Chương 7. Bên ngoài lỗi của việc kinh nghiệm

Chương 7. Bên ngoài lỗi của việc kinh nghiệm

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 8)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 7. Bên ngoài lỗi của việc kinh nghiệm

36. Kinh nghiệm là kết quả của tính không có khả năng thấy khác biệt giữa purusha, tâm thức thuần khiết, và sattva, thông minh thuần khiết, mặc dầu chúng là tuyệt đối phân biệt.
Thực hiện pamyama trên mối quan tâm tới cái ta đem tới tri thức về purusha tách rời khỏi tri thức về người khác.
37. Từ điều này theo sau là việc nghe, sờ, thấy, nếm và ngửi một cách trực giác.
38. Đây là những quyền năng khi tâm trí được chỉnh theo bên ngoài, nhưng là các chướng ngại trên con đường của samadhi.
Một trong những lời kinh quan trọng nhất của Patanjali - chính điều then chốt. Phần cuối cùng này của Kinh Yoga của Patanjali có tên là "kaivalya pada." Kaivalya nghĩa là summum bonum - giải thoát tối thượng, tự do toàn bộ của tâm thức, điều không biết tới giới hạn, điều không biết tới không thuần khiết. Từ kaivalya là rất hay; nó có nghĩa là tính một mình hồn nhiên; nó có nghĩa là tính một mình thuần khiết.
Từ "tính một mình" phải được hiểu. Nó không phải là cô đơn. Cô đơn có tính tiêu cực khi bạn khao khác về người khác. Cô đơn là cảm giác về thiếu người khác; một mình là việc nhận ra bản thân người ta. Cô đơn là xấu; một mình là cực kì đẹp. Một mình là khi bạn hài lòng tới mức bạn không cần người khác, tới mức người khác đã hoàn toàn biến mất khỏi tâm thức bạn - người khác không làm ra cái bóng nào lên bạn, người khác không tạo là giấc mơ nào trong bạn, người khác không kéo bạn ra.
Người khác liên tục kéo bạn khỏi trung tâm. Câu nói nổi tiếng của Sartre, Patanjali chắc đã hiểu nó rõ, là, "Người khác là địa ngục." Người khác có thể không là địa ngục, nhưng địa ngục được tạo ra bởi ham muốn của bạn về người khác. Ham muốn về người khác là địa ngục.
Và là vô ham muốn về người khác là đạt tới sự rõ ràng tinh khôi của bản thể. Thế thì bạn hiện hữu, và bạn là cái toàn thể - và không tồn tại ai ngoài bạn. Điều này Patanjali gọi là kaivalya.
Và cách thức hướng tới kaivalya, con đường, là, bước trước hết, bản chất nhất, vivek, khu biệt; bước quan trọng thứ hai là vairagya, từ bỏ; và thứ ba là nhận ra kaivalya, tính một mình.
Tại sao bạn khao khát nhiều thế về người khác? Sao có ham muốn này - cái điên khùng thường xuyên về người khác? Bạn đã lấy bước sai nào? Tại sao bạn không được thoả mãn với bản thân bạn? Sao bạn không cảm thấy được hoàn thành? Sao bạn nghĩ rằng bằng cách nào đó bạn thiếu cái gì đó? Quan niệm sai này rằng bạn không đầy đủ nảy sinh từ đâu? Nó nảy sinh từ sự đồng nhất với thân thể. Thân thể là người khác. Một khi bạn đã lấy bước đầu tiên sai, thế thì bạn sẽ cứ đi tiếp mãi, và không có tận cùng cho nó.
Với vivek Patanjali ngụ ý: khu biệt bản thân bạn như tách rời khỏi thân thể - nhận ra rằng bạn ở trong thân thể nhưng bạn không là thân thể, nhận ra rằng bạn ở trong tâm trí nhưng bạn không là tâm trí. Nhận ra rằng bạn bao giờ cũng là nhân chứng thuần khiết - sakshin drashta - người thấy. Bạn chưa bao giờ là cái được thấy, bạn chưa bao giờ là đối thể. Bạn là tính chủ thể thuần khiết.
Soren Kierkegaard, một trong những nhà tư tưởng hiện sinh có ảnh hưởng nhất ở phương Tây, đã nói, "Thượng đế là tính chủ thể." Ông ấy tới rất gần Patanjali. Ông ấy ngụ ý gì khi ông ấy nói Thượng đế là tính chủ thể? Khi mọi đối thể đều được biết là tách rời khỏi bạn, chúng bắt đầu biến mất. Chúng tồn tại qua sự hợp tác của bạn. Nếu bạn nghĩ bạn là thân thể, thế thì thân thể là liên tục. Nó cần sự giúp đỡ của bạn, năng lượng của bạn. Nếu bạn nghĩ bạn là tâm trí, tâm trí vận hành. Nó cần sự giúp đỡ của bạn, sự hợp tác của bạn, năng lượng của bạn.
Đây là một trong những cơ chế bên trong: rằng chỉ bằng sự hiện diện của bạn, tự nhiên trở nên sống động. Chỉ bằng sự hiện diện của bạn mà thân thể vận hành như sống động; chỉ bằng sự hiện diện của bạn mà tâm trí bắt đầu vận hành.
Trong yoga họ nói dường như người chủ đã đi ra ngoài; thế rồi họ nói người đó quay về nhà. Những kẻ phục vụ đang tán gẫu và ngồi trên bậc cửa nhà và hút thuốc, và không ai lo nghĩ về ngôi nhà. Khoảnh khắc người chủ vào, việc tán gẫu của họ dừng lại, họ không còn hút thuốc, họ đã giấu thuốc lá của họ đi và họ bắt đầu làm việc, và họ đang cố gắng chứng tỏ rằng họ tham gia nhiều thế vào công việc của họ tới mức bạn thậm chí không thể nhận ra được rằng mới khoảnh khắc trước họ còn tán gẫu, ngồi lười nhác trên bậc cửa, nghỉ ngơi. Chỉ sự hiện diện của người chủ, và mọi thứ lắng đọng - dường như thầy giáo đã đi ra khỏi lớp và có nhiều rối loạn, gần như hỗn độn, và thầy giáo quay lại và mọi đứa trẻ lại ngồi yên trong chỗ của chúng và chúng bắt đầu viết, làm bài tập, và có im lặng hoàn toàn. Chính sự hiện diện.
Bây giờ các nhà khoa học có cái gì đó song song với nó. Họ gọi nó là tác nhân xúc tác. Có vài hiện tượng khoa học trong đó một chất nào đó được cần chỉ để hiện diện. Nó không hành động theo bất kì cách nào, nó không đi vào trong bất kì hoạt động nào, nhưng chỉ sự hiện diện của nó giúp cho hoạt động nào đó xảy ra - nếu nó không hiện diện hoạt động đó sẽ không xảy ra. Nếu nó hiện diện, nó vẫn còn trong bản thân nó, nó không đi ra ngoài. Chính sự hiện diện này là xúc tác - nó tạo ra hoạt động nào đó trong ai đó khác, ở đâu đó khác.
Patanjali nói rằng bản thể bên trong nhất của bạn là không hoạt động, nó bất hoạt. Bản thể bên trong nhất được gọi trong yoga là purusha. Tâm thức thuần khiết của bạn là tác nhân xúc tác. Nó chỉ ở đó không làm gì cả - nhìn mọi thứ, nhưng không làm gì; xem mọi thứ, nhưng không tham gia vào bất kì cái gì. Bằng sự hiện diện tuyệt đối của purusha, prakriti, tự nhiên - tâm trí, thân thể, mọi thứ - bắt đầu vận hành.
Nhưng chúng ta bị đồng nhất với thân thể, chúng ta bị đồng nhất với tâm trí: chúng ta tuột ra khỏi người chứng kiến và trở thành người làm. Đó là toàn thể bệnh của con người. Vivek là thuốc - cách trở về nhà, cách vứt bỏ ý tưởng sai lầm này rằng bạn là người làm, và cách đạt tới sự sáng tỏ của việc chỉ là nhân chứng. Phương pháp luận này được gọi là vivek.
Một khi bạn đã hiểu rằng bạn không là người làm và bạn là người quan sát, điều thứ hai xảy ra một cách tự phát - từ bỏ, tính chất sannyas, vairagya. Điều thứ hai là: bây giờ bất kì cái gì bạn đã làm trước đây, bạn không thể làm được. Bạn đã dính líu quá nhiều vào nhiều thứ bởi vì bạn tưởng bạn là thân thể, bởi vì bạn tưởng bạn là tâm trí. Bây giờ bạn biết rằng bạn không là thân thể không là tâm trí, cho nên nhiều hoạt động mà bạn đã theo và săn đuổi và phát điên lên đơn giản mất đi. Việc mất đi đó là vairagya; đó là tính chất sannyas, từ bỏ.
Cách nhìn của bạn, vivek của bạn, hiểu biết của bạn, đem tới biến đổi: đó là vairagya. Và khi vairagya là đầy đủ, đỉnh cao khác nảy sinh, chính là kaivalya - lần đầu tiên bạn biết bạn là ai. Nhưng bước đầu tiên của sự đồng nhất dẫn bạn đi lạc lối, thế thì một khi bạn đã lấy bước đầu tiên, một khi bạn đã bỏ qua việc chuẩn bị của bạn và bạn đã bị bắt vào trong đồng nhất, thế thì nó cứ tiếp diễn mãi; và bước này dẫn tới bước khác, rồi tới bước khác nữa, và bạn ngày càng trong bãy lầy và trong đống lộn xộn. Để tôi kể cho bạn một giai thoại:
Hai bạn trẻ đi vào xã hội và bạn trẻ Cohen có hi vọng lớn là cưới một cô có quyền thừa kế. Để cho mình được hỗ trợ tinh thần lớn hơn, anh ta đem anh bạn trẻ Levy đi cùng mình tới gặp bố mẹ cô gái. Bố mẹ mỉm cười với bạn trẻ Cohen và nói, "Bác biết cháu đang trong kinh doanh quần áo."
Cohen gật đầu một cách bồn chồn và nói, "Dạ vâng, kinh doanh nhỏ thôi."
Levy vỗ lưng cậu ta và nói, "Anh ấy khiêm tốn thế, khiêm tốn thế. Anh ấy có hai mươi bẩy cửa hàng và đang thương lượng thêm." Bố mẹ nói, "Bác biết cháu có một căn hộ." Cohen mỉm cười, "Vâng, có hai phòng khiêm tốn."
Cậu trẻ Levy bắt đầu cười, "Khiêm tốn, khiêm tốn! Anh ấy có một tầng mái ở Park Lane." Bố mẹ tiếp tục, "Và cháu có xe ô tô?" "Dạ vâng," Cohen nói. "Một chiếc cực đẹp."
"Cực đẹp chưa là gì nhé!" Levy xen vào. "Anh ấy có ba xe Rolls-Royces, và đó chỉ để dùng trong thị trấn."
Cohen hắt hơi. "Cháu bị cảm lạnh à?" bố mẹ lo lắng hỏi. "Dạ vâng, chỉ cảm xoàng thôi," Cohen đáp. "Xoàng à, chưa là gì nhé!" Levy la lên. "Bị hẳn lao cơ!"
Bước này dẫn tới bước khác, và một khi bạn đã lấy bước sai, cuộc đời bạn trở thành việc phóng đại cái sai đó. Nó được soi gương và phản xạ theo triệu cách. Và nếu bạn không sửa nó ở đó - bạn có thể cứ sửa khắp thế giới - bạn sẽ không có khả năng sửa nó.
Gurdjieff thường nói với đệ tử của ông ấy, "Điều đầu tiên là trở nên không bị đồng nhất và liên tục nhớ rằng ông là nhân chứng, chỉ là tâm thức - không là hành động, không là ý nghĩ." Nếu việc nhớ này trở thành hiện tượng được kết tinh trong bạn, bạn đã đạt tới vivek, khu biệt; thế thì vairagya theo sau một cách tự phát. Nếu bạn không trở nên khu biệt, samsar, thế giới, theo sau một cách tự phát. Nếu bạn trở nên bị đồng nhất với thân thể và tâm trí, bạn đi ra ngoài - bạn đi vào trong thế giới. Bạn bị trục xuất khỏi vườn Eden. Nếu bạn khu biệt và bạn nhớ rằng bạn ở trong thân thể và thân thể là chỗ trú ngụ và bạn là người chủ và tâm trí chỉ là máy tính sinh học, bạn là người chủ và tâm trí chỉ là nô lệ; thế thì, đó là việc quay vào trong. Thế thì bạn không đi trong thế giới, bởi vì bước thứ nhất đã bị loại bỏ. Bây giờ bạn không còn được bắc cầu với thế giới, đột nhiên bạn bắt đầu rơi vào trong. Đây là điều vairagya, từ bỏ, là gì.
Và khi bạn cứ rơi vào trong và vào trong và vào trong và tới điểm cuối cùng bên ngoài cái đó không có đi nữa, summum bonum, nó được gọi là kaivalya: bạn đã trở thành một mình. Bạn không cần bất kì ai. Bạn không cần nỗ lực thường xuyên rót đầy bản thân bạn bằng cái gì đó hay cái khác. Bây giờ bạn trong hoà điệu với cái trống rỗng của bạn, và bởi vì việc quay vào trong của bạn, mà trong đó là trống rỗng, chính cái trống rỗng đã trở thành đầy, vô hạn, sự hoàn thành, kết quả của hiện hữu.
Purusha này có đó ngay từ đầu, purusha này có đó ở cuối, và giữa hai điều này chỉ là một giấc mơ lớn.
Lời kinh thứ nhất:
Kinh nghiệm là kết quả của tính không có khả năng thấy khác biệt giữa purusha, tâm thức thuần khiết, và sattva, thông minh thuần khiết, mặc dầu chúng là tuyệt đối phân biệt.
Thực hiện pamyama trên mối quan tâm tới cái ta đem tới tri thức về purusha tách rời khỏi tri thức về người khác.
Từng từ đều phải được hiểu bởi vì từng từ là cực kì có ý nghĩa.
"Kinh nghiệm là kết quả của tính không có khả năng thấy khác biệt..." Mọi kinh nghiệm đều chỉ là sai sót. Bạn nói, "Tôi khổ," hay bạn nói, "Tôi sướng," hay bạn nói, "Tôi cảm thấy đói," hay bạn nói, "Tôi cảm thấy rất thoải mái và mạnh khoẻ" - mọi kinh nghiệm đều là một sai sót, là việc hiểu lầm.
Khi bạn nói, "Tôi đói," bạn thực sự ngụ ý gì? Bạn đáng phải nói, "Tôi ý thức rằng thân thể đói." Bạn không nên nói, "Tôi đói." Bạn không đói. Thân thể đói, bạn là người biết sự kiện này. Kinh nghiệm này không phải là của bạn, chỉ là nhận biết. Kinh nghiệm này là của thân thể, nhận biết là của bạn. Khi bạn cảm thấy khổ, lần nữa, kinh nghiệm này có thể là của thân thể hay của tâm trí - điều không phải là hai.
Thân thể và tâm trí là một cơ chế. Thân thể là cơ chế thô của cùng một thực thể, tâm trí là cơ chế tinh. Nhưng cả hai là như nhau. Nói "thân và tâm" là không tốt, chúng ta nên nói "thân tâm." Thân thể không là gì ngoài tâm trí theo cách thô, và nếu bạn quan sát thân thể mình, bạn sẽ thấy rằng thân thể cũng vận hành như tâm trí. Bạn ngủ say, một con ruồi bay tới và vo ve quanh mặt bạn - bạn xua nó đi bằng tay mà không dậy hay thức dậy theo bất kì cách nào. Thân thể vận hành, rất lưu tâm. Hay cái gì đó bắt đầu bò lên chân bạn - bạn ném nó đi. Ngủ say. Bạn sẽ không nhớ vào buổi sáng. Thân thể vận hành như tâm trí - rất thô, nhưng nó vận hành như tâm trí.
Cho nên thân-tâm có mọi kinh nghiệm - tốt hay xấu, hạnh phúc, bất hạnh, chả khác biệt gì. Bạn không bao giờ là người kinh nghiệm, bạn bao giờ cũng là nhận biết về kinh nghiệm. Cho nên Patanjali nói trong một phát biểu rất bạo dạn, "Kinh nghiệm là kết quả của tính không có khả năng thấy khác biệt..." Mọi kinh nghiệm đều là sai sót. Sai sót nảy sinh bởi vì bạn không khu biệt, bạn không biết ai là ai.
Điều đó xảy ra nhiều lần. Ở vùng Amazon có một bộ lac nhỏ những người nguyên thuỷ. Khi người vợ sinh con, người chồng cũng nằm trên cái cũi khác. Vợ bắt đầu kêu la và chồng cũng bắt đầu kêu la. Khi lần đầu tiên điều đó được khám phá ra, điều đó là không thể nào tin được. Chồng đang làm gì vậy, và để làm gì? Vợ đang trải qua cơn đau, nhưng tại sao lại chồng? Anh ta diễn kịch sao? Và thế rồi nhiều nghiên cứu đã được tiến hành trên điều đó và người ta thấy rằng chồng không đóng kịch. Cơn đau thực sự xảy ra một khi bạn bị đồng nhất. Từ hàng nghìn năm tâm trí của bộ lạc đó đã được ước định rằng vì vợ và chồng cả hai đều là bố mẹ của đứa trẻ, cả hai phải đau.
Dường như hoàn toàn được. Phong trào giải phóng của phụ nữ nên đồng ý với họ. Sao chỉ đàn bà? Và những người chồng này cứ thế, họ không khổ sao? Họ không mang đứa con trong bụng trong chín tháng, và thế rồi khi đứa trẻ được sinh ra toàn thể trách nhiệm dường như là của người mẹ. Tại sao lại điều này?
Nhưng bộ lạc đó đã sống theo cách đó. Các nhà tâm lí, những người nghiên cứu y tế, đã quan sát đàn ông thực sự trải qua đau đớn - thực sự. Không thể nào tin được cho chúng ta bởi vì chúng ta không bị đồng nhất theo cách đó. Chồng bị đồng nhất thế với vợ - chính việc đồng nhất rằng "cô ấy đang trải qua đau đớn" - anh ta bắt đầu có đau nhói.
Thỉnh thoảng bạn có thể đã quan sát điều đó. Nếu bạn yêu ai đó rất nhiều và anh ta đau khổ, bạn bắt đầu đau khổ. Đó là điều thấu cảm là gì. Nếu người yêu của bạn đau khổ, bạn bắt đầu đau khổ. Nếu người yêu của bạn sung sướng, bạn bắt đầu cảm thấy sung sướng. Nếu người yêu của bạn nhảy múa, bạn cảm thấy thích nhảy múa.
Bạn được hoà điệu với người yêu của bạn - bạn trở nên bị đồng nhất.
Bây giờ điều này dường như là trường hợp rất ngớ ngẩn, rằng xã hội này vẫn tiếp tục và chồng thực sự đau nhiều gần như vợ, và không có khác biệt gì. Bây giờ ánh sáng mới đã tới về đau của đàn bà nữa. Một nhà phân tâm ở Pháp đã việc sâu trên nó và ông ấy thấy rằng đàn bà đau chỉ bởi vì họ tin theo cách đó. Có những bộ lạc trong đó thậm chí không người vợ nào đau cả.
Ở Ấn Độ có những bộ lạc. Trong các xã hội nguyên thuỷ vợ sẽ tiếp tục làm việc trên cánh đồng, chặt củi, chở củi, và đột nhiên cô ấy sẽ đẻ con, để đứa con vào trong thùng, và về nhà. Cô ấy sẽ đẻ con trên cánh đồng, để con dưới cây và tiếp tục công việc của mình, công việc phải được hoàn thành, và đến tối cô ấy sẽ đem đứa trẻ về nhà. Không đau. Điều gì đã xảy ra? Điều đó nữa cũng là niềm tin, ước định.
Và bây giờ hàng triệu đàn bà sẵn sàng đẻ con mà không đau gì ở thế giới phương Tây, việc sinh không đau; chỉ hệ thống niềm tin phải được thay đổi. Họ phải được giải thôi miên. Họ phải được nói cho rằng đây chỉ là ý tưởng - đau thực sự không xảy ra; nó chỉ là ý tưởng. Và một khi bạn có ý tưởng bạn tạo ra nó. Một khi bạn có ý tưởng nó bắt đầu xảy ra - nó là phóng chiếu của bạn.
Patanjali nói mọi kinh nghiệm đều là sai sót - sai sót trong cách nhìn của bạn. Bạn trở nên bị đồng nhất với đối thể, và chủ thể bắt đầu nghĩ dường như nó là đối thể. Bạn cảm thấy đói, nhưng bạn không đói - thân thể đói. Bạn cảm thấy đau, nhưng bạn không đau - thân thể đang bị đau; bạn chỉ tỉnh táo.
Lần sau cái gì đó xảy ra cho bạn - và mọi khoảnh khắc cái gì đó này khác xảy ra - chỉ quan sát. Chỉ cố gắng bắt giữ việc nhớ này rằng "Mình là nhân chứng," và xem nhiều sự thay đổi thế nào. Một khi bạn có thể nhận ra bạn là nhân chứng, nhiều thứ đơn giản biến mất, bắt đầu biến mất. Và một ngày tới mà là ngày chung cuộc, ngày của chứng ngộ, khi mọi kinh nghiệm đều ngã sóng xoài. Đột nhiên bạn ở bên ngoài kinh nghiệm: bạn không trong thân thể, bạn không trong tâm trí; bạn ở bên ngoài cả hai. Đột nhiên bạn bắt đầu nổi như mây, trên tất cả, bên ngoài tất cả. Trạng thái đó của vô kinh nghiệm là trạng thái của kaivalya.
Bây giờ thêm một điều nữa về nó. Có những người nghĩ rằng tâm linh cũng là kinh nghiệm. Họ không biết. Có những người tới tôi và họ nói, "Chúng tôi muốn có kinh nghiệm tâm linh nào đó." Họ không biết điều họ nói. Kinh nghiệm như thế là của thế gian. Không có kinh nghiệm tâm linh - không thể có được. Gọi một kinh nghiệm là "tâm linh" là làm sai lạc nó đi. Tâm linh chỉ là việc nhận ra nhận biết thuần khiết, purusha.
Điều đó xảy ra như thế nào? Làm sao chúng ta bị đồng nhất? Theo thuật ngữ yoga chân lí, chân lí tối thượng, có ba thuộc tính của nó, sat chit anand - sat-chit-anand. sat nghĩa là "hiện hữu" - phẩm chất của vĩnh hằng, phẩm chất của thường hằng, hiện hữu. chit: chit nghĩa là "tâm thức," nhận biết - chit là năng lượng, chuyển động, quá trình. Và anand: anand là "phúc lạc." Ba điều này đã được gọi là ba thuộc tính của điều tối thượng. Đây là ba ngôi yoga; tất nhiên, khoa học hơn ba ngôi Ki tô giáo bởi vì nó không nói về ba người - Thượng đế, Thánh thần linh thiêng, Con trai. Nó nói về việc nhận ra. Khi người ta đạt tới đỉnh tối thượng của sự tồn tại, người ta nhận ra ba điều: rằng người ta hiện hữu và người ta sẽ vẫn còn, đó là sat; thứ hai, người ta hiện hữu và người ta là ý thức - người ta không giống như vật chất chết - người ta hiện hữu và người ta biết rằng người ta hiện hữu, đó là chit; và, người ta biết rằng người ta hiện hữu và người ta cực kì phúc lạc.
Bây giờ để tôi giải thích nó cho bạn. Gọi nó là "phúc lạc" cũng không đúng, bởi vì thế thì nó sẽ trở thành một kinh nghiệm. Cho nên cách tốt hơn sẽ là nói "người ta là phúc lạc" - không phải "phúc lạc." Người ta là sat, người ta là chit, người ta là anand; người ta là hiện hữu, người ta là tâm thức, người ta là phúc lạc.
Đây là việc nhận ra tối thượng về chân lí. Patanjali nói ba điều này, khi chúng hiện diện trên thế giới, tạo ra ba phẩm chất trong prakriti, trong tự nhiên. Chúng vận hành như tác nhân xúc tác; chúng không làm gì cả. Chỉ sự hiện diện của chúng tạo ra hoạt động vô cùng trong prakriti. Hoạt động đó được tươn ứng bởi ba gunas, phẩm chất: sattva, rajas, tamas.
Sattva tương ứng với anand, phẩm chất của phúc lạc. Sattva nghĩa là thông minh thuần khiết. Bạn càng tới gần sattva, bạn càng cảm thấy phúc lạc hơn. Sattva là phản xạ của anand. Nếu bạn có thể quan niệm về tam giác, thế thì đáy là anand và hai cạnh kia là sat, chit. Nó được phản xạ trong thế giới vật chất, prakriti. Tất nhiên trong phản xạ nó trở nên bị lộn ngược xuống: sattva và rajas, tamas - cùng một tam giác.
Nhưng chân lí tối thượng là không làm gì cả - đó là nhấn mạnh của Patanjali. Bởi vì một khi chân lí tối thượng làm cái gì đó, nó trở thành người làm và nó đã đi vào trong thế gian. Trong Patanjali Thượng đế không phải là đấng sáng tạo; ngài chỉ là tác nhân xúc tác. Điều này cực kì khoa học bởi vì nếu Thượng đế là đấng sáng tạo thế thì bạn sẽ phải tìm động cơ, tại sao ngài sáng tạo. Thế thì bạn sẽ phải tìm ham muốn nào đó trong ngài để sáng tạo. Thế thì ngài sẽ trở thành bình thường như mọi người. Không, trong Patanjali Thượng đế là sự hiện diện tuyệt đối, thuần khiết. Ngài không làm gì cả, nhưng bởi sự hiện diện của ngài mọi sự xảy ra - prakriti, tự nhiên, bắt đầu nhảy múa.
Có một câu chuyện cổ. Nhà vua đã làm một cung điện, cung điện này có tên là Cung điện Gương. Sàn, tường, trần, toàn được phủ bởi hàng triệu tấm gương, những tấm gương tí hon, nhỏ xíu. Không có gì khác trong cả cung điện, nó là cung điện gương. Có lần chuyện xảy ra, con chó của nhà vua, bởi sai lầm, bị bỏ lại bên trong cung điện cả đêm và cung điện bị khoá cửa từ bên ngoài. Con chó nhìn, trở nên kinh hoàng - có cả triệu con chó ở mọi nơi. Nó suy nghĩ, chạy lên chạy xuống, đủ mọi hướng - cả triệu con chó. Nó không phải là chó thường, nó là chó của nhà vua - rất bạo dạn - ngay ngay cả thế, nó có một mình. Nó chạy từ phòng nọ sang phòng kia, nhưng không có lối thoát, không có chỗ đi. Khắp mọi nơi. Nó trở nên ngày một kinh hoàng hơn. Nó cố gắng thoát ra, nhưng không có cách nào để thoát ra - cửa bị khoá.
Chỉ vì sợ các con chó khác nó bắt đầu sủa, nhưng khoảnh khắc nó sủa, các con chó khác cũng sủa - bởi vì chúng là phản xạ thuần khiết. Thế rồi nó trở nên kinh hoàng hơn. Sợ các con chó khác nó bắt đầu lao vào tường. Các con chó khác cũng nhảy vào nó, húc vào nó. Đến sang người ta thấy con chó chết.
Nhưng khoảnh khắc con chó chết, mọi con chó khác cũng chết. Cung điện trống rỗng. Chỉ có một con chó và cả triệu phản xạ.
Đây là quan điểm của Patanjali: rằng chỉ có một thực tại, có cả triệu phản xạ của nó. Bạn tách rời khỏi tôi như một phản xạ, tôi tách rời khỏi bạn như một phản xạ, nhưng nếu chúng ta đi tới thực tại, việc tách rời sẽ mất đi - chúng ta sẽ là một. Phản xạ này tách rời khỏi phản xạ khác; bạn có thể phá huỷ một phản xạ và giữ lấy phản xạ khác.
Đó là cách một người chết... Có nhiều người giỏi biện luận trên thế giới hỏi, "Thế thì nếu chỉ có một Brahman, một Thượng đế, một sự hiện hữu lan toả khắp nơi, thế thì khi người ta chết, sao những người khác không chết?" Điều này là đơn giản. Nếu có nghìn lẻ một tấm gương trong phòng, bạn có thể phá huỷ một gương: một phản xạ sẽ biến mất - các phản xạ khác không mất. Bạn phá huỷ gương khác: phản xạ khác sẽ biến mất - các phản xạ khác không mất. Khi một người chết, chỉ một phản xạ chết. Nhưng người được phản xạ vẫn còn không chết; nó là bất tử. Thế rồi đứa con khác được sinh ra - đó lại là tấm gương khác được sinh ra, lại phản xạ khác.
Câu chuyện này tiếp diễn mãi. Đó là lí do tại sao người Hindu đã gọi thế giới này là maya: maya nghĩa là trình diễn ảo thuật. Chẳng cái gì có đó thực sự; mọi thứ chỉ dường như có đó. Và toàn thể thế gian ảo thuật này tuỳ thuộc vào một sai lầm, và sai lầm đó là của sự đồng nhất.
"Kinh nghiệm là kết quả của tính không có khả năng thấy khác biệt giữa purusha, tâm thức thuần khiết (tuyệt đối), và sattva, thông minh thuần khiết..." purusha is được phản xạ trong prakriti như sattva. Thông minh của bạn chỉ là phản xạ của thông minh thực; nó không phải là thông minh thực. Bạn láu lỉnh, biện luận, dò dẫm trong bóng tối, suy nghĩ, suy tư, tạo ra triết lí, hệ thống tư tưởng - đây chỉ là phản xạ. Thông minh này không phải là thông minh thực bởi vì thông minh thực không cần khám phá cái gì: với thông minh thực mọi thứ đều đã được khám phá.
Bây giờ nhìn vào những con đường khác nhau của triết học và tôn giáo. Triết học đi trong thông minh được phản xạ, vào trong sattva - nó cứ nghĩ và nghĩ và nghĩ và cứ tạo ra những cung điện ý nghĩ lớn hơn. Tôn giáo đi vào trong purusha - nó vứt bỏ cái gọi là thông minh; do đó mới có nhấn mạnh vào thiền để vứt bỏ suy nghĩ. Tôi đã nghe, có lần chuyện xảy ra:
Trong cửa hàng tạp hoá Mulla Nasruddin thấy một đám đông tụ tập quanh một con chim nhỏ chào giá cao cho nó. "Chắc chắn giá của chim và gà đã lên rất cao," Mulla tự nhủ. Anh ta về nhà, sau một hồi săn đuổi, thành công trong việc bắt được con gà tây già của mình. Trong cửa hàng tạp hoá họ chào giá hai đồng bạc cho con gà tây. "Không công bằng," Mulla nói. "Con gà tây của tôi to hơn con chim kia nhiều lần trong khi nó được đấu giá bằng nhiều đồng tiền vàng thế." "Nhưng con chim đó là vẹt biết nói - nó nói được." Mulla ngó nhìn con gà tây của mình đang ngủ mơ màng trong tay anh ta. "Con của tôi biết thiền," anh ta nói.
Trở thành gà tây đi - thiền đi. Suy nghĩ chỉ là mơ một cách logic, nó tạo ra cung điện lời nói. Và thỉnh thoảng người ta bị mắc vào trong lời nhiều thế; thế thì người ta hoàn toàn quên mất cái thực. Lời chỉ là phản xạ.
Ngôn ngữ là một trong những lí do chúng ta bị vướng mắc thế vào lời. Chẳng hạn trong tiếng Anh rất khó bỏ việc dùng từ "tôi." Nó rất nổi bật trong tiếng Anh. Cái "tôi" đứng thẳng thế - gần như biểu tượng dương vật. Nó là có tính dương vật. Đó là lí do tại sao người cảm nhận như E. E. Cummings bắt đầu viết "tôi" trong chữ thường. Và nó không dựng đứng, có tính dương vật mấy khi bạn viết. Khi bạn nói, "tôi," nó có tính dương vật, như việc dựng đứng lên, tính bản ngã. Cứ quan sát bao nhiêu lần "tôi" phải được dùng. Và bạn càng dùng nó nhiều, nó càng được nhấn mạnh, bản ngã càng trở nên nổi bật - dường như toàn thể tiếng Anh treo quanh "tôi."
Nhưng trong tiếng Nhật Bản đó là khác toàn bộ. Bạn có thể nói hàng giờ mà không dùng "tôi." Có thể viết ra một cuốn sách mà không dùng "tôi"; ngôn ngữ này có việc thu xếp khác toàn bộ. Cái "tôi" có thể được bỏ đi dễ dàng.
Không ngạc nhiên gì là nước Nhật Bản trở thành nước có tính thiền nhất trên thế giới và đã đạt tới những đỉnh cao hơn của Zen, tỏ ngộ, và samadhi. Tại sao điều đó đã xảy ra ở Nhật Bản? Tại sao nó đã xảy ra ở Miến Điện, ở Thái Lan, ở Việt Nam? Tất cả những nước này đã từng bị ảnh hưởng bởi Phật giáo, ngôn ngữ của họ khác với các nước khác mà chưa từng chịu ảnh hưởng bởi Phật giáo bởi vì Phật đã nói không có cái "tôi" - anatta, anatma, vô ngã, không có cái "tôi." Nhấn mạnh đó đi vào trong ngôn ngữ.
Phật nói, "Không cái gì là thường hằng." Cho nên khi lần đầu tiên Kinh Thánh được dịch sang ngôn ngữ Phật giáo, rất khó dịch nó. Vấn đề là rất cơ bản - làm sao nói "Thượng đế đang đấy." Bởi vì trong các nước Phật giáo, "đang đấy" là từ bẩn. Mọi thứ đều đang trở thành, chẳng cái gì đang đấy cả. Nếu bạn muốn nói, "Cây đang đấy," trong tiếng Miến Điện, nó sẽ đi tới ngụ ý, "Cây đang trở thành." Nó sẽ không ngụ ý, "Cây đang đấy." Nếu bạn muốn nói, "Sông đang đấy," bạn không thể nói điều đó trong tiếng Miến Điện được. Nó sẽ đi tới nghĩa, "Sông đang trở thành." Và điều đó là đúng bởi vì sông chưa bao giờ đang đấy cả. Nó bao giờ cũng trong quá trình - sông là đang "chảy." Nó không là danh từ, nó là động từ. Sông đang chảy, đang trở thành. Đừng bao giờ trong bất kì giai đoạn nào bạn có thể bắt nó lại thành "đang đấy. " Bạn không thể lấy bức ảnh chụp nhanh về nó được, nó là cuốn phim - quá trình liên tục. Bạn không thể có ảnh chụp - ảnh chụp sẽ là giả bởi vì nó sẽ là "đang đấy," và sông thì không bao giờ đang đấy.
Ngôn ngữ Phật giáo có cấu trúc khác cho chúng; thế thì chúng tạo ra tâm trí khác. Tâm trí phụ thuộc nhiều vào ngôn ngữ; toàn thể trò chơi của nó là ngôn ngữ. Cảnh giác với nó.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại. Chuyện xảy ra trong cộng đồng Sufi nhỏ, rất bí truyền:
Một nhà ngữ văn mô phạm tình cờ đi qua cuộc tụ tập của người Sufi và nghe thấy một lãnh tụ Hồi giáo nói, "Quả thực chúng ta tới từ Ngài và đi tới Ngài chúng ta sẽ quay về."
Với điều này nhà ngữ văn bắt đầu xé quần áo của mình và thốt ra tiếng kêu khóc lạ lùng. Mọi người tụ tập quanh ông ấy, tự hỏi không biết điều gì đã xảy ra; ông ấy chưa bao giờ nghiêng về tôn giáo hay có tài năng huyền bí nào.
Thấy rằng một dòng kinh Koran đã đưa nhà ngữ văn này tới cực lạc thế, lãnh tụ Hồi giáo lại nói, "Quả thực chúng ta tới từ Ngài và đi tới Ngài chúng ta sẽ quay về." Và lần nữa nhà ngữ văn lại xé quần áo, dậm mạnh chân, và rên rỉ và la lên.
Khi phiên này kết thúc và nhà ngữ văn không còn mảnh vải nào trên thân, ông lãnh tụ Hồi giáo đưa ông ta vào góc nhà, té nước vào mặt ông ta và nói, "Kể cho tôi đi, thưa ông, điều gì đã xảy ra mà một đoạn kinh Korran làm cho ông hành xử như thế?"
"Sao không!" nhà ngữ văn nói một cách say đắm. "Trong cả đời tôi, trong mọi bài nói và bài viết của tôi, và trong mọi bài viết của các học giả, gần đây và lâu rồi, ngôi thứ nhất số nhiều đã được dùng với shall, và không phải như ông nói, "tới Ngài chúng ta quay về "!
Vấn đề là về dùng "will" và "shall" - "will" là không đúng! Có vẻ ngớ ngẩn, có vẻ gần như điên, khùng, nhưng đây là điều đang xảy ra. Nếu Phật tới bạn và nói, "Không có Thượng đế," bạn lập tức lo âu, lo nghĩ. Ông ấy đã nói gì? Ông ấy đơn giản nói cái gì đó đi ngược lại hình mẫu ngôn ngữ của bạn, có vậy thôi. Nếu ông ấy nói, "Không có cái ta, không có 'tôi,'" bạn trở nên bị rối loạn. Ông ấy đã làm gì? Ông ấy đơn giản lấy đi chiến lược của bản ngã của bạn, không gì khác. Ông ấy đơn giản làm tan nát hình mẫu ngôn ngữ của bạn.
Điều đó đang xảy ra mọi ngày ở đây. Khi tôi nói cái gì đó, và tôi phá huỷ hình mẫu ngôn ngữ nào đó trong bạn, bạn trở nên bực mình, bạn trở nên giận dữ. Nếu bạn là người Ki tô giáo, tất nhiên, bạn có ngôi nhà ngôn ngữ Ki tô giáo. Nếu bạn là người Hindu bạn có ngôi nhà ngôn ngữ Hindu. Tôi không là những người này, và tôi ở đây để phá huỷ mọi hình mẫu ngôn ngữ. Bạn đánh cuộc, bạn trở nên giận dữ. Bạn trở nên bực mình. Bạn bắt đầu nghĩ phải làm gì. Nhưng tôi đang làm gì? Tôi có thể lấy cái gì từ bạn? Phật có thể lấy Thượng đế ra từ bạn nếu bạn đã biết tới Thượng đế - ông ấy có thể lấy nó ra từ bạn sao? Thế thì không có vấn đề gì. Nhưng ông ấy có thể lấy lí thuyết ngôn ngữ ra, ông ấy có thể lấy giả thuyết ra khỏi bạn.
"Kinh nghiệm là kết quả của tính không có khả năng thấy khác biệt giữa purusha, tâm thức thuần khiết, và sattva, thông minh thuần khiết..." Ngôn ngữ thuộc về sattva, lí thuyết thuộc về sattva, triết học thuộc về sattva. Sattva nghĩa là thông minh của bạn, tâm trí của bạn. Tâm trí không phải là bạn.
Ki tô giáo, Hindu giáo, Jaina giáo, Phật giáo, đều thuộc vào tâm trí. Đó là lí do tại sao các sư Phật giáo nói, "Nếu ông gặp Phật trên đường, giết ông ta ngay lập tức." Sư Phật giáo mà nói điều đó sao? Họ nói, "Giết Phật nếu ông thấy ông ấy, ngay lập tức." Họ đang nói, "Giết tâm trí, không mang lí thuyết về Phật, bằng không ông sẽ không bao giờ trở thành vị phật. Nếu ông muốn trở thành vị phật, vứt mọi ý tưởng về Phật đi - mọi ý tưởng. Giết Phật ngay lập tức!" Họ nói, "Nếu ông thốt ra tên Phật, ngay lập tức súc miệng và chùi sạch miệng - từ này bẩn thỉu." Sư Phật giáo mà nói thế sao? Họ là những người gây sửng sốt... nhưng thực sự kì diệu. Và họ ngụ ý điều đó.
Nếu bạn có thể thấy ra vấn đề, bạn sẽ trở nên có khả năng thấy ra nhiều thứ nữa.
Bồ đề đạt ma nói, "Đốt mọi kinh sách đi, mọi thứ - kể cả kinh của Phật." Không chỉ Vedas, cả Dhammapada nữa - đốt ráo mọi kinh sách. Có bức hoạ nổi tiếng về Bin-chi đốt mọi kinh sách, tạo ra một lễ hội mầu sắc holi. Và chúng là rất, rất sâu trong thực tại. Họ đang làm gì? Họ đơn giản lấy đi tâm trí khỏi bạn. Veda của bạn ở đâu? Nó không ở trong sách, nó ở trong tâm trí bạn. Koran của bạn ở đâu? Nó ở trong tâm trí bạn, nó không ở trong sách. Nó ở trong băng ghi tâm trí của bạn. Vứt mọi cái đó đi, thoát ra khỏi nó.
Thông minh, tâm trí, là một phần của tự nhiên. Nó chỉ là sự phản xạ. Nó có vẻ gần như thực, nhưng nhớ lấy, ngay cả "gần như thực," thế nữa nó vẫn không là thực. Cứ dường như trong đêm trăng tròn bạn thấy trăng được phản xạ trong hồ yên lặng, bình lặng. Không gợn sóng nào nảy sinh; việc phản xạ là hoàn hảo, nhưng dầu vậy nó vẫn là phản xạ. Và nếu việc phản xạ là đẹp thế, nghĩ về cái thực mà xem. Đừng bị mắc vào trong cái phản xạ.
Điều Phật nói là phản xạ, điều Patanjali viết là phản xạ, điều tôi đang nói là phản xạ. Đừng bị mắc vào trong nó. Nếu phản xạ là đẹp thế thử thực tại đi. Đi xa khỏi cái phản xạ hướng tới trăng.
Và con đường sẽ chính là cái đối lập với cái phản xạ. Nếu bạn cứ nhìn vào cái phản xạ và bạn trở nên bị thôi miên bởi cái phản xạ, bạn sẽ không bao giờ có khả năng thấy trăng trên trời, bởi vì nó là đối ngược hẳn lại. Nếu bạn muốn thấy trăng thực, bạn sẽ phải đi xa khỏi cái phản xạ - bạn sẽ phải đốt kinh sách và bạn sẽ phải giết chư Phật. Bạn sẽ phải đi vào chính chiều đối lập, đối ngược hẳn lại. Thế thì đầu bạn hướng lên trăng, thế thì bạn không thể thấy được cái phản xạ. Cái phản xạ biến mất.
Mọi kinh sách nhiều nhất có thể huấn luyện và tạo kỉ luật cho thông minh của bạn. Không kinh sách nào có thể dẫn bạn hướng tới cái thực, purusha thuần khiết - việc chứng kiến, nhận biết.
"... không có khả năng thấy khác biệt giữa purusha, tâm thức thuần khiết, và sattva, thông minh thuần khiết..." Đó là chính nguyên nhân của việc lâm vào dốt nát, vào đêm tối, vào thế giới, vào vật chất, mất đi tiếp xúc của bạn với thực tại riêng của bạn và trở thành nạn nhân của ý tưởng và phóng chiếu riêng của bạn.
"... mặc dầu chúng là tuyệt đối phân biệt." Bạn có thể thấy điều đó. Ngay cả những ý tưởng vĩ đại nhất cũng là khác với bạn - bạn có thể quan sát nó nảy sinh như một đối thể bên trong bạn. Ngay cả những ý tưởng vĩ đại nhất vẫn còn là một vật bên trong bạn và bạn vẫn còn xa xôi khỏi nó, người quan sát trên núi nhìn xuống ý tưởng. Đừng bao giờ bị đồng nhất với bất kì đối thể nào.
"Thực hiện pamyama trên mối quan tâm tới cái ta đem tới tri thức về purusha tách rời khỏi tri thức về người khác" - "svartha samyamat purusha gyanam." Patanjali đang nói, "Vị kỉ đem tới tri thức tuyệt đối" - svartha. Trở thành vị kỉ, đó là chính cốt lõi của tôn giáo. Cố thấy mối quan tâm cái ta thực của bạn là gì, cái ta thực của bạn ở đâu. Cố phân biệt bản thân bạn với người khác - "parartha," từ người khác.
Và đừng nghĩ rằng những người ở ngoài bạn là người khác. Họ là người khác, nhưng thân thể bạn cũng là người khác. Nó sẽ biến thành đất một ngày nào đó, nó là một phần của đất. Việc thở của bạn cũng là người khác, nó sẽ trở về với không khí. Nó chỉ được trao cho bạn trong lúc này. Bạn đã vay mượn nó, nó sẽ phải được trả về. Bạn sẽ không ở đây, nhưng hơi thở của bạn sẽ ở đây trong không trung. Bạn sẽ không ở đây, nhưng thân thể bạn sẽ nằm xuống trong giấc ngủ say trong đất - cát bụi trở về với cát bụi. Cái mà bạn nghĩ là máu của bạn sẽ chảy trong sông. Mọi thứ sẽ quay trở lại.
Nhưng một điều bạn đã không vay mượn từ bất kì ai: đó là việc chứng kiến của bạn, đó là sakshin bhav của bạn, nhận biết.
Trí tuệ sẽ biến mất, lập luận sẽ biến mất. Tất cả những thứ này giống như việc hình thành mây trên trời: chúng tới cùng nhau, chúng biến mất, nhưng bầu trời còn lại. Bạn sẽ vẫn còn là không gian bao la. Không gian bao la đó là purusha - bầu trời bên trong là purusha.
Làm sao đi tới biết điều đó? Samyama trên mối quan tâm cái ta. Đem vào sự tập trung của bạn, dharana; suy tư của bạn, dhyan; cực lạc của bạn, samadhi; đem cả ba điều này tới mối quan tâm cái ta của bạn - quay vào trong. Ở phương Tây mọi người đang bật "lên" - thế thì bạn quay ra ngoài. Quay vào trong đi. Chỉ đem tâm thức của bạn tới sự hội tụ, tới bạn là ai. Làm khác biệt giữa các đối thể. Cơn đói nảy sinh - đây là một đối thể. Thế rồi bạn được thoả mãn, bạn đã ăn đủ, mạnh khoẻ nào đó nảy sinh - cái đó nữa cũng là một đối thể. Sáng tới - cái đó nữa cũng là một đối thể. Tối tới - cái đó nữa cũng là một đối thể. Bạn vẫn còn như vậy - đói hay không đói. Sống hay chết, khổ hay sướng, bạn vẫn còn là cùng người quan sát.
Nhưng ngay cả trong việc xem phim bạn cũng bị mắc lại. Bạn biết rõ chỉ có màn ảnh trắng và không cái gì khác và các bóng chuyển động trên nó, nhưng bạn có quan sát mọi người ngồi trong rạp chiếu phim không? Vài người bắt đầu khóc khi cái gì đó bi thảm xảy ra trên màn ảnh. Nước mắt họ bắt đầu trào ra. Nhìn mà xem: chẳng có gì thực trên màn ảnh, nhưng nước mắt là rất thực. Cái không thực đang đem tới nước mắt sao? Mọi người đọc truyện trong sách trở nên bị kích động thế. Hay nhìn bức ảnh đàn bà khoả thân sẽ làm khuấy động về dục. Chỉ nhìn thôi, chả có gì cả. Chỉ vài dòng - chẳng cái gì khác. Chỉ chút ít mực lan ra trên giấy. Nhưng khuấy động dục của họ là rất thực.
Đây là xu hướng của tâm trí: bị mắc với các đối thể, trở nên bị đồng nhất với chúng.
Bắt quả tang bản thân bạn thật nhiều lần có thể đi. Lặp đi lặp lại cứ bắt quả tang bản thân bạn và vứt bỏ đối thể. Đột nhiên bạn sẽ cảm thấy bình thản, mọi kích động qua đi. Khoảnh khắc bạn nhận ra chỉ có màn ảnh và không cái gì khác, mình bị kích động thế để làm gì, vì cái gì... Toàn thế giới là màn ảnh, và mọi điều bạn thấy đó là ham muốn riêng của bạn được phóng chiếu lên, và bất kì cái gì bạn muốn, bạn bắt đầu phóng chiếu và tin tưởng. Toàn thế giới này là tưởng tượng.
Và nhớ lấy, tất cả các bạn không sống trong cùng một thế giới đâu. Mọi người đều có thế giới riêng của mình bởi vì tưởng tượng của người đó là khác với người khác. Chân lí là một; tưởng tượng là nhiều như có ngần ấy tâm trí.
Nếu bạn ở trong tưởng tượng bạn không thể gặp được người khác, bạn không thể trao đổi được với người khác. Người đó đang trong tưởng tượng của người đó. Đó là điều đang xảy ra: khi mọi người muốn có quan hệ họ không thể lập quan hệ được. Bằng cách nào đó họ bỏ lỡ nhau. Người yêu, vợ, bạn bè, chồng, bỏ lỡ lẫn nhau, cứ liên tục bỏ lỡ. Và họ rất lo nghĩ về tại sao họ không thể trao đổi được. Họ muốn nói cái gì đó, nhưng người khác hiểu cái gì đó khác. Và họ cứ nói, "Tôi chưa bao giờ ngụ ý điều này," nhưng người khác cứ nghe cái gì đó khác.
Điều gì xảy ra? Người khác sống trong tưởng tượng của họ; bạn sống trong tưởng tượng riêng của bạn. Người đó chiếu bộ phim khác nào đó lên cùng màn ảnh; bạn đang chiếu bộ phim khác nào đó lên cùng màn ảnh. Đó là lí do tại sao mối quan hệ trở thành lo âu, khổ sở thế. Người ta cảm thấy một mình là tốt và hạnh phúc, và bất kì khi nào bạn đi cùng ai đó bạn bắt đầu sa vào bãi lầy, vào địa ngục. Khi Sartre nói, ông ấy nói qua kinh nghiệm: "Người khác là địa ngục." Nhưng người khác không tạo ra địa ngục, chỉ hai tưởng tượng va chạm nhau, chỉ hai thế giới mơ va chạm nhau.
Trao đổi là có thể chỉ khi bạn đã vứt bỏ thế giới tưởng tượng của bạn và người khác đã vứt bỏ thế giới tưởng tượng của người đó. Thế thì hai người đối diện với nhau - và họ không phải là hai, bởi vì hai mất đi với thế giới của tưởng tượng. Thế thì họ là một.
Khi vị phật đối diện với ai đó cũng là phật, họ không phải là hai. Đó là lí do tại sao hai vị phật chưa bao giờ được biết là nói chuyện với nhau - không có hai người nói chuyện. Họ vẫn còn im lặng; họ vẫn còn im lặng. Có câu chuyện rằng khi Mahavira và Phật còn sống... Họ là hai người cùng thời, và họ di chuyển, đi lang thang, trong cùng một tỉnh nhỏ Bihar; nó mang tên Bihar bởi vì hai người này: bihar nghĩa là đi lang thang. Bởi vì hai người này đi lang thang khắp chốn, chỗ đó được biết tới là tỉnh của việc lang thang của họ - nhưng họ chưa bao giờ gặp gỡ. Nhiều lần họ đã ở trong cùng thị trấn, chỗ này không có lớn lắm. Nhiều lần họ ở cùng chỗ, trong một làng. Có lần chuyện xảy ra là họ ở trong cùng một nhà trọ, trong cùng một dharmshala, nhưng họ chưa bao giờ gặp gỡ.
Bây giờ vấn đề nảy sinh: Tại sao? Và nếu bạn hỏi các Phật tử hay người Jaina tại sao họ đã không gặp gỡ, những người này cảm thấy chút ít bối rối. Câu hỏi này dường như gây bối rối, bởi vì điều đó đơn giản chỉ ra có thể họ là rất bản ngã chăng? Ai phải đi tới ai? Phật đi tới Mahavira hay Mahavira đi tới Phật? Không ai có thể làm điều đó. Cho nên người Jainas và Phật tử né tránh câu hỏi này - họ chưa bao giờ trả lời. Nhưng tôi biết: lí do là không có hai người để gặp gỡ. Đây không phải là vấn đề bản ngã. Đơn giản không có hai người để gặp gỡ! Hai cái trống rỗng ở trong cùng nhà trọ, vậy phải làm gì? Làm sao đem họ lại với nhau? Và cho dù bạn đem họ lại với nhau, họ sẽ không là hai. Sẽ chỉ có một cái trống rỗng. Khi hai số không gặp gỡ, nó trở thành một số không.
"Thực hiện pamyama trên mối quan tâm tới cái ta đem tới tri thức về purusha tách rời khỏi tri thức về người khác."
Từ điều này theo sau là việc nghe, sờ, thấy, nếm và ngửi một cách trực giác.
Lần nữa từ pratibha phải được hiểu. Người đạt tới chú ý thuần khiết, tới nhận biết thuần khiết, tới sáng tỏ bên trong thuần khiết, hồn nhiên, đạt tới pratibha. Pratibha không phải là trực giác. Trí tuệ là hướng mặt trời, trực giác là hướng mặt trăng; pratibha ở bên ngoài cả hai. Đàn ông vẫn còn là có tính trí tuệ, đàn bà có tính trực giác, nhưng Phật - purusha, người đã đạt tới, không đàn ông không đàn bà.
Nếu bạn là người trí tuệ, bạn sẽ hung hăng. Trí tuệ hung hăng; trời là hung hăng. Đó là lí do tại sao chúng ta chưa bao giờ nghe nói đàn bà hãm hiếp đàn ông. Không thể được. Chỉ đàn ông hãm hiếp đàn bà - năng lượng mặt trời là hung hăng. Năng lượng mặt trăng là cảm nhận. Trí tuệ là hung hăng; trực giác là cảm nhận. Nếu bạn cảm nhận bạn sẽ trở thành có tính trực giác. Bạn sẽ bắt đầu thấy những điều mà trí tuệ không bao giờ có thể thấy bởi vì nó không mở. Điều kì lạ nhất là thế này: rằng trí tuệ đang tìm chúng nhưng không thể nhìn thấy, và trực giác không tìm chúng như có thể thấy.
Thực ra mọi khám phá lớn đều đã được làm bởi những người trí tuệ - nhưng trong tâm trạng trực giác của họ. Các khám phá lớn không được thực hiện bởi những người trực giác bởi vì họ không tìm chúng. Cho dù họ tới bên cạnh, cho dù họ đối diện chúng, họ quên mất về chúng. Đó là lí do tại sao đàn bà chưa bao giờ khám phá ra cái gì. Không phải là những điều đó chưa bao giờ xảy ra cho họ - chúng xảy ra cho họ nhiều hơn cho đàn ông. Nhìn mà xem. Ngay cả khoa học nấu ăn cũng được phát triển bởi đàn ông, không bởi đàn bà. Mọi đầu bếp lớn đều là đàn ông. Ít nhất điều này không nên như vậy, nhưng tất cả những khách sạn lớn, khách sạn to, khách sạn nổi tiếng, sẽ không cho phép bất kì đàn bà nào được là đầu bếp ở đó. Họ đã từng nấu ăn trong hàng nghìn năm, nhưng mọi khám phá, phát kiến đều được đàn ông thực hiện. Không phải là mọi thứ không tới trên đường của họ - chúng tới chứ - nhưng họ đơn giản cảm nhận. Chúng tới và chúng đi, nhưng họ không giữ chúng lại.
Trí thức thường xuyên nhìn, nhìn mọi nơi; họ đang cố làm lộ ra mọi xó xỉnh ngóc ngách. Các nhà tâm lí nói rằng năng lượng dục nam là chính nguyên nhân của mọi nghiên cứu khoa học. Bạn đưa đồ chơi cho một bé trai: trong vài phút nó tiêu rồi - cậu bé đã mở nó ra. Nó nhìn vào bên trong, cái gì có đó. Bạn đưa đồ chơi cho bé gái: nó sẽ bảo vệ đồ chơi trong nhiều năm. Nó sẽ giữ đồ chơi trong ngăn tủ, khoá lại; nó sẽ trang điểm cho đồ chơi. Nhưng con trai sẽ lập tức phá huỷ đồ chơi. Nó muốn biết cách đồ chơi đá thế nào, nó muốn biết toàn thể vận hành này tới từ đâu. Nó muốn đi vào sâu; nó muốn nghiên cứu.
Toàn thể khoa học, theo một cách nào đó, là tính dục nam - tìm và kiếm, làm lộ ra. Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại:
Sau một chuyến đi làm nhiệm vụ gian nan, trung đoàn lính thuỷ đánh bộ được cho về nghỉ ngơi. Tại căn cứ họ thấy một nhóm nữ lính thuỷ đánh bộ đang đợi phiên chế vào các vị trí khác nhau. Đại tá lính thuỷ đánh bộ cảnh báo cho chỉ huy phụ nữ rằng lính của ông ta đã ở phòng tuyến một thời gian dài và có thể không quá cẩn thận về thái độ của họ đối với đàn bà.
"Giữ họ trong phòng khoá lại," ông ta cảnh báo, "nếu chị không muốn phiền phức gì."
"Phiền phức sao?" người nữ chỉ huy nói một cách châm biếm. "Không có phiền phức gì cả." Cô ấy gõ trán một cách có ý nghĩa. "Các cô gái của tôi có đủ phiền phức ở đó rồi."
"Thưa bà," đại tá kêu lên, "chẳng khác biệt gì liệu họ có phiền phức hay không. Các cậu con trai của tôi sẽ tìm ra nó. Giữ họ ở trong phòng khoá cửa lại!"
Toàn thể tính dục của con người được chia thành năng nổ và thụ động. Đó là lí do tại sao đàn bà mạnh hơn đàn ông nhưng vậy mà bao giờ cũng bị áp bức. Cô ấy mạnh hơn đàn ông, nhớ lấy - theo nhiều cách. Cô ấy sống lâu hơn đàn ông, trung bình hơn năm năm. Nếu đàn ông chết lúc bẩy mươi nhăm tuổi, đàn bà sẽ chết quãng tám mươi tuổi. Sống cuộc sống mạnh khoẻ hơn đàn ông, ít ốm hơn, phục hồi tốt hơn và sớm hơn bất kì khi nào cô ấy ốm, nhưng dầu vậy cô ấy đã bị áp bức. Việc cho sinh ra trẻ con và vẫn sống còn - liên tục chia sẻ cuộc sống của cô ấy cho người khác và vẫn sống, và sống đẹp phải nhiều tính kháng cự hơn, linh hoạt hơn, sống động hơn. Phải mạnh hơn - có thể không mạnh hơn về cơ bắp, nhưng cơ bắp không phải là tiêu chí duy nhất của việc là mạnh - nhưng dầu vậy cô ấy đã bị áp bức bởi vì cô ấy thụ động, cảm nhận. Việc vận hành của năng lượng của cô ấy là không năng nổ - nhiều tính mời chào và ít năng nổ.
Trí tuệ xảy ra dễ dàng cho đàn ông bởi vì trí luệ, lần nữa, là cùng chiều hướng như năng nổ, biện luận. Đàn bà nhiều trực giác hơn, họ sống theo linh cảm. Họ đột nhiên nhảy vào kết luận - đó là lí do tại sao rất khó tranh cãi với đàn bà. Cô ấy đã đi tới kết luận; biện luận không được cần tới. Bạn đơn giản phí thời gian của bạn. Cô ấy biết mọi lúc kết quả cuối cùng là gì. Cô ấy chỉ đợi để tuyên bố nó ra. Bạn cứ tranh cãi cách này cách nọ… điều đó là vô tích sự. Cô ấy có tính kết luận rồi.
Trực giác có tính kết luận. Đó là lí do tại sao đàn bà nhiều ngoại cảm hơn. Đàn bà có nhiều linh ảnh hơn, và những điều trực giác xảy ra cho họ. Mọi người lên đồng lớn đều là đàn bà. Thôi miên, ngoại cảm, thấu thị, thấu thính, tất cả đều thuộc về thế giới của đàn bà. Để tôi kể cho bạn một điều về lịch sử quá khứ.
Yêu thuật là mưu mẹo của đàn bà. Đó là lí do tại sao nó được gọi là yêu thuật. Toàn thể thế giới của phù thuỷ đều trực giác. Các tu sĩ chống lại điều đó; toàn thể thế giới của họ là trí tuệ. Nhớ lấy, mọi phù thuỷ, gần như mọi phù thuỷ, đều là đàn bà; và mọi tu sĩ, gần như mọi tu sĩ đều là đàn ông. Đầu tiên, tu sĩ cố thiêu phù thuỷ. Hàng nghìn đàn bà đã bị thiêu ở châu Âu trong thời Trung cổ bởi vì tu sĩ không thể hiểu được thế giới của trực giác. Họ không thể tin được vào nó - nó có vẻ nguy hiểm, kì lạ. Họ muốn quét sạch nó hoàn toàn.
Và họ đã quét sạch nó hoàn toàn. Họ đã cố gắng phá huỷ một trong những công cụ đẹp nhất của tính cảm nhận, của tri thức cao hơn, của cõi giới hiện hữu cao hơn, của khả năng cao siêu. Họ đã phá huỷ hoàn toàn, bất kì chỗ nào họ có thể tìm ra một người đàn bà lên đồng, họ giết cô ấy. Và họ tạo ra sợ hãi tới mức ngay cả đàn bà cũng mất năng lực đó, chỉ bởi vì sợ.
Bây giờ lần nữa cùng điều đó tiếp tục là hoàn cảnh. Các nhà phân tâm chống lại yêu thuật - họ toàn là đàn ông. Bây giờ các nhà phân tâm thế chỗ của tu sĩ - họ toàn là đàn ông. Những người theo Freud, theo Adler, họ toàn là đàn ông. Bây giờ họ chống lại đàn bà. Và bạn có biết không? Mọi bệnh nhân của họ ít nhiều đều là đàn bà. Đây là cái gì đó. Và khi phù thuỷ tồn tại, mọi bệnh nhân của họ ít nhiều đều là đàn ông. Tôi ngạc nhiên, nhưng điều đó có vẻ như nó phải vậy. Khi phù thuỷ tồn tại bệnh nhân của họ toàn là đàn ông: người trí thức tìm sự giúp đỡ của trực giác, đàn ông tìm sự giúp đỡ của đàn bà. Bây giờ chính điều ngược lại đã xảy ra. Mọi nhà phân tâm đều là đàn ông và mọi bệnh nhân của họ đều là đàn bà. Bây giờ trực giác đã bị làm què quặt và bị giết tới mức nó phải tìm sự giúp đỡ của trí tuệ.
Cái cao hơn đang tìm sự giúp đỡ của cái thấp hơn. Đó là trạng thái vấn đề rất khổ. Nó đáng phải không như vậy.
Toàn thể lịch sử của khoa học chứng minh điều này theo nhiều cách. Khi trực giác được dùng như phương pháp, thế thì giả kim thuật tồn tại. Khi trí tuệ bước vào quyền lực, giả kim thuật biến mất; hoá học được sinh ra. Giả kim thuật có tính trực giác, hoá học có tính trí tuệ. Giả kim thuật là mặt trăng; hoá học là mặt trời. Khi mặt trăng chiếm ưu thế, trực giác chiếm ưu thế; có chiêm tinh học. Bây giờ có thiên văn học. Chiêm tinh học đã biến mất. Chiêm tinh học là mặt trăng; thiên văn học là mặt trời. Và thế giới đã trở nên rất nghèo bởi vì điều đó.
Đàn bà phải nở hoa trong tính mặt trăng của cô ấy như đàn ông phải nở hoa trong tính mặt trời của anh ấy; nhưng pratibha là ở ngoài cả hai. Trí tuệ là tâm lí, trực giác là cận tâm lí, pratibha là cận tâm lí.
"Từ điều này theo sau là việc nghe, sờ, thấy, nếm và ngửi một cách trực giác." Nhớ điều này, rằng nó có thể xảy ra ở hai mức. Nếu bạn là người mặt trăng, người kiểu nữ tính - có thể đàn ông hay đàn bà, điều đó không tạo ra khác biệt gì - nếu bạn vận hành từ trung tâm mặt trăng, bạn sẽ có khả năng nghe nhiều điều mà người khác không thể nghe thấy được và bạn sẽ có khả năng thấy nhiều điều mà người khác không thể thấy được. Bạn sẽ trở nên cảm nhận về điều được ẩn kín. Chiều hướng bị ẩn kín sẽ không bị ẩn kín thế cho bạn; bí mật này sẽ trở thành mở ra chút ít cho bạn.
Đó là điều đang được nghiên cứu bởi cận tâm lí. Bây giờ nó đang thu lấy đà; vài đại học trên thế giới đã mở khoa cận tâm lí. Nhiều công trình nghiên cứu được thực hiện, ngay cả nước Nga xô viết. Bởi vì con người đã thất bại theo cách nào đó. Trung tâm mặt trời đã thất bại. Chúng ta đã sống qua trung tâm mặt trời đó trong hàng nghìn năm; nó chỉ đem lại bạo hành, chiến tranh, khổ sở. Bây giờ trung tâm kia phải được nói tới.
Ngay cả ở nước Nga xô viết, bị chi phối bởi trung tâm mặt trời, bởi những người cộng sản, người không tin vào bất kì khả năng nào của cõi bên kia, ngay cả họ cũng thử. Và họ đã làm nhiều công việc, và họ đã khám phá ra nhiều. Tất nhiên họ diễn giải nó dưới dạng trí tuệ - họ không gọi nó là "ngoại cảm," họ không gọi nó là "cận tâm lí." Họ nói, "Đây cũng là giác quan, chỉ tinh tế hơn." Mắt có thể trở nên tinh tế hơn và chúng có thể thấy những thứ mà bình thường không thể được thấy. Chẳng hạn, mắt có thể thấy thân thể bên trong của bạn hệt như tia X có thể thấy nó. Nếu tia X có thể thấy nó, thế thì mắt cũng có thể thấy nó; người ta chỉ cần huấn luyện cho mắt.
Và theo một cách nào đó họ cũng đúng. Trực giác không phải ở bên ngoài giác quan; nó là việc làm tinh tế giác quan. Pratibha ở bên ngoài giác quan - nó là vô giác quan, nó là trực tiếp, giác quan bị loại bỏ. Đây là quan điểm của yoga, rằng bên trong bạn, bạn là mọi thứ biết - mọi việc biết đều là chính bản tính của bạn. Thực ra, bạn nghĩ rằng bạn thấy qua mắt, yoga nói bạn không thấy qua mắt - bạn bị che bởi mắt. Để tôi giải thích điều đó cho bạn.
Bạn đang đứng trong phòng và bạn nhìn ra ngoài từ một lỗ nhỏ. Tất nhiên trong phòng bạn sẽ cảm thấy rằng lỗ nhỏ đó ít nhất cho bạn tri thức nào đó về thế giới bên ngoài. Bạn có thể trở nên hội tụ vào nó. Bạn có thể nghĩ không có lỗ này sẽ không thể nào thấy được. Yoga nói bạn đang lâm vào trong một thái độ rất, rất sai. Lỗ này cho phép bạn thấy, nhưng lỗ này không phải là nguyên nhân của việc thấy - việc thấy là phẩm chất của bạn. Bạn đang nhìn qua lỗ này, lỗ không phải là việc nhìn. Bạn là người nhìn. Bạn đang nhìn qua mắt vào thế giới; bạn đang nhìn vào tôi. Mắt bạn chính là các lỗ trong thân thể, nhưng bạn là người nhìn bên trong. Nếu bạn có thể thoát ra khỏi thân thể, cùng điều này sẽ xảy ra như sẽ xảy ra nếu bạn có thể mở cửa và có thể bước ra đi vào bầu trời mở.
Bởi vì lỗ này bị mất, bạn sẽ không trở nên mù. Thực ra thế thì bạn sẽ hiểu rằng lỗ này đang che mù bạn. Nó đã cho bạn một cách nhìn rất giới hạn. Bây giờ mở ra, dưới bầu trời, bạn có thể thấy cái toàn thể trong cách nhìn toàn bộ, ngay lập tức, tất cả cùng nhau. Bây giờ cách nhìn của bạn không tuyến tính và cách nhìn của bạn không bị giới hạn, bởi vì không có cửa sổ cho nó. Bạn đã đi tới dưới bầu trời: bạn có thể nhìn khắp xung quanh.
Cùng điều này là quan điểm của yoga, và đúng. Thân thể chỉ cho bạn những cái lỗ nhỏ: từ tai bạn có thể nghe, từ mắt bạn có thể nhìn, từ lưỡi bạn có thể nếm, từ mũi bạn có thể ngửi. Những lỗ nhỏ, và bạn ẩn nấp đằng sau. Yoga nói đi ra đi, thoát ra đi, đi ra bên ngoài. Thoát ra khỏi các lỗ này, và bạn sẽ trở thành biết tất, toàn trí, toàn quyền, toàn diện. Đây là pratibha.
"Từ điều này theo sau..." việc nghe từ cõi bên kia, việc nghe không qua trí tuệ không qua trực giác, nhưng qua pratibha; và việc sờ và việc nhìn và việc nếm và việc ngửi.
Nhớ điều đó, rằng người đã đạt tới sống cuộc sống trong tính toàn bộ của nó lần đầu tiên. Upanishads nói, "ten tyakten bhunjithah" - "Những người đã từ bỏ, chỉ họ mê đắm." Rất ngược đời: "Những người đã từ bỏ, chỉ họ mới biết và kinh nghiệm và tận hưởng, về bị mê đắm." Giới hạn của bạn trong thân thể làm cho bạn bị nghèo nàn đi. Thoát ra ngoài thân thể, bạn sẽ trở nên giầu có hơn. Người đã đạt tới không nghèo đi - người đó trở nên cực kì giầu. Người đó trở thành thượng đế.
Cho nên yoga không chống lại thế giới. Thực ra bạn chống lại thế giới. Và yoga không chống lại phúc lạc - bạn chống lại phúc lạc. Và yoga muốn bạn bỏ thế giới để cho mọi giới hạn có thể được loại bỏ và bạn có thể trở thành vô giới hạn trong bản thể bạn, theo việc kinh nghiệm của bạn.
Đây là những quyền năng khi tâm trí được chỉnh theo bên ngoài, nhưng là các chướng ngại trên con đường của samadhi.
Nhưng Patanjali bao giờ cũng nhận biết để nói đi nói lại với bạn - ông ấy cứ nện búa vào điểm để đánh trúng đích - rằng ngay cả những quyền năng này, về nghe, nếm, ngửi, sờ trực tiếp: nhớ lấy, chúng là quyền năng nếu bạn đi ra ngoài, nhưng nếu bạn muốn đi vào trong chúng trở thành cản trở. Mọi quyền năng đều trở thành cản trở khi người ta đi vào trong.
Người đi ra ngoài là đi qua mặt trăng và đi tới mặt trời và tới thế giới. Và người đi vào trong, năng lượng của người đó đi từ mặt trời tới mặt trăng và từ mặt trăng tới cõi bên kia. Mục tiêu và mục đích của họ là khác nhau toàn bộ, đối lập toàn bộ.
Thế thì chuyện xảy ra là đôi khi bạn bắt đầu cảm thấy thoáng nhìn đầu tiên về pratibha, về cõi bên kia, và bạn trở nên quyền năng thế - bạn được rót đầy bằng quyền năng, bạn là quyền năng - và trong khoảnh khắc đó bạn có thể sa ngã. Quyền năng làm biến chất, bạn có thể sa ngã. Bạn có thể đi vào trong đầu nhiều, bạn có thể đi vào trong bản ngã nhiều tới mức bạn muốn cưỡi lên nó - quyền năng. Bạn muốn làm phép màu hay những điều ngu xuẩn khác.
Mọi lái buôn phép màu đều là ngu xuẩn theo cách nào đó - dù bất kì cái gì họ nói. Họ có thể nói rằng họ đang làm những phép màu này để giúp mọi người. Họ chẳng giúp ai cả; họ đơn giản đang làm hại bản thân họ - và làm hại người khác nữa. Bởi vì trong khi làm những điều như vậy họ sa ngã xuống dưới cõi bên kia. Và thế thì toàn thể sự việc trở thành chỉ là lừa đảo. Có những thủ đoạn của cận hồn vía, của trực giác, của thế giới mặt trăng, với chúng, một khi bạn biết chúng, bạn có thể chơi xung quanh. Dầu vậy chúng là thủ đoạn, và bản ngã có thể lại dùng những thủ đoạn đó. Tôi đã nghe một câu chuyện rất hay:
Môt linh mục Cơ đốc giáo, một mục sư Anh giáo, và một giáo sĩ đi câu trong một chiếc thuyền nhỏ ở giữa hồ yên tĩnh. Từ bình minh mãi cho tới giờ ăn trưa họ ngồi đó, không chuyển động, không nói năng. Thế rồi linh mục Cơ đốc giáo nói, "Thôi, đến giờ ăn trưa rồi. Tôi sẽ gặp hai ông ở quán rượu nhé."
Nói xong ông ấy đứng dậy, bước chân qua mạn thuyền và bước trên nước tới quán rượu ở bên hồ.
Thế rồi mục sự nói, "Tôi nghĩ tôi cũng đi ăn trưa đây."
Nói thế xong, ông ấy cũng bước chân qua mạn thuyền, bước đi trên nước theo cùng hướng như linh mục Cơ đốc giáo.
Giáo sĩ chưng hửng và điếng người với cảnh tượng thể hiện sự đoàn kết Ki tô giáo huyền bí. Tuy nhiên, cảm thấy rằng đức tin và truyền thống của mình bị lâm nguy, ông ta đưa ra lời cầu nguyện mau lẹ tới Jehovah và bước sang bên mạn thuyền.
Tùm! - ông ta chìm nghỉm xuống đáy. Ông ta bơi lên mặt nước, đu mình lên mạn thuyền và thử lần nữa, thốt ra những lời cầu nguyện còn nhiệt thành hơn. Tùm! Lần nữa ông ta lại rơi thẳng xuống như hòn đá.
Linh mục Cơ đốc giáo, đã sang tới bờ hồ, nhìn thấy việc chìm nghỉm bất đắc dĩ này, và khi mục sư Anh giáo cũng sang tới bờ, ông ta nói, "Chúng ta đáng phải nói cho anh chàng đáng thương này nơi có đá để bước lên chứ."
Mọi nơi đều có đá để bước trên. Mọi Satya Sai Baba - đừng ngạc nhiên quá nhiều về điều họ làm. Tìm đá để bước đi - có đấy. Và những người này chả tâm linh chút nào.
Patanjali nói, "Đây là những quyền năng khi tâm trí được quay ra ngoài, nhưng là chướng ngại trên con đường của samadhi." Nếu bạn muốn đạt tới điều tối thượng, bạn phải mất tất cả. Bạn phải mất tất cả! Đây là con đường của người tìm kiếm thực: bất kì cái gì người đó thu được, người đó đi và dâng hiến nó cho Thượng đế. Người đó nói, "Ngài đã trao nó cho tôi, nhưng tôi sẽ làm gì với nó đây? Tôi để nó lại dưới chân ngài." Người đó cứ dâng hiến bất kì cái gì người đó đạt tới, và người đó bao giờ cũng vẫn còn trống rỗng việc đạt tới. Đó là tính tâm linh: bao giờ cũng còn trống rỗng việc đạt tới, và bất kì cái gì nhân tiện tới, người ta liên tục dâng hiến nó. Để tôi kể cho bạn một câu chuyện khác:
Một nhóm những tu sĩ đang thảo luận về cách họ phân phối đồ cúng tế của giáo đoàn.
Người Biệt giáo tuyên bố, "Mọi thứ người của tôi đặt vào trong đĩa đều dành cho công việc của Thượng đế - tôi không giữ một xu nào cho bản thân tôi!"
Mục sư Anh giáo, trong khi hăng hái hoan nghênh, thú nhận, "Tôi giữ xu đồng trong hòm công đức, và xu bạc thì dành cho Chúa."
Linh mục Cơ đốc giáo hiện diện và thú nhận rằng, "Tôi giữ xu bạc và xu đồng thì dành cho Chúa - các ông phải nhớ là có nhiều xu đồng trong giáo xứ nghèo."
Đến lúc đó giáo sĩ vẫn giữ im lặng, nhưng khi bị thúc ép đã nói, "Vâng, tôi để mọi tiền công đức trong chăn và tôi tung nó lên không trung. Cái gì Thượng đế muốn thì ngài giữ, và cái gì ngài không muốn thì tôi giữ."
Đừng tinh ranh - đừng là giáo sĩ. Bởi vì đến cuối chỉ bạn sẽ lúng túng, không phải Thượng đế. Bất kì cái gì tới trên đường trưởng thành bên trong của bạn... Và nhiều thứ tới. Mọi khoảnh khắc đều là một khám phá mới trên con đường phát triển bên trong; mọi khoảnh khắc cái gì đó đột nhiên rơi vào trong tay bạn - bạn thậm chí đã không tưởng tượng được, bạn chưa bao giờ hỏi về nó. Hàng triệu thứ là những món quà trên con đường, nhưng chỉ người đạt tới đích, người cứ cúng dường những món quà đó trở lại cho Thượng đế. Bằng không, nếu bạn níu bám lấy món quà, lúc đó và ở đó tiến bộ của bạn dừng lại. Lúc đó và ở đó trưởng thành của bạn dừng lại. Lúc đó và ở đó bạn làm thành chỗ trú ngụ và bắt đầu sống ở đó.
"Te samadhav upasarga vyuthane siddhayah."
Nếu bạn muốn samadhi, an bình tối thượng, im lặng tối thượng, chân lí tối thượng, thế thì đừng bao giờ bị gắn bó với bất kì thành đạt nào dù là bất kì cái gì - thế giới này, thế giới khác, tâm lí, cận tâm lí, trí tuệ, trực giác, bất kì cái gì. Đừng bao giờ bị gắn bó với bất kì thành đạt nào. Liên tục cúng dường nó cho Thượng đế, liên tục cúng dường nó cho Thượng đế... và nhiều thứ nữa sẽ tới! Liên tục cúng dường nó cho Thượng đế đi.
Khi bạn đã cúng dường tất cả, Thượng đế tới. Khi bạn đã cúng dường tất cả, thế thì điều đó trở lại cho ngài, ngài tới như món quà cuối cùng. Thượng đế là món quà cuối cùng.
Xem tiếp Chương 8Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post