Read more
Yoga: Alpha và
Omega (Tập 7)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 6. Bạn
không đến đó từ đây
Câu hỏi 1
Tại sao tôi bao giờ cũng hỏi gần như cùng một
câu hỏi, lặp đi lặp lại?
Bởi vì bản thân tâm trí là lặp
lại. Tâm trí chưa bao giờ nguyên bản. Nó không thể thế được; bởi bản tính của
nó, nó là vậy. Tâm trí là thứ vay mượn. Nó chưa bao giờ mới; nó bao giờ cũng
cũ. Tâm trí nghĩa là quá khứ - nó bao giờ cũng lạc hậu. Và dần dần tâm trí trở
thành hình mẫu, thói quen, cơ chế. Thế thì bạn trở thành rất hiệu quả trong nó.
Thế thì bạn liên tục đi vào cùng đường mòn, vào cùng thường lệ, lặp đi lặp lại
mãi.
Bạn liên tục hỏi cùng câu hỏi bởi
vì bạn liên tục vẫn còn là cùng một tâm trí.
Chừng nào bạn còn chưa là mới,
các câu hỏi của bạn sẽ không mới đâu. Chừng nào bạn chưa vứt bỏ tâm trí cũ một
cách hoàn toàn, toàn bộ, triệt để, câu hỏi mới không thể vào trong bạn được.
Câu hỏi mới không thể đi vào trong bạn được bởi vì không có không gian, bạn đã
bị chất đầy bởi cái cũ. Và tâm trí có thói quen dai dẳng về lặp lại bản thân
nó; nó hiệu quả hơn. Tâm trí rất ương ngạnh. Cho dù nó giả vờ thay đổi, thay đổi
là không thực, chỉ là việc giả vờ, một dạng được sửa đổi của cái cũ. Có thể
ngôn ngữ thay đổi, hình dạng thay đổi, nhưng câu hỏi sâu vẫn còn như cũ... và
tâm trí cứ dai dẳng.
Bạn phải thấy nó. Câu hỏi này
là tốt. Ít nhất, câu hỏi này là không cũ.
Đây là từ Saroj. Cô ấy đã từng
hỏi các câu hỏi, và tôi chưa bao giờ trả lời cô ấy, nhưng hôm nay tôi quyết định
trả lời bởi vì đây là thoáng nhìn mới, rằng cô ấy đã hiểu ra một điều; rằng cô ấy
đã hỏi đi hỏi lại cùng một điều cũ. Việc hiểu biết này là mới. Một sáng mới, một
bình minh mới đã tới cho tâm trí cô ấy. Tâm thức cô ấy đã trở nên tỉnh táo với
hình mẫu cũ nào đó.
Giúp cho nhận biết này đi; hợp
tác với nó đi. Dần dần bạn sẽ bắt đầu thấy bản thân mình trong hai chiều của
tâm trí - cái cũ, quá khứ; và chiều của tâm thức - bao giờ cũng tươi tắn và bao
giờ cũng mới, bao giờ cũng nguyên bản. Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại:
Một người háo hức chạy tới một
người khác trên phố và phát thân mật vào lưng anh này. "Paul Porter,"
anh ta đón chào anh này, "tớ mừng là gặp cậu! Nhưng nói cho tớ, Paul, cái
gì trên đời này đã xảy ra cho cậu vậy? Lần trước tớ gặp cậu, cậu thấp và béo. Rồi
đột nhiên cậu dường như cao và gầy."
"Nhìn đi, thưa ngài,"
người này phân vân trả lời, "tôi không phải là Paul Porter. "Ái
chà!" người đón chào không nản nói oang oang, khinh khỉnh. "Lại đổi cả
tên cậu nữa cơ à?"
Tâm trí có thói quen dai dẳng cứ
tin vào bản thân nó - cho dù đi ngược lại mọi sự kiện. Cho dù tâm trí cũ của bạn
liên tục chẳng cho bạn cái gì ngoài khổ và địa ngục, bạn vẫn cứ tin vào nó.
Mọi người nói rằng đây là thời
đại của không tin tưởng. Tôi không thấy điều đó. Cùng niềm tin cũ trong tâm trí
vẫn tiếp tục. Ai đó là người Hindu; người đó tin vào Hindu giáo bởi vì tâm trí
người đó đã bị ước định là người Hindu. Ai đó là người Ki tô giáo; người đó tin
vào Ki tô giáo bởi vì tâm trí người đó đã được ước định là người Ki tô giáo. Ai
đó là người cộng sản; người đó liên tục tin vào chủ nghĩa cộng sản bởi vì tâm
trí của người đó đã được ước định là người cộng sản. Cả ba kiểu người này đều
là một. Họ không phải là người khác nhau. Họ có thể có những cái tên và nhãn hiệu
khác nhau, nhưng cùng một điều đang xảy ra cho tất cả họ, tất cả họ đều bị ước
định và níu bám lấy tâm trí và tất cả họ đều tin vào tâm trí.
Tôi coi người tôn giáo là người
từ bỏ tâm trí. Tôi coi người tôn giáo là người từ bỏ mọi ước định, người thôi
níu bám lấy tâm trí, người bắt đầu đi vào trong tâm thức, người trở nên ngày một
nhận biết hơn về các ước định. Và trong chính nhận biết đó người ta trở nên mơ
hồ về các ước định - và đó là tự do duy nhất có đó. Mọi thứ khác chỉ là rác rưởi.
Mọi người nói tới tự do - chính trị, kinh tế, xã hội - chỉ là rác rưởi. Chỉ có
một tự do, và tự do đó là tự do khỏi ước định, tự do khỏi tâm trí, trở nên tỉnh
táo, nhận biết, chăm chú, và đi vào chiều hướng mới.
Tốt, Saroj, rằng bạn đã trở nên
nhận biết là câu hỏi của bạn đã từng lặp lại cùng một điều. Đó là lí do tại sao
tôi đã không trả lời chúng. Điều đó là vô dụng bởi vì khi tâm trí còn dai dẳng
trong thói quen cũ của nó; nó không nghe.
Bao giờ cũng thử tìm ra cái mới,
cái tươi tắn, cái trẻ trung - cái vừa mới được sinh ra. Bắt lấy cái đó trước
khi nó trở thành cũ, tan biến vào trong nó trước khi nó trở thành hình mẫu. Đừng
bao giờ làm cho cuộc sống của bạn thành một thứ theo hình mẫu và có cấu trúc. Để
cho nó vẫn còn là luồng chảy, không đông cứng, linh động, bao giờ cũng đi vào
trong cái không biết.
Tâm trí nghĩa là cái đã biết.
Và bạn là cái không biết. Nếu bạn hiểu điều này, bạn sẽ dùng tâm trí và bạn sẽ
không bao giờ bị tâm trí dùng.
Câu hỏi 2
Có nhiều người có thể thấy ra nhiều mâu thuẫn
trong điều thầy nói. Có lần thầy đã giải thích tại sao điều này là vậy. Nhưng
mãi tới khoảnh khắc này tôi vẫn không bắt gặp một mâu thuẫn nào. Ngay cả khi hiển
nhiên phải có một mâu thuẫn, tôi vẫn không thể thấy được nó, ngay cả khi tôi cố
thấy. Có gì sai với tôi không? Xin thầy giải thích.
Không, không cái gì sai với bạn.
Cái sai là với người khác, người cứ nhìn ra mâu thuẫn, nhưng họ lại là đa số.
Bạn sẽ một mình. Cho nên đừng bị
áp đảo bởi đa số. Đừng bị chi phối bởi đa số. Vẫn còn một mình đi. Chân lí chưa
bao giờ là của đám đông; nó bao giờ cũng của cá nhân. Chân lí chưa bao giờ của
nhiều người; nó bao giờ cũng của ít người, của những người hiếm hoi. Nó không
có tính nhiều; nó có tính duy nhất. Khác biệt này phải được hiểu.
Chân lí khoa học là không duy
nhất. Chân lí khoa học, thực ra, ngăn cản tính duy nhất. Nó chỉ lắng nghe cái lặp
lại. Khoa học liên tục nói rằng chừng nào một thực nghiệm mà không thể được lặp
lại, nó không thể tin được. Khi một thực nghiệm có thể được lặp lại nghìn lẻ một
lần và nó bao giờ cũng cho cùng kết quả, thế thì nó thu được bằng chứng về việc
là đúng.
Chân lí tôn giáo là của cái duy
nhất. Một Phật không thể được lặp lại, một Jesus không thể được lặp lại. Họ tới
một lần và thế rồi họ biến mất. Họ dường như tới từ trời xanh và thế rồi họ biến
mất lại trong cái trống rỗng - và không có cách nào để lặp lại họ. Đó là lí do
tại sao khoa học cứ phủ nhận họ bởi vì khoa học chỉ tin vào cái gì đó có thể trở
thành sự lặp lại máy móc. Nếu Phật có thể được sản xuất theo đơn đặt hàng - nếu
Phật có thể được sản xuất như xe Ford, trên dây chuyền lắp ráp, thế thì khoa học
có thể tin được. Nhưng điều đó là không thể được.
Tôn giáo là cõi giới của người
duy nhất, của người hiếm hoi, của cái không thể được lặp lại, của cái không lặp
lại được; và khoa học là cõi giới của cái lặp lại được. Đó là lí do tại sao
khoa học vẫn còn là một phần của tâm trí và tôn giáo đi ra ngoài tâm trí, bởi
vì mọi điều có thể được lặp lại, tâm trí có thể hiểu được.
Mọi người thấy mâu thuẫn trong
tôi bởi vì tôi không lặp lại. Họ thấy mâu thuẫn trong tôi bởi vì tâm trí họ đã được
huấn luyện theo logic Aristotle nào đó. Logic Aristotle nói rằng hoặc cái này
là trắng hoặc là đen. Nếu nó là trắng thế thì nó không thể là đen; nếu nó là
đen thế thì nó không thể là trắng. Logic Aristotle dạy bạn: hoặc cái này hoặc
cái nọ. Đó là cơ sở của mọi tâm trí khoa học. Tâm trí tôn giáo nói nó là cả
hai; trắng cũng là đen, và đen cũng là trắng. Nó không thể khác được bởi vì tôn
giáo nhìn sâu tới mức những cái đối lập trở thành một ở đó.
Sống phải là chết nữa, và chết
phải là sống nữa, bởi vì ở đâu đó tâm trí tôn giáo, tâm thức tôn giáo đi tới hiểu
rằng chúng đang gặp gỡ - chúng đã gặp gỡ trong bạn. Cái gì đó đang chết, cái gì
đó đang được sinh ra. Từng khoảnh khắc tôi thấy bạn đang chết, từng khoảnh khắc
tôi thấy bạn được tái sinh. Bạn không phải là sự liên tục. Từng khoảnh khắc cái
gì đó tan biến, từng khoảnh khắc cái gì đó mới lại tới trong sự tồn tại. Nhưng
bạn không nhận biết, cho nên bạn không thể thấy được lỗ hổng. Bởi vì bạn không
thể thấy được lỗ hổng này, nó có vẻ như là sự liên tục.
Tôn giáo tin rằng không có mâu
thuẫn - không thể có được - bởi vì sự tồn tại là một. Tôn giáo tin và thấy rằng
không có các cực. Cho dù có cực, nó không phải là cực và cái đối lập, nó là phần
bù, bởi vì sự tồn tại là bất nhị; nó là một. Sống không thể tách rời khỏi chết
và đêm không thể tách rời khỏi ngày và mùa hè không thể tách rời khỏi mùa đông
và tuổi già không thể tách rời khỏi tuổi thơ.
Tuổi thơ trưởng thành vào tuổi
già, đêm đổi thành ngày, ngày đổi thành đêm. Không và có không phải là vấn đề
hoặc cái nọ hoặc cái kia; chúng là cả hai cùng nhau. Hai điểm trên một đường thẳng
- có thể trên các cực điểm, nhưng đường là một. Cho nên bất kì khi nào người
tôn giáo tồn tại, người đó không thể nhất quán theo cùng một cách như nhà khoa
học vậy. Người đó có nhất quán sâu sắc hơn. Nó không rõ ràng trên bề mặt; nó ở
sâu trong bản thể người đó.
Tôi không phải là triết gia, và
tôi không định chứng minh bất kì lí thuyết nào cho bạn, và tôi không ở đây để
nói cho bạn để chứng minh giả thuyết nào đó. Không có gì để chứng minh cả. Chân
lí có đó, đã được cho rồi. Tôn giáo không có gì để chứng minh; nó không có lí
thuyết về điều đó. Nó đơn giản cho bạn cách nhìn cái đã có đó rồi. Tôi liên tục
nói với bạn không phải là tôi có lí thuyết gì đâu. Nếu tôi có lí thuyết thế thì
tôi sẽ nhất quán. Tôi bao giờ cũng sẽ nhìn xem liệu nó có khớp với lí thuyết của
tôi hay không; nếu nó khớp, tốt; nếu nó không khớp, tôi vứt nó đi. Nhưng tôi
không có lí thuyết nào.
Mọi thứ khớp với tôi. Nếu tôi
có lí thuyết, thế thì tôi phải nhìn vào lí thuyết của tôi. Thế thì sự kiện trở
thành phụ và lí thuyết trở thành chính. Nếu sự kiện khớp với lí thuyết thế thì
nó là tốt; nếu nó không khớp thì tôi phải bỏ qua nó.
Tôi không có lí thuyết nào. Mọi
sự kiện, chỉ bởi việc là sự kiện, khớp với tôi, khớp với tôi một cách hoàn hảo.
Chỉ rất ít người sẽ trở nên nhận biết về điều đó. Cho nên đừng lo nghĩ. Nếu người
khác thấy mâu thuẫn, họ có ước định Aristotle đấy.
Toàn thể nỗ lực của tôi là để
giúp bạn tan chảy để cho cấu trúc của bạn tan biến và dần dần bạn có thể bắt đầu
thấy các cái đối lập như phần bù. Nếu bạn yêu tôi - điều này sẽ xảy ra ngay lập
tức bởi vì trái tim biết không có mâu thuẫn. Cho dù có mâu thuẫn trên bề mặt,
trái tim vẫn biết ở đâu đó sâu bên dưới phải có nhất quán, mâu thuẫn này phải gặp
gỡ ở đâu đó. Nó phải được gắn lại cùng nhau bởi cái gì đó ở bên ngoài mâu thuẫn
này.
Tôi là sự thống nhất. Nếu bạn
quan sát tôi, nếu bạn yêu tôi, bạn sẽ có khả năng thấy sự thống nhất này. Một
khi bạn thấy sự thống nhất của tôi, thế thì bất kì cái gì tôi nói đều bắt nguồn
từ sự thống nhất đó. Nó phải là nhất quán. Dù bạn có thể có lập trường hợp lí
hay không, đó không phải là vấn đề. Trái tim có lí do riêng của nó, và những lí
do đó là sâu hơn lí do của lí trí.
Khi mọi người nghe tôi, những
người không trong bất kì cam kết nào với tôi, những người không có quan hệ sâu
sắc theo bất kì cách nào với tôi, những người không đi cùng tôi vào cái không
biết, thế thì bất kì điều gì tôi nói, họ đều hiểu nó theo cách riêng của họ - họ
diễn giải nó. Thế thì nó không phải là điều tôi đã nói. Cái gì đó khác đã đi
vào trong nó; diễn giải của họ. Và bởi vì diễn giải của họ mà toàn thể mầu sắc
thay đổi, sự thuần khiết bị mất, và thế thì có vấn đề. Những vấn đề đó toàn là
chuyện bịa riêng của họ. Tôi đã nghe một câu chuyện:
Patrick đi thú tội và nói với
linh mục, "Thưa cha, con yêu hàng xóm nhà con."
Linh mục nói, "Tuyệt vời.
Cha mừng là thấy rằng việc con tham dự buổi lễ ở nhà thờ này đã có ích lợi cho
con và đã dạy cho con cách thức của Chúa. Làm tiếp việc thiện đi. Đó là toàn thể
thông điệp của Jesus: Yêu hàng xóm của con như bản thân con."
Patrick về nhà, thay bộ đồ thoải
mái hơn và lẻn sang cửa nhà bên cạnh. Anh ta bấm chuông và nói, "Ổn chứ?"
Bà chủ nói, "Được, Albert
không có nhà, nhưng đây là buổi chiều và giữa ban ngày. Ai đó có thể thấy anh tới
đây."
"Ổn thôi," Patrick
nói. "Tôi có miễn trừ đặc biệt từ cha O'Brien rồi."
Yêu hàng xóm của ông như bản
thân ông. Khi Jesus nói điều đó ông ấy ngụ ý cái gì đó khác toàn bộ. Khi
Patrick diễn giải nó trở thành khác toàn bộ. "Yêu hàng xóm của ông"
là lời cầu nguyện, nó là vệc thiền, nó là toàn thể cách thức của hiện hữu,
nhưng khi tâm trí bình thường nghe điều đó, nó lấy mầu sắc khác. Yêu trở thành
dục. Lời cầu nguyện trở thành mê đắm. Và tâm trí là rất tinh ranh; nó cứ lấy bất
kì sự hỗ trợ nào - bất kì cái gì sẵn có từ bất kì đâu - cho mục đích riêng của
nó.
Khi bạn nghe tôi, phải thận trọng.
Bạn có thể diễn giải tôi theo cách riêng của bạn. Khi tôi nói "tự do"
bạn có thể diễn giải nó là "phóng túng." Quan sát. Khi tôi nói
"yêu" bạn có thể diễn giải nó là "dục." Quan sát. Nhìn vào
diễn giải của bạn đi bởi vì chúng là cái bẫy - và thế rồi bạn sẽ thấy nhiều mâu
thuẫn trong tôi bởi vì tôi không còn đó nữa; bây giờ chính bạn suy ngẫm, Bạn có
nhiều mâu thuẫn trong bạn. Bạn gần như lẫn lộn. Bạn có nhiều tâm trí trong bạn,
và bạn cứ diễn giải theo nhiều cách, và thế rồi bạn thấy mâu thuẫn - trong diễn
giải riêng của bạn.
Nghe tôi đi. Thậm chí nhiều hơn
nghe - hiện hữu cùng tôi. Thế thì mọi mâu thuẫn biến mất.
Câu hỏi thứ ba là câu chuyện
hay từ Devateertha:
Câu hỏi 3
Chuyện của thầy, Osho ơi, về Bác Dudley nhắc
tôi nhớ tới một câu chuyện miền tây Virginia khác. Chuyện xảy ra là một người lạ
đi tới khu vực đó đang tìm một chỗ nào đó. Anh ta bị lạc, thế là anh ta dừng lại
để hỏi một nông dân già về phương hướng. Ông già đáp, "Đi ba dặm lên bắc,
qua cầu, rẽ phải, đi sáu dặm thẳng tới chuồng ngựa đổ, rẽ trái ở hàng rào bằng
gỗ mại châu... Không được. Điều đó sẽ không có tác dụng." Lần nữa ông ấy lại
thử, "Theo đường này từ đây đi bốn dặm, đi qua con lạch uốn quanh cây hạt
dẻ, rẽ phải, theo con đường đó quãng hai dặm, rẽ trái ở biển dừng... Không được,
lại sai rồi." Thử một lần nữa ông già nói, "Nhắm hướng tây cho tới
khi anh chạm tới tổng kho của nhà Gruber, đi theo bên phải qua cầu năm dặm, rẽ
phải theo nhà mầu vàng. Đi qua ba cầu cho tới khi anh tới chỗ ngã ba trên đường,
rẽ phải... Không được. Cách đó không có tác dụng." "Vậy," lão
nông nói sau khi suy tư nghiêm chỉnh, "Anh không thể tới được đó từ
đây."
Tôi bao giờ cũng thích câu chuyện
đó. Nó cực kì có ý nghĩa. Để tôi nhắc lại phần cuối. Ông ấy nói, "Rất tiếc,
anh không thể tới được đó từ đây."
Thực ra từ đây bạn chỉ có thể tới
được đây thôi. Từ đây không có cách nào tới đó. Từ đây bao giờ bạn cũng có thể
tới đây - từ đây tới đây là khả năng duy nhất. Từ đây tới đó không có cách nào
tới đó cả. Từ bây giờ bạn có bây giờ - lặp đi lặp lại - bởi vì nó bao giờ cũng
là hiện tại.
Từ hôm nay bạn không bao giờ có
được ngày mai. Nhớ lấy, từ hôm nay bạn quay lại hôm nay lặp đi lặp lại mãi - bởi
vì không có ngày mai. Hôm nay còn lại; nó là vĩnh hằng. Bây giờ là vĩnh hằng,
và ở đây là không gian duy nhất.
Người này có thể đã bị say,
nhưng thỉnh thoảng người say thốt ra chân lí có nghĩa vô cùng. Tại sao?
Bởi vì người say không bao giờ
có thể vẫn còn trong logic Aristotle. Đó có thể là hấp dẫn của rượu cồn, của ma
tuý; nó làm bạn thảnh thơi. Đầu bạn bị phân chia bởi Aristotle - giữa ở đây và ở
đó, giữa bây giờ và lúc khác, giữa hôm nay và ngày mai - phân chia đó biến mất.
Bạn lắng đọng sâu trong bạn. Bạn thu lại tuổi thơ bị mất của bạn khi mọi thứ là
mọi thứ khác và mọi thứ đã gặp gỡ và hội nhập thành mọi thứ, và không có biên
giới.
Quan sát đứa trẻ. Khi nó dậy buổi
sáng thỉnh thoảng nó khóc bởi vì nó đã làm mất đồ chơi trong mơ. Thực ra không
có biên giới giữa mơ và ngày - không có biên giới giữa mơ và thực tại. Mọi thứ
gặp gỡ và hội nhập vào nhau. Đứa trẻ sống trong thế giới khác toàn bộ - thế giới
là một, thế giới của nhà huyền môn, thế giới của người bất nhị, advaitins, thế
giới mà không có phân biệt, nơi mọi sự không bị phân chia với nhau.
Ông già đó có thể đã say vào
ngày hôm đó. Bằng không, khi bạn còn làm chủ giác quan bạn không thể nói điều
như vậy được. Ông ấy đã cố gắng vất vả. Ông ấy đã cố gắng vất vả để bắt lấy tâm
trí Aristotle của mình. Ông ấy đã cố gắng vất vả, để vào trong các phân loại cổ,
điều đã bị mờ đi dưới tác dụng của rượu và ảnh hưởng của nó. Ông ấy đã cố gắng
vất vả để tìm đường nhưng lặp đi lặp lại ông ấy bị lạc. Cuối cùng ông ấy nói điều
đó là không thể được: "Rất tiếc, anh không thể tới đó từ đây được!"
Kết luận này của giai thoại chắc
được các Thiền sư yêu thích. Họ sẽ thấy ra vấn đề, bởi vì họ cũng là người say
- say với Thượng đế. Lần nữa cùng điều đó xảy ra, các phân loại biến mất, các
phân biệt biến mất. Lão Tử nói, "Người đời sáng chói, riêng ta mịt mờ."
Lão Tử và mịt mờ sao? Lão Tử nói, "Người đời biết cái gì là cái gì riêng
ta không biết. Người đời khôn ngoan, riêng ta ngu dốt." Chính từ "Lão
Tử" nghĩa là hoặc "anh già" hoặc "lão ngốc." Có thể kẻ
thù gọi ông ấy là Lão Tử và ngụ ý lão ngốc còn bạn bè gọi ông ấy là Lão Tử ngụ
ý anh già; nhưng ông ấy là cả hai.
Nhớ lấy, không có đâu mà đi. Bạn
mang ở đây và bây giờ của bạn quanh bạn. Bất kì chỗ nào bạn đi nó bao giờ cũng
là ở đây; bất kì chỗ nào bạn đi nó bao giờ cũng là bây giờ. Ở đây và bây giờ là
các vĩnh hằng, và chúng không phải là hai. Trong ngôn ngữ chúng ta đã trở nên
quen thuộc gọi chúng là hai, bởi vì trong ngôn ngữ Einstein vẫn phải được giới
thiệu. Einstein đã chứng minh điều đó bây giờ như sự kiện khoa học rằng không
gian và thời gian không phải là hai. Ông ấy đã phát minh ra từ mới "không
thời gian" để làm chúng thành một. Nếu điều đó là đúng thế thì ở đây và
bây giờ không thể là hai. "Ở đây-bây giờ" là từ của tương lai. Sớm
hay muộn, khi Einstein được hấp thu vào trong các ngôn ngữ những từ này sẽ mất
sự phân biệt: Ở đây-bây giờ.
Câu chuyện này là hay. Thỉnh
thoảng trong những giai thoại nhỏ, trong văn hoá dân gian, trong chuyện của mọi
người, nhiều trí huệ được ẩn kín. Đừng chỉ cười vào chúng. Thỉnh thoảng qua việc
cười của bạn, bạn có thể cố trốn khỏi cái gì đó mà có thể làm cho bạn không thoải
mái. Không ai viết những chuyện này; chúng phát triển như cây. Qua nhiều thế kỉ
cả nghìn lẻ một tâm trí làm việc trên chúng. Họ cứ thay đổi và cải tiến liên tục.
Chúng là một phần của di sản con người. Bất kì khi nào một chuyện cười được kể,
đừng chỉ cười và quên nó đi. Cười, hoàn toàn đúng và phải, tuyệt đối tốt, nhưng
đừng bỏ lỡ chuyện đùa trong tiếng cười. Nó có thể có cái gì đó cực kì có giá trị
ẩn kín trong nó. Nếu bạn có thể thấy nó, tâm thức riêng của bạn sẽ được làm giầu
lên.
Câu hỏi 4
Gần đây tôi có thoáng nhìn về trống rỗng.
Trong công việc của tôi, tôi trao đổi qua các hình ảnh để kề nhau một cách kì lạ.
Quá trình khai quang cho phép hình ảnh vươn lên mới, hay khi tôi tan biến công
việc này sẽ tan biến?
Điều đó là tuỳ. Nếu công việc của
bạn chỉ là một nghề nghiệp, nó có thể tan biến khi bạn tan biến. Khi bản ngã của
bạn biến mất trong thiền sâu, nghề nghiệp của bạn cũng có thể biến mất, nhưng nếu
nó không phải là nghề nghiệp mà là thiên hướng, nếu nó không chỉ là việc làm mà
là nghề nghiệp, nếu nó không chỉ bị áp đặt lên bạn bởi bản thân bạn hay bởi người
khác mà có cội nguồn sâu sắc hơn bên trong bạn, những dòng suối sâu hơn nuôi nó
và dưỡng nó, thế thì khi bản ngã biến mất, công việc của bạn lần đầu tiên trở
thành tình yêu của bạn; thế thì bạn trở nên có tính sáng tạo hơn. Năng lượng vô
cùng được thoát ra khi bản ngã biến mất bởi vì bản ngã đang mang nhiều năng lượng
của bạn - làm phí hoài nhiều năng lượng của bạn. Cứ quan sát trong hai mươi bốn
giờ xem. Bản ngã của bạn đang lấy đi nhiều năng lượng thế - trong giận, trong
kiêu hãnh, trong lầm lỡ. Nhiều năng lượng thế bị phí hoài. Khi bản ngã biến mất,
mọi năng lượng đó trở thành sẵn có cho công việc của bạn, cho bạn.
Nó có thể trở nên sáng tạo,
nhưng thế thì tính sáng tạo có phẩm chất rất khác, một hương vị khác mùi vị
khác. Thế thì điều đó dường như không phải là bạn đang sáng tạo; dường như bạn
đã trở thành một phương tiện, dường như bạn bị sở hữu bởi cái gì đó lớn hơn bạn,
dường như sự tồn tại đã làm bạn thành một công cụ, một trung gian. Bạn đã trở
thành chiếc sáo và bây giờ Thượng đế hát. Bạn chỉ là chỗ hổng, lối đi; bạn cho
phép cái toàn thể tuôn chảy qua bạn. Nếu có bất kì lỗi nào, đó là lỗi của bạn.
Nếu có bất kì cái đẹp nào, nó là của Thượng đế. Nếu bạn mắc lỗi, bạn mắc lỗi. Nếu
cái gì đó thực sự được sinh ra qua bạn, bạn cảm thấy biết ơn. Thế thì mọi sai lầm
đều là của bạn bởi vì thế thì bạn phải đã cản trở theo cách nào đó. Bị giới hạn,
bạn phải đã không trống rỗng toàn bộ. Lối đi đã không được dọn cho Thượng đế
tuôn chảy qua. Nhưng bất kì khi nào cái gì đó đẹp xảy ra - bức tranh, thơ ca,
điệu vũ, hay bất kì cái gì - bạn cảm thấy biết ơn sâu sắc. Lời cầu nguyện tới từ
trái tim bạn; lời cảm ơn tới từ trái tim bạn.
Thế thì tính sáng tạo của bạn
có phẩm chất rất yên tĩnh, bình thản của nó. Ngay bây giờ, với bản ngã, có nhiều
rối loạn và lộn xộn. Với bản ngã tính sáng tạo không là gì mấy ngoài tiếng ồn
mà bạn là người tạo ra. Thơ ca có thể không xứng đáng, nhưng nhà thơ cứ kêu la
từ mái nhà. Bức tranh có thể không có giá trị gì, có thể chẳng có gì nguyên bản
của nó, có thể chỉ là việc bắt chước, cái giả; nhưng hoạ sĩ cứ ngẩng cao đầu tự
hào. Nó rất ồn ào với bản ngã. Khi bản ngã biến mất, bạn tuôn chảy theo nhiều
cách, nhưng mọi thứ trở nên rất im lặng và yên tĩnh. Tôi đã nghe:
Ai đó có lần đã hỏi Giáo sư
Charles Townsend của Harvard tại sao ông ấy sống trên tầng trên cùng của Hollis
Hall trong căn phòng cũ nhỏ, bụi bặm. "Tôi bao giờ cũng sống ở đây,"
ông ấy trả lời. "Nó là chỗ duy nhất ở Cambridge nơi một mình Thượng đế ở
trên tôi." Thế rồi, sau khi dừng, ông ấy nói, "Ngài bận, nhưng ngài
yên tĩnh."
Vâng, Thượng đế bận, cực kì bận
rộn - trải khắp sự tồn tại. Cứ xem bao nhiêu thứ ngài đang làm cùng nhau đồng
thời. Sự mở rộng vô hạn này là của ngài. Bạn phải đã thấy bức tranh các thần
Hindu với hàng nghìn tay. Chúng rất biểu tượng. Chúng chỉ ra rằng ngài không thể
làm việc với hai tay được. Hai tay sẽ không đủ. Công việc là bao la thế. Bạn phải
đã thấy các thần Hindu với ba đầu nhìn theo ba hướng - vì nếu ngài chỉ có một đầu
thế thì cái gì sẽ xảy ra cho lưng ngài? Ngài phải nhìn theo mọi hướng. Ngài phải
bận rộn ở mọi nơi, với nghìn lẻ một tay... nhưng yên tĩnh thế - thậm chí không
tuyên bố, "Ta đã làm nhiều thế."
Và bạn làm một điều nhỏ - bạn
chỉ thu xếp vài từ và bạn nghĩ đó là bài thơ - và bây giờ nảy sinh lòng tự hào
và bạn phát điên. Và bạn bắt đầu tuyên bố rằng bạn đã sáng tạo ra cái gì đó. Nhớ
lấy, chỉ những kẻ tầm thường mới tuyên bố. Người sáng tạo thực chưa bao giờ
công bố, bởi vì người sáng tạo thực khiêm tốn thế, họ hiểu rằng đó không phải
là cái gì riêng của họ. Thực ra họ chỉ là phương tiện.
Khi Rabindranath, một nhà thơ lớn,
có tâm trạng, bị sở hữu, ông ấy sẽ đi vào một phòng, đóng cửa lại. Trong vài
ngày ông ấy sẽ không ăn, ông ấy sẽ không ra. Ông ấy sẽ chỉ im lặng lắng nghe tiếng
nói của Thượng đế. Ông ấy sẽ làm thuần khiết bản thân ông ấy để cho ông ấy có
thể trở thành phương tiện đúng. Ông ấy sẽ kêu và khóc và ông ấy sẽ liên tục viết
ra. Và bất kì khi nào bất kì ai hỏi ông ấy bao giờ cũng nói, "Bất kì cái
gì hay đều không phải là của tôi, và bất kì cái gì tầm thường đều phải là của tôi.
Tôi phải đã thêm nó vào."
Khi Coleridge chết, người ta
tìm ra gần bốn mươi nghìn mẩu thơ và chuyện không hoàn chỉnh - bốn mươi nghìn.
Gần như tất cả bạn bè trong đời ông ấy đều nói, "Sao ông không hoàn chỉnh
chúng đi?" Ông ấy nói, "Làm sao tôi có thể hoàn chỉnh được? Ngài bắt
đầu; ngài phải hoàn thành chứ - bất kì khi nào ngài muốn. Tôi bất lực. Một hôm
nào đó ngài sở hữu tôi và thế rồi vài dòng tới - và chỉ một dòng thiếu, nhưng
tôi sẽ không thêm nó vào bởi vì điều đó sẽ có tính phá huỷ nó. Bẩy dòng từ trời
và một dòng từ đất sao? Không, nó sẽ chặt mất cánh. Tôi sẽ đợi. Nếu ngài không
vội, tôi là ai mà lo nghĩ về nó?" Đây là người sáng tạo thực.
Người sáng tạo thực không phải
là người sáng tạo chút nào. Người sáng tạo thực trở thành công cụ; người đó bị
sở hữu bởi những lực lớn lao. Các lực hoang sơ của Thượng đế sở hữu người đó,
biển và trời hoang sơ của Thượng đế sở hữu người đó. Người đó trở thành loa
kèn. Người đó thốt ra, nhưng lời không phải là của người đó. Người đó vẽ, nhưng
mầu sắc không phải là của người đó. Người đó hát, nhưng âm thanh không phải là
của người đó. Người đó nhảy múa, nhưng người đó nhảy múa dường như bị sở hữu -
ai đó khác nhảy múa qua người đó.
Cho nên điều đó còn tuỳ. Vấn đề
là nếu bản ngã của bạn biến mất trong thiền điều gì sẽ xảy ra cho tác phẩm của
bạn. Nếu nó là nghề nghiệp nó sẽ biến mất, và điều tốt là nó biến mất. Không ai
nên là người chuyên nghiệp. Tác phẩm của bạn nên là tình yêu của bạn; bằng
không tác phẩm trở nên có tính phá huỷ. Thế thì bằng cách nào đó bạn kéo lê nó
và toàn thể cuộc đời bạn trở thành đờ đẫn. Toàn thể cuộc đời bạn trở thành trống
rỗng trong cảm giác phủ định, không được hoàn thành. Bạn đang làm cái gì đó mà
bạn chưa bao giờ muốn làm ngay chỗ đầu tiên. Nó là bạo hành. Nó là tự tử - bạn
đang giết từ từ bản thân mình, đầu độc hệ thống riêng của bạn. Không ai nên là
nhà chuyên nghiệp. Tác phẩm của bạn nên là tình yêu của bạn; nó nên là lời cầu
nguyện của bạn. Nó nên là tôn giáo của bạn, không là nghề nghiệp của bạn.
Nên có đam mê tuôn chảy giữa bạn
và tác phẩm của bạn. Khi bạn thực sự tìm ra thiên hướng của bạn, nó là chuyện
tình. Không phải là bạn phải làm nó. Không phải là bạn phải buộc bản thân bạn
làm nó. Đột nhiên bạn làm nó theo cách khác toàn bộ, bạn đã không biết trước
đây. Bước đi của bạn có vũ điệu khác, trái tim bạn cứ âm vang. Toàn thể hệ thống
của bạn vận hành lần đầu tiên ở mức tối ưu. Đó là sự hoàn thành. Qua nó bạn sẽ
thấy bản thể riêng của bạn - nó sẽ trở thành tấm gương; nó sẽ phản xạ bạn. Bất
kì cái gì nó là - một vật nhỏ.
Vấn đề không phải là những thứ
lớn lao mới trở thành thiên hướng, không. Thứ nhỏ thôi. Bạn có thể làm đồ chơi
cho trẻ con, hay làm giầy, hay mặc quần áo - hay bất kì cái gì.
Không thành vấn đề nó là gì,
nhưng nếu bạn yêu nó, nếu bạn đã rơi vào tình yêu với nó; nếu bạn tuôn chảy mà
không dè dặt gì, nếu bạn không kìm bản thân mình lại, nếu bạn không kéo lê - di
chuyển theo kiểu nhảy múa vào trong nó - nó sẽ lau sạch bạn, nó sẽ làm thuần
khiết bạn. Suy nghĩ của bạn dần dần sẽ biến mất. Nó sẽ là âm nhạc im lặng, và dần
dần bạn sẽ cảm thấy rằng nó không chỉ có tác dụng, nó là bản thể bạn. Từng bước
được hoàn thành, cái gì đó trong bạn nở hoa.
Và người giầu có nhất là người
đã tìm thấy thiên hướng của mình. Và người giầu có nhất là người bắt đầu cảm thấy
sự hoàn thành qua tác phẩm của mình. Thế thì toàn thể cuộc sống trở thành việc
tôn thờ.
Tác phẩm nên là việc tôn thờ,
nhưng điều đó là có thể chỉ khi bản thể bạn bắt đầu có nhiều tính thiền hơn.
Qua thiền bạn sẽ thu được dũng cảm. Qua thiền bạn sẽ thu thập dũng cảm để quăng
nghề nghiệp đi và đi tới thiên hướng.
Có thể qua nghề nghiệp bạn có
thể thành giầu, nhưng cái giầu đó sẽ là của bên ngoài.
Qua thiên hướng bạn có thể vẫn
còn nghèo; bạn có thể không giầu vậy. Xã hội có thể không trả tiền cho nó bởi
vì xã hội có mục đích riêng của nó.
Bạn có thể viết thơ ca và có thể
không ai mua chúng, bởi vì xã hội không cần thơ ca. Nó có thể đảm đương được -
nó đủ ngu rồi - nó có thể đảm đương được việc hiện hữu mà không thơ ca. Nó trả
tiền nếu bạn chuẩn bị cái gì đó cho chiến tranh, cho bạo hành. Nếu bạn làm cái
gì đó vì tình yêu - thơ ca là cái gì đó cho tình yêu, mọi người sẽ đáng yêu hơn
- xã hội không bận tâm. Xã hội cần lính, xã hội cần bom, xã hội cần vũ khí chứ
không tôn thờ.
Xã hội có thể không trả tiền
cho bạn, bạn có thể vẫn còn nghèo, nhưng tôi bảo bạn rằng nghèo đó, rủi ro đó,
là xứng đáng nhận bởi vì giầu có bên trong sẽ chảy tràn hướng tới bạn. Bạn có
thể chết nghèo khi có liên quan tới bên ngoài của bạn, nhưng bạn sẽ chết như
hoàng đế khi có liên quan tới bản thể bên trong của bạn - và chung cuộc duy nhất
điều đó là có giá trị thôi.
Câu hỏi 5
Thân thể tôi cực kì ốm yếu - rogi. Tâm trí
tôi mê đắm về khoa học - bhogi. Trái tim tôi xấp xỉ yogi. Ở gần với tính toàn bộ
của hành động của trẻ con, không chính trị, hồn nhiên và yêu chân lí, có cơ hội
nào về chứng ngộ cho tôi trong kiếp này không? Xin hướng dẫn tôi và xúc tiến
trường hợp của tôi cho vương quốc của Thượng đế. Được chuẩn bị cho điều xấu nhất,
tôi hi vọng điều tốt nhất.
Thân thể là có ích nếu nó mạnh
khoẻ, nhưng điều đó không phải là điều kiện tuyệt đối - có ích, nhưng không tuyệt
đối cần thiết. Nếu bạn có thể vứt bỏ sự đồng nhất với thân thể, nếu bạn bắt đầu
cảm thấy rằng bạn không là thân thể, thế thì không thành vấn đề liệu thân thể
là ốm yếu hay mạnh khoẻ. Nếu bạn bắt đầu đi ra ngoài nó, siêu việt lên trên nó,
trở thành nhân chứng cho nó, thế thì ngay cả trong thân thể ốm yếu chứng ngộ vẫn
là có thể.
Tôi không nói rằng tất cả các bạn
phải đi và trở thành ốm. Nếu bạn ốm thế thì đừng cảm thấy thất vọng, thế thì đừng
cảm thấy vô vọng. Thân thể mạnh khoẻ là có ích. Dễ dàng đi ra ngoài thân thể mạnh
khoẻ hơn là đi ra ngoài thân thể ốm yếu bởi vì thân thể ốm yếu cần sự chú ý.
Khó quên thân thể ốm yếu. Nó thường xuyên nhắc bạn về khổ và đau và ốm của nó.
Nó thường xuyên gọi bạn quay lại nó. Nó cần chăm sóc; nó không cần chú ý. Khó
quên được nó - và nếu bạn không thể quên được nó thì khó đi ra ngoài nó. Nhưng
khó thôi, tôi không nói là không thể được.
Cho nên đừng bị lo nghĩ bởi nó.
Nếu bạn cảm thấy nó ốm, ốm kinh niên, và không có cách nào làm cho nó mạnh khoẻ,
quên la hét nó đi. Bạn sẽ phải làm thêm chút ít nỗ lực, chút ít nỗ lực phụ, để
thu được việc chứng kiến, nhưng nó có thể thu được.
Mohammed không phải rất mạnh
khoẻ. Phật thường xuyên ốm; ông ấy bao giờ cũng phải mang theo một người điều
trị đi cùng. Jeevak là tên của người điều trị thường phải tham dự với Phật.
Shankara chết khi ông ấy mới ba mươi ba. Điều đó chỉ ra thân thể là không ở
tình trạng rất tốt; bằng không ông ấy chắc đã sống lâu hơn chút ít. Ba mươi ba
không phải là lúc để chết. Cho nên đừng lo nghĩ; đừng làm điều đó thành cản trở.
Thứ hai, bạn nói, "Tâm trí
tôi mê đắm về khoa học - bhogi." Nếu nó thực sự mê đắm khoa học thế thì bạn
có thể bước ra khỏi nó. Chỉ tâm trí không khoa học mới có thể cứ lặp lại cái
ngu xuẩn của mê đắm. Nếu bạn thực sự tỉnh táo chút ít, là người quan sát về mặt
khoa học, thế thì sớm hay muộn bạn sẽ bước ra khỏi nó - bởi vì làm sao bạn có
thể cứ lặp lại mãi được?
Chẳng hạn, dục. Không cái gì xấu
trong nó, nhưng cứ lặp lại nó trong cả đời bạn chỉ ra rằng bạn là người hơi
ngu. Tôi không nói có tội lỗi gì trong nó - không. Nó đơn giản chỉ ra rằng bạn
là người hơi ngu. Tôn giáo đã từng bảo bạn rằng dục là tội lỗi. Tôi không nói vậy.
Nó đơn giản là ngu xuẩn. Được phép, chẳng gì sai trong nó, nhưng nếu bạn thông
minh bạn sẽ bước ra khỏi nó - ngày này hay ngày khác. Thông minh càng lớn, càng
sớm tới ngày bạn sẽ hiểu rằng "Vâng, điều đó là được. Nó có thời điểm, nó
có nghĩa ở giai đoạn nào đó của cuộc sống, nhưng thế rồi người ta bước ra khỏi
nó." Nó có hơi chút trẻ con. Để tôi kể cho bạn một câu chuyện:
Hai người già cả xuất hiện
trong toà án để chính thức yêu cầu li dị. Người đàn ông chín mươi hai và người
đàn bà tám mươi tư. Chánh án nói với người đàn ông trước hết, "Ông bao
nhiêu tuổi? "Chín hai, thưa chánh án." Thế rồi ông ta quay sang người
đàn bà. "Tôi tám mươi tư," bà ấy xấu hổ thú nhận.
Quan toà nói với người đàn ông.
'Ông bà đã cưới nhau được bao lâu rồi?" "Sáu mươi bẩy năm," ông
lão nhăn nhó.
"Và ông ngụ ý ông bà thực
tế muốn chấm dứt cuộc hôn nhân đã kéo dài gần bẩy mươi năm sao?" chánh án
hỏi một cách hoài nghi.
Ông già nhún vai và nói,
"Trông đấy, ông chánh án, theo bất kì cách nào ông nhìn vào nó, thế là đủ
rồi."
Bất kì cách nào bạn nhìn vào nó...
Nếu bạn thông minh bạn sẽ không chờ đợi đến chín hai tuổi - thế là đủ sẽ tới sớm
hơn. Bạn càng thông minh, nó sẽ càng sớm tới. Phật rời khỏi thế giới của mê đắm
khi ông ấy mới là thanh niên. Đứa con đầu tiên của ông ấy được sinh ra, và đứa
con đầu tiên chỉ mới một tháng tuổi khi ông ấy bỏ đi. Thế là đủ đã tới với ông ấy
quá sớm. Ông ấy thực sự là người rất, rất thông minh. Càng nhiều thông minh có
đó, điểm siêu việt càng sớm tới.
Cho nên nếu bạn nghĩ bạn là người
thực sự có tính khoa học, đó là lúc rồi - ông lão - để hiểu thế là đủ.
Và bạn nói, "Trái tim tôi
xấp xỉ yogi." Xấp xỉ sao? Đó không phải là ngôn ngữ của trái tim. Xấp xỉ
là ngôn ngữ của tâm trí. Trái tim chỉ biết tính toàn bộ - cách này hay cách nọ.
Hoặc tất cả hoặc không cái gì - trái tim không biết gì như xấp xỉ cả. Cứ đi tới
người đàn bà và nói với cô ấy, "Anh xấp xỉ yêu em." Thế thì bạn sẽ biết.
Làm sao bạn có thể yêu xấp xỉ
được? Thực ra nó nghĩa là gì? Rằng bạn không yêu.
Không, trái tim vẫn dường như
không vận hành. Bạn có thể đã nghe tin đồn từ trái tim, nhưng bạn đã không hiểu
nó. Trái tim bao giờ cũng toàn bộ. Ủng hộ hay chống đối không thành vấn đề,
nhưng nó bao giờ cũng toàn bộ. Trái tim không biết phân chia; mọi phân chia đều
là của tâm trí.
Thân thể ốm yếu, không có vấn đề
gì. Chút ít nỗ lực thêm, có vậy thôi. Tâm trí đang mê đắm, cũng không có vấn đề
mấy. Sớm hay muộn bạn sẽ hiểu và bước ra khỏi nó. Nhưng vấn đề thực tới với điều
thứ ba; xấp xỉ sẽ không có tác dụng. Cho nên nhìn lại đi, sâu trong tim bạn.
Quan sát, sâu nhất có thể được.
Cho phép trái tim nói và thì
thào với bạn. Nếu trái tim thực sự yêu yoga - yoga nghĩa là việc tìm kiếm, nỗ lực
để tìm ra chân lí cuộc sống là gì - nếu thực sự trái tim đã đi trên đường tìm
kiếm - thế thì không cái gì có thể ngăn cản được nó.
Cả mê đắm lẫn ốm bệnh sẽ không
là rào chắn. Trái tim có thể vượt qua bất kì tình huống nào; trái tim là cội
nguồn thực của năng lượng của bạn. Lắng nghe trái tim đi. Tin cậy vào trái tim.
Và đi cùng trái tim. Và đừng lo nghĩ về chứng ngộ, bởi vì lo nghĩ cũng là của
tâm trí. Trái tim không biết gì về tương lai; nó sống ở đây bây giờ. Tìm, thiền,
yêu, ở đây-bây giờ; và đừng lo nghĩ về chứng ngộ. Nó tới theo cách riêng của
nó. Ai bận tâm?
Nếu bạn sẵn sàng nó sẽ tới. Nếu
bạn không sẵn sàng, suy nghĩ thường xuyên về nó sẽ không làm cho bạn sẵn sàng.
Thực ra, việc suy nghĩ đó sẽ vận hành như chướng ngại. Cho nên quên về chứng ngộ
đi và đừng lo nghĩ liệu nó sẽ xảy ra trong kiếp này hay không.
Bất kì khi nào bạn sẵn sàng nó
sẽ xảy ra. Nó có thể xảy ra vào khoảnh khắc này. Điều đó tuỳ vào sự sẵn sàng của
bạn. Bất kì khi nào quả chín nó rụng xuống đất. Việc chín là tất cả. Cho nên đừng
tạo ra vấn đề không cần thiết quanh bản thân bạn. Đủ rồi. Bạn bị ốm, đó là vấn
đề. Mê đắm, đó là vấn đề. Xấp xỉ yêu cho yoga và chứng ngộ, đó là vấn đề. Bây
giờ không vấn đề nào thêm. Xin đừng đem chứng ngộ này vào. Quên về nó đi. Nó chẳng
liên quan gì tới bạn và suy nghĩ của bạn và mong đợi của bạn, với hi vọng hay
ham muốn của bạn. Nó chẳng liên quan gì tới chúng. Bất kì khi nào bạn vô ham muốn
và sẵn sàng và quả chín, nó xảy ra theo cách riêng của nó.
Câu hỏi 6
Khi nào thầy chết? Thầy có thể làm cho tôi
chết nữa được không?
Tôi sẵn sàng ngay bây giờ để
giúp bạn. Sao đợi lâu thế? Sao trì hoãn nó?
Và nếu bạn bỏ lỡ tôi khi tôi
còn sống, làm sao bạn có thể có được tôi khi tôi là người chết? Nếu bạn không
thể tuôn chảy cùng tôi trong khi tôi đang ở đây cùng bạn, sẽ rất, rất khó cho bạn
khi tôi mất rồi. Sao trì hoãn?
Bạn đang khát và tôi sẵn sàng
làm dịu nó ngay bây giờ, thế thì tại sao nói ngày mai? Sao bạn sợ? Và nếu bạn sợ
hôm nay, bạn sẽ sợ ngày mai. Bạn sẽ sợ hơn vào ngày mai bởi vì sợ của hôm nay sẽ
tụ tập lại. Mọi ngày bạn sẽ cứ thu thập sợ. Bỏ nó đi. Chính sự sẵn sàng chết là
sẵn sàng để được tái sinh.
Tôi nhớ tới một câu chuyện rất
hay. Tôi muốn chia sẻ nó với bạn:
Ba con rùa, có tuổi 201, 135,
và 97, quyết định đi vào các quán rượu chè lai rai ở London. Chúng đầu tiên tới
thăm quán Star and Garter. Nửa tháng sau chúng đi tới quán rượu tiếp. Ngay khi
chúng vừa vào, con già nhất nói, "Ôi, các bạn thân. Tôi bỏ quên ví ở quán
rượu trước rồi." Con trẻ nhất trong ba con nói, "Bác quá già không
quay lại được đâu. Em sẽ kiếm nó cho bác." Và nó ra đi. Mười ngày sau, chỉ
còn hai con rùa già hơn đi tới quán đường sắt, một trong chúng nói. "Cậu
Arnold trẻ là đồ chết tiệt đi kiếm tiền của bác lâu thế." Con kia nói,
"Thì cũng giống như nó thôi. Nó tuyệt đối không tin được và chậm khủng khiếp."
Một giọng nói đột nhiên vang
lên từ ô cửa, "Chết dẫm cả đôi anh đi! Chỉ vì điều đó mà tôi sẽ không đi
đâu!" Đừng có là kẻ lười đó, và đừng cứ trì hoãn.
Câu hỏi 7
Bất kì khi nào tôi ở gần thầy tôi đều cảm
thấy căng thẳng, và tôi dường như thấy ba lí do cho cùng một điều. Thứ nhất:
tôi cảm thấy tôi đang bị kiểm tra và do vậy tôi phải vẫn còn tỉnh táo. Thứ hai:
tôi đã nhận được cực kì nhiều từ thầy tới mức để đáp lại tôi cũng muốn cho cái
gì đó và điều đó dường như là không thể được. Và thứ ba: cho dù vậy, tôi cảm thấy
tôi vẫn phải nhận cái gì đó từ thầy và tôi sợ bỏ lỡ nó.
Nó là từ Ajit Saraswati, Dr.
Phadnis. Cả ba lí do này đều đúng, và tôi sung sướng rằng anh ấy tỉnh táo và nhận
biết và có thể nhìn vào mọi thứ. Vâng, mọi thứ đều đúng.
Bất kì khi nào anh ấy ở gần
tôi, tôi cũng cảm thấy rằng anh ấy có chút ít bồn chồn, chút ít run rẩy bên
trong. Và đây là những lí do. Và điều đó là tốt; nó không có gì sai cả. Người
ta phải là cách đó.
Nếu bạn bắt đầu cảm thấy sự hiện
diện của tôi, thế thì bạn có thể thấy lỗ hổng này. Thế thì nhiều điều phải được
bắc cầu qua. Người ta bắt đầu cảm thấy bồn chồn, dù nó sẽ là có thể hay không.
Tôi đang cho bạn nhiều, và bạn càng nhận nhiều, bạn càng trở nên có khả năng nhận
được nhiều hơn; và chính khả năng là nhiều thứ hơn phải được nhận tạo ra bồn chồn,
bởi vì nó là tính đáp ứng. Trưởng thành là tính trách nhiệm. Nó là trách nhiệm
lớn nhất có đó... và thế thì nỗi sợ rằng có thể cơ hội tới và bạn bỏ lỡ nó. Và,
đúng, khi tôi cho bạn, ngay lập tức trái tim bạn nói phải cho lại cái gì đó, và
điều đó là không thể được. Điều đó tôi hiểu. Bạn có thể cho tôi cái gì... ngoại
trừ bản thân bạn?
Cả ba lí do này đều đúng, và điều
tốt là người ta trở nên nhận biết.
Câu hỏi 8
Thầy đã làm nhiều thế cho tôi. Thầy không hỏi
rằng tôi có tốt hơn hay khác đi. Thầy chỉ giữ việc làm nhẹ bớt cái đau và chỉ
cho tôi hướng tới vui vẻ. Tôi có thể làm gì cho thầy?
Nó là từ Amida. Cùng câu hỏi
này sẽ nảy sinh dần dần trong nhiều trái tim thế. Câu hỏi này là hay, nhưng đừng
bị lo nghĩ bởi nó. Không có nhu cầu làm gì cho tôi cả. Chỉ hiện hữu. Chỉ hiện hữu;
không nghĩ dưới dạng làm gì cả. Không có gì để làm, nhưng chỉ bằng việc là bản thân
bạn, bạn làm cho tôi sung sướng vô cùng. Không phải là tôi đã không sung sướng,
nhưng cũng như người làm vườn làm khi bụi hồng mới đem hoa tới và khu vườn cảm
thấy sung sướng, bất kì khi nào ai đó trong các bạn trở thành sự hiện hữu và
hoa, tôi đều cảm thấy cực kì sung sướng.
Cũng như hoạ sĩ vẽ bức tranh.
Tôi làm việc trên các bạn. Nhà thơ làm việc trên thơ ca. Tôi làm việc trên bạn.
Bạn là thơ ca của tôi, hoa hồng của tôi, bức tranh của tôi. Bức tranh hiện hữu
là đủ, không cái gì khác được cần.
Câu hỏi 9
Xin thầy nói về âm nhạc và thiền.
Chúng không phải là hai. Âm nhạc
là thiền - thiền được kết tinh trong chiều hướng nào đó. Thiền là âm nhạc - âm
nhạc tan chảy trong vô chiều hướng. Chúng không là hai.
Nếu bạn yêu âm nhạc, bạn yêu nó
chỉ bởi vì quanh nó bằng cách nào đó bạn cảm thấy thiền đang xảy ra. Bạn bị hấp
thu bởi nó, bạn trở nên say trong nó. Cái gì đó của cái không biết bắt đầu
giáng xuống quanh bạn... Thượng đế bắt đầu thì thào. Trái tim bạn đập theo nhịp
khác, người ta trong hoà điệu với vũ trụ. Đột nhiên bạn ở trong cực thích sâu sắc
với cái toàn thể. Điệu vũ tinh tế đi vào trong con người bạn và những cánh cửa
mà vẫn còn đóng bắt đầu mở ra. Làn gió mới thổi qua bạn; bụi của hàng thế kỉ bị
thổi bay mất. Bạn cảm thấy dường như bạn mới tắm, việc tắm tâm linh; bạn đã ở
dưới vòi hoa sen - sạch sẽ, tươi tắn, trinh nguyên.
Âm nhạc là thiền; thiền là âm
nhạc. Đây là hai cánh cửa tiếp cận tới cùng một hiện tượng.
Câu hỏi 10
Quan sát thầy ngồi trong ghế, tôi càng ngày
càng phân vân hơn. Thầy đang ngồi đó thoải mái không ngờ thế, thầy dường như là
vô trọng lượng. Thầy đang làm gì với luật hấp dẫn?
Không cần làm gì với luật hấp dẫn
cả. Một khi bạn trở nên có tính thiền, một luật khác áp lên bạn: luật của gia
trì. Bạn trở nên sẵn có cho một thế giới khác; thế giới của gia trì. Cái gì đó
liên tục kéo bạn lên. Cũng như hấp dẫn kéo bạn xuống, cái gì đó liên tục kéo bạn
lên. Không cần làm gì cả với luật hấp dẫn. Bạn chỉ phải mở cánh cửa mới vào bản
thể bạn từ đó luật của gia trì trở thành sẵn có cho bạn.
0 Đánh giá