Chương 8. Bên ngoài nhịp của tâm trí tới bản thể

Chương 8. Bên ngoài nhịp của tâm trí tới bản thể

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 6)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 8. Bên ngoài nhịp của tâm trí tới bản thể

Câu hỏi thứ nhất
Thỉnh thoảng ở bài giảng của thầy tôi không thể nào giữ được mắt mở hay tập trung, và cứ rơi đi đâu đó và quay lại với cú giật mình. Không có kí ức về nơi tôi đã ở. Tôi đang đi đâu, hay chỉ rơi vào giấc ngủ?
Tâm trí vận hành qua các sóng điện rất tinh tế. Cơ chế đó phải được hiểu. Bây giờ các nhà nghiên cứu nói rằng tâm trí vận hành trong bốn trạng thái. Tâm trí thức bình thường vận hành theo mười tám tới ba mươi chu kì một giây - đây là trạng thái "beta" của tâm trí. Ngay bây giờ bạn đang trong trạng thái đó, ngay khi thức, làm các thứ của bạn.
Sâu hơn điều đó là nhịp "alpha." Thỉnh thoảng, khi bạn không tích cực, nhưng thụ động - chỉ thảnh thơi trên bãi biển, không làm gì cả, nghe nhạc, hay ở sâu trong lời cầu nguyện hay trong thiền - thế thì hoạt động của tâm trí được hạ thấp: từ mười tám tới ba mươi chu kì một giây nó trở thành quãng mười bốn tới mười tám chu kì một giây. Bạn nhận biết, nhưng không rất tỉnh táo. Bạn thức, nhưng thụ động. Một loại thảnh thơi sâu bao quanh bạn.
Mọi thiền nhân đều rơi vào trong trạng thái thứ hai này, nhịp alpha, khi họ thiền hay cầu nguyện. Nghe nhạc điều đó cũng có thể xảy ra. Nhìn lên cây, sự mở rộng của màu xanh lục, nó có thể xảy ra. Không làm gì đặc biệt, chỉ ngồi im lặng, nó có thể xảy ra. Và một khi bạn biết cái mẹo của nó, bạn có thể làm chậm hoạt động của tâm trí; thế thì ý nghĩ không chen lấn. Chúng di chuyển, chúng ở đó, nhưng chúng di chuyển với bước rất chậm, cứ dường như mây nổi trên trời - thực ra, chẳng đi đâu cả, chỉ nổi. Trạng thái thứ hai này, alpha, là rất có giá trị.
Dưới trạng thái thứ hai có trạng thái thứ ba; hoạt động rơi xuống thậm chí còn thấp hơn. Trạng thái đó được gọi là "theta": từ tám tới mười bốn chu kì một giây. Đây là trạng thái bạn trải qua trong đêm khi bạn rơi vào giấc ngủ, ngủ lơ mơ. Khi bạn uống rượu bạn trải qua việc ngủ lơ mơ đó. Quan sát người say đang bước: anh ta đang ở trong trạng thái thứ ba đấy. Anh ta bước đi mà không nhận biết. Anh ta đang đi đâu, anh ta không biết. Anh ta làm gì... thân thể cứ vận hành như robot. Hoạt động tâm trí đã chậm lại nhiều tới mức nó gần trên bờ của rơi vào giấc ngủ.
Trong thiền rất sâu điều này cũng sẽ xảy ra - bạn sẽ rơi từ alpha vào theta. Nhưng nó xảy ra chỉ trong trạng thái rất sâu. Thiền nhân thường không chạm tới nó. Khi bạn bắt đầu chạm tới trạng thái thứ ba này bạn sẽ cảm thấy rất phúc lạc.
Và mọi người say đều cố gắng đạt tới phúc lạc này, nhưng họ bỏ lỡ; bởi vì phúc lạc là có thể chỉ nếu bạn đi vào trong trạng thái thứ ba này đầy tỉnh táo - thụ động, nhưng tỉnh táo. Người say đạt tới trong nó, nhưng người đó vô ý thức; đến lúc người đó đạt tới người đó vô ý thức. Trạng thái này có đó nhưng người đó không thể tận hưởng được nó, người đó không thể vui sướng trong nó, người đó không thể trưởng thành qua nó. Hấp dẫn trên khắp thế giới của đủ mọi loại chất say là bởi vì hấp dẫn của theta. Nhưng bạn đã chọn phương tiện sai nếu bạn cố đạt tới nó qua hoá chất. Người ta phải đạt tới nó chỉ bằng việc làm chậm lại hoạt động của tâm trí và vẫn còn tỉnh táo đầy đủ.
Thế rồi có trạng thái thứ tư; nó có tên là "delta." Hoạt động vẫn rơi xuống thấp hơn: từ không tới bốn chu kì một giây. Tâm trí gần như không vận hành. Có những khoảnh khắc khi nó chạm tới điểm không, tuyệt đối tĩnh lặng. Đây là chỗ bạn đi vào trong giấc ngủ say, khi ngay cả mơ cũng đã dừng lại; và đây là điều người Hindus, Patanjali, Phật tử, đã gọi là samadhi. Patanjali, thực ra, định nghĩa samadhi là giấc ngủ say có nhận biết - chỉ với một điều kiện: rằng nhận biết phải có đó.
Ở phương Tây, nhiều nghiên cứu đã được tiến hành về sau về các trạng thái thứ tư này. Họ nghĩ không thể nào nhận biết được trong trạng thái thứ tư, bởi vì họ nghĩ nó là mâu thuẫn - nhận biết và ngủ say. Nó không phải vậy. Và một người, một người yogi rất ngoại lệ, đã chứng minh điều đó bây giờ một cách khoa học. Tên người đó là Swami Ram. Năm 1970, ở một phòng thí nghiệm Mĩ, ở viện Menninger, ông ấy đã nói với các nhà nghiên cứu rằng ông ấy sẽ đi vào trong trạng thái thứ tư của tâm trí một cách có chủ tâm. Họ nói, "Điều đó là không thể được, bởi vì trạng thái thứ tư tới chỉ khi ông ngủ say và ý chí không thể vận hành và ông không nhận biết." Nhưng swami này nói, "Tôi sẽ làm điều đó." Các nhà nghiên cứu không sẵn lòng tin, họ nghi ngờ, nhưng họ đã thử.
Swami này bắt đầu thiền. Dần dần, trong vòng vài phút, ông ấy gần như ngủ. Bản ghi EEG theo dõi dấu vết sóng não của ông ấy chỉ ra rằng ông ấy đã trong trạng thái thứ tư, hoạt động tâm trí đã gần như dừng lại. Dầu vậy, các nhà nghiên cứu đã không tin bởi vì, ông ấy có thể rơi vào giấc ngủ, đó không phải là vấn đề: vấn đề là liệu ông ấy có nhận biết không. Thế rồi swami này quay lại từ thiền, và ông ấy tường trình lại tất cả những đối thoại đã diễn ra quanh ông ấy - còn rõ ràng hơn những người đã tỉnh táo đầy đủ.
Lần đầu tiên trong một phòng thí nghiệm khoa học, những câu nói nổi tiếng của Krishna được chứng minh. Krishna nói trong Gita, "Ya nisha sarva bhutayam tasyam jagrati samyami" - "Điều là giấc ngủ say cho tất cả, thậm chí ở đó người yogi vẫn thức." Lần đầu tiên điều đó đã được chứng minh như một lí thuyết khoa học. Có thể ngủ say và nhận biết, bởi vì ngủ xảy ra trong thân thể, ngủ xảy ra trong tâm trí, nhưng linh hồn chứng kiến không bao giờ ngủ. Một khi bạn đã trở nên không bị đồng nhất với cơ chế thân-tâm, một khi bạn đã trở nên có khả năng quan sát điều diễn ra trong thân thể, trong tâm trí, bạn không thể rơi vào giấc ngủ được: thân thể sẽ đi ngủ, bạn sẽ vẫn còn tỉnh táo. Đâu đó sâu bên trong bạn một trung tâm sẽ vẫn còn nhận biết hoàn hảo.
Bây giờ, câu hỏi: "Thỉnh thoảng ở bài giảng của thầy tôi không thể nào giữ được mắt mở..." Đừng cố giữ cho chúng mở. Nếu bạn rơi vào giấc ngủ trong nhịp điệu sâu sắc, cho phép nó đi, bởi vì khi bạn nghe tôi, nếu bạn cố tập trung, bạn sẽ vẫn còn trong trạng thái thứ nhất, beta, bởi vì tâm trí phải vận hành. Đừng bận tâm. Điều tôi đang nói không quan trọng bằng việc nhận ra cái đang xảy ra cho bạn. Thực ra bất kì cái gì tôi đang nói đều không là gì ngoài chuẩn bị cho bạn rơi vào sâu hơn trong trạng thái tâm trí bên trong của bạn. Cho nên nếu bạn bỏ lỡ cái gì đó đừng bận tâm - bạn có thể nghe băng về sau. Và cho dù bạn không nghe cũng chẳng thành vấn đề gì.
Nếu mắt nhắm, cho phép chúng. Điều duy nhất cần nhớ là: tỉnh táo. Cho phép mắt nhắm đi... Thực ra trở nên tỉnh táo hơn đi, bởi vì bạn càng đi sâu hơn vào trong tâm trí, càng tỉnh táo hơn sẽ được cần tới. Bạn đang chìm sâu vào trong tâm thức. Bạn có thể rơi vào giấc ngủ: thế thì bạn đã bỏ lỡ bài giảng và bạn đã bỏ lỡ trạng thái bên trong nữa. Thế thì thật vô tích sự mà ở đây. "Thỉnh thoảng ở bài giảng của thầy tôi không thể nào giữ được mắt mở..." Không cần đâu. Nhắm mắt lại đi. Chỉ vẫn còn tỉnh táo bên trong - trở nên tỉnh táo hơn.
"... và cứ rơi đi đâu đó và quay lại với cú giật mình." Chỗ đâu đó ấy là trạng thái thứ ba, theta. Nếu bạn rơi vào trạng thái thứ hai, alpha, bạn sẽ biết nơi bạn đã đi và sẽ không có giật mình. Nhẹ nhàng người ta có thể chuyển từ trạng thái thứ nhất sang trạng thái thứ hai, từ beta sang alpha, rất nhẹ nhàng, bởi vì khác biệt chỉ ở tính hoạt động và tính thụ động - bạn vẫn còn tỉnh táo. Nhưng khi bạn chuyển từ trạng thái thứ hai sang thứ ba, thế thì khác biệt là rất sâu sắc. Bây giờ bạn đang di chuyển, bình thường, từ thức sang ngủ. Thế rồi bạn quay lại bạn sẽ tới với cú giật mình, và ý thức bị mất - đó là lí do tại sao bạn không biết bạn đã ở đâu.
"Không có kí ức về nơi tôi đã ở." Nếu như bạn chỉ đơn giản rơi vào giấc ngủ bạn chắc sẽ có kí ức. Nếu bạn mơ, bạn chắc đã có kí ức về giấc mơ. Nếu bạn không mơ, bạn chắc đã có kí ức rằng bạn rơi vào giấc ngủ và không có mơ. Hoặc, một cách khẳng định, bạn sẽ nhớ giấc mơ, hay một cách phủ định, bạn sẽ nhớ không có mơ và giấc ngủ là sâu; nhưng bạn sẽ nhớ liệu nó có là giấc ngủ hay không.
Đó là cách vào buổi sáng bạn nhớ rằng trong đêm có nhiều giấc mơ thế, hay vào một ngày nào đó bạn nói, "Tôi đã ngủ rất say; không có mơ." Đây là cả hai kí ức - một khẳng định, một phủ định. Nếu mơ xảy ra sẽ có kí ức khẳng định - cái gì đó đã xảy ra, hoạt động nào đó đang diễn ra. Nếu không có mơ bạn sẽ chỉ có việc hồi tưởng an bình về cái không, rằng không cái gì đã xảy ra. Nhưng điều này bạn sẽ nhớ: rằng không cái gì đã xảy ra và không mơ nào thoáng qua tâm trí tôi và giấc ngủ là thực sự say, rất say, không một gợn sóng. Nhưng bạn sẽ nhớ và bạn sẽ nói, "Tôi đã rất phúc lạc."
Nhưng nếu bạn không rơi vào giấc ngủ mà vào trong trạng thái thiền - chúng là tương tự, gần tương tự - thì bạn sẽ không có khả năng nhớ được cái gì. Bởi vì khi bạn rơi vào trong trạng thái thiền, theta, hay thỉnh thoảng bạn có thể đi vào trong trạng thái thứ tư nữa, delta, thế thì sẽ không có kí ức chút nào bởi vì bạn đi đâu đó mà không phải là một phần của tâm trí, đâu đó nơi kí ức không vận hành, đâu đó bên ngoài đường mòn. Bạn không trên đường siêu xa lộ, bạn đang đi trong rừng của bản thể vô thức của bạn: không được thăm dò, không bản đồ, suy nghĩ không vận hành - không ý tưởng nào có thể áp dụng được lên nó. Thế thì bạn sẽ quay lại với cái giật mình dường như bạn đã bị lạc. Bạn sẽ quay lại với cái giật mình với đường siêu xa lộ lần nữa, nơi cột mốc tồn tại và mọi thứ là gọn gàng và bản đồ tồn tại - và bạn có thể hiểu bạn đang ở đâu.
Bạn không chỉ rơi vào giấc ngủ đâu; bằng không bạn sẽ biết, bởi vì bạn biết giấc ngủ. Trong nhiều kiếp bạn đã từng ngủ rồi; bạn quá quen với hiện tượng này rồi. Nếu bạn sống sáu mươi năm, hai mươi năm trôi qua trong giấc ngủ. Nó không phải là hiện tượng bình thường đâu. Cuộc sống sáu mươi năm, hai mươi năm trôi qua trong giấc ngủ: mọi ngày, một phần ba thời gian của bạn là thời gian ngủ. Bạn biết điều đó; bạn biết rõ điều đó. Và đây không phải là chỉ cho một kiếp sống - trong hàng triệu kiếp sống bạn đã từng ngủ, một phần ba của mọi kiếp. Thực ra không có hoạt động khác chiếm nhiều thời gian thế. Không một hoạt động nào khác chiếm nhiều thời gian thế. Bạn không yêu cả tám giờ cũng không ăn cả tám giờ cũng không thiền cả tám giờ. Ngủ là điều có ý nghĩa nhất. Làm sao bạn có thể vô nhận biết về nó được? Có thể nhận biết mờ mờ, nhưng bạn có nhận biết chứ: kí ức sẽ vận hành.
Nhưng bạn đang rơi ra khỏi đường mòn, nơi bạn chưa bao giờ hiện hữu. Đó là lí do tại sao bạn tới với cú giật mình. Cái gì đó không biết chạm vào bản thể của bạn. Đó là lí do tại sao bạn không thể quyết định được "liệu tôi đang ngủ say hay chỉ mới ngủ." Hạnh phúc đi. Nếu bạn có thể quyết định được, thế thì nó là ngủ; nếu bạn có thể nhận ra được, thế thì nó là ngủ. Nếu bạn không thể nhận ra được, thế thì cái gì đó từ cõi bên kia đang thấm vào bạn và bạn đang thấm vào cõi bên kia. Hạnh phúc đi. Vui sướng trong nó đi, và cho phép nó. Một ngày nào đó nó trở thành có thể, khi bạn cứ đi mãi lặp đi lặp lại vào cái không biết, thế thì bạn trở nên quen thuộc với lãnh thổ này. Thế thì có thể không có bản đồ thông dụng, nhưng bạn có bản đồ riêng tư của bạn về nó. Ít nhất bạn biết bạn đang đi đâu.
Cho nên điều duy nhất cần được làm là: khi bạn nhắm mắt lại thì trở nên tỉnh táo hơn, bởi vì nhiều tỉnh táo sẽ được cần. Trong bóng tối sâu sắc nhiều ánh sáng sẽ được cần. Trở nên tỉnh táo đi, và khi bạn bắt đầu rơi vào trong chỗ nào đó - cái không biết - cố gắng giữ tỉnh táo. Dần dần, người ta học được cái mẹo của nó. Và thế thì mọi đêm khi bạn rơi vào giấc ngủ, lại thử nó - chỉ để cho nó thực hành. Khi bạn bắt đầu cảm thấy buồn ngủ, bên trong vẫn còn tỉnh táo và tiếp tục nhìn điều đang xảy ra. Một ngày nào đó bạn sẽ thấy: buồn ngủ đã tới, giấc ngủ đã đi vào, và tỉnh táo vẫn có đó. Ngày đó là ngày đẹp nhất của bất kì kiếp sống nào. Khi bạn có thể vẫn còn tỉnh táo và đi vào trong giấc ngủ say bạn đã đi vào trong trạng thái thứ tư, delta. Đó là trung tâm sâu nhất của bản thể bạn.
Tất nhiên người ta phải kiếm nó, người ta phải học nó, người ta phải có khả năng về nó. Nó không xảy ra, một cách bình thường đâu. Nó không phải là trạng thái bình thường của tâm trí; nó là chính trạng thái phi thường của tâm trí. Đó là lí do tại sao Krishna đã tuyên bố về nó từ năm nghìn năm trước, và trong năm nghìn năm đã không tồn tại bằng chứng khoa học cho nó - nó dường như chỉ là một lí thuyết triết học: "Ya nisha sarva bhutayam tasyam jagrati samyami." Sau năm nghìn năm, bây giờ, vài bằng chứng khoa học đang nảy sinh. Bạn cũng có thể đi vào trong nó, và khi nó trở thành bằng chứng khoa học cho hiểu biết riêng của bạn, nó là khải lộ.
Câu hỏi thứ hai
Thầy đã nói rằng yoga của Patanjali là hệ thống đầy đủ. Vậy mà dường như chẳng có chỗ nào ông ấy nói về yoga của việc hôn. Thầy có thể giải thích việc này được không?
Với điều đó, Patanjali sẽ phải được sinh ra như một người Mĩ. Chỉ thế thì ông ấy mới có thể viết yoga của việc hôn. Những điều ngu xuẩn như vậy tồn tại chỉ ở Mĩ thôi, không ở đâu khác: yoga của dục, yoga của hôn, yoga của bất kì cái gì - nấu ăn. Nhưng bạn sẽ phải đợi một chút - kẻ ngu nào đó nhất định làm.
Câu hỏi thứ ba
Làm sao người ta có thể toàn bộ vậy mà không cực đoan trong mọi điều người ta kinh nghiệm?
Đừng lo nghĩ. Cứ toàn bộ đi, và bạn sẽ không bao giờ cực đoan cả. Bình thường, nếu bạn nghĩ về nó, dường như là bạn trở thành toàn bộ thì bạn sẽ trở thành cực đoan - bởi vì bạn không biết tính toàn bộ là gì. Tính toàn bộ bao giờ cũng xảy ra ở giữa. Nó là hiện tượng của chỗ giữa, bởi vì tính toàn bộ là cân bằng. Ở cực đoan nó không bao giờ xảy ra; ở cực đoan bạn không bao giờ có thể là toàn bộ. Cố hiểu điều đó đi.
Bạn yêu ai đó: bạn có thể cực đoan trong yêu, nhưng điều đó sẽ không là tính toàn bộ vì yêu có phần khác của nó, đó là ghét. Cho nên bạn có thể chuyển sang một cực đoan, đó là yêu; nó sẽ là một cực đoan. Thỉnh thoảng bạn có thể ghét cùng người đó. Bạn có thể chuyển sang cực đoan khác và bạn có thể ghét hoàn toàn - hay với bạn dường như là bạn đang trong ghét hoàn toàn - nhưng điều đó nữa cũng là một phần. Hiện tượng toàn thể là yêu-ghét, cùng nhau.
Nếu bạn chọn một cái bạn đã chọn một cực đoan. Tay trái của tôi và tay phải của tôi - chúng cả hai đều thuộc về tôi. Nếu tôi chọn bên trái tôi nghiêng về bên trái, nếu tôi chọn bên phải tôi nghiêng về bên phải, và khi tôi không chọn cái gì tôi đứng ở giữa. Thế thì cả hai tay đều thuộc về tôi, nhưng tôi không thuộc vào chúng. Nếu bạn chọn ghét bạn đã chọn một phần. Nếu bạn chọn yêu bạn đã chọn phần khác.
Và đây là rắc rối: nếu bạn chọn ghét, sớm hay muộn bạn sẽ rơi vào yêu. Nếu bạn cứ ghét kẻ thù đủ lâu bạn sẽ rơi vào yêu. Nếu bạn cứ yêu người bạn đủ lâu bạn sẽ ghét. Bởi vì người ta không thể vẫn còn ở một cực đoan lâu được. Đó là lí do tại sao những người yêu tranh đấu và kẻ thù cũng là những người yêu sâu bên dưới. Họ không thể tồn tại mà không có kẻ thù; họ níu bám. Yêu trong đảo ngược - nhưng nó là yêu.
Điều gì xảy ra khi người ta là toàn bộ? Yêu và ghét, cả hai, có đó. Và khi yêu và ghét cả hai đều có đó, chúng huỷ bỏ lẫn nhau, và hiện tượng khác nảy sinh mà Phật đã gọi là từ bi. Từ bi không có đối lập cho nó. Hay, bạn có thể nói, "Chỉ khi không có phần ghét, yêu trở thành hoàn hảo"; nhưng thế thì yêu là ở giữa. Dù bạn gọi nó là bất kì cái gì cũng không phải là vấn đề, nhưng cân bằng sâu xảy ra. Các đối lập huỷ bỏ lẫn nhau; chúng có cùng trọng lượng. Chúng huỷ bỏ lẫn nhau và bạn vẫn còn trong cân bằng. Cân bằng là tính toàn bộ. Thế thì cái toàn thể của bạn được bao gồm trong nó.
Khi vị phật có từ bi không cái gì bị bỏ lại sau. Ông ấy đi toàn bộ vào trong nó. Khi một Jesus yêu, ông ấy đi toàn bộ vào trong nó. Khi bạn yêu, một phần của bạn sẵn sàng để ghét. Khi bạn ghét, một phần của bạn sẵn sàng để yêu. Bạn bị phân chia - một nhân cách phân chia bao giờ cũng chuyển sang các cực đoan. Tính toàn bộ thuộc về tâm trí không phân chia, không chia chẻ: người ta đứng thẳng, ở giữa, được cân bằng thế - không nghiêng sang cái này hay cái nọ. Trong khoảnh khắc của không cái này không cái nọ, người ta đạt tới tính toàn bộ.
Upanishads có một từ đặc biệt cho nó. Họ gọi nó là "neti-neti." Họ nói "không cái này không cái nọ " - đừng chọn giữa các cái đối lập. Để các cái đối lập tới cùng nhau và trở thành phần bù. Để cho chúng tan biến vào nhau. Vô chọn lựa đi. Đó là lí do tại sao Krishnamurti cứ nhấn mạnh vào một từ liên tục - "nhận biết vô chọn lựa" - bởi vì khoảnh khắc bạn chọn bạn đã chọn cực đoan rồi.
Mọi chọn lựa đều là về cực đoan. Bạn chọn cái gì đó chống lại cái gì đó. Bất kì khi nào bạn nói, "Cái này đẹp," bạn đã kết án cái gì đó là xấu. Bằng không làm sao bạn có thể nói cái này là đẹp? Trong khẳng định này, trong phát biểu này, rằng cái này là đẹp, được ẩn kín phát biểu: "Cái gì đó là xấu, bị kết án." Khoảnh khắc bạn nói, "Người này là thánh nhân," bạn đã kết án ai đó là tội nhân.
Các thánh nhân sẽ biến mất nếu các tội nhân biến mất. Làm sao thánh nhân có thể có nếu không có tội nhân? Tội nhân được cần để cho thánh nhân hiện hữu. Tội nhân cũng sẽ biến mất nếu thánh nhân không còn đó nữa. Ai sẽ gọi họ là tội nhân? Làm sao bạn sẽ phán xét rằng ai đó là tội nhân? Trong một nhân loại hoàn hảo sẽ không có thánh nhân, không có tội nhân, bởi vì toàn thể sự việc sẽ cân bằng sâu sắc. Tội nhân và thánh nhân là các đối lập của nhau; họ tồn tại cùng nhau.
Thỉnh thoảng, trong khi tôi du hành ở Ấn Độ, ở nhiều chỗ nhiều người đã hỏi tôi một câu hỏi lặp đi lặp lại. Câu hỏi này dường như rất thích hợp và liên quan. Họ đã hỏi tôi, "Tại sao lại như vậy, rằng ở Ấn Độ đã từng có nhiều thánh nhân thế, và vậy mà đất nước lại vô đạo đức thế?" Tôi đã bảo họ điều đó là tự nhiên. Khi đất nước tạo ra nhiều thánh nhân thế nó phải tạo ra cùng số các tội nhân; bằng không thì cân bằng sẽ bị mất. Khi đất nước tạo ra toàn tirthankeras, hai mươi bốn; tất cả avataras, hai mươi bốn; tất cả chư phật, hai mươi bốn; thế thì tội nhân sẽ đi đâu? Và làm sao vị phật tồn tại được nếu tất cả tội nhân không có ở đây?
Vị phật tồn tại trong đại dương các tội nhân; không có cách khác. Để một vị phật tồn tại hàng triệu tội nhân được cần tới. Thực ra, bởi vì những tội nhân này mà ông ấy có vẻ chứng ngộ thế: tương phản thôi. Trên bảng đen bạn viết bằng phấn trắng: nó có vẻ trắng thế, còn trắng hơn mầu trắng - trắng hơn mầu trắng. Viết lên tường trắng bằng phấn trắng - chẳng cái gì xuất hiện. Khi nhân loại sẽ thực sự hoàn hảo, cân bằng, sẽ không có vị phật: đó sẽ là viết lên tường trắng bằng phấn trắng. Nhân loại rất đen tối được cần. Cho nên, nếu bạn hỏi tôi, tôi hi vọng về một thế giới nơi sẽ không cần vị phật... mọi sự sẽ được cân bằng thế.
Đó là điều Lão Tử nói đi nói lại, "Đã có thời trong quá khứ không có thánh nhân - bởi vì đã không có tội nhân." Đã có thời trong quá khứ khi mọi sự là tự nhiên và cân bằng tới mức thậm chí không có khái niệm về cái gì là sai và cái gì là đúng. Lão Tử nói, "Đem khái niệm về đúng vào, và sai đi vào ngay lập tức." Các cái đối lập là cùng nhau. Chúng tới cùng nhau; chúng đi cùng nhau. Chúng là các khía cạnh của cùng một đồng tiền, hai mặt của cùng một điều.
Nếu bạn chọn, bạn chọn cực đoan. Cân bằng không thể được chọn. Bạn phải trở thành vô chọn lựa; thế thì có cân bằng, không cái này không cái nọ - neti-neti. Đột nhiên bạn cân bằng ở giữa, và mọi niềm vinh quanh của sự tồn tại trở thành của bạn. Bạn được hoàn thành.
Câu hỏi này dường như là có nghĩa, nhưng nó không phải vậy: "Làm sao người ta có thể toàn bộ vậy mà không cực đoan trong mọi điều người ta kinh nghiệm?" Nếu bạn là toàn bộ thế thì bạn sẽ không là cực đoan; nếu bạn là cực đoan, bạn sẽ không là toàn bộ. Cố gắng là toàn bộ và được cân bằng, và các cực đoan sẽ biến mất bởi chính bản thân chúng. Chúng tồn tại với hỗ trợ của bạn. Bởi vì bạn chọn, đó là lí do cho chúng tồn tại.
Đừng chọn lựa. Đừng nói cái này là tốt và đừng nói cái kia là xấu. Vẫn còn tỉnh táo, vậy thôi. Đừng nói đây là thánh nhân và kia là tội nhân. Vẫn còn tỉnh táo, vậy thôi - và chấp nhận cái toàn bộ. Tội nhân tồn tại, thánh nhân tồn tại: cái toàn bộ chấp nhận cả hai. Bạn cũng chấp nhận cả hai. Không kết án tội nhân, không ca ngợi thánh nhân, bạn trở thành vô chọn lựa. Trong vô chọn lựa đó bạn sẽ được cân bằng, và bạn sẽ là toàn bộ.
Câu hỏi thứ tư
Thầy có mỉm cười không - khi chúng tôi nghiêm chỉnh và mặt dài trong khán giả của thầy?
Tôi có thể làm gì khác được?
Câu hỏi thứ năm
Có lần thầy nói rằng ma tuý tạo ra mơ hoá chất - các kinh nghiệm tưởng tượng. Và Krishnamurti nói rằng mọi thực hành yoga, mọi kĩ thuật thiền, chỉ giống như ma tuý - chúng tạo ra thay đổi hoá chất và, do đó, tạo ra kinh nghiệm. Xin thầy bình luận.
Krishnamurti là đúng. Rất khó hiểu, nhưng ông ấy đúng. Mọi kinh nghiệm đều qua thay đổi hoá chất - tất cả, không ngoại lệ nào. Dù bạn dùng LSD hay bạn nhịn ăn, theo cả hai cách thân thể đều trải qua thay đổi hoá chất. Dù bạn dùng cần sa hay bạn tập pranayam nào đó, luyện tập việc thở, trong cả hai cách thân thể đều trải qua thay đổi hoá chất. Cố hiểu nó đi.
Khi bạn nhịn ăn, cái gì xảy ra? Thân thể bạn mất vài hoá chất bởi vì chúng phải được cung cấp mọi ngày qua thức ăn. Nếu bạn không cung cấp những hoá chất đó, thân thể mất những hoá chất đó. Thế thì cân bằng bình thường của các hoá chất bị mất; và bởi vì việc nhịn ăn tạo ra mất cân bằng, bạn có thể bắt đầu cảm thấy vài điều. Nếu bạn nhịn ăn đủ lâu bạn sẽ có ảo giác. Nếu bạn nhịn ăn trong hai mươi mốt ngày hay hơn bạn sẽ trở nên không có khả năng phán xét liệu điều bạn thấy có là thực hay không thực, bởi vì với nó một hoá chất đặc thù được cần và điều đó bị mất.
Bình thường, nếu đột nhiên Krishna gặp bạn trên đường, ý tưởng đầu tiên nảy sinh sẽ là ý tưởng bạn phải thấy ảo giác nào đó, ảo tưởng nào đó, mơ nào đó. Bạn sẽ dụi mắt và bạn sẽ nhìn quanh, hay bạn sẽ hỏi ai đó khác, "Lại đây. Xin nhìn xem. Anh có thể thấy ai đó đang đứng trước tôi, giống Krishna không?" Nhưng nếu bạn nhịn ăn trong hai mươi mốt ngày, phân biệt giữa thực tại và mơ bị mất. Thế thì nếu Krishna đang đứng, bạn tin rằng ông ấy có đó.
Bạn có quan sát trẻ nhỏ không? Chúng không thể phân biệt được giữa thực tại và mơ. Trong đêm chúng mơ về đồ chơi, và đến sáng chúng kêu và khóc - "Đồ chơi đã đi đâu rồi?" Hoá chất đặc biệt đó cái giúp cho bạn phán đoán vẫn phải được tạo ra, chỉ thế thì đứa trẻ mới có khả năng làm phân biệt giữa thực và không thực. Khi bạn dùng rượu hoá chất đó bị phá huỷ.
Mulla Nasruddin đang dạy cho con anh ta. Ngồi trong quán rượu, anh ta bảo nó khi nào dừng uống rượu. Cho nên anh ta nói, "Nhìn đấy. Nhìn góc kia kìa. Khi con bắt đầu thấy bốn người thay vì hai người, biết cho rõ đây là lúc để dừng uống và về nhà."
Nhưng đứa con nói, "Bố ơi, không có hai người đâu - chỉ mỗi một người đang ngồi thôi!" Người bố đã say quá rồi.
Khi bạn uống rượu điều gì xảy ra? Thay đổi hoá chất nào đó. Khi bạn dùng LSD điều gì xảy ra? - hay cần sa hay thứ khác? Thay đổi hoá chất nào đó, và bạn bắt đầu thấy những thứ mà bạn chưa bao giờ thấy. Bạn bắt đầu cảm thấy các thứ; bạn trở nên rất nhạy cảm.
Và đó là rắc rối: bạn không thể thuyết phục được người uống rượu thôi uống, bởi vì thực tại thực dường như tẻ nhạt thế, chán thế. Một khi người đó đã thấy thực tại qua hoá chất, qua thay đổi hoá chất... Cây còn xanh hơn và hoa có hương thơm hơn bởi vì người đó có thể phóng chiếu, người đó có thể tạo ra thế giới ảo tưởng: bây giờ bạn bảo người đó, "Dừng lại. Con anh đang khổ, vợ anh đang khổ, việc làm của anh ngày càng tệ - dừng lại đi!" nhưng anh ta không thể dừng được, bởi vì anh ta có thoáng nhìn về thế giới không thực, nhưng đẹp. Bây giờ nếu anh ta dừng lại, thế giới dường như quá xù xì, bình thường. Cây không có vẻ xanh thế và hoa không có mùi thơm thế; ngay cả vợ - với những người để tiết kiệm cho bạn đang dạy cho anh ta - trông rất bình thường, chết, chuyện thường lệ. Khi anh ta ở dưới ảnh hưởng của ma tuý vợ riêng của anh ta trở thành một Cleopatra, người đàn bà đẹp nhất trên thế giới. Anh ta sống cuộc sống mơ.
Mọi kinh nghiệm đều là hoá chất - không có ngoại lệ nào. Khi bạn thở rất nhiều bạn tạo ra rất nhiều ô xi bên trong thân thể; lượng ni tơ sụt xuống. Nhiều ô xi làm thay đổi hoá chất bên trong. Bạn bắt đầu cảm thấy mọi thứ mà bạn chưa bao giờ cảm thấy. Nếu bạn xoay tròn như trong điệu vũ đạo Hồi, quay nhanh, thân thể thay đổi; hoá chất thay đổi qua việc quay. Bạn cảm thấy chóng mặt, một thế giới mới mở ra. Mọi kinh nghiệm đều là hoá chất.
Khi bạn đói thế giới trông khác. Khi bạn được thoả mãn, no, thế giới trông khác. Người nghèo có thế giới khác, và người giầu có thế giới khác. Hoá chất của họ khác. Người thông minh có thế giới khác, và người ngu có thế giới khác. Hoá chất của họ khác. Đàn bà có thế giới khác; đàn ông có thế giới khác. Hoá chất của họ khác.
Khi người ta trở nên trưởng thành về dục, tại tuổi mười bốn hay mười lăm, một thế giới khác nảy sinh bởi vì hoá chất mới đang chảy trong mạch máu. Với đứa trẻ bẩy tuổi, nếu bạn nói về dục và cực thích dục, nó sẽ nghĩ bạn ngu - "Bác đang nói điều vô nghĩa gì vậy?" - bởi vì những hoá chất đó không chảy, những hooc môn đó không có trong mạch máu. Nhưng vào khoảnh khắc của tuổi mười bốn, mười lăm, đôi mắt đầy hoá chất mới - người phụ nữ bình thường đột nhiên được biến đổi.
Mulla Nasruddin thường lên núi vào ngày nghỉ. Thỉnh thoảng anh ta sẽ đi trong mười lăm ngày và sẽ trở về trước ngày thứ mười. Ông chủ hỏi anh ta, "Có chuyện gì vậy? Anh xin nghỉ phép mười lăm ngày, và anh trở về sớm trước năm ngày?" Và thỉnh thoảng anh ta xin kì nghỉ hai tuần và anh ta trở về sau bốn tuần. "Vậy có chuyện gì thế?" ông chủ hỏi.
Mulla nói, "Có toán học chắc chắn trong nó. Trên núi tôi có một khu nhà một tầng, và khu nhà đó được trông nom bởi một bà cô già, rất xấu. Cho nên đây là tiêu chí của tôi: khi tôi bắt đầu thấy rằng người đàn bà xấu đó là đẹp, tôi chạy đi. Cho nên thỉnh thoảng chuyện xảy ra sau tám ngày, thỉnh thoảng mười ngày... Cô ấy xấu xí và kinh khủng. Ông không thể nghĩ được rằng cô ấy có thể đẹp. Nhưng khi tôi bắt đầu nghĩ về cô ấy và cô ấy bắt đầu tới trong giấc mơ của tôi và tôi cảm thấy rằng cô ấy đẹp, thế thì tôi biết rằng đây là lúc về nhà; bằng không sẽ có nguy hiểm. Cho nên không ai biết cả. Nếu tôi đủ mạnh khoẻ thì nó tới sớm hơn, trong vòng bẩy ngày. Nếu tôi không mạnh khoẻ thế, sẽ mất hai tuần. Nếu tôi rất yếu sẽ mất ba tuần. Điều đó là tuỳ vào hoá chất."
Mọi kinh nghiệm đều là hoá chất - nhưng một phân biệt phải được thực hiện. Có hai cách. Một là đưa hoá chất vào - tiêm, hút, hay tống vào trong thân thể. Chúng tới từ bên ngoài; chúng là những kẻ xâm nhập. Đó là điều mọi thuốc mà mọi người đang làm trên khắp thế giới. Cách khác là thay đổi thân thể bằng nhịn ăn, thở... Đó là điều mọi người yogi đã từng làm ở phương Đông. Họ thuộc vào cùng con đường; khác biệt là rất nhỏ. Khác biệt là ở chỗ thuốc mọi người uống từ bên ngoài vào, chúng xâm nhập vào sinh hoá của thân thể, còn người yogis cố gắng thay đổi cân bằng của thân thể riêng của họ, không bằng việc xâm nhập từ bên ngoài. Nhưng khi có liên quan tới tôi, cả hai là như nhau.
Nhưng nếu bạn có bất kì thôi thúc nào để kinh nghiệm, tôi sẽ bảo bạn chọn con đường của người yogis, vì theo cách đó bạn sẽ không phụ thuộc, bạn sẽ độc lập hơn. Và theo cách đó bạn sẽ không bao giờ trở thành người nghiện, và theo cách đó thân thể bạn sẽ giữ lại sự thuần khiết của nó, tính thống nhất hữu cơ của nó. Và theo cách đó, ít nhất, bạn sẽ không vi phạm pháp luật - không vây bắt nào của cảnh sát là có thể. Và theo cách đó bạn có thể đi ra ngoài một cách dễ dàng. Hmm?... đó mới là điều quan trọng nhất.
Nếu bạn lấy hoá chất từ bên ngoài vào trong thân thể, bạn sẽ giữ lại chúng. Điều đó sẽ khó, ngày càng khó hơn để đi ra ngoài. Thực ra bạn sẽ trở nên ngày càng phụ thuộc hơn, phụ thuộc tới mức bạn sẽ mất mọi cuộc sống, mọi quyến rũ của cuộc sống, và một mình kinh nghiệm thuốc sẽ trở thành toàn thể cuộc sống của bạn, toàn thể trung tâm của nó.
Nếu bạn đi qua yoga, qua thay đổi bên trong trong hệ thống hoá học của thân thể, bạn sẽ không bao giờ phụ thuộc, và bạn sẽ có khả năng đi ra ngoài. Bởi vì toàn thể vấn đề của tôn giáo là đi ra ngoài các kinh nghiệm. Dù bạn kinh nghiệm mầu sắc đẹp - cầu vồng khắp xung quanh qua LSD - hay bạn kinh nghiệm cõi trời qua bài tập yoga, về căn bản không có khác biệt. Thực ra chừng nào bạn chưa đi ra ngoài mọi kinh nghiệm, mọi kinh nghiệm khách quan, chừng nào bạn chưa đi tới điểm mà chỉ nhân chứng còn lại và không kinh nghiệm nào được kinh nghiệm, chỉ người kinh nghiệm còn lại, bạn vẫn chưa chạm tới biên giới của tôn giáo.
Krishnamurti là đúng. Nhưng những người đang nghe ông ấy lại hiểu lầm ông ấy. Suy nghĩ rằng mọi kinh nghiệm đều vô tích sự, họ vẫn còn là bình thường; họ đã không làm nỗ lực nào. Tôi biết tất cả các kinh nghiệm đều vô tích sự, chung cuộc người ta phải bỏ chúng, nhưng trước khi bạn có thể bỏ chúng bạn sẽ phải có chúng. Chúng giống như cầu thang: nó phải bị bỏ lại đằng sau, nhưng người ta phải đi lên. Người ta có thể bỏ lại nó chỉ khi người ta đã đi qua nó. Mọi kinh nghiệm đều trẻ con, nhưng người ta phải đi qua chúng để trở nên trưởng thành.
Kinh nghiệm tôn giáo thực không phải là kinh nghiệm chút nào. Kinh nghiệm tôn giáo không phải là kinh nghiệm: nó là việc đi tới người kinh nghiệm nơi mọi thứ biết/không biết, có thể biết/không thể biết, đều biến mất. Chỉ bản thân việc chứng kiến còn lại, chỉ tâm thức thuần khiết, không kinh nghiệm nào làm ô nhiễm nó - bạn không thấy Jesus, bạn không thấy Phật, bạn không thấy Krishna đứng đó.
Đó là lí do tại sao các Thiền sư nói, "Nếu ônh gặp Phật trên đường, giết ông ấy ngay lập tức." Tín đồ của Phật nói, "Nếu ông gặp Phật trên đường, giết ông ấy ngay lập tức." Một giáo huấn lớn lao. Hmm?... bởi vì Phật đẹp thế, bạn có thể bị quyến rũ để mơ, và thế thì bạn có thể cứ đi với mắt nhắm nhìn thấy Phật hay Krishna thổi sáo. Bạn có thể thấy giấc mơ rất tôn giáo, nhưng nó vẫn là mơ, không phải thực tại.
Thực tại là tâm thức của bạn. Mọi thứ khác phải được siêu việt lên. Nếu bạn có thể nhớ điều đó, thế thì người ta phải đi qua mọi kinh nghiệm, nhưng người ta phải đi qua.
Nếu bạn theo kinh nghiệm quá nhiều, như mọi người vẫn vậy - đó là một phần của trưởng thành - chọn bài tập yoga là tốt hơn dùng ma tuý. Chúng tinh tế hơn, các bài tập yoga, tinh tế hơn. Bạn phải nhận biết về sự kiện rằng Ấn Độ đã thử với mọi ma tuý. Mĩ là người mới tới trong thế giới đó. Từ somaras trong Rig-Vedas tới ganja, Ấn Độ đã thử mọi thứ và đã đi tới hiểu biết rằng điều này chỉ là phí thời gian. Thế rồi Ấn Độ đã thử các bài tập yoga. Thế rồi, nhiều lần, những người như Phật, Mahavira, đã đạt tới giai đoạn mà họ thấy rằng ngay cả các bài tập yoga cũng là vô dụng; chúng phải bị vứt bỏ.
Krishnamurti không nói cái gì đó mới. Đó là kinh nghiệm của mọi chư phật. Nhưng, nhớ lấy, kinh nghiệm có thể trở thành kinh nghiệm cho bạn chỉ khi bạn đạt tới nó. Không ai có thể trao nó cho bạn được; nó không thể được vay mượn. Nếu bạn vẫn còn trẻ con và bạn cảm thấy rằng bạn cần một số kinh nghiệm, tốt hơn cả là có chúng qua các bài tập yoga. Chung cuộc, điều đó nữa cũng phải bị vứt bỏ.
Nhưng nếu bạn chọn giữa LSD và pranayam, tốt hơn cả là chọn pranayam. Bạn sẽ ít phụ thuộc hơn và bạn sẽ có nhiều khả năng siêu việt hơn, bởi vì nhận biết sẽ không bị mất trong nó. Trong LSD nhận biết sẽ bị mất hoàn toàn.
Bao giờ cũng chọn thứ cao hơn. Bất kì khi nào có khả năng, và bạn muốn chọn, chọn thứ cao hơn đi. Một khoảnh khắc sẽ tới khi bạn sẽ không thích chọn cái gì... thế thì vô chọn lựa.
Câu hỏi thứ sáu
Tôi bị lẫn lộn giữa cảm thấy ý thức cái ta, điều thầy nói là bệnh tật, và cảm thấy nhận biết về cái ta, nhớ cái ta, và là nhân chứng.
Vâng, ý thức tới cái ta là bệnh tật, và nhận biết về cái ta là mạnh khoẻ. Vậy khác biệt là gì, bởi vì các từ dường như có nghĩa cùng điều? Từ có thể ngụ ý cùng điều, nhưng khi tôi dùng chúng hay Patanjali dùng chúng, chúng tôi không ngụ ý cùng điều.
Trong ý thức về cái ta, nhấn mạnh là vào cái ta. Trong nhận biết về cái ta, nhấn mạnh là vào nhận biết. Bạn có thể dùng cùng từ, ý thức về cái ta, cho cả hai. Nếu nhấn mạnh là vào cái ta, nó là bệnh tật. Nếu nhấn mạnh là vào tâm thức nó là mạnh khoẻ. Rất tinh tế, nhưng khác biệt rất lớn.
Ý thức về cái ta là bệnh tật vì bạn liên tục ý thức về cái ta - mọi người cảm thấy thế nào về mình, họ đánh giá mình thế nào, ý kiến của họ là gì: liệu họ thích mình hay không, họ chấp nhận hay bác bỏ mình, họ yêu mình hay không. Bao giờ cũng "mình," cái "tôi," bản ngã vẫn còn ở trung tâm. Đây là bệnh tật. Bản ngã là bệnh tật lớn nhất có đó.
Và nếu bạn thay đổi hội tụ, nhấn mạnh - từ cái ta hội tụ chuyển sang tâm thức: bây giờ bạn không lo nghĩ "liệu mọi người bác bỏ mình hay chấp nhận mình." Ý kiến của họ là gì, điều đó không thành vấn đề. Bây giờ bạn muốn có nhận biết trong mọi tình huống. Liệu họ bác bỏ hay họ chấp nhận, liệu họ yêu hay ghét, liệu họ gọi bạn là thánh nhân hay tội nhân, điều đó không thành vấn đề. Họ nói gì, ý kiến của họ là gì, đó là việc của họ và vấn đề của họ để quyết định cho bản thân họ. Bạn đơn giản cố gắng là nhận biết trong mọi tình huống.
Ai đó tới, cúi lạy bạn, người đó tin bạn là thánh nhân: bạn không bận tâm về điều người đó nói, điều người đó tin. Bạn đơn giản vẫn còn tỉnh táo, bạn vẫn còn nhận biết, để cho người đó không thể lôi bạn vào trong vô nhận biết, vậy thôi. Và ai đó tới và xúc phạm bạn và ném giầy cũ vào bạn: bạn không bận tâm về điều người đó làm. Bạn đơn giản cố gắng tỉnh táo, để cho bạn vẫn còn không bị động chạm - người đó không thể lôi bạn được.
Trong ca ngợi hay kết án, trong thất bại hay thành công, bạn vẫn còn là một. Qua nhận biết của bạn, bạn đạt tới thanh bình điều không thể bị quấy rối theo cả hai cách. Bạn trở nên tự do với ý kiến của mọi người.
Đó là khác biệt giữa người tôn giáo và người chính trị. Người chính trị là ý thức tới cái ta - nhấn mạnh vào cái ta, bao giờ cũng lo nghĩ về ý kiến của mọi người.
Người đó phụ thuộc vào ý kiến của mọi người, phiếu bầu của họ. Chung cuộc, họ là người chủ và người ra quyết định. Người tôn giáo là người chủ của cái ta riêng của mình; không ai có thể quyết định cho người đó được. Người đó không phụ thuộc vào phiếu bầu của bạn hay ý kiến của bạn. Nếu bạn tới người đó, tốt. Nếu bạn không tới người đó, điều đó nữa cũng tốt. Điều đó không tạo ra vấn đề gì. Người đó là bản thân người đó.
Bây giờ, tôi muốn nói một điều rất ngược đời cho bạn - nó dường như ngược đời thôi, nhưng nó là chân lí đơn giản: Những người ý thức tới cái ta - nhấn mạnh vào cái ta - không có cái ta đâu. Đó là lí do tại sao họ ý thức tới cái ta thế: sợ sệt - bất kì ai cũng có thể lấy cái ta của họ đi mất. Họ không có cái ta của họ. Họ không là người chủ. Cái ta của họ được vay mượn, vay mượn từ bạn. Ai đó mỉm cười: cái ta của họ được cho sự hỗ trợ. Ai đó xúc phạm: cái nạng chống đã bị lấy đi; cấu trúc của họ rung chuyển. Ai đó giận dữ: họ sợ. Nếu mọi người nổi giận, họ sẽ ở đâu, họ sẽ là ai? Căn cước của họ bị tan vỡ. Nếu mọi người mỉm cười và nói, "Anh giỏi đấy," họ là giỏi.
Những người ý thức tới cái ta, những người chính trị... Và khi tôi nói người chính trị tôi không ngụ ý chỉ những người thực sự trong chính trị đâu: tất cả những người theo bất kì cách nào phụ thuộc vào người khác đều là chính trị cả. Họ không có cái ta nào; bên trong trống rỗng. Họ bao giờ cũng sợ cái trống rỗng của họ. Bất kì ai cũng có thể ném họ về với cái trống rỗng của họ - bất kì ai! Ngay cả chó sủa cũng có thể ném họ về với cái trống rỗng của họ.
Người tôn giáo, ý thức tới cái ta - nhấn mạnh vào ý thức - có cái ta, cái ta đích thực. Bạn không thể lấy cái ta đó đi khỏi người đó. Bạn không thể trao nó cho người đó; bạn không thể lấy nó đi khỏi người đó. Người đó đã đạt tới nó. Nếu toàn thế giới chống lại người đó, cái ta của người đó sẽ vẫn ở cùng người đó. Nếu toàn thế giới theo người đó, cái ta của người đó sẽ không được bổ sung thêm theo bất kì cách nào, không được tăng thêm, không. Người đó thực sự có thực tại đích thực nào đó - một trung tâm tồn tại trong người đó.
Người chính trị không có trung tâm. Người đó cố gắng tạo ra trung tâm giả. Người đó vay mượn cái gì đó từ bạn, cái gì đó từ ai đó khác, cái gì đó từ ai đó khác nữa... Đó là cách người đó xoay xở. Một căn cước giả, hợp thành từ ý kiến của nhiều người: đó là căn cước của người đó. Nếu mọi người quên người đó, người đó sẽ bị mất, người đó sẽ không ở đâu cả; thực ra, người đó sẽ là không ai cả.
Bạn có thấy không? Một người là tổng thống: đột nhiên người đó trở thành ai đó. Thế rồi người đó không còn là tổng thống: thế thì người đó chẳng là ai cả. Thế thì mọi báo chí quên người đó. Họ sẽ nhớ chỉ khi người đó chết - điều đó nữa cũng trong một góc nhỏ. Họ sẽ nhớ người đó như một cựu tổng thống, không như một người - như một người cựu giữ chức. Bạn không thấy điều này xảy ra với Radhakrishnan sao? Bạn không thể thấy điều này xảy ra với V.V. Giri sao? Giri đâu rồi? Điều gì đã xảy ra? Đơn giản một người biến mất. Khi bạn đang đương chức, bạn ở trên trang nhất của các báo chí. Bạn không quan trọng - chức mới quan trọng.
Do đó, tất cả những người nghèo bên trong bao giờ cũng đi tìm chức vụ, tìm phiếu bầu của mọi người, tìm ý kiến. Đó là cách họ đạt tới linh hồn - linh hồn giả, tất nhiên.
Các nhà tâm lí đã đạt tới chính cốt lõi của vấn đề này. Họ nói những người cố gắng trở nên cao siêu đều đang chịu đựng phức cảm tự ti, và những người đang thực sự cao siêu - họ không bận tâm chút nào. Họ cao siêu tới mức họ thậm chí không nhận biết rằng họ cao siêu. Chỉ người kém cỏi mới nhận biết rằng mình cao siêu - và người đó rất dễ tự ái về điều đó. Nếu bạn cho người đó dù chỉ một hướng dẫn rằng "Anh không giỏi như anh tưởng đâu," người đó sẽ giận. Chỉ người cao siêu mới có thể đứng sau như người cuối cùng. Mọi người kém cỏi đều xô lên hàng đầu, bởi vì nếu họ đứng ở cuối họ chẳng là ai cả. Họ phải đứng ở hàng đầu. Họ phải ở thủ đô. Họ phải ở chỗ nhiều tiền. Họ phải đi xe to. Họ phải là thế này thế nọ. Những người kém cỏi bao giờ cũng cố chứng tỏ tính cao siêu của họ bằng những thứ sở hữu của họ.
Để tôi tóm tắt lại điều đó: những người không có bản thể đều cố gắng thu được bản thể qua việc có các thứ - địa vị, tên tuổi, danh vọng.
Thậm chí thỉnh thoảng chuyện xảy ra: một người ở Mĩ giết bẩy người. Tất cả bẩy người đó đều không biết anh ta. Anh ta bị truy vấn tại toà, "Tại sao?" Anh ta nói, "Tôi không thể trở nên nổi tiếng được, cho nên tôi nghĩ ít nhất tôi có thể trở nên khét tiếng, nhưng tôi phải là ai đó. Và tôi hạnh phúc rằng ảnh của tôi ở trên trang nhất như một kẻ giết người. Bây giờ các ông có thể làm bất kì cái gì các ông muốn làm. Tôi có cảm giác, bây giờ, rằng tôi là ai đó. Và toà án phải lo nghĩ, chính phủ phải lo nghĩ, và mọi người phải lo nghĩ, và báo chí nói về tôi - tôi có thể hình dung ra trong mọi khách sạn, nhà hàng, mọi nơi, mọi người sẽ nói về tôi. Ít nhất trong một ngày tôi đã trở nên nổi tiếng, người được biết tới."
Mọi chính khách đều là kẻ giết người. Bạn không thể thấy được bởi vì bạn cũng là chính khách sâu bên trong. Vừa mới xong, Mujibur Rahman đã bị giết. Mới vài ngày trước, ông ấy còn là cha của quốc gia. Và để trở thành cha của quốc gia ông ấy tham gia vào nhiều phiền hà thế. Ông ấy đã giết nhiều người - hay, ông ấy đã tạo ra tình huống mà trong đó nhiều người bị giết. Bây giờ ông ấy bị giết bởi đồng sự riêng của ông ấy. Toàn thể chính phủ của ông ấy chống lại quyền lực, và những người có mưu đồ giết ông ấy - bây giờ họ đã trở thành tổng thống và thủ tướng và bộ trưởng. Và tất cả họ đồng là đồng sự của ông ấy, và không ai nó gì chống lại họ. Không ai nói gì chống lại họ. Thế giới này dường như đơn giản không thể tin được. Bây giờ họ là những người vĩ đại. và ai đó trong chính phủ của họ có thể cố gắng giết Mushtaque Ahmed.
Mọi chính khách đều là kẻ giết người, bởi vì họ không lo nghĩ về bạn. Họ lo nghĩ về cảm giác của họ: họ phải là ai đó. Nếu kẻ giết người có thể cho họ cảm giác đó, thế thì được. Nếu bạo hành có thể cho họ cảm giác đó, thế thì nó là được.
Vài ngày trước tôi mới đọc. Tôi không thể tin được điều đó, nhưng nó là sự kiện. Tôi đã đọc cuốn sách về Lenin. Ai đó mời ông ấy tới nghe bản giao hưởng của Beethoven. Ông ấy nói không, và ông ấy nói không rất dứt khoát. Thực ra ông ấy đã trở thành gần như hung hăng khi nói không. Người đã mời ông ấy không thể tin được tại sao ông ấy giận dữ thế. Người đó nói, "Nhưng sao vậy? Bản giao hưởng của Beethoven là một trong những sáng tạo vĩ đại nhất trên thế giới." Lenin nói, "Có thể, nhưng mọi âm nhạc hay đều chống lại cách mạng vì nó cho ông sự mãn nguyện sâu sắc thế, nó làm bình yên ông. Tôi chống lại mọi âm nhạc."
Nếu âm nhạc vĩ đại lan toả trên thế giới, cách mạng sẽ biến mất. Logic này là có liên quan. Lenin đang nói điều gì đó đúng với mọi chính khách. Họ sẽ không thích âm nhạc vĩ đại trên thế giới, họ sẽ không thích thơ ca vĩ đại trên thế giới, họ sẽ không thích các thiền nhân lớn trên thế giới, họ sẽ không thích mọi người trong cực lạc, phơi phới, không - bởi vì thế thì cái gì sẽ xảy ra cho cách mạng? Cái gì sẽ xảy ra cho chiến tranh? Cái gì sẽ xảy ra cho đủ mọi loại ngu xuẩn đang diễn ra trên thế giới?
Mọi người cần bao giờ cũng vẫn trong cơn sốt; chỉ thế thì họ mới giúp cho các chính khách. Nếu mọi người được thoả mãn, hài lòng, hạnh phúc, ai bận tâm về thủ đô? Mọi người sẽ quên tất cả về họ. Họ sẽ nhảy múa và họ sẽ nghe nhạc và họ sẽ thiền. Tại sao họ phải bận tâm về tổng thống Ford và thế này và thế nọ? Chẳng có gì cho điều đó cả. Nhưng những người, khi họ không được thoả mãn, không được thảnh thơi, những người không có cái ta của họ: họ cứ hỗ trợ cho cái ta khác bởi vì đó là cách duy nhất họ có thể có được sự hỗ trợ của người khác cho cái ta riêng của họ.
Nhớ điều này: ý thức về cái ta - nhấn mạnh vào cái ta - là bệnh sâu sắc, bệnh trong chiều sâu. Người ta nên gạt bỏ nó. Ý thức về cái ta - nhấn mạnh vào ý thức - là một trong những điều linh thiêng nhất trên thế giới, bởi vì nó thuộc về những người mạnh khoẻ, những người đã đạt tới trung tâm của họ. Họ có ý thức, nhận biết. Họ không trống rỗng; họ được hoàn thành.
Câu hỏi thứ bẩy
Người ta quan sát hơi thở thế nào khi nó không được thấy mà được cảm?
Quan sát không cần là việc thấy, nó có thể là việc cảm. Thực ra nó phải là việc cảm bởi vì làm sao bạn có thể thấy được hơi thở của bạn? Bạn cảm nó, cái chạm của nó. Khi hơi thở di chuyển qua lối chuyển, bạn cảm thấy cái chạm của nó.
Toàn thể sự việc không phải là vấn đề về việc thấy. Sự việc là tỉnh táo rằng nó đang đi vào, rằng nó đã đạt tới chính cốt lõi bên trong nhất của bản thể bạn, rằng bây giờ nó đã dừng lại; rằng bây giờ nó đang quay lại. Triều xuống và triều lên: bây giờ nó đã qua rồi, di chuyển hoàn toàn ra ngoài, đã dừng lại; thế rồi lại quay lại. Toàn thể vòng tròn của nó - đi vào, đi ra, đi vào, đi ra - người ta phải nhận biết. Nếu bạn cảm thấy nó, đó là nhận biết - nhưng người ta không nên bỏ lỡ việc cảm nó. Nếu bạn có thể làm điều đó mọi ngày trong một giờ, cả đời bạn sẽ được thay đổi.
Và nhớ lấy, nếu bạn không thay đổi việc thở của bạn thì không có thay đổi hoá chất xảy ra trong bạn. Đó là khác biệt giữa Patanjali và Phật. Kĩ thuật của Patanjali sẽ làm thay đổi hệ thống hoá chất của bạn; kĩ thuật của Phật sẽ không chạm tới hệ thống hoá chất của bạn chút nào. Thở bình thường - như nó vậy: bạn đơn giản quan sát, cảm, thấy. Không để nó đi vào và đi ra mà không có nhận biết, vậy thôi. Đừng thay đổi nó. Để cho nó như nó vậy. Chỉ thêm một điều: rằng bạn vẫn còn là nhân chứng cho nó.
Cho dù bạn có thể làm điều đó trong một giờ, cả đời bạn sẽ được tôn lên - và không có bất kì thay đổi hoá chất nào. Bạn sẽ đơn giản trở thành một kinh nghiệm siêu việt, ý thức siêu việt. Bạn sẽ không thấy chư Phật, bạn sẽ trở thành vị Phật. Và đó là điểm cần được nhớ: thấy chư Phật chẳng là gì cả... trừ phi bạn trở thành vị Phật.
Câu hỏi thứ tám
Việc chứng kiến có cần là hiện tượng lạnh không?
Không, nhưng nó phải là mát - không lạnh, mà mát. Và khác biệt là bao la. Khi cái gì đó lạnh bạn dửng dưng nhìn nó, không chăm nom, dửng dưng. Hiện tượng mát là khác: bạn chăm nom, bạn không dửng dưng. Nhưng bạn không bị gắn bó nữa. Bạn không bị ám ảnh; bạn không phát sốt về nó. Bạn không bị kích động. Nếu bạn có thể tránh được hai cực đoan - dửng dưng và kích động - sẽ có bình tĩnh, bình thản, trầm tĩnh, cảm giác tự chủ.
Việc chứng kiến không cần phải lạnh. Thực ra nếu nó là lạnh nó không còn là việc chứng kiến; bạn đã trở thành dửng dưng. Bạn không quan sát. Và bạn biết rõ hoặc bạn có thể lạnh hoặc bạn có thể nóng. Bình thản chỉ tồn tại ở giữa. Bình thản không nóng không lạnh; nó là chính điểm giữa của hai điều này. Bạn quan tâm nhưng không kích động: bạn quan sát với sự chăm nom, không với dửng dưng, nhưng bạn không bị ảnh hưởng.
Khó... bởi vì bạn biết hai cảm giác - lạnh và nóng. Bạn không biết cảm giác thứ ba chút nào bởi vì bạn di chuyển từ cực đoan này sang cực đoan khác. Hoặc bạn ghét ai đó hoặc bạn yêu. Từ bi: bạn không biết nó là gì. Từ bi chỉ là một từ, dường như là vô nghĩa. Nó là từ mát.
Nếu bạn tới vị Phật ông ấy sẽ đón chào bạn, nhưng nó sẽ không là việc đón chào nồng nhiệt - nó sẽ không lạnh nữa. Nó sẽ là đón chào mát dịu. Ông ấy sẽ đón chào bạn bằng toàn thể trái tim ông ấy, nhưng ông ấy sẽ không bị kích động. Không phải là nếu bạn không có đó thì ông ấy chắc đã buồn vì sự vắng mặt của bạn, không. Ông ấy sẽ hạnh phúc như bao giờ. Nếu bạn có đó ông ấy hạnh phúc; nếu bạn không có đó ông ấy hạnh phúc. Hạnh phúc của ông ấy là không thay đổi, đó là lí do tại sao nó là mát.
Khi bạn của bạn tới gặp bạn, bạn phấn chấn - bạn trở nên nồng nhiệt. Và nhớ lấy, bạn không thể vẫn còn nồng nhiệt lâu được, bởi vì nồng nhiệt làm chóng mệt. Chẳng mấy chốc bạn bắt đầu nghĩ, "Khi nào người này đi?" Đầu tiên, bạn trở nên nồng nhiệt; thế rồi bạn trở nên lạnh giá. Đầu tiên, bạn trở nên hạnh phúc bởi vì người bạn đã tới; và thế rồi bạn trở nên hạnh phúc khi người đó đã ra đi. Vị Phật vẫn còn hạnh phúc, dù bạn có tới hay không cũng không thành vấn đề. Hạnh phúc của ông ấy vẫn còn không thay đổi. Ông ấy mát mẻ.
Và hiểu tình yêu mát mẻ thực sự là kinh nghiệm lớn lao - khó đấy, bởi vì tâm trí bạn sẽ diễn giải tình yêu mát mẻ là lạnh nhạt. Bạn không biết thuật ngữ mát mẻ; bạn chỉ biết lạnh nhạt. Bạn sẽ thấy rằng Phật là lạnh nhạt. Ông ấy không phải vậy. Mọi người chứng ngộ đều mát mẻ. Mát mẻ, bởi vì bạn không thể quấy rối được họ - theo cách khác; bạn không thể làm cho họ hạnh phúc hơn; bạn không thể làm cho họ bất hạnh. Họ là mát mẻ bởi vì họ được định tâm.
Câu hỏi thứ chín
Tại sao thầy không thể cho chúng tôi cái gì đó mà sẽ giết chết chúng tôi ngay lập tức và không đau đớn thay vì làm cho chúng tôi phải trải qua mọi đau khổ có vẻ vô tận này?
Tôi đang trao nó cho bạn đây, nhưng bạn không nghe. Vấn đề không phải là tôi không trao nó cho bạn. Tôi đang trao cho bạn chất độc tuyệt đối. Nó sẽ giết bạn ngay lập tức, nhưng bạn không nghe tôi.
Bạn cứ nghĩ rằng cái gì đó là sai, bạn cứ nghĩ rằng bạn là sai, và thỉnh thoảng, bạn thậm chí còn ham muốn, "Làm sao phá huỷ được trạng thái vấn đề này? Làm sao đi ra ngoài nó?" nhưng bạn đã đầu tư vào nó quá nhiều rồi. Bạn nghĩ, "Làm sao đi ra ngoài nó?" nhưng bạn không muốn đi ra ngoài.
Chất độc tôi có thể cho bạn. Toàn thể điều tôi đang cho bạn không là gì ngoài nghệ thuật chết. Nhưng tôi không thể áp đặt chất độc lên bạn được; bằng không toà án sẽ nhìn vào điều đó - tôi sẽ bị rắc rối. Tôi chỉ có thể đơn giản mời bạn; thế rồi bạn phải nhận nó. Và ở đó bạn lỡ.
Bạn muốn nó được áp đặt lên bạn. Bạn muốn nó được bón bằng thìa. Và cái chết này không thể bị áp đặt bởi bất kì ai khác. Cái chết tôi đang nói tới phải là cái chết tự nguyện. Nó phải là cái chết sẵn lòng. Nó phải đi cùng với toàn bộ trái tim của bạn. Tôi không thể áp đặt lên bạn được. Nếu bạn sẵn sàng nó sẽ xảy ra; nếu bạn không sẵn sàng nó sẽ không xảy ra.
Về phần mình, tôi bao giờ cũng sẵn sàng. Nếu bạn sẵn sàng chết tôi sẵn sàng giúp bạn. Nhưng bạn không sẵn sàng chết. Sâu bên dưới bạn cứ nghĩ rằng ngay cả sau cái chết bạn sẽ sống sót.
Bạn thiền, nhưng bạn thiền theo cách để cho bạn có thể sống sót với nó nữa: bạn dùng nó như một kĩ thuật. Thực tại cơ sở của bạn không được động chạm tới; bạn bao giờ cũng cẩn thận về nó. Nhưng nếu bạn làm nó như cái chết - thiền như cái chết - thế thì bạn không thể sống sót với nó được. Ai đó khác sẽ đi ra từ nó, không phải là bạn. Bạn sẽ đi đời. Một sinh linh mới sẽ bước ra từ bạn - tươi tắn, trẻ trung, trinh nguyên. Bạn thậm chí sẽ không có khả năng nhận ra điều đó. Sẽ có sự gián đoạn: bạn bị vứt bỏ hoàn toàn, cái gì đó mới bật dậy - và chúng cả hai không có liên quan gì tới nhau.
Điều này rất khó hiểu. Sinh linh mới kia được ẩn kín đằng sau bạn, nhưng cái vỏ đang bao bọc bạn lại quá cứng. Bạn giống như hạt mầm: sâu bên trong tất cả bị ẩn kín, toàn thể cây - hoa và quả và mọi thứ - nhưng cái vỏ là rất cứng. Vỏ không sẵn sàng chết. Nếu cái vỏ chết thì cây sẽ được sinh ra. Và cây là cái gì đó tuyệt đối khác với vỏ; nó chẳng liên quan gì tới vỏ. Vỏ chỉ là cái bảo vệ - nhưng cái bảo vệ đã trở thành cái toàn thể.
Bản ngã của bạn cũng giống như cái vỏ. Nếu bản ngã chết bạn sẽ trưởng thành - bạn sẽ trở thành thượng đế! Có bản ngã bạn sẽ vẫn còn là người khổ. Không có bản ngã bạn sẽ trở thành tuyệt đối phúc lạc. Nhưng bạn không biết về điều đó; cái vỏ chưa bao giờ nghe nói về điều đó. Và bạn cứ nghe tôi qua cái vỏ. Đó là lí do tại sao bạn liên tục hỏi tôi, "Cho chúng tôi cái gì đó để chết," nhưng bạn không muốn cái đó.
Tôi đang cho cái gì đó để chết, mọi khoảnh khắc. Thực ra tôi chẳng cho cái gì khác cả: toàn thể khoa học của tôn giáo là khoa học về cái chết. Nó dạy bạn cách chết hoàn hảo, để cho không cái gì bị bỏ lại. Toàn thể cái vỏ biến mất trong đất, tan biến, và cây mọc ra.
Nhưng, bạn nghĩ rằng ai đó sẽ làm điều đó cho bạn bạn? Điều đó là không thể được. Bạn phải cam kết tự tử; bạn không thể bị giết. Nhớ điều đó. Từ "suicide - tự tử" là rất hay. Tôi không nói về tự tử trong thân thể; tôi đang nói về tự tử trong tâm trí, trong bản ngã. Trở thành vô trí, vô ngã, và toàn thể sự tồn tại trở thành có thể. Bạn đang mang nó trong hàng triệu kiếp. Nó ở ngay đó bên trong bạn. Nó đã ở đó rồi, chỉ cần đất đúng và chiếc vỏ biến mất... và cây sẽ có đó trong mọi niềm vinh quanh và đẹp đẽ của nó.
Câu hỏi thứ mười
Lời của thầy tới từ đâu và làm sao thầy có quan hệ với chúng?
Không có ai để quan hệ với chúng. Chúng tới từ trời xanh - không ai kiểm soát. Tôi không có đó để kiểm soát chúng. Bạn hỏi một câu hỏi và từ trời xanh sự đáp ứng tới. Chúng không phải là lời của tôi. Câu hỏi là của bạn; câu trả lời không là của tôi. Câu hỏi tới từ tâm trí của bạn; câu trả lời không tới từ bất kì tâm trí nào. Tâm trí được dùng để chuyển giao nó, nhưng nó không tới từ đó. Phương tiện không phải là cội nguồn.

0 Đánh giá

Ads Belove Post