Read more
Osho nói về Lão Tử
Tôi nói về Lão Tử một cách hoàn toàn khác. Tôi không có quan
hệ với ông ấy, bởi vì ngay cả để có quan hệ thì khoảng cách là cần. Tôi không
yêu ông ấy, bởi vì làm sao bạn có thể yêu chính bản thân mình được? Khi tôi nói
về Lão Tử, tôi nói như thể tôi đang nói về bản thân mình vậy. Hiện hữu của tôi
hoàn toàn là một với ông ấy. Khi tôi nói về Lão Tử cứ dường như là tôi đang
nhìn vào trong tấm gương - khuôn mặt tôi được phản xạ lại. Khi tôi nói về Lão Tử,
tôi hoàn toàn cùng ông ấy. Thậm chí nói 'hoàn toàn cùng ông ấy' cũng không đúng
- tôi là ông ấy, ông ấy là tôi.
Các nhà sử học hoài nghi về sự tồn tại của ông ấy. Tôi không
thể hoài nghi sự tồn tại của ông ấy bởi vì làm sao tôi có thể hoài nghi kinh
nghiệm riêng của mình được? Khoảnh khắc tôi trở nên có thể thì ông ấy trở nên
đúng với tôi. Thậm chí nếu lịch sử có chứng minh rằng ông ấy chưa bao giờ tồn tại
thì điều đó cũng chẳng khác biệt gì đối với tôi cả; ông ấy phải đã tồn tại bởi
vì tôi tồn tại - tôi là bằng chứng. Trong những ngày sau đây, khi tôi nói về
Lão Tử, đấy không phải là tôi nói về ai đó khác. Tôi nói về bản thân mình - dường
như Lão Tử đang nói qua một cái tên khác, một nama-rupa khác, một hoá thân khác.
Lão Tử không giống Mahavira, không toán học chút nào, vậy mà
ông ấy lại rất, rất logic trong tính điên khùng của mình. Ông ấy có logic điên!
Khi chúng ta thấm sâu vào trong lời của ông ấy, bạn sẽ đi tới cảm thấy điều đó;
nó không hiển nhiên và rõ ràng. Ông ấy có logic của riêng mình; logic của ngớ
ngẩn, logic của nghịch lí, logic của người điên. Ông ấy đánh mạnh.
Logic của Mahavira có thể được ngay cả người mù hiểu. Để hiểu
logic của Lão Tử bạn sẽ phải tạo ra đôi mắt. Nó rất tinh tế, nó không phải là
logic thông thường của các nhà logic - nó là logic của cuộc sống ẩn kín, cuộc sống
rất tinh tế. Bất kì điều gì ông ấy nói đều ngớ ngẩn trên bề mặt; sâu bên dưới
nhất quán rất lớn lao sống ở đó. Người ta phải hiểu thấu nó; người ta phải thay
đổi tâm trí mình để hiểu Lão Tử. Mahavira bạn có thể hiểu mà không thay đổi tâm
trí mình chút nào; như bạn hiện tại, bạn có thể hiểu Mahavira. Ông ấy là trên
cùng một đường. Dù ông ấy ở phía trước bạn nhiều đến mấy, dù ông ấy có thể đã đạt
tới đích, nhưng ông ấy vẫn trên cùng đường, cùng con đường mòn.
Khi bạn cố hiểu Lão Tử, ông ấy đi dích dắc. Đôi khi bạn thấy
ông ấy đi sang phương đông, rồi đôi khi lại sang phương tây, bởi vì ông ấy nói
đông là tây và tây là đông, chúng là cùng nhau, chúng là một. Ông ấy tin vào thống
nhất của các cái đối lập. Và đó là cách thức của cuộc sống.
Cho nên Lão Tử chính là người phát ngôn của cuộc sống. Nếu
cuộc sống là ngớ ngẩn, Lão Tử là ngớ ngẩn; nếu cuộc sống có logic ngớ ngẩn cho
nó, Lão Tử có cùng logic đó cho nó. Lão Tử đơn giản phản ánh cuộc sống. Ông ấy
không thêm điều gì cho nó, ông ấy không chọn ra từ nó; ông ấy đơn giản chấp nhận
bất kì cái gì hiện hữu.
Thấy tính tâm linh của vị phật là đơn giản, rất đơn giản;
không thể nào bỏ lỡ nó được, ông ấy phi thường thế. Nhưng lại khó thấy tính tâm
linh của Lão Tử. Ông ấy bình thường thế, hệt như bạn vậy. Bạn sẽ phải trưởng
thành trong hiểu biết. Vị phật đi qua bạn - bạn sẽ ngay lập tức nhận ra rằng một
siêu nhân đã đi qua mình. Ông ấy mang sức quyến rũ của một siêu nhân quanh
mình. Khó mà bỏ lỡ ông ấy, gần như không thể nào bỏ lỡ ông ấy được. Nhưng Lão Tử...
ông ấy có thể là hàng xóm của bạn đấy. Bạn có thể đã bỏ lỡ ông ấy bởi vì ông ấy
bình thường thế, ông ấy bình thường một cách phi thường thế. Và đó là cái đẹp của
nó.
Trở thành phi thường là đơn giản: chỉ cần có nỗ lực, cần rèn
luyện, cần trau dồi. Nó là kỉ luật bên trong sâu sắc. Bạn có thể trở thành rất,
rất tinh tuý, một cái gì đó hoàn toàn phi trần gian, nhưng để là bình thường mới
thực là điều phi thường nhất. Chẳng nỗ lực nào có ích cả - vô nỗ lực mới cần.
Không công phu nào có ích cả, không phương pháp, không phương cách nào sẽ có
ích ngoài hiểu biết. Ngay cả thiền cũng sẽ chẳng có ích gì. Để trở thành vị phật,
thiền sẽ có ích. Để trở thành Lão Tử, thậm chí thiền cũng chẳng giúp ích được -
chỉ hiểu biết thôi. Chỉ hiểu biết cuộc sống như nó đang thế, và sống nó với
dũng cảm; không trốn chạy khỏi nó, không che giấu nó, đối mặt với nó với dũng cảm,
dù nó là bất kì cái gì, tốt hay xấu, thiêng liêng hay ác độc, cõi trời hay địa
ngục.
Rất khó để là một Lão Tử hay để nhận ra một Lão Tử. Trong thực
tế, nếu bạn có thể nhận ra một Lão Tử, thì bạn đã là một Lão Tử rồi. Để nhận ra
vị phật bạn không cần là vị phật, nhưng để nhận ra Lão Tử bạn cần phải là một
Lão Tử - bằng không thì không thể được.
Tương truyền rằng Khổng Tử tới gặp Lão Tử. Lão Tử là ông
già, Khổng Tử trẻ hơn. Lão Tử gần như vô danh, Khổng Tử gần như ai cũng biết.
Vua và hoàng đế hay mời ông ấy vào triều; những người khôn ngoan hay tới hỏi ý
ông ấy. Ông ấy là người khôn ngoan nhất Trung Quốc thời đó. Nhưng dần dần ông ấy
phải đã cảm thấy rằng khôn ngoan của mình có thể chỉ hữu dụng cho người khác,
còn ông ấy không phúc lạc, ông ấy chẳng đạt được cái gì cả. Ông ấy phải đã trở
thành chuyên gia, có thể có ích cho người khác, nhưng không có ích cho bản thân
mình.
Thế là ông ấy bắt đầu việc tìm kiếm bí mật để tìm ra ai đó
có thể giúp được ông ấy. Thông thường người khôn ngoan sẽ không làm điều đó, bởi
vì họ quen tới vì lời khuyên của riêng mình. Các học giả lớn sẽ không làm điều
đó; họ quen tới hỏi ông ấy về vấn đề của họ. Nhưng phải có ai đó ở đâu đó - cuộc
sống là bao la. Ông ấy đã thử việc tìm kiếm bí mật.
Ông ấy phái đệ tử đi tìm ra ai đó có thể có ích cho mình, và
họ về với thông tin rằng có một người sống - chẳng ai biết tên ông ấy cả - ông ấy
được biết tới như lão già. Lão Tử có nghĩa là ‘lão già’. Từ này không phải là
tên của ông ấy, chẳng ai biết tên của ông ấy cả. Ông ấy là người vô danh tới mức
không ai biết ông ấy sinh ra khi nào, không ai biết ai là bố ông ấy hay ai là mẹ
ông ấy. Ông ấy đã sống chín mươi tuổi nhưng rất hiếm người bắt gặp ông ấy, rất
hiếm hoi, những người có con mắt và cái nhìn khác mà qua đó mà hiểu ông ấy. Ông
ấy là con người hiếm hoi duy nhất - một con người bình thường thế, nhưng là tâm
trí con người hiếm hoi duy nhất.
Nghe tin rằng một người được biết là Lão Già tồn tại, Khổng
Tử tới gặp ông ấy. Khi ông ấy gặp Lão Tử, ông ấy có thể cảm thấy rằng đây là con
người của hiểu biết vĩ đại, toàn vẹn trí tuệ vĩ đại, nhạy bén logic vĩ đại,
thiên tài. Ông ấy có thể cảm thấy rằng cái gì đó có đó, nhưng ông ấy không thể
nắm bắt được nó. Mơ hồ, bí ẩn, có cái gì đó; con người này không phải là người
thường mặc dầu ông ấy có vẻ hoàn toàn bình thường. Cái gì đó ẩn kín; ông ấy
đang mang kho báu.
Khổng Tử hỏi, "Thầy nói gì về đạo đức? Thầy nói gì về
tu dưỡng tính cách tốt?" - bởi vì ông ấy là nhà đạo đức và ông ấy nghĩ rằng
nếu bạn tu dưỡng tính cách tốt thì đó là thành đạt cao nhất.
Lão Tử cười to, và nói, "Nếu ông vô đạo đức, chỉ thế
thì câu hỏi về đạo đức này mới nảy sinh. Và nếu ông không có tính cách nào, chỉ
thế thì ông mới nghĩ tới tính cách. Con người của tính cách hoàn toàn quên lãng
về sự kiện rằng bất kì cái gì như tính cách tồn tại. Con người của đạo đức
không biết từ 'đạo đức' nghĩa là gì. Cho nên đừng ngu xuẩn! Và đừng cố gắng tu
dưỡng. Chỉ tự nhiên."
Và con người này có năng lượng vô biên đến mức Khổng Tử bắt
đầu run rẩy. Ông ấy không thể nào ở lại với Lão Tử. Ông ấy trốn mất. Ông ấy trở
nên sợ hãi - như người ta trở nên sợ hãi khi ở gần vực thẳm. Khi ông ấy quay lại
với các đệ tử của mình, những người vẫn đang đợi bên ngoài dưới gốc cây, các đệ
tử không thể nào tin được điều đó. Con người này đã từng đi tới các đế vương,
những quân vương vĩ đại nhất, và họ chưa bao giờ thấy bất kì hốt hoảng nào
trong ông ấy. Còn ông ấy thì run rẩy, mồ hôi lạnh vã ra, ướt đẫm khắp mình. Họ
không thể nào tin được vào điều đó - điều gì đã xảy ra vậy? Cái tay Lão Tử này
đã làm gì thầy của họ? Họ hỏi ông ta và ông ta nói, "Đợi một chút. Để ta
hoàn hồn đã. Con người này là nguy hiểm."
Ông ấy nói với các đệ tử của mình: "Ta đã nghe nói về
những con vật lớn như con voi, và ta biết cách chúng bước đi. Và ta đã nghe nói
về những con vật ẩn kín trong biển, và ta biết cách chúng bơi. Và ta đã nghe
nói về những con chim lớn bay cao hàng nghìn dặm so với mặt đất, và ta biết
cách chúng bay. Nhưng con người này là rồng. Không ai biết ông ta bước đi thế
nào. Không ai biết ông ta sống thế nào. Không ai biết ông ta bay thế nào. Chớ
bao giờ lại gần ông ấy - ông ấy giống như vực thẳm. Ông ấy giống như cái chết."
Và đó là định nghĩa về thầy: thầy là giống như cái chết. Nếu
bạn tới gần thầy, gần nữa, bạn sẽ cảm thấy sợ, run rẩy sẽ chiếm lĩnh. Bạn sẽ bị
nỗi sợ không biết chiếm hữu, cứ dường như là bạn sắp chết. Tương truyền rằng Khổng
Tử chẳng bao giờ tới gặp ông già này nữa.
Lão Tử là bình thường theo một cách. Và theo cách khác thì ông ấy là người phi thường nhất. Ông ấy không phi thường như Phật; ông ấy phi thường theo cách hoàn toàn khác. Phi thường của ông ấy không hiển nhiên thế - nó là kho báu giấu kín. Ông ấy không kì diệu như Krishna, ông ấy không làm phép mầu nào cả, nhưng toàn bộ hiện hữu của ông ấy là phép mầu - cách ông ấy bước, cách ông ấy nhìn, cách ông ấy hiện hữu. Toàn bộ hiện hữu của ông ấy là phép mầu.
Ông ấy không buồn như Jesus; ông ấy không cười, ông ấy có thể cười bụng. Tương truyền rằng ông ấy sinh ra đã cười rồi. Trẻ con sinh ra thì kêu, khóc. Người ta nói về ông ấy rằng ông ấy được sinh ra lại cười. Tôi cũng cảm thấy điều đó phải đúng; một người như Lão Tử sinh ra là phải cười. Ông ấy không buồn như Jesus. Ông ấy có thể cười, và cười nhiều lắm, nhưng sâu bên dưới trong tiếng cười của ông ấy vẫn có nỗi buồn, từ bi - nỗi buồn về bạn, về toàn bộ sự tồn tại này. Tiếng cười của ông ấy không nông cạn.
Zarathustra cười nhưng tiếng cười của ông ấy khác, không có buồn trong nó. Lão Tử buồn như Jesus mà lại không buồn như Jesus; Lão Tử cười như Zarathustra mà lại không cười như Zarathustra. Nỗi buồn của ông ấy có tiếng cười của nó và tiếng cười của ông ấy có nỗi buồn của nó. Ông ấy là sự gặp gỡ của những cái đối lập. Ông ấy là hài hoà, hoà âm.
Nhớ điều này... tôi không bình luận về ông ấy. Không tồn tại khoảng cách giữa tôi và ông ấy. Ông ấy đang nói với các bạn qua tôi - một thân thể khác, một cái tên khác, một hoá thân khác, nhưng cùng tâm linh ấy.
0 Đánh giá