Chương 9. Trở về cội nguồn

Chương 9. Trở về cội nguồn

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 6)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 9. Trở về cội nguồn

52. Thế rồi tới việc tan tác của cái che phủ, cái che giấu ánh sáng.
53. Và thế rồi tâm trí trở thành thích hợp cho tập trung.
54. Thành tố thứ năm của yoga, pratyahar - trở về cội nguồn - là việc phục hồi của năng lực của tâm trí để kiểm soát các giác quan bằng việc từ bỏ sao lãng về các đối thể bên ngoài.
55. Thế rồi tới việc làm chủ hoàn toàn trên tất cả các giác quan.
"Con người bị thủ tiêu," C. S. Lewis nói. "Sự tống khứ tốt," B. F. Skinner nói. "Giống thượng đế làm sao," Hamlet của Shakespeare nói về con người. "Giống chó làm sao," Pavlov nói. Rắc rối là ở chỗ con người là cả hai - giống thượng đế, giống chó, cả hai. Nếu con người là một đơn vị - giống chó hay giống thượng đế - chắc đã không có vấn đề gì. Vấn đề nảy sinh bởi vì con người là điều ngược đời, trên bề mặt, tồi hơn bất kì con chó nào; tại trung tâm, vinh quang, vinh quang hơn bất kì thượng đế nào.
Nếu bạn nhìn vào con người chỉ từ bề ngoài, bạn không thể nói được rằng liệu con người có bị huỷ bỏ không, có cái hại nào đó - "Điều đó là tốt, việc tống khứ tốt. Skinner là đúng. Trái đất sẽ tốt hơn; ít nhất cũng im lặng hơn. Tự nhiên sẽ hạnh phúc hơn." Nhưng nếu bạn nhìn con người sâu vào, trong chiều sâu vô hạn của người đó, thế thì không có con người, trái đất có thể im lặng đấy, nhưng im lặng đó sẽ là chết. Nó sẽ không có âm nhạc nào trong nó. Nó sẽ không có chiều sâu nào trong nó. Hoa sẽ có đó, nhưng chúng sẽ không đẹp chút nào nữa. Ai sẽ cảm thấy cái đẹp của chúng? Ai sẽ biết cái đẹp của chúng? Chim chóc sẽ vẫn hót, nhưng ai sẽ nhắc tới tiếng hót thơ ca, huyền bí? Cây sẽ xanh, nhưng sẽ không xanh đồng thời, bởi vì mầu xanh đó phải được nhận ra bởi sự cộng hưởng sâu sắc của trái tim con người.
Với con người, ca ngợi sẽ biến mất. Với con người, lời cầu nguyện sẽ biến mất. Với con người, Thượng đế sẽ biến mất. Trái đất sẽ có đó, nhưng không có tính thượng đế. Im lặng đấy, nhưng im lặng của nghĩa địa. Im lặng sẽ không đập rộn ràng cùng trái tim. Nó có thể lan toả khắp trái đất, nó có thể có việc mở rộng, nhưng nó sẽ thiếu chiều sâu - và im lặng không có chiều sâu thì không còn là im lặng. Thế giới sẽ là báng bổ; nó sẽ không còn là thiêng liêng gì nữa.
Con người tạo ra điều linh thiêng, bởi vì ẩn sâu đằng sau con người là điều linh thiêng. Con người không thể sống mà không có đền chùa, không có nhà thờ, không có tu viện hồi giáo, bởi vì bản thân con người là đền chùa. Con người liên tục tạo ra đền chùa - ngay cả những người vô thần cũng tạo ra đền chùa. Nhìn vào ngôi đền Kremlin ấy. Người cộng sản đi qua trước Kremlin hay trước lăng Lenin đều tôn thờ như bất kì người hữu thần nào tôn thờ bất kì thượng đế nào khác. Con người không thể sống thiếu thượng đế được vì sâu bên dưới con người là thượng đế.
Vấn đề, rắc rối, nảy sinh bởi vì con người là cả hai: chiếc cầu vắt qua hai điều vĩnh hằng - giữa vật chất và tâm trí, giữa thế giới này và thế thế giới kia, giữa điều trần tục và điều thiêng liêng, giữa sống và chết. Đó cũng là cái đẹp nữa: với điều huyền bí, với điều ngược đời, con người không chỉ là câu đố, con người cũng trở thành điều bí ẩn.
Phải làm gì? Nếu bạn dừng lại theo Pavlov và đệ tử của ông ấy B.F. Skinner, bạn đã dừng lại mà không biết con người, không hiểu con người, thậm chí không làm nỗ lực nào để biết con người. Nếu bạn dừng lại quá sớm với Phật, Mahavira, Krishna, Christ, Patanjali, nếu việc chấp nhận của bạn còn chưa chín chắn, thế thì "người đó là thượng đế" sẽ vẫn còn là niềm tin; nó không bao giờ có thể trở thành đức tin. Nếu bạn đang vội vàng để được dừng lại với bất kì cái gì, thế thì bạn sẽ bỏ lỡ. Kiên nhẫn sâu sắc được cần để biết con người.
Và không có cách nào để biết con người một cách khách quan. Nếu bạn cố gắng biết con người một cách khách quan, như nhà khoa học bị lôi cuốn, bạn sẽ phạm phải sai lầm của Pavlov - con người sẽ có vẻ giống như con chó. Cách duy nhất để biết con người là biết người đang ở bên trong bạn. Cách duy nhất để đi tới mặt đối mặt với con người là đương đầu với bản thân bạn.
Bạn đang mang năng lượng vô cùng bên trong bạn. Chừng nào bạn còn chưa quen thuộc với nó bạn sẽ không có khả năng thấy và biết nó ở bên ngoài trong những người khác. Nhớ điều này như một tiêu chí: rằng khi bạn biết nhiều về bản thân bạn, chỉ biết ngần ấy mới có thể làm cho bạn biết về người khác. Không một chút nhiều hơn, không - không thể được. Người biết phải được biết trước hết, chỉ thế thì điều bí ẩn của cái biết mới được xuyên thấu vào. Bạn phải biết chiều sâu của bạn; chỉ thế thì mắt bạn mới trở nên hài hoà để biết chiều sâu của người khác.
Nếu bạn vẫn còn trên bề mặt của bản thể bạn, thế thì toàn thể sự tồn tại sẽ vẫn còn chỉ là bề mặt. Nếu bạn nghĩ rằng bạn chỉ là một con sóng trên đại dương, và bạn đã không biết tới đại dương chút nào, mọi sóng khác sẽ vẫn còn là sóng. Một khi bạn có cái nhìn bên trong bản thể bạn và bạn trở thành đại dương - bạn đã là đại dương, bạn đi tới biết nó - tất cả các con sóng khác đã biến mất: bây giờ nó chỉ là việc nổi sóng đại dương. Bây giờ đằng sau mọi con sóng - đẹp, xấu, nhỏ, to - chả thành vấn đề; cùng đại dương đó tồn tại.
Yoga là phương pháp đi tới các giới hạn với chiều sâu bên trong nhất của bản thể riêng của bạn, tính chủ thể của linh hồn bạn. Nó là vô hạn: bạn đi vào trong nó, nhưng bạn chưa bao giờ đi tới điểm mà bạn có thể nói, "Tôi đã biết tất cả." Bạn cứ đi mãi đi mãi... Nó là vô hạn. Bạn có thể ở sâu trong nó, nhưng dầu vậy, nhiều thứ bao giờ cũng vẫn còn. Điểm đó chưa bao giờ tới khi bạn có thể nói, "Bây giờ tôi đã đi tới biên giới." Thực ra, biên giới không tồn tại. Chúng không tồn tại trong vũ trụ. Bên ngoài không có biên giới; sự tồn tại là vô hạn. Chúng không tồn tại bên trong tính chủ thể của bạn. Biên giới bao giờ cũng là giả. Bạn đi sâu hơn, cái vô tận mở ra ngày càng nhiều hơn.
Nhưng một khi bạn đã rơi vào trong nó, một khi bạn đã bay vào trong nó... bây giờ bạn biết. Bây giờ cái nhỏ biến mất, cái bị chặn biến mất, cái bị giới hạn biến mất. Bây giờ bạn nhìn vào mắt của bất kì người nào và bạn biết cái vô hạn đang chờ đợi ở đó. Yêu, lần đầu tiên, trở thành có thể. Yêu là có thể chỉ khi bạn đã biết tới chiều sâu của bạn. Chỉ thượng đế mới yêu, và chỉ thượng đế mới có thể yêu. Chó chỉ có thể đánh nhau; ngay cả nhân danh tình yêu chúng sẽ đánh nhau. Và nếu thượng đế đánh nhau, ngay cả trong đánh nhau họ vẫn yêu; bằng không thì không thể được.
Khi bạn đã đi tới biết bản thể của bạn là thiêng liêng, toàn thể sự tồn tại lập tức được tôn lên. Nó không còn là sự tồn tại cũ, cũ rích, việc hàng ngày, cái bình thường. Không, không cái gì bình thường tồn tại sau cái đó; mọi thứ lấy mầu sắc của phi thường, của vinh quang cao cả. Đá thường trở thành kim cương - chúng là vậy. Mọi lá trở thành sống động với cuộc sống vô cùng ẩn đằng sau nó, bên trong nó, bên dưới nó, bên ngoài nó. Toàn thể sự tồn tại trở thành thiêng liêng. Khoảnh khắc bạn biết tới thượng đế của bạn, bạn biết Thượng đế ở mọi nơi. Đó là cách duy nhất để biết.
Toàn thể yoga là phương pháp luận: cách làm lộ ra nó, cái ẩn kín thế, cách mở ra cánh cửa bên trong bản thân bạn, cách đi vào ngôi đền mà là bạn, cách khám phá ra bản thân bạn. Bạn có đó, bạn đã từng ở đó từ chính lúc bắt đầu, nhưng bạn đã không khám phá ra nó. Kho báu được bạn mang theo mọi khoảnh khắc. Mọi hơi thở bạn hít vào hay thở ra, kho báu đều có đó. Bạn có thể không nhận biết, nhưng bạn chưa bao giờ bỏ lỡ nó. Bạn có thể hoàn toàn quên lãng, nhưng bạn chưa bao giờ làm mất nó. Bạn có thể đã quên nó hoàn toàn, nhưng không có cách nào đánh mất nó - bởi vì bạn là nó.
Cho nên câu hỏi duy nhất là: làm sao khám phá ra nó. Nó bị che phủ; nhiều tầng của dốt nát che phủ nó.
Yoga cố gắng dần từng bước, dần dần, xuyên thấu vào điều bí ẩn bên trong. Trong tám bước yoga hoàn thành việc khám phá. Bước bắt đầu được gọi là bahirang yoga, yoga của cái bên ngoài. yam, niyam, asan, pranayam, pratyahar - năm bước này được biết tới như yoga của bên ngoài. Ba bước sau, ba bước cuối - dharana, dhyan, samadhi - được biết tới là antarang, yoga của bên trong.
Bây giờ, lời kinh: Tatah kshiyate prakashavaranam.
Thế rồi tới việc tan tác của cái che phủ, cái che giấu ánh sáng.
Bốn bước đã được lấy. Công việc thứ năm như chiếc cầu giữa bước thứ tư, yoga của bên ngoài, và ba bước cuối, yoga của bên trong. Bước thứ năm, là một phần của yoga bên ngoài, cũng vận hành như chiếc cầu. pratyahar: từ này nghĩa là "trở về cội nguồn" - không vươn tới cội nguồn, chính là quay về cội nguồn. Quá trình quay lại đã bắt đầu: bây giờ năng lượng không còn chảy ra ngoài, năng lượng không còn quan tâm tới đối thể - năng lượng đã lấy khúc rẽ, chỗ ngoặt. Nó quay vào trong - đây là điều Jesus gọi là cải tâm, quay lại.
Bình thường, năng lượng này đi ra ngoài. Bạn muốn nhìn, bạn muốn ngửi, bạn muốn sờ, bạn muốn cảm: năng lượng này đi ra ngoài. Bạn đã hoàn toàn quên mất ai đang ẩn bên trong bạn. Bạn đã trở thành mắt, tai, mũi, tay, và bạn đã quên mất người đang ẩn đằng sau các giác quan này, người nhìn qua mắt bạn. Bạn không là mắt. Bạn có mắt, đúng, nhưng bạn không phải là mắt. Mắt chỉ là cửa sổ. Ai đang đứng đằng sau cửa sổ? Ai nhìn qua mắt? Tôi nhìn bạn; mắt không nhìn bạn. Mắt không thể nhìn bằng bản thân chúng. Chừng nào tôi còn không đứng gần cửa sổ, nhìn ra ngoài, bản thân mắt không thể nhìn được.
Điều đó xảy ra nhiều lần cho bạn nữa: bạn đang đọc tiếp cuốn sách, bạn đã đọc nhiều trang, và đột nhiên bạn trở nên nhận biết rằng bạn đã chẳng đọc lấy một từ. Mắt có đó, nhưng bạn không có đó. Mắt đã chuyển từ từ này sang từ khác, từ câu này sang câu khác, từ đoạn này sang đoạn khác, từ trang này sang trang khác, nhưng bạn không có đó. Đột nhiên bạn trở nên lưu tâm rằng "Chỉ mắt chuyển động; mình không có đó." Bạn đang trong đau đớn sâu sắc, khổ: thế thì mắt mở đấy, nhưng bạn không thấy; chúng bị tràn quá nhiều bởi nước mắt. Hay bạn rất hạnh phúc, hạnh phúc tới mức bạn không quan tâm: đột nhiên mắt bạn đầy với vui vẻ nhiều thế chúng không thấy.
Bạn ở trong chợ và ai đó bảo bạn, "Nhà anh bị cháy " - bạn bắt đầu chạy. Bạn thấy nhiều người trên phố. Vài người nói, "Chào anh. Anh đi đâu vậy? Sao anh vội vàng thế? Có chuyện gì vậy?" Mắt bạn cứ nhìn, tai bạn cứ nghe, nhưng bạn không có đó. Nhà bạn đã bị cháy... sự hiện diện của bạn không có đó, không còn nữa. Nếu sau đó bạn được hỏi, "Anh có thể nhớ ai đã hỏi anh, ‘Anh đang đi đâu? Sao anh vội vàng thế?' " bạn sẽ không có khả năng nhớ được. Bạn đã thấy người này, bạn đã nghe điều người này nói, nhưng bạn đã không có đó.
Tai không thể nghe được bởi bản thân chúng. Mắt không thể thấy được bởi bản thân chúng. Sự hiện diện của bạn là được cần. Bạn có thể đang ở sân chơi bóng đá, khúc côn cầu hay bóng chuyền hay cái gì đó: khi việc chơi lên tới đỉnh bạn bị vấp chân, máu bắt đầu chảy ra... nhưng bạn bị cuốn hút sâu thế vào trò chơi, bạn không nhận biết. Nó đau, nhưng bạn không có đó để cảm. Sau một nửa giờ trò chơi kết thúc; đột nhiên chú ý của bạn chuyển tới chân, máu đang chảy - bây giờ nó đau. Trong nửa giờ máu chảy nhưng nó không đau - bạn không có đó.
Điều này phải được hiểu sâu sắc: rằng các giác quan là bất lực bởi bản thân nó - trừ phi bạn hợp tác. Đó là toàn thể nghệ thuật của yoga. Nếu bạn không hợp tác các giác quan đóng lại. Nếu bạn không hợp tác sự chuyển đổi bắt đầu. Nếu bạn không hợp tác pratyahar bước vào. Đó là điều những người đang ngồi im lặng hàng giờ, hàng năm, đang làm - họ đang cố gắng vứt bỏ hợp tác giữa bản thân họ và các giác quan của họ. Khi năng lượng không bị ám ảnh để nhìn, để nghe, để chạm; năng lượng bắt đầu đi vào trong. Đó là pratyahar: chuyển động về cội nguồn, chuyển động hướng tới chỗ bạn đã tới, chuyển động tới trung tâm. Bây giờ bạn không còn chuyển động tới ngoại vi.
Đây mới chỉ là bắt đầu. Chỗ kết thúc sẽ là trong samadhi. Pratyahar chỉ mới là bắt đầu của năng lượng di chuyển hướng về nhà. Samadhi là khi bạn đã đạt tới nhà, đã tới nơi. Bốn điều - yam, niyam, asan, pranayam - là chuẩn bị cho pratyahar, điều thứ năm. Và pratyahar là bắt đầu, quay lại; samadhi là kết thúc.
"Thế rồi tới việc tan tác của cái che phủ, cái che giấu ánh sáng." Lời kinh cuối là về pranayam. Pranayam là cách đi vào nhịp điệu cùng với vũ trụ, nhưng bạn vẫn còn ở bên ngoài. Bạn bắt đầu thở theo cách, theo nhịp độ mà bạn rơi vào hài hoà với cái toàn thể. Thế thì bạn không tranh đấu với cái toàn thể; bạn đã buông xuôi. Bạn không còn là kẻ thù của cái toàn thể; bạn đã trở thành người yêu. Đó là điều được ngụ ý để là người tôn giáo: bây giờ người đó không trong xung đột; bây giờ người đó không có mục đích riêng tư cần đạt tới; bây giờ người đó tuôn chảy với sự tồn tại; bây giờ người đó trong hài hoà với mục đích của cái toàn thể, nếu có; bây giờ người đó không có định mệnh cá nhân, định mệnh của cái toàn thể là của người đó. Người đó nổi cùng sông, không tranh đấu với dòng nước.
Khi bạn thực sự nổi bạn biến mất, bởi vì bản ngã có thể tồn tại chỉ khi nó tranh đấu. Bản ngã có thể tồn tại chỉ khi có kháng cự. Bản ngã có thể tồn tại chỉ khi bạn có mục đích riêng tư nào đó chống lại cái toàn thể. Cố gắng hiểu điều này, cách bản ngã tồn tại. Mọi người tới tôi và họ nói, "Chúng tôi muốn vứt bỏ bản ngã," và tôi bảo họ, "Nếu bạn muốn bỏ bản ngã bạn không thể bỏ nó được, bởi vì bạn là ai mà bỏ? Ai là người nói, ‘Tôi muốn bỏ?' Đây là bản ngã. Bây giờ bạn đang đánh nhau với bản ngã của bạn nữa."
Bạn có thể giả vờ trở nên khiêm tốn, bạn có thể áp đặt khiêm tốn lên bản thân bạn, nhưng bản ngã sẽ tồn tại. Bạn có thể đã từng là vua, bây giờ bạn có thể trở thành kẻ ăn xin, nhưng bản ngã sẽ tồn tại. Nó tồn tại như vua: bây giờ nó sẽ tồn tại như kẻ ăn xin khiêm tốn. Chính cách bạn bước đi - việc nhìn sẽ biểu lộ nó. Cách bạn sẽ di chuyển - bạn sẽ công bố nó. Cách bạn sẽ nói - bạn sẽ công bố nó. Bạn có thể nói, "Tôi là người khiêm tốn nhất trên thế giới," điều đó chẳng tạo ra khác biệt gì. Trước đây, bạn là người vĩ đại nhất trên thế giới, bây giờ bạn là khiêm tốn nhất - nhưng bạn là phi thường. Bạn có đó.
Nếu bạn bắt đầu đánh nhau với bản ngã bạn sẽ tạo ra bản ngã tinh tế điều còn nguy hiểm hơn, bởi vì bản ngã tinh tế hơn đó sẽ là bản ngã ngoan đạo. Nó sẽ giả vờ có tính tôn giáo. Lúc ban đầu ít nhất nó là thế giới này, bây giờ nó sẽ là thế giới kia - lớn hơn, mạnh mẽ, tinh tế - và nắm giữ sẽ nguy hiểm hơn, và sẽ khó đi ra khỏi nó. Bạn đã đi từ nguy hiểm nhỏ hơn sang nguy hiểm lớn hơn. Bạn ở trong bẫy phần nhiều. Nhà tù đã đóng lại với bạn, thậm chí theo cách mạnh mẽ hơn.
Pranayam, điều đã từng liên tục được dịch và dịch sai thành "kiểm soát hơi thở," không kiểm soát chút nào. Pranayam là cách hiện hữu tự phát với vũ trụ. Nó không phải là kiểm soát chút nào. Mọi kiểm soát đều thuộc về bản ngã; bằng không ai sẽ kiểm soátl? Bản ngã là kẻ kiểm soát, kẻ thao túng. Nếu bạn hiểu điều này, bản ngã sẽ biến mất - không có nhu cầu vứt bỏ nó.
Bạn không thể vứt bỏ được ảo tưởng, bạn chỉ có thể vứt bỏ thực tại - và bản ngã không phải là thực. Bạn không thể vứt bỏ được maya. Ảo tưởng không thể bị vứt bỏ được bởi vì, ngay chỗ đầu tiên, chúng không có. Bạn chỉ phải hiểu, và thế thì chúng biến mất. Mơ không thể bị vứt bỏ. Bạn chỉ phải trở nên nhận biết rằng đây là mơ, và mơ biến mất. Bản ngã là mơ tinh vi nhất: mơ rằng tôi tách rời khỏi sự tồn tại, mơ rằng tôi phải đạt tới mục đích nào đó ngược lại cái toàn thể, mơ rằng tôi là một cá nhân. Khoảnh khắc bạn trở nên tỉnh táo, mơ biến mất.
Bạn không thể chống lại cái toàn thể được, bởi vì bạn là một phần của cái toàn thể. Bạn không thể nổi ngược với cái toàn thể được, bởi vì làm sao bạn có thể nổi được? Nó là ngu xuẩn như tay riêng của tôi cố gắng đi ngược lại tôi. Không có cách nào để đi ngược lại cái toàn thể. Chỉ có một cách: ở cùng với cái toàn thể.
Ngay cả khi bạn đang tranh đấu bạn cũng không thể đi ngược lại được - đó chỉ là tưởng tượng của bạn. Ngay cả khi bạn nghĩ rằng bạn đang đi ngược lại cái toàn thể hay tách rời khỏi cái toàn thể hay bạn có chiều hướng khác riêng của bạn, đó cũng chỉ là mơ; bạn không thể làm được điều đó. Việc này cũng giống như gợn sóng trên hồ cứ tưởng đi ngược lại hồ: tuyệt đối ngu xuẩn - không có khả năng ít nhất nào có đó để điều đó đã bao giờ xảy ra. Làm sao gợn sóng trên hồ có thể di chuyển đi đâu đó theo cách riêng của nó được? Nó sẽ vẫn còn là một phần của hồ. Nếu nó di chuyển đi tới đâu đó đấy phải là ý chí của hồ, đó là cách nó di chuyển.
Khi người ta hiểu, người ta biết. Người ta bắt đầu cười rằng "Mình đã trong mơ lớn - bây giờ mơ đã biến mất. Mình không còn nữa. Mình đã là mơ và người mơ, cả hai. Bây giờ cái toàn thể tồn tại."
Pranayam tạo ra tình huống trong đó việc trở về trở thành có thể, bởi vì bây giờ không có đâu mà đi. Cuộc tranh đấu đã dừng lại. Kẻ thù biến mất. Bây giờ bạn bắt đầu nổi hướng tới bản thể riêng của bạn - và điều đó sẽ không là việc đi, thực sự, điều đó là việc nổi. Nếu bạn dừng tranh đấu, nếu bạn dừng đi ra ngoài, bạn sẽ bắt đầu nổi ở bên trong. Điều đó là tự nhiên.
Sau pranayam, Patanjali nói, "Thế rồi tới việc tan tác của cái che phủ, cái che giấu ánh sáng." Lời kinh này phải được mổ xẻ, được phân tích, và hiểu, bởi vì nhiều điều sẽ phụ thuộc vào lời kinh này.
Patanjali không nói rằng sau pranayam là ánh sáng bên trong được đạt tới. Nhiều người bình chú về Patanjali đã lấy thái độ sai. Họ nghĩ rằng kinh này nói rằng cái che phủ mất đi và người ta đạt tới ánh sáng. Điều đó là không thể được. Nếu nó xảy ra thế thì dharana, dhyan, samadhi thì sao? Nếu chuyện xảy ra trong pratyahar rằng bạn đã đạt tới mục đích, vươn tới bản thể bên trong nhất của bạn, được biết là ánh sáng bên trong, thế thì phỏng có ích gì mà làm dharana, dhyan, samadhi? Thế thì bạn sẽ làm gì? Không, Patanjali không thể ngụ ý điều đó, và lời kinh này là rõ ràng. Patanjali nói "tan tác cái che phủ," không nói tới việc đạt tới ánh sáng - đây là hai điều.
Tan tác cái che phủ là việc đạt tới có tính phủ định - nó tạo ra khả năng để đạt tới ánh sáng - nhưng làm tan tác cái che phủ trong bản thân nó là không đạt tới ánh sáng.
Nhiều điều nữa vẫn có đó để được làm. Chẳng hạn, bạn vẫn còn để mắt nhắm; mí mắt của bạn đã vận hành như cái che phủ với ánh nắng mặt trời. Sau một triệu kiếp bạn mở mắt ra: cái che phủ không còn đó, nhưng bạn sẽ không có khả năng thấy ánh sáng - bạn đã trở nên hài hoà với bóng tối. Mặt trời sẽ có đó trước bạn và cái che phủ không còn che giấu nó, nhưng bạn sẽ không có khả năng thấy nó.
Cái che phủ đã biến mất, nhưng thói quen lâu dài của bóng tối đã trở thành một phần của mắt của bạn. Cái che phủ thô của mí mắt không còn đó, nhưng cái che phủ tinh của bóng tối vẫn còn đó... và nếu bạn đã sống nhiều kiếp trong bóng tối, mặt trời sẽ là quá loá cho mắt bạn. Mắt bạn sẽ yếu tới mức chúng sẽ không có khả năng chịu đựng được ánh sáng nhiều như thế. Và khi có nhiều ánh sáng hơn bạn có thể chịu đựng được, nó trở thành tối lần nữa. Thử nhìn vào mặt trời vài khoảnh khắc mà xem: bạn sẽ thấy bóng tối buông xuống mắt bạn. Nếu bạn cố quá nhiều bạn thậm chí có thể bị mù. Quá nhiều ánh sáng thậm chí có thể trở thành tối.
Và bạn không biết bạn đã sống trong bóng tối bao nhiêu kiếp rồi. Bạn đã không biết ánh sáng nào, thậm chí không một tia sáng nào đã xuyên rọi vào trong bản thể bạn. Bóng tối đã từng là kinh nghiệm duy nhất. Ánh sáng sẽ là không biết tới mức sẽ không thể nào nhận ra được nó. Chỉ bằng việc làm tan tác cái che phủ, bạn sẽ không có khả năng nhận ra nó.
Patanjali biết điều đó rõ ràng. Đó là lí do tại sao ông ấy hình thành nên lời kinh theo cách như vậy: "tatah kshiyate prakashavaranam" - thế rồi làm tan tác cái che phủ, cái che giấu ánh sáng. Nhưng không đạt tới ánh sáng. Đây là việc đạt tới phủ định.
Để tôi cố gắng giải thích điều đó cho bạn theo cách khác nào đó. Bạn ốm: thuốc có thể giúp - bệnh có thể biến mất qua thuốc - nhưng điều đó không có nghĩa là bạn đã đạt tới mạnh khoẻ. Ốm bệnh có thể biến mất, bây giờ không còn bệnh tật nào trong thân thể, nhưng mạnh khoẻ chưa xuất hiện. Bạn sẽ phải nghỉ ngơi để bù lại. Biến mất của ốm bệnh không nhất thiết là đạt tới mạnh khoẻ. Mạnh khoẻ là hiện tượng khẳng định; bệnh tật là hiện tượng phủ định. Có thể là bạn đi tới bác sĩ và bác sĩ không thể tìm ra được bệnh nào - điều đó không có nghĩa là bạn mạnh khoẻ. Bạn có thể cứ nói, "Tôi không cảm thấy khoẻ. Tôi không cảm thấy mạnh khoẻ nảy sinh trong tôi. Tôi không cảm thấy thú vị của cuộc sống, tôi không cảm thấy rằng tôi sống động."
Bác sĩ chỉ có thể phát hiện ra ốm bệnh, ông ấy không thể phát hiện ra khoẻ mạnh. Không có cách nào cho ông ấy phát hiện liệu bạn có mạnh khoẻ hay không. Bác sĩ không thể cho bạn chứng nhận rằng bạn mạnh khoẻ; ông ấy chỉ có thể cho bạn chứng nhận rằng bạn không ốm. Không ốm không nhất thiết là mạnh khoẻ. Tất nhiên, không ốm là điều kiện cơ sở cho mạnh khoẻ - nếu bạn ốm bạn không thể mạnh khoẻ được - nhưng nếu bạn không ốm vẫn không nhất thiết là bạn mạnh khoẻ. Mạnh khoẻ là cái gì đó khẳng định.
Điều đó xảy ra trong nhiều trường hợp. Một người - già, ốm, mòn mỏi cuộc sống - mất khao khát sống, điều Phật gọi là tanha. Người đó mất mối quan tâm trong cuộc sống. Bạn có thể cứ điều trị cho người đó - bạn có thể giúp người đó trở nên hoàn toàn ổn khi mà thuốc có thể giúp, người đó không còn ốm nữa - nhưng bạn lo nghĩ: người đó không còn ốm, nhưng người đó không mạnh khoẻ. Ham muốn sống đã biến mất. Ốm bệnh không có đó, bệnh viện sẵn sàng cho người đó ra về, nhưng người đó không có ham muốn sống. Người đó sẽ không mạnh khoẻ; người đó sẽ chết. Không ai có thể giúp được người đó. Mạnh khoẻ là hiện tượng khẳng định; ốm bệnh là hiện tượng phủ định.
Patanjali nói cái che phủ không còn có đó. Điều đó không có nghĩa là bạn đã biết tới ánh sáng - ba bước nữa vẫn còn đang đợi. Dần dần bạn sẽ phải huấn luyện cho mắt bạn trong bản thể bạn để cảm, để biết, để thấm đẫm ánh sáng. Thỉnh thoảng điều đó có thể mất nhiều năm.
"Thế rồi tới việc làm tan tác cái che phủ, cái che giấu ánh sáng." Cho nên tôi không đồng ý với mọi người bình luận đó, những người nói rằng ánh sáng bên trong là được đạt tới - điều đó không phải là nghĩa. Bây giờ, cản trở không còn tồn tại, rào chắn biến mất, nhưng khoảng cách vẫn có đó. Bạn sẽ phải bước đi thêm chút nữa, bây giờ thậm chí phải cẩn thận hơn trước bởi vì bạn cũng có thể ngã vào cùng lỗi: bạn có thể nghĩ, "Bây giờ mọi thứ đều được đạt tới; rào chắn đã bị phá vỡ, biến mất. Bây giờ tôi trở về nhà." Thế thì bạn sẽ dừng lại trước khi mục đích được đạt tới.
Có nhiều nhà yogis đã dừng lại với bước thứ năm. Thế thì họ không thể hiểu được cái gì đang xảy ra. Rào chắn không còn đó nữa, nhưng họ cũng không bằng lòng sâu sắc. Thực ra nếu bạn rất bản ngã bạn sẽ dừng ở đây, với lời kinh này, bởi vì với rào chắn, bản ngã có cái gì đó để tranh đấu. Cái che phủ: bạn cứ cố xuyên thấu nó, làm tan tác nó. Khi nó tan tác thế thì chẳng có gì cả. Điều đó cũng giống như bạn đánh nhau với cái gì đó mà đột nhiên nó biến mất - toàn thể nghĩa cuộc sống của bạn biến mất cùng nó. Bây giờ bạn không biết phải làm gì.
Có những người trên thế giới tranh đấu liên tục với người khác trong cạnh tranh sâu sắc - trong kinh doanh, trong chính trị, thế này thế nọ. Thế rồi họ trở nên mệt mỏi. Nếu họ có chút ít thông minh, họ nhất định trở nên mệt mỏi. Thế rồi họ bắt đầu tranh đấu với bản ngã riêng của họ, cái chính là cái che phủ. Một ngày nào đó cái che phủ đó cũng biến mất, thế thì chẳng còn gì để tranh đấu. Một khi không có gì để tranh đấu, điều đó trở thành không thể được cho bản ngã để di chuyển cho dù chỉ một li, bởi vì toàn thể huấn luyện của bản ngã là để tranh đấu với ai đó - hoặc ai đó khác hoặc bản ngã riêng của bạn, nhưng tranh đấu. Khi không có gì để tranh đấu, cản trở không còn nữa, người ta dừng lại. Không có đâu mà đi bây giờ... nhưng ba bước vẫn còn chờ đợi.
Dharanasu cha yojnata manasah.
Và thế rồi tâm trí trở thành thích hợp cho tập trung.
Dharana không phải chỉ là tập trung. "Tập trung" cho một thoáng nhìn nhỏ vào trong bản chất của dharana, nhưng dharana là khái niệm lớn hơn tập trung. Cho nên để tôi giải thích nó cho bạn.
Từ Ấn Độ dharma cũng bắt nguồn từ dharana. Dharana nghĩa là: năng lực để hàm chứa, năng lực để trở thành bụng mẹ. Khi, sau pranayam, bạn đã trở nên hài hoà với cái toàn thể, bạn trở thành bụng mẹ - một năng lực lớn để hàm chứa. Bạn có thể chứa cái toàn thể. Bạn trở nên bao la tới mức bất kì cái gì cũng có thể được hàm chứa. Nhưng tại sao dharana liên tục bị dịch thành "tập trung"? Bởi vì "tập trung" cho chút ít thoáng nhìn vào trong nó. Tập trung là gì? Vẫn còn với một ý tưởng trong một thời gian lâu là tập trung, chứa một ý tưởng trong một thời gian lâu.
Nếu tôi bảo bạn chỉ tập trung vào bức tranh với một con khỉ bên trong, cố gắng để cho bạn vẫn còn với khái niệm về con khỉ, bức tranh về con khỉ và không cái gì khác - điều đó sẽ rất khó cho bạn. Cả nghìn lẻ một thứ sẽ can nhiễu. Thực ra, chỉ khỉ mới không có đó và mọi thứ khác sẽ có đó, khỉ sẽ biến mất lặp đi lặp lại.
Sự việc trở thành khó thế cho tâm trí chứa đựng bất kì cái gì. Tâm trí là rất hẹp. Nó có thể chứa cái gì đó chỉ trong vài giây, thế rồi nó làm mất cái đó. Nó không bao la; nó không thể vẫn còn lại với một thứ lâu được. Đó là một trong những vấn đề sâu sắc nhất của nhân loại. Bạn rơi vào trong tình yêu với người đàn bà hay người đàn ông; thế rồi hôm sau tâm trí di chuyển sang ai đó khác. Một ngày nào đó, và bạn không thể chứa được. Bạn không thể yêu cùng một người lâu được; ngay cả giờ cũng là quá nhiều. Tâm trí bạn cứ lang thang khắp thế giới.
Bạn đã khao khát chiếc xe trong nhiều ngày. Bạn vật lộn; bằng cách nào đó bạn xoay xở. Bây giờ chiếc xe có đó trong tay lái của bạn - nhưng được kết thúc rồi. Bây giờ tâm trí đang chuyển sang đâu đó khác lần nữa - xe của nhà hàng xóm. Và cùng điều này sẽ xảy ra với chiếc xe đó nữa. Cùng điều này đã từng xảy ra mãi mãi và mãi mãi rồi: bạn không thể chứa được. Cho dù bạn đạt tới một điểm, chẳng mấy chốc bạn đánh mất nó.
Dharana nghĩa là năng lực để hàm chứa - bởi vì nếu bạn muốn biết Thượng đế bạn sẽ phải trở nên có khả năng để chứa ngài. Nếu bạn muốn biết bản thể bên trong nhất của bạn, bạn sẽ phải tạo ra năng lực để trở thành bụng mẹ cho nó. Bạn sẽ phải cho bản thân bạn việc tái sinh. Tập trung chỉ là một mảnh của nó. Dharana là từ rất rộng; nó rất, rất toàn diện. Nó chứa nhiều hơn tập trung; tập trung chỉ là một phần của nó.
"Và thế rồi tâm trí trở thành thích hợp cho tập trung." Tôi muốn dịch nó là: "Và thế rồi tâm trí trở thành bụng mẹ." Khi tôi nói "bụng mẹ " tôi ngụ ý: người đàn bà chứa đứa con trong chín tháng trong con người riêng của cô ấy, như hạt mầm mang nó. Người Hindus đã gọi người đàn bà là đất, bởi vì cô ấy mang đứa bé, hạt mầm của đứa bé, chỉ như đất mang hạt mầm của cây sồi lớn, trong nhiều tháng cùng nhau.
Khi hạt mầm chìm sâu trong đất, mất mọi sợ hãi, không còn là người lạ trong đất, bắt đầu cảm thấy như ở nhà... Nhớ lấy, hạt mầm đầu tiên phải cảm thấy như ở nhà, chỉ thế thì vỏ mới vỡ ra; bằng không cái vỏ sẽ không vỡ. Khi hạt mầm bắt đầu cảm thấy rằng đất này như là mẹ - bây giờ không cần bảo vệ bản thân nó, không cần mang áo giáp của lớp vỏ xung quanh - nó trở nên chùng lỏng ra. Dần dần, vỏ vỡ ra và biến mất trong đất. Bây giờ hạt mầm không còn là người lạ; nó đã tìm ra mẹ. Và thế rồi chồi nhú lên.
Ở Ấn Độ chúng ta đã gọi đàn bà là yếu tố đất và đàn ông là yếu tố trời - bởi vì đàn ông là kẻ lang thang. Anh ta không thể chứa được mấy. Và điều đó xảy ra mọi ngày: nếu đàn bà rơi vào tình yêu với đàn ông, cô ấy có thể vẫn còn trong tình yêu cả đời cô ấy. Điều đó là dễ dàng hơn cho cô ấy - cô ấy biết cách hàm chứa một ý tưởng sâu, và vẫn còn với nó. Đàn ông là kẻ lang thang, kẻ đi vơ vẩn. Nếu không có đàn bà chắc đã không có nhà trên thế giới - nhiều nhất, chỉ có lều - bởi vì đàn ông là kẻ lang thang. Anh ta không thích sống ở cùng một chỗ mãi mãi và mãi mãi. Anh ta sẽ không tạo ra lâu đài đá và lâu đài đá cẩm thạch, không; cái đó là quá tĩnh tại. Anh ta sẽ có lều của kẻ lang thang cho nên bất kì lúc nào anh ta cũng có thể bỏ nó, đi đâu đó khác.
Chắc sẽ không có đàn ông nếu không có đàn bà. Nhà tồn tại vì đàn bà. Thực ra toàn thể nền văn minh tồn tại bởi vì đàn bà. Đàn ông chắc vẫn còn là dân du cư, di chuyển. Và điều đó vẫn còn lại trong tâm trí anh ta: cho dù anh ta sống trong nhà, con người của anh ta vẫn liên tục di chuyển. Anh ta không thể hàm chứa; anh ta không có năng lực để trở thành bụng mẹ.
Đó là lí do tại sao đây đã từng là cảm giác của tôi: rằng đàn bà có thể đi vào thiền dễ dàng hơn đàn ông. Điều đó là khó cho đàn ông; tâm trí của anh ta vẩn vơ nhiều hơn, lừa anh ta vào những cái bẫy mới, bao giờ cũng di chuyển, bao giờ cũng nghĩ về việc đi lên Himalaya, tới Goa, tới Nepal, tới Kabul - ở đâu có. Đàn bà có thể định cư; cô ấy có thể vẫn còn ở một chỗ. Không có sự khẩn thiết bên trong để di chuyển.
Và thế rồi tâm trí trở nên phù hợp để trở thành bụng mẹ - bởi vì chỉ qua bụng mẹ đó mà sinh linh mới được sinh ra cho bạn. Bạn sẽ được sinh ra cho bản thân bạn; bạn phải mang bản thân bạn trong bụng mẹ của bạn. Tập trung là một phần của nó. Điều hay là học tập trung. Nếu bạn có thể vẫn còn với một ý tưởng lâu, bạn trở nên có năng lực của khả năng cao hơn để vẫn còn là một và cùng một thứ trong thời gian dài - bởi vì nếu bạn không thể vẫn còn là một và cùng một thứ trong một thời kì lâu, bạn sẽ bị sao lãng bởi các đối thể: xe này, thế rồi xe khác; nhà này, thế rồi nhà khác; người đàn bà này, thế rồi người đàn bà khác; chức vụ này, thế rồi chức vụ khác. Bạn sẽ bị sao lãng bởi các đối thể. Bạn sẽ không có khả năng trở về nhà.
Khi không đối thể nào làm sao lãng bạn, chỉ thế thì việc trở về mới là có thể. Tâm trí mà có thể vẫn còn ở trong kiên nhẫn sâu sắc, như người mẹ, có thể chờ đợi, có thể vẫn còn không lay động, chỉ tâm trí đó mới có thể đi tới biết tính thiêng liêng riêng của người ta.
Thành tố thứ năm của yoga, pratyahar - trở về cội nguồn - là việc phục hồi của năng lực của tâm trí để kiểm soát các giác quan bằng việc từ bỏ sao lãng về các đối thể bên ngoài.
Chừng nào bạn chưa thể từ bỏ được sao lãng về các đối thể bên ngoài, bạn không thể đi vào bên trong được, bởi vì chúng sẽ cứ vẫy gọi bạn lặp đi lặp lại mãi. Điều đó cũng giống như bạn đang thiền, nhưng trong phòng thiền bạn để điện thoại nữa. Nó cứ rung chuông lặp đi lặp lại mãi - làm sao bạn có thể thiền được? Bạn phải tắt điện thoại đi.
Và vấn đề không phải là một điện thoại. Có cả triệu đối thể quanh bạn - hàng triệu điện thoại reo liên tục khi bạn đang cố thiền. Một phần của tâm trí bạn nói, "Mình đang làm gì đây? Đây là lúc đi ra chợ, bởi vì đây là lúc khách hàng giầu nhất tới. Sao mình phí thời gian ngồi ở đây chả làm gì cả?" Phần khác của tâm trí nói cái gì đó khác - và có cả nghìn lẻ một mảnh mẩu trong tâm trí. Tất cả chúng đều cứ reo liên tục để hấp dẫn sự chú ý của bạn. Nếu điều này tiếp tục, pratyahar là không thể được. Làm sao bạn sẽ có khả năng đi vào bên trong? Người ta phải vứt bỏ các mối quan tâm ngoại vi, các sao lãng, chỉ thế thì việc trở về mới trở thành có thể.
"Thành tố thứ năm của yoga, pratyahar - trở về cội nguồn - là việc phục hồi của năng lực của tâm trí để kiểm soát các giác quan bằng việc từ bỏ sao lãng về các đối thể bên ngoài." "Bằng việc từ bỏ sao lãng": làm sao người ta từ bỏ sao lãng? Bạn có thể đơn giản lấy lời thề rằng "Bây giờ tôi từ bỏ mối quan tâm của tôi vào giầu có," hay, "mối quan tâm của tôi vào đàn bà," "đàn ông"? Chỉ bằng việc lấy lời thề điều đó là không thể được. Thực ra chính điều đối lập sẽ xảy ra nếu bạn lấy lời thề. Nếu bạn nói, "Tôi từ bỏ mọi mối quan tâm của tôi tới đàn bà," thế thì tâm trí bạn sẽ bị chất quá nhiều với hình ảnh đàn bà; bạn sẽ quán tưởng nhiều hơn. Thực ra, nếu bạn từ bỏ bằng ý chí, bạn sẽ lâm vào đống lộn xộn nhiều hơn. Nhiều người đã từng làm điều đó.
Khi các sannyasin già tới tôi họ bao giờ cũng nói, "Phải làm gì với dục? Nó cứ gõ búa trong tâm trí tôi, và nó gõ búa nhiều hơn trước đây. Và chúng tôi đã từ bỏ rồi, cho nên phải làm gì bây giờ?" Bạn càng từ bỏ, không có hiểu biết, chỉ bằng sức mạnh ý chí, bạn sẽ càng bị rắc rối hơn. Hiểu biết là được cần; ý chí sẽ không được cần. Ý chí là một phần của bản ngã.
Và nếu bạn cố gắng để quyết chí cái gì đó, bạn đã bị phân chia thành hai - bạn bắt đầu tranh đấu. Nếu bạn nói, “Tôi sẽ không quan tâm tới đàn bà," tại sao bạn nói điều đó? Nếu bạn thực sự không quan tâm - được kết thúc rồi. Phỏng có ích gì mà nói điều đó? Tại sao bạn cứ đi ra công chúng để lấy lời thề trong đền nào đó trước guru nào đó ở buổi lễ công cộng? Vấn đề là gì? Nếu bạn không quan tâm thì bạn không quan tâm. Được kết thúc. Tại sao ra trưng bày về nó? Tại sao là người khoa trương? Không, nhu cầu là khác. Bạn chưa được kết thúc; thực ra, bạn bị hấp dẫn sâu sắc.
Nhưng bạn bị thất vọng nữa. Mọi lúc bạn trong quan hệ bạn đều bị thất vọng. Thất vọng có đó, hấp dẫn có đó - cả hai đều có đó, đấy là khổ. Bây giờ bạn đang tìm kiếm chỗ trú ẩn nào đó nơi bạn có thể từ bỏ nó: bạn tìm xã hội. Nếu bạn từ bỏ mối quan tâm vào đàn bà trước một đám đông lớn, thế thì bản ngã của bạn sẽ nói, “Bây giờ đi theo hướng đó là không tốt," bởi vì toàn thể xã hội biết rằng bạn đã lấy lời thề về brahmacharya. Bây giờ điều đó ngược lại bản ngã của bạn; bây giờ bạn phải tranh đấu vì nó.
Và bạn đang tranh đấu với ai? - dục riêng của bạn, ý chí của bạn chống lại dục riêng của bạn. Cứ dường như tay trái của bạn đang đánh lại tay phải của bạn. Điều đó là ngu xuẩn; nó là ngu si. Bạn sẽ không bao giờ có thể thắng lợi.
Thế thì làm sao người ta từ bỏ được? Người ta từ bỏ bằng hiểu biết, người ta từ bỏ bằng kinh nghiệm, người ta từ bỏ bằng trưởng thành - không bằng lời thề. Nếu bạn muốn từ bỏ bất kì cái gì, sống nó thật thấu suốt vào. Đừng sợ hãi và hoảng hốt. Đi tới điểm sâu nhất trong nó, để cho bạn hiểu. Một khi một điều được hiểu, nó có thể được bỏ đi mà không mất nỗ lực nào về phần ý chí. Nếu ý chí có tham gia vào, bạn sẽ trong rắc rối. Đừng bao giờ từ bỏ bất kì cái gì bằng ý chí, với ý chí. Đừng bao giờ dùng sức mạnh ý chí để làm bất kì cái gì; bằng không bạn sẽ trong rắc rối. Ý chí là một trong những hiện tượng tạo khổ nhiều nhất trong bạn.
Chỉ bởi hiểu biết ngầm mà biết rõ rằng cuộc sống là trường học phải trải qua, và đừng vội vàng. Nếu bạn vẫn cảm thấy rằng ham muốn vấn vương còn có đó về tiền, tốt hơn cả là đừng cầu nguyện. Đi đi, và tích luỹ tiền và được kết thúc với nó. Điều đó là vô nghĩa, cho nên nếu bạn có thông minh bạn sẽ được kết thúc sớm. Nếu bạn không có đủ thông minh thế thì bạn sẽ mất thêm chút thời gian: kinh nghiệm sẽ cho bạn thông minh. Kinh nghiệm là cách duy nhất; không có lối tắt khác. Có thể mất thời gian lâu, nhưng không cái gì có thể được làm - con người là bất lực. Con người phải đạt tới thông minh qua kinh nghiệm. Và mọi điều bạn biết rõ có thể bị loại bỏ. Thực ra nói rằng nó bị loại bỏ là không đúng: tự nó bỏ nó.
Bằng từ bỏ sao lãng của các đối thể bên ngoài người ta trở nên có khả năng về pratyahar, trở về nhà. Bây giờ không còn mối quan tâm nào trong thế giới bên ngoài, cho nên bạn không đi vào cả nghìn lẻ một hướng. Bây giờ bạn sẽ muốn biết bản thân bạn; ham muốn để biết bản thân người ta thay thế cho mọi ham muốn khác. Chỉ một ham muốn còn lại bây giờ: biết bản thân người ta.
Tatah parama vashyate indriyanam.
Thế rồi tới việc làm chủ hoàn toàn trên tất cả các giác quan.
Khi bạn trở về nhà, bên trong, đột nhiên bạn trở thành người chủ. Đây là cái đẹp của quá trình này. Nếu bạn đi ra ngoài bạn vẫn còn là nô lệ - và nô lệ cho cả triệu thứ. Sự nô lệ của bạn là vô hạn, bởi vì các đối thể của ham muốn của bạn là vô hạn.
Chuyện xảy ra: Tôi đã là thầy giáo ở đại học. Ở ngay cạnh tôi là một giáo sư thường sống. Tôi chưa bao giờ bắt gặp người nào khổ thế; ông ấy thực sự là phi thường. Ông ấy có đủ tiền; bố ông ấy đã để lại nhiều. Ông ấy và vợ ông ấy sống một mình. Đủ tiền, nhà to, mọi thứ - nhưng ông ấy dùng một chiếc xe đạp nổi tiếng khắp thị trấn.
Chiếc xe đạp đó là cái gì đó kì diệu. Không ai khác có thể dùng nó: nó cà tàng tới mức không thể nào dùng được nó. Khắp thị trấn đều biết ông ấy không bao giờ khoá xe đạp, bởi vì không có nhu cầu - chẳng ai có thể lấy cắp nó. Mọi người đã thử, và trả lại nó. Ông ấy sẽ đi tới nhà hát; ông ấy sẽ để xe đạp ở ngoài. Ông ấy sẽ không để nó ở chỗ để xe, bởi vì sẽ phải trả một xu. Ông ấy sẽ để nó ở bất kì chỗ nào, và sau ba giờ khi ông ấy tới, ông ấy bao giờ cũng tìm thấy nó ở đó. Nó không có chắn bùn, không chuông, không chắn xích, và nó tạo ra tiếng ồn tới mức bạn có thể nghe thấy từ xa cả dặm đường mà vị giáo sư này đang tới.
Dần dần, ông ấy trở thành quen thân với tôi. Tôi gợi ý cho ông ấy, "Thế này thì quá thể, và mọi người đều cười xe của thầy. Sao thầy không bỏ nó đi?"
Ông ấy nói, "Làm gì đây? Tôi đã cố gắng bán nó, nhưng chẳng ai sẵn sàng mua nó."
"Không ai sẵn sàng mua nó bởi vì nó chẳng đáng giá gì cả. Thầy đơn giản đi và vứt nó xuống sông - và cám ơn Thượng đế nếu ai đó không đem nó lại!" Ông ấy nói, "Tôi sẽ nghĩ về điều đó." Nhưng ông ấy không thể nghĩ được.
Thế là, ngày sinh nhật tiếp của ông ấy sắp tới và tôi mua một chiếc xe đạp mới, xe tốt nhất sẵn có, và tặng nó cho ông ấy. Ông ấy rất hạnh phúc. Ngày hôm sau tôi đợi để xem ông ấy đi xe đạp mới nhưng ông ấy lại đi chiếc xe cũ. Thế là tôi hỏi, "Có chuyện gì vậy?"
Ông ấy nói, "Cái xe anh cho tôi đẹp thế, tôi không thể dùng nó được."
Nó đã trở thành vật thờ. Ông ấy sẽ lau chùi nó mọi ngày; tôi thấy rằng ông ấy lau nó. Ông ấy lau nó và đánh bóng nó và làm và... Bao giờ nó cũng ở đó trong nhà ông ấy như vật trưng bày, và ông ấy vẫn đi chiếc xe của ông ấy - bốn, năm dặm đi tới đại học; bốn, năm dặm tới chợ - cả ngày. Không thể nào thuyết phục được ông ấy dùng nó. Ông ấy sẽ nói, "Hôm nay trời mưa," "Hôm nay trời nóng quá," và, "Tôi vừa mới đánh bóng nó. Và anh biết sinh viên rồi đấy - chúng toàn tinh nghịch - ai đó có thể làm xước nó. Tôi sẽ phải để nó ở ngoài đại học, và ai đó có thể làm xước nó và phá hỏng nó."
Ông ấy chưa bao giờ dùng nó, và như tôi biết ông ấy phải vẫn tôn thờ nó. Có những người tôn thờ đồ vật. Tôi bảo ông giáo sư đó, "Thầy không phải là người chủ của xe đạp, xe đạp đã trở thành chủ của thầy. Thực ra, tôi nghĩ rằng tôi đã cho thầy món quà là chiếc xe đạp - bây giờ tôi có thể nói với xe đạp, ‘Tôi đã cho bạn món quà là ông giáo sư này.' " Xe đạp là người chủ.
Nếu bạn ham muốn đồ vật bạn không bao giờ là người chủ, và đó là khác biệt: bạn có thể ở trong lâu đài, nhưng nếu bạn dùng nó, không thành vấn đề gì. Bạn có thể ở trong lều, nhưng nếu bạn không dùng nó và lều dùng bạn, bạn có thể có vẻ nghèo với người từ bên ngoài, nhưng bạn không nghèo đâu: bạn bị ám ảnh với sở hữu. Một người có thể sống trong lâu đài và là người ẩn dật; và một người có thể sống trong lều và không là người ẩn dật. Phẩm chất của việc là người ẩn dật tuỳ thuộc vào phẩm chất của việc làm chủ của bạn. Nếu bạn dùng đồ vật, điều đó là tốt; nhưng nếu bạn bị dùng, bạn đang hành xử rất ngu xuẩn.
Patanjali nói, "Thế rồi tới việc làm chủ hoàn toàn các giác quan " - và đối thể của các giác quan... chỉ thông qua pratyahar, khi bạn trở thành điều quan trọng nhất trong cuộc sống của bạn. Không cái gì so sánh được với nó. Khi mọi thứ có thể bị hi sinh cho việc biết cái ta riêng của bạn, bản thể bạn, khi các vương quốc là vô giá trị - nếu bạn phải chọn giữa vương quốc bên trong và vương quốc của bên ngoài bạn sẽ chọn vương quốc bên trong của bạn - vào khoảnh khắc đó, lần đầu tiên, bạn không còn là đầy tớ: bạn đã trở thành người chủ. Ở Ấn Độ với các sannyasins, chúng ta đã dùng từ swami - swami nghĩa là "người chủ," người chủ của các giác quan. Bằng không, các bạn tất cả đều là đầy tớ - và đầy tớ của những thứ chết, đầy tớ của thế giới vật chất.
Và chừng nào bạn chưa trở thành người chủ, bạn sẽ không đẹp. Bạn sẽ xấu, bạn sẽ vẫn còn xấu. Chừng nào bạn chưa trở thành người chủ bạn sẽ vẫn còn trong địa ngục. Là người chủ của bản thân mình là đi vào cõi trời. Đó là thiên đường duy nhất có đó.
Pratyahar làm bạn thành người chủ. Pratyahar nghĩa là: bây giờ bạn không đi sau các đồ vật, không theo đuổi, không săn đuổi đồ vật. Cùng năng lượng đó mà đã đi vào trong thế giới bây giờ đang đi tới trung tâm. Khi năng lượng này rơi vào trung tâm, khải lộ tiếp khải lộ hiện ra. Lần đầu tiên bạn trở nên được biểu lộ cho bản thân bạn - bạn biết bạn là ai. Và tri thức đó, tôi là ai, làm bạn thành thượng đế.
Hamlet của Shakespeare là đúng khi anh ta nói về con người, "Giống Thượng đế làm sao." Pavlov là sai khi ông ấy nói về con người, "Giống chó làm sao." Nhưng, nếu bạn đang theo đuổi đồ vật, Pavlov là đúng, Hamlet sai. Nếu bạn theo đuổi đồ vật thế thì Skinner là đúng, Lewis là sai.
Để tôi nhắc lại: "Con người bị thủ tiêu," C. S. Lewis nói. "Sự tống khứ tốt," B. F. Skinner nói. "Giống thượng đế làm sao," Hamlet của Shakespeare nói. "Giống chó làm sao," Pavlov nói. Đó là tuỳ bạn chọn điều bạn muốn hiện hữu. Nếu bạn đi vào bên trong, bạn trở thành thượng đế. Nếu bạn đi ra ngoài, Pavlov là đúng.

0 Đánh giá

Ads Belove Post