Chương 1. Thiền: Công án về sự sống

Chương 1. Thiền: Công án về sự sống

Price:

Read more

Thiền: Thú vị, Sức sống, Phấn khởi và Sinh động - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 1. Thiền: Công án về sự sống

Câu hỏi 1
Osho ơi, Thầy có thực sự nghĩ Thiền là đầy thú vị, sức sống, phấn khởi và sinh động không?
Samadhi,
Thiền không phải là tôn giáo, nó là cuộc sống đang sống trong tính toàn bộ của nó, ở đây bây giờ. Tôn giáo bao giờ cũng trì hoãn sống: họ cho bạn ảo tưởng đẹp về cuộc sống ở đâu đó trong tương lai, xa xăm, bên ngoài cái chết. Đó là chiến lược để làm chệch hướng và sao lãng bạn khỏi thực tại của cuộc sống. Đó là hèn nhát thuần khiết. Nó cũng là việc hợp lí hoá để cho bạn có thể được an ủi: 'Nếu cuộc sống khổ hôm nay, không có gì phải lo cả, ngày mai mọi thứ sẽ là tốt. Thực ra, chịu đựng cuộc sống hôm nay là việc chuẩn bị cho tận hưởng cuộc sống ngày mai, cho nên bạn càng chịu đựng càng tốt hơn. Không có lí do nào để phàn nàn, không có lí do nào để nổi dậy, không có lí do nào để nổi lên chống lại mọi điều đang gây ra khổ.'
Tôn giáo bảo vệ cho thể chế và các quyền lợi được đầu tư. Nó là chiến lược rất tinh vi - tinh vi tới mức trong hàng nghìn năm con người đã sống dưới trọng lượng của nó mà chả bao giờ trở nên nhận biết về cái gì đang được làm cho con người. Karl Marx gần như đúng: rằng tôn giáo không là gì ngoài thuốc phiện cho mọi người. Nó giữ bạn dùng ma tuý, nó giữ bạn hi vọng, chờ đợi - và ngày mai không bao giờ tới. Ham muốn, mơ màng về cuộc sống sau chết là việc lãng phí thời gian, năng lượng vô cùng, và nó cũng giữ bạn ngu xuẩn. Cuộc sống là ở đây bây giờ - không có cuộc sống khác. Cuộc sống không biết tới quá khứ, không biết tới tương lai, nó chỉ biết hiện tại.
Thiền có tầm quan trọng vô cùng. Nó là việc nở hoa vĩ đại nhất của tâm thức con người đã đạt tới, và nó là một trong những cuộc cách mạng nền tảng nhất; nó chặt chính rễ của cái gọi là cấu trúc tôn giáo của tâm trí. Nó không phải là tôn giáo, nó là tính tôn giáo thuần khiết. Nó không là tôn giáo theo nghĩa của việc là Hindu giáo, Mô ha mét giáo, Ki tô giáo, Phật giáo. Do đó gọi Thiền là 'Thiền Phật giáo' là sai: nó chẳng liên quan tới Phật giáo chút nào. Nó không hướng vào quá khứ, nó không được hứng khởi bởi quá khứ - nó cũng không có mục đích trong tương lai - nó là việc sống cuộc sống của bạn một cách đam mê, mãnh liệt, đặc biệt chính khoảnh khắc này.
Chính ý tưởng về chính khoảnh khắc này làm tan nát tâm trí vì tâm trí sống trong quá khứ và tương lai. Và Thiền là cú đánh bay tâm trí: nó chặt tâm trí trong một nhát, nó phá huỷ tâm trí, nó đem bạn sang cõi bên kia ngay tức khắc. Thiền là phương cách của chứng ngộ bất thần.
Tâm trí muốn chậm chạp, dần dần, nó muốn di chuyển cẩn thận, thận trọng, canh chừng, nghĩ về ủng hộ và chống đối. Thiền là bước nhảy vào trong chính chỗ hoạt động nhất của sự sống. Và sự sống bao quanh bạn cả bên trong và bên ngoài. Cũng như cá trong đại dương, bạn ở trong sự sống. Đừng chờ đợi khoảnh khắc tiếp, sống nó bây giờ đi. Thiền là thách thức, mạo hiểm, đánh bạc: đặt mọi thứ và đánh cược cho khoảnh khắc này.
Người tôn giáo không thể hiểu được điều đó - tôi ngụ ý cái gọi là tính tôn giáo. Và thế giới đầy họ: có người Ki tô giáo, và có người Hindu giáo, người Mô ha mét giáo, người Do Thái, Phật tử, và người Jainas - những người này không thể hiểu được Thiền chút nào. Chừng nào bạn chưa gạt bỏ hết những ý thức hệ này bạn sẽ không hiểu Thiền là gì.
Thiền không phải là ý thức hệ, nó không phải là triết lí, nó là việc sống theo cách tồn tại, không theo cách trí tuệ. Thiền không liên quan tới lời, khái niệm, lí thuyết, giả thuyết, giả định, niềm tin, mối quan tâm toàn bộ của nó với thực tại tức khắc. Thực tại phải được đương đầu mà không có rào chắn nào. Chừng nào toàn thể tâm trí bạn chưa bị gạt sang bên bạn không thể hiểu được Thiền.
Samadhi, nó chắc chắn đầy thú vị, sức sống, phấn khởi và sinh động.
James Broughton đã nói: 'Thiền là từ khác cho thú vị, cho sức sống và phấn khởi và sinh động. Nếu bạn không có lòng thèm muốn sự sống như nó vậy, và không bị háo hức bởi công án về cuộc sống ở đây này là về cái gì, thì Thiền không dành cho bạn.'
Điều tôi đang làm ở đây là Thiền thuần khiết. Tôi đang chuẩn bị cho bạn gạt bỏ tâm trí bạn.
Tâm trí có nhiều đặc tính, nhiều khía cạnh. Và từng tôn giáo đã chọn một khía cạnh của tâm trí và làm ồn ào về nó, đã lôi khía cạnh đó tới điều tối thượng của nó, kết luận logic. Đây là cái gì đó cần được hiểu rất sâu vì nó là nền tảng cho hiểu biết về cách tiếp cận Thiền.
Bình thường bạn nghĩ ai đó là người Mô ha mét giáo và ai đó là người Hindu và ai đó là người Jaina. Điều đó không thực sự đúng. Mọi người trong vô thức của mình đều mang mọi đặc trưng này bên trong mình: người đó là người Hindu, người đó là người Mô ha mét giáo, người đó là người Ki tô giáo, người đó là người Jaina, người đó là người Do Thái, người đó là Phật tử. Tất nhiên, nếu người đó được sinh vào một gia đình Phật tử thế thì khía cạnh Phật tử nổi lên, trở thành quá lớn, quá áp đảo, và các khía cạnh khác của tâm trí bị kìm lại, bị che đậy. Nếu người đó được sinh ra trong gia đình Mô ha mét giáo khía cạnh khác của tâm trí trở thành nổi trội. Nhưng các khía cạnh khác bao giờ cũng hiện diện ở đó, và chúng liên tục làm việc từ vô thức sâu của bạn.
Cho nên như tôi thấy nó, từng người đều có mọi tôn giáo này trong mình. Đó là lí do tại sao bạn có thể tìm thấy những người có thể tạo ra việc tổng hợp của mọi tôn giáo này. Việc tổng hợp đó không có giá trị; nó đơn giản chỉ ra rằng họ đang cố đặt tương quan cho mọi khía cạnh của tâm trí.
Chẳng hạn, mọi người đều có tính bản ngã, nhưng Hindu giáo đã phát triển tính bản ngã tới việc nở hoa tối thượng của 'linh thiêng hơn ngươi'. Mọi người Hindu đều tin người đó được sinh ra để dạy thế giới, người đó được sinh ra với một thông điệp đặc biệt từ Thượng đế. Người đó kế thừa tôn giáo thực, tôn giáo đúng, sanantan dharma, tôn giáo vĩnh hằng. Và người đó nghĩ rằng người đó bao dung, rằng người đó chấp nhận, rằng người đó không cuồng tín, rằng người đó không cố can thiệp vào cuộc sống của bất kì ai theo bất kì cách nào. Thực ra, người đó đang làm mọi điều này, nhưng theo cách rất tinh vi.
Người Hindus rất không khoan dung. Ngay cả ý tưởng rằng họ khoan dung cũng biểu lộ sự không khoan dung của họ. Tại sao bạn phải nghĩ bản thân bạn khoan dung nếu bạn không phải là không khoan dung?
Tôi không bao giờ nghĩ rằng tôi là người khoan dung. Tại sao tôi phải nghĩ tới khoan dung chút nào? Nếu không khoan dung không có đâu đó trong vô thức thế thì khoan dung không được cần tới, bạn đơn giản là bản thân bạn. Nhưng ý tưởng này về ‘linh thiêng hơn ngươi', bản ngã linh thiêng này là đặc trưng cơ bản của tâm trí Hindu.
Nhưng điều đó không chỉ có trong tâm trí Hindu; nó tràn ngập mọi tôn giáo theo những cách khác nhau. Người Do Thái nghĩ họ là người được chọn của Thượng đế. Người Ki tô giáo nghĩ rằng Jesus là con trai duy nhất của Thượng đế và có những người đi theo ông ấy, và vào thời gian, thời gian tối thượng của Ngày phán xử cuối cùng, Jesus sẽ tách nhóm của ông ấy ra, con chiên của ông ấy, với những người khác, và chỉ con chiên của ông ấy sẽ được cứu - những người khác sẽ bị tống vào ngọn lửa địa ngục.
Và cùng điều đó là đúng cho người Mô ha mét giáo, và cùng điều đó là đúng cho người Jaina và Phật tử và người theo Khổng Tử và các Đạo nhân và người Sikhs. Mọi người có ý tưởng đó ở đâu đó. Cho nên điều đó không là gì đặc biệt cho người Hindus, nhưng họ đã phát triển nó, cải tiến nó, trau dồi nó, làm cho nó có vẻ rất đẹp: họ đã tô điểm nó.
Người Mô ha mét giáo về căn bản là cuồng tín, hoàn toàn cuồng tín - người đó đã phát triển khía cạnh đó của tâm trí. Mọi tâm trí đều cuồng tín: nếu bạn sống trong tâm trí bạn không thể đi ra ngoài sự cuồng tín. Nhưng người Mô ha mét giáo đã phát triển nó tới đỉnh cao nhất của nó. Tôn giáo của người đó là tôn giáo tới sau cùng trên trái đất. Mohammed là nhà tiên tri cuối cùng. Bây giờ sẽ không có bất kì nhà tiên tri nào khác; Thượng đế đã gửi ấn bản cuối cùng của thông điệp của ngài. Đã từng có các thông điệp khác trước đây, nhưng chúng tất cả đều bị cắt bỏ. Thông điệp cuối cùng đã tới và nó là tuyệt đối đúng tới mức không có nhu cầu về bất kì nhà tiên tri nào khác tới trái đất lần nữa. Điều này là cuồng tín thuần tuý. Nhưng điều này hiện diện trong mọi người.
Tôi đã sống cùng với một trong các giáo sư của tôi. Vào một sáng mùa đông giống như thế này, tôi đang ngồi trong vườn của ông ấy đọc sách. Mẹ già của ông ấy bước ra - rất già, tám mươi tuổi, và bà ấy nói, 'Cháu đọc gì vậy?' Chỉ để chọc tức bà ấy tôi nói, 'Koran.'
Bà già tám mươi tuổi đó đột nhiên giằng lấy cuốn sách từ tay tôi, ném nó ra ngoài vườn. Đột nhiên bà ấy trở nên trẻ thế! Thực là hay khi thấy bà ấy trở lại tuổi thanh niên. Bà ấy dữ tợn thế. Bà ấy nói, 'Không được đem Koran vào nhà tôi! Chúng tôi là người brahmin thuần khiết. Và nếu cháu muốn đọc, cháu không thể đọc Bhagavad Gita sao? Cháu không thể đọc Veda sao? Chúng ta có hàng nghìn kinh sách, tại sao đọc Koran? Đừng bao giờ đem sách đó vào trong nhà tôi!'
Con trai bà ấy, giáo sư của tôi, chạy từ phòng ông ấy ra nói: 'Cái gì xảy ra vậy?' Và tôi nói với ông giáo sư, 'Mẹ thầy là người Mô ha mét giáo.' Bà mẹ nhìn tôi, bà ấy nói, 'Cháu ngụ ý gì? Bà, và là người Mô ha mét giáo sao?'
Tôi nói, 'Vâng, vì đây là đặc trưng của người Mô ha mét giáo, sự cuồng tín này. Và bà ngu nữa vì đó là Bhagavad Gita!'
Bà ấy chạy xô ra, cúi lạy cuốn sách, lau sạch nó, đem nó lại và đưa nó cho tôi, và nói, 'Đây là loại trò đùa gì vậy?' - vừa run rẩy, lẩy bẩy. Tôi nói, 'Đây là Koran, và bà đã cúi lạy Koran!'
Tâm trí cuồng tín này có đó.
Caliph Omar tới Alexandria, và Alexandria có thư viện lớn nhất thế giới. Người ta nói rằng nó chứa những kho báu vô cùng từ mọi nền văn minh cổ mà đã biến mất - văn minh Assyri, văn minh Babylon, và thậm chí các nền văn minh đã biến mất hoàn toàn. Ngay cả tên của họ đã biến mất. Nó có mọi kinh sách thuộc vào lục địa Atlantis, mà đã chìm vào tron đại dương - toàn thể lục địa này đã biến mất. Bây giờ nó là Đại Tây dương, nhưng có thời nó đã là một lục địa lớn; một trong những nền văn minh vĩ đại nhất đã nở hoa ở đó.
Alexandria chưa bao giờ bị vượt qua khi có liên quan tới các kinh sách cổ đại.
Omar tới với đuốc trong tay - đuốc cháy trong một tay và Koran trong tay kia. Và ông ấy nói với người phụ trách thư viện, 'Ta phải hỏi ông hai câu hỏi. Thứ nhất, trong thư viện này có cái gì hơn, nhiều hơn Koran không?' Và trước khi thủ thư có thể trả lời, bản thân ông ta nói, 'Nếu có nhiều hơn thì ta sẽ đốt thư viện này, vì Koran là đủ. Bất kì cái gì nhiều hơn nó đều không được cần. Nếu nó được cần ngay chỗ đầu tiên nó đã ở trong bản thân Koran rồi. Cho nên ta sẽ đốt nó. Và câu hỏi thứ hai: Có bất kì cái gì trong toàn thể thư viện này mà được viết trong bản thân Koran không?' Và lại trước khi thủ thư có thể trả lời ông ta lại tự mình trả lời. Ông ta nói, 'Nếu ông nói rằng thư viện này đơn giản lặp lại Koran theo cách khác, thế nữa ta sẽ đốt nó vì nó không được cần. Koran là đủ. Theo cách nào ta cũng sẽ đốt thư viện.'
Đây là cuồng tín. Và ông ta đã đốt nó. Thư viện này là khổng lồ tới mức người ta nói rằng phải mất sáu tháng cho thư viện bị thiêu cháy hoàn toàn. Lửa đã cháy liên tục trong sáu tháng để làm tiêu đi thư viện.
So với thư viện Alexandria, thư viện của Bảo tàng Anh hay thư viện Moscow không là gì cả. Chúng là những thư viện lớn nhất bây giờ. Nếu thư viện Moscow được trải ra quanh trái đất, nếu sách được xếp thành hàng, cuốn nọ tiếp cuốn kia giống như để trên giá, tất cả sách của thư viện Moscow sẽ đi vòng quanh trái đất ba vòng. Nhưng điều này không là gì khi so sánh với thư viện Alexandria.
Và Bảo tàng Anh thậm chí còn có nhiều sách hơn. Chúng sẽ đi quanh trái đất bẩy lần. Nhưng người ta nói rằng ngay cả hai thư viện này cùng nhau cũng vẫn không so sánh được với thư viện Alexandria. Nó chứa toàn thế quá khứ. Bây giờ chúng ta chỉ biết hai nghìn năm lịch sử, nhưng nó đã chứa ít nhất một trăm nghìn năm lịch sử. Nó có giá trị mênh mông, nhưng kẻ cuồng tìn đã đốt nó.
Mô ha mét giáo đã phát triển một đặc trưng của tâm trí. Từng tâm trí đều cuồng tín. Bạn muốn bạn là đúng và người khác là sai. Bạn bao giờ cũng đúng và người khác bao giờ cũng sai. Vấn đề không phải là bạn đúng về cái gì; vì chính bạn tin vào nó, nó phải đúng. Người cuồng tín không logic, người đó là phi logic. Người cuồng tín không sẵn sàng hiểu, người đó là người tin và niềm tin của người đó là tuyệt đối. Người đó không mở, người đó đóng. Và đây là đặc trưng của mọi tâm trí.
Người Jaina là người tàn bạo-tự bạo. Và mọi tâm trí đều là tàn bạo-tự bạo. Người ta tận hưởng việc hành hạ thân thể vì tâm trí cảm thấy có quyền lực. Khi bạn hành hạ thân thể bạn, bạn tận hưởng việc hành hạ đó vì tâm trí bạn bắt đầu nghĩ, 'Bây giờ mình là người chủ và thân thể là nô lệ.' Đó là điều Jaina giáo đã từng thuyết giảng: làm chủ thân thể bạn. Nếu thân thể hỏi xin thức ăn, không trao thức ăn cho thân thể. Bạn là người chủ, bạn phải khẳng định quyền làm chủ của bạn. Cho nên nhịn ăn trở thành một trong những điều có ý nghĩa nhất trong Jaina giáo. Và những người có thể nhịn ăn nhiều ngày được coi là thánh nhân lớn. Họ đơn giản đang hành hạ thân thể họ - họ ốm yếu về tinh thần. Khi thân thể cần thức ăn, thức ăn phải được trao cho thân thể; thân thể là ngôi đền - nó phải được yêu, được kính trọng. Nhưng Jaina giáo đã phát triển đặc trưng đó tới điểm tận cùng, điểm ô mê ga của nó.
Điều đó tồn tại trong mọi người. Bạn cũng thích thú hành hạ thân thể bạn theo nhiều cách, và bạn cảm thấy thoải mái khi bạn thành công trong hành hạ nó. Khi bạn có thể ép buộc thân thể bạn như nô lệ, như cái máy, chắc chắn ý tưởng về quyền lực nảy sinh trong bạn rằng 'Mình có quyền.' Khi bạn không thể ép buộc được nó bạn cảm thấy rất chán.
Chẳng hạn, nếu bạn muốn dừng hút thuốc. Hút thuốc có thể có hại, nhưng bạn tận hưởng nó. Nó phải giúp cho bạn theo cách nào đó. Nó có thể làm thảnh thơi bạn theo cách nào đó, nó có thể đem tâm trí của bạn đi xa khỏi những bận bịu thường xuyên, những lo âu, lo lắng. Mọi người hút thuốc chỉ khi họ rất căng thẳng. Khi họ không căng thẳng họ không có xu hướng hút thuốc. Khi họ căng thẳng họ hút thuốc. Nếu bạn không hút thuốc căng thẳng của bạn liên tục tích luỹ lại, điều còn nguy hiểm hơn nhiều so với hút thuốc. Hút thuốc là ngu xuẩn, không nguy hiểm. Có thể bạn sẽ sống ít hơn một hay hai năm - vậy thì sao nào? Bạn định làm gì cho dù bạn sống hai, ba năm thêm nữa? Nếu bạn đã không làm gì trong bẩy mươi năm, bạn hi vọng làm gì trong hai năm thêm đó? Bạn sẽ liên tục làm cùng điều vô nghĩa, bạn sẽ sống cùng khổ đó. Cho nên đó không phải là vấn đề. Dù bạn mạnh khoẻ hay không mạnh khoẻ, hơi chút không mạnh khoẻ, chả thành vấn đề gì mấy. Thực ra, nó có thể ngăn cản bạn khỏi việc là mối phiền toái.
Nghĩ mà xem: nếu Adolf Hitler mà là người què hay bị bệnh amip hay liên tục bị viêm gan, thế giới chắc đã được cứu. Thực ra, Adolf Hitler chống hút thuốc, chống rượu. Ông ấy là người ăn chay trường như Mahatma Gandhi.
Thực ra, cả hai người này có nhiều điểm chung. Cả hai đều tin vào đi ngủ sớm và cả hai đều tin vào dậy sớm buổi sáng. Cả hai đều tin rằng thức ăn chay là tốt. Cả hai đều tin rằng hút thuốc là xấu, rượu là xấu. Cả hai đều là những thánh nhân lớn. Khác nhau duy nhất là ở chỗ Mahatma Gandhi có đặc trưng Jaina được phát triển rất nhiều trong ông ấy - ông ấy chỉ có mười phần trăm Hindu, chín mươi phần trăm Jaina - cho nên ông ấy đã tự hành hạ bản thân mình. Adolf Hitler có đặc trưng của người Mô ha mét giáo được phát triển trong ông ấy: ông ấy hành hạ người khác, ông ấy không hành hạ bản thân mình. Nhưng cả hai đều hành hạ. Họ hành hạ ai không có mấy ý nghĩa. Cả hai đều tận hưởng việc hành hạ.
Adolf Hitler chắc đã là phúc lành lớn cho thế giới nếu như ông ấy đã hút thuốc. Ông ấy chắc đã ít căng thẳng nếu như ông ấy dùng rượu. Tôi nghĩ chắc sẽ không có thế chiến hai. Nếu như ông ấy là kẻ ăn chơi mọi sự chắc đã tốt hơn nhiều trong thế giới này. Nhưng ông ấy rất khắt khe, đạo đức.
Cho nên tôi thấy rằng không có mấy hại trong việc hút thuốc hay uống chút ít rượu cồn. Rượu cũng là thứ chay! Thuốc lá không phải là cái gì không chay, nó là chay. Và chỉ hít khói vào và nhả khói ra chỉ là cách làm pranayama, làm bài tập chút ít, bài tập thở - có hại cho bạn, nhưng chẳng có gì mấy mà làm ồn ào lên.
Nhưng mọi người cố gắng kiểm soát nó. Nếu họ thành công họ trở nên bản ngã, điều còn nguy hiểm hơn nhiều. Nếu họ thất bại họ cảm thấy mặc cảm, họ cảm thấy chán nản, điều còn nguy hiểm hơn nhiều. Nếu họ thất bại họ trở nên kết án bản thân họ, họ đánh mất kính trọng với bản thân họ. Và khoảnh khắc bạn đánh mất kính trọng bản thân bạn, nhớ lấy, bạn đang đánh mất tin cậy của bạn vào sự sống. Bây giờ bạn sẽ sống chỉ ở mức tối thiểu, cuộc sống của bạn sẽ không có điệu vũ, nó sẽ không có phẩm chất của mở hội; nó sẽ chỉ là kéo lê.
Nhưng ý tưởng tàn bạo-tự bạo này tồn tại trong mọi người. Jaina giáo chỉ cải biến nó, phát triển nó, lí tưởng hoá nó, triết lí hoá về nó, biện minh về nó. Nó chỉ là một trong các khía cạnh của tâm trí.
Phật tử đã phát triển khía cạnh khác của tâm trí, kẻ trốn chạy. Né tránh, trốn chạy, đi lên núi, đi vào rừng. Từ bỏ cuộc sống. Điều đó nữa là có trong mọi người nhiều hay ít. Nó tuỳ thuộc vào loại ước định nào đã được áp đặt lên bạn.
Đây là mọi khía cạnh của tâm trí. Bạn có thể phát triển bất kì khía cạnh nào nhưng nó vẫn còn là của tâm trí. Nó không tâm linh chút nào.
Thiền là siêu việt trên tâm trí. Nó không phát triển bất kì khía cạnh nào của tâm trí, nó đưa bạn ra ngoài tâm trí. Và cách duy nhất để đi ra ngoài tâm trí là đi vào trong cuộc sống ở đây và bây giờ. Bạn không là người tàn bạo-tự bạo, bạn không là người trốn chạy, bạn không là người cuồng tín, bạn không là người rởm, không là người ‘linh thiêng hơn ngươi', không là người bản ngã, bạn chỉ phải là bình thường, hoàn toàn bình thường, trong hoà điệu với sự sống, hài hoà với sự sống.
Vâng, tôi đồng ý với James Broughton: 'Thiền là từ khác cho thú vị, sống cuộc sống một cách đam mê, làm cuộc sống thành niềm vui, cuộc liên hoan, bữa tiệc, tình yêu, tiếng cười - vâng, ông ấy là đúng - 'về thú vị và sức sống và phấn khởi và sinh động. Nếu bạn không có khao khát về sự sống như nó vậy, và không thấy hứng thú bởi công án về cuộc sống ở đây là gì, thế thì Thiền không dành cho bạn.'
Thế thì tôi cũng không dành cho bạn.
Nếu bạn đang cố đạt tới cái gì đó trong thế giới khác thế thì Thiền không dành cho bạn và tôi không dành cho bạn. Nếu bạn đang cố đạt tới cõi trời, hi sinh cuộc sống này, từ bỏ cuộc sống này, kết án cuộc sống này, thế thì Thiền không dành cho bạn và tôi không dành cho bạn.
Đây là lí do tại sao gần như mọi tôn giáo sẽ đối lập với tôi, sẽ chống lại tôi, vì tôi sẽ phá huỷ tâm trí, còn tất cả họ đã phát triển một khía cạnh nào đó của tâm trí. Tất cả họ sẽ đồng ý ít nhất trên một điểm: đối lập với tôi. Và tất cả họ đã đồng ý. Họ không bao giờ đồng ý trên bất kì cái gì khác, nhưng họ bao giờ cũng đồng ý bất kì khi nào có một người yêu cuộc sống một cách toàn bộ, mãnh liệt, không giữ lại bất kì cái gì. Mọi tu sĩ này đột nhiên liên kết cùng nhau, vì họ có thể thấy vấn đề rằng toàn thể kinh doanh của họ đang lâm nguy, toàn thể bí mật thương mại của họ đang bị phơi ra. Toàn thể bí mật thương mại của họ là phát triển một phần tâm trí bạn và tạo ra mất quân bình trong bạn.
Điều đó giống như đầu của ai đó trở nên lớn hơn và lớn hơn và lớn hơn và toàn thân bắt đầu co lại. Bây giờ, người đó sẽ là con quỉ. Sự sống cần được cân bằng, nó cần nhịp nhàng. Và tất cả những tôn giáo này đã tạo ra quỉ chứ không ra người. Nhưng họ đã tạo ra những mẽ ngoài đẹp, những mặt nạ cho quỉ để ẩn đằng sau. Và họ đã trong sự tồn tại hàng nghìn năm, do đó ước định của họ đã đi rất sâu trong bạn, sâu tới mức nó đã trở thành một phần của dòng máu của bạn, xương bạn, chính tuỷ bạn.
Chính nhiệm vụ khó khăn cho người như tôi là làm cho bạn hiểu điều tôi muốn làm, vì mọi việc ước định của bạn sẽ đứng giữa tôi và bạn. Chừng nào bạn chưa thực sự thông minh và dũng cảm, không thể nào có giao cảm được với tôi. Bạn cần dũng cảm, dũng cảm đi vào trong cái không biết, vào trong cái không quen thuộc, vào trong cái chưa được thăm dò. Và bạn cần thông minh, thông minh vô cùng để thấy ra vấn đề.
Toàn thể xã hội cố gắng làm cho bạn thành tầm thường vì xã hội bao giờ cũng sợ người thông minh. Người thông minh như Socrates là nguy hiểm cho xã hội, nguy hiểm bởi vì thông minh bao giờ cũng nổi dậy. Nó sẽ nổi dậy chống lại bất kì loại nô lệ nào. Nó sẽ nổi dậy chống lại bất kì cái gì là sai. Thông minh bao giờ cũng vì tự do, tính cá nhân, tính đích thực. Nó sẽ tranh đấu với mọi cái là rởm và giả.
Socrates được toà án cho phương án khác là nếu ông ấy rời khỏi Athens và hứa không bao giờ quay lại Athens thế thì họ có thể cho phép ông ấy đi và ông ấy sẽ không bị xử tử hình. Ông ấy từ chối. Quan toà hỏi, 'Tại sao? Ông không muốn cứu mạng sống của ông sao?'
Ông ấy nói, 'Cùng điều này sẽ xảy ra ở bất kì chỗ nào tôi đi, tôi sẽ phải trải qua cùng quá trình này, vì tôi sẽ làm cùng điều ở đây. Và sớm hay muộn họ sẽ kết án tử hình tôi. Vậy phỏng có ích gì? Và trong tuổi già này đi sang chỗ khác và bắt đầu lại từ đầu... tốt hơn cả là chết ở đây và chết cái chết cao quí. Tôi sẽ không thoả hiệp đâu. Sống và chết không quan trọng bằng sự kính trọng chân lí của tôi.'
Quan toà cảm thấy thương hại - ông ấy phải đã là một người từ bi - nhưng bởi vì mọi công dân đáng kính của Athens đều chống lại Socrates, đa số chống lại người này, ông ấy phải trừng phạt ông này. Ông ấy cho ông này phương án khác. Ông ấy nói, 'Thế thì ông có thể sống ở Athens. Tôi có thể thấy ông già rồi và phải đi và sống ở chỗ nào đó khác sẽ là khó khăn cho ông. Ông có thể sống ở Athens, nhưng hứa với tôi rằng ông sẽ không nói về chân lí.'
Socrates nói, 'Điều đó là không thể được. Thế thì phỏng có ích gì mà sống chút nào nếu tôi thậm chí không thể nói được về chân lí? Mà không chỉ tôi sẽ không nói về chân lí đâu. Tôi không thể làm được bất kì cái gì khác. Một khi ông biết chân lí ông phải nói nó ra, ông phải sống nó bởi vì ông là nó. Biết nó người ta trở thành nó.'
Đó là điều Upanishads nói: Biết nó người ta trở thành nó.
Socrates nói, 'Đừng lo nghĩ về tôi. Ông cứ làm theo bổn phận của ông và để tôi làm việc của tôi. Nếu tôi sống thế thì tôi phải hát bài ca của tôi. Và tôi không thể nhảy múa theo điệu của bất kì ai khác được, tôi sẽ tạo ra âm nhạc riêng của tôi và tôi sẽ sống cuộc sống riêng của tôi. Và với bất kì giá nào tôi phải trả cho nó tôi đều sẵn sàng trả. Cho dù mạng sống phải bị lấy đi, điều đó là hoàn toàn được, tôi sung sướng về điều đó, thực ra, vui vẻ vô cùng vì tôi có thể cảm thấy kính trọng lớn cho bản thân tôi. Tôi đang chết cái chết cao quí vì chân lí. Chân lí có giá trị cao hơn bản thân việc sống. Sống không có chân lí thì không phải là sống, nó là sống thực vật.'
Socrates được cho thuốc độc. Và điều đó đã từng xảy ra cho mọi người thông minh trên khắp thế giới. Xã hội muốn có những người tầm thường, người ngu, người không thông minh. Nó bắt đầu làm què quặt mọi đứa trẻ.
Mọi đứa trẻ được sinh ra đều là một Socrates. Mọi đứa trẻ đều mang năng lực của thông minh vô cùng. Nhưng xã hội thậm chí không đợi một khoảnh khắc: nó bắt đầu phá huỷ tiềm năng này của đứa trẻ.
Ở Nhật Bản họ có một dạng nghệ thuật nào đó. Tôi không thể gọi nó là nghệ thuật được vì nó là sát hại thuần tuý, nhưng họ gọi nó là một dạng nghệ thuật. Nó được gọi là bonzai-cây cảnh. Ở Nhật Bản có những cây bốn trăm, năm trăm tuổi, và chiều cao của chúng chỉ hai mươi phân. Họ gọi nó là nghệ thuật lớn. Họ để các cây này vào trong cái bình không có đáy và họ liên tục cắt rễ của chúng. Cho nên cây liên tục trở nên già nhưng nó không trưởng thành. Nó trở nên rất già nhưng vẫn còn là cây lùn. Cây đáng ra đã thì thào cùng mây, nói chuyện với sao, nhảy múa dưới mặt trời, trong gió, trong mưa, vẫn còn chỉ cao hai mươi phân. Bạn có thể thấy sự già của nó; điều đó được viết khắp trên nó. Bạn có thể thấy các cành của nó rất già, bạn có thể thấy tuổi già của nó ở khắp nơi trên nó. Nhưng nó đã bị làm què quặt bởi việc rễ của nó bị cắt đi. Nó đã không được phép đạt tới tiềm năng của nó.
Bonzai đang được thực hành trên mọi đứa trẻ trên khắp thế giới. Cho nên không đứa trẻ nào đạt tới đỉnh thức tỉnh tối thượng, tới thông minh thuần khiết, tới tâm thức thuần khiết, vì chúng ta liên tục cắt rễ. Có những cách thức tinh vi: trước khi đứa trẻ bắt đầu hỏi câu hỏi, chúng ta bắt đầu cho nó câu trả lời. Ngay cả trước khi nó hỏi câu hỏi chúng ta liên tục tọng vào nó những câu trả lời - câu trả lời vay mượn, mọi thứ xấu. Vay mượn nghĩa là xấu; dù các từ có thể hay ho thế nào, nếu chúng được vay mượn chúng là xấu, nếu chúng được vay mượn chúng là không thực. Chân lí phải được khám phá bởi bản thân người ta, nó không thể được trao cho bởi bất kì người nào khác: nó là không thể truyền trao được. Nhưng bố mẹ, tu sĩ liên tục áp đặt niềm tin lên đứa trẻ. Nó trở thành người Hindu, người Mô ha mét giáo, người Ki tô giáo, người Do Thái, nhưng nó bỏ lỡ việc trở thành con người.
Và nó trở thành không thông minh vì nó được bảo phải noi gương: 'Trở thành giống Phật.' Đó là điều Phật giáo là gì: 'Trở thành giống Phật.' Tại sao? Tại sao bất kì ai cũng phải trở thành giống Phật? Một Phật là đủ rồi, một Phật là đẹp, nhưng rót đầy toàn thế giới bằng chư Phật sẽ làm cho nó thành đơn điệu, chán. Cứ nghĩ về một thế giới nơi mọi người đều là một Phật ngồi dưới gốc cây, thiền. Ngay cả cây cũng sẽ trở nên phát chán! Và sự sống sẽ biến mất khỏi hành tinh này, ngay lập tức sự sống sẽ biến mất.
Hay nghĩ xem: mọi người đều trở thành Jesus Christs - mọi người mang cây chữ thập của họ trên vai... Thế thì vấn đề sẽ nảy sinh: ai sẽ làm cây chữ thập? Và tại sao mang chúng? Ai sẽ đóng đinh bạn? Họ đang mang cây chữ thập của họ. Đó là điều Ki tô giáo là gì: mang cây chữ thập của bạn. Nó là 'chữ thập giáo', nó không phải là Ki tô giáo.
Từng đứa trẻ đều được bảo phải noi gương. Không đứa trẻ nào được bảo là bản thân nó, nó được bảo là ai đó khác. Nghĩ mà xem: nếu bạn bắt đầu dạy hoa hồng là cúc vạn thọ và cúc vạn thọ là hoa sen và hoa sen là hoa hồng... May mắn là chúng không hiểu ngôn ngữ của bạn. May mắn là chúng sẽ không bận tâm về bạn. Bạn có thể liên tục đọc bài giảng và chúng sẽ liên tục đung đưa trong gió. Chúng sẽ không nghe chút nào.
Nhưng nghĩ mà xem: nếu cách thức nào đó có thể được tìm ra... Và bây giờ các nhà khoa học đang cố tìm cách thức, và họ nói, 'Vâng, có khả năng là trao đổi nào đó có thể xảy ra giữa cây và người, vì cây có thông minh riêng của chúng. Chúng ta chỉ phải biết ngôn ngữ của chúng và chúng ta phải dịch sang ngôn ngữ của chúng ta.' Sớm hay muộn các thiết bị sẽ là sẵn có mà có thể dịch được. Bạn sẽ nạp vào thiết bị, bạn sẽ bảo hoa hồng, 'Trở thành cúc vạn thọ đi,' và thiết bị này sẽ truyền ngôn ngữ của bạn thành cảm giác, rung động. Và ngay lập tức bạn sẽ phá huỷ thông minh của hoa hồng, vì một khi ý tưởng này đi vào trong hoa hồng rằng nó phải trở thành cúc vạn thọ, hoa hồng sẽ bị kết thúc - vì nó không thể trở thành cúc vạn thọ được; điều đó không được dựng sẵn trong chương trình của nó. Và nỗ lực của nó sẽ là để là cúc vạn thọ; nó sẽ nhìn với con mắt tham lam vào mọi việc nở hoa của cúc vạn thọ khắp xung quanh và nó sẽ trở nên bất kính với bản thân nó, kết án: 'Mình không phải là cúc vạn thọ. Tại sao mình không là cúc vạn thọ?' Và nó sẽ bắt đầu cố gắng theo mọi cách có thể để trở thành cúc vạn thọ. Duy nhất một điều sẽ xảy ra: nó sẽ không có khả năng trưởng thành hoa hồng trong mọi lo nghĩ này, trong mọi thất vọng, chán nản này. Nó sẽ mất nhựa sống, nó sẽ mất thú vị, sức sống, phấn khởi - nó sẽ mất mọi thứ. Nó sẽ không bao giờ trở thành cúc vạn thọ. Chỉ một điều là có thể: nó sẽ không trở thành hoa hồng. Nó sẽ hiện hữu mà không có hoa nào.
Đó là lí do tại sao hàng triệu người trên thế giới không có hoa, không có thông minh, không có tự do, không có tính cá nhân. Tất cả họ đều được bảo trở thành giống như Krishna, như Phật, như Mahavira, như Christ, như Mohammed. Đó là điều mọi tôn giáo này là gì.
Điều hoàn toàn đẹp là ai đó đã là một Phật và ai đã đã là một Khổng Tử và ai đó đã là Zarathustra, nhưng không có nhu cầu noi gương họ. Noi gương là cách làm què quặt mọi người, làm tê liệt mọi người, chặt đi rễ của họ. Và từng đứa trẻ đều được bảo phải lặp lại những niềm tin của bố mẹ nó. Và tất nhiên, nếu tâm trí của nó bị lập trình để lặp lại các niềm tin, nó sẽ lặp lại họ.
Từ vườn trẻ tới đại học đó là điều chúng ta đang làm. Chúng ta gọi nó là giáo dục. Nó không phải là giáo dục chút nào, nó chính là cái đối lập của giáo dục. Chính từ 'education-giáo dục' nghĩa là vẽ cái gì đó ra, cái ở bên trong người ta, đem trung tâm của người đó lên bề mặt, lên chu vi, đem bản thể người đó vào hình tướng biểu hiện - nó là tiềm tàng, không biểu lộ, nó đang ngủ - làm cho nó thành hoạt động, năng động. Đó là điều giáo dục là gì.
Nhưng điều này không xảy ra nhân danh giáo dục. Nhân danh giáo dục chỉ cái đối lập đang xảy ra: họ nhồi nhét vào mọi người các ý tưởng. Không cái gì được kéo ra từ giếng; nước của giếng không được kéo lên, thay vì thế đá được ném vào trong giếng. Chẳng mấy chốc nước sẽ biến mất; giếng sẽ đầy đá. Và đó là điều bạn gọi là học giả, bác học, giáo sư. Họ không là gì ngoài cà chua bị lèn chặt, khoai tây bị lèn chặt - không cái gì khác, chỉ những người bị lèn chặt, lèn chặt bằng đủ mọi thứ nhảm nhí.
Khi ba tiến sĩ đang ngồi bồn chồn trong phòng đợi của bệnh viện, một cô y tá chạy xô ra và nói với một người trong họ, 'Tin mừng đây! Vợ ông vừa sinh đôi'!
'Trùng hợp ngẫu nhiên làm sao!' ông tiến sĩ kêu lên. 'Tôi là cầu thủ, tôi ở trong đội sinh đôi Minnesota Twins!'
Vài phút sau cô ấy quay lại và nói với tiến sĩ khác, 'Úi chà, chúng ta có tin lành làm sao hôm nay! Vợ ông vừa cho sinh ba!'
'Bây giờ có trùng hợp ngẫu nhiên rồi,' ông tiến sĩ nói, 'Tôi làm việc cho công ti 3M!'
Vừa lúc đó ông tiến sĩ thứ ba ngất xỉu. Cô y tá gọi bác sĩ thực tập và cùng nhau họ làm ông tiến sĩ tỉnh lại. Như thường lệ họ kiểm tra ví ông ta để nhận diện. Thế là họ khám phá ra rằng ông ấy là người bán hàng cho công ti bẩy úp Seven-Up!
Mọi tiến sĩ và tiến sĩ văn chương chỉ là những cà chua lèn. Nhưng toàn thể giáo dục đang làm điều đó: làm mọi người thành vẹt, cho họ những ý tưởng ngu xuẩn.
Con trai của một nhà trí thức tới bố mình và hỏi, 'Bố ơi, biện chứng là gì?'
Người bố, không muốn bỏ đứa con đấy mà không có câu trả lời, nói, 'Con nghe chuyện sau đây, con trai.
Chúng ta giả định rằng hai người vào trong nhà hàng, một người tay bẩn và người kia tay sạch. Người nào sẽ đi và rửa tay?'
'Người tay bẩn, bố ạ!'
'Rất đúng,' người bố nói. 'Giờ giả sử rằng hai người bước vào nhà hàng, một người tay bẩn và người kia tay sạch. Người nào sẽ đi rửa tay?'
'Người tay bẩn, bố. Con vừa nói với bố rồi!'
'Không, lần này không phải đâu con. Người sẽ đi rửa tay là người có tay sạch, vì người đó có thói quen rửa sạch chúng. Người có tay bẩn đang có thói quen để tay bẩn.'
'Lộn xộn thế bố!'
'Nó vậy đấy, con! Giờ con bắt đầu hiểu biện chứng rồi.'
Một giáo sư trẻ được mời tới phát biểu cho cuộc hội nghị gia cầm. 'Điều đầu tiên các ông phải làm, để nuôi đàn gà con cho đúng,' ông ấy nói, 'là phân tách gà con đực khỏi gà con cái.'
Sau khi ông ấy kết thúc, một bà hỏi, 'Làm sao ông biết được gà con nào là đực hay cái?'
'Thế này,' ông ấy nói, 'bà đi ra sân nhà bà và đào lấy một thùng giun. Thế rồi bà đặt chúng trước lũ gà con, và gà con đực sẽ ăn giun đực, còn gà con cái sẽ giun cái. '
'Vâng, nhưng thưa giáo sư, làm sao ông biết được giun nào là giun đực hay giun cái?'
'Thưa bà,' câu trả lời tới, 'Tôi là chuyên gia về gia cầm thôi, không phải là chuyên gia về giun!'
Tri thức được nhồi nhét vào không làm cho mọi người khôn ngoan, nó đơn giản che giấu dốt nát của họ. Đây không phải là giáo dục, nó đơn giản kìm nén dốt nát của họ. Giáo dục thực sẽ giúp cho đứa trẻ thông minh hơn.
Nhưng ngay cả các thầy cô giáo và các giáo sư cũng không thích trẻ em thông minh vì chúng tạo ra rắc rối. Chúng hỏi các câu hỏi, điều gây lúng túng. Chúng hỏi các câu hỏi làm cho các giáo sư không có câu trả lời. Và họ không đủ dũng cảm để nói, 'Tôi không biết câu trả lời.' Và đó là dấu hiệu chắc chắn về người dốt nát: người không có dũng cảm để nói, 'Tôi không biết câu trả lời.' Mọi người đều cố gắng giả vờ rằng mình là toàn thức, rằng mình biết mọi thứ đáng biết. Cho nên việc giữ mọi người không thông minh cũng là thiên vị của họ.
Sean Maire đi vào trong ga ra, bước tới chỗ đậu xe và, ngồi xổm xuống, kiểm tra kĩ lượng phần chuyển động lái của xe.
'Horan,' một khách hàng choáng nói, 'sao ông không bảo người này anh ta không có xe?'
'Có mà điên ông bảo tôi ngồi không sao? Chắc chắn, ông ấy trả tôi một pound để quan sát nó mọi lúc ông ấy vào!'
Khi có quyền lợi được đầu tư, khi một người được một pound để ngắm xe, cái không có đó chút nào, sao người đó phải nói điều đó? Điều đó sẽ ngược lại quyền lợi riêng của người đó.
Các giáo sư, thầy giáo, tu sĩ tất cả cùng liên thủ với nhau trong mưu đồ chống lại đứa trẻ đáng thương. Và tất nhiên, những người này là có quyền, họ có thể phá huỷ đứa trẻ: họ có thể lập trình đứa trẻ theo cách mà nó sẽ vẫn còn không thông minh trong cả đời nó.
Thiền không dành cho người không thông minh. Bạn phải gạt sang bên mọi việc lập trình đã từng được làm trên bạn. Và bạn có khả năng làm điều đó, bạn chỉ cần can đảm. Bạn phải nổi dậy - nếu bạn thực sự muốn sống, bạn phải nổi dậy. Bạn phải nổi dậy chống lại mọi loại mê tín, chống lại mọi loại ngu xuẩn. Bạn phải nổi dậy chống lại bố mẹ bạn, chống lại xã hội, chống lại nhà thờ. Chừng nào bạn chưa làm điều đó bạn sẽ không biết bất kì cái gì về cực lạc mà cuộc sống này chứa đựng.
Cuộc sống này là cực kì đẹp, Samadhi. Nhưng chỉ những người sống nó mới có thể biết nó; không có cách khác.
Bạn hỏi tôi: Osho ơi, Thầy có thực sự nghĩ Thiền là đầy thú vị, sức sống, phấn khởi và sinh động không?
Nó chỉ là điều đó thôi, không cái gì khác.
Thiền không phải là tôn giáo - bỏ ý tưởng đó đi. Thiền không là nhà thờ - bỏ ý tưởng đó đi. Thiền là cách tiếp cận khác toàn bộ. Nó là cuộc sống; nó đồng nghĩa với cuộc sống. Nó là cuộc sống đang sống với sự mãnh liệt tới mức bản ngã bạn biến mất trong nó, bị thiêu cháy tới mức bạn tan biến trong cuộc sống, tới mức bạn bị ngọn lửa cuộc sống thiêu cháy hết. Và chỉ thế thì bạn mới có thể biết sự tồn tại đẹp làm sao đã được trao cho bạn như món quà. Thế thì nó là niềm vui vô cùng, từng khoảnh khắc... Thế thì từng khoảnh khắc là thiên đường. Thiền là bây giờ hay không bao giờ.
Câu hỏi thứ hai
Osho ơi,
Tôi thực sự quan tâm tới việc hôn, ôm, chạm công khai mà các sannyasin đẹp của thầy thường xuyên làm ở những khoảnh khắc thích hợp nhất nhưng lại ở những chỗ khá không thích hợp. Điều đó chỉ mời sự phẫn nộ công khai bị kìm nén mà gây nguy hiểm cho sự an toàn của các sannyasin khi điều đó có thể tránh được.
Tôi cảm thấy đây là chính là lúc thận trọng được cần tới để không làm điều này ở chỗ công khai. Và còn ai tốt hơn để ra chỉ thị hay làm đề nghị cho các sannyasin của thầy ngoài bản thân thầy? Bằng không họ chẳng có việc gì để giữ kín và phàn nàn về phản ứng công khai. Họ nên đối diện với phản ứng được mong đợi với nụ cười và không phàn nàn.
Ngay cả những người huấn luyện EST và nhân viên của họ ở Bombay cũng không làm điều này ở chỗ công khai, vì điều đó chung qui là phá vỡ thoả thuận với xã hội Ấn Độ, và bất kì thoả thuận bị phá vỡ nào cũng đều có những hậu quả khó chịu.
Ajai Krishna Idkanpal,
Tôi biết về những lỗ hỗng - EST đó! Werner Erhard đã từng ở đây; tôi đã thấy cái giả mạo của ông ấy. Ông ấy là doanh nhân. Ông ấy thực sự là người Do Thái - và tôi không ngụ ý điều đó một cách biểu dụ, ông ấy là người Do Thái bẩm sinh. Nhưng điều đó ngược lại kinh doanh của ông ấy cho nên ông ấy đã đổi tên mình. Ông ấy đã đổi tên để cho nó có vẻ người Đức: Werner Erhard. Một người Do Thái nấp đằng sau cái tên người Đức! Ông ấy không quan tâm tới bạn đâu - EST chỉ là trò chơi - cho nên tất nhiên người huấn luyện EST và nhân viên của họ ở Bombay không làm điều này công khai.
Họ đã thay đổi hoàn toàn chương trình của họ: họ đã làm ra một chương trình đặc biệt cho Ấn Độ tương ứng với truyền thống, văn hoá, văn minh Ấn Độ. Họ làm cái gì đó khác toàn bộ với cái ở California. Đây là món ăn đặc biệt được làm cho những kẻ ngu Ấn Độ. Nếu một người Ấn Độ tới và tham gia vào chương trình huấn luyện EST cho người California thế thì anh ta sẽ biết nó là thứ khác toàn bộ. Cái được trao cho bạn ở Bombay và Delhi đã đặc biệt được làm cho bạn, vì ông ấy phải làm kinh doanh.
Ông ấy không quan tâm tới chứng ngộ của bạn. Và ai đã bao giờ nghe thấy nói về bất kì lỗ hổng-EST nào trở nên chứng ngộ? Ngày lỗ hổng-EST bắt đầu trở nên chứng ngộ, chứng ngộ sẽ chẳng xứng đang để có.
Tất nhiên ông ấy có thoả thuận với xã hội. Nếu bạn muốn làm kinh doanh với xã hội bạn phải làm thoả thuận, hợp đồng. Tôi không có thoả thuận nào với bất kì xã hội nào, Ấn Độ hay không Ấn Độ. Tôi bất đồng với mọi xã hội. Cho nên để tuyệt đối rõ ràng cho bạn một lần và mãi mãi rằng tôi không lo nghĩ về bất kì hậu quả khó chịu có thể nào.
Và đừng khuyên tôi rằng nếu những hậu quả khó chịu xảy ra thế thì các sannyasin của tôi chẳng có việc gì để giữ kín và phàn nàn về phản ứng công khai.
Họ có mọi lí do để giữ kín và phàn nàn về phản ứng công khai. Chúng tôi đang tranh đấu với nó! Tôi không phải là người trốn chạy. Cho dù tôi chết trong cuộc tranh đấu này điều đó là hoàn toàn tốt, nhưng chúng tôi sẽ sống theo cách riêng của chúng tôi mà không có thoả hiệp chút nào. Thoả hiệp với người ngu, thoả hiệp với người bị kìm nén, là đánh mất việc tự kính trọng.
Và tại sao bạn phải lo nghĩ? Bạn không phải là sannyasin. Và cho dù bạn muốn trở thành sannyasin tôi sẽ không cho bạn tính chất sannyas đâu! Đây là thoả thuận và tôi sẽ không phá vỡ nó. Tôi không muốn có kẻ hèn. Bạn hèn và Werner Erhard hèn. Việc thoả thuận với xã hội là hèn.
Và ông ta là kẻ trốn chạy. Ông ta đã trốn khỏi vợ và con, khỏi bố mẹ ông ta, và vẫn còn ẩn kín trong nhiều năm đằng sau cái tên giả. Ông ta đã bán bách khoa toàn thư, đó là chỗ ông ta học được toàn thể việc kinh doanh: bán bách khoa toàn thư. Dần dần, đọc bách khoa toàn thư, ông ta phải đã trở nên rất khôn ngoan. Và thế rồi đích thân ông ta bắt đầu bán khôn ngoan. Nhưng ông ta vẫn còn là người bán hàng, không gì nhiều hơn điều đó. Ông ta vẫn đang thiết lập bách khoa toàn thư cho trẻ em. Và tất nhiên, ông ta biết...
Cho nên đầu tiên ông ta tới Ấn Độ để học - ông ta đi khắp nơi và gặp nhiều người - để xem cái gì sẽ là thích hợp cho kẻ ngu Ấn Độ. Và thế rồi ông ta làm ra một chương trình cho họ. Họ rất hài lòng. Và thế rồi không có cam kết nào cả. Bạn chỉ tham gia vào cuối tuần, và được kết thúc... bạn đã trở thành người tốt nghiệp EST! Bạn đã đơn giản trở thành lỗ hổng-EST.
Ở cùng tôi là cam kết - điều đó là nguy hiểm. Và tôi sẽ nói cho các sannyasin của tôi điều họ nên làm và điều họ không nên làm; điều đó là tuỳ ở họ. Sannyasin của tôi có tự do tuyệt đối. Tôi sẽ không làm chương trình cho họ về bất kì hành động nào. Nếu họ cảm thấy nó là đúng, thế thì chính họ quyết định chỗ nào hôn hay không hôn, chỗ nào ôm hay không ôm - điều đó tuyệt đối là tự do cá nhân của họ.
Và những người phản ứng lại là sai! Vì vấn đề là gì...? Họ không ôm những người đó, họ không hôn những người đó. Những người đó là ai? Tại sao điều đó gây tổn thương cho những người đó? Dâm dục bị kìm nén nào đó, con quỉ xấu xí nào đó bên trong họ bắt đầu ngóc đầu lên. Một ham muốn lớn để xiềng xích tự do của những người khác, một ham muốn lớn để chi phối tính cách của những người khác. Ấn Độ bao giờ cũng là nước phi dân chủ; nó không bao giờ nếm trải dân chủ.
Dân chủ chính trị mà chúng ta đã nhập khẩu từ phương Tây trong ba mươi, ba mươi ba năm này không có tác dụng chút nào. Nó không thể có tác dụng bởi lẽ đơn giản là người Ấn Độ không có tâm trí dân chủ. Thái độ cơ bản của họ là phi dân chủ. Cho nên dân chủ là một ý tưởng được nhập khẩu. Nó không khớp với họ. Họ bao giờ cũng nhìn vào nhau - anh đang làm gì, anh đang không làm gì.
Bây giờ, nếu sannyasin của tôi can thiệp vào cuộc sống của họ, thế thì chắc chắn điều đó là sai. Nhưng họ không can thiệp chút nào; họ đang sống cuộc sống của họ. Nếu hai người đang hôn, họ không can thiệp vào cuộc sống của bạn chút nào, trừ phi bạn có ham muốn bị kìm nén để hôn và bạn đã không cho phép bản thân bạn được hôn người yêu của bạn. Và thế thì ghen tị nảy sinh, và dâm dục bắt đầu nảy sinh trong bạn, và bạn phải kìm nén nó. Thay vì kìm nén nó bạn trở nên giận người đã làm cho bạn nhận biết về dâm dục bì kìm nén của bạn.
Không, các sannyasin của tôi sẽ không chấp nhận điều đó với nụ cười và không phàn nàn. Chúng tôi đang tranh đấu với điều đó. Bất kì cái gì là xấu đều phải bị phá huỷ, và bất kì cái gì có tính kìm nén đều xấu.
Câu hỏi cuối cùng
Osho ơi,
Đêm nay tôi sẽ bay về Paris, đem cùng tôi cái tên hay mà thầy đã cho tôi vì trung tâm mới, Pradeep, ngọn đèn.
Thầy có thể cho tôi giúp đỡ nào đó để bắt vít ngọn đèn này vào trong tâm trí người Pháp của tôi được không? Và cũng kể cho chúng tôi chuyện cười bằng vài lời tiếng Pháp để làm cho Paris cười!
Cám ơn thầy, Osho.
Anand Toshen,
Khi có liên quan tới việc vặn chiếc đèn này vào trong tâm trí Pháp, sẽ không có khó khăn chút nào. Tâm trí Pháp cũng giống như ổ mắc đèn: bạn có thể vặn bất kì loại bóng đèn nào vào. Sẽ không có vấn đề chút nào. Khó mà vặn bóng đèn vào tâm trí Ấn Độ, nhưng vào tâm trí Pháp bạn làm điều đó theo bất kì cách nào, nó sẽ vào đúng.
Và đem chuyện cười này đi cùng bạn:
Một người bố Pháp bắt được đứa con trai mười tuổi của mình hút thuốc. Cố là người bố có tâm trí mở, ông ấy cẩn thận nói, 'Con trai, bố đang giáo dục con bằng tự do lớn. Bố để cho con có bất kì cái gì con muốn để cho nó không tạo ra bất kì phức cảm nào trong con. Alors, s'il te plait, xin con chú ý tới lời khuyên của bố. Bố nghĩ con quá trẻ chưa thể bắt đầu hút thuốc được.'
'Je ne...! Mon oeil! Con không...! Mắt con' cậu con trai đáp lại một cách phẫn nộ, sao mới hôm nọ con đéo ba đứa con gái! Oh, la la! Và bố nghĩ con không đủ lớn để hút thuốc?'
'Oh, Mon Dieu! Tu as fait ca? Ôi trời! Con làm các điều đó à? Và với kiểu con gái nào?'
'Je ne sais pas, Con không biết' cậu bé trả lời. 'Con quá say không để ý.'

0 Đánh giá

Ads Belove Post