Chương 9. Trong tưởng tượng

Chương 9. Trong tưởng tượng

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 7)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 9. Trong tưởng tượng

Qua sanyama hình ảnh xâm chiếm tâm trí của người khác có thể được biết.
Nhưng cảm nhận qua sanyama không đem tới tri thức về các yếu tố tinh thần hỗ trợ cho hình ảnh trong tâm trí của người khác vì đó không phải là đối thể của sanyama.
Bằng việc thực hiện sanyama trên hình dạng của thân thể để ngừng quyền năng cảm nhận, tiếp xúc giữa mắt của người quan sát và ánh sáng từ thân thể bị phá vỡ, và thân thể trở thành vô hình.
Nguyên lí này cũng giải thích sự biến mất của âm thanh.
"Tôi bắt đầu đánh mất đức tin vào khả năng của tôi," một người bán hàng trẻ nói với bạn anh ta. "Hôm nay là khủng khiếp, và không bán được món hàng nào. Tôi đã bị tống ra khỏi căn hộ, cửa đóng sầm trước mặt tôi, bị đá xuống cầu thang, mẫu hàng của tôi bị ném vào cống, và bị bắn bởi chủ hộ cáu kỉnh." Bạn anh ta nói. "Anh bán mặt hàng gì?" "Kinh Thánh," người bán hàng trẻ nói.
Tại sao tôn giáo đã trở thành một từ bẩn thỉu? Tại sao mọi người đầy hận thù vào khoảnh khắc bạn nhắc tới từ tôn giáo, Thượng đế hay cái gì đó giống điều đó? Tại sao toàn thể nhân loại đã trở thành dửng dưng? Cái gì đó phải đã đi sai ở đâu đó. Nó phải được hiểu bởi vì đây không phải là vấn đề thường.
Tôn giáo là hiện tượng có ý nghĩa tới mức con người không thể sống được nếu không có nó. Và sống mà không có tôn giáo sẽ là sống không có mục đích nào. Sống không có tôn giáo sẽ là sống không có thơ ca nào. Sống không có tôn giáo sẽ là sống kéo lê cuộc đời, sự chán chường - điều Sartre nói khi ông ấy nói rằng con người là niềm đam mê vô dụng. Không có tôn giáo con người trở thành như vậy. Con người không phải là niềm đam mê vô dụng, nhưng không có tôn giáo con người chắc chắn trở thành như vậy. Nếu không có cái gì cao hơn bạn thế thì mọi mục đích biến mất. Nếu không có gì cao hơn để đạt tới, cao hơn để hiện hữu, thế thì cuộc đời bạn không thể có mục đích nào, không thể có nghĩa nào. Cái cao hơn được cần để hấp dẫn bạn, để kéo bạn đi lên. Cái cao hơn được cần để cho bạn không bị mắc kẹt vào cái thấp hơn.
Không có tôn giáo cuộc sống sẽ giống như cây không bao giờ đi tới nở hoa, không kết quả. Vâng, không có tôn giáo con người là niềm đam mê vô dụng, nhưng có tôn giáo con người trở thành chính việc nở hoa của cuộc đời, dường như Thượng đế được hoàn thành trong con người. Cho nên điều phải được hiểu là tại sao tôn giáo đã trở thành từ bẩn thế.
Có những người tích cực chống lại tôn giáo. Có những người có thể không tích cực chống lại nhưng là những người tích cực dửng dưng với tôn giáo. Có những người có thể không dửng dưng với tôn giáo nhưng chỉ là những kẻ đạo đức giả người cứ giả vờ rằng họ quan tâm. Và ba loại này là tất cả các loại có đó. Người tôn giáo chính cống đã biến mất. Cái gì đã xảy ra?
Điều thứ nhất khám phá ra thái độ mới tới cuộc sống, khám phá của khoa học - một cửa sổ mới được mở ra - và tôn giáo không thể hấp thu được nó. Tôn giáo không hấp thu bởi vì tôn giáo bình thường không có khả năng hấp thu nó.
Có ba thái độ có thể có trong hướng tới cuộc sống, một là logic, hợp lí, khoa học; thái độ khác là hạ logic - mê tín, bất hợp lí; và thứ ba là siêu logic - siêu việt. Tôn giáo bình thường cố bám lấy thái độ hạ lí trí. Điều đó trở thành tự tử; điều đó trở thành đầu độc chậm. Tôn giáo đã tự tử bởi vì nó bị mắc kẹt trong quan điểm thấp nhất về cuộc sống - hạ lí trí. Tôi ngụ ý gì khi tôi dùng từ "hạ lí trí"? Chỉ là đức tin mù quáng. Tôn giáo phát triển mạnh trên nó cho tới thế kỉ này vì không có kẻ cạnh tranh, không có quan điểm cao hơn.
Khi khoa học đi vào hiện hữu, một quan điểm cao hơn, trưởng thành hơn, hợp thức hơn đi vào trong sự tồn tại, có xung đột. Tôn giáo trở thành e sợ, sợ hãi, bởi vì thái độ mới sẽ phá huỷ nó. Nó trở nên phòng thủ. Nó trở nên ngày càng đóng hơn. Nó cố ngay từ đầu - bởi vì nó mạnh, nó là thể chế được thiết lập - nó cố phá huỷ khoa học của Galilee, không biết rằng những bước phá huỷ đó sẽ trở thành tự tử cho bản thân nó. Tôn giá bắt đầu trận chiến lâu dài với khoa học - tất nhiên trận chiến thất bại.
Không quan điểm thấp hơn nào có thể tranh đấu với quan điểm cao hơn được. Quan điểm thấp hơn nhất định thất bại - hôm nay, ngày mai hay ngày kia. Trận chiến nhiều nhất có thể trì hoãn thất bại, nhưng nó không thể tránh được thất bại. Bất kì khi nào một quan điểm cao hơn có đó, quan điểm thấp hơn phải biến mất. Nó phải thay đổi; nó phải trở nên trưởng thành hơn.
Tôn giáo chết bởi vì nó không thể trở nên trưởng thành hơn. Tôn giáo bình thường, cái gọi là tôn giáo, đã chết bởi vì nó không thể nâng bản thân nó lên mức độ của Patanjali. Patanjali là tôn giáo và khoa học. Chỉ tôn giáo của Patanjali mới có thể sống còn. Ít hơn điều đó sẽ không có tác dụng bây giờ. Con người đã nếm trải tâm thức cao hơn qua khoa học, hợp thức hơn về chân lí. Bây giờ con người không thể bị ép buộc vẫn còn mù quáng và mê tín; điều đó là không thể được. Con người đã đến tuổi lớn. Con người không thể bị ép buộc là đứa trẻ theo cách cũ, và đó là điều tôn giáo đã từng làm. Nó đã trở thành từ xấu, một cách tự nhiên.
Thái độ thứ hai, thái độ logic, là quan điểm của Patanjali. Ông ấy không đòi hỏi tin vào bất kì cái gì. Ông ấy nói phải thực nghiệm. Ông ấy nói rằng mọi thứ được nói đều là giả thuyết - bạn phải chứng minh nó qua kinh nghiệm của bạn và không có chứng minh khác. Không tin vào người khác và không vẫn còn với tri thức vay mượn.
Tôn giáo chết bởi vì nó trở thành chỉ là tri thức vay mượn. Jesus nói, "Có Thượng đế," và người Ki tô giáo tin. Krishna nói, "Có Thượng đế," và người Hindus tin. Và Mohammed nói, "Có Thượng đế, và ta đã gặp ngài và ta đã nghe tiếng nói của ngài." Và người Mô ha mét giáo tin. Đây là vay mượn. Patanjali khác ở đó. Ông ấy nói, "Không kinh nghiệm của ai có thể là của ông được. Ông sẽ phải kinh nghiệm. Chỉ thế - và chỉ thế thôi - chân lí mới được khải lộ cho ông." Tôi đã đọc một giai thoại:
Hai lính Mĩ đang ngồi chồm hỗm trong chiến hào ở Viễn Đông chờ đợi cuộc tấn công. Một người trong số họ rút ra giấy và bút chì và bắt đầu viết một chữ, nhưng anh ta làm gẫy đầu bút chì. Quay sang người lính kia anh ta nói, "Này, Mac, cậu có thể cho tớ mượn chiếc bút bi của cậu được không?" Người này đưa cho anh ta chiếc bút bi. "Này, Mac," người viết thư nói, "cậu có phong bì không?" Người kia tìm được một phong bì nhầu nát trong túi và đưa nó cho. Người viết viết nguệch ngoạc lên, rồi anh ta nhìn lên và nói, "Kiếm tem chứ?" Anh ta được cho một tem. Anh ta gập bức thư lại, để nó vào trong phong bì, kẹp tem vào trên trốc, rồi anh ta nói, "Này, Mac, địa chỉ bạn gái cậu là gì?"
Mọi thứ đều vay mượn - ngay cả đến địa chỉ của bạn gái.
Địa chỉ mà bạn có về Thượng đế là được vay mượn. Thượng đế đó có thể là bạn gái của Jesus, nhưng người đó không phải là của bạn. Thượng đế đó có thể đã là một người yêu của Krishna, nhưng người đó không phải là của bạn. Mọi thứ đều vay mượn - Kinh Thánh, Koran, Gita. Làm sao người ta có thể tự lừa dối bản thân mình bằng kinh nghiệm vay mượn được? Ngày này hay ngày khác toàn thể sự việc sẽ có vẻ ngớ ngẩn, vô nghĩa. Ngày này hay ngày khác cái vay mượn sẽ trở thành gánh nặng. Nó sẽ làm bạn què quặt và nghiền nát bạn. Điều này đã xảy ra.
Patanjali không tin vào kinh nghiệm vay mượn. Ông ấy không tin vào niềm tin. Đó là thái độ khoa học của ông ấy. Ông ấy tin vào kinh nghiệm, ông ấy tin vào thực nghiệm. Patanjali có thể được hiểu bởi Galileo, bởi Einstein. Galileo và Einstein có thể được hiểu bởi Patanjali. Họ là bạn lữ hành.
Tương lai thuộc vào Patanjali. Nó không thuộc vào Kinh Thánh, nó không thuộc vào Koran, nó không thuộc vào Gita: nó thuộc vào Kinh Yoga - bởi vì ông ấy nói trong cùng ngôn ngữ. Không chỉ điều ông ấy nói, ông ấy thuộc vào cùng chiều hướng, cùng hiểu biết cuộc sống và cùng cách tiếp cận logic.
Cũng có quan điểm thứ ba: đó là siêu lí trí. Đó là quan điểm của Thiền. Xa xôi. Rất xa trong tương lai. Cái xa xôi đó có vẻ giống như chỉ là tưởng tượng. Có thể tới một lúc mà Thiền có thể trở thành tôn giáo thế giới, nhưng điều đó là rất, rất xa xôi, bởi vì Thiền là siêu lí trí. Để tôi giải thích nó cho bạn.
Hạ lí trí, cái ở bên dưới lí trí, cũng có hình tướng của siêu lí trí. Nó có vẻ giống siêu lí trí, nhưng nó không giống siêu lí trí: nó là đồng tiền giả. Cả hai đều phi logic, nhưng theo cách cực kì khác nhau. Khác biệt là sâu sắc, khác biệt là bao la. Hạ lí trí là người sống dưới lí trí trong bóng tối của đức tin mù quáng, sống trong tri thức vay mượn, không đủ bạo dạn để thực nghiệm, không đủ dũng cảm để đi vào trong cái không biết của riêng người đó. Toàn thể cuộc sống của người đó là cuộc sống vay mượn, không đích thực - đờ đẫn, xám xịt, không nhạy cảm. Người đã đi vào siêu lí trí cũng phi logic, bất hợp lí, nhưng theo một nghĩa khác toàn bộ, cái bất hợp lí của người đó đã hấp thu lí trí và đi lên cao hơn nó. Người đó đã siêu việt lên trên lí trí.
Con người của hạ lí trí bao giờ cũng sợ lí trí bởi vì lí trí bao giờ cũng tạo ra sự phòng thủ. Nó bao giờ cũng tạo ra sợ hãi. Có nguy hiểm nếu lí trí thành công thế thì đức tin, thế thì niềm tin, sẽ phải chết - người ta níu bám lấy nó chống lại lí trí. Con người của siêu lí trí không sợ tính hợp lí. Người đó có thể vui mừng trong nó. Bình diện cao hơn bao giờ cũng chấp nhận bình diện thấp hơn - không chỉ chấp nhận: nó có thể hấp thu bình diện thấp hơn; nó có thể nuôi dưỡng bình diện thấp hơn. Nó có thể đứng trên vai của bình diện thấp hơn. Nó có thể dùng bình diện thấp hơn. Cái thấp hơn bao giờ cũng sợ cái cao hơn.
Phi lí là thứ trừ bớt đi - lí trí bớt đi. Siêu lí trí là thứ thêm vào - lí trí thêm vào. Hạ lí trí là đức tin. Siêu lí trí là tin cậy - tin cậy qua kinh nghiệm. Nó không phải là vay mượn: nhưng con người của siêu lí trí đã đi tới hiểu rằng cuộc sống là nhiều hơn lí trí. Lí trí được chấp nhận: không có phủ nhận về nó. Lí trí là tốt khi nó diễn ra, nó phải được dùng, nhưng cuộc sống không bị kết thúc ở đó. Đây không phải là biên giới của cuộc sống: cuộc sống là điều lớn lao hơn. Lí trí là một phần của nó - đẹp nếu nó vẫn còn trong sự thống nhất hữu cơ của cái toàn thể; xấu nếu nó trở thành hiện tượng tách rời và bắt đầu vận hành theo cách riêng của nó. Nếu nó trở thành hòn đảo, thế thì xấu. Nếu nó vẫn còn là một phần của lục địa bao la của hiện hữu, thế thì đẹp: nó có cái dụng của nó.
Con người của siêu lí trí không chống lại điều hợp lí: người đó ở ngoài hợp lí. Người đó thấy rằng hợp lí và phi lí cả hai đều là một phần của cuộc sống như ngày và đêm, như sống và chết. Với người đó các đối lập đã biến mất và chúng đã trở thành phần bù.
Thiền là thái độ siêu việt. Patanjali là thái độ rất logic. Nếu bạn đi cùng Patanjali dần dần trong các đỉnh tối thượng bạn sẽ đạt tới siêu lí trí. Thực ra như người tôn giáo bình thường sợ khoa học và lí trí và logic; những người níu bám vào thái độ khoa học, họ sợ Thiền. Bạn có thể đọc cuốn sách của Arthur Koestler, một người rất logic, nhưng dường như là trong cùng cảnh ngộ với người tôn giáo bình thường. Bây giờ logic đã trở thành tôn giáo cho người đó: người đó sợ Thiền. Bất kì cái gì người đó viết về Thiền đều có sự run rảy trong đó, nỗi sợ, e sợ - vì Thiền phá huỷ mọi phân loại.
Người Ki tô giáo, Hindu giáo, Mô ha mét giáo thông thường, họ ở dưới lí trí. Người Ki tô giáo phi thường - Eckhart, Bohme - người Sufi, Kabir, họ ở ngoài lí trí.
Patanjali có thể là chiếc cầu cho người thường, người tôn giáo thường, đi tới Thiền. Ông ấy là chiếc cầu; không có cầu khác. Patanjali là nhà khoa học của cái bên trong. Con người có thể sống hai kiểu cuộc sống, một kiểu hướng ngoại, cuộc sống của điều bên ngoài; và con người có thể sống kiểu sống khác, cuộc sống hướng nội, cuộc sống của điều bên trong. Patanjali là cây cầu. Điều ông ấy gọi là sanyama là sự cân bằng giữa hướng ngoại và hướng nội để đi tới cân bằng tới mức bạn đứng ở giữa; bạn có thể đi ra, bạn có thể đi vào; không cái gì chắn đường bạn; bạn sẵn có cho cả hai thế giới.
Theo nghĩa đó Patanjali là nhà khoa học lớn hơn Einstein. Một ngày nào đó hay một Einstein khác sẽ phải học từ Patanjali. Patanjali không có gì để học từ Einstein vì bất kì cái gì bạn biết về thế giới bên ngoài vẫn còn, nhiều nhất, là thông tin thôi. Nó không bao giờ có thể trở thành tri thức thực, bởi vì bạn vẫn còn ở bên ngoài nó. Tri thức thực là có thể chỉ khi bạn phải đi tới chính cội nguồn của việc biết - và ở đó xảy ra phép màu lớn nhất, và nhiều phép màu.
Phép màu vĩ đại nhất là khoảnh khắc bạn đi tới chính cội nguồn của việc biết, bạn biến mất. Bạn càng tới gần cội nguồn, bạn càng bắt đầu biến mất. Một khi được định tâm, bạn không còn nữa; và vậy mà, lần đầu tiên bạn hiện hữu. Bạn không còn nữa như bạn vẫn nghĩ về bản thân bạn. Bạn không còn là bản ngã, trò đó qua rồi. Lần đầu tiên bạn là sự hiện hữu.
Và với điều này, phép màu vĩ đại nhất đã xảy ra cho bạn, bạn đã về tới nhà. Đó là điều Patanjali gọi là samadhi. Samadhi, nghĩa là mọi vấn đề đều được giải quyết, mọi câu hỏi đều tan biến, mọi lo âu đều được giải quyết. Người ta đã về nhà. Trong nghỉ ngơi toàn bộ, trong lặng lẽ, không cái gì quấy nhiễu, không cái gì sao lãng. Bây giờ bạn sẵn có để tận hưởng. Bây giờ mọi khoảnh khắc đều trở thành vui mừng cực độ.
Điều đầu tiên tôn giáo bị móc vào trong hạ lí trí. Điều thứ hai cái gọi là người tôn giáo trở nên ngày càng không đích thực - mọi niềm tin của họ trở thành vay mượn. Và điều thứ ba thế giới trở thành quá nôn nóng. Mọi người đều trong vội vàng thế - chẳng đi đâu, nhưng trong vội vàng lớn. Di chuyển nhanh hơn và nhanh hơn và nhanh hơn và nhanh hơn. Đừng hỏi họ, "Anh đi đâu thế?" bởi vì điều đó trở thành điều gây bối rối. Đừng hỏi họ. Chỉ hỏi, "Anh đi nhanh thế nào?" Hỏi, "Anh đang đi đâu?" là bất lịch sự, thiếu lễ độ, bởi vì không ai biết mình đang đi đâu.
Mọi người đều vội vàng, và tôn giáo như cái cây cần kiên nhẫn. Nó cần kiên nhẫn vô hạn. Nó cần không vội vàng. Nếu bạn vội vàng, bạn sẽ bỏ lỡ tôn giáo là gì. Tại sao vội vàng lớn thế này đã được tạo ra trong cuộc sống hiện đại? Nó đã tới từ đâu? Bởi vì trong vội vàng thế bạn có thể, nhiều nhất, chơi với mọi thứ; bạn có thể nhiều nhất chơi với các đối thể. Tính chủ thể cần kiên nhẫn lâu dài, chờ đợi. Nó trưởng thành, nhưng không vội vàng. Nó không phải là hoa theo mùa vụ. Bạn không thể có được nó và trong một tháng nó nở hoa. Cần thời gian. Nó là cây vĩnh hằng của cuộc sống. Bạn không thể làm nó trong vội vàng được.
Đó là lí do tại sao, ngày càng nhiều người trở nên quan tâm tới đồ vật, bởi vì bạn có thể có được chúng ngay lập tức, và mọi người trở nên ngày càng ít quan tâm tới người. Với người riêng của mình họ cũng không có quan hệ, và với người của người khác họ cũng không có quan hệ. Thực ra mọi người dùng con người như đồ vật và mọi người yêu thích đồ vật như con người.
Tôi biết một người nói người đó yêu xe ô tô của mình. Người đó không thể chắc chắn vậy về vợ mình - người đó không chắc. Người đó không thể nói chắc chắn thế, "Tôi yêu vợ tôi," nhưng người đó yêu xe của mình. Người đó dùng vợ và yêu xe. Toàn thể sự việc đã bị lộn ngược trên xuống.
Dùng vật, yêu người. Nhưng để yêu người khác, trước hết bạn sẽ phải trở thành một người. Điều đó cần thời gian, điều đó cần chuẩn bị lâu dài.
Đó là lí do tại sao mọi người trở nên sợ khi họ đọc Patanjali, điều đó dường như là một quá trình dài. Nó là vậy. Tôi đã đọc.
Chuyện xảy ra là một người bị mất ngủ đã vui mừng khi bác sĩ cho anh ta đơn thuốc không đắt để thu lại giấc ngủ. "Ăn một quả táo trước khi đi ngủ," bác sĩ nói. "Tuyệt vời!" bệnh nhân bắt đầu ra về.
"Đợi đã, chưa hết đâu." Bác sĩ báo trước. "Nó phải ăn theo cách nào đó đấy." Người mất ngủ dừng lại để nghe phần còn lại của đơn thuốc. "Cắt quả táo ra làm đôi," bác sĩ nói. "Ăn một nửa, rồi mặc áo khoác và đội mũ vào và đi ra ngoài dạo và đi bộ ba dặm. Khi anh quay về nhà, ăn nốt nửa kia."
Không lối tắt nào tồn tại. Đừng bị lừa bởi lối tắt: cuộc sống không biết tới lối tắt. Nó là con đường dài, và đường dài có nghĩa nào đó, bởi vì chỉ trong việc chờ đợi lâu dài đó bạn mới trưởng thành, và bạn trưởng thành dần.
Tâm trí hiện đại là quá vội vàng. Tại sao? Vội vàng là gì? Bởi vì tâm trí hiện đại định tâm vào bản ngã quá nhiều. Từ đó mà vội vàng tới. Bản ngã bao giờ cũng sợ chết - và sợ là tự nhiên bởi vì bản ngã sẽ chết. Không ai có thể cứu được nó. Bạn có thể bảo vệ nó trong một thời gian, nhưng không ai có thể cứu được nó mãi mãi. Nó sẽ chết. Bạn như sự tách rời sẽ phải chết, và bạn càng cảm thấy rằng bạn là tách rời khỏi sự tồn tại, khỏi tính toàn bộ, bạn càng trở nên sợ hơn. Nỗi sợ tới bởi vì sự tách rời. Bạn càng trở thành cá nhân, càng đầy lo âu hơn.
Ở phương Đông nơi mọi người không nhiều tính cá nhân thế, nơi mọi người vẫn trong trạng thái nguyên thuỷ, nơi mọi người vẫn là một phần của tập thể, nơi tính cá nhân không được nhấn mạnh nhiều thế; họ không vội vàng. Họ di chuyển chậm, họ để thời gian: họ tận hưởng cuộc hành trình. Ở phương Tây nơi bản ngã được nhấn mạnh quá nhiều và mọi người bắt đầu là cá nhân thì ngày càng nhiều lo âu, ngày càng nhiều bệnh tinh thần, ngày càng nhiều run rẩy và sợ và phiền não, ngày càng nhiều e sợ về cái chết. Bạn càng là cá nhân, bạn sẽ càng đi tới chết. Cái chết bao giờ cũng cùng tỉ lệ với tính cá nhân của bạn vì chỉ cá nhân chết.
Vũ trụ bên trong bạn liên tục sống. Nó không thể chết được. Nó có đó trước khi bạn được sinh ra, nó sẽ có đó khi bạn đi rồi. Tôi đã nghe một giai thoại rất hay
"Vâng," một người khoác lác nói, "gia đình tôi có thể dõi vết tổ tiên về tới người đi trên con thuyền Mayflower*."
"Tôi cho là," bạn anh ta nhận xét, một cách châm biếm, "tiếp nữa anh sẽ kể cho chúng tôi rằng tổ tiên anh đã ở trên con thuyền cùng Noah."
"Chắc chắn không." Người kia nói. "Người của tôi có thuyền riêng của họ chứ."
Bản ngã tiếp diễn mãi mãi, phân tách bạn. Việc phân tách này là nguyên nhân của cái chết.
Thế thì bạn trong vội vàng bởi vì cái chết đang tới - cuộc sống ngắn ngủi, thời gian ngắn ngủi, nhiều điều phải làm. Ai có thời gian để thiền? Ai có thời gian để đi vào trong thế giới của yoga? Mọi người nghĩ những điều này chỉ dành cho người gàn. Ai quan tâm tới Thiền? Bởi vì nếu bạn thiền bạn sẽ phải đợi hết năm nọ tới năm kia trong rất mạnh mẽ, đam mê, nhưng thụ động, nhận biết. Bạn sẽ phải liên tục chờ đợi. Với tâm trí phương Tây - hay với tâm trí hiện đại bởi vì tâm trí hiện đại là phương Tây - với tâm trí hiện đại điều này dường như là phí thời gian cực kì. Đó là lí do tại sao hoa của tôn giáo đã trở thành không thể được.
Mọi người cứ giả vờ rằng họ có tính tôn giáo, nhưng họ né tránh tôn giáo thực. Điều đó đã trở thành nghi thức xã hội. Mọi người đi tới nhà thờ, tới đền chùa, chỉ để cho trịnh trọng. Không ai nhận tôn giáo một cách chân thành - * Mayflower là con thuyền vào năm 1620 đã chở 102 người Anh hành hương (Pilgrim) tới New England.
Bởi vì ai có thời gian? Cuộc sống ngắn ngủi và nhiều thứ phải làm. Mọi người quan tâm nhiều hơn tới đồ vật, có xe lớn hơn, có nhà lớn hơn, có nhiều tiền hơn trong số dư ngân hàng. Mọi người đã hoàn toàn quên mất rằng công việc thực là có nhiều bản thể hơn. Công việc thực của cuộc sống là có nhiều bản thể hơn - không nhiều số dư ngân hàng hơn, bởi vì số dư ngân hàng sẽ vẫn còn đây. Bạn sẽ mất đi. Chỉ bản thể của bạn có thể đi cùng bạn.
Yoga là khoa học của bản thể bên trong nhất của bạn, khoa học về tính chủ thể, khoa học về cách trưởng thành nhiều hơn, cách hiện hữu nhiều hơn... cách thực sự trở thành thượng đế để cho bạn là một với cái toàn thể. Bây giờ là kinh.
Qua sanyama hình ảnh xâm chiếm tâm trí của người khác có thể được biết.
Nếu bạn đạt tới nhất tâm, nếu bạn đạt tới samadhi, và nếu bạn trở thành im lặng sâu sắc tới mức không một ý nghĩ thoáng qua trong tâm trí bạn: bạn trở nên có khả năng thấy hình ảnh trong tâm trí của người khác. Bạn có thể đọc được ý nghĩ của họ.
Tôi đã nghe một chuyện cười rằng hai người yogis gặt nhau. Cả hai đều đạt tới samadhi. Không có gì để nói cả, nhưng người ta phải nói gì đó khi bạn gặp nhau chứ. Một yogi nói, "Tôi muốn chia sẻ một chuyện cười với anh. Chuyện rất cổ. Ngày xưa - " Và người kia bắt đầu cười.
Đó là toàn thể chuyện cười. Người đó có thể kể toàn thể chuyện cười mà không thốt ra lời.
Nếu bạn im lặng, qua im lặng của bạn, bạn trở nên có khả năng nhìn vào trong tâm trí của người khác.
Không phải là bạn phải nhìn, không phải là bạn nên làm điều đó. Patanjali nói mọi thứ tới trên đường. Thực ra người yogi thực chưa bao giờ làm điều đó bởi vì đó là xâm phạm vào tự do của người khác, đó là vi phạm vào quyền riêng tư của người khác, nhưng nó xảy ra.
Và Patanjali trong chương này "Vibhuti Pada" đang nói về mọi phép màu này không phải là người ta nên cố gắng đạt tới chúng, nhưng để làm cho bạn nhận biết và tỉnh táo rằng chúng xảy ra và không bị chúng bắt giữ, và không dùng chúng - bởi vì một khi bạn bắt đầu dùng chúng, trưởng thành của bạn dừng lại. Năng lượng vậy bị kẹt lại ở đó. Đừng dùng chúng. Những lời kinh này là để làm cho bạn tỉnh táo và nhận biết rằng những điều này sẽ xảy ra, và có xu hướng trong tâm trí, cám dỗ dùng chúng. Ai không thích nhìn vào tâm trí của người khác? Bạn có quyền năng vô cùng trên người khác, nhưng yoga không phải là trò quyền năng, và người yogi thực sẽ không bao giờ làm điều đó.
Nhưng nó xảy ra. Có những người cố đạt tới nó, và nó có thể được đạt tới. Nó có thể được đạt tới ngay cả không có tính tôn giáo. Ngay cả không là đệ tử thực của yoga, nó có thể được đạt tới.
Thỉnh thoảng nó xảy ra chỉ bởi ngẫu nhiên nữa. Nếu tâm trí bạn đi tới trạng thái im lặng theo bất kì cách nào, bạn có khả năng nhìn vào trong hình ảnh của tâm trí người khác, bởi vì khi tâm trí bạn im lặng, tâm trí của người khác là không rất xa xôi gì. Nó là rất gần. Khi tâm trí bạn bị chen chúc bởi các ý nghĩ thế thì tâm trí người khác là rất xa xôi bởi vì đám đông các ý nghĩ riêng của bạn làm sao lãng bạn. Tiếng ồn của lưu thông bên trong của bạn là nhiều thế, bạn không thể nghe được ý nghĩ của người khác.
Bạn có quan sát điều đó không? Thỉnh thoảng người thường, không liên quan tới thiền, không liên quan tới yoga hay bất kì quyền năng viễn cảm hay bất kì nhạy cảm siêu hình nào, họ thỉnh thoảng cũng nhận biết về những điều xảy ra cho họ. Chẳng hạn, nếu một đôi yêu nhau sâu sắc, dần dần họ trở thành hoà hợp với nhau, họ bắt đầu trở nên nhận biết về ý nghĩ của người kia. Vợ trở nên nhận biết về điều đang chuyển trong tâm trí chồng. Cô ấy có thể không nhận biết về về nhận biết này, nhưng theo cách tinh tế cô ấy bắt đầu cảm thấy điều đang xảy ra cho tâm trí của chồng. Cô ấy có thể không rõ ràng, nó có thể là bức tranh lẫn lộn, có thể không hội tụ, có thể hơi bị mờ, nhưng những người yêu dần dần trở nên nhận biết về năng lực nào đó để cảm thấy người kia. Người mẹ, nếu cô ấy yêu đứa con, trở nên nhận biết về nhu cầu của con - không được thốt ra.
Có con đường ở đâu đó qua đó bạn được kết nối với người khác. Chúng ta được kết nối với cái toàn thể.
Patanjali nói, "Qua sanyama," đạt tới nhất tâm, tới cân bằng bên trong, tới samadhi, tới im lặng và tĩnh lặng, "hình ảnh xâm chiếm tâm trí của người khác có thể được biết." Bạn chỉ phải hội tụ bản thân bạn hướng tới người khác. Trong im lặng sâu bạn phải nhớ tới người khác. Trong im lặng sâu bạn phải nhìn vào người khác, và ngay lập tức bạn sẽ thấy tâm trí người đó mở ra trước bạn như cuốn sách.
Nhưng không cần làm điều đó. Bởi vì một khi điều này trở thành có thể, nhiều khả năng khác bao quanh nó. Bạn có thể can thiệp bạn có thể chỉ đạo ý kiến của người khác. Bạn có thể đi vào trong ý nghĩ của người khác và để ý nghĩ của bạn vào đó. Bạn có thể thao túng người khác và người đó sẽ không bao giờ trở nên nhận biết rằng người đó đã bị thao túng và người đó sẽ nghĩ người đó đang theo ý nghĩ riêng của mình. Nhưng những điều này là không nên được thực hiện.
Nhưng cảm nhận qua sanyama không đem tới tri thức về các yếu tố tinh thần hỗ trợ cho hình ảnh trong tâm trí của người khác vì đó không phải là đối thể của sanyama.
Bạn có thể thấy hình ảnh - điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thấy lí do nữa. Với lí do bạn sẽ phải đi sâu thêm nữa. Chẳng hạn, bạn thấy ai đó và bạn có thể thấy hình ảnh bên trong tâm trí; kiểu như, có một hình ảnh về mặt trăng, trăng tròn đẹp bao quanh bởi mây trắng. Bạn có thể thấy hình ảnh, điều này là được, nhưng bạn không biết lí do tại sao hình ảnh có đó. Nếu người đó là hoạ sĩ, động cơ sẽ khác. Nếu người đó là người yêu, động cơ có thể khác. Nếu người đó là nhà khoa học, động cơ có thể lại khác.
Động cơ của người đó là gì, tại sao hình ảnh này có đó - chỉ bởi quan sát hình ảnh bạn không thể biết được động cơ. Động cơ là tinh tế hơn hình ảnh. Hình ảnh là thứ thô. Nó có đó trên màn ảnh của tâm trí của người khác, bạn có thể thấy nó, nhưng tại sao nó có đó? Tại sao ngay chỗ đầu tiên nó đã xảy ra? Tại sao người kia nghĩ về trăng? Người đó có thể là hoạ sĩ, nhà thơ - người hâm hâm. Chỉ bằng việc nhìn vào hình ảnh bạn không trở nên nhận biết về động cơ. Với động cơ bạn sẽ phải đi sâu hơn trong bạn.
Động cơ được biết chỉ khi bạn đạt tới samadhi vô hạt mầm, không trước đó, bởi vì động cơ là tinh tế thế. Nó không có hình ảnh, không cái gì thấy được; nó là ham muốn vô hình trong vô thức sâu của con người. Khi bạn đã trở nên hoàn toàn nhận biết và ham muốn của bạn đã tan biến... Nhìn đi. Khi ý nghĩ của bạn tan biến bạn trở nên có khả năng đọc ý nghĩ của người khác: khi ham muốn của bạn tan biến bạn trở nên có khả năng đọc ham muốn của người khác.
Bằng việc thực hiện sanyama trên hình dạng của thân thể để ngừng quyền năng cảm nhận, tiếp xúc giữa mắt của người quan sát và ánh sáng từ thân thể bị phá vỡ, và thân thể trở thành vô hình.
Bạn phải đã nghe các câu chuyện về người yogi người có thể trở thành vô hình. Patanjali thử qui mọi thứ về luật khoa học; ông ấy nói cũng không có phép màu ở đó. Một người có thể trở thành vô hình bởi hiểu biết nào đó về luật nào đó. Luật đó là gì?
Bây giờ vật lí nói nếu bạn thấy tôi bạn đang thấy chỉ bởi vì tia sáng mặt trời chiếu lên tôi và thế rồi chúng chuyển động, phản xạ từ tôi. Những tia sáng mặt trời đó rơi lên mắt bạn, đó là lí do tại sao bạn thấy tôi. Nếu có cách nào đó, nếu tôi có thể hấp thu tia sáng mặt trời và chúng không phản xạ, bạn sẽ không có khả năng thấy tôi. Bạn có thể thấy chỉ nếu tia sáng mặt trời đi tới tôi. Nếu có bóng tối và không có tia sáng mặt trời tới, bạn không thể thấy tôi được. Nhưng nếu tôi có thể hấp thu mọi tia sáng mặt trời và không cái gì được phản xạ lại, bạn sẽ không có khả năng thấy tôi. Bạn sẽ chỉ thấy mảnh tối.
Đó là điều vật lí hiện đại cũng nói; đó là cách chúng ta thấy mầu sắc. Chẳng hạn, bạn đang mặc đồ da cam; tôi có thể thấy rằng bạn đang mặc đồ da cam. Điều đó ngụ ý gì? Nó đơn giản ngụ ý rằng quần áo của bạn đang phản xạ tia da cam ngược lại. Mọi tia khác bị hấp thu bởi quần áo bạn. Duy nhất tia mầu da cam được phản xạ. Khi bạn thấy trắng điều đó nghĩa là mọi tia đều được phản xạ ngược lại. Trắng không phải là mầu; mọi mầu đều được phản xạ ngược lại. Trắng là mọi mầu cùng nhau. Nếu bạn trộn mọi mầu chúng trở thành trắng, cho nên trắng là mọi mầu; nó không phải là một mầu. Và nếu bạn dùng bộ đồ đen thế thì không cái gì được phản xạ ngược lại; mọi tia sáng đều bị hấp thu. Đó là lí do tại sao quần áo của bạn có vẻ đen. Đen cũng không phải là một mầu; nó là không mầu, mọi tia sáng đều bị hấp thu. Đó là lí do tại sao nếu bạn dùng mầu đen ở các quốc gia nóng, bạn sẽ cảm thấy cực kì nóng. Đừng dùng mầu đen và đi trong mặt trời nóng. Bạn sẽ cảm thấy rất nóng vì đen liên tục hấp thu mọi thứ. Trắng mát hơn. Nhìn vào mầu trắng, có mát mẻ. Dùng mầu trắng bạn cảm thấy mát mẻ bởi vì không cái gì bị hấp thu, mọi thứ được phản xạ ngược lại.
Ở Ấn Độ, Jaina giáo đã chọn màu trắng làm mầu của họ vì việc từ bỏ - vì nó từ bỏ tất cả. Mầu trắng từ bỏ tất cả. Nó cho lại mọi thứ, không hấp thu cái gì. Chết được mô tả ở mọi nơi là đen vì nó hấp thu mọi thứ. Không cái gì đi ra từ nó, mọi thứ tan biến vào trong nó và biến mất. Nó là lỗ đen. Quỉ được mô tả ở mọi nơi là đen, ác được mô tả ở mọi nơi là đen, vì nó không có khả năng từ bỏ cái gì. Nó quá sở hữu. Nó không thể cho cái gì: nó không thể chia sẻ.
Người Hindus đã chọn mầu da cam làm mầu của họ bởi lí do nào đó, bởi vì tia đỏ được phản xạ ngược lại. Tia đỏ đi vào thân thể tạo ra dâm dục, bạo hành. Đỏ là mầu của bạo hành, của máu. Tia đỏ đi vào thân thể tạo ra bạo hành, dâm dục, đam mê, rối loạn. Bây giờ các nhà khoa học nói rằng nếu bạn bị bỏ lại trong phòng toàn đồ mầu đỏ, trong vòng bẩy ngày bạn sẽ phát điên. Không cái gì khác được cần; chỉ nhìn mọi thứ đỏ liên tục trong bẩy ngày. Mọi thứ đều đỏ - rèm, đồ đạc. Mọi thứ đều đỏ, các bức tường. Trong vòng bẩy ngày bạn sẽ phát điên; mầu đỏ sẽ quá nhiều. Người Hindus đã chọn mầu đỏ, và bóng của đỏ - da cam, nâu nhạt, và những mầu khác - bởi vì chúng giúp cho bạn trở nên ít bạo hành hơn. Tia đỏ được phản xạ ngược lại; nó không đi vào thân thể.
Patanjali nói rằng một người có thể trở thành vô hình nếu người đó có thể hấp thu mọi tia sáng rơi lên người đó. Bạn sẽ không có khả năng thấy người đó. Bạn có thể có khả năng thấy chỉ cái trống rỗng, trống rỗng đen, nhưng người này sẽ trở thành vô hình. Làm sao điều đó xảy ra cho người yogi? Thỉnh thoảng nó xảy ra. Thỉnh thoảng nó xảy ra và người yogi không nhận biết về nó. Để tôi giải thích cho bạn cơ chế của nó.
Trong hệ thống tư tưởng của Patanjali có một tương ứng sâu sắc giữa thế giới bên ngoài và thế giới bên trong. Nó phải vậy; chúng là cùng nhau. Có ánh sáng; ánh sáng tới từ mặt trời. Mắt bạn cảm nhận với nó. Nếu mắt bạn không cảm nhận nó, mặt trời có thể có đó, nhưng bạn sẽ trong bóng tối. Đó là điều xảy ra cho người mù - mắt người đó không cảm nhận. Cho nên mắt bạn bằng cách nào đó tương ứng với mặt trời. Trong thân thể bạn mắt đại diện cho mặt trời; chúng được nối cùng nhau. Mặt trời ảnh hưởng lên mắt; mắt nhạy cảm hướng tới nó. Âm thanh ảnh hưởng lên tai bạn. Âm thanh là bên ngoài; tai là trong bạn.
Thực tại bên ngoài được biết là tattva, yếu tố, và cái tương ứng bên trong được biết là tanmatra. Trong hệ thống của Patanjali hai điều này là rất bản chất để được hiểu. Tattva là thực tại bên ngoài, mặt trời, và cái tương ứng với nó là cái gì đó trong mắt bạn, điều ông ấy gọi là tanmatra, phần tử bản chất bên trong bạn. Đó là lí do tại sao có đối thoại giữa mắt và mặt trời, giữa âm thanh và tai, giữa mũi và mùi. Có tương ứng, vô hình; cái gì đó được nối và được bắc cầu.
Khi người ta đi tiếp vào thiền và đi tới hiểu lỗ hổng, nirodh, thế rồi tích luỹ các lỗ hổng, samadhi, thế rồi nảy sinh nhất tâm, Ekagrata parinam; thế thì người ta có thể nhìn vào trong tanmatras, yếu tố bên trong, yếu tố tinh tế. Bạn đã thấy mặt trời bằng mắt, nhưng bạn đã không thấy mắt bạn cho tới giờ. Chỉ trong trống rỗng sâu sắc người ta mới trở nên tỉnh táo và có thể thấy mắt riêng của mình. Bạn đã nghe âm thanh, nhưng bạn đã không nghe tai của bạn đáp ứng cho nó. Rung động đi tới tai bạn, rung động tinh tế, bạn chưa nghe thấy điều đó. Nó quá tinh tế và bạn quá thô. Bạn còn chưa được mịn thế. Bạn không thể nghe thấy âm nhạc tinh tế. Bạn đã ngửi hoa hồng, nhưng bạn chưa có khả năng ngửi yếu tố tinh tế trong bạn, cái ngửi hoa hồng, tanmatra.
Người yogi trở nên có khả năng lắng nghe âm thanh bên trong, cái là im lặng; của việc thấy mắt, mắt bên trong, chính là linh ảnh thuần khiết. Và có cơ chế của việc trở thành vô hình "Bằng việc thực hiện sanyama trên hình dạng của thân thể..."
Nếu người yogi chỉ tập trung vào hình dạng của thân thể người đó, hình dạng riêng của thân thể của người đó, chỉ bằng việc tập trung đó vào hình dạng, tia sáng mặt trời bị hấp thu trong hình dạng và chúng không được phản xạ ngược lại. Khi bạn tập trung vào hình dạng, hình dạng mở ra. Mọi cánh cửa mở ra và tia sáng mặt trời đi vào trong hình dạng và tanmatra của hình dạng của bản thân bạn hấp thu tattva của mặt trời, và đột nhiên không ai có thể thấy bạn. Bởi vì để thấy, ánh sánh phải được phản xạ.
Cùng điều đó xảy ra cho âm thanh:
Nguyên lí này cũng giải thích sự biến mất của âm thanh.
Khi người yogi tập trung vào tanmatra bên trong nhất của tai mình, mọi âm thanh đều bị hấp thu. Và khi âm thanh bị hấp thu, chính sự hiện diện của người yogi sẽ cho bạn linh cảm nào đó về im lặng bao quanh bạn. Nếu bạn đi tới người yogi đột nhiên bạn sẽ thấy bạn đang đi vào trong im lặng. Người đó không tạo ra âm thanh nào quanh mình. Ngược lại, mọi âm thanh rơi lên người đó đều bị hấp thu. Và điều này xảy ra cho mọi giác quan của người đó. Người đó trở thành vô hình theo nhiều cách.
Đây là tiêu chí khi bạn tới gặp người yogi. Đây là tiêu chí. Không phải là người đó cố gắng làm những điều đó đâu. Người đó sẽ không làm chúng; người đó tránh chúng. Nhưng thỉnh thoảng chúng xảy ra. Thỉnh thoảng ngồi cùng thầy...
Điều đó xảy ra cho nhiều người ở đây; họ viết cho tôi. Mới hôm nọ có một câu hỏi, "Quan sát thầy, điều gì xảy ra? Tôi có phát rồ không? Thỉnh thoảng thầy biến mất." Nếu bạn cứ quan sát tôi sẽ có những khoảnh khắc khi bạn bạn thấy tôi biến mất. Lắng nghe lời tôi, nếu bạn cứ tập trung vào chúng, đột nhiên bạn sẽ trở nên nhận biết rằng chúng đang đi ra từ im lặng. Và khi bạn cảm thấy điều đó, thế thì bạn đã cảm thấy tôi, không trước điều đó.
Không phải là cái gì đã được làm. Thực ra người yogi chưa bao giờ làm cái gì cả. Người đó đơn giản vẫn còn trong bản thể người đó và mọi sự cứ xảy ra. Thực ra người đó tránh, những dầu vậy, thỉnh thoảng, mọi sự xảy ra. Phép màu theo sau. Không có phép màu, nhưng phép màu đi theo sau người đã đạt tới samadhi; chúng cứ xảy ra. Giống như cái bóng chúng đi theo người đã đạt tới không gian bên trong.
Đây là điều tôi gọi là khoa học của tôn giáo. Patanjali đã đặt nền móng. Nhiều điều phải được làm. Ông ấy chỉ mới cho cấu trúc khung - nhiều thứ phải được lấp vào trong chỗ hổng. Nó mới chỉ là cấu trúc bê tông. Tường phải được xây lên, phòng phải được làm ra. Bạn không thể sống trong cấu trúc bê tông khung được. Nó phải được làm thành nhà, nhưng ông ấy đã cho cấu trúc cơ sở.
Năm nghìn năm và cấu trúc cơ sở vẫn còn cơ sở: nó chưa trở thành chỗ trú ngụ của con người. Con người còn chưa sẵn sàng.
Con người cứ chơi với đồ chơi, và cái thực cứ chờ đợi - chờ đợi bất kì khi nào bạn trở nên đủ trưởng thành bạn sẽ dùng nó. Không ai khác chịu trách nhiệm cho nó; chúng ta chịu trách nhiệm. Từng người chịu trách nhiệm cho việc ngủ bao la này đang bao quan trái đất. Như tôi thấy nó giống như sương mù bao quanh toàn thể trái đất, và con người ngủ say. Tôi đã nghe, một ngày nào đó chuyện xảy ra.
Một người theo chủ nghĩa cải lương rất mẫn cán hỏi một người say đang lảo đảo mò mẫn trên đường, "Ông bạn đáng thương, điều gì làm cho ông say tới mức này?"
Người say hạnh phúc nói líu nhíu, "Chẳng ai dẫn lái tôi cả, thưa bà. Tôi là người tự nguyện."
Một cách tự nguyện, con người ở trong bóng tối. Một cách tự nguyện, bạn ở trong bóng tối. Không ai buộc bạn ở đó. Đây là trách nhiệm của bạn thoát ra khỏi nó. Đừng trách Satan và quỉ rằng chúng đã làm biến chất bạn. Không có ai làm biến chất bạn cả. Đó là bạn thôi. Và một khi bạn ngủ thì mọi thứ bạn nhìn đều bị bóp méo - mọi thứ bạn chạm đều bị bóp méo, mọi thứ vào tay bạn đều trở thành bẩn.
Hai người say đang bước về nhà dọc đường sắt, bước lảo đảo từ tà vẹt nọ sang tà vẹt kia. Đột nhiên người đi trước nói. "A, Trevor, khốn nạn nếu đây không phải là dãy bậc thang dài nhất mà tao đã từng bò lên."
Bạn anh ta gọi lại. "Tao không quan tâm tới bậc thang, George, nhưng lan can thấp quá mới là địa ngục."
Chúng ta cứ say khướt, say với bản ngã, say với sở hữu, say với đồ vật, dốt nát về thực tại; và bất kì cái gì chúng ta thấy cũng đều bị bóp méo. Việc bóp méo này tạo ra thế giới ảo tưởng. Thế giới này không phải là ảo tưởng. Nó là vậy bởi vì tâm trí say của chúng ta thế giới là ảo tưởng. Một khi say của chúng ta biến mất, thế giới chói sáng lộ ra như hiện tượng đẹp vô cùng - thế giới trở thành Thượng đế.
Thượng đế và thế giới không phải là hai. Chúng dường như là hai bởi vì chúng ta ngủ. Một khi bạn thức chúng là một. Và một khi bạn thấy cái đẹp tuyệt diệu đang bao quanh bạn, mọi buồn, mọi thất vọng, mọi phiền não biến mất. Thế thì bạn sống trong chiều khác toàn bộ của phúc lành.
Yoga không là gì ngoài cách nhìn vào thế giới với con mắt tỉnh táo... và thế giới trở thành Thượng đế. Không cần tìm Thượng đế ở bất kì chỗ nào khác. Thực ra quên về Thượng đế đi - chỉ trở nên tỉnh táo hơn. Trong tỉnh táo của bạn Thượng đế được sinh ra; trong giấc ngủ của bạn ngài bị mất. Thượng đế không bị mất; chỉ bạn bị mất. Trong giấc ngủ của bạn, bạn quên bạn là ai.
Samadhi là nhận biết đi tới cực đỉnh của nó. Samadhi là im lặng đi tới nở hoa. Mọi người đều có thể đạt tới được nó bởi vì nó là quyền tập ấm của mọi người. Nếu bạn đã không đòi nó, nó là dành cho bạn. Nó vẫn còn không được đòi lại, chờ đợi.
Đừng phí thời gian nhiều hơn nữa. Dùng mọi chút ít cuộc sống và thời gian mà bạn có cho một mục đích thường hằng là bạn trở nên ngày một nhận biết hơn. Tôi sẽ kể cho bạn một câu chuyện:
Hai phụ nữ Do Thái, Sarah và Amy, gặp nhau sau hai mươi năm. Họ đã từng học cùng nhau trong đại học và họ đã từng là những người bạn thân, nhưng trong hai mươi năm họ đã không gặp nhau. Họ ôm chầm nhau, họ hôn nhau. Và Sarah nói, "Amy, cậu thế nào?"
"Tốt thôi. Và thật vui được gặp cậu. Thế giới đối xử với cậu thế nào, Sarah?"
"Cậu có tin rằng khi Harry và tớ lấy nhau anh ấy đã đưa tớ đi ba tháng tuần trăng mật ở Địa Trung Hải và một tháng ở Israel không? Cậu nghĩ điều đó thế nào?"
"Cực kì đấy," Amy nói.
"Chúng tớ về nhà và anh ấy chỉ cho tớ ngôi nhà mới mà anh ấy mua cho tớ - mười sáu phòng, hai bể bơi, một chiếc Mercedes xịn. Cậu nghĩ gì về điều đó, Amy?"
"Cực kì đấy."
"Và bây giờ lần kỉ niệm lần thứ hai mươi anh ấy cho tớ chiếc nhẫn kim cương mười karats."
"Cực kì đấy."
"Và bây giờ chúng tớ đang đi tầu thuỷ quanh thế giới."
"Ồ, điều đó mới cực kì."
"Ồ, Amy này, tới đã nói nhanh quá về điều Harry làm và đã từng làm cho tớ. Tớ quên không hỏi Abe của cậu đã làm gì cho cậu."
"Ồ, chúng tớ có cuộc sống tốt lành cùng nhau."
"Nhưng anh ấy đã làm gì đặc biệt?"
"Anh ấy cho tớ tới trường làm duyên."
"Cho cậu tới trường làm duyên à? Cậu tới trường làm duyên để làm gì?"
"Để dạy tớ cách nói 'cực kì đấy' thay cho "chuyện nhảm nhí.'"
Đó là mọi điều yoga tất cả là gì - làm cho bạn nhận biết về cái cực kì to lớn. Nó ở ngay góc kia đang đợi bạn, và bạn bị nhấn chìm trong chuyện nhảm nhí. Mở bản thân bạn ra, làm chùng lỏng bản thân bạn ra khỏi nó. Thế là đủ rồi.
Và quyết định này không thể do bất kì ai khác đưa ra. Bạn phải quyết định. Chính quyết định của bạn là cách bạn hiện hữu. Nó sẽ là quyết định của bạn nếu bạn muốn thay đổi và được biến đổi.
Cuộc sống là to lớn vô cùng; tôi chỉ có thể nói với bạn chừng ấy. Và nó ở quanh đây và bạn đang bỏ lỡ nó. Không cần bỏ lỡ cái gì nữa.
Và yoga không phải là hệ thống niềm tin. Nó là phương pháp luận, phương pháp luận khoa học về cách đạt tới điều cực kì to lớn.

0 Đánh giá

Ads Belove Post