Chương 14. Đứa con: Bố tới con người

Chương 14. Đứa con: Bố tới con người

Price:

Read more

Thiền: Thú vị, Sức sống, Phấn khởi và Sinh động - Osho
Bài nói về Thiền
Chương 14. Đứa con: Bố tới con người

Câu hỏi thứ nhất
Osho ơi,
Có phải con cái không có mấy quyền riêng tư và tự do khỏi các ước định của bố mẹ như bản thân bố mẹ trông đợi không?
D. M. Silvera,
Đó là một trong những vấn đề nền tảng nhất đối diện với nhân loại ngày nay. Tương lai phụ thuộc vào cách chúng ta giải quyết vấn đề này. Nó chưa bao giờ được đương đầu trước đây. Lần đầu tiên con người đã tới tuổi trưởng thành, sự trưởng thành nào đó đã xảy ra – và khi bạn trở nên trưởng thành bạn phải đối diện với những vấn đề mới.
Dần dần, dần dần khi con người tiến bộ, con người trở nên nhận biết về nhiều loại cảnh nô lệ. Vào thời của Rama, người đang được tôn thờ ở Ấn Độ như một trong những hoá thân vĩ đại nhất của Thượng đế, con người bị bán ở chợ hệt như món hàng hoá, đặc biệt là đàn bà. Con người còn chưa nhận biết về điều mình làm với người khác – bán, mua người ở bãi chợ hệt như bất kì thứ khác!
Và thời của Rama được coi là những ngày vàng của lịch sử Ấn Độ. Chúng đã là những ngày đen tối nhất có thể có, xấu xí nhất có thể có. Ngay cả Mahatma Gandhi cũng thường nghĩ rằng chúng ta phải đem vương quốc của Rama trở lại. Tôi ngạc nhiên với dốt nát vô cùng này! Vương quốc trong thời của Rama là nguyên thuỷ như người ta có thể hình dung.
Bản thân Rama dường như không rất tôn giáo, tâm linh – nói gì về việc ông ấy là hoá thân của Thượng đế? Ông ấy đã đổ chì lỏng vào tai của tiện dân vì anh ta đã nghe kinh sách linh thiêng, Vedas, điều đã bị cấm với phần nghèo nhất của xã hội. Tiện dân không được phép đọc Veda – những người tạo ra gần một nửa Ấn Độ - và đàn bà cũng không được phép.
Đó đã là một chiến lược đơn giản: nếu bạn muốn giữ hàng triệu người trong nô lệ, để cho họ vẫn còn vô giáo dục nhiều nhất có thể được. Nếu bạn giáo dục họ, họ bắt đầu nghĩ về bản thân họ như con người, bình đẳng với người khác. Họ càng trở nên được giáo dục, họ càng trở nên đòi hỏi bình đẳng, tự do. Cách tốt nhất để ngăn cản điều đó là không giáo dục họ.
Giáo dục tạo ra khác biệt nhiều tới mức chỉ các brahmins và kshatriyas, các tu sĩ và chiến binh, mới được giáo dục, còn những người khác không được giáo dục. Một cách tự nhiên kẽ hở là lớn giữa hai loại người này, và người vô giáo dục không thể quan niệm được bản thân mình là tương đương với người có giáo dục. Người đó sẵn sàng là nô lệ; người đó chấp nhận điều đó như số phận của mình.
Và đàn bà cũng không được phép đọc Veda, họ cũng bị coi như là một món hàng. Đã rất dễ dàng mua đàn bà.
Ngay cả Krishna, người mà Ấn Độ tôn thờ như hoá thân hoàn hảo nhất của Thượng đế, đã có mười sáu nghìn vợ. Bây giờ, đây là điều xấu nhất người ta có thể quan niệm được! Và mọi người vợ này đều không lấy ông ấy, nhiều người là vợ của những người khác, người mà ông ấy đã cưỡng bức lấy đi. Ông ấy có quyền, ông ấy có quân đội – ông ấy có thể xoay xở được điều đó. Ông ấy có thể mua họ, ông ấy có thể đánh cắp họ, ông ấy có thể ép buộc mọi người nhường vợ đẹp cho ông ấy – và dầu vậy ông ấy vẫn được coi là hoá thân hoàn hảo nhất của Thượng đế! Những đàn bà này bị lấy đi khỏi những người khác dường như họ là tài sản. Cũng như bạn có thể lạm dụng tài sản của ai đó, giành lấy vương quốc của ai đó, bạn có thể vồ lấy vợ của anh ta. Cô ấy chỉ là tài sản – chẳng là gì mấy; không cần bận tâm về người đàn bà. Và dầu vậy không cuộc nổi dậy nào nảy sinh. Con người đã trong trạng thái rất nguyên thuỷ, dốt nát, không thông minh.
Dần dần loại nô lệ đó biến mất. Đàn bà ở Ấn Độ vẫn còn là nô lệ, nhưng ở phương Tây đàn bà đang thoát ra khỏi cảnh nô lệ.
Chỉ gần đây ở phương Tây chúng ta đã trở nên nhận biết rằng tình trạng nô lệ lớn nhất là nô lệ của đứa trẻ. Điều đó chưa bao giờ được nghĩ tới trước đây, điều đó không được nhắc tới trong bất kì kinh sách nào của thế giới. Ai có thể nghĩ được... đứa trẻ và nô lệ sao? Nô lệ cho bố mẹ riêng của nó, người yêu nó, người hi sinh bản thân họ cho đứa trẻ sao? Điều đó chắc có vẻ nực cười, hoàn toàn vô nghĩa! Nhưng bây giờ, khi sáng suốt tâm lí đã đi sâu vào trong tâm trí con người và việc vận hành của nó, điều đã tuyệt đối trở nên rõ ràng là đứa trẻ là người bị khai thác nhất; không ai đã từng bị khai thác nhiều hơn đứa trẻ. Và tất nhiên nó bị khai thác đằng sau mẽ ngoài của yêu.
Và tôi không nói rằng các bố mẹ nhận biết rằng họ đang khai thác đứa trẻ, rằng họ đang áp đặt sự nô lệ lên đứa trẻ, rằng họ đang phá huỷ đứa trẻ, rằng họ đang làm cho nó ngu đi, không thông minh, rằng toàn thể nỗ lực của họ tạo ước định cho đứa trẻ là người Hindu, là người Mô ha mét giáo, là người Ki tô giáo, là người Jaina, là Phật tử, là vô nhân đạo; họ không nhận biết về điều đó, nhưng điều đó không tạo ra khác biệt gì khi có liên quan tới các sự kiện này.
Đứa trẻ bị ước định bởi bố mẹ theo cách xấu, và tất nhiên đứa trẻ bất lực: nó phụ thuộc vào bố mẹ. Nó không thể nổi dậy, nó không thể trốn thoát, nó không thể tự bảo vệ bản thân nó. Nó tuyệt đối mong manh, do đó nó có thể bị khai thác dễ dàng.

Việc ước định của bố mẹ là sự nô lệ lớn nhất trên thế giới. Nó phải hoàn toàn bị nhổ bật rễ, chỉ thế thì con người lần đầu tiên mới có khả năng được tự do thực sự, tự do đúng, tự do đích thực, bởi vì đứa trẻ là bố của con người. Nếu đứa trẻ được nuôi dưỡng theo cách sai thế thì toàn thể nhân loại đi sai. Đứa trẻ là hạt mầm: nếu bản thân hạt mầm bị đầu độc và biến chất bởi những người có ý tốt, những người có ước muốn tốt, thế thì không có hi vọng về một cá nhân con người, thế thì mơ ước đó không bao giờ có thể được hoàn thành.
Điều bạn nghĩ bạn đang có không phải là tính cá nhân, nó chỉ là nhân cách. Nó là cái gì đó được nuôi dưỡng trong bạn, trong bản tính của bạn, bởi bố mẹ bạn, xã hội, tu sĩ, chính khách, các nhà giáo dục. Người giáo dục, từ vườn trẻ cho tới đại học, đều trong phục vụ cho các quyền lợi được đầu tư, đều trong phục vụ cho thể chế. Toàn thể chủ định của ông ta là phá huỷ mọi đứa trẻ, làm què quặt mọi đứa trẻ đến mức mà nó điều chỉnh theo xã hội đã định.
Có nỗi sợ. Nỗi sợ là ở chỗ nếu đứa trẻ bị bỏ lại không được ước định từ chính lúc ban đầu thì nó sẽ thông minh, nó sẽ tỉnh táo, nhận biết tới mức toàn thể phong cách sống của nó sẽ là của nổi dậy. Và không ai muốn kẻ nổi dậy; mọi người đều muốn có người vâng lời.
Bố mẹ yêu con vâng lời. Và nhớ cho, đứa trẻ vâng lời gần như bao giờ cũng là đứa trẻ ngu nhất. Đứa trẻ nổi dậy là đứa trẻ thông minh, nhưng nó không được kính trọng hay yêu. Thầy giáo không yêu nó, xã hội không cho nó sự kính trọng; nó bị kết án. Hoặc nó phải thoả hiệp với xã hội hoặc nó phải sống trong một loại tự mặc cảm. Một cách tự nhiên, nó cảm thấy rằng nó đã không tốt với bố mẹ nó, nó đã không làm cho họ hài lòng.
Nhớ hoàn toàn rõ cho, bố mẹ của Jesus không hài lòng với Jesus, bố mẹ của Phật Gautam không hài lòng với Phật Gautam. Những người này thông minh thế, nổi dậy thế, làm sao bố mẹ họ có thể hài lòng với họ được?
Và từng đứa trẻ được sinh ra đều với những khả năng lớn và tiềm năng lớn tới mức nếu nó được phép và được giúp đỡ để phát triển tính cá nhân của nó mà không có bất kì cản trở nào từ những người khác chúng ta sẽ có nhiều Phật và nhiều Socrates và nhiều Jesus, chúng ta sẽ có đa dạng vô cùng các thiên tài. Thiên tài xảy ra rất hãn hữu không phải bởi vì thiên tài hiếm được sinh ra, không; thiên tài hiếm khi xảy ra bởi vì rất khó thoát khỏi quá trình ước định của xã hội. Chỉ thỉnh thoảng một đứa trẻ bằng cách nào đó xoay xở thoát được khỏi sự nắm giữ nó.
Mới hôm nọ tôi đã nói với Tom Cassidy, 'Xin mở phong bì của bạn ra.' Ajit Saraswati đã gửi cho tôi một ghi chú về điều đó. Anh ấy nói, 'Osho ơi, tôi thấy rằng từ "develop-phát triển" đích xác có nghĩa cùng một thứ: đó là, "opening the envelope - mở phong bì". "Velop" nghĩa là cái màn che, cái che đậy; "de-velop" nghĩa là bỏ màn che ra, mở nó ra; "en-velope" nghĩa là đặt màn che lên, đậy nó lại.'
Mọi đứa trẻ đều bị bao bọc bởi bố mẹ, bởi xã hội, bởi thầy giáo, bởi tu sĩ, bởi mọi quyền lợi được đầu tư – bị bao bọc trong nhiều tầng ước định. Nó được cho ý thức hệ tôn giáo nào đó: nó bị buộc trở thành người Do Thái hay người Ki tô giáo hay người Hindu hay người Mô ha mét giáo. Đó không phải là chọn lựa của nó. Và bất kì khi nào ai đó bị ép buộc mà không có chọn lựa của riêng mình, bạn đang làm què quặt người đó, bạn đang phá huỷ thông minh của người đó; bạn không cho người đó cơ hội để chọn, bạn không cho phép người đó vận hành một cách thông minh; bạn đang quản lí nó theo cách mà người đó sẽ vận hành chỉ máy móc. Người đó sẽ là người Ki tô giáo, nhưng người đó không phải là người Ki tô giáo theo chọn lựa. Và là người Ki tô giáo có nghĩa gì nếu điều đó không phải là chọn lựa của bạn?
Vài người đi theo Jesus, những người đi cùng ông ấy, đều là những người dũng cảm. Họ là những người Ki tô giáo duy nhất: họ liều mạng sống của họ, họ đi ngược lại dòng chảy, họ sống hiểm nguy; họ đã sẵn sàng chết, nhưng họ đã không sẵn sàng thoả hiệp.
Vài người đi cùng Phật Gautam đã là những Phật tử thực, nhưng bây giờ có hàng triệu người Ki tô giáo trên khắp thế giới và hàng triệu Phật tử trên khắp thế giới và tất cả họ đều hư huyễn, họ là rởm. Họ nhất định là rởm – điều đó bị áp đặt lên họ. Họ được bao bọc trong một ý thức hệ tôn giáo nào đó thế rồi họ được bao bọc trong ý thức hệ chính trị nào đó – họ được bảo cho rằng họ là người Ấn Độ, rằng họ là người Iran, rằng họ là người Trung Quốc, rằng họ là người Đức – một quốc tịch nào đó được áp đặt lên họ. Và nhân loại là một, trái đất là một. Nhưng các chính khách sẽ không thích điều là một đó vì nếu trái đất là một thế thì các chính khách với mọi chính trị của họ phải biến mất. Thế thì tất cả những tổng thống và thủ tướng này sẽ đi đâu? Họ chỉ có thể tồn tại nếu thế giới vẫn còn bị phân chia.
Tôn giáo là một, nhưng thế thì cái gì sẽ xảy ra cho giáo hoàng Polack, cho mọi shankaracharyas ngu xuẩn, cho Ayatollah Khomaniac? Cái gì sẽ xảy ra cho tất cả những người này? Họ có thể tồn tại chỉ nếu có nhiều tôn giáo, nhiều nhà thờ, nhiều giáo phái, nhiều tín ngưỡng.
Có ba trăm tôn giáo trên trái đất và ít nhất ba nghìn giáo phái của những tôn giáo này. Thế thì tất nhiên có khả năng cho nhiều tu sĩ, giám mục, tổng giám mục, tu sĩ cấp cao, shankaracharyas tồn tại. Khả năng này sẽ biến mất.
Và tôi bảo bạn, tính tôn giáo là một! Nó chẳng liên quan gì tới bất kì Kinh thánh nào, bất kì Veda, bất kì Gita nào. Nó có cái gì đó liên quan với trái tim thương yêu, với người thông minh. Nó có cái gì đó liên quan tới nhận biết, tính thiền. Nhưng mọi quyền lợi được đầu tư sẽ bị mất.
Do đó các bố mẹ, những người thuộc vào thể chế nào đó, quốc gia nào đó, nhà thờ nào đó, giáo phái nào đó, nhất định ép buộc các ý tưởng của họ lên trẻ em. Và điều kì lạ là ở chỗ con cái bao giờ cũng thông minh hơn bố mẹ, vì bố mẹ thuộc vào quá khứ còn con cái thuộc vào tương lai. Bố mẹ đã bị ước định, đã bị bao bọc, bị che đậy. Gương của họ bị phủ với nhiều bụi bặm tới mức chúng không phản xạ cái gì; họ mù.
Chỉ người mù mới có thể là người Hindu hay người Mô ha mét giáo hay người Jaina hay người Ki tô giáo. Người có mắt đơn thuần có tính tôn giáo. Người đó không đi tới nhà thờ hay đi tới đền thờ hay tới nhà thờ hồi giáo; người đó sẽ không tôn thờ mọi loại ảnh ngu xuẩn.
Có những người ở Ấn Độ đang tôn thờ thần khỉ, Hanuman. Người tôn thờ khỉ! Không khỉ nào tôn thờ người! Ngay cả khỉ cũng cười về điều đó: 'Cái gì đã xảy ra cho những người này?' Và những người này nghĩ rằng họ đã tiến hoá từ khỉ. Khỉ nghĩ chính điều đối lập: chúng nghĩ chính những người này đã ngã. Tất nhiên họ đã ngã từ cây – họ đã ngã theo nghĩa đen! Và vẫn tôn thờ thần khỉ!
Mọi loại thần, mọi loại mê tín! Bố mẹ mang tất cả những điều này. Khi đứa trẻ được sinh ra nó là phiến đá sạch, một tabula rasa; không cái gì được viết lên nó. Đó là cái đẹp của nó: gương không bụi nào. Nó có thể thấy rõ ràng hơn.
Mẹ: 'Jimmy, con bị ngã với các quần mới à?'
Jimmy: 'Dạ vâng, mẹ ơi, không có thời gian để cởi chúng ra.'
Cô giáo lớp một đang nói cho lớp về tự nhiên và cô gọi nó là 'Thế giới quanh em'. Cô hỏi bé Helen ngồi hàng đầu tiên, 'Bây giờ, Helen, nói cho mọi người trong lớp. Con là rau cỏ, con vật hay khoáng vật?'
'Con không phải cái nào trong những cái đó,' cô bé đáp lại một cách mau lẹ. 'Con là con gái sống thực!'
Một anh chàng nhỏ bé đang câu cá ở cuối cầu tầu bị mất cân bằng trong khi cố lôi con cá lên bờ và ngã vào trong hồ. Nhiều người cũng đang câu cá gần đó chạy xô lại giúp cậu ta và kéo cậu ta ra.
'Làm sao mà anh ngã xuống thể?' một trong những người này hỏi anh ta.
'Tôi đâu có ngã vào,' cậu bé nói. 'Tôi đi tới con cá chứ!'
Một gia đình lớn chung cuộc có khả năng chuyển vào một ngôi nhà rộng chỗ hơn. Một thời gian sau ông bác hỏi đứa cháu trai, 'Cháu thích nhà mới thế nào?'
'Cũng được mà,' chú bé đáp. 'Anh cháu và cháu có phòng riêng và các chị cháu cũng thế. Nhưng mẹ đáng thương, mẹ vẫn mắc kẹt trong cùng phòng với bố!'
Một người đàn bà gần như trong trạng thái hoảng sợ khi bà ấy gọi điện cho người bạn lâu năm trên điện thoại, nhưng người bạn này lại đang trong buồng tắm và cô con gái trẻ của bà ấy cầm điện thoại.
'Ồ bạn thân ơi,' bà ấy nói, 'Tôi phải nói với ai đó! Tôi vừa mới tìm thấy tờ ghi chép này trên bàn bếp. Chồng tôi đã bỏ đi với người đàn bà khác. Đi rồi, đi rồi, đi mất mãi mãi! Tôi đầy xúc động dồn nén tôi không biết phải làm gì. Tôi chắc rằng bất kì phút nào tôi đều sẽ buông bỏ thôi.'
'Đó là điều cần làm,' cô con gái nói. 'Cứ chịu thua xúc động của bác đi. Buông bỏ bản thân bác đi. Không cái gì sẽ làm cho bác điều đúng tốt hơn là việc cười lớn!'
Mọi đứa trẻ được sinh ra đều thông minh, sáng sủa, sạch sẽ, nhưng chúng ta bắt đầu chất rác rưởi lên nó.
Silvera, bạn hỏi tôi: Có phải con cái không có mấy quyền riêng tư và tự do khỏi các ước định của bố mẹ như bản thân bố mẹ trông đợi không?
Nó có nhiều cái đúng hơn bố mẹ vì nó đang bắt đầu cuộc sống của nó. Bố mẹ đã bị đè nặng, họ đã bị què quặt, họ đã phụ thuộc vào chỗ nương tựa. Con cái có điều đúng hơn để là cái ta riêng của nó. Nó cần sự riêng tư, nhưng bố mẹ không cho phép nó có sự riêng tư nào; họ rất sợ sự riêng tư của đứa trẻ. Họ liên tục chọc mũi vào chuyện của đứa trẻ; họ muốn có tiếng nói của họ về mọi thứ.
Đứa trẻ cần sự riêng tư vì mọi điều là đẹp đều lớn lên trong sự riêng tư. Nhớ điều đó: đó là một trong những luật nền tảng nhất của cuộc sống. Rễ mọc ra dưới đất; nếu bạn đem chúng ra khỏi đất chúng bắt đầu chết. Chúng cần sự riêng tư, tuyệt đối riêng tư. Đứa trẻ lớn lên trong bụng mẹ của người mẹ, trong riêng tư. Nếu bạn mang đứa trẻ ra ánh sáng, giữa nơi công cộng, nó sẽ chết. Nó cần chín tháng tuyệt đối riêng tư. Mọi thứ cần trưởng thành đều cần riêng tư. Người trưởng thành không cần sự riêng tư ngần nấy vì người đó đã lớn, nhưng đứa trẻ cần sự riêng tư nhiều hơn nhiều. Nhưng nó không bị bỏ một mình chút nào.
Bố mẹ rất lo nghĩ bất kì khi nào họ thấy rằng đứa trẻ bị lạc hay ở một mình; họ lập tức trở nên quan tâm. Họ sợ, vì nếu đứa trẻ ở một mình nó sẽ bắt đầu phát triển tính cá nhân của nó. Nó bao giờ cũng phải bị giữ trong các giới hạn để cho bố mẹ có thể liên tục theo dõi, vì chính việc quan sát của họ không cho phép tính cá nhân của nó tăng trưởng; việc quan sát của họ che đậy nó, bao bọc nó bằng nhân cách.
Personality - nhân cách không là gì ngoài cái bao bọc. Nó tới từ một từ hay, persona; persona nghĩa là mặt nạ. Trong kịch Hi Lạp các diễn viên thường dùng các mặt nạ. Sona nghĩa là âm thanh, per nghĩa là qua. Họ thường nói qua mặt nạ; bạn không thể thấy được mặt thật của họ, bạn chỉ có thể nghe thấy tiếng nói của họ. Do đó mặt nạ được gọi là persona vì âm thanh được nghe qua nó, và từ persona dẫn tới từ 'personality-nhân cách'.
Đứa trẻ phải liên tục canh chừng vì nó đang bị quan sát. Bản thân bạn có thể thấy điều đó: nếu bạn đang tắm bạn là người khác toàn bộ - trong buồng tắm bạn có thể để mặt nạ của mình sang bên. Ngay cả người trưởng thành, người rất nghiêm chỉnh cũng bắt đầu hát, ầm ừ. Ngay cả người trưởng thành cũng bắt đầu làm mặt làm mũi trong gương! Bạn đang ở chỗ riêng tư – bạn hoàn toàn nhận biết rằng bạn đã khoá cửa rồi – nhưng nếu bạn đột nhiên trở nên nhận biết rằng ai đó đang nhòm qua lỗ khoá, thay đổi lập tức xảy ra với bạn. Bạn sẽ lại trở thành nghiêm chỉnh, bài ca sẽ biến mất, bạn sẽ không làm mặt làm mũi trước gương; bạn sẽ bắt đầu cư xử như bạn vẫn được coi là cần cư xử vậy. Đây là nhân cách – bạn trở lại trong bao bọc.
Đứa trẻ cần sự riêng tư vô cùng, nhiều nhất có thể được, tối đa về riêng tư, để cho nó có thể phát triển tính cá nhân của nó không bị can nhiễu vào. Nhưng chúng ta xâm phạm vào đứa trẻ, liên tục xâm phạm. Bố mẹ liên tục hỏi, 'Con đang làm gì? Con đang nghĩ gì?' Ngay cả nghĩ! Họ thậm chí phải nhìn vào trong tâm trí bạn.
Có vài bộ lạc ở Viễn Đông nơi từng đứa trẻ đều phải kể lại giấc mơ của nó mọi sáng cho bố mẹ, vì ngay cả trong mơ nó không thể bị bỏ lại một mình. Nó có thể mơ những giấc mơ sai, nó có thể nghĩ về những thứ mà nó không nên nghĩ, bố mẹ phải được báo cáo.
Nghi lễ sáng sớm là ở chỗ điều đầu tiên trước khi ăn sáng nó phải thuật lại giấc mơ của nó – điều nó đã thấy trong đêm.
Phân tâm là phát triển rất mới ở phương Tây, nhưng ở phương Đông, trong những bộ lạc Viễn Đông này, phân tâm đã được thực hành bởi bố mẹ trong hàng nghìn năm. Và tất nhiên đứa trẻ đáng thương không biết diễn đạt tượng trưng cho nên nó đơn giản thuật lại giấc mơ như giấc mơ vậy. Nó không biết mơ nghĩa là gì; chỉ bố mẹ biết. Nhưng điều này đi quá xa. Điều này xâm phạm lên nó, đó là vô nhân; nó chờm lên không gian của ai đó khác.
Chỉ bởi vì đứa trẻ phụ thuộc vào bạn về thức ăn, quần áo, chỗ trú ngụ, bạn nghĩ bạn có quyền làm điều đó sao? – vì nếu đứa trẻ nói rằng nó đã thấy rằng nó đang bay trong mơ, bố mẹ lập tức biết rằng đó là giấc mơ dục. Bây giờ họ sẽ kiềm chế hành vi của nó nhiều hơn, họ sẽ tạo kỉ luật cho nó nhiều hơn. Họ sẽ cho nó tắm nước lạnh sáng sớm! Họ sẽ dạy nó nhiều hơn về vô dục và họ sẽ dạy nó rằng 'Nếu con không vô dục mọi thứ sẽ đi sai. Nếu con nghĩ về hành động dục con sẽ mất thông minh, con sẽ bị mù, và các loại vô nghĩa.
Đứa trẻ cần sự riêng tư mênh mông. Bố mẹ nên bước vào để giúp nó, không can thiệp. Nó nên được phép làm các thứ hay không làm các thứ. Bố mẹ chỉ nên tỉnh táo rằng nó không làm bất kì hại gì cho bản thân nó hay cho ai đó khác – điều đó là đủ. Nhiều hơn điều đó là xấu.
Một khách du lịch lái xe vào một thị trấn nhỏ và nói với một anh chàng đang ngồi trên ghế dài trước trụ sở bưu điện.
'Anh đã sống ở đây được bao lâu rồi?' khách du lịch hỏi.
'Quãng mười hai năm,' anh chàng đáp.
'Chắc đây là chỗ hẻo lánh, phải không?' khách du lịch hỏi.
'Chắc đấy,' anh chàng này nói.
'Chẳng có mấy mà đi tiếp,' khách du lịch nói. 'Tôi không thấy cái gì ở đây để giữ anh bận rộn.'
'Tôi cũng chẳng thấy,' anh chàng nói. 'Đó là lí do tại sao tôi thích nó.'
Trẻ em rất thích được bỏ lại một mình; không gian thoáng được cần cho sự trưởng thành của chúng. Vâng, bố mẹ phải tỉnh táo, thận trọng, để cho không hại nào xảy ra cho con cái, nhưng điều này là một loại thận trọng tiêu cực – họ không can thiệp một cách tích cực. Họ phải cho đứa trẻ niềm khao khát lớn để truy tìm chân lí, nhưng họ phải không cho nó ý thức hệ, điều cho nó ý tưởng về chân lí. Họ phải không dạy nó về chân lí, họ phải dạy nó cách truy tìm chân lí. Truy tìm nên được dạy, điều tra nên được dạy, phiêu lưu nên được dạy.
Trẻ em nên được giúp đỡ để cho chúng có thể hỏi các câu hỏi và bố mẹ không nên trả lời những câu hỏi đó chừng nào chúng chưa thực sự biết. Và cho dù chúng biết chúng nên nói điều đó như Phật thường nói với các đệ tử của ông ấy: 'Đừng tin vào điều ta nói! Đây là kinh nghiệm của ta, nhưng khoảnh khắc ta nói nó cho ông, nó trở thành sai vì với ông, nó không phải là kinh nghiệm. Nghe ta, nhưng đừng tin. Thực nghiệm, truy hỏi, tìm kiếm đi. Chừng nào bản thân ông còn chưa biết, tri thức của ông là vô dụng; nó là nguy hiểm. Tri thức được vay mượn là cản trở.'
Nhưng đó là điều các bố mẹ liên tục làm: họ liên tục ước định đứa con.
Silvera, trẻ em cần sự riêng tư, chúng cần tự do – chúng cần tự do để hiện hữu. Nhưng mọi bố mẹ đang cố làm cho đứa trẻ thành cái gì đó khác hơn nó là vậy. Họ đang bảo đứa trẻ trở thành một Jesus Christ hay trở thành một Phật Gautam hay trở thành một Mahavira hay một Zarathustra. Và đây là phóng chiến dốt nát thế vì không ai có thể trở thành Phật lần nữa, không ai có thể trở thành một Jesus lần nữa. Sự tồn tạo có tính sáng tạo thế nó không bao giờ lặp lại bản thân nó. Hai nghìn năm đã trôi qua từ thời Jesus – có người nào trở thành Jesus lần nữa không? Điều đó là không thể được, điều đó không được phép, và điều hay là điều đó là không thể được. Hai mươi nhăm thế kỉ đã trôi qua từ thời Phật và hàng triệu người đã cố gắng và bắt chước để là chư Phật, nhưng không ai đã thành công. Điều hay là không ai thành công, vì mọi người đều có tính duy nhất riêng của mình.
Noi gương là phá huỷ bản thân bạn, nó là tự tử! Nhưng mọi bố mẹ đều thuyết giảng cho con cái điều tự tử nào đó: 'Trở thành ai đó, ai đó khác. Trở thành bất kì ai, nhưng không trở thành bản thân con.' Đứa con bị kết án, bị bác bỏ theo mọi cách có thể, được nói cho theo một cách trực tiếp, gián tiếp rằng 'Bất kì cái gì con đang là đều không đúng, bất kì cái gì con đang làm đều không đúng.' Con phải đi theo tấm gương nào đó, lí tưởng nào đó. 'Chừng nào con chưa cư xử như Phật hay Mahavira, Khổng Tử hay Moses, con là không đúng' – và đứa trẻ bắt đầu noi gương. Thế giới này đầy những kẻ noi gương, đó là lí do tại sao có nhiều khổ thế, đó là lí do tại sao có nhiều sự không sáng tạo thế và nhiều không nhạy cảm thế, nhiều xấu thế.
Điều đó giống như bảo hoa hồng trở thành cúc vạn thọ và bảo cúc vạn thọ trở thành hoa sen. Hoa hồng không thể trở thành hoa cúc vạn thọ mà cúc vạn thọ cũng không thể trở thành hoa sen được. Chỉ một điều là có thể: nếu hoa sen lấy ý tưởng trở thành hoa hồng và hoa hồng lấy ý tưởng trở thành cúc vạn thọ và cúc vạn thọ được ước định trở thành hoa sen, sẽ không có hoa sen nữa, không có cúc vạn thọ nữa, không có hoa hồng nữa, vì toàn thể năng lượng của hoa hồng sẽ bị phí hoài vào việc trở thành cúc vạn thọ, điều hoa hồng không thể trở thành được, điều là không thể được. Và bởi vì nó không thể trở thành cúc vạn thọ được nên năng lượng của nó bị phí hoài – cùng năng lượng mà đáng ra đã nở hoa như hoa hồng.
Không ước định là được cần cho trẻ em, không chỉ đạo nào nên được trao cho chúng. Chúng phải được giúp đỡ để là bản thân chúng, chúng phải được hỗ trợ, nuôi dưỡng, làm mạnh thêm. Người bố thực, người mẹ thực, bố mẹ thực sẽ là phúc lành cho đứa con. Đứa con sẽ cảm thấy được họ giúp đỡ để cho nó trở nên ngày càng bắt rễ hơn trong bản tính của nó, ngày càng được tiếp đất hơn, được định tâm hơn, để cho nó bắt đầu yêu bản thân nó thay vì cảm thấy mặc cảm về bản thân nó, để cho nó kính trọng bản thân nó.
Nhớ lấy, chừng nào một người còn chưa yêu bản thân người đó, người đó không thể yêu được bất kì người nào khác trên thế giới, chừng nào đứa trẻ chưa kính trọng bản thân nó, nó không thể kính trọng được bất kì ai khác. Đó là lí do tại sao yêu của bạn là hư huyễn và mọi kính trọng của bạn đều là rởm, giả. Bạn không kính trọng bản thân bạn, làm sao bạn có thể kính trọng bất kì người nào khác được? Chừng nào tình yêu với bản thân bạn chưa được sinh ra bên trong con người bạn, nó sẽ không toả sáng sang người khác. Trước hết bạn phải trở thành ánh sáng lên bản thân bạn, thế thì ánh sáng của bạn sẽ lan toả, sẽ đạt tới người khác.
Đó là ngày thi ở trường và thầy giáo hay cáu đang truy vấn một cậu bé về tri thức của cậu về cây và hoa. Cậu bé không có khả năng trả lời bất kì câu hỏi nào cho đúng. Trong thất vọng, thầy giáo quay sang người trợ giảng của mình và quát lên, 'Đi và đem lại cho tôi một nhúm cỏ khô!'
Khi người trợ giảng quay đi, cậu bé kêu lên, 'Và xin thầy mang cả cho em nữa, chỉ một cốc cà phê nhỏ thôi!'
Người Polack lái xe dọc con đường quê thì xe của anh ta hỏng. Trong khi anh ta đang sửa nó, một cậu bé tiến tới và hỏi, 'Cái kia là cái gì vậy?'
'Nó là cái kích,' người Polack nói.
'Bố cháu có hai cái đó,' cậu bé nói.
Thế rồi một phút sau nó lại hỏi, 'Còn cái kia là cái gì?'
'Đó là cái đèn pin.'
'Ồ, bố cháu có hai cái đó nữa. Còn ở phía kia? Đó có phải là cờ lê không?'
'Đúng,' người này nói, một cách cáu kỉnh.
'Bố cháu có hai cái đó.'
Cuộc đối thoại diễn ra theo mạch này một lúc. Cuối cùng việc sửa chữa được hoàn thành và người Polack đứng dậy và đi đái ở bên vệ đường. Khi anh ta đái anh ta trỏ vào cái máy sinh sản của mình và hỏi, 'Bố cháu có hai cái này nữa chứ?'
'Tất nhiên là không!' cậu bé nói. 'Nhưng ông ấy có một cái dài gấp đôi!'
Trẻ em là thông minh vô cùng, chúng chỉ cần cơ hội! Chúng cần cơ hội để trưởng thành, bầu khí hậu thuận lợi. Mọi đứa trẻ đều được sinh ra với tiềm năng chứng ngộ, với tiềm năng trở nên thức tỉnh, nhưng chúng ta phá huỷ điều đó.
Đây đã từng là thảm hoạ lớn nhất trong toàn thể lịch sử con người. Không cảnh nô lệ nào khác đã là tồi tệ như việc là nô lệ của đứa trẻ và không cảnh nô lệ nào đã lấy đi nhiều nhựa sống của nhân loại như việc làm đứa trẻ thành nô lệ, và điều này cũng sẽ là nhiệm vụ khó khăn nhất cho nhân loại: loại bỏ nó.
Chừng nào chúng ta chưa thu xếp cho toàn thể xã hội theo cách khác toàn bộ, chừng nào thay đổi triệt để chưa xảy ra và gia đình chưa biến mất và nhường chỗ cho tâm xã, điều đó sẽ không là có thể. Thể chế bố mẹ đã trở nên được bắt rễ sâu trong cấu trúc của nó tới mức chừng nào toàn thể hình mẫu này chưa bị phá huỷ và bị thay thế bằng một hiện tượng mới toàn bộ mà tôi gọi là tâm xã...
Tâm xã là nơi nhiều người sống cùng nhau một cách tập thể, không trong các đơn vị một gia đình. Chẳng hạn, tâm xã này... Bây giờ, quãng ba nghìn sannyasin đang sống ở đây, một nghìn năm trăm người đang làm việc trong tâm xã. Có nhiều trẻ em; những trẻ em này được mọi người yêu mến. Chúng không chỉ tập trung vào bố mẹ chúng, chúng tận hưởng tự do mênh mông. Chúng đi và chúng thăm các sannyasin khác, chúng vẫn còn ở với các sannyasin khác trong nhiều ngày. Chúng có nhiều chú bác, nhiều cô.
Bé Siddhartha có nhiều bạn thế, từ trẻ nhỏ tới người lớn tới người rất già – mọi lứa tuổi, mọi loại bạn bè. Mẹ nó, Neerja, đã đổi người yêu nhiều lần, nhưng mọi người yêu đều trở thành chú bác của Siddhartha. Đó là cái lợi cho cậu bé, vì mỗi lần Neerja đổi người yêu của cô ấy Siddhartha lại được thêm một chú bác! Chuyện tình của Neerja có thể tới và đi, nhưng chuyện tình của Siddhartha còn lại. Ngay cả các người bạn trai cũ của Neerja vẫn là bạn với Siddhartha – nó liên tục hỏi họ... bất kì khi nào nó cần tiền nó lại đi tới họ. Và nó lấy tiền từ mọi nơi – nó là người giầu nhất trong tâm xã!
Nó tới Sattva mọi ngày và Sattva phải cho nó năm ru pi – đó là số tiền cố định! Một hôm Sattva không có tiền, cho nên Sattva nói, 'Bác lấy làm tiếc, Siddhartha, hôm nay bác không có tiền.'
Nó nói, 'Sao bác không hỏi cháu?' Và sau mười phút nó quay lại với năm ru pi và đưa tiền cho Sattva!
Nó nói, 'Cháu có nhiều bạn thế! Bất kì khi nào bác cần tiền bác có thể hỏi cháu – cháu có thể tìm thấy nó ở bất kì chỗ nào!'
Trong tâm xã đứa trẻ sẽ không bị ám ảnh bởi bố mẹ nó. Nó sẽ có nhiều tự do hơn, nhiều linh động hơn. Nó sẽ cởi mở hơn với nhiều người, nhiều đa dạng. Nó sẽ học nhiều hơn. Nó sẽ trở thành đa chiều, nó sẽ trở thành đa ngôn ngữ. Và điều quan trọng nhất là ở chỗ nó sẽ không bị ước định bởi bất kì người nào, vì khi có nhiều người thế với nhiều nền tảng khác nhau, nó sẽ có khả năng học điều này: rằng 'Tôn giáo của mẹ mình hay bố mình không phải là tôn giáo duy nhất,' rằng 'Đất nước của mẹ mình không phải là đất nước duy nhất,' rằng ‘Ngôn ngữ của mẹ mình không phải là ngôn ngữ duy nhất,' rằng 'Có nhiều ngôn ngữ và chúng tất cả đều hay, và có nhiều tôn giáo và chúng là hay, và có nhiều đất nước và chúng là đẹp.' Nó sẽ có cách tiếp cận phổ quát hơn hướng tới mọi thứ. Nó sẽ vẫn còn linh động, tuôn chảy, nó sẽ không trở thành bị lưu luyến.
Và các nhà tâm lí nói rằng từng đứa trẻ đều trở nên bị lưu luyến: nếu đứa trẻ là con trai nó trở nên lưu luyến theo hình ảnh người mẹ; nếu đứa trẻ là con gái nó trở nên lưu luyến theo hình ảnh người bố. Và đây là một trong những vấn đề trong cuộc sống, vì một khi con trai đã trở nên lưu luyến theo hình ảnh người mẹ, toàn thể cuộc sống của anh ta sẽ đi tìm người đàn bà đích xác khớp với hình ảnh người mẹ của anh ta. Anh ta sẽ mong đợi phẩm chất của mẹ mình từ người yêu của anh ta, điều là không thể được. Anh ta có thể tìm đâu ra người mẹ của anh ta? Từng đàn bà sẽ có cách riêng của cô ấy, và người đàn bà này sẽ không có đó để là mẹ của anh ta.
Và điều kì lạ là, người đàn bà sẽ đi tìm người bố của cô ấy. Đàn ông đi tìm người mẹ và đàn bà đi tìm người bố - và cả hai giả vờ là người yêu! Do đó mọi hôn nhân đều thất bại, do đó không chuyện tình nào thành công bởi lẽ đơn giản: vì những ám ảnh này. Có tiêu chí về người đàn bà thực sự tốt phải thế nào hay người đàn ông thực sự tốt phải thế nào.
Nếu đứa trẻ đi cùng nhiều người nó sẽ không có hình ảnh cố định về người đàn bà hay người đàn ông. Nó sẽ không có ảnh hưởng sâu sắc – đó là điều các nhà tâm lí học gọi nó – và không có ảnh hưởng sâu sắc nào nó sẽ chỉ có ý tưởng mơ hồ về người đàn bà. Nó sẽ ít nhiều có ý tưởng về tính đàn bà, không về một người đàn bà, và cô ấy sẽ có ý tưởng về tính đàn ông, không về một đàn ông đặc biệt. Và thế thì cuộc sống có thể có hương vị khác toàn bộ. Thế thì bạn không đi tìm người mẹ, không đi tìm người bố. Thế thì chuyện tình có thể đem tới niềm vui mênh mông; ngay bây giờ chúng chỉ đem tới khổ và ác mộng.
Và nếu chúng ta có thể làm cho trẻ em thành linh động, tuôn chảy, các quốc gia có thể biến mất sớm hay muộn. Gia đình là đơn vị cơ sở của quốc gia, của nhà nước, của nhà thờ, do đó nhà thờ, nhà nước, quốc gia tất cả đều phụ thuộc vào gia đình. Họ không quan tâm về khổ của nhân loại.
Tôi chống lại quốc gia, chống lại nhà thờ, chống lại nhà nước, do đó tôi thiên về tâm xã không thiên về gia đình. Một khi hình mẫu cũ về gia đình biến thành cơ cấu đa chiều hơn, nhân loại có thể có việc sinh thành mới. Con người mới được cần tới và con người mới sẽ mang tới chính thiên đường, điều trong quá khứ chúng ta đã hi vọng vào cuộc sống khác nào đó. Thiên đường có thể là ở đây bây giờ, nhưng chúng ta phải mang tới đứa trẻ mới.
Các sannyasin của tôi ít nhất cũng phải hiểu điều đó rất rõ ràng. Nếu bạn có thể giúp trong việc đem đứa trẻ tới tính duy nhất của nó, bạn sẽ giúp cho nhân loại vô cùng. Bạn sẽ trở thành người báo hiệu cho bình minh mới, cho mặt trời mọc mới.
Câu hỏi cuối cùng
Osho ơi,
Thầy nói gì về nghệ thuật hiện đại?
Amrita,
Tôi không biết nhiều về nghệ thuật hiện đại, và tôi không muốn biết nhiều về nó nữa. Nó chẳng mấy là nghệ thuật. Trong nghệ thuật quá khứ có phẩm chất khác toàn bộ: nó đã là đẹp. Nghệ thuật hiện đại là xấu. Rất hiếm khi tìm ra cái gì đó đẹp trong nghệ thuật hiện đại, và tôi có thể thấy lí do. Tâm trí hiện đại đang sôi lên với tính dục, giận dữ, hận thù, bạo hành bị kìm nén. Hàng thế kỉ kìm nén đã trở nên bị tích luỹ lại; nó đã đi tới cao trào và nó đang bùng nổ. Núi lửa đang bùng phát!
Nghệ thuật hiện đại giống nhiều việc tẩy rửa, giống nhiều với việc nôn ra. Nó không phải là nghệ thuật. Người ta chỉ muốn gạt bỏ mọi loại chất độc đã trở nên được tích luỹ. Cùng điều này là đúng về mọi chiều hướng của nghệ thuật: âm nhạc, thơ ca, hội hoạ, điêu khắc – tất cả chúng đều đã trở nên xấu.
Con người hiện đại đang khổ, đang trong khổ mênh mông và địa ngục và điều đó phơi ra trong nghệ thuật hiện đại. Nghệ thuật hiện đại là việc phản xạ. Nghệ thuật bao giờ cũng phản xạ, nó là tấm gương, vì nghệ sĩ là người nhạy cảm nhất trong xã hội, do đó người đó là người đầu tiên trở nên nhận biết về điều đang xảy ra; những người khác mất thời gian lâu hơn để trở nên nhận biết.
Nhà thơ là nhà tiên tri nhất vì người đó trở nên nhận biết về các thứ sắp xảy ra, người đó trở nên nhận biết trước thời đại chút ít, do đó người đó không bao giờ được hiểu.
Nghệ thuật hiện đạo có tính loạn thần kinh – nó phản ánh nhân loại. Nó chỉ ra rằng cái gì đó đã đi sai, rất sai: con người đang rã rời ra. Và nghệ thuật hiện đại là nghệ thuật đại diện. Theo một cách nào đó nó rất hiện thực; nó không tạo ra thế giới mơ, tưởng tượng. Nhưng nó đã mất cái chạm nghệ thuật.
Amrita, cũng như con người hiện đại cần việc sinh thành mới, nghệ thuật hiện đại cũng cần việc sinh thành mới. Nhưng đó là hiện tượng phụ. Chừng nào con người mới còn chưa tới trên trái đất này, nghệ thuật mới không thể tới được, thơ ca mới không thể được sinh ra.
Nghệ thuật hiện đại đang trở nên ngày càng nực cười hơn. Mới hôm nọ tôi đã đọc câu chuyện này:
Jake Mazeltov đang bước đi dọc Đại lộ Fifth Avenue thì anh ta tình cờ gặp anh bạn cũ mà anh ta đã không gặp trong hai mươi năm. 'Joe Pasternak! Trời đất, cậu đã không thay đổi tí nào! Tớ mình gặp lại cậu! Nói cho tớ, cậu đang làm gì?'
'À,' Joe mỉm cười, 'Tớ là nghệ sĩ. Thực ra, tới đã làm rất tốt. Tớ có tranh treo trong Bảo tàng Hiện đại, ngay đây ở Đại lộ Fifth Avenue.'
'Cậu đừng nói!' Jake kêu lên. 'Được, tuyệt diệu! Chẳng hạn, chúng ta đang không xa gì chỗ đó. Cậu có thể đưa tớ tới và chỉ bức tranh cho tớ được không?'
'Rất vui lòng,' Joe nói, và họ rảo bước tới Bảo tàng Hiện đại.
Ở đó trên tường, Joe chỉ bức tranh của anh ta. Nó là mầu nâu khắp nơi, gần như một mầu thuần nhất, chỉ với một mảnh vá mầu nâu sậm hơn ở góc dưới bên phải. Jake nhìn nó có vẻ thách đố trong vài phút nhưng chẳng hiểu gì về nó. Anh ta quay sang anh bạn Joe và nói, 'Bức tranh này dự định đại diện cho cái gì?'
'Này,' Joe nói, 'nó là nghệ thuật hiện đại. Tên của bức tranh là “Con bò trong đồng".'
'"Con bò trong đồng" à! Trời, Joe, anh ngụ ý gì, bò trong đồng sao? Tôi chẳng thấy cánh đồng nào ở đó. Đồng mầu xanh lục. Mầu lục đâu?'
Joe kiên nhẫn giải thích. 'Được, cậu thấy đấy, trong nghệ thuật hiện đại, nó không hoàn toàn đi theo cách đó đâu. Con bò đã bước vào cánh đồng và nó ăn cỏ, cho nên bây giờ cỏ hết rồi; không còn mầu lục nữa, chỉ có mầu nâu.'
'Được,' Jake nói, 'Vậy con bò đâu?'
'Này, con bò, nó ăn hết cỏ, cho nên, tất nhiên, nó đi tiếp, có vậy thôi.'
'Ồ,' Jake nói, 'bây giờ tới hiểu rồi. Không có bò vì bò đã đi mất. Nhưng có miếng vá lớn mầu nâu ở góc bên phải đây, giờ cái đó là gì?'
'Ồ này,cậu đã hiểu đấy, đây là nghệ thuật hiện đại,' Joe nói. 'Bò ăn hết cả cánh đồng cỏ và nó bước đi, nhưng trên đường cậu nghĩ nó làm gì?'
Đó là điều nghệ thuật hiện đại là gì!

0 Đánh giá

Ads Belove Post