Phụ lục 16. Tẩy rửa và Thiền: Các bước trên đường

Phụ lục 16. Tẩy rửa và Thiền: Các bước trên đường

Price:

Read more

Thuật giả kim mới hướng bạn vào trong
Bài giảng về Thiền
Phụ lục 16. Tẩy rửa và Thiền: Các bước trên đường

Câu hỏi 1
Tôi đang cố hành thiền, làm nỗ lực, nhưng nỗ lực này dường như miễn cưỡng. Làm sao tôi có thể làm nó một cách toàn tâm được?
Nó là miễn cưỡng vì bạn đang giữ lại bản thân bạn. Nếu bạn nhảy, múa, la hét, bạn không di chuyển toàn bộ trong nó vì nỗi sợ nào đó. Nỗi sợ đó tạo ra phân chia. Bạn sợ rằng nếu bạn di chuyển toàn bộ trong nó, có thể không có khả năng cho bạn quay lại. Đó là nỗi sợ. Nếu bạn diễn đạt cái điên của bạn một cách toàn tâm, nỗi sợ có đó rằng bạn có thể không có khả năng quay lại từ việc điên, rằngnó có thể tiếp quản, nó có thể sở hữu bạn. Nỗi sợ này tạo ra phân chia. Phần chính ở trong kiểm soát và chỉ phần nhỏ được phép di chuyển. Thế thì chuyển động này trở thành giả vì nó chỉ bị áp đặt. Phần chính vẫn trong kiểm soát.
Mất kiểm soát đi! Và đừng sợ; sợ là rào chắn. Chia rẽ tới qua sợ. Thế thì bạn liên tục bảo vệ bản thân bạn và, đồng thời, cho phép. Cả hai là mâu thuẫn. Và vì mâu thuẫn này, nỗ lực của bạn bị phí hoài. Năng lượng bị tiêu tán vì bạn đang tranh đấu bên trong bản thân bạn. Phần này đang diễn đạt, phần khác đang kiểm soát. Bạn là mâu thuẫn, bạn đang tranh đấu. Trong cuộc tranh đấu bên trong này, năng lượng của bạn bị phí hoài.
Hoặc di chuyển toàn bộ, hoặc không di chuyển. Quyết định đi: "Nếu mình định làm nó, thế thì mình sẽ tham gia toàn bộ. Bằng không, mình sẽ không làm nó." Nhưng, vẫn còn là toàn thể.
Và, tôi ở đây. Nếu bạn không thể cho phép bản thân bạn mất kiểm soát ở đây, trong khi tôi đang làm việc trên bạn, bạn sẽ không có khả năng làm mất bản thân bạn toàn bộ khi bạn ở nhà. Đừng sợ mất kiểm soát vì tôi đang ở đây; tôi có thể giúp bạn theo mọi cách. Và một khi bạn biết rằng khi bạn buông bỏ toàn bộ, một khi bạn biết phúc lạc của nó, cực lạc của nó cho dù một khoảnh khắc...
Việc buông bỏ toàn bộ đó sẽ cho phép bạn có thoáng nhìn về cái thực, và thoáng nhìn này sẽ trở thành nền tảng. Bạn sẽ không bao giờ sợ lần nữa. Một khi bạn đã di chuyển tới bản thân địa ngục, tới chính chiều sâu của cái điên, và bạn đã lại quay lại, lần đầu tiên bạn sẽ trong kiểm soát, không bao giờ trước đó. Bạn chưa bao giờ trong kiểm soát trước đây, vì sợ bao giờ cũng có đó. Sợ chỉ ra rằng bạn không trong kiểm soát. Một khi bạn đãđi tới chính gốc rễ của bản thể bạn và đã trở lại, bạn ở trong kiểm soát. Bây giờ bạn không còn phải sợ. Nhớ điều này.
Dùng trại này một cách trí huệ hơn đi. Trong khi tôi đang ở đây quan sát bạn, theo dõi bạn, bạn không cần phải sợ. Nếu bạn sợ ở đây, thế thì trở về nhà bạn sẽ không có khả năng buông bỏ. Đây là ngày cuối cùng, cho nên ở trong buông bỏ toàn bộ đi. Và tôi hứa với bạn, không có gì để sở cả. Bạn sẽ không đánh mất bất kì cái gì bằng việc mất bản thân bạn trong nó; bạn đơn giản đi để được. Bạn sẽ không mất bất kì cái gì ngoại trừ cái điên của bạn; bạn chẳng có gì để mất.
Karl Marx đã nói ở đâu đó rằng giai cấp vô sản chẳng có gì để mất ngoài xiềng xích của họ. Tôi muốn nói cùng điều đó cho bạn. Con người chẳng có gì để mất ngoại trừ xiềng xích của mình, ngoại trừ sự nô lệ của mình, ngoại từ sự tù túng của mình, ngoại trừ khổ và địa ngục của mình. Bạn không có gì để mất cả; đừng sợ. Bạn đã có cái gì để mất? Người trần truồng, sợ mất quần áo của mình. Bạn đã có gì để mất nào?!
Chuyển động một cách toàn tâm đi. Một khi bạn di chuyển một cách toàn bộ trong thiền, sẽ không có vấn đề gì. Một khi bạn đã trải nghiệm nó, một khi bạn đã nếm trải cảm giác này - tự do, cực lạc tới khi bạn ở trong buông bỏ toàn bộ - nỗi sợ sẽ biến mất mãi mãi. Chỉ qua tự do mà nỗi sợ mới có thể biến mất. Và tự do đó có thể tới chỉ cho người là toàn thể, không bị phân chia thành mảnh mẩu.
Câu hỏi 2
Tại sao thiền? Tại sao tìm kiếm?
Tôi không nói rằng bạn phải thiền, tôi không nhấn mạnh rằng bạn phải thiền. Chính bạn đang đi tìm nó chứ. Và bạn phải tìm nó. Điều đó cũng giống như một người đang ốm và hỏi, "Tại sao phải uống thuốc?" Vì bạn ốm, đó là lí do tại sao. Nếu bạn không ốm, thế thì không có nhu cầu. Tại sao tìm mạnh khoẻ? Không có nhu cầu nếu bạn mạnh khoẻ. Nhưng nếu bạn không mạnh khoẻ; thế thì bạn phải tìm mạnh khoẻ.
Thiền không có nghĩa cho phật, cho người đã đạt tới tính toàn thể của bản thể ông ấy. Thiền là thuốc; nó phải bị vứt đi. Chừng nào bạn chưa trở nên có khả năng vứt thiền của bạn đi, bạn không mạnh khoẻ. Cho nên nhớ lấy, thiền không phải là cái gì đó được mang đi mãi mãi. Một ngày sẽ tới khi thiền đã làm xong việc và nó không còn được cần nữa. Thế thì, bạn có thể quên nó.
Mọi người tới tôi và họ hỏi tôi, "Khi nào thầy thiền?" Chẳng bao giờ, tôi không thiền chút nào; không có nhu cầu. Thiền chỉ là như thuốc. Khi bạn ốm, trong xung đột, trong khổ, nó được cần tới.
Và bạn liên tục hỏi, "Tại sao thiền?" Tôi không nói rằng bạn phải thiền. Nếu bạn nghĩ bạn hạnh phúc, thì hạnh phúc với bản thân bạn đi, nếu bạn nghĩ bạn không có vấn đề, nếu bạn nghĩ bạn không có lo nghĩ nào, không phiền não, không lo âu, thì không có nhu cầu.
Nhưng có đấy. Mọi người đều có phiền não sâu bên trong mình, cái điên sâu bên trong người đó. Và bởi vì điều đó, bạn hỏi: Tại sao thiền? Bạn hỏi bởi vì bạn sợ.
Qua thiền bạn có thể làm mất cái điên của bạn, lo âu của bạn, phiền não, và bạn đã trở nên thân thuộc nó thế, quen nó thế. Thân thiện đã diễn ra lâu tới mức bạn sẽ cảm thấy rất đơn độc nếu bạn trở nên mạnh khoẻ, rất đơn độc. Nếu một người đã từng sống với chứng đau đầu cả đời mình và đột nhiên chứng đau đầu biến mất, người đó sẽ cảm thấy dường như người ấy đã trở thành không có đâu. Bây giờ, người đó không thể cảm thấy đầu của mình!
Bạn đã trở nên quen thuộc với khổ của bạn. Chúng cho bạn cảm giác hiện hữu. Nếu bạn không có gì để phàn nàn tới, bạn cảm thấy rằng bạn không còn nữa. Đó là lí do tại sao mọi người liên tục phàn nàn mọi ngày với mọi người. Họ nói về khổ của họ và họ rất hài lòng khi họ nói về chúng. Nhìn vào một người khi người đó nói về khổ của anh ta mà xem. Anh ta cảm thấy rằng anh ta là cái gì đó. Anh ta càng nói, anh ta càng phóng đại khổ của mình lên, anh ta càng trở nên vĩ đại hơn. Nhìn vào mặt anh ta khi người này nói về khổ của mình mà xem. Anh ta có vẻ cực lạc!
Nếu bạn đi tới bác sĩ và bạn nghĩ rằng bạn bị ung thư hay bạn bị lao hay cái gì đó lớn và bác sĩ nói, "Nó chẳng là gì cả. Thuốc thường này sẽ có tác dụng," bạn cảm thấy rất tẽn tò. Khổ cực thế mà ông ta nói rằng nó chẳng là gì, chỉ là ốm thường, và nó sẽ biến mất bởi việc dùng thuốc thường. Bạn cảm thấy dường như bạn đã bị truất phế. Bạn đang ngồi trên ngai vàng của bệnh ung thư và đây chỉ là bệnh thường; thuốc thường sẽ chữa nó.
Bạn nói về khổ của bạn, bệnh của bạn, ốm yếu; bạn khuếch đại chúng lên. Khi chúng được khuếch đại lên, bạn cảm thấy rằng bản thân bạn được khuếch đại lên.
Đó là lí do tại sao tâm trí, tâm trí ốm yếu, hỏi: Tại sao thiền? Chính câu hỏi này có nghĩa là bạn cần thiền.
Cái 'tại sao', chính cái 'tại sao'. Một người không cần thiền không bao giờ hỏi tại sao. Người đó dừng việc hỏi, vì mọi việc hỏi đều là một phần của lo âu. Nếu bạn im lặng bên trong, an bình, phúc lạc, bạn không hỏi.
Các triết gia là những người khổ nhất. Họ liên tục hỏi, "Tại sao cái này? Tại sao cái kia?" Cái 'tại sao' thường xuyên của họ là bệnh bên trong. Nhìn vào nó theo cách này: chỉ khi cái gì đó đi sai bạn mới hỏi tại sao. Khi mọi thứ đều ổn thoả, bạn không bao giờ hỏi tại sao. Bạn hỏi tại sao có khổ; bạn chưa bao giờ hỏi tại sao có phúc lạc. Bạn hỏi tại sao có chết; bạn chưa bao giờ hỏi tại sao có sống. Bạn hỏi tại sao có ghét; bạn chưa bao giờ hỏi tại sao có yêu. Khi có yêu, không có câu hỏi về nó. Bạn chấp nhận nó một cách toàn bộ. Khi có ghét, câu hỏi này nảy sinh. Khi bạn trong phúc lạc, không hỏi, không truy vấn, không triết lí nào nảy sinh từ nó. Khi bạn đang trong phiền não, đau khổ, bạn hỏi, "Tại sao có khổ này? Tại sao mình khổ? Tại sao toàn thế giới khổ?" Chỉ khi cái gì đó đi sai thì câu hỏi này mới nảy sinh. Khi mọi thứ là được, không có việc hỏi. Bạn chấp nhận sự tồn tại trong tính toàn bộ của nó.
Cho nên nhớ điều này: nếu bạn có cái 'tại sao' bạn cần thiền, vì không có thiền cái 'tại sao' sẽ không biến mất.
Và câu trả lời chỉ tới cho những người đã dừng việc hỏi. Câu trả lời chỉ có thể được hiểu bởi những người không trong tâm trạng để hỏi. Tâm trí hỏi không trong tâm trạng để nghe. Nó liên tục nghi vấn. Câu hỏi được tạo ra trong tâm trí cũng giống như lá mọc ra trên cây. Nếu tâm trí bạn ốm yếu, câu hỏi sẽ bắt nguồn từ đó. Chỉ nếu tâm trí bạn đã biến mất, và cái toàn thể và cái mạnh khoẻ bên trong đã được thu lấy, các câu hỏi sẽ chấm dứt.
Và khi không có câu hỏi, bạn đã có được câu trả lời tối thượng. Câu trả lời tối thượng đó không trong lời. Nó là tính tồn tại. Bạn sống nó; bạn trở thành nó.
Xem Phụ lục 17Quay về Mục lục

0 Đánh giá

Ads Belove Post