Chương 6. Tâm trí: Sự ngu xuẩn

Chương 6. Tâm trí: Sự ngu xuẩn

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 6)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 6. Tâm trí: Sự ngu xuẩn

Câu hỏi thứ nhất
Một số người có ngu hơn người khác không?
Tâm trí là ngu. Chừng nào bạn còn chưa đi ra ngoài tâm trí, bạn không đi ra ngoài ngu; tâm trí chừng nấy, là ngu.
Và tâm trí có hai kiểu: thông thái và không thông thái. Nhưng cả hai đều ngu. Tâm trí thông thái được coi là thông minh. Nó không phải vậy. Tâm trí ít thông thái bị coi là ngu, nhưng cả hai đều ngu.
Trong ngu xuẩn của mình bạn có thể biết nhiều - bạn có thể thu thập nhiều thông tin; bạn có thể mang tải trọng kinh sách theo bạn; bạn có thể huấn luyện tâm trí, ước định tâm trí; bạn có thể ghi nhớ; bạn có thể gần như trở thành cuốn từ điển bách khoa toàn thư Britannica - nhưng điều đó không tạo ra khác biệt nào trong cái ngu của bạn. Thực ra nếu bạn bắt gặp một người không còn tâm trí nào, cái ngu của bạn sẽ là nhiều hơn cái ngu của những người không có thông tin, người đơn giản dốt nát. Biết nhiều hơn không phải là trở thành việc biết, và biết ít hơn không phải là ngu xuẩn.
Ngu xuẩn là một loại ngủ, vô nhận biết sâu. Bạn cứ làm các thứ mà chẳng biết tại sao. Bạn cứ tham gia vào cả nghìn lẻ một tình huống mà chẳng biết tại sao. Bạn đi qua cuộc sống mà ngủ say. Việc ngủ đó là ngu xuẩn. Bị đồng nhất với tâm trí là ngu xuẩn. Nếu bạn nhớ, nếu bạn trở nên nhận biết và sự đồng nhất với tâm trí bị mất, nếu bạn không còn là tâm trí, nếu bạn cảm thấy siêu việt lên trên tâm trí; thông minh nảy sinh. Thông minh là một loại thức tỉnh. Ngủ, bạn ngu. Thức, ngu xuẩn đã biến mất: lần đầu tiên, thông minh đi vào.
Có thể biết nhiều mà không biết tới bản thân bạn; thế thì biết đó toàn là ngu xuẩn. Chính điều đảo lại cũng là có thể: biết bản thân mình - và không biết cái gì khác. Nhưng biết bản thân mình là đủ để là thông minh; và người biết tới bản thân mình sẽ cư xử thông minh trong bất kì và mọi tình huống. Người đó sẽ đáp ứng một cách thông minh. Đáp ứng của người đó sẽ không là phản ứng; người đó sẽ không hành động từ quá khứ. Người đó sẽ hành động trong hiện tại; người đó sẽ ở đây-bây giờ.
Tâm trí ngu bao giờ cũng hành động từ quá khứ. Thông minh không cần phải bận tâm tới quá khứ. Thông minh bao giờ cũng trong hiện tại: tôi hỏi bạn một câu hỏi - thông minh của bạn trả lời nó, không từ kí ức của bạn. Thế thì bạn không ngu. Nhưng nếu chỉ kí ức trả lời nó, không thông minh - thế thì bạn không nhìn vào câu hỏi. Thực ra bạn không bận tâm về câu hỏi; bạn đơn giản mang câu trả lời làm sẵn.
Chuyện kể về Mulla Nasruddin là hoàng đế định tới thăm thị trấn của ông ấy. Dân làng sợ đối diện với hoàng đế lắm, cho nên tất cả họ đều đề nghị Nasruddin, "Xin ông đại diện cho chúng tôi. Chúng tôi là người ngu, dốt. Ông là người khôn ngoan duy nhất ở đây, cho nên xin ông xử trí cho tình huống này bởi vì chúng tôi không biết cung cách của triều đình, và hoàng đế lần đầu tiên tới."
Nasruddin nói, "Dĩ nhiên rồi. Tôi đã gặp nhiều hoàng đế rồi và tôi đã tới thăm nhiều triều đình rồi. Đừng lo."
Nhưng người ở triều đỉnh bản thân họ cũng lo về làng này, cho nên họ tới chỉ để chuẩn bị cho toàn thể tình huống. Khi họ hỏi ai sẽ đại diện cho dân làng, dân làng nói, "Mulla Nasruddin sẽ đại diện cho chúng tôi. Ông ấy là người lãnh đạo của chúng tôi, người hướng dẫn của chúng tôi, triết gia của chúng tôi."
Thế là họ huấn luyện cho Mulla Nasruddin, nói, "Ông không cần phải lo lắng nhiều quá. Nhà vua sẽ hỏi chỉ ba câu hỏi thôi. Câu hỏi thứ nhất sẽ là về tuổi của ông. Ông bao nhiêu tuổi?" Nasruddin nói, "Bẩy mươi."
"Vậy nhớ điều đó. Đừng kinh sợ quá bởi hoàng đế và triều đình. Khi ngài hỏi ông bao nhiêu tuổi, nói, 'Bẩy mươi' - không một lời thêm hay bớt; bằng không thì ông có thể bị khó khăn đấy. Thế rồi ngài sẽ hỏi ông đã phụng sự cho đền thờ làng được bao lâu rồi, ông đã là thầy giáo tôn giáo ở đây được bao lâu rồi. Vậy nói đích xác số năm ra. Ông đã phụng sự được bao lâu rồi?" Ông ấy nói, "Trong ba mươi năm."
Những câu hỏi đại loại thế này. Thế rồi hoàng đế tới. Những người đã huấn luyện cho Nasruddin, họ cũng đã huấn luyện cho hoàng đế nữa, nói, "Người ở làng này rất giản dị, và người lãnh đạo của họ có vẻ hơi ngu, cho nên xin bệ hạ rủ lòng thương và không hỏi cái gì khác. Đây là những câu hỏi..."
Nhưng nhà vua quên khuấy. Cho nê trước khi hỏi, "Ông bao nhiêu tuổi rồi?" nhà vua lại hỏi, "Ông đã hướng dẫn tâm linh cho thị trấn này được bao lâu rồi?"
Bây giờ, Nasruddin có câu trả lời cố định. Ông ấy nói, "Bẩy mươi năm."
Nhà vua nhìn với chút phân vân bởi vì người này trông không quá bẩy mươi, vậy mà ông ta đã là thầy giáo tôn giáo từ chính lúc lọt lòng sao? Thế rồi nhà vua nói, "Ta rất lấy làm ngạc nhiên. Vậy thế ông bao nhiêu tuổi?"
Nasruddin nói, "Ba mươi." Bởi vì đây là điều đã cố định: rằng đầu tiên ông ấy phải nói "bẩy mươi," thế rồi ông ấy phải nói "ba mươi." Nhà vua nói, "Ông điên sao?"
Nasruddin nói, "Thưa ngài, cả hai ta cùng điên - theo cách riêng của chúng ta! Ngài hỏi câu hỏi sai - và tôi phải trả lời câu trả lời đúng! Đây là vấn đề. Tôi không thể thay đổi được, bởi vì những người kia ở đây, những người đã huấn luyện cho tôi. Họ đang nhìn tôi. Tôi không thể thay đổi được, và ngài đang hỏi câu hỏi sai. Cả hai ta đều điên theo cách riêng của chúng ta. Tôi bị buộc phải trả lời câu hỏi đúng - đó là cái điên của tôi. Giá mà không có câu trả lời làm sẵn tôi chắc đã trả lời ngài đúng rồi, nhưng bây giờ có rắc rối. Và ngài đang hỏi câu hỏi sai, theo trình tự sai."
Điều này xảy ra cho tâm trí ngu xuẩn. Liên tục, quan sát trong bản thân bạn đi: Mulla Nasruddin là một phần của bạn đấy. Bất kì khi nào bạn trả lời một câu hỏi vì bạn có câu trả lời làm sẵn, bạn hành xử ngu xuẩn. Tình huống có thể thay đổi, tham chiếu có thể đã thay đổi, hoàn cảnh có thể đã thay đổi - và bạn hành động từ quá khứ.
Hành động từ hiện tại đi. Hành động từ việc không chuẩn bị đi. Hành động từ nhận biết của hiện tại; đừng hành động từ quá khứ. Thế thì bạn không ngu.
Bây giờ bạn có thể hiểu tại sao tôi nói tâm trí là ngu: bởi vì tâm trí chỉ là quá khứ. Tâm trí là quá khứ được tích luỹ, mọi điều bạn đã biết trong quá khứ. Cuộc sống liên tục thay đổi. Tâm trí vẫn còn như cũ - nó mang kí ức chết, thông tin chết. Hoàn cảnh thay đổi mọi khoảnh khắc, câu hỏi thay đổi mọi khoảnh khắc, hoàng đế thay đổi mọi khoảnh khắc - và bạn mang những câu trả lời cố định. Bạn bao giờ cũng sẽ trong rắc rối. Tâm trí ngu xuẩn là trong rắc rối, khổ sở. Chẳng vì cái gì. Duy nhất chỉ lí do này: rằng người đó quá sẵn sàng, quá được chuẩn bị.
Mọi khoảnh khắc vẫn còn không được chuẩn bị đi. Thế thì bạn vẫn còn hồn nhiên. Thế thì bạn không mang cái gì đó. Bất kì khi nào bạn có câu trả lời làm sẵn, bạn đều không nghe câu hỏi đích xác như nó vậy. Trước khi bạn nghe câu hỏi, câu trả lời đã bật ra trong tâm trí rồi; câu trả lời đã đứng giữa bạn và câu hỏi rồi. Trước khi bạn nhìn quanh và quan sát tình huống, bạn đã phản ứng.
Tâm trí là quá khứ, tâm trí là kí ức - đó là lí do tại sao tâm trí là ngu, mọi tâm trí. Bạn có thể là một dân làng, chẳng biết gì mấy về thế giới. Bạn có thể là giáo sư ở Đại học Pune, biết nhiều. Điều đó không tạo ra khác biệt gì. Thực ra thỉnh thoảng chuyện xảy ra là dân làng thông minh hơn - vì họ chẳng biết gì. Họ phải dựa vào thông minh. Họ không thể dựa vào thông tin của họ, họ chẳng có gì. Nếu bạn tỉnh táo bạn có thể thấy phẩm chất của hồn nhiên trong dân làng. Người đó như trẻ con.
Trẻ con thông minh hơn người lớn, thông minh hơn người già. Đó là lí do tại sao trẻ con có thể học dễ dàng thế. Chúng thông minh hơn. Tâm trí còn chưa có đó. Chúng là vô tâm trí. Chúng không mang quá khứ nào; chúng không có. Chúng đang di chuyển, vẩn vơ, ngạc nhiên với mọi thứ. Chúng bao giờ cũng nhìn vào tình huống. Thực ra chúng chẳng có gì khác để nhìn - không câu trả lời làm sẵn. Thỉnh thoảng trẻ con trả lời theo cách hay và sống động thế mà người già không thể trả lời được. Người già bao giờ cũng có tâm trí ở đó để trả lời cho chúng. Họ có kẻ phục vụ, cái máy, cái máy tính sinh học; và họ dựa trên nó. Bạn càng trở nên già, bạn càng trở nên ngu hơn.
Tất nhiên, người già nghĩ họ đã trở nên rất khôn ngoan, bởi vì họ biết nhiều câu trả lời. Nếu đây là khôn ngoan thì máy tính sẽ là kẻ khôn ngoan nhất. Thế thì không cần bạn nghĩ về Phật và Jesus và Zarathustra, không. Máy tính sẽ khôn ngoan hơn bởi vì chúng biết nhiều hơn. Chúng có thể biết tuốt; chúng có thể được nạp cho mọi thông tin. Và chúng sẽ vận hành tốt hơn vì chúng là máy.
Không, trí huệ không liên quan chút nào tới tri thức. Nó liên quan tới nhận biết, thông minh, hiểu biết. Tỉnh táo hơn đi. Thế thì bạn không trong nắm bắt của tâm trí. Thế thì bạn có thể dùng tâm trí bất kì khi nào được cần nhưng bạn không bị tâm trí dùng. Thế thì tâm trí không còn là người chủ - bạn là chủ và tâm trí là tớ. Bất kì khi nào bạn cần đầy tớ bạn hỏi, nhưng bạn không bị cai trị, bạn không bị tâm trí thao túng.
Tình huống bình thường của tâm trí là tới mức dường như chiếc xe thao túng người lái. Chiếc xe nói, "Đi theo đường này," và người lái xe phải tuân theo. Thỉnh thoảng chuyện xảy ra: phanh hỏng, bánh xe không chạy tốt, bạn muốn đi xuống nam còn xe đi lên bắc. Máy đã hỏng; điều đó là ngẫu nhiên. Nhưng ngẫu nhiên đó đã trở thành bình thường với tâm trí con người. Một cách liên tục bạn muốn đi đâu đó và tâm trí muốn đi đâu đó khác. Bạn muốn đi tới đền chùa và tâm trí nghĩ tới rạp hát, và bạn thấy bản thân bạn ở rạp hát. Có thể bạn đã ra khỏi nhà để đi tới đền chùa để cầu nguyện... bạn đang ngồi ở rạp hát - bởi vì xe muốn đi theo đường đó và bạn không có khả năng điều khiển.
Thông minh là tính làm chủ - làm chủ mọi cái máy bên trong bạn. Thân thể là cái máy, tâm trí là cái máy: bạn trở thành người chủ. Không ai thao túng bạn; tâm trí đơn giản nhận lệnh của bạn. Đây là thông minh.
Cho nên nếu bạn hỏi, "Một số người có ngu hơn người khác không?" - điều đó còn tuỳ. Như tôi thấy, mọi người thông thái đều là người ngu thông thái, người ngu không thông thái. Đây là hai phân loại bình thường, bởi vì phân loại thứ ba là duy nhất tới mức bạn không thể làm cho nó thành phân loại được. Hãn hữu, thỉnh thoảng, vị Phật xảy ra: vị Phật là thông minh. Nhưng thế thì ông ấy có vẻ như nổi dậy vì ông ấy không cho bạn câu trả lời quá khứ, câu trả lời cố định. Ông ấy đi xa khỏi đường cao tốc; ông ấy có con đường riêng của mình. Ông ấy làm ra con đường riêng của mình. Thông minh bao giờ cũng đi theo bản thân nó. Nó không theo bất kì ai. Thông minh làm ra con đường riêng của nó. Chỉ người ngu mới đi theo.
Nếu bạn ở đây với tôi bạn có thể ở đây theo hai cách. Bạn có thể ở đây một cách thông minh với tôi: thế thì bạn sẽ học từ tôi, nhưng bạn sẽ không đi theo. Bạn sẽ theo thông minh riêng của bạn. Nhưng nếu bạn ngu bạn không bận tâm về việc học: bạn đơn giản theo tôi. Điều đó có vẻ đơn giản, ít rủi ro, ít nguy hiểm, an ninh hơn, an toàn, bởi vì bạn bao giờ cũng có thể đổ trách nhiệm lên tôi; nhưng nếu bạn chọn cách thức an toàn an ninh, bạn đã chọn chết. Bạn đã không chọn sống. Sống là nguy hiểm và rủi ro. Thông minh bao giờ cũng sẽ chọn sống - với bất kì giá nào, bất kì cái gì rủi ro - bởi vì đó là cách duy nhất để sống động.
Thông minh là phẩm chất của nhận biết. Người thông minh không ngu.
Câu hỏi thứ hai
Nội suy xét khác gì với nhớ cái ta?
Nhiều khác biệt đấy. Nội suy xét là nghĩ về bản thân bạn trong hoàn cảnh. Nhớ cái ta không phải là nghĩ chút nào: nó là trở nên nhận biết về bản thân bạn bên trong. Khác biệt này là tinh tế, nhưng rất lớn.
Tâm lí học phương tây nhấn mạnh vào nội suy xét, và tâm lí học phương đông nhấn mạnh vào nhớ cái ta. Khi bạn nội suy xét, bạn làm gì? Chẳng hạn, bạn giận: bạn bắt đầu nghĩ về giận - nó có nguyên nhân bên ngoài thế nào. Bạn bắt đầu phân tích tại sao nó có nguyên nhân. Bạn bắt đầu phán xét liệu nó là tốt hay xấu. Bạn bắt đầu hợp lí hoá rằng bạn đã giận bởi vì tình huống là như vậy. Bạn ủ ê suy nghĩ về giận, bạn phân tích giận, nhưng hội tụ của chú ý là vào giận, không vào cái ta. Toàn thể ý thức của bạn được hội tụ vào giận - bạn đang quan sát, phân tích, liên kết, suy nghĩ về nó, cố gắng hình dung ra cách tránh né, cách gạt bỏ nó, cách không làm nó lần nữa. Đây là quá trình suy nghĩ. Bạn sẽ phán xét nó là "xấu" bởi vì nó có tính phá huỷ. Bạn sẽ lấy lời thề rằng "Mình sẽ không bao giờ phạm phải cùng sai lầm này lần nữa." Bạn sẽ cố gắng kiểm soát giận này qua ý chí. Đó là lí do tại sao tâm lí học phương Tây đã trở thành phân tích, phân tích, mổ xẻ.
Nhấn mạnh của phương Đông không phải vào giận. Nhấn mạnh của phương Đông là vào cái ta. Nhận biết khi bạn giận, là nhận biết vậy... Không nghĩ, bởi vì suy nghĩ là thứ có tính ngủ. Bạn có thể nghĩ khi bạn ngủ say; không cần có nhận biết. Thực ra bạn liên tục nghĩ mà không nhận biết chút nào. Suy nghĩ cứ tiếp diễn và tiếp diễn. Ngay cả khi bạn ngủ say trong đêm, việc suy nghĩ vẫn liên tục, tâm trí cứ tiếp tục huyên thuyên bên trong của nó. Đó là một thứ máy móc.
Tâm lí học phương Đông nói, "Nhận biết đi. Đừng cố phân tích giận, không cần đâu. Cứ nhìn vào nó, nhưng nhìn với nhận biết. Đừng bắt đầu nghĩ." Thực ra nếu bạn bắt đầu nghĩ thế thì việc nghĩ sẽ trở thành rào chắn cho việc nhìn vào giận. Thế thì suy nghĩ sẽ vồ lấy nó. Thế thì suy nghĩ sẽ giống như đám mây bao quanh nó; sự sáng tỏ sẽ bị mất. Đừng nghĩ chút nào. Ở trong trạng thái của vô ý nghĩ, và nhìn.
Khi thậm chí không có lấy một gợn sóng suy nghĩ giữa bạn và cơn giận, giận được đối diện, được bắt gặp. Bạn không mổ xẻ nó. Bạn không bận tâm đi tới cội nguồn của nó, bởi vì cội nguồn là trong quá khứ. Bạn không phán xét nó, bởi vì khoảnh khắc bạn phán xét, suy nghĩ bắt đầu. Bạn không lấy lời thề nào rằng "Mình sẽ không làm nó," bởi vì lời thề đó dẫn bạn vào trong tương lai.
Trong nhận biết bạn vẫn còn ở cùng với cảm giác của giận - một cách đích xác ở đây-bây giờ. Bạn không quan tâm tới việc thay đổi nó, bạn không quan tâm tới suy nghĩ về nó: bạn quan tâm nhìn thẳng vào nó, mặt đối mặt, ngay lập tức. Thế thì đó là việc nhớ cái ta.
Và đây là cái hay của nó: rằng nếu bạn có thể nhìn vào giận, nó biến mất. Nó không chỉ biến mất vào khoảnh khắc này: chính việc biến mất của nó bởi cái nhìn sâu của bạn cho bạn chìa khoá rằng không cần dùng ý chí, không cần ra bất kì quyết định nào cho tương lai, và không cần đi tới cội nguồn nguyên thuỷ từ đó nó tới. Điều đó là không cần thiết. Bạn có chìa khoá bây giờ: nhìn vào giận, và giận biến mất. Và cái nhìn này là sẵn có mãi mãi. Bất kì khi nào giận sẽ có đó bạn có thể nhìn; thế thì cái nhìn này tăng trưởng sâu hơn.
Có ba giai đoạn của nhìn. Thứ nhất, khi giận đã xảy ra và đã qua. Nhiều nhất, bạn nhìn vào cái đuôi đang biến mất - con voi đã qua rồi, chỉ đuôi có đó - bởi vì khi giận có đó, thực sự, bạn đã bị dính líu sâu vào trong nó tới mức bạn không thể nhận biết được. Khi giận đã gần như biến mất, chín mươi chín phần trăm - chỉ một phần trăm, phần cuối cùng của nó đang đi qua, đang biến mất vào trong đường chân trời xa hơn - thế thì bạn trở nên nhận biết: đây là trạng thái thứ nhất của nhận biết. Tốt, nhưng không đủ.
Trạng thái thứ hai là khi con voi có đó, không phải đuôi: khi tình huống chín muồi, bạn đã giận thực sự tới đỉnh - sôi lên, bùng cháy - thế thì bạn trở nên nhận biết.
Thế rồi vẫn còn giai đoạn thứ ba: giận còn chưa tới, nó vẫn đang tới - không phải cái đuôi mà là cái đầu. Nó chỉ mới đi vào khu vực ý thức của bạn và bạn trở nên nhận biết - thế thì con voi không bao giờ vật chất hoá được. Bạn đã giết chết con vật này trước khi nó được sinh ra. Đó là kiểm soát sinh. Hiện tượng này đã không xảy ra; thế thì nó không để lại dấu vết nào.
Nếu bạn dừng nó ở giữa chừng, nửa cái đầu đã xảy ra, nó sẽ để lại cái gì đó lên bạn - một dấu vết, một tải trọng, một vết thương nhỏ. Bạn sẽ cảm thấy bị cào xước. Cho dù bạn không cho phép nó bây giờ có sự đung đưa đầy đủ của nó, nó đã đi vào. Nếu bạn nhìn vào đuôi, toàn thể sự việc đã xảy ra. Nhiều nhất bạn có thể hối hận; và hối hận là suy nghĩ. Lần nữa bạn trở thành nạn nhân của tâm trí suy nghĩ.
Con người của nhận biết không bao giờ hối hận. Phỏng có ích gì mà hối hận bởi vì nhiều nhận biết đi sâu, người đó có thể dừng quá trình lại ngay cả trước khi nó bắt đầu. Thế thì phỏng có ích gì mà hối hận? Và không phải là người đó cố gắng dừng nó lại - đó là cái hay của nó. Người đó đơn giản nhìn vào nó. Khi bạn nhìn vào một tâm trạng, vào một tình huống, vào một xúc động, tình cảm, ý nghĩ - khi bạn đem phẩm chất của cái nhìn - cái nhìn giống như ánh sáng:bóng tối biến mất.
Có khác biệt bao la giữa nội suy xét và nhớ cái ta. Tôi không thiên về nội suy xét. Thực ra, nội suy xét có chút ít bệnh hoạn: nó là chơi với vết thương riêng của bạn. Nó sẽ không ích gì. Nó sẽ không giúp cho vết thương được chữa lành. Thực ra nó sẽ làm chính điều ngược lại: nếu bạn cứ sờ mó vết thương của bạn, bạn sẽ giữ cho nó bị thương mãi. Nội suy xét không phải là tốt. Người nội suy xét bao giờ cũng không lành mạnh, ốm yếu. Họ nghĩ quá nhiều. Người nội suy xét là đóng. Họ cứ chơi với những vết thương của họ và nỗi đau của họ và nỗi lo của họ - và toàn thể cuộc sống vậy dường như quá nhiều vấn đề; nó không thể được giải quyết. Mọi thứ đều giống như vấn đề cho người nội suy xét. Bất kì cái gì xảy ra đều trở thành vấn đề.
Và, thế rồi, người đó ở bên trong quá nhiều; người đó không thể đi ra được. Cân bằng bị mất. Người nội suy xét trốn khỏi cuộc sống và đi lên Himalayas. Họ là không lành mạnh, ốm yếu, bệnh hoạn. Người mạnh khoẻ có sự đung đưa mạnh khoẻ: người đó có thể đi vào, người đó có thể đi ra. Với người đó không có vấn đề ủng hộ vào hay ra. Thực ra người đó không phân chia cuộc sống bên trong và cuộc sống bên ngoài. Người đó có luồng chảy tự do, đung đưa tự do. Bất kì khi nào được cần, người đó đơn giản đi vào. Bất kì khi nào được cần người đó đơn giản đi ra. Người đó không chống lại thế giới bên ngoài; người đó không ủng hộ thế giới bên trong. Trong và ngoài phải hệt như thở vào và thở ra: cả hai đều được cần.
Nội suy xét trở thành quá suy nghĩ ủ ê, quá bên trong. Họ trở nên sợ đi ra ngoài vì bất kì khi nào họ đi ra ngoài, lại có vấn đề, cho nên họ đóng. Họ trở thành đơn tử không có cửa sổ nào. Và thế rồi vấn đề và vấn đề - tâm trí cứ tạo ra vấn đề và họ cứ cố gắng giải quyết.
Người nội suy xét có xu hướng trở nên điên nhiều hơn. Người hướng nội trở nên điên nhiều hơn người hướng ngoại. Nếu bạn đi tới nhà thương điên bạn sẽ thấy chín mươi chín phần trăm người ở đó là hướng nội, nội suy xét, và chỉ một phần trăm, nhiều nhất, là người hướng ngoại. Họ không bận tâm về phía bên trong của sự việc. Họ cứ sống trên bề mặt. Họ không nghĩ rằng có vấn đề. Họ nghĩ chỉ có cuộc sống để được tận hưởng. Ăn, uống, vui vẻ là toàn thể tôn giáo của họ, không gì khác.
Bạn bao giờ cũng thấy người hướng ngoại lành mạnh hơn người hướng nội bởi vì ít nhất họ cũng trong tiếp xúc với cái toàn thể. Người hướng nội mất mọi tiếp xúc với cái toàn thể. Người đó sống trong mơ của mình. Người đó không có thở ra. Nghĩ mà xem: nếu bạn không cho phép việc thở đi ra, bạn sẽ trở nên ốm bởi vì việc thở đã đi vào trong sẽ không phải bao giờ cũng còn tươi tắn. Trong vài giây nó sẽ trở nên tù đọng, trong vài giây nó sẽ mất ô xi, cuộc sống, trong vài giây nó bị kết thúc - và thế rồi bạn sống trong không khí tù đọng, chết. Bạn phải đi ra để tìm nguồn mới nào đó của cuộc sống, để tìm không khí trong lành. Bạn phải liên tục di chuyển.
Với tôi, nếu bạn muốn chọn giữa hướng ngoại và hướng nội, tôi sẽ nói với bạn, "Chọn hướng ngoại." Người đó ít ốm yếu hơn - sống trên bề mặt, không bao giờ có thể đi tới biết được chân lí, nhưng ít nhất không bao giờ phát điên. Người hướng nội có thể đi tới biết chân lí, nhưng đó là một khả năng trong cả trăm khả năng. Chín mươi chín phần trăm là khả năng người đó sẽ phát điên.
Tôi thiên về cuộc sống tuôn chảy. Cuộc sống nên là nhịp điệu: bạn đi ra, bạn đi vào, và đứng níu bám vào bất kì cái gì. Vẫn còn tỉnh táo. Nhớ lấy. Cứ nhớ: khi bạn ở trong thế giới, thế nữa vẫn nhớ; và khi bạn ở bên trong bản thân mình, thế nữa vẫn nhớ. Bao giờ cũng giữ tỉnh táo nhận biết, cháy sáng, sống động. Ngọn lửa của nhận biết không nên bị mất, vậy thôi. Thế thì sống trong chợ hay sống trong tu viện - bạn sẽ không bao giờ là người mất trong cuộc sống. Bạn sẽ đạt tới chiều sâu sâu sắc nhất mà cuộc sống có thể cho. Chiều sâu sâu sắc nhất đó là Thượng đế. Thượng đế là người đung đưa: ngoài và trong, hướng nội và hướng ngoại - nhưng nhận biết.
Câu hỏi thứ ba
Thỉnh thoảng, bây giờ, thầy cười thầm trong bài nói.
Tôi phải trở thành linh thiêng hơn, thánh thiện hơn, bởi vì bạn càng linh thiêng hơn, bạn càng coi cuộc sống là không nghiêm chỉnh. Bạn cười thầm, bạn cười to; thế thì nó không phải là gánh nặng. Toàn thể cuộc sống của bạn trở thành nụ cười; thế thì nó không phải là chuyện nghiêm chỉnh.
Nhưng người tôn giáo trên khắp thế giới đã từng dạy mọi người rất nghiêm chỉnh - mặt dài ra. Đây là ốm yếu, không mạnh khoẻ. Làm ra tiếng cười từ lời cầu nguyện của bạn đi. Cười nhiều hơn vào. Không cái gì xả ra năng lượng bị chắn của bạn bằng tiếng cười. Không cái gì làm cho bạn thành hồn nhiên bằng tiếng cười. Không cái gì làm cho bạn thành như trẻ con bằng tiếng cười. Trẻ con cười thầm và cười to và cười mỉm. Tất nhiên chúng cũng khóc nữa, nhưng việc khóc của chúng là đẹp.
Kêu và khóc và cười, và để những điều này là lời cầu nguyện của bạn. Đi tới đền chùa - đừng thốt ra lời. Đi tới nhà thờ - đừng bận tâm về dạng có thẩm quyền của lời cầu nguyện. Chẳng có cái nào đâu; không phiên bản nào là có thẩm quyền cả. Tạo ra lời cầu nguyện riêng của bạn đi. Nếu bạn cảm thấy thích khóc, thì khóc. Nước mắt là có nghĩa nhiều hơn bất kì lời nào; chúng đem trái tim bạn tới. Chúng có nhiều tính cầu nguyện hơn, đẹp hơn, ý nghĩa hơn. Lời là chết. Nước mắt là sống động, tươi tắn - tới từ bạn, từ chiều sâu của bạn. Hay cười lên: có tiếng cười vang với thượng đế của ngôi đền.
Ở Talmud có kể... Và Talmud là cuốn sách hiếm. Gita, Kinh Thánh, Koran - tất cả đều có vẻ nghiêm chỉnh. Talmud đơn giản hiếm hoi không thể nào tin được. Trong Talmud có nói, "Thượng đế yêu những người làm cho người khác cười." Bạn không thể quan niệm được kinh sách tôn giáo lại nói điều này: "Thượng đế yêu những người làm cho người khác cười." Những người đó là thánh thực.
Nếu bạn làm cho mọi người thành nghiêm chỉnh bạn là tội nhân. Thế giới này đã bị nặng gánh quá nhiều rồi; xin đừng làm nó nặng gánh thêm nữa. Cho chút ít tiếng cười đi. Tạo ra gợn sóng tiếng cười bất kì chỗ nào bạn ở. Mỉm cười chút ít nữa và giúp người khác mỉm cười. Nếu toàn thế giới có thể cười to, chiến tranh sẽ biến mất, bởi vì chiến tranh được cai quản bởi những người nghiêm chỉnh. Toà án sẽ biến mất, bởi vì toà án được cai quản bởi những người nghiêm chỉnh.
Đó là lí do tại sao nếu bạn cười trong bất kì toà án nào đó là tội lỗi. Không toà án nào cho phép điều đó - bạn đang xúc phạm toà án. Mọi người phải nghiêm chỉnh. Nhìn và các quan toà đang ngồi trong toà: họ có vẻ nghiêm chỉnh ngu xuẩn làm sao. Một chút ít tiếng cười sẽ giúp cho họ vừa phải, sẽ giúp cho họ hiểu con người sâu sắc hơn. Sự lạnh lùng của họ không thể làm công bằng được, bởi vì lạnh lùng là vô nhân tính. Cần chút ít hơi ấm...
Nhưng quan toà sợ hãi. Nếu kẻ trộm đứng trước toà mà cười, và quan toà cũng hoà cùng người đó, và cả toà đều cười - thế thì quan toà sợ. Thế thì nó sẽ trở thành quá nhân bản; và sẽ khó tống tên trộm cười này vào tù trong ba hay bốn hay năm năm. Chẳng vì cái gì mấy - anh ta lấy cắp vài đồng ru pi. Anh ta đã đánh cắp chút ít ảo vọng - maya, và quan toà có thể là người theo Veda. Anh ta đã đánh cắp chút ít ảo tưởng - ru pi, kim cương - và anh ta phải bị tống vào tù: vì những kim cương chết và người sống bị tống vào tù trong năm năm để chết mòn. Hay trong cơn giận sâu, trong rồ dại, trong khoảnh khắc điên khùng nào đó anh ta có thể đã giết người. Ngay cả quan toà cũng thỉnh thoảng có nghĩ tới giết người. Khó mà tìm được một người đã không nghĩ nhiều lần trong đời về giết ai đó. Điều đó dường như là có tính người, ý tưởng này.
Tôi không nói cứ đi và giết người, và tôi không nói rằng các quan toà phải tha thứ cho những người là kẻ sát nhân, không. Nhưng chút ít tiếng cười sẽ có ích. Một người đã bị sát hại rồi: nếu quan toà có thể cười chút ít và toà án cũng có thể cười thầm chút ít cùng quan toà, sẽ khó cho ông ta tống người này vào giá treo cổ. Bởi vì điều đó là chống lại kẻ sát nhân khác; và làm sao bạn có thể để mọi thứ vào đúng khi với kẻ sát nhân này toà án quyết định vì kẻ sát nhân khác? Có thể người này cần điều trị phân tâm. Có thể người này cần được gửi tới tu viện để thiền trong hai năm. Nhưng không phải là chết - bởi vì chết... Nếu phạm tội giết người là xấu, phạm tội giết người nhân danh công lí cũng là xấu; nó không thể tốt được.
Nhưng quan toà là người rất nghiêm chỉnh, chính khách là người rất nghiêm chỉnh - toàn thể gánh nặng của thế giới đè lên vai họ. Họ bao giờ cũng nghĩ về khắp thế giới: "Cái gì tiếp sau Mao Trạch Đông?" Cứ dường như không có thế giới trước Mao Trạch Đông. Thế giới đã từng hạnh phúc. Thực ra nó sẽ hạnh phúc hơn nếu mọi Mao Trạch Đông đều biến mất.
Tôi mới đọc một cuốn sách, một cuốn sách rất hiếm hoi. Người này nói Ấn Độ chắc đã trở nên độc lập sớm hơn nếu Gandhi mà không có đó. Tôi hơi chút ngạc nhiên, nhưng thế rồi tôi nhìn vào biện luận của ông ấy và tôi cảm thấy ông ấy là đúng. Gandhi đã tạo ra nhiều rắc rối - bướng bỉnh, mọi chính khách đều vậy. Ông ấy đã tạo ra nhiều rắc rối: ông ấy không thoả hiệp về bất kì cái gì. Ông ấy có cách thức riêng của ông ấy, Jinnah có cách thức riêng của ông ấy. Họ sẽ không thoả hiệp. Cả hai họ đều bướng bỉnh, như đá. Dường như người này có sáng suốt khi nói rằng Ấn Độ chắc đã trở nên độc lập sớm hơn nếu như đã không có Gandhi và không có Jinnah.
Và nếu không có nhà thờ, Ấn Độ chắc chẳng bao giờ bị phụ thuộc. Nếu các chính khách biến mất khỏi thế giới, thế giới sẽ có đó. Sẽ không cần đánh nhau vì nó: nó sẽ đơn giản là tự do. Nếu các tu sĩ biến mất và các nhà thờ nghiêm chỉnh, mà trông giống chết nhiều hơn là sống, biến mất và đền chùa vươn lên nhảy múa, tận hưởng, phúc lạc, cực lạc; thế giới sẽ có tính tôn giáo nhiều hơn.
Cho nên khi bạn nói, "Thỉnh thoảng, bây giờ, thầy cười thầm trong bài nói," tôi hi vọng tôi phải trở nên linh thiêng hơn. Bằng không, dường như không có lí do nào khác.
Câu hỏi thứ tư
Vijay Anand một trăm phần trăm chắc chắn rằng phim của anh ấy 'Jaan Hazir Hai' sẽ là thành công... vì 'guru' của anh ấy đã dự đoán siêu thành công của nó... Phim rơi tõm. 'Guruji' xin thầy giầi thích?" - từ Tạp chí Stardust.
Điều thứ nhất: Vijay Anand không ngu thế khi hỏi tôi điều như vậy. Anh ấy chưa bao giờ nhắc tới bất kì cái gì về kinh doanh của anh ấy. Anh ấy chưa bao giờ hỏi bất kì cái gì về phim "Jaan Hazir Hai" và tôi chưa bao giờ trả lời cho anh ấy. Tôi thậm chí không biết rằng anh ấy đã làm ra một phim có tên "Jaan Hazir Hai."
Nhưng những người này, biên tập viên của Stardust, phải đã mơ cái gì đó. Họ phải đã thấy giấc mơ, và có thể trong mơ họ đã nghe tôi nói, "Phim của bạn, Vijay, sẽ là siêu thành công." Thế thì họ hiểu lầm vấn đề. Tôi phải đã nói cho họ trong mơ của họ "siêu thành công" theo thuật ngữ của Lão Tử. Lão Tử nói, "Vì ít người hiểu ta, ta đáng tôn quí." Cho nên, nếu bạn dịch nó ra, siêu thành công nghĩa là: nếu không ai đi xem phim này. Vì đám đông là ngu thế họ không thể hiểu được nó, nó là đáng tôn quí: nó là siêu thành công. Khi đám đông đi xem phim, đó là thất bại, rơi tõm. Nó phải ngu; bằng không làm sao nó hấp dẫn nhiều người ngu thế?
Tôi đã không nói bất kì cái gì, nhưng nếu họ đã nghe thấy cái gì đó trong mơ của họ, họ đã diễn giải sai về tôi. Nếu nó rơi tõm, nó là siêu thành công. Nó phải là cái gì đó đi ra ngoài tâm trí bình thường. Đó là điều siêu thành công là gì. Một Hitler không phải là siêu thành công; đám đông tôn thờ ông ta. Điều đó chỉ ra ông ta thuộc về đám đông. Ông ta là người thường, ngu. Lão Tử là siêu thành công: không ai biết, không ai nghe về ông ấy - thậm chí không phải là tin đồn. Ông ấy tới và đi một cách im lặng. Ông ấy là siêu thành công, và ông ấy biết điều đó. Ông ấy nói trong Đạo Đức Kinh, "Ta được tôn quí, bởi vì rất ít người có thể hiểu ta. Cà thế giới hiểu lầm ta; đó là lí do tại sao ta được tôn quí." Hiểu là hiếm hơn, sẽ được hiểu cũng hiếm hơn, nhiều khả năng là bị hiểu lầm.
Tôi có biết một người rất hiếm hoi. Người đó là một sannyasin. Khi tôi còn nhỏ ông ấy thường tới thăm làng tôi và ông ấy thường ở cùng gia đình tôi. Tôi yêu con người đó chỉ vì một lí do duy nhất: bất kì khi nào ông ấy nói chuyện và mọi người vỗ tay, ông ấy lại nhìn tôi và nói, "Rajneesh, cái gì đó phải sai rồi. Bằng không sao mọi người vỗ tay? Họ vỗ tay chỉ khi cái gì đó sai, bởi vì họ sai." Khi không ai vỗ tay, và không ai hiểu điều ông ấy nói, khi mọi người trông dường như họ đang phí hoài thời gian, ông ấy sẽ về nhà và ông ấy sẽ nói, "Rajneesh, bác phải đã nói được cái gì đó. Cháu thấy không? Không ai có thể hiểu được." Với đám đông, thành công là thất bại.
Câu hỏi thứ năm
Nhớ cái ta khác gì với chứng kiến?
Vừa xong tôi đã nói cho các bạn sự khác biệt giữa nội suy xét và nhớ cái ta. Bây giờ, khác biệt giữa nhớ cái ta và chứng kiến.
Vâng, lại có nhiều khác biệt: bởi vì trong nhớ cái ta nhấn mạnh là vào cái ta. Cũng như trong nội suy xét nhấn mạnh là vào ý nghĩ, tình cảm, xúc động, tâm trạng, giận dữ, dâm dục, hay bất kì cái gì, và cái ta bị quên mất; trong nhớ cái ta thì cái ta được nhớ và toàn thể năng lượng được định tâm vào cái ta, và bạn chỉ nhìn vào tâm trạng, vào tình huống, vào tình cảm - bạn không nghĩ về nó, bởi vì trong suy nghĩ cái nhìn bị mất, sự thuần khiết của cái nhìn bị mất.
Chứng kiến là bước xa hơn lên trước. Trong chứng kiến, thậm chí cái ta bị vứt bỏ; chỉ việc nhớ còn lại. Không phải là tôi nhớ. Cái "tôi" không còn là một phần của việc chứng kiến. Chỉ có việc nhớ... Chứng kiến là chứng kiến cái ta. Nhớ cái ta là bắt đầu; chứng kiến là kết thúc. Bằng nhớ cái ta bạn bắt đầu nhìn vào giận dữ, giữ bản thân bạn được định tâm vào cái ta, được kết tinh tại cái ta, nhìn vào những gợn sóng quanh bạn trong tâm trí. Nhưng khi bạn nhìn vào tâm trí, dần dần, tâm trí biến mất. Khi tâm trí biến mất và có trống rỗng, thế thì bước tiếp có thể được lấy: bây giờ, bạn nhìn vào bản thân bạn. Bây giờ chính năng lượng mà đã nhìn vào giận dữ, dục, ghen tị là tự do - bởi vì ghen tị, giận dữ, và dục đã biến mất. Bây giờ cùng năng lượng đó quay lại để nhìn vào bản thân bạn.
Khi cùng năng lượng nhìn vào cái ta, cái ta cũng biến mất; thế thì chỉ có việc nhớ. Việc nhớ đó là chứng kiến. Trong chứng kiến không có cái ta. Bạn nhìn vào giận dữ, nhưng khi bạn nhìn vào bản thân bạn, bạn không còn là bạn: chỉ việc chứng kiến bao la, vô hạn, không bị chặn. Chỉ tâm thức - vô hạn và bao la, nhưng không có kết tinh hoá. Điều này phải được hiểu.
Gurdjieff đã làm việc cả đời ông ấy trên phương pháp nhớ cái ta bởi vì ở phương Tây việc giới thiệu chứng kiến đã gần như không thể được, bởi vì phương Tây đã từng sống với nội suy xét. Mọi tu viện Ki tô giáo, họ đã từng dạy về nội suy xét. Gurdjieff đã đưa vào cái gì đó bên ngoài nội suy xét: ông ấy gọi nó là "nhớ cái ta." Ông ấy bao giờ cũng nghĩ tới việc đưa vào chứng kiến, nhưng ông ấy không thể đưa vào được bởi vì chứng kiến chỉ có thể được đưa vào khi nhớ cái ta được lắng đọng; trước điều đó, nó không thể được đưa vào. Nói về nó trước khi chín muồi về nhớ cái ta sẽ không đạt tới đâu cả; điều đó sẽ là vô dụng. Ông ấy chờ đợi lâu, nhưng ông ấy đã không thể đưa điều đó vào được.
Ở phương Đông chúng ta đã dùng cả hai. Thực ra chúng ta đã dùng cả ba: nội suy xét dành cho những người tôn giáo rất bình thường, những người không muốn đi sâu; những người muốn đi sâu, với họ, nhớ cái ta; và những người muốn đi sâu tới mức họ biến mất trong chiều sâu đó, với họ, chứng kiến. Chứng kiến là cuối cùng. Bên ngoài điều đó, không cái gì tồn tại. Bạn không thể là chứng kiến cho người chứng kiến - bởi vì điều đó nữa sẽ là việc chứng kiến. Cho nên bên ngoài việc chứng kiến không có khả năng nào để đi: bạn đã đi tới chính chỗ cuối. Chỗ cuối của thế giới là việc chứng kiến.
Đi từ nội suy xét tới nhớ cái ta, và từ nhớ cái ta hi vọng một ngày nào đó đi tới việc chứng kiến. Nhưng giữ điều đó trong tâm trí rằng nhớ cái ta không phải là mục đích. Nó là tốt chỉ như chiếc cầu, nhưng người ta phải đi qua, người ta phải đi ra ngoài nó.
Câu hỏi thứ sáu
Liệu có thể ở trong trạng thái của tâm thức thuần khiết trong một chốc và rơi ra lần nữa không?
Không, điều đó là không thể được. Nhưng cái gì đó giống điều đó xảy ra: bạn có thoáng nhìn về tâm thức thuần khiết; bạn đã không đi vào. Nó cũng hệt như bạn nhìn từ khoảng cách hàng trăm dặm hướng tới đỉnh Himalayas. Bạn đã không đạt tới chúng, nhưng bạn có thể nhìn từ khoảng cách bao la. Bạn có thể nhìn lên các đỉnh; bạn có thể có cảm giác. Bạn có thể mở cửa sổ và nhìn lên trăng xa xăm, và tia sáng sẽ chạm vào bạn và bạn sẽ được bừng sáng, bạn sẽ có kinh nghiệm nào đó, nhưng từ kinh nghiệm cửa sổ này bạn sẽ rơi đi rơi lại.
Khi tâm thức thuần khiết được đạt tới - không phải là thoáng nhìn từ khoảng cách, mà bạn đã đi vào trong nó - thế thì bạn không thể làm mất nó lần nữa. Một khi được đạt tới, nó được đạt tới mãi mãi. Bạn không thể rơi ra khỏi nó được. Tại sao? Bởi vì khoảnh khắc bạn đi vào nó, bạn biến mất. Ai có thể rơi ra khỏi nó được? Để rơi ra ít nhất bạn phải còn như bản thân bạn. Nhưng đi vào tâm thức thuần khiết, bản ngã biến mất hoàn toàn, cái ta biến mất hoàn toàn. Thế thì ai sẽ quay lại?
Trong một thoáng nhìn bạn không bị biến mất; bạn có đó. Bạn có thể có thoáng nhìn và nhắm mắt lại. Bạn có thể có thoáng nhìn và đóng cửa sổ lại. Nó sẽ trở thành kí ức; nó sẽ ám ảnh bạn; nó sẽ trở thành hoài niệm. Nó sẽ tới trong mơ của bạn. Thỉnh thoảng, đột nhiên, bạn sẽ lại cảm thấy một thôi thúc sâu sắc để có thoáng nhìn đó, nhưng nó không thể là hiện tượng mãi mãi và mãi mãi được. Thoáng nhìn chỉ là thoáng nhìn. Tốt, đẹp, nhưng đừng níu bám lấy chúng; bởi vì chúng không thường hằng. Bạn sẽ rơi khỏi chúng lặp đi lặp lại mãi - bởi vì bạn vẫn có đó.
Khi có thoáng nhìn, đi tới các đỉnh đi, đi tới trăng đi... trở thành một với trăng. Chừng nào bạn còn chưa biến mất hoàn toàn bạn sẽ rơi lại. Bạn sẽ phải quay lại thế giới bởi vì bản ngã đó sẽ bị chết ngạt với thoáng nhìn. Bản ngã sẽ cảm thấy hoảng sợ tựa cái chết. Nó sẽ nói, "Đóng cửa sổ lại! Nhìn trăng thế đủ rồi. Bây giờ đừng ngu nữa. Đừng là người cung trăng." Từ "lunatic - cung trăng" nghĩa là hâm hâm. Từ này bắt nguồn từ từ "lunar - mặt trăng" - về mặt trăng. Mọi người điên đều được gọi là người cung trăng, người trên trăng - nghĩ về những giấc mơ xa xăm.
Tâm trí, bản ngã, sẽ nói, "Đừng là người cung trăng. Thỉnh thoảng có cửa sổ mở ra và nhìn lên trăng là được, nhưng đừng bị ám ảnh. Thế giới đang đợi mình. Mình có trách nhiệm phải hoàn thành trong thế giới." Và bản ngã sẽ đem bạn lại và thuyết phục bạn, cám dỗ bạn, hướng tới thế giới; bởi vì bản ngã chỉ có thể tồn tại trong thế giới. Bất kì khi nào cái gì đó của thế giới kia thấm vào tâm trí bạn, bản ngã trở nên sợ, kinh hoàng, khiếp hãi. Điều đó tựa cái chết.
Nếu thoáng nhìn đó là trở thành phong cách sống thường hằng, là chính hiện hữu của bạn, thế thì bạn phải bắc cầu qua khoảng cách, bắc cầu qua lỗ hổng. Bạn phải di chuyển. Khi bạn trở thành tâm thức thuần khiết thế thì không còn rơi ra lần nữa. Nó là điểm không quay lui. Người ta chỉ đi vào; người ta không bao giờ đi ra. Nó không có lối ra, chỉ một cửa... lối vào.
Câu hỏi thứ bẩy
Thầy nói rằng Phật về bản chất là vị kỉ. Jesus có hệt như vậy không? Nếu vậy thì ông ấy đã ngụ ý gì bởi: "Nếu bất kì người nào tới sau ta, để cho người đó phủ nhận bản thân người đó và nhận cây thập tự của người đó và theo ta."
Vâng, Jesus cũng vị kỉ; bằng không thì không thể được. Jesus, Krishna, Zarathustra, Phật - tất cả đều là những người vị kỉ: bởi vì nhiều từ bi thế nảy sinh ra từ họ. Điều đó là không thể được nếu họ không định tâm vào cái ta. Điều đó là không thể được nếu họ đã không đạt tới phúc lạc riêng của họ. Đầu tiên, người ta phải đạt tới; chỉ thế thì người ta mới có thể chia sẻ... và họ đã chia sẻ nhiều tới mức thậm chí nhiều thế kỉ đã trôi qua, nhưng họ vẫn cứ chia sẻ.
Nếu bạn yêu Jesus, đột nhiên bạn được rót đầy bởi từ bi của ông ấy. Tình yêu của ông ấy vẫn tuôn chảy. Thân thể đã biến mất, nhưng tình yêu của ông ấy đã không biến mất. Nó đã trở thành hiện tượng thường hằng trên thế giới. Nó bao giờ cũng có đó. Bất kì khi nào có ai đó sẵn sàng, cảm nhận, tình yêu của ông ấy sẽ tuôn chảy. Nhưng điều này là có thể chỉ bởi vì ông ấy đã đạt tới cội nguồn nguyên thuỷ của ông ấy: ông ấy phải đã là vị kỉ.
Thế thì nghĩa là gì? Bởi vì những lời này dường như là mâu thuẫn? "Nếu bất kì người nào tới sau ta, để cho người đó phủ nhận bản thân người đó..." Vâng, chúng có vẻ ngược đời: nếu tôi đúng thế thì họ mâu thuẫn với tôi. Tôi đúng, và họ không mâu thuẫn với tôi. Nó chỉ là hình tướng thôi, bởi vì Jesus đang nói, "Nếu ông muốn đạt tới bản thân ông, ông sẽ phải đánh mất bản thân ông, đó là cách thức." Cho nên khi Jesus nói, "Nếu bất kì người nào tới sau ta, để cho người đó phủ nhận bản thân người đó..." là vì nó là cách duy nhất để là bản thân người đó. Bạn có thể đạt tới cái ta chỉ khi bạn phủ nhận bản ngã của bạn. Bạn có thể đạt tới bản thân bạn khi bạn hoàn toàn biến mất.
Jesus nói, "Nếu ông níu bám lấy cuộc sống, ông sẽ làm mất nó. Nếu ông sẵn sàng đánh mất nó, nó sẽ mãi mãi và mãi mãi ở cùng ông. Ông sẽ đạt tới cuộc sống dư thừa, vô hạn." Khi giọt nước rơi vào trong đại dương, nó mất bản thân nó - phủ nhận bản thân nó - và trở thành đại dương. Nó không trả giá gì và đạt tới đại dương: nó đơn giản đánh mất các biên giới của nó. Khi Jesus nói, "Nếu bất kì người nào tới sau ta, để cho người đó phủ nhận bản thân người đó..." đó là đại dương nói với giọt nước, "Lại đây, phủ nhận bản thân ông đi! - để cho ông cũng có thể trở thành đại dương." Và đây là điều vị kỉ nhất: trở thành đại dương.
Giọt nước là rất vị tha, nhưng nó vẫn còn là giọt nước - hữu hạn, bị giới hạn, khổ sở. Trông dường như nó là vị kỉ; nó không phải vậy. Nếu bạn đi và nhìn vào người vị kỉ trên thế giới, bạn sẽ không thấy họ thực sự vị kỉ đâu. Họ đơn giản ngu xuẩn, không vị kỉ.
Người vị kỉ thực trở thành trí huệ. Người thực sự vị kỉ là những người cố gắng đạt tới niết bàn, người cố gắng đạt tới Thượng đế, người cố gắng đạt tới moksha - giải thoát, tự do. Họ là những người thực sự vị kỉ, không phải là những người được biết là vị kỉ trên thế giới bởi vì những người này đang cố gắng tích luỹ giầu có. Họ đơn giản ngu, không vị kỉ. Đừng dùng từ đẹp thế cho họ. Họ đơn giản ngu thôi.
Sao bạn gọi họ là vị kỉ? Họ cứ tích luỹ giầu có và cứ bán cái ta của họ cho giầu có. Họ làm ra nhà lớn và bản thân họ trở thành hổng hoác, trống rỗng. Họ có xe lớn và không có linh hồn bên trong. Và bạn gọi họ là vị kỉ sao? Họ là những người không vị kỉ nhất. Họ đã cho đi cái ta của họ - chẳng vì cái gì, thực tế vậy.
Chuyện xảy ra: Một người tới Ramakrishna với nhiều đồng tiền vàng, và người này muốn tặng chúng cho ông ấy. Ramakrishna nói, "Ta không chạm vào vàng đâu. Đem chúng đi."
Người này rất bị ấn tượng. Ông ta nói, "Ông là người không vị kỉ làm sao."
Ramakrishna cười và ông ấy nói, "Không vị kỉ và ta sao? Ta là người vị kỉ. Đó là lí do tại sao ta không chạm tới vàng này. Ta không ngu thế đâu. Ông là người không vị kỉ đấy: ông đã bán bản thân ông để lấy những đồng vàng này."
Ai là người không vị kỉ? Người đem cho linh hồn của mình để lấy những đồng vàng là không vị kỉ sao?... hay người bỏ mọi thứ của thế giới để đạt tới linh hồn của mình, người đó là vị kỉ sao? Trong thế giới những người đánh mất bản thân họ và chẳng đạt tới cái gì, và bạn gọi họ là vị kỉ. Họ là người không vị kỉ, ngu xuẩn. Phật, Jesus, Krishna - họ đã đạt tới vinh quang cực điểm, tới phúc lạc hoàn toàn. Phật đã nói: "Ta đã đạt tới samadhi không ai vượt qua được." Và bạn gọi họ là không vị kỉ sao? Những người sống trong phúc lạc hoàn hảo, bạn gọi họ là không vị kỉ sao? Bạn đã phá huỷ một từ hay.
Jesus là phải, "Nếu bất kì người nào tới sau ta, để cho người đó phủ nhận bản thân người đó..." bởi vì đó là cách duy nhất để đạt tới bản thân người ta. Ông ấy đang dạy tính vị kỉ.
"... và nhận cây thập tự của người đó và theo ta," bởi vì đó là cách duy nhất để được phục sinh. Nếu bạn muốn có cuộc sống mới bạn sẽ phải chết đi. Nếu bạn muốn được phục sinh bạn sẽ phải mang cây chữ thập riêng của bạn. Bị đóng đinh trong thế giới vật chất và bạn sẽ được phục sinh trong thế giới tâm linh. Chết đi quá khứ từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc để cho bạn được phục sinh mọi khoảnh khắc trong hiện tại. Chết đi là nghệ thuật, một trong những nghệ thuật cơ sở nhất. Và những người biết cách chết, chỉ họ mới biết cách sống. Nhưng người sợ chết trở nên sợ sống. Những người quá sợ chết và việc chết trở thành không có khả năng sống, bởi vì sống có chết như một phần của nó.
Khi Jesus nói, "Nhận cây thập tự của ông và theo ta," ông ấy đang nói, "Sẵn sàng chết đi nếu ông thực sự muốn đạt tới cuộc sống vĩnh hằng." Đây là vị kỉ.
Và khi những người như Jesus nói, "Theo ta," bạn sẽ hiểu lầm họ. Khi Krishna nói trong Gita với Arjuna, "Bỏ mọi thứ đi - mọi tôn giáo của ông. Buông xuôi theo ta. Lại đây, và theo ta," ông ấy đang đích xác nói cái gì? Những người này có rất bản ngã không? Họ nói, "Lại đây, theo ta." Thực ra, khi Jesus nói, "Lại đây, theo ta," ông ấy đang nói: "Ta là linh hồn bên trong nhất của ông." Khi Krishna nói, "Buông xuôi theo ta," ông ấy không nói buông xuôi theo Krishna bên ngoài này đâu. Ông ấy đang nói: "Sâu bên dưới, ta được ẩn kín trong ông. Khi ông buông xuôi theo ta, ta chỉ là cái cớ để buông xuôi thôi. Ông sẽ đạt tới cốt lõi bên trong nhất của bản thể ông. Theo ta để cho ông có thể theo cốt lõi bên trong nhất của bản thể ông. Ta đã đạt tới cốt lõi bên trong nhất đó."
Họ không nói đi theo Jesus hay Krishna. Họ đang nói, "Buông xuôi đi," bởi vì trong buông xuôi bản thân bạn sẽ trở thành một Krishna, một Jesus. Và đây là vị kỉ tuyệt đối.
Nhưng chính từ này đã lấy phẩm chất của kết án. Khi ai đó nói, "Đừng vị kỉ," ngay lập tức, người đó đã kết án. Tôi đang cố làm thuần khiết từ hay đó lần nữa. Tôi đang cố đem nó về tầm cỡ thực của nó. Từ đó đã rơi vào bùn, nhưng từ đó giống như kim cương. Nó có thể ở trong bùn: nó có thể được lau sạch và rửa sạch. Và nếu bạn hiểu tôi bạn sẽ thấy rằng bạn thực sự vị kỉ, chỉ thế thì bạn mới có thể là không vị kỉ. Tôi dạy bạn vị kỉ vì tôi muốn bạn là không vị kỉ.
Câu hỏi thứ tám
Bao nhiêu trong những điều xuất hiện ở bên ngoài, như chết, phản bội, vân vân, có trong tâm trí tôi? Làm sao tôi chịu trách nhiệm cho những điều này được?
Bạn không chịu trách nhiệm về những điều này. Nếu ai đó chết bạn không chịu trách nhiệm cho cái chết của người đó, nhưng cách bạn diễn giải cái chết, với điều đó bạn chịu trách nhiệm. Khi ai đó phản bội bạn, bạn không chịu trách nhiệm cho việc phản bội của người đó. Làm sao bạn có thể chịu trách nhiệm được? Nhưng bạn có thể gọi nó là phản bội; nó không thể vậy. Đó là diễn giải của bạn. Và với diễn giải bạn chịu trách nhiệm.
Bạn gọi nó là cái chết: nếu mẹ bạn chết, bạn gọi nó là chết và bạn khổ. Bạn không khổ bởi vì mẹ đã chết. Bạn khổ vì bạn nghĩ nó là cái chết. Nếu bạn hiểu cuộc sống bạn sẽ biết rằng không có chết. Thế thì mẹ sẽ chết - mẹ bao giờ cũng chết - nhưng bạn sẽ không khổ. Mẹ đã đơn giản thay đổi thân thể cũ. Thực ra đó là khoảnh khắc để hân hoan. Hmm?... mẹ bị ung thư hay lao, tuổi già, và cả nghìn lẻ một ốm bệnh, và mẹ đang lê lết. Bạn gọi nó là chết sao? Tôi gọi nó chỉ là bỏ thân thể cũ để đi vào cái mới. Sao tôi phải khổ vì điều đó? Tôi đáng phải hạnh phúc và hân hoan trong điều đó. Điều đó tuỳ theo cách diễn giải, và diễn giải là trách nhiệm của bạn. Ai đó phản bội bạn: nhưng ai nói rằng đó là phản bội? Chẳng hạn, người yêu của bạn, chồng bạn, vợ bạn, đi xa khỏi bạn. Bạn nói đó là phản bội sao? Đó là diễn giải của bạn. Có thể là bạn quá sở hữu. Người đó đã không phản bội bạn; người đó đơn giản cố cứu bản thân người đó. Bạn quá sở hữu thôi. Bạn quá níu bám thôi. Bạn làm ngột ngạt bản thể người đó. Bạn đã giết chết tự do của người đó. Người đó đã đơn giản cố gắng cứu cuộc đời người đó - không phản bội bạn. Người đó có thể đã đi tới người đàn bà nào đó khác để tìm rằng, có thể, ở đâu đó khác hoa của tình yêu có thể nở. Nhưng bạn ép buộc người đó; và bây giờ bạn nói đó là phản bội. Bạn đã xoay xở toàn bộ câu chuyện để cho nó xảy ra, và bây giờ bạn gọi nó là phản bội sao?
Cứ quan sát, trở nên tỉnh táo, nhìn xem cái gì đã xảy ra. Nếu bạn không chì chiết thế, anh ấy có thể đã không đi. Việc chì chiết của bạn đã làm cho anh ấy phát điên. Hay, việc chì chiết của bạn đã đưa anh ấy tới trơ ì.
Chỉ có hai cách để sống với người vợ chì chiết hay người chồng chì chiết. Một, điều gần như mọi anh chồng đều làm, là trở thành trơ ì. Bạn vào nhà; bạn làm cho da bạn thật cứng. Cô ấy cứ chì chiết, bạn không bận tâm. Bạn cứ đọc báo. Bạn không nghe điều cô ấy nói. Nhưng thế thì bạn phản bội cái ta riêng của bạn, bởi vì bạn càng trở nên trơ ì hơn, bạn sẽ càng ít đáng yêu hơn. Bạn càng trở nên trơ ì hơn, càng ít khả năng cho lời cầu nguyện, càng ít khả năng cho cuộc sống xảy ra cho bạn. Bạn đã là thứ chết rồi. Bạn đang phản bội lại cuộc sống riêng của bạn. Tốt hơn cả là trốn khỏi người đàn bà này để cứu bản thân bạn và cũng cho cô ấy một cơ hội để hiểu - cách khác là trốn đi.
Nếu chồng cứ phản bội cuộc sống riêng của anh ta, thế thì vợ nói anh ta rất trung thành. Anh ta phản bội cuộc sống riêng của anh ta - và không ai chịu trách nhiệm cho cuộc sống của bất kì ai khác. Bạn ở đây cho cái ta riêng của bạn; tôi ở đây vì cái ta của tôi. Không ai ở đây để hoàn thành mong đợi của bất kì ai khác. Tôi phải sống cuộc sống của tôi; bạn phải sống cuộc sống của bạn. Nếu điều đó là tốt, rằng tôi trưởng thành cùng bạn; nếu điều đó là tốt, nếu bạn trưởng thành cùng tôi - tốt, chúng ta có thể sống cùng nhau. Nhưng nếu bạn bắt đầu giết chết tôi và tôi bắt đầu đầu độc bạn, tốt hơn cả là chúng ta nên tách ra, bởi vì phân tách sẽ cứu hai cuộc đời, sẽ làm cho hai tù nhân được tự do. Nó không phải là phản bội.
Chỉ có một phản bội thôi: và đó là phản bội cuộc sống riêng của người ta. Không có phản bội khác. Nếu bạn tiếp tục sống cùng người vợ chì chiết, sở hữu, với người chồng, không có tình yêu nào, bạn đang phá huỷ cơ hội riêng của bạn. Trong Talmud, lần nữa, có tục ngữ rằng "Thượng đế sẽ hỏi ông. 'Ta đã trao cho con nhiều cơ hội thế để hạnh phúc. Sao con đã bỏ lỡ?' " Ngài sẽ không hỏi, "Con đã phạm phải tội lỗi nào?" Ngài sẽ hỏi, "Con đã bỏ lỡ cơ hội nào cho hạnh phúc? Con sẽ chịu trách nhiệm cho những điều đó." Điều này thực sự là cực kì hay: "Con sẽ chịu trách nhiệm chỉ cho những cơ hội đã sẵn có cho con và con đã bỏ lỡ." Vẫn còn trung thành với bản thân bạn đi - đó là trung thành duy nhất được cần - và mọi thứ sẽ là tốt.
Nếu bạn trung thành với bản thân bạn, bạn bao giờ cũng sẽ tìm ra bạn tình, bạn đời, mà cùng người đó bạn trưởng thành. Bằng không thì thay đổi đi. Chẳng có gì sai trong nó. Và điều đó là tốt cho cả bạn tình nữa, bởi vì nếu bạn không trưởng thành bạn sẽ trả thù. Đó là điều mọi chồng và mọi vợ đang làm.
Nếu bạn không trưởng thành và bạn cảm thấy bị giam hãm, bị tù túng, thế thì bạn bắt đầu trả thù người kia - bởi vì chính vì người kia mà nhà tù tồn tại. Chính bởi vì người kia mà bạn bị bắt. Thế thì bạn sẽ giận, liên tục giận. Giận dữ sẽ trở thành toàn thể cuộc sống của bạn. Và bạn không thể yêu được trong tình huống như vậy. Làm sao người ta có thể yêu được sự tù túng riêng của mình? Có thể rằng tù túng là vợ bạn, chồng bạn, bố bạn, mẹ, thầy của bạn - điều đó không tạo ra khác biệt gì.
Nếu bạn ở đây và bạn cảm thấy bị tù túng, trốn đi - sớm nhất có thể được - với mọi phúc lành của tôi. Bởi vì theo cách đó điều nguy hiểm là ở đây. Bạn không phải trung thành hướng tới tôi. Trung thành đầu tiên là hướng tới bản thân bạn; mọi thứ tới sau. Nếu bạn cảm thấy bị giới hạn, bị làm què quặt - trốn đi! Đừng chờ đợi một khoảnh khắc, và đừng bao giờ nhìn lại. Tìm chỗ nào đó khác. Cuộc sống là vô hạn. Bạn có thể có ai đó khác phù hợp với bạn tốt hơn và người đó không trở thành tù túng cho bạn, người đó trở thành sự tự do. Đi tới đó đi. Tìm kiếm. Bao giờ cũng trong tìm kiếm.
Bằng không, nếu bạn ở đây treo quanh đó, cứ nghĩ bạn bị tù túng, bạn sẽ bắt đầu trả thù tôi. Bạn sẽ trở nên giận tôi. Bạn sẽ làm ra vẻ dường như bạn là đệ tử, nhưng bạn sẽ trở thành kẻ thù. Và một ngày nào đó này khác bạn sẽ đi tới bùng nổ.
Trong mọi quan hệ nên ghi nhớ rằng trong cuộc sống này bạn tới để học và trưởng thành, trở nên thông minh và nhận biết hơn. Nếu cái gì đó què quặt, điều là tội lỗi là vẫn còn trong tình huống đó. Đi xa khỏi đó đi. Bạn sẽ tạo ra thế giới đáng yêu hơn theo cách đó. Nhưng chính điều đối lập đã từng được dạy: cho dù bạn không yêu vợ bạn, cứ yêu cô ấy. Và không ai hỏi, "Làm sao người ta có thể yêu ai đó nếu người ta không trong tình yêu?" Có thể tình yêu có đó lúc ban đầu, thế rồi nó biến mất. Thế rồi, bạn đã được dạy rằng tình yêu không bao giờ biến mất. Điều đó nữa là tuyệt đối ngu. Mọi thứ tới đều có thể biến mất. Mọi thứ được sinh ra đều có thể chết đi. Mọi thứ bắt đầu đều có thể chấm dứt. Vẫn còn thực và tỉnh táo vào.
Nếu tình yêu đã biến mất thì sống với người đàn bà đó là tội lỗi. Thế thì nếu bạn ngủ với người đàn bà đó bạn là tội nhân. Thế thì đó là một loại mãi dâm. Người đàn bà cứ sống cùng bạn bởi vì cô ấy không có đâu mà đi. Cô ấy cứ sống cùng bạn bây giờ bởi vì về mặt tài chính cô ấy phụ thuộc vào bạn. Nhưng thế thì mãi dâm là gì? Nó là thu xếp tài chính. Bây giờ không còn yêu nữa. Nếu bạn đi tới một gái mãi dâm và cô ấy rơi vào tình yêu với bạn và từ chối nhận tiền, cô ấy không còn là gái mãi dâm. Mãi dâm tới chỉ với tiền. Khi thay vì tình yêu, tiền bắc cầu qua hai người, đó là mãi dâm.
Nếu bạn sống cùng người đàn bà mà không có tình yêu và người đàn bà sống cùng bạn mà không có tình yêu, chỉ có thu xếp tài chính - bây giờ sẽ khó khăn, đi đâu, làm gì, dường như quá bất an ninh cho nên bạn phải níu bám và giận dữ và chì chiết và liên tục tranh đấu nhưng vẫn ở cùng nhau, đó là nghĩa vụ của bạn ở cùng nhau - các bạn là rất nguy hiểm... và từ những việc mãi dâm này, kiểu con nào sẽ được sinh ra?
Bạn không chỉ phá huỷ bản thân bạn, bạn đang phá hủy các thế hệ tương lai. Những đứa trẻ đó sẽ được bạn nuôi lớn lên - hai người liên tục tranh đấu, liên tục trong xung đột. Và những đứa trẻ được sinh ra cho bạn bao giờ cũng sẽ trong xung đột. Một phần của chúng sẽ thuộc về người mẹ, một phần của người bố, và sâu bên dưới sẽ có cuộc nội chiến, liên tục. Chúng bao giờ cũng bị lẫn lộn.
Khi bạn tới tôi và nói, "Tôi bị lẫn lộn "... Mới vài ngày trước, một sannyasin tới và anh ta nói, "Tôi muốn buông xuôi, nhưng tôi không muốn buông xuôi nữa." Bây giờ phải làm gì với người này? Và anh ta nói, "Xin giúp tôi với." Anh ta muốn buông xuôi. Anh ta không muốn buông xuôi nữa. Một phần nói, "Buông xuôi đi"; một phần nói, "Không." Đây là tinh thần phân liệt, nhân cách chia chẻ, nhưng đây là cách gần như mọi người là vậy. Chia chẻ này tới từ đâu? Chia chẻ này tới từ bố và mẹ bao giờ cũng trong xung đột.
Đứa trẻ thỉnh thoảng cảm thấy ủng hộ mẹ vì nó cảm nhận ủng hộ cả hai. Nó đã được đem vào thế giới này bởi cả hai. Một nửa tế bào thân thể nó thuộc về bố, một nửa tế bào thân thể nó thuộc về mẹ. Bây giờ họ đang trong xung đột. Nó sẽ thường xuyên trong cuộc nội chiến; nó sẽ không bao giờ được thoải mái, được thảnh thơi. Bất kì cái gì nó sẽ làm, một phần cứ nói, "Vô nghĩa. Không làm nó." Nếu phần mẹ nói, "Làm đi," phần bố sẽ nói, "Không." Có thể không nói rất to, bố không bao giờ nói rất to, nhưng phần bố sẽ gật đầu với không. Nếu phần bố nói, "Có," thế thì phần mẹ cứ nói, tất nhiên là rất to, "Không!"
Con trai của Mulla Nasruddin rơi vào tình yêu với một cô gái. Cậu ta về nhà. Cậu ta hỏi Nasruddin, thổ lộ với anh ta, hỏi phải làm gì. Người bố thì thào vào tai cậu ta, "Nếu con thực sự muốn cô gái đó, đi và nói với mẹ con rằng 'Bố cấm,' rằng 'Bố con chống lại điều đó.' Và trước khi mẹ con nói bố sẽ nói, 'Bố sẽ không bao giờ cho phép con!' Thế thì chắc chắn hôn nhân của con sẽ xảy ra."
Chính trị lớn tiếp diễn. Và mọi đứa trẻ nhạy cảm đều học được thủ đoạn thương mại này, và thế rồi nó sẽ chuyển tiếp cho cả đời nó. Nó sẽ vẫn còn bị phân chia, và bất kì khi nào nó đem một người đàn bà về nhà, nó sẽ bắt đầu đóng vai người bố và người đàn bà sẽ bắt đầu đóng vai mẹ nó. Và toàn thể câu chuyện này tiếp diễn... và thế giới cứ di chuyển ngày càng sâu hơn vào điên khùng.
Toàn thể điều vô nghĩa này đã xảy ra bởi vì bạn đã bị dạy sai. Tôi dạy bạn chỉ một sự trung thành: đó là trung thành với cuộc sống riêng của bạn. Điều đó sẽ có vẻ rất nguy hiểm. Nó sẽ có vẻ dường như tôi đang cố tạo ra hỗn độn, hỗn loạn. Tôi không phải vậy. Hỗn loạn bạn đã tạo ra rồi - nó không thể được cải thiện thêm. Tôi đang cố gắng tạo ra trật tự, nhưng trật tự từ tự do; trật tự như kỉ luật bên trong, không phải như thứ bị ép buộc từ bên ngoài.
Câu hỏi thứ chín
Bé mới sinh có thấy hào quang không?
Có, nhưng chỉ tới lúc chúng bắt đầu nói. Khi bé mới sinh bắt đầu nói, mọi thứ biến mất. Bằng việc nói bé trở thành một phần của xã hội. Khi bé im lặng, không nói, thế thì bé thấy cùng những điều mà thánh nhân thấy, điều người chứng ngộ thấy đích xác là cùng một thứ. Bé gần như là thánh nhân. Nhưng điều đó còn chỉ tới một điểm nào đó. Nếu bé im lặng trong sáu tháng, chín tháng, một năm - thế thì tới lúc đó, bé sẽ thấy hào quang, sẽ cảm thấy sâu sắc. Một khi bé bắt đầu nói, bé không còn đó. Bé đã đi vào trong thế giới, thế giới của ngôn ngữ, lí luận, tâm trí. Thế thì, dần dần, những phẩm chất đó biến mất.
Ở Ấn Độ chúng ta có huyền thoại, và một điều rất thực ẩn kín trong nó. Ở Ấn Độ người ta nói rằng mãi cho tới sáu tháng bé vẫn nhớ kiếp sống quá khứ của nó. Điều đó là thực, bởi vì mãi cho tới tháng thứ sáu bé im lặng thế và sự sáng tỏ là xuyên thấu thế. Thế rồi, mọi ngày, thế giới ngày càng có đó với nó, chúng ta dạy ngày càng nhiều, ước định, và bé trở nên ngày càng là một phần của xã hội, ngày một ít như một phần của sự tồn tại - bé bị mất. Đây là sa ngã của Adam: cây tri thức đã được nếm. Quả của cây tri thức được nếm khi bé bắt đầu nói.
Thế rồi lần nữa nếu bạn muốn thu lại điều đó, phục hồi nó, bạn sẽ phải học im lặng - đó là lí do tại sao nhiều nhấn mạnh thế vào im lặng, thiền. Bạn sẽ phải vứt bỏ ngôn ngữ lần nữa. Tất cả những huyên thuyên bên trong phải dừng lại; việc nói bên trong phải được dừng lại. Bạn phải trở thành hồn nhiên lần nữa, không ngôn ngữ, không nói thành lời bên trong, chỉ hiện hữu thuần khiết: là đứa bé lần nữa. Nhớ lấy, Jesus cứ nói đi nói lại mãi, "Chỉ những người như trẻ em mới vào vương quốc Thượng đế của ta."
Câu hỏi thứ mười
Tại sao có chuyện chúng tôi nghe nói ít đàn bà chứng ngộ hơn đàn ông?
Lí do căn bản là ở chỗ đàn ông là chuyên gia trong ba hoa; đàn bà không như vậy. Nhiều đàn bà đã đạt tới chứng ngộ. Con số là đích xác như đàn ông - không thể khác được, bởi vì sự tồn tại cứ làm cân bằng bản thân nó - nhưng đàn bà không là người khoe khoang khoác lác. Họ không ba hoa mấy. Nếu họ đạt tới họ tận hưởng nó. Họ không làm ồn ào lên về nó.
Đàn ông khác toàn bộ. Nếu họ đạt tới cái gì đó họ tạo ra nhiều ầm ĩ về nó; họ làm ồn ào về nó. Và xã hội bị kiểm soát bởi đàn ông. Khi đàn ông trở nên chứng ngộ, mọi đàn ông khác quảng cáo về toàn thể việc này. Khi đàn bà trở nên chứng ngộ không ai bận tâm, bởi vì xã hội không thuộc về đàn bà. Họ không phải là người cai trị.
Đàn ông về căn bản có nhiều tính xã hội hơn đàn bà. Đàn bà bị giới hạn vào bản thân cô ấy, hay nhiều nhất, gia đình của cô ấy. Cô ấy không bận tâm về Việt Nam, cô ấy không bận tâm về Richard Nixon - những thứ xa xôi như thế... không thành vấn đề. Cô ấy không bận tâm về các thế hệ sắp tới, thế này và thế nọ. Cô ấy hạnh phúc ở gia đình của cô ấy, một thế giới nhỏ của riêng cô ấy. Thực ra cô ấy không muốn bất kì ai can thiệp vào. Cô ấy muốn giữ cho bản thân cô ấy.
Khi đàn bà trở nên chứng ngộ, thế thì lại cùng điều đó còn lại: cô ấy không đi thuyết giảng trên khắp thế giới. Điều đó không phải là cơ sở của cô ấy. Cô ấy không đi ra để làm ra đệ tử, tạo ra tôn giáo có tổ chức. Điều đó không phải là cơ sở của cô ấy. Cô ấy tận hưởng nó; cô ấy hạnh phúc với nó. Cô ấy có thể nhảy múa. Cô ấy có thể ca hát. Ở trong gia đình mình, ngồi im lặng, cô ấy sẽ không bận tâm. Đàn bà không trở thành thầy. Nhiều đàn bà trở nên chứng ngộ như đàn ông, nhưng đàn bà không có phẩm chất để trở thành thầy. Điều này phải được hiểu.
Đàn bà có phẩm chất hoàn hảo để trở thành đệ tử. Buông xuôi là dễ dàng cho cô ấy. Điều đó là tự nhiên, một phần của bản thể nữ tính. Buông xuôi là dễ dàng; buông xuôi tới dễ dàng. Đàn bà trở thành đệ tử tốt. Và bạn bao giờ cũng sẽ thấy: bất kì khi nào bạn tìm ra bốn đệ tử, ba sẽ là đàn bà. Đây sẽ là tỉ lệ trên khắp thế giới. Mahavira có bốn mươi nghìn sannyasins - ba mươi nghìn là đàn bà. Cùng tỉ lệ này với Phật. Bạn vào bất kì nhà thờ nào, bất kì đền chùa nào và đếm mà xem - bạn bao giờ cũng thấy tỉ lệ này ba trên một. Thực ra mọi tôn giáo đều được hỗ trợ, được nuôi dưỡng bởi đàn bà; nhưng họ là đệ tử.
Buông xuôi là dễ dàng cho họ bởi vì buông xuôi là thụ động. Nếu bạn đi và buông xuôi với một đàn bà, cô ấy sẽ cảm thấy bối rối và lúng túng. Nếu đàn ông tới và sụp xuống chân cô ấy, cô ấy sẽ không bao giờ có khả năng yêu người đàn ông này. Anh ta không có tính đàn ông. Đi và theo đuổi đàn bà: bạn càng theo đuổi và bạn càng cầu nguyện và bạn càng sụp xuống chân cô ấy, sẽ càng không thể nào có khả năng cho cô ấy để buông xuôi theo bạn. Đàn bà cần ai đó mà cô ấy có thể buông xuôi, ai đó đủ nam tính. Đàn bà có bản thể thụ động, đàn ông có bản thể chủ động: âm và dương. Chúng là phần bù.
Với đàn bà, buông xuôi là rất dễ dàng. Nó là tuyệt đối theo cách hiện hữu của cô ấy. Nhưng chấp nhận buông xuôi là rất khó - và thầy phải chấp nhận buông xuôi. Vài đàn bà đã trở thành thầy, rất hãn hữu, nhưng tôi bao giờ cũng nghi ngờ những người đàn bà đó phải có hooc môn nam tính. Họ phải không thực là đàn bà.
Trong lịch sử Ấn Độ có một trường hợp: trong hai mươi bốn tirthankeras của người Jainas đã có một đàn bà, Mallibai là tên của bà ấy. Nhưng một trong những giáo phái chính thống nhất của người Jainas, Digamberas, họ không gọi bà ấy là đàn bà. Họ không viết tên bà ấy là "Mallibai"; họ viết tên bà ấy là "Mallinatha." Nó trở thành cái tên nam; nó không còn là tên nữ nữa. Tôi đã cân nhắc nhiều về điều đó, tại sao. Thế rồi tôi cảm thấy người Digamberas là phải: đàn bà có thể đã là đàn bà chỉ theo cái tên; bằng không bà ấy phải là đàn ông. Trở thành một tirthanker, điều đó không có tính đàn bà thế. Chấp nhận hàng triệu người và việc buông xuôi của họ là không có tính đàn bà tới mức đàn bà chỉ là ở thân thể đàn bà thôi. Bản thể bên trong của bà ấy là của đàn ông.
Cho nên người Digamberas là phải. Người Svethamberas nói rằng bà ấy là đàn bà: họ hiện thực hơn nhưng không đúng, sự kiện hơn nhưng không đúng hơn. Họ truyền lại chỉ sự kiện, và đôi khi sự kiện là không thực. Thỉnh thoảng sự kiện là rất hư cấu; và thỉnh thoảng sự kiện có thể dối trá nhiều tới mức hư cấu sẽ cảm thấy xấu hổ. Đây là sự kiện - rằng Mallibai này là đàn bà - nhưng đây không phải là thực tại. Người Digamberas có nguồn đúng. Họ đã quên về sự kiện rằng bà ấy là đàn bà; họ đã coi bà ấy là đàn ông. Toàn thể bản thể bà ấy phải là nam tính.
Hiếm khi điều đó xảy ra. Trong chính trị, trong tôn giáo, bất kì khi nào đàn bà thành công, cô ấy có nhiều tính nam hơn là tính nữ. Một Laxmi Bai hay một Joan of Arc, họ không có vẻ nữ tính. Chỉ thân thể, cách ăn mặc bên ngoài là nữ tính. Bên trong là đàn ông.
Đó là lí do tại sao họ không được biết tới mấy, bởi vì chừng nào bạn chưa trở thành thầy, làm sao bạn sẽ được biết? Chứng ngộ của bạn vẫn còn là ánh sáng bên trong của bạn. Bạn không hướng dẫn người khác; người khác chưa bao giờ đi tới biết về điều đó. Nhưng đây là cảm giác của tôi: rằng tự nhiên bao giờ cũng có cân bằng sâu sắc.
Trong thế giới cùng số đàn bà tồn tại như số đàn ông. Các nhà sinh học thậm chí còn tự hỏi làm sao điều đó xảy ra, làm sao tự nhiên xoay xở được điều đó, làm sao tự nhiên biết rằng cùng tỉ lệ được cần tới - gần như là một. Đàn ông và đàn bà bao giờ cũng theo con số bằng nhau. Với ai đó chỉ con gái được sinh ra. Với ai đó chỉ con trai được sinh ra. Nhưng nếu bạn nhìn vào toàn thể trái đất, tổng số đàn bà gần như là một với số đàn ông.
Khi trẻ con được sinh ra, cứ một trăm bé gái có một trăm mười lăm bé trai. Bởi vì tự nhiên biết con trai yếu hơn; sẽ chết nhiều hơn. Cho nên đến lúc chúng tới tuổi xây dựng gia đình, con số sẽ bằng nhau. Bé gái cứng cỏi hơn. Bé gái mạnh mẽ hơn; chúng bị ốm ít hơn. Chúng chịu đựng được nhiều điều hơn; chúng có thể chịu đựng được gian khổ. Chỉ mỗi bản ngã nam tính mới nói, "Chúng tôi là kẻ mạnh hơn." Sức mạnh cơ bắp có thể lớn hơn ở đàn ông, nhưng sức mạnh không lớn hơn - bởi vì mười lăm bé trai trong số một trăm mười lăm bé chết đi, và đến tuổi mười bốn con số là bằng nhau: một trăm con gái với một trăm con trai.
Tự nhiên xoay xở bằng cách nào đó. Khi có chiến tranh: sau chiến tranh nhiều con trai hơn được sinh ra, ít con gái hơn, bởi vì trong chiến tranh nhiều đàn ông chết. Dường như thực sự có hiện tượng rất lớn lao, không thể nào tin được. Điều đó xảy ra như thế nào? Trong chiến tranh - thế chiến thứ hai, thế chiến thứ nhất - cả hai cuộc chiến này đã được quan sát, được phân tích: nhiều con trai được sinh ra sau chiến tranh, con số này tăng lên, và ít con gái được sinh ra. Bởi vì trong chiến tranh nhiều đàn ông hơn đã chết và con số này phải được thay thế.
Cùng điều đó là trong chứng ngộ tâm linh nữa: cùng số đàn bà trở nên chứng ngộ như đàn ông. Có cân bằng, nhưng đàn bà không được biết tới mấy vì họ chưa bao giờ trở thành thầy; hay nếu thỉnh thoảng họ trở thành thầy, chỉ thế một cách hãn hữu điều đó xảy ra.

0 Đánh giá

Ads Belove Post