Read more
Thuật giả kim mới hướng bạn vào trong
Bài giảng về Thiền
Phụ lục 7. Tẩy
rửa và Thiền: Các bước trên đường
Câu hỏi 1
Mối quan hệ giữa dục và chết là gì?
Tôi đã nói rằng con người sợ cả
hai. Đó là lí do tại sao chúng là điều cấm kị. Không ai nói về dục và không ai
nói về chết.
Chúng ta vẫn còn im lặng về hai
điều này. Chúng ta vẫn còn im lặng trong các thế kỉ và thế kỉ. Chúng là những
chủ đề cấm kị, chúng thậm chí phải không được nhắc tới. Khoảnh khắc chúng được
nhắc tới, cái gì đó bắt đầu run rẩy bên trong chúng ta.
Dường như là một kìm nén sâu có
đó. Đó là lí do tại sao chúng ta đã tạo ra các từ thay thế. Ở phương tây họkhông
nói, "Chúng ta có dục." Họ nói, "Chúng ta làm tình yêu." Nó
là từ thay thế. Và là giả, vì yêu là chiều hướng khác toàn bộ. Có dục là có dục;
nó không phải là làm tình yêu. Yêu có thể chứa dục, nhưng nó có phẩm chất khác
hoàn toàn.
Chúng ta chưa bao giờ nói về chết
một cách trực tiếp. Nếu ai đó chết, chúng ta dùng các từ thay thế. Chúng ta nói
người đó đã đi gặp Cha người đó, hay người đó đã lên cõi trời. Chết không bao
giờ được đối diện trực tiếp.
Chúng ta đã tạo ra nhiều hiện
tượng giả quanh chết và dục. Nếu hai người sắp cưới nhau, dục thậm chí không được
nhắc tới. Và họ sẽ được cưới nhau vì dục! Chúng ta đã tạo ra một ảo tưởng lớn
quanh hôn nhân, nhưng sự kiện trần trụi, trơ trụi là dục. Chúng ta đã tạo ra
nghi lễ, nghi lễ lớn về hôn nhân, chỉ để che giấu sự kiện này. Tại sao?
Tại sao có cấm kị chỉ về hai điều
này? Hai điều này có quan hệ sâu sắc. Lí do cho mối quan hệ của chúng là thế
này:
Đầu tiên, bạn được sinh ra từ dục,
việc sinh là dục. Và sinh và chết là hai cực của một điều. Trong chính việc
sinh của bạn, chết được ẩn kín. Đó là lí do tại sao con người trở nên nhận biết
về mối quan hệ sâu sắc giữa dục và chết. Chết không thể xảy ra mà không có dục
cũng như sinh không thể xảy ra nếu không có dục.
Bạn có thể tự hỏi... Có cực
thích - con amip và các vi khuẩn khác - mà không được sinh ra từ dục nhưng từ một
phân chia đơn giản. Amip liên tục lớn lên, nuôi dưỡng. Một giới hạn nào đó được
đạt tới khi thân thể phân chia thành hai, vì nó trở nên lớn tới mức bây giờ
amip không thể di chuyển được. Đến giới hạn nào đó thân thể liên tục lớn và thế
rồi nó phân chia thành hai. Thế rồihai thân thể tiếp tục lớn và phân chia thành
bốn. Không có dục, chỉ phân chia đơn giản. Đó là lí do tại sao amip được biết
là bất tử. Amip không bao giờ chết. Nếu thức ăn được cung cấp liên tục, amip
không bao giờ chết. Không có nhu cầu chết, vì không có dục.
Con người không thể trở thành bất
tử chừng nào chúng ta chưa tìm ra cái gì đó thay đổi toàn thể quá trình sinh sản.
Nếu con người có thể được sinh ra mà không có dục, con người sẽ không bao giờ
chết. Chết là một phần của dục giống như sinh là một phần của dục.
Điều này có thể được hiểu theo
cách khác nữa. Những người đã từng mê mải và bị ám ảnh với khái niệm về tính bất
tử, tất cả những truyền thống đó mà đã cố gắng bằng cách nào đó làm cho con người
thành bất tử, bao giờ cũng chống lại dục. Yoga, đặc biệt Hatha yoga, đã cố gắng
sâu sắc để tìm ra các phương pháp kéo dài cuộc sống. Đó là lí do tại sao Hatha
yoga chống lại dục. Hatha yoga nói rằng nếu bạn muốn kéo dài cuộc sống, đừng đi
vào trong dục, vì dục mang chết tới gần hơn.
Nhưng bạn đã được sinh ra rồi,
cho nên bạn đã được bao hàm trong dục rồi. Dù bạn kìm nén dục của bạn, hay bạn
diễn đạt nó, sẽ không tạo ra khác biệt gì mấy. Bạn đã đi vào trong một phía.
Phía kia sẽ theo sau.
Dục và chết có quan hệ sâu sắc
theo nghĩa khác nữa. Trong hành động dục sâu, bạn cảm thấy cái chết nào đó, dường
như bạn không còn nữa. Nếu bạn đã thực sự đi vào trong hành động này một cách
toàn bộ, bạn được hội nhập. Thực thể cá nhân của bạn biến mất và lực lớn hơn bạn
tiếp quản. Hành động dục bắt đầu như một hành động tự nguyện, nhưng nó không
bao giờ dừng như một hành động tự nguyện. Một điểm tới mà cơ chế tự nguyện của
bạn bị tiếp quản bởi cơ chế không tự nguyện. Một điểmtới nơi tâm trí ý thức của
bạn bị ném đi và vô thức tiếp quản. Một điểm tới khi bản ngã của bạn không thể
tồn tại và vô bản ngã lên nắm quyền, trong kiểm soát. Bạn cảm thấy cái chết bất
thần của bản ngã; bạn cảm thấy bạn đang chết.
Đó là lí do tại sao những người
rất bản ngã không thể đạt tới cực thích dục. Họ không thể ở trong buông bỏ; họ
không thể cho phép vô thức của họ tiếp quản. Họ vẫn còn có ý thức về mặt tâm trí
và họ cố kiểm soát toàn thể quá trình. Thế thì, họ không thể đạt tới cực thích
dục sâu được. Con người càng trở nên văn minh, càng ít có khả năng cực thích.
Khoảnh khắc phúc lạc đó khi bản ngã của bạn bị mất đi và bạn được hội nhập vào
trong sự tồn tại là cái chết chắc chắn: chết của bản ngã, chết của ý thức, chết
của tính cá nhân của bạn.
Đó là lí do tại sao những người
sợ dục sẽ sợ chết và những người sợ chết sẽ sợ dục. Sợ có đó rằng "Mình có
thể bị mất. Làm sao mình chắc chắn được rằng mình sẽ có khả năng quay lại?"
Điều đó là không chắc chắn. Ai biết liệu bạn có quay lại hay liệu bạn sẽ đi mãi
đi mãi và biến mất hoàn toàn?
Cùng nỗi sợ đó tới trong thiền
nữa. Nó lại là đi vào cực thích sâu, tương tự theo nhiều cách với cực thích dục.
Theo nghĩa nào đó, đích xác như nhau.
Bây giờ, tâm lí học hiện đại, đặc
biệt tâm lí học của Jung, đã đi tới khám phá ra một khái niệm, một khái niệm mật
tông rất cổ. Mật tông nói rằng mọi đàn ông và đàn bà đều là lưỡng dục. Không
đàn ông nào đơn thuần là đàn ông. Anh ta , theo một cách nào đó, cũng là đàn
bà. Và không đàn bà nào đơn thuần là đàn bà. Sâu bên dưới, có người đàn ông ẩn
kín. Cho nên mọi cá nhân, đàn ông hay đàn bà, đều là lưỡng dục. Cái đối lập được
ẩn bên dưới.
Trong thiền sâu, cực thích dục
xảy ra - không với ai đó bên ngoài bạn, nhưng với đối lập cực riêng của bạn ở
bên trong. Bạn gặp gỡ ở đó: người đàn bà bên trong của bạn và người đàn ông bên
trong của bạn gặp gỡ. Gặp gỡ này là tâm linh, không có tính thân thể. Họ xuyên
thấu vào nhau, âm và dương. Họ xuyên thấu vào nhau, họ trở thành một, họ hội nhập.
Thiền là cực thích dục sâu giữa hai đối lập cực riêng của bạn. Cùng nỗi sợ lại
tới.
Nếu bạn đi sâu vào trong thiền,
một ngày nào đó, sớm hay muộn, bạn sẽ đi tới biết rằng bây giờ khoảnh khắc cuối
cùng đã tới. Chết sắp xuất hiện: bây giờ mình sẽ chết. Sợ nắm giữ bạn. Trong sợ
đó, bạn có thể quay lại. Nếu bạn quay lại, bạn đã bỏ lỡ một cơ hội lớn mà hiếm
khi tới, rất hiếm. Hết kiếp nọ tới kiếp kia trôi qua trước khi khoảnh khắc hiếm
hoi này tới, khi bạn bắt đầu cảm thấy cực thích sâu bên trong. Người đàn bà bên
trong và người đàn ông bên trong đang gặp gỡ; hai đối lập cực của bạn đang
xuyên thấu vào nhau, trở thành một. Bạn ở khoảnh khắc khi bạn có thể trở thành
cái toàn thể. Nhưng sợ sẽ có đó, vì bản ngã sẽ bị mất. Bạn như bạn biết bản
thân bạn, hình ảnh của bạn, sẽ bị mất. Một con người mới, không liên quan chút
nào tới người cũ, gián đoạn với người cũ, sẽ có đó. Nhưng bạn sẽ chết, với mọi
quá khứ của bạn. Sợ tới.
Chết được đương đầu trong thiền
và chết được đương đầu trong cực thích dục. Nhưng nếu bạn có thể đương đầu với
những cái chết này, bạn sẽ trở nên có khả năng đương đầu với cái chết tối thượng:
cái chết của bản ngã. Và không sợ. Một khi bạn biết rằng bạn có thể đánh mất bản
thân bạn và vậy mà vẫn có thể hiện hữu, một khi bạn biết việc mất đó không thực
sự là mất mà là được, một khi bạn biết rằng việc hội nhập không phải là chết mà
là sống vĩnh hằng - một khi bạn đã biết nó, không có chếtcho bạn. Thân thể bạn
sẽ chết, mọi thứ bạn có sẽ chết, nhưng bạn - chính bản thể, chính nền tảng của
sự tồn tại của bạn - là vĩnh hằng.
Và điều đó là tốt. Nếu bạn có
thể trải nghiệm chết trong dục, bản thân dục trở thành tâm linh; nó trở thành
việc thiền. Một khi bạn có thể biết nó với người đàn bà bên ngoài hay người đàn
ông bên ngoài, với người yêu, sẽ dễ dàng cho bạn đi vào trong thiền và tạo ra
cùng hiện tượng bên trong mà bạn đã biết từ bên ngoài.
Người ta có thể taọ ra nó một
cách trực tiếp trong cõi bên trong nữa. Điều đó sẽ là khó, nhưng nó có thể được
tạo ra. Một khi nó được tạo ra và bạn đã biết sự gặp gỡ sâu, giao cảm sâu bên
trong hai đối lập cực riêng của bạn, dục bên ngoài sẽ biến mất. Nó chỉ là cái
thay thế cho dục bên trong này. Tôi gọi dục bên trong này là: thiền. Bạn một
mình, trong cực thích sâu sắc với đối lập cực riêng của bạn.
Bất kì khi nào bạn cảm thấy chết,
cảm nó đi. Đừng trốn chạy. Chết là đẹp; chết là điều bí ẩn lớn nhất, còn bí ẩn
hơn cả sống. Qua sống bạn có thể thu được thế giới, thế giới vô tích sự - vô
nghĩa, vô giá trị. Qua chết bạn có thể thu được cái vĩnh hằng. Chết là cánh cửa.
Socrates sắp chết; chất độc đã
được trao cho ông ấy. Mặt ông ấy có vẻ cực lạc. Các bạn ông ấy hỏi ông ấy,
"Socrates, ông sắp chết trong vài khoảnh khắc. Sao ông trông hạnh phúc thế,
phúc lạc thế? Chúng tôi chưa bao giờ thấy bất kì ai chết với mặt phúc lạc thế,
với mắt cực lạc thế. Vấn đề là gì? Cái gì đang xảy ra cho ông?"
Socrates nói, "Tôi đang đi
vào chết đây, điều bí ẩn lớn nhất. Sống không là gì trước nó. Cái không biết
đang mở ra trước tôi, cái vô giới hạn, cái không được thăm dò. Tôi đang trên cuộc
du hành lớn. Tôi đang đánh mất bảnthân tôi, nhưng thu được toàn thể vũ trụ,
toàn thể sự tồn tại."
Đừng sợ chết. Sợ chết ngăn cản
bạn khỏi mọi kinh nghiệm sâu sắc: của yêu, của thiền, của cực lạc. Một khi bạn
sợ chết, bạn bị ngăn cản khỏi mọi kinh nghiệm sâu sắc.
Sẵn sàng chết đi. Thế thì sống,
sống vĩnh hằng, sẽ là của bạn. Jesus nói, "Bất kì ai cố cứu bản thân mình
sẽ đánh mất bản thân mình. Và bất kì ai sẵn sàng đánh mất bản thân mình sẽ đạt
tới bản thân mình."
Xem Phụ lục 8 - Quay về Mục lục
0 Đánh giá