Read more
Yoga: Alpha và Omega (Tập 7)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 7. Trong
vũ trụ lạnh lẽo
16. bằng việc thực hiện sanyama trên ba loại
biến đổi - nirodh, samadhi và ekagrata - tri thức về quá khứ và tương lai.
17. Âm thanh và chủ định và ý tưởng đằng
sau nó có cùng nhau trong tâm trí ở trạng thái lẫn lộn. Bằng việc thực hiện
sanyama trên âm thanh, tách rời xảy ra và có nảy sinh hiểu thấu về nghĩa của âm
thanh do bất kì sinh linh sống nào tạo ra.
18. Bằng việc quan sát dấu vết quá khứ, tri
thức về những lần sinh trước được biết tới.
Có chuyện ngụ ngôn trong cuốn
The Gay Science của Friedrich Nietzche.
Một người điên đi vào bãi chợ với
chiếc đèn xách, vừa rao. "Tôi thấy Thượng đế! Tôi thấy Thượng đế!" nhưng
đám đông nhộn nhịp không quan tâm tới lời rao của anh ta và cười về trò hề vui
nhộn của anh ta. Đột nhiên quay về phía họ anh ta hỏi, "Thượng đế ở đâu?
Tôi sẽ nói cho các ông, chúng ta đã giết ngài - các ông và tôi." Nhưng họ
bỏ qua tầm cỡ của công bố của anh ta, anh ta chung cuộc quăng chiếc đèn lồng xuống
đất và khóc. "Ta tới sớm quá rồi. Thời của ta còn chưa tới. Biến cố vô
cùng này vẫn còn đang trên đường của nó."
Chuyện ngụ ngôn này cực kì có ý
nghĩa. Khi con người trưởng thành, Thượng đế của con người thay đổi. Phải vậy
thôi vì con người tạo ra Thượng đế riêng của mình theo hình ảnh của mình. Không
có chuyện ngược lại. Không phải là như được nói trong Kinh Thánh rằng Thượng đế
tạo ra con người theo hình ảnh riêng của ngài. Con người tạo ra Thượng đế theo
hình ảnh riêng của mình. Khi hình ảnh của con người thay đổi, Thượng đế của con
người hiển nhiên thay đổi. Và đi tới điểm trong sự trưởng thành của con người
mà Thượng đế biến mất hoàn toàn. Thượng đế như một Thượng đế nhân tính xuất
phát từ tâm trí chưa trưởng thành của nhân loại.
Sự tồn tại như điều thiêng
liêng là một khái niệm khác toàn bộ. Thế thì Thượng đế không phải là người ở
đâu đó trên cõi trời cai quản thế giới, thao túng, kiểm soát, quản lí. Không, tất
cả những cái vô nghĩa đó biến mất khi con người trở nên trưởng thành. Đó là
khái niệm trẻ con về Thượng đế, khái niệm ngây thơ về Thượng đế. Nếu trẻ nhỏ mà
hiểu Thượng đế, nó phải hiểu như một người thôi. Khi nhân loại lớn lên và trở
nên trưởng thành, Thượng đế đó sẽ chết đi. Thế thì một sự tồn tại khác toàn bộ
nảy sinh. Bây giờ toàn thể sự tồn tại là thiêng liêng - không phải là có Thượng
đế.
Với bản thân Nietzsche, việc nhận
ra này rằng không có Thượng đế nhân tính là quá nhiều. Ông ấy không thể chịu đựng
được điều đó: ông ấy phát điên. Bản thân ông ấy không hiểu được sáng suốt nào
đã xảy ra cho ông ấy. Bản thân ông ấy vẫn còn ngây thơ; ông ấy cần một Thượng đế
nhân tính. Nhưng ông ấy đã suy tư về điều đó, và khi ông ấy suy tư, ông ấy càng
trở nên nhận biết rằng Thượng đế không còn có đó trên các tầng trời. Ngài chết.
Và ông ấy cũng trở nên nhận biết rằng ngài đã bị chúng ta giết.
Tất nhiên, nếu ngài được chúng
ta tạo ra, ngài phải bị chúng ta giết đi. Khái niệm này đã được con người tạo
ra trong thời thơ ấu của mình. Trong trưởng thành của con người khái niệm này bị
vứt bỏ - như khi bạn còn là trẻ con bạn chơi các đồ chơi, thế rồi bạn trở nên
trưởng thành, và bạn quên tất cả về những đồ chơi đó. Đột nhiên một hôm nào đó
bạn bắt gặp ở góc nhà, trong đống rác, một đồ chơi cũ. Thế rồi bạn nhớ bạn đã từng
yêu mến nó bao nhiêu, nhưng bây giờ nó là vô nghĩa. Nó phải bị vứt đi; bạn đã
thay đổi.
Con người tạo ra Thượng đế nhân
tính, thế rồi con người phá huỷ nó. Việc nhận ra này là quá nhiều cho bản thân
Nietzsche; ông ấy trở nên bị điên. Cái điên của ông ấy là một chỉ dẫn rằng ông ấy
đã không được chuẩn bị cho sáng suốt đã xảy ra cho ông ấy.
Nhưng, ở phương Đông, Patanjali
là tuyệt đối vô thượng đế. Bạn không thể tìm được người vô thần nào lớn hơn Patanjali,
nhưng điều đó không quấy rối ông ấy bởi vì thực sự ông ấy là con người đã trưởng
thành, thực sự trưởng thành trong tâm thức, chín chắn, được hoà hợp. Với Phật,
Thượng đế không tồn tại...
Nếu có Thượng đế nhân tính,
ngài có thể tha thứ cho Friedrich Nietzsche bởi vì ngài sẽ hiểu rằng người này
vẫn cần tới ngài. Người đó Nietzsche vẫn bị phân chia, lẫn lộn - một nửa bản thể
ông ấy đang nói có và một nửa đang nói không. Nếu có một Thượng đế nhân tính,
ngài thậm chí có thể tha thứ cho Phật Gautam bởi vì ít nhất ông ấy đã phủ nhận
ngài. Ông ấy nói. "Không có Thượng đế." Điều đó nữa là lôi kéo sự chú
ý. Nhưng ngài sẽ không thể tha thứ cho Patanjali được. Ông ấy đã dùng ngài. Ông
ấy không chỉ phủ nhận ngài, rằng ngài không có, ông ấy đã dùng chính khái niệm
này như một phương cách. Ông ấy nói, "Với trưởng thành tối thượng của con
người, ngay cả khái niệm về Thượng đế cũng có thể được dùng như một giả thuyết."
Patanjali tuyệt đối lạnh lùng về Thượng đế, còn lạnh lùng hơn Phật Gautam, bởi
vì khi bạn nói không thì có đam mê nào đó, khi bạn nói có thì có đam mê nào đó
- trong yêu, trong ghét, đều có đam mê. Patanjali is tuyệt đối dửng dưng. Ông ấy
nói, "Vâng, khái niệm về Thượng đế có thể được dùng." Ông ấy là người
vô thần lớn nhất mà thế giới đã từng biết tới.
Nhưng ở phương Tây khái niệm về
vô thần là khác toàn bộ. Nó chưa chín chắn. Nó là ở trên cùng bình diện như người
hữu thần. Người hữu thần cứ nói "có Thượng đế" theo thuật ngữ ấu trĩ,
như người bố, và người vô thần cứ phủ nhận, rằng không có Thượng đế như vậy. Họ
cả hai đều tồn tại trên cùng một bình diện. Patanjali là người vô thần thực,
nhưng điều đó không có nghĩa là ông ấy là phi tôn giáo. Ông ấy là người tôn
giáo thực sự. Người tôn giáo thực không thể tin vào Thượng đế. Điều đó sẽ có vẻ
ngược đời.
Người tôn giáo thực không thể
tin được vào Thượng đế vì để tin vào Thượng đế, người đó phải chia sự tồn tại
ra làm đôi - Thượng đế và không Thượng đế, đấng sáng tạo và việc sáng tạo, thế
giới này và thế giới kia, vật chất và tâm trí. Người đó phải phân chia, và làm
sao người tôn giáo có thể phân chia được? Người đó không tin vào Thượng đế; người
đó đi tới hiểu chính tính thiêng liêng của sự tồn tại. Thế thì toàn thể sự tồn
tại là thiêng liêng; thế thì mọi thứ có đó đều thiêng liêng. Thế thì mọi chỗ đều
là ngôi đền, và bất kì chỗ nào bạn đi và bất kì cái gì bạn làm bạn đều đang đi
trong Thượng đế và bạn đang làm cho Thượng đế. Cái toàn bộ - kể cả bạn - trở
thành thiêng liêng. Điều này phải được hiểu.
Yoga là khoa học hoàn hảo. Nó
không dạy tin tưởng; nó dạy biết. Nó không bảo bạn, "Trở thành tín đồ mù
quáng đi"; nó nói, "Mở mắt ra," và nó cho bạn phương pháp, cách
thức để mở mắt bạn. Nó không nói cái gì về chân lí. Nó đơn giản nói mọi thứ về
cái nhìn của bạn, làm sao để đạt tới viễn kiến này, năng lực để nhìn, đôi mắt,
để cho bất kì cái gì có đó đều được lộ ra cho bạn. Nó còn nhiều hơn là bạn có
thể quan niệm tới; nó còn nhiều hơn mọi thượng đế của bạn được gắn lại với
nhau. Nó là tính thiêng liêng vô hạn.
Thêm một điều nữa về chuyện ngụ
ngôn này. Người điên này nói. "Ta tới sớm quá rồi. Thời của ta còn chưa tới."
Patanjali thực sự tới quá sớm. Thời của ông ấy còn chưa tới. Ông ấy vẫn chờ đợi
thời của ông ấy. Điều đó bao giờ cũng xảy ra, những người nhận ra chân lí bao
giờ cũng đi trước thời đại của họ - đôi khi cả nghìn năm trước. Patanjali vẫn ở
trước thời đại. Năm nghìn năm đã qua rồi; dầu vậy thời của ông ấy vẫn còn chưa
tới. Thế giới bên trong của con người vẫn còn chưa trở thành khoa học. Ông ấy
đã cho mọi nền tảng; ông ấy đã cho toàn thể cấu trúc. Cấu trúc này đang chờ đợi
nhân loại tới gần và hiểu nó.
Tôn giáo của chúng ta, cái gọi
là tôn giáo, vẫn còn chưa tới tuổi trưởng thành. Patanjali là người khổng lồ, cực
đỉnh của con người. Chiều cao của ông ấy cao tới mức bạn không thể thấy được đỉnh;
nó bị ẩn kín đâu đó trong mây. Nhưng mọi thứ về ông ấy là tuyệt đối rõ ràng. Nếu
bạn sẵn sàng không níu bám vào lẫn lộn của bạn, nếu bạn sẵn sàng đi theo con đường
mà ông ấy chỉ ra, mọi thứ là tuyệt đối rõ ràng. Về người này Patanjali chẳng có
gì giống như huyền môn cả. Ông ấy là nhà toán học của điều huyền bí; ông ấy là
nhà logic của điều phi logic; ông ấy là nhà khoa học của cái không biết. Và thậm
chí điều lớn lao vô cùng là quan niệm rằng một người đã gắn toàn thể khoa học lại
với nhau. Không cái gì thiếu, nhưng khoa học đang chờ đợi nhân loại tới gần để
cho khoa học có thể được hiểu.
Con người chỉ hiểu cái mà con
người muốn hiểu. Việc hiểu biết của con người bị chi phối bởi ham muốn của người
đó. Đó là lí do tại sao Patanjali, Phật, Zarathustra, Lão Tử, họ bao giờ cũng cảm
thấy họ đã tới quá sớm. Bởi vì con người vẫn đang hỏi về đồ chơi để chơi. Con
người không sẵn sàng để trưởng thành. Con người không muốn trưởng thành. Con
người níu bám lấy những cái ngu xuẩn. Con người đã đầu tư quá nhiều vào dốt nát
của mình và con người cứ tự lừa bản thân mình.
Cứ quan sát bản thân bạn mà
xem. Khi bạn nói về Thượng đế - bạn không nói về Thượng đế đâu bạn đang nói về
Thượng đế của bạn đấy. Và Thượng đế của bạn có thể là loại Thượng đế gì? Nó
không thể nhiều hơn bạn được; nó chỉ có thể ít hơn bạn thôi. Nó không thể đẹp
hơn bạn được; nó chỉ có thể là xấu hơn bạn. Nó không thể là sự sáng tỏ được. Nó
nhất định là lẫn lộn, bởi vì trong khái niệm về Thượng đế của bạn, bạn sẽ được
bao hàm. Nó không thể lên cao hơn bạn được. Chiều cao của bạn - nhiều nhất - có
thể là chiều cao của Thượng đế của bạn.
Mọi người nghĩ theo ham muốn của
họ, tham vọng, bản ngã và mọi thứ trở nên được tô mầu bởi điều đó.
Chuyện xảy ra là Mulla
Nasruddin ra tranh cử cuộc bầu cử.
Anh ta nhận được chỉ ba phiếu bầu.
Vợ anh ta, khi cô ấy đi tới biết, quay sang anh ta và cắn cảu, "Đấy thấy
chưa! Em bao giờ cũng biết anh đã bao người đàn bà khác!"
Một phiếu của Nasruddin, bản
thân anh ta, một phiếu của vợ anh ta, và phiếu kia là từ đâu? Tâm trí ghen
tuông nghĩ dưới dạng ghen tuông. Tâm trí sở hữu nghĩ dưới dạng sở hữu. Tâm trí
giận dữ nghĩ dưới dạng giận dữ.
Nhìn vào Thượng đế của người Do
Thái. Ông ấy có tính sở hữu như bất kì người nào có thể vậy. Ông ấy bản ngã như
bất kì người nào có thể vậy. Ông ấy trả thù như bất kì người nào có thể vậy.
Ông ấy chẳng có vẻ gì thiêng liêng chút nào. Ông ấy có vẻ giống như quỉ hơn giống
thượng đế. Toàn thể huyền thoại về Adam bị đuổi ra khỏi vườn địa đàng Eden chả
nói gì mấy về Adam, nhưng nó chỉ ra nhiều thứ về Thượng đế. "Vì Adam không
vâng lời" - kiểu Thượng đế gì mà không thể dung thứ được một việc không
vâng lời nhỏ bé thế, rất cố chấp, người không thể dung thứ được chút ít tự do
sao? Thượng đế đó có thể là người chủ nô, nhưng người đó không là thượng đế.
Thực ra tội của Adam là gì? Tò
mò, không gì khác. Bởi vì Thượng đế đã nói, "Không ăn quả của cây này. Đây
là cây tri thức," và Adam trở nên tò mò. Đơn giản, rất con người. Nghĩ
khác đi là không thể được. Và với điều nhỏ nhặt đó - làm sao bạn có thể gọi nó
là tội được? Đó là toàn thể cơ sở của mọi tò mò và điều tra khoa học. Mọi nhà
khoa học đều là tội nhân. Patanjali, Phật, Zarathustra - toàn là tội nhân vì họ
tò mò vô cùng để biết chân lí là gì, cuộc sống là gì. Họ toàn là các Adams.
Nhưng Thượng đế của người Do Thái không thể dung thứ được; ông ấy phát điên.
Ông ấy đã tống Adam ra khỏi vườn, tội lỗi lớn nhất đã bị phạm phải. Tò mò là tội
sao? Nỗ lực để biết cái không biết là tội sao? Thế thì tìm kiếm chân lí là tội
rồi. Không vâng lời, có tính nổi dậy là tội sao? Thế thì mọi người tôn giáo vĩ
đại đều là tội nhân vì tất cả họ đều là người nổi dậy.
Không, điều đó chẳng liên quan
gì tới Thượng đế. Nó có cái gì đó liên quan tới tâm trí Do Thái, tâm trí nhỏ bé
nghĩ về Thượng đế, tạo ra Thượng đế theo hình ảnh riêng của họ.
Mulla Nasruddin một lần loạng
choạng về từ tầu hoả, da mặt tái nhợt. Tôi đã ra ga đón anh ta.
"Đáp tầu trở về trong mười
tiếng," anh ta giải thích, "tôi chưa bao giờ có thể đứng như thế."
"Sao vậy," tôi hỏi,
"anh không đề nghị người ngồi đối diện đổi chỗ cho anh sao?"
"Tôi không thể làm điều đó
được." Mulla nói. "Chẳng có ai ở đó cả."
Không có ai trên trời để nghe lời
cầu nguyện của bạn. Bất kì cái gì bạn muốn làm, làm đi. Không có ai sẽ cho bạn
phép để làm nó. Bất kì cái gì bạn muốn là, là nó đi. Không có ai bạn phải tìm để
xin phép. Sự tồn tại là tự do và sẵn có. Đây là hiểu biết của yoga: rằng sự tồn
tại là sẵn có cho mọi người. Bất kì cái gì bạn muốn là, bạn đều có thể là. Mọi
thứ đều sẵn sàng. Đừng đợi có phép của bất kì ai bởi vì không có ai cả. Chỗ đối
diện đang bỏ trống - nếu bạn muốn ngồi, bạn có thể ngồi vào nó.
Mulla có vẻ ngớ ngẩn, tức cười,
nhưng chính toàn thể nhân loại đã từng làm trong hàng thế kỉ, nhìn lên trời, hỏi
xin phép, cầu nguyện - với ai đó mà không có đó. Lời cầu nguyện không phải là
điều đúng; điều đúng là thiền. Và khác biệt là gì? Khi bạn cầu nguyện bạn phải
tin vào ai đó người đang nghe lời cầu nguyện của bạn. Khi bạn thiền bạn thiền một
mình. Trong lời cầu nguyện người khác được cần tới; trong thiền, bạn một mình
là đủ.
Yoga là có tính thiền. Nó không
có chỗ cho lời cầu nguyện, bởi vì nó không có chỗ cho Thượng đế. Nó không có chỗ
cho bất kì khái niệm trẻ con nào về Thượng đế.
Để điều này trở thành việc nhớ
thường xuyên trong bạn: nếu bạn thực sự muốn có tính tôn giáo, bạn sẽ phải trải
qua trạng thái của vô thần. Nếu bạn thực sự muốn có tính tôn giáo đích thực, thế
thì đừng bắt đầu bằng việc là người hữu thần. Bắt đầu bằng việc là người vô thần
đi. Bắt đầu bằng việc là một Adam. Adam là bắt đầu của Christ. Adam bắt đầu
vòng tròn và Christ kết thúc vòng tròn. Bắt đầu bằng việc nói không để cho có của
bạn có thể ngụ ý cái gì đó. Đừng sợ và đừng tin do sợ. Nếu bạn phải tin một
ngày nào đó, chỉ tin từ việc biết và tình yêu - đừng bao giờ từ sợ.
Đó là lí do tại sao Ki tô giáo
không thể phát triển được yoga, Do Thái giáo không thể phát triển được yoga, Mô
ha mét giáo không thể phát triển được yoga. Yoga đã được phát triển bởi những
người đủ dũng cảm để nói không với mọi niềm tin, với mọi đức tin mù quáng, người
có khả năng phủ nhận sự thuận tiện của niềm tin với bản thân họ và người đã sẵn
sàng để truy tìm và đi vào trong cõi hoang vu của bản thể riêng của họ.
Đó là trách nhiệm vô cùng. Là
người vô thần là có trách nhiệm rất sâu sắc bởi vì khi không có Thượng đế bạn bị
bỏ lại một mình trong thế giới lạnh lẽo. Khi không có Thượng đế bạn bị bỏ lại một
mình không có gì để mắc vào, không có gì để bám vào. Dũng cảm lớn lao được cần
tới, và bạn phải tạo ra hơi ấm từ bản thể riêng của bạn. Đây là toàn thể nghĩa
của yoga: tạo ra hơi ấm từ bản thể riêng của bạn. Sự tồn tại lạnh lẽo. Không
Thượng đế giả thuyết nào có thể cho bạn hơi ấm. Bạn đơn giản mơ. Nó có thể là
việc hoàn thành ước muốn, nhưng nó không thực. Là lạnh nhưng vẫn còn sống cùng
chân lí là tốt hơn sống nhưng bị bao quanh bởi dối trá và cảm thấy ấm.
Yoga nói nhận ra chân lí rằng bạn
là một mình đi. Bạn được trao cho sự tồn tại; bây giờ bạn phải tạo ra nghĩa từ
nó. Nghĩa không được cho sẵn.
Người hiện sinh ở phương Tây
nói cái gì đó mà Patanjali sẽ đồng ý toàn bộ. Người hiện sinh nói sự tồn tại đi
trước điều bản chất. Để tôi giải thích nó cho bạn.
Tảng đá có đó. Bản chất của tảng
đá được cho; nó đã được cho. Sự tồn tại của nó cũng là bản chất của nó. Tảng đá
sẽ không trưởng thành: nó đã là cái mà nó có thể là. Nhưng con người là khác,
con người được sinh ra - con người mang sự tồn tại của mình, nhưng điều bản chất
chưa được cho. Con người tới như một sự trống rỗng. Bây giờ con người phải rót
đầy cái trống rỗng đó bằng nỗ lực riêng của mình. Con người phải tạo ra nghĩa:
con người phải dò dẫm trong bóng tối; con người phải làm ra từ nó, cuộc sống
nghĩa là gì. Con người phải khám phá; con người phải có tính sáng tạo. Sự tồn tại
được cho, điều bản chất phải được tạo ra - và mọi khoảnh khắc từ cách bạn sống,
bạn tạo ra điều bản chất của bạn. Nếu bạn không tạo ra nó bạn sẽ không có nó.
Mọi người tới tôi và họ hỏi,
"Xin thầy nói cho chúng tôi nghĩa của cuộc sống là gì." Cứ dường như
nghĩa được cho ở đâu đó. Nghĩa không được cho, bạn phải tạo ra nó.
Và điều này là hay. Nếu nghĩa
mà đã được cho, con người chắc đã là tảng đá. Thế thì không có khả năng nào để
trưởng thành, không có khả năng nào để khám phá, không có khả năng nào để phiêu
lưu - không có khả năng nào. Thực ra, mọi thứ bị đóng lại - tảng đá bị đóng từ
mọi chiều. Nó đã là cái mà nó có thể là, nhưng con người không là... chỉ một khả
năng, khả năng run rẩy, với tương lai vô hạn, với cả nghìn lẻ một phương án. Điều
đó sẽ tuỳ thuộc vào bạn, bạn trở thành ai và cái gì.
Bạn chịu trách nhiệm. Khi không
có Thượng đế, trách nhiệm rơi toàn bộ vào bạn. Đó là lí do tại sao những người
yếu đuối cứ tin vào Thượng đế. Chỉ những người rất mạnh mới có thể đứng một
mình. Nhưng đây là sự cần thiết cơ sở - với yoga đây là yêu cầu cơ sở rằng bạn
đứng một mình và rằng bạn đi tới nhận ra là nghĩa không được trao cho; bạn phải
tìm nó. Bạn phải sáng tạo ra nó. Bạn sẽ đi tới một nghĩa - cuộc sống có thể đi
tới một nghĩa - nhưng nghĩa đó sẽ phải được khám phá ra bởi nỗ lực riêng của bạn.
Bất kì cái gì bạn làm sẽ cứ làm lộ ra bạn. Mọi hành động sẽ làm cho cuộc sống của
bạn, sự tồn tại của bạn, ngày một nhiều nghĩa hơn.
Chỉ nếu điều này là chân lí thế
thì yoga mới là có thể. Bằng không, cứ cầu nguyện mãi; bằng không cứ quì dưới đất,
cứ cầu nguyện với các ý tưởng riêng của bạn và cứ diễn giải lời cầu nguyện
riêng của bạn, và sống trong ảo giác, sống trong ảo tưởng.
Sigmund Freud đã viết một cuốn
sách. Tên cuốn sách là rất có ý nghĩa Tương lai của ảo tưởng. Cuốn sách này là
về tôn giáo. Điều không may là ông ấy chưa bao giờ trở nên nhận biết về
Patanjali; bằng không ông ấy chắc đã không viết cuốn sách đó - bởi vì tôn giáo
có thể tồn tại mà không có ảo tưởng. Với Sigmund Freud tôn giáo nghĩa là Ki tô
giáo và Do Thái giáo. Ông ấy không nhận biết về chiều sâu của các tôn giáo
phương Đông. Các tôn giáo phương Tây ít nhiều đều có tính chất chính trị. Phần
nhiều trong chúng không phải là tôn giáo chút nào; chúng là hời hợt. Các tôn
giáo phương Đông đã đi tới chính chiều sâu, và đây là chiều sâu nơi bạn phủ nhận
Thượng đế và bạn nói bây giờ không cần phải phụ thuộc. Bất kì khi nào bạn nghĩ
bạn cần ai đó để phụ thuộc vào, bạn sẽ tạo ra ảo tưởng.
Nhận ra rằng người ta một mình
trong vũ trụ lạnh lẽo - và không có ai để cầu nguyện, và không có ai để phàn
nàn, và không có ai sẽ giúp bạn - duy nhất bạn - đó là trách nhiệm vô cùng. Người
ta chới với, người ta cảm thấy sợ, người ta bắt đầu run rẩy. Phiền não nảy
sinh, lo âu lớn được tạo ra bởi chính sự kiện là bạn bị bỏ lại một mình.
"Thượng đế chết"
Nietzsche đã nói điều đó chỉ mới một trăm năm trước; Patanjali đã biết điều đó
năm nghìn năm trước. Tất cả những người đã tới gần chân lí hơn đều biết rằng
Thượng đế là tưởng tượng của con người. Đó là diễn giải của con người, sự dối
trá, để cho bản thân bạn hơi ấm.
Mọi người cứ diễn giải theo
cách riêng của họ. Toàn thể mối quan tâm của yoga là ở chỗ bạn vứt bỏ mọi diễn giải,
để cho mắt bạn không bị che mờ bởi bất kì giả thuyết và niềm tin nào, nhìn thẳng,
nhìn không bị che mờ, nhìn không có khói. Để cho ngọn lửa của bạn cháy không có
khói và thấy bất kì cái gì đang có đó.
Nghe lỏm được trong công viên:
hai người đàn ông đang kể về vợ của họ cho nhau: "Vợ tớ giống như Venus de
Milo."
"Cậu ngụ ý cô ấy có hình
dáng quyến rũ và đứng truồng chứ gì?" người kia hỏi.
"Không, cô ấy là di vật cổ
và cô ấy không có mọi thứ ở đó."
"Vợ tớ làm cho tớ nghĩ tới
Mona Lisa."
"Cậu ngụ ý cô ấy là người
Pháp và có nụ cười bí ẩn à?"
"Không, cô ấy phẳng như
tranh vẽ và cô ấy nên được để trong bảo tàng."
Mọi người cứ diễn giải.
Bao giờ cũng lắng nghe nghĩa của
họ, không nghe lời của họ. Bao giờ cũng lắng nghe bản thể bên trong của họ,
không nghe âm thanh họ tạo ra bên ngoài. Điều họ nói là không ý nghĩa... bằng
điều họ đang là.
Thượng đế của bạn, lời cầu nguyện
của bạn, là không có ý nghĩa. Nhà thờ, đền chùa là không có ý nghĩa. Duy nhất bạn
có nghĩa. Khi bạn cầu nguyện, tôi không lắng nghe lời cầu nguyện của bạn đâu.
Tôi lắng nghe bạn. Khi bạn quì xuống dưới đất, tôi không nhìn cử chỉ của bạn,
tôi nhìn bạn. Nó là từ sợ hãi - và tôn giáo từ sợ hãi là không thể được. Tôn
giáo là có thể chỉ từ hiểu biết. Đó là nỗ lực của Patanjali.
Nhưng với Patanjali, hơn nữa, mọi
người vẫn cứ diễn giải. Họ đem tâm trí của họ vào và thế thì Patanjali ở đó
không còn nữa. Họ lắng nghe nhịp tim riêng của họ trong ông ấy.
Trong một trường nhỏ cô giáo hỏi
một học sinh đến chậm, "Sao con tới chậm?"
"Dạ, một biển báo trên phố
nói - ."
Cô giáo ngắt lời, "Bây giờ
biển báo có thể là gì, có liên quan gì tới nó?"
"Cái biển nói," cậu học
sinh nói, "'Trường ở phía trước. Đi chậm lại."
Điều đó là tuỳ bạn, bạn sẽ hiểu
gì khi bạn đọc Patanjali. Chừng nào bạn chưa thể bỏ bản thân bạn lại đằng sau,
bạn sẽ hiểu lầm. Việc hiểu là có thể chỉ khi bạn tuyệt đối vắng bóng - bạn
không can thiệp, bạn không ngắt quãng, bạn không cho mầu sắc, hình dáng và hình
dạng. Bạn đơn giản nhìn, không có ý tưởng nào, không định kiến.
Bây giờ là lời kinh.
Biến thiên trong biến đổi được
gây ra bởi sự đa dạng trong các quá trình bên dưới.
Bạn đã nghe nói về nhiều phép
màu thế, nhiều siddhis thế. Patanjali nói không có phép màu nào là có thể, mọi
phép màu đều tuân theo luật nào đó. Luật có thể không được biết tới. Khi luật
không được biết tới, mọi người nghĩ từ dốt nát của họ rằng đó là phép màu.
Patanjali không tin vào phép màu. Ông ấy hoàn toàn khoa học trong hiểu biết của
ông ấy. Ông ấy nói nếu cái gì đó xảy ra phải có một luật nào đó. Luật có thể
không được biết tới, bạn có thể dốt nát về nó - ngay cả người đang làm phép màu
cũng có thể không nhận biết về luật này, nhưng người đó đã đi tới, loạng choạng
vớ phải cách dùng nó và người đó đang dùng nó.
Đây là lời kinh cơ sở cho mọi
phép màu "Biến thiên trong biến đổi được gây ra bởi sự đa dạng trong các
quá trình bên dưới." Nếu bạn thay đổi quá trình bên dưới, cái biểu lộ thay
đổi. Bạn có thể không nhận biết về quá trình bên dưới; bạn chỉ thấy cái biểu lộ.
Bởi vì bạn chỉ thấy cái biểu lộ và bạn không thể đi sâu hơn và bạn không thể thấy
được quá trình bên dưới, dòng chảy ngầm của luật cơ bản, bạn nghĩ có phép màu.
Không có phép màu đâu.
Chẳng hạn, các nhà giả kim thuật
ở phương Tây cố gắng vất vả trong hàng thế kỉ để biến đổi kim loại cơ sở thành
vàng. Có các báo cáo rằng vài người trong số họ đã thành công. Các nhà khoa học
bao giờ cũng phủ nhận điều đó, nhưng bây giờ bản thân khoa học đã thành công
trong điều đó. Bây giờ bạn không thể phủ nhận được - bây giờ chúng ta biết quá
trình bên dưới. Bây giờ vật lí nói rằng toàn thế giới bao gồm các nguyên tử, và
nguyên tử bao gồm các điện tử. Thế thì khác biệt gì giữa vàng và thép? Khác biệt
không phải là thực tại cơ sở; cả hai đều bao gồm các điện tử, các hạt điện tử.
Thế thì khác biệt là gì? Thế thì sao chúng là khác nhau? Vàng, sắt, chúng là
khác nhau. Và khác biệt là gì? Khác biệt chỉ là ở trong cấu trúc, không ở chất
liệu cơ sở.
Thỉnh thoảng các điện tử có nhiều,
thỉnh thoảng có ít - điều đó tạo ra khác biệt. Số lượng tạo ra khác biệt, nhưng
chất liệu là như nhau. Cấu trúc là khác nhau. Bạn có thể làm ra nhiều kiểu nhà
bằng cùng loại gạch. Gạch là như nhau. Bạn có thể làm ra lều của người nghèo và
bạn có thể làm ra cung điện của nhà vua - gạch là như nhau.
Thực tại cơ sở là như nhau. Nếu
bạn muốn, lều có thể được biến đổi thành cung điện và cung điện có thể được biến
đổi thành lều.
Đây là lời kinh cơ sở của
Patanjali "Biến thiên trong biến đổi được gây ra bởi sự đa dạng trong các
quá trình bên dưới." Cho nên nếu bạn hiểu quá trình bên dưới bạn trở nên
có khả năng về những điều mà người thường không có khả năng làm.
bằng việc thực hiện sanyama
trên ba loại biến đổi - nirodh, samadhi và ekagrata - tri thức về quá khứ và
tương lai.
Nếu bạn tập trung vào nirodh, lỗ
hổng giữa hai ý nghĩ, và bạn liên tục chất đầy những lỗ hổng đó, bạn liên tục
tích luỹ những lỗ hổng đó, tức là điều Patanjali gọi là samadhi - và thế rồi nảy
sinh trong bạn một tình huống mà bạn trở thành một và nhất tâm - Ekagrata - nếu
có điều này tri thức về quá khứ và tương lai xảy ra.
Sẽ là phép màu nếu bạn có thể
biết được tương lai. Nó không phải là phép màu.
Có một ghi chép khoa học về một
người rất hiếm hoi ở phương Tây, Swedenborg. Ông ấy đã viết một bức thư cho
Wesley, một linh mục nổi tiếng, và bảo ông này, "Trong thế giới của các
linh hồn, tôi đã nghe tin đồn rằng ông muốn gặp tôi." Wesley ngạc nhiên vì
ông này đã nghĩ tới gặp ông ấy, nhưng ông này đã không nói thế với ai cả. Ông
này không thể tin được vào điều đó. Ông này viết một lá thư nói. "Tôi cực
kì ngạc nhiên. Tôi không biết ông ngụ ý gì bằng thế giới các linh hồn, tôi
không biết ông ngụ ý gì rằng ông đã nghe tin đồn, nhưng điều chắc chắn là tôi
đã từng nghĩ tới việc gặp ông - và tôi đã không nói điều này cho bất kì ai tôi
sẽ tới vào ngày như vậy như vậy, bởi vì tôi dự định một chuyến đi, và ba, bốn
tháng sau tôi sẽ tới gặp ông." Swedenborg viết cho ông này, "Điều đó
là không thể được bởi vì, đích xác vào ngày đó, tôi đã nghe tin đồn trong thế
giới các linh hồn rằng tôi sẽ chết." Và đích xác vào ngày đó ông ấy chết.
Swedenborg đang ở cùng vài người
bạn tại khu nghỉ dưỡng ngày lễ, và đột nhiên ông ấy bắt đầu kêu ầm lên,
"Cháy! Cháy!" Họ không thể tin được điều ông ấy nói. Họ chạy ra
ngoài. Chẳng có cháy gì cả - không có gì trong làng nhỏ, làng ven biển. Họ hỏi
ông ấy điều ông ấy ngụ ý - và ông ấy vã mồ hôi cứ dường như có cháy, và ông ấy
run bắn lên. Thế rồi ông ấy nói. "Xa quãng ba trăm dặm một thị trấn đang
cháy." Một người cưỡi ngựa được phái đi ngay. Ông ấy đúng. Thị trấn đó
đang bị cháy, và vào khoảnh khắc đó mọi người của thị trấn đó trở nên nhận biết,
khi ông ấy nói, "Cháy! Cháy!"
Hoàng hậu Thuỵ Điển trở nên
quan tâm tới người này. Bà ấy nói, "Ông có thể nói cái gì đó cho ta mà có
thể cho ta bằng chứng rằng ông di chuyển trong thế giới các linh hồn
không?" Ông ấy nhắm mắt và ông ấy nói, "Trong cung điện của hoàng hậu,"
nơi ông ấy chưa bao giờ tới vì ông ấy chưa bao giờ được triệu tới cung điện này
trước đó và đó không phải là chỗ công cộng nơi bất kì ai cũng có thể tới... Ông
ấy nói, "Trong phòng nào đó," số của phòng, "trong ngăn kéo nào
đó, bị khoá lại, và chìa khoá sẽ được tìm thấy ở phòng khác, mở nó ra. Chồng bà
đã để lại một bức thư cho bà." Người chồng đã chết gần mười hai năm.
"Và đây là thông điệp trên bức thư..." Ông ấy viết ra thông điệp. Căn
phòng được tìm thấy, chìa khoá được tìm và thấy, ngăn kéo được mở ra, và có bức
thư và đích xác đó là những từ mà Swedenborg đã viết ra trên mẩu giấy.
Patanjali nói nếu nirodh được
hoàn thành, nó trở thành samadhi. Nếu samadhi được đạt tới, người ta trở thành
nhất tâm, tâm thức trở thành lưỡi gươm, mũi nhọn sắc, tri thức nhất tâm về quá
khứ và tương lai. Bởi vì thế thì với bạn thời gian biến mất và bạn trở thành một
phần của vĩnh hằng. Thế thì quá khứ không là quá khứ cho bạn và tương lai không
là tương lai cho bạn. Thế thì với bạn cả ba thời đều sẵn có đồng thời.
Nhưng đây không phải là phép
màu. Đây là Luật hoàn toàn, Luật cơ sở. Người ta phải hiểu và dùng nó.
Âm thanh và chủ định và ý tưởng
đằng sau nó có cùng nhau trong tâm trí ở trạng thái lẫn lộn. Bằng việc thực hiện
sanyama trên âm thanh, tách rời xảy ra và có nảy sinh hiểu thấu về nghĩa của âm
thanh do bất kì sinh linh sống nào tạo ra.
Và Patanjali nói nếu bạn mang
sanyama của bạn - tức là dharana của bạn, sự tập trung; suy tư của bạn dhyan;
và samadhi của bạn, nếu bạn mang cả ba điều này - nhất tâm - vào bất kì âm
thanh nào được thốt ra bởi bất kì sinh linh sống nào - con vật, chim chóc - bạn
sẽ hiểu nghĩa của nó.
Ở phương Tây có câu chuyện về
thánh Francis rằng ông ấy nói chuyện với con vật. Ông ấy thậm chí nói với con lừa
và nói, "Anh Lừa ơi." Ông ấy sẽ đi vào trong rừng và nói chuyện với
chim chóc, và chim chóc sẽ tới ông ấy. Một lần, ông ấy gọi từ bờ sông,
"Các chị ơi," vì ông ấy thường gọi cá như vậy, và hàng nghìn cá ngoi
đầu lên khắp sông để nghe ông ấy. Những điều này là những bản ghi đã đươc chứng
kiến bởi nhiều người.
Người ta nói về Lukman, người
đã tạo ra hệ thống y tế Hi Lạp, rằng ông ấy đi tới cây cối và hỏi các thuộc
tính của chúng - "Cây có thể được dùng cho bệnh nào, thưa cây?" - và
cây sẽ trả lời. Thực ra ông ấy đã tường trình về nhiều thuốc tới mức các nhà
khoa học hiện đại đơn giản bị hoangmang bởi vì các phương pháp không có đó: thực
nghiệm là không thể được. Chỉ mãi bây giờ chúng ta mới trở nên có khả năng đi
vào trong những thuộc tính ẩn kín của mọi thứ, nhưng Lukman đã nói về chúng rồi.
Patanjali nói điều này nữa
không phải là phép màu. Nếu bạn tập trung - bạn trở thành một và bạn lắng nghe
âm thanh mà không có ý nghĩ nào - chính âm thanh đó sẽ tiết lộ cho bạn chân lí
đằng sau nó. Vấn đề không phải là hiểu ngôn ngữ; vấn đề là hiểu im lặng. Nếu bạn
ở trong im lặng bạn có thể hiểu im lặng. Bình thường, nếu bạn biết tiếng Anh bạn
có thể hiểu tiếng Anh, nếu bạn biết tiếng Pháp, bạn có thể hiểu tiếng Pháp.
Cùng điều đó là đúng nếu bạn im lặng bạn có thể hiểu được im lặng. Đó là ngôn
ngữ của cái toàn thể.
Trong nhất tâm người ta trở
thành tuyệt đối im lặng. Trong im lặng tuyệt đối đó mọi thứ được lộ ra - nhưng
không phải là phép màu. Patanjali không thích từ "phép màu." Ông ấy
là con người của khoa học. Không có cái gì như phép thần trong nó; nó là đơn giản.
Tôi ở nhà Mulla Nasruddin một
ngày. Mulla Nasruddin và vợ anh ta ở trong bếp rửa bát. Tôi và con trai nhỏ của
Nasruddin Fajalu ở trong phòng khách xem ti vi. Đột nhiên có tiếng bát đĩa rơi
vỡ loảng xoảng. Tôi và Fajalu lắng nghe nhưng không nghe thấy gì thêm.
"Đấy là mẹ ném bát
đĩa," cuối cung bé Fajalu tuyên bố. Tôi ngạc nhiên. "Sao cháu biết?"
tôi hỏi nó. "Vì mẹ chẳng nói gì cả."
Có cách hiểu khi không cái gì
được nói - bởi vì điều đó nói cái gì đó. Im lặng không chỉ là im lặng. Im lặng
có thông điệp riêng của nó. Bởi vì bạn bị chất đầy quá nhiều với ý nghĩ, bạn
không thể hiểu được, bạn không thể nghe được, tiếng nói tĩnh lặng nhỏ bé đó ở
bên trong.
Lắng nghe tiếng con chim cúc
cu, tiếng hót của con chim cúc cu mà xem. Patanjali nói lắng nghe có tính thiền
tới mức ý nghĩ của bạn biến mất - nirodh tới. Không trong các lỗ hổng, mưa rào
lên bạn như samadhi. Không ý nghĩ can nhiễu, không sao lãng, tính nhất tâm nảy
sinh. Đột nhiên bạn là một với con chim cúc cu, bạn hiểu tại sao nó hót, bởi vì
chúng ta là một phần của một toàn thể. Đằng sau âm thanh đó có nghĩa ẩn kín
trong trái tim con chim cúc cu: nếu bạn im lặng bạn sẽ có khả năng hiểu nó.
Patanjali nói "Âm thanh và
chủ định và ý tưởng đằng sau nó có cùng nhau trong tâm trí ở trạng thái lẫn lộn.
Bằng việc thực hiện sanyama trên âm thanh, tách rời xảy ra và có nảy sinh hiểu
thấu về nghĩa của âm thanh do bất kì sinh linh sống nào tạo ra."
Mulla Nasruddin đứng trong
phòng đấu giá suốt chiều chờ đợi lô 455 mà là một con vẹt Nam Mĩ trong chiếc
chuồng crôm. Cuối cùng cơ hội của anh ta tới và con vẹt được đưa ra bán. Mulla
mua nó, nhưng nó tốn của anh ta khá nhiều tiền hơn là anh ta định chi tiêu cho
nó. Dầu vậy, vợ anh ta chả muốn một con như nó.
Khi người trợ lí bước xuống anh
ta để lấy tên và địa chỉ anh này nói, "Ông đã có được cho bản thân ông một
con chim đẹp đấy, thưa ông."
Mulla nói, "Tôi biết. Nó
là con đẹp. Chỉ một điều này, tôi quên mất không hỏi liệu con vẹt đó có biết
nói không."
Lông mày của người trợ lí dướn
hẳn lên. "Nói à?" anh này nói, "Đồ chết tiệt, nó đã đấu giá với
ông trong năm phút cuối đó!"
Nhưng chúng ta bận rộn thế
trong ý nghĩ riêng của mình, ai lắng nghe? Ai lắng nghe con vẹt? Mọi người
không lắng nghe người yêu của mình. Ai lắng nghe vợ? Ai lắng nghe chồng? Ai lắng
nghe bố, hay ai lắng nghe con? Mọi người bận rộn thế, bận bịu trong đầu họ - bị
treo lên - không có khả năng nào cho lắng nghe. Lắng nghe cần im lặng. Lắng
nghe cần chăm chú. Lắng nghe cần thụ động sâu sắc, sự cảm nhận. Nó không phải
là lãng trí - nó là đầy chăm chú, đầy nhận biết, đầy ánh sáng: nhưng thụ động.
Bằng việc quan sát dấu vết quá
khứ, tri thức về những lần sinh trước được biết tới.
Và khi bạn trở nên im lặng - điều
Patanjali gọi là Ekagrata parinam, biến đổi mà đem bạn tới nhất tâm của tâm thức
- khi điều đó nảy sinh bạn có thể nhìn vào trong những dấu ấn quá khứ của bạn.
Bạn có thể đi lùi lại và bạn có thể đi tới các kiếp quá khứ của bạn. Và điều đó
là rất, rất có ý nghĩa, bởi vì một khi bạn có thể nhìn vào trong các kiếp quá
khứ của bạn, bạn sẽ lập tức trở nên khác. Chính bởi vì bạn đã quên mọi điều bạn
đã sống trước đây, bạn cứ lặp đi lặp lại cái vô nghĩa cũ mãi.
Nếu bạn có thể nhìn lại và bạn
có thể thấy lại cùng hình mẫu, lại cùng hình mẫu... rằng bạn đã ghen tuông, rằng
bạn đã sở hữu, rằng bạn đã đầy ghét và giận, rằng bạn đã tham, rằng bạn đã cố gắng
trở thành quyền thế trong thế giới, cố đạt tới giầu có, thành công, tham vọng,
rằng bạn đã là kẻ bản ngã lặp đi lặp lại và bao giờ bạn cũng thất bại và bao giờ
cái chết cũng tới và mọi điều bạn làm bị ngắt quãng, và bạn lại bắt đầu cùng
trò chơi đó lần nữa... Nếu bạn quay lại và bạn có thể thấy hàng triệu kiếp sống
trải khắp vĩnh hằng, bạn có thể còn như cũ được không? Bạn có thể vẫn đi vào
tham lam khi bạn thấy thất vọng mà nó đã từng đem tới cho bạn không?
Nhưng chúng ta quên. Quá khứ bị
hấp thu bởi dốt nát; nó đi vào trong đêm tối. Quên lãng rơi xuống, bức màn, và
bạn không thể đi ngược lại.
Người chủ sở hữu một phòng
tranh nghệ thuật ở Bombay đang chỉ cho một khách hàng, người không biết mình
thích cái gì, thử tranh phong cảnh, tranh tĩnh vật, tranh chân dung, và tranh
cây cỏ, mọi thứ chả có kết quả gì.
"Ông có quan tâm tới tranh
khoả thân không?" ông chủ phòng tranh hỏi trong niềm thất vọng. "Ông
có quan tâm tới tranh khoả thân không?"
"Trời đất, không," vị
khách nói. "Tôi là bác sĩ sản khoa.
Xin đừng nghi ngờ cái gì về bác
sĩ Phadnis! Ông ấy đã bảo tôi đừng nói với các bạn.
Nếu bạn là bác sĩ sản khoa, làm
sao bạn có thể quan tâm tới ảnh khoả thân được? Thực ra không thể nào quan tâm
tới thân thể được. Bạn càng biết nhiều, sự quyến rũ càng ít. Bạn càng biết nhiều,
ám ảnh càng ít. Bạn càng biết nhiều, phù phiếm càng nhiều.
Nếu người ta có thể đi lùi lại
trong các dấu ấn quá khứ của các kiếp trước... Và điều đó là đơn giản, chỉ cần
nhất tâm. Phật đã kể lại câu chuyện các kiếp quá khứ của ông ấy, Các chuyện
Jataka; chúng là kho báu. Chưa bao giờ trước đây có bất kì ai đã làm điều đó. Từng
câu chuyện đều có ý nghĩa - bởi vì đó là câu chuyện của cả nhân loại, mọi tính
người, cái ngu xuẩn của con người, tham lam, ghen tuông, giận dữ, từ bi, tình
yêu. Nếu bạn có thể nhìn lại, chính linh ảnh đó sẽ thay đổi tương lai của bạn.
Bạn sẽ không là như cũ lần nữa.
Một quí ông ở độ tuổi bẩy mươi
gom toàn bộ dũng khí và lấy chuyến bay trong máy bay. Khi ông ấy trèo ra sau
chuyến bay ông ấy quay sang phi công và nói, "Thưa ngài, tôi muốn cám ơn
ngài về cả hai chuyến bay đó."
"Ông nói gì vậy?"
viên phi công nói. "Ông chỉ đáp mỗi chuyến bay."
"Không, thưa ngài,"
hành khách này nói, "Tôi đáp hai chuyến - chuyến đầu tiên và chuyến cuối
cùng đấy."
Kinh nghiệm làm biến đổi, nhưng
để biến đổi bạn, kinh nghiệm cần có ý thức. Kinh nghiệm vô ý thức không thể làm
thay đổi bạn được. Bạn đã sống cùng hình mẫu mà bạn đang sống bây giờ - nhiều lần
- nhưng bạn cứ quên về nó. Thế thì bạn lại bắt đầu cùng đường mòn, dường như
cái gì đó mới được bắt đầu. Nhiều lần bạn đã rơi vào tình yêu và nhiều lần bạn
đã bị thất vọng. Lần nữa bạn đang tìm các cách cũ.
Thân thể bạn có thể mới; tâm
trí bạn không mới. Thân thể bạn cũng giống như cái chai mới, và tâm trí bạn là
rượu rất cổ. Cái chai cứ thay đổi và rượu cứ còn như cũ.
Patanjali nói rằng nếu bạn trở
thành nhất tâm - và bạn có thể trở thành được vì không có bí mật nào trong nó cả;
chỉ nỗ lực, kiên nhẫn, kiên trì là được cần - bạn sẽ có khả năng thấy mọi điều
bạn đã từng là trước đây. Chỉ cái nhìn về nó, và hình mẫu của bạn sẽ sụp đổ.
Không phép màu nào trong nó; nó là luật tự nhiên, đơn giản.
Vấn đề nảy sinh bởi vì bạn vô ý
thức. Vấn đề nảy sinh bởi vì bạn đã từng chết và được sinh ra lặp đi lặp lại,
nhưng mỗi lần, bằng cách nào đó, tấm màn rủ xuống và quá khứ riêng của bạn bị
che kín với bạn. Bạn như tảng băng, chỉ một phần nhỏ trên bề mặt và phần chính ở
dưới bề mặt. Nhân cách của bạn ngay bây giờ chỉ là một phần nhỏ nhô ra khỏi bề
mặt. Mọi phần của bạn ở dưới bề mặt. Một khi bạn trở nên nhận biết về nó, không
cái gì khác được cần. Chính nhận biết đó trở thành cách mạng.
Kiểm tra một toán tân binh,
trung sĩ lính thuỷ đánh bộ hỏi. "Jones, khi anh lau súng trường, điều đầu
tiên anh làm là gì?" "Nhìn vào con số," người này đáp lại mau lẹ.
"Bây giờ, cái khỉ gì phải
làm với việc lau súng?" trung sĩ hỏi.
"Chỉ muốn chắc,"
Jones đáp, "rằng tôi đang lau súng của riêng tôi."
Đó là vấn đề nơi mọi người cứ bỏ
lỡ. Bạn không biết bạn là ai; bạn không biết số của bạn là gì; bạn không biết bạn
đã làm gì. Bạn đã trở thành rất láu lỉnh trong việc quên mọi thứ. Bây giờ các
nhà phân tâm nói rằng bất kì cái gì đau đớn, con người có xu hướng quên nó đi.
Không phải là bạn thực sự quên đâu - nó vẫn còn là một phần của vô thức của bạn.
Trong thôi miên sâu nó trồi ra, bật ra. Trong thôi miên sâu mọi thứ quay lại.
Chẳng hạn, nếu tôi hỏi bạn đã
làm gì vào ngày đầu tiên của tháng giêng năm 1961, bạn không thể nhớ được. Bạn
tất nhiên có đó rồi. Ngày đầu tiên của tháng giêng năm 1961, bạn đã sống, tất cả
các bạn đều ở đó, nhưng bạn đã làm gì từ sáng tới tối bạn không nhớ. Thế rồi đi
tới nhà thôi miên và cho phép bản thân bạn bị thôi miên. Trong thôi miên sâu,
người đó sẽ hỏi, "Bạn đã làm gì vào ngay đầu tiên của tháng giêng năm
1961?" Và bạn sẽ kể vanh vách lại mọi thứ, ngay cả các chi tiết nhỏ nhặt -
rằng bạn đi dạo buổi sáng và trời đẹp, và có sương trên cỏ, và bạn có thể vẫn
nhớ cái mát mẻ của buổi sáng, và hàng rào bị xén trong vườn và bạn vẫn có thể
nhớ, bạn gần như có thể ngửi lại hương thơm của hàng rào mới bị xén, và mặt trời
lên... Và những chi tiết nhỏ bé, chi li, và cả ngày dường như bạn sống lại nó.
Khi bạn được mang ra khỏi thôi miên bạn đã lại quên rồi.
Dường như là nhớ mọi điều sẽ là
quá nhiều với bạn, nó sẽ trở thành gánh nặng quá nhiều, cho nên bạn cứ ném nó
vào trong tầng ngầm của tâm thức. Tầng ngầm phải được tìm kiếm bởi vì có kho
báu giấu kín nữa, và tầng ngầm phải được tìm vì chỉ tìm qua nó bạn mới trở nên
nhận biết về cái ngu xuẩn của bạn rằng bạn đã từng lặp lại liên tục. Bạn có thể
đi ra ngoài nó chỉ khi bạn đã hiểu nó. Tầng ngầm được hiểu trở thành lối đi
sang tầng cao hơn của bản thể bạn.
Tâm lí học hiện đại nói có hai
phân chia của tâm thức: ý thức và vô thức. Tâm lí học Yoga nói có một phân chia
nữa: siêu thức. Bạn sống trên tầng đất, đó là ý thức. Bên dưới nó là tầng ngầm
lớn, vô thức - toàn thể quá khứ được tích luỹ. Và khi tôi nói toàn thể quá khứ
được tích luỹ tôi ngụ ý mọi kiếp sống của bạn như con người, mọi kiếp sống của
bạn như con vật, mọi kiếp sống của bạn như chim, mọi kiếp sống của bạn như cây,
thực vật, mọi kiếp sống của bạn như tảng đá, kim loại - từ chính lúc bắt đầu, nếu
có bắt đầu nào, hay từ chính lúc bắt đầu vô thuỷ. Mọi thứ đã xảy ra cho bạn, mọi
biến đổi, chúng tất cả đều được tích luỹ trong tầng ngầm. Người ta phải đi qua
nó.
Chính hiểu biết sẽ cho bạn chìa
khoá của cầu thang từ đó bạn có thể đi vào siêu thức.
Patanjali nói nó xảy ra tương ứng
theo một luật đơn giản. Mọi phép màu xảy ra đều tương ứng theo một luật đơn giản
khi bạn trở thành nhất tâm. Chỉ có một phép màu, và đó là phép màu của việc trở
thành nhất tâm.
Những lời kinh này là rất cơ sở
cho khoa học tương lai phát triển, ngày này hay ngày khác. Bây giờ công việc cơ
bản đã bắt đầu ở phương Tây. Nhiều điều đang được làm khi có liên quan tới siêu
cảm giác; nhiều điều đang được làm cho điều siêu linh. Nhưng dầu vậy mọi thứ vẫn
còn trong bóng tối; mọi người đang dò dẫm. Khi mọi sự trở nên rõ ràng hơn,
Patanjali sẽ lấy chỗ đúng của ông ấy trong lịch sử tâm thức con người. Ông ấy
là vô song - nhà khoa học đầu tiên không tin vào bất kì mê tín nào, vào bất kì
phép màu nào, và là người qui mọi sự vào luật khoa học.
"Bằng quan sát dấu ấn quá
khứ, tri thức về việc sinh trước được thu lấy." Trong Trị liệu Nguyên thuỷ
bạn làm chút ít công việc trên những tuyến này; bạn đi lùi lại chút ít, tới việc
sinh của bạn trong kiếp này. Đó là việc chuẩn bị. Nếu bạn thành công trong việc
đó thế thì bạn có thể được giúp đỡ sâu hơn, bạn có thể được giúp đỡ để nhớ lại
những ngày trong bụng mẹ. Tôi đang bắt đầu một trị liệu mới, Trị liệu thôi
miên. Chẳng mấy chốc, khi bạn đã làm xong Nguyên thuỷ và bạn đã thành công
trong nó, thế thì Trị liệu thôi miên có thể giúp bạn đi sâu hơn, nhớ lại những
ngày trong bụng mẹ; thế rồi còn đi sâu hơn và nhớ lại kiếp sống trước của bạn,
khi bạn chết; thế rồi còn đi sâu hơn vào trong các chi tiết của kiếp sống trước
của bạn.
Nếu bạn có thể đi vào trong chi
tiết một kiếp sống thế thì bạn có chìa khoá, thế thì bạn có thể mở mọi cánh cửa
quá khứ.
Nhưng tại sao mở cánh cửa quá
khứ? Bởi vì trong quá khứ, tương lai được giấu kín. Nếu bạn biết quá khứ của bạn,
bạn sẽ không lặp lại nó trong tương lai. Nếu bạn không biết nó bạn sẽ cứ lặp lại
nó, lặp đi lặp lại mãi. Chính tri thức về quá khứ trở thành việc đảm bảo rằng
bây giờ bạn sẽ không lặp lại nó trong tương lai; trong tương lai bạn sẽ là một
người mới toàn bộ. Yoga là khoa học về con người mới.
0 Đánh giá