Read more
Yoga: Alpha và
Omega (Tập 7)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 8. Đáy
đá của không và có
Osho ơi,
Có lần thầy nhắc tới lời của Sartre khi ông
ấy được hỏi trong cuộc phỏng vấn. "Điều có ý nghĩa nhất trong đời ông là
gì?" Sartre đáp mọi thứ. Yêu để sống, để tan thành khói. Và thế rồi thầy
lưu ý rằng việc đáp lại này rất giống Thiền. Nhưng Sartre có tâm thức thiền
không?
Đó là lí do tại sao tôi nói rất
giống Thiền. Không thực sự là Thiền, nhưng giống rất nhiều với Thiền. Chủ nghĩa
hiện sinh gần như trên bờ nơi nó có thể trở thành Thiền. Nó có thể cứ bám lấy
nơi nó đang đứng bây giờ và nó sẽ không là Thiền, nhưng nó có thể lấy cú nhảy
và trở thành Thiền. Sartre đang đứng ở chỗ Phật cũng đã đứng trước khi ông ấy
trở nên chứng ngộ, nhưng Phật mở hướng tới tương lai. Ông ấy vẫn đang tìm kiếm;
ông ấy vẫn đang trên cuộc hành trình. Sartre đã trở nên bị cố định vào sự phủ định
của ông ấy.
Phủ định là cần nhưng không đủ.
Đó là lí do tại sao tôi liên tục nói chừng nào bạn chưa có khả năng nói không với
Thượng đế, bạn sẽ không bao giờ có khả năng nói có. Nhưng chỉ nói không là
không đủ. Nó là cần, nhưng người ta phải đi tiếp - từ không tới có, từ phủ định
sang khẳng định.
Sartre vẫn đang níu bám lấy cái
phủ định, lấy cái không. Điều tốt là ông ấy đã đi tới đó, nhưng không đủ tốt. Một
bước thêm nữa, nơi cái phủ định cũng biến mất, nơi cái phủ định cũng bị phủ định.
Việc phủ định của phủ định trở thành tuyệt đối khẳng định. Phủ định của phủ định
là có toàn bộ. Để tôi giải thích điều đó cho bạn.
Bạn buồn. Bạn có thể trở nên được
lắng đọng trong buồn của bạn, bạn có thể chấp nhận nó dường như "đây là chỗ
cuối" cuộc hành trình dừng lại, không tìm kiếm, không truy tìm gì thêm nữa
- bạn đã lắng đọng, bạn đã làm nhà ở cái không. Bây giờ bạn không là quá trình;
bạn đã trở thành tù đọng. Cái không đã trở thành phong cách sống của bạn. Đừng
bao giờ làm bất kì cái gì thành phong cách sống của bạn. Nếu bạn đã đạt tới cái
không, đừng dừng lại ở đó. Việc tìm kiếm là vô tận. Đi tiếp đi, đi tiếp đi... một
ngày nào đó khi bạn đã đạt tới chính đáy đá của không, bạn bắt đầu đi lên hướng
tới bề mặt. Chìm sâu vào trong không đi. Bạn sẽ đạt tới đáy đá. Từ đó có điểm
ngoặt thế rồi bạn đi vào trong chiều đối lập. Thế rồi tới thế giới của có. Người
vô thần, thế rồi bạn trở thành người hữu thần. Thế rồi bạn nói có với toàn thể
sự tồn tại. Thế thì buồn biến thành phúc lạc, không trở thành có. Nhưng điều
này nữa cũng không là chỗ cuối. Đi tiếp và đi tiếp đi. Vì không đã bị bỏ lại,
có cũng sẽ biến mất.
Đó là điểm của Thiền, nơi có và
không cả hai cùng biến mất, và bạn được bỏ lại không có thái độ nào. Bạn được bỏ
lại không có ý tưởng nào - trần trụi, khoả thân - chỉ với sự sáng tỏ, không cái
gì cản trở nó - thậm chí không cả có. Không triết lí, không giáo điều, không
thượng đế học, không học thuyết - không cái gì cản trở bạn, không cái gì che mờ
bạn. Đây là điều Patanjali gọi là nirbeej samadhi, samadhi vô hạt mầm, bởi vì
trong có, hạt mầm vẫn có thể được mang?
Đây là điểm siêu việt. Đây là
điểm nơi bạn biến mất hoàn toàn và, đồng thời, bạn trở thành toàn bộ. Đây là lí
do tại sao Phật sẽ không nói có với Thượng đế, sẽ không nói không với Thượng đế.
Nếu bạn hỏi ông ấy, "Có Thượng đế không?" ông ấy sẽ mỉm cười là nhiều
nhất. Nụ cười đó chỉ ra sự siêu việt của ông ấy. Ông ấy sẽ không nói có, ông ấy
sẽ không nói không, bởi vì ông ấy biết cả hai đều là những giai đoạn trên con
đường nhưng không phải là mục đích - và cả hai đều ấu trĩ. Thực ra bất kì cái
gì cũng trở thành ấu trĩ khi bạn níu bám lấy nó. Chỉ đứa trẻ mới níu bám. Người
lớn bỏ mọi níu bám: trưởng thành thực là không níu bám - thậm chí không níu bám
cả với có.
Phật cũng có tính thượng đế thế
và tính phi thượng đế thế. Mọi người đã thực sự đạt tới đều đi ra ngoài có và
không.
Nhớ điều này. Sartre đang treo
đâu đó ở chính đường biên của không. Đó là lí do tại sao ông ấy cứ nói mãi về nỗi
buồn, chán nản, lo âu, phiền não. Toàn phủ định. Ông ấy đã viết một cuốn sách lớn,
kiệt tác của ông ấy, Hiện hữu và Cái không. Trong cuốn sách đó ông ấy đã cố gắng
chứng minh rằng hiện hữu là cái không - cái phủ định toàn bộ. Nhưng ông ấy bám
lấy nó.
Nhưng ông ấy là con người đích
thực. Cái không của ông ấy là đúng. Ông ấy đã thu được nó. Nó không chỉ là việc
phủ nhận Thượng đế, ông ấy đã sống việc phủ nhận đó. Ông ấy đã khổ vì nó; ông ấy
đã hi sinh vì nó. Nó là cái không đích thực.
Cho nên có hai kiểu người vô thần
- như có hai kiểu trong mọi chiều hướng đích thực và không đích thực. Bạn có thể
trở thành người vô thần vì lí do sai. Người cộng sản là người vô thần nhưng người
đó không đích thực. Lí do của người đó là sai: lí do của người đó là nông cạn.
Người đó đã không sống cái không của mình.
Sống cái không là hi sinh bản
thân người ta tại ban thờ của việc phủ định, chịu khổ vô cùng, đi vào trong thế
giới của tuyệt vọng, đi vào trong bóng tối, đi vào trong trạng thái vô vọng của
tâm trí nơi bóng tối ngự trị tối thượng, vô tận, và không có hi vọng nào cho bất
kì buổi sáng nào - đi vào trong cái vô nghĩa và không tạo ra bất kì ảo tưởng
nào theo bất kì cách nào; bởi vì cám dỗ là lớn. Khi bạn ở trong đêm tối cám dỗ
là lớn ít nhất để mơ về buổi sáng, để nghĩ về buổi sáng, để tạo ra ảo tưởng
quanh bạn, để hi vọng về nó. Và bất kì khi nào bạn bắt đầu hi vọng bạn lại bắt
đầu thử tin vào nó, bởi vì bạn không thể hi vọng mà không tin được. Bạn có thể
hi vọng nếu bạn tin. Tin là không đích thực: không tin cũng không đích thực.
Cái không của Sartre là đúng thực
sự. Ông ấy đã sống nó; ông ấy đã khổ vì nó. Ông ấy sẽ không níu bám lấy bất kì niềm
tin nào. Dù cám dỗ là bất kì cái gì, ông ấy sẽ không mơ. Dù quyến rũ là bất kì
cái gì và sự mê hoặc của hi vọng về tương lai, về Thượng đế và cõi trời, không
- ông ấy sẽ không bị cám dỗ. Ông ấy sẽ dính vào, ông ấy sẽ vẫn còn bị gắn cố định
với sự kiện này. Sự kiện là ở chỗ không là có nghĩa. Sự kiện là ở chỗ dường như
không có Thượng đế, trời dường như trống rỗng. Sự kiện là dường như không có
công bằng. Sự kiện là toàn thể sự tồn tại dường như ngẫu nhiên - không hài hoà
mà hỗn độn.
Khó sống với hỗn độn này. Điều
đó gần như là không thể được - vô nhân tính hay siêu nhân - sống với hỗn độn
này và không bắt đầu mơ về nó, bởi vì người ta cảm thấy dường như mình đang sắp
phát điên. Đó là chỗ Nietzsche trở nên điên - cùng tình huống như Sartre ở vào.
Ông ấy đã trở nên điên. Ông ấy là người đầu tiên của tâm trí mới này, người
tiên phong đầu tiên đã thử cái không đích thực. Ông ấy đã phát điên. Quá nhiều
người sẽ phát điên nếu họ thử cái không - bởi vì thế thì không có tình yêu, thế
thì không có hi vọng, thế thì không có nghĩa. Sự tồn tại của bạn là tuỳ tiện,
ngẫu nhiên. Bên trong trống rỗng, bên ngoài trống rỗng... không mục đích ở bất
kì đâu. Không cái gì để níu bám lấy, không đâu mà đi - không lí do để hiện hữu.
Dường như khó khăn, gần như không thể được.
Sartre đã thu được nó; ông ấy
đã sống nó. Ông ấy là con người thực thụ, một Adam thực thụ. Ông ấy đã không
vâng lời. Ông ấy đã nói không. Ông ấy đã từng bị ném ra khỏi vườn - khu vườn của
hi vọng, vườn của mơ mộng, vườn của việc thoả ước của bạn. Trần trụi, khoả
thân, trong thế giới lạnh lẽo ông ấy đã sống.
Ông ấy là người hay, nhưng một
bước thêm nữa được cần. Một chút ít dũng cảm hơn. Ông ấy còn chưa chạm tới đáy
đá của tính không.
Tại sao ông ấy đã không có khả
năng chạm tới đáy đá của tính không? Bởi vì ông ấy đã làm ra triết lí từ tính
không. Bây giờ bản thân triết lí đó cho ông ấy nghĩa. Ông ấy nói về nỗi buồn. Bạn
có quan sát bất kì ai đang nói về nỗi buồn của mình không? Chính việc nói của
người đó giúp cho nỗi buồn biến mất. Đó là lí do tại sao mọi người nói về nỗi
buồn, mọi người nói về các kiếp sống khổ cực của họ. Họ nói bởi vì chỉ để nói,
và họ quên về nó.
Ông ấy đã nói, tranh cãi, rằng
cái không là có nghĩa, rằng toàn thể cuộc sống là vô nghĩa. Bây giờ điều này đã
trở thành nghĩa của ông ấy - tranh cãi vì nó, tranh đấu vì nó. Đó là nơi ông ấy
đã bỏ lỡ vấn đề. Sâu hơn chút nữa thôi và đáy đá ở gần bên. Ông ấy sẽ bị ném trở
lại cái có sâu sắc.
Từ không, có được sinh ra. Nếu
từ không, có không được sinh ra, thế thì cái gì đó đã đi sai. Nó phải là vậy. Từ
đêm buổi sáng được sinh ra. Nếu buổi sáng không được sinh ra thế thì cái gì đó
đã đi sai. Có thể buổi sáng có đó nhưng người này đã làm nó thành vấn đề không
mở mắt mình ra. Người đó đã trở nên bị nghiện với bóng tối, hay người đó đã bị
mù, hay người đó đã sống trong tối lâu tới mức ánh sáng làm loá người đó và làm
mù người đó.
Một bước nữa trong kiếp này hay
trong kiếp khác và Sartre sẽ trở thành một người thực của Thiền. Ông ấy sẽ có
khả năng nói có. Từ không, nhưng nhớ lấy, từ cái không đích thực.
Thỉnh thoảng bạn có quan sát hiện
tượng mang thai giả không? Một người đàn bà tin rằng cô ấy mang thai, và chỉ bằng
niềm tin, chỉ bằng ý tưởng, cô ấy trở nên bị tự thôi miên rằng cô ấy mang thai.
Cô ấy bắt đầu cảm thấy bụng to ra - và bụng thực sự bắt đầu to ra. Có thể chẳng
có gì ngoài không khí. Và mọi tháng cái bụng cứ ngày càng lớn hơn và lớn hơn và
lớn hơn. Chỉ tâm trí cô ấy giúp cho cái bụng tích khí, chỉ chính ý tưởng đó. Và
chẳng có gì cả - không mang thai, không con bên trong. Đây là mang thai giả; sẽ
không có việc sinh nào.
Khi ai đó nói không mà không
thu được nó, không đã sống vì nó... Chẳng hạn, bây giờ ở Nga không đã trở thành
triết lí chính thức. Mọi người đều là người cộng sản và mọi người đều là người
vô thần. Bây giờ không là hư huyễn - hư huyễn như có của người Ấn Độ. Nó là
mang thai giả bây giờ. Bây giờ nó là tôn giáo chính thức; bây giờ chính chính
phủ đi tuyên truyền. Trong mọi trường phổ thông và cao đẳng và đại học, bây giờ
không là được tôn thờ. Chủ nghĩa vô thần đã trở thành tôn giáo; bây giờ mọi người
được dạy về nó. Việc mang thai sẽ là giả, được ước định bởi người khác; cũng
như trong gia đình tôn giáo - người Ki tô giáo, người Hindu, người Mô ha mét
giáo - bạn được sinh ra và thế rồi bạn được dạy cái gì đó và dần dần bạn bắt đầu
tin.
Đứa trẻ nhỏ thấy bố nó cầu nguyện
cũng bắt đầu cầu nguyện bởi vì trẻ con hay bắt chước. Người bố đi nhà thờ... đứa
con đi nhà thờ. Thấy rằng mọi người đều tin, nó cũng bắt đầu giả vờ. Bây giờ
mang thai giả được sinh ra. Cái bụng sẽ cứ to lên và không đứa con nào sẽ chui
ra từ nó, không cuộc sống nào sẽ được sinh ra từ nó. Duy nhất, người này sẽ trở
nên xấu xí bởi vì cái bụng.
Cái có có thể là giả, cái không
có thể là giả; thế thì chẳng cái gì bắt nguồn từ nó. Cây được biết tới bởi quả,
và một nguyên nhân được biết tới bởi hậu quả. Liệu bạn là đích thực hay không sẽ
được biết bởi việc tái sinh của bạn. Đây là một điều.
Điều thứ hai cần nhớ là: bạn có
thể thực sự mang thai, nhưng nếu người mẹ chống lại chính ý tưởng cho sinh ra đứa
con, cô ấy có thể giết chết đứa con. Đứa con là thực, nhưng người mẹ phải hợp
tác. Khi đứa con muốn ra khỏi bụng mẹ sau chín tháng phát triển, người mẹ cần cộng
tác.
Bởi vì người mẹ không cộng tác,
đó là lí do tại sao có đau nhiều thế. Sinh con là điều tự nhiên thế, không cần
phải đau gì. Thực ra, những người biết, họ nói rằng sinh con sẽ trở thành một
trong những khoảnh khắc cực lạc nhất của đời người đàn bà nếu cô ấy cộng tác,
không cái gì giống được điều đó. Không cực thích dục nào có thể đi sâu như khi
người đàn bà tham gia vào quá trình sinh con. Toàn thể sự tồn tại của cô ấy
rung động cùng cuộc sống mới; một con người mới được sinh ra. Cô ấy trở thành
phương tiện của điều thiêng liêng. Cô ấy trở thành đấng sáng tạo. Từng thớ thịt
của con người cô ấy rung động với giai điệu mới; bài ca mới được nghe thấy
trong chiều sâu nhất của con người cô ấy. Cô ấy sẽ cực lạc.
Không cực thích dục nào có thể
sâu sắc thế như cực thích mà có thể được đạt tới bởi người đàn bà khi cô ấy trở
thành người mẹ, nhưng chính điều đối lập đang xảy ra. Thay vì được cực lạc người
đàn bà trải qua khổ cực kì - vì cô ấy tranh đấu. Đứa trẻ đang đi ra ngoài, đứa
trẻ đang bỏ lại bụng mẹ, nó sẵn sàng - nó sẵn sàng đi ra để vào thế giới lớn,
thế giới rộng - và người mẹ níu lại. Cô ấy khép lại, cô ấy không giúp đỡ, cô ấy
không mở. Nếu cô ấy thực sự đóng, cô ấy có thể giết chết đứa con.
Đó là điều xảy ra cho Sartre: Đứa
con sẵn sàng, và ông ấy đã mang thai thực, nhưng bây giờ ông ấy sợ. Bây giờ bản
thân cái không đã trở thành mục đích đời ông ấy, dường như bản thân việc mang
thai đã trở thành mục đích, không phải là đứa trẻ. Dường như người đàn bà cảm
thấy thoải mái thế khi mang một trọng lượng trong tử cung tới mức bây giờ cô ấy
sợ nếu đứa con được sinh ra cô ấy sẽ mất cái gì đó. Việc mang thai phải không
trở thành phong cách sống. Nó là quá trình; nó bắt đầu và nó kết thúc. Người ta
không nên bám lấy nó. Sartre đang bám; đó là chỗ ông ấy bỏ lỡ.
Có nhiều người vô thần trên thế
giới với việc mang thai giả, rất ít người vô thần với việc mang thai thực.
Nhưng bạn có thể bỏ lỡ ngay cả khi bạn mang thai thực.
Đừng bao giờ làm ra bất kì quan
điểm nào về triết lí của bạn, bởi vì một khi nó trở thành triết lí của bạn, bản
ngã của bạn được tham gia vào, và thế thì bạn cứ liên tục bảo vệ nó, tranh biện
cho nó, tìm bằng chứng để giúp nó.
Amitabh đã cho một câu chuyện
nhỏ. Sẽ là tốt để hiểu:
Một hiền nhân Do Thái ở
Brooklyn hỏi một hiền nhân Do Thái khác. "Cái gì mầu xanh, treo trên tường,
và huýt sáo?"
Cái gì bí ẩn mầu xanh, treo
trên tường, và huýt sáo?
Hiền nhân Do Thái thứ hai, suy
tư, rồi nói, "Tôi không biết." Hiền nhân thứ nhất: "Việc đánh lạc
hướng." Hiền nhân thứ hai "Nhưng ông nói nó là mầu xanh." Hiền
nhân thứ nhất "Ông có thể vẽ một mầu xanh."
Việc đánh lạc hướng, nhưng bạn
có thể vẽ nó.
Hiền nhân thứ hai "Nhưng
ông nói nó treo trên tường."
Hiền nhân thứ nhất, "Tất
nhiên, ông có thể treo nó lên tường." Hiền nhân thứ hai "Nhưng ông
nói nó huýt sáo!" Hiền nhân thứ nhất "Vậy, nó không huýt sáo."
Nhưng người ta cứ tiếp diễn
mãi. Bây giờ chẳng cái gì còn là vấn đề nguyên thuỷ, nhưng người ta cứ tiếp tục
níu bám lấy nó. Nó trở thành trò bản ngã.
Sartre là người đích thực,
nhưng toàn thể vấn đề đã trở thành trò bản ngã. Ông ấy cần thêm chút ít dũng cảm.
Vâng. Tôi nói với bạn nói không
đã cần dũng cảm rồi, nói có cần dũng cảm nhiều hơn. Bởi vì nói không, bản ngã
có thể được giúp. Trong mọi cái không, bản ngã có thể được giúp. Nó cảm thấy
thoải mái để nói không; bản ngã cảm thấy được nuôi dưỡng, được làm mạnh. Nhưng
nói có là buông xuôi; nó cần dũng cảm nhiều hơn.
Sartre cần đổi ý, nơi không trở
thành có, thế thì ông ấy sẽ không giống như Thiền, ông ấy sẽ là Thiền.
Và bên ngoài Thiền là Phật. Bên
ngoài Thiền là Phật, chứng ngộ tối thượng, nirbeej samadhi của Patanjali -
samadhi vô hạt mầm - nơi có cũng bị bỏ đi, bởi vì có đang mang không. Khi không
đã bị bỏ đi rồi, không cần mang có.
Sao bạn nói có Thượng đế? Bởi
vì bạn vẫn sợ ngài có thể không có. Không ai nói đây là ngày. Không ai nói đây
là mặt trời mọc, bởi vì mọi người đều biết nó là vậy. Bất kì khi nào bạn nhấn mạnh,
rằng cái này là vậy, ở đâu đó sâu trong vô thức của bạn có nỗi sợ. Bạn sợ nó có
thể không là vậy. Bởi vì nỗi sợ đó bạn cứ nhấn mạnh, nói có. Mọi người trở
thành người mất trí, giáo điều. Họ sẵn sàng bị giết hay đi giết vì các ý tưởng
của họ.
Tại sao có nhiều chủ nghĩa giáo
điều thế trên thế giới? Bởi vì mọi người đã không thực sự đạt tới. Họ sợ. Họ sợ
- bất kì ai nói không cũng tạo ra cám dỗ cho họ. Dẫu sao họ cũng mang cái không
của họ bên trong. Nếu ai đó nói không, cái không của họ bắt đầu trở nên sống,
và họ sợ bản thân họ. Họ sống cuộc sống đóng để cho không ai quấy rối ý thức hệ
của họ.
Nhưng một người đã thực sự đạt
tới có cần gì mà nói có? Phật không nói gì về Thượng đế. Ông ấy đơn giản mỉm cười
vào toàn thể cái ngớ ngẩn của có và không. Cuộc sống có đó mà không có diễn giải
nào. Nó là đầy đủ - hoàn toàn đầy đủ và hoàn hảo. Không ý thức hệ nào được cần
để nói bất kì cái gì về nó. Bạn phải im lặng và tĩnh lặng để lắng nghe nó. Bạn
phải ở trong nó để cảm nó và sống nó. Bao giờ cũng nhớ những người bị ám ảnh
quá nhiều với có phải kìm nén cái không nào đó ở bên trong con người họ.
Đó là từ Amitabh:
Câu hỏi 2
Siddhartha của Herman Hesse nói vậy với Phật:
"Hỡi con người lẫy lừng, một lời hơn hết thảy tôi ngưỡng mộ giáo huấn của
thầy. Mọi thứ là rõ ràng đầy đủ và được chứng minh. Thầy chỉ ra thế giới là dây
chuyền đầy đủ, không phá huỷ được - một dây chuyền vĩnh hằng. Hoàn toàn nhất
quán, bao quát cả cái lớn và cái nhỏ trong cùng một dòng chảy. Không một khoảnh
khắc nào tôi nghi ngờ rằng thầy là phật, rằng thầy đã đạt tới điều cao nhất mà
nhiều nghìn người đang nỗ lực đạt tới. Thầy đã làm như vậy bởi việc tìm kiếm
riêng của thầy, theo cách riêng của thầy. Thầy đã không học gì qua các giáo huấn,
và do vậy tôi nghĩ, hỡi con người lẫy lừng, rằng không ai tìm ra cứu rỗi qua
các giáo huấn. Thầy có thể không trao đổi với ai trong giáo huấn của thầy vè điều
gì xảy ra cho thầy trong khoảnh khắc chứng ngộ của thầy, bí mật của điều bản
thân vị phật đã trải nghiệm - một mình ông ấy trong hàng trăm nghìn người. Đây
là lí do tại sao tôi đang đi theo con đường của tôi - không để tìm thầy khác tốt
hơn, vì không có thầy nào tốt hơn cả, nhưng để đạt tới sự một mình - hay chết."
Xin thầy bình luận?
Siddhartha của Herman Hesse là
một trong những cuốn sách hiếm hoi nhất, cái gì đó từ chiều sâu bên trong nhất
của ông ấy. Không bao giờ Hesse có thể đem tới lần nữa đồ châu báu đẹp hơn và
quí giá hơn Siddhartha; dường như ông ấy đã tiêu hết vào trong nó. Ông ấy không
thể đạt tới cao hơn. Siddhartha là đỉnh cao của Hesse.
Siddhartha đang nói với Phật
"Bất kì cái gì thầy nói cũng đều đúng. Làm sao nó có thể khác được? Thầy
đã giải thích mọi thứ mà chưa bao giờ được giải thích trước đây; thầy đã làm
cho mọi thứ thành rõ ràng. Thầy là người thầy vĩ đại nhất có đó. Nhưng thầy đã
đạt tới chứng ngộn theo cách riêng của thầy. Thầy không là đệ tử. Thầy không
theo bất kì ai; thầy đã tìm một mình. Thầy đã đi tới chứng ngộ này một mình, bước
đi theo một con đường, không theo bất kì ai." "Tôi phải rời bỏ thầy,"
Siddhartha nói với Phật Gautam, "không để tìm ra thầy vĩ đại hơn thầy, vì
không có ai cả, nhưng để tìm ra chân lí của riêng tôi. Chỉ với giáo huấn này là
tôi đồng ý" - bởi vì đây là giáo huấn của Phật "Là ánh sáng lên bản
thân ông." Không theo ai cả; tìm và kiếm, nhưng không theo ai cả. "Với
điều này tôi đồng ý," Siddhartha nói, "cho nên tôi sẽ phải đi."
Ông ấy buồn. Phải đã rất khó
khăn cho ông ấy rời khỏi Phật, nhưng ông ấy phải đi - tìm, kiếm, hay chết. Ông ấy
phải tìm ra con đường.
Bình luận của tôi về nó là gì?
Có hai kiểu người trên thế giới. Chín mươi chín phần trăm mọi người không thể đi
một mình được... Một mình, nếu họ thử, họ sẽ vẫn còn ngủ say mãi mãi. Một mình,
bị bỏ lại cho bản thân họ, khả năng là bằng không. Họ sẽ cần ai đó đánh thức họ;
họ sẽ cần ai đó lay họ ra khỏi giấc ngủ, làm họ choáng. Họ sẽ cần ai đó giúp họ.
Nhưng có kiểu khác nữa, điều đó chỉ một phần trăm, mà có thể tìm ra con đường
riêng theo cách riêng của họ.
Phật thuộc vào kiểu người thứ
nhất, kiểu hiếm hoi, một phần trăm. Siddhartha cũng thuộc cùng kiểu. Ông ấy hiểu
Phật, ông ấy yêu Phật, ông ấy tôn kính Phật. Ông ấy cảm thấy buồn và đau và đau
tim khi rời khỏi phật, nhưng ông ấy biết ông ấy phải ra đi. Ông ấy phải tìm ra
cách riêng của ông ấy. Ông ấy phải tìm chân lí của riêng ông ấy. Ông ấy không
thể trở thành cái bóng; điều đó là không thể được cho ông ấy, đó không phải là
kiểu của ông ấy. Nhưng điều đó không có nghĩa là mọi người phải tìm theo cách
riêng của mình.
Trong thế kỉ này đã từng có hai
người rất quan trọng Gurdjieff và Krishnamurti. Họ là các kiểu này.
Krishnamurti cứ nhấn mạnh mọi người phải hiện hữu theo cách riêng của họ. Một
mình người ta phải tìm và một mình người ta phải đạt tới. Và Gurdjieff nhấn mạnh
rằng làm việc theo trường phái là cần - một mình bạn sẽ không bao giờ có khả
năng thoát ra khỏi nhà tù. Mọi tù nhân phải hợp lại cùng nhau để tranh đấu với
những lực lượng đang canh gác, những kẻ đã làm ra nhà tù. Và mọi tù nhân phải hợp
lại cùng nhau để tìm ra cách thức và phương tiện và phương pháp - và họ cần sự
hỗ trợ của ai đó, người ở ngoài nhà tù. Bằng không họ sẽ không tìm ra cách; họ
sẽ không tìm được cách thoát ra. Ai đó, người đã ở trong tù và bằng cách nào đó
đã ra ngoài, sự giúp đỡ của người đó được cần, đó là thầy.
Ai đúng? Các tín đồ của
Krishnamurti sẽ không nghe theo Gurdjieff, các tín đồ của Gurdjieff sẽ không
nghe Krishnamurti, và các tín đồ cứ nghĩ rằng người kia là sai. Nhưng tôi bảo bạn,
cả hai đều đúng bởi vì nhân loại có hai kiểu.
Và không ai tốt hơn. Đừng thử
đánh giá. Ai đó là đàn bà và ai đó là đàn ông - không ai là cao hơn và không ai
là thấp hơn; các kiểu sinh học khác nhau. Ai đó có thể tìm ra một mình và ai đó
cần sự giúp đỡ. Không ai cao hơn và không ai thấp hơn; các kiểu tâm linh khác
nhau.
Người không thể tìm ra một mình
là người mà với họ buông xuôi sẽ là con đường, yêu sẽ là con đường, thành tâm sẽ
là con đường, tin cậy sẽ là con đường. Đừng nghĩ rằng tin cậy là dễ nhé. Nó là
khó vì đi theo cách riêng của bạn, đôi khi thậm chí còn khó hơn. Và có những
người sẽ theo một mình.
Mới vài ngày trước, một thanh
niên tới tôi và anh ta hỏi tôi, "Tôi không thể tìm the cách riêng của tôi
được sao? Tôi có cần là một sannyasin không? Tôi có cần là đệ tử của thầy
không? Tôi không thể theo cách riêng của tôi được sao, tôi không thể tìm kiếm
theo cách riêng của tôi được sao?" Tôi nói, "Sao bạn đã tới để hỏi
tôi? Bạn không phải là kiểu người đi theo cách của riêng mình. Ngay cả điều này
bạn cũng không thể quyết định được. Bạn sẽ có khả năng quyết định gì hơn theo
cách riêng của bạn? Điều này nữa bạn đã tới để hỏi tôi. Điều này tôi phải quyết
định - bạn đã là đệ tử rồi!" Nhưng anh ta biện luận; anh ta nói,
"Nhưng thầy chưa bao giờ là đệ tử của bất kì thầy nào." Tôi nói,
"Điều đó đúng đấy, nhưng tôi chưa bao giờ đi hỏi bất kì ai. Ngay cả cho điều
này, tôi chưa bao giờ đi hỏi bất kì ai."
Và đây là hiểu biết của tôi rằng
những người đã đi theo cách riêng của họ hiếm khi đạt tới, rất hiếm hoi - bởi
vì nhiều lần bản ngã của bạn sẽ nói rằng bạn là kiểu hiếm hoi, rằng bạn có thể
đi theo cách riêng của bạn, một mình, không cần theo bất kì ai; và bản ngã của
bạn sẽ lừa bạn. Bạn có thể không theo bất kì ai; bạn đang theo bản ngã riêng của
bạn, hình ảnh riêng của bạn, và nó sẽ dẫn bạn vào cả nghìn lẻ một rãnh. Bạn
đang theo bản thân bạn, thực ra, bạn không đi theo cách riêng của bạn đâu; bạn
đang đi theo bản thân bạn thôi. Và bạn là hỗn độn lẫn lộn, Bạn sẽ đi đâu? Bạn sẽ
đi thế nào?
Phải rất rõ ràng về điều đó. Lắng
nghe chiều sâu bên trong nhất của bạn. Có phải đó là bản ngã đang nói đừng là
tín đồ không? Nếu đó là bản ngã thế thì bạn sẽ không đi bất kì đâu cả. Bạn sẽ bị
mắc bẫy, đã bị mắc bẫy. Thế thì điều tốt là đi theo ai đó. Tìm ra một trường
phái, tìm ra một thầy. Vứt bỏ bản ngã này đi bởi vì bản ngã này sẽ dẫn vào vào
ngày càng nhiều điều vô nghĩa và rác rưởi.
Nhìn vào lời của Siddhartha.
Ông ấy nói, "Đây là lí do tại sao tôi đi theo cách của tôi - không tìm kiếm
thầy khác và tốt hơn, không vì ai tốt hơn..." Ông ấy yêu Phật vô cùng; ông
ấy kính trọng Phật vô cùng. Ông ấy nói, "Bất kì điều gì thầy nói cũng đều
tuyệt đối rõ ràng. Không ai đã dạy theo cách rõ ràng thế trước đây. Bất kì điều
gì thầy nói về cái nhỏ và cái lớn, nó đều tuyệt đối có thể hiểu được, hấp dẫn,
làm thay đổi, tạo ra sự thông cảm về nó. Tôi biết," ông ấy nói, "thầy
đã đạt tới. Tôi không đi xa khỏi thầy vì tôi nghi ngờ thầy, không. Tôi kính trọng
thầy. Tôi đã thấy thoáng nhìn qua thầy; tôi đã nhìn qua thầy vào thực tại. Tôi
biết ơn, nhưng tôi phải đi."
Kiểu của ông ấy không phải là
kiểu của người có thể trở thành tín đồ. Ông ấy đi vào trong thế giới, ông ấy di
chuyển trong thế giới. Ông ấy sống với gái mãi dâm. Ông ấy thử biết mê đắm là
gì. Ông ấy học cách thức của thế giới và cách thức của tội lỗi, và dần dần, từ
nhiều đau khổ, nhiều chán nản, nhiều thất vọng, tâm thức nảy sinh trong ông ấy.
Con đường của ông ấy dài, nhưng ông ấy vẫn đi tiếp không nao núng, không lung
lay. Với bất kì giá nào, ông ấy đều sẵn sàng chết hay đạt tới. Ông ấy đã hiểu
kiểu của mình.
Hiểu kiểu của mình là điều cơ bản
nhất trong tìm kiếm tâm linh. Nếu bạn lẫn lộn về kiểu của bạn là gì - vì mọi
người tới tôi; họ nói, "Thầy nói hiểu kiểu là điều quan trọng nhất, nhưng
chúng tôi không biết chúng tôi có kiểu gì." - thế thì vẫn còn chắc chắn
đi: bạn không là kiểu người có thể đi theo cách riêng của mình. Bởi vì bạn
không thể chắc chắn được ngay cả kiểu của bạn, điều đó nữa cũng phải được quyết
định bởi ai đó khác, thế thì bạn sẽ không có khả năng đi một mình. Thế thì vứt
bỏ bản ngã đó đi. Điều đó đơn giản là bản ngã.
Điều đó đã xảy ra rồi... Cạm bẫy
có nhiều. Nếu bạn đi và quan sát các đệ tử của Krishnamurti, bạn sẽ thấy gần
như tất cả kiểu sai tụ tập lại với nhau. Không phải những người kiểu như
Siddhartha đâu - bởi vì sao họ phải đi tới Krishnamurti? Người sai - người cần
thầy - và dầu vậy vẫn không sẵn sàng vứt bỏ bản ngã của họ; bạn sẽ thấy họ
quanh Krishnamurti. Đó là thu xếp hay. Krishnamurti nói, "Tôi không phải
là thầy giáo," vậy là bản ngã của họ còn nguyên. Ông ấy không nói,
"Buông xuôi đi," cho nên không có rắc rối. Thực ra ông ấy tôn cao bản
ngã của họ: rằng "các bạn đang tìm ra con đường của bạn một mình." Họ
cảm thấy hay, và họ tiếp tục nghe Krishnamurti trong nhiều năm và nhiều năm và
nhiều năm.
Có những người đã từng nghe ông
ấy trong bốn mươi năm. Thỉnh thoảng họ tới tôi và tôi hỏi họ, "Nếu bạn thực
sự hiểu ông ấy, thế sao bạn không dừng việc đi tới ông ấy? - bởi vì ông ấy nói
không có thầy giáo và ông ấy không phải là thầy của bạn và chẳng có gì được dạy
và chẳng có gì được học; người ta phải tìm cả đời theo cách gian nan; người ta
phải đạt tới bản thân mình. Tại sao ông đã phí hoài bốn mươi năm?" Và tôi
có thể nhìn mặt họ, vấn đề là họ cần thầy nhưng họ không muốn buông xuôi. Cho
nên đây là thoả hiệp tốt: Krishnamurti nói không cần phải buông xuôi, và ông ấy
liên tục dạy, và họ liên tục nghe và học.
Với Gurdjieff bạn sẽ thấy một
nhóm tốt hơn là với Krishnamurti - những người có thể buông xuôi, người sẵn
sàng buông xuôi. Cũng có lỗ hổng bởi vì có những người không muốn làm gì, và
khi họ không muốn làm gì họ nghĩ đây là buông xuôi. Có những người là kẻ ăn
bám, người không muốn làm gì cả. Họ nói, "Chúng tôi buông xuôi. Bây giờ
đây là trách nhiệm của thầy. Bây giờ nếu cái gì đó đi sai thầy chịu trách nhiệm."
Nhưng Gurdjieff sẽ không cho phép những người như vậy. Ông ấy rất nghiêm khắc.
Ông ấy sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho họ tới mức họ sẽ trốn ngay trong vòng vài
giờ. Chỉ những người rất hiếm hoi sẽ ở đó, những người đã thực sự buông xuôi.
Chẳng hạn, một người tới, một
nhạc sĩ, một nhạc sĩ rất có tài người đã nổi tiếng, nổi tiếng về nghệ thuật của
mình, và Gurdjieff nói, "Dừng âm nhạc lại và bắt đầu đào hố trong vườn
đi." Và mười hai giờ một ngày. Người đó chưa bao giờ làm công việc cực nhọc
như vậy. Người đó bao giờ cũng chơi đàn organ. Tay người đó là tinh tế; chúng
không phải là tay của người lao động, chúng không phải là tay của công nhân thủ
công. Tay tinh tế, nữ tính, họ chỉ biết một việc - họ có thể chạm vào phím đàn
organ. Đó là mọi điều người đó đã làm cả đời mình, và bây giờ người này nói...
Nhưng người đó bắt đầu đào hỗ sáng hôm sau.
Đến tối Gurdjieff đến và ông ấy
nói, "Tốt, rất tốt. Bây giờ lấp đất trở lại vào trong hố đi. Lấp đầy các hố.
Và chừng nào ông còn chưa lấp đầy chúng, đừng đi ngủ vội." Cho nên lại bốn
năm giờ người này phải lấp mọi hố - như cũ - bởi vì đến sáng ông ấy sẽ tới xem.
Đến sáng ông ấy có đó và ông ấy nói, "Tốt. Bây giờ đào các hố khác."
Và điều này diễn ra trong ba tháng.
Hoạt động ngớ ngẩn, nhưng nếu bạn
đã buông xuôi, bạn buông xuôi. Bạn không cần bận tâm về điều ông ấy làm. Bạn phải
buông xuôi lí trí.
Sau ba tháng người đó đã trưởng
thành trở thành một người khác toàn bộ. Thế rồi Gurdjieff nói, "Bây giờ
ông có thể chơi nhạc." Âm nhạc mới đã nảy sinh; nó chưa bao giờ có trước
đây. Người đó đã chạm tới cái gì đó của cái không biết. Người đó đã đi theo,
người đó đã tin cậy, người đó đi cùng với Gurdjieff toàn thể con đường.
Những người đang cố lừa dối sẽ
không ở lại đó: họ sẽ lập tức trốn ngay. Với Krishnamurti họ có thể ở lại, bởi
vì chẳng cái gì để làm, chẳng cái gì để suy tư... Và Krishnamurti là đúng!
Nhưng ông ấy là đúng chỉ cho một phần trăm thôi, và đây là vấn đề rằng một phần
trăm đó sẽ không bao giờ nghe ông ấy. Một phần trăm đó đi theo cách riêng của họ.
Nếu người đó bằng cách nào đó bắt gặp Krishnamurti, người đó sẽ cám ơn ông ấy.
Đây là điều Siddhartha đã làm.
Siddhartha đã bắt gặp Phật. Ông
ấy đã nghe Phật, ông ấy đã cảm thấy cái đẹp, ông ấy đã cảm thấy ý nghĩa vô cùng
của bất kì điều gì Phật nói, ông ấy đã cảm thấy Phật, ông ấy đã cảm thấy sự đạt
tới của Phật, ông ấy đã cảm thấy chứng ngộ của Phật, năng lượng thiền của Phật cũng
đã chạm tới trái tim ông ấy, ở gần Phật ông ấy đã cảm thấy tiếng gọi của cái
không biết: nhưng ông ấy hiểu kiểu của mình. Với kính trọng sâu sắc, với tình
yêu sâu sắc, trong nỗi buồn ông ấy ra đi. Ông ấy nói, "Tôi muốn ở cùng thầy,
nhưng tôi biết tôi phải đi." Ông ấy đi không phải bởi vì bản ngã. Ông ấy
đi không để tìm thầy vĩ đại hơn khác. Ông ấy đi bởi vì ông ấy biết rằng ông ấy
không thể là tín đồ được. Không có chống đối trong ông ấy; ông ấy lắng nghe mà
không chống đối; ông ấy hiểu Phật. Ông ấy hiểu một cách toàn bộ thế, đó là lí
do tại sao ông ấy phải đi.
Nếu Krishnamurti được hiểu thực
sự, thế thì bạn phải đi. Thế thì ông ấy không phải là người để ở xung quanh; thế
thì bạn phải đi. Bạn có thể ở cùng với Gurdjieff. Bạn không thể ở cùng với
Krishnamurti, bởi vì toàn thể giáo huấn của ông ấy là đi một mình, không theo
con đường nào cả - chân lí là vô lộ, cổng là vô môn - phương pháp chỉ là một và
đó là nhận biết. Không cái gì khác là được làm. Một khi bạn đã hiểu, bạn sẽ cảm
thấy biết ơn, bạn sẽ bày tỏ kính trọng của bạn, và bạn sẽ đi theo cách riêng của
bạn. Nhưng điều này chỉ dành cho một phần trăm mọi người.
Và nhớ lấy, nếu bạn không thuộc
kiểu đó, đừng giả vờ là kiểu đó, bởi vì bạn không thể thay đổi được kiểu của bạn.
Điều đó là không thể được. Bạn phải dùng kiểu của bạn, và qua việc dùng kiểu của
bạn, bạn phải đi ra ngoài.
Câu hỏi 3
Nếu không có thượng đế nhân tính thì tại
sao thầy trả lời ý nghĩ của tôi mọi sáng? Nếu việc nghe có đó, quá trình này có
tiếp tục khi tôi trở về phương Tây không?
Vâng, tôi trả lời các ý nghĩ của
bạn mọi sáng dù bạn có hỏi tôi hay không, dù bạn có viết ra câu hỏi của bạn hay
không. Tôi trả lời các ý nghĩ của bạn bởi vì không có Thượng đế nhân tính. Tôi
ngụ ý gì?
Nếu có một thượng đế nhân tính
thế thì ngài sẽ bị bận rộn quá nhiều; sẽ không thể nào trả lời được câu hỏi của
bạn. Ngài sẽ bị bận rộn quá nhiều - các vấn đề của toàn thể vũ trụ. Trái đất
này không phải là một mình. Nghĩ mà xem. Nếu một người, một thượng đế nhân
tính, phải nghĩ về các vấn đề và các lo âu và lo nghĩ và câu hỏi chỉ về trái đất
này, thế nữa ngài sẽ phát điên - và trái đất này không là gì cả. Trái đất này
chỉ là một hạt bụi. Các nhà khoa học nói rằng gần như chắc chắn là phải có năm
mươi nghìn trái đất với nhiều sự sống đã tiến hoá như trái đất này trong vũ trụ,
và điều đó là phát biểu vẫn còn chưa đầy đủ - năm mươi nghìn trái đất cũng tiến
hoá như trái đất này, thậm chí còn tiến hoá hơn. Chúng ta càng xuyên thấu vào
trong vũ trụ, biên giới càng ra xa hơn - và xa xăm. Biên giới đã biến mất; nó
là một vũ trụ không biên giới. Nếu có một thượng đế nhân tính, hoặc ngài chắc
đã phát điên từ lâu trước đây rồi hoặc ngài chắc đã tự tử.
Bởi vì không có một thượng đế
nhân tính, mọi sự là đơn giản. Toàn thể sự tồn tại là thiêng liêng. Không có lo
âu; không có gì quá đông đúc. Tính thiêng liêng lan toả khắp sự tồn tại, không
bị giới hạn trong một thượng đế nhân tính.
Khi tôi trả lời câu hỏi của bạn,
nếu tôi là một người thế thì sẽ khó khăn. Thế thì bạn là nhiều người và tôi là
một người. Nếu tất cả tâm trí của các bạn nhảy vào tâm trí tôi, tôi sẽ phát
điên. Nhưng bởi vì không có ai bên trong, việc điên là không thể được. Tôi chỉ
là việc vọng ra của thung lũng trống rỗng. Không phải là có ai đó gây vọng ra
đâu, chỉ việc vọng ra của thung lũng trống rỗng. Hay tôi chỉ là tấm gương. Bạn
tới trước tôi, bạn được phản chiếu qua gương. Bạn đi rồi sự phản xạ mất đi.
Tôi không ở đây theo bất kì
cách thức nhân tính nào, chỉ là sự trống rỗng; cho nên đó không phải là nỗ lực
về phần tôi để trả lời các câu hỏi của các bạn hay ý nghĩ của các bạn. Đơn giản,
bởi vì bạn có đó nên tôi phản xạ bạn thôi. Và đây không phải là nỗ lực.
Ai đó hỏi Michelangelo,
"Trong tác phẩm của ông dường như có hứng khởi lớn lao." Ông ấy nói,
"Vâng, có đấy - nhưng chỉ một phần trăm thôi. Một phần trăm hứng khởi và
chín mươi chín phần trăm vã mồ hôi." Và ông ấy đúng. Với tôi không có vã mồ
hôi. Nó là một trăm phần trăm hứng khởi. Tôi không nghĩ về vấn đề của bạn. Tôi
không nghĩ về bạn chút nào. Tôi không lo nghĩ về bạn. Tôi không cố giúp bạn. Bạn
ở đó. Tôi ở đây: ngay ở giữa hai người, cái gì đó xảy ra - ở giữa tính không của
tôi và sự hiện hữu của bạn, cái gì đó xảy ra mà chẳng liên quan gì tới tôi và
chẳng liên quan gì tới bạn. Chỉ thung lũng trống rỗng, và bạn ca lên bài ca, và
thung lũng lặp lại, và thung lũng vang dội nó.
Cho nên sẽ không khác biệt gì
liệu bạn ở đây hay ở phương Tây. Nếu bạn cảm thấy khác biệt nào điều đó sẽ là
vì bạn thôi, không phải vì tôi. Khi bạn ở gần tôi bạn cảm thấy mở nhiều hơn. Chỉ
ý tưởng của bạn, rằng bởi vì bạn ở đây, bạn cảm thấy mở hơn. Thế rồi bạn đi
sang phương Tây, chỉ ý tưởng của bạn rằng bây giờ bạn ở quá xa xôi, làm sao bạn
có thể mở được - bạn trở nên bị đóng. Cứ bỏ cái ý tưởng đó đi, và bất kì chỗ
nào bạn ở tôi đều sẵn có; bởi vì tính sẵn có này không có nhân tính, cho nên nó
không phải là vấn đề thời gian và không gian. Đi sang phương Tây, đi tới tận
cùng xa nhất của trái đất, nhưng vẫn còn trong cùng thái độ này.
Thử mà xem. Nhiều người trong
các bạn sẽ đi. Mọi sáng, tám giờ Ấn Độ, cứ tới như bạn tới đây, ngồi như bạn ngồi
ở đây, đợi như bạn đợi ở đây, và lập tức bạn sẽ bắt đầu cảm thấy ý nghĩ của bạn
được trả lời. Và nó thậm chí sẽ là kinh nghiệm hay hơn là việc ở gần tôi vì thế
thì sẽ không có gì vật lí cả. Nó sẽ là siêu việt toàn bộ; nó sẽ là sự thuần khiết
nhất có thể có. Và thế thì nếu bạn có thể làm được điều đó, không gian biến mất.
Giữa thầy và đệ tử không có không gian.
Và thế thì phép màu khác là có
thể, thế thì một ngày nào đó bạn có thể vứt bỏ thời gian nữa. Bởi vì một ngày
nào đó tôi sẽ rời thân thể này; tôi sẽ không ở đây. Nếu bạn mà không siêu việt
lên trên thời gian trước khi tôi rời khỏi thân thể tôi, thế thì tôi sẽ trở
thành không sẵn có cho bạn. Không phải là tôi sẽ không sẵn có đâu. Tôi sẽ vẫn
còn sẵn có, nhưng chính ý tưởng của bạn rằng bây giờ tôi chết cho nên làm sao bạn
có thể có quan hệ với tôi được... bạn sẽ trở nên đóng.
Đó là ý tưởng của bạn. Vứt ý tưởng
đó về thời gian và không gian đi. Cho nên trước hết thử vào tám giờ sáng. Thời
gian chuẩn của Ấn Độ, bất kì bạn ở đâu, và thế rồi vứt cả cái thời gian chuẩn Ấn
Độ đó đi. Thế rồi thử vào bất kì lúc nào. Đầu tiên vứt không gian, thế rồi vứt thời
gian. Và bạn sẽ cực lạc thế khi tìm ra rằng tôi sẵn có ở bất kì chỗ nào bạn ở.
Thế thì không có vấn đề gì.
Phật chết. Nhiều người bắt đầu
kêu và khóc, nhưng có vài người chỉ ngồi đó. Manjushree ở đó, một trong những đại
đệ tử của Phật. Ông ấy ngồi dưới gốc cây; ông ấy vẫn còn như cũ. Ông ấy nghe,
dường như không cái gì đã xảy ra. Đó là một trong những biến cố vĩ đại nhất
trong lịch sử thế giới. Hiếm khi vị phật được sinh ra, cho nên không có vấn đề
về phật chết; nó hiếm khi xảy ra. Ai đó tới Manjushree và người này nói.
"Ông làm gì vậy? Ông bị choáng nhiều tới mức ông không thể di chuyển được
sao? Phật chết rồi!" Manjushree cười và ông ấy nói, "Trước khi ông ấy
chết ta đã vứt bỏ thời gian và không gian rồi. Ông ấy sẽ vẫn còn sẵn có với ta
dù ông ấy ở bất kì đâu, cho nên đừng mang tin ngớ ngẩn thế tới cho ta."
Ông ấy không bao giờ đi theo, ông ấy không bao giờ đi xem cái xác chết. Ông ấy
hoàn toàn thoải mái, thảnh thơi. Ông ấy biết rằng tính sẵn có đó không bị giới
hạn bởi thời gian hay không gian.
Phật vẫn còn sẵn có cho những
người sẵn có với ông ấy. Tôi sẽ vẫn còn sẵn có cho bạn nếu bạn sẵn có cho tôi,
cho nên học cách sẵn có cho tôi đi.
Câu hỏi 4
Osho ơi, câu trả lời của thầy về trái tim xấp
xỉ yogi nhắc tôi nhớ tới cuộc trao đổi sau: Vợ: "Cưng ơi, vì chúng ta đã
cưới nhau, anh yêu em nhiều hơn hay ít hơn?" Chồng: "nhiều hơn hay ít
hơn."
Hỏi câu hỏi về yêu dưới dạng
nhiều hay ít là ngu xuẩn, bởi vì yêu không thể nhiều hay ít được. Hoặc nó có hoặc
nó không thôi. Nó không phải là số lượng; nó là chất lượng. Nó không thể được
đo; nó là không đo được. Bạn không thể nói nhiều, bạn không thể nói ít. Câu hỏi
này là không liên quan, nhưng những người yêu cứ hỏi bởi vì họ không biết yêu
là gì. Bất kì cái gì họ biết đều phải là cái gì đó khác. Nó không thể là yêu được
bởi vì yêu không định lượng. Làm sao bạn có thể yêu nhiều hơn được? Làm sao bạn
có thể yêu ít hơn được? Hoặc bạn yêu hoặc bạn không yêu thôi.
Yêu bao quanh bạn, rót đầy bạn
một cách toàn bộ, hay biến mất hoàn toàn và không có đó... thậm chí không có một
dấu vết bỏ lại đằng sau. Yêu có tính toàn bộ. Bạn không thể phân chia nó; phân
chia là không thể được. Yêu là không phân chia được. Nếu bạn chưa bắt gặp tình
yêu như vậy, cái không thể phân chia được thế thì hãy tỉnh táo. Thế thì bất kì
cái gì bạn đã từng nghĩ là yêu đều là đồng tiền giả. Vứt nó đi - càng sớm càng
tốt - và tìm đồng tiền thật.
Và khác biệt là gì? Khác biệt
là khi bạn yêu như đồng tiền giả, bạn đơn giản tưởng tượng rằng bạn yêu. Đó là
thủ đoạn của tâm trí. Bạn tưởng tượng là bạn yêu - cũng như trong đêm, bạn đã
đói cả ngày, nhịn ăn, và bạn đi ngủ, và bạn mơ rằng bạn ăn. Bởi vì con người sống
trong cuộc sống vô tình yêu thế, tâm trí cứ mơ về yêu và tạo ra những giấc mơ
giả, tuyệt đối giả quanh bạn. Chúng giúp bạn sống bằng cách nào đó, và đó là lí
do tại sao lặp đi lặp lại các giấc mơ đều tan vỡ, tình yên tan nát, và bạn lại
bắt đầu tạo ra giấc mơ khác - nhưng chưa bao giờ trở nên nhận biết rằng những
giấc mơ này sẽ không giúp ích gì.
Ai đó hỏi Gurdjieff cách yêu.
Ông ấy nói, "Trước hết hiện hữu đã. Bằng không mọi tình yêu đều là giả."
Nếu bạn hiện hữu một cách đích thực ở đó, thực sự ở đó, trong nhận biết đầy đủ,
trong hiện hữu cụ thể, chỉ thế thì yêu mới là có thể.
Yêu giống như cái bóng của hiện
hữu thực. Chỉ vị Phật, một Christ, một Patanjali mới có thể yêu. Bạn không thể
yêu được. Yêu là chức năng của hiện hữu. Bạn vẫn chưa là một hiện hữu; bạn
không có đủ nhận biết để ở trong yêu.
Yêu cần nhận biết lớn lao nhất.
Vô ý thức, ngủ, ngáy, bạn không thể yêu được. Yêu của bạn giống nhiều với ghét
hơn là giống yêu, đó là lí do tại sao yêu của bạn có thể trở thành chua cay
trong một phút. Yêu của bạn trở thành ghen tuông bất kì khoảnh khắc nào. Yêu của
bạn có thể trở thành thù hận bất kì khoảnh khắc nào. Yêu của bạn không phải là
yêu đủ nghĩa. Yêu của bạn giống nhiều như chỗ ẩn nấp, không phải là bầu trời mở.
Nó nhiều tính nhu cầu hơn, không giống như dòng chảy độc lập. Giống nhiều với
phụ thuộc - và mọi phụ thuộc đều xấu. Tình yêu thực làm cho bạn tự do, cho bạn
tự do toàn bộ. Nó là vô điều kiện. Nó không đòi hỏi cái gì. Nó đơn giản cho và
chia sẻ, và nó hạnh phúc bởi vì việc chia sẻ là có thể. Nó là sự cám ơn bởi vì
bạn đã chấp nhận.
Nó không đòi hỏi gì. Nhiều thứ
tới với nó, đó là điều khác, nhưng nó không đòi hỏi gì.
Làm sao nó là có thể cho bạn
ngay bây giờ? Bạn không có đó để tuôn chảy. Cho nên bạn cứ lừa dối. Không chỉ
việc bạn lừa người khác, về căn bản bạn tự lừa mình. Và đó là lí do tại sao nó
bao giờ cũng xảy ra. Giai thoại này gần như là chuyện hàng ngày trong mọi hôn
nhân. Chồng bao giờ cũng lo liệu vợ có yêu anh ta hay không. Vợ lo liệu chồng
có yêu cô ấy hay không - nhiều hay ít; anh ấy yêu bao nhiêu.
Đừng bao giờ hỏi câu hỏi này.
Bao giờ cũng hỏi bạn có yêu không, bởi vì vấn đề không phải là ở người khác.
Anh ấy yêu bao nhiêu. Cô ấy yêu bao nhiêu, là câu hỏi sai. Bao giờ cũng hỏi bạn
có yêu không. Và nếu bạn không yêu thế thì tìm để trở nên đích thực hơn, trở
nên hiện hữu hơn, trở nên đúng.
Và hi sinh mọi thứ cho nó! Nó
đáng như vậy. Mọi điều bạn có đều vô nghĩa chừng nào bạn chưa có tình yêu. Hi
sinh mọi thứ cho nó đi. Không cái gì có giá trị hơn. Mọi viên kim cương
Kohinoor của bạn đều là vô giá trị chừng nào bạn chưa đạt tới phẩm chất đó, cái
được gọi là yêu. Thế thì Thượng đế không được cần tới: yêu là đủ.
Thỉnh thoảng tôi thấy rằng nếu
mọi người thực sự yêu, từ "thượng đế" sẽ biến mất khỏi thế giới: sẽ
không có nhu cầu. Yêu sẽ là sự đáp ứng thế, nó sẽ thay thế cho Thượng đế. Bây
giờ mọi người cứ nói về Thượng đế bởi vì họ không được thoả mãn thế trong các
kiếp sống của họ. Yêu đã không có đó và họ đang cố với Thượng đế, nhưng Thượng
đế là thứ chết - bức tượng đá cẩm thạch, lạnh lẽo, không sống chút nào.
Yêu là Thượng đế thực. Yêu là
Thượng đế duy nhất. Và bạn không thể có Thượng đế nhiều hay ít - hoặc bạn có hoặc
bạn không có. Nhưng tìm, việc tìm kiếm sâu sắc là cần: tỉnh táo thường xuyên là
cần.
Và nhớ một điều, nếu bạn có thể
yêu bạn sẽ được hoàn thành. Nếu bạn có thể yêu bạn sẽ có khả năng mở hội, bạn sẽ
có khả năng cảm thấy biết ơn, bạn sẽ có khả năng cám ơn với trái tim tràn đầy của
bạn. Nếu bạn có khả năng yêu, chỉ sống động cũng là vui mừng vô cùng. Không cái
gì nhiều hơn được cần: nó là phúc lành.
0 Đánh giá