Read more
Thuật giả kim mới hướng bạn vào trong
Bài giảng về Thiền
Phụ lục 13. Tẩy
rửa và Thiền: Các bước trên đường
Câu hỏi 1
Khác biệt gì giữa buông xuôi và đức tin hay
niềm tin mù quáng?
Nhiều điều phải được hiểu. Thứ
nhất, khác biệt giữa đức tin và niềm tin, và thứ hai, khác biệt giữa buông xuôi
và đức tin.
Niềm tin bao giờ cũng mù quáng
và không thể khác được. Niềm tin, như nó vậy, là mù quáng. Không niềm tin nào
là có thể nếu bạn có thể thấy, vì niềm tin nghĩa là bạn không biết và dầu vậy vẫn
tin. Nếu bạn biết, không cần niềm tin. Cái gì đó bạn biết, bạn biết. Không cần
tin vàonó. Nhu cầu về niềm tin tới chỉ khi bạn không biết. Niềm tin là một phần
của dốt nát.
Tôi ở đây. Nếu bạn biết điều
đó, không cần tin vào nó. Niềm tin là không cần thiết; tri thức không cần niềm
tin. Nếu bạn tin vào cái gì đó điều đó có nghĩa là bạn không biết và vậy mà bạn
nghĩ bạn biết.
Ai đó nói người đó tin vào Thượng
đế. Điều đó nghĩa là người đó đã chưa biết Thượng đế. Đó là lí do tại sao người
đó tin. Nhưng niềm tin tạo ra thái độ bên trong người đó tới mức người đó bắt đầu
cảm thấy người đó biết. Ai đó hỏi Shri Aurobindo, "Ông có tin vào Thượng đế
không?" Ông ấy nói, "Không."
Người này đâm ra ngẩn ngơ. Người
này không thể quan niệm nổi, người này không thể hình dung nổi, rằng Aurobindo
sẽ nói không với câu hỏi đó. Người đó nói, "Ông nói gì vậy? Ông có là người
vô thần không?" Aurobindo vẫn nói, "Không."
Người này nói, "Sao ông tạo
ra thách đố thế? Ông nói ông không tin vào Thượng đế và thế rồi khi tôi hỏi liệu
ông có là người vô thần không ông lại nói không. Ông ngụ ý gì? Ông đang tự mâu
thuẫn với bản thân ông."
Shri Aurobindo nói, "Đợi một
chút đi. Ông không cho phép tôi nói gì nhiều hơn nói không. Ngay khi tôi nói
không, ông bắt đầu hỏi các thứ khác. Đợi chút đã. Tôi đang nói rằng tôi không
tin vào Thượng đế vì tôi biết ngài. Vì tôi biết ngài tôi không tin vào ngài.
Ngài hiện hữu. Đây không phải là niềm tin. Đây là tri thức của tôi, việc biết của
tôi."
Tri thức tới từ việc thấy, và
niềm tin là mù. Niềm tin, như nó vậy, là mù. Ngay cả nói 'niềm tin mù là khôngcần
thiết, vì niềm tin nghĩa là mù rồi. Nói thế chỉ là việc lặp lại.
Thế thì đức tin là gì? Đức tin
cũng mù, nhưng theo nghĩa khác. Đức tin là mù theo nghĩa khác vì nó có cách
riêng của nó để nhìn. Nó không thấy qua lí trí; nó thấy qua trái tim.
Tri thức dựa trên lí trí. Niềm
tin cũng dựa trên lí trí. Tri thức và niềm tin cả hai đều ở trong đầu. Tri thức
có mắt và niềm tin là mù, nhưng cả hai đều thuộc về cái đầu, thuộc về trí tuệ.
Niềm tin là trí tuệ. Đức tin là
xúc động, trực giác, của trái tim. Nó có mắt riêng của nó, nhưng những con mắt
đó không của lí trí; chúng giống như mắt của yêu. Mọi người nói rằng yêu là mù.
Nó vậy, vì nó không có con mắt dựa trên lí trí. Nhưng nó có mắt riêng của nó,
và là mắt tốt hơn. Trái tim có lí trí riêng của nó, và chúng là tốt hơn suy luận
lí trí. Đức tin là tin cậy; nó không phải là niềm tin. Đức tin là tin cậy, yêu
sâu sắc, yêu tin cậy.
Và khác biệt. Niềm tin bao giờ
cũng vào ý tưởng nào đó, ý thức hệ nào đó. Đức tin bao giờ cũng vào người. Nó
không vào ý tưởng nào đó mà vào người nào đó. Bạn có thể nói, "Tôi tin vào
Thượng đế" - Thượng đế là một ý tưởng. Bạn không thể nói, "Tôi tin
vào Jesus"; bạn chỉ có thể nói, "Tôi có đức tin vào Jesus." Nó
là chuyện tình cá nhân; nó là tin cậy sâu sắc. Đức tin nghĩa là tin vào ai đó.
Niềm tin nghĩa là tin vào cái gì đó. Đức tin là mối quan hệ cá nhân, sâu sắc.
Nó có mắt riêng của nó, mắt của tim.
Có khác biệt cơ bản. Lí trí là
phân tích, lí trí là biện luận, lí trí là quá trình trí tuệ. Trái tim tổng hợp.
Nó không phân tích, nó không có tính biện luận. Nó là trực giác.
Trực giác là gì? Khi bạn rơi
vào yêu ai đó, cái gì xảy ra? Bạn có thể nêu ra bất kì lí do tại sao bạn rơi
vào yêu với một người đặc biệt không? Tại sao? Tại sao lại yêu Laila?
Tương truyền rằng vì đau khổ của
Majnu, nhà vua của đất nước đã trở nên rất lo nghĩ. Majnu khóc lóc, than vãn,
đi từ phố nọ sang phố kia tìm Laila, người yêu của anh ta. Bố của Laila đã chuyển
đi khỏi thành phố này vì Majnu. Ông ấy không sẵn lòng cho họ ở cùng nhau; ông ấy
chống lại điều đó. Ngay cả nhà vua cũng nghe nói về chuyện tình này, và việc
khóc lóc và than vãn và đau khổ của Majnu.
Ông ấy tương truyền đã triệu
Majnu tới cung điện. Nhà vua nói, "Ngươi ngu. Ta đã thấy Laila của ngươi.
Cô ta chỉ là một cô gái bình thường. Tại sao ngươi làm bản thân mình thành ngu
thế? Nhìn các cô gái này này " - ông ra triệu tới mười hai cô gái đẹp, đẹp
nhất thành phố. Ông ta nói với Majnu, "Chọn bất kì cô nào trong họ đi.
Laila không là gì khi so với bất kì ai trong những cô gái này."
Majnu nói, "Nhưng làm sao
ngài có thể thấy được Laila? Để thấy Laila ngài cần con mắt của Majnu. Ngài
không thể thấy được cô ấy. Ngài phải đã bỏ lỡ cô ấy, vì Laila là vô song. Chưa
bao giờ có người đàn bà nào như cô ấy và sẽ không bao giờ có cả. Nhưng tôi hiểu
ngài. Laila có thể được thấy chỉ qua mắt của Majnu. Ngài không thể thấy được cô
ấy. Đó là lí do tại sao cô ấy có thể có vẻ bình thường với ngài - vì ngài không
có mắt của tôi."
Đây là trực giác, của trái tim.
Khi bạn rơi vào yêu ai đó, bạn không có nền tảng lí trí. Đó là lí do tại sao
chúng ta gọi nó là 'rơi' - rơi khỏi cái đầu. Không ai nói rằng ai đó đã vươn
lên trong yêu với ai đó. 'Đã rơi' - vì chúng tasống trong đầu và tim ở bên dưới.
Khi ai đó trong yêu người đó đã rơi khỏi cái đầu, người đó đã phát điên.
Tại sao bạn rơi vào yêu? Lí do
là gì? Không toán học nào được dính tới, không logic. Bạn không cần là một
Aristotle để rơi vào yêu. Chỉ là Majnu là đủ. Khi bạn rơi vào yêu cái gì đã xảy
ra? Bạn đã cảm thấy cái gì đó. Bạn đã cảm thấy cái gì đó sâu sắc tới mức toàn
thể nhân cách của bạn được cuốn hút trong nó, không chỉ cái đầu bạn. Thân thể bạn,
trái tim bạn, linh hồn bạn, mọi thứ đều được cuốn hút vào trong nó - tính toàn
bộ của bạn. Việc cuốn hút này không phải là cái gì đó mà thể được bạn tính toán.
Nó đã xảy ra cho bạn. Nó là việc xảy ra; nó không phải là việc làm về phần bạn.
Đức tin là giống yêu, với một
khác biệt. Trong yêu, các bạn cả hai đều ở mức độ bình đẳng, trên cùng mức độ.
Đức tin là yêu với ai đó cao hơn bạn. Nó là yêu với tôn kính - sâu hơn yêu, cao
hơn yêu, nhưng yêu có đó. Những người đã tụ tập quanh Phật đều trong yêu, trong
yêu sâu sắc với người này. Không chỉ trong yêu. Tôn kính cũng có đó. Yêu cộng với
tôn tính là bằng đức tin.
Đức tin là cái gì đó người ta
không nên bỏ lỡ. Niềm tin chỉ là bình thường. Điều tốt là không bị cuốn hút vào
trong niềm tin vì chúng làm bạn thành người Hindu, người Mô ha mét giáo, người
Ki tô giáo. Chúng làm bạn bị phân chia; chúng làm toàn thể trái đất thành xung
đột. Niềm tin tạo ra tranh đấu, vật lộn, chiến tranh. Niềm tin phân chia.
Điều tốt là không có niềm tin.
Nhưng có đức tin là kinh nghiệm sâu sắc. Đức tin sẽ không chia rẽ bạn với bất
kì người nào; nó sẽ thống nhất bạn với ai đó. Niềm tin sẽ không thống nhất bạn
với bất kì ai; nó sẽ đơn giản chia rẽbạn với mọi người. Các ý tưởng, ý thức hệ
là có tính chia rẽ. Đức tin có tính thống nhất.
Có đức tin đi. Điều đó nghĩa
là: sẵn sàng để rơi vào yêu với ai đó, với tôn kính sâu sắc.
Và thế rồi, buông xuôi. Buông
xuôi là gì? Buông xuôi là sẵn sàng cho đức tin. Buông xuôi nghĩa là khiêm nhường,
cho phép đức tin xảy ra. Nó có nghĩa là có tính cảm nhận, không bảo vệ, mong
manh, mở.
Nếu bạn tới trong tiếp xúc với
phật, với thầy, khiêm nhường với ông ấy. Không chống lại ông ấy, vì bạn đang chống
lại bản thân bạn, bạn đang tranh đấu chống lại bản thân bạn. Nếu bạn chống lại
thầy, bạn không cho phép thầy làm việc; bạn không giúp thầy để giúp bạn. Bạn
đang tạo ra vấn đề, lo âu không cần thiết, rào chắn không cần thiết. Bạn đã có
quá nhiều điều vô nghĩa rồi. Đừng tạo ra nhiều rào cản hơn. Thầy sẽ phải làm
nhiều công việc trên bạn như bạn vậy, cho dù bạn đã buông xuôi. Nếu bạn không
buông xuôi, bạn đang tạo ra rắc rối không cần thiết và điều đó sẽ trở thành
không thể nào giúp được cho bạn. Bạn đang làm việc chống lại bản thân bạn.
Đừng chống lại bản thân bạn -
đó là điều được ngụ ý bởi buông xuôi. Khiêm nhường, cho phép, hợp tác, để cho
cái gì đó có thể được làm và bạn có thể được biến đổi.
Thầy, guru, là người mà với người
đó bạn ở trong tình yêu và đức tin và kính trọng sâu sắc. Nó không chỉ là mối
quan hệ; nó là tính sáng tạo sâu sắc. Thầy có thể tạo ra bạn, thầy có thể biến
đổi bạn, thầy có thể cho bạn việc sinh mới. Nhưng thế thì, bạn sẽ phải sẵn sàng
để trải qua nhiều điều. Nhiều con đường không biết sẽ phải được duhành qua, nhiều
cánh cửa không biết sẽ phải được đi qua, nhiều ổ khoá không biết sẽ phải được mở
ra. Nếu bạn không trong buông xuôi sâu sắc, bạn sẽ không đi vào trong lãnh thổ
không biết này; bạn sẽ chống lại. Bạn cần tin cậy sâu sắc để cho khi thầy đi
vào trong cái không biết bạn có thể đi theo thầy như cái bóng.
Buông xuôi có nghĩa là thái độ
nói có sâu sắc với thầy - không bao giờ nói không. Nếu bạn nói không, bạn đã nắm
bản thân bạn vào trong bàn tay riêng của bạn. Nếu bạn nói có, bạn ở trong tay
thầy. Tôi sẽ kể cho bạn một giai thoại:
Có một thầy lớn, thầy Sufi. Một
đệ tử tới ông ấy. Đệ tử này trở nên rất nổi tiếng về sau. Tên của đệ tử này là
Bayazid.
Bayazid tới với thầy của mình.
Thầy nhìn vào mắt anh ta và nói, "Vẫn còn im lặng đi." Anh ta thậm
chí đã không thốt ra một lời nào; đệ tử này đã không nói bất kì cái gì, anh ta
thậm chí đã không được giới thiệu. Đây là điều đầu tiên thầy nói. Thầy nhìn vào
mắt của Bayazid, anh thanh niên, và nói, "Vẫn còn im lặng đi."
Bayazid nghĩ, "Thầy có thể
bận. Mình sẽ đợi." Nhưng việc đợi này kéo dài trong mười hai năm. Làm sao
Bayazid có thể nói được khi thầy đã nói phải vẫn còn im lặng? Thế là anh ta vẫn
còn ở với thầy trong mười hai năm, không nói một lời. Nhiều người tới và đi
trong mười hai năm đó, đám đông tới và đi. Bayazid đã ở đó, chỉ chờ đợi, chờ đợi.
Đó là việc đợi lâu, lâu dài - mười hai năm. Và vì thầy đã nói, "Không nói.
Vẫn còn im lặng," tất nhiên ông ấy sẽ không nói với bất kì ai khác nữa.
Ông ấy đã im lặng toàn bộ.
Dần dần, ý nghĩ rơi rụng đi. Nếu
bạn không dùng chúng, chúng rơi rụng đi. Bởi việc dùng chúng, bạn chochúng năng
lượng và nhiên liệu. Chung cuộc, suy nghĩ dừng lại. Sau mười hai năm không nói,
không trò chuyện, chỉ chờ đợi, tâm trí rơi rụng đi. Đột nhiên một hôm...
Lần đầu tiên Bayazid tới, thầy
đã nhìn vào mắt anh ta. Sau mười hai năm, thầy lại nhìn vào mắt Bayazid và nói,
"Bây giờ không cần nói" - dường như đây là câu thứ hai, được nối với
câu thứ nhất; dường đã không có mười hai năm chờ đợi ở giữa và ông ấy vẫn nói:
"Vẫn còn im lặng đi. Bây giờ không có nhu cầu nói." Nhưng đã có kẽ hở
mười hai năm ở giữa hai câu này!
Bayazid cười. Thầy nói,
"Bây giờ, ông có thể đi và dạy người khác. Ông đã sẵn sàng. Ông đã trở
thành thầy theo quyền riêng của ông."
Mọi người hỏi thầy già lặp đi lặp
lại, "Làm sao điều này xảy ra được? Anh thanh niên này đã không làm bất kì
cái gì và giờ thầy nói anh ta đã trở thành thầy theo quyền riêng của anh ta.
Anh ta chỉ chờ đợi ở đây, phí thời gian. Anh ta trông ngu si, đờ đẫn. Anh ta thậm
chí đã không thốt ra một câu; anh ta có thể câm. Anh ta liên tục ngồi và ngồi;
anh ta chỉ lười. Thầy nói gì vậy? Làm sao có thể có chuyện anh ta đã trở thành
thầy theo quyền riêng của anh ta khi mà anh ta đã không thực hành bất kì cái
gì?"
Thầy nói, "Nhưng anh ta
không cần thực hành cái gì cả. Anh ta đã không cần làm. Anh ta đơn giản đã
buông xuôi, và ta có thể làm việc được." Thầy nói, "Thế thì không có
nhu cầu về phần anh ta phải làm bất kì cái gì khác. Cái có toàn bộ là đủ về phần
anh ta. Thế thì ta đi vào anh ta và làm việc. Trong mười hai năm này ta đã làm
việc. Anh ta đơn giản cho phép."
Đây là điều buông xuôi nghĩa là
gì. Cho phép đi. Thả lỏng bản ngã của bạn. Thế thì, nhiều điều là có thể.
Bằng không, bạn liên tục phá huỷ
bản thân bạn, làm nhiều thứ chống lại bản thân bạn.
Xem Phụ lục 14 - Quay về Mục lục
0 Đánh giá