Chương 9. Kaivalya

Chương 9. Kaivalya

Price:

Read more

Yoga: Alpha và Omega (Tập 10)
Bài giảng về Kinh Yoga của Patanjali
Chương 9. Kaivalya

25. Một khi người ta đã thấy phân biệt này, có việc dừng lại của ham muốn để cư ngụ trong atma, cái ta.
26. Thế thì tâm trí nghiêng về sáng suốt, và hướng tới giải thoát.
27. Trong chỗ vỡ ra của sáng suốt, pratyayas khác, các khái niệm nảy sinh qua lực của các ấn tượng trước đây. Các ấn tượng này phải bị loại bỏ theo cùng cách như các khổ sở khác.
28. Người có khả năng duy trì trạng thái thường xuyên vô ham muốn ngay cả hướng tới trạng thái chứng ngộ cao quí nhất, và có khả năng thực hiện loại sáng suốt cao nhất, đi vào trạng thái được biết là 'mây trút xuống đức hạnh'.
29. Thề rồi tự do khỏi các ưu phiền và nghiệp theo sau.
30. Cái mà có thể được biết qua tâm trí hầu như không so sánh được với tri thức vô hạn thu được trong chứng ngộ, khi các bức màn, những bóp méo, và những không thuần khiết bị loại bỏ.
31. Hoàn thành xong đối thể của chúng, quá trình thay đổi trong ba xu thế, là đi tới mục đích.
32. Kramaha, quá trình, là việc kế tiếp của những thay đổi xuất hiện từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, mà trở thành lĩnh hội được ở chỗ chung cuộc của biến đổi của ba xu thế.
33. Kaivalya là trạng thái của chứng ngộ đi theo sau việc hợp nhất lại của các xu thế, do việc trở thành của chúng không có đối thể của purusha.
34. Trong trạng thái này, purusha được thiết lập trong bản tính thực của người đó, điều chính là tâm thức thuần khiết.
Lời kinh thứ nhất:
Visesa-darsina atma-bhava-bhavanavinivrttih.
Một khi người ta đã thấy phân biệt này, có việc dừng lại của ham muốn để cư ngụ trong atma, cái ta.
Phật đã gọi trạng thái tối thượng của tâm thứ là anatta - vô ngã, không hiện hữu. Rất khó hiểu thấu nó. Phật đã nói rằng ham muốn cuối cùng phải bỏ là ham muốn hiện hữu. Có cả triệu ham muốn. Toàn thế giới không là gì ngoài các đối thể ham muốn, nhưng ham muốn cơ bản là hiện hữu. Ham muốn cơ bản là tiếp tục, tiếp tục tồn tại, còn lại. Chết là nỗi sợ lớn nhất, ham muốn cuối cùng cần bỏ là ham muốn hiện hữu.
Patanjali trong lời kinh này nói: khi nhận biết của bạn đã trở thành hoàn hảo, khi vivek, sáng suốt đã được đạt tới, khi bạn đã trở thành nhân chứng, nhân chứng thuần khiết của bất kì cái gì xảy ra, bên ngoài bạn, bên trong bạn... Bạn không còn là người làm nữa, bạn đơn giản quan sát, chim đang hót bên ngoài... bạn quan sát, máu tuần hoàn bên trong... bạn quan sát, ý nghĩ di chuyển bên trong... bạn quan sát - bạn chưa bao giờ bị đồng nhất ở bất kì đâu. Bạn không nói, "Tôi là thân thể", bạn không nói, "Tôi là tâm trí", bạn không nói gì. Bạn đơn giản cứ quan sát mà không bị đồng nhất với bất kì đối thể nào. Bạn vẫn còn là chủ thể thuần khiết, bạn đơn giản nhớ một điều: rằng bạn là người quan sát, nhân chứng - khi việc chứng kiến này được thiết lập, thế thì ham muốn sẽ biến mất.
Và khoảnh khắc ham muốn biến mất, chết cũng biến mất. Chết tồn tại bởi vì bạn muốn còn mãi. Chết tồn tại bởi vì bạn không muốn chết. Chết tồn tại bởi vì bạn đang vật lộn chống lại cái toàn thể. Khoảnh khắc bạn sẵn sàng chết, chết là vô nghĩa, nó không thể thành có thể bây giờ. Khi bạn sẵn sàng chết, làm sao bạn có thể chết được? Trong sẵn sàng chết, sẵn sàng biến mất đó, mọi khả năng của chết bị vượt qua. Đây là điều ngược đời của tôn giáo.
Jesus nói, "Nếu ông định bám lấy bản thân ông, ông sẽ đánh mất bản thân ông. Nếu ông muốn đạt tới bản thân ông, đừng níu bám." Những người cố hiện hữu đều bị phá huỷ. Không phải là ai đó có đó đang phá huỷ bạn đâu, chính nỗ lực của bạn để hiện hữu mới có tính phá huỷ bởi vì khoảnh khắc ý tưởng này nảy sinh: "Mình phải còn mãi," bạn đang đi ngược lại cái toàn thể. Cứ dường như là một con sóng đang cố chống lại đại dương. Bây giờ chính nỗ lực này sẽ tạo ra lo nghĩ và khổ, và một khoảnh khắc sẽ tới khi con sóng sẽ phải biến mất. Nhưng bây giờ, bởi vì sóng đang tranh đấu chống lại đại dương, việc biến mất sẽ có vẻ giống như chết. Nếu sóng sẵn sàng, và sóng nhận biết: "Mình không là gì ngoài đại dương, cho nên phỏng có ích gì mà còn mãi? Mình bao giờ cũng vậy và mình sẽ luôn luôn vậy, bởi vì đại dương bao giờ cũng vậy và sẽ luôn luôn vậy. Mình có thể không tồn tại như một con sóng - sóng chỉ là một dạng mà mình đã lấy cho một khoảnh khắc. Hình dạng sẽ biến mất, nhưng không phải nội dung của mình. Mình có thể không tồn tại như con sóng này, mình có thể tồn tại như con sóng khác, hay mình có thể không tồn tại như sóng như vậy. Mình có thể trở thành chính chiều sâu của đại dương nơi không sóng nào nảy sinh..."
Nhưng thực tại bên trong nhất sẽ còn lại bởi vì cái toàn thể đã xuyên thấu bạn. Bạn không là gì ngoài cái toàn thể, cách diễn đạt của cái toàn thể. Một khi nhận biết được thiết lập, Patanjali nói, "Khi người ta đã thấy sự phân biệt này, rằng 'Mình không là cái này không là cái nọ', khi người ta đã trở nên nhận biết và không bị đồng nhất với bất kì cái gì dù là bất kì cái gì, có việc dừng lại của ham muốn để cư ngụ trong atma, trong cái ta." Thế thì ham muốn cuối cùng biến mất, và cái cuối cùng là cái nền tảng. Do đó, Phật nói, "Ông có thể bỏ ham muốn tiền, của, quyền, danh - cái đó không là gì. Ông có thể dừng ham muốn thế giới - cái đó không là gì - bởi vì chúng là ham muốn phụ. Ham muốn cơ sở là hiện hữu." Cho nên những người từ bỏ thế giới bắt đầu ham muốn giải thoát, nhưng giải thoát cũng là giải thoát của họ. Họ sẽ vẫn còn trong moksha, trong trạng thái được giải thoát. Họ ham muốn rằng đau đớn phải không có đó. Họ ham muốn rằng khổ phải không có đó. Họ sẽ trong phúc lạc tuyệt đối, nhưng họ sẽ hiện hữu. Nhấn mạnh là ở chỗ họ phải có đó.
Đó là lí do tại sao Phật không thể bắt rễ được trong nước này, nước vẫn nghĩ bản thân nó là rất tôn giáo. Người tôn giáo nhất, người được sinh ra trên trái đất này đã không thể bắt rễ dược vào trong đất nước tôn giáo này. Điều gì đã xảy ra? Ông ấy đã nói, ông ấy đã nhấn mạnh, bỏ ham muốn cơ sở về hiện hữu: ông ấy nói, "Là vô hiện hữu." Ông ấy nói, "Không hiện hữu." Ông ấy nói, "Đừng hỏi về giải thoát bởi vì tự do không phải là vì ông. Tự do sẽ là tự do khỏi ông, không phải là vì ông, mà khỏi ông."
Giải thoát là giải thoát khỏi bản thân bạn. Thấy sự phân biệt này: nó không vì bạn, giải thoát không vì bạn. Không phải là được giải thoát bạn sẽ tồn tại đâu. Được giải thoát, bạn sẽ biến mất. Phật nói, "Chỉ tù túng tồn tại." Để tôi cố gắng giải thích điều đó cho bạn.
Bạn đã bao giờ bắt gặp mạnh khoẻ chưa? Bạn đã từng mạnh khoẻ nhiều lần, nhưng bạn có thể nói mạnh khoẻ là gì không? Chỉ bệnh tật tồn tại. Mạnh khoẻ là không tồn tại, bạn không thể chỉ ra nó được. Nếu bạn bị đau đầu bạn biết nó có đó, nhưng bạn có bao giờ biết việc thiếu đau đầu không? Thực ra, nếu không có đau đầu thì cái đầu cũng biến mất. Bạn không cảm thấy nó chút nào nữa. Nếu bạn liên tục cảm thấy cái đầu của bạn, điều đó đơn giản chỉ ra rằng phải có căng thẳng nào đó bên trong, căng thẳng nào đó, sự dồn nén. Một loại đau đầu phải có đó liên tục. Nếu toàn thân bạn mạnh khoẻ, thân thể biến mất. Bạn quên mất rằng thân thể hiện hữu. Trong Thiền, khi thiền nhân ngồi trong nhiều năm, chỉ ngồi và không làm gì, một khoảnh khắc nào đó tới khi họ quên mất rằng họ có thân thể. Đó là tỏ ngộ đầu tiên của họ. Không phải là thân thể không có đó, thân thể có đó nhưng không có căng thẳng, cho nên làm sao cảm thấy nó được? Nếu tôi nói cái gì đó bạn có thể nghe thấy tôi, nhưng nếu tôi im lặng làm sao bạn có thể nghe được tôi? Im lặng có đó - nó có nhiều để trao đổi với bạn - nhưng im lặng không thể được nghe thấy. Thỉnh thoảng khi bạn nói, "Vâng, tôi có thể nghe thấy im lặng," thế thì bạn đang nghe tiếng ồn nào đó. Có thể nó là tiếng ồn của đêm tối, nhưng nó vẫn là tiếng ồn. Nếu nó là im lặng tuyệt đối, bạn sẽ không có khả năng nghe thấy nó. Khi thân thể bạn mạnh khoẻ hoàn hảo, bạn không cảm thấy nó. Nếu căng thẳng nào đó nảy sinh trong thân thể, bệnh tật nào đó, ốm đau nào đó, thế thì bạn bắt đầu nghe thấy. Nếu mọi thứ là trong hài hoà và không có đau và không có khổ, đột nhiên bạn trống rỗng. Cái không tràn ngập bạn.
Kaivalya là mạnh khoẻ tối thượng, tính toàn thể, mọi vết thương đều được chữa lành. Khi mọi vết thương đều lành, làm sao bạn có thể tồn tại được? Cái ta không là gì ngoài những căng thẳng được tích luỹ. Cái ta không là gì ngoài đủ mọi loại bệnh tật, ốm yếu. Cái ta không là gì ngoài những ham muốn không được thoả mãn, những hi vọng bị thất vọng, những mong đợi, mơ ước - tất cả đều tan vỡ, rạn gãy. Nó không là gì ngoài bệnh tật được tích luỹ, điều bạn gọi là 'cái ta'. Hay, nhìn nó từ phía bên kia: trong những khoảnh khắc của hài hoà bạn quên mất rằng bạn hiện hữu. Về sau, bạn có thể nhớ nó đẹp làm sao, nó dị thường làm sao, nó kì lạ làm sao. Nhưng trong những khoảnh khắc của tính kì lạ thực, bạn không có đó. Cái gì đó lớn hơn bạn đã áp đảo bạn, cái gì đó cao hơn bạn đã sở hữu bạn, cái gì đó sâu hơn bạn đã trồi lên. Bạn đã biến mất. Trong những khoảnh khắc sâu của yêu, người yêu biến mất. Trong những khoảnh khắc sâu của im lặng, thiền nhân biến mất. Trong những khoảnh khắc sâu của hát, múa, mở hội, người mở hội biến mất. Và điều này sẽ là việc mở hội cuối cùng, điều tối thượng, đỉnh cao nhất - kaivalya.
Patanjali nói, "Ngay cả ham muốn cũng biến mất. Ngay cả ham muốn để còn lại cũng biến mất." Người ta được hoàn thành thế, được hoàn thành vô cùng tới mức người ta không bao giờ nghĩ dưới dạng hiện hữu. Để làm gì? - bạn muốn ở đó ngày mai nữa bởi vì hôm nay không được hoàn thành. Ngày mai được cần tới, bằng không bạn sẽ chết mà không được hoàn thành. Hôm qua đã là thất vọng sâu sắc, hôm nay lại là thất vọng, ngày mai được cần. Tâm trí thất vọng tạo ra tương lai. Tâm trí thất vọng bám lấy tương lai. Tâm trí thất vọng muốn hiện hữu bởi vì bây giờ, nếu cái chết tới, không hoa nào đã nở hoa. Không cái gì đã xảy ra, chỉ có chờ đợi vô kết quả: "Bây giờ, làm sao mình có thể chết? Mình thậm chí chưa sống." Cuộc sống chưa được sống đó tạo ra ham muốn hiện hữu.
Mọi người sợ chết nhiều thế: đây là những người đã không sống. Đây là những người mà, theo nghĩa nào đó, là đã chết. Người đã sống và đã sống một cách toàn bộ không nghĩ về chết. Nếu nó tới, tốt, người đó sẽ đón chào. Người đó sẽ sống điều đó nữa, người đó sẽ mở hội điều đó nữa. Sống đã là điều sung sướng thế, là phúc lành, người ta thậm chí sẵn sàng chấp nhận chết. Sống đã là kinh nghiệm vô cùng thế, người ta sẵn sàng kinh nghiệm chết nữa. Người ta không sợ bởi vì ngày mai không được cần tới, hôm nay đã là việc hoàn thành thế. Người ta đã đi tới kết quả, được nở hoa, bừng nở. Bây giờ ham muốn về ngày mai biến mất. Ham muốn về ngày mai bao giờ cũng bắt nguồn từ sợ, và sợ có đó bởi vì yêu đã không xảy ra. Ham muốn để bao giờ cũng còn lại đơn giản chỉ ra rằng sâu bên dưới bạn đang cảm thấy bản thân bạn hoàn toàn vô nghĩa. Bạn đang chờ đợi nghĩa nào đó. Một khi nghĩa đã xảy ra, bạn sẵn sàng chết - một cách im lặng, một cách đẹp đẽ, một cách duyên dáng.
"Kaivalya," Patanjali nói, "xảy ra chỉ khi ham muốn cuối cùng để hiện hữu đã biến mất." Toàn thể vấn đề là hiện hữu hay không hiện hữu. Toàn thể cuộc sống chúng ta cố gắng để là cái này và cái nọ, và điều tối thượng có thể xảy ra chỉ khi bạn không hiện hữu.
Một khi người ta đã thấy phân biệt này, có việc dừng lại của ham muốn để cư ngụ trong atma, cái ta.
Cái ta không là gì ngoài dạng được làm thuần khiết nhất của bản ngã. Nó là tàn dư cuối cùng của dồn nén, căng thẳng. Bạn vẫn không mở hoàn toàn, cái gì đó vẫn còn đóng. Khi bạn hoàn toàn mở, như người quan sát trên núi, như nhân chứng, thậm chí ham muốn chết cũng biến mất. Với việc biến mất của ham muốn này, cái gì đó tuyệt đối mới xảy ra trong cuộc sống. Một luật mới bắt đầu vận hành.
Bạn đã nghe nói về luật hấp dẫn, bạn chưa nghe nói về luật gia trì. Luật hấp dẫn là ở chỗ mọi thứ rơi xuống. Luật gia trì là ở chỗ mọi thứ bắt đầu rơi lên. Và luật đó phải có đó bởi vì trong cuộc sống mọi thứ đều được cân bằng bởi cái đối lập. Khoa học đã đi tới khám phá ra luật hấp dẫn: Newton ngồi trên chiếc ghế dài trong vườn nhìn thấy một quả táo rụng - chuyện đó có xảy ra hay không, đấy không phải là vấn đề - nhưng thấy rằng quả táo rơi xuống, một ý nghĩ nảy sinh trong ông ấy: "Tại sao mọi thứ bao giờ cũng rơi xuống? Sao không khác đi? Sao quả chín không rơi lên và biến mất vào trong bầu trời? Sao không hướng tới bên đó? Sao bao giờ cũng đi xuống?" Ông ấy bắt đầu nghiền ngẫm và suy tư, và thế rồi ông ấy khám phá ra một luật. Ông ấy đi tới, vớ phải một luật rất nền tảng: rằng trái đất đang hấp dẫn mọi thứ về bản thân nó. Nó có trường hấp dẫn. Như từ lực, nó kéo mọi thứ xuống.
Patanjali, Phật, Krishna, Christ - họ cũng trở nên nhận biết về một luật nền tảng khác, cao hơn hấp dẫn. Họ trở nên nhận biết rằng sẽ tới một khoảnh khắc trong cuộc sống bên trong của tâm thức khi tâm thức bắt đầu dâng lên cao - đích xác giống như hấp dẫn. Nếu quả táo treo trên cây, nó không rơi. Cây giúp cho nó không rơi xuống. Khi quả rời khỏi cây, thế thì nó rơi xuống.
Đích xác cùng điều này: nếu bạn đang bám lấy thân thể bạn, bạn sẽ không rơi lên, nếu bạn bám lấy tâm trí bạn, bạn sẽ không rơi lên. Nếu bạn bám lấy ý tưởng về cái ta, bạn sẽ vẫn còn dưới tác dụng của hấp dẫn - bởi vì thân thể nằm dưới tác dụng của hấp dẫn, và tâm trí cũng vậy. Tâm trí là thân thể tinh, thân thể là tâm trí thô. Chúng cả hai đều ở dưới tác động của hấp dẫn. Và bởi vì bạn đang bám vào chúng, bạn thì không ở dưới tác động của hấp dẫn, nhưng bạn đang bám vào cái gì đó mà dưới tác dụng của hấp dẫn. Dường như là bạn đang mang một tảng đá lớn và cố bơi trong sông, tảng đá sẽ kéo bạn xuống. Nó sẽ không cho phép bạn bơi. Nếu bạn bỏ tảng đá ra, bạn sẽ có khả năng bơi dễ dàng.
Chúng ta đang bám vào cái gì đó mà vận hành dưới luật hấp dẫn: thân thể, tâm trí. "Một khi," Patanjali nói, "ông đã trở nên nhận biết rằng ông không là thân thể không là tâm trí, đột nhiên ông bắt đầu vươn lên." Trung tâm nào đó ở đâu đó cao trên trời kéo bạn lên. Luật đó có tên là 'gia trì'. Thế thì Thượng đế kéo bạn lên. Và kiểu luật đó phải có đó, bằng không luật hấp dẫn không thể tồn tại được. Trong tự nhiên, nếu điện dương tồn tại, thế thì điện âm phải tồn tại. Đàn ông tồn tại, thế thì đàn bà phải tồn tại. Lí trí tồn tại, thế thì trực giác phải tồn tại. Đêm tồn tại, thế thì ngày phải tồn tại. Sống tồn tại, thế thì chết phải tồn tại. Mọi thứ đều cần cái đối lập để cân bằng nó. Bây giờ khoa học đã trở nên nhận biết về một luật: hấp dẫn. Khoa học vẫn cần một Patanjali để cho nó một chiều khác, chiều của việc rơi lên. Thế thì cuộc sống trở thành đầy đủ.
Bạn là chỗ gặp gỡ của hấp dẫn và gia trì. Trong bạn, gia trì và hấp dẫn bắt chéo nhau. Bạn có cái gì đó của đất và cái gì đó của trời bên trong bạn. Bạn là đường chân trời nơi đất và trời gặp gỡ. Nếu bạn nắm giữ đất quá nhiều, thế thì bạn sẽ quên hoàn toàn rằng bạn thuộc về trời, về không gian vô hạn, cõi bên kia. Một khi bạn không còn bị gắn bó với phần đất của bạn, đột nhiên bạn bắt đầu dâng lên cao.
Một khi người ta đã thấy phân biệt này, có việc dừng lại của ham muốn để cư ngụ trong atma, cái ta.
Tadahi vivek-nimnam kaivalya-pragbharam cittam.
Thế thì tâm trí nghiêng về sáng suốt, và hướng tới giải thoát.
Một luật hấp dẫn mới bắt đầu vận hành. Giải thoát không là gì ngoài việc đi vào luồng của gia trì. Bạn không thể giải thoát bản thân bạn được, bạn chỉ có thể vứt bỏ các rào chắn, giải thoát xảy ra cho bạn. Bạn có thấy thanh nan châm không? - các mạt sắt nhỏ bị hút tới nó. Bạn có thể thấy những mạt sắt nhỏ đổ xô về nan châm, nhưng đừng bị lừa bởi mắt bạn. Thực ra, chúng không xô lại đâu, thanh nan châm đang kéo chúng lại. Trên bề mặt dường như là những mạt sắt đó đang đi, di chuyển tới thanh nan châm. Đó chỉ là trên bề mặt. Sâu bên dưới, cái gì đó đối lập đang xảy ra: chúng không di chuyển tới thanh nan châm, thanh nan châm đang kéo chúng tới bản thân nó. Thực ra, chính thanh nan châm đã đạt tới chúng. Với từ trường nó đã tiếp cận tới chúng, chạm tới chúng, kéo chúng. Nếu những mạt sắt đó được tự do, không bị gắn với cái gì - không bị gắn với tảng đá - thế thì thanh nan châm có thể kéo được chúng. Nếu chúng bị gắn với tảng đá, thanh nan châm sẽ cứ kéo nhưng chúng sẽ không bị kéo bởi vì chúng bị gắn.
Đích xác cùng điều đó xảy ra: một khi bạn sáng suốt rằng bạn không là thân thể, bạn không còn bị gắn với bất kì tảng đá nào, bạn không còn trong tù túng với đất. Ngay lập tức, nan châm của Thượng đế bắt đầu vận hành. Không phải là bạn đạt tới Thượng đế đâu. Thực ra, Thượng đế đã đạt tới bạn. Bạn ở dưới từ trường của Ngài, nhưng đang bám lấy cái gì đó. Bỏ việc bám đó và bạn ở trong dòng chảy. Phật thường dùng một từ srotapanna: rơi vào dòng chảy. Ông ấy hay nói, "Một khi ông rơi vào trong dòng chảy, thế thì dòng chảy đem ông tới đại dương. Thế thì ông không cần làm gì cả." Điều duy nhất là nhảy vào dòng chảy. Bạn đang ngồi trên bờ. Đi vào dòng chảy và thế thì dòng chảy sẽ làm phần việc còn lại. Dường như là bạn đang đứng trên một toà nhà cao, trên mái của toà nhà cao, một trăm mét hay một trăm năm mươi mét trên đất. Bạn cứ đứng, lực hấp dẫn đã đạt tới bạn, nhưng nó sẽ không làm việc chừng nào bạn chưa nhảy. Một khi bạn nhảy rồi, thế thì bạn không cần làm gì. Chỉ một bước ra khỏi mái... đủ rồi, công việc của bạn được kết thúc. Bây giờ hấp dẫn sẽ làm mọi việc. Bạn không cần hỏi, "Bây giờ tôi được giả định làm gì?" Bạn đã lấy bước đầu tiên. Bước đầu tiên là bước cuối cùng. Krishnamurti đã viết cuốn sách, Tự do đầu tiên và cuối cùng. Nghĩa là: bước đầu tiên là bước cuối cùng vì một khi bạn ở trong dòng chảy, mọi thứ khác được làm bởi dòng chảy. Bạn không được cần tới. Chỉ với bước thứ nhất là dũng cảm của bạn được cần.
Thế thì tâm trí nghiêng về sáng suốt, và hướng tới giải thoát.
Bạn bắt đầu chầm chậm di chuyển lên. Sinh lực của bạn bắt đầu vươn lên cao - bột phát. Và điều đó là không thể tin được khi nó xảy ra bởi vì nó ngược lại với mọi luật mà bạn đã biết cho tới giờ. Nó là việc thăng lên, không phải là hấp dẫn. Cái gì đó trong bạn đơn giản bắt đầu đi lên, và không có rào chắn cho nó. Không cái gì cản đường nó. Chỉ thảnh thơi chút ít, không níu bám chút ít - bước đầu tiên - và thế rồi một cách tự động, một cách tự phát, tâm thức bạn trở nên ngày một sáng suốt hơn, ngày một nhận biết hơn.
Để tôi kể cho bạn về một điều khác. Bạn đã nghe thấy từ, cụm từ: 'vicious circle - vòng luẩn quẩn'. Chúng ta làm ra cụm từ khác: 'virtuous circle - vòng đức hạnh'. Trong vòng luẩn quẩn, điều xấu này dẫn tới điều xấu khác. Chẳng hạn, nếu bạn nổi giận thế thì giận này dẫn bạn tới nhiều giận hơn, và tất nhiên, nhiều giận hơn sẽ dẫn bạn tới lại còn nhiều giận hơn nữa. Bây giờ bạn ở trong cái vòng luẩn quẩn. Từng cơn giận sẽ làm ra thói quen giận mạnh hơn, và sẽ tạo ra nhiều giận hơn, nhiều giận hơn sẽ làm cho thói quen này mạnh hơn nữa, và cứ thế tiếp diễn. Bạn đi trong cái vòng luẩn quẩn mà cứ trở nên ngày một mạnh hơn và mạnh hơn.
Chúng ta thử một từ mới: vòng đức hạnh. Nếu bạn trở nên nhận biết, điều Patanjali gọi là vivek, nhận biết, nếu bạn trở nên nhận biết: vairagya. Sáng suốt tạo ra từ bỏ. Nếu bạn trở nên nhận biết, đột nhiên bạn thấy rằng bạn không còn là thân thể. Không phải là bạn từ bỏ thân thể đâu, trong chính nhận biết của bạn, thân thể bị từ bỏ. Nếu bạn trở nên nhận biết, bạn trở nên nhận biết rằng những ý nghĩ này không phải là bạn. Trong chính nhận biết đó những ý nghĩ này bị từ bỏ. Bạn đã bắt đầu bỏ chúng. Bạn không cho chúng thêm năng lượng nào, bạn không hợp tác với chúng. Hợp tác của bạn đã dừng lại, và chúng không thể sống được mà không có năng lượng của bạn. Chúng sống trên năng lượng của bạn, chúng khai thác bạn. Chúng không có năng lượng riêng của chúng. Từng ý nghĩ đi vào bạn đều cùng hưởng năng lượng của bạn. Và bởi vì bạn là kaivalya, sẵn lòng cho đi năng lượng của bạn, nó sống ở đó, nó làm thành chỗ cư ngụ của nó ở đó. Tất nhiên, thế thì con nó tới, và bạn bè, và họ hàng, và điều này cứ tiếp diễn. Một khi bạn có chút ít nhận biết, vivek đem tới vairagya, nhận biết đem tới từ bỏ. Và từ bỏ làm cho bạn có khả năng trở nên nhận biết hơn. Và tất nhiên, nhiều nhận biết đem tới nhiều vairagya hơn, nhiều từ bỏ hơn, vân vân và vân vân.
Đây là điều tôi gọi là vòng đức hạnh: đức hạnh này dẫn tới đức hạnh khác, và từng đức hạnh lại trở thành mảnh đất cho nhiều đức hạnh nữa nảy sinh.
"Điều này tiếp diễn," Patanjali nói, "tới khoảnh khắc cuối cùng" - điều ông ấy gọi là, dharma megha samadhi. Chúng ta sẽ đi tới nó sau đây. Ông ấy gọi nó là 'mây đức hạnh trút xuống ông'. Vòng đức hạnh này, vivek dẫn tới vairagya, vairagya dẫn tới nhiều vivek hơn, vivek lại tạo ra nhiều khả năng cho vairagya, vân vân và vân vân - đi tới đỉnh tối thượng khi mây đức hạnh trút xuống bạn: dharma megha samadhi.
Trong chỗ vỡ ra của sáng suốt, pratyayas khác, các khái niệm nảy sinh qua lực của các ấn tượng trước đây.
Dầu vậy, nhiều khoảng hở sẽ có đó. Cho nên đừng bị chán nản. Cho dù bạn đã trở nên rất nhận biết và trong những khoảnh khắc bất thần bạn cảm thấy sức kéo, kéo lên của gia trì, và trong những khoảnh khắc nào đó bạn ở trong dòng chảy, nổi hoàn toàn đẹp, không nỗ lực nào, vô nỗ lực, và mọi thứ đang chạy êm ả, dầu vậy vẫn có những lỗ hổng. Đột nhiên bạn sẽ thấy bản thân bạn lại đứng trên bờ chỉ bởi vì thói quen cũ. Trong nhiều kiếp thế bạn đã sống trên bờ. Chỉ bởi vì thói quen cũ, lặp đi lặp lại quá khứ sẽ khuất phục bạn. Đừng bị ngã lòng bởi điều đó. Khoảnh khắc bạn thấy rằng bạn lại ở trên bờ, lại xuống đi vào dòng chảy đi. Đừng buồn vì điều đó, bởi vì nếu bạn trở nên buồn bạn sẽ lại ở trong vòng luẩn quẩn. Đừng buồn về nó. Nhiều lần người tìm kiếm tới chính những ngã tư rất gần, và nhiều lần người đó lạc đường. Không cần lo nghĩ, lại đem nhận biết vào. Điều này sẽ xảy ra nhiều lần, nó là tự nhiên. Trong nhiều triệu kiếp sống chúng ta đã sống trong vô nhận biết - điều là tự nhiên là nhiều lần thói quen cũ sẽ bắt đầu vận hành. Để tôi kể cho bạn vài giai thoại.
Ông chủ đầy tự tin khi tiến tới bàn tiếp tân ở một khách sạn lớn với cô thư kí và kí vào tờ đăng kí là ông và bà. "Giường đôi hay hai giường ạ?" cô tiếp tân hỏi. Ông ta quay sang cô thư kí và hỏi một cách bình thường, "Giường đôi được chứ, em?" "Dạ, vâng thưa sếp," cô ấy trả lời.
"Dạ, vâng thưa sếp," vợ nói với chồng đấy! - nhưng chỉ là thói quen cũ của việc là thư kí, liên tục nói, "Dạ, vâng thưa sếp, vâng thưa sếp." Thói quen trở nên rất ăn sâu, và chúng bắt giữ bạn theo cách mà chừng nào bạn không rất, rất có tính quan sát, bạn thậm chí sẽ không nghi ngờ.
Chuyện xảy ra: một cô giáo trường phổ thông phẫn nộ gọi điện cho đồn cảnh sát địa phương để phàn nàn rằng một đám đông những kẻ du côn trẻ đã viết phấn các từ tục tĩu lên khắp cửa trước nhà cô. "Mà điều còn ác hơn nữa," cô kết luận, "chúng thậm chí đã không viết các từ đó cho đúng chính tả!"
Cô giáo trường phổ thông chỉ là cô giáo trường phổ thông. Cô ấy phàn nàn chống lại các từ tục tĩu, nhưng phàn nàn cơ bản là ở chỗ chúng đã không viết các từ đó cho đúng chính tả. Liên tục sửa việc viết chính tả của trẻ em mà...
Trong chỗ vỡ ra của sáng suốt, pratyayas khác, các khái niệm, nảy sinh qua lực của các ấn tượng trước đây.
Nhiều lần bạn sẽ bị kéo lại, lặp đi lặp lại mãi. Cuộc vậy lộn này là gian nan, nhưng không phải là không thể được. Nó là khó, nó là rất gian truân, nhưng đừng trở nên buồn và đừng trở nên chán nản. Bất kì khi nào bạn nhớ lại, đừng lo nghĩ về điều đã xảy ra. Để cho nhận biết của bạn lại được thiết lập, có vậy thôi. Liên tục thiết lập nhận biết của bạn lặp đi lặp lại mãi sẽ tạp ra một tác động mới bên trong bản thể bạn, một dấu ấn mới về đức hạnh. Một ngày nào đó, nó trở thành tự nhiên như các thói quen khác.
Người có khả năng duy trì trạng thái thường xuyên vô ham muốn ngay cả hướng tới trạng thái chứng ngộ cao quí nhất, và có khả năng thực hiện loại sáng suốt cao nhất, đi vào trạng thái được biết là 'mây trút xuống đức hạnh'.
"Người có khả năng duy trì trạng thái thường xuyên vô ham muốn ngay cả hướng tới trạng thái chứng ngộ cao quí nhất..." Patanjali gọi nó là paravairagya: từ bỏ tối thượng. Bạn đã từ bỏ thế giới: bạn đã từ bỏ tham, bạn đã từ bỏ tiền, bạn đã từ bỏ quyền, bạn đã từ bỏ mọi thứ của bên ngoài. Bạn thậm chí đã từ bỏ thân thể bạn, bạn thậm chí đã từ bỏ tâm trí bạn, nhưng từ bỏ cuối cùng là từ bỏ kaivalya, từ bỏ bản thân kaivalya, từ bỏ bản thân moksha, từ bỏ bản thân niết bàn. Bây giờ bạn từ bỏ ngay cả ý tưởng về giải thoát, bởi vì điều đó nữa lại là một ham muốn. Và ham muốn, dù đối thể của nó là bất kì cái gì, đều là như nhau. Bạn ham muốn tiền, tôi ham muốn moksha. Tất nhiên, đối thể của tôi là tốt hơn đối thể cả bạn, nhưng dầu vậy ham muốn của tôi là hệt như ham muốn của bạn. Ham muốn nói, "Tôi không hài lòng như tôi đang vậy. Nhiều tiền hơn được cần, thế thì tôi sẽ được hài lòng. Nhiều giải thoát hơn được cần tới, thế thì tôi sẽ được hài lòng." Phẩm chất của ham muốn là như nhau, vấn đề của ham muốn là như nhau. Vấn đề là ở chỗ tương lai được cần tới: "Như tôi đang vậy, nó là không đủ, cái gì đó thêm nữa được cần tới. Bất kì cái gì đã xảy ra cho tôi đều là không đủ. Cái gì đó vẫn phải xảy ra cho tôi, chỉ thế thì tôi mới có thể hạnh phúc." Đây là bản chất của ham muốn: bạn cần nhiều tiền hơn, ai đó cần ngôi nhà lớn hơn, ai đó nghĩ nhiều hơn về quyền lực, chính trị, ai đó nghĩ về vợ tốt hơn hay chồng tốt hơn, ai đó nghĩ về nhiều giáo dục hơn, nhiều tri thức hơn, ai đó nghĩ về nhiều quyền năng huyền bí hơn, nhưng điều đó không tạo ra khác biệt. Ham muốn là ham muốn, và vô ham muốn là được cần.
Bây giờ điều ngược đời: Nếu bạn tuyệt đối vô ham muốn - và trong vô ham muốn tuyệt đối, bao hàm cả ham muốn về moksha - một khoảnh khắc tới khi bạn không ham muốn ngay cả moksha, bạn không ham muốn ngay cả Thượng đế. Bạn đơn giản không ham muốn, bạn hiện hữu, và không có ham muốn. Đây là trạng thái vô ham muốn. Moksha xảy ra trong trạng thái này. Moksha không thể được ham muốn, bởi chính bản chất của nó, bởi vì nó tới chỉ trong vô ham muốn. Giải thoát không thể có được với ham muốn. Nó không thể trở thành động cơ vì nó xảy ra chỉ khi mọi động cơ đã biến mất. Bạn không thể làm Thượng đế thành đối thể của ham muốn của bạn được bởi vì tâm trí ham muốn vẫn còn lại một cách tệ hại. Tâm trí ham muốn vẫn còn lại một cách không linh thiêng, tâm trí ham muốn vẫn còn lại một cách trần tục. Khi không có ham muốn, thậm chí không có ham muốn về Thượng đế, đột nhiên Ngài bao giờ cũng đã có đó rồi. Mắt bạn mở ra và bạn nhận ra Ngài.
Ham muốn vận hành như rào chắn. Và ham muốn cuối cùng, ham muốn tinh vi nhất, là ham muốn được giải thoát. Ham muốn cuối cùng, tinh vi là ham muốn được vô ham muốn.
Người có khả năng duy trì trạng thái thường xuyên vô ham muốn ngay cả hướng tới trạng thái chứng ngộ cao quí nhất, và có khả năng thực hiện loại sáng suốt cao nhất…'.
Tất nhiên, điều tối thượng trong sáng suốt sẽ được cần. Bạn sẽ phải nhận biết - nhiều tới mức ham muốn rất, rất sâu sắc này của việc trở nên tự do với mọi khổ, của việc trở nên tự do với mọi tù túng, ngay cả ham muốn này cũng không nảy sinh. Nhận biết của bạn là hoàn hảo tới mức thậm chí không một góc nhỏ nào bị bỏ lại trong bóng tối bên trong bản thể bạn. Bạn đầy ánh sáng, được chiếu sáng bằng nhận biết. Đó là lí do tại sao khi Phật được hỏi đi hỏi lại, "Điều gì xảy ra cho người trở nên được chứng ngộ?" ông ấy vẫn còn im lặng. Ông ấy không bao giờ trả lời. Lặp đi lặp lại ông ấy được hỏi, "Sao thầy không trả lời?" Ông ấy nói, "Nếu ta trả lời, ông sẽ tạo ra ham muốn về nó, và điều đó sẽ trở thành rào chắn. Để ta giữ yên tĩnh. Để ta vẫn còn im lặng cho nên ta không cho ông đối thể mới để ham muốn. Nếu ta nói, 'Nó là sat-chit-ananda: nó là chân lí, nó là tâm thức, nó là phúc lạc,' ngay lập tức một ham muốn sẽ nảy sinh trong ông. Nếu ta nói về trạng thái cực lạc đó của việc ở trong Thượng đế, ngay lập tức tham của ông nắm lấy nó. Đột nhiên, một ham muốn bắt đầu nảy sinh trong ông. Tâm trí ông bắt đầu nói, 'Vâng, mình phải tìm nó, mình phải tìm ra nó. Điều này phải được tìm kiếm. Dù với bất kì giá nào, nhưng mình phải trở nên phúc lạc.'" Phật nói, "Ta không nói cái gì về điều đó cả, bởi vì bất kì cái gì ta nói, tâm trí ông sẽ nhảy lên nó và làm ra ham muốn về nó, và điều đó sẽ trở thành nguyên nhân, và ông sẽ không bao giờ có thể đạt tới nó."
Phật nhấn mạnh rằng không có moksha. Ông ấy nhấn mạnh rằng khi một người trở nên nhận biết, người đó đơn giản biến mất. Người đó biến mất như khi bạn thổi tắt đèn và ánh sáng biến mất. Từ 'niết bàn' đơn giản nghĩa là thổi tắt ngọn đèn. Thế thì bạn không hỏi ngọn lửa đã đi đâu, cái gì đã xảy ra cho ngọn lửa, nó đơn giản biến mất - bị triệt tiêu. Phật nhấn mạnh rằng chẳng cái gì còn lại, khi bạn đã trở nên chứng ngộ mọi thứ biến mất, như ngọn lửa của chiếc đèn bị tắt. Tại sao? - có vẻ rất tiêu cực - nhưng ông ấy không muốn cho bạn một đối thể của ham muốn. Thế rồi mọi người bắt đầu hỏi, "Thế thì sao chúng tôi phải cố gắng vì trạng thái như vậy? Tốt hơn cả là cứ ở trong thế giới. Ít nhất chúng tôi còn có, dù khổ sở - nhưng ít nhất chúng tôi còn có, trong phiền não - nhưng chúng tôi có. Và trạng thái của thầy về cái không chẳng hấp dẫn gì chúng tôi."
Ở Ấn Độ, Phật giáo đã biến mất, ở Trung Quốc, ở Miến Điện, ở Ceylon, ở Nhật Bản, nó tái xuất hiện, nhưng nó không bao giờ xuất hiện trong sự thuần khiết của nó lần nữa bởi vì các Phật tử đã học được một bài học: rằng con đường sống là qua ham muốn. Nếu họ khăng khăng rằng chẳng có gì bên ngoài chứng ngộ và mọi thứ đều biến mất, thế thì mọi người sẽ không theo họ. Thế thì mọi thứ sẽ vẫn còn như nó vậy, chỉ tôn giáo của họ sẽ biến mất. Cho nên họ đã học được một thủ đoạn, và ở Nhật Bản, ở Trung Quốc, ở Ceylon, ở Miến Điện, họ bắt đầu nói về những trạng thái đẹp sau chứng ngộ. Họ đã phản bội Phật. Sự thuần khiết bị mất, thế thì tôn giáo lan toả. Phật giáo trở thành một trong những tôn giáo lớn của thế giới. Họ đã học được chính trị của tâm trí con người. Họ đã đáp ứng ham muốn của bạn. Họ nói, "Vâng... Mảnh đất của cái đẹp vô cùng, đất phật, đất cõi trời nơi phúc lạc vĩnh hằng ngự trị." Họ bắt đầu nói theo thuật ngữ tích cực. Lần nữa cái tham của mọi người bị bắt lửa, ham muốn nảy sinh. Mọi người bắt đầu theo Phật giáo, nhưng Phật giáo đã mất đi cái đẹp của nó. Cái đẹp của nó là trong nhấn mạnh của nó rằng nó sẽ không cho bạn bất kì đối thể nào cho ham muốn.
Patanjali đã viết điều tốt nhất mà có thể viết ra về chân lí tối thượng, nhưng không tôn giáo nào đã nảy sinh quanh ông ấy, không nhà thờ được thiết lập nào tồn tại quanh ông ấy. Một người thầy lớn thế, một thầy vĩ đại thế vẫn còn thực sự không có người đi theo. Không một ngôi đền nào được dành cho ông ấy. Điều gì đã xảy ra? Kinh Yoga của ông ấy được đọc, được bình chú, nhưng không cái gì giống như Ki tô giáo, Phật giáo, Jaina giáo, Hindu giáo, Mô ha mét giáo, tồn tại cùng Patanjali. Tại sao? - bởi vì ông ấy sẽ không cho bạn bất kì hi vọng nào. Ông ấy sẽ không cho bất kì sự giúp đỡ nào cho ham muốn của bạn.
Người có khả năng duy trì trạng thái thường xuyên vô ham muốn ngay cả hướng tới trạng thái chứng ngộ cao quí nhất, và có khả năng thực hiện loại sáng suốt cao nhất, đi vào trạng thái được biết là 'mây trút xuống đức hạnh'.
Dharma megha samadhi: từ này phải được hiểu. Nó rất phức tạp. Và nhiều bình chú thế đã được viết ra về Patanjali, nhưng dường như họ cứ bỏ lỡ vấn đề. Dharma megha samadhi nghĩa là: một khoảnh khắc tới khi mọi ham muốn đã biến mất. Khi ngay cả cái ta cũng không còn được ham muốn, khi chết không bị sợ, đức hạnh trút xuống bạn - dường như một đám mây tụ lại quanh đầu bạn, và trút xuống đức hạnh đẹp, phúc lành, ân huệ lớn... Nhưng tại sao Patanjali gọi nó là 'mây'? - người ta phải thậm chí đi ra ngoài điều đó, nó vẫn là mây. Trước đây, mắt bạn đầy thói xấu, bây giờ mắt bạn đầy đức hạnh, nhưng bạn vẫn mù. Trước đây, không có gì ngoài khổ trút lên bạn, chỉ địa ngục trút lên bạn, bây giờ, bạn đã đi vào cõi trời và mọi thứ đều đẹp hoàn hảo, không có gì để phàn nàn, nhưng dầu vậy nó vẫn là mây. Có thể nó là mây trắng, không phải mây đen, nhưng dầu vậy nó vẫn là mây - và người ta phải đi ra ngoài nó nữa. Đó là lí do tại sao ông ấy gọi nó là 'mây'.
Đó là rào chắn cuối cùng, và tất nhiên nó rất đẹp bởi vì nó là của đức hạnh. Nó giống như dây chuyền vàng được nạm kim cương. Chúng không giống như dây chuyền thường, chúng giống như đồ trang sức hơn là dây chuyền. Người ta muốn bám lấy chúng. Ai không muốn có hạnh phúc vô cùng trút lên người ta, hạnh phúc không kết thúc? Ai không thích ở trong cực lạc này mãi mãi và mãi mãi? Nhưng điều này nữa cũng là mây - trắng, đẹp, nhưng dầu vậy bầu trời thực bị giấu kín đằng sau nó.
Có khả năng từ điểm cao quí này vẫn bị ngã trở lại. Nếu bạn trở nên quá bị gắn bó với dharma megha samadhi, nếu bạn trở nên bị gắn bó quá nhiều, bạn bắt đầu tận hưởng nó quá nhiều và bạn không còn sáng suốt rằng "Mình cũng không là cái này," có khả năng rằng bạn sẽ quay lại.
Trong Ki tô giáo, Do Thái giáo, Mô ha mét giáo, chỉ hai trạng thái tồn tại: địa ngục và cõi trời. Đây là điều người Ki tô giáo gọi là cõi trời, điều Patanjali gọi là dharma megha samadhi. Ở phương Tây, không tôn giáo nào đã vươn ra bên ngoài điều đó. Ở Ấn Độ chúng ta có ba thuật ngữ: địa ngục, cõi trời và moksha. Địa ngục là khổ tuyệt đối, cõi trời là hạnh phúc tuyệt đối, moksha ở bên ngoài cả hai: không địa ngục không cõi trời. Trong ngôn ngữ phương Tây, không tồn tại một thuật ngữ nào tương đương với moksha. Ki tô giáo dừng lại ở cõi trời - dharma megha samadhi. Ai bận tâm thêm nữa để đi ra ngoài nó? Nó đẹp thế. Và bạn đã sống trong nhiều khổ thế mà lâu thế, bạn sẽ muốn vẫn còn ở đó mãi mãi. Nhưng Patanjali nói, "Nếu ông bám lấy nó, ông trượt từ bậc thang cuối cùng của chiếc thang. Ông đã ở gần nhà rồi. Thêm một bước nữa thôi, và thế thì ông đã đạt tới điểm không quay lại - nhưng ông đã trượt. Ông sắp về tới nhà và ông đã bỏ lỡ con đường. Ông đã ở ngay cửa rồi - gõ cửa và cánh cửa sẽ mở ra - nhưng ông tưởng rằng cồng vòm là cung điện và ông bắt đầu sống ở đó." Sớm hay muộn bạn thậm chí sẽ làm mất cổng vòm đó, bởi vì cổng vòm tồn tại cho những người đi vào trong cung điện. Nó không thể được làm thành chỗ trú ngụ. Nếu bạn làm ra chỗ trú ngụ từ nó, sớm hay muộn bạn sẽ bị tống ra ngoài: bạn không xứng đáng. Bạn giống như kẻ ăn xin đã bắt đầu sống ở cổng vòm của ai đó.
Bạn phải đi vào cung điện, thế thì cổng vòm sẽ vẫn còn sẵn có. Nhưng nếu bạn dừng ở cổng vòm thì ngay cả cổng vòm cũng sẽ bị lấy đi. Và cổng vòm là rất đẹp, và chúng ta chưa bao giờ biết tới cái gì như điều đó, cho nên chắc chắn chúng ta đã hiểu lầm - chúng ta nghĩ cung điện đã tới. Chúng ta bao giờ cũng đã sống trong lo âu, khổ sở, căng thẳng và ngay cả cổng vòm, thậm chí ở gần cung điện tối thượng, ở gần thế với chân lí tối thượng, là im lặng, an bình, phúc lạc, phúc lành lớn tới mức bạn không thể tưởng tượng được cái tốt hơn điều đó là có thể. Bạn muốn định cư ở đây.
Patanjali nói, "Vẫn còn nhận biết." Đó là lí do tại sao ông ấy gọi nó là mây. Nó có thể che mắt bạn, bạn có thể bị mất hút trong nó. Nếu bạn có thể siêu việt lên trên mây này - tatah klesha-karma-nivrttih - "thế rồi tự do khỏi mọi ưu phiền và nghiệp theo sau."
Nếu bạn có thể siêu việt lên dharma megha samadhi, nếu bạn có thể siêu việt lên trên trạng thái cõi trời này, thiên đường này, chỉ thế thì... thế thì tự do khỏi mọi ưu phiền và nghiệp theo sau. Bằng không, bạn sẽ rơi lại trong thế giới. Bạn có thấy trẻ nhỏ chơi trò chơi có tên là súc sắc, thang và rắn không? Từ chiếc thang chúng cứ vươn lên, và từ rắn chúng cứ quay lại. Từ điểm chín mươi chín, nếu chúng đạt tới một trăm chúng thắng trò chơi này, chúng thắng lợi. Nhưng từ điểm chín mươi chín vẫn có rắn. Nếu bạn đạt tới chín mươi chín, bạn đột nhiên quay lại, trở lại trong thế giới.
Dharma megha samadhi là điểm thứ chín mươi chín, nhưng rắn có đó. Trước khi rắn bắt bạn, bạn phải nhảy lên điểm thứ một trăm. Chỉ thế thì mới có chỗ trú ngụ. Bạn đã về nhà, vòng tròn đầy đủ.
Thế rồi tự do khỏi các ưu phiền và nghiệp theo sau.
Cái mà có thể được biết qua tâm trí hầu như không so sánh được với tri thức vô hạn thu được trong chứng ngộ, khi các bức màn, những bóp méo, và những không thuần khiết bị loại bỏ.
Chỉ mấy lời kinh trước, Patanjali đã nói rằng tâm trí là thông thái vô hạn, tâm trí có thể biết một cách vô hạn. Bây giờ ông ấy nói rằng cái mà có thể được biết qua tâm trí là rất bé khi so với tri thức vô hạn thu được trong chứng ngộ.
Khi bạn tiến lên cao hơn, từng trạng thái là lớn hơn trạng thái đầu tiên mà bạn đã siêu việt lên. Khi người ta bị mất hút trong giác quan của mình, tâm trí vận hành theo cách què quặt. Khi người ta không còn bị mất hút trong các giác quan và không còn bị gắn bó với thân thể, tâm trí bắt đầu vận hành theo cách lành mạnh hoàn hảo. Lĩnh hội vô hạn xảy ra cho tâm trí, nó trở thành có khả năng biết những cái vô hạn. Nhưng điều đó nữa cũng chẳng là gì khi so với tâm trí hoàn toàn bị loại bỏ và bạn bắt đầu vận hành không tâm trí. Không trung gian bây giờ được cần. Mọi bánh xe biến mất và bạn trực tiếp với thực tại. Thậm chí không có tâm trí như tác nhân, như kẻ môi giới. Không cái gì ở giữa. Bạn và thực tại là một. Tri thức tới qua tâm trí không là gì khi so với tri thức xảy ra qua chứng ngộ.
Hoàn thành xong đối thể của chúng, quá trình thay đổi trong ba xu thế, là đi tới mục đích.
Với người chứng ngộ toàn thế giới dừng lại, bởi vì bây giờ không có nhu cầu cho thế giới tiếp diễn. Điều tối thượng đã được đạt tới. Thế giới tồn tại như một tình huống. Thế giới tồn tại cho sự trưởng thành của bạn.
Trường học tồn tại cho việc học. Khi bạn đã học được bài học, trường không còn nữa cho bạn, bạn đã tốt nghiệp. Khi ai đó đạt tới chứng ngộ, người đó đã tốt nghiệp từ thế giới. Bây giờ trường không còn có chức năng nào cho người đó. Bây giờ người đó có thể quên về trường, và trường có thể quên về người đó. Người đó đã đi ra ngoài, người đó đã trưởng thành. Tình huống là không còn được cần tới.
Thế giới là một tình huống: nó là tình huống cho bạn đi lạc lối và về lại nhà. Nó là tình huống để bị lạc vào và thế rồi quay lại. Nó là tình huống để quên Thượng đế và thế rồi nhớ lại Ngài lần nữa.
Nhưng tại sao có tình huống này? - bởi vì có luật tinh tế: nếu bạn không thể quên được Thượng đế, bạn không thể nhớ được Ngài. Nếu không có khả năng nào để quên Ngài, làm sao bạn sẽ nhớ, tại sao bạn sẽ nhớ? Cái bao giờ cũng sẵn có là dễ dàng bị quên đi. Cá trong đại dương không bao giờ biết đại dương, không bao giờ bắt gặp nó. Nó sống trong đại dương, được sinh ra trong đại dương, chết đi trong đại dương, nhưng không bao giờ đi tới biết đại dương. Chỉ có một tình huống khi cá đi tới biết đại dương: khi nó bị đưa ra khỏi đại dương. Thế thì đột nhiên nó trở nên nhận biết rằng đây là đại dương, cuộc sống của nó. Khi cá bị ném lên bờ, trên cát thế thì nó biết đại dương là gì.
Chúng ta cần bị ném ra khỏi đại dương của Thượng đế, không có cách khác để biết Ngài. Thế giới là tình huống lớn lao để trở nên nhận biết. Phiền não có đó, đau đớn có đó, nhưng nó tất cả đều có nghĩa. Không cái gì là vô nghĩa trên thế giới. Đau khổ là có nghĩa. Đau khổ là giống như cá đau khổ trên bờ, trong cát, và làm mọi nỗ lực để trở lại đại dương. Bây giờ, nếu cá trở lại đại dương nó sẽ biết. Không cái gì đã thay đổi - đại dương vẫn như cũ, cá là như cũ - nhưng mối quan hệ đã thay đổi vô cùng. Bây giờ nó sẽ biết, "Đây là đại dương." Bây giờ nó sẽ biết nó biết ơn thế nào với đại dương. Đau khổ đã tạo ra hiểu biết mới. Trước kia nó cũng đã ở trong cùng đại dương đó, nhưng bây giờ cùng đại dương đó không còn là như cũ nữa bởi vì một hiểu biết mới tồn tại, một nhận biết mới, một việc nhận ra mới.
Con người cần bị ném ra khỏi Thượng đế. Bị ném vào thế giới không là gì ngoài việc bị ném ra khỏi Thượng đế. Và đó là từ từ bi, từ từ bi của cái toàn thể mà bạn bị ném ra, để cho bạn cố tìm cách quay lại. Bằng nỗ lực, bằng nỗ lực gian nan bạn sẽ có khả năng đạt tới, và thế thì bạn sẽ hiểu. Bạn phải trả giá cho nó bằng nỗ lực của bạn, bằng không Thượng đế sẽ quá rẻ. Và khi một thứ là quá rẻ, bạn không thể tận hưởng nó. Bằng không, Thượng đế sẽ là quá hiển nhiên. Khi một thứ là quá hiển hiên bạn có xu hướng quên mất. Bằng không, Thượng đế sẽ là quá gần bạn và sẽ không có không gian để biết Ngài. Điều đó sẽ là khổ thực, không biết Ngài. Khổ của thế giới không phải là khổ, nó là phúc lành trá hình bởi vì chỉ qua khổ này bạn sẽ đi tới biết phúc lạc vô cùng của việc nhận ra, của việc nhìn thấy mặt đối mặt... với chân lí thiêng liêng.
Hoàn thành xong đối thể của chúng, quá trình thay đổi trong ba xu thế, là đi tới mục đích.
Toàn thế giới của ba xu thế: sattva, rajas, tamas, đi tới chấm dứt. Bất kì khi nào ai đó trở nên chứng ngộ, với người đó thế giới đi tới chấm dứt. Tất nhiên, người khác vẫn tiếp tục mơ. Nếu có quá nhiều cá đang khổ trên bờ, trong cát nóng, trong mặt trời thiêu đốt, và một con cá cố gắng và cố gắng nhảy vào đại dương, lại trở về nhà, với nó, mặt trời nóng và cát thiêu và mọi khổ đã biến mất. Nó đã là ác mộng của quá khứ, nhưng với người khác, nó vẫn tồn tại.
Khi một con cá như Phật, Patanjali, nhảy vào đại dương, với họ thế giới đã biến mất. Họ lại trở lại trong bụng mẹ mát mẻ của đại dương. Họ lại trở lại, được nối liền, được kết nối với cuộc sống vô hạn. Họ không còn bị ngắt ra, họ không còn bị xa lạ. Họ đã trở nên nhận biết. Họ đã quay lại với hiểu biết mới: tỉnh táo, chứng ngộ - nhưng với người khác thế giới vẫn tiếp tục.
Những lời kinh này của Patanjali không là gì ngoài thông điệp của con cá đã đạt tới nhà, cố nhảy lên và nói cái gì đó với những kẻ vẫn còn trên bờ và đau khổ. Có thể họ ở rất gần đại dương, chỉ ngay trên đường biên, nhưng họ không biết cách đi vào trong nó. Họ không làm đủ nỗ lực, hay, họ đang làm nỗ lực theo hướng sai, hay, đơn giản bị lạc trong khổ sở và đã chấp nhận rằng đây là điều cuộc sống là gì, hay, bị thất vọng, bị chán nản tới mức họ không làm nỗ lực nào. Yoga là nỗ lực để đạt tới thực tại đó mà với nó chúng ta đã trở nên bị ngắt ra. Được kết nối là việc là người yogi. Yoga nghĩa là: kết nối lại, thống nhất lại, hội nhập lại.
Kramaha, quá trình, là việc kế tiếp của những thay đổi xuất hiện từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, mà trở thành lĩnh hội được ở chỗ chung cuộc của biến đổi của ba xu thế.
Trong lời kinh nhỏ này Patanjali đã nói mọi thứ mà vật lí hiện đại đã đi tới khám phá ra. Mới ba mươi bốn mươi năm trước, chắc đã không thể nào hiểu được lời kinh này bởi vì toàn thể vật lí lượng tử được trình bày, dưới dạng hạt mầm, trong lời kinh nhỏ này. Và điều này là tốt, bởi vì đây chỉ là áp chót. Cho nên Patanjali tóm tắt toàn thể thế giới của vật lí trong lời kinh áp chót này: thế rồi, Siêu hình. Đây là vật lí bản chất. Sáng suốt vĩ đại nhất đã tới với vật lí trong thế kỉ này là lí thuyết lượng tử.
Max Planck đã khám phá ra một điều không thể nào tin được. Ông ấy đã khám phá ra rằng cuộc sống không phải là sự liên tục, mọi thứ đều gián đoạn. Khoảnh khắc thời gian này là tách rời khỏi khoảnh khắc thời gian khác, và giữa hai khoảnh khắc thời gian có không gian. Chúng không được kết nối, chúng là gián đoạn. Nguyên tử này tách rời khỏi nguyên tử khác, và giữa hai nguyên tử có một khoảng cách lớn. Chúng không được kết nối. Đây là điều ông ấy gọi là 'quanta-lượng tử': các nguyên tử phân biệt, tách rời không được bắc cầu với nhau, nổi trong không gian vô hạn, nhưng tách rời - cũng như bạn đổ các hạt đậu Hà Lan từ thùng các tông này sang thùng các tông khác và tất cả các hạt đậu đều rơi, tách rời, phân biệt, khác với việc bạn rót dầu từ bình chứa này vào bình chứa khác, dầu chảy liên tục.
Sự tồn tại giống như những hạt đậu, tách rời. Tại sao Patanjali nhắc tới điều này? - bởi vì ông ấy nói, "Nguyên tử này, nguyên tử khác: đây là hai thứ mà thế giới tạo thành. Ở ngay giữa hai thứ này là không gian. Đó là điều cái toàn thể bao gồm, Thượng đế. Gọi nó là không gian, gọi nó là brahma, gọi nó là purusha hay bất kì cái gì bạn thích, thế giới bao gồm những nguyên tử phân biệt, và cái toàn thể bao gồm không gian vô hạn giữa hai thứ này. "
Bây giờ các nhà vật lí nói rằng nếu chúng ta ép toàn thể thế giới lại và ép không gian ra khỏi nó, mọi ngôi sao và mọi mặt trời có thể bị ép thành chỉ một quả bóng nhỏ. Chỉ ngần ấy vật chất tồn tại. Nó là không gian thực sự. Vật chất là rất hiếm hoi, đây đó. Nếu chúng ta ép quả đất lại rất nhiều, chúng ta có thể để nó trong hộp diêm. Nếu mọi không gian đều bị bỏ ra, không thể nào tin được!" Và điều đó nữa, nếu chúng ta cứ ép nó thên nữa," Patanjali nói, "thế thì ngay cả lượng nhỏ này sẽ biến mất." Bây giờ các nhà vật lí nói rằng khi vật chất biến mất nó để lại lỗ đen.
Mọi thứ tới từ cái không, chơi quanh, biến mất trở lại vào trong cái không. Như có các thể vật chất: trái đất, mặt trời, các ngôi sao, cũng có, cũng tương tự như chúng, các lỗ trống rỗng, lỗ đen. Những lỗ đen đó không là gì ngoài cái không bị làm đặc lại. Nó không đơn giản là cái không, nó là rất năng động - xoáy lốc của cái không. Nếu một ngôi sao tới cạnh lỗ đen, lỗ đen sẽ hút nó vào. Cho nên nó rất động, nhưng nó là không có gì - không vật chất trong nó, đơn giản thiếu vắng vật chất, chỉ là không gian thuần khiết, nhưng cực kì mạnh mẽ. Nó có thể hút bất kì ngôi sao nào vào, và ngôi sao này sẽ biến mất vào trong cái không, nó sẽ bị thu lại thành cái không. Cho nên chung cuộc, nếu chúng ta thử, thế thì mọi vật chất sẽ biến mất. Nó bắt nguồn từ cái không vô cùng, và nó rơi lại vào trong cái không vô cùng: ra từ cái không, và trở lại vào trong cái không.
Kramaha, quá trình, là việc kế tiếp của những thay đổi xuất hiện từ khoảnh khắc sang khoảnh khắc, mà trở thành lĩnh hội được ở chỗ chung cuộc của biến đổi của ba xu thế.
Đây là người yogi tới nhìn vào giai đoạn cuối cùng này, khi cả ba xu thế đang biến mất vào lỗ đen, biến mất vào trong cái không. Đó là lí do tại sao người yogis đã gọi thế giới là maya, vở diễn ảo thuật.
Bạn đã xem nhà ảo thuật tạo ra cây xoài trong vài giây chưa, và thế rồi nó cứ lớn lên mãi, và không chỉ điều đó - trong vòng vài giây xoài đã xuất hiện... từ không cái gì sao? Nó chỉ là ảo tưởng, ông ta tạo ra ảo tưởng. Có thể ông ta chuyển thông điệp sâu tới vô thức của bạn. Nó cũng giống như thôi miên sâu. Ông ta tạo ra ý tưởng, nhưng ông ta quán tưởng ý tưởng của ông ta sâu tới mức bạn cũng bắt đầu thấy nó như ông ta muốn bạn thấy nó. Không cái gì xảy ra. Cây không có đó, xoài không có đó. Và có thể, chỉ từ tưởng tượng lớn, tạo ra cây xoài, và quả xoài tới. Không chỉ điều đó, nhưng ông ta có thể hái một quả xoài và đưa nó cho bạn và bạn sẽ nói, "Rất ngọt."
Người Hindu gọi thế giới là maya, trình diễn ảo thuật. Nó là tưởng tượng của Thượng đế. Cái toàn thể đang mơ, cái toàn thể đang phóng chiếu.
Bạn đi xem phim: trên màn ảnh rộng bạn thấy câu chuyện lớn đang diễn ra, và bạn thấy rằng mọi thứ dường như liên tục, nhưng nó không vậy. Nếu phim được chuyển chậm hơn một chút, bạn sẽ thấy rằng mọi thứ là gián đoạn - lượng tử. Một bức hình qua, bức khác tới, bức khác qua, bức khác tới, nhưng giữa hai bức hình có một lỗ hổng. Trong lỗ hổng đó bạn có thể thấy màn ảnh thực. Khi hình được chuyển qua rất nhanh, chúng tạo ra ảo tưởng về chuyển động. Tất nhiên, bộ phim không phải là phim chuyển động. Nó là tĩnh như ảnh chụp như bất kì ảnh nào khác. Chuyển động là ảo tưởng bởi vì nhưng bức ảnh chụp đó đang chạy nhanh thế tiếp nối theo nhau, lỗ hổng giữa chúng là nhỏ tới mức bạn không thể thấy được lỗ hổng. Cho nên mọi thứ trông dường như nó là liên tục.
Tôi di chuyển tay tôi: để chỉ ra tay tôi di chuyển trong phim, hàng nghìn bức ảnh sẽ được cần tới về từng trạng thái tĩnh của việc ngưng trệ - từ điểm này tới điểm này, từ điểm này tới điểm này, từ điểm này tới điểm này. Một chuyển động đơn giản của tay sẽ được phân chia thành hàng nghìn cử động tĩnh. Thế rồi tất cả những ảnh đó chuyển động nhanh: tay dường như chuyển động. Nó là ảo tưởng. Sâu bên dưới, giữa hai bức ảnh, là màn ảnh trắng, trống rỗng.
Patanjali nói, "Thế giới không là gì ngoài máy chiếu phim, việc phóng chiếu." Nhưng hiểu biết này nảy sinh chỉ khi người ta đạt tới điểm cuối cùng của hiểu biết. Khi người đó thấy mọi xu thế đã dừng lại, không cái gì chuyển động, đột nhiên người đó trở nên nhận biết rằng toàn thể câu chuyện được tạo ra bởi chuyển động ảo tưởng, bởi chuyển động nhanh. Đây là điều đang xảy ra cho vật lí hiện đại.
Đầu tiên họ nói khi họ đi tới nguyên tử, "Bây giờ đây là điều tối thượng, nó không thể được phân chia ra thêm nữa." Thế rồi họ cũng phân chia nguyên tử ra. Thế rồi họ đi tới điện tử: "Bây giờ nó không thể được phân chia ra thêm nữa." Bây giờ họ đã phân chia cái đó nữa. Bây giờ họ đã đi tới cái không, bây giờ họ không biết cái gì đã tới. Phân chia, phân chia, phân chia, và một điểm đã tới trong vật lí hiện đại nơi vật chất đã hoàn toàn bị biến mất. Vật lí hiện đại đã đạt tới thông qua vật chất, và Patanjali và người yogi đã đạt tới cùng một điểm qua tâm thức. Mãi cho tới lời kinh áp chót này, vật lí đã đạt tới. Mãi tới lời kinh áp chót này, các nhà khoa học có thể có cách tiếp cận, cách hiểu, việc xuyên thấu. Lời kinh cuối cùng là không thể được cho các nhà khoa học, bởi vì lời kinh cuối cùng có thể được đạt tới chỉ nếu bạn đi qua tâm thức, không qua vật chất, không qua đối thể, nhưng trực tiếp qua tính chủ thể.
Purushartha-sunyanam gunanam pratiprasavah kaivalyam svarupa-pratistha va citi-sakter iti.
Kaivalya là trạng thái của chứng ngộ đi theo sau việc hợp nhất lại của các xu thế, do việc trở thành của chúng không có đối thể của purusha.
Trong trạng thái này, purusha được thiết lập trong bản tính thực của người đó, điều chính là tâm thức thuần khiết. Kết thúc.
Kaivalya là trạng thái của chứng ngộ đi theo sau việc lại nổi lên của ba xu thế... khi thế giới dừng lại, khi quá trình, kramaha của thế giới dừng lại, khi bạn có khả năng thấy giữa hai khoảnh khắc thời gian và hai nguyên tử vật chất, và bạn có thể đi vào trong không gian, và bạn có thể thấy rằng mọi thứ đã nảy sinh ra từ không gian và đang đi trở lại trong không gian, khi bạn đã trở nên nhận biết tới mức đột nhiên thế giới ảo tưởng biến mất như giấc mơ, thế thì kaivalya. Thế thì bạn được bỏ lại như tâm thức thuần khiết - không danh tính, không tên, không hình dạng. Thế thì bạn là cái thuần khiết nhất của cái thuần khiết. Thế thì bạn là cái nền tảng nhất, cái bản chất nhất, cái có tính tồn tại nhất, và bạn được thiết lập trong sự thuần khiết này, tính một mình.
Patanjali nói, "kaivalya là trạng thái của chứng ngộ đi theo sau việc nổi lại lên của các xu thế, do việc trở thành trống rỗng của chúng về các đối thể của Purusha. Trong trạng thái này Purusha được thiết lập trong bản tính thực của người đó." Bạn đã về nhà. Cuộc hành trình đã dài lâu, giày vò, gian nan, nhưng bạn đã về tới nhà. Con cá đã nhảy vào trong đại dương chính là tâm thức thuần khiết. Patanjali không nói gì về điều đó, bởi vì nhiều hơn nữa không thể được nói ra. Và khi Patanjali nói, "Kết thúc, hết," ông ấy không chỉ ngụ ý rằng Kinh Yoga kết thúc ở đây. Ông ấy nói, "Mọi khả năng để diễn đạt chấm dứt ở đây. Mọi khả năng để nói cái gì về thực tại tối thượng đều chấm dứt ở đây. Bên ngoài điều này chỉ là kinh nghiệm. Diễn đạt kết thúc ở đây." Và không ai đã từng có khả năng đi ra ngoài nó - không ai cả. Không một ngoại lệ nào tồn tại trong toàn thể lịch sử tâm thức nhân loại. Mọi người đã thử. Rất ít người đã từng thậm chí đạt tới nơi Patanjali đã đạt tới, nhưng không ai có khả năng đi ra ngoài Patanjali.
Đó là lí do tại sao tôi nói ông ấy là alpha và omega. Ông ấy bắt đầu từ chính chỗ bắt đầu, không ai đã từng có khả năng tìm ra chỗ bắt đầu tốt hơn ông ấy. Ông ấy bắt đầu từ chính chỗ bắt đầu và ông ấy đi tới chính chỗ cuối cùng. Khi ông ấy nói, "Kết thúc," ông ấy đơn giản nói cách diễn đạt bị kết thúc, định nghĩa được kết thúc, mô tả được kết thúc. Nếu bạn đã bắt kịp ông ấy tới bây giờ, chỉ có kinh nghiệm bên ngoài. Bây giờ bắt đầu sự tồn tại. Người ta có thể là nó, nhưng người ta không thể nói nó được. Người ta có thể sống trong nó, nhưng người ta không thể định nghĩa được nó. Lời sẽ không ích. Mọi ngôn ngữ đều bất lực bên ngoài điểm này. Đơn giản nói ngần này thôi: rằng người ta đạt tới bản tính thực riêng của người ta - Patanjali dừng lại. Đó là mục đích: biết bản tính của người ta và sống trong nó - bởi vì chừng nào chúng ta chưa đạt tới bản tính riêng của chúng ta, chúng ta sẽ trong khổ. Mọi khổ đều là chỉ dẫn rằng chúng ta đang sống bằng cách nào đó phi tự nhiên. Mọi khổ đơn giản là triệu chứng rằng bằng cách nào đó bản tính của chúng ta không được hoàn thành, rằng bằng cách nào đó chúng ta không trong hoà hợp với thực tại của chúng ta. Khổ không phải là kẻ thù của bạn, nó chỉ là triệu chứng. Nó chỉ dẫn. Nó giống như cái đo nhiệt độ, nó đơn giản chỉ ra rằng bạn đang đi sai ở đâu đó. Đưa nó về đúng đi, đưa bản thân bạn về đúng đi, đem bản thân bạn vào hài hoà, quay lại, hoà hợp bản thân bạn. Khi mọi khổ biến mất người ta là trong hoà hợp với bản tính của mình. Bản tính đó Lão Tử gọi là Đạo, Patanjali gọi là kaivalya, Mahavira gọi là moksha, Phật gọi là niết bàn. Nhưng bất kì cái gì bạn muốn gọi nó - nó không có tên và nó không có hình dạng - nó là trong bạn, hiện diện, ngay khoảnh khắc này. Bạn đã đánh mất đại dương bởi vì bạn đã đi ra khỏi cái ta của bạn. Bạn đã đi quá nhiều trong thế giới bên ngoài. Chuyển vào bên trong đi. Bây giờ, để điều này là cuộc hành hương của bạn: chuyển vào nội tâm.
Chuyện xảy ra: Nhà huyền môn Sufi, Bayazid, đang đi hành hương tới Mecca. Điều đó là khó. Ông ấy nghèo và bằng cách nào đó ông ấy đã xoay xở chi phí du hành bằng việc ăn xin trong nhiều năm. Bây giờ ông ấy rất hạnh phúc. Ông ấy có gần đủ tiền cần thiết để đi tới Mecca, và thế rồi ông ấy đi du hành. Đến lúc ông ấy tới gần Mecca, chỉ ở bên ngoài thị trấn ông ấy gặp một fakir, thầy ông ấy. Ông ta đang ngồi đó dưới gốc cây, và ông ta nói, "Ôi anh ngu, anh đi đâu vậy?" Bayazid nhìn ông ta, ông ấy chưa bao giờ thấy con người chói sáng thế. Ông ấy tới gần ông ta và người này nói, "Đưa cho ta bất kì cái gì ông có! Ông đang đi đâu?" Ông ấy nói, "Tôi đang đi tới Mecca cho cuộc hành hương." Ông ta nói, "Kết thúc đi. Bây giờ không có nhu cầu, ông chỉ cần tôn thờ ta. Ông có thể đi quanh ta nhiều lần tuỳ thích. Ông có thể làm parikrama của ông, cách nói quanh của ông, quanh ta. Ta là Mecca đây." Và Bayazid được chất đầy với từ lực của người này tới mức ông ấy đưa mọi tiền của ông ấy, ông ấy tôn thờ. Thế rồi ông già nói, "Bây giờ về nhà đi," và ông ấy đi về nhà.
Khi ông ấy về thị trấn mọi người tụ tập và nói, "Cái gì đó dường như đã xảy ra cho ông. Vậy thực sự nó có tác dụng, đi tới Mecca có tác dụng chứ? Ông trông chói sáng, đầy ánh sáng thế." Ông ấy nói, "Thôi điều vô nghĩa này đi! Một ông già đã gặp tôi - ông ta đã làm thay đổi toàn thể cuộc hành hương của tôi. Ông ta nói, 'Về nhà,' và kể từ đó tôi đã đi về nhà, nội tâm. Tôi đã đạt tới. Tôi đã đạt tới, tôi đã tới Mecca của tôi."
Mecca bên ngoài không phải là Mecca thực. Mecca thực ở bên trong bạn. Bạn là ngôi đền của Thượng đế. Bạn là chỗ trú ngụ của điều tối thượng. Cho nên vấn đề không phải là tìm chân lí ở đâu, vấn đề là: bạn đã đánh mất nó như thế nào? Vấn đề không phải là đi đâu, bạn đã ở đó rồi - dừng việc đi lại.
Bỏ mọi con đường đi. Mọi con đường đều là của ham muốn, cái mở rộng của ham muốn, phóng chiếu của ham muốn: đi đâu đó, đi đâu đó, bao giờ cũng ở đâu đó khác, không bao giờ ở đây.
Người tìm kiếm bỏ mọi con đường, bởi vì mọi con đường đều dẫn tới đó, và Ngài ở đây.
Purushartha-sunyanam gunanam pratiprasavah kaivalyam svarupa-pratistha va citi-sakter iti.
Xem tiếp Chương 10Quay về Mục lục Tập 10

0 Đánh giá

Ads Belove Post