Chương 7. Chết của cái bị giới hạn

Chương 7. Chết của cái bị giới hạn

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 6)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 7. Chết của cái bị giới hạn

46. Tư thế phải vững chãi và thoải mái.
47. Tư thế được làm chủ bởi việc thảnh thơi của nỗ lực và thiền về cái vô giới hạn.
48. Khi tư thế được làm chủ có việc dừng lại của rối loạn gây ra bởi các nhị nguyên.
49. Bước tiếp sau hoàn hảo của tư thế là kiểm soát hơi thở, điều được thực hiện qua việc giữ hơi thở trong việc thở vào và thở ra, hay dừng hơi thở đột ngột.
50. Thời hạn và tần số của các hơi thở được kiểm soát được ước định theo thời gian và nơi chốn, và trở nên được kéo dài hơn và tinh tế hơn.
51. Có phạm vi thứ tư của kiểm soát hơi thở, cái mang tính bên trong, và nó đi ra ngoài ba phạm vi kia.
Mới hôm nọ, tôi đọc một chuyện ngụ ngôn Ấn Độ cổ, chuyện ngụ ngôn về một tiều phu. Chuyện diễn ra theo cách này: Một tiều phu già trở về từ rừng rậm đội trên đầu một khúc gỗ lớn, nặng. Ông ấy rất già, mệt mỏi - không chỉ mệt mỏi của công việc thường lệ hàng ngày, mệt mỏi về bản thân cuộc sống nữa. Cuộc sống đã không là nhiều cho ông ấy, chỉ là việc kiệt lực quay tròn. Mọi ngày đều như nhau: đi vào rừng từ sáng sớm, cả ngày chặt củi, rồi mang củi về làng buổi tối. Ông ấy không thể nhớ được cái gì khác, chỉ mỗi điều này. Và duy nhất điều này đã từng là cả đời ông ấy. Ông ấy chán. Cuộc sống đã không phải là điều có nghĩa cho ông ấy; nó không mang ý nghĩa nào. Đặc biệt vào ngày đó, ông ấy rất mệt mỏi, vã mồ hôi. Khó thở, khi mang vật nặng và bản thân ông ấy.
Đột nhiên, như một hành động biểu tượng, ông ấy ném vật nặng đi. Khoảnh khắc đó tới với cuộc sống của mọi người, khi người ta muốn ném vật nặng đi. Không chỉ khúc gỗ mang trên đầu ông ấy, nó đã trở thành hành động biểu tượng: ông ấy ném đi cùng nó là toàn thể cuộc sống. Ông ấy sụp xuống đất trên đầu gối, nhìn lên trời và nói, "Này, thần Chết. Ngài tới với mọi người, nhưng sao ngài không tới với tôi? Tôi còn phải thấy khổ nào nữa? Tôi vẫn còn phải mang gánh nặng nào nữa? Tôi chưa bị trừng phạt đủ sao? Tôi đã phạm phải cái gì sai?"
Ông ấy không thể tin được vào mắt mình - đột nhiên, thần Chết xuất hiện. Ông ấy không thể tin nổi. Ông ấy nhìn quanh, rất choáng. Bất kì cái gì ông ấy nói, ông ấy chưa bao giờ ngụ ý nó. Và ông ấy chưa bao giờ nghe bất kì cái gì như điều này, rằng bạn gọi thần Chết, và thần Chết tới. Và thần Chết nói, "Ông gọi ta à?"
Ông già đột nhiên quên tất cả mọi kiệt sức, mọi mệt mỏi, toàn thể cuộc sống của thường lệ chết. Ông ấy nhảy lên và ông ấy nói, "Vâng... vâng, tôi đã gọi ngài. Xin ngài, ngài có thể giúp tôi đặt khúc gỗ này, gánh nặng này, lên đầu tôi được không? Chẳng thấy ai ở đây cả, tôi gọi tới ngài."
Có những khoảnh khắc mà bạn mệt mỏi với cuộc sống. Có những khoảnh khắc mà bạn muốn chết. Nhưng chết là nghệ thuật; nó phải được học. Và việc kiệt lực cuộc sống không thực sự có nghĩa rằng sâu bên dưới khao khát sống đã biến mất. Bạn có thể mòn mỏi với cuộc sống đặc biệt, nhưng bạn không mòn mỏi cuộc sống như vậy. Mọi người đều trở nên mệt mỏi về cuộc sống đặc biệt thường lệ chết, mòn mỏi, cùng một điều lặp đi lặp lại mãi, sự nhắc lại - nhưng bạn không mòn mỏi về bản thân cuộc sống. Và nếu thần Chết tới bạn sẽ làm hệt như người tiều phu kia đã làm. Ông ấy đã hành xử có tính người hoàn hảo. Đừng cười ông ấy. Nhiều lần bạn cũng đã nghĩ được kết thúc với mọi điều vô nghĩa này vẫn đang diễn ra. Tiếp tục nó để làm gì? Nhưng nếu thần Chết đột nhiên xuất hiện thì sao? Bạn sẽ không sẵn sàng.
Chỉ người yogi mới có thể sẵn sàng chết, bởi vì chỉ người yogi mới biết rằng qua cái chết tự nguyện, cái chết sẵn lòng, cuộc sống vô hạn được đạt tới. Chỉ người yogi mới biết rằng chết là cánh cửa; nó không phải là kết thúc. Thực ra nó là bắt đầu. Thực ra bên ngoài nó mở ra cái vô hạn của Thượng đế. Thực ra bên ngoài nó bạn lần đầu tiên sống động thực sự, đích thực. Không chỉ phần vật lí của trái tim bạn đập rộn ràng, bạn đập rộn ràng. Không chỉ bạn được phấn chấn bởi những điều bên ngoài, bạn được làm ra bởi cực lạc từ bản thể bên trong. Cuộc sống dư thừa, cuộc sống vĩnh hằng, được đi vào qua cánh cửa của cái chết.
Mọi người đều chết, nhưng thế thì cái chết là không tự nguyện; thế thì cái chết bị ép buộc lên bạn. Bạn không sẵn lòng: bạn chống cự, bạn kêu, bạn khóc; bạn muốn nấn ná lâu thêm chút ít nữa trên trái đất này trong thân thể này. Bạn sợ. Bạn không thể thấy được cái gì ngoại trừ bóng tối, ngoại trừ kết thúc. Mọi người đều chết đi một cách không sẵn lòng, nhưng thế thì cái chết không phải là cánh cửa. Thế thì bạn nhắm mắt lại trong sợ hãi.
Với những người đang trên con đường của yoga, cái chết là hiện tượng sẵn lòng; họ sẵn lòng với nó. Họ không tự tử. Họ không chống lại cuộc sống: họ vì cuộc sống lớn lao hơn. Họ hi sinh cuộc sống của họ cho cuộc sống lớn lao hơn. Họ hi sinh bản ngã của họ cho cái ta lớn lao hơn. Họ hi sinh cái ta của họ nữa, cho cái ta tối thượng. Họ liên tục hi sinh những cái bị giới hạn cho cái vô giới hạn. Và đây là điều trưởng thành tất cả là gì: liên tục hi sinh cái bạn có cho cái trở thành có thể chỉ khi bạn trống rỗng, khi bạn không có bất kì cái gì.
Toàn thể nghệ thuật của Patanjali là về cách đạt tới trạng thái mà bạn có thể chết một cách sẵn lòng, buông xuôi một cách sẵn lòng, không kháng cự. Những lời kinh này là việc chuẩn bị, chuẩn bị cho chết và chuẩn bị cho cuộc sống lớn lao hơn.
Sthir sukham asanam.
Tư thế phải vững chãi và thoải mái.
Yoga của Patanjali đã bị hiểu lầm nhiều lắm, bị diễn giải sai. Patanjali không phải là huấn luyện viên thể dục, nhưng yoga có vẻ giống như nó là môn thể dục của thân thể. Patanjali không chống lại thân thể. Ông ấy không phải là thầy giáo để dạy cho bạn vặn vẹo thân thể. Ông ấy dạy cho bạn về duyên dáng của thân thể, bởi vì ông ấy biết chỉ trong một thân thể duyên dáng tâm trí duyên dáng mới tồn tại; và chỉ trong tâm trí duyên dáng cái ta duyên dáng mới trở thành có thể; và chỉ trong cái ta duyên dáng, mới có Thượng đế.
Từng bước một, duyên dáng ngày càng sâu hơn và cao hơn phải được đạt tới. Duyên dáng của thân thể là điều ông ấy gọi là asana, tư thế. Ông ấy không phải là người tự bạo. Ông ấy không dạy bạn hành hạ thân thể bạn. Ông ấy không một chút nào chống lại thân thể. Làm sao ông ấy có thể thế được? Ông ấy biết thân thể sẽ là chính hòn đá nền tảng. Ông ấy biết nếu bạn bỏ lỡ thân thể, nếu bạn không huấn luyện thân thể, thế thì huấn luyện cao hơn sẽ là không thể được.
Thân thể giống hệt như nhạc cụ. Nó phải được chỉnh đúng; chỉ thế thì âm nhạc cao hơn mới nảy sinh ra từ nó. Nếu chính nhạc cụ này bằng cách nào đó không có hình dạng và trật tự đúng, thế thì làm sao bạn có thể hình dung được, hi vọng được rằng hài hoà lớn sẽ nảy sinh ra từ nó? Chỉ bất hài hoà mới nảy sinh. Thân thể là chiếc đàn veena, một nhạc cụ.
"Sthir sukham asanam" - tư thế nên vững chãi và nên rất, rất phúc lạc, thoải mái. Cho nên đừng bao giờ cố gắng vặn vẹo thân thể bạn, và đừng bao giờ cố đạt tới các tư thế mà không thoải mái.
Với người phương Tây, ngồi trên đất, ngồi trong tư thế padmasana, tư thế hoa sen, là khó; thân thể họ đã không được huấn luyện cho điều đó. Không cần bận tâm về nó. Patanjali sẽ không áp đặt tư thế đó lên bạn. Ở phương Đông mọi người ngồi từ ngay khi sinh, trẻ nhỏ ngồi trên đất. Ở phương Tây, ở mọi nước lạnh, ghế được cần; đất quá lạnh. Nhưng không cần lo nghĩ về điều đó. Nếu bạn nhìn vào định nghĩa của Patanjali, tư thế là gì, bạn sẽ hiểu: nó phải vững chãi và thoải mái.
Nếu bạn có thể ngồi vững chãi vài thoải mái trong ghế, điều đó là hoàn toàn được - không cần cố gắng tư thế hoa sen và ép buộc thân thể bạn một cách không cần thiết. Thực ra, nếu người phương Tây cố gắng đạt tới tư thế hoa sen, phải mất sáu tháng thể ép buộc thân thể; và đó là hành hạ. Không cần. Patanjali không giúp bạn theo bất kì cách nào, không thuyết phục bạn theo bất kì cách nào, để hành hạ thân thể. Bạn có thể ngồi trong tư thế bị hành hạ, nhưng thế thì nó sẽ không là tư thế tương ứng theo Patanjali.
Tư thế nên làm sao cho bạn có thể quên thân thể bạn. Thoải mái là gì? Khi bạn quên thân thể bạn, bạn là thoải mái. Khi bạn được nhắc nhở liên tục về thân thể, bạn là không thoải mái. Cho nên dù bạn ngồi trong ghế hay bạn ngồi trên đất, điều đó không phải là vấn đề. Được thoải mái đi, bởi vì nếu bạn không thoải mái trong thân thể, bạn không thể khao khát phúc lạc khác, điều thuộc vào các tầng sâu hơn: tầng thứ nhất bị bỏ lỡ, mọi tầng khác bị đóng lại. Nếu bạn thực sự muốn hạnh phúc, phúc lạc, thế thì bắt đầu từ chính chỗ bắt đầu để phúc lạc đi. Thoải mái của thân thể là nhu cầu cơ bản cho bất kì ai đang cố gắng đạt tới cực lạc bên trong.
"Tư thế phải vững chãi và thoải mái." Và bất kì khi nào tư thế là thoải mái nó nhất định vững chãi. Bạn bồn chồn nếu tư thế là không thoải mái. Bạn cứ đổi bên nếu tư thế là không thoải mái. Nếu tư thế thực sự thoải mái, cần gì bồn chồn và cảm thấy bất ổn và cứ thay đổi lặp đi lặp lại mãi?
Và nhớ, tư thế mà thoải mái cho bạn có thể không thoải mái cho hàng xóm của bạn; cho nên xin bạn, đừng bao giờ dạy tư thế của bạn cho bất kì ai. Mọi thân thể đều duy nhất. Cái gì đó thoải mái cho bạn có thể không thoải mái cho ai đó khác.
Mọi người đều phải là duy nhất bởi vì mọi người đều đang mang linh hồn duy nhất. Dấu vân tay của bạn là duy nhất. Bạn không thể tìm được bất kì ai khác trên khắp thế giới có dấu vân tay giống như của bạn. Và không chỉ ngày nay đâu: bạn không thể tìm được bất kì ai trong toàn thể lịch sử quá khứ người có dấu vân tay giống như của bạn, và những người biết, họ nói thậm chí trong tương lai sẽ không bao giờ có người có dấu vân tay giống như của bạn. Dấu vân tay không là gì cả, không có nghĩa, nhưng điều đó nữa là duy nhất. Điều đó chỉ ra rằng thân thể mọi người đang mang sự hiện hữu duy nhất. Nếu dấu vân tay của bạn là khác thế với dấu vân tay của người khác, thân thể bạn, toàn thân, phải khác.
Cho nên đừng bao giờ nghe lời khuyên của bất kì ai. Bạn phải tìm ra tư thế riêng của bạn. Không cần đi tới bất kì thầy giáo nào để học điều đó; cảm giác riêng của bạn về thoải mái nên là thầy giáo. Và nếu bạn thử - trong vòng vài ngày thử mọi tư thế mà bạn biết, mọi cách thức mà bạn có thể ngồi - một hôm này đó bạn sẽ rơi vào, vớ phải, tư thế đúng. Và khoảnh khắc bạn cảm thấy tư thế đúng, mọi thứ sẽ trở thành im lặng và bình thản bên trong bạn. Và không ai khác có thể dạy được bạn, bởi vì không ai có thể biết cách thân thể bạn hài hoà, trong tư thế nào, sẽ đích xác là vững chãi, thoải mái.
Cố tìm ra tư thế riêng của bạn. Cố tìm ra yoga riêng của bạn, và đừng bao giờ tuân theo qui tắc, bởi vì qui tắc là trung bình. Chúng cũng giống như, ở Pune có một triệu người: ai đó cao mét rưỡi, ai đó cao mét sáu lăm, ai đó cao mét sáu tám, ai đó cao mét tám, ai đó cao mét chín lăm. Một triệu người: bạn tính chiều cao của họ và thế rồi bạn chia tổng chiều cao của một triệu người cho một triệu; thế thì bạn sẽ đi tới chiều cao trung bình. Nó có thể một mét bốn nhăm hay cái gì đó. Thế rồi bạn đi và tìm người trung bình - bạn sẽ không bao giờ tìm ra. Người trung bình không bao giờ tồn tại. Trung bình là thứ giả nhất trên thế giới. Không ai là trung bình cả. Mọi người đều là bản thân người đó; không ai là trung bình. Trung bình là thứ toán học - nó không phải là thực, nó không phải là thực tại.
Mọi qui tắc tồn tại cho cái trung bình. Chúng là tốt để hiểu thứ gì đó, nhưng đừng bao giờ theo chúng. Bằng không bạn sẽ cảm thấy không thoải mái. Một mét bốn lăm là chiều cao trung bình! Bây giờ bạn cao mét rưỡi, cao hơn năm phân - chặt nó đi. Không thoải mái... bước đi theo cách làm sao bạn trông như người trung bình: bạn sẽ trở thành hiện tượng xấu xí, một Ashta Vakra. Bạn sẽ giống như con lạc đà, bị uốn éo mọi nơi. Người cố theo trung bình sẽ bỏ lỡ.
Trung bình là hiện tượng toán học, và toán học không tồn tại trong sự tồn tại. Nó tồn tại chỉ trong tâm trí con người. Nếu bạn đi và cố gắng tìm toán học trong sự tồn tại bạn sẽ không tìm thấy. Đó là lí do tại sao toán học là khoa học hoàn hảo duy nhất: bởi vì nó tuyệt đối không thực. Chỉ với cái không thực tại bạn mới có thể là hoàn hảo. Thực tại không bận tâm về các qui tắc của bạn, các qui chế; thực tại đi theo cách riêng của nó. Toán học là khoa học hoàn hảo bởi vì nó là tinh thần, nó có tính người. Nếu con người biến mất khỏi trái đất, toán học sẽ là thứ đầu tiên biến mất. Các thứ khác có thể vẫn tiếp tục, nhưng toán học không thể có đó được.
Bao giờ cũng nhớ, mọi qui tắc, kỉ luật, đều trung bình; và trung bình là không có tính tồn tại. Và đừng cố trở thành trung bình; không ai có thể trở thành trung bình được. Người ta phải tìm cách riêng của mình. Học cái trung bình, điều đó sẽ có ích, nhưng đừng làm nó thành qui tắc. Để nó chỉ là hiểu biết ngầm ẩn. Chỉ hiểu nó, và quên về nó đi. Nó sẽ có ích như hướng dẫn mơ hồ, không như thầy giáo chắc chắn tuyệt đối. Nó sẽ chỉ giống như bản đồ mơ hồ, không hoàn hảo. Bản đồ mơ hồ đó sẽ cho bạn hướng dẫn nào đó, nhưng bạn phải tìm ra sự thoải mái, vững chắc riêng của bạn. Cách bạn cảm sẽ là yếu tố quyết định. Đó là lí do tại sao Patanjali cho định nghĩa này, để cho bạn có thể tìm ra cảm giác riêng của bạn.
"Sthir sukham asanam." Không thể có định nghĩa nào tốt hơn về tư thế: Tư thế phải vững chãi và thoải mái.
Thực ra tôi muốn nói điều đó theo cách khác, và định nghĩa tiếng Phạn có thể được dịch theo cách khác: Tư thế là cái vững chãi và thoải mái. Sthir sukham asanam: Cái mà vững chãi và thoải mái là tư thế. Và điều đó sẽ là việc dịch chính xác hơn. Khoảnh khắc bạn đem "phải" vào, mọi sự trở thành khó khăn. Trong định nghĩa tiến Phạn không có "phải," nhưng trong tiếng Anh nó đi vào. Tôi đã nhìn vào nhiều bản dịch của Patanjali. Họ bao giờ cũng nói, "Tư thế phải vững chãi và thoải mái." Trong định nghĩa tiếng Phạn - sthir sukham asanam - không có "phải." Sthir nghĩa là vững chãi, sukham nghĩa là thoải mái, asanam nghĩa là tư thế - vậy thôi. "Vững chãi, thoải mái: đó là tư thế."
Tại sao "phải" này chen vào? Bởi vì chúng ta muốn làm ra qui tắc từ nó. Nó là định nghĩa đơn giản, một chỉ báo, con trỏ. Nó không phải là qui tắc. Và bao giờ cũng nhớ điều đó: rằng những người như Patanjali chưa bao giờ cho qui tắc; họ không ngu thế. Họ đơn giản cho con trỏ, hướng dẫn. Bạn phải giải mã hướng dẫn đó trong bản thể riêng của bạn. Bạn phải cảm thấy nó, làm việc từ nó; thế thì bạn sẽ đi tới qui tắc, nhưng qui tắc đó sẽ chỉ dành cho bạn, không cho bất kì ai khác.
Nếu mọi người có thể trung thành với điều đó, thế giới này sẽ là thế giới rất đẹp - không ai cố ép buộc bất kì ai làm cái gì đó, không ai cố tạo kỉ luật cho bất kì ai khác. Bởi vì, kỉ luật của bạn có thể đã chứng tỏ là tốt cho bạn, nó có thể là độc hại cho ai đó khác. Thuốc của bạn không nhất thiết là thuốc cho tất cả mọi người. Đừng cứ đem nó cho người khác. Nhưng người ngu bao giờ cũng sống theo qui tắc.
Tôi nghe nói rằng Mulla Nasruddin đã học về y với một bác sĩ trị liệu lớn. Anh ta quan sát thầy để tìm ra hướng dẫn. Khi thầy đi một vòng thăm bệnh nhân, Mulla theo sau. Một hôm Mulla ngạc nhiên. Thầy bắt mạch bệnh nhân, nhắm mắt lại, thiền và nói, "Anh đã ăn quá nhiều xoài."
Mulla ngạc nhiên. Làm sao thầy có thể tìm ra qua bắt mạch được? Anh ta chưa bao giờ nghe nói rằng người nào có thể tìm ra được qua mạch đập: bạn đã ăn xoài. Anh ta phân vân. Trên đường về nhà anh ta hỏi, "Thưa thầy, xin thầy cho con chút hướng dẫn. Làm sao thầy có thể...?"
Thầy cười to; thầy nói, "Mạch không thể chỉ ra được, nhưng ta nhìn dưới gầm giường của bệnh nhân. Đầy xoài - còn chưa ăn và vài quả đã ăn. Cho nên ta chỉ suy diễn thôi; đó là suy diễn."
Một hôm thầy ốm, thế là Mulla phải đi một vòng thăm bệnh nhân hàng ngày. Anh ta đi tới thăm một bệnh nhân mới. Anh bắt mạch trong tay, nhắm mắt, ủ ê suy nghĩ một lúc - hệt như thầy - và thế rồi anh ta nói, "Anh đã ăn quá nhiều ngựa." Bệnh nhân nói, "Cái gì! Ông điên không đấy?"
Mulla rất phân vân. Anh ta về nhà rất bối rối và buồn. Thầy hỏi, "Có chuyện gì thế?"
Anh ta nói, "Tôi cũng nhìn xuống dưới gầm giường. Yên ngựa và các thứ khác có đó - ngựa thì không có đó - cho nên tôi nghĩ, 'Anh ta đã ăn quá nhiều ngựa.' "
Đây là cách tâm trí ngu xuẩn cứ đi theo. Đừng ngu. Nhận những định nghĩa, tục ngữ, lời kinh này theo cách rất mơ hồ. Để chúng trở thành một phần của hiểu biết của bạn, nhưng đừng cố theo chúng một cách đích xác. Để chúng đi sâu vào trong bạn, chúng trở thành thông minh của bạn; và thế rồi bạn tìm con đường của bạn. Mọi giáo huấn vĩ đại đều gián tiếp.
Làm sao đạt tới tư thế này? Làm sao đạt tới sự vững chãi này? Thứ nhất nhìn vào thoải mái. Nếu thân thể bạn đích xác trong thoải mái sâu, trong nghỉ ngơi sâu, cảm thấy tốt, một sự mạnh khoẻ nào đó bao quanh bạn: điều đó phải là tiêu chí theo đó mà phán xét. Điều đó phải trở thành hòn đá thử. Và điều này là có thể khi bạn đứng; điều này là có thể khi bạn nằm ra; điều này là có thể khi bạn ngồi trên đất hay ngồi trong ghế. Nó là có thể ở bất kì chỗ nào, bởi vì nó là cảm giác bên trong về thoải mái. Và bất kì khi nào nó được đạt tới bạn sẽ không muốn tiếp tục di chuyển lặp đi lặp lại nữa, bởi vì bạn càng di chuyển, bạn sẽ càng bỏ lỡ nó. Nó xảy ra trong trạng thái nào đó. Nếu bạn di chuyển, bạn đi xa; bạn quấy rối nó.
Và đó là ham muốn tự nhiên trong mọi người, và yoga là điều tự nhiên nhất: ham muốn tự nhiên là được thoải mái, và bất kì khi nào bạn không thoải mái bạn sẽ muốn thay đổi nó. Điều đó là tự nhiên. Bao giờ cũng nghe theo tự nhiên, cái máy bản năng bên trong bạn. Nó gần như bao giờ cũng đúng.
Tư thế được làm chủ bởi việc thảnh thơi của nỗ lực và thiền về cái vô giới hạn.
Những lời hay, chỉ báo và con trỏ lớn: prayatna shaithilya - thảnh thơi nỗ lực - điều thứ nhất, nếu bạn muốn đạt tới tư thế, điều Patanjali gọi là tư thế: thoải mái, vững chãi, thân thể trong im lặng sâu sắc tới mức không cái gì chuyển động, thân thể thoải mái tới mức ham muốn chuyển động nó biến mất, bạn bắt đầu tận hưởng cảm giác về thoải mái, nó trở thành vững chãi.
Và, với thay đổi của tâm trạng của bạn, thân thể thay đổi; với thay đổi của thân thể, tâm trạng của bạn thay đổi. Bạn đã bao giờ quan sát chưa? Bạn đi tới rạp hát, rạp chiếu phim: bạn có quan sát bạn thay đổi tư thế của bạn bao nhiêu lần không? Bạn có thử đặt quan hệ nó không? Nếu có cái gì đó rất giật gân đang diễn ra trên màn ảnh, bạn không thể ngồi dựa vào ghế được. Bạn ngồi thẳng; xương sống của bạn trở nên thẳng. Nếu cái gì chán đang diễn ra và bạn không hứng thú, bạn thảnh thơi. Bây giờ xương sống của bạn không còn thẳng nữa. Nếu cái gì đó rất không thoải mái đang diễn ra, bạn cứ đổi tư thế của bạn. Nếu cái gì đó thực sự là đẹp ở đó, thậm chí bạn không chớp mắt; ngay cả chuyển động đó cũng sẽ thành nhiễu loạn... không chuyển động nào, bạn trở nên vững chãi hoàn toàn, nghỉ ngơi, dường như thân thể đã biến mất.
Điều thứ nhất cần đạt tới tư thế này là thảnh thơi khỏi nỗ lực, đây là một trong những điều khó nhất trên thế giới - đơn giản nhất, vậy mà khó khăn nhất. Đơn giản đạt tới, nếu bạn hiểu; rất khó đạt tới nếu bạn không hiểu. Vấn đề không phải là thực hành; vấn đề là hiểu.
Ở phương Tây, Emile Coue đã khám phá ra một luật đặc thù mà ông ấy gọi là luật của hiệu quả ngược. Đó là một trong những điều nền tảng nhất trong tâm trí con người. Có những điều, nếu bạn muốn làm chúng, xin đừng cố làm chúng; bằng không, điều ngược lại sẽ là hiệu quả.
Chẳng hạn, bạn không rơi vào giấc ngủ: đừng cố. Nếu bạn cố, giấc ngủ sẽ ra xa hơn và xa xăm. Nếu bạn cố quá nhiều sẽ không thể nào ngủ được, bởi vì mọi nỗ lực đều chống lại giấc ngủ. Giấc ngủ tới chỉ khi không có nỗ lực nào. Khi bạn không bị bận tâm về giấc ngủ, bạn chỉ nằm trên gối, chỉ tận hưởng cái mát mẻ của gối, hay hơi ấm của chăn, bóng tối, cái bao quanh bạn mượt như nhung, bạn chỉ tận hưởng nó... không cái gì, bạn thậm chí không nghĩ về ngủ. Mơ nào đó thoáng qua tâm trí: bạn nhìn chúng theo cách rất, rất buồn ngủ, không quan tâm quá nhiều ngay cả vào chúng, bởi vì nếu quan tâm nảy sinh việc ngủ biến mất. Bằng cách nào đó bạn vẫn còn xa cách, chỉ tận hưởng, nghỉ ngơi, không tìm kiếm bất kì mục đích nào - giấc ngủ tới.
Nếu bạn bắt đầu cố để cho giấc ngủ phải tới, một khi "phải" đi vào điều đó gần như là không thể được. Thế thì bạn có thể vẫn còn thức cả đêm; và nếu bạn rơi vào giấc ngủ mà có thể chỉ bởi vì bạn mệt mỏi bởi nỗ lực, và khi nỗ lực không có đó - bởi vì bạn đã làm mọi thứ và bạn từ bỏ - giấc ngủ bước vào.
Emile Coue đã khám phá ra, mới trong thế kỉ này, luật hiệu quả ngược. Patanjali phải đã biết nó, gần năm nghìn năm trước đây. Ông ấy nói prayatna shaithilya, thảnh thơi khỏi nỗ lực. Bạn nên giả sử chính điều ngược lại: rằng rất nhiều nỗ lực nên được thực hiện để đạt tới tư thế. Và Patanjali nói, "Nếu ông làm quá nhiều nỗ lực nó sẽ không thể có được. Vô nỗ lực cho phép nó xảy ra."
Nỗ lực nên được làm thảnh thơi hoàn toàn, bởi vì nỗ lực là phần của ý chí và ý chí chống lại buông xuôi. Nếu bạn cố làm cái gì đó, bạn không cho phép Thượng đế làm cái đó. Khi bạn từ bỏ, khi bạn nói, "Thôi được, cứ để cho ý chí của ngài được thực hiện. Nếu ngài gửi tới giấc ngủ, hoàn toàn tốt. Nếu ngài không gửi tới giấc ngủ, điều đó nữa cũng hoàn toàn tốt. Mình không có phàn nàn; mình không càu nhàu về nó. Ngài biết rõ hơn. Nếu điều được cần là gửi giấc ngủ tới cho mình, thì gửi đi. Nếu nó không được cần, hoàn toàn tốt - đừng gửi nó. Xin ngài đừng nghe lời tôi! Ý chí của ngài sẽ được thực hiện ": đây là cách người ta làm thảnh thơi nỗ lực.
Vô nỗ lực là hiện tượng lớn lao. Một khi bạn biết nó, nhiều triệu thứ trở thành có thể cho bạn. Qua nỗ lực có chợ; qua vô nỗ lực có Thượng đế. Qua nỗ lực bạn không bao giờ có thể đạt tới niết bàn - bạn có thể đạt tới New Delhi, nhưng không tới niết bàn.
Qua nỗ lực bạn có thể đạt tới những thứ của thế giới này; chúng không bao giờ được đạt tới mà không có nỗ lực, nhớ lấy. Cho nên nếu bạn muốn đạt tới giầu có hơn, đừng nghe tôi, bởi vì thế thì bạn sẽ rất, rất giận tôi, rằng người này đã quấy rối cả đời bạn: "Ông ta nói, 'Thôi làm nỗ lực, và nhiều thứ sẽ trở thành có thể,' và mình đã ngồi và đợi và tiền không tới, và chẳng ai tới với lời mời 'Lại đây, và xin mời thành tổng thống của đất nước.' " Chẳng ai tới cả. Những thứ ngu xuẩn này được đạt tới bằng nỗ lực.
Nếu bạn muốn trở thành tổng thống bạn phải làm nỗ lực điên khùng vì nó. Chừng nào bạn chưa hoàn toàn phát điên bạn sẽ không bao giờ trở thành tổng thống của đất nước. Bạn phải điên hơn những kẻ cạnh tranh khác, nhớ lấy, bởi vì bạn không một mình ở đó. Cạnh tranh lớn tồn tại; nhiều người khác cũng đang cố gắng. Thực ra mọi người khác đều cố gắng đạt tới cùng chỗ. Nhiều nỗ lực được cần tới. Và đừng cố theo cách quân tử; bằng không bạn sẽ bị đánh bại. Không quân tử nào được cần tới ở đó.
Phải thô lỗ, bạo hành, hùng hổ. Đừng bận tâm về điều bạn làm cho người khác. Bám chắc lấy chương trình của bạn. Cho dù người khác bị chết vì chính trị quyền lực của bạn, cứ để họ bị chết. Làm mọi người thành chiếc thang, bậc thang. Cứ dẫm lên đầu mọi người; chỉ thế thì bạn mới trở thành tổng thống hay thủ tướng. Không có cách khác.
Cách thức của thế giới là cách thức của bạo hành và ý chí. Nếu bạn thảnh thơi ý chí, bạn sẽ bị tống ra; ai đó sẽ nhảy lên bạn. Bạn sẽ bị làm thành phương tiện. Nếu bạn muốn thành công trên con đường của thế giới, đừng bao giờ nghe những người như Patanjali; thế thì tốt hơn cả là đọc Machiavelli, Chanakya - ranh mãnh, những người giảo quyệt nhất của thế giới. Họ cho bạn lời khuyên về cách khai thác mọi người và không cho phép bất kì ai khai thác bạn, cách là thô lỗ, không có từ bi nào, chỉ bạo hành. Chỉ thế thì bạn mới có thể đạt tới quyền lực, danh tiếng, tiền bạc, cách thức của thế giới này. Nhưng nếu bạn muốn đạt tới những thứ của Thượng đế, chính cái đối lập là được cần: vô nỗ lực. Vô nỗ lực được cần, thảnh thơi được cần.
Chuyện đã xảy ra nhiều lần rồi... Tôi có nhiều bạn trong thế giới của chính trị, trong thế giới của tiền bạc, thị trường. Họ tới tôi và họ nói, "Dạy chúng tôi đi, bằng cách nào đó để thảnh thơi. Chúng tôi không thể thảnh thơi được." Một bộ trưởng thường tới tôi, và ông ấy bao giờ cũng tới với cùng vấn đề: "Tôi không thể thảnh thơi được. Xin giúp tôi."
Tôi bảo ông ta, "Nếu bạn thực sự muốn thảnh thơi, bạn sẽ phải bỏ chính trị. Tính chất bộ trưởng này không thể đi cùng thảnh thơi được. Nếu bạn thảnh thơi, bạn mất. Cho nên bạn quyết định đi. Tôi có thể dạy bạn thảnh thơi, nhưng vậy thì đừng giận, bởi vì hai điều này không thể ở cùng nhau được. Cho nên đầu tiên được kết thúc với chính trị của bạn đi đã; thế rồi tới tôi."
Ông ấy nói, "Điều đó là không thể được. Tôi đã tới để học thảnh thơi để cho tôi có thể làm việc căng và trở thành bộ trưởng chính. Bởi vì những căng thẳng này trong tâm trí và lo nghĩ liên tục, tôi không thể làm việc căng được. Và những người khác - họ vẫn cứ làm việc. Họ là những kẻ cạnh tranh lớn, và tôi đang thua trận chiến. Tôi đã không tới để bỏ chính trị."
Thế rồi tôi nói, "Thế thì, xin đừng tới tôi. Quên tôi đi. Cứ ở trong chính trị đi, làm cho thật mệt mỏi vào, phát chán lên, được kết thúc với nó; thế rồi tới tôi." Thảnh thơi là chiều hướng khác toàn bộ, chính là cái ngược lại.
Bạn đi vào trong thế giới với ý chí. Nietzsche đã viết cuốn sách, Ý chí để nắm quyền lực. Đó là kinh sách đúng để đọc: Ý chí để nắm quyền lực. Patanjali không phải là "ý chí để nắm quyền lực"; nó là buông xuôi theo cái toàn thể. Điều thứ nhất: prayatna shaithilya - vô nỗ lực. Bạn đơn giản phải cảm thấy thoải mái. Không làm mấy nỗ lực về nó; để cho cảm giác làm việc này. Không đem ý chí vào. Làm sao bạn có thể áp đặt thoải mái lên bản thân bạn được? Điều đó là không thể được. Bạn có thể thoải mái nếu bạn cho phép thoải mái xảy ra. Bạn không thể ép buộc nó được.
Làm sao bạn có thể ép buộc yêu được? Nếu bạn không yêu một người, bạn không yêu người đó. Bạn có thể làm gì? Bạn có thể cố gắng, giả vờ, áp đặt bản thân bạn, nhưng chính điều ngược lại sẽ là kết quả: nếu bạn cố gắng yêu một người bạn sẽ ghét người đó nhiều hơn. Kết quả duy nhất sẽ là, sau nỗ lực của bạn, ở chỗ bạn sẽ ghét người đó, bởi vì bạn sẽ trả thù. Bạn sẽ nói, "Anh ta là kiểu người xấu nào, bởi vì tôi đã cố gắng nhiều thế để yêu mà chẳng cái gì xảy ra cả?" Bạn sẽ làm cho anh ta phải chịu trách nhiệm. Bạn sẽ làm cho anh ta cảm thấy mặc cảm, dường như anh ta đang làm cái gì đó. Anh ta không làm cái gì đó đâu.
Yêu không thể bị theo ý chí được, lời cầu nguyện không thể theo ý chí được, tư thế không thể theo ý chí được. Bạn phải cảm. Cảm là điều khác toàn bộ với ý chí.
Phật trở thành vị phật không phải bởi ý chí. Ông ấy đã cố gắng trong sáu năm liên tục qua ý chí. Ông ấy là con người của thế giới, được huấn luyện như một hoàng tử, được huấn luyện để trở thành vua của vương quốc. Ông ấy phải đã được dạy cho mọi điều mà Chanakya đã nói.
Chanakya là Machiavelli người Ấn Độ, và thậm chí còn chút ít giảo quyệt hơn Machiavelli bởi vì người Ấn Độ có phẩm chất của tâm trí đi tới chính gốc rễ. Nếu họ trở thành phật thì họ thực sự trở thành phật. Nếu họ trở thành Chanakya bạn không thể cạnh tranh được với họ. Bất kì chỗ nào họ đi, họ đều đi tới tận gốc rễ. Ngay cả Machiavelli cũng còn chút ít chưa trưởng thành trước Chanakya. Chanakya là tuyệt đối.
Phật phải đã được dạy; mọi hoàng tử đều phải được dạy - tên cuốn sách nổi tiếng nhất của Machiavelli là Hoàng tử. Ông ấy phải đã được dạy đủ mọi cách thức của thế giới; ông ấy đã xử trí với mọi người trên thế giới. Ông ấy phải trung thành với quyền lực của mình. Và thế rồi ông ấy bỏ đi. Nhưng bỏ cung điện ra đi là dễ; dễ bỏ vương quốc ra đi. Khó bỏ việc huấn luyện của tâm trí.
Trong sáu năm ông ấy đã cố gắng qua ý chí để đạt tới Thượng đế. Ông ấy đã làm bất kì cái gì con người có thể làm - kể cả những điều con người không thể làm được. Ông ấy đã làm mọi thứ; ông ấy không để lại cái gì chưa được làm. Chẳng cái gì xảy ra. Ông ấy càng cố gắng, ông ấy càng cảm thấy bản thân mình xa xôi hơn. Thực ra ông ấy càng làm theo ý chí và nỗ lực, ông ấy càng cảm thấy rằng ông ấy bị bỏ rơi - "Thượng đế chẳng có ở đâu cả." Không cái gì đã xảy ra.
Thế rồi một tối ông ấy từ bỏ. Chính đêm đó ông ấy trở nên chứng ngộ. Chính đêm đó prayatna shaithilya, thảnh thơi khỏi nỗ lực, xảy ra. Ông ấy trở thành vị phật không bởi sức mạnh ý chí, ông ấy trở thành vị phật khi ông ấy buông xuôi, khi ông ấy từ bỏ.
Tôi dạy bạn thiền và tôi cứ nói với bạn, "Làm mọi nỗ lực mà bạn có thể làm," nhưng bao giờ cũng nhớ, nhấn mạnh này để làm mọi nỗ lực chỉ là để cho ý chí của bạn sẽ bị xé ra từng mảnh, để cho ý chí của bạn sẽ được kết thúc và giấc mơ cùng ý chí sẽ được kết thúc: bạn chán với ý chí tới mức một ngày nào đó, bạn đơn giản từ bỏ. Chính ngày đó bạn trở nên chứng ngộ.
Nhưng đừng vội vàng, bởi vì bạn có thể từ bỏ ngay bây giờ mà không làm nỗ lực nào - điều đó sẽ không giúp ích. Điều đó sẽ không giúp gì. Điều đó sẽ là thứ tinh ranh, và bạn không thể thắng được Thượng đế bằng việc tinh ranh. Bạn phải rất hồn nhiên, Việc này phải xảy ra.
Đây đơn giản là những định nghĩa. Patanjali không nói, "Làm nó đi!" Ông ấy đơn giản định nghĩa con đường. Nếu bạn hiểu nó, nó sẽ bắt đầu ảnh hưởng tới bạn, con đường của bạn, bản thể của bạn. Hấp thu nó đi. Để nó được bão hoà sâu trong bạn. Để nó tuôn chảy cùng máu của bạn. Để nó trở thành chính tuỷ của bạn. Vậy thôi. Quên Patanjali đi. Những lời kinh này không để được học nhồi nhét. Chúng không nên được làm thành một phần của kí ức của bạn; chúng nên trở thành một phần của bạn.
Toàn bộ bản thể bạn nên có hiểu biết này, vậy thôi. Thế rồi quên chúng đi. Chúng bắt đầu vận hành.
"Tư thế được làm chủ bởi việc thảnh thơi của nỗ lực và thiền về cái vô giới hạn." Hai điểm. Thảnh thơi nỗ lực: đừng ép buộc nó, cho phép nó xảy ra. Nó giống như giấc ngủ; cho phép nó xảy ra. Nó là việc buông bỏ sâu sắc; cho phép nó xảy ra. Đừng cố ép buộc nó; bằng không bạn sẽ giết chết nó. Và điều thứ hai là: trong khi thân thể còn đó cho phép bản thân nó được thoải mái, được lắng đọng trong nghỉ ngơi sâu sắc, tâm trí bạn nên được hội tụ vào cái vô giới hạn.
Tâm trí rất láu lỉnh với những cái bị giới hạn. Nếu bạn nghĩ về tiền, tâm là trí láu lỉnh; nếu bạn nghĩ về quyền, chính trị, tâm trí là láu lỉnh; nếu bạn nghĩ về lời, triết lí, hệ thống, niềm tin, tâm trí là láu lỉnh - đây toàn là những thứ có giới hạn. Nếu bạn nghĩ về Thượng đế, đột nhiên một chân không... Bạn có thể nghĩ gì về Thượng đế? Nếu bạn có thể nghĩ, thế thì Thượng đế đó không còn là Thượng đế nữa; nó đã trở thành bị giới hạn. Nếu bạn có thể nghĩ về Thượng đế như Krishna, nó không còn là Thượng đế nữa; thế thì Krishna có thể đứng đó ca hát với chiếc sáo, nhưng có giới hạn. Nếu bạn nghĩ về Thượng đế như Christ - kết thúc rồi. Thượng đế không còn đó; bạn đã làm ra một sinh linh giới hạn từ điều đó. Đẹp, nhưng không cái gì so sánh được với cái đẹp của cái vô hạn.
Có hai kiểu Thượng đế. Một, Thượng đế của niềm tin: Thượng đế Ki tô giáo, Thượng đế Hindu, Thượng đế Mô ha mét giáo. Và Thượng đế của thực tại, không của niềm tin: đó là vô giới hạn. Nếu bạn nghĩ về Thượng đế Mô ha mét giáo bạn sẽ là người Mô ha mét giáo, nhưng không là người tôn giáo. Nếu bạn nghĩ về Thượng đế Ki tô giáo bạn sẽ là người Ki tô giáo, nhưng không là người tôn giáo. Nếu bạn chỉ mang tâm trí của bạn tới bản thân Thượng đế bạn sẽ có tính tôn giáo - không còn là người Hindu, không còn là người Mô ha mét giáo, không còn là người Ki tô giáo.
Và Thượng đế đó không phải là một khái niệm! Khái niệm là đồ chơi mà tâm trí của bạn có thể chơi. Thượng đế thực là bao la thế... Thượng đế chơi với tâm trí bạn, không phải tâm trí bạn chơi với Thượng đế. Thế thì Thượng đế không còn là đồ chơi trong tay bạn; bạn là đồ chơi trong tay của điều thiêng liêng. Toàn thể vấn đề đã thay đổi toàn bộ. Bây giờ bạn không còn kiểm soát - bạn không còn trong kiểm soát: Thượng đế đã chiếm quyền sở hữu bạn. Từ đúng là "bị sở hữu," bị sở hữu bởi điều vô hạn.
Nó không còn là hình ảnh trước con mắt của tâm trí bạn. Không, không có ảnh nào cả. Trống rỗng bao la... và trong trống rỗng bao la đó bạn tan biến. Không chỉ định nghĩa về Thượng đế bị mất, các biên giới bị mất; khi bạn đi tới tiếp xúc với điều vô hạn, bạn bắt đầu đánh mất các biên giới của bạn. Các biên giới của bạn trở thành mơ hồ. Biên giới của bạn trở nên ngày càng ít chắc chắn, linh động hơn; bạn đang biến mất như làn khói trên trời. Một khoảnh khắc tới, bạn nhìn vào bản thân bạn... bạn không có đó.
Cho nên Patanjali nói hai điều: không nỗ lực, và tâm thức hội tụ vào cái vô hạn. Đó là cách bạn đạt tới asana. Và đây là bắt đầu duy nhất; đây là thân thể duy nhất. Người ta phải đi sâu hơn.
Tato dwandwa anabhighatah.
Khi tư thế được làm chủ có việc dừng lại của rối loạn gây ra bởi các nhị nguyên.
Khi thân thể thực sự trong thoải mái, nghỉ ngơi, ngọn lửa của thân thể không lay động - nó đã trở thành vững chãi, không có chuyển động - đột nhiên, dường như thời gian đã dừng lại, không gió thổi, mọi thứ tĩnh lặng và bình thản và thân thể không có thôi thúc để di chuyển - được lắng đọng, được cân bằng sâu sắc, yên bình, yên tĩnh, bình tĩnh: trong trạng thái đó, nhị nguyên và những rối loạn bị gây ra bởi nhị nguyên biến mất.
Bạn có quan sát rằng bất kì khi nào tâm trí bạn bị rối loạn thân thể bạn bồn chồn nhiều hơn không, bạn không thể ngồi im lặng được?... hay, khi thân thể bạn bồn chồn tâm trí bạn không thể im lặng được? Chúng là cùng nhau. Patanjali biết rõ rằng thân thể và tâm trí không phải là hai thứ; bạn không bị phân chia thành hai, thân thể và tâm trí. Thân thể và tâm trí là một thứ. Bạn là tâm thân: bạn là thân tâm. Thân thể chính là chỗ bắt đầu của tâm trí và tâm trí không là gì ngoài chỗ cuối của thân thể. Cả hai đều là hai mặt của một hiện tượng; chúng không phải là hai. Cho nên bất kì cái gì xảy ra trong thân thể đều ảnh hưởng tới tâm trí và bất kì cái gì xảy ra trong tâm trí đều ảnh hưởng tới thân thể. Chúng chạy song song. Đó là lí do tại sao nhiều nhấn mạnh thế vào thân thể, bởi vì nếu thân thể bạn không trong nghỉ ngơi sâu tâm trí bạn không thể nghỉ ngơi được.
Và dễ bắt đầu với thân thể hơn vì đó là tầng bên ngoài nhất. Khó bắt đầu với tâm trí. Nhiều người cố gắng bắt đầu với tâm trí, và thất bại, bởi vì thân thể họ sẽ không hợp tác. Tốt nhất bao giờ cũng là bắt đầu từ A, B, C, và đi chầm chậm, theo đúng trình tự. Thân thể là thứ nhất, chỗ bắt đầu: người ta phải bắt đầu với thân thể. Nếu bạn có thể đạt tới yên tĩnh của thân thể, đột nhiên bạn sẽ thấy tâm trí rơi vào trật tự.
Tâm trí đi sang trái và sang phải, đi như con lắc của chiếc đồng hồ cổ của ông: một cách liên tục, phải sang trái, trái sang phải. Và nếu bạn quan sát con lắc bạn sẽ biết cái gì đó về tâm trí bạn. Khi con lắc di chuyển sang trái, điều thấy được là nó đang đi sang trái, nhưng điều không thấy được là nó đang thu lấy đà để đi sang phải. Khi mắt nói rằng con lắc đang đi sang trái, chính chuyển động hướng sang trái tạo ra đà, năng lượng, cho con lắc đi sang phải lần nữa. Khi nó đi sang phải nó lại thu năng lượng, kiếm năng lượng để đi sang trái.
Cho nên bất kì khi nào bạn đang trong yêu, bạn đang thu năng lượng để ghét. Bất kì khi nào bạn đang ghét, bạn đang thu năng lượng để yêu. Bất kì khi nào bạn cảm thấy hạnh phúc, bạn đang thu lấy năng lượng để cảm thấy bất hạnh. Bất kì khi nào bạn đang cảm thấy bất hạnh, bạn đang thu năng lượng để cảm thấy hạnh phúc. Đây là cách đà tiếp tục.
Tôi đã nghe nói rằng khi Ấn Độ trở nên độc lập năm 1947, đã có một con voi đẹp ở Delhi. Trước độc lập con voi này đã được dùng trong đám rước đám cưới và những điều khác kiểu như thế, nhưng sau độc lập ngay cả các đảng phái chính trị cũng bắt đầu dùng con voi này trong các cuộc tuần hành, diễu hành, phản đối. Con voi có cái gì đó như khuyết tật. Chân bên trái ngắn hơn chút ít, cho nên khi voi bước đi nó nghiêng về bên trái.
Người cộng sản rất lấy làm sung sướng, người xã hội rất lấy làm sung sướng - con voi thuộc cánh hữu. Cho nên họ trả tiền cho người chủ để mượn con voi; và họ vỗ tay, và những tín đồ của họ ném hoa lên voi. Thực sự, đây là cách con voi đáng vậy - cánh hữu. Tất nhiên, rất khó cho voi bước, nhưng ai bận tâm tới voi? Khó bởi vì hai chân nhỏ, và toàn thể trọng lượng nặng dồn vào chân trái. Con voi lại nặng nhiều; quả là khó. Hàng tấn trọng lượng phải được mang đi. Nhưng hoa, vòng hoa... và nó được đón nhận, và ảnh chụp được đăng trên báo chí: rằng đây là con voi cộng sản.
Thấy điều đó, rằng người cộng sản và người xã hội và những người cánh hữu khác có con voi đẹp, ngay cả những người cánh tả, khi đến thời gian diễu hành của họ và cuộc tập hợp lực lượng tới, họ cũng mượn cùng con voi đó - không biết rằng con voi này là con voi nghiêng về bên trái. Khi con voi đi cùng những người cánh tả họ rất bực. Con voi này chống lại họ: nó đáng phải nghiêng sang bên phải chứ. Họ bắt đầu ném giầy cũ, cà chua, vỏ chuối và mọi thứ ôi thiu. Nói tóm lại, họ cho nó cách đối xử VIP. Họ bực lắm. Họ bực người chủ nữa, và họ bảo người chủ, "Lần sau chúng tôi lấy nó, ông thu xếp lại đi."
Thế là người chủ phải tìm cách thu xếp bởi vì ông ta kiếm sống bằng con voi này; đó là cách kiếm sống duy nhất của ông ấy. Cho nên ông ấy đã làm những đôi giầy lớn. Thế rồi bất kì khi nào có đám diễu hành của cánh tả ông ấy sẽ đi những đôi giầy lớn cho con voi, và con vật sẽ nghiêng sang phải; và bất kì khi nào đó là đám diễu hành của cánh hữu, ông ấy sẽ bỏ giầy ra. Không ai bận tâm về con voi. Một hôm con voi ngã nhào, ngay ở cung điện Connaught, bởi vì phải mang tải trọng lớn với giầy là quá nhiều. Và nó không thoải mái thế - đấy không phải là asana. Đấy thực sự là không thoải mái. Nó ngã xuống và chết.
Đây là tình huống của tâm trí bạn nữa: liên tục chuyển từ cực đoan này sang cực đoan khác - cực hữu, cực tả, cực hữu, cực tả - chưa bao giờ ở giữa. Và ở giữa mới thực sự là hiện hữu. Cả hai cực đoan đều là nặng nề, bởi vì bạn không thể thoải mái được. Ở giữa là thoải mái, bởi vì ở giữa trọng lượng biến mất. Đích xác ở giữa - và bạn trở thành vô trọng lượng. Chuyển sang trái và trọng lượng đi vào; chuyển sang phải và trọng lượng đi vào. Và cứ chuyển động... bạn càng chuyển xa khỏi chỗ giữa, bạn sẽ càng phải mang nhiều trọng lượng hơn. Bạn sẽ chết một ngày nào đó ở cung điện Connaught.
Ở giữa đi. Người tôn giáo không cánh hữu không cánh tả. Người tôn giáo không theo các cực đoan. Người đó là con người của không cực đoan. Và khi bạn đích xác ở giữa - cả thân thể bạn và tâm trí bạn - mọi nhị nguyên biến mất, bởi vì mọi nhị nguyên là do bạn có hai bên, vì bạn cứ nghiêng từ bên này sang bên kia.
"Tato dwandwa anabhighatah" - "Khi tư thế được làm chủ có việc dừng lại của rối loạn gây ra bởi các nhị nguyên." Và khi không có nhị nguyên, làm sao bạn có thể căng thẳng được? làm sao bạn có thể trong đau đớn được? làm sao bạn có thể trong xung đột được? Khi có hai bên trong bạn, có xung đột. Chúng liên tục tranh đấu, và chúng sẽ không bao giờ để cho bạn nghỉ ngơi. Nhà bạn bị phân chia; bạn bao giờ cũng trong cuộc nội chiến. Bạn sống trong cơn sốt. Khi nhị nguyên này biến mất bạn trở nên im lặng, định tâm, ở giữa. Phật đã gọi con đường của ông ấy là "majjhim nikai" - trung đạo. Ông ấy thường bảo các đệ tử, "Điều duy nhất cần được theo là: Bao giờ cũng ở giữa; không đi sang cực đoan."
Có những người cực đoan trên khắp thế giới. Ai đó đang theo đuổi đàn bà liên tục - một Romeo, một Majnu - liên tục theo đuổi đàn bà. Và thế rồi, một ngày nào đó anh ta trở nên thất vọng với mọi theo đuổi. Thế rồi anh ta rời bỏ thế giới; thế rồi anh ta trở thành sannyasin. Và thế rồi anh ta dạy mọi người chống lại đàn bà, và thế rồi anh ta cứ nói, "Đàn bà là địa ngục. Tỉnh táo vào! Mỗi đàn bà là cái bẫy." Bất kì khi nào bạn thấy một sannyasin nói chống lại đàn bà bạn có thể biết anh ta phải đã từng là một Romeo trước đây. Anh ta không nói gì về đàn bà đâu; anh ta đang nói cái gì đó về quá khứ của anh ta. Bây giờ cực đoan này đã kết thúc, anh ta đã chuyển sang cực đoan khác.
Ai đó điên vì tiền. Và nhiều người điên, chỉ bị ám ảnh, dường như cả đời họ là để làm ra những chồng tiền ngày càng lớn hơn. Điều đó dường như là nghĩa duy nhất của họ để ở đây, rằng khi họ đi tới cái chết họ sẽ bỏ lại hàng chồng tiền lớn - lớn hơn chồng tiền của người khác. Điều đó dường như là toàn thể ý nghĩa của họ. Khi một người như vậy trở nên bị thất vọng người đó sẽ cứ dạy, "Tiền là kẻ thù." Bất kì khi nào bạn thấy ai đó dạy rằng tiền là kẻ thù, bạn có thể biết rằng người này phải đã là người điên vì tiền. Dầu vậy người đó là điên - ở cực đoan đối lập.
Người cân bằng thực sự không chống lại cái gì, bởi vì người đó không ủng hộ cái gì. Nếu bạn tới và hỏi tôi, "Thầy có chống lại tiền không?" Tôi chỉ có thể nhún vai. Tôi không chống lại, vì tôi chưa bao giờ ủng hộ nó. Tiền là cái gì đó, một tiện dụng, một phương tiện trao đổi - không cần phải điên vì nó theo cách nào. Dùng nó nếu bạn có nó. Nếu bạn không có nó, tận hưởng việc không có nó. Nếu bạn có nó thì dùng nó. Nếu bạn không có nó thế thì tận hưởng trạng thái đó. Đó là mọi điều mà con người của hiểu biết sẽ làm. Nếu người đó sống trong cung điện người đó tận hưởng; nếu cung điện không có đó thế thì người đó tận hưởng chiếc lều. Bất kì cái gì là hoàn cảnh người đó đều hạnh phúc và được cân bằng. Người đó không ủng hộ cung điện không chống đối nó. Người ủng hộ và chống đối là thiên lệch; người đó không cân bằng.
Phật thường nói với đệ tử của ông ấy, "Cứ được cân bằng đi, và mọi thứ khác sẽ trở thành có thể theo cách riêng của nó. Cứ ở giữa." Và đó là điều Patanjali nói khi ông ấy nói về tư thế. Tư thế bên ngoài là của thân thể, tư thế bên trong là của tâm trí; cả hai được kết nối. Khi thân thể ở giữa - nghỉ ngơi, vững chãi - tâm trí cũng ở giữa - nghỉ ngơi, vững chãi. Khi thân thể nghỉ ngơi, cảm giác về thân thể biến mất; khi tâm trí nghỉ ngơi, cảm giác về tâm trí biến mất. Thế thì bạn chỉ là linh hồn, cái siêu việt, cái không là thân thể không là tâm trí.
Bước tiếp sau hoàn hảo của tư thế là kiểm soát hơi thở, điều được thực hiện qua việc giữ hơi thở trong việc thở vào và thở ra, hay dừng hơi thở đột ngột.
Giữa thân thể và tâm trí, việc thở là chiếc cầu - ba điều này phải được hiểu. Tư thế thân thể, tâm trí hội nhập vào cái vô hạn, và chiếc cầu nối chúng phải ở trong nhịp điệu đúng. Bạn có quan sát không? Nếu không, thế thì quan sát điều đó bất kì khi nào tâm trí bạn thay đổi, việc thở thay đổi. Điều đảo lại cũng đúng: thay đổi việc thở của bạn, và tâm trí thay đổi.
Khi bạn ở sâu trong đam mê dục bạn có quan sát cách bạn thở không? - rất không nhịp điệu, phát sốt, kích động. Nếu bạn tiếp tục thở theo cách đó bạn sẽ sớm mệt, kiệt sức. Nó sẽ không cho bạn cuộc sống; thực ra, theo các đó bạn đang làm mất cuộc sống nào đó. Khi bạn bình thản và yên tĩnh, cảm thấy hạnh phúc, đột nhiên một sáng hay một tối nhìn lên các vì sao, chẳng làm gì cả, ngày nghỉ, chỉ nghỉ ngơi - nhìn, quan sát việc thở. Việc thở an bình thế. Bạn thậm chí không cảm thấy nó, liệu nó có chuyển động hay không. Khi bạn giận, quan sát. Việc thở thay đổi ngay lập tức. Khi bạn cảm thấy yêu, quan sát.
Khi bạn buồn, quan sát. Với mọi tâm trạng việc thở đều có nhịp điệu khác: nó là chiếc cầu.
Khi thân thể bạn mạnh khoẻ, việc thở có phẩm chất khác. Khi thân thể bạn ốm yếu việc thở ốm yếu. Khi bạn có sức khoẻ hoàn hảo bạn hoàn toàn quên mất về việc thở. Khi sức khoẻ của bạn không hoàn hảo, việc thở tới đi tới lại trong chú ý của bạn; cái gì đó sai.
" Bước tiếp sau hoàn hảo của tư thế là kiểm soát hơi thở..." Từ này "kiểm soát hơi thở" là không hay; nó không phải là việc dịch đúng của từ "pranayam." Pranayam chưa bao giờ nghĩa là kiểm soát hơi thở. Nó đơn giản nghĩa là mở rộng sinh lực. Prana-ayam: prana nghĩa là sinh lực ẩn kín trong hơi thở, và ayam nghĩa là mở rộng vô hạn. Nó không phải là "kiểm soát hơi thở." Chính từ "kiểm soát" có chút ít xấu, vì chính từ "kiểm soát" cho bạn cảm giác về người kiểm soát - ý chí đi vào. Pranayam là khác toàn bộ: việc mở rộng của việc thở sống động theo cách bạn trở thành một với việc thở của cái toàn thể; việc thở theo cách bạn không thở theo cách cá nhân riêng của bạn, bạn thở cùng cái toàn thể.
Thử điều này, thỉnh thoảng nó xảy ra: hai người yêu ngồi cạnh bên nhau tay nắm tay - nếu họ thực sự đang yêu họ sẽ đột nhiên trở nên nhận biết rằng họ đang thở đồng thời, họ đang thở cùng nhau. Họ không thở tách rời. Khi người đàn bà thở vào, người đàn ông thở vào. Khi người đàn ông thở ra, người đàn bà thở ra. Thử điều đó đi. Thỉnh thoảng, đột nhiên trở nên nhận biết. Nếu bạn ngồi cùng người bạn, bạn sẽ thở cùng nhau. Nếu kẻ thù ngồi đó và bạn muốn gạt bỏ người đó, hay cái chán nào đó có đó và bạn muốn gạt bỏ anh ta, các bạn sẽ thở tách rời; các bạn sẽ không bao giờ thở cùng nhịp.
Ngồi cùng cây. Nếu bạn im lặng, tận hưởng, vui sướng, đột nhiên bạn sẽ trở nên nhận biết rằng cây, bằng cách nào đó, đang thở theo cùng cách bạn thở.
Và một khoảng khắc tới khi người ta cảm thấy rằng người ta thở cùng với cái toàn thể, người ta trở thành hơi thở của cái toàn thể, người ta không còn tranh đấu, vật lộn, người ta được buông xuôi. Người ta là cùng cái toàn thể - nhiều tới mức không có nhu cầu thở tách rời.
Trong tình yêu sâu sắc mọi người thở cùng nhau; trong hận thù không bao giờ. Tôi có cảm giác rằng nếu bạn thù địch với ai đó, người đó có thể ở xa nghìn dặm... Đây chỉ là cảm giác bởi vì không nghiên cứu khoa học nào tồn tại cho điều đó, nhưng một ngày nào đó nghiên cứu khoa học là có thể. Nhưng tôi có cảm giác rất sâu là nếu bạn thù địch với ai đó, người đó có thể ở Mĩ và bạn có thể ở Ấn Độ, các bạn sẽ thở tách rời, các bạn không thể thở cùng nhau được. Và người yêu của bạn có thể ở Trung Quốc, bạn có thể ở đây ở Pune - bạn có thể thậm chí không có địa chỉ nơi người yêu bạn đang ở - nhưng các bạn sẽ thở cùng nhau. Đây là cách nó phải vậy, và tôi biết nó là cách đó, nhưng không bằng chứng khoa học nào tồn tại. Đó là lí do tại sao tôi nói đây chỉ là cảm giác của tôi. Một ngày nào đó, ai đó sẽ chứng minh điều khoa học này nữa.
Có vài bằng chứng mà gợi ý ra... Chẳng hạn, ở Nga đã có vài thực nghiệm về viễn cảm. Hai người, tách rời, ở xa, xa hàng trăm dặm: một người là người phát, người kia là người nhận theo viễn cảm. Vào một giờ cố định, mười hai giờ trưa, người này bắt đầu truyền đi thông điệp. Người đó làm một hình tam giác, tập trung vào nó, và gửi đi thông điệp rằng "Tôi đã làm hình tam giác." Và người kia cố gắng nhận, chỉ vẫn còn để mở, cảm nhận, dò dẫm - bất kì thông điệp nào tới. Và các nhà khoa học đã quan sát rằng nếu người đó nhận tam giác thế thì cả hai đều thở theo cùng cách; nếu người đó bỏ lỡ tam giác thế thì họ không thở theo cùng cách.
Trong thở sâu cùng nhau, cái gì đó của đồng cảm sâu nảy sinh; bạn trở thành một - bởi vì việc thở là cuộc sống. Thế thì tình cảm có thể được truyền, ý nghĩ có thể được truyền.
Nếu bạn đi tới gặp một thánh nhân bao giờ cũng quan sát việc thở của người đó. Và nếu bạn cảm thấy đồng cảm, trong tình yêu sâu sắc với người đó, quan sát việc thở của bạn nữa. Bạn sẽ đột nhiên cảm thấy rằng bạn càng tới gần người đó, tình cảm của bạn, việc thở của bạn, rơi vào cùng hệ thống thở của người đó. Nhận biết, không nhận biết, điều đó không phải là vấn đề; nhưng nó xảy ra.
Điều này đã là quan sát của tôi: nếu tôi thấy rằng ai đó đã tới và không biết gì chút nào về việc thở người đó bắt đầu thở cùng tôi, tôi biết người đó sẽ trở thành sannyasin, và tôi đề nghị người đó. Nếu tôi cảm thấy rằng người đó không thở cùng tôi, tôi quên việc đề nghị; tôi sẽ phải đợi. Và thỉnh thoảng tôi đã thử, chỉ để làm thực nghiệm tôi đã đề nghị, và người đó sẽ nói, "Không, tôi không sẵn sàng." Tôi biết điều đó, rằng người đó không sẵn sàng - chỉ để kiểm tra liệu cảm giác của tôi có đúng không, liệu người đó có đồng cảm với tôi không. Khi bạn trong đồng cảm bạn thở cùng nhau. Điều đó đơn giản xảy ra bởi bản thân nó; luật không biết nào đó vận hành.
Pranayam nghĩa là: thở cùng cái toàn thể. Đó là bản dịch của tôi, không phải là "kiểm soát hơi thở": thở cùng cái toàn thể. Nó là không được kiểm soát tuyệt đối! Nếu bạn kiểm soát làm sao bạn có thể thở cùng cái toàn thể được? Cho nên dịch pranayam là "kiểm soát hơi thở" là dùng từ sai. Nó không chỉ không đúng, không thích hợp, nó chắc chắn sai. Chính cái đối lập mới là hoàn cảnh.
Thở cùng cái toàn thể, trở thành hơi thở của cái vĩnh hằng và cái toàn thể là pranayam. Thế thì bạn mở rộng. Thế thì sinh lực của bạn cứ mở rộng cùng cây và núi và trời và sao. Thế thì một khoảnh khắc tới, ngày bạn trở thành phật... bạn đã hoàn toàn biến mất. Bây giờ bạn không còn là việc thở, cái toàn thể thở trong bạn. Bây giờ việc thở của bạn và việc thở của cái toàn thể không bao giờ tách rời; chúng bao giờ cũng cùng nhau. Nhiều tới mức bây giờ nói rằng "đây là hơi thở của tôi" là vô dụng.
"Bước tiếp sau hoàn hảo của tư thế là kiểm soát hơi thở - pranayam - điều được thực hiện qua việc thở vào và thở ra, hay dừng hơi thở đột ngột."
Khi bạn thở vào, sẽ tới một khoảnh khắc mà việc thở đã đi hoàn toàn vào trong - trong một giây nào đó việc thở dừng lại. Cùng điều này xảy ra khi bạn thở ra. Bạn thở ra: khi hơi thở hoàn toàn được xả ra, trong một giây nào đó, việc thở dừng lại. Trong những khoảnh khắc đó bạn đối diện với cái chết, và đối diện với cái chết là đối diện với Thượng đế. Đối diện với cái chết là đối diện với Thượng đế - tôi nhắc lại nó - bởi vì khi bạn chết, Thượng đế sống trong bạn. Chỉ sau khi đóng đinh mới có phục sinh. Đó là lí do tại sao tôi nói Patanjali đang dạy nghệ thuật chết.
Khi việc thở dừng lại, khi không có việc thở, bạn đích xác ở cùng giai đoạn như bạn sẽ ở vào khi bạn sẽ chết. Trong một giây bạn trong hài hoà với cái chết - việc thở đã dừng lại. Cái toàn thể của Sách về các bí mật, Vigyan Bhairav Tantra, đề cập tới nó - đề cập nhấn mạnh tới nó - bởi vì nếu bạn có thể đi vào trong chỗ dừng đó, có cánh cửa.
Nó rất tinh tế và hẹp. Jesus đã nói đi nói lại, "Hẹp là đường của ta - đi thẳng, nhưng hẹp, rất hẹp." Kabir đã nói, "Hai người không thể cùng qua được, chỉ một người." Hẹp tới mức nếu bạn là đám đông bên trong, bạn không thể qua được. Cho dù bạn được chia làm đôi - trái và phải - bạn không thể đi qua được. Nếu bạn trở thành một, sự hợp nhất, sự hài hoà, thế thì bạn có thể qua.
Hẹp là con đường. Thẳng, tất nhiên; nó không là thứ quanh co. Nó đi thẳng tới ngôi đền của điều thiêng liêng, nhưng rất hẹp. Bạn không thể đem bất kì ai đi cùng bạn được. Bạn không thể đem các thứ đồ của bạn đi cùng bạn được. Bạn không thể đem tri thức của bạn đi được. Bạn không thể đem các vật hiến tế của bạn đi được. Bạn không thể đem người đàn bà của bạn, con bạn. Bạn không thể đem được bất kì ai. Thực ra bạn không thể đem được ngay cả bản ngã của bạn, ngay cả bản thân bạn. Bạn sẽ đi qua nó, nhưng mọi thứ khác hơn bản thể thuần khiết của bạn đều phải bị bỏ lại ở cửa. Vâng, hẹp là con đường. Thẳng, nhưng hẹp.
Và có những khoảnh khắc để tìm đường: khi hơi thở đi vào và dừng lại một giây; khi hơi thở đi ra và dừng lại một giây. Hoà hợp bản thân bạn để trở nên ngày càng nhận biết hơn về những điểm dừng này, lỗ hổng này. Qua những lỗ hổng này, Thượng đế đi vào bạn như cái chết.
Ai đó nói với tôi, "Ở phương Tây, chúng tôi không có cái gì tương đương với Yama, thần chết." Và người đó hỏi tôi, "Sao thầy gọi cái chết là thượng đế? Cái chết là kẻ thù chứ. Tại sao cái chết phải được gọi là thượng đế? Nếu thầy gọi cái chết là quỉ thì còn được, nhưng tại sao thầy gọi nó là thượng đế?" Tôi nói chúng tôi gọi nó là thượng đế một cách rất có cân nhắc đấy: bởi vì cái chết là cánh cửa dẫn tới Thượng đế. Thực ra chết là sâu sắc hơn sống - sống mà bạn biết. Không phải là sống mà tôi biết. Chết của bạn là sâu sắc hơn sống của bạn, và khi bạn chuyển qua chết đó bạn sẽ đi tới sống cái không thuộc vào bạn hay tôi hay bất kì người nào. Nó là sống của cái toàn thể. Chết là Thượng đế.
Một upanishad toàn thể tồn tại, Kathopanishad: toàn thể câu chuyện, toàn thể chuyện ngụ ngôn này là ở chỗ một cậu bé được gửi tới thần Chết để học về bí mật của sống. Ngớ ngẩn, ngớ ngẩn hiển nhiên. Sao đi tới thần Chết để học bí mật của sống? Có vẻ như điều ngược đời, nhưng nó là thực tại. Nếu bạn muốn biết cuộc sống - cuộc sống thực - bạn sẽ phải hỏi thần Chết, bởi vì khi cái gọi là cuộc sống của bạn dừng lại, chỉ thế thì cuộc sống thực mới vận hành.
"Bước tiếp sau hoàn hảo của tư thế là pranayam, điều được thực hiện qua việc giữ lại hơi thở...." Cho nên khi bạn thở vào, giữ nó lại một chút lâu hơn để cho cổng có thể được cảm thấy. Khi bạn thở nó ra, giữ nó bên ngoài lâu thêm chút ít để cho bạn có thể cảm thấy lỗ hổng này chút ít dễ dàng hơn; bạn có chút thời gian thêm. "...hay dừng hơi thở đột ngột." Hay, bất kì lúc nào, dừng hơi thở một cách đột ngột. Đang bước đi trên đường: dừng nó lại - giật mình đột ngột, và cái chết đi vào. Bất kì lúc nào bạn có thể dừng việc thở một cách đột ngột, bất kì chỗ nào, trong việc dừng đó, cái chết đi vào.
Thời hạn và tần số của các hơi thở được kiểm soát được ước định theo thời gian và nơi chốn, và trở nên được kéo dài hơn và tinh tế hơn.
Bạn càng làm những việc dừng này, lỗ hổng này, nhiều, cổng càng trở nên rộng hơn một chút; bạn có thể cảm thấy nó nhiều hơn. Thử điều đó đi. Làm cho nó thành một phần của cuộc sống của bạn. Bất kì khi nào bạn không làm gì, để cho hơi thở đi vào... dừng nó lại. Cảm ở đó; đâu đó có cánh cửa. Trời tối; bạn sẽ phải dò dẫm. Cánh cửa không lập tức có sẵn đâu. Bạn sẽ phải dò dẫm... nhưng bạn sẽ tìm ra.
Và bất kì khi nào bạn dừng việc thở, ý nghĩ sẽ dừng lại ngay lập tức. Thử nó mà xem. Đột nhiên dừng thở: và lập tức có việc đứt quãng và ý nghĩ dừng lại, bởi vì ý nghĩ và hơi thở cả hai đều thuộc về cuộc sống - cái gọi là cuộc sống này. Trong cuộc sống khác, cuộc sống thiêng liêng, việc thở không được cần tới. Bạn sống; không cần thở. Và ý nghĩ không được cần tới. Bạn sống; ý nghĩ không được cần tới. Ý nghĩ và hơi thở là một phần của thế giới vật lí. Vô ý nghĩ, vô hơi thở, là một phần của thế giới vĩnh hằng.
Có phạm vi thứ tư của kiểm soát hơi thở, cái mang tính bên trong, và nó đi ra ngoài ba phạm vi kia.
Patanjali nói ba điều này - dừng bên trong, dừng bên ngoài, dừng đột ngột - và có cái thứ tư, chính là cái nội bộ. Cái thứ tư đó đã được Phật nhấn mạnh rất nhiều; ông ấy gọi nó là "anapana sata yoga." Ông ấy nói, "Đừng cố dừng ở bất kì đâu. Đơn giản quan sát toàn thể quá trình của hơi thở." Hơi thở đi vào - bạn quan sát, không bỏ lỡ một điểm. Hơi thở đi vào - bạn cứ quan sát. Thế rồi có điểm dừng, điểm dừng tự động, khi hơi thở đã đi vào bạn - quan sát việc dừng. Đừng làm gì cả; đơn giản là người quan sát. Thế rồi hơi thở bắt đầu cuộc hành trình bên ngoài - tiếp tục quan sát. Khi hơi thở hoàn toàn ra ngoài, dừng lại - quan sát việc dừng đó nữa. Thế rồi hơi thở tiếp tục đi vào, đi ra, đi vào, đi ra - bạn đơn giản quan sát. Đây là cái thứ tư: chỉ bằng việc quan sát bạn trở nên tách rời khỏi hơi thở.
Khi bạn tách rời khỏi hơi thở bạn tách rời khỏi ý nghĩ. Thực ra hơi thở là quá trình song song trong thân thể với ý nghĩ trong tâm trí. Ý nghĩ di chuyển trong tâm trí; hơi thở di chuyển trong thân thể. Chúng là các lực song song, hai mặt của cùng đồng tiền. Patanjali cũng nói tới điều đó, mặc dầu ông ấy đã không nhấn mạnh vào cái thứ tư. Ông ấy đơn giản nói tới nó, nhưng Phật đã hoàn toàn hội tụ toàn thể chú ý của ông ấy vào cái thứ tư; ông ấy chưa bao giờ nói về ba cái kia. Toàn thể thiền Phật giáo là cái thứ tư.
"Có phạm vi thứ tư của pranayam" - đó là của việc chứng kiến - "cái mang tính bên trong, và nó đi ra ngoài ba cái kia." Nhưng Patanjali thực sự rất khoa học. Ông ấy chưa bao giờ dùng cái thứ tư, nhưng ông ấy nói rằng nó ở bên ngoài ba cái kia. Chắc hẳn Patanjali đã không có nhóm đệ tử tốt như Phật đã có. Patanjali phải đã làm việc với nhiều người hướng thân thể hơn, và Phật đã làm việc với nhiều người hướng tâm trí hơn. Ông ấy nói rằng cái thứ tư đi ra ngoài ba cái kia, nhưng bản thân ông ấy chưa bao giờ dùng nó - ông ấy liên tục nói mọi điều có thể được nói về yoga. Đó là lí do tại sao tôi nói ông ấy là alpha và omega, cái bắt đầu và cái kết thúc: ông ấy đã không bỏ đi một điểm nào. Kinh Yoga của Patanjali không thể được cải tiến.
Chỉ có hai người trên thế giới, một mình họ đã tạo ra toàn thể khoa học. Một là Aristotle, ở phương Tây, người đã tạo ra khoa học logic - một mình, không có cộng tác của bất kì ai. Và trong hai nghìn năm này chẳng cái gì đã được cải tiến; nó vẫn còn như cũ. Nó vẫn còn hoàn hảo.
Người kia là Patanjali, người đã tạo ra toàn thể khoa học của yoga - điều gấp nhiều lần, cả triệu lần lớn hơn logic - một mình. Và nó không thể được cải tiến; nó đã không được cải tiến; và tôi không thấy điểm nào về cách nó có thể được cải tiến bất kì ngày nào. Khoa học toàn thể có đó, hoàn hảo, tuyệt đối hoàn hảo.

0 Đánh giá

Ads Belove Post