Chương 7. Nhân chứng là tự chiếu sáng

Chương 7. Nhân chứng là tự chiếu sáng

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 10)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 7. Nhân chứng là tự chiếu sáng

18. Thay đổi của tâm trí bao giờ cũng được biết bởi chúa tể của nó, do tính thường hằng của purusha, tâm thức thuần khiết.
19. Tâm trí không tự chiếu sáng nó, bởi vì nó là bản thân việc có thể nhận thấy được.
20. Điều không thể được cho tâm trí là biết bản thân nó và bất kì đối thể nào khác vào cùng lúc.
21. Nếu được giả thiết rằng tâm trí thứ hai chiếu sáng tâm trí thứ nhất, nhận thức về nhận thức chắc cũng phải được giả thiết, và lẫn lộn của kí ức.
22. Tri thức về bản chất của riêng nó qua tự nhận thức được thu lấy khi tâm thức giả thiết hình dạng đó không chuyển từ chỗ nọ sang chỗ kia.
23. Khi tâm trí được tô mầu bởi người biết và cái biết, nó là lĩnh hội tất.
24. Qua đa dạng hoá bằng vô số ham muốn, tâm trí hành động vì người khác, vì hành động của nó trong mối liên kết.
Lời kinh thứ nhất:
Thay đổi của tâm trí bao giờ cũng được biết bởi chúa tể của nó, do tính thường hằng của purusha, tâm thức thuần khiết.
Patanjali đem toàn thể sự phức tạp của con người vào bản kê khai mà phải được hiểu. Chưa bao giờ có trước đây và chưa bao giờ có sau này một hệ thống toàn diện như thế đã được tạo ra. Con người không phải là sinh linh đơn giản. Con người là tổ chức rất phức tạp. Tảng đá là đơn giản bởi vì đá chỉ có một tầng, tầng của thân thể. Nó là điều Patanjali gọi là annamay kosh: tầng thô nhất, chỉ có một tầng. Bạn đi vào trong đá, bạn sẽ thấy các tầng đã nhưng không gì khác. Nhìn lên cây và bạn cũng thấy cái gì đó khác hơn thân thể. Cây không chỉ là thân thể. Cái gì đó tinh tế đã xảy ra cho nó. Nó không chết thế như đá, nó sống động hơn - một thể tinh tế đã đi vào trong sự tồn tại. Nếu bạn đối xử với cây như đá, bạn đối xử sai với nó. Thế thì bạn đã không tính tới tiến hoá tinh tế mà đã xảy ra giữa đá và cây. Cây đã tiến hoá cao hơn. Nó phức tạp hơn. Thế rồi, lấy con vật - lại còn phức tạp hơn. Một tầng thân thể tinh tế khác đã tiến hoá.
Con người có năm thể, năm hạt mầm, cho nên nếu bạn thực sự muốn hiểu con người và tâm trí người đó - và không có cách nào đi ra ngoài nếu bạn không hiểu toàn thể sự phức tạp - thế thì chúng ta phải rất kiên nhẫn và cẩn thận. Nếu bạn bỏ lỡ một bước, bạn sẽ không có khả năng đạt tới cốt lõi bên trong nhất của bản thể của bạn. Thân thể mà bạn có thể thấy được trong gương là cái vỏ bên ngoài nhất của bản thể bạn. Nhiều người đã lầm nó, dường như nó là tất cả.
Trong tâm lí, có một phong trào gọi là chủ nghĩa hành vi, coi rằng con người không là gì ngoài thân thể. Bao giờ cũng cảnh giác với người nói về 'không là gì ngoài'. Con người bao giờ cũng nhiều hơn bất kì cái 'không là gì ngoài' có thể ngụ ý. Những người theo chủ nghĩa hành vi: Pavlov, B. F. Skinner và toán này, nghĩ rằng con người là thân thể - không phải là bạn có thân thể, không phải là bạn ở trong thân thể, nhưng đơn giản rằng bạn là thân thể. Thế thì con người bị thu lại tới mẫu số nhỏ nhất. Và tất nhiên, họ có thể chứng minh điều đó. Họ có thể chứng minh điều đó bởi vì đó là phần thô nhất của con người và là dễ dàng sẵn có cho thực nghiệm khoa học. Các tầng tinh tế của bản thể con người không dễ sẵn có như vậy. Hay, nói điều đó theo lời khác: công cụ khoa học còn chưa phức tạp đến thế. Nó không thể chạm được tới các tầng tinh tế hơn của con người.
Freud, Adler, đi sâu hơn chút ít vào trong con người. Thế thì con người không chỉ là thân thể. Họ động tới cái gì đó của thể thứ hai, điều Patanjali gọi là pranamay kosh: thể sống, thể năng lượng. Nhưng chỉ một phần rất manh mún được Freud và Adler động tới; một phần bởi Freud và phần khác bởi Adler.
Freud qui con người về tính dục. Điều đó cũng là có đó trong con người, nhưng điều đó không phải là toàn thể câu chuyện. Adler qui con người về chỉ tham vọng, ý chí nắm quyền. Điều đó nữa cũng có đó trong con người. Con người là rất lớn, rất phức tạp. Con người là dàn nhạc; nhiều nhạc cụ được tham gia trong nó.
Nhưng điều này bao giờ cũng xảy ra. Điều này là thảm hoạ, nhưng điều này bao giờ cũng xảy ra: một khi ai đó tìm ra cái gì đó, người đó cố gắng làm ra triết lí toàn bộ về phát hiện của mình. Đó là cám dỗ lớn. Freud vớ phải dục, và điều đó nữa, cũng không là toàn thể dục. Ông ấy vớ phải mỗi tính dục bị kìm nén. Ông ấy bắt gặp những người bị kìm nén. Sự kìm nén Ki tô giáo đã tạo ra nhiều khối chắn trong con người nơi năng lượng đã cuộn tròn bên trong bản thân nó, đã trở thành tù đọng, không còn tuôn chảy. Ông ấy đi chống lại những khối chắn như đá đó trong luồng năng lượng của con người, và ông ấy nghĩ - và bản ngã bao giờ cũng nghĩ theo cách đó - rằng ông ấy đã tìm ra chân lí tối thượng. Adler, làm việc theo cách khác, vớ phải khối chắn khác của con người: ý chí nắm quyền. Và thế rồi ông ấy làm ra toàn thể triết lí từ nó.
Con người đã bị lấy theo mảnh mẩu. Yoga là triết lí duy nhất trong sự tồn tại tính tới toàn thể con người. Jung đã đi xa hơn một chút, sâu hơn một chút. Một mảnh của thể thứ ba của con người, manomay kosh - ông ấy bắt được nó và ông ấy đã tạo ra toàn thể triết lí từ nó. Để hiểu toàn thân thể - cho dù điều đó đã là không thể được bởi vì bản thân thân thể là rất phức tạp: hàng triệu tế bào trong hài hoà lớn, vận hành theo cách huyền bí. Khi bạn được sinh ra trong bụng mẹ bạn, bạn chỉ là một tế bào nhỏ. Từ tế bào đó, tế bào khác nảy sinh. Tế bào này trưởng thành và phân chia làm đôi, thế rồi hai tế bào trưởng thành và phân chia thành bốn. Từ một phân chia - và việc phân chi tiếp diễn - bạn có hàng triệu tế bào. Và tất cả chúng vận hành trong hợp tác sâu sắc, dường như ai đó đang giữ chúng. Nó không phải là hỗn độn, bạn là sự hài hoà.
Và thế rồi, một số tế bào trở thành mắt bạn, một số tế bào trở thành tai bạn, một số tế bào trở thành cơ quan sinh dục, một số tế bào trở thành da bạn, một số tế bào trở thành xương, một số tế bào trở thành não của bạn, một số tế bào là móng của bạn và tóc của bạn; và tất cả chúng đều tới từ một tế bào. Chúng tất cả đều giống nhau. Chúng không khác về chất, nhưng chúng vận hành khác thế. Mắt có thể nhìn, tai không thể nhìn được. Tai có thể nghe, nhưng không thể ngửi. Cho nên những tế bào này không chỉ vận hành trong hài hoà, mà chúng trở thành chuyên môn hoá. Chúng thu được chuyên môn hoá nào đó. Vài tế bào biến thành mắt. Điều gì đã xảy ra? Kiểu huấn luyện nào đang diễn ra? Sao một số tế bào trở thành mắt, và một số tế bào khác trở thành tai, và những tế bào nào đó khác trở thành mũi bạn, và chúng tất cả đều giống nhau sao? Phải có huấn luyện lớn bên trong - một quyền năng không biết nào đó huấn luyện cho chúng về một mục đích đặc biệt.
Và nhớ lấy, khi những tế bào đó sẵn sàng để nhìn, chúng vẫn chưa nhìn thấy gì cả. Khi đứa trẻ ở trong bụng mẹ, nó vẫn còn hoàn toàn mù. Nó đã không nhìn thấy ánh sáng nào, mắt nó bị nhắm. Một phép màu: không huấn luyện nào để nhìn và mắt sẵn sàng, không khả năng nào để nhìn và mắt sẵn sàng. Đứa trẻ không thở bằng phổi của nó, nó đã không biết việc thở là gì, nhưng phổi đã sẵn sàng. Chúng sẵn sàng trước khi đứa trẻ đi vào trong thế giới và thở. Mắt đã sẵn sàng trước khi đứa trẻ đi vào trong thế giới và nhìn. Mọi thứ đều sẵn sàng. Khi đứa trẻ được sinh ra nó là con người hoàn hảo của phức tạp vô cùng, chuyên môn hoá, tinh tế. Và đã không có huấn luyện, không diễn tập. Đứa trẻ chưa bao giờ lấy một hơi thở, nhưng ngay lập tức khi ra khỏi bụng mẹ, nó khóc và lấy hơi thở đầu tiên. Cái máy này sẵn sàng trước khi bất kì huấn luyện nào được trao: mạnh mẽ vô cùng thế, sức mạnh nào đó chứa mọi khả năng của tương lai, sức mạnh nào đó đang chuẩn bị cho đứa trẻ có khả năng đối diện với mọi khả năng của cuộc sống trong tương lai, đang làm việc sâu bên trong.
Ngay cả thân thể cũng còn không được hiểu đầy đủ, chưa được hiểu. Toàn thể hiểu biết của chúng ta là manh mún. Khoa học về con người còn chưa tồn tại. Yoga của Patanjali là nỗ lực gần nhất đã từng được thực hiện. Ông ấy chia thân thể thành năm tầng, hay thành năm thân thể. Bạn không có một thân thể đâu, bạn có năm thân thể; và đằng sau năm thể này, là bản thể của bạn. Cùng điều đã xảy ra trong tâm lí đã xảy ra trong y học. Đối trị liệu pháp tin chỉ vào thân thể vật lí, thân thể thô. Nó là song song với chủ nghĩa hành vi. Đối trị liệu pháp là y học thô nhất. Đó là lí do tại sao nó đã trở thành khoa học, bởi vì các dụng dụ khoa học chỉ có khả năng của những thứ rất thô. Đi sâu hơn đi.
Châm cứu, Trung y, đi vào thêm một tầng nữa. Nó làm việc trên thể sống, pranamay kosh. Nếu cái gì đó đi sai trong thể vật lí, châm cứu không chạm tới thể vật lí chút nào. Nó cố làm việc trên thể sống. Nó cố làm việc trên sinh năng, bioplasma. Nó giải quyết cái gì đó ở đó, và ngay lập tức thân thể thô bắt đầu vận hành tốt. Nếu cái gì đó đi sai trong thể sống, Đối trị liệu pháp vận hành trên thân thể, thân thể thô. Tất nhiên, với Đối trị liệu phấp, nó là nhiệm vụ lên dốc, khó khăn vất vả. Với châm cứu, nó là nhiệm vụ xuống dốc, dễ dàng. Nó là dễ dàng hơn bởi vì thể sống là cao hơn chút ít so với thể vật lí. Nếu thể sống được đặt đúng, thể vật lí đơn giản tuân theo nó bởi vì bản kế hoạch tổng thể tồn tại trong thể sống. Thân thể vật lí chỉ là việc thực hiện của thể sống.
Bây giờ châm cứu đang thu được kính trọng, dần dần, bởi vì một kĩ thuật chụp ảnh rất nhạy cảm nào đó, chụp ảnh Kirlian, ở nước Nga Xô viết, đã bắt gặp bẩy trăm điểm sống trong thân thể con người như chúng bao giờ cũng được mô tả bởi các nhà châm cứu trong ít nhất năm nghìn năm. Họ không có thiết bị nào để biết các điểm sống ở đâu trong thân thể. Nhưng dần dần, chỉ qua thử và sai, qua nhiều thế kỉ, họ khám phá ra bẩy trăm điểm. Bây giờ Kirlian cũng đã khám phá ra cùng bẩy trăm điểm đó bằng thiết bị khoa học. Và kĩ thuật chụp ảnh Kirlian đã chứng minh một điều: rằng cố thay đổi thể sống qua thể vật lí là ngớ ngẩn. Nó đang cố thay đổi người chủ bằng việc thay đổi kẻ hầu. Điều đó gần như là không thể được bởi vì người chủ sẽ không nghe người hầu. Nếu bạn muốn đổi người hầu, đổi người chủ đi. Ngay lập tức, người hầu tuân theo. Thay vì đi và thay đổi từng người lính, tốt hơn cả là thay đổi vị tướng. Thân thể có hàng triệu lính, tế bào, đơn giản làm việc theo mệnh lệnh nào đó, dưới sự chỉ huy nào đó. Thay đổi vị chỉ huy, và toàn thể hình mẫu thân thể thay đổi.
Vi lượng liệu pháp đi sâu hơn một chút. Nó làm việc trên manomay kosh, thể trí. Người sáng lập ra vi lượng liệu pháp, Hahnemann, đã khám phá ra một trong những điều vĩ đại nhất đã từng được khám phá, và đó là: lượng thuốc càng nhỏ, nó càng đi sâu hơn. Ông ấy gọi phương pháp làm thuốc vi lượng là 'hiệu nghiệm hoá'. Họ cứ giảm lượng thuốc đi. Ông ấy sẽ làm việc theo cách này: ông ấy sẽ lấy một lượng thuốc nào đó và trộn lẫn nó với đường sữa hay với nước mười lần hơn. Một lượng thuốc, chín lượng nước, ông ấy sẽ trộn chúng lại. Thế rồi ông ấy lại lấy một lượng của dung dịch mới này, và lại trộn nó với chín lần hơn về nước hay đường sữa. Theo cách này ông ấy cứ tiếp diễn: lại từ dung dịch mới ông ấy lấy ra một lượng và sẽ trộn nó với nước chín lần hơn. Ông ấy sẽ làm điều này, và hiệu nghiệm sẽ tăng lên. Dần dần, thuốc đạt tới mức nguyên tử. Nó trở thành tinh tế tới mức bạn không thể tin được rằng có thể có tác dụng, nó đã gần biến mất. Đó là điều được viết lên thuốc vi lượng, mức hiệu nghiệm: mười mức hiệu nghiệm, hai mươi mức hiệu nghiệm, một trăm mức hiệu nghiệm, một nghìn mức hiệu nghiệm. Mức hiệu nghiệm càng lớn, khối lượng càng nhỏ. Với mười nghìn mức hiệu nghiêm, một phần triệu của thuốc thường còn lại, gần như không có gì. Nó đã gần biến mất, nhưng thế thì nó đi vào cốt lõi sâu nhất của manomay. Nó đi vào trong thể trí của bạn. Nó đi sâu hơn châm cứu. Gần như bạn đã đạt tới mức nguyên tử, hay thậm chí mức hạ nguyên tử. Thế thì nó không chạm vào thân thể bạn. Thế thì nó không chạm tới thể sống của bạn, nó đơn giản đi vào. Nó tinh tế và nhỏ tới mức nó không gặp rào chắn nào. Nó có thể đơn giản trượt vào trong manomay kosh, vào trong thể trí, và từ đó nó bắt đầu làm việc. Bạn đã thấy một thẩm quyền thậm chí còn lớn hơn pranamay.
Ayurveda, y học Ấn Độ, là việc tổng hợp của cả ba. Nó là một trong nhưng y học tổng hợp nhất.
Thôi miên liệu pháp đi sâu hơn nữa. Nó chạm tới vigyanmay kosh: thể thứ tư, thể của ý thức. Nó không dùng thuốc. Nó không dùng cái gì. Nó đơn giản dùng gợi ý, có vậy thôi. Nó đơn giản đưa ra gợi ý trong tâm trí bạn, gọi nó là từ lực con vật, luật thôi miên, thôi miên hay bất kì cái gì bạn thích - nhưng nó có tác dụng qua sức mạnh của ý nghĩ, không qua sức mạnh của vật chất. Ngay cả vi lượng liệu pháp cũng vẫn còn là sức mạnh của vật chất theo số lượng rất tinh tế. Thôi miên liệu pháp gạt bỏ vật chất ra, bởi vì dù tinh tế thế nào, nó vẫn là vật chất. Mười nghìn mức hiệu nghiệm, nhưng dầu vậy, nó là mức hiệu nghiệm của vật chất. Nó đơn giản nhảy vào năng lượng ý nghĩ, vigyanmay kosh: thể ý thức. Nếu ý thức của bạn chấp nhận ý tưởng nào đó, nó bắt đầu vận hành.
Thôi miên liệu pháp có tương lai lớn. Nó sẽ trở thành thuốc tương lai, bởi vì nếu chỉ bằng thay đổi hình mẫu ý nghĩ của bạn mà tâm trí có thể được thay đổi, qua tâm trí, thể sống của bạn và qua thể sống, thân thể thô của bạn thay đổi, thế thì sao bận tâm với chất độc, sao bận tâm với thuốc thô? Sao không làm việc với nó qua sức mạnh của ý nghĩ? Bạn có quan sát bất kì nhà thôi miên nào đang làm việc trên người trung gian không? Nếu bạn chưa quan sát, cũng đáng quan sát đấy. Điều đó sẽ cho bạn sáng suốt nào đó.
Bạn có thể đã nghe, hay bạn có thể đã thấy - ở Ấn Độ điều đó xảy ra, bạn phải đã thấy người bước đi trên lửa. Điều đó không là gì ngoài thôi miên liệu pháp. Ý tưởng là họ bị sở hữu bởi thần hay nữ thần nào đó và không lửa nào có thể đốt cháy được họ, chỉ ý tưởng này là đủ. Ý tưởng này kiểm soát và biến đổi vận hành bình thường của thân thể họ.
Họ được chuẩn bị: trong hai mươi tư giờ họ nhịn ăn. Khi bạn nhịn ăn và toàn thân sạch sẽ, và không có chất thải trong nó, chiếc cầu giữa bạn và thể thô bị bỏ đi. Trong hai mươi bốn giờ, họ sống trong đền hay đền thờ hồi giáo, hát, múa, được hài hoà với Thượng đế. Thế rồi một khoảnh khắc tới khi họ bước lên lửa. Họ tới vừa nhảy múa, bị sở hữu. Họ tới với tin cậy đầy đủ rằng lửa sẽ không đốt cháy, có vậy thôi, không có gì khác. Làm sao tạo ra tin cậy mới là vấn đề. Thế rồi họ nhảy múa trên lửa, và lửa không làm bỏng.
Điều đó đã xảy ra nhiều lần rằng ai đó chỉ là khán giả trở nên bị sở hữu thế. Hai mươi người đi trên lửa không bị bỏng, và ai đó lập tức sẽ trở nên tin tưởng thế: "Nếu những người này bước đi được, thế thì sao mình không đi được?" và người đó nhảy vào, và lửa không gây bỏng. Trong khoảnh khắc bất thần đó, tin cậy nảy sinh. Thỉnh thoảng việc xảy ra là những người đã được chuẩn bị, lại bị bỏng. Thỉnh thoảng một khán giả không được chuẩn bị bước lên lửa và không bị bỏng. Điều gì đã xảy ra? - người đã được chuẩn bị phải đã mang hoài nghi. Họ phải đã nghĩ liệu điều đó có xảy ra hay không. Một hoài nghi tinh vi phải đã còn lại trong vigyanmay kosh, trong ý thức của họ. Nó không phải là tin cậy toàn bộ. Cho nên họ tới, nhưng với hoài nghi. Bởi vì hoài nghi đó, thân thể không thể nhận được thông điệp từ linh hồn cao hơn. Hoài nghi tới ở giữa, và thân thể liên tục vận hành theo cách bình thường; nó bị bỏng. Đó là lí do tại sao mọi tôn giáo đều nhấn mạnh vào tin cậy. Tin cậy là thôi miên liệu pháp. Không có tin cậy, bạn không thể đi vào trong phần tinh tế của bản thể bạn, bởi vì một hoài nghi nhỏ, và bạn bị ném trở lại với thể thô. Khoa học làm việc với hoài nghi. Hoài nghi là phương pháp bởi vì khoa học làm việc với cái thô. Dù bạn hoài nghi hay không, người theo đối trị liệu pháp không lo nghĩ. Người đó không yêu cầu bạn tin cậy vào thuốc của người đó, người đó đơn giản cho bạn thuốc.
Nhưng một người theo vi lượng liệu pháp sẽ yêu cầu bạn tin, bởi vì không có việc tin của bạn sẽ khó cho vi lượng liệu pháp có tác dụng lên bạn. Và một người theo thôi miên liệu pháp sẽ yêu cầu việc buông xuôi toàn bộ. Bằng không, chẳng cái gì có thể được làm.
Tôn giáo là buông xuôi. Tôn giáo là thôi miên liệu pháp. Nhưng, vẫn còn có một thể nữa. Đó là anandmay kosh: thể phúc lạc. Thôi miên liệu pháp đi tới thể thứ tư. Thiền đi tới thể thứ năm. 'Thiền-meditation' - chính từ này là hay bởi vì gốc rễ là cùng với 'thuốc-medicine'. Cả hai bắt nguồn từ cùng một gốc. Medicine (thuốc) và meditation (thiền) là các nhánh của một từ: cái chữa lành, cái làm cho bạn mạnh khoẻ và toàn thể là thuốc, và ở mức độ sâu nhất, đó là thiền.
Thiền thậm chí không cho bạn gợi ý bởi vì gợi ý là được cho từ bên ngoài. Ai đó khác phải cho bạn gợi ý.
Gợi ý nghĩa là bạn phụ thuộc vào ai đó. Họ không thể làm cho bạn có ý thức hoàn hảo được bởi vì người khác sẽ được cần tới, và cái bóng sẽ trùm lên bản thể bạn. Thiền làm cho bạn hoàn toàn ý thức, không có cái bóng nào - sáng tuyệt đối mà không có tối. Bây giờ ngay cả gợi ý cũng bị coi là thứ thô. Ai đó gợi ý - điều đó nghĩa là cái gì đó tới từ bên ngoài, và trong phân tích tối thượng, cái tới từ bên ngoài là vật chất. Không chỉ vật chất, nhưng cái tới từ bên ngoài đều là vật chất. Ngay cả một ý nghĩ cũng là dạng tinh tế của vật chất. Ngay cả thôi miên liệu pháp cũng mang tính vật chất.
Thiền vứt bỏ mọi ủng hộ, mọi hỗ trợ. Đó là lí do tại sao hiểu thiền là điều khó nhất trên thế giới, bởi vì không cái gì còn lại - chỉ là hiểu biết thuần khiết, việc chứng kiến. Đó là điều lời kinh thứ nhất này là gì.
Thay đổi của tâm trí bao giờ cũng được biết bởi chúa tể của nó...
Ai là chúa tể bên trong bạn? Vị chúa tể đó phải được tìm ra.
Thay đổi của tâm trí bao giờ cũng được biết bởi chúa tể của nó, do tính thường hằng của purusha, tâm thức thuần khiết.
Trong bạn hai điều xảy ra. Một là xoáy lốc của ý nghĩ, xúc động, ham muốn - một xoáy lốc lớn quanh bạn, thường xuyên thay đổi, thường xuyên biến đổi bản thân nó, thường xuyên chuyển động. Nó là một quá trình. Đằng sau quá trình này là linh hồn chứng kiến của bạn - vĩnh hằng, thường hằng, không thay đổi chút nào. Nó chưa bao giờ thay đổi. Nó giống như bầu trời vĩnh hằng: mây tới và đi, tụ, tản... bầu trời vẫn còn không bị động tới, không bị ảnh hưởng, không bị in dấu. Nó vẫn còn thuần khiết và trinh nguyên. Đó là vị chúa tể, cái vĩnh hằng bên trong bạn.
Tâm trí liên tục thay đổi. Mới khoảnh khắc trước bạn đã có tâm trí này, một khoảnh khắc sau bạn có tâm trí khác. Mới vài phút trước bạn đã giận, và bây giờ bạn cười. Mới khoảnh khắc trước bạn đã hạnh phúc, và bây giờ bạn buồn. Sửa đổi, thay đổi, các con sóng liên tục lên và xuống, giống như đồ chơi yo-yo bạn cứ liên tục thế. Nhưng cái gì đó bên trong bạn là vĩnh hằng: cái cứ liên tục chứng kiến trò chơi, cuộc chơi. Nhân chứng là vị chúa tể. Nếu bạn bắt đầu chứng kiến, dần dần, bạn sẽ tới ngày càng gần hơn vị chúa tể này.
Bắt đầu chứng kiến các đối thể đi. Bạn nhìn cây. Bạn nhìn cây, nhưng bạn không nhận biết rằng bạn đang nhìn nó, thế thì bạn không là nhân chứng. Bạn nhìn cây, và đồng thời bạn thấy rằng bạn đang nhìn, thế thì bạn là nhân chứng. Tâm thức phải trở thành mũi tên kép: một mũi tên đi tới cây, mũi tên kia đi tới tính chủ thể của bạn.
Điều đó là khó, bởi vì khi bạn trở nên nhận biết về bản thân bạn, bạn quên mất cây, và khi bạn trở nên nhận biết về cây, bạn quên bản thân bạn. Nhưng dần dần, người ta học cân bằng, cũng như người ta học đi trên dây. Khó lúc đầu, nguy hiểm, rủi ro, nhưng dần dần, người ta học được thăng bằng. Cứ liên tục thử đi. Bất kì khi nào bạn có cơ hội để là nhân chứng, đừng bỏ lỡ nó, bởi vì không có gì giá trị hơn việc chứng kiến. Làm một hành động: bước hay ăn hay tắm, trở thành nhân chứng nữa. Để cho vòi hoa sen phun nước lên bạn, nhưng bên trong bạn vẫn còn tỉnh táo và nhìn điều đang xảy ra - cái mát mẻ của nước, cảm giác rân rân khắp thân thể, im lặng nào đó bao quanh bạn, sự phấn chấn nào đó nảy sinh trong bạn - nhưng liên tục trở thành nhân chứng. Bạn cảm thấy hạnh phúc, chỉ cảm thấy hạnh phúc là không đủ - là nhân chứng đi. Liên tục quan sát - "Mình cảm thấy hạnh phúc... Mình cảm thấy buồn... Mình cảm thấy đói" - liên tục quan sát. Dần dần, bạn sẽ thấy rằng hạnh phúc là tách rời khỏi bạn, bất hạnh cũng thế. Mọi thứ bạn có thể chứng kiến đều tách rời khỏi bạn. Đây là phương pháp vivek, sáng suốt. Mọi thứ là tách rời khỏi bạn đều có thể được chứng kiến, và mọi thứ có thể được chứng kiến đều tách rời khỏi bạn. Bạn không thể chứng kiến người chứng kiến được, đó là vị chúa tể. Bạn không thể đi ra ngoài vị chúa tể được, bạn là vị chúa tể. Bạn là cốt lõi tối thượng của sự tồn tại.
Tâm trí không tự chiếu sáng nó, bởi vì nó là bản thân việc có thể nhận thấy được.
Bản thân tâm trí có thể được nhìn. Nó có thể trở thành đối thể. Nó có thể được cảm nhận, cho nên nó không phải là người cảm nhận. Bình thường, chúng ta nghĩ rằng chính tâm trí đang nhìn hoa. Không, bạn có thể đi ra ngoài tâm trí và bạn có thể thấy tâm trí, hệt như tâm trí đang nhìn hoa. Bạn đi càng sâu, bạn sẽ càng thấy rằng bản thân người quan sát trở thành vật được quan sát. Đó là lí do tại sao Krishnamurti liên tục nói đi nói lại, "Người quan sát là cái được quan sát, người cảm nhận là cái được cảm nhận." Khi bạn đi sâu, đầu tiên bạn thấy cây, và hoa và sao, và bạn nghĩ tâm trí đang chứng kiến. Thế rồi nhắm mắt lại. Bây giờ, nhìn ấn tượng trong tâm trí: về hoa, sao, cây. Bây giờ ai là người cảm nhận? Người cảm nhận đã đi sâu hơn một chút rồi. Bản thân tâm trí đã trở thành đối thể.
Năm koshas này, năm hạt mầm này, là năm trạm nơi người cảm nhận trở thành cái được cảm nhận lặp đi lặp lại. Khi bạn đi từ thân thể thô, thể thức ăn, annamay kosh, tới thể sống, bạn ngay lập tức thấy rằng từ thể sống, thể thô có thể được thấy như một đối thể. Nó ở ngoài thể sống. Cũng như ngôi nhà ở bên ngoài bạn, khi bạn đứng trong thể sống, thân thể riêng của bạn cũng giống hệt như bức tường bao quanh bạn. Lần nữa bạn đi từ thể sống sang manomay kosh, thể trí; cùng điều đó xảy ra. Bây giờ, ngay cả thể sống cũng ở bên ngoài bạn, như hàng rào quanh bạn; và theo cách này nó tiếp diễn. Nó tiếp diễn tới điểm tối thượng nơi chỉ nhân chứng còn lại. Thế thì bạn không thấy bản thân bạn như, "Mình đang phúc lạc"; bạn thấy bản thân bạn như người chứng kiến phúc lạc.
Thể cuối cùng là thể phúc lạc. Nó là khó phân tách nhất vì nó rất gần với vị chúa tể. Nó gần như bao quanh vị chúa tể như bầu khí hậu. Nhưng điều đó nữa cũng phải được biết tới. Ngay cả ở điểm cuối đó khi bạn phúc lạc một cách cực lạc, thế nữa bạn vẫn phải làm nỗ lực tối thượng, nỗ lực sáng suốt cuối cùng, và thấy rằng phúc lạc là tách rời khỏi bạn.
Thế thì giải thoát, kaivalya. Thế thì bạn được bỏ lại một mình - chỉ là người chứng kiến - và mọi thứ đã được thu lại các đối thể: thân thể, tâm trí, năng lượng. Ngay cả phúc lạc, ngay cả cực lạc, ngay cả bản thân thiền cũng không còn đó nữa. Khi thiền trở thành hoàn hảo, nó không còn là thiền nữa. Khi thiền nhân đã thực sự đạt tới đích, người đó không thiền. Người đó không thể thiền được bởi vì điều đó nữa bây giờ là hoạt động giống như bước đi, ăn. Người đó đã trở nên tách rời khỏi mọi thứ. Đó là khác biệt giữa dhyan và samadhi, giữa thiền và samadhi. Thiền là của thể thứ năm, thể phúc lạc. Nó vẫn là trị liệu, là thuốc. Bạn vẫn còn hơi chút ốm, ốm bởi vì bạn đang đồng nhất bản thân bạn với cái gì đó mà bạn không là. Mọi ốm yếu đều là đồng nhất, và mạnh khoẻ tuyệt đối là thông qua vô đồng nhất. Samadhi là khi ngay cả thiền cũng đã bị bỏ lại đằng sau.
Tôi đã đọc cuốn sách của Edward de Bono. Ông ấy viết về chính sự cố rất cổ đại đã xảy ra ở Trung Quốc.
Ngày xưa, ở Trung Quốc cổ đại, một ngôi chùa, ngôi đền bị cháy sập. Một mùi lạ và thơm ngon đưa những người đi tìm vào bới tro thấy xác nướng chín của một con lợn không may đã đi vào trong ngọn lửa, bị thiêu cháy trong ngọn lửa. Lợn nướng trở thành món ngon ở Trung Quốc. Ngẫu nhiên nó được khám phá ra bởi vì nhà chùa bị cháy và một con lợn bị thiêu trong nó. Nhưng thế rồi mọi người nghĩ rằng nó phải là cái gì đó có liên quan tới nhà chùa, bằng không thì làm sao con lợn lại ngon thế? Cho nên trong nhiều thế kỉ ở Trung Quốc điều vẫn được tiếp tục là bất kì khi nào họ muốn ăn thịt lợn nướng, họ sẽ làm một cái chùa trước hết, thế để con lợn vào bên trong và đốt nó. Điều đó rất tốn kém, nhưng nó có vẻ rất khoa học cho họ. Chỉ sau nhiều thế kỉ họ mới trở nên nhận biết rằng điều đó là ngu xuẩn. Lợn có thể được nướng mà không cần chùa. Chùa không phải là bản chất cho điều đó.
Nhưng đây là cách tâm trí con người vận hành, bởi vì bạn trở nên nhận biết về thân thể bạn đầu tiên và mọi thứ được liên kết với nó. Khi bạn cảm thấy sự phấn chấn nào đó, hạnh phúc khắp xung quanh bạn, tất nhiên bạn cảm thấy điều đó là vì thân thể, bởi vì, "Mình cảm thấy mạnh khoẻ, không ốm, không bệnh. Đó là lí do tại sao nó có đó." Thế rồi bạn cố giữ cho thân thể trẻ, khoẻ. Không cái gì sai trong nó, nhưng mạnh khoẻ phấn chấn tới từ đâu đó sâu bên trong bạn. Vâng, thân thể mạnh khoẻ là được cần, bằng không những dòng suối sâu đó sẽ không có khả năng kích hoạt. Một thân thể mạnh khoẻ vận hành như phương tiện để mang bạn tới phấn chấn từ cốt lõi bên trong nhất của bạn, nhưng bản thân thân thể không phải là nguyên nhân.
Để tôi kể cho bạn vài giai thoại về cách tâm trí dường như rất logic, nhưng sâu bên dưới những kết luận rất ngớ ngẩn kéo tới.
Một giáo sư có thời đã huấn luyện hàng trăm con bọ chét nhảy khi ông ta hô lên mệnh lệnh đúng. Một khi chúng đã đáp ứng một cách thoả mãn, ông ta lấy kéo cắt chân chúng đi. Ngay khi đó ông ta nhận ra rằng không một con bọ chét nào tuân lệnh nhảy thêm nữa, ông ta công bố phát hiện của mình cho thế giới y học: "Tôi có bằng chứng không thể bác bẻ được, thưa các ngài, rằng tai của bọ chét nằm ở chân chúng."
Điều này đã xảy ra nhiều lần trong toàn thể lịch sử tư tưởng con người: chân bị cắt, bây giờ chúng không nhảy, chúng không nghe mệnh lệnh. Tất nhiên, tự nhiên thôi, tai của bọ chét nằm ở chân.
Logic có thể đi tới đầu cuối rất phi logic. Logic có thể kết luận những kết luận rất phi logic. Thân thể là phần thô nhất, dễ hiểu nhất, bạn có thể bắt giữ nó, bạn có thể huấn luyện nó, bạn có thể làm cho nó mạnh khoẻ hơn bằng việc cho thức ăn, dưỡng chất. Bạn có thể giết nó bằng việc bỏ đói nói. Bạn có thể làm cả nghìn lẻ một thứ với thân thể. Nó là có thể hiểu được. Bên ngoài thân thể là bắt đầu của thế giới những điều khó nắm.
Các nhà khoa học hơi sợ đi vào trong thế giới khó nắm bắt, bởi vì các tiêu chuẩn của họ không hoạt động tốt. Thế thì mọi thứ cứ trở nên ngày càng mờ hơn. Tất nhiên, họ ở chỗ có sáng.
Một giai thoại nổi tiếng về Rabya al Adabiya: Một buổi tối bà ấy ra tìm cái gì đó trên phố. Ai đó hỏi, "Bà tìm gì vậy?" Bà ấy nói, "Tôi đánh mất cái kim." Thế là những người đó, toàn là người tốt, bắt đầu giúp bà ấy. "Bà già, bà già nghèo này bị mất kim," mọi người đều cố giúp. Nhưng thế rồi ai đó trở nên nhận biết rằng chiếc kim là vật nhỏ thế: "Đích xác nó bị rơi ở đâu? Phố thì to. Nếu chúng tôi cứ tìm nó sẽ mất cả nghìn năm." Thế là họ hỏi, "Kim rơi đích xác chỗ nào, để chúng tôi có thể tìm chỉ chỗ đó thôi?" Rabia nói, "Đừng hỏi điều đó, bởi vì kim đã rơi ở bên trong, trong nhà tôi." Tất cả họ đứng dậy và nói, "Bà đã điên rồi! Nếu kim rơi bên trong, tìm nó ở đó chứ!" Rabia nói, "Nhưng không có ánh sáng! Ở đây trên phố còn có ánh sáng. Mặt trời còn chưa lặn. Đừng phí thời gian. Giúp đi, bởi vì chẳng mấy chốc mặt trời sẽ lặn và phố sẽ tối."
Theo một cách nào đó, điều đó có vẻ phi logic, theo một cách khác điều đó dường như rất logic. Đó là điều khoa học đã từng làm. Thân thể dường như là phần được chiếu sáng nhất của bạn, mọi thứ khác đều tối - bạn càng đi sâu hơn, càng tối hơn. Bạn đi càng sâu hơn, hướng càng bị lạc nhiều hơn. Bạn đi càng sâu hơn, mọi cái có vẻ rõ ràng không còn có vẻ rõ ràng nữa. Mọi thứ dường như là cực kì lẫn lộn. Tốt hơn cả là giữ lấy phần được chiếu sáng, vẫn còn ở đó. Cái gì đó có thể được làm, bởi vì thân thể có thể bị thao túng.
Nhưng theo cách này cái gì đó rất có giá trị bị mất, và nhân loại, dần dần, đã trở nên bị quá hội tụ vào thân thể. Và thân thể chỉ là cái vỏ bên ngoài của bạn.
Chuyện xảy ra trong nhà tù: Joe bị xử tù hai mươi năm vì tham gia vào vụ trộm cướp. Một thời gian ngắn sau khi thời hạn ở tù của anh ta bắt đầu, anh ta phát hiện ra một con bọ chét trong tóc mình, và chẳng có gì tốt hơn để làm, anh ta đã huấn luyện nó làm một số thủ thuật. Trước hết, Joe dạy cho con bọ chét nhảy theo mệnh lệnh, thế rồi dần dần các thủ thuật trở nên ngày càng phức tạp hơn. Cứ từng ngày của mọi tuần, Joe giữ sát một thực hành thường xuyên và kiên nhẫn bình tĩnh, để cho khi ngày được thả của anh ta tới thì anh ta đã huấn luyện con bọ chét làm được các thủ thuật hoàn toàn không thể nào tin được. Ngay khi anh ta ra ngoài cổng nhà tù, Joe chạy xô tới rạp xiếc lớn nhất thế giới. Vội vàng vào nhà lưu động của người quản lí Joe lôi con bọ chét từ túi trên ra và để nó trên bàn, "Nhìn cái này," Joe nói với người quản lí. "Vâng," người quản lí nói, khi ông ta trút một đống tàn thuốc lá lớn nặng lên con bọ chét. "Phiền thật, chúng không gây chuyện chứ?"
Ông ta đã giết chết con bọ chét, và bây giờ không có cách nào cho Joe đáng thương chứng minh rằng anh ta đã huấn luyện được con bọ chét làm những điều huyền bí, những điều không thể tin được. Bây giờ không có cách nào để chứng minh nó.
Đó là điều suy nghĩ thô về nhân loại đã làm: nó đã giết chết bí ẩn bên trong. Nó đã làm cho mọi người nghiện với thân thể tới mức họ đã quên mất thế giới bên trong của họ. Bây giờ ngay cả chứng minh nó cũng đã trở thành khó khăn. Những người như Phật và Jesus và Krishna có vẻ không lành mạnh. Có những cuốn sách trong tiếng Anh và trong các ngôn ngữ phương Tây khác chứng minh Jesus bị thần kinh. Tất nhiên, nếu bạn không biết gì về thế giới bên trong, ông ấy có vẻ thần kinh. Ông ấy thần kinh nếu bạn không biết gì về thế giới bên trong. Thế thì ông ấy dường như giống người điên bởi vì thỉnh thoảng ông ấy nói với Thượng đế, và ông ấy tuyên bố rằng ông ấy nhận được câu trả lời nữa. Và bạn đã đánh mất mọi tiếp xúc với thế giới bên trong, cho nên khác biệt gì giữa người điên và ông ấy? Người điên cũng lắng nghe tiếng nói. Bạn có thể thấy, đi tới nhà thương điên và bạn có thể thấy người điên ngồi một mình và nói một cách say mê thế, cứ dường như ai đó đang hiện diện ở dó. Khác biệt là gì? Khi trong Vườn Gethsemane Jesus cầu nguyện, giơ tay lên trời và bắt đầu nói với Thượng đế, khác biệt là gì? Dường như là chả có ai ở đó cả. Jesus điên như người điên. Khi trên cây chữ thập ông ấy bắt đầu kêu khóc và nói mọi điều với Thượng đế, khác biệt là gì? Bởi vì nhiều nghìn người đã tụ tập ở đó, họ chẳng thể thấy được bất kì ai ở đó cả. Và Jesus nói, "Cha ơi, xin tha thứ cho những người này, vì họ không biết điều họ đang làm." Ông ấy điên. Ông ấy đang nói cho ai? Ông ấy đã đi ra ngoài giác quan của ông ấy rồi. Dần dần, nếu thế giới bên trong nhất của bạn bị làm què quặt đi và bạn đã đánh mất tiếp xúc với nó, bạn không thể tin được vào Jesus, Krishna, Phật, hay Patanjali. Họ đang nói về cái gì? Những người này đang mơ. Và bạn, người rất láu lỉnh, cứ nói về việc mơ của bạn theo cách rất khoa học.
Nhiều người điên là rất, rất logic. Nếu bạn nghe người điên, bạn sẽ ngạc nhiên. Họ rất biện luận, rất hợp lí; và tới chừng mực nào đó bạn sẽ gần như bị họ thuyết phục.
Tôi đã nghe nói về một người đi tới gặp họ hàng nào đó, đang ở nhà thương điên. Trong cùng một phòng giam giữ có bạn giam khác, và người kia có vẻ quí ông thế, duyên dáng thế, và ngồi chững chạc đọc báo tới mức vị khách này phải hỏi, "Ông chẳng có vẻ điên chút nào." Anh ta nói với người đó và người đó hoàn toàn logic, tuyệt đối bình thường. Vị khách ngạc nhiên: "Sao ông bị giữ lại?" Người đó nói, "Vì họ hàng của tôi, họ muốn tống tôi vào đây vì họ muốn lấy mọi tiền bạc tôi có, và đó là cách duy nhất: hoặc họ giết tôi, hoặc tống tôi vào nhà thương điên. Và tôi cũng đồng ý. Thế này thì tốt hơn. Ít nhất tôi còn sống. Bằng không, họ chắc đã giết tôi. Tôi có nhiều tiền thế."
Và mọi thứ là logic và bình thường tới mức vị khách nói, "Ông đừng lo. Tôi quen biết ông thống đốc, và tôi sẽ tới ông ấy và kể mọi chuyện." Người điên nói, "Xin ông, nếu ông có thể làm được cái gì đó, làm nó đi." Khi vị khách vừa mới rời phòng, đột nhiên người điên này nhảy lên và đập mạnh đầu mình. Vị khách nói, "Ông làm gì vậy?" Người đó nói, "Chỉ để nhắc nhở ông thôi... đừng quên đi tới ông thống đốc. Bây giờ ông sẽ không quên đâu."
Mọi thứ đều logic ở đâu đó, nhưng làm sao phân biệt được giữa người điên và nhà huyền môn? Bởi vì mọi thứ dường như logic cũng theo một cách huyền bí nữa, tới mức độ nào đó. Thế rồi đột nhiên, ông ấy nói về cái gì đó mà bạn chưa bao giờ kinh nghiệm. Thế thì bạn sợ, và để bảo vệ bản thân bạn khỏi sợ, bạn bắt đầu hợp lí hoá nỗi sợ của bạn.
Điều không thể được cho tâm trí là biết bản thân nó và bất kì đối thể nào khác vào cùng lúc.
Những lời kinh này toàn là về chứng kiến. Patanjali đang nói, từng bước một, rằng tâm trí không thể làm hai điều: là cái được cảm nhận và là người cảm nhận. Hoặc nó có thể là người cảm nhận hoặc nó có thể là cái được cảm nhận. Cho nên khi bạn có thể chứng kiến tâm trí bạn, điều đó chứng tỏ một cách tuyệt đối rằng tâm trí không phải là người cảm nhận. Bạn là người cảm nhận. Bạn không phải là thân thể, bạn thậm chí không phải là tâm trí. Toàn thể nhấn mạnh là: làm sao giúp bạn phân biệt với cái bạn không là.
Nếu được giả thiết rằng tâm trí thứ hai chiếu sáng tâm trí thứ nhất, nhận thức về nhận thức chắc cũng phải được giả thiết, và lẫn lộn của kí ức.
Nhưng đã từng có các triết gia nói rằng không có nhu cầu giả định về nhân chứng, chúng ta có thể giả định tâm trí khác: tâm trí một được cảm nhận bởi tâm trí hai. Đó là điều các nhà tâm lí cũng sẽ đồng ý, bởi vì tại sao đem cái gì đó tuyệt đối không biết vào xem xét? - tâm trí được quan sát bởi bản thân tâm trí, bởi tâm trí tinh tế. Nhưng Patanjali cho một bác bẻ rất logic về thái độ này. Ông ấy nói, "Nếu ông giả định rằng tâm trí một được cảm nhận bởi tâm trí hau, thế thì ai cảm nhận tâm trí hai? Thế thì tâm trí ba vậy, thế thì ai cảm nhận tâm trí ba?" Ông ấy nói, "Thế thì điều này sẽ tạo ra lẫn lộn. Nó sẽ là hồi qui vô hạn. Thế thì ông có thể cứ tiếp diễn mãi, tới điểm vô lí; và lần nữa, cho dù ông nói 'tâm trí một nghìn', vấn đề vẫn còn như cũ. Thế thì ông lại phải giả định một tâm trí đằng sau tâm trí một nghìn: một nghìn lẻ một - và điều này sẽ cứ tiếp diễn mãi.
Không, người ta phải hiểu cái gì đó tuyệt đối bên trong, đằng sau cái đó chẳng có gì cả. Bằng không sẽ có lẫn lộn kí ức, bằng không sẽ có hỗn độn. Thân thể, tâm trí, và nhân chứng: nhân chứng là tuyệt đối. Nhưng ai cảm nhận nhân chứng? Ai biết nhân chứng này? Và thế thì chúng ta đi tới một trong những giả thuyết quan trọng nhất của yoga.
Tri thức về bản chất của riêng nó qua tự nhận thức được thu lấy khi tâm thức giả thiết hình dạng đó không chuyển từ chỗ nọ sang chỗ kia.
Yoga tin rằng nhân chứng là hiện tượng tự chiếu sáng. Nó cũng giống như ánh sáng. Bạn có cây nến nhỏ trong phòng - cây nến chiếu sáng căn phòng, đồ đạc, tường, tranh vẽ trên tường. Ai chiếu sáng cây nến? Bạn không cần cây nến khác để thấy cây nến này, cây nến này là tự chiếu sáng rồi. Nó chiếu sáng các thứ khác, và đồng thời nó chiếu sáng bản thân nó. Svabuddhi-samvedanam: tâm thức bên trong nhất là tự chiếu sáng. Nó có bản chất của ánh sáng. Mặt trời chiếu sáng mọi thứ trong hệ mặt trời - đồng thời nó chiếu sáng bản thân nó. Nhân chứng đang chứng kiến mọi thứ diễn ra xung quanh trong năm hạt mầm và trong thế giới, và đồng thời nó chiếu sáng bản thân nó. Điều này dường như là logic hoàn hảo. Ở đâu đó, chúng ta phải đi tới hòn đá đáy. Bằng không, chúng ta cứ đi mãi - và điều đó sẽ không giúp gì, và vấn đề còn lại như cũ.
Tri thức về bản chất của riêng nó qua tự nhận thức được thu lấy khi tâm thức giả thiết hình dạng đó không chuyển từ chỗ nọ sang chỗ kia.
Khi tâm thức bên trong của bạn đã đi tới khoảnh khắc của không chuyển động, khi nó đã trở nên được định tâm và bắt rễ sâu, khi nó không giao động, khi nó đã trở thành ngọn lửa thường hằng của nhận biết, thế thì nó chiếu sáng bản thân nó.
Khi tâm trí được tô mầu bởi người biết và cái biết, nó là lĩnh hội tất.
Tâm trí ở ngay giữa bạn và thế giới. Tâm trí là chiếc cầu giữa bạn và thế giới, giữa người chứng kiến và cái được chứng kiến. Tâm trí là chiếc cầu, và nếu tâm trí được tô mầu bởi mọi thứ, và cũng bởi nhân chứng, nó trở thành hiểu tất cả. Nó trở thành thiết bị cực kì mạnh của tri thức. Nhưng hai kiểu tô mầu được cần tới, một: nó phải được tô mầu bằng các thứ nó thấy, và, nó phải được tô mầu bằng nhân chứng. Nhân chứng phải đổ năng lượng của nó vào tâm trí, chỉ thế thì tâm trí mới biết mọi thứ.
Chẳng hạn: một nhà khoa học đang làm việc. Ông ấy đã mổ xẻ thân thể một người và ông ấy nhìn rất cặn kẽ, cặn kẽ như các thiết bị khoa học làm thành sẵn có. Ông ấy đi tìm linh hồn, và ông ấy không thể tìm được linh hồn nào, chỉ vật chất, vật chất. Nhiều nhất, ông ấy có thể tìm ra cái gì đó thuộc vào thế giới của vật lí hay thế giới của hoá học, nhưng chẳng có gì thuộc vào thế giới của tâm thức. Và ông ấy đi ra khỏi phòng thí nghiệm, và ông ấy nói, "Không có tâm thức." Bây giờ, ông ấy đã bỏ lỡ một điều. Ai đã nhìn vào trong thân thể chết? Ông ấy đã hoàn toàn quên mất bản thân mình. Nhà khoa học đang quan sát đối thể nhưng hoàn toàn lãng quên bản thể riêng của mình. Nhà khoa học đang cố tìm tâm thức ở bên ngoài, nhưng đã quên hoàn toàn người đang cố tìm đó là tâm thức. Người tìm là cái được tìm. Người đó đã trở nên hội tụ quá nhiều vào đối thể, và chủ thể bị quên đi.
Khoa học quá hội tụ vào đối thể, và cái gọi là tôn giáo lại quá hội tụ vào chủ thể. Nhưng yoga nói, "Không cần phải trở nên bị thiên lệch. Nhớ thế giới có đó, và cũng nhớ rằng ông có đó." Để cho việc nhớ của bạn là toàn bộ và toàn thể, về cả hai, đối thể và chủ thể. Khi tâm trí bạn bị ngấm bởi tâm thức của bạn, và cũng bị ngấm bởi thế giới đối thể, việc lĩnh hội xảy ra.
Và Patanjali nói,
Khi tâm trí được tô mầu bởi người biết và cái biết, nó là lĩnh hội tất.
Nó có thể biết mọi điều có thể được biết. Nó có thể biết mọi thứ mà có thể được biết. Thế thì không có gì bị che giấu với tâm trí đó. Tâm trí tôn giáo - chúng ta hãy gọi người đó là người hướng nội - dần dần, chỉ biết tính chủ thể của người đó và bắt đầu nói rằng thế giới là ảo tưởng, maya, giấc mơ, được làm bằng cùng chất liệu như mơ được làm. Nhà khoa học người quá hội tụ vào đối thể bắt đầu tin vào thế giới đối thể và nói rằng chỉ vật chất tồn tại, tâm thức chỉ là thơ ca, việc nói của người mơ: tốt, lãng mạn, nhưng không thực. Nhà khoa học nói rằng tâm thức là ảo tưởng. Người hướng ngoại nói rằng tâm thức là ảo tưởng, người hướng nội nói rằng thế giới là ảo tưởng.
Nhưng yoga là khoa học tối thượng. Patanjali nói, "Cả hai đều thực." Thực tại có hai mặt của nó: bên ngoài và bên trong. Và nhớ lấy, làm sao bên trong có thể xảy ra được, làm sao nó có thể tồn tại mà không có bên ngoài được? Bạn có thể quan niệm rằng chỉ bên trong tồn tại và bên ngoài là ảo tưởng không? Nếu bên ngoài là ảo tưởng, bên trong sẽ tự động trở thành ảo tưởng. Nếu bên trong nhà của bạn là thực, và bên ngoài nhà là không thực, bạn sẽ đặt ranh giới ở đâu? Thực tại dừng ở đâu và ảo tưởng bắt đầu từ đâu? Và làm sao bên ngoài là ảo tưởng lại có bên trong thực được? Thân thể không thực sẽ có tâm trí không thực, tâm trí không thực sẽ có tâm thức không thực. Tâm thức thực cần tâm trí thực, tâm trí thực cần thân thể thực, thân thể thực cần thế giới thực.
Yoga không phủ nhận cái gì. Yoga là tuyệt đối thực chứng, kinh nghiệm. Nó còn khoa học hơn là khoa học, và tôn giáo hơn là tôn giáo, bởi vì nó làm ra sự tổng hợp lớn hơn của bên trong và bên ngoài.
Qua đa dạng hoá bằng vô số ham muốn, tâm trí hành động vì người khác, vì hành động của nó trong mối liên kết.
Tâm trí cứ làm việc, nhưng nó không làm việc cho bản thân nó. Nó có vị trí quản lí, người chủ bị ẩn kín đằng sau. Nó hợp tác với người chủ. Bây giờ, điều này phải được hiểu sâu sắc.
Nếu tâm trí hợp tác với người chủ, bạn mạnh khoẻ và toàn thể. Nếu tâm trí đi lạc lối, chống lại người chủ, bạn không mạnh khoẻ và bị ốm yếu. Nếu người hầu tuân theo người chủ như cái bóng, mọi thứ là được. Nếu người chủ nói, "Đi sang trái," và người hầu đi sang phải, thế thì cái gì đó đã đi sai. Nếu bạn muốn thân thể bạn chạy và thân thể nói, "Tôi không thể chạy được," thế thì bạn bị tê liệt. Nếu bạn muốn làm cái gì đó và thân thể và tâm trí đều nói, "Không," hay, chúng cứ làm cái gì đó mà bạn không muốn làm, thế thì bạn ở trong rối ren lớn. Đây là cách nhân loại hiện hữu.
Yoga có điều này làm mục đích: rằng tâm trí bạn phải vận hành tương ứng với chúa tể của bạn, linh hồn bên trong nhất. Thân thể bạn phải vận hành tương ứng theo tâm trí, và bạn nên tạo ra một thế giới quanh bạn mà ở trong hợp tác. Khi mọi thứ ở trong hợp tác - cái thấp hơn bao giờ cũng trong hợp tác với cái cao hơn, và cái cao hơn là trong hợp tác với cái cao nhất, và cái cao nhất là trong hợp tác tới điều tối thượng nhất - thế thì bạn có cuộc sống hài hoà. Thế thì bạn là một Yogin. Thế thì bạn trở thành một, nhưng không theo nghĩa rằng chỉ cái một tồn tại: bây giờ bạn đã trở thành một theo nghĩa của hợp nhất. Bạn đã trở thành một theo nghĩa của dàn nhạc - nhiều nhạc cụ, nhưng âm nhạc là một, nhiều thân thể, hàng triệu đối thể, ham muốn, tham vọng, tâm trạng, lên và xuống, thất bại và thành công, sự đa dạng lớn lao, nhưng mọi thứ đều trong hợp nhất, trong hài hoà. Bạn đã trở thành dàn nhạc. Mọi thứ đang cộng tác với mọi thứ khác, và mọi thứ chung cuộc đang hợp tác với chính trung tâm của bản thể bạn.
Đó là lí do tại sao ở Ấn Độ chúng ta đã gọi sannyasins là swamis. 'Swami' nghĩa là: vị chúa tể. Bạn trở thành một swami chỉ khi bạn đã đạt tới sự hài hoà này mà Patanjali đang nói tới. Patanjali không chống lại cái gì dù là bất kì cái gì. Ông ấy thiên về hài hoà. Ông ấy chống lại bất hoà. Ông ấy không chống lại cái gì: ông ấy không chống lại thân thể, ông ấy không là người chống thân thể, ông ấy không phản cuộc sống, ông ấy hấp thu mọi thứ. Và qua việc hấp thu đó ông ấy tạo ra sự tổng hợp cao hơn. Và sự tổng hợp tối thượng là khi mọi thứ đều trong hợp tác, khi thậm chí không có một nốt chói tai.
Tôi đã nghe một giai thoại: Con khỉ đầu chó con mới năm tuổi nhưng đã không nói một lời từ lúc sinh. Bố mẹ nó bị thuyết phục rằng con của chúng bị câm mãi tới một đêm khi con khỉ đầu chó con ăn chuối. Nó đột nhiên nhìn lên mẹ nó và nói rành rọt: "Ý tưởng cho con ăn chuối nẫu này là gì?" Khỉ đầu chó mẹ quá vui mừng và hỏi con tại sao nó không nói trước dây. "Vâng," con khỉ con nói, "thức ăn là được mãi tới giờ."
Nếu bạn trong hài hoà, bạn sẽ không phàn nàn về thế giới. Bạn sẽ không phàn nàn về cái gì. Tâm trí phàn nàn đơn giản là chỉ dẫn rằng mọi sự là không hài hoà bên trong. Khi mọi thứ là trong hài hoà, thế thì không có phàn nàn. Bây giờ, bạn đi tới cái gọi là các thánh nhân: mọi người đều phàn nàn - phàn nàn về thế giới, phàn nàn về ham muốn, phàn nàn về thân thể, phàn nàn về thế này và thế nọ. Mọi người sống trong phàn nàn, cái gì đó gây chói tai. Người hoàn hảo là người không có phàn nàn nào.
Người đó là một người-Thượng đế, người đã chấp nhận mọi thứ, đã hấp thu mọi thứ và trở thành việc hài hoà, không còn hỗn độn.
Một giai thoại khác: Một bà già nhỏ bé dịu dàng tự hào về cách bà ta đã huấn luyện con vẹt nhỏ biết nói của mình, và đem nó ra khoe với cha sở. "Nếu ông kéo chân trái của nó, nó nói Lời cầu nguyện Trời, còn nếu ông kéo chân phải của nó, nó lặp lại bài thánh ca," bà ấy giải thích.
"Điều gì xảy ra nếu tôi kéo cả hai chân một lúc?" cha sở hỏi.
"Tôi sẽ ngã chổng đít lên trời chứ còn sao nữa, sư cụ ngu ạ!" con vẹt cong cớn nói.
Và đây là điều đã xảy ra cho con người. Nếu bạn kéo một chân thì được, nếu bạn kéo chân kia, điều đó nữa cũng được, nhưng nếu bạn kéo cả hai chân, mọi thứ nhất định đổ nhào xuống. Đó là điều đã xảy ra cho con người. Toàn thể bản thể con người đã bị kéo xuống. Tôn giáo đã cố kéo thân thể con người. Họ sợ thân thể quá nhiều, quá mặc cảm. Họ đã liên tục cố gắng phá huỷ và đầu độc thân thể. Họ muốn bạn giống như ma, không có thân thể. Ý tưởng của họ là ở chỗ thân thể về bản chất là sai, rằng thân thể là thân thể của tội lỗi. Cho nên bạn phải giống như linh hồn - không có thân thể, lìa khỏi xác.
Bây giờ những người duy vật - người cộng sản, người mác xít, nhà khoa học - đã từng cố gắng theo cách khác. Họ đã từng cố kéo chân kia. Họ nói rằng chẳng có gì như tâm thức cả, không có cái ta. Nó chỉ là tổ hợp của các thứ vật lí và hoá học mà mới ra bạn. Bạn phải là thân thể, không cái gì khác. Bây giờ, cả hai cùng nhau kéo hai chân, và toàn thể con người trở thành một thứ khốn khổ, bệnh tật, một sự lưỡng phân.
Patanjali nói, "Chấp nhận mọi thứ, dùng nó, có tính sáng tạo về nó, đừng phủ định." Phủ định không phải là cách thức của ông ấy, mà khẳng định. Đó là lí do tại sao Patanjali đã làm việc nhiều thế trên thân thể, trên thức ăn, trên các tư thế yoga, trên pranayam. Đây toàn là nỗ lực để tạo ra hài hoà: thức ăn đúng cho thân thể, tư thế đúng cho thân thể, thở theo nhịp điệu cho thể sống. Nhiều prana hơn, nhiều sức sống hơn phải được hấp thu. Cách thức và phương tiện phải được tìm ra để cho bạn không phải bao giờ cũng thiếu năng lượng, mà tuôn tràn.
Với tâm trí cũng vậy, pratyahar, tâm trí là chiếc cầu: bạn có thể đi ra ngoài trên cầu, bạn có thể đi trên cùng chiếc cầu và đi vào trong. Khi bạn đi ra ngoài, các đối thể, ham muốn, chiếm ưu thế cho bạn. Khi bạn đi vào trong, vô ham muốn, nhận biết, chứng kiến, chiếm ưu thế cho bạn, nhưng chiếc cầu là một. Nó phải được dùng, nó không bị ném đi và phá vỡ. Nó phải không bị phá huỷ bởi vì chính cùng chiếc cầu đó qua đó bạn đã đi vào trong thế giới, và qua đó bạn phải đi trở lại vào trong bản tính bên trong, vân vân và vân vân.
Patanjali liên tục dùng mọi thứ. Tôn giáo của ông ấy không phải là tôn giáo của sợ hãi, mà của hiểu biết. Tôn giáo của ông ấy không phải vì Thượng đế và chống lại thế giới. Tôn giáo của ông ấy là vì Thượng đế thông qua thế giới, bởi vì Thượng đế và thế giới không phải là hai. Thế giới là việc sáng tạo của Thượng đế. Thế giới là tính sáng tạo của Ngài, cách diễn đạt của Ngài, thế giới là thơ ca của Ngài. Nếu bạn chống lại thơ ca, làm sao bạn có thể yêu mến được nhà thơ? Trong việc kết án thơ ca, bạn đã kết án nhà thơ rồi. Tất nhiên, thơ ca không phải là mục đích, bạn phải tìm nhà thơ nữa. Nhưng trên đường bạn có thể tận hưởng thơ ca, chẳng cái gì sai trong nó.
Một mục sư Hội Giám lí đang trên chuyến bay sang Mĩ thì cô tiếp viên tới hỏi ông ấy có muốn uống gì tại quầy giải khát không. "Chúng ta đang bay ở độ cao nào?" ông ấy hỏi. Khi được nói cho đó là mười nghìn mét, ông ấy đáp, "Tôi thà không... quá gần sở chỉ huy."
Sợ - một cách liên tục, người tôn giáo bị ám ảnh bởi sợ. Nhưng sợ không thể cho bạn ân huệ được, không thể cho bạn chân giá trị được. Sợ làm bạn què quặt, tê liệt, suy đồi. Bởi vì sợ tôn giáo đã trở thành gần như bệnh tật. Nó làm bạn thành bất thường. Nó không làm cho bạn mạnh khoẻ, nó làm cho bạn thành ngày một sợ sống hơn: địa ngục có đó, và bất kì cái gì bạn làm đều dường như là bạn đang làm cái gì đó sai. Bạn yêu và điều đó là sai, bạn tận hưởng và điều đó là sai. Hạnh phúc đã trở thành được liên kết với mặc cảm. Chỉ người sai dường như mới hạnh phúc. Người tốt bao giờ cũng nghiêm chỉnh và không bao giờ hạnh phúc. Nếu bạn muốn lên cõi trời bạn phải nghiêm chỉnh và bất hạnh và buồn và khổ. Bạn phải khổ hạnh. Nếu bạn muốn xuống địa ngục, thì hạnh phúc và nhảy múa và tận hưởng đi. Nhưng nhớ, Omar Khayyam nói ở đâu đó, "Tôi bao giờ cũng lo nghĩ về một điều: nếu tất cả những người bất hạnh này đều lên cõi trời, họ sẽ làm gì ở đó? Họ không thể nhảy múa được, họ không thể hát, họ không thể uống rượu, họ không thể tận hưởng, họ không thể yêu. Toàn thể cơ hội sẽ bị phí hoài trên những người ngu này. Những người có thể tận hưởng bị tống vào địa ngục. Thực ra, họ nên ở trên cõi trời. Điều đó dường logic hơn." Omar Khayyam nói, "Nếu ông thực sự muốn lên cõi trời, sống cuộc sống cõi trời ở đây đi, để cho ông được sẵn sàng."
Patanjali muốn bạn rạng ngời với cuộc sống, đập rộn ràng với cái không biết. Ông ấy không chống lại cái gì. Nếu bạn đang yêu ông ấy nói, "Làm cho tình yêu của ông sâu hơn chút ít đi." Có những kho báu lớn hơn đang chờ đợi bạn. Những kho báu này là tốt, những cây này, là tốt. Thế rồi đàn ông, đàn bà, họ là tốt và đẹp, bởi vì bằng cách nào đó, dù xa xôi thế nào, Thượng đế đã tới với bạn qua họ. Có thể có nhiều màn chắn. Khi bạn gặp một người đàn ông hay đàn bà, có nhiều màn chắn và màn che, nhưng dầu vậy ánh sáng là của Thượng đế. Nó có thể đi qua nhiều rào chắn, nó có thể bị bóp méo, nhưng dầu vậy, ánh sáng là của Thượng đế.
Patanjali nói, "Đừng chống lại thế giới này. Thay vì thế, tìm kiếm qua thế giới này. Tìm cách để cho bạn có thể đi tới cội nguồn nguyên thuỷ của ánh sáng, cái thuần khiết, ánh sáng trinh nguyên."
Có những người sống chỉ vì thức ăn, và có những người cứ chống lại thức ăn - cả hai đều sai. Jesus nói, "Con người không thể sống chỉ có mỗi bánh mì" - đúng, hoàn toàn đúng - nhưng con người có thể sống mà không có bánh mì được không? Điều đó nữa cũng phải nhớ. Con người không thể sống chỉ có mỗi bánh mì, đúng, nhưng con người cũng không thể sống được nếu không có bánh mì. Tôi mới đọc một giai thoại nhỏ.
Người đàn bà mua một con vẹt đuôi dài với lời đảm bảo rằng nó sẽ nói. Hai tuần sau bà ta quay lại phàn nàn. "Mua cái chuông nhỏ này cho nó chơi đi," ông chủ hiệu vật muôi gợi ý. "Điều đó thường giúp cho chúng nói đấy." Người đàn bà mua chiếc chuông và đi về. Một tuần sau bà ấy quay lại nói con chim vẫn chẳng thốt ra một lời. Ông chủ tiệm gợi ý rằng bà ấy mua chiếc gương, đó là cách chắc chắn để khuyến khích con vẹt nói. Bà ấy lấy chiếc gương và đi về, ba ngày sau mới quay lại. Lần này ông chủ tiệm bán cho bà ấy một con chim nhựa nhỏ mà ông ấy gợi ý sẽ cho con chim này cái gì đó để nói chuyện.
Tuần nữa trôi qua và người đàn bà tới thông báo cho ông chủ tiệm rằng con chim bây giờ đã chết.
"Nó chết mà không nói bao giờ sao?" ông chủ tiệm hỏi.
"A, không," người đàn bà đáp. "Nó nói một điều ngắn trước khi qua đời."
"Đấy là gì vậy?"
"Thức ăn! Vì thánh Peter, cho tôi thức ăn!"
Người ta phải rất, rất tỉnh táo, bằng không người ta có thể đi sang các cực đối lập rất dễ dàng. Tâm trí là kẻ cực đoan. Đây là quan sát của tôi: những người đã sống chỉ vì thức ăn, khi họ bị thất vọng với phong cách sống của họ, bắt đầu nhịn ăn. Ngay lập tức, họ chuyển sang cực đoan khác. Tôi chưa bao giờ bắt gặp một người nhịn ăn, cuồng tín về nhịn ăn, người mà trước đây đã không là người cuồng tín về thức ăn. Họ là cùng người thôi. Những người quá nhiều trong dâm dục bắt đầu trở thành vô dục. Những người rất keo kiệt bắt đầu từ bỏ mọi thứ. Đây là cách tâm trí đi từ cực đoan này sang cực đoan khác.
Patanjali muốn bạn cân bằng cuộc sống của bạn, đem tới thăng bằng. Chỉ ở ngay giữa đâu đó, nơi bạn không điên vì thức ăn và bạn không điên chống lại thức ăn, nơi bạn không điên vì đàn bà và bạn không điên chống lại họ, bạn đơn giản được cân bằng, yên bình.
Một nhà tâm thần nói rằng chúng ta có chút ít kì lạ trong hành vi của chúng ta. Tất cả chúng ta đều có chút ít kì lạ trong hành vi của mình. Cách khác để nói điều này là: tôi là độc đáo, bạn là lập dị, anh ta dở hơi. Khi bạn làm cùng điều bạn nghĩ bạn là độc đáo, khi bạn của bạn làm cùng điều bạn nghĩ anh ta lập dị, và khi kẻ thù của bạn làm cùng điều bạn nghĩ anh ta dở hơi. Nhớ lấy, cách suy nghĩ bản ngã này sẽ phá huỷ mọi cơ hội cho trưởng thành. Phải rất khách quan về bản thân bạn. Có khuynh hướng điên khùng trong mọi người, bởi vì nhân loại đã từng điên khùng trong hàng nghìn năm. Có khuynh hướng thần kinh trong mọi người, bởi vì nền văn minh vẫn còn chưa đi tới điểm mà nó có thể cho phép vận hành đầy đủ của con người. Nó đã có tính kìm nén. Cho nên quan sát đi: nếu bạn thần kinh, bạn sẽ ăn quá nhiều. Bạn có thể chuyển sang cực đoan kia - bạn có thể dừng ăn hoàn toàn - nhưng chứng thần kinh của bạn vẫn còn như cũ. Bây giờ, chứng thần kinh là chống lại thức ăn. Và đừng nghĩ rằng bạn đang làm công việc tâm linh lớn lao, công việc rất độc đáo.
Một lần Veena đem một cậu bé tới tôi. Thực ra, đó là cách cô ấy bị mắc với tôi. Cô ấy đã tới với một cậu bé khác nào đó mà gần như là bị thần kinh. Nó đã tới hỏi tôi, "Người có thể sống chỉ bằng mỗi nước được không?" Nó muốn sống chỉ bằng mỗi nước. Và nó rất gầy, và gần chết và xanh xao. Khi tôi nói, "Đừng ngu xuẩn," nó không hài lòng. Nó nói, "Thầy cứ cho con địa chỉ nào đó, ai đó có thể giúp được con, bởi vì con muốn sống chỉ bằng nước. Mọi thứ đều không thuần khiết - chỉ mỗi nước thuần khiết."
Những người này đều thần kinh. Bạn có thể thấy họ khắp Ấn Độ: trong các tu viện, trong đạo tràng. Trong một trăm người bạn sẽ thấy chín mươi nhăm người thần kinh. Và bạn không thể gọi họ là điên được bởi vì họ đang làm tư thế yoga asanas, nhịn ăn, cầu nguyện, thế này thế nọ. Nhưng chứng thần kinh của họ có thể được thấy ngay lập tức, điều tôi gọi là chứng thần kinh. Bất kì người cực đoan nào cũng đều là thần kinh. Được cân bằng là mạnh khoẻ, mất cân bằng là thần kinh. Bất kì chỗ nào bạn thấy không cân bằng bên trong bản thân bạn hay trong ai đó khác, cảnh giác vào. Bằng không, bạn sẽ bỏ lỡ việc hợp nhất tối thượng. Thiên lệch, mất cân bằng, bạn không thể tạo ra dàn nhạc mà Patanjali đang cố cho bạn một thoáng nhìn.
Thay đổi của tâm trí bao giờ cũng được biết bởi chúa tể của nó, do tính thường hằng của purusha, tâm thức thuần khiết.
Sada Jnatas cittavtitayas tat-prabhu purushasyaparinamitvat
Tat-Prabhu, vị chúa tể phải được tìm thấy. Ông ấy đang ẩn trong bạn, bạn phải tìm ông ấy. Dù bạn là bất kì cái gì, ông ấy đều hiện diện. Dù bạn làm bất kì cái gì, ông ấy là người làm. Dù bạn thấy bất kì cái gì, ông ấy là người thấy. Ngay cả bất kì cái gì bạn ham muốn, chính ông ấy đã ham muốn nó. Hết tầng nọ tới tầng kia, giống như củ hành, bạn phải bóc bản thân bạn ra. Nhưng bóc bản thân bạn không trong rồ dại, mà trong tình yêu. Bóc bản thân bạn rất thận trọng, cẩn thận, bởi vì đó là Thượng đế bạn đang bóc ra. Bóc một cách rất cầu nguyện. Đừng trở thành kẻ tự bạo. Đừng bắt đầu tạo ra khổ cho bản thân bạn. Đừng tận hưởng khổ. Nếu bạn bắt đầu tận hưởng khổ và bạn trở thành kẻ tự bạo, bạn đang đi trên hành trình tự tử. Bạn sẽ phá huỷ bản thân bạn. Người ta phải rất, rất thận trọng, cẩn thận và sáng tạo. Bạn đang đi trên mảnh đất thiêng.
Khi Moses lên tới đỉnh núi nơi ông ấy đương đầu với Thượng đế, ông ấy đã thấy cái gì? Ông ấy thấy trong bụi cây, một ngọn lửa, đám cháy, và ông ấy nghe thấy tiếng nói: "Cởi giầy ra, bởi vì đó là đất thiêng ông đang bước trên." Nhưng bất kì chỗ nào bạn bước đi, bạn đều bước trên mảnh đất thiêng. Khi bạn chạm vào thân thể bạn, bạn đang chạm vào cái gì đó thiêng liêng. Khi bạn ăn cái gì đó, bạn đang ăn cái gì đó thiêng liêng, annam brahma: thức ăn là Thượng đế. Khi bạn yêu ai đó, bạn đang yêu điều thiêng liêng, bởi vì đó chính là Ngài ở khắp xung quanh, trong hàng triệu dạng. Chính là Ngài đang diễn đạt.
Giữ điều này bao giờ cũng trong tâm trí để cho không chứng thần kinh nào có thể chiếm hữu bạn. Vẫn còn được cân bằng và yên bình, như bước đi trên đường ở giữa, và bạn sẽ không bao giờ bị lạc, bạn sẽ không bao giờ mất cân bằng, thiên lệch.
Yoga là cân bằng. Yoga phải là cân bằng vì nó sẽ là con đường đi tới sự thống nhất tối thượng, hài hoà tối thượng của tất cả mọi thứ đang vậy.
Xem tiếp Chương 8Quay về Mục lục Tập 10

0 Đánh giá

Ads Belove Post