Chương 8. Tin cậy không được đánh địa chỉ

Chương 8. Tin cậy không được đánh địa chỉ

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 10)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 8. Tin cậy không được đánh địa chỉ

Câu hỏi thứ nhất:
Trong một trong những bài giảng của thầy cái gì đó đã đánh mạnh vào tôi. Đó là mâu thuẫn giữa việc tin cậy vào bản thân tôi và tin cậy vào thầy. Có một phần của tôi nói: Nếu mình tin vào cái ta riêng của mình và theo cái ta riêng của mình, thế thì mình đã buông xuôi và đã nói có với thầy rồi. Nhưng tôi không chắc liệu đó chỉ là hợp lí hoá tôi đã tạo ra cho bản thân tôi hay không.
Tâm trí rất tinh ranh, và điều đó phải thường xuyên được nhớ. Đây là điều tôi đã từng nói với bạn: rằng nếu bạn tin cậy vào bản thân bạn, bạn sẽ tin cậy vào tôi. Hay, từ phía kia, nếu bạn tin cậy vào tôi bạn sẽ tự nhiên tin cậy vào bản thân bạn. Mâu thuẫn không tồn tại. Mâu thuẫn nảy sinh bởi vì tâm trí. Nếu bạn tin cậy vào bản thân bạn, bạn tin cậy vào tất cả, bởi vì bạn tin cậy vào cuộc sống.
Bạn thậm chí tin cậy vào những người sẽ lừa bạn, nhưng điều đó là không liên quan. Đó là vấn đề của họ, đó không phải là vấn đề của bạn. Liệu họ lừa bạn hay họ không lừa bạn, điều đó chẳng liên quan gì tới tin cậy của bạn. Nếu bạn nói, "Tin cậy của tôi chỉ tồn tại với điều kiện là không ai cố lừa tôi," thế thì tin cậy của bạn không thể tồn tại được bởi vì mọi khả năng sẽ tạo ra ngần ngại nào đó trong bạn: "Ai biết được? - người này có thể sẽ lừa mình." Làm sao bạn có thể thấy được tương lai? Lừa dối sẽ xảy ra trong tương lai, nếu nó xảy ra, hay nếu nó không xảy ra, điều đó nữa cũng ở trong tương lai - và tin cậy phải là ở đây-bây giờ.
Và thỉnh thoảng một người rất tốt có thể lừa bạn. Thánh nhân có thể trở thành tội nhân vào bất kì khoảnh khắc nào. Và thỉnh thoảng một người rất xấu có thể đáng tin cậy rất sâu sắc. Sau rốt, tội nhân trở thành thánh nhân. Nhưng điều đó là trong tương lai, và nếu bạn làm ra điều kiện cho tin cậy của bạn, thế thì bạn không thể tin cậy được. Tin cậy là vô điều kiện. Nó đơn giản nói rằng, "Tôi có phẩm chất tin cậy thôi. Bây giờ, điều gì xảy ra cho tin cậy của tôi là không liên quan - liệu nó được kính trọng hay không, liệu nó bị lừa dối hay không. Điều đó không phải là vấn đề chút nào." Tin cậy chẳng liên quan gì tới đối thể của tin cậy, nó có cái gì đó liên quan tới phẩm chất bên trong của bạn: bạn có thể tin cậy được không? Nếu bạn có thể tin cậy, tất nhiên tin cậy đầu tiên sẽ xảy ra về bản thân bạn - bạn tin cậy bản thân bạn. Điều đầu tiên phải xảy ra ở cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn. Nếu bạn không tin cậy bản thân bạn thế thì mọi thứ ở rất xa xôi. Thế thì tôi ở rất xa bạn. Làm sao bạn có thể tin cậy vào tôi được? Bạn đã không tin cậy ngay cả vào bản thân bạn người ở gần thế. Và làm sao bạn có thể tin cậy vào tin cậy của bạn về tôi được nếu bạn không tin cậy vào bản thân bạn? Nếu bạn không tin cậy vào bản thân bạn, bất kì cái gì bạn làm, sự bất tín sâu sắc sẽ tiếp tục như dòng chảy ngầm. Nếu bạn tin cậy vào bản thân bạn, bạn tin cậy vào toàn thể cuộc sống - không chỉ vào tôi, bởi vì tại sao chỉ vào tôi thôi? Tin cậy là bao hàm mọi thứ. Tin cậy nghĩa là: tin cậy vào cuộc sống, cái toàn thể bao quanh bạn, cái toàn thể mà từ đó bạn đã tới, và cái toàn thể trong đó một ngày nào đó bạn sẽ tan biến.
Tin cậy đơn giản nghĩa là bạn đã hiểu chứng thần kinh của hoài nghi, nghĩa là bạn đã hiểu khổ của hoài nghi, nghĩa là bạn đã hiểu địa ngục mà hoài nghi tạo ra. Bạn đã biết hoài nghi và bằng việc biết nó bạn đã bỏ nó. Khi hoài nghi biến mất, có tin cậy. Nó là cái gì đó của việc biến đổi bên trong bạn, thái độ, cách tiếp cận của bạn. Tin cậy không biết tới mâu thuẫn.
Người hỏi này hỏi, "Có mâu thuẫn giữa tin cậy bản thân tôi và tin cậy vào thầy không." Nếu đó là mâu thuẫn, thế thì tin cậy vào bản thân bạn đi. Nếu bạn có thể tin cậy vào bản thân bạn thì không cái gì khác được cần. Thế thì bạn được bắt rễ sâu sắc trong tin cậy của bạn, và khi cây được bắt rễ sâu trong đất, nó cứ lan rộng cành của nó vào bầu trời không biết. Khi nó được bắt rễ vào trong đất, nó có thể tin cậy vào bầu trời. Khi cây không được bắt rễ vào trong đất, thế thì nó không thể tin cậy được vào bầu trời, thế thì nó bao giờ cũng sợ: sợ bão, sợ mưa, sợ mặt trời, sợ gió, sợ mọi thứ. Nỗi sợ tới từ gốc rễ. Cây biết rằng nó không bắt rễ hoàn hảo. Bất kì hơi chút tai nạn nào, và nó sẽ đi đời. Nó đã mất rồi. Cuộc sống như vậy, không bắt rễ, không định tâm, không phải là cuộc sống chút nào. Nó chỉ là việc tự tử chậm, lâu. Cho nên nếu bạn tin cậy vào bản thân bạn, quên mọi thứ về tôi đi. Thậm chí không cần nêu ra câu hỏi này. Nhưng bạn biết và tôi biết rằng bạn không tin cậy vào bản thân bạn.
Tâm trí đang tạo ra phương cách rất tinh ranh. Tâm trí nói, "Không tin cậy ai cả, tin cậy bản thân mình thôi"; và bạn không thể tin cậy vào bản thân bạn được. Đó là lí do tại sao bạn ở đây. Bằng không tại sao bạn ở đây? Người tin cậy vào bản thân mình không cần đi đâu cả, không cần đi tới bất kì thầy nào, không cần đi bất kì đâu để học. Cuộc sống đang tới với bạn theo cả triệu cách, không cần đi đâu cả.
Dù bạn ở bất kì chỗ nào chân lí sẽ xảy ra, nhưng bạn không tin cậy vào bản thân bạn. Và khi tôi nói, "Tin cậy vào tôi đi," điều đó chỉ là phương cách để giúp bạn tin cậy thôi. Bạn không thể tin cậy vào bản thân bạn? - được, thì tin cậy vào tôi vậy. Có thể việc tin cậy vào tôi sẽ cho bạn nếm trải về tin cậy, thế thì bạn có thể tin cậy vào bản thân bạn.
Thầy không là gì ngoài con đường dài đi tới bản thân bạn, bởi vì bạn không thể tới được qua con đường ngắn nhất. Bạn phải đi theo con đường dài hơn chút ít. Nhưng qua thầy, bạn đi tới bản thân bạn. Nếu bạn bị mắc kẹt với tôi thế thì tôi là kẻ thù của bạn, thế thì tôi đã không là sự giúp đỡ cho bạn. Thế thì tôi không yêu bạn, thế thì tôi không có từ bi nào với bạn. Nếu tôi có bất kì từ bi nào, thế thì dần dần, tôi sẽ quay bạn lại hướng vào bản thân bạn. Đó là điều tôi liên tục nói: "Nếu bạn gặp vị phật trên đường, giết ông ấy đi!" Nếu bạn bắt đầu bám vào tôi, vứt tôi ngay lập tức. Giết tôi, quên tất cả về tôi. Nhưng tâm trí bạn sẽ nói, "Khi có nhiều sợ níu bám thế, tốt hơn cả là không bao giờ bắt đầu cuộc hành trình." Thế thì bạn vẫn còn trong bất tín vào cái ta. Tôi đơn giản cho bạn cơ hội để có nếm trải về tin cậy.
Nghe tôi khi tôi nói không níu bám lấy thầy, bản ngã của bạn bắt đầu cảm thấy rất thoải mái. Nó nói, "Hoàn toàn đúng. Tại sao tôi phải tin cậy vào bất kì ai?
Tại sao tôi phải buông xuôi theo bất kì ai? Đích xác, đây là điều đúng!" Đó là điều đã xảy ra cho các đệ tử của J. Krishnamurti. Trong bốn mươi, năm mươi năm ông ấy đã từng dạy, và có nhiều người đã nghe ông ấy cả đời họ, và chẳng cái gì đã xảy ra - bởi vì ông ấy cứ nhấn mạnh rằng không có thầy, không có đệ tử. Ông ấy cứ ném bạn về bản thân bạn. Ngay cả trước khi bạn có nếm trải về tin cậy, ông ấy cứ ném bạn về bản thân bạn. Trước khi bạn bắt đầu níu bám, ông ấy đã tỉnh táo, rất tỉnh táo. Ông ấy sẽ không cho phép bạn tiếp cận gần ông ấy. Đây là một cực đoan. Bản ngã của bạn cảm thấy rất thoải mái rằng bạn không có thầy nào, rằng bạn không phải buông xuôi theo bất kì ai. Bạn sao? - và buông xuôi sao? Điều đó có vẻ không ổn, có vẻ giống như mất mặt. Bạn cảm thấy rất thoải mái. Với Krishnamurti, mọi loại bản ngã đã tụ tập quanh ông ấy. Nếu bạn muốn tìm ra những bản ngã có văn hoá nhất, thế thì bạn sẽ tìm thấy họ quanh Krishnamurti. Họ rất có văn hoá, phức tạp, rất trí tuệ, rất tinh ranh và láu lỉnh, logic, những người hợp lí hoá, nhưng chẳng cái gì đã xảy ra cho họ. Nhiều người trong số họ tới tôi và họ nói, "Chúng tôi biết, chúng tôi hiểu, nhưng hiểu biết của chúng tôi vẫn còn là trí tuệ. Không cái gì đã xảy ra. Chúng tôi đã không được biến đổi, cho nên vấn đề là gì?" Krishnamurti nói không bám lấy ông ấy, nhưng bạn bám lấy bản thân bạn. Nếu có chọn lựa nào được thực hiện, tốt hơn cả là níu bám lấy Krishnamurti còn hơn là níu bám lấy bản thân bạn. Ít nhất bạn đang níu bám lấy bản thân bạn. Ít nhất bạn đang níu bám lấy người tốt hơn.
Thế rồi có cực đoan khác. Có những guru nhấn mạnh rằng bạn phải bám lấy họ. Buông xuôi dường như là mục đích, không phải phương tiện. Họ nói, "Vẫn còn ở với ta toàn bộ đi. Đừng bao giờ cho phép bất kì việc đi lùi lại nào về nhà của con." Điều đó nữa dường như là nguy hiểm, bởi vì thế thì bạn bao giờ cũng trên con đường và không bao giờ đạt tới đích - bởi vì mục đích là bạn. Tôi có thể trở thành một con đường, Krishnamurti sẽ không cho phép bạn làm ông ấy thành con đường. Thế rồi có những người khác không muốn cho phép bạn trở thành mục đích. Họ nói, "Liên tục du hành, liên tục du hành." Bạn bao giờ cũng còn trên cuộc hành hương và bạn không bao giờ đạt tới - bởi vì đạt tới phải ở cốt lõi bên trong nhất của bản thể. Tôi không thể là việc đạt tới của bạn được. Làm sao tôi có thể là việc đạt tới của bạn được? Ngày này hay ngày khác bạn phải làm tôi thành chỗ xuất phát.
Tôi không đồng ý với Krishnamurti, cũng không đồng ý với những người cực đoan khác. Tôi nói: dùng tôi làm con đường, nhưng nhớ là như con đường thôi. Và nếu tôi bắt đầu trở thành mục đích, giết tôi ngay lập tức, vứt tôi ngay lập tức - bởi vì bây giờ thuốc trở thành giống như bệnh rồi. Thuốc phải được dùng và bị quên đi. Bạn không nên mang chai thuốc và đơn thuốc liên tục cùng bạn. Nó đã là phương tiện, thiết bị, bây giờ bạn mạnh khoẻ, vứt nó đi, quên hết về nó đi. Cám ơn nó, biết ơn nó, nhưng không cần mang nó.
Phật đã nói rằng năm kẻ ngu đi qua sông, thế rồi tất cả họ đều nghĩ - người ngu bao giờ cũng là triết gia, và điều ngược lại cũng đúng - họ bắt đầu nghĩ, "Phải làm gì đây? Chiếc thuyền này đã giúp chúng ta vô cùng thế, bằng không chúng ta chắc đã chết ở bờ bên kia. Chỗ đó hoang dã, và đêm đang tới, và có thú hoang và kẻ cướp, và bất kì cái gì cũng có thể đã xảy ra. Chiếc thuyền này đã cứu chúng ta. Chúng ta phải luôn luôn và luôn luôn biết ơn chiếc thuyền này, hướng tới chiếc thuyền này." Thế rồi một người ngu gợi ý, "Vâng, điều đó là đúng. Bây giờ chúng ta nên đội chiếc thuyền này trên đầu vì chiếc thuyền này phải được tôn thờ." Thế là họ bắt đầu đội chiếc thuyền đi tới thị trấn. Nhiều người hỏi, "Các anh làm gì vậy? Chúng tôi đã thấy người ngồi trong thuyền, chúng tôi chưa bao giờ thấy thuyền ngồi lên người. Chuyện gì đã xảy ra?" Họ nói, "Các ông không biết đấy thôi. Chiếc thuyền này đã cứu mạng chúng tôi. Bây giờ chúng tôi không thể quên được, và suốt cả đời mình chúng tôi sẽ đội chiếc thuyền này trên đầu." Bây giờ, chiếc thuyền này đã giết họ hoàn toàn. Chắc sẽ tốt hơn nếu nó bị bỏ lại ở bờ kia của sông. Điều chắc là tốt hơn là họ bị giết bởi thú hoang hơn là mang chiếc thuyền này mãi mãi. Đây là khổ vô tận. Ở bờ bên kia sông, ít nhất trong một giây, mọi sự chắc đã xảy ra. Bây giờ trong nhiều năm họ cùng nhau đội chiếc thuyền, gánh nặng, nỗi chán chường. Và họ càng mang, họ sẽ càng trở nên quen với chiếc thuyền. Không có tải trọng này họ sẽ không cảm thấy thoải mái, họ sẽ cảm thấy không thoải mái. Và bây giờ họ sẽ không có khả năng làm cái gì, bởi vì làm sao làm được cái gì khác? Mang chiếc thuyền liên tục sẽ là điều hấp thu tới mức họ sẽ trở thành gần như không có khả năng làm bất kì cái gì.
Đó là điều đã xảy ra cho nhiều người tôn giáo: họ đã trở nên không có khả năng làm bất kì cái gì, họ đang đơn giản mang chiếc thuyền. Đi và xem các tu viện Jaina, tu viện Cơ đốc giáo, tu viện Phật giáo - mọi người đang làm gì? Họ chỉ làm tôn giáo, toàn thể cuộc sống đã bị vứt bỏ. Họ chỉ cầu nguyện, hay chỉ thiền. Họ đang làm gì? Cuộc sống không được giầu lên bởi họ. Họ không có tính sáng tạo. Họ là tai hoạ, họ không là phúc lành. Cuộc sống không trở nên đẹp hơn bởi vì họ. Họ không giúp đỡ theo bất kì cách nào. Nhưng họ là người rất nghiêm chỉnh, và họ có vẻ liên tục bị dính líu, trong hai mươi bốn giờ họ bị dính líu. Họ đang mang chiếc thuyền trên đầu họ. Nghi lễ của họ là chiếc thuyền của họ.
Nhớ lấy: tới tôi, tin cậy vào tôi. Chỉ học tin cậy là gì. Tới khu vườn của tôi và nghe tiếng gió thoảng qua cây, trở về nhà và tạo ra khu vườn của riêng bạn đi. Đi tới những hoa này, những chim đang hót này, có kinh nghiệm sâu sắc về chúng, thế rồi trở về. Thế rồi tạo ra thế giới riêng của bạn. Chỉ qua cửa sổ của tôi, có một thoáng nhìn. Để tôi loé sáng như tia sét trước bạn để cho bạn có thể thấy cái toàn thể của cuộc sống - nhưng nó sẽ chỉ là thoáng nhìn thôi.
Không cần bám lấy tôi, bởi vì thế thì, khi nào bạn sẽ làm nhà riêng của bạn, và khi nào bạn sẽ làm vườn riêng của bạn, và khi nào hoa riêng của bạn sẽ nở hoa, và khi nào con chim trái tim riêng của bạn sẽ hót? Không, thế thì bạn sẽ mang chiếc thuyền đã giúp bạn qua bờ bên kia. Nhưng thế thì bờ bên kia đó đã bị phá huỷ rồi bởi vì bạn sẽ mang chiếc thuyền của bạn trên đầu bạn. Làm sao bạn sẽ nhảy múa được ở bờ bên kia? Làm sao bạn sẽ mở hội được? Chiếc thuyền đó sẽ là việc giam cầm thường xuyên.
Khi tôi nói bạn tin cậy vào tôi, tôi đơn giản nói rằng một bầu khí hậu nào đó đã mở ra cho tôi: có thoáng nhìn về nó đi. Tới đi, để cho bầu khí hậu đó bao quanh bạn nữa. Để cho tôi rung động trong tim bạn, để tôi đập rộn ràng quanh bạn, để tôi đập rộn ràng trong cốt lõi sâu nhất của bản thể bạn, để tôi ngân vang trong bạn. Tôi đang hát bài ca ở đây - để nó được vang vọng sao cho bạn có thể biết rằng, "Vâng, bài ca này là có thể." Phật đã qua rồi, Jesus không ở đây, điều đó là tự nhiên. Lắng nghe Jesus là không thể được cho bạn. Bạn có thể đọc Kinh Thánh, nó đơn giản mô tả cái gì đó đã xảy ra đâu đó trong thời gian, nhưng bạn không thể tin được nó. Nó có thể chỉ là huyền thoại, chuyện kể. Phật có thể chỉ là tưởng tượng thi vị; các nhà thơ có thể đã bịa ra ông ấy. Ai biết nào? - bởi vì trong cuộc sống bạn không bắt gặp những người như vậy. Chừng nào bạn chưa bắt gặp một người tôn giáo, tôn giáo sẽ vẫn còn ở đâu đó như giấc mơ. Nó sẽ không bao giờ trở thành thực tại. Nếu bạn bắt gặp một người đã nếm trải chân lí, người đã sống trong thế giới khác và trong chiều hướng khác, với người đó Thượng đế đã xảy ra và với người đó Thượng đế không chỉ là lí thuyết, mà là sự kiện như việc thở, thế thì tin cậy người đó đi, đi vào trong người đó đi. Thế thì đừng ngần ngại, thế thì lấy dũng cảm. Thế thì có chút ít bạo dạn đi. Thế thì đừng là kẻ hèn và đừng cứ lượn lờ bên ngoài phòng, đi vào trong đền đi. Tất nhiên, ngôi đền này sẽ không trở thành chỗ trú ngụ cho bạn đâu. Bạn sẽ phải tạo ra ngôi đền riêng của bạn - bởi vì Thượng đế có thể được tôn thờ chỉ khi bạn đã tạo ra ngôi đền riêng của bạn. Trong ngôi đền mượn tạm, Thượng đế không thể được tôn thờ. Thượng đế là đấng sáng tạo và ngài kính trọng chỉ tính sáng tạo. Và tính sáng tạo cơ bản là tạo ra ngôi đền của riêng bạn. Không, ngôi đền mượn tạm sẽ không có tác dụng đâu. Nhưng, làm sao tạo ra ngôi đền?
Ngay chỗ đầu tiên, điều gần như không thể nào tin được là các ngôi đền đã tồn tại rồi. Sự tồn tại của Jesus vẫn còn là đáng hoài nghi, Phật có vẻ giống như huyền thoại, không giống như lịch sử, Krishna thậm chí còn nhiều trong thế giới mơ hơn. Bạn càng đi lùi xa vào lịch sử, càng ngày càng nhiều thứ nhạt nhoà đi trong huyền thoại. Không chữ kí nào được để lại trên thực tại.
Khi tôi nói tin cậy vào tôi, tôi đơn giản ngụ ý: đừng đứng ngoài. Nếu bạn đã tới gần tôi thế, tới gần thêm chút nữa đi. Nếu bạn đã tới, thế thì vào đi. Thế thì để bầu khí hậu của tôi bao quanh bạn. Điều đó sẽ trở thành kinh nghiệm tồn tại cho bạn. Nhìn vào trong mắt tôi, đi vào trong trái tim tôi, thế thì bạn sẽ không thể nào không tin cậy vào Jesus được. Thế thì bạn sẽ không thể nào nói rằng Phật chỉ là huyền thoại. Nhưng dầu vậy, tôi sẽ cứ nói rằng nếu Phật tới, gặp bạn trên đường, giết ông ấy đi.
Tới qua tôi, nhưng đừng ở lại đó. Có kinh nghiệm và đi tiếp con đường của bạn đi. Nếu kinh nghiệm bị mất lần nữa trong kí ức và nhạt nhoà đi, lại tới tôi trong khi tôi vẫn còn sẵn có ở đây. Có một sự đầm mình khác, nhưng liên tục nhớ rằng bạn phải tạo ra cái gì đó của riêng bạn. Chỉ thế thì bạn mới có thể sống trong nó được. Nhiều nhất, tôi có thể là ngày nghỉ, từ cuộc sống bình thường của bạn, nhưng tôi không thể trở thành cuộc đời của bạn được. Bạn sẽ phải thay đổi cuộc đời của bạn.
Bây giờ, tâm trí rất tinh ranh. Nếu tôi nói tin cậy tôi, tâm trí cảm thấy điều đó là khó. Tin cậy ai đó khác là rất phá huỷ bản ngã. Nếu tôi nói chỉ tin cậy vào bản thân bạn, tâm trí cảm thấy rất thoải mái. Nhưng chỉ bằng việc cảm thấy thoải mái, chẳng cái gì xảy ra. Tôi nói với bạn, tin cậy vào bản thân bạn đi. Nếu điều đó là có thể, không có nhu cầu tin cậy vào tôi, nếu điều đó là không thể, thế thì thử người khác. Tâm trí bao giờ cũng trong tìm kiếm qua mọi thứ để bằng cách nào đó làm cho bản thân nó được mạnh hơn. Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại.
Một người ở nhà quê chuyển vào một thành phố lớn, và mọi chủ nhật trong quãng sáu tháng, anh ta đều tham dự vào một nhà thờ khác trong nỗ lực tìm ra giáo đoàn ăn ý. Cuối cùng, vào sáng chủ nhật, anh ta vào một nhà thờ khi giáo đoàn đang kể lể với mục sư, "Chúng tôi đã bỏ những thứ không được làm, điều chúng tôi đáng phải làm xong, và chúng tôi đã làm những điều mà chúng tôi đáng ra không nên làm." Anh ta ngồi xuống với cái thở dài nhẹ người và thoả mãn, lẩm bẩm với bản thân mình, "Cuối cùng thì mình đã tìm thấy số phận của mình."
Bạn đang cố tìm ra cái gì đó mà không quấy rối bạn. Ngược lại, nó làm mạnh cho tâm trí cũ của bạn. Nó làm mạnh cho bạn như bạn vậy. Đó là toàn thể nỗ lực của tâm trí: để duy trì bản thân nó. Bạn sẽ phải lưu tâm tới nó. Tâm trí có khuynh hướng nghe không phải điều được nói, mà nghe điều nó muốn nghe.
Harry đã cưới cô vợ xấu xí, già cả chỉ vì tiền của cô ấy. Tất nhiên, anh ta thấy nhiều cách để tiêu tiền, như chuyến đi săn hiện tại qua rừng rậm châu Phi. Khi một con cá sấu khổng lồ trườn ra đầm lầy, ngoạm lấy vợ anh ta giữa các răng của nó và bắt đầu kéo cô ấy đi, Harry không cử động lấy một cơ bắp. "Nhanh lên! Chụp lấy nó đi!! Chụp lấy nó đi!" cô vợ không may cuống quít la lên. Harry nhún vai, "Anh muốn lắm, cưng, nhưng anh chẳng có phim nào trong máy ảnh."
Tâm trí có xu hướng nghe điều nó muốn nghe. Đừng bao giờ nghĩ rằng bạn đang nghe tôi. Bạn cứ thao túng nó theo nhiều cách. Khi cái gì đó đi vào trong đầu bạn, bạn không nghe nó một cách trực tiếp đâu. Đầu tiên, bạn trộn nó với các ý tưởng của bạn, bạn thay đổi đây đó. Vài điều bạn bỏ đi, vài điều bạn thêm vào. Thế thì tất nhiên nó bắt đầu phù hợp với bạn, dần dần, và bạn thuyết phục bản thân bạn rằng đó là điều đã được nói với bạn.
Một kẻ lang thang ngã vật ra trên phố London trong một đợt rất nóng, và ngay lập tức một đám đông tụ lại quanh anh ta.
"Cho anh chàng đáng thương này vài giọt uýt ki," một bà già nói.
"Cho anh ta chút không khí đi," một người đàn ông nói.
"Cho anh ta một chút uýt ki," bà già lại nói.
"Đưa anh ta tới bệnh viện," một quí ông khác nói.
"Cho anh ta một chút uýt ki," bà già lại nói lần nữa.
Cuộc đối thoại tiếp diễn như thế này mãi cho tới khi người lang thang ngồi dậy và la lên, "Các ông im đi và nghe theo bà già này!"
Ngay cả khi bạn vô ý thức, bạn có thể nghe điều bạn muốn nghe, và ngay cả khi bạn có ý thức bạn không nghe điều đang được nói cho bạn.
Một người ăn xin tới đây để nghe tôi. Người ăn xin đó tiến tới một anh chàng trong phố chính và nói, "Cho tôi vài xu uống cốc cà phê." Anh chàng này nói, "Nhưng tôi đã cho anh tám xu chỉ mới mười phút trước." Kẻ lang thang nói, "Ồ, thôi đừng sống trong quá khứ đi." Tôi liên tục dạy bạn đừng sống trong quá khứ mà - hoàn toàn đúng.
Nhớ lấy, tâm trí bạn liên tục giở thủ đoạn với bạn. Không có mâu thuẫn, mâu thuẫn do bạn tạo ra.
Bây giờ, tôi sẽ đọc phần còn lại của câu hỏi này - xem chỗ nhấn mạnh. "Có một phần của tôi nói nếu tôi tin cậy vào cái ta riêng của tôi và đi theo cái ta riêng của tôi, thế thì tôi đã buông xuôi rồi và đã nói có với thầy." Nhưng đây chỉ là một phần, và phần còn lại thì sao? Nếu bạn tin cậy vào phần này, tâm trí còn lại sẽ nói, "Thầy đang làm gì?" Đó là cách hoài nghi nảy sinh. Nếu bạn nghe phần còn lại, phần này sẽ cứ tạo ra hoài nghi. Đây là cách tâm trí di chuyển - bao giờ cũng trong hai ngả. Nó tự phân chia nó ra chống lại bản thân nó, và nó cứ chơi cùng trò chơi trốn tìm. Cho nên bất kì cái gì bạn làm, thất vọng tới - bất kì cái gì. Nhưng thất vọng nhất định tới. Nếu bạn tin cậy vào tôi, một phần của bạn sẽ cứ nói, "Thầy đang làm gì" Tôi bao giờ cũng nói với bạn, chỉ tin cậy vào bản thân bạn. Nếu bạn không tin cậy tôi và tin cậy vào bản thân bạn, phần khác của tâm trí sẽ liên tục làm thất vọng. Nó sẽ nói, "Thầy đang làm gì? Tin cậy vào thầy đi. Buông xuôi đi." Bây giờ, nhìn vào sự phân đôi này của tâm trí.
Nếu bạn có thể thấy việc phân chia thường xuyên này của tâm trí, điều chưa bao giờ có khả năng đi tới một quyết định toàn bộ, thế thì dần dần, một kiểu tâm thức khác sẽ nảy sinh trong bạn mà có thể quyết định một cách toàn bộ. Cái đó không phải là của tâm trí. Đó là lí do tại sao tôi nói rằng buông xuôi không phải là của tâm trí. Tin cậy không phải là của tâm trí. Tâm trí không thể tin cậy được. Không tin cậy là chính bản chất của tâm trí, nó là sẵn có rồi. Tâm trí tồn tại trên không tin cậy, trên hoài nghi. Khi bạn quá nhiều trong hoài nghi, bạn thấy quá nhiều tâm trạng bên trong, chuyển động. Tâm trí lao vào quá nhiều hoạt động. Nhưng khi bạn tin cậy, không có gì cho tâm trí làm cả. Bạn có quan sát điều đó không? Khi bạn nói, "Không!" bạn ném tảng đá vào vũng im lặng của tâm thức của bạn, cả triệu gợn sóng nảy sinh. Khi bạn nói, "Có" bạn không ném tảng đá nào. Nhiều nhất, bạn có thể nổi như bông hồng trong hồ. Không gợn sóng nào, hoa nổi. Đó là lí do tại sao mọi người thấy rất khó nói có, và thấy rất dễ nói không. 'Không' bao giờ cũng sẵn sàng. Ngay cả trước khi bạn nghe, cái không đã sẵn sàng.
Một lần tôi ở cùng Mulla Nasruddin. Tôi nghe vợ nói với Nasruddin, "Nasruddin, anh đi và xem con trai đang làm gì, và dừng nó lại."
Cô ấy không biết con trai đang làm gì: "Cứ đi và xem con trai đang làm gì, và dừng nó lại." Dù là bất kì cái gì, không thành vấn đề, nhưng dừng lại, nói không. Phủ nhận tới dễ dàng, nó tôn cao bản ngã. Bản ngã được nuôi dưỡng bằng không, tâm trí được nuôi dưỡng bằng hoài nghi, nghi ngờ, không tin cậy. Bạn không thể tin cậy được vào tôi qua tâm trí. Bạn sẽ phải nhìn việc phân đôi của tâm trí - việc tranh chấp tay đôi thường xuyên, tranh cãi thường xuyên bên trong tâm trí. Phần này bao giờ cũng vận hành như cái đối lập.
Tâm trí chưa bao giờ đi tới quyết định. Bao giờ cũng có vài mảnh mẩu của tâm trí như kẻ không qui phục chính thống. Chúng chờ đợi cơ hội của chúng, và chúng sẽ làm bạn thất vọng.
Thế thì tin cậy là gì? Làm sao bạn có thể tin cậy được? Bạn phải hiểu tâm trí. Bằng việc hiểu tâm trí và tính nhị nguyên thường xuyên trong nó, bằng việc chứng kiến nó, bạn trở thành tách rời khỏi tâm trí. Và trong việc tách rời đó nảy sinh tin cậy, và tin cậy đó không biết tới phân chia giữa bạn và tôi. Tin cậy đó không biết tới phân chia giữa bạn và cuộc sống. Tin cậy đó đơn giản là tin cậy. Nó là tin cậy không hướng tới tới bất kì ai - bởi vì nếu bạn tin cậy tôi, bạn sẽ lập tức không tin cậy ai đó. Bất kì khi nào bạn tin cậy ai đó, ngay lập tức, ở đầu bên kia, bạn sẽ không tin cậy ai đó khác. Nếu bạn tin vào Koran, bạn không thể tin vào Phật. Nếu bạn tin cậy vào Jesus, bạn không thể tin cậy vào Phật. Đây là kiểu tin cậy gì vậy? Nó là không xứng đáng.
Tin cậy là không có địa chỉ. Nó không hướng tới Christ, không hướng tới Phật. Nó là tin cậy đơn giản. Bạn đơn giản tin cậy bởi vì bạn tận hưởng việc tin cậy. Bạn đơn giản tin cậy, và bạn tận hưởng việc tin cậy nhiều tới mức ngay cả khi bạn bị lừa, bạn vẫn tận hưởng. Bạn tận hưởng rằng bạn có thể tin cậy ngay cả khi có mọi khả năng của lừa dối, rằng lừa dối không thể phá huỷ được tin cậy của bạn, rằng tin cậy của bạn là lớn hơn, rằng kẻ lừa dối không thể làm biến chất bạn được. Người đó có thể đã lấy tiền của bạn, người đó có thể đã lấy danh vọng của bạn, người đó có thể đã cướp hoàn toàn của bạn, nhưng bạn sẽ tận hưởng. Và bạn sẽ cảm thấy cực kì hạnh phúc và phúc lạc rằng người đó không thể làm biến chất tin cậy của bạn, bạn vẫn tin cậy người đó. Và nếu người đó lại cướp của bạn, bạn sẽ sẵn sàng, bạn vẫn tin cậy người đó. Cho nên người đã lừa bạn có thể đã cướp của bạn về vật chất, nhưng người đó đã làm giầu cho bạn về tâm linh.
Nhưng bình thường điều gì xảy ra? Một người lừa bạn và toàn thể nhân loại bị kết án. Một người Ki tô giáo lừa bạn, mọi người Ki tô giáo bị kết án. Một người Mô ha mét giáo đã cư xử không tốt với bạn, toàn thể cộng đồng người Mô ha mét giáo là tội nhân. Một người Hindu đã không tốt với bạn, mọi người Hindu là vô giá trị. Bạn đơn giản chờ đợi. Chỉ một người có thể tạo ra không tin cậy về toàn thể nhân loại.
Con người của tin cậy liên tục tin cậy. Bất kì cái gì xảy ra cho tin cậy của người đó, một điều chưa bao giờ xảy ra: người đó chưa bao giờ cho phép bất kì ai phá huỷ tin cậy của người đó. Tin cậy của người đó cứ tăng lên. Tin cậy là Thượng đế. Mọi người đã bảo bạn tin cậy vào Thượng đế, tôi bảo bạn, tin cậy là Thượng đế. Quên mọi chuyện về Thượng đế đi, chỉ tin cậy, và Thượng đế sẽ tìm và kiếm bất kì chỗ nào bạn đang ở.
Câu hỏi thứ hai:
Cái gì làm động cơ cho vị phật?
Câu hỏi này là ngớ ngẩn, bởi vì vị phật trở thành vị phật chỉ khi mọi động cơ đã bị bỏ lại, khi mọi ham muốn đã biến mất. Vị phật trở thành vị phật chỉ bởi vì ông ấy bây giờ chẳng có gì để làm, không có gì để ham muốn, không đâu mà đi, không thành tựu. Tâm trí thành tựu biến mất - thế thì người ta trở thành vị phật. Cho nên nếu bạn hỏi, "Cái gì làm động cơ cho vị phật?" bạn đang hỏi câu hỏi ngớ ngẩn. Chẳng cái gì có thể làm động cơ cho ông ấy, đó là lí do tại sao ông ấy là vị phật.
Siddhartha Gautama trở nên chứng ngộ. Câu chuyện kể rằng một người Brahmin đi qua đó. Ông ta chưa bao giờ thấy một người đẹp như thế. Cái gì đó siêu phàm bao quanh Phật ngồi dưới gốc cây, ông ấy chói sáng, an bình mênh mông. Người Brahmin không thể đi được. Ông ta đang vội, ông ta phải tới đâu đó, nhưng im lặng của Phật kéo ông ta lại. Ông ta quên mất ông ta đi đâu, ông ta quên mất động cơ của mình. Ở gần con người này, người đã đạt tới trạng thái của không động cơ, ông ta bị kéo vào xoáy lốc của Phật. Như bị bỏ bùa, ông ta ở lại đó, chuyện kể lại, ở hàng giờ. Thế rồi đột nhiên ông ta trở nên nhận biết, ông ta đang làm gì ở đó? Thế rồi đột nhiên ông ta trở nên nhận biết rằng ông ta định đi đâu đó, nhưng ở đâu? Thế là ông ta hỏi, "Tôi là ai" - dường như toàn thể căn cước, toàn thể quá khứ đã biến mất đi đâu đó. Ông ta không thể đem được người ông ta đang là trở về với ý thức của mình. Thế rồi ông ta lay Phật và ông ta nói, "Ông đã làm gì tôi vậy? Tôi đã hoàn toàn quên mất tôi định đi đâu, và tôi đã tới từ đâu, và tôi là ai. Bây giờ tôi đang hỏi ai đây? Ai sẽ trả lời điều này? Và tôi là người lạ với phần này của đất nước. Ông nói cho tôi ông đã làm gì!" Phật mở mắt ra và ông ấy nói, "Ta đã chẳng làm gì cả. Ta đã dừng làm. Có thể bởi vì điều đó, có thể chỉ vì ở gần ta... ông đừng lo. Ông chạy xa khỏi ta thật nhanh vào." Người này nói, "Trước khi tôi đi, một điều tôi phải hỏi: ông có là một Thượng đế không?" Ông ta đã nghe nói, ông ta là một Brahmin có học. Ông ta đã trích đọc Vedas mọi ngày như một phần của nghi lễ, nghi lễ hàng ngày. Ông ta đã nghe nói về Krishna và Ram, nhưng họ vẫn còn chỉ là chuyện kể. Lần đầu tiên ai đó dường như có đó - rắn chắc, thực, trần gian, và vẫn thiêng liêng: "Ông có là một Thượng đế không?" Phật nói, "Không." Người này nói, "Ông có là thánh nhân, a la hán?" - bởi vì người này hiểu. Ở Ấn Độ người Jaina không tin vào Thượng đế, cho nên khi ai đó đạt tới điều hoàn hảo, chân lí tối thượng, người đó được gọi là a la hán: người đã đạt tới, hiền nhân, thánh nhân. Cho nên đầu tiên ông ta hỏi, "Ông có là một Thượng đế không?" Ông ta đã hỏi một câu hỏi trong thuật ngữ của người Hindu, và Phật nói, "Không." Thế rồi ông ta nghĩ, "Có thể ông ấy thuộc vào tín ngưỡng khác của người Ấn Độ, tín ngưỡng của người shramanas, người không tin vào Thượng đế." Ông ta hỏi, "Ông có là một a la hán, một hiền nhân, một thánh nhân không?" và Phật nói, "Không." Thế là ông ta đâm ra phân vân vì đây là hai ngôn ngữ duy nhất có thể. Thế rồi ông ta nói, "Thế vậy ông là ai?" Phật nói, "Ta là nhận biết." Điều đó không đúng văn phạm mấy, nhưng đúng. Ông ấy nói, "Ta là nhận biết." Ông ấy đơn giản chỉ ra phẩm chất của bản thể ông ấy vào khoảnh khắc đó - nhận biết - không Thượng đế, không thánh nhân. Bởi vì khi bạn nói 'Thượng đế', điều đó dường như là cái gì đó tĩnh tại. Khi bạn nói 'thánh nhân', nó dường như là cái gì đó đầy đủ, tĩnh tại, đã trở thành một vật. Phật nói, "Ta là nhận biết."
Hay, một cách dịch thậm chí còn tốt hơn: ông ấy nói, "Ta là tính nhận biết" - không đồng nhất, chỉ là năng lượng động của việc là nhận biết. Trong nhận biết, trong nhận biết như vậy không có động cơ, và nếu có động cơ, không có tính nhận biết.
Để tôi kể cho bạn một giai thoại, một giai thoại rất hay. Nghe nó thật sâu sắc nhất có thể được.
Một quí bà và đứa con trai nhỏ đang bơi trong sóng, và có một con sóng dội rất lớn đang kéo tới. Cô ấy ôm chặt đứa con trai trong tay và trong khi họ đang vẫy toé nước xung quanh một cách hạnh phúc, thì một bức tường nước khổng lồ dựng lên trước họ. Khi họ nhìn trong khiếp hãi, con sóng triều này dâng lên ngày càng cao hơn phía trước họ, và đổ ập trùm lên họ. Khi nước rút xuống, đứa con trai nhỏ không còn được thấy ở đâu cả. Kinh hoàng, người mẹ tìm trong nước vừa la hét, "Melvyn, Melvyn, con đâu rồi? Melvyn!" Khi hiển nhiên đứa con đã bị mất, bị đã bị cuốn ra biển, người mẹ quẫn trí ngước nhìn lên trời và cầu nguyện, "Ôi, Cha kính yêu và nhân từ, xin thương hại con và trả lại cho con đứa con đẹp đẽ của con. Con hứa biết ơn ngài vĩnh hằng. Con hứa con sẽ không bao giờ lừa chồng con nữa; con sẽ không bao giờ trốn thuế nữa, con sẽ tốt với mẹ chồng, con sẽ từ bỏ hút thuốc, bất kì cái gì! Bất kì cái gì, chỉ xin ban cho con một ân huệ này và trả lại con trai của con."
Vừa lúc đó, một bức tường sóng lừng lững dựng lên và đổ nhào qua đầu cô ấy. Khi nước rút đi, đứa con trai nhỏ của cô ấy đứng đó. Cô ấy ôm ghì nó vào ngực, hôn nó, giữ chặt nó. Thế rồi cô ấy nhìn nó một khoảnh khắc, và một lần nữa ngước mắt lên trời. Nhìn lên, cô ấy nói, "Nhưng nó có mũ cơ mà."
Đây là tâm trí: đứa con quay lại nhưng mũ bị mất. Bây giờ cô ấy không hạnh phúc bởi vì đứa con trở lại, nhưng bất hạnh vì mũ bị mất - lại phàn nàn.
Bạn có quan sát điều này xảy ra trong tâm trí bạn, hay không? Nó bao giờ cũng xảy ra. Bất kì cái gì cuộc sống cho bạn, bạn không cám ơn nó. Bạn phàn nàn đi phàn nàn lại về cái mũ. Bạn bao giờ cũng cứ thấy cái đã không xảy ra, không phải là cái đã xảy ra. Bạn bao giờ cũng nhìn và muốn và mong đợi, nhưng bạn chưa bao giờ biết ơn. Hàng triệu thứ đang xảy ra cho bạn, nhưng bạn chưa bao giờ biết ơn. Bạn bao giờ cũng vẫn cằn nhằn, phàn nàn, và bạn bao giờ cũng trong trạng thái thất vọng. Cho dù bạn lên tới cõi trời, tâm trí này sẽ không cho phép sống ở đó. Bạn sẽ tạo ra địa ngục ở bất kì chỗ nào bạn ở: nhiều ham muốn tới mức ham muốn này được hoàn thành, mười ham muốn nảy sinh ra từ nó, và nó chẳng bao giờ đi tới chấm dứt.
Bằng việc ham muốn, không ai đã bao giờ đạt tới trạng thái an bình, trạng thái của vô ham muốn. Bằng việc hiểu ham muốn, bằng việc hiểu động cơ, người ta dần dần trở nên tỉnh táo. Người ta đi tới biết rằng nếu bạn bỏ động cơ, không có thất vọng trong cuộc sống. Thế thì không cái gì có thể làm bạn bất hạnh. Thế thì hạnh phúc là tự nhiên, nó chính là cách bạn đang vậy. Thế thì bất kì cái gì xảy ra, bạn vẫn còn hạnh phúc. Bây giờ, bất kì cái gì xảy ra, bạn vẫn còn bất hạnh.
Vị phật không có động cơ, đó là lí do tại sao nếu bạn hỏi ông ấy, "Ông có hạnh phúc không?" ông ấy sẽ nhún vai - bởi vì làm sao mà biết được? Hạnh phúc có thể được biết tới chỉ trong tương phản với bất hạnh. Ông ấy đã quên chính kinh nghiệm về bất hạnh, cho nên nếu bạn hỏi ông ấy, "Ông có hạnh phúc không?" ông ấy có thể giữ yên tĩnh. Ông ấy có thể không nói gì cả. Bởi vì khi bất hạnh biến mất, cùng nó việc phân đôi cũng biến mất. Đó là lí do tại sao Phật đã không nói rằng trạng thái tối thượng là trạng thái của phúc lạc. Không, ông ấy nói nó là của an bình, nhưng không phúc lạc.
Đó là một trong những khác biệt giữa người Hindu và Phật tử, giữa Patanjali và Phật. Đó là một trong những khác biệt cơ bản. Và tất nhiên, cả hai đều đúng, những điều này là như vậy khi bạn nói về điều tối thượng, nếu bạn biết về nó. Cho nên bất kì cái gì bạn nói, dù nó có vẻ mâu thuẫn thế nào, nó bao giờ cũng đúng. Patanjali nói rằng đó là trạng thái của phúc lạc bởi vì mọi khổ, mọi khả năng của khổ đã biến mất. Tất nhiên, ông ấy đúng. Phật nói, "Nó thậm chí không phải là phúc lạc, bởi vì ai sẽ biết và làm sao bạn sẽ biết rằng nó là phúc lạc? Khi mọi khổ đã biến mất, không có tương phản, không có cách nào để biết nó." Nếu đêm biến mất hoàn toàn, làm sao bạn sẽ biết rằng đây là ngày? Nó sẽ là ngày, nhưng làm sao bạn sẽ biết nó là ngày? Phật cũng đúng: nó sẽ là phúc lạc, nhưng nó không thể được gọi là phúc lạc bởi vì để nói như vậy, bạn đem bất hạnh vào.
Người ta trở thành vị phật khi người ta đã hiểu cơ chế của mọi động cơ. Động cơ là gì? - nó là việc không bằng lòng trong hiện tại, không thoải mái trong hiện tại, và hi vọng vào tương lai. Động cơ là việc không bằng lòng với ở đây-bây giờ, và mơ về mãn nguyện ở đâu đó trong tương lai.
Bạn sống trong ngôi nhà nhỏ: bạn bất hạnh với ngôi nhà nhỏ này, không mãn nguyện với ở đây-bây giờ, và bạn hi vọng ngôi nhà lớn hơn trong tương lai. Tương lai là được cần, ngay bây giờ ngôi nhà lớn là không thể có. Thời gian sẽ được cần để làm, để kiếm tiền, để làm cả nghìn lẻ một thứ, để hoàn thành. Thế thì, ngôi nhà lớn sẽ là có thể. Cho nên ngay bây giờ bạn đang không mãn nguyện, nhưng trong tương lai bạn có giấc mơ về mãn nguyện. Bạn làm việc vất vả. Thế rồi ngôi nhà lớn trở thành có thể vào một ngày nào đó, nhưng đột nhiên bạn thấy chẳng cái gì như mãn nguyện xảy ra cho bạn. Khoảnh khắc ngôi nhà lớn trở thành sẵn có, bạn bắt đầu nghĩ tới những ngôi nhà lớn hơn. Bạn đã trở nên nghiện với động cơ. Bây giờ bạn không thể sống mà không có động cơ. Lần nữa trong ngôi nhà lớn, bạn bất hạnh. Lần nữa bạn đang hi vọng: "Một ngày nào đó, cung điện nào đó, ở đâu đó" - và đây là cách người ta cứ phí hoài toàn thể cuộc sống của mình.
Hiểu cơ chế của động cơ đi. Nó cho bạn giấc mơ trong tương lai - và mơ là mơ - và nó lấy đi mọi phúc lạc từ hiện tại. Với cái gì đó không thực, nó phá huỷ cái là thực. Một khi bạn hiểu, bạn dừng sống qua động cơ. Thế thì bạn sống đơn giản không có động cơ nào.
Cái gì là không có, cái gì là sống không có động cơ? - sống trong mãn nguyện sâu sắc ở đây và bây giờ, và không bận tâm vì ngày mai.
Jesus nói, "Đừng nghĩ về ngày mai. Nhìn những bông hoa loa kèn trên cánh đồng. Ngay cả Vua Solomon cũng không đẹp thế trong mọi vĩ đại của ông ấy. Nhìn những hoa loa kèn trên cánh đồng, chúng không nghĩ tới ngày mai. Chúng chỉ ở đây và bây giờ. Chúng ở cùng với Thượng đế ở đây và bây giờ. Chúng không có tương lai nào, chúng không mang quá khứ. Khoảnh khắc này là tất cả."
Một tâm trí đã vứt bỏ động cơ thì không còn là tâm trí nữa. Một khi bạn vứt bỏ động cơ, bạn đã trở thành một phần của thực tại vĩnh hằng mà bao giờ cũng là bây giờ, bao giờ cũng ở đây. Và thế thì bạn được mãn nguyện. Từ mãn nguyện của bạn, nhiều mãn nguyện hơn nảy sinh, những con sóng ngày càng lớn hơn của mãn nguyện nảy sinh. Từ bất mãn của bạn, ngày càng nhiều bất mãn nảy sinh.
Cho nên nhìn đấy... khoảnh khắc này bạn có thể đi vào trong thế giới của động cơ mà trong đó bạn đã đi rồi - cạnh tranh, bãi chợ - hay, bạn có thể đi vào trong thế giới của vô động cơ. Tại từng bước con đường đều rẽ đôi. Nếu bạn bỏ động cơ, bạn quyết định hạnh phúc ngay khoảnh khắc này và bạn nói, "Để cho tương lai nhận chăm nom riêng của nó. Bây giờ tôi sẽ ở đây và bây giờ, và có vậy thôi, và tôi không đòi hỏi thêm. Tôi sẽ tận hưởng cái đã được trao cho tôi rồi." Và bạn được cho còn quá mức đủ.
Tôi chưa bao giờ thấy một người không giầu trong cuộc sống, nhưng rất khó tìm được người giầu - toàn là ăn xin. Và tôi bảo bạn, không ai cần là người ăn xin. Cuộc sống đã cho bạn nhiều giầu có, tới mức nếu bạn biết cách tận hưởng chúng bạn sẽ không đòi hỏi thêm. Bạn sẽ nói, "Ngay cả chừng này tôi cũng không thể tận hưởng hết. Điều này đã là quá. Tôi không thể giữ được nó. Tay tôi quá nhỏ, tim tôi nhỏ thế, tôi không thể giữ được nó! Ngài đã cho tôi nhiều điệu vũ thế, nhiều bài hát thế, và nhiều phúc lạc thế. Tôi không thể đòi hỏi hơn được. Ngay cả vét cạn điều này cũng là không thể được."
Sống ở đây-bây giờ là có tính tôn giáo. Sống ở đây-bây giờ là sống không có tâm trí. Sống ở đây-bây giờ là trở thành vị phật. Đó là điều ông ấy nói: "Ta là nhận biết." Bởi vì các thần cũng có động cơ, họ săn đuổi đàn bà - có thể là đàn bà tốt hơn ở bình diện cao hơn nào đó, nhưng vẫn là săn đuổi đàn bà. Họ cạnh tranh với nhau.
Người Hindu cực kì hay về điều này. Họ đã không co lại về bất kì cái gì. Nếu bạn lắng nghe câu chuyện về các thần trong puranas Hindu, bạn sẽ cực kì ngạc nhiên: họ gần như người. Họ đang làm cùng mọi thứ mà bạn làm - có thể tốt hơn chút ít, hay có thể trên bình diện cao hơn chút ít. Người đứng đầu, Thần chính có tên là Indra. Ông ấy là vua của các Thần. Và ông ấy bao giờ cũng sợ - như các vua bao giờ cũng sợ - và ngai vàng của ông ấy bao giờ cũng rung chuyển bởi vì ai đó bao giờ cũng kéo chân ông ấy. Bạn có thể đi tới Delhi và hỏi mọi người. Bất kì khi nào bạn ở trên ngai vàng ai đó đang kéo, mà thực ra là nhiều người đang kéo, bởi vì họ cũng muốn ở trên ngai vàng. Indra liên tục run rẩy. Tôi nghĩ, đến giờ, run rẩy phải đã trở thành thói quen của ông ấy rồi. Dù bất kì ai có kéo hay không, ông ấy phải run lên đã. Trong hàng thế kỉ ông ấy đã từng run rẩy. Chuyện kể rằng bất kì khi nào người khổ hạnh nào, thánh nhân nào trên trái đất bắt đầu đạt tới những bình diện cao hơn của bản thể, ông ấy bắt đầu cảm thấy sợ. Ngai vàng của ông ấy bắt đầu rung chuyển, ai đó đang cố cạnh tranh với ông ấy đây. Ai đó đang cố trở thành vua của các Thần. Ngay lập tức ông ấy phái các thiếu nữ đẹp, các apsaras, tới tiêu diệt nhà khổ hạnh đáng thương đó. Họ nhảy múa những điệu vũ đẹp, gợi dục quanh ông ta, họ cám dỗ nhà khổ hạnh đáng thương. Và thế thì Indra ngủ ngon: bây giờ một kẻ cạnh tranh bị tiêu diệt.
Trong cõi trời Hindu các con đường đều được nạm kim cương, và cây bằng vàng, và hoa bằng bạc và đá quí và đồ châu báu - nhưng là cùng thế giới. Đàn bà rất đẹp ở đó - nhưng là cùng thế giới, cùng thèm khát, cùng ham muốn. Người Hindu nói, "Ngay cả các thần cũng sẽ phải được tái sinh trên thế gian khi đức hạnh của họ kết thúc, khi họ đã tận hưởng hết punya của họ, đức hạnh của họ."
Từ này 'punya' là rất hay. 'Poona' bắt nguồn từ punya. Nó nghĩa là: thành phố của đức hạnh. Những thần đó cũng trần tục như thế giới này. Họ sẽ phải quay lại một khi punya của họ, đức hạnh của họ bị kết thúc. Một khi họ đã tận hưởng xong thế thì họ phải quay lại thế gian, để lại bò.
Phật nói, "Không, ta không là Thượng đế, vì ta không có động cơ." "Ông có là thánh nhân, một a la hán không?" Phật nói, "Không, bởi vì ngay cả thánh nhân cũng có động cơ nào đó để đạt tới giải thoát" - làm sao đạt tới moksha, làm sao đi ra ngoài thế giới, làm sao trở nên vô ham muốn. Nhưng dầu vậy, ham muốn có đó. Bây giờ ham muốn là của việc trở thành vô ham muốn. Động cơ có thể là trở thành vô động cơ: làm sao đạt tới trạng thái vô động cơ - điều đó có thể trở thành động cơ. Nhưng nó tất cả là một thôi, bạn lại trong cùng bẫy.
Phật nói, "Không, ta là nhận biết." Trong tính nhận biết, động cơ không nảy sinh. Cho nên bất kì khi nào động cơ nảy sinh, ham muốn nảy sinh. Đừng làm gì cả. Chỉ là nhận biết, và bạn sẽ thấy ham muốn đang lùi lại sau, biến mất. Nó bay hơi. Khi mặt trời nhận biết nảy sinh, ham muốn bay hơi như giọt sương trong buổi sáng.
Câu hỏi thứ ba:
Nếu người chứng ngộ không có con, và chúng tôi những người thần kinh được thầy tuyên bố là không đủ tư cách làm bố mẹ, khi nào mới là thời gian đúng?
Người chứng ngộ không có con, người thần kinh không nên có con. Ở chính giữa hai loại người này, có một trạng thái lành mạnh tinh thần, về không thần kinh: bạn không thần kinh, không chứng ngộ, đơn giản mạnh khoẻ. Chỉ ở giữa - đó là thời gian đúng cho việc làm bố mẹ, để trở thành người mẹ hay trở thành người bố.
Đây là rắc rối: người thần kinh có xu hướng có nhiều con. Thực ra, ở phương Tây chứng thần kinh còn nhiều hơn. Mọi người không có nhiều con. Điều đó có thể là một trong các nguyên nhân mà chứng thần kinh đã trở nên phổ biến thế: ràng buộc cũ với con cái không còn đó. Ở phương Đông, mọi người không thần kinh thế. Họ không thể đảm đương được bị thần kinh, con cái là đủ. Một gia đình cũng có nhiều con thế. Bạn không thể có thời gian để phát điên - không thể được. Họ sẽ không cho phép bạn thế. Bạn ở trong trạng thái điên và được hoà hợp với nó tới mức bạn sẽ không trở nên nhận biết rằng bạn điên. Ở phương Tây, gia đình chung đã biến mất. Con cái cũng đã biến mất, như cách thức chúng xuất hiện ở phương Đông. Có một hay hai con là nhiều nhất. Nhiều không gian còn lại. Toàn thể bận bịu cũ không còn đó. Mọi người đang trở thành ngày càng giầu hơn, sung túc hơn, ngày càng ít việc làm có đó, ngày càng nhiều nhàn rỗi hơn, và họ không biết phải làm gì với nhàn rỗi. Họ phát thần kinh. Cứ nghĩ về bản thân bạn nếu bạn không có gì để làm, không con cái hay công việc.
Một lần tôi hỏi Mulla Nasruddin, "Bạn vẫn làm việc cho cùng hãng đấy chứ?" Anh ta nói, "Vâng, cùng công ti: vợ và mười ba đứa trẻ!"
Nếu bạn có gia đình để hỗ trợ, để làm việc vất vả trong cả đời, từ sáng mãi tới tối, và bạn về nhà mệt mỏi và đi ngủ và đến sáng bạn lại theo cùng rãnh đó, làm sao bạn có thể đảm được bị thần kinh? Khi nào bạn sẽ tìm ra thời gian để đi tới nhà tâm thần? Ở phương Đông nhà tâm thần không tồn tại. Con cái là nhà tâm thần duy nhất.
Người thần kinh có xu hướng, trong chứng thần kinh của họ, tạo ra không gian rất bận rộn quanh họ. Họ không nên vậy, bởi vì điều đó là nên tránh. Ho nên đối diện với sự kiện của chứng thần kinh và họ nên đi ra ngoài nó.
Người chứng ngộ không cần có con. Người đó đã cho bản thân mình việc sinh tối thượng. Bây giờ không cần cho sinh ra bất kì cái gì khác. Người đó đã trở thành bố và mẹ của bản thân mình. Người đó đã trở thành bụng mẹ cho bản thân mình, và người đó được tái sinh.
Nhưng giữa hai người này, khi chứng thần kinh không có đó, bạn thiền, bạn trở nên tỉnh táo, nhận biết chút ít. Cuộc sống của bạn không chỉ là bóng tối. Ánh sáng không xuyên thấu như nó vậy khi người ta trở thành vị phật, nhưng ánh sáng ngọn nến lờ mờ là sẵn có. Đó là thời gian đúng - thời gian chạng vạng, khi bạn chỉ ở trên đường biên, đi ra khỏi thế giới này, đi vào trong thế giới khác, đó là đúng lúc để có con, bởi vì thế thì bạn sẽ có khả năng cho con bạn cái gì đó của nhận biết của bạn. Bằng không, bạn sẽ lấy gì làm quà cho chúng? Bạn sẽ cho chúng chứng thần kinh của bạn thôi.
Tôi đã nghe: Một người với mười tám đứa con đưa chúng đi xem biểu diễn làm bơ. Kèm trong buổi biểu diễn này là một giải thưởng con bò đực trị giá 8,000 pounds và có phí phụ 5 xu để vào và xem nó. Người này nghĩ rằng tiền phải trả là cao quá đáng, nhưng con anh ta muốn xem con bò này, và do đó họ tiến tới lối vào chỗ bao quanh nó. Người phục vụ nói, "Tất cả lũ trẻ đều là con ông à, thưa ông?" "Vâng, chúng là con tôi đấy," người này trả lời. "Sao vậy?"
Người phục vụ đáp, "Thế này, xin đợi ở đây một phút và tôi sẽ mang con bò ra gặp ông!"
Mười tám đứa con! - ngay cả bò đực cũng sẽ cảm thấy ghen tị.
Bạn liên tục sinh ra một cách vô ý thức các bản sao riêng của bạn. Đầu tiên nghĩ đi: bạn có trong trạng thái mà nếu bạn cho sinh ra đứa trẻ, bạn sẽ đem tới món quà cho thế giới không? Bạn có là phúc lành cho thế giới, hay tai ương? Và thế rồi nghĩ: bạn có sẵn sàng là mẹ hay là bố đứa trẻ không? Bạn có sẵn sàng cho tình yêu vô điều kiện không? Bởi vì trẻ con tới qua bạn, nhưng chúng không thuộc vào bạn. Bạn có thể cho chúng tình yêu của bạn, nhưng bạn không nên áp đặt ý tưởng của bạn lên chúng. Bạn không nên cho chúng phong cách thần kinh của bạn. Bạn có sẵn sàng không cho con bạn phong cách thần kinh của bạn không? Bạn có cho phép chúng nở hoa theo cách riêng của chúng không? Bạn có cho phép chúng tự do được là chính bản thân chúng không? Nếu bạn sẵn sàng, thế thì điều đó là được. Bằng không, đợi đấy, trở nên sẵn sàng đi đã.
Với con người, tiến hoá có ý thức đã đi vào trong thế giới. Đừng giống như con vật, chỉ sinh sản một cách vô ý thức. Bây giờ sẵn sàng đi trước khi bạn muốn có con. Trở nên có tính thiền hơn đi, trở nên yên tĩnh và an bình hơn đi. Gạt bỏ mọi chứng thần kinh mà bạn có bên trong bạn. Đợi đến khoảnh khắc mà bạn tuyệt đối trong sạch, thế thì cho sinh con. Thế thì, đem cuộc sống của bạn cho đứa con, tình yêu của bạn cho đứa con. Bạn sẽ giúp tạo ra một thế giới tốt hơn. Bằng không, bạn sẽ đơn giản làm cho thế giới này đông đúc lên. Đám đông đã trở thành điên. Không còn nhu cầu nào để tăng đám đông lên. Nếu bạn có thể đem con người cho thế giới, không chỉ giống như sâu, chen chúc và bò lổn nhổn trên khắp đất, thế thì trước hết hãy sẵn sàng.
Với tôi, trở thành người mẹ là một kỉ luật lớn, trở thành người bố là khổ hạnh lớn. Bằng không, bạn sẽ để lại ai đó cũng giống như bạn, hay thậm chí còn tồi hơn bạn, thay vào chỗ bạn. Điều đó sẽ không phải là cử chỉ tốt về phần bạn. Người chứng ngộ không cần cho việc sinh cho bất kì ai, người thần kinh không nên sinh con. Chỉ ở giữa hai loại người này mới là vấn đề.
Câu hỏi cuối cùng:
Thầy nói, bỏ mọi mặt nạ của bạn và là đích thực. Tôi chỉ nghĩ về dục, yêu và lãng mạn. Tôi không biết gì khác ngoại trừ điều này. Tôi có trên đường sai không?
Tôi chẳng thấy cái gì sai trong dục, trong yêu, trong lãng mạn. Bạn đang trên đường đúng chứ. Yêu là đường đúng, và duy nhất qua cuộc sống của tình yêu được sống, lời cầu nguyện nảy sinh - chưa bao giờ khác hơn. Chỉ từ kinh nghiệm sâu sắc về yêu, dịu ngọt và cay đắng, vui thú và đau đớn, cao và thấp, cõi trời và địa ngục, chỉ từ kinh nghiệm sâu sắc về đau đớn và vui thú qua yêu mà người ta mới trở nên nhận biết. Chúng được cần để làm cho bạn nhận biết.
Đau đớn được cần nhiều cũng như vui thú, bởi vì cả hai có tác dụng. Và dần dần, giữa vui thú và đau đớn, bạn trở thành người đi trên dây. Bạn đạt tới cân bằng.
Nhưng trong nhiều thế kỉ yêu đã bị kết án, dục đã bị kết án. Cho nên tất nhiên, ý tưởng này nảy sinh trong tâm trí bạn rằng bạn phải trên đường sai. Bạn đơn giản là tự nhiên. Là tự nhiên tức là không trên đường sai. Nếu bạn nghĩ theo cách đó và bạn trở nên kết án, thế thì bạn sẽ ở trên đường sai. Thế thì bạn sẽ kìm nén, và bất kì cái gì bạn kìm nén sẽ vẫn còn bị che giấu trong vô thức của bạn, trong tầng ngầm của bạn, và thế thì nhiều cái xấu nảy sinh ra từ kìm nén đó. Để tôi kể cho bạn một giai thoại.
Chuyện kể về một người rất giầu và nổi tiếng, Quận công Dewsberry: ông ấy đã chín mươi tuổi tới hôm đó, và ngồi trong khuôn cửa sổ lớn nhô ra từ căn hộ tầng đất của ông ấy tại Park Lane quan sát người đi dạo buổi sáng chủ nhật. Đột nhiên, ông ấy phát hiện ra một cô gái đẹp xinh xắn, trẻ trung ngồi trong xe lăn đi ngang qua công viên. "Nhanh lên James," ông ấy nói, "đem răng của tao lại đây, tao muốn huýt sáo." Chín mươi tuổi rồi! - nhưng điều này xảy ra. Câu hỏi này là từ Krishna Priya.
Nhớ lấy, nếu bạn không huýt sáo bây giờ, thế thì một ngày nào đó khi răng bạn cũng mất rồi, bạn sẽ thấy một thanh niên nào đó bước qua và, "Nhanh lên, đem răng của tôi tới!" Điều đó sẽ là xấu. Ngay bây giờ răng là được, bạn có thể huýt sáo. Mọi thứ nên được làm trong thời của nó. Bằng không, mọi sự trở thành xấu.
Một đứa trẻ chạy đuổi bắt bướm là được, nhưng một người bốn mươi tuổi chạy đuổi bướm sẽ có vẻ điên. Thanh niên nhất định có chút ít ngu xuẩn. Người ta mong đợi điều đó và cũng chấp nhận nữa. Không cái gì sai trong nó. Điều đó phải là cái gì đó cơ bản cho cuộc sống: là ngu xuẩn vào một số lúc, bởi vì trí huệ bắt nguồn từ kinh nghiệm về nhiều điều ngu xuẩn. Bạn không thể bất thần trở nên trí huệ được. Bạn sẽ phải di chuyển, và đi lạc lối, và làm nhiều điều ngu xuẩn. Và từ tất cả những hành động đó, ngu xuẩn hay cái khác, trí huệ nảy sinh.
Trí huệ giống như hương thơm, và kinh nghiệm về ngu xuẩn có tác dụng như phân bón. Chúng bốc mùi! - nhưng hoa đẹp tới từ chúng. Cho nên đừng né tránh phân bón của cuộc sống, bằng không bạn sẽ bỏ lỡ hoa của trí huệ. Và bạn có thể kìm nén ham muốn này từ phía này, nhưng nó sẽ bắt đầu nảy sinh từ phía khác. Bạn không thể lừa được cuộc sống.
"Mẹ ơi," bé quái thai nói, "thằng bé ở trường cứ nói con có cái đầu rất to."
"Con không có đầu to chút nào đâu," người mẹ nói. "Quên bọn con trai xấu tính và chạy xuống cửa hàng hộ mẹ đi. Mẹ muốn mua năm cân khoai tây, hai cân rưỡi củ cải và hai cái bắp cải." "Được, mẹ. Túi đi chợ đâu?" "Ồ, đừng bận tâm tới cái đó. Cứ dùng mũ của con là được rồi."
Cho nên từ cách này cách nọ... cứ nghĩ lần nữa đi. Năm cân khoai tây, hai cân rưỡi củ cải và hai cái bắp cải - và chỉ dùng mũ của bạn, chỉ dùng mũ lưỡi trai của bạn. Bạn có thể kìm nén từ phía này, nó trồi lên ở phía khác. Đừng bao giờ kìm nén cái gì. Nếu dục có đó, cho phép nó trước khi quá muộn. Cho phép nó, đi vào trong nó, chấp nhận nó. Nó là thứ được Thượng đế cho. Phải có lí do sâu sắc trong nó. Có đấy. Đừng bao giờ né tránh cái mà Thượng đế đã trao cho bạn, bằng không bạn sẽ né tránh trưởng thành. Và bây giờ, hỏi câu hỏi như thế trong thế kỉ này, thế kỉ hai mươi này, đơn giản là ngu xuẩn.
Bé sáu tuổi có chuyến đi đầu tiên tới vườn bách thú, và hỏi câu hỏi vụng về như thường. "Bố ơi, voi con tới từ đâu?" nó hỏi, thế rồi nói thêm, "và nếu bố cho con câu chuyện con cò cũ lần này, con sẽ thực sự biết bố dở hơi."
Voi mà được cò đem tới sao? - cho nên đứa bé sáu tuổi nói, "và nếu bố cho con câu chuyện con cò cũ lần này, con sẽ thực sự biết bố dở hơi."
Những ngày ngu xuẩn đó đã qua rồi khi mọi người còn nghĩ dưới dạng kết án, các triết lí phản cuộc sống. Sau Freud, con người đã đi tới chấp nhận dục một cách tự nhiên hơn. Một cuộc cách mạng lớn đã xảy ra trên thế giới.
Bây giờ nghĩ theo cách kết án đơn giản là không đương đại. Bây giờ, câu hỏi của Krishna Priya là được nếu cô ấy đã hỏi nó năm trăm năm trước, nhưng bây giờ sao? Nó là ngớ ngẩn. Và trong đạo tràng của tôi sao?
Xem tiếp Chương 9Quay về Mục lục Tập 10

0 Đánh giá

Ads Belove Post