Chương 10. Ở đây và bây giờ: Thời duy nhất, chỗ duy nhất

Chương 10. Ở đây và bây giờ: Thời duy nhất, chỗ duy nhất

Price:

Read more

Thiền: Thú vị, Sức sống, Phấn khởi và Sinh động - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 10. Ở đây và bây giờ: Thời duy nhất, chỗ duy nhất

Câu hỏi thứ nhất
Osho ơi,
Thầy có thể ném ánh sáng nào đó vào cảm giác hoài niệm không? Freud gọi nó là thoái lui và việc tìm kiếm bụng mẹ. Điều này không thoả mãn tôi.
Đôi khi hương hoa, âm thanh, nơi chốn hay sự cố từ thời thơ ấu, có thể gợi ra cảm giác và khao khát trong vài giây mà sao buồn thế và dịu dàng thế, nó có thể gây choáng cho tôi bằng sự mãnh liệt của nó.
Thời thơ ấu của tôi đã không hạnh phúc, bụng mẹ cũng không hấp dẫn tới mức đơn thuần sự đa cảm về ‘ngày xưa’ có thể giải thích được nó.
Thầy có thể giúp với một số chỉ báo không?
Ronald Conway,
Toàn thể nhân loại đều khổ từ hoài niệm. Vâng, tôi gọi nó là khổ - nó là một bệnh. Nó xảy ra chỉ bởi vì chúng ta không có khả năng sống trong hiện tại một cách toàn bộ, đam mê, mãnh liệt. Thế thì tâm trí bắt đầu làm ra cái thay thế cho hiện tại, và thế thì có hai khả năng: hoặc bạn đi tới quá khứ hoặc bạn đi tới tương lai. Quá khứ không tồn tại mà tương lai cũng không tồn tại: quá khứ không còn nữa, tương lai chưa có. Mọi cái tồn tại đều là khoảnh khắc này, chỉ khoảnh khắc này. Bây giờ là thời gian thực duy nhất và ở đây là không gian thực duy nhất.
Nhưng bất kì khi nào bạn trở nên bị ám ảnh bởi quá khứ hay tương lai việc đó đơn giản chỉ ra một điều: chạy trốn khỏi hiện tại, chạy trốn khỏi sự tồn tại. Và tại sao người ta muốn chạy trốn khỏi sự tồn tại? Tại sao người ta muốn trốn vào trong kí ức hay trong tưởng tượng? Chỉ có thể có một lí do: bạn không biết cách sống bây giờ, bạn không biết nghệ thuật vào hoà điệu với thực tại. Vì sự hiện diện của bạn là trống rỗng thế, vô nghĩa thế, bạn phải bù lại nó bằng cái gì đó.
Cách dễ hơn là bù nó bằng quá khứ vì quá khứ đã có thời tồn tại; nó đã để lại dấu chân trên cát của kí ức của bạn, cho nên rơi trở lại là dễ dàng hơn. Quá khứ dường như thực chất hơn tương lai, do đó chín mươi chín phần trăm mọi người đều rơi vào quá khứ. Chỉ một phần trăm – các nhà thơ, người nhìn xa, nghệ sĩ – nhìn tới tương lai, họ bù cho hiện tại của họ bằng tương lai. Nhưng về căn bản cả hai đều đang làm cùng một điều; ít hay nhiều mọi người đều đang làm điều đó theo cách riêng của mình.
Hoài niệm có nghĩa là không có tính thiền, vô nhận biết, vô ý thức, và nó là bài tập cực kì vô tích sự, bài tập tuyệt đối vô tích sự. Bạn không thể được nuôi dưỡng bằng quá khứ, không có cách nào để sống nó lần nữa, nhưng bạn có thể sống nó trong kí ức. Sống trong kí ức là một hành động trống rỗng.
Cho nên điều đầu tiên, Ronald, là nhớ rằng không chỉ bạn chịu khổ từ hoài niệm, mọi người đều vậy mặc dầu có thể là tương đối khác nhau.
Và những người sống trong quá khứ cũng đang phóng chiếu quá khứ của họ, vì bạn có thể lấy vật liệu ở chỗ nào khác để làm ra giấc mơ tương lai? Họ sẽ lấy nó từ kí ức. Họ sẽ sửa đổi quá khứ của họ, trang điểm quá khứ đó, làm các tổ hợp mới của quá khứ và tạo ra tương lai – cõi trời tương lai. Và điều này là đúng về các cá nhân và về cả xã hội nữa.
Các xã hội cũ, chẳng hạn, Ấn Độ, sống trong quá khứ. Thời đại vàng của Ấn Độ đã qua rồi. Trong tương lai chỉ có bóng tối và không gì khác; tương lai không giữ hi vọng nào. Cho nên Ấn Độ rơi trở lại quá khứ.
Điều đó xảy ra cho mọi cá nhân trong tuổi già của mình – nó là một chỉ báo về tuổi già – vì người già không thể nhìn lên trước được, không có gì ở đó ngoài cái chết. Nếu người đó nhìn vào tương lai người đó có thể nghe thấy tiếng bước chân của chết đang tới ngày càng gần hơn và gần hơn. Điều đó gây kinh hoàng. Người đó đóng chiếc cửa đó hoàn toàn, người đó nhìn lại sau. Nó đẹp hơn – mọi kí ức đó của thời thanh niên và thời thơ ấu...
Đứa trẻ sống trong tương lai vì nó không có quá khứ. Nó bao giờ cũng hi vọng lớn lên sớm nhất có thể, nhanh chóng nhất có thể được. Cùng điều đó là đúng về các xã hội trẻ, chẳng hạn, Mĩ: toàn thể lịch sử của nó chỉ mới ba trăm tuổi. Ấn Độ đã tồn tại trong ít nhất mười nghìn năm; nhiều hơn là có thể nhưng không ít hơn. Mười nghìn năm chắc chắn tạo ra khao khát sâu sắc về quá khứ - xã hội già thế, suy sụp thế.
Nhưng Mĩ có thể hi vọng về tương lai – nó trẻ thế; nó không có quá khứ. Nếu Mĩ cố đi về quá khứ, nó có thể đi đâu? Abraham Lincoln, Washington... và thế rồi tới chỗ kết thúc. Chẳng có gì mấy trong nó – ba trăm năm không là gì cả. Ấn Độ có thể đi mãi xa về sau như người ta có thể quan niệm.
Cho nên điều đó là đúng về các cá nhân, nó là đúng về các xã hội, giống nòi, tập thể - rằng nếu bạn rất trẻ bạn nhìn về tương lai, nếu bạn trở nên già bạn bắt đầu nhìn về quá khứ.
Vậy một điều, Ronald: bạn phải đang già đi, nếu không về thể chất thì về tâm lí. Nhưng sâu bên dưới bạn biết rằng đỉnh của cuộc sống đã qua rồi và tương lai có vẻ đen tối và ảm đạm. Nhưng tôi không tạo khác biệt gì mấy giữa tương lai và quá khứ vì cả hai đều là trốn chạy.
Nhà vua có cái máy sinh sản rất bé. Một hôm, trong khi tắm cùng các quí tộc khác, một người bạn nhận xét, 'Nhà vua thân mến, ngài có một thứ thực sự nhỏ ở đó!'
Và nhà vua đáp, 'Vâng. Nếu mà nó nhỏ hơn ba phân nữa ta đã là nữ hoàng!'
Nói một cách tương đối... Đây là toàn thể lí thuyết của Albert Einstein, Lí thuyết Tương đối.
Vậy, Ronald, bạn có thể quá bị ám ảnh bởi hoài niệm và những người khác có thể bị ám ảnh ít hơn một chút, hay nhiều hơn, nhưng đó chỉ là vấn đề số lượng.
Chỉ người chứng ngộ mới không có hoài niệm, vì người đó không cần trốn chạy khỏi hiện tại. Người đó thức tỉnh sống ở đây bây giờ, người đó biết không có cuộc sống khác.
Điều đầu tiên về hoài niệm: nó có thể được hiểu chỉ nếu bạn hiểu bản chất của tâm trí. Tâm trí vận hành như con lắc đồng hồ cổ: nó đi từ cực đoan này sang cực đoan khác, nó không bao giờ dừng ở chỗ giữa. Nếu con lắc dừng ở chỗ giữa, đồng hồ dừng lại. Điều đó đích xác đúng về tâm trí: nếu nó vẫn còn ở giữa, tâm trí dừng lại, và đó là bắt đầu của thiền. Ở trong hiện tại là bắt đầu của cuộc hành trình mênh mông vào vĩnh hằng.
Vĩnh hằng là chiều đứng, thời gian là chiều ngang. Trong thời gian bạn đi từ A sang B, từ B sang C, từ C sang D; nó là tuyến tính, đường thẳng, đường chiều ngang. Khoảnh khắc bạn dừng ở giữa, bạn không đi từ A sang B, toàn thể chiều của bạn thay đổi – nó trở thành chiều đứng. Bạn chìm sâu vào trong A: từ Al tới A2, từ A2 tới A3, từ A3 tới A4, và bạn liên tục chìm ngày càng sâu hơn vào trong A – không tới B, không tới C. Chiều ngang không còn ở đó; nó là chiều đứng. Và những chiều cao của cuộc sống và chiều sâu của cuộc sống thuộc vào chiều đứng. Chiều ngang nghĩa là chỗ nông, bề mặt.
Tâm trí tương đương với thời gian, do đó nó không là biểu dụ khi tôi dùng đồng hồ và con lắc như biểu tượng cho tâm trí, điều đó là đúng theo nghĩa đen. Khoảnh khắc bạn ở ngoài tâm trí – tức là, bạn đang đi theo chiều đứng – bạn cũng ở ngoài thời gian.
Một câu ngạn ngữ Sufi được cho là của Jesus là ở chỗ khi một đệ tử hỏi Jesus, 'Cái gì sẽ rất đặc biệt trong vương quốc của Thượng đế?' ông ấy nói, 'Sẽ không còn thời gian nữa.'
Đệ tử này có thể chưa bao giờ nghĩ rằng điều này sẽ là câu trả lời: 'Sẽ không còn thời gian nữa.' Điều đó không được thuật lại trong Tân Ước – Tân Ước đã bỏ sót nhiều điều quan trọng về Jesus – nhưng các tín ngưỡng bí mật khác đã mang những thông điệp đó. 'Sẽ không còn thời gian nữa.' Ông ấy định nghĩa vương quốc của Thượng đế bằng phát biểu đó – điều đó sẽ là điều đặc biệt nhất về nó – không thời gian, vô thời gian.

Tâm trí là thời gian; khoảnh khắc không có tâm trí, không có thời gian. Và khi không có thời gian, không có quá khứ, không có tương lai. Nhớ lấy, thời gian chỉ bao gồm quá khứ và tương lai: hoài niệm về quá khứ và mơ ước về tương lai. Hiện tại không phải là một phần của thời gian chút nào.
Cho nên khi bạn giữ con lắc của đồng hồ ở giữa, đồng hồ dừng lại; khi bạn giữ chú ý của bạn, nhận biết của bạn đích xác ở giữa, trong hiện tại, tâm trí biến mất, thời gian biến mất. Nếu bạn không biết nghệ thuật của thiền thì con lắc liên tục chuyển từ cực đoan này sang cực đoan kia: từ quá khứ sang tương lai, từ tương lai trở lại quá khứ. Đó là cách nó giữ bản thân nó tiếp diễn, đó là cách nó giữ đà của nó.
Một người ăn xin gõ cổng của một nữ tu viện Bavarian và hỏi xơ đang trực, 'Thưa xơ, xơ có thể cho tôi chiếc áo choàng cũ nào không?'
Hơi mất lòng, xơ đáp, 'Nhưng đây là nữ tu viện! Chúng tôi không có đàn ông nào trong ngôi nhà này và không có quần áo đàn ông, dĩ nhiên! '
Người ăn xin xin lỗi và bỏ đi.
Mẹ tối cao, người đã nghe lỏm được cuộc đối thoại này, nói, 'Xơ đừng nói với ông ta rằng chúng ta không có việc bảo vệ đàn ông nào. Bây giờ ông ta có thể tới một đêm nào đó và gạ gẫm chúng ta.'
Sau một thoáng nghĩ ngợi, xơ trực mở cửa sổ nhỏ ra và kêu lên với người ăn xin, 'Này, ông, nghe đây! Ban đêm nhà này đầy đàn ông!'
Đó là cách thức của tâm trí – từ cực đoan này nhảy sang cực đoan kia; nó không bao giờ dừng ở giữa. Nó là kẻ cực đoan, hoặc cực tả hoặc cực hữu; nó chẳng biết gì về phương tiện vàng.
Bạn hỏi tôi, Ronald: Freud gọi nó là thoái lui và việc tìm kiếm bụng mẹ. Điều này không thoả mãn tôi.
Bạn đã không hiểu Sigmund Freud đáng thương; ông ấy là một trong những người bị hiểu lầm nhất của thế kỉ này. Ông ấy có nhiều cái nhìn sâu có giá trị mênh mông và chúng thu được nhiều giá trị hơn vì sự kiện là ông ấy đã không là người thức tỉnh. Ông ấy là người mù dò dẫm tìm cửa và nhiều lần ông ấy đã tới rất gần cửa. Nhưng hiển nhiên, bản thân ông ấy đã không được chứng ngộ, bất kì cái gì ông ấy nói về cửa, kinh nghiệm của ông ấy về việc làm nó, không có sự sáng tỏ mà chỉ một Phật hay một Lão Tử hay một Jesus có thể có. Ông ấy dùng những từ mà có thể rất dễ bị hiểu lầm. Lời của ông ấy là bình thường, cái nhìn sâu của ông ấy rất phi thường. Điều gần như là phép màu là một người chẳng biết gì về thiền, người chẳng biết gì về tâm thức riêng của mình, nhiều lần đã tới gần chân lí thế. Một bước nữa và ông ấy có thể đã bước ra khỏi bóng tối, ra khỏi sự mù quáng.
Chẳng hạn, Sigmund Freud gọi nó là thoái lui. Điều đó là đúng, nhưng từ 'thoái lui' gây tổn thương. Hoài niệm là thoái lui. Tất nhiên nó không thoả mãn vì nó không cho bạn bất kì nuôi dưỡng nào cho bản ngã. Thoái lui sao? Và bạn bao giờ cũng nghĩ nó là phẩm chất thơ ca lớn nào đó, rằng bạn có hiểu biết lớn về quá khứ, rằng kí ức của bạn là kì diệu, rằng bạn có thể tái tạo lại quá khứ, bạn có thể sống lại nó dường như nó mới lại có đó. Bạn có thể đã nghĩ về nó như cái gì đó có giá trị sáng tạo rất lớn - và Sigmund Freud tới và ông ấy gọi nó là ‘thoái lui’. Nó chắc chắn là thoái lui.
Bạn nghĩ về hôm qua chỉ bởi vì bạn chưa được lớn lên; bạn vẫn sống ở đâu đó xa đằng sau. Tuổi tâm lí trung bình của con người là mười hai. Và đó là trung bình, Ronald – người ta có thể mười, tám, bẩy, sáu, năm tuổi, vì có những người mười sáu, hai mươi, hai mươi nhăm tuổi... Cho nên đừng coi trung bình là đương nhiên.
Nhìn vào trong hoài niệm của bạn mà xem, nơi bạn đang vương vấn trong quá khứ. Phải có vài dấu ấn đặc biệt, vài kí ức đặc biệt cứ tới đi tới lại. Đó là chỉ dẫn rằng cái gì đó vẫn còn ở đó, cái gì đó đã không phát triển kể từ đó. Một phần của bạn vẫn sáu tuổi nếu đó là lúc nó cho bạn những kí ức buồn và dịu dàng. Nếu bạn nhớ về thời gian khác nào đó thế thì phần khác vẫn còn bám víu ở đó. Con người lan toả gần như khắp nơi theo cách này.
Có một câu chuyện ở Ấn Độ:
Vợ của Shiva chết và ông ấy yêu người đàn bà này, yêu điên dại tới mức ông ấy nảy ra ý nghĩ điên rồ rằng phải có lương y ở đâu đó trong nước có thể mang được cô ấy trở lại cuộc sống. Thế là ông ấy mang cái xác chết của vợ, Parvati, trên vai và lang thang khắp nước đi tìm người nào đó có phép màu, lương y nào đó biết bí mật của nước cam lồ có thể làm sống lại người đàn bà này.
Tất nhiên, thân thể bắt đầu phân huỷ: nó trở nên rã ra, các phần thân thể bắt đầu rơi ra. Nhưng ông ấy điên thế ông ấy cứ đi mãi. Tay rơi chỗ này, chân rơi chỗ khác, đầu rơi ở đâu đó khác...
Đó là cách các chỗ linh thiêng của người Ấn Độ được sinh ra – đây là câu chuyện đó. Một phần rơi ở Varanasi, phần khác rơi ở Puri, phần khác rơi ở Ujjain, vân vân và vân vân. Thân thể rơi thành mười hai phần trên khắp nước. Đến lúc chuyến đi của ông ấy kết thúc chẳng cái gì còn lại; người đàn bà đã biến mất. Nhưng bất kì chỗ nào một phần của người đàn bà này rơi xuống, một chỗ linh thiêng mọc lên; nó trở thành một teertha, một chỗ cho hành hương.
Điều này theo cách nào đó rất có ý nghĩa cho từng người trong các bạn. Một phần của bạn rơi rụng đi khi bạn được bốn tuổi và phần đó vẫn còn đó, phần khác rơi rụng ở đâu đó khác... bạn được rải rác khắp con đường. Bạn không là một mảnh, bạn là nhiều mảnh – nhiều tâm trí đa tinh thần. Và một phần của bạn có thể rất trưởng thành còn phần khác có thể rất trẻ con.
Nhà khoa học có thể là người rất trưởng thành khi có liên quan tới khoa học của ông ấy. Khi ông ấy đi vào trong phòng thí nghiệm, ông ấy là người rất khéo léo, thông minh, ông ấy làm việc với nhạy bén lớn, tài năng, thiên tài, nhưng phần khác của cuộc đời ông ấy có thế rất trẻ con, gần như ngu xuẩn. Khi ông ấy ra khỏi phòng thí nghiệm ông ấy là một người khác toàn bộ.
Chuyện kể về Karl Marx rằng một hôm ông ấy mang nhiều hộp thuốc lá về nhà. Bà vợ có chút ít phân vân. Đàn bà gắn bó hơn đàn ông; họ hướng đất hơn, trần gian hơn và sống gần với hiện tại hơn.
Bà vợ hỏi, 'Điều gì làm anh đem về nhiều thuốc lá thế? Và chúng ta đang hết tiền!'
Ông ấy nói, 'Đừng lo nghĩ chút nào! Anh đã tìm ra một cách thức bí mật để kiếm tiền, đó là lí do tại sao anh đã mua nhiều thuốc lá thế. Anh sẽ kể cho em bí mật này. Trên đường về nhà anh nghĩ về luật kinh tế: rằng nếu anh hút mười hai điếu một ngày và anh có thể tìm được thuốc lá rẻ hơn, thế thì với từng điếu thuốc lá anh sẽ tiết kiệm được tiền, cho nên anh càng hút thuốc nhiều thì càng nhiều tiền được tiết kiệm! Vậy bây giờ không cần lo nghĩ về tiền. Anh sẽ đơn giản hút thuốc và tiền sẽ được tiết kiệm! Và anh đã tìm thấy thương hiệu rẻ nhất. Vậy nhiều tiền sẽ được tiết kiệm tới mức giờ em không cần lo nghĩ!'
Người đàn bà này nghĩ ông ấy đã phát điên! Ông ấy đóng cửa lại và bắt đầu hút thuốc, hai điếu một lúc, vì ông ấy đang vội vã kiếm tiền thế! Và người đàn bà này chạy xô tới một trong những người bạn của ông ấy, Friedrich Engels, và kể cho ông này toàn thể sự việc: 'Ông ấy đã phát điên! Ông ấy liên tục hút thuốc, hai điếu một lúc, vì ông ấy nghĩ rằng càng hút nhanh càng tốt!'
Engels tới và cố thuyết phục ông ấy, nhưng ông ấy cãi lại. Rất khó đem ông ấy về thực tại.
Và điều này xảy ra cho nhiều người: ở phần này họ có thể trưởng thành, ở phần khác rất trẻ con.
Hoài niệm là thoái lui. Bạn có thể không thích từ này, nhưng chân lí có đó. Sigmund Freud ở rất gần với điểm đúng. Và ông ấy cũng đúng về bụng mẹ; lần nữa ông ấy đang dùng một từ mà dường như có tính chướng tai gai mắt. Ai muốn bụng mẹ? Ai muốn quay lại trong bụng mẹ? Chính ý tưởng này là buồn nôn! Bạn có thể được gì trong bụng mẹ của người mẹ? Chính ý tưởng này sẽ làm cho bạn phát nôn!
Mới hôm nọ Ajit Saraswati đã làm triệt sản cho thợ may của tôi, Veena, và thủ thư của tôi Gayan đã tới xem cuộc mổ. Trước khi Ajit bắt đầu mổ, Gayan ngất xỉu. Chính ý tưởng nhìn vào trong bụng mẹ là đủ! Và nếu điều này là như vậy với đàn bà, về đàn ông thì sao?
Nghĩ mà xem: nhìn lại trong bụng mẹ - nếu như có cửa sổ và bạn có thể nhìn vào bên trong – bạn có muốn đi tới đó không? Bạn sẽ trốn xa nhất có thể được khỏi bất kì bụng mẹ nào vì vài bụng mẹ là rất nguy hiển – chúng có thể hút bạn vào!
Tôi đã nghe:
Một người đàn bà nằm chết trần truồng trên phố. Một giáo sĩ đi ngang qua. Thấy người đàn bà trần truồng ông ấy cởi mũ và đậy lên bà ấy, đặc biệt là vào chỗ kín của bà ấy.
Thế rồi một người say đi ngang qua. Anh nhìn người đàn bà trần truồng và, trở nên say hoàn toàn, anh ta nghĩ có người đàn ông ở đó. Cho nên anh ta hỏi giáo sĩ, 'Ông định làm gì?'
Giáo sĩ nói, 'Tôi sẽ liên hệ với người của bệnh viện.'
Nhưng người say mói, 'Trước hết chúng ta phải đem anh chàng này đi đã. Như mũ của anh ta biểu lộ, phần còn lại của anh ta đã mất rồi. Đến lúc ông đem người của bệnh viện tới anh chàng này có thể đã biến mất! Trước hết chúng ta hãy đem anh chàng này đi và thế rồi ông có thể đi bất kì chỗ nào ông muốn. Tôi quan ngại về người đàn ông đáng thương này.'
Ai muốn đi vào trong bụng mẹ? Cho nên điều đó làm cho bạn khó chịu, Ronald, nhưng điều anh ấy ngụ ý thực sự là ở chỗ chín tháng đó trong bụng mẹ - tất nhiên bạn không có ý thức về chúng thêm nữa, bạn đã không có ý thức về chúng ngay cả khi bạn ở trong bụng mẹ - thời gian dễ chịu nhất. Chừng nào bạn chưa thể tìm ra chỗ phúc lạc hơn, ham muốn trở lại trong bụng mẹ vẫn còn; nó là khao khát vô ý thức.
Chín tháng đó đã là im lặng vô cùng, nghỉ ngơi, ấm áp. Không có lo nghĩ, không có vấn đề. Bạn được nuôi dưỡng, bạn được chăm nom, và mọi thứ là tuyệt đối tự động. Bạn được bao quanh bởi nước ấm và bụng mẹ giữ bạn trong không gian rất ấm áp, được bảo vệ, an toàn, an ninh. Chín tháng đó vẫn có đó trong vô thức của bạn, do đó mới có ham muốn quay lại với bụng mẹ. Đó là một phần của hoài niệm; thực ra, đó là một phần của điều bạn gọi là yêu.
Đàn ông cố gắng xuyên vào đàn bà không là gì ngoài việc tìm bụng mẹ - đã bị thay đổi rất nhiều nhưng sâu bên dưới vẫn là cùng việc tìm kiếm. Mọi đàn ông đều tìm người mẹ và chừng nào người đàn bà của bạn chưa đáp ứng vai trò của người mẹ của bạn, bạn sẽ không hạnh phúc với cô ấy.
Bây giờ bạn đang đòi hỏi cái gì đó không thể được, do đó mới có nhiều bất hạnh thế trên thế giới. Bạn đang đòi hỏi người đàn bà của bạn là mẹ của bạn và vậy mà người đàn bà của bạn – trẻ, rất sống động, đẹp và vậy mà đồng thời phải có tính mẹ. Bây giờ, cô ấy không thể làm được cả hai điều này. Nếu cô ấy phải rất đẹp theo tiêu chí của bạn về đẹp, nếu cô ấy phải rất trẻ, thế thì cô ấy không thể là mẹ của bạn được. Nếu cô ấy cố gắng là mẹ của bạn thế thì cô ấy sẽ không còn đẹp nữa; thế thì cô ấy sẽ không là một Sophia Loren. Thế thì cô ấy sẽ giống như Sushila của tôi – cô ấy là người mẹ hoàn hảo! Bạn có thể tìm ra người mẹ, nhưng nếu bạn đòi hỏi về Sophia Loren trong Sushila thế thì sẽ có rắc rối! Cô ấy có thể làm được gì? Cô ấy không thể làm cả hai điều được. Và Sophia Loren sẽ trông có vẻ tốt bụng trong phim, nhưng cô ấy không thể là người mẹ của bạn được. Cô ấy không thể cho bạn hơi ấm đó – cô ấy không có nhiều mỡ thế. Làm sao cho bạn hơi ấm? Cô ấy như xương!
Đừng đòi hỏi người đàn bà là cả người mẫu và người mẹ. Nhưng đó là điều mọi người đều đòi hỏi. Và mọi đàn bà đang đòi hỏi cùng điều đó từ đàn ông: là bố và là người yêu. Không đàn ông nào có thể hoàn thành cả hai vai này cùng lúc; điều đó gần như là không thể được. Do đó bạn sẽ bị thất vọng theo cách này cách khác; thất vọng nhất định có đó.
Việc tìm là về bụng mẹ. Bạn có thể không thích từ ‘bụng mẹ’, nhưng đó là hiểu lầm của bạn. Không cái gì sai với việc Freud dùng từ này, nhưng bạn đã hiểu lầm nó.
Punya đã gửi cho tôi một chuyện cười. Cô ấy nói, 'Đây là chuyện cười thực. Tôi nghe nó trên phố chính của đạo tràng giữa cửa hàng quần áo và chỗ kiểm soát túi.'
Một sannyasin nói với một sannyasin khác, 'Điều làm cho tôi không thể đồng ý về đạo tràng này là: bất kì chỗ nào anh nhìn, đều có hàng người đang đợi.'
Người kia nói, 'Cái gì? Người Do Thái sao?'
Đây là hiểu lầm của bạn, Ronald.
Ông Gold đã lấy vợ trong nhiều năm khi ông ấy phải đi tới Paris trong chuyến đi công việc.
Trong thành phố đó của tình yêu, ông ấy dễ dàng sa thành nạn nhân của những lời tán tỉnh si tình của các cô gái xinh tươi. Nhưng bằng cách nào đó ông Gold vẫn tìm được lối ra khỏi điều đó. Bà vợ đánh điện cho chồng mình ở khách sạn, 'Về nhà ngay! Sao anh chi tiền ở đó để có được điều mà ở đây anh có không mất tiền?'
Ngày hôm sau bà ấy nhận được điện tính gửi qua cáp đáp lại: 'Anh biết em và hàng của em rồi!'
Chỉ việc hiểu nhầm về phần bạn...
Một cha sở Anh ghi tên vào một khách sạn lớn. Khi ông ấy đang bước lên lối đi chính ông ấy gặp một bà già nhỏ xíu đã lên nửa đường, thở hổn hển và mang một cái va li khổng lồ.
Ông ấy hăm hở xách va li hộ bà già nói không ra hơi và mang nó lên đỉnh cầu thang.
Khi ông ấy quay lại giúp bà ấy lên, bà ấy đá mạnh vào cẳng chân ông ấy. 'Tôi phải mất mười phút để mang va li của tôi từ trên cao đó xuống đấy!' bà ấy hét lên.
Ella: 'Em nhớ nhà!'
Bella: 'Nhưng đây là nhà em mà.'
Ella: 'Em biết, và em ốm vì điều đó!'
Ông đại sứ mới tới một nước Viễn Đông được Hoàng đế triệu vào để trình quốc thư. Mặc dầu ông ấy bị quấy rối bởi sự hiện diện của nhiều người hầu gái duyên dáng nửa kín nửa hở trong cung điện, ông ấy quyết định không biểu lộ điều đó ra. Cố hạn chế cuộc đối thoại vào các vấn đề quốc gia, ông ấy hỏi, 'Thưa bệ hạ, lần cuối cùng bệ hạ có bầu cử là khi nào?'
'À,' Hoàng đế nói, với nụ cười và cái nháy mắt tinh quái, 'Ngay trước bữa sáng!'
Ronald, vấn đề không phải là với Sigmund Freud đáng thương, vấn đề là với bạn! Ông ấy có thể làm được gì nếu điều đó không thoả mãn cho bạn? Đó không phải là vấn đề thoả mãn cho bạn – chân lí là chân lí.
Bạn nói: Đôi khi hương hoa, âm thanh, nơi chốn hay sự cố từ thời thơ ấu, có thể gợi ra cảm giác và khao khát trong vài giây mà sao buồn thế và dịu dàng thế, nó có thể gây choáng cho tôi bằng sự mãnh liệt của nó.
Điều đó là có thể chỉ nếu khoảnh khắc này là không đủ mãnh liệt để nắm giữ bạn một cách toàn bộ, chỉ nếu cái gì đó bị bỏ lại ra khỏi khoảnh khắc này, nếu bạn đang kéo giữ lại.
Trong hai mươi nhăm năm tôi chưa bao giờ nghĩ về quá khứ của tôi, về thời thơ ấu của tôi – không hoài niệm. Và tôi chưa bao giờ nghĩ về tương lai nữa. Khoảnh khắc này là nhiều thế - thực ra, quá nhiều – tràn ngập thế, ai bận tâm về quá khứ và tương lai?
Bạn nói: Thời thơ ấu của tôi đã không hạnh phúc, bụng mẹ cũng không hấp dẫn tới mức đơn thuần sự đa cảm về ‘ngày xưa’ có thể giải thích được nó.
Thời thơ ấu của mọi người không thể hạnh phúc được, nó không thể là hạnh phúc bởi lí do đơn giản rằng trẻ em phụ thuộc thế, bất lực thế. Nó liên tục bị thao túng bởi bố mẹ, bởi thầy giáo, nó liên tục bị đè nén bởi mọi người, bị ra lệnh, bị chỉ huy. Không đứa trẻ nào đã bao giờ có thể hạnh phúc, nhưng mọi người về sau đều nghĩ rằng thời thơ ấu là điều đẹp đẽ nhất đã xảy ra cho người đó.
Lí do là tương đối: thời thơ ấy đã là khổ, nhưng bây giờ bạn ở trong khổ nhiều hơn nhiều! Bây giờ thời thơ ấu có vẻ đẹp: thấy mọi lo âu của cuộc sống và trách nhiệm và rắc rối và khắc khoải, nó có vẻ đẹp. Nhưng điều đó chỉ là tương đối – bạn càng trở nên già hơn, nó càng có vẻ đẹp hơn.
Đó là lí do tại sao nó là cả hai buồn và dịu dàng. Buồn là chân lí của nó và dịu dàng là bịa đặt của bạn.
Và khi thời thơ ấu đã không hạnh phúc – bạn nói nó đã không hạnh phúc – điều đó đơn giản chỉ ra bạn phải đang sống trong cuộc sống khổ thực sự ngày nay. Nếu cho dù thời thơ ấu bất hạnh hấp dẫn bạn, điều đó chỉ chỉ ra một việc và dứt khoát chỉ ra điều đó: rằng ngày nay chỉ là bóng tối, vô nghĩa, do đó quá khứ kéo bạn quay lui.
Tôi chỉ có thể nói một điều cho bạn: học nghệ thuật thiền đi – thiền đơn giản có nghĩa là nghệ thuật của việc hiện hữu ở đây bây giờ một cách toàn bộ, tuyệt đối – và thế thì mọi điều vô nghĩa này về hoài niệm sẽ biến mất. Bằng không nó sẽ vẫn còn với bạn tới chính tận cùng.
Từ cái nôi tới nấm mồ mọi người liên tục sống ở đâu đó nơi họ không thể sống được và liên tục trốn khỏi chỗ duy nhất nơi nó là có thể để sống.
Câu hỏi thứ hai
Osho ơi,
Cho phép tôi hỏi vài câu hỏi bí truyền thêm. Xin đừng cười chúng. Đó là câu hỏi về sống và chết với tôi!
Almasto,
Tôi biết nó là câu hỏi về sống và chết cho bạn – không chỉ cho bạn mà còn cho mọi người nữa – vì chừng nào bạn chưa biết tới nghệ thuật của việc vặn bóng đèn cho đúng bạn sẽ không bao giờ trở nên chứng ngộ! Cho nên tôi coi câu hỏi của bạn thực sự nghiêm chỉnh!
Câu hỏi thứ nhất:
Cần bao nhiêu người Scot-len để vặn một bóng đèn vào?
Almasto, mười. Một người vặn bóng đèn và chín người cùng trả chi phí.
Thứ hai:
Cần bao nhiêu người Anh để vặn một bóng đèn vào?
Almasto, hai. Một người vặn bóng đèn và một người làm việc giới thiệu.
Thứ ba:
Cần bao nhiêu người Đức để vặn một bóng đèn vào?
Almasto, hai. Một người vặn bóng đèn và một người đọc chỉ dẫn.
Thứ tư:
Cần bao nhiêu người Pháp để vặn một bóng đèn vào?
Almasto, bẩy. Một người vặn bóng đèn và sáu người vặn bất kì cái gì khác ngẫu nhiên tới bên.
Thứ năm:
Cần bao nhiêu xơ để vặn một bóng đèn vào?
Almasto, hai. Một người vặn bóng đèn và một người để chắc rằng đó là điều duy nhất cô ấy vặn.
Thứ sáu:
Cần bao nhiêu nhà du hành vũ trụ để vặn một bóng đèn vào?
Almasto, hai. Một người vặn bóng đèn vào và một người đếm từ một tới mười cho người đó.
Thứ bẩy:
Cần bao nhiêu người Nga để vặn một bóng đèn vào?
Almasto, năm mươi nghìn. Một người vặn nó vào và 49,999 chiếm miền quê có ngôi nhà này.
Thứ tám:
Cần bao nhiêu người say để vặn một bóng đèn vào?
Almasto, bốn. Một người cố vặn nó vào và ba người giữ cho con voi hồng đi xa.
Thứ chín:
Cần bao nhiêu Morarji Desais để vặn một bóng đèn vào?
Almasto, một. Nhưng đầu tiên người đó cần say hoàn toàn theo ma tuý riêng của mình – bình thường được gọi là nước tiểu – để cho người đó có thể được thuyết phục rằng người đó sẽ cứu Ấn Độ bằng việc làm như vậy.
Thứ mười:
Cần bao nhiêu người để vặn một bóng đèn Ấn Độ?
Almasto, chẳng cần ai. Nếu nó là của Ấn Độ nó gần như có thể đã được vặn lên rồi.
Thứ mười một:
Cần bao nhiêu chư phật Gautam để vặn một bóng đèn vào?
Almasto, chẳng cần ai. Phật Gautam đã nói là ánh sáng lên bản thân bạn.
Thứ mười hai:
Cần bao nhiêu người da đen để vặn một cái bóng vào?
Almasto, chẳng cần ai. Đen là đẹp.
Thứ mười ba:
Cần bao nhiêu Osho để vặn một bóng đèn vào?
Almasto, chẳng cần ai. Ông ấy thuyết phục bóng đèn tự nó vặn vào.
Và câu hỏi cuối cùng
Osho ơi,
Tại sao người Ấn Độ tuyệt đối điên chống lại thầy?
Neeraj,
Điều đó rất đơn giản. Thiền về câu chuyện này và bạn sẽ thấy ra lí do.
Một cha sở người Anh đang lái xe dọc con đường quê không quen thuộc trong đêm muộn thì một bánh xe bị nổ. Không có kích hay cờ lê, ông ấy bắt đầu bước đi xin giúp đỡ.
Ở phía xa ông ấy thấy ánh đèn. 'Tốt,' ông ấy nghĩ, 'Mình sẽ đi và hỏi để gọi điện hay có thể mình có thể mượn công cụ cần thiết.'
Nhưng khi ông ấy bước đi ông ấy trở nên không chắc chắn. 'Loại người nào có thể thức muộn vậy?' ông ấy nghĩ. 'Có lẽ đó là một đôi có quan hệ vợ chồng và mình sẽ làm phiền họ. Tưởng tượng xem thật ngượng ngùng! Hay có thể đó là một thanh niên và một cô đang mê đắm trong thú vui xác thịt.' Ông ấy tưởng tượng thấy sự vụng về của mình nếu người nam thanh niên nửa trần phải đi ra cửa. 'Hay,' ông ấy tiếp tục, 'còn tồi hơn, có thể những kẻ áo cam Rajneesh nguy hiểm đã tham gia vào cuộc truy hoan Mật tông hoang dã!'
Đến lúc ông ấy tới ngôi nhà ông ấy đã trong trạng thái kích động lớn. Ông ấy bấm chuông và đợi vài phút. Khi bà già bé nhỏ bước ra trả lời lúc đó là quá muộn.
'Kẻ tội lỗi khốn khổ!' ông ấy lúng búng buột ra. 'Cứ giữ thanh chắn cửa và điện thoại của bà và đi tới quỉ!'
Đó là điều đang xảy ra ở Ấn Độ. Đích thân họ liên tục tưởng tượng nhiều thứ, thế rồi họ trở nên kích động về chúng tới mức họ bắt đầu hét lên với tôi – và tôi đã không làm một việc nào cho bất kì ai. Tôi thậm chí không rời khỏi phòng của tôi! Tôi chỉ tận hưởng một chút ít buôn chuyện mọi sáng – những chuyện tầm phào chẳng hại gì. Nhưng người Ấn Độ đang phát điên; họ làm cho bản thân họ bị chọc tức, làm nóng bản thân họ qua tưởng tượng riêng của họ, đủ mọi loại tưởng tượng. Họ là nguyên nhân cho sự kích động riêng của họ; tôi chẳng liên quan gì tới điều đó.

0 Đánh giá

Ads Belove Post