước khi họ trở nên nhận biết về điều họ muốn. Thế thì họ theo bạn.
Con khỉ này phải đã là kẻ lãnh
đạo. Nó phải chứng tỏ rằng nó không sợ, ngay cả vua lớn. Những con khỉ khác đều
bỏ chạy, những con khỉ thường đáng thương, nhưng nó không phải là khỉ thường, bản
thân nó là vua. Nó phải ở đó, nó phải vẫn còn ở đó; đó là cách nó thu được nhiều
uy tín trong mắt các con khỉ.
Chỉ có một con vẫn còn không
quan tâm, chuyền từ cành nọ sang cành kia, biểu diễn phi thường. Vua Ngô bắn một
mũi tên, nó bắt được.
Và vua của bạn cũng không khác
gì mấy. Điều này xúc phạm tới nhà Vua, con khỉ này đang xúc phạm. Điều tự nhiên
là mọi con khỉ đều phải chạy trốn. Nhưng bây giờ, một vị vua lớn, và ở đây chỉ
là một con khỉ thường cố phô trương, chứng tỏ rằng nó cứng rắn. Không, điều này
không thể được phép bởi vì Vua có những người đi theo của mình. Vua phải nhìn
sang người khác, điều họ sẽ nghĩ nếu ngay cả một con khỉ cũng không bận tâm,
không quan tâm tới Vua. Con khỉ này phải bị giết. Logic vẫn còn như cũ dù bạn
là người hay là khỉ.
Vua Ngô bắn một mũi tên, nó bắt
được.
Nhà vua bèn bảo bọn tuỳ tùng
xúm lại bắn.
Bởi vì con khỉ này dường như quá
kiêu căng, rất bản ngã. Trông đấy... Vua có thể thấy bản ngã của con khỉ nhưng
vua không thể thấy được bản ngã riêng của mình.
Và điều này đang xảy ra khắp
trên thế giới. Trong mọi quan hệ, bạn bao giờ cũng có thể thấy bản ngã của người
khác, nhưng bạn không thể thấy được bản ngã của riêng bạn - và người khác liên
tục thấy bản ngã của bạn. Đây là câu chuyện do người viết, tưởng tượng nếu như
khỉ đã viết chuyện này, nó chắc đã tuyệt đối khác. Nghĩ mà xem, một Trang Tử giữa
bầy khỉ đang viết chuyện này... Thế thì ông ấy chắc đã viết rằng Vua rất kiêu
căng, ương ngạnh và bạo hành không cần thiết - vì khỉ có làm gì sai đâu, nó chỉ
tận hưởng bản thân nó. Tại sao Vua phải bị xúc phạm? Tại sao vua đã cảm thấy rằng
con khỉ này phải bị giết? Vua đó phải đã là một người rất, rất bản ngã. Ông ta
cố giết, và khỉ đơn giản tự bảo vệ nó, không gì khác.
Nếu bạn nhìn vào câu chuyện này
từ quan điểm của khỉ nó sẽ khác toàn bộ, nhưng cơ sở là như nhau và điều này
bao giờ cũng xảy ra. Con người của trí huệ bao giờ cũng nhìn vào mọi vấn đề từ
các quan điểm khác nữa. Bạn không thể trí huệ nếu bạn chỉ có một quan điểm. Thỉnh
thoảng cố đứng trong giầy của người khác và chỉ nhìn từ đó.
Nhiều đôi tới tôi, vợ và chồng,
và có những vấn đề lớn, lớn nhất, bởi vì đó là đơn vị cơ sở của cuộc sống. Nhiều
căng thẳng, nhiều bản ngã, nhiều cái gì liên tục diễn ra, và nó trở thành địa
ngục. Các đôi tới tôi và tôi bao giờ cũng gợi ý rằng vào ngày nào đó họ thử lấy
vai trò của người kia: để vợ trở thành chồng và chồng trở thành vợ. Trong hai
mươi bốn giờ thử vai trò của người kia và thế thì sẽ rất dễ hiểu người kia. Cho
dù trong đóng vai một giờ với vai trò của người kia và đáp lại từ quan điểm của
người kia và bạn sẽ cảm thấy rất thảnh thơi.
Người ta phải đủ linh hoạt để
thấy người kia đang cảm thấy ở khoảnh khắc đó. Chồng về nhà và anh ta nói cái
gì đó và anh ta cảm thấy rất hồn nhiên, nhưng vợ bực mình. Anh ta không thể hiểu
được cái gì đang xảy ra, anh ta đã không nói cái gì cả. Suy ngẫm một chút đi, ở
vào vị trí của vợ đi, nghĩ rằng bạn là vợ và chồng về và nói cùng câu đó. Bạn sẽ
cảm thấy thế nào? Ngay lập tức bạn sẽ có khả năng hiểu tại sao vợ đang cảm thấy
theo cách đó. Và nếu bạn có thể hiểu được người khác, bạn sẽ có khả năng hiểu bản
thân bạn nhiều hơn. Người khác bao giờ cũng thấy rằng bạn là kẻ bản ngã. Bạn
chưa bao giờ thấy nó, bạn tự làm mù bạn.
Nhà Vua cũng mù. Ông ta có thể
thấy rằng con khỉ này đang cố phô trương nhưng ông ta không thể thấy được tại
sao bản thân ông ta cảm thấy bị bực mình. Cứ để cho nó phô trương đi - khỉ là
khỉ, để cho nó tận hưởng; nó không làm cái gì sai với bất kì ai, chỉ nhảy nhót
chuyền từ cành nọ sang cành kia, đung đưa, chơi trò chơi. Để cho nó chơi. Sao
Vua bận tâm thế? Ông ta cảm thấy rằng mình bị xúc phạm, rằng con khỉ này đang cố
nói: "Ông không là gì cả, ta không quan tâm. Ông có thể là vua của người
nhưng khỉ không bận tâm về ông. Và ta cũng là vua và ông không là gì trước ta.
Ông có thể đung đưa như ta từ cành nọ sang cành kia không?"
Người ta nói rằng khi Darwin
khám phá ra rằng con người đã tiến hoá từ khỉ, ai đó vặn lại: "Trước hết hỏi
khỉ đã." Tôi cũng có ý kiến rằng nếu chúng ta hỏi khỉ, chúng sẽ không nói
rằng con người là sự tiến hoá. Con người là sự sa ngã - sa ngã khỏi khỉ. Trông
đấy... khỉ còn mạnh hơn bạn, chúng có thể làm vài điều mà bạn không thể làm được.
Chúng hạnh phúc hơn bạn nhiều, chúng tận hưởng cuộc sống nhiều hơn bạn. Cho nên
bạn thu được gì qua tiến hoá của bạn, vật dụng máy móc của bạn, vũ khí của bạn,
bom nguyên tử của bạn? Tại sao bạn nghĩ đó là tiến hoá, trưởng thành, phát triển?
Hỏi khỉ mà xem, chúng sẽ cười và chúng sẽ nói rằng bạn là ngu. Bạn thậm chí
không thể bước được trên bốn chi. Bạn không thể trèo được cây như khỉ.
Con khỉ này và nhà Vua cả hai đều
trong cùng một con thuyền.
Vua Ngô bắn một mũi tên, nó bắt
được. Nhà Vua bạo hành hơn khỉ vì việc phô diễn của con khỉ này đơn giản để hỏi:
"Tại sao ông phải giết tôi?" Nhưng con người là bạo hành hơn bất kì
con vật nào.
Có một vườn thú ở Tokyo - nếu bạn
đã bao giờ đi tới Tokyo, đừng bao giờ bỏ lỡ vườn thú này. Tới đó đi! Đủ mọi loại
con vật hoang dã có đó, hàng trăm chuồng, và có một chuồng cuối cùng ở đó có bảng
chú thích: 'Con vật nguy hiểm nhất trong tất cả'. Nhưng chuồng trống vắng, trống
rỗng. Nếu bạn nhìn - và bạn sẽ tìm - con vật nguy hiểm nhất trong tất cả, bạn sẽ
thấy nó, bởi vì có một tấm gương.
Khỉ là hồn nhiên trong bản ngã
của nó. Con vật có bản ngã của chúng nhưng chúng vẫn hồn nhiên, không bạo hành
thế. Nhưng con người bạo hành, con người dường như là con vật bạo hành duy nhất.
Hổ giết, sư tử giết, nhưng chỉ để ăn, chưa bao giờ khác. Con người giết không
chỉ để ăn, con người thích thú việc giết hại. Đi săn là trò chơi cho con người.
Con người sẽ đơn giản giết để giết - và không con vật nào trên thế giới giết
anh chị riêng của nó, không! Sư tử sẽ không giết sư tử khác, khỉ sẽ không giết
khỉ khác. Con người là con vật duy nhất giết người khác. Có sự bảo vệ cố hữu
trong mọi con vật; các nhà động vật học nói rằng mọi con vật đều mang một cơ chế
sẵn có không giết con vật cùng loài. Nhưng dường như là cái gì đó đã đi sai với
con người, con người giết đồng loại riêng của mình. Không có gì giống như chiến
tranh trong thế giới con vật, mặc dầu có đánh nhau giữa các cá thể. Con vật có
nhiều hiểu biết hơn. Nếu hai con chó đánh nhau, sớm hay muộn, trong vòng vài
phút, chúng đi tới hiểu biết. Con người chưa bao giờ đi tới hiểu biết; chừng
nào con người chưa giết, dường như với con người không có giải pháp. Ngay cả
chó cũng còn thông minh hơn. Nếu hai con chó sủa, nhe răng ra, nhảy lên nhau,
đó chỉ là việc phô diễn, chúng đang cố để cảm thấy xung động, ai là kẻ mạnh
hơn. Nó là đánh giả. Chúng còn chưa bắt đầu và khi một con cảm thấy rằng nó
không mạnh thế, nó biết đánh nhau là vô tích sự. Nó đơn giản cụp đuôi lại -
thôi! Và thế rồi sự việc kết thúc, chúng đã đi tới hiểu biết. Một cấp bậc được
thiết lập - con mạnh hơn tất nhiên sẽ thắng, cho nên sao trải qua đánh nhau một
cách không cần thiết làm gì?
Chỉ con người là ngu, con vật
ngu nhất, bởi vì con người sẽ không bao giờ tin rằng kẻ yếu hơn sẽ bị thất bại
và rằng kẻ mạnh hơn sẽ thắng. Chính số học thông thường là kẻ mạnh hơn sẽ thắng,
cho nên sao đánh nhau? Không cần. Hitler có thể sủa Stalin, Stalin có thể sủa
Hitler và họ cả hai có thể mời các nhà toán học của họ và đếm ai có nhiều máy
bay hơn, nhiều bom nhất. Trong vòng vài phút mọi sự được giải quyết - thế thì bạn
chỉ cụp đuôi lại. Không cần đi vào chiến tranh, vì chiến tranh sẽ chỉ chứng
minh cái gì có thể đã được làm trên bàn - tức là, ai là kẻ mạnh nhất. Sao phí
hoài thế, phí hoài con người thế?
Nhưng không, điều đó là không
thể được. Con người có tính bản ngã tới mức ngay cả người yếu hơn cũng nghĩ rằng
bằng cách nào đó người đó sẽ thắng. Không con vật nào tự lừa nó nhiều thế. Đánh
nhau giả có đó chỉ để phán xét kẻ nào mạnh hơn, thế rồi việc đó được chấm dứt.
Bạn sẽ nói về con chó cụp đuôi, rằng nó là đồ hèn. Không, nó không hèn, nó đơn
giản thông minh. Nó yếu, cho nên cần gì lâm vào đánh nhau? Điều đó đã được chứng
minh, và điều đó được chứng minh một cách hồn nhiên mà không có bất kì đổ máu nào.
Cùng điều đó sẽ được chứng minh ngay cả qua đánh nhau. Tại sao đi vào cuộc chiến
một cách không cần thiết?' Điều này là kinh tế hơn.
Nhà vua bèn bảo bọn tuỳ tùng
xúm lại bắn. Nhìn vào cái ngu xuẩn này! Chỉ để giết một con khỉ phải cần cả bọn
tuỳ tùng xúm lại bắn, nhiều người xúm lại tấn công con khỉ từ mọi phía. Ngay lập
tức con khỉ bị bắn trúng nhiều phát lăn ra chết. Và nhà Vua phải đã cảm thấy rất
thoải mái, ông ta đã làm cái gì đó. Nhưng nhìn vào cái ngu xuẩn này đi - cuộc tấn
công hội đồng bởi nhiều người thế, và với nhà Vua phải đã có ít nhất một trăm
người tham dự. Một trăm người giết một con khỉ và thế rồi cảm thấy thoải mái,
thắng lợi. Con khỉ này phải cười vào điều bạn đã làm.
Con khỉ bị bắn trúng nhiều phát
lăn ra chết. Nhà vua quay lại bảo bạn là Nhan Bất Nghi:... Và nhìn cái ngu xuẩn
làm sao của chúng ta khi chúng ta chứng minh rằng chúng ta là khôn ngoan! Nhà
Vua này đã giết hại một cách không cần thiết và điều này không thể được gọi là
thắng lợi theo bất kì cách nào. Chỉ giết một con khỉ mà phải lấy cuộc tấn công
phối hợp của một trăm người bằng tên; và con khỉ không có vũ khí, trần trụi,
không có bảo vệ nào.
Đó có phải là thắng lợi không?
Đó không phải là thắng lợi chút nào, nó thậm chí không phải là ngoại giao. Ngay
cả bình thường, nếu chúng ta đánh lại một chiến binh, chúng ta trao vũ khí cho
người kia. Người đó phải có kiếm, người đó phải có cùng bảo vệ. Họ tất cả đều
được bảo vệ. Nhưng con vật hồn nhiên không được bảo vệ đã bị giết.
Nhà Vua là ngu, nhưng nhìn vào
lời khuyên của ông ta ngay cả từ ngu xuẩn của mình chúng ta vẫn liên tục cảm thấy
rằng chúng ta khôn. Ông ấy nói gì? Ông ấy nói với bạn mình, Nhan Bất Nghi:
"Ông thấy điều xảy ra chưa? Con khỉ ấy chết vì cậy tài và nó nghĩ không ai
có thể động được tới nó. Nên lấy đó mà răn mình. Đừng tỏ vẻ ngạo mạn với người
khác."
Đây là một trong những điều
tinh vi cần được hiểu. Chúng ta bao giờ cũng khôn nếu chúng ta phải khuyên người
khác nhưng khi chúng ta ở cùng bẫy, với cùng vấn đề, cùng khủng hoảng, chúng ta
không khôn ngoan thế. Nếu ai đó khác tới bạn với một vấn đề, bạn sẽ cho người
đó lời khuyên hay và lời khuyên có thể đúng. Nhưng nếu bạn có cùng vấn đề bạn sẽ
không thể cho bản thân bạn cùng lời khuyên được. Tại sao? Bởi vì khi đó là vấn
đề của ai đó khác, bạn được tách rời.
Nhà Vua nói với bạn mình:
"Ông thấy điều xảy ra chưa? Con khỉ ấy chết vì cậy tài và nó nghĩ không ai
có thể động được tới nó. Nên lấy đó mà răn mình. Đừng tỏ vẻ ngạo mạn với người
khác."
Ông ấy có thể thấy cái ngu xuẩn
của con khỉ nhưng ông ấy không thể thấy được cái ngu xuẩn của điều ông ấy đã
làm. Và, như tôi cảm thấy, ông ta đã làm một điều ngu xuẩn hơn là con khỉ.
Ông ấy cũng đã quảng cáo kĩ
năng của mình, ông ấy cũng đã phơi bày tài năng của mình, và không chỉ với người
mà với cả khỉ nữa. Ông ấy đã phô bầy ông ấy là ai: ông ấy không phải là người
thường, ông ấy là Vua phi thường. Ông ấy không phải là người hữu tử thường. Và
thế rồi ông ấy cho lời khuyên này cho bạn ông ấy: Đừng tỏ vẻ ngạo mạn với người
khác. Nhưng lời khuyên này là đúng.
Và điều đó đã xảy ra, như nó xảy
ra nhiều lần, rằng người bạn này nhận lời khuyên và điều đó làm biến đổi toàn
thể bản thể người đó. Nhà Vua vẫn còn như cũ. Cho nên nếu bạn có thể học, bạn
cũng có thể học từ người ngu. Nếu bạn không thể học được, ngay cả một Phật cũng
thành vô dụng, bạn sẽ không học. Và thỉnh thoảng chuyện xảy ra là những người
khuyên bạn vẫn còn như cũ. Nếu bạn có thể học được bạn có thể biến đổi bản thân
bạn.
Thỉnh thoảng thầy giáo bị bỏ lại
sau và đệ tử đi nhanh và đạt tới đích. Vì bạn có thể cho lời khuyên tốt cho người
khác điều đó không có nghĩa là bạn đã đạt tới chân lí đó.
Điều này là tốt. Lời khuyên là
hay và Đạo nói cùng điều đó. Đạo có cùng giáo huấn nhưng không với cùng tâm trí
như nhà Vua. Trang Tử đã đặt giáo huấn này vào miệng của nhà Vua nhưng nhà Vua
chỉ giống như một kẻ sĩ, một bác học, người gieo lời nhưng đã không sống qua
nó. Nó không phải là kinh nghiệm sống; nó chỉ là học thuyết. Nhà Vua phải đã
nghe nó từ đâu đó, từ nguồn Đạo nào đó, bởi vì đây là một trong những điều then
chốt của họ.
"Ông thấy điều xảy ra
chưa? Con khỉ ấy chết vì cậy tài và nó nghĩ không ai có thể động được tới nó.
Nên lấy đó mà răn mình.
Đừng phô trương, đừng khoe
khoang, bằng không bạn sẽ gây ra rắc rối không cần thiết, bạn sẽ mời vấn đề
không cần thiết. Bạn thậm chí có thể bị dính líu vào trong nó tới mức nó có thể
chứng tỏ là cái chết của bạn.
Đừng tỏ vẻ ngạo mạn với người
khác."
Lời khuyên này tới từ miệng của
nhà Vua. Người bạn thực sự là người trí huệ vì anh ta không quan tâm liệu bản
thân nhà Vua có theo điều ông ta nói hay không. Và điều phải xảy ra trong cuộc
sống là bạn không quan tâm, bạn phải đơn giản nhận lời khuyên và trở nên được
thay đổi. Nhưng bạn quan tâm.
Nghĩ về cái chai có ích lợi gì?
Cứ lấy nội dung đi. Hỏi về bình chứa có ích lợi gì? Cứ nếm nội dung đi, và nếu
nội dung là ngon, quên cái bình đi. Nhà Vua này ở trong cùng vị trí như con khỉ,
thậm chí còn tồi hơn, nhưng ông ta đã thốt ra một trong những bí mật của giáo
huấn Đạo. Ông ta có thể đã đọc về nó, ông ta có thể đã được dạy về nó, và đột
nhiên tình huống này gợi ra tri thức của ông ta. Cho nên ông ta nói với người
đi cùng: "Đừng phô trương! Đừng trở thành người khoe khoang, nếu không ông
sẽ bị rắc rối đấy. Và đừng tỏ vẻ ngạo mạn với người khác." Tại sao? Bởi vì
mọi người đều là một bản ngã. Nếu bạn tin tưởng vào tài năng của bạn, bạn sẽ gặp
rắc rối bởi vì bạn sẽ tạo ra kẻ thù. Nếu bạn tin tưởng vào sự độc đáo của bạn,
bạn sẽ trong rắc rối vì mọi người xung quanh bạn ở đó sẽ là kẻ thù. Không ai muốn
bạn cao siêu hơn họ.
Một lần Mulla Nasrudin tới tôi,
rất háo hức. Anh ta nói: "Bây giờ thầy phải giúp tôi." Tôi hỏi anh
ta: "Có chuyện gì vậy?" Anh ta nói: "Tôi cảm thấy kinh khủng, nó
thật dễ sợ. Gần đây tôi đã phát triển một phức cảm thấp kém. Giúp tôi với! Làm
cái gì đó đi!" Thế là tôi nói: "Thì kể cho tôi cái gì đó nữa về nó
đi. Sao anh phát triển phức cảm thấp kém?" Anh ta nói: "Gần đây tôi
đã cảm thấy rằng mọi người đều tốt như tôi vậy."
Bất kì khi nào bạn biểu lộ tài
năng của bạn, bạn đều biểu lộ rằng người khác là không giỏi - và người khác sẽ
bị bực mình. Nhớ lấy, nhà Vua bị bực mình chỉ bởi con khỉ đung đưa trên cây...
Nếu bạn biểu lộ sự độc đáo của
bạn, nếu bạn nói rằng bạn là cái gì đó, nếu bạn cố chứng minh tài năng của bạn
theo cách tinh tế, mọi người sẽ bị bực mình. Và họ không thể tha thứ cho bạn được,
họ sẽ báo thù. Với mọi người độc đáo, đám đông báo thù. Có thể là Jesus bị đóng
đinh bởi vì đám đông không thể dung thứ được tính cao siêu của ông ấy - và ông ấy
là cao siêu. Họ không thể dung thứ được con người của phẩm chất này. Ông ấy là
phi thường, họ phải giết ông ấy. Người Athen không thể dung thứ được Socrates.
Ông ấy là hiếm hoi - một trong những tâm trí duy nhất nhất đã từng được sinh
ra, xuyên thấu tới mức không có so sánh. Người Athen không thể dung thứ được
ông ấy, mọi người đều cảm thấy bực mình.
Trang Tử nói: Đừng dựa vào tài
năng khi ông cư xử với con người. Vẫn còn được ẩn kín! Cần phải nhớ rằng các Đạo
sĩ chưa bao giờ bị đóng đinh hay đầu độc. Chưa bao giờ! Bởi vì họ chưa bao giờ
dựa trên tài năng. Họ chưa bao giờ nói rằng họ là khác biệt khỏi bạn. Họ chưa
bao giờ nói rằng họ cao hơn bạn, thiêng liêng hơn bạn, linh thiêng hơn bạn,
không. Họ chưa bao giờ nói cái gì. Họ hành xử theo cách mà mọi người quanh họ sẽ
cảm thấy là cao siêu hơn họ.
Bản thân Trang Tử sống cuộc sống
bình thường và cuộc sống đẹp tới mức không ai đã bao giờ nghi ngờ rằng đây là một
con người của chiều hướng rất phi thường. Ông ấy sẽ đi qua các thôn làng, và
dân làng thậm chí không trở nên nhận biết rằng Trang Tử đã đi qua.
Có lần chuyện xảy ra là hoàng đế
nghe nói về Trang Tử từ nguồn nào đó, và tin đồn là ở chỗ ông ấy là một người rất
trí huệ. Thế là hoàng đế phái thừa tướng đi tìm ông ấy. Nhưng biết tìm ông ấy ở
đâu? Ông ấy không có nhà, không địa chỉ, ông ấy là người lang thang. Trang Tử
thường nói rằng nếu bạn ở lại một chỗ sẽ khó mà che giấu, mọi người sẽ bắt đầu
nghi ngờ. Vì bạn có cái gì đó, họ sẽ nghi ngờ, và dần dần họ sẽ trở nên nhận biết.
Cho nên trước khi họ trở nên nhận biết, rời bỏ họ đi bằng không bạn sẽ bị rắc rối.
Cho nên ông ấy là người lang thang thường xuyên - không địa chỉ, không nhà. Tìm
ông ấy ở đâu?
Nhưng họ đã cố công, khi hoàng
đế ra lệnh điều đó phải được cố làm. Họ hỏi nhiều Đạo sĩ: "Chúng tôi có thể
tìm Trang Tử ở đâu?" Họ nói: "Khó lắm, chả ai biết. Ông ấy đi như
gió, không được biết tới, như mây, chỗ nào không biết. Nhưng ông cứ đi đi, và nếu
dân làng nào đó nói rằng có một người ở đây, người tuyệt đối bình thường, thế
thì giữ người đó lại, người đó có thể là Trang Tử." Và họ đã tìm thấy ông ấy
theo cách đó.
Trong một làng một số người báo
lại: "Có đấy, có một người vừa mới tới làng này, tuyệt đối bình thường.
Ông không thể tìm ra một người bình thường hơn ông ấy." Khi được hỏi ông ấy
ở đâu, họ nói: "Ông ấy đang câu cá trên bờ sông." Họ đi tới đó và nói
với Trang Tử: "Hoàng đế đã yêu cầu ông; và chúng tôi đã từng tìm kiếm ông.
Ông có muốn về triều đình không? Ông có muốn trở thành người trong triều không
- mưu sĩ cho nhà vua?"
Trang Tử nói: "Đợi đã, để
ta nghĩ." Và hôm sau, khi họ tới hỏi ông ấy, ông ấy không còn được tìm thấy
trong làng đó; ông ấy đã trốn mất. Mọi người đã nghi ngờ, họ đã đi tới biết.
Con người của Đạo di chuyển tuyệt
đối không có căn cước. Tại sao? Vì nếu bạn biểu lộ tài năng thế thì mọi người
không thể tha thứ cho bạn được. Mọi người có thể tha thứ cho người ngu, nhưng họ
không thể tha thứ cho người khôn. Đó là lí do tại sao Jesus bị đóng đinh,
Socrates bị đầu độc. Bạn cảm thấy hoàn toàn thấp kém trước một Jesus hay một
Socrates, làm sao bạn có thể tha thứ cho họ được! Điều đó là tự nhiên, bạn sẽ
làm cuộc tấn công có phối hợp. Tất cả các bạn sẽ làm cuộc tấn công có phối hợp
để giết chết người đó. Thế thì bạn sẽ cảm thấy rằng gánh nặng đã được bỏ đi.
Một Jesus là tuyệt vời thế - nếu
ông ấy đứng bên cạnh bạn, bạn cảm thấy thấp kém. Ông ấy phải che giấu bản thân
mình. Giáo huấn này là rất cơ bản. Và nhà Vua nói những lời này với bạn đồng
hành của mình, Nhan Bất Nghi.
Nhan Bất Nghi về nhà, thờ Đổng
Ngô làm thầy để bỏ vẻ tự cao, diệt tính ham thanh sắc và vinh hoa. Ông ấy học
cách che giấu mọi sự phân biệt.
Chẳng bao lâu trong vương quốc
không ai biết cái gì tạo ra ông ấy. Do vậy Nhan được mọi người trong nước kính
nể.
Nhiều điều: người này, Nhan Bất
Nghi, thực sự là một người trí huệ. Ông ấy đã không bận tâm về ai đã trao thông
điệp này cho mình. Ông ấy đã không bận tâm về phương tiện, ông ấy đơn giản nhận
thông điệp.
Nhớ điều này... bạn bao giờ
cũng bận tâm về phương tiện. Nếu tôi nói điều gì đó cho bạn, bạn bắt đầu nghĩ về
tôi, liệu người này có đáng tin không, liệu người này có đạt tới điều ông ấy
nói không. Đầu tiên bạn muốn được thuyết phục về tôi - nhưng điều đó là không
thể được. Điều tôi đang nói, nhìn vào điều đó đi - quên tôi hoàn toàn đi. Đó là
việc của tôi, liệu tôi có đạt tới hay không, nó không phải là việc của bạn. Tại
sao bạn quan tâm về nó? Bất kì cái gì tôi nói, nếu bạn cảm thấy hương thơm của
nó, thử thuốc đi, đừng thử bác sĩ. Đừng quan tâm tới bác sĩ, quan tâm tới thuốc
vì chung cuộc chính thuốc mới chữa cho bạn. Và có thể tìm ra thuốc đúng ngay cả
từ thầy lang băm. Điều đối lập cũng là có thể: có thể tìm ra thuốc sai từ thầy
thuốc đúng. Điều thực là thuốc.
Người này, Nhan Bất Nghi, phải
đã là một người rất trí huệ và thông minh, bằng không ông ấy chắc đã nghĩ,
"Kẻ ngu này, kẻ ngu nhà Vua này, ông ta đang cho mình lời khuyên và bản
thân ông ta sống với sự phân biệt, sống cuộc sống của kẻ khoa trương.
Không ai sống như vua, họ bao
giờ cũng phô trương, trên ngai vàng. Và họ muốn làm cho mọi người rõ ràng rằng
không ai giống họ. Họ tạo ra khoảng cách giữa người hữu tử thường và bản thân họ
- một khe hở. Bạn không thể đi và để tay lên vai vua. Không! Ông ta sẽ cảm thấy
bực mình: "Ngươi làm gì vậy? Ngươi nói rằng ngươi là ngang trẫm sao? Ngươi
sẽ bị giết."
Người ta kể rằng Hitler chưa
bao giờ cho phép bất kì ai để tay lên vai ông ta. Không bao giờ! Không một người
bạn nào. Không ai đã được phép dùng tên ông ta Hitler, ông ta phải được gọi là
Fuehrer. Không ai được phép dùng tên riêng của ông ta vì điều đó sẽ chỉ ra tình
bạn. Ông ta chưa bao giờ yêu bất kì người đàn bà nào, bởi vì rất khó yêu người
đàn bà và không làm cho cô ấy bình đẳng với bạn. Điều đó là không thể được. Và
đàn bà là thông minh và tinh ranh thế; nếu bạn yêu họ, họ sẽ không chỉ cố là
bình đẳng, họ sẽ cố là cao siêu - và họ có thể chứng minh điều đó. Ông ta chưa
bao giờ yêu người đàn bà. Ông ta có quan hệ nào đó, nhưng chưa bao giờ là quan
hệ yêu - chỉ dục. Và ông ta sẽ đối xử với người đàn bà cũng như người hầu,
không chỉ là người hầu, mà là nô lệ.
Ông ta sống cùng một người đàn
bà trong nhiều năm, và một ngày một sự cố nhỏ xảy ra. Người đàn bà này muốn đi
và thăm mẹ cô ấy, mẹ cô ấy ốm và nằm bệnh viện. Và Hitler nói:
"Không!" Ông ta rất độc tài; nếu ông ta nói không, ông ta ngụ ý điều
đó. Người đàn bà này nghĩ rằng cô ấy sẽ không thảo luận vấn đề này nữa, khi
Hitler đi tới văn phòng cô ấy có thể đi chỉ vài phút và thăm mẹ cô ấy và quay lại.
Không có vấn đề gì.
Hitler đi tới văn phòng. Người
đàn bà đi thăm mẹ cô ấy và quay lại trước khi Hitler quay về. Ở cổng ông ta hỏi
cô bạn gái của mình có đi ra ngoài không. Cô ấy đã đi ra ngoài. Ông ta hỏi cô ấy
có đi tới bệnh viện không. Thế rồi ông ta đi vào và không hỏi gì, ông ta giết
cô ấy, bắn cô ấy chết ngay lập tức. Đây là kiểu tình yêu gì khi chỉ nô lệ có thể
được dung thứ?
Yêu làm bạn thành bình đẳng.
Người bản ngã không thể yêu được bởi vì yêu làm bình đẳng. Chỉ có hai lực có
tính bình đẳng: một là yêu, lực kia là chết. Khi bạn yêu một người bạn đã trở
thành bình đẳng với người đó. Và nếu bạn thực sự yêu, trong khoảnh khắc đó của
yêu, bạn sẽ cảm thấy rằng toàn thể sự tồn tại là bình đẳng, không ai thấp kém
và không ai cao siêu. Mọi người đều duy nhất, khác nhau, nhưng không ai là thấp
kém, không ai là cao siêu.
Trong yêu bạn cảm thấy giao cảm
với toàn thể sự tồn tại, mọi thứ trở thành bình đẳng, có giá trị tương đương.
Và chết là cái làm bình đẳng lớn. Khi bạn chết mọi phân biệt đều bị bỏ đi, và một
Hitler chết cũng giống như con chó chết - không khác biệt. Bạn có thể thấy cái
gì khác giữa một con chó chết và một Hitler chết không, hay thậm chí một vị phật
chết? Không phân biệt nào có thể được làm, thân thể vẫn hệt: cát bụi trở về với
cát bụi. Và những người có thể yêu có thể trở thành, và cảm thấy, sự bình đẳng
với toàn thể sự tồn tại - ngay cả với đá.
Nếu bạn trong yêu, bạn sẽ cảm
thấy rung động rằng mọi thứ là bình đẳng, ngay cả một tảng đá cũng bình đẳng
như bạn. Thế thì không có chết bởi vì thế thì bạn không thể chết được - bạn đã
cảm thấy tính thống nhất thế với sự tồn tại. Sự thống nhất này sẽ tiếp tục.
Hình dạng sẽ biến mất, thân thể sẽ không còn đó, nhưng tính thống nhất bên
trong nhất sẽ còn lại. Trong những con sóng mới bạn sẽ nổi lên, trong cây mới bạn
sẽ nở hoa, trong bản thể mới bạn sẽ nhảy múa, nhưng bạn sẽ tiếp tục.
Đây là một trong những điều ngược
đời nhất - rằng bạn là duy nhất và vậy mà là một với sự tồn tại. Điều ngược đời
này không thể được giải thích, bạn phải kinh nghiệm nó. Bạn là duy nhất và vậy
mà là một với sự tồn tại.
Nhan Bất Nghi về nhà, thờ Đổng
Ngô làm thầy
Ông ấy không bận tâm liệu nhà
Vua đã thuộc lòng lời khuyên riêng của mình hay không. Nhà Vua tiếp tục như cũ,
con người cũ, nhưng Nhan Bất Nghi đã thay đổi toàn thể sự tồn tại của mình; ông
ấy trở thành đệ tử của một hiền nhân. Và nếu bạn muốn thay đổi đời mình bạn phải
trở thành một đệ tử, bởi vì một mình thì thực sự khó, một mình điều đó gần như
là không thể được. Bạn cần sự giúp đỡ của ai đó người đã biết. Bạn cần tin cậy
vào ai đó người đã đi trước bạn.
Kỉ luật nghĩa là học từ ai đó,
buông xuôi theo ai đó, có tính nhạy cảm với ai đó; không đi theo và bắt chước,
nhưng chỉ hấp thu hiểu biết của người đó để cho ngọn lửa bên trong riêng của bạn
được cháy lên; chỉ đi tới ngọn lửa đã thắp sáng để cho ngọn lửa riêng của bạn
được thắp sáng. Thế thì bạn có thể đi theo cách riêng của bạn, thế thì bạn đã
trở thành một vũ trụ lên bản thân bạn. Nhưng trước điều đó rất khó tìm ra, khó
di chuyển, khó đạt tới con đường đúng.
Gần một hiền nhân nhiều điều trở
thành có thể - nhiều điều không thể được trở thành có thể bởi vì hiền nhân là
phép màu duy nhất trên thế gian. Ông ấy sống trong thân thể và ông ấy không còn
là thân thể, ông ấy ở đây với bạn và không còn cùng bạn, ông ấy chạm vào bạn và
vậy mà khoảng cách bao la, vô hạn tồn tại giữa bạn và ông ấy. Hiền nhân là phép
màu duy nhất. Nếu bạn sống quanh ông ấy, chỉ im lặng, chỉ hấp thu, uống rượu của
ông ấy, chẳng mấy chốc bạn sẽ cảm thấy phép màu này và rằng nó đã bắt đầu làm
thay đổi bạn.
Điều đó cũng giống như khi bạn ốm,
bạn đi sang Thuỵ Sĩ. Thuỵ Sĩ có thể làm được gì? Nhưng toàn thể khí hậu là lành
mạnh, trong bầu khí hậu lành mạnh đó bệnh của bạn không thể còn dai dẳng. Bệnh
của bạn cần hỗ trợ và không có hỗ trợ cho nó, cho nên nó sụp đổ, không có hỗ trợ
nó sụp đổ.
Gần một hiền nhân, bạn đã thay
đổi bầu khí hậu của bạn. Bạn sống cùng với những người dốt nát như bạn, bạn sống
trong một khí hậu, một nơi chốn, thế rồi bạn tới gần một hiền nhân - bạn đã
thay đổi bầu khí hậu, bạn đã đi tới Himalayas, tới Alps, tới Switzerland. Bây
giờ khí hậu là khác, bây giờ người đó sẽ không hỗ trợ cho bệnh của bạn. Người
đó sẽ dần lấy đi mọi hỗ trợ. Không có hỗ trợ, bệnh sụp đổ. Và khi không có bệnh,
mạnh khoẻ riêng của bạn nở hoa.
Mọi điều cần được làm là loại bỏ
đi bệnh tật - mạnh khoẻ đã có đó rồi, nó không được trao cho bạn. Chỉ loại bỏ
đi bệnh và mạnh khoẻ nở hoa. Gần một hiền nhân, bầu khí hậu thay đổi. Nhưng bạn
phải cởi mở. Nếu bạn đi tới Thuỵ Sĩ, và bạn có áo giáp sắt, thép bao quanh bạn,
bạn sẽ không được thay đổi bởi vì áo giáp thép của bạn sẽ mang bầu khí hậu riêng
của nó bên trong. Đi tới hiền nhân mà không có áo giáp nào, không có phòng thủ
nào - đó là nghĩa của buông xuôi là gì.
Nhan Bất Nghi về nhà, thờ Đổng
Ngô làm thầy để bỏ vẻ tự cao, diệt tính ham thanh sắc và vinh hoa.
Trông đấy... mọi điều chúng ta
làm trong đời mình là học cách trở thành nổi tiếng. Làm sao là nhất lớp, nhất
trong đại học, làm sao được huân chương vàng, làm sao là người được giải thưởng
Nobel, làm sao là nổi tiếng theo cách này cách khác - bất kì cái gì cũng được.
Một lần Mulla Nasrudin gõ cửa của
người quản lí một gánh xiếc lớn, và anh ta nói: "Ông phải nhìn tôi đây,
tôi có một tiết mục kinh khủng! Tôi là chú lùn." Người quản lí nhìn
Nasrudin. Anh ta cao mét chín, và anh ta nói: "Tôi là chú lùn!" Thế
là người quản lí nói: "Anh nói gì vậy? Anh với tôi dường như cao mét
chín!" Nasrudin nói: "Vâng, điều đó đúng; tôi là người lùn cao nhất,
lớn nhất trên thế giới."
Tâm trí liên tục tìm các cách
thức và phương tiện để được nổi tiếng. Nếu bạn không thể là cái gì khác, ít nhất
bạn cũng có thể là người lùn cao nhất. Nhưng là cái gì đó, ai đó. Toàn thể giáo
dục, văn hoá, văn minh dạy bạn là nổi tiếng, và Đạo nói: Không là nổi tiếng, vứt
mọi cái nổi tiếng đi; chỉ là bình thường, chỉ là đơn giản. Thoải mái là đúng;
là bình thường là đúng, bởi vì là bình thường bạn sẽ thoải mái. Nếu bạn muốn là
phi thường, nổi tiếng, bạn bao giờ cũng sẽ vẫn còn không thoải mái và căng thẳng
vì bạn phải chứng minh cái gì đó. Bạn phải thuyết phục người khác, và toàn thể
cuộc sống của bạn bao giờ cũng sẽ vẫn còn không quyết định được. Với không quyết
định sẽ có vẩn vơ bên trong, sự run rẩy.
Nhan Bất Nghi về nhà, thờ Đổng
Ngô làm thầy để bỏ vẻ tự cao, diệt tính ham thanh sắc và vinh hoa. Ông ấy học
cách che giấu mọi sự phân biệt.
Chẳng bao lâu trong vương quốc
không ai biết cái gì tạo ra ông ấy. Do vậy Nhan được mọi người trong nước kính
nể.
Và Đạo nói, rằng khi không ai
biết làm bạn thành cái gì- bạn là bình thường tới mức không ai biết làm bạn
thành cái gì, không ai biết tiện dụng nào cho bạn, bạn không thể bị dùng, bạn
bình thường thế, chẳng tài năng nào - thế thì, họ nói, điều bí ẩn thực khải lộ
bản thân nó qua bạn. Thế thì bạn trở thành điều bí ẩn thực. Khi bạn không thể bị
dùng bạn trở thành giống như thượng đế. Nghĩa là gì? Bất kì khi nào bạn bị
dùng, bạn trở thành một thứ đồ; bất kì khi nào bạn không thể bị dùng, bạn trở
thành một người.
Người không phải là thứ tiện dụng;
đồ vật là thứ tiện dụng. Nếu ai đó hỏi bạn: "Bạn là ai?" Bạn nói:
"Tôi là bác sĩ." Bạn ngụ ý gì? Nó ngụ ý rằng xã hội đang dùng bạn như
một bác sĩ. Đó là một chức năng, không phải một nhân cách. Nó không phải là con
người của bạn, nó không phải là bản thể bạn, nó là thứ tiện dụng - xã hội đang
dùng bạn như một bác sĩ.
Ai đó là thợ mộc, ai đó khác là
thợ giầy. Đây có phải là bản thể bạn không? Hay chỉ là một tiện dụng trong xã hội?
Xã hội đang dùng bạn như một vật, và tính hữu dụng của bạn càng có giá trị, xã
hội sẽ càng đánh giá bạn cao hơn. Nhưng nếu bạn bỏ mọi tài năng, nếu bạn trở
thành chỉ bình thường, và không ai biết phải làm gì với bạn, không ai có thể
dùng bạn, bạn đã đi ra ngoài xã hội. Bây giờ bạn không còn là một đồ vật, bạn
đã trở thành con người. Và điều này không có nghĩa là bạn sẽ không làm gì cả, bạn
sẽ làm, nhưng không ai sẽ dùng bạn. Bạn sẽ 'làm' theo cách riêng của bạn, nó sẽ
là việc nở hoa của bạn.
Cây hồng nở hoa, không dành cho
những người sẽ đi qua, không dành cho những người sẽ nhìn nó, không dành cho những
người sẽ ngửi hương thơm. Không! Nó nở hoa theo cách riêng của nó. Con người của
Đạo nở hoa theo cách riêng của mình. Người đó giống như hoa hồng, người đó
không phải là thứ tiện dụng. Và người đã không biết tới bản thể bên trong nhất
của mình bao giờ cũng giống như đồ vật, bao giờ cũng trưng bày trong tủ kính cửa
hiệu; bao giờ cũng chờ đợi ai đó tới và dùng người đó với mọi chứng nhận, danh
hiệu, tài năng; bao giờ cũng kêu lên: "Lại đây và dùng tôi đi, làm tôi
thành đồ vật đi. Tôi là đồ vật có giá trị nhất, anh sẽ không bao giờ có được đồ
vật nào tốt hơn tôi đâu. Lại và dùng tôi đi!" Đây là toàn thể lời kêu la của
bạn.
Và nếu đây là lời kêu la của bạn,
bạn sẽ trở thành đồ vật.
Con người của Đạo bỏ mọi nét đặc
biệt, người đó đốt mọi chứng nhận, người đó phá huỷ mọi chiếc cầu, người đó vẫn
còn trong bản thân mình, người đó trở thành đoá hoa. Và việc nở hoa này là vô
chủ định - nó không có tiện dụng nào. Nhiều người được lợi bởi nó, nhưng nó
không dành cho họ, nó dành cho cái ta riêng của người ta. Người đó đạt tới số mệnh
riêng của mình. Thế thì có sự hoàn thành.
Như một đồ vật bạn sẽ vẫn còn
không được hoàn thành bởi vì bạn phải là một người, người đích thực. Bạn phải
không là một đồ vật, không là người chồng, vì là chồng là đồ vật thôi; bạn phải
không là người vợ, bởi vì là vợ là có một tiện dụng. Chỉ là đoá hoa, thế thì bạn
có thể yêu. Nhưng không cần là chồng, không cần là vợ. Bạn có thể chia sẻ,
nhưng không cần quảng cáo. Đoá hoa nở hoa; nó không cần quảng cáo nào. Nếu ai
đó chia sẻ vui thú và hạnh phúc của nó, điều đó là tốt; nếu không ai đi qua chỗ
đó, điều đó cũng là tốt. Khi bạn nở hoa cho bản thân bạn, mọi thứ là tốt, không
cái gì sai. Khi bạn vì ai đó khác, chỉ đợi trong tủ bầy hàng, được dán nhãn, có
giá, được vào danh mục, được quảng cáo, bạn sẽ không bao giờ đạt tới sự hoàn
thành vì đồ vật là thứ chết, chỉ con người mới sống động.
Sống động đi, và là con người.
Và điều này bạn không bao giờ có thể là vậy nếu bạn liên tục sao chép. Nêu bạn
vẫn còn trên núi khỉ bạn sẽ không bao giờ là thực, bạn sẽ liên tục là giả. Bỏ mọi
cái giả, cái trưng bày, phô trương đi. Chỉ là bản thân bạn, bình thường và duy
nhất, và hoàn thành số phận của bạn. Không ai khác có thể làm nó cho bạn. Bạn
có thể hấp thu tôi, bạn không thể theo tôi. Tôi chưa bao giờ theo bất kì ai,
tôi có con đường riêng của tôi. Bạn sẽ có con đường riêng của bạn. Bạn sẽ đi
trên con đường mà không ai đã bao giờ đi và không ai sẽ đi trên nó lần nữa.
Trong thế giới tâm linh không dấu
chân nào được bỏ lại. Nó giống hệt bầu trời: chim bay - không dấu chân để lại,
không ai có thể theo được. Ham thích tôi, hạnh phúc cùng tôi và bạn sẽ hấp thu.
Và điều đó sẽ trở thành ánh sáng bên trong bạn và điều đó sẽ chỉ ra cho bạn con
đường. Nhưng đừng sao chép, đừng tin hay không tin, đừng hướng theo cái đầu. Đừng
là con khỉ - là con người đi.
0 Đánh giá